Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sau cổ phần hoá tại Công ty Cổ phần Cơ điện và xây dựng

Cổ phần hoá đã có những tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Công ty cổ phần ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế. Đó là nó đã xác định rõ được quyền sở hữu của chủ thể, trách nhiệm của các cổ đông đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Từ đó hạn chế được tình trạng thất thoát vốn trong các doanh nghiệp nhà nước trước đây, hay tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Người lao động nhận thức được vai trò của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Họ nhiệt tình trong công việc, làm hết khả năng của mình. Do vậy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đựoc nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đạt được, các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đó là việc tiếp cận các nguồn lực như vốn, thị trường trong nước và thế giới còn nhiều biến động Do đó cần phải có những biện pháp tích cực từ cả hai phía đó là doanh nghiệp và nhà nước để doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình sau cổ phần hoá. Có như vậy thì các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và phát triển không ngừng, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

doc55 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sau cổ phần hoá tại Công ty Cổ phần Cơ điện và xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập trên cơ sở doanh nghiệp nhà nước. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau : 2.1.3. Đặc điểm về lao động của công ty Cơ cấu về trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên Bảng 1: Bảng cơ cấu cán bộ công nhân viên năm 2005 Chỉ tiêu ĐH CĐ - TC CN Bậc 6/7 VÀ 7/7 CN Bậc 3/7-5/7 Tổng số Số lượng (người) 96 30 50 474 650 Tỷ trọng (%) 14.77 4.62 7.69 72.92 100 Qua bảng cơ cấu số lượng cán bộ công nhân viên của công ty ta thấy số người có trình độ đại học là 96 người chiếm 14,77% đây chủ yếu là các cán bộ chủ chốt trong công ty. Số lượng công nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp là 30 người chiếm 4.62%. Đây là số lao động thường xuyên và không thường xuyên của công ty. Số lượng công nhân bậc 3/7 đến 5/7 là 474 người chiếm 72.92 % đây là đội ngũ lao động chính của công ty. Công ty đang thực hiện nhiều biện pháp nâng cao trình độ cho công nhân viên. cụ thể là: + Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực + Đào tạo nguồn nhân lực chưa có chuyên môn + Nâng cao trình độ của đội ngũ lao động trực tiếp, đảm bảo tinh thông nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 2.2.1. Đặc điểm ngành nghề hoạt động của Công Ty: một số lĩnh vực kinh doanh mà công ty đảm nhận; - Công nghiệp sản xuất thiết bị, phụ tùng máy Nông nghiệp - Xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, Giao thông vận tải, dân dụng - Công nghiệp khác: Chế tạo sửa chũa lắp đặt Cơ điện, các thiết bị phục vụ thuỷ lợi, nông nghiệp phát triển nông thôn. Nhận thầu phần cơ điện và xây dựng vỏ bao che công trình, công trình công nghiệp, công trình hạ thế, chế biến nông lâm sản, thuỷ lợi và nông nghiệp - Kinh doanh, thương mại xuất nhập khẩu - Kinh doanh bất động sản - Kinh doanh, bán buôn bán lẻ, Lương thực, thực phẩm nông, lâm sản - Sản xuất, thiết kế thiết bị máy móc, cấu kiện cho các công trình thuỷ lợi 2.2.2. Đặc điểm về vốn của công ty Nguồn vốn của công ty được hình thành từ nhiều nguồn. Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ vốn góp của các cổ đông bằng cách bán cổ phần của Công ty. Nguồn vốn của Công ty cũng bao gồm các quỹ như : Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. Nguồn vốn của Công ty cũng có thể vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng, quỹ góp vốn liên doanh. Đặc biệt nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng qua các năm. Nguồn vốn tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn của Công ty thay đổi về quy mô và cơ cấu qua các năm .Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm ta thấy; nguồn vốn của doanh nghiệp không ngừng tăng. Tổng nguồn vốn năm 2005 so với năm 2004 tăng 41,8%. Năm 2006 tổng nguồn vốn của công ty tăn 38.75% so với năm 2005 và tăng 96,74% so với năm 2004. Trong đó vốn cố định năm 2005 tăng 79,3% so với năm 2004, năm 2006 vốn cố định tăng 83,96% so với năm 2005 và tăng 229,83% so với năm 2004. Vốn lưu động của công ty không ngừng tăng qua các năm. So với năm 2004 năm 2005 nguồn vốn lưu động tăng 30,47%, năm 2006 tăng 20% so với năm 2005 và tăng 56,56% so với năm 2004. Như vậy ta thấy sau cổ phần hoá Nguồn vốn của công ty lớn hơn so với trước khi thực hiện cổ phần hoá. Nguồn vốn kinh tăng cao sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Mặt khác giải quyết được vấn đề tiền lương đối với người lao động Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty cơ điện và xây dựng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Biến động (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền ( đồng ) Tỷ trọng (%) Số tiền ( đồng ) Tỷ trọng (%) 05/04 06/05 06/04 Tổng số vốn 127,133,282,205 100 180,268,759,496 100 250,123,324,456 100 41.80 38.75 96.74 Vốn cố định 29,479,887,724 23.19 52,856,924,012 29.32 97,234,564,823 38.87 79.30 83.96 229.83 Vốn lưu động 97,653,394,481 76.81 127,411,835,484 70.68 152,888,759,633 61.13 30.47 20.00 56.56 2.2.3. Đặc điểm về hàng hoá của công ty Lĩnh vực kinh doanh của công ty là: Sản xuất, kinh doanh sản phẩm cơ khí nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây lắp công trình thuỷ điện. Do vậy hàng hoá của công ty là máy móc thiết bị phục vụ cho việc xây dựng các công trình thuỷ điện và thuỷ lợi. Hàng hoá của công ty bán ra phụ thuộc vào các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện mà công ty đảm nhận hoặc nhập khẩu sau đó bán cho các doanh nghiệp khác để thu lợi nhuận. Hàng hoá của công ty có vai trò quan đối với sự nghiệp phát triển Nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Nó sẽ giúp cho sự nghiệp công nghiêp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 2.2.4. Nguồn cung ứng: Nguồn cung cấp hàng hoá của công ty có thể do các nhà máy xí nghiệp cơ điện của nhà máy sản xuất ra, phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài về. Nguồn nhập chủ yếu hàng hoá của công ty là từ các nước như: Trung Quốc, Ấn độ…. Ở trong nước một số hàng hoá mà Công ty cần được nhập từ một số công ty trong nước như Công ty Nam Vang, … 2.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải lựa chọn cho mình một thị trường nhất định. Thị trường này phải phù hợp với doanh nghiệp và đảm bảo phù hợp với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Mỗi một thời kỳ doanh nghiệp lại xác định lại thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Thị trường của doanh nghiệp là rất rộng, trên phạm vi cả nước. Đó là các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện mà doanh nghiệp đang tiến hành thi công. Doanh nghiệp thường đấu thầu các dự án có quy mô lớn. Các công trình trọng điểm mà Công ty đang thực hiện - Công trình thuỷ điện Pleikrong Kon Tum - Công trình thuỷ điện Bình Điền- Thừa thiên Huế - Công trình thuỷ điện Hương Điền- Thừa thiên huế - Công trình thuỷ điện Sông Tranh - Quảng Nam - Công trình thuỷ điện SÊ San 4- Gia lai - Công trình thuỷ điện Đồng Nai – 3 Đắc Nông 2.2.5. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty cung cấp thiết bị điện, xây dựng. Do năng lực của công ty bước đầu còn hạn chế do vậy lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn trên thị trường. Tuy nhiên công ty đã lấy uy tín và chất lượng để quảng bá và xây dựng thương hiệu Công ty: tạo cho công ty có chỗ đứng vững chắc và bền vững trên thị trường. hiện trên thị truờngcó các Công ty hoạt động cùng ngành nghề như . 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây 2.3.1. Tình hình hoạt động của công ty trước khi cổ phần hoá Công ty Cơ Điện –NN& Thuỷ Lợi Hà Nội là doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Tổng Công ty Cơ Điện XD- NN& TL được giao nhiệm vụ là sản xuất, kinh doanh sản phẩm cơ khí nông nghiệp và phát triển nông thôn; xây lắp công trình thuỷ điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội và trên toàn quốc. Trong điều kiện kinh tế thị trường Công ty đa chủ động chuyển đổi đa dạng hoá các mặt hàng và hướng kinh doanh mới cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Công ty đã chủ động tìm khách hàng, chủ động ký kết các hợp đồng mua bán phụ tùng máy nông nghiệp. Trong những năm qua Công ty đã kí kết được nhiều hợp đồng mua bán máy móc thiết bị dây truyền chế biến café, mày tẽ ngô.Ba năm từ 2003 đến 2005 Công ty mua vào và bán ra một lượng hàng hoá như sau Bảng 3 Kết quả kinh doanh của đơn vị sản xuất cơ khí TT Tên vật tư hàng hoá Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Biến Động +/- % 2004/2003 2005/2004 1 Bình bơm thuốc trừ sâu Chiếc 7513 8456 4567 12.55 -45.99 2 Phụ tùng máy Nông nghiệp Cái 234 789 123 237.18 -84.41 3 Máy tẽ ngô Chiếc 1524 1035 567 -32.09 -45.22 4 Dây truyền chế biến Cà Phê triệu đồng 234 456 123 94.87 -73.03 5 Gia công, sửa chữa máy móc thiết bị triệu đồng 345 423 547 22.61 29.31 Qua bảng số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Qua 3 năm do nhu cầu của thị trường về Bình bơm thuốc trừ sâu do vậy trong lĩnh vực kinh doanh bình bơm có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2005 so với năm 2004 giảm mạnh 45,99 %. Qua bảng trên lĩnh vực gia công sửa chữa máy móc thiết bị liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2004 tăng 22.51 % so với năm 2003. Đặc biệt năm 2005 tăng 29.31% so với năm 2003. Đây là lĩnh vực đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty Trong những năm qua doanh nghiệp đã thực hiện đầu thầu nhiều hợp đồng có quy mô lớn, giá trị hợp đồng cao, với đòi hỏi công nghệ hiện đại, vốn lớn. Các hợp đồng mà doanh nghiệp thực hiện trong những năm qua được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4 Danh sách các hợp đồng ĐVT:1.000.000 VN Tên Công Trình Tổng giá trị gói thầu Giá trị nhà thầu thực hiện Khởi Công Hoàn thành Di chuyển nhà máy đường Linh Cảm, Xây dựng nhà máy đường Trà Vinh 25.557 25.557 10/2000 3/2001 Xây dựng đê bao, các thiết bị trạm bơm vùng nguyên liệu mía đường Hiệp Hoà Long An 5.100 5.100 2001 2002 Chế tạo lắp đặt các thiết bị chế biến Cà Phê Nghệ An 832 832 2001 2002 Gia công chế tạo lắp đặt hệ thống phụ và kết cấu thép đầu mối trạm bơm Linh Cảm- Hà Tĩnh 1.331 1.331 2001 2002 Sủa chữa lắp đặt máy bơm nước 20 PB – 60 và gia công lắp đặt hệ thống kết cấu thép các trạm bơm nam Nghệ An 1.200 1.200 2001 2002 Qua bảng số liệu về một số hợp đồng trên cho ta thấy được hầu hết các hợp đồng mà công ty ty thực hiện đều với quy mô lớn. Thời gian hoàn thành công việc nhanh. Tháng 10/2000 khởi công xây dựng nhà máy đường Trà Vinh với giá trị hợp đồng 25.557 triệu đồng. Đây là hợp đồng đem lại lợi nhuận lớn cho Công ty. Những hợp đồng lớn trên đều được công ty hoàn thành đúng kế hoạch, đem lại không những uy tín của Công ty trên thương trường mà còn đem lại cho doanh nghiệp nhiều việc làm và đem lại nguồn thu lớn cho công ty. Hy vọng ttrong thời gian tới doanh nghiệp tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình. Bảng 5: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi cổ phần hoá Đơn vị tính: Đồng TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Biến động(+/- % ) 04/03 05/04 05/03 1 Doanh thu 98,068,234,231 103,708,711,078 125,996,707,087 5.75 21.49 28.48 2 Giá vốn hàng bán 89,923,345,431 100,200,780,371 121,435,291,241 11.43 21.19 35.04 3 Lãi gộp 2,968,023,213 3,507,930,707 4,561,415,846 18.19 30.03 53.69 4 Lợi nhuận thuần 1,123,321,456 1,393,034,699 1,799,325,090 24.01 29.16 60.18 5 Lợi nhuận trước thuế 52,324,678 66,370,354 119,333,969 26.84 79.80 128.06 6 Lợi nhuận sau thuế 52,324,678 66,370,354 119,333,969 26.84 79.80 128.06 7 Các khoản nộp ngân sách 1,123,234,670 1,126,682,476 1,240,972,241 0.31 10.14 10.48 8 Thu nhập bình quân 1,236,569 1,247,068 1,833,022 0.85 46.98 46.99 Chúng ta hãy xem kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm này của Công ty + Doanh thu từ bán hàng hoá và dịch vụ của Công ty không ngừng tăng qua 3 năm: Năm 2004 tăng 5,75% so với năm 2003, năm 2005 tăng 21,49% so với năm 2003 và tăng 35,04 % so với năm 2003. Đó là Công ty đã thực hiện một số hợp đồng có quy mô lớn và giá trị hợp đồng cao + Lợi nhuận thuần của Công ty năm 2004 tăng 24,01% so với năm 2003, năm 2005 lợi nhuận tăng 29,36% so với năm 2004 và tăng 60,18% so với năm 2003. + Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2004 tăng 26,84% so với năm 2003, Năm 2005 lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng 79,8% so với năm 2004 và tăng 128,25% so với năm 2003. + Thu nhập bình quân của người lao động hàng tháng năm sau cao hơn năm trước cụ thể là năm 2004 thu nhập bình quân tăng 0,85%, năm 2005 tăng 46,98% so với năm 2004 và tăng 46,99% so với năm 2003. Qua đó ta thấy rằng Công ty đã giải quyết tốt thu nhập của người lao động, giúp họ yên tâm lao động. Tuy nhiên mức thu nhập còn thấp nên chưa thu hút được người lao động có chuyên môn cao, hay giữ những công nhân lành nghề ở lại Công ty + Các khoản nộp ngân sách tăng dần qua các năm ; năm 2004 tăng 0,31%so với năm 2003, năm 2005 tăng 10,14% so với năm 2004 và tăng 10,48% so với năm 2003. Như vậy hàng năng Công ty đã nộp ngân sách nhà nứơc một khoản tương đối lớn và tăng dần qua các năm 2.3.2. Tình hình hoạt động của Công ty sau cổ phần hoá Năm 2006 Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình cổ phần hoá, với tiêu chí là hoạt động đa dạng, trên nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới, thực hiện đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, với công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất Bảng 6.kết quả sản xuất kinh doanh từ khi Cổ phần hoá đến nay. Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Trước CPH Sau CPH Biến động (+/- %) Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 1.Doanh thu 103,708,711,078 125,996,707,087 191,170,000,000 21.49 51.73 2.Giá vốn 100,200,780,371 121,435,291,241 182,135,421,156 21.19 49.99 3.Lợi nhuận gộp 3,507,930,707 4,561,415,846 9,034,578,844 30.03 98.07 4.Doanh thu HĐTC 45,729,256 395,266,302 563,234,678 764.36 42.49 5.Chi phí tài chính 1,410,896,874 1,781,288,397 2,345,768,900 26.25 31.69 6.Chi phí bán hàng 533,304,389 361,036,241 345,123,567 -32.30 -4.41 7. Chi phí QLDN 1,581,591,619 2,041,054,515 3,234,567,236 29.05 58.48 8. Lợi nhuận thuần 1,393,034,699 1,799,325,090 3,672,353,819 29.17 104.10 9. Thu nhập khác 278,344,854 996,283,449 1,345,674,456 257.93 35.07 11.Chi phí khác 239,841,581 1,290,252,475 2,445,789,098 437.96 89.56 11.Lợi nhuận khác 38,503,273 -293,969,026 -1,100,114,642 -863.49 274.23 12.Lợi nhuận trước thuế 66,370,354 119,333,969 789,704,955 79.80 561.76 13.Lợi nhuận sau thuế 66,370,354 119,333,969 568,587,568 79.80 376.47 nhiều hạng mục công trình thuỷ điện, nhanh chóng đưa trình độ xây dựng của Công ty ngang tầm các đơn vị chuyên ngành xây dựng.qua bảng số liệu tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hoá ta thấy như sau; + Qua bảng 6 ta thấy doanh thu của năm 2006 cao hơn rất nhiều so với hai năm 2004,2005 cụ thể như sau; Năm 2005 doanh thu của công ty tăng 21,49% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu của Công ty đã tăng lên 51,73% so với năm 2005. Như vậy sau cổ phần hoá doanh nghiệp đã tăng doanh thu. + Do doanh nghiệp đã thực hiện một số hợp đồng lớn do vậy lợi nhuận gộp của Công ty tăng dần qua các năm: Năm 2005 lợi nhuận gộp tăng 30,03% so với 2004, năm 2006 lợi nhuận đã tăng lên 98,07 % so với năm 2005. Như vậy sau cổ phần hoá lợi nhuận của doanh nghiệp đã tăng thêm một cách rõ ràng. + Mặc dù vậy chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng dần qua các năm cụ thể như sau năm 2005 chi phí tài chính tăng 26,25% so với năm 2004, năm 2006 tăng 31,69% so với năm 2005. Chi phí tài chính tăng trong những năm gần đây gây rất nhiều khó khăn cho doanh nhiệp. Chi phí tăng lên là do Công ty phải trả một khoản lãi vay ngân hàng tương đối lớn. Mặt khác do ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đồng tiền thanh toán do vậy ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồng tiền thanh toán. Bên cạnh chi phí tài chính tăng cao, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng cao cụ thể như sau: năm 2005 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 29,05%so với năm 2004, năm 2006 tăng 58,48 % so với năm 2005. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cộng với chí phí tài chính tăng làm cho lợi nhuận thuần bị âm. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên điều này chứng tỏ việc quản lý công ty vẫn chưa có hiệu quả, bộ máy quản lý công kềnh, chồng chéo không phát huy được hết sở trường của từng người. Ngược lại chi phí bán hàng của doanh nghiệp lại giảm, điều này cho thấy hàng hoá của công ty bán không được chạy lắm, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù vậy do công ty thực hiện một số công trình nhà nứơc giao có quy mô lớn và doanh nghịêp thực hiện tốt do vậy lợi nhuận của toàn công ty tăn lên qua các năm cụ thể; năm 2005 lợi nhuận sau thuế tăng 79,8%, đến năm 2006 lợi nhuận tăng 376,47% so với năm 2005. Thu nhập bình quân 1lao động 1tháng có xu hướng tăng điều này tác động rất lớn tới tâm lý người lao động. Họ yên tâm làm việc, cống hiến hết khả năng của họ cho sự nghiệp phát triển chung của công ty. Qua bảng phân tích trên ta thấy mặc dù lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao. Nhưng về hiệu quả kinh doanh chưa được hiệu quả lắm. Cụ thể chi phí còn lớn, ảnh hướng nhiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nói tóm lại, sau một năm hoạt động theo mô hình cổ phần hoá doanh nghiệp đã đạt được một số thành quả nhất định, bên cạnh đó doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn khi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp mới. 2.3.3. Xác định hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm 2.3.3.1.Chỉ tiêu tổng hợp Qua bảng số 7 cho ta thấy: + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh( Dvkd) tăng dần qua các năm: Năm 2004 tỷ lệ này là 0,468% điều này có nghĩa là cứ mỗi 100 đồng vốn kinh doanh được sử dụng sẽ đem lại 0,468 đồng lợi nhuận, đến năm 2005 tỷ suất này là 0,522% tăng 11,6% so với năm 2004. Đến năm 2006 tỷ suất này là 1,646% tăng 215,1% so với năm 2005 và tăng 251,6% so với năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lãi vay của doanh nghiệp sau cổ phần hoá là rất lớn. Như vậy chỉ tiêu này ngày càng tăng chứng tỏ sau cổ phần hoá doanh nghiệp đã sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hơn. Bảng 7: Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị Trước CPH Sau CPH Biến Động( +/- %) 2004 2005 2006 05/04 06/05 06/04 1 Lợi nhuận ròng Đồng 66,370,354 119,333,969 501,000,000 79.8 319.8 654.9 2 Chi phí lãi vay Đồng 1,410,896,874 1,781,288,397 2,134,546,321 26.3 19.8 51.3 3 Tổng doanh thu Đồng 103,708,711,078 125,996,707,087 368,034,000,000 21.5 192.1 254.9 4 Tổng chi phí Đồng 103,642,340,724 125,877,373,118 367,533,000,000 21.5 192.0 254.6 5 Tổng vốn kinh doanh Đồng 14178300510 22,846,400,001 30,435,567,890 61.1 33.2 114.7 6 Nguồn vốn CSH Đồng 16171372372 23,061,016,485 17,963,000,000 42.6 -22.1 11.1 7 Dvkd % 0.468 0.522 1.646 11.6 215.1 251.6 8 Dcp % 0.064 0.095 0.136 48.0 43.8 112.9 9 DTR % 0.064 0.095 0.136 48 43.7 112.7 Nguồn: tính toán thông qua số liệu từ phòng kế toán tổng hợp. + Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí( CCP) Năm 2004 tỷ suất này là 0,064 điều này có nghĩa cứ 100 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 0,064% đồng lợi nhuận, năm tăng 48% so với năm 2004, năm 2006 tỷ suất này tăng 53,7% so với năm 2005, tăng 112,3% so với năm 2004.năm 2006 tỷ suất này là 0,136% tăng 43,8% so với năm 2005 và tăng 112,9% so với năm 2004. Điều này chứng tỏ sau cổ phần hoá doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Tuy nhiên hiệu quả này còn rất thấp. Vấn đề này đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích chi phi rõ ràng, giảm các khoản chi phí không cần thiết. + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( DDT) năm 2004 là 0,064% điều này có nghĩa cứ mỗi 100 đồng doanh thu thì thu được 0,064 đồng lợi nhuận, năm 2005 tỷ suất này là 0,095 tăng 48% so với năm 2004. Đến năm 2006 tỷ suất này là 0,136% tăng 43,7% so với năm 2005 và tăng 112,3% so với năm 2004. Như vậy sau cổ phần hoá Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên tỷ suất này còn thấp. vì vậy doanh nghiệp cần có giải pháp tăng lợi nhuận. Như vậy qua phân tích ở trên ta thấy rằng sau cổ phần hoá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp đều tăng lên chứng tỏ Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên các chỉ tiêu này còn thấp, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí. 2.3.3.1. Chỉ tiêu bộ phận Qua bảng số 8 cho ta thấy: + Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh (NVKD) năm 2004 là 7 vòng, đến năm 2005 quay được 6 vòng gỉam 24,4% so với năm 2004. năm 2006 quay được 12 vòng tăng 119,26% so với năm 2005 và tăng 65,316%b so với năm 2004 + Mức sinh lời một lao động năm 2004 là 101192 đồng 1 lao động. Năm 2005 là 286173 đồng 1 lao động. Năm 2006 là 835000 đồng 1 lao động. Bảng 8: Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh bộ phận của công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị Trước CPH Sau CPH Biến động(+/- %) Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 05/04 06/05 06/04 1 TSCĐ Đồng 22,900,562,661 48,721,515,913 55,123,432,547 112.75 13.14 140.71 2 TSLĐ Đồng 97,653,394,481 127,411,835,484 156,678,321,543 30.474 22.97 60.443 3 Số lao động Người 637 417 600 -34.54 43.885 -5.808 4 Tổng quỹ lương Đồng 5,244,395,828 8,359,585,139 13,150,000,000 59.4 57.304 150.74 5 Lợi nhuận ròng Đồng 66,370,354 119,333,969 501,000,000 79.8 319.83 654.86 6 Tổng doanh thu Đồng 103,708,711,078 125,996,707,087 368,034,000,000 21.491 192.1 254.87 7 Tổng vốn kinh doanh Đồng 14178300510 22,846,400,001 30,435,567,890 61.136 33.218 114.66 8 NVKD Vòng 7 6 12 -24.6 119.26 65.316 9 ML Nghìn đ/LĐ 104192 286173 835000 174.66 191.78 701.4 10 HW % 1.266 1.428 3.810 12.798 166.89 201.05 Nguồn : Kết quả tính toán thông qua số liệu phòng kế toán tổng hợp + Hiệu suất tiền lương của năm 2004 là 1,266% tức là cứ 100 đồng tiền lương bỏ ra sẽ thu được 1,266 đồng lợi nhuận. năm 2005 là 1,428% tăng 12,789% so với năm 2004. đến năm 2006 là 3,810 % tăng 166,89% so với năm 2005 và tăng 201,05% so với năm 2003. hiệu suất tiền lương tăng có nghĩa là Công ty đã sủ dụng quỹ tiền lương có hiệu quả hơn Từ những phân tích trên thấy hiệu quả kinh doanh bộ phận của doanh nghiệp không ngừng tăng qua các năm. Tuy vậy mức tăng đó vẫn chưa cao. số vòng quay của vốn kinh doanh có tăng nhưng chưa cao. Hy vọng trong thời gian tới Công ty sẽ tăng được số vòng quay của vốn và các chỉ tiêu bộ phận trên đều tăng 2.4. Nhận xét chung về kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty 2.4.1. Ưu điểm Công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng là một doanh nghiệp có bề dày trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp nông thôn. Bán buôn bán lẻ các thiết bị phục vụ cho việc sủa chữa máy móc thiết bị nông nghiệp. Hiện nay Công ty đang ngày càng khảng định vị thế của mình trên thị trường. Trong công cuộc đổi mới Công ty đã có những bước chuyển phù hợp thích ứng với cơ chế thị trường, giữ vững sự ổn định và phát triển. + Nội bộ công ty đoàn kết, luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Đặc biệt dưới sự chỉ đạo của đảng uỷ và tổ chức công đoàn + Sau cổ phần hoá Công ty có nguồn vốn lớn hơn. Điều này rất thuận lợi cho công ty huy động và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Giúp công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn để đấu thầu các công trình có quy mô lớn mang tính chiến lược mà nhà nước giao cho. + Công ty có quỹ đất do nhà nứơc cho thuê. Điều này rất thuận lợi cho công ty đặt trụ sở làm việc. Tạo điều kiện cho công ty có cơ sở vật chất thuận lợi đẻ tổ chức hoạt động kinh doanh. + Tổ chức bộ máy gọn nhẹ hơn. điều này làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty giảm +Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty đều tăng. Các chỉ tiêu phản ánh kinh doanh tổng hợp và bộ phận của công ty đều tăng, điều này cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả hơn trước. Cụ thể như: Công ty sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả hơn, tài sản cố định, tài sản lưu động, lao động quỹ tiền lương, có hiệu quả hơn trước + Ho¹t ®éng kinh doanh th­¬ng m¹i & XNK Trung t©m ®· cã nh÷ng b­íc ph¸t triÓn v­ît bËc, më réng c¸c mèi quan hÖ víi c¸c ®èi t¸c trong vµ ngoµi n­íc. HiÖn nay Trung t©m ®· thiÕt lËp ®­îc c¸c mèi quan hÖ th­¬ng m¹i tèt víi mét sè nhµ cung cÊp vËt t­: thÐp tÊm, thÐp inox vµ c¸c h·ng cung cÊp c¸c lo¹i m¸y mãc thiÕt bÞ vµ vËt t­ kh¸c cña c¸c n­íc nh­: Trung quèc, §µi loan, Hµn Quèc, NhËt, §øc, Italia..., ®ång thêi Trung t©m còng ®· x¸c lËp ®­îc c¸c mèi quan hÖ víi c¸c b¹n hµng lín trong n­íc nh­ C«ng ty èng thÐp Hoµ Ph¸t, C«ng ty TNHH Nam Vang, C«ng ty Inox Hoµ B×nh, C«ng ty CP ThÐp ViÖt NhËt, ®©y lµ ®iÒu kiÖn thuËn lîi rÊt lín mang l¹i cho Trung t©m nguån doanh thu lín tõ 40 – 80 tû ®ång vµ lîi nhuËn æn ®Þnh hµng n¨m nÕu ph¸t huy hÕt kh¶ n¨ng. 2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân * Tồn tại Bên cạnh những ưu điểm công ty còn tồn tại một số nhựơc điểm sau: + Nguồn vốn của công ty còn nhỏ. Nguån vèn vay ng©n hµng bÞ h¹n chÕ dÉn ®Õn nhiÒu hîp ®ång kh«ng thùc hiÖn ®­îc vµ viÖc thanh to¸n tiÒn hµng ®Ó thùc hiÖn c¸c hîp ®ång ®· ký gÆp nhiÒu khã kh¨n ®· ¶nh h­ëng ®Õn uy tÝn, hiÖu qu¶ kinh doanh cña Trung t©m vµ C«ng ty. + Nh÷ng biÕn ®éng trªn thÞ tr­êng thÕ giíi gi¸ trÞ vËt t­ hµng ho¸, nguyªn liÖu, nhiªn liÖu, l·i suÊt t¨ng cao, ®ång thêi tû gi¸ ngo¹i tÖ ®ång USD, EURO, Yªn NhËt..liªn tôc biÕn ®éng còng lµ nguyªn nh©n Trung t©m th­¬ng m¹i gÆp kh«ng Ýt khã kh¨n trong c¸c nghiÖp vụ kinh doanh nh­ dù b¸o thÞ tr­êng, lùa chän ®ång tiÒn thanh to¸n... + Bộ máy của công ty mặc dù đã tinh giảm nhưng vẫn còn nhiều. Do vậy chi phí quản lý doanh nghiệp còn cao + Tỷ suất lợi nhuân trên chi phí mặc dù sau một năm cổ phần hoá có tăng nhưng chưa hiệu quả trong việc sử dụng các khoản mục chi phí. + Lực lượng lao động của công ty có trình độ chưa cao, do đó khó khăn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp + Một số máy móc thiết bị lạc hậu. Thiết bị đã được đầu tư khá lâu. +Một số khoản vốn bị chiếm dụng do khách hàng và nội bộ từ nhiều năm trứơc + Một số công trình thuỷ lợi sử dụng nguồn vốn ngân sách thanh toán chậm, mà không được thanh toán lãi + Cần tăng cưòng công tác quản lý bổ xung cán bộ kỹ thuật, quản lý kinh tế, thị trường … + Trước tình hình chung các doanh nghiệp nhà nước đang trong giai đoạn chuyển đổi theo mô hình cổ phần hoá. Đồng thời việt nam đang trong giai đoạn hội nhập với các tổ chức thương mại ở khu vực đông nam á và tổ chức thương mại thế giới. Do vậy các chính sách của Nhà Nước liên tục thay đổi, đặc biệt là các biểu thuế xuất nhập khẩu, luật thuế và hải quan đòi hỏi Công ty phải quan tâm, đầu tư theo dõi sát sao, mới đáp ứng được yêu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu. * Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan + Do luật doanh nghiệp và một số văn bản khác chưa đồng bộ, vẫn còn những quy đinh chưa rõ ràng gây khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động sau cổ phần hoá +Do cơ chế ưu đãi về ngân hàng và tín dụng tài chính đầu tư. Nguồn vốn các ngân hàng và tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay còn hạn chế, việc phân biệt đối tượng cho vay vẫn diễn ra đối với một số doanh nghiệp mới cổ phần hoá. + Những vật tư như sắt thép, xăng dầu liên tục thay đổi ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành sản phẩm và giá thành công trình. + Địa bàn hoạt động của các công trường ở xa nhau và xa Công ty nên ít có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn và thiếu thốn. Hầu hết các công trường mà doanh nghiệp đang thi công năm ở những vùng hẻo lánh, thu nhập thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu. + Hoạt động ở lĩnh vực xây dựng cần rất nhiệu vốn, nhưng nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ, nên phải vay ngân hàng, do đó có thời điểm các công trường thiếu vốn, nợ tiền lương công nhân đã ảnh hưởng đến tư tưởng và tinh thần làm việc của người lao động và ảnh hưởng đến tiến độ công trình + Lĩnh vực cơ khí nông nghiệp với máy móc thiết bị cũ, năng suất chất lượng thấp, chưa đủ sức cạnh tranh với nhiều đơn vị cùng nghành nghề. Do vậy các xí nghiệp cơ khí thiếu việc làm, kinh doanh kém hiệu quả, nhất là các đơn vị mới sáp nhập. Dự án cơ khí xuất khẩu với giá trị đầu tư lớn, thiết bị hiện đại nhưng chưa phát huy hiệu quả, không thực hiện được mục tiêu đề ra. + Nhu cầu về sản phẩm cơ khí nông nghiệp có xu hưóng giảm điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, sản phẩm cơ khí doanh nghiệp sản xuất ra không bán được. Hiện nay một số bạn hàng lâu năm của công ty không đặt hàng nữa do vậy ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty.Do vậy các xí nghiệp sản xuất cơ khí thiếu việc làm dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Dẫn đến một số chi nhánh của Công ty hoạt động không có hiệu quả thua lỗ. Như xí nghiệp cơ điện 2 sản luợng đạt 59% kế hoạch, doanh thu đạt 59% kế hoạch là đơn vị hoàn thành kế hoạch thấp nhất công ty. Đây cũng là đơn vị lãnh đạo công ty cần quan tâm giúp đỡ. Nguyên nhân chủ quan + Do trong quá trình thực hiện quá trình cổ phần hóa số lao động trong quản lý còn đông. Điều này ảnh hưởng đến chi phí quản lý doanh nghiệp. Làm chi phí này tăng lên, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp + Mức lương của công ty còn thấp nên chưa thu hút đựơc cán bộ giỏi, công nhân lành nghề. Nhiều cán bộ, công nhân viên gắn bó với nghề lâu năm nhưng do mức lương công ty còn thấp so với sức lực họ bỏ ra. Do vậy họ đi tìm công việc khác lương cao hơn. Dẫn đến nguồn nhân lực của công ty không đáp ứng đựoc yêu cầu công việc đặt ra. +Do Công ty mới chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hoá. Hoạt động theo mô hình cổ phần háo còn gặp rất nhiều khó khăn. Tư duy hoạt động theo mô hình mới chưa đựơc nhận thức một cách đúng đắn. + Công ty vẫn chưa nhanh nhạy trong lĩnh vực kinh doanh. Thiếu hiểu biết về pháp luật kinh doanh dẫn đến doanh nghiệp phải bỏ một khoản tiền lớn để bồi thường hợp đồng. Công ty vẫn chưa có bộ phận nghiên cứu thị truờng quốc tế, chưa nắm bắt đựoc những tác động của nền kinh tế quốc tế đến hoạt động xuất nhập khẩu. +Do nguồn vốn của Công ty là vay ngân hàng do vậy hàng năm phải trả khoản lãi vay lớn. Điều này ảnh hưởng đến chi phí tài chính của công ty, do đó làm lợi nhuận thuần của Công ty thấp. Mặt khác việc sử dụng các khoản chi phí của doanh nghiệp vẫn chưa hiệu quả, nhiều khoản chi phí chưa rõ ràng, sử dụng các khoản chi không đúng mục đích, không cần thiết, điều này rõ ràng làm tăng chi phí của Công ty, dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm. PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG HIỆU QUẢ KINH DOANH SAU CỔ PHẦN HOÁ 3.1. Phương hướng và hoạt động trong thời gian tới của Công ty + Tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm: xây dựng, cơ khí và thương mại dịch vụ + Giữ vững và phát huy các lĩnh vực có thế mạnh: Cơ khí phục vụ chế biến, cơ khí chế tạo phụ tùng cơ khí thuỷ lợi, cơ khí thuỷ công phục vụ xây dựng + Tập trung thi công nhanh, mạnh và quyết liệt các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi với năng suất chất lượng cao và có hiệu quả. Các công trình thuỷ điện đang thi công thuận lợi, kế hoạch thi công đựoc bên A thống nhất, trong mùa khô phải tập trung toàn lực để đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành khối lựơng lớn + Trên cơ sở đất đai, cơ sở trang bị hiện có Công ty tiếp tục sản xuất kinh doanh các ngành nghề đã có. Đồng thời công ty luôn nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng nhanh doanh thu, tăng thu nộp ngân sách nhà nước, tăng lợi nhuận của Công ty và lợi tức cho các cổ đông. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở bảng sau Bảng 9 Bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 TT Chỉ tiêu cơ bản ĐVT Số tiền I Tổng giá trị sản xuất kinh doanh TR.Đ 783.156 1 Giá trị sản lượng công nghiệp TR.Đ 60.011 2 Giá trị sản lượng xây lắp TR.Đ 496.345 3 Giá trị kinh doanh thương mại thực hiện TR.Đ 226.888 II Doanh thu thực hiện nghĩa vụ 2007 TR.Đ 704.84 III Kinh phí quản lý công ty TR.Đ 9.673 IV Vốn chủ sở hữu giao cho đơn vị sử dụng TR.Đ 24 V Lợi nhuận sau thuế TR.Đ 9.457 VI lợi nhuận trả cổ tức TR.Đ 2.88 VII Thu nhập bình quân/tháng/người TR.Đ 1,908 * Phương án sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới sẽ tập trung vào những lĩnh vực sau: Qua các chỉ tiêu đã xây dựng có hai phương án để hội nghị nghiên cứu xem xét và lựa chọn một phương án: Phương án 1: Được xây dựng nhằm xoá lỗ trong 3 năm của các đơn vị sản xuất cơ khí Phương án 2 Được xây dựng từ chỉ tiêu đăng kí của các đơn vị xây dựng phương án này các đơn vị không tự xoá lỗ mà Công ty lấy lợi nhuận sản xuất kinh doanh hàng năm để xoá lỗ cho các đơn vị cơ khí + Phương án sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới tập trung vào 3 mảng chính đó là: - Thương mại và dịch vụ. Sử dụng nguồn vốn hiện có với vốn vay ngân hàng, vốn liên kết, vốn của các cổ đông nắm bắt thời cơ kinh doanh có hiệu quả. Nhiệm vụ kinh doanh thưong mại xuất nhập khẩu đựoc giao cho trung tâm thương mại xuất khẩu của Công ty với nội dung tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị phục vụ cho các ngành sản xuất trong và ngoài Công ty, quan tâm đén nhập khẩu các thiết bị thuộc dự án đầu tư cho Công trình thuỷ điện của Công ty. Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường xuất khẩu để xuất khẩu sản phẩm liên doanh của Công tuy năm 2007. Từng bước mở rông thị trưòng kinh doanh xuất nhập khẩu trên nhiều nước trên thế giới. - Sản xuất Sử dụng nguồn vốn liên doanh liên kết cộng với vốn vay, từng bước thực hiện dự án có hiệu quả cao. Như sản xuất kinh doanh, sửa chữa lắp đặt các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cơ khí dân dụng. Công ty thực hiện các dự án đầu tư có quy mô lớn đem lại nguồn thu và việc làm lớn cho công ty. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước khoảng từ 10 dến 15%. - Về vốn Sử dụng nguồn vốn tự có nguồn vốn vay, liên doanh liên kết. Phát hành thêm cổ phhiếu để thu hút thêm nguồn vốn từ bên ngoài. Về vốn cấp đủ vốn cho các công trưòng hoạt động. Đúng số lượng, đúng thời gian tạo điều kiện cho ban chỉ huy công trường chủ động và điều hành và xử lý các tình huống kịp thời. + Biện pháp thực hiện chi tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh: Với những chi tiêu kế hoạch mà Công ty đặt ra thì các phòng ban trong Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: Tăng cường sự đoàn kết nhất chí trong đảng, trong tập thể lãnh đạo công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên, để tạo thành sức mạnh thống nhất trong mọi hành động và việc làm. Cấp đủ vốn cho các Công trường hoạt động, đúng số lượng, đúng thời gian, tạo điều kiện cho ban chỉ huy công trường chủ động điều hành và xử lý tình huống kịp thời Thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động, không chậm quá 2 tháng. Đây là yếu tố ảnh hưỏng đến tư tưởng và tâm lý người lao động. Mắc ở khâu này gây không ít khó khăn trong công tác điều hành cho người chỉ huy vẩnh hưởng đến năng suất và tiến độ thi công Ban chi đạo quyết tâm chỉ đạo các phòng nghiệp và các đơn vị trực tiếp thi công, để ban hành cơ chế khoán khối lượng, khoán doanh thu, khoán chi phí và các khoản trích nộp. 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh sau cổ phần hoá tại công ty 3.2.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty + Hoàn thiện công tác quản lý của công ty Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức các đơn vị của Công ty một cách hợp lý đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh theo hướng năng động, đồng bộ phát huy tính tích cực của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Hiện tại số lao động của Công ty còn quá đông, chất lượng lao động vẫn chưa cao, chủ yếu là công nhân mới qua đào tạo trung cấp và trung học chuyên nghiệp. Thiếu cán bộ được đào tào qua các trưòng đại học. Công ty phải thường xuyên nghiên cứu, phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hoá, từ đó tìm cách khác phục tháo gỡ. + Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh doanh trong Công ty Tập trung chủ yếu phát triển những mặt hàng chủ lực của công ty và thực hiện đa dạng lĩnh vực đầu tư để giảm rủi ro trong kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong những năm tới Công ty nên chú trọng phát triển những lĩnh vực chủ lực của Công ty là xây dựng, cơ khí phục vụ chế biến, cơ khí chế tạo phụ tùng cơ khí thuỷ lợi, cơ khí thuỷ công phục vụ xây dựng +Quản trị Công ty Công ty từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị Công ty. Công ty xây dựng bộ máy quản trị hợp lý là công việc quan trọng của quản trị kinh doanh để thực thi các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược, các kế hoạch tác nghiệp một cách hữu hiệu. Bộ máy quản trị hợp lý sữ tạo điều kiện áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, khuyến khích và nâng cao tinh thần, độc lập sáng tạo của các nhà quản trị và tập thể người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động. Việc quản trị công ty cần phải đảm bảo các yêu cầu đó là xác định rõ chức năng của từng cấp quản trị, từng bộ phận đơn vị không để tình trạng bỏ sót chức năng không có cấp nào, bộ phận nào, đơn vị nào, cũng như không để tình trạng một chức năng lại giao cho hai ba bộ phận, đơn vị làm. Tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo mâu thuẫn trong thực thi các chức năng. + Nâng cao hiệu quả nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thi trường là xuất phát điểm để đề ra các chiến lược kinh doanh của Công ty. Kết quả của nghiên cứu thị trường là phản ánh được đầy đủ kịp thời những nhu cầu thị trường đối với thị truờng từng sản phẩm nông nghiệp. Việc nghiên cứu phân đoạn thị trưòng sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu biết về những đối tượng mà mình đang tiếp cận và tham gia vào. Thị trưòng từng sản phẩm nông nghiệp luôn luôn biến đổi, phát triển qua từng giai đoạn. Do đó công tác nghiên cứu thị trưòng phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Qua thực tế công tác nghiên cứu thị trường của công ty vẫn chưa đựoc quan tâm thích đáng, hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao. Trong những năm tới để cạnh tranh có hiệu quả trên thương trưòng doanh nghiệp cần đào tạo hay tuyển dụng một số nhân viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, năng động và nhạy bén với những biến đổi của thị trường. Họ phải có khả năng thu thập và xử lý thông tin và dự báo nhu cầu thị trường về các loại hàng hoá để giúp công ty có phương hướng chiến lược về sản phẩm, giá cả và chiến lược phân phối. + Hoàn thiện hệ thống phân phối để mở rộng thị trường. Lưu thông phân phối hàng hoá là khâu kết nối sản xuất với tiêu dùng, nối kết các ngành kinh tế với nhau, các doanh nghiệp với nhau. Trong nền kinh tế thị trường, trình độ xã hội háo ngày càng cao, thị trường ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, hình thành mạng lưới vô cùng phức tạp và rộng lớn thì hoạt động lưu thông phân phối trở nên sôi động với nhiều hình thức kênh phong phú. Chức năng của kênh phân phối là làm cho dòng chảy hàng hoá sản phẩm và hàng hoá dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng được thông suốt, trật tự nhanh chóng, đến đúng địa điểm, thời gian và người nhận với chi phí vận chuyển trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn, tỷ lệ hư hao nhỏ hơn, doanh lợi cao hơn cho toàn kênh và trong mỗi khâu của kênh. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả của kênh phân phối doanh nghiệp có thể dựa vào các căn cứ sau để lựa chọn kênh cho phù hợp với doanh nghiệp. Cần phân tích những đặc điểm của thị trường mục tiêu đã lựa chọn của doanh nghiệp về các mặt: Thị trường mục tiêu tập trung hay mở rộng, mật độ khách hàng day hay thưa. Lượng tiêu thụ hàng háo của doanh nghiệp nhiều hay ít. Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm và quy mô sản xuất của bản thân doanh nhiệp Cần quan sát tìm hiểu các kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh để rút ra kinh nghiệm cải tiến kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Cuối cùng là phụ thuộc vào quy mô sản xuất, loại hình sở hữu và khả năng điều hành, chi phối kênh của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. + Đào tạo và sử dụng lao động có hiệu quả Trong chiến lựơc phát triển lâu dài của mình, Công ty luôn đặt vị trí con người lên hàng đầu. Con người vừa là mục tiêu, lại vừa là động lực cho sự phát triển dài của Công ty. Vì vậy doanh nghiệp muốn sử dụng hợp lý nguồn lao động của mìn Công ty cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây: Xác định đúng đắn phương hướng sản xuất kinh doanh. Để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực phuơng hướng sản xuất kinh doanh của Công ty phải theo hướng chuyên môn hoá và phát triển đa dạng nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh doanh. Bố trí lao động hợp lý. Để sử dụng lao động hiệu quả, điều quan trọng trứoc hết là phải bố trí lao động hợp lý – lao động nhiều nhưng bố trí không hợp lý sai ngành nghề đựơc đào tạo, không phù hợp với sức khoẻ và giới tính, tuổi tác…tức là không theo tiêu chuẩn đã lựa chọn thì năng suất và hiệu quả công tác không cao thậm chí còn giảm đi, người lao động không phấn khởi không yên tâm trong quá trình làm việc Tổ chức tốt công tác khoán và hợp đồng lao động Đối với hợp đồng lao động hiện nay của các cơ sở sản xuất kinh doanh cần vận dụng nhiều hình thức hợp đồng lao động(hợp đồng dài hạn, hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng suốt đời )tuy nhiên theo xu hướng chung đều hạn chế hợp đồng suốt đời và tăng hợp đồng có thời hạn. - Tăng cường công tác quản lý nâng cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động Tăng cường công tác quản lý và kỷ luật lao động là một biện pháp quan trọng nhằm sử dụng hợp lý và đầy đủ lao độn. Để tăng cường công tác quản lý và kỷ luật lao động phải xác định rõ chức năng nhiệm vụ trong từng bộ phận, nhiệm vụ từng cá nhân, việc bố trí và sử dụng cán bộ, người lao động phải đúng khả năng, tiêu chuẩn và định mức lao động đề ra - Ngoài những biện pháp đã nêu ở trên Công ty cũng có thể áp dụng các biện pháp khác trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động như : Lựa chọn đúng hình thức tổ chức lao động Tổ chức hợp lý quá trình lao động sản xuất Thực hiện tố chế độ trả công lao động hợp lý Xây dựng và thực hiện định mức lao động Đào tạo và đánh giá cán bộ và người lao động +Lựa chọn phương hướng, chiến lược kinh doanh đúng cho từng thời kỳ Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao đòi hỏi doanh nghiệp phải có những phương hướng và kế hoạch kinh doanh đúng từng thời kỳ nhất định. Phương hưóng sản xuất kinh doanh là một nội dung quan trọng không thể thiếu của quản trị kinh doanh nông nghiệp. Xác định đúng phương hướng sản xuất kinh doanh, Công ty mới có thể phát triển ổn định lâu dài và có hiệu quả kinh tế cao. + Huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả Để đảm bảo có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tập hợp các biện pháp tài chính xần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn. Hiện nay nguồn vốn hoạt động kinh doanh có vai trò hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tập chung từ vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu. Sau đó được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ hợp pháp. Nhưng hiện nay nguồn vốn nay còn hạn chế, thủ tục cho vay còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nguồn vốn sau cổ phần hoá của Công ty cơ điện và xây dựng còn nhỏ so với yêu cầu của sản xuất kinh doanh đặt ra. Do vậy để đáp ứng nhu cầu về vốn trong thời gian tới Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: Công ty lập dự án tiền khả thi để kêu gọi vốn của các tổ chức trong và ngoài nứơc, Đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu công ty cần có phương án thu hồi vốn nhanh chóng từ hoạt động xuất khẩu. Đồng thời công ty cần quan tâm theo dõi sát sao những diễn biến của thị trường ngoại hối để có thể lựa chọn đồng tiền thanh toán cho phù hợp. Tăng nhanh số vòng quay của vốn lưu động bằng cách: Thực hiện giảm chi phí trong mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Cho thuê những máy móc thiết bị trong qúa trình nghỉ không sử dụng Đầu tư vốn có trọng điểm, hoàn thành với thời gian sớm nhất sẽ làm cho số vòng quay của vốn kinh doanh tăng lên điều này rất thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau: Chấp hành tốt việc thanh toán đúng kỳ hạn để giảm chi phí lãi vay ngân hàng. Quản lý chặt chẽ vốn, giảm thiểu các thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra. + Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh Công ty cần xác định rõ vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng những máy móc thiết bị mới vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường. Công ty cũng thành lập một bộ phận chuyên nghiên cưu về khoa hoc mà lĩnh vực mình hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm chi phí, nâng cao chất lượng công trình tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường. + Khai thác tối đa các nội lực khác trông công ty Nhân tố nội lực chính là tìêm lực của công ty mà Công ty chưa khai thác hết. Đây là một tiềm năng to lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách khai thác để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với những tiềm năng mà doanh nghiệp chưa khai thác hết thì doanh nghiệp cố gắng khai thác tối đa. + Doanh nghiệp cần tổ chức và bồi dưỡng cán bộ phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tiến hành phân tích kinh doanh, trước hết phải có cán bộ quản lý kinh doanh, cán bộ thống kê, cán bộ kế toán có trình độ và năng lực, có nghiệp vụ, thành thạo, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. 3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện các chính sách quản lý vĩ mô + Nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý cho thông thoáng, đồng bộ Hiện nay có tình trạng thông tư văn bản của bộ và các ngành thiếu sự thống nhất chỉ đạo, do vậy các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Mặt khác nhà nứơc cần đổi mới hoạt động cho phù hợp với những đòi hỏi mà doanh nghiệp đặt ra. Nhà nước cần giải quyết kịp thời các đề nghị và vướng mắc của doanh nghiệp đặt ra. Nhà nước cần nâng cao bộ máy quản lý cua mình có hiệu quả hơn, thông thoáng hơn phù hợp với nhu cầu về đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. + Bảo đảm môi trường pháp lý và kinh doanh ổn định, bình đẳng và kinh doanh lành mạnh Nhà nứơc tạo mọi điều kiện để Công ty sau khi cổ phần hoá có thể chủ động tự chủ tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Xây dựng cơ chế ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cơ khí và xây dựng đối với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Nhà nứơc cần ban hành các chính sách hỗ trợ người lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá. Các chế độ ưu đãi đối với lao động làm việc trong doanh nghiệp đã nghỉ hưu. Cần ban hành một số chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, các thủ tục cho vay, thông quan xuất khầu gọn nhẹ, tạo đièu kiện cho doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. + Xử lý dứt điểm các khoản nợ Một số khoản vốn của các công trình thuỷ lợi sử dụng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước thanh toán chậm, mà không được tính lãi. Một số nguồn vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cần có biện pháp hạn chế và giải quyết kịp thời để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn có vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, do công ty hoat động trong việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng cơ khí nông nghiệp và phát triển nông thôn. Do vậy nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn, Do vây đòi hỏi nhà nước cần giải quyết dứt điểm các khoản nợ cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể tháo gỡ khó khăn, tiếp tục duy trì việc sản xuất kinh doanh của mình. + Xác định và miễn giảm tiền thuế đất các năm trước cho phù hợp với hợp đồng thuê đất từ năm 1996. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí nông nghiệp và phát triển nông thôn thì Nhà nước có chính sách hỗ trợ về đất đai để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Hy vọng rằng những giải pháp trên sẽ được thực hiện một cách đồng bộ trong tất cả các phòng ban của toàn công ty. Nó cũng giúp cho công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng nói riêng và các công ty nhà nước sau khi cổ phần hoá có thể phát triển vững mạnh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Kết luận Cổ phần hoá đã có những tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Công ty cổ phần ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế. Đó là nó đã xác định rõ được quyền sở hữu của chủ thể, trách nhiệm của các cổ đông đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Từ đó hạn chế được tình trạng thất thoát vốn trong các doanh nghiệp nhà nước trước đây, hay tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Người lao động nhận thức được vai trò của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Họ nhiệt tình trong công việc, làm hết khả năng của mình. Do vậy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đựoc nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đạt được, các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đó là việc tiếp cận các nguồn lực như vốn, thị trường trong nước và thế giới còn nhiều biến động…Do đó cần phải có những biện pháp tích cực từ cả hai phía đó là doanh nghiệp và nhà nước để doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình sau cổ phần hoá. Có như vậy thì các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và phát triển không ngừng, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Qua việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Cơ điện và xây dựng em thấy bên cạnh những thành quả đạt được doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh của mình. Do đó hy vọng trong thời gian tới với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty sẽ khắc phục được những khó khăn trước mắt để Công ty có thể phát triển mạnh hơn, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn, nộp ngân sách nhà nước cao hơn, đồng thời góp phần nâng cao vật chất và tinh thần cho người lao động. Bên cạnh những giải pháp được trình bày ở trên em còn một số kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hoá: Thứ nhất: Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo cho cán bộ công nhân viên sau khi doanh nghiệp nhà nứơc cổ phần hoá có thể làm việc đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh đặt ra. Thứ hai: Bộ nông nhiệp và phát triển nông thôn, Bộ kế hoạch và đầu tư cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp về chính sách ưu đãi về vốn, đất đai. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Vũ Đình Thắng (2001). Giáo trình Marketing nông nghiệp, tr.32-39 2. PGS.TS.Trần Minh Đạo. Giáo trình Marketing căn bản 3. PGS.TS. Trần Quốc Khánh. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp. 4. TS.Nguyễn Ngọc Quang. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh 5. Đổi mới tổ chức và quản lý các doanh nghiệp nhà nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Nhà xuất bản Thống Kê. Năm 2001 6. Đại học kinh tế quốc dân, kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. NXB Giáo dục, Hà Nội,1996 7. PGS.TS. Phạm thị Gái. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh 8. Kinh tế vi mô và ứng dụng. Nhà xuất bản Thống kê. Năm 2000 9. Chỉ thị số 658- TTG ngày 20 tháng 8 năm 1997 của thủ tướng Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà Nước thành Công ty Cổ phần 10. Một số thông tin qua đài, báo, tivi .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32091.doc
Tài liệu liên quan