Trong thời kỳ Việt Nam đã ra nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) như hiện nay, các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như các hàng hoá ngoại nhập do các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ngày dần được dỡ bỏ. Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, đề tài của em “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát ” đã phân tích tình hình hoạt động của Công ty thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, đưa ra các phân tích, đánh giá đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
Do những hạn chế về nhận thức cũng như về thời gian thực tập tại Công ty chưa nhiều nên có thể đề tài của em chưa thực sự đưa ra được những giải pháp mang tính trọng tâm và phần nào còn mang tính lý thuyết. Nhưng đề tài là kết quả của quá trình nỗ lực thực hành và nghiên cứu hơn ba tháng tại Công ty trong thời gian vừa qua.
73 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép tại công ty TNHH thương mại Hoà Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o có trình độ cao đẳng do tính chất công việc đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao.
+ Nhìn vào cơ cấu lao động theo tuổi, ta thấy lao động của Công ty chủ yếu là lao động trẻ, có độ tuổi dưới 40, chiếm trên 90% qua các năm. Nhưng lao động trẻ là những người năng động, có nhiều sức khoẻ để cống hiến, ham học hỏi để tiến bộ. Điều này tạo ra khả năng phát triển mạnh mẽ cho Công ty trong tương lai.
* Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Công ty hiện đang có trụ sở làm việc rộng 100m2, 2 tầng trên phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội. Đây là tuyến phố chính thuận lợi cho việc giao dịch, đi lại của Công ty.
Các phòng làm việc được trang bị mỗi nhân viên một máy tính, mỗi phòng đều có một máy in, máy tính được nối mạng thuận lợi cho các nhân viên trong việc thực hiện các giao dịch, cập nhật thông tin. Các thiết bị khác như máy photocopy,….
Công ty còn có ôtô riêng phục vụ cho cán bộ, nhân viên đi lại trong việc thực hiện các giao dịch.
Hệ thống kho lưu hàng tương đối rộng 1000m2 tại Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên thuận lợi cho việc lưu hàng, bảo quản hàng hoá.
* Đặc điểm về tài chính của Công ty
Tình hình về tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm như sau
Bảng 2.2 Tình hình tài chính của Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ lệ
( %)
Giá trị
(triệu đồng)
Tỷ lệ ( %)
Giá trị
(triệu đồng)
Tỷ lệ
( %)
Tài sản:
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
Tổng
12
45.687,836
45.699,836
0.026
99.974
100
581,238
41.550,685
42.131,924
1.38
98.62
100
494
98.390,572
98.884,632
0.5
99.5
100
Nguồn vốn
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tổng
16.607,757
29.092,079
45.699,836
36.34
63.66
100
10.522,432
31.579,491
42.131,924
25.05
74.95
100
57.961,643
40.922,989
98.884,632
58.62
41.32
100
Nguồn : Phòng kế toán
Nhìn vào bảng trên ta thấy tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ( 0.026% năm 2005, 1.38% năm 2006, 0.5% năm 2007) còn tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (99.974% năm 2005, 98.62% năm 2006, 99.5% năm 2007).
Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, không phải đầu tư máy móc nhà xưởng để sản xuất. Do đó, tỷ tỷ lệ tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ còn tài sản lưu động chiếm tỷ lệ cao.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn năm 2006 là 74.95% tăng hơn 11.3% so với năm 2005 ( là 63.66%). Nhưng tỷ trọng này lại giảm cho đến năm 2007 chỉ là 41.32%. Tỷ lệ nợ phải trả tăng lên qua các năm. Đó là do việc Công ty thực hiện việc mở rộng hoạt động kinh doanh lên nhanh chóng. Trong đó vốn không tăng lên tương ứng nên Công ty phải vay nợ từ bên ngoài nhiều để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Điều này cũng mang lại rủi ro lớn cho Công ty.
* Đặc điểm về phân phối
Kể từ khi thành lập đến nay thời gian tuy không nhiều , song Công ty đã phát triển thi trường từ miền Bắc mở rộng đến miền Nam. Hiện nay các thị trường của Công ty chú trọng phát triển bao gồm các thành phố lớn, nhu cầu xây dựng và phát triển nhiều như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát còn bán sản phẩm cho các đơn vị kinh doanh thương mại cấp 2 để bán lẻ hoặc cấp cho các công trình xây dựng, cấp thoát nước.
2.2 Hoạt động nhập khẩu và thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cuả Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát
2.2.1 Tình hình kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty
2.2.1.1 Thị trường nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty là thị trường Trung Quốc do đặc điểm : Trung Quốc có nhiều nhà máy liên hợp cỡ lớn ( năm 2005 có 13 nhà máy liên hợp với công suất từ 3-5 triệu tấn/năm ) vơi trang thiết bị và công nghệ tiên tiến nhập khẩu từ Tây Âu, nhân công rẻ, sản lượng lớn nên sản phẩm của Trung Quốc có giá thành cạnh tranh so với nhiều nước. Ngoài ra, Trung Quốc còn tự túc được than cốc, tự khai thác được phần lớn quặng sắt từ các mỏ trong nước nên giá nguyên liệu sản xuất thép thấp hơn các nước phải nhập nguyên liệu từ bên ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,…
Do vị trí địa lý, sản phẩm thép Trung Quốc ưu thế hơn các nước khác khi xuất khẩu vào thi trường Việt Nam : giao hàng nhanh chóng,vận tải đường biển rẻ, giá cả hợp lý nên được các Công ty ưu tiên nhập khẩu hàng đầu tuy chất lượng sản phẩm không bằng các nước phát triển.
Ngoài Trung Quốc, Công ty cũng chú trọng đến thị trường nhập khẩu các nước thuộc khối CIS ( Nga, Ukraina, Kazakhstal). Đây là thị trường nhập khẩu thép tấm cán nóng truyền thống để kinh doanh của Tập Đoàn Hoà Phát. Tuy nhiên vị trí điạ lý giữa Việt Nam và thị trường này cách xa nhau, thường phải mất 45-60 ngày vận chuyển đường biển, rủi ro cao và đọng vốn lớn.
Bên cạnh đó, Công ty cũng có mối quan hệ làm ăn hợp tác với các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan,… để nhập khẩu các mặt hàng có tiêu chuẩn kỹ thuật cao đặc thù.
Hiện nay, Công ty cũng đang mở rộng thị trường nhập khẩu phế liệu từ Nam Phi, Mỹ, Tây Âu, đặc biệt là các nước phát triển quy định không tái chế phế liệu. Mặt hàng này là nguyên liệu đầu vào của Việt Nam. Tuy nhiên, theo như quy định của Việt Nam, mặt hàng phế liệu là mặt hàng có tạp chất cao, ảnh hưởng đến môi trường nên chỉ được phép nhập khẩu để phục vụ sản xuất. Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát nhập khẩu thép với mục đích hỗ trợ cung ứng cho Công ty Cổ phần thép Hoà Phát mà nay là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát.
Bảng2.3: Tình hình nhập khẩu nguyên liệu theo thị trường
Đơn vị : 1000USD
Thị trường
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị
Tỷ lệ
( %)
Giá trị
Tỷ lệ
( %)
Giá trị
Tỷ lệ
( %)
Trung Quốc
4.404
70
5.838
78.3
8.568
84
Nga
937
14.9
820
11
867
8.5
Kazhastal
610
9.7
500
6.7
490
4.8
Khác(HQ,ĐàiLoan,..)
340
5.4
298
4
275
2.7
Tổng cộng
6.291
100
7.456
100
10.200
100
Nguồn : Phòng vật tư- xuất nhập khẩu
2.2.1.2 Mặt hàng nhập khẩu và cơ cấu theo mặt hàng nhập khẩu của Công ty
Là một Công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu các sản phẩm thép trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng chưa đạt yêu cầu để cung cấp cho các Công ty thành viên của Tập đoàn và thị trường Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát chuyên nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu sau:
- Thép mạ kẽm nhúng nóng,xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, TháiLan…
Thép cuộn cán nóng, xuất xứ CIS, Trung Quốc, Thái Lan, Nam Phi, Malaysia….
Thép dải cán nóngvà cán nguội, xuất xứ Trung Quốc…
Thép phế xuất xứ CIS, Trung Quốc…
Thép cuộn cán nguội xuất xứ CIS, Hàn Quốc, Nam Phi….
Thép phế, xuất xứ Châu Phi, Châu Mỹ…
+ Và các sản phẩm kinh doanh tại thi trường nội địa
Thép tấm cán nóng, xuất xứ CIS, Trung Quốc,…
Thép không gỉ, xuất xứ Trung Quốc, Nhật Bản,…
Ống thép hàn, ống thép đúc đường kính lớn, xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan…
Thép băng cán nóng xuất xứ Trung Quốc..
Phôi thép xuất xứ CIS, Trung Quốc,…
Thép cuộn cán nguội xuất xứ CIS, Hàn Quốc, Nam Phi..
Các loại phụ kiện sử dụng cho ống dẫn nước và ống công nghiệp
Bảng2.4 : Cơ cấu chủng loại thép nhập khẩu qua các năm
CHỦNG LOẠI
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Số lượng (tấn)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (tấn)
Tỷ lệ (%)
Số lượng ( tấn)
Tỷ lệ (%)
1, Thép tấm cán nóng
3257
23
6132
36.1
8300
39.5
2, Thép cuộn cán nóng
1144
8.1
2250
13.2
1000
4.8
3,Thép băng cán nóng
1284
9.1
2500
14.7
5700
27.1
4,Thép dải cán nóng
4862
34.3
2035
12
700
3.3
5,Ống thép và phụ kiện
590
4.1
1445
8.5
2700
12.9
6, Thép cán nguội
509
3.5
600
3.5
400
1.9
7, Thép dải cán nguội
2287
16.1
1000
5.9
500
2.4
8,Loại khác(phế thép..)
250
1.8
1030
6.1
3000
8.1
Tổng cộng
14182
100
16992
100
21000
100
Nguồn : Phòng vật tư- xuất nhập khẩu
Đây là những mặt hàng được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và các nước thuộc khối CIS (Nga, Ukraina, Kazakstal).
Từ bảng trên ta thấy, cơ cấu hàng nhập khẩu của Công ty đã có sự thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Cụ thể là lượng thép tấm vẫn tăng đều qua các năm, lượng băng cán nóng, ống thép tăng mạnh. Tuy nhiên, do chênh lệch giá quá lớn giữa thép cuộn cán nóng và thép băng cán nóng nên người tiêu dùng có xu hướng dùng thép băng cán nóng nhiều, thay thế thép cuộn cán nóng dẫn tới nhu cầu thép cuộn trong nước giảm mạnh, thép dải cán nóng cũng ít dần đi, thép cuộn và dải cán nguội sẽ giảm dần do trong nước đã bắt đầu sản xuất được.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, các Công ty thương mại xuất hiện ngày càng nhiều, sự cạnh tranh ngày càng lớn nên Công ty có hướng tìm nhập khẩu các sản phẩn mới thay thế các sản phẩm cũ đang dần bị bão hoà tại thị trường Việt Nam như : phế thép, phế giấy, linh phụ kiện ống hàn, thép hình, các sản phẩm chất lượng cao…Tương lai gần, các sản phẩm thuộc loại khác sẽ được đẩy mạnh nhập khẩu.
Với mục tiêu cụ thể đặt ra trong thời gian qua, Công ty đã đạt được kết quả kim nghạch nhập khẩu:
Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
Kim ngạch NK
1000USD
6.291
7.546
10.200
% Biến động so với năm 2005
Tăng 18,5%
Tăng 62%
Nguồn :Phòng vật tư- xuất nhập khẩu
Qua số liệu trên ta thấy, kim ngạch nhập khẩu của Công ty tăng trong năm 2006 tăng 18.5% so với năm 2005, và năm 2007 kim ngạch nhập khẩu tăng 37% so với năm 2006 và tăng 62% so với năm 2005.
2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty
2.2.2.1 Chỉ tiêu về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Bảng2.6: Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận hoạt động nhập khẩu
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2005
2006
2007
1
Doanh thu NK
Tr. đ
71.823,5
84.535,5
233.331,8
2
Chi phí NK
Tr. đ
71.282
82.672,5
224.517
2
Lợi nhuận NK
Tr. đ
541,5
1.863
8.814,8
4
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
%
0,75
2,2
3,78
5
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
%
0,76
2,25
3,926
Nguồn : Phòng kế toán
*Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Hình 2.2: Lợi nhuận nhập khẩu qua các năm 2005-2007
Nhìn vào biểu đồ ta thấy lợi nhuận nhập khẩu của Công ty tăng qua các năm : Lợi nhuận nhập khẩu của Công ty trong năm 2005 ở mức thấp là Công ty mới trong năm đầu tiên đi vào hoạt động. Do đó, kinh nghiệm làm ăn chưa nhiều, các mối quan hệ bạn hàng mới được thiết lập nên lợi nhuận của Công ty trong năm 2005 ở mức thấp( 541,5 triệu đồng). Nhưng lợi nhuận trong năm 2006 tăng mạnh( gấp 3,4 lần so với năm 2005), và lợi nhuận trong năm 2007 tăng mạnh ( gấp 4,73 lần so với năm 2006). Điều này thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của Công ty về kêt quả hoạt động qua các năm.
*Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
TSLN
Năm
Hình 2.3: tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu qua các năm 2005-2007
Nhìn vào biểu đồ ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu liên tục tăng qua các năm. Năm 2005. tỷ suất này còn ở mức thấp ( 0,75%) do đây là năm đầu tiên công ty bước vào hoạt động. Nhưng tỷ suất này tăng lên qua các năm : Năm 2006 là 2,2% ( tăng thêm 1,45% so với năm 2005 ) và năm 2007 là 3,37% ( tăng thêm 1,17% so với năm 2006). Tuy mức tỷ suất lợi nhuận này chưa cao so với các doanh nghiệp cùng ngành, nhưng do tuổi đời của Công ty còn non trẻ, do vậy mức tỷ suất lợi nhuận này cũng thể hiện được sự tiến bộ của Công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
*Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
TSLN
Năm
Hình 2.4 : Tỷ suât lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu qua các năm 2005-2007
Cũng tương tự như tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu của Công ty cũng tăng qua các năm, nhưng mức tỷ suất này là còn thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành.
2.2.2.2 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 2.7 : Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2005
2006
2007
1
Doanh thu NK
Tr. đ
71.823,5
84.535,5
233.331,8
2
Lợi nhuận NK
Tr. đ
541,5
1.863
8.814,8
3
Vốn lưu động NK
Tr. đ
27.391,25
24.886,05
58.964,3
4
Toàn bộ vốn NK
Tr. đ
27.439
25.541,2
59.575,1
5
Hiệu quả sử dụng VLĐ
%
1,98
7,48
14,95
6
Số vòng quay VLĐ
Lần
2,62
3,4
3,96
7
Số vòng quay toàn bộ vốn NK
Lần
2,617
3,31
3,92
Nguồn: Phòng kế toán
*Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
TSLN
Năm
Hình 2.5 : hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho biết khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy chỉ tiêu này tăng mạnh qua các năm . Năm 2005 chỉ tiêu này ở mức thấp (1,98%) nhưng tăng gấp 3,7 lần lên 7,48% vào năm 2006 và năm 2007 là 14,95%( tăng gấp 2 lần so với năm 2006).
Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động
Năm
Svqvlđ
Năm
Hình 2.6: Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu
Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu cho biết trong một năm số vốn này quay được bao nhiêu lần. Số vòng quay này càng cao phản ánh hiệu quả kinh doanh càng tốt và ngược lại.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu được tăng lên. Tuy nhiên mức tăng này cũng chậm, và chỉ số này là còn thấp so với các doanh nghiệp trong ngành.
* Chỉ tiêu số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu
svqtbvnk
Năm
Năm
H ình 2.7: Số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu
Nhìn vào biểu đồ ta thấy chỉ tiêu này tăng qua các năm. Tuy nhiên , chỉ số này của doanh nghiệp còn ở mức thấp so với các doanh nghiệp trong ngành.
2.2.2.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 2.8 : Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
1
Doanh thu NK
Tr. đ
71.823,5
84.535,5
233.331,8
2
Lợi nhuận NK
Tr. đ
541,5
1.863
8.814,8
3
Số lao động NK
Tr. đ
12
16
18
4
Doanh thu/ 1lđ
Tr. đ
5.985,3
5.283,47
12.962,88
5
Lợi nhuận/ 1lđ
Tr. đ
45,12
116,44
489,71
Nguồn: Phòng kế toán
* Chỉ tiêu doanh thu bình quân của một lao động nhập khẩu
Dth/1lđ
Năm
H ình 2.8 : Doanh thu bình quân một lao động nhập khẩu
Nhìn vào biểu đồ doanh thu bình quân của một lao động nhập khẩu ta thấy doanh thu bình quân của một lao động nhập khẩu năm 2006 có giảm đi một chút so với năm 2005 nhưng lại tăng mạnh vào năm 2007( doanh thu bình quân năm 2007 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006 ). Điều này là do tốc độ tăng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 là lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.
* Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân của một lao động nhập khẩu
lợi nhuận/1lđ
Năm
H ình 2.9 :lợi nhuận bình quân của một lao động nhập khẩu
Nhìn vào biểu đồ ta thấy lợi nhuận bình quân của một lao động nhập khẩu tăng mạnh qua các năm. Đặc biệt năm 2007 lợi nhuận bình quân của một lao động nhập khẩu là 489,71 triệu đồng. Phản ánh hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu là cao. Đây là chỉ tiêu tốt, doanh nghiệp cần duy trì và phát huy.
2.3 Các biện pháp mà Công ty đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên làm công tác nhập khẩu trong Công ty
Mặc dù các cán bộ, nhân viên là công tác nhập khẩu trong Công ty đều tốt nghiệp đại học, nhưng cũng chưa được học chuyên sâu về xuất nhập khẩu. Do đó, một số công tác thực hiện nghiệp vụ còn yếu, bị thua thiệt do bị đối tác gài bẫy. Nên Công ty cũng cử cán bộ nhân viên của mình đi học các khoá học về XNK hoặc mời các chuyên gia về tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên. Hoặc cách khác là những cán bộ nhân viên đi trước có kinh nghiệm hơn thì truyền đạt lại cho những người đi sau để mọi người trong phòng thành thạo hơn trong công việc. Đây là biện pháp tốt giúp không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên XNK, giúp nhân viên có trình độ, kỹ năng tốt hơn trong việc tìm kiếm nguồn hàng, giao dịch với bạn hàng và giải quyết các công việc phát sinh trong giao dịch ® Đem lại hiệu quả cao hơn cho Công ty.
+ Tìm kiếm thêm nguồn tài chính thông qua việc mở rộng quan hệ đối tác với các ngân hàng.
Ban đầu, đối tác của Công ty là ngân hàng EXIMBANK, nhưng do Công ty ngày càng có số lượng giao dịch lớn, giá trị các lô hàng cao hơn. Đồng thời tận dụng ưu thế là Công ty nằm trong Tập đoàn Hoà Phát hùng mạnh, Công ty đã mở rộng quan hệ đối tác với các ngân hàng khác như Vietcombank, ACB, SHB,… Điều này có được cũng nhờ Công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn, tài sản thế chấp mà ngân hàng đề ra cũng như uy tín làm ăn mà Công ty có được. Việc mở rộng quan hệ đối tác với các ngân hàng giúp Công ty có được nguồn vốn lớn hơn, thuận tiện trong việc nhập khẩu nhiều lô hàng trong cùng một thời điểm. Đây là điều kiện tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh mạnh mẽ qua các năm.
+ Đẩy mạnh các kênh tiêu thụ hàng hoá trong nước
Công ty thực hiện nhập khẩu hàng hoá vào trong nội điạ hoặc mua của các đối tác thương mại trong nước để bán cho các đối tác khác trong nước. Do đó kênh tiêu thụ hàng hoá trong nước là rất quan trọng, nó quyết định đến quy mô, chủng loại hàng nhập. Công ty với tuổi đời được hơn 3 tuổi, ban đầu với kênh tiêu thu nhỏ hẹp chỉ chủ yếu là cung cấp cho các công ty khác trong Tập đoàn và thị trường miền Bắc. Cho đến ngày nay kênh tiêu thụ của Công ty ngày càng được mở rộng từ Bắc, Trung , Nam đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh nơi mà nhu cầu về thép rất lớn phục vụ cho các công trình xây dựng. Điều này đã làm cho Công ty thực hiện được việc mở rộng kinh doanh với khối lượng, giá trị giao dịch ngày càng lớn. Nâng cao được hiệu quả kinh doanh.
Mặt khác, Công ty còn tận dụng được thêm các kênh phân phối của các Công ty khác trong Tập đoàn như Công ty Ống thép Hoà Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát. Do các Công ty này có tuổi đời nhiều hơn nên có các kênh tiêu thụ rộng hơn, lại cùng sản xuất kinh doanh về thép và cùng nằm trong một Tập đoàn. Đây là một lợi thế của Công ty trong việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá trong nước nâng cao doanh số và lợi nhuận Công ty hay nói cách khác là nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát
2.4.1 Ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
+ Lợi nhuận của Công ty tăng qua các năm. Do thời gian kể từ khi thành lập đến nay chưa lâu, Công ty mới hơn 3 tuổi. Lợi nhuận ban đầu của Công ty còn ở mức thấp trên 500 triệu đồng. Nhưng mức lợi nhuận này được nâng lên qua các năm và năm 2007 là trên 8 tỷ đồng. Điều này thể hiện sự nỗ lực của ban cán bộ, nhân viên Công ty trong việc có chiến lược kinh doanh , nắm bắt cơ hội thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, thiết lập các quan hệ đối tác làm ăn hiệu quả để lợi nhuận của Công ty ngày càng được nâng cao.
+ Tỷ suất lợi nhuận tăng qua các năm
Lợi nhuận của Công ty tăng mạnh qua các năm, đồng thời tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí cũng tăng qua các năm. Tuy mức tăng này chưa tương xứng hay thấp hơn mức tăng của lợi nhuận, nhưng cũng thể hiện được sự tiến bộ của Công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công ty cần giữ vững xu thế này để mức tỷ suất này được nâng cao hơn nữa vì đây vẫn chưa phải là mức hiệu quả so với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
+ Số vòng quay của vốn lưu động và toàn bộ vốn nhập khẩu : Tăng qua các năm, thể hiện vốn ngày càng được nhanh chóng tái sử dụng, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên số vòng quay này so với các doanh nghiệp thương mại còn thấp,
+ Doanh thu bình quân và lợi nhuận bình quân của một lao động tham gia nhập khẩu tăng qua các năm và chỉ số này ở mức tương đối cao. Tuy số lao động tương đôi ít nhưng doanh thu và lợi nhuận làm cho doanh nghiệp tương đối lớn. Doanh nghiệp cần phát huy điều này hơn nữa.
2.4.2 Nhược điểm trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
+ Mức tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí tăng qua các năm nhưng đây vẫn còn là ở mức thấp. Thể hiện mức lãi suất của Công ty chưa tương xứng với lượng doanh thu thu được và chi phí bỏ ra. Điều này phản ánh hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu này chưa cao, doanh nghiệp cần có những biện pháp để nâng cao chỉ tiêu này.
+ Số vòng quay của vốn lưu động và toàn bộ vốn nhập khẩu tuy tăng qua các năm nhưng con số này còn ở mức thấp. Số vòng quay của vốn lưu động trong năm 2007 là cao nhất nhưng nhỏ hơn 4 lần. Đây là số vòng quay chưa thực sự hiệu quả, thể hiện thời gian tái sử dụng vốn chưa nhanh. Doanh nghiệp phải huy động vốn nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh, trong khi nguồn vốn huy động của doanh nghiệp thường sử dụng là nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Vay từ ngân hàng thì doanh nghiệp phải chịu chi phí kinh doanh nhiều hơnÞ lợi nhuận giảm đi và làm cho hiệu quả kinh doanh giảm. Vì vậy doanh nghiệp cần có những biện pháp để có những biện pháp nâng cao số vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan
+ Tình hình sử dụng vốn
Tuy cho đến nay Tập đoàn Hoà Phát đã lên sàn giao dịch chứng khoán. Do đó một phần vốn của Công ty đã được huy động từ các cổ đông thông qua cổ phiếu.Tuy nhiên lượng vốn này chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một phần lớn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được huy động từ các ngân hàng. Mà vốn vay từ ngân hàng thì doanh nghiệp phải trả lãi theo định kỳ, chi phí vốn lớn, nên làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Các mặt hàng nhập khẩu
Mặt hàng thép có nhiều loại khác nhau đáp ứng cho từng mục đích sử dụng khác nhau. Như thép phế là nguyên liệu để chế biến thành phôi thép. Phôi thép lại là nguồn đàu vào cho việc chế tạo các sản phẩm thép thành phẩm như : Thép tấm, Thép lá, Thép thỏi,…
Công ty tiến hành nhập khẩu một số chủng loại khác nhau phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nhưng cũng do sự sẵn có của nguồn hàng cũng như công tác cân đối trong việc nhập khẩu mà trong thời gian qua hoạt động nhập khẩu của Công ty vẫn chưa hợp lý trong cơ cấu mặt hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Dẫn đến việc hàng thiếu vẫn thiếu, hàng thừa vẫn thừa gây lãng phí do tồn đọng vốn cũng như chi phí lưu kho Þ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Về thị trường nhập khẩu
Cho đến nay thị trường của Công ty phụ thuộc vào các đối tác có quan hệ từ trước ở các thị trường chính như Trung Quốc, các nước thuộc khối CIS ( Liên xô cũ ). Vì vậy Công ty không tránh khỏi bị động về thời gian và giá cả. Công ty còn chưa chủ động khai thác thị trường nước ngoài trong khi nguồn hàng cung cấp còn thiếu so với nhu cầu của khách hàng trong nước.
+ Về các điều kiện thương mại khác
Công ty vẫn chưa thiết lập được mối quan hệ thật uy tín trong khâu thanh toán, ví dụ như làm tốt với các đối tác kéo dãn thời hạn mở L/C hay chuyển nhượng sang thanh toán TTR để thuận tiện cho việc chuẩn bị tài chính, giảm chi phí ngân hàng cũng như việc tránh đọng vốn. Bên cạnh đó, Công ty vẫn chưa tự tin để tìm kiếm đối tác ký các hợp đồng vận tải hay tự thuê tàu. Từ đó, Công ty phải trả chi phí thuê tàu, vận tải cho các hãng trung gian hoặc các hãng vận tải nước ngoài với giá chưa hợp lý.
+Nguồn thông tin của doanh nghiệp về thị trường và nguồn cung chưa được đầy đủ
Nguồn thông tin của doanh nghiệp về thị trường và nguồn cung chủ yếu là thông qua các nguồn tin thứ cấp như internet, các báo chuyên về ngành thép. Công ty chưa thực sự có những cán bộ tận mắt tìm hiểu nắm bắt thông tin tại thị trường nước ngoài để cung cấp thông tin về nguồn hàng một cách kịp thời. Nên đôi khi bị bỏ mất những cơ hội kinh doanh có khả năng sinh lời cao,
+ Hệ thống phân phối và công tác marketing xúc tiến bán hàng.
Do mới thành lập được chưa lâu nên hệ thống phân phối của Công ty cũng chưa thực sự thiết lập được nhiều. Công ty cần cử người đi công tác tìm hiểu nhu cầu thị trường ở các khu vực khác nhau trong các vùng miền cả nước. Để nắm bắt nhu cầu thị trường cũng như thiết lập được các đại lý, các đối tác khách hàng. Để từ đó doanh nghiệp có một hệ thống phân phối tốt để có thể mở rộng hoạt động kinh doanh hơn nữa.
+ Cơ cấu bộ máy tổ chức, vấn đề phân công công việc cho mỗi phòng ban còn nhiều điều chưa hợp lý, rõ ràng. Vẫn còn tình trạng người làm không đúng việc, công việc giao cho các phòng ban chồng chéo nhau. chẳng hạn phòng nhập khẩu thực hiện công tác nhập hàng nhưng khi đi nhận hàng từ cảng lại giao cho nhân viên kinh doanh ở thị trường trong nước đi nhận hàng. Điều này đã làn nên một số bất cập trong việc thực hiện không đúng chức năng giữa các phòng ban ảnh hưởng đến chất lượng công việc của Công ty.
2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan
+ Biến động giá cả của thị trường thép thế giới
Thị trường thép thế giới trong 3 năm qua giá cả luôn biến động đặc biệt là năm 2005, 2006 giá cả lúc tăng, lúc giảm. Nhưng từ năm 2007, giá thường xuyên tăng. Cũng do những biến động thất thường như vậy, trong một số trường hợp Công ty không nắm bắt hết được dẫn đến quyết định nhập hàng trước khi giá giảm, hoặc giá giảm trong khi lô hàng cũ lấy giá cao vẫn còn dẫn đến một số lô bị lỗ, gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh.
+ Các chính sách thuế của nhà nước: quy định đối với các mặt hàng thép cũng thường xuyên thay đổi. Đặc biệt trong năm 2007, nhà nước có quy định các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất thép với được nhập khẩu thép phế liệu. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty, vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, không trực tiếp sản xuất nên không được nhập. Trong khi đó thép phế liệu là nguồn hàng nhập khẩu tương đối lớn của Công ty trước đó. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu của Công ty.
+ Sự biến động của nguồn nguyên, nhiên liệu trên thế giới trong những năm qua như xăng, dầu ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển của Công ty trong khi Công ty lại không nâng được giá bán.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HOÀ PHÁT
3.1 Dự báo tình hình thị trường thép trong những năm tới
3.1.1 Tình hình thị trường thép thế giới trong những năm tới
Các hãng có uy tín đều dự báo giá thép thế giới sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, song so với tốc độ thì chậm hơn so với năm 2007 do triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới yếu.
Hãng đánh giá tín dụng thế giới Fitch dự kiến giá thép sẽ tăng trung bình 30-50USD/tấn trên hầu hết các thị trường trong năm 2008 do giá nguyên vật liệu, giá năng lượng và chi phí vận tải đều tăng, trong khi nhu cầu tiếp tục tăng mạnh tại các thị trưòng mới nổi và Trung Quốc cơ cấu chặt chẽ hơn việc sản xuất thép khiến lượng xuất khẩu nước này giảm xuống. Mặc dù giá thép tăng, ngành sản xuất thép vẫn lao đao do các thị trường nguyên liệu thô khan hiếm mà họ vốn đã không thể kiểm soát được các nguồn phế liệu, quặng sắt và than đá. Chi phí vận tải, giá quặng sắt và than cốc tăng sẽ đẩy chi phí sản xuất lò cao.
Hiệp hội ngành thép thế giới (IISI) dự báo nhu cầu thép thế giới sẽ tăng 6-7%/ năm trong 12-18 tháng tới. Trong khi nhu cầu thép thế giới sẽ tiếp tục tăng thuận lợi trong năm 2008 ở những thị trường mới nổi thì những rủi ro kinh tế gia tăng do các vấn đề về thi trường nhà đất sẽ tác động xấu tới tiêu thụ ở một số thị trường khác, trong đó có Mỹ. Như vậy, xu hướng tiêu thụ mạnh tại các nước đang phát triển bù lại nhu cầu yếu tại Mỹ. Triển vọng chung của ngành thép tương đối ổn định.
3.1.2 Tình hình thị trường thép Việt Nam trong thời gian tới
Năm 2008 chiều hướng tăng giá thép phôi sẽ tiếp tục tăng cho tới giữa năm, do nhu cầu thị trường nội địa tăng mạnh. Lượng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng vọt trong hai năm qua, sự phát triển của kinh tế Việt Nam đầy hứa hẹn tạo ra nhu cầu thép, đặc biệt là thép xây dựng tăng mạnh. Nguồn cung ứng hiện nay chủ yếu là nhập khẩu. Một số dự án thép với quy mô đầu tư lớn của Việt Nam và nước ngoài mới triển khai nên chỉ có thể hứa hẹn tác động ảnh hưởng sau vài năm nữa. Công nghiệp luyện phôi trong nước phát triển chậm do những vướng mắc liên quan đến việc thi hành những quy định của luật môi trường về việc nhập khẩu thép phế liệu. Do đó sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu để công nghiệp hoá của Việt Nam năm nay càng lớn.
Theo dự tính năm 2008 nhu cầu thép của Việt Nam tăng khoảng 20% so với năm 2007 do đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh và nhiều công trình trọng điểm của nhà nước như thuỷ điện Sơn La, nhà máy lọc dầu Dung Quất, các công trình giao thông, hạ tầng sử dụng vốn ODA tăng cao, cần khối lượng thép lớn.
Hơn nữa, những quy định của bộ tài nguyên môi trường về nhập khẩu thép phế dẫn đến việc hạn chế nhập khẩu thép phế liệu vào Việt Nam. Do đó việc sản xuất phôi gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp không chủ động được nguồn phôi và phải chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này làm thị trường thép Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ thị trường thế giới.
3.2 Phương hướng và mục tiêu kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty trong những năm tới.
3.2.1 Về thị trường nhập khẩu
Công ty sẽ vẫn chú trọng hàng đầu thị trường nhập khẩu là Trung Quốc. Đây là thị trường chính trong khu vực có nhiều ảnh hưởng tới mức giá nhập khẩu. Tuy nhiên, công ty sẽ tìm kiếm thêm các nhà cung cấp do các nhà máy lớn luôn điều chỉnh giá tăng, giá giảm trước tiên khiến giá không được ổn định trong thời gian dài. Họ cũng luôn khống chế số lượng nhập khẩu mỗi đơn hàng khoảng 3000-5000 tấn/ đơn hàng. Đối với thị trường Việt Nam đây được xem là một đơn hàng lớn và nếu không tiêu thụ sớm sẽ chịu ảnh hưởng biến động nếu giá giảm.
Bên cạnh đó, công ty sẽ vẫn duy trì mối quan hệ bạn hàng với các nước thuộc khối CIS ( Liên xô cũ), Nhật Bản, Hàn Quốc vì đây là các nước cung cấp sản phẩm với chất lượng cao tuy có chênh lệch giá so với giá của Trung Quốc nhưng một số công trình vẫn có nhu cầu.
Ngoài ra , Công ty sẽ phát triển thêm các thị trường Mỹ, Đức, Tây Âu,…cho mảng thép phế. Các thị trường này có quy định không tái chế hàng loại II và phế phẩm nên dư thừa nhiều. Mặt hàng tuy đang đối mặt với vấn nạn môi trường song lại là mặt hàng không thể thiếu cho sản xuất phôi thép, sản phẩm đầu tiên để sản xuất các mặt hàng sắt thép trong nước, đặc biệt là với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát.
Công ty không ngừng mở rộng và đa dạng hoá các sản phẩm kinh doanh, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng liên quan đến sắt thép, đây là những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài, với uy tín và thương hiệu của Tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam, Công ty có nhiều thuận lợi về đàm phán giao dịch đặt các quan hệ kinh doanh trực tiếp với các hãng sản xuất thép lớn tại Nga, Trung Quốc, do vậy sẽ bớt các chi phí phải trả cho các công ty thương mại quốc tế, từng bước tiến tới sẽ làm đại diện thương mại cho các hãng sản xuất thép lớn tại thị trường Việt Nam.
Trong những năm tới, hướng phát triển của Công ty là : Bên cạnh sản phẩm sắt thép , Công ty đẩy mạnh việc nghiên cứu mở rộng thị trường, từ đó thêm nhiều phương án đầu tư vào các lĩnh vực, sản phẩm mới khác chủ yếu nhập từ nước ngoài , tiếp tục mở rộng thị phần trên cả 3 miền : Bắc, trung, Nam.
Để đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu công ty cũng tiến hành song song hoạt động kinh doanh bán hàng, giới thiệu sản phẩm ra thị trường. Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với nhu cầu xây dựng và công nghiệp cao. Bên cạnh đó trong xu thế xã hội phát triển nhu cầu sử dụng các nguyên liệu phục vụ cho xây dựng phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp đóng tàu,..càng cao, đây là cơ hội kinh doanh tốt cho công ty trên cơ sở thành công đã đạt được. Công ty Thương mại Hoà Phát có thêm các định hướng để phát triển trong những năm tới :
Phân phối lại các kênh thương mại trong nước : Tăng cường xây dựng thêm các kênh phân phối tại các tỉnh, lựa chọn các đơn vị tiêu thụ, các cá nhân kinh doanh có khả năng tài chính dồi dào. Mở rộng mạng lưới bán hàng và tổ chức nhân viên bán hàng chuyên nghiệp hơn nữa.
Phân phối cho các nhà sản xuất trực tiếp: Duy trì các mối quan hệ sẵn có, đồng thời không ngừng mở rộng thêm những khách hàng mới.
3.2.2 Về cơ cấu sản phẩm nhập khẩu
Ngoài các sản phẩm thép nhập khẩu chính như : Băng thép cán nóng, thép dải cán nguội, thép không gỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các công ty trong Tập đoàn; thép tấm cán nóng, thép băng cán nóng, ống thép hàn cỡ lớn, ống không hàn phục vụ kinh doanh tại thị trường Việt Nam…Công ty sẽ chú trọng thêm phát triển các mặt hàng dải cán nóng, linh phụ kiện đường ống và đặc biệt là phế thép. Đây là các sản phẩm mà Việt Nam vẫn thiếu hoặc vẫn chưa sản xuất được nên về lâu dài chính là các sản phẩm mục tiêu của Công ty.
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
3.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu của công ty
3.3.1.1 Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng nhập khẩu
Tốc độ tiêu thụ hàng thép nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Khi đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ hàng nhập khẩu thì sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho, và giúp cho Công ty có thể thu hồi được vốn nhanh, nhanh chóng quay vòng được vốn để đầu tư kinh doanh tiếp, tăng doanh thu tiêu thụ và nâng cao đựoc hiệu quả kinh doanh. Do đó, Công ty phải có những chính sách , biện pháp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ các sản phẩm thép nhập khẩu, để làm được điều này Công ty cần tiến hành những biện pháp sau:
Thứ nhất : Công ty phải lựa chọn các sản phẩm có khả năng cạnh tranh và có nhu cầu lớn. Công ty phải bám sát và nắm bắt được nhu cầu thị trường, trước hết là để đáp ứng tối đa nhu cầu đó, sau đó là để cân đối sản lượng thép nhập khẩu, chủ động điều chỉnh kế hoạch nhập khẩu cho phù hợp.
Thứ hai : Về đối thủ cạnh tranh, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thép. Điều này dẫn đến sự giống nhau về chủng loại thép giữa Công ty và các doanh nghiệp khác. Vì vậy muốn đẩy mạnh tiêu thụ thép nhập khẩu, Công ty cần phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, qua đó nắm bắt được thông tin, tình hình kinh doanh của họ và tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, liên hệ với bản thân mình để đưa ra những chiến lược, kế hoạch kinh doanh đúng hướng.
Thứ ba: Cần thành lập một phòng ban riêng tổ chức nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thi trường hiện tại và tương lai, đưa ra các quyết định xúc tiến hỗn hợp như tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiến , bán hàng và các loaị dịch vụ để kích thích sức mua của thị trường. Lựa chọn công cụ có tính khả thi, phù hợp với khả năng tài chính và đáp ứng các mục tiêu đề ra trong chiến lược truyền tin và xúc tiến hỗn hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng thép nhập khẩu và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
Thứ tư : Cần phải hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng. Công ty cần lựa chọn kênh phân phối dọc (đây là kênh phân phối rất hiệu quả đang được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới). Để làm được điều này Công ty cần phải quan tâm đến một số hoạt động cụ thể :
Đầu tư xứng đáng cho việc thiết kế hay xây dựng hệ thống kênh hoàn hảo, tạo ra một kênh tối ưu về chiều dài, chiều rộng, số lượng kênh được sử dụng và tỷ trọng hàng hoá được phân bổ vào mỗi kênh. Muốn vậy, Công ty cần tiến hành phân tích toàn diện các yếu tố nội tại Công ty, các yếu tố thuộc về trung gian phân phối, thị trường, khách hàng và yếu tố thuộc môi trường kinh doanh vĩ mô.
Sau khi thiết kế được cơ cấu kênh phân phối tối ưu, Công ty phải phát triển mạng lưới phân phối và thực hiện các biện pháp để điều khiển và quản lý nó.
Hiệu quả của giải pháp: Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sẽ giúp cho công ty thu hồi vốn nhanh, tăng số vòng quay vốn, tăng doanh thu tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
3.3.1.2 Tăng cường công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường hàng nhập khẩu
Việc tìm kiếm thị trường là vấn đề rất quan trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và có hiệu quả. Nếu tìm kiếm được thị trường có nguồn cung ứng các sản phẩm thép nhập khẩu tốt thì hoạt động kinh doanh sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, hạn chế được rủi ro. Công ty cần tiến hành các biện pháp :
Thứ nhất : Công ty cần tiến hành các bước để lựa chọn thị trường nhập khẩu và bạn hàng nhập khẩu:
Phân loại thị trường : theo các tiêu chí địa lý, chính sách tập quán thương mại, chế độ chính trị. Để loại trừ các thị trường không thích hợp chẳng hạn như thị trường có chế độ bảo hộ mậu dịch khắt khe, các chính sách kinh tế cực đoan, điều kiện địa lý không thích hợp.
Lựa chọn thị trường mục tiêu : dựa trên kết quả phân loại và loại trừ, Công ty cần lựa chọn một số thị trường triển vọng, thuận lợi nhất cho hoạt động nhập khẩu của mình.
Lựa chọn bạn hàng giao dịch: Sau khi lựa chọn được thị trường nhập khẩu bước tiếp theo là lựa chọn bạn hàng nhập khẩu có thể là các hãng, các công ty… đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của mình.
Thứ hai : Công ty cần mở văn phòng đại diện ở các nước. Các văn phòng đại diện này có nhiệm vụ trao đổi, giao dịch với các đối tác ngay tại nước đó, tìm hiểu nắm bắt các thông tin liên quan đến sản phẩm nhập khẩu. Từ đó Công ty có thể đưa ra những quyết định chính xác có lợi cho hoạt động nhập khẩu của mình.
Thứ ba : Công ty cũng có thể dựa vào các đại sứ quán ở Việt Nam ở các nước như là cơ quan xúc tiến thương mại có hiệu quả, cung cấp thông tin cho Công ty về đối tác cũng như giới thiệu với đối tác về Công ty. Nếu có sự giúp đỡ, hợp tác của các đại sứ quán thì hoạt động nhập khẩu của Công ty sẽ hiệu quả hơn, đỡ tốn kém chi phí và công sức.
Thứ tư : Cùng với việc tìm kiếm và lựa chọn bạn hàng nhập khẩu thì việc củng cố mối quan hệ bạn hàng, nguồn hàng cũng rất quan trọng. Đối với các bạn hàng truyền thống Công ty cần củng cố, duy trì mối qua hệ làm ăn với họ, thông qua họ để tìm kiếm những bạn hàng, nguồn hàng mới ( trong trường hợp họ đóng vai trò là trung gian, nhà nhập khẩu uỷ thác) với chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng.
Hiệu quả của giải pháp: Công ty sẽ có được nguồn cung cấp các sản phẩm thép đa dạng và phong phú. Giải pháp này giúp cho công ty có được nhiều sự lựa chọn về nguồn hàng hơn, giảm thiểu được rủi ro, tăng tính chủ động, tạo điều kiện cho sự phát triển dài hạn và bền vững của công ty.
3.3.1.3 Hạ thấp chi phí lưu thông phân phối
Chi phí lưu thông phân phối đóng vai trò hết sức quan trọng bao gồm chi phí vận chuyển xếp dỡ, chi phí bảo quản tiêu thụ. Nếu tiết kiệm được chi phí này sẽ góp phần nâng cao tỷ suất lợi nhuận của chi phí phục vụ cho hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Thứ nhất : với chi phí vận chuyển xếp dỡ, do thép là một mặt hàng cồng kềnh nên chi phí vận chuyển xếp dỡ chiếm rất lớn trong chi phí lưu thông. Công ty nên kết hợp nhiều hình thức vận chuyển để giảm chi phí như vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, đường thuỷ. Vận chuyển bằng đường thuỷ rẻ hơn nhưng cũng phải nghiên cứu về nhà vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hoá. Vận chuyển bằng đường sắt và đường bộ chỉ áp dụng cho một số tuyến nhất định. Vì vậy, Công ty cần phải tính toán để kết hợp vận chuyển liên vận một cách hợp lý để giảm thiểu chi phí lưu thông.
Thứ hai : Với chi phí bảo quản tiêu thụ, các mặt hàng nhập khẩu về Công ty nếu chưa có kế hoạch đưa vào tiêu thụ trên thị trường thì sẽ phải lưu kho. Thời gian lưu kho càng dài thì chi phí lưu kho và bảo quản càng lớn. Do đó, Công ty cần phải xây dựng cho mình kế hoạch nhập khẩu chặt chẽ nhằm giảm thiểu các chi phí bảo quản tiêu thụ trong hoạt động nhập khẩu.
Hiệu quả của giải pháp: Giảm thiểu chi phí giúp công ty tăng được lợi nhuận, tăng tỷ suất lợi nhuận theo chi phí phục vụ cho hoạt động nhập khẩu, từ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh.
3.3.1.4 Mở rộng các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động nhập khẩu của Công ty là nguồn vốn lưu động. Do đó, để nâng cao được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì công ty phải đổi mới, mở rộng hình thức huy động vốn nhằm lảm giảm chi phí vốn và tăng mức độ tự chủ trong kinh doanh.
Thứ nhất : Công ty có thể hạn chế việc huy động vốn từ các ngân hàng và phải chịu lãi cao nên làm tăng chi phí sử dụng vốn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, Công ty có thể mở rộng hình thức huy động vốn trong nội bộ Tập đoàn, các đơn vị liên doanh, liên kết…điều này sẽ giúp Công ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn.
Thứ hai : Công ty cũng cần tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng để được hưởng các ưu đãi của ngân hàng như hỗ trợ tín dụng trong hoạt động nhập khẩu, mở L/C, thanh toán, các thủ tục vay tiền…tạo khả năng vay vốn phục vụ cho hoạt đông kinh doanh của Công ty.
Thứ ba : việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, đặc biệt là nguồn vốn lưu động thì Công ty cần có biện pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ thép nhập khẩu làm tăng nhanh số vòng quay của vốn lưu động và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Bên cạnh đó thực hiện các giao dịch nhập khẩu, Công ty cần lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp, an toàn, tránh ứ đọng vốn và phải có kế hoạch kinh doanh nhập khẩu hợp lý khi thực hiện các giao dịch, giảm mức khấu hao và chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm nhập khẩu, từ đó một đồng vốn của Công ty sẽ tạo được nhiều đồng lợi nhuận hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
3.3.1.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Công ty cần có biện pháp nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên trong Công ty để có thể khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lao động hiện tại của doanh nghiệp. Công ty cần tập trung vào một số biện pháp sau :
Thứ nhất : Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với Công ty bằng các chính sách như : đầu tư cho đào tạo, xây dựng chế độ tiền lương, tiền thưởng theo hướng khuyến khích người lao động cho những người có đóng góp tích cực cho sự phát triển của Công ty.
Thư hai : Công ty nên có chính sách cử người lao động đi học tập ở nước ngoài, hoặc mời các chuyên gia đào tạo cho cán bộ, nhân viên những buổi học bồi dưỡng nghiệp vụ. Công ty nên khuyến khích cán bộ nhân viên theo học các khoá học ngắn hạn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên để tham gia hiệu quả hơn trong quá trình đàm phán với các đối tác nước ngoài.
Hiệu quả của giải pháp: Công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nâng cao được trình độ, kỹ năng làm việc, do đó người lao động sẽ làm việc tốt hơn đóng góp cho sự phát triển của công ty trong dài hạn. Hơn nữa giải pháp này còn tạo ra sự gắn bó giữa người lao động và công ty, hạn chế tình trạng người bỏ việc gây lãng phí cho công ty về thời gian và chi phí đào tạo.
3.3.2 Một số kiến nghị
3.3.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước
+ Hỗ trợ cung cấp thông tin
Hiện có quá nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu khiến cho hoạt động nhập khẩu khó kiểm soát và tạo ra những tiêu cực trong hoạt động nhập khẩu là tạo ra các khe hở cho doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế, khai man hàng hoá thậm chí còn nhập khẩu kèm theo điều kiện làm mỗi năm thất thoát hàng chục tỷ đồng của nhà nước. Vì vậy, nhà nước nên xây dựng một hệ thống thông tin về thị trường trong nước và quốc tế để hỗ trợ cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp theo sát được biến động của thị trưòng thế giới. Cần phải mở rộng thêm nhiều văn phòng đại diện cho hoạt động thương mại ở nước ngoài nhất là các trung tâm kinh tế như Mỹ, Nhật, Tây Âu và các trung tâm kinh tế mới như Trung Quốc, Ấn Độ,..
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, cảng biển
Trong lĩnh vực thương mại quốc tế ở Việt Nam, quá trình giao nhận đa phần ở cảng biển, cảng sông. Tuy nhiên, hệ thống cảng biển, cảng sông vẫn còn yếu kém, chưa thể phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nhà nước nên có biện pháp xây dựng và cải tạo các cảng biển, cảng sông hơn nữa để thuận lợi cho các hoạt động nhận và dỡ hàng của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế.
+ Cải thiện thủ tục hành chính
Nhà nước cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý xuất nhập khẩu mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện cơ chế xuất nhập khẩu. Hiện nay nhà nước đã cho phép gửi email kê khai hàng hoá nhập khẩu, song chưa hoàn thiện. Các doanh nghiệp vẫn phải đến tận nơi để khai báo hải quan, tốn nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt cần hoàn thiện hơn nữa thủ tục hải quan, cần lành mạnh hoá công tác này, cần có một đội ngũ chuyên viên giỏi và hiểu biết tường tận về nghiệp vụ chuyên môn, có thể đánh giá kỹ lưỡng, nhanh chóng các chủng loại hàng hoá nhập khẩu, giá tính thuế và mã số tính thuế,…Ngoài ra, cũng cần phải qua tâm thích đáng đến thái độ và tư cách của một số cán bộ, nhân viên hải quan do thái độ cửa quyền, gây khó khăn cho người đi làm thủ tục hải quan.
+ Chính sách quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái
Chính sách quản lý ngoại tệ và chính sách kiếm soát tỷ giá của Chính phủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động nhập khẩu của Công ty, khiến cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc huy động ngoại tệ phục vụ các nghiệp vụ thanh toán các hợp đồng nhập khẩu. Chính phủ nên có các chính sách thông thoáng hơn trong việc quản lý ngoại tệ để hoạt động nhập khẩu của Công ty được thuận tiện, dễ dàng hơn.
- Xem xét lại mức thuế với mặt hàng thép cán nguội
Nhà nước đã nâng cao mức thuế nhập khẩu hàng hoá trong nước sản xuất được để bảo hộ hàng hoá trong nước song ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động nhập khẩu của Công ty. Đề nghị xem xét lại mức thuế đối với mặt hàng thép cán nguội do bản thân giá của mặt hàng này luôn ở mức rất cao cộng với 7% thuế nhập khẩu, 5% VAT thì quá chênh lệch với giá các doanh nghiệp trong nước khó có thể chấp nhận được.
Xem xét lại luật bảo vệ môi trường
Nhà nước cần xem xét lại luật bảo vệ môi trường do có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực nhập khẩu phế liệu.
Ngày 1/7/2006, theo quy định tại khoản 2 điều 43 luật môi trường, chỉ có đơn vị trực tiếp sản xuất thép mới được nhập khẩu thép phế liệu, các Công ty thương mại không được phép nhập khẩu. Một số lượng thép phế do các Công ty thương mại nhập khẩu cho các công ty luyện thép theo hợp đồng mua bán đã không được thông quan. Đây là điều bất hợp lý vì các Công ty sản xuất thép thường tập trung sản xuất nên không có đủ mạng lưới ở các nước để tìm ra nguồn thép phế, không đủ ngoại tệ để nhập khẩu, không có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn xuất nhập khẩu và vận tải như Công ty thương mại.
- Nhà nước cần nhanh chóng ra thông tư hướng dẫn thi hành luật môi trường một cách chi tiết, rõ ràng và minh bạch, phù hợp với tập quán thương mại của các nước, cụ thể là cho các công ty thương mại nhập khẩu nguyên liệu thép phế khi có các hợp đồng kinh tế cung cấp cho các cơ sở luyện thép đủ điều kiện như luật môi trường quy định. Các quy định liên quan cần được tổ chức hội thảo, lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các Công ty trong ngành trước khi ban hành để đảm bảo được thực hiện nghiêm túc, tránh tình trạng vận dụng thực thi không đúng, phát sinh tiêu cực tham nhũng, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đi ngược lại xu thế hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới
3.3.2.2 Kiến nghị với các cơ quan hữu quan
Do đặc thù của quy trình nhập khẩu là làm việc trực tiếp với các chi cục hải quan trong cả nước nên em xin đưa ra một số các kiến nghị từ những phát sinh trong quá trình khai báo hải quan như sau:
Cơ quan hải quan nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gửi tờ khai hải quan và các chứng từ khác thông qua mạng thông tin điện tử, email để tiến hành nhanh chóng các công việc kiểm tra tờ khai, kiểm tra hàng hoá, tính thuế và giải phóng hàng hoá cho doanh nghiệp. Sau đó, cơ quan hải quan gửi thông báo thuế tới doanh nghiệp cũng qua email để doanh nghiệp nộp thuế tại kho bạc nhà nước. Hiện do hàng hoá của Công ty là nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc nên chứng từ gốc luôn đến sau hàng hoá, Công ty luôn phải làm công văn xin nợ chứng từ. Nếu được chấp nhận chứng từ gửi qua email, Công ty có thể đề nghị phía người bán nước ngoài scan chứng từ gốc gửi hải quan, tiết kiệm thời gian và công sức. Bên cạnh đó, cũng giảm được thái độ cửa quyền của một số cán bộ hải quan, tránh tình trạng hàng hoá được đi “cửa sau” nếu phẩm chất, quy cách không đúng như tờ khai hải quan, lậu thuế và trốn thuế
KẾT LUẬN
Trong thời kỳ Việt Nam đã ra nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) như hiện nay, các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như các hàng hoá ngoại nhập do các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ngày dần được dỡ bỏ. Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, đề tài của em “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát ” đã phân tích tình hình hoạt động của Công ty thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, đưa ra các phân tích, đánh giá đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
Do những hạn chế về nhận thức cũng như về thời gian thực tập tại Công ty chưa nhiều nên có thể đề tài của em chưa thực sự đưa ra được những giải pháp mang tính trọng tâm và phần nào còn mang tính lý thuyết. Nhưng đề tài là kết quả của quá trình nỗ lực thực hành và nghiên cứu hơn ba tháng tại Công ty trong thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TH.S. Nguyễn Thị Thanh Hà và anh, chị trong phòng Vật tư - Xuất nhập khẩu cũng như một số phòng liên quan đã giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo thực tập này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, PGS.TS. Nguyễn Thị Hường (2004), Giáo trình “ Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI ”, tập 2, Nhà Xuất Bản Thống Kê
2, Phan Thị Thanh Tâm ( 2007) “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng ”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
3, Mai Quốc Nhật ( 2006 ), “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép của Tổng công ty Thép Việt Nam”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội
4, Trần Ngọc Khoái (2007), “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty Cổ phần Kim Khí Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
5, Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát 3 năm 2005-2007
6, Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát 3 năm 2005-2007
7, Báo cáo của phòng vật tư- xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát về hoạt động nhập khẩu.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26369.doc