Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời như một tất yếu khách quan trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay số lượng xe cơ giới tham gia giao thông ngày càng tăng nhanh nhưng số xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của số lượng xe tham gia giao thông. Điều này cho thấy đây vẫn còn là một thị trường tiềm năng để cho các doanh nghiệp bảo hiểm khai thác. Mặt khác, trong thời buổi kinh tế thị trường mở cửa các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vào nước ta tăng nên sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt đã đặt các công ty bảo hiểm trong nước cũng như các công ty bảo hiểm nước ngoài phải hoàn thiện sản phẩm của mình, tạo ra sự khác biệt với các doanh nghiệp bảo hiểm khác đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là công tác chăm sóc khách hàng trước và sau khi khi kí hợp đồng. Trong bài viết này em đã giới thiệu về tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo Minh Hà Nội và tình hình hoạt động trong thời gian vừa qua của Bảo Minh và em đã đưa ra một số kiến nghị với hy vọng góp phần giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này.

doc57 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải quyết bồi thường theo đúng các quy định. Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra tòa án tại Việt Nam giải quyết. 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ *Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm và của cả doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là: Doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu của một doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), bao gồm: các bộ phận cấu thành doanh thu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm; thu nhập từ hoạt động đầu tư và các khoản thu khác Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm được tính như sau: LNtrước thuế = DT – CF LNsau thuế = LNtrước thuế - TTN Với: - LN: Lợi nhuận - DT: Doanh thu - CF: Chi phí Trong đó, tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là toàn bộ các khoản chi phục vụ cho toàn quá trình hoạt động kinh doanh trong vòng một năm. Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng được tính riêng cho từng loại nghiệp vụ. Nhưng khi tính toán cần chú ý: những khoản chi nào có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ phải được tính trực tiếp cho nghiệp vụ đó (như phí bảo hiểm , chi bồi thường… ); những khoản thu, chi gián tiếp (chi quản lý doanh nghiệp, thu nhập đầu tư… ) phải được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nói chung. * Hiệu quả kinh doanh - Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và phản ánh trình độ chi phí công việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. - Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chỉ có thể được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả và chi phí. Nếu lấy mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so với một chỉ tiêu phản ánhchi phí ta được một chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Do bảo hiểm không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính xã hội nên khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp bảo hiểm ta phải trên góc độ cả về kinh tế và về dịch vụ phục vụ. - Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm được thể hiện qua hai nhóm chỉ tiêu. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế và nhóm chỉ tiêu phản ánh hiêụ quả xã hội. + Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Ðứng trên góc độ kinh tế: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí. H= (1) H= (2) Trong đó: H, H Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm tính theo doanh thu và lợi nhuận. D : Doanh thu trong kỳ L : Lợi nhuận thu được trong kỳ. C : Tổng chi phí chi ra trong kỳ. Chỉ tiêu (1) nói lên: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu (2) phản ánh: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm . + Chỉ tiêu hiệu quả xã hội Ðứng trên góc độ xã hội, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện qua hai chỉ tiêu sau: H= (3) H= (4) Trong đó: H : Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp bảo hiểm C : Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong kỳ. Kbt Số khách hàng được bồi thường trong kỳ. Ktg Số khách hàng được tham gia bảo hiểm trong kỳ. Chỉ tiêu (3) phản ánh: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu khách hàng ham gia bảo hiểm . Chỉ tiêu (4) nói lên : cùng với một đồng chi phí đó đã góp phần giải quyết khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ nghiên cứu. Nếu xem xét ở từng mặt, từng khâu và từng nghiệp vụ bảo hiểm có thể tính được các chỉ tiêu hiệu quả khác để phục vụ cho quá trình đánh giá và phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tất cả các chỉ tiêu hiệu quả đều phải đảm bảo nguyên tắc khi xây dựng là: mỗi chỉ tiêu phải phản ánh được trình độ sử dụng loại chi phí nào đó trong việc tạo những kết quả nhất định. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm tốt phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của từng loại hình nghiệp vụ bảo hiểm. Do vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng nghiệp vụ sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên, đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội, giúp doanh nghiệp bảo hiểm tồn tại và phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Phần II Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo Minh Hà Nội. I. Giới thiệu về công ty Bảo Minh Hà Nội. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngày 28 tháng 11 năm 1994 Bộ Tài Chính ban hành Quyết định số 1164/TC/QÐ/TCCB thành lập công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bảo Minh). Sau khi chính thức đi vào hoạt động, để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, công ty đã thành lập ngay Bảo Minh tại Hà Nội vào ngày 6/6/1995. Trong suốt thời gian dài, từ khi thống nhất đất nước đến năm 1993, cả nước chỉ có duy nhất một công ty bảo hiểm, Ðó là doanh nghiệp Nhà nước - Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ thực sự khởi động khi Chính phủ ban hành nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm. Theo đó Chính phủ khuyến khích thành lập thêm một số công ty bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Bảo Minh ra đời vào thời điểm Nhà nước chủ trương mở cửa thị trường nhằm xoá bỏ độc quyền, tạo cạnh tranh giữa các công ty, nâng cao chất lượng phục vụ ngành bảo hiểm Việt Nam. Thành lập trong bối cảnh đó, ban đầu là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Bộ tài chính hoạt động theo mô hình 2 cấp: cấp công ty và chi nhánh. Cùng với quá trình hội nhập khu vực hoá, toàn cầu hoá, đáp ứng yêu cầu của tiến trình này, Bảo Minh là doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước đầu tiên tiến hành cổ phần hoá thành công. Ngày 31/08/2004, đại hội đồng cổ đông thành lập họp tại Hà Nội - Tổng công ty cổ phần Bảo Minh ra đời. Là một chi nhánh lớn của Bảo Minh, sự phát triển của Công ty Bảo Minh Hà Nội gắn liền với sự hình thành và phát triển của Tổng công ty Bảo Minh. Sự phát triển của Bảo Minh có thể chia làm 3 giai đoạn với từng mục tiêu chiến lược riêng như sau: Giai đoạn 1995 - 2000 với mục tiêu chiến lược là tập trung phát triển mở rộng phạm vi hoạt động, nhằm tạo một thế đứng vững trong thị trường. Giai đoạn 2001 - 2003 với mục tiêu là vừa tập trung phát triển thị trường vừa chú ý đến hiệu quả kinh doanh. Giai đoạn 2004 - 2010 với mục tiêu là chuyển đổi và phát triển Bảo Minh thành Tổng công ty cổ phần kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam trên nguyên tắc: - Tăng trưởng, hiệu quả và đổi mới. a/ Giai đoạn 1995 - 2000 Đầu năm 1995 Bảo Minh Hà Nội chính thức đi vào hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, với số vốn ban đầu là 40 tỷ đồng và chỉ có 84 cán bộ công nhân viên nhưng đã đạt doanh thu 78 tỷ. Là một doanh nghiệp mới, trong khi Bảo Việt đã có rất nhiều kinh nghiệm, với mạng lưới đại lý rộng khắp, đòi hỏi Bảo Minh phải tập trung khai thác để nhanh chóng tăng thị phần tạo thế đứng trên thị trường. Bảo Minh đã thành công với mục tiêu tăng thị phần đó và trở thành công ty bảo hiểm lớn thứ 2 ở Việt Nam. Tuy lãi sau thuế chưa cao nhưng dự trữ dao động lớn đạt 162 tỷ, đủ lực để tạo thế đứng vững vàng. Biểu hiện qua doanh thu tăng từ 158,1 tỷ đồng năm 1995 lên 451,2 tỷ đồng năm 2000 ( bình quân tăng 37,1%/năm); thị phần tăng từ 15,54% năm 1995 lên 24,6% năm 2000; hệ thống tổ chức : từ 1 văn phòng chính tăng thêm 23 chi nhánh, 12 văn phòng đại diện. Tổng cộng là 35 đơn vị ( bình quân thành lập thêm gần 6 đơn vị/năm ); quỹ dự phòng dao động lớn tích luỹ đến năm 2000 là 162,2 tỷ đồng (bình quân đạt 27 tỷ/năm ); lãi sau thuế tăng từ 4,1 tỷ năm 1995 lên 7,5 tỷ năm 2000. Hệ thống tổ chức tăng nhanh nên đã thu hút được một số cán bộ giỏi từ các nơi về đầu quân Bảo Minh. Có được kết quả như trong giai đoạn này, biện pháp tăng doanh thu được thực hiện theo 2 hướng. Một là: năng động, tận tâm với khách hàng, phối hợp tốt và tranh thủ sự hỗ trợ của Công ty Tái bảo hiểm quốc gia (Vinare), các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm trong và ngoài nước. Hai là: nhanh chóng thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện ở các tỉnh thành quan trọng trong toàn quốc. Mục đích là vừa tăng doanh thu, vừa tạo mạng lươí phục vụ khách hàng, phân tán sự cạnh tranh của đối thủ. Trong giai đoạn này, Bảo Minh đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng III ( tháng 11/1999 ), ghi nhận thành quả từ sự nỗ lực hết mình của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, nhân viên Bảo Minh b/ Giai đoạn 2001 - 2003 Với việc xác định mục tiêu cụ thể của giai đoạn này là vừa tập trung phát triển thị trường vừa chú ý đến hiệu quả kinh doanh, Bảo Minh đã đưa ra một loạt các biện pháp bao gồm: về công tác cải tiến tổ chức Văn phòng chính, công ty đã thành lập phòng quản lý chất lượng _ kiểm tra để áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000. Công ty đã chuyển đổi thành công từ hệ thống ISO9000:1994 sang hệ thống ISO 9000:2000. Cùng với sự tư vấn của các công ty SAP và PWC, Bảo Minh xây dựng phần mềm quản lý FAST. Ban lãnh đạo Bảo Minh coi công nghệ thông tin là một trong các công cụ quyết định chất lượng dịch vụ bảo hiểm và nâng cao năng suất lao động. Nhiều biện pháp khác cũng được Bảo Minh thực hiện mang lại những kết quả khả quan như: thực hiện công tác luân chuyển, điều động cán bộ để thử thách, đào tạo cán bộ; thực hiện kiểm toán bắt buộc (năm 2001); chuyển dần khoán lương vừa căn cứ theo doanh thu vừa dựa theo hiệu quả, sang căn cứ hoàn toàn theo hiệu quả (năm 2003); tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo để xây dựng thương hiệu, chủ yếu thông qua các chương trình, công tác xã hội; tăng cường trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh cho các chi nhánh... c/ Giai đoạn 2004 - 2010 Năm 2004 là năm thành công toàn diện của Bảo Minh: Chuyển đổi từ một doanh nghiệp nhà nước thành Tổng Công ty cổ phần và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/10/2004 đánh dấu một bước chuyển mình trong toàn ngành bảo hiểm Việt Nam; Bảo Minh đã thành công trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt gần 1.100 tỷ đồng phản ánh chất lượng quản lý kinh doanh và quản lý rủi ro của công ty không ngừng được cải tiến, nâng cao. Năm 2004 cũng là năm kỷ niệm 10 năm xây dựng và phát triển của Bảo Minh. Ghi nhận những đóng góp này của Bảo Minh đối với ngành bảo hiểm Việt Nam, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng thưởng Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh huân chương lao động hạng hai (tháng 10/2004). Thực hiện định hướng chiến lược phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam, năm 2004 Bảo Minh đã tiến hành cổ phần hóa thành công, chuyển từ một doanh nghiệp nhà nước thành Tổng Công ty cổ phần có sự góp vốn của nhà nước (chiếm tỷ trọng chi phối 63%); của các Tổng Công ty lớn và các nhà đầu tư trong và ngoài nước khác. Bảo Minh là Tổng Công ty cổ phần đầu tiên của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với việc tiến hành cổ phần hóa, Bảo Minh đã xây dựng được chiến lược kinh doanh từ 2004 đến 2010 xác định rõ tầm nhìn chiến lược và các mục tiêu chiến lược. Bảo Minh đã tiến hành thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập tổng công ty; đã hình thành được các bộ máy lãnh đạocủa tổng công ty gồm có: Hội đồng quản trị, Ban hiểm soát và Ban điều hành. Với việc thành lập tổng công ty, các chi nhánh của Bảo Minh đều được nâng cấp thành các công ty thành viên hạch toán phụ thuộc. Tổng công ty đã tiến hành chuẩn hóa Logo của Bảo Minh theo hướng thống nhất và ấn tượng; ban hành bộ Logo chuẩn và hướng dẫn sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống nhằm một bước đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu trên thị trường. Tổng công ty đã cơ cấu lại bộ máy các phòng ban của Trụ sở chính theo hướng chức năng nhiệm vụ rõ ràng; gắn chặt việc quản lý kinh doanh với kinh doanh trực tiếp và việc quản lý nghiệp vụ được cấu trúc theo hướng chuyên môn hóa của từng nhóm nghiệp vụ bảo hiểm. Với nguyên tắc phát triển kinh doanh “Hiệu quả, tăng trưởng và đổi mới”, năm 2005 Bảo Minh tiếp tục thực hiện phương châm “Bảo Minh - tận tình phục vụ” nhằm mục tiêu phát triển bền vững, coi đó không chỉ là khẩu hiệu mà còn là trách nhiệm, lương tâm của người làm công tác bảo hiểm. Bảo Minh luôn trong tư thế sẵn sàng cho hội nhập khu vực và thế giới. 1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (gọi tắt là Bảo Minh) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2004 với số vốn điều lệ là 1.100 tỷ đồng trong đó nhà nước nắm giữ 63%. Các cổ đông tham gia góp vốn của Bảo Minh tương đối đa dạng và hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Ngày 31/08/2004 đại hộ đồng cổ đông thành lập - Tổng công ty cổ phần Bảo Minh ra đời và thông qua điều lệ tổ chức hoạt động, bầu hội đồng quản trị và các ban ngành. Tại trụ sở chính của Tổng công ty, tiến sĩ Trần Vĩnh Ðức - chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc và có quyết định bổ nhiệm các phó tổng giám đốc. Chi nhánh Bảo Minh tại Hà Nội sau khi cổ phần hoá đã đổi tên thành công ty Bảo Minh Hà Nội. Trong các năm gần đây, số lượng các cán bộ, nhân viên của công ty khoảng hơn 50 người với cơ cấu tổ chức bao gồm: Giám đốc: Cung Trọng Toàn, các phó giám đốc, và các phòng ban chức năng. Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh theo hướng chỉ đạo của Tổng công ty: Quản lý tập trung, hành động thống nhất và dịch vụ theo địa bàn  . 1.3. Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội. Hà Nội là một thành phố lớn, là trung tâm kinh tế lớn của cả nước do đó cũng tập trung nhiều doanh nhiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực do đó Bảo Minh cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm khác hoạt động trên thị trường Hà Nội đều chịu các tác động gay gắt của thị trường, cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Từ ngày đầu thành lập, công ty Bảo Minh thành phố Hồ Chí Minh đến nay chuyển đổi thành tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Bảo Minh Hà Nội luôn đóng góp một phần rất lớn vào sự thành công của tổng công ty với đội ngũ cán bộ lãnh đạo và tập thể nhân viên công ty trẻ, có năng lực làm việc giúp Bảo Minh Hà Nội đứng vững trên thị trường và là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới chi nhánh của tổng công ty, luôn đứng thứ 2 hoặc thứ 3 về doanh thu. Hiện nay, Bảo Minh Hà Nội đã triển khai hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm: bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm thiệt hại, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm trách nhiệm chung, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp của kiến trúc sư, bảo hiểm du lịch quốc tế.... Năm 2004 được đánh giá là giai đoạn khá quan trọng trong việc triển khai chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội trong giai đoạn này đầy khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trên thị trường về chi phí khai thác, về giảm phí, công tác giám định và bồi thường chưa hoàn thiện. Hơn nữa, trong 6 tháng đầu năm 2004, Bảo Minh chuẩn bị chuyển sang cổ phần cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh của công ty. Tổng doanh thu toàn công ty năm 2004 đạt 318.286.937.000 đồng, chỉ đạt 96% kế hoạch và bằng 100,7% năm 2003. Nhiều đơn vị không đạt kế hoạch đã đặt ra, không những không có sự tăng trưởng so với năm 2003 thậm chí còn thấp hơn như phòng khai thác số năm chỉ bằng 84% năm 2003, phòng khai thác số 7 đạt 81% năm 2003. Một số phòng có tăng trưởng cao như phòng khai thác số 6 tăng 140% và đạt 94% kế hoạch ... Biểu đồ sau đây sẽ thể hiện rõ tình hình thực hiện kế hoạch và tốc độ tăng trưởng doanh thu của Bảo Minh Hà Nội năm 2004. Bảng 2. Doanh thu của Bảo Minh Hà Nội Nghiệp vụ Kế hoạch 2005 (tỷ đồng) Thực hiện 2005 ( tỷ đồng) Thực hiện /kế hoạch (%) Thực hiện 2004 (tỷ đồng) 2005 so với 2004 (%) 1.BH hàng không 209 257.359 123,2 239.176 107,6 2.BH tàu biển 9,154 7,852 116,6 3.BH hàng hoá 11,524 11,673 98,7 4.BH ÐTKK 43,5 25,762 1,704 151 5. BH xe cơ giới 24,972 28.352 88 6.BH con người 8,956 4,934 182 7.BH học sinh 1,488 0,172 68 8. BH du lịch (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Bảo Minh) II, Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo Minh Hà Nội. Từ những phân tích và nhận định ở trên đã chứng tỏ rằng nhiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời là rất cần thiết khách quan và phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo tính công bằng, ổn định cuộc sống cho người dân. Trước tình hình giao thông phức tạp mức độ các vụ tai nạn xảy ra ngày càng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng và cuộc sống hàng ngày của người dân, để đảm bảo cuộc sống cho những người bị nạn trong các vụ tai nạn Bảo hiểm Việt Nam đã tiến hành bảo hiểm bắt buộc đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, cụ thể bằng nghị định 30/HÐBT ban hành ngày ngày 10/3/1998 quy định các chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm. Ngay từ khi mới được thành lập Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh - Bảo Minh Hà Nội đã triển khai ngay nghiệp vụ này và trên thực tế đã thu được những thành công nhất định. Việc triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh – Bảo Minh Hà Nội được triển khai thông qua một số khâu sau: khâu khai thác, khâu đề phòng và hạn chế tổn thất, khâu giám định và bồi thường... 2.1. Khâu khai thác. Ðối tượng tham gia của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là các chủ xe (lái xe). Vì vậy, số lượng xe tham gia giao thông ít nhiều phụ thuộc vào tình hình khai thác nghiệp vụ này. Bảng 3: Số lượng xe tham gia giao thông. Năm Tổng số Ôtô Xe máy 2001 6.965.562 486.606 6.478.954 2002 8.916.134 557.092 8.359.042 2003 10.870.401 607.401 10.273.000 2004 12.054.000 675.000 11.379.000 2005 13.249.211 756.378 12.492.833 (nguồn: tạp chí giao thông vận tải) Như vậy, tốc độ tăng của các phương tiện giao thông là tương đối nhanh do cơ chế thị trường mở cửa đã thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, điều này thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa phải diễn ra với tốc độ nhanh hơn, đồng thời do công nghệ phát triển một số loại xe mới ra đời với giá cả phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Đây chính là thị trường to lớn để cho các doanh nghiệp bảo hiểm khai thác. Những năm gần đây, Nhà nước cùng các cấp, các ngành đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm giảm bớt tai nạn và ùn tắc giao thông đương bộ, đặc biệt trong nghị định 15/NÐ-CP của Chính phủ có quy định xử phạt hành chính đối với người tham gia giao thông không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới, cùng với quyết định 23/BTC ngày 23/02/2003 của Bộ Tài Chính ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới dẫn tới sự bùng nổ nhu cầu bảo hiểm của mỗi người dân, nhất là bảo hiểm xe mô tô. Dẫn đến doanh thu bảo hiểm xe cơ giới trong năm 2003 của toàn thị trường đạt 1032 tỷ đồng, tăng 65,6% so với năm 2002. Ðối với Bảo Minh Hà Nội , bảo hiểm xe cơ giới được coi là nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, chiếm tỷ trọng cao (28,01%), và ổn định trong cơ cấu nghiệp vụ của công ty. Công ty Bảo Minh Hà Nội tiến hành mở rộng và phát triển kinh doanh trên khắp địa bàn. Hiện tại Bảo Minh Hà Nội có 7 văn phòng khai thác trên khắp địa bàn Hà Nội và tất cả những văn phòng này đều hoạt động rất tốt, và Bảo Minh Hà Nội đã lập thêm 3 phòng khai thác mới là phòng KT 1 (Sóc Sơn), KT 2 (Hoàn Kiếm), KT 10 (Tây Hồ). Bảng 4. Tình hình khai thác trong năm 2001 – 2005 Ðơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Số xe tham gia bảo hiểm - Xe máy - ôtô Xe 17.088 7.550 22.006 8.350 28.132 8.520 32.450 8.725 48.120 9.334 Doanh thu phí nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe đối với người thứ 3 - Xe máy - ôtô 1000đ 722.822 3.465.334 970.465 3.894.243 1.392.534 3.999.883 1.625.745 5.402.395 2.507.052 4.955.794 Tốc độ tăng số xe tham gia bảo hiểm - Xe máy - ôtô % 28,78 10,60 27,84 2,07 15,35 35,00 48,39 6,98 Tốc độ tăng doanh thu - Xe máy - ôtô % 34,26 12,38 43,49 2,71 16,75 35,06 54,21 -8,30 Doanh thu bình quân mỗi xe - Xe máy - ôtô đ 42.300 458.985 44.100 466.376 49.000 469.470 50.100 619.186 52.100 530.940 ( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội.) Bảng 4 đã cho thấy số lượng xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc tại công ty Bảo Minh Hà Nội tăng lên tương đối nhanh điều này là do những nguyên nhân sau đây: - Công ty Bảo Minh Hà Nội đã mở rộng mạng lưới công tác viên văn phòng khai thác đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. - Phối hợp cùng cảnh sát giao thông ở các chốt kiểm tra, kiểm soát các xe lưu hành trên đường nếu không có bảo hiểm thì bị xử phạt nghiêm khắc. - Tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa mục đích, sự cần thiết của chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để chủ xe hiểu được nghĩa vụ, quyền lợi của mình khi tham gia. - Việc tham gia bảo hiểm đã dần trở thành nếp sống của người dân khi trình độ nhận thức trong dân trí đã phát triển và đời sống thu nhập của dân cư được cải thiện. - Một phần rất quan trọng là việc giải quyết bồi thường, các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất của Bảo Minh Hà Nội đã tạo được uy tín, thương hiệu trong lòng khách hàng. - Trong quá trình khai thác, công ty đã có sự đào tạo chuyên sâu cho nhân viên khai thác, công ty đã áp dụng phương pháp thu phí: thống kê danh sách khách hàng, tính sẵn biểu phí và gửi thẳng cho khách hàng; chủ xe kê khai, tự tính được phí; có cán bộ bảo hiểm đến tận nơi thu phí. Biện pháp này đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, tránh mọi thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho người tham gia. Trong thời gian tới, đây vẫn là một nghiệp vụ đầy tiềm năng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, đòi hỏi Bảo Minh Hà Nội phải luôn nỗ lực, nâng cao hiệu quả khai thác. 2.2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Công tác đề phòng và hạn chế tổ thất là một công tác quan trọng đối với các công ty bảo hiểm, đây là nguyên nhân làm cho các vụ tai nạn xảy ra giảm và mức độ tổn thất xảy ra cũng giảm bớt hơn, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Thấy rõ tầm quan trọng của công tác này, hàng năm công ty có kế hoạch trích 2% doanh thu phí bảo hiểm để chi đề phòng và hạn chế tổn thất.Trong các năm qua, công ty đã áp dụng các biện pháp như: - Bảo Minh Hà Nội trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng biển báo, làm đường tránh nạn ở một số đoạn đường nguy hiểm hay xảy ra tai nạn. - Tiến hành các khoản chi kinh phí hỗ trợ, cụ thể: cấp kinh phí cho các hội nghị an toàn, thi tay lái giỏi, tuần lễ an toàn giao thông hằng năm. - Phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về luật giao thông dưới nhiều hình thức khác nhau như: đài, vô tuyến, sách báo, pano, áp phic... nhằm nâng cao ý thức cho người dân về chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ. - Thực hiện các khoản chi hội nghị khách hàng để thông qua hội nghị khách hàng, công ty tìm hiểu, phân tích, đánh giá các mối hiểm hoạ để từ đó áp dụng các biện pháp thích hợp nhất mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. 2.3. Công tác giám định bồi thường Công tác giám định bồi thường là một công tác vô cùng quan trọng trong việc xác định đúng, chính xác những tổn thất xảy ra và chi trả tiền bồi thường được nhanh chóng. Công tác giám định nhằm giúp việc bồi thường được chính xác cả về mặt pháp lý lẫn mặt kinh tế, do vậy đòi hỏi người giám định phải giỏi về nghiệp vụ cũng như có tinh thần trách nhiệm cao. Trong công tác giám định, khâu giám định giải quyết tai nạn giao thông ở ngay hiện trường là khâu quan trọng nhất. Khi tai nạn xảy ra, các giám định viên của công ty phải kịp thời tới ngay hiện trường để thu thập các chứng cứ có liên quan đến vụ tai nạn và phối hợp với cảnh sát giao thông xác định chính xác nguyên nhân xảy ra tai nạn, xác định lỗi của các bên có liên quan và thiệt hại thực tế phát sinh do tai nạn. Trường hợp cần thiết cơ quan bảo hiểm cùng chủ xe có thể ứng trước một số tiền để cấp cứu người bị thương, chôn cất người chết (nếu có), hạn chế tổn thất gia tăng. Với những vụ tổn thất được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải dân sự giữa các bên thì cảnh sát giao thông hoặc cảnh sát điều tra nơi thụ lý tai nạn thông báo cho cơ quan bảo hiểm thống nhất về cách thức, phương pháp thực hiện để buổi hoà giải đạt kết quả tốt đồng thời cảnh sát giao thông cung cấp bản sao hồ sơ tai nạn cho cơ quan bồi thường bao gồm: -Biên bản khám nghiệm hiện trường tai nạn. -Biên bản khám nghiệm xe có liên quan trong vụ tai nạn. -Biên bản kết luận điều tra (nếu có). -Biên bản giải quyết tai nạn giao thông. -Các chứng từ khác liên quan đến tai nạn. Sau khi tiếp nhận thông tin báo cáo về tai nạn xảy ra và được xác định xe có tham gia bảo hiểm tại công ty mình, giám định viên phải: - Xin ý kiến lãnh đạo đơn vị hoặc phòng để chỉ thị cho xe hay phối hợp với cơ quan liên quan để ngăn ngừa, đề phòng hạn chế tổn thất. -Yêu cầu chủ xe, lái xe và các cơ quan chức năng đưa nạn nhân đi cấp cứu. - Tiến hành ghi nhận tình huống tai nạn, giám định sơ bộ tổn thất, mức độ thiệt hại về người và tài sản, chụp ảnh hiện trường và các tổn thất, ghi lại những thông tin cần thiết. - Phối hợp với các bên liên quan trong công tác bảo vệ hiện trường, xác định tai nạn (tìm nhân chứng, tung tích nạn nhân, người có lỗi,& ). - Cần kiểm tra xe bị tai nạn có đảm bảo là xe tham gia bảo hiểm không. - Có trách nhiệm liên hệ ngay với cảnh sát giao thông hoặc cơ quan công an giải quyết vụ việc để tìm hiểu về tình hình tai nạn, mức độ lỗi dự kiến cũng như thông báo hướng dẫn cho khách hàng trong việc giải quyết tai nạn, thu thập hồ sơ chứng từ để đủ cơ sở pháp lý đòi bồi thường. - Trong trường hợp cơ quan công an thụ lý tai nạn có yêu cầu thương lượng ngay, giám định viên phải báo cáo trung thực với lãnh đạo các cấp (theo phân cấp) để chỉ đạo trong việc thương lượng về mức độ lỗi hoặc mức độ bồi thường. Chính điều này đã giúp công ty nâng cao uy tín và đứng vững trên thị trường bảo hiểm. Trong các năm qua, công ty đã tiếp tục củng cố và chấn chỉnh quy trình giải quyết bồi thường, không ngừng nâng cao chất lượng công tác bồi thường, đặc biệt là năm 2005 đã sắp xếp lại theo mô hình cơ cấu tổ chức mới: mỗi phòng khai thác đều có cán bộ giám định và giải quyết bồi thường riêng cho khách hàng của phòng mình. Ðiều này sẽ khiến cho phòng có điều kiện chăm sóc khách hàng của phòng mình tốt hơn, giải quyết bồi thường nhanh, kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, trong các năm qua, công tác này còn một số tồn tại. Ðó là chất lượng giám định chưa cao, đặc biệt là tính pháp lý của hồ sơ còn chưa được chặt chẽ, chưa kịp thời thu thập thông tin và các yếu tố liên quan đến vụ tai nạn; xuất hiện nhiều hồ sơ tai nạn bị ứ đọng chưa giải quyết; đòi hỏi công ty phải tích cực đấu tranh phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực đó. Tình hình bồi thường trong các năm gần đây về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo Minh Hà Nội như sau: * Đối với ô tô Năm Số vụ tổn thất (vụ) Tỷ lệ giải quyết bồi thường (%) Tỷ lệ tồn đọng (%) Số tiền bồi thường (1000đ) Số tiền bồi thường bình quân 1000/vụ Doanh thu (1000đ) Tỷ lệ bồi thường (%) Tồn năm trước Phát sinh Giải quyết 2001 300 224 1.006.886 4495 3.894.234 25,86 2002 76 341 367 88 12 1.722.807 4694,3 3.999.883 43,07 2003 50 288 325 96,2 3,8 1.654.726 5091,465 5.402.395 30,63 2004 13 387 374 93,5 6,5 2.054.598 5493,578 4.985.794 41,46 * Đối với xe máy Năm Số vụ tổn thất (vụ) Tỷ lệ giải quyết bồi thường (%) Tỷ lệ tồn đọng (%) Số tiền bồi thường (1000đ) Số tiền bồi thường bình quân 1000/vụ Doanh thu (1000đ) Tỷ lệ bồi thường (%) Tồn năm trước Phát sinh Giải quyết 2001 1324 1213 54,14 525.374 433,120 970.465 54,14 2002 111 1484 1500 56,93 5,96 792.825 528,550 1.392.534 56,93 2003 95 1760 1773 57,40 34,58 933.121 526,295 1.625.745 57,40 2004 82 2300 2004 40,43 15,87 1.013.633 505,805 2.507.052 40,43 ( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội.) Tình hình tai nạn giao thông xảy ra những năm gần đây tăng tương đối nhanh đặc biệt là đối với xe môtô trong năm 2001, tổng số vụ tai nạn là 1624 vụ. Trong đó tai nạn ôtô là 300 vụ, xe máy là 1324 vụ. Năm 2002 tổng số vụ là 1825 vụ, tăng 12,38%: tai nạn xe máy là 1484 vụ, tăng 12,08%. Năm 2004 tổng số vụ tai nạn là 2687 vụ trong đó 2300 vụ tai nạn xe máy. Ðối với xe máy, năm 2001 có số vụ tai nạn phát sinh ít nhất với số tiền bồi thường 525.374.000 đồng, năm 2002 công ty bồi thường là 792.825.800 và tăng lên là 1.013.633 vào năm 2004. Số tiền bồi thường của công ty tăng lên do số vụ tai nạn phát sinh tăng qua các năm và tổn thất bình quân cho mỗi vụ mỗi năm một cao hơn. Ðối với ôtô, cũng gặp phải tình trạng tương tự, năm 2001 số tiền bồi thường cho tai nạn ôtô của Bảo Minh là 1.006.886.000 đồng, năm 2002 là 1.722.807.000 đồng đến năm 2003, con số này có giảm nhưng không đáng để, và lại tăng đến 2.054.598.000 đồng vào năm 2004. Sự biến động của số tiền bồi thường kết hợp với sự biến động của doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ gốc làm cho tỷ lệ bồi thường cũng bị biến động. Cụ thể tỷ lệ này tương ứng từ năm 2001 đến năm 2004 như sau: - ôtô : 25,86%; 43,07%; 30,63%; 41,46%. - Xe máy : 54,14%; 56,93%; 57,40%;40,43%. Tuy nhiên, nhìn vào bảng cũng thấy một dấu hiệu đáng mừng là công tác giải quyết bồi thường ngày càng đáp ứng được yêu cầu thực tế. Số hồ sơ tồn đọng giảm đi một cách đáng kể (từ tồn đọng 76 hồ sơ ôtô và 111 hồ sơ xe máy năm 2002 thì đến năm 2004 giảm xuống còn 13 hồ sơ ôtô và 82 hồ sơ xe máy). Số hồ sơ tai nạn giải quyết dứt điểm trong năm tăng - thể hiện sự hoạt động tích cực công tác bồi thường của Bảo Minh. Tóm lại, mặc dù công tác bồi thường của Bảo Minh đã tốt hơn trước rất nhiều nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Bảo Minh cần có những biện pháp để cải thiện tình hình này như: Khi khai thác không nên chạy theo doanh thu, cần bỏ bớt những bước rườm rà trong công tác giám định bồi thường. 2.4. Ðánh giá hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. 2.4.1. Kết quả kinh doanh. Trong hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh là doanh thu và lợi nhuận. Dựa vào hai chỉ tiêu này có thể đánh giá được tốc độ tăng trưởng kinh doanh của từng nghiệp vụ kinh doanh nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng. Tổng doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 gồm: - Thu phí bảo hiểm gốc. - Thu phí nhận tái bảo hiểm . - Thu nhượng tái bảo hiểm. - Thu hoạt động tài chính. - Thu hoạt động khác như: Thu giám định, đại lý… Trong các khoản thu này thì thu phí nhận tái bảo hiểm và thu nhượng tái bảo hiểm chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, vì ở nghiệp vụ này Bảo Minh nhận tái và nhượng tái rất ít. Tổng chi bao gồm: - Chi bồi thường - Chi quản lý - Chi hoa hồng - Chi đề phòng và hạn chế tổn thất - Chi thuế - Chi khác Trong 5 năm qua, tình hình thu chi và lợi nhuận của Công ty Bảo Minh Hà Nội từ nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 thể hiện qua bảng sau: Bảng 6. Kết quả kinh doanh trong năm 2001 - 2005 chi tiêu Năm doanh thu (1000đ) tốc độ tăng liên hoàn doanh thu (%) chi phí (1000đ) lợi nhuận (1000đ) tốcđộ tăng liên hoàn lợi nhuận (%) 2001 4.688.156 - 3.658.852 1.029.304 - 2002 4.864.708 3,77 3.783.942 1.080.795 5 2003 5.592.217 14,95 4.178.253 1.414.164 30,84 2004 7.228.140 29,25 5.972.368 1.255.772 - 11,2 2005 7.662.846 6,01 5.118.418 2.544.428 102,61 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội) Qua bảng số liệu(bảng 6) có thể thấy rằng nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 có tốc tăng doanh thu tương đối nhanh thể hiện năm 2002 doanh thu đạt 4.864.708.000 tăng 3,77% so với năm 2001; năm 2003 đạt 5.592.217.000 tăng 14,95%; năm 2004 đạt 7.228.140.000 tăng 29,25%; năm 2005 đạt 7.662.846.000 tăng 6,02%. Bên cạnh đó những năm gần đây do công tác đề phòng hạn chế tổn thất tốt do đó nên lợi nhuận những năm gần đây tăng cao thể hiện năm 2005 lợi nhuận đạt 2.544.428.000 tăng 102,61% so với năm 2004. 2.4.2 Hiệu quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) chỉ nói lên phần nào đó của hoạt động kinh doanh, nó không đề cập đến một yếu tố không thể thiếu được trong kinh doanh, đó là : chi phí. Một khi tốc độ chi phí tăng nhanh thì xét trong dài hạn lợi nhuận trong kết quả kinh doanh sẽ không còn ý nghĩa và hoạt động kinh doanh đó sẽ không có hiệu quả. Bởi vậy, hiệu quả kinh doanh là căn cứ để đánh giá sự vững mạnh và sự phát triển của mỗi công ty, và nó cũng là thước đo để đáng giá hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Bảng 7. Hiệu quả kinh doanh trong năm 2001 - 2005 Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1. Doanh thu (1000đ) 4.688.156 4.864.708 5.592.417 7.228.140 7.662.846 2. Tổng chi (1000đ) 3.658.852 3.783.914 4.178.253 5.972.368 5.118.411 3. Lợi nhuận (1000đ) 1.029.304 1.080.794 1.414.164 1.255.772 2.544.428 4. Hd = D/C (lần) 1,28 1,29 1,34 1,21 1,5 5. Hl = L/C (lần) 0,28 0,29 0,34 0,21 0,5 6. H = L/D (Lần) 0,22 0,22 0,25 0,7 0,33 ( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội.) Trong những năm gần đây, mặc dù kinh tế đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh nhau rất gay gắt nhưng Bảo Minh vẫn đạt những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, vì trong những năm gần đây Bảo Minh đã mở rộng được thị trường và nâng cao được uy tín của mình trên thị trường đặc biệt với sự hoạt động tích cực và hiệu quả của các phòng khai thác và đại lý… đã giúp cho Bảo Minh triển khai nghiệp vụ này rất hiệu quả. Phần III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo Minh Hà Nội I. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai 1.1. Thuận lợi Sau hơn 10 năm hoạt động và phấn đấu các nghiệp vụ bảo hiểm mà Bảo Minh Hà Nội triển khai đều đã tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Cũng giống như các nghiệp vụ bảo hiểm khác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của các biến động về kinh tế - chính trị - xã hội. Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời và ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các công ty bảo hiểm hoạt động, ngày 25 – 02 – 2003 bộ trưởng bộ tài chính ra Quyết định số 23/2003/QĐ – BTC đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của các công ty bảo hiểm nói chung và Bảo Minh Hà Nội nói riêng hoạt động. Mặt khác, đối tượng tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là chủ các phương tiện tham gia giao thông trong khi đó sự phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng bình quân 7%/năm kéo theo tốc độ tăng của số lượng các phương tiện tham gia giao thông là điều kiện rất thuận tiện để cho các công ty bảo hiểm mở rộng thêm thị trường cho nghiệp vụ này. - Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng của Nhà nước đẩy mạnh các biện pháp nhằm giảm số lượng các vụ tai nạn, cụ thể là phối hợp với công an giao thông tăng cường kiểm tra tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới bắt buộc. Ðiều này đã làm cho thị trường bảo hiểm sôi động hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển các loại hình bảo hiểm này. - Mặt khác, Bảo Minh còn là một công ty bảo hiểm lớn được thành lập dựa trên cơ sở chi nhánh lớn nhất của Bảo Việt trước đây. Ngày nay Bảo Minh đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Ngoài những chỉ tiêu tăng trưởng về doanh thu, thị phần, lãi và nộp ngân sách, Bảo Minh rất chú ý xây dựng, phát triển mô hình tổ chức nhằm đáp ứng tốt nhu cầu quản lý theo đà phát triển. Quan hệ tốt với khách hàng cũng như công tác khiếu nại bồi thường nhanh chóng, kịp thời đã tạo nên cảm tình và uy tín khá lớn cho Bảo Minh. Hiện nay công ty Bảo Minh Hà Nội có 7 văn phòng đại diện và trong thời gian tới sẽ mở thêm 3 văn phòng khai thác mới ở các khu vực có tiềm năng lớn như: Phòng khai thác 1 (Sóc Sơn), phòng khai thác 2 (Hoàn Kiếm), phòng khai thác 10 (Tây Hồ) chuyên về hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, những văn phòng khai thác này luôn nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời từ cấp trên các văn phòng này có điều kiện để nâng cao trình độ của các khai thác viên, giám định viên giúp cho quá trình khai thác, giám định tổn thất và bồi thường diễn ra nhanh gọn và hiệu quả. Tuy nhiên, trước tình hình thị trường bảo hiểm phát triển hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội và công nghệ thông tin phát triển, hội nhập quốc tế đã đưa ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và cho nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe nói riêng. 1.2. Khó khăn - Thứ nhất, thị trường bảo hiểm phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại hình doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong khi đó hầu hết các công ty bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực phi nhân thọ đều triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cho nên tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt - Thứ hai, BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc nhưng do nhận thức của người dân về bảo hiểm nói chung và BHTNDS nói riêng còn nhiều hạn chế. - Ngoài ra còn có khó khăn về phía bản thân công ty. Bảo Minh là một công ty Nhà nước vừa được cổ phần hoá do đó vẫn tồn tại sự bảo hộ lớn của Nhà nước , bộ máy tổ chức còn nhiều hạn chế, chưa được hoàn hiện. Tuy là một công ty lớn trong nước nhưng trước sự gia nhập của các công ty nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam đặt ra cho công ty nhiều khó khăn: khả năng tài chính hạn chế; công nghệ , tình hình quản lý và kinh doanh bảo hiểm còn lạc hậu so với các nước. Hơn nữa, điều mà không chỉ Bảo Minh mà hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước thường gặp phải là hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp không cao, dẫn đến doanh thu từ hoạt động kinh doanh chủ yếu là từ doanh thu hoạt động các nghiệp vụ. Vì vậy phí bảo hiểm của công ty còn khá cao, là một hạn chế rất lớn trong việc khách hàng lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm cho mình. Trước những khó khăn đó, đòi hỏi công ty phải nâng cao năng lực cạnh tranh, không ngừng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng để giữ vững và mở rộng hơn thị phần của mình. II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo Minh Hà Nội Qua thời gian thực tập tại công ty Bảo Minh Hà Nội và nghiên cứu, tìm hiểu tình hình triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty, được sự giúp đỡ nhiệt tình của chú Nguyễn Thanh Tùng trưởng phòng khai thác 3 nơi tôi thực tập tôi xin đưa ra một số ý kiến của mình với mong muốn có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ này tại công ty. 2.1. Về công tác khai thác: - Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có đối tượng tham gia là các chủ phương tiện tham gia giao thông, do đó các cán bộ nghiệp vụ phải nắm rõ được số lượng các đối tượng đó đang hoạt động trên địa bàn phụ trách nhằm không ngừng gia tăng số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm. - Bản chất của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là bảo vệ người bị nạn do xe cơ giới lưu hành gây ra, bồi thường phần trách nhiệm dân sự phát sinh khi chủ xe tham gia giao thông gây ra. Vì vậy công ty cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giúp các chủ xe biết và hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình. - Công ty cần phải chú ý đến chiến lược phủ kín địa bàn hoạt động thông qua việc sử dụng mạng lưới đại lý và cộng tác viên. Vấn đề đặt ra là trước yêu cầu phát triển, mở rộng, công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ chuyên sâu, mở rộng các văn phòng khai thác ở các quận huyện Hà Nội; tiến hành đào tạo nâng cao và đào tạo lại cho các cán bộ, đại lý khai thác lâu năm, tuyển chọn đào tạo các đại lý chuyên nghiệp, trang bị cho họ kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng. Ðồng thời phải có chế độ tiền lương thoả đáng khuyến khích họ làm nhiệt tình, khai thác thêm nhiều hợp đồng mới. - Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, công ty cần phải thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty, tạo niềm tin cho khách hàng. - Công ty cần có sự điều chỉnh về mức phí, hình thức thanh toán phí cho khách hàng hấp dẫn hơn để thu hút khách hàng đến với mình, nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác như: Công ty có thể giảm phí ở mức thấp nhất cho quyền lợi của khách hàng đối với một số khách hàng tham gia với số lượng lớn hay đối với khách hàng lâu năm mà ít tổn thất xảy ra. 2.2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất có tác dụng tương đối lớn đối với doanh nghiệp bảo hiểm vì nếu làm tốt công tác này doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiết kiệm được khoản chi phí bồi thường do vụ tai nạn gây ra giảm. Sau đây em xin đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác này: Thứ nhất, công ty cần trích một tỷ lệ phí hợp lý để chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Thứ hai, tăng cường hơn nữa hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất thông qua tuyên truyền, quảng bá dưới nhiều hình thức: qua đài, vô tuyến, sách báo về mức độ nguy hiểm của xe cơ giới, về các biện pháp an toàn khi tham gia giao thông. Có thể kết hợp với các cơ quan của Nhà nước có chức năng mở các lớp bồi dưỡng, giáo dục về an toàn giao thông. Thứ ba, phối hợp với Nhà nước, các cơ quan chức năng xây dựng các biển báo, đặt gương cầu đối với các đoạn đường hay xảy ra tai nạn. Những biện pháp trên một mặt nhằm hạn chế, giảm bớt tai nạn, hạn chế mức độ xảy ra của tai nạn một mặt còn thể hiện vai trò đối với công tác xã hội của công ty góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh của công ty. 2.3.Về công tác giám định và bồi thường a) Ðối với công tác giám định Giám định là khâu có liên quan trực tiếp đến số tiền chi trả bồi thường, do vậy cần phải hết sức chú ý đến khâu này. Thực tế cho thấy công tác này đôi khi vẫn còn gặp phải những sai lầm nhất định gây thiệt hại cho Công ty. Khi có sự cố bảo hiểm xảy ra, vấn đề đầu tiên mà người cán bộ nghiệp vụ phải đối mặt đó là làm sao giám định chính xác và kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm và cho công ty. Cho nên, công ty cần phải có cán bộ giám định chuyên môn, đủ năng lực phẩm chất đạo đức có trách nhiệm để tránh tình trạng sai sót ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, đồng thời tránh tình trạng có trục lợi bảo hiểm nhằm đảm bảo sự công bằng, giải quyết bồi thường nhanh chóng, chính xác. Muốn vậy, công ty cần thường xuyên có những buổi giáo dục ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp cho người giám định, tăng cường khuyến khích các cán bộ giám định bồi thường giỏi, cử cán bộ đi học qua các lớp dành riêng cho giám định viên. b)Ðối với công tác bồi thường Một yêu cầu đặt ra đối với các công ty bảo hiểm là phải làm sao bồi thường nhanh và chính xác nhất cho nạn nhân trong vụ tai nạn, tránh thủ tục rườm rà và gây khó dễ cho khách hàng. Mặc dù đây là bộ phận mà không một công ty bảo hiểm nào muốn có. Nhưng vì trong cuộc sống không thể tránh khỏi những rủi ro đặc biệt là trong giao thông vận tải, cho nên nếu các công ty tổ chức tốt bộ phận này thì bồi thường cho khách hàng bị nạn nhanh, từ đó có thể giữ được chân khách hàng, nâng cao uy tín của công ty. Làm tôt công tác này có thể sẽ phát hiện ra được những sản phẩm mới cần thiết cho cuộc sống của người dân giúp doanh nghiệp bảo hiểm hoàn thiện sản phẩm của mình. Do đó, công ty bảo hiểm cần phải nhận thức được điều này và quan tâm phát huy tốt nhất hiệu quả kinh doanh của từng nghiệp vụ. 2.4. Đối với công tác dịch vụ khách hàng Do hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đều triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đo đó để đảm bảo hoạt động của nghiệp vụ này có hiệu quả, doanh nghiệp bảo hiểm cần phải đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng trước và sau khi bán sản phẩm cho khách hàng vì các yếu tố về sản phẩm, giá cả là do bên ngoài tác động, còn công tác chăm sóc khách hàng tốt hay không là do chính bản thân doanh nghiệp bảo hiểm quyết định. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm này em xin đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần làm tốt công tác chăm sóc khách hàng: - Ðối với các khách hàng đã tham gia bảo hiểm tại công ty, các cán bộ nghiệp vụ phải thường xuyên theo dõi, bám sát khách hàng nhằm duy trì và tái tục hợp đồng. - Phục vụ tận tình: Công ty cần nâng cao chất lượng dịch vụ giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng bằng cách phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, đại lý khai thác. Việc giải quyết các khiếu nại chủ động và công bằng là yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng. - Cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm cho khách hàng giải thích cho khách hàng hiểu được tác dụng của việc tham gia bảo hiểm này. - Tiếp tục quan tâm chăm sóc khách hàng ngay cả khi hợp đồng của họ đã hết hạn và họ không tái tục nữa vì rất có thể họ sẽ lại tiếp tục tham gia và giới thiệu khách hàng cho doanh nghiệp bảo hiểm. 2.5. Công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm Trong bảo hiểm, trục lợi bảo hiểm diễn ra là tương đối phổ biến đặc biệt là trong nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới và trên thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ trục lợi bảo hiểm làm cho các công ty bảo hiểm phải tốn thêm các chi phí phát sinh. Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thường xảy ra các hình thức trục lợi bảo hiểm sau đây: - Hợp lý hoá ngày và hiệu lực bảo hiểm . - Thay đổi tình tiết vụ tai nạn. - Cố ý gây tai nạn.. Ðể xác định được các vụ gian lận, công ty cần phải : - Xây dựng chưong trình đào tạo các chuyên viên giải quyết khiếu nại và bồi thường tốt hơn. - Ðầu tư vào công nghệ phân tích và phát hiện các khiếu nại còn nghi ngờ cần điều tra kỹ. - Giáo dục ý thức để giúp đỡ nhân viên của họ đấu tranh chống gian lận. - Tăng dần ngân sách dành cho chống khiếu nại gian lận. - Xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về khiếu nại đầy đủ sẽ giúp công ty bảo hiểm để quản lý nhanh chóng, chi trả bồi thường cho những khiếu nại gian lận. Làm tốt công tác này doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải trả tiền bồi thường cho những khiếu nại, gian lận. Ðiều đó cải hiện khả năng sinh lợi cho công ty và tạo nên sự tín nhiệm của khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng về khả năng chi trả bồi thường, đồng thời công ty có vị thế tốt hơn trên thị trường để thu hút được nhiều hơn khách hàng chất lượng cao, chi trả bồi thường nhanh chóng, hiệu quả… Trên đây là một số ý kiến của em nhằm mục đích giúp công ty phát triển và hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Kết luận Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời như một tất yếu khách quan trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay số lượng xe cơ giới tham gia giao thông ngày càng tăng nhanh nhưng số xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của số lượng xe tham gia giao thông. Điều này cho thấy đây vẫn còn là một thị trường tiềm năng để cho các doanh nghiệp bảo hiểm khai thác. Mặt khác, trong thời buổi kinh tế thị trường mở cửa các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vào nước ta tăng nên sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt đã đặt các công ty bảo hiểm trong nước cũng như các công ty bảo hiểm nước ngoài phải hoàn thiện sản phẩm của mình, tạo ra sự khác biệt với các doanh nghiệp bảo hiểm khác đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là công tác chăm sóc khách hàng trước và sau khi khi kí hợp đồng. Trong bài viết này em đã giới thiệu về tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo Minh Hà Nội và tình hình hoạt động trong thời gian vừa qua của Bảo Minh và em đã đưa ra một số kiến nghị với hy vọng góp phần giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này. Một lần nữa em, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo PGS – TS Hồ Sỹ Sà và các cán bộ phòng khai thác 3 Bảo Minh Hà Nội nơi em thực tập đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành bài viết này, em xin chân thành cảm ơn. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Bảo Hiểm - Bộ môn kinh tế bảo hiểm - Trường đại học KTQD Hà Nội (chủ biên: PGS.TS Hồ Sỹ Sà). 2. Giáo trình quản trị Kinh doanh Bảo hiểm - Bộ môn kinh tế bảo hiểm - Trường đại học KTQD Hà Nội (chủ biên: TS Nguyễn Văn Ðịnh). 3. Luật kinh doanh Bảo hiểm - NXB Chính trị Quốc gia. 4. Quyết định 23/2003/QÐ -BTC 5. Tạp chí Bảo hiểm năm _ Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam 2001, 2002, 2003 6. Báo cáo tài chính - Công ty Bảo Minh 2000, 2001, 2002, 2003, 2004 7. Kỷ yếu Bảo Minh 10 năm một chặng đường phát triển (tài liệu lưu hành nội bộ) 8. Thông tin trên trang Web: www.Baominh.com.vn Mục lục Nhận xét của đơn vị thực tập …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. Hà Nội, ngày tháng năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32312.doc
Tài liệu liên quan