MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN 2
1. Khái niệm và phân loại 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Phân loại 2
1.1.3. Quản lý tài sản lưu động 3
1.2. Tài sản cố định 9
1.2.1. Khái niệm 9
1.2.2. Đặc điểm 9
1.2.3. Phân loại TSCĐ 10
1.2.4. Quản lý tài sản cố định 12
1.3. Quản lý các nguồn tài trợ trong doanh nghiệp 16
1.3.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn 16
1.3.2. Nguồn tài trợ dài hạn 24
2. Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 27
2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản 27
2.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TS doanh nghiệp 27
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TS 29
2.1.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TS 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN Ở CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG 31
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 31
1.1. Tổ chức bộ máy quản lý và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 32
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 34
1.3. Các đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng tới doanh nghiệp 36
2. Thực trạng quản lý TS của Công ty cầu 3 Thăng Long 39
2.1. Thực trạng quản lý vốn kinh doanh 39
2.2. Thực trạng quản lý vật tư 40
2.3. Quản lý chi phí máy thi công 44
3. Thực trạng hiệu quả sử dụng TS của Công ty cầu 3 thăng long trong các năm qua 44
3.1. Tình hình tài chính của Công ty trong bảy năm qua 45
3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TS của Công ty cầu 3 thăng long thông qua các nhóm chỉ tiêu 47
4. Đánh igá thực trạng hiệu quả sử dụng TS tại Công ty cầu 3 Thăng long 55
4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý và sử dụng TS tại Công ty cầu 3 Thăng Long 55
4.2. Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng TS tại Công ty cầu 3 Thăng Long 57
4.3. Tìm hiểu những nguyên nhân còn tồn tại 58
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG 60
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG TRONG NHỮNG NĂM TỚI 60
II. GIẢI PHÁP CHUNG
1. Đẩy mạnh công tác đào tạo hoàn thiện, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên 61
2. Hoàn thiện kênh thông tin đến nhà quản lý 61
3. Hướng tới một cơ cấu TS hợp lý 62
III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ 62
1. Nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ hiện có 62
1.1. Vận hành và bảo trì máy móc thiết bị 62
1.2. Tận dụng tối đa năng lực của máy móc thiết bị 63
2. Xử lý thanh lý TS lạc hậu xuống cấp 63
3. Tăng cường đầu tư, mua sắm mới TSCĐs 63
3.1. Tăng cường đầu ưt, mua sắm nhà cửa vật kiến trúc 63
3.2. Đầu tư mua sắm thiết bị và máy móc xây dựng 63
4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ 66
4.1. Những giải pháp cơ bản để nâng cao việc sử dụng vật liệu trong xây dựng 66
4.2. Chính sách các khoản phải thu 69
4.3. Rút ngắn thời gian thi công và nghiệm thu một công trình 71
KIẾN NGHỊ 73
KẾT LUẬN
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cầu 3 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
598 (2001)
131.170.755.291
102.687.096.073
= = 0,5049 (2002)
203.3793.318.976
Chỉ số này cho ta biết cứ một đồng TS được bỏ ra trong kỳ thì sẽ cho ta được bao nhiêu đồng doanh thu
Vậy cứ một đồng TS được bỏ ra năm 2001 bình quân thì thu được 0,6598 đồng doanh thu và một đồng TS được bỏ ra năm 2002 bình quân thì thu được 0,5049 đồng doanh thu. Điều này cho chúng ta thấy rõ hơn chi phí cho một đồng TS năm 2002 đắt hơn năm 2001
->Doanh lợi TS (ROA):
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
ROA =
Tổng TS
Dơn vị %
Chỉ tiêu
2001
2002
ROA
0.95%
0.3%
Biểu11_ doanh lợi TS
Nguồn tài liệu: báo cáo tài chính 2001_2002
-> Doanh lợi vốn chủ (ROE):
Thu nhập sau thuế
ROE =
Vốn CSH
Dơn vị %
Chỉ tiêu
2001
2002
ROE
11,67%
5,1%
Biểu12_ doanh lợi vốn chủ
Nguồn tài liệu: báo cáo tài chính 2001_2002
Từ hai biểu 11,12 và kết hợp với biểu 4 với những chỉ số về lợi nhuận ta có thể thấy rằng các chỉ tiêu sinh lời của năm 2001 là tốt nhất. Điều ấy không phải là không có nguyên nhân của nó. Trong ba năm gần đây thì lượng hàng tồn kho cuối năm 2001 là thấp nhất đặc biệt là chi phí sản suất kinh doanh dở dang cuối kỳ xấp xỉ 2/3 năm 2000; và1/3 năm 2002 điều này cũng giải thích tại sao tình hình tài chính năm 2002 lại giảm sút như vậy. Tuy nhiên, trên các bảng báo cáo tài chính của các công ty xây lắp thì hầu như là chi phí sản suất kinh doanh dở dang đều lớn hơn các năm trước. Thông qua những phân tích về các nhóm chỉ tiêu trên ta có thể đi đến những kết luận về thực trạng hiệu quả sử dụng TS tại công ty công ty Cầu 3 Thăng Long
4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TS TẠI CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG
4.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý và sử dụng TS tại công ty Cầu 3 Thăng Long:
Là một doanh nghiệp xây lắp hạng I thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long, chuyên xây dựng các công trình giao thông, các công trình công nghiệp vầ dân dụng. Công ty Cầu 3 Thăng Long đã tự khẳng định mình, phát triển vững chắc toàn diện. Từ năm 1995 công ty đã tăng trưởng với nhịp độ bình quân 30% đến 50%TS tăng lên 5 lần, trong những năm này công ty Cầu 3 Thăng Long liên tục làm ăn có lãi. Hoà mình vào nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế mở cửa, công ty Cầu 3 Thăng Long đã góp phần xây dựng hàng loạt các công trình cầu, đường sắt, đường bộ, cảng sông, cảng biển ... có quy mô lớn trên toàn quốc. Thực tế cho thấy, công ty Cầu 3 Thăng Long đang hoạt tương đối tốt, hoàn thành mọi kế hoạch đề ra, không phải ngẫu nhiên mà công ty Cầu 3 Thăng Long được xếp hạng I cùng với bảy đơn vị trong Tổng công ty xây dựng Thăng Long có hơn mười mấy đơn vị thành viên. Tuy rằng doanh thu và lợi nhuận trong năm 2002 có chững lại nhưng đó là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế chứ không phải do doanh nghiêp làm ăn kém hiệu quả mà là do tình hình kinh tế chung.
Trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ công ty Cầu 3 Thăng Long đã mạnh dạn thanh lý nhiều TSCĐ cũ hay bị hao mòn. Và mạnh dạn mua sắm đầu tư các trang thiết bị máy móc mới, nâng cao khả năng cạnh tranh. Không chỉ có thế việc sử dụng máy móc, được giao cho đội xe máy một cách khá độc lập , tạo ý thức tự quản, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho người điều hành, quản lý máy móc. Đây là một phương thức quản lý đúng đắn, đặc biệt là trong công ty xây dựng thì máy móc, thiết bị chiếm một tỷ trọng lớn trong TSCĐ. Điều này giúp cho hiệu quả sử dụng TSCĐ được cải thiện một cách đáng kể
Trong công tác khấu hao TSCĐ đã thực sự sử dụng phương pháp khấu hao giảm dần, những năm đầu sử dụng khấu hao mạnh và giảm dần trong những năm tiếp theo. Điều này giúp tránh những hao mòn vô hình nhanh chóng của TSCĐ trong thời đại tốc độ công nghệ phát triển rất cao như hiện nay. Bên cạnh đó trong công tác thuê đối vớ đội xe máy, đội đặc chủng công ty cũng áp dụng giá thuê mua giảm dần, Mà giá thuê thanh toán theo phương pháp giảm dần áp dụng cho từng thời kỳ, có văn bản hướng dẫn riêng và được tiến hành mỗi tháng một lần đây chính là một dạng của phương pháp khấu hao phương pháp khấu hao giảm dần theo thời gian
Song song với đó thì trong công tác quản lý TSLĐ thành tựu nổi bật nhất của công ty là đã sử dụng thành công các hợp đồng vay vốn của ngân hàng. Quan hệ với ngân hàng rất tốt, tạo đựơc uy tín đối với ngân hàng. Công ty đã dùng chính những biên bản nghiệm thu công trình để làm căn cứ xin vay ngân hàng. Chính vì thế mà mặc dù trong nghành xây dựng, mặc từ khi nghiệm thu công trình đến khi thực sự thu tiền được của bên A là rất lâu, nhưng đối với công ty Cầu 3 Thăng Long thì vẫy luôn có vốn để tiếp tục xây dựng thực hiện các công trình mới, đó là dựa vào chính sách vay vốn ngân hàng này của công ty.
Điều đó dẫn tới việc sử dụng tiền mặt của công ty Cầu 3 Thăng Long đã thực sự được hạn chế được tối đa trong việc nắm giữ tiền mặt, mà khả năng thanh toán của công ty không bị trì trệ. Công ty đã không phải chịu sự rủi ro nắm giữ tiền mặt
Trong quản lý nguyên vật liệu, một tỷ trọng không nhỏ trong TSLĐcủa công ty. Công ty Cầu 3 Thăng Long đã có những chính sách khá chi tiết. Công ty đã thực sự hạn chế được nhiều mất mát hao hụt vật tư khi mà hạn chế được số vật liệu tồn kho, dự trữ hầu như các nguyên vật liệu đều được chuyển thẳng đến chân công trường từ người bán. Thủ tục thông qua phòng vật tư cũng thực sự là rất thông thoáng, tạo nên khả năng năng động cho Đội. Điều đó giúp tạo nên thành công ngày nay của công ty Cầu 3 Thăng Long như hiện nay là không nhỏ
Bên cạnh đó về TSCĐ công ty Cầu 3 Thăng Long khi tính khấu hao rất sát với thực tế vì thông qua giá thuê thiết bị máy móc của đội xe máy, đội đặc chủng. Tất cả những điều đó đã đưa công ty Cầu 3 Thăng Long thành một đơn vị thành viên luôn hoàn thành tốt các gói thầu mà nhận được từ tổng công ty, cũng như những gói thầu tự giành được.
Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh gồm cả các công ty xây dựng trong nước và nước ngoài thì việc trong nhiều năm liền luôn có lãi là không phải công ty xây dựng nhà nước nào cũng có thể thực hiện được, nhiều công ty xây dựng đang đứng trong tình hình khó khăn, nợ nần chồng chất, mất khả năng thanh toán. Với sự giúp đỡ của Tổng công ty xây dựng Thăng Long và với nội lực của bản thân, công ty Cầu 3 Thăng Long đã đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế do cả nhân tố chủ quan và khách quan.
4.2 Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng TS tại công ty Cầu 3 Thăng Long:
Thực sự đây là một công ty hoạt động kinh doanh rất tốt trong những năm qua. Nhưng không phải là không có những mặt hạn chế
Năm 2002 tuy do tình hình chung mà lợi nhuận sút giảm (chỉ có 416 triệu) nhưng nó cũng đã bộc những yếu điểm trong quá trình kinh doanh. Trong việc nghiệm thu công trình thực sự đã để cho sản phẩm dở dang còn nhiều, lên đến 29 tỉ đồng. Đây là một mặt hạn chế cần phải lưu ý, vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ cơ chế hoạt động của công ty. Khi mà không nghiệm thu được thì doanh nghiệp sẽ không thể vay vốn ngân hàng, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các công trình đang tiến hành. Chậm trong tiến độ thi công như vậy công ty sẽ phải chịu một khoản thiệt hại là không nhỏ, thiệt hại ngay trước mắt chính là các nguyên vật liệu bị hỏng. Nhìn tổng thể hơn thì khi mà không nghiệm thu được sẽ không vay được tiền, trong khi ấy các khoản phải trả ngắn hạn khác của ngân hàng, các khoản phải trả người bán cũng đều đang chờ được thanh toán. Chi phí cho các khoản phạt khi gia hạn thêm sẽ không phải là nhỏ. Không có nguồn thu trong khi ấy các khoản phải chi vẫn rất nhiều sẽ dẫn đến khả năng thanh toán bị đe doạ nghiêm trọng.
Tuy nhiên công ty chỉ mới chậm nghiệm thu một số lượng không phải là lớn để có thể đưa công ty vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Nhưng cần phải có biện pháp khắc phục ngay tránh để cho tình trạng này kéo dài sẽ đe doạ đến sự phát triển của công ty, bởi tình hình tái chính năm 2002 là xấu nhất trong 7 năm gần đây,vì vậy không thể để tình trạng này kéo dài
Bên cạnh tình trạng chậm nghiệm thu tiến độ công trình thì tình trạng dự trữ nguyên vật liệu khá lớn vẫn tồn tại. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho tình hình tài chính của công ty Cầu 3 Thăng Long xấu đi trong năm 2002.Trong xây dựng thì phương thức quản lý nguyên vật liệu luôn là một trong những chìa khoá mở ra thành công cho doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp xây dựng nào có thể dự trữ nguyên vật liệu với một trữ lượng thấp nhất mà vẫn đảm bảo được yêu cầu vật liệu cho các công trình thì doanh nghiệp đó đã bước đến ngưỡng cửa của sự thành công. Nói điều đó để ta thấy rằng việc dự trữ nguyên vật liệu nếu làm tốt thì công ty sẽ được lợi lớn, nhưng nếu làm không tốt thì thiệt hại đối với công ty cũng là không nhỏ. Chính vì năm 2002 dự trữ về nguyên vật liệu của công ty Cầu 3 Thăng Long lên đến 11.961 triệu (gấp 5 lần năm 2000 và năm 2001) điều này đã dẫn đến ứ đọng vốn, tăng chi ohí. Vì vậy cần phải khắc phục tình trạnh này
Ngoài ra trong TSLĐ việc quản lý các khoản phải thu của công ty Cầu 3 Thăng Long Thăng Long cũng gặp vấn đề lớn, đặc biệt là các khoản phải thu khác hàng. Đành rằng phải thi công nhanh, vượt tiến độ để được nghiệm thu, nhưng không phải nghiệm thu xong vay được tiền ngân hàng là xong, mà phải xúc tiến đòi nợ khách hàng bằng nhiều phương pháp . VD có thể dùng phương pháp chiét khấu, giảm giá cho khách hàng nếu họ trả tiền sớm hơn hợp đồng. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng mau chóng trả tiền. Bởi thực sự công ty Cầu 3 Thăng Long khoản phải thu khách hàng vào cuối năm2002 đã lên tới 79..577 triệu _đầu năm là 53.120 triệu trong khi ấy doanh thu của năm 2002 chỉ có 102.687 triệu Đây là một tình trạng báo động trong khả năng thanh toán nếu kéo dài tình trạng này có thể ngân hàng sẽ đòi hỏi các điều kiện khi cho công ty vay tiền một các chặt chẽ hơn, vì thế khả năng thanh toán của công ty Cầu 3 Thăng Long sẽ gặp rất nhiều khó khăn
Bên cạnh đó về TSCĐ công ty Cầu 3 Thăng Long trong quản lý thiết bị máy móc đội xe máy được chủ động thỏa thuận với đội xây lắp , nhưng chưa thấy được sự chủ động cho thuê máy móc nhàn rỗi. Đây cũng là một hướng tốt để tận dụng tối đa năng lực của máy móc thiết bị nhàn rỗi. Tất nhiên không nên có suy nghĩ là mua máy móc thiết bị để cho thuê, nhưng nên có cho thuê máy móc khi mà nhà thầu chính không thể huy dộng máy móc thiết bị của mình mà họ lại không cần đội xay lắp . Bởi nếu mua máy móc thiết bị để cho thuê thì sẽ phải chịu một khoản chi phí rất đắt mà nhiều khi lại không dùng máy được vào việc gì
Song song với đó công ty Cầu 3 Thăng Long chưa sử dụng phương pháp thuê mua TSCĐ và tận dụng những ưu điểm của phương pháp này
Nhà cửa, vật kiến trúc hàng năm chịu chi phí hơn một tỷ đồng nhưng không cải thiện được là bao nhiêu, thiết bị quản lý cũng không được đổi mới cho phù hợp với tầm vóc của một công ty lớn như công ty hiện nay. Bởi trang thiết bị là bộ mặt của công ty. Khi trang thiết bị bề thế thì sẽ gây ảnh hưởng lớn cho bên đối tác, sẽ nâng cao uy tín cho công ty
4.3 Tìm hiểu những nguyên nhân còn tồn tại:
Những bất cập, tồn tại đối với công ty Cầu 3 Thăng Long là điều không tránh khởi bởi lẽ không có công ty nào có thể tiến hành kinh doanh moọt cách hoàn hảo, dù trình độ quản lý rất giỏi thì cũng còn phụ thuộc vào những nhân tố khách quan bên ngoài. Nguyên nhân, cả về chủ quan và khách quan dẫn đến những hạn chế của doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất do chúng ta mới mở cửa đất nước, những thói quen tập tục trong thời kỳ bao cấp vẫn còn tồn tại thể hiện ngay ở suy nghĩ càng nợ được nhiều là càng tốt_đối với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh. Điều này không phải là một suy nghĩ đúng đắn, và công ty Cầu 3 Thăng Long đã phải chịu thiệt trong việc không đòi được các khoản phải thu khách hàng
Thứ hai Do đất nước đang trên đà phát triển hội nhập cùng kinh tế thế giới, hội nhập vào kinh tế khu vực. Điều này làm cho sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, đặc biệt là đối với ngành xây dựng cơ bản khi mà cơ sở hạ tầng là điều mà chính phủ đang tích cực quan tâm. Trong bối cảnh thị trường xây lắp đã có sự xuất hiện của các nhà thầu nước ngoài do chưa vào được thị trường nên bỏ giá rất thấp để có cơ hội xâm nhập cùng với việc chủ đầu tư trong nhiều trường hợp không chọn nhà thầu Việt Nam, hoặc có, thì chỉ chọn cho những gói thầu phụ hoặc ép giá, gây ra rất nhiều bất lợi cho các nhà thầu Việt Nam. Tập đoàn TAISEI của Nhật đã thắng thầu đường 5 khá dễ dàng, bỏ xa đối thủ gần nhất, các doanh nghiệp dẫn đầu của Việt Nam trở thành các nhà thầu phụ, kết quả đường 5 nứt ! Nếu vì sức ép của việc làm và sức ép của vốn vay (vay 1 tỷ trả lãi 120 triệu) mà phải bỏ thầu thấp để giành thắng lợi thì “thấp quá tự các nhà thầu giết nhau”. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI đã chỉ ra rằng các công trình như Cảng Cái Lân, Plaza Tràng Tiền, Thuỷ cung Thăng Long, đấu thầu ở Vĩnh Phúc... là những minh chứng điển hình cho thực trạng lộn xộn của thị trường xây dựng cơ bản ở Việt Nam. Cần phải làm một điều gì đó để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng cho các doanh nghiệp.
Thứ ba, xuất phát từ quan hệ trực thuộc với tổng công ty xây dựng Thăng Long. Mặc dù không phải là mô hình công ty mẹ_công ty con, công ty Cầu 3 Thăng Long vẫn là một công ty hạch toán độc lập . Nhưng công ty là công ty nhà nước chịu sự quản lý hành chính của Tổng công ty xây dựng thăng Long. Bên cạnh đó các gói thầu, ngoài những gói thầu mà công ty tự giành được thì những gói thầu còn lại chủ yếu là do tổng công ty là người đứng ra nhận thầu và công ty Cầu 3 Thăng Long sẽ là nhà thầu phụ. Những gói thầu này đôi khi có giá khá thấp vì nó đã phải qua một trung gian là tổng công ty, nhưng công ty Cầu 3 Thăng Long vẫn phải làm vì còn có mối quan hệ lâu dài đối với Tổng (những gói thầu khác lớn hơn) .
Thứ tư, đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây lắp nên các công trình của công ty Cầu 3 Thăng Long thi công chịu ảnh hưởng của thời tiết, của địa điểm thi công, tính chất xã hội tại nơi thi công, thời gian thi công dài. Vì thế sản phẩm của công ty Cầu 3 Thăng Long là mang tính đơn chiếc, dù hai công trình có cùng bản thiết kế như nhau nhưng chi phí để thi công chúng lại khác nhau. Hiện nay công tác giải toả mặt bằng thường chiếm nhiều thời gian làm chậm tiến độ thi công trình, làm tốn thên nhiều chi phí do việc bảo quản trang thiết bị máy móc nguyên vật liệu khi đã được tập kết đến nơi thi công nhưng không thi công được khi công tác giải toả mặt bằng chưa làm xong
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG
I .ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG TRONG NHỮNG NĂM TỚI :
Ngày 26/2/2003 Tổng công ty xây dựng Thăng Long đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện kế hoạchnăm 2002 bàn mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm 2003 và đón nhận chứng chỉ ISO 9001. Tới dự và chỉ đạo hội nghị có thứ trưởng thường trực Nguyễn Việt Tiến.
Năm 2002, tổng công ty xây dựng Tổng công ty xây dựng Thâưng Long đạt giá trị sản lượng 2032tỷ đồng (tăng 43% so với năm 2001). Doanh thu đạt 1233 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 20 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 1,2 triệu đồng.
Trong số hơn 100 công trình được Tổng công ty bàn giao trong năm qua có các công trình trọng điểm của bộ giao thông vận tải như :
Cầu Trung Hà, 24 cầu dự án đường Hồ chi Minh, Cầu phố mới, ccầu phủ lý, năm cầu trên tuyến tránh Hải Phòng ...
Tiếp trên đà phát triển đó kế hoạch của kế hoạch của Tổng công ty trong năm 2003 sẽ đạt trên dưới 3000 tỷ đồng, một cái nhìn rất khả quan về tình hình năm tới.Kế hoạch dài hạn của Tổng công ty trong 10_20 năm tới đưa dần hoạt động xây lắp lên đến gần quá trình sản xuất công nghiệp, quá trình sản xuất trong công xưởng_ đó chính là công nghiệp hoá xây dựng
Dựa trên tình hình kế hoạch của Tổng công ty, và trên sức mạnh của bản thân công ty dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng doanh thu ở mức 20% trong năm năm tới. Đến năm 2005 doanh thu sẽ đạt 176 tỷ. về sản lượng dự kiến tốc độ tăng ở mức từ 47-48% và đến năm 2005 dự kiến giá trị sản lượng sẽ đạt được là 658 tỷ. Công ty Cầu 3 Thăng Long phấn đấu trong 10 năm tới sẽ trở thành một công ty xây lắp có giá trị sản lượng cao, có sức mạnh tự giành được những khoản thầu lớn
Để đạt được những mục tiêu trên, công ty Cầu 3 Thăng Long xác định được rằng tài sản là vấn đề trung tâm của doanh nghiệp, công tác quản lý và sử dụng tài sản phải rất linh hoạt. Do vậy yêu cầu đặt ra là đưa các giải pháp nhằm phát huy hơn nữa công tác quản lý và sử dụng tài sản dựa tren những hạn chế và nguyên nhân cùng với những định hướng phát triển của công ty Cầu 3 Thăng Long
II.GIẢI PHÁP CHUNG
1 Đẩy mạnh công tác đào tạo hoàn thiện , nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên.
Giáo dục và đào tạo luôn luôn là chính sách mang tầm chiến lược lâu dài và có một tầm quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp. Trình độ của cán bộ quản lý sẽ quyết định sự thành hay bại trong các chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty Cầu 3 Thăng Long, trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên sẽ trực tiếp quyết định hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Do đó hàng năm công ty Cầu 3 Thăng Long phải trích một phần dành riêng cho quỹ đào tạo, điều mà hiện nay hàng năm tại công ty chưa chú ý thực hiện. Năm 2002 quỹ này bằng không. Có thể đào tạo bằng nhiều hình thức như gửi cán bộ, công nhân đi học ở những trường kinh tế kỹ thuật, khuyến khích đội ngũ cán bộ công nhân viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn theo chế độ tự túc. Bên cạnh đó công ty Cầu 3 Thăng Long có thể tổ chức các lớp học chuyên đề, bòi dưỡng ngắn hạn ngay tại các trung tâm và có quy định cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng nhân viên sau mỗi khoá học. Khi kết thúc khoá học, mỗi học viên đều phải có bài kiểm tra chất lượngđể doanh nghiệp bố trí công việc phù hợp với năng lực từng người
Công ty Cầu 3 Thăng Long phải có chính sách khuyến khích tinh thần thi đua lao động và sáng tạo trong công việc, để họ thấy trách nhiệm và vai trò của họ trong công việc. Để họ thấy yêu nghề, gắn bó và đem hết sức mình ra phục phụ cho doanh nghiệp .
2 Hoàn thiện kênh thông tin đến nhà quản lý
Bộ máy kế toán của công ty Cầu 3 Thăng Long từ trước đến nay luôn luôn được tổ chức một cách khá tốt. Tuy nhiên trong thời gian tới khi mà đang có những thay đổi trong các quy định mới về kế toán đựợc ban hành,sẽ không tránh khỏi những bất cập. Bởi những thông tin mà phòng kế toán tài chính cung cấp là thực sự rất cần thiết và quan trọng đối với nhà quản lý điều hành vì nếu thông tin bị sai lệch thì nhà quản lý có tài giỏi đến đâu cũng đưa ra những quyết định định sai lầm
Ngoài ra bản thân nhà quản lý phải thực sự năng động tự mình cập nhật thông tin, không chỉ những thông tin trong nước mà còn phải cập nhật cả những thông tin kinh tế chính trị trên thế giới, không chỉ cập nhật những thông tin liên quan đến ngành xây dựng mà còn phải xem xét những thông tin liên quan đến cả các ngành các nghề khác. Điều này giúp cho nhà quản lý có tầm nhìn rộng hơn, xa hơn sẽ đưa ra những quyết định chính xác hơn đem lại hiệu quả kinh tế hơn. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình, các chính sách kinh té đang trong từng bước đỏi mới cho phù hợp với tốc độ phát triển của VN để bắt kịp nhịp độ của các nước trong khu vực và trên thé giới thì thông tin phải cập nhật hàng ngày, nế không nhà quản lý sẽ bị lạc hậu so với thời cuộc
3 Hướng tới một cơ cấu TS hợp lý
Một cơ cấu TS hợp lý không phải một, sớm một chiều là có thể đạt được nhưng phải cố gắng điều chỉnh dần theo từng năm, từng thời kỳ. Một cơ cấu tài sản không hợp lý sẽ là một gánh nặng cho sự phát triển chung của công ty ...
III Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
1 Nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ hiện có
Do đặc điểm của TSCĐ của công ty Cầu 3 Thăng Long bao gồm nhà cửa vật kiến trúc; máy móc thiết bị ;phương tiện vận tải và thiết bị quản lý. Trong đó thì máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chiếm một tỷ trọng rất lớn, chính vì thế mà việc vận hành bảo trì máy móc thiết bị cùng các phương tiện vận tải là một việc cần thiết
1.1 Vận hành và bảo trì máy móc thiết bị
Bốn yếu tố quạn trọng của vận hành và bảo trì trong công tác quản lý máy móc thiết bị đó là:
1.Nhất thiết phải cung cấp sách hướng dẫn cho từng loại máy trên công trường, theo đó những người vận hành, nhân viên ở các phân xưởng, các nhà dự toán cần tiếp cận với ý kiến của các nhà sản xuất về việc bào trì, đại tu, vận hành và những đòi hỏi trong thực tiễn sản xuất. Nếu không làm như vậy sẽ gặp khó khăn vê kỹ thuật vận hành, thiếu an toàn sản xuất kém, hay hỏng hóc và công việc khó có thể được tổ chức một cách hiệu quả.
2.Cần tổ chức lớp tập huấn cho những người vận hành, thợ máy và có lớp bồi dưỡng phù hợp cho các đối tượng lao động khác.
3.Nên xây dựng kế hoạch đầy đủ về vận hành và bảo trì cho từng thiết bị máy từ trước để phát huy cao độ khả năng sử dụng máy.
4.Toàn bộ phân xưởng và nhóm sửa chữa cần được tập luyện và tổ chức một cách hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế.
Hầu hết các thợ cơ khí và những người vận hành phải có kỹ năng tốt để điều khiển các loại máy móc thiết bị. Khi có cơ hội nên tạo điều kiện cho họ làm quen với các bộ phận khác của máy móc và giới thiệu cho họ các thiết bị lớn và phức tạp hơn. Nhiều người vận hành thường có ít kiến thức về các thiết bị mà họ đang vận hành vì vậy phải giảng dạy ký lưỡng cách vận hành và bảo trì thiết bị để vận hành chính xác thiết bị đó, nhất là đối với thiết bị lớn và phức tạp.
Vận hành và bảo trì có liên quan chặt chẽ với nhau, nếu khai thác máy móc quá mức quy định mà lợi là việc bảo trì sẽ đem lại những tổn thất khôn lường. Ngoài việc giảm tuổi thọ của máy, phá máy mà còn gây tai nạn lao động dẫn đến thiệt hại về kinh tế. Đối với máy móc thiết bị ta cũng thường có quy định và chia cấp bảo dưỡng như đại tu, trung tu, tiểu tu phu thuộc vào số giờ sử dụng. Để tránh nhầm lẫn bộ phận quản lý máy móc thường dùng các phiếu có mầu sắc khác nhau để phân biệt chế độ bảo dưỡng duy tu máy
1.2 Tận dụng tối đa năng lực của máy móc thiết bị
Những máy móc thiết bị được mua về phải được đưa vào sử dụng ngay, tránh gây tình trạng lãng phí. Điều quan trọng nhất trong việc tận dụng khai thác tính năng của máy móc thiết bị chính là sự điều phối, phân công cho các đội xe máy, đội đặc chủng hoạt động một cách có khoa học hợp lý sao cho không để cho máy móc nhàn rỗi một cách lãng phí. Ngoài ra có thể dùng hình thức cho thuê những máy móc nhàn rỗi để tận dụng hết tính năng, công suất của máy
2.Xử lý thanh lý các TS lạc hậu xuống cấp
Việc thanh lý những TSCĐ dẫ xuống cấp làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh, quản lý là việc cần làm.
Công ty Cầu 3 Thăng Long phải luôn chú ý đến những TS, máy móc thiết bị đã cũ, đặc biệt là đối với những máy móc thiết bị đã hết tuổi thọ kinh tế. Việc vận dụng chúng, bảo quản bảo dưỡng để kéo dài tuổi thọ kỹ thuật cũng là điều nên làm, nhưng doanh nghiệp cũng phải luôn theo dõi tránh tình trạng đến lúc chúng trở nên quá cũ kỹ dẫn đến việc phải chi các khoản chi phí bảo dưỡng, sửa chữa quá lớn.
Khi đã tiến hành khấu hao hết máy móc thiết bị, đồng thời với việc thực hiện các phương án nâng cấp, sửa chữa lớn các loại TSCĐ đó, công ty Cầu 3 Thăng Long cũng phải có kế hoạch trong tương lai gần để thanh lý, xử lý chúng
Bên cạnh vấn đề thanh lý máy móc thiết bị thì hiện tại công ty Cầu 3 Thăng Long có một hệ thống các thiết bị quản lý văn phòng đã lạc hậu, cũ kỹ( bàn ghế, máy vi tính ...) tuy nó chiếm một tỷ trọng trong TSCĐ không lớn nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc của các cán bộ của công ty. Bởi nó là điều kiện môi trường làm việc trực tiếp tác động đến các nhân viên, cán bộ làm trong văn phòng. Trong khi đó việc thực hiện thanh lý, và mua mới các thiết bị này không phải là khó khăn đối vói công ty Cầu 3 Thăng Long
3. Tăng cường đầu tư, mua sắm mới TSCĐ
Một doanh nghiệp lớn mạnh, phát triển phải là một doanh nghiệp có khả năng và luôn đổi mới TSCĐ của mình theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phục phụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới, để nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của mình thì công ty Cầu 3 Thăng Long cần phải đầu tư vào mua sắm TSCĐ
3.1 Tăng cường đầu tư, mua sắm nhà cửa vật kiến trúc
Nhà cửa vật kiến trúc hiện tại thì nó chưa xứng với tầm vóc của một công ty xây dựng như công ty Cầu 3 Thăng Long với một năng lực xây dựng như thế, tuy hàng năm chi phí cho nhà cửa vật kiến trúc xấp xỉ trên dưới một tỉ đồng nhưng vẫn chưa vẻ khang trang như vốn dĩ nó phải có. Chính vì vậy cần phải đầu tư cho nhà cửa trang thiết bị nội thất nhiều hơn, và có quy mô hơn. Vì đây chính là bộ mặt của công ty
3.2 Đầu tư mua sắm thiết bị và máy móc xây dựng
Vì máy móc, thiết bị chiếm một tỷ trọng lớn trong TSCĐ của công ty Cầu 3 Thăng Long vì vậy việc lựa chọn máy móc là một điều hết sức quan trọng không thể thiếu trong đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị xây dựng
3.2 .1Các thông số để lựa chọn máy móc thiết bị xây dựng
Đối với các hợp đồng xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp cũng như các công trình giao thông, thuỷ lợi đặc biệtlà đối với các dự án có quy mô vừa và lớn thì một phần không nhỏ giá trị của hợp đồng cũng như khi đánh giá nhà thầu được biểu hiện qua việc đề xuất các thiết bị xây dựng sử dụng cho công trình. Trong các trường hợp như vậy việc lựa chọn máy móc được tiến hành hết sức cẩn thận thông qua các khía cạnh về tài chính. Những yêu cầu chính cần phải xem xét là:
+Toàn bộ chi phí cho mỗi đơn vị để thiết bị vận hành tốt và an toàn.
+Tính năng sử dụng của mỗi thiết bị đã được đề xuất.
+Độ an toàn và phụ tùng thay thế.
Các nhân tố cần được tính toán là:
+Độ tin cậy của thiết bị.
+Dễ bảo quản.
+Dễ vận chuyển và điều khiển.
+Khả năng đáp ứng công việc của thiết bị.
+Khả năng bán lại được.
+Thời điểm được bán ra đầu tiên.
Hiện nay chi phí để vận hành mỗi đơn vị theo tiêu chuẩn này là rất được quan tâm và là chỉ tiêu quan trọng. Thiết bị này đã được lựa chọn cho một hợp đồng dài hạn sẽ được đặt hàng cho phù hợp, mà cơ sở để lựa chọn là chi phí. Căn cứ vào tính năng của thiết bị, người ta sẽ chọn chúng để sử dụng cho một số các hợp đồng nhỏ. Một thiết bị dễ điều khiển cũng là một tiêu chuẩn quan trọng để xem xét và quyết định.
Trong việc lựa chọn máy móc cho một công việc cụ thể, điều thiết yếu là phải kiểm tra một cách kỹ càng công suất của thiết bị. Máy móc có công suất lớn hơn yêu cầu của công việc thì dùng nó sẽ không kinh tế, trong khi đó máy móc có công suất thấp hơn yêu cầu của công việc sẽ hay bị hỏng hóc và chi phí bảo trì cao. Việc lựa chọn loại và cỡ máy cần cho phù hợp và đặc biệt quan trọng. Chi phí phụ trội do công suất của máy cần lớn hơn yêu cầu thường được bù đắp bằng việc tiết kiệm các khoản chi phí ở công trường. Việc xem xét lại các chi tiết trong phương án và trình tự công việc nên được tiến hành trước khi được chọn máy xây dựng.
3.2 .2Các biện pháp để có được máy xây dựng.
Có năm cách chon máy xây dựng phù hợp với yêu cầu của hợp đồng cụ thể đó là:
+Nhận từ kho hay xưởng của nhà thầu phụ
+Mua theo phương thức trả ngay bằng tiền mặt.
+Bằng thuê mua.
+Thuê của một tổ chức kinh doanh cho thuê.
+Vay tiền để chuần bị máy móc.
Mỗi cách tiếp cận đều có những mặt mạnh và hạn chế của nó và các cơ sở để cạnh tranh đều dựa vào ưu thế của các chi tiết chính trong máy móc.
*)Máy riêng của nhà thầu
Thông thường người ta sử dụng máy móc riêng của nhà thầu, việc tìm kiếm ở bên ngoài sẽ bất lợi về tài chính. Nguồn vốn chủ yếu đã được đầu tư và có nhu cầu tìm kiếm việc làm cho máy móc để tạo lợi nhuận. Tìm công việc để cho máy móc được sử dụng liên tục phải phù hợp với khả năng của máy móc, thường có sự tranh chấp giữa nhà thầu với những người giám sát công trình( người của chủ đầu tư ) vì những người này cũng am hiểu về máy móc nên hay xảy ra việc tranh cãi về tính năng của máy.
Nới nào mà nhà thầu tin chắc là công việc được tiến hành giống tương tự với công việc đã làm trước đó thì việc sử dụng máy riêng của nhà thầu sẽ có hiệu quả. Nơi mà các công việc có bản chất khác với công việc trước mà nhà thầu đã làm thì việc dùng máy riêng của nhà thầu sẽ có hiệu quả.
*) Mua trả ngay bằng tiền mặt
Mua trả ngay bằng tiền mặt các thiết bị là phương án có hiệu quả ngay trong việc sử dụng. Tuy nhiên, đó là biện pháp cứng nhắc và có ảnh hưởng đến lượng tiền mặt lưu thông của tổ chức. Cần phải tính toán xem giữa việc bỏ tiền ra mua và việc đầu tư khoản tiền đó cho công việc khác thì việc nào có lợi hơn. Nên so sánh việc mua thiết bị với việc giành quyền sử dụng thiết bị theo một phương thức khác.
*) Thuê mua máy móc xây dựng
Mua máy xây dựng theo phương thức thuê mua là việc trả trước một khoản tiền như là để đặt cọc, thường là khoảng 30%, phần còn lại sẽ trả trước khi hết 1/2 thời gian sử dụng máy. Tổng chi phí mua theo phương pháp này bao giờ cung cao hơn phương thức trả tiền ngay, song quỹ tiền mặt để lưu thông
Sẽ được cải thiện do quyết định này của nhà thầu. Lý tưởng nhất là máy móc tạo được một khoản lợi nhuận bằng với chi phí cho nó đến khi đến hạn phải trả
*) Thuê máy móc
Thuê máy móc xảy ra khi có yêu cầu đáp ứng cho một công việc cụ thể trong các giai đoạn ngấn hoặc nhu cầu sử dụng dưới 50%. Điều này thường là rất linh hoạt và tiết kiệm hơn vì việc mua máy quá đắt sau này ít khi sử dụng lại. Việc cho thuê hay thuê máy thường được tính theo ngày, tuần hoặc tháng. Chủ máy thường phải chịu về bảo hiểm, các chi phí cho bảo trì và các dịch vụ cho người vận hành máy, người thuê tự bỏ nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn
Việc thuê máy là dùng cho một mục đích sử dụng cụ thể, ít khi nhà thầu chính lại thuê về một máy nhàn rỗi cho các nhà thầu khác( nhà thầu phụ) vì đây là công việc của một nhà thầu phụ. Các nhà thầu không nên có các quyết định mua máy với ý nghĩa là khi không dùng đến có thể đem cho thuê lại vì nếu kinh tế không ổn định thì nhà thầu sẽ phải chịu một khoản chi phí rất đắt mà lại không sử dụng được máy vào việc gì.
*) Cho thuê máy .
Cho thuê máy là việc chuẩn bị máy móc cho nhà thầu và người đi thuê phải trả tiền theo tháng.Khi kết thúc giai đoạn cho thuê, nhà thầu thường chọn việc mua giá trị còn lại của máy vì thường là chúng được giảm giá. Việc cho thuê có lợi thế là lấy khoản tiền cho thuê để chi phí cho vận hành mà lại không phải chịu thuế từ thời điểm đó, người thuê có trách nhiệm sửa chữa bảo trì và giữ cho máy luôn ở trạmg thái tốt.
Liên quan đén việc thuê và cho thuê máy , nhiều hợp đồng đòi hỏi người chủ đầu tư có quyền kiểm soát máy móc của nhà thầu trong trường hợp có sự trục trặc trong quá trình thực hiện.
Chi phí cho vận hành máy xây dựng thường có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chi phí của hợp đồng. Vì thế trước khi mua một máy mới cho dự án cần phải lên dự toán, dù chỉ là tương đối,chi phí vận hành của máy đó .
4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ
4.1Những giải pháp cơ bản để nâng cao việc sử dụng vật liệu trong xây dựng
Trong năm 2002 việc sử dụng vật tư của công ty vẫn gây nên lãng phí, trong kho dự trữ là khá nhiều vì vậy cần nghiên cứu các loại vật tư khác nhau là để sử dụng chúng một cách hợp lý nhất trong quá trình xây dựng .Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và nơi phát sinh phế liệu và mất mát vật liệu người ta phân chia các biện pháp trừ bỏ lãng phí vật liệuthành các nhóm :
Nhóm liên quan đến quá trình vận chuyển, hình thức vận chuyển cung ứng vật tư
Nhóm liên quan đến quá trình gia công
Nhóm liên quan đến quá trình bảo quản trong kho
Nhóm liên quan đến quá trình lắp đặt kết cấu và chi tiết
4.1.1 Nhóm liên quan đến quá trình vận chuyển, hình thức vận chuyển cung ứng vật tư
Tổn thất về vận chuyển đối với một số loại vật tư thường lớn. Biện pháp cơ bản để trừ bỏ lẵng phí vật liệu nảy sinh trong quá trình vận chuyển và áp dụng công nghệ vận chuyển và xếp dỡ hợp lý nhất. Tuỳ theo đặc điểm và tính chất của từng loại vật liệu mf sử dụng các phương tiện vận chuyể khác nhau. VD: Đối với việc vận chuyển vật liệu rời và bụi nên đóng gói cẩn thận trong các bao bì thùng chứa có độ lớn thích hợp, vận chuyển bằng các toa két kín , việc rỡ được thực hiện bằng các khí nén trực tiếp theo đường ống thẳng vào thùng chứa của người tiêu thụ
Đối với việc vận chuyển và phân phối hỗn hợp bê tông cần áp dụng rộng rãi bằng vận chuyển rung ,máy đổ bê tông chấn động, máy bơm bê tông thuỷ lực và các thiế bị phân phối đặc biệt (vòi rung…)
Trong nhiều trường hợp việc tổ chức cung ứng vật tư đến thẳng chân công trình có thể thực hiện theo tiến độ giờ dựa trên tiến độ thi công và vào các hợp đồng cung ứng vật tư đã ký với các tổ chức cung ứng trên thị trường, hình thức này được áp dụng phổ biến trong các công ty xây dựng và nếu công ty Cầu 3 Thăng Long sử dụng phương pháp này triệt để thì có thể giảm được tối đa mức chi phí cho dự trữ và bảo quản vật tư.
Sử dụng phương pháp cung ứng có kho trung gian chỉ hạn chế đối với những loại vật tư dùng chung cho toàn công ty, hoặc cho từng công trường khi mà tiến độ sử dụng vật tư khó xác định, hay dễ bảo quản trong khi không thể dùng phương pháp chuyển thẳng đến chân công trình vì nơi cung ứng vật tư cách xa công trường thi công
Hình thức vận chuyển thẳng vật tư đến chân công trường, hay qua kho trung gian nên áp dụng hình thức cung ứng vật tư đồng bộ theo hợp đồng xây dựng, theo hình thức này phải có một khâu tổ chức chuyên xắp xếp các loại vật tư một cách đồng bộ theo chủng loại để đảm bảo cung cấp hiệu quả cho thi công. Nếu vật tư được cung ứng với khối lượng lớn nhưng không đồng bọ thì điều đó cũng không đem lại lợi ích gì cho khâu thi công
4.1.2. Biện pháp liên quan đến việc bảo quản trong kho
Tổn thất ở kho dối với một số vật liệu cũng đạt giá trị số lượng rất lớn trong khi xếp đóng các vật liệu trực tiếp một phần vật liệu bị bẩn trộn lẫn với đất ,ngoài ra nếu đống vật liệu không có sự ngăn cách thì một phần vật liệu sẽ bị ngăn cách khi vận chuyển trong khu vực xây dựng .Một số vật liệu nếu bảo quản không tốt sẽ bị mất tính chất của mình hay trở nên không dùng được hoàn toàn dưới tác dụng của không khí ẩm và mưa…VD: với vật liệu gỗ với độ ẩm cao dưới tác dụng trực tiếp của tia nắng mặt trời sẽ bị cong ,thạch cao và xi măng khi để lâu trong kho với độ ẩm cao sẽ bị vón hòn ,khi bị ướt sẽ kết dính lại không sử dụng được , vật liệu bằng kim loại nếu bị gỉ thì sản xuất không sử dụng được
Biện pháp cơ bản để trừ bỏ mất mát vật liệu khi bảo quả ở trong kho là áp dụnh các thiết bị chuyên môn ở kho bãi phù hợp với các nguyên tắc bảo quản vật liệu ,đặc biệt cần tạo điều kiện và tuân thủ đúng các yêu cầu thích hợp đối với việc bảo quản về điều kiện nhiệt độ ,độ ẩm cũng như các nguyên tắc xếp đặt đổ đống vật liệu xây dựng
4.1.3. Biện pháp cơ bản để trừ bỏ lẵng phí khi gia công vật liệu
Biện pháp cơ bản để trừ bỏ lẵng phí khi gia công vật liệu là áp dụng quá trình gia công vật liệu ,đó là :
- Đảm bảo thành phần pha chế vữa , bê tông và các hợp chất xây dựng khác ,nâng cao độ chính xác của việc định liều lượng pha chế .
-Tìm mọi biện pháp thu nhặt phế liệu và mất mát vật liệu
-Loại vật liệu sử dụng và chất lượng của nó phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế, nâng cao chất lượng vật liệu khi đưa vào chế tạo hỗn hợp bê tông vữa.
-Lựa chọn kích thước của vật liệu phù hợp với kích thước của sản phẩm
-Áp dụng chế đọ cắt gọt hợp lý ,nâng cao độ chính xác khi cắt gọt , giảm bớt sai sót
-Tận dụng phế liệu bằng cách dùng phế liệu với tư cách là vật liệu để sử dụng trong bộ phận hoặc công trình xây dựng khác cũng có thể gia công phế liệu thành vật liệu mới
Cần tập trung phế liệu và phân loại chúng cho phù hợp với việc sử dụng chúng sau này ,đòng mở rộng một cách hợp lý việc tổ chức các phân xưởng chuyên môn hay các xí nghiệp gia công phế liệu
4.1.4 Nhóm biện pháp liên quan đến việc lắp đặt các kết cấu và chi tiết vào công trình
Biện pháp cơ bản để trừ bỏ lẵng phí trong quá trình lắp đặt các kết cấu và chi tiết là áp dụng vật liệu và chi tiết có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của thiết kế và quá trình công nghệ thực hiện công tác ,ngăn ngừa hư hỏng khi thực hiên quá trình xây dựng đã cho hay quá trình kề liền trước ,đảm bảo sự phù hợp của kích thước vật liệu với kích thước của kết cấu tăng số vòng quay của vật liệu để chế tạo công trình tạm thời.
Khi xảy ra hư hỏng trong sản xuất sẽ dẫn đến tổn thất rất lớn về vật liệu .Những tổn thất đó bao gồm vật liệu phụ thêm khi sửa lại chúng, cũng như trong việc sửa lại những thiếu sót của sản phẩm , bán thành phẩm cung cấp cho công trường
Nguyên nhân cơ bản phát sinh hư hỏng là những thiếu sót trong việc quản lý sản xuất , trình độ sản xuất còn thấp của công nhân, thiếu sót trong việc chuẩn bị và kiểm tra
Biện pháp để ngăn ngừa mất mát vật liệu vì sản phẩm hư hỏng là:
-Tuân theo đúng quá trình thực hiện công nghệ công tác
-Kiểm tra thường xuyên chất lượng vật liệu và sản phẩm nhận được cũng như quá trình công tác
-Tính toán và phân tích nguyên nhân hư hỏng từ đó tìm ra biện pháp để trừ bỏ chúng
-Đảm bảo chất lượng cần thiết của dụng cụ và thiết bị
-Nâng cao một cách có hệ thống trình độ kỹ thuật và văn hóa của công nhân
Để thực hiện tốt các điều đó , cần tổ chức trao dổi rộng rãi các kinh nghiệm sản xuất áp dụngtrên quy mô rộng lớn việc kiểm tra lẫn nhau giữa các đội và các bộ phận công tác .tiến hành có hệ thống trên các công trường các hội nghị bàn về chất lượng sản phẩm với sự tham gia của công nhân, đội trưởng sản xuất ,ban chỉ huy công trường và tư vấn giám sát.
-Nâng caoviệc sử dụng lại các vật liệu để chế tạo các công trình tạm thời .
Khi xây dựng và tháo dỡ các công trình tạm thời thường có những tổn thất lớn về vật liệu sử dụng luân chuyển ,giá trị các vật liệu này chiếm một tỷ lệ đáng kể trong giá trị công trình xây dựng .Biện pháp cụ thể để giảm chi phí về gỗ và vật liệu khi xây dựng các công trình tạm thời là tăng số vòng quay của các vật liệu này .Điều đó có thể thực hiện bằng cách xây dựng các công trình tạm thời bằng phương pháp lắp ghép. Việc lắp ghép tháo dỡ các công trình cần được thực hiện những công cụ chuyên môn và những công nhân có tay nghề cao
Ngoài ra cần tạo điều kiện thưởng ,khuyến khích vật chất cho công nhân tham gia các công tác xây lắp bảo quản các công trình tạm thời. Việc cải tiến công tác chất lượng xây dựng cũng là một nguồn tiết kiệm vật liệu lớn
4.2 Chính sách các khoản phải thu
4.2.1 Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng :
Mặc dù tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng. Do được trả chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hoá của doanh nghiệp từ đó sẽ làm cho doanh thu tăng. Nhưng cần phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm thì phần nào lớn hơn chính vì thế mà phải phân tích khả năng tín dụng của khách hàng . Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn tối thiểu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp thì tín dụng thương mại sẽ được cấp. Các tài liệu sử dụng để phân tích khách hàng các báo cáo tài chính, phỏng vấn trực tiếp, xuống tận nơi để kiểm tra, tìm hiểu qua các khách hàng khác
Vì công ty Cầu 3 Thăng Long đang có một khoản phải thu khách hàng rất lớn chính vì vậy phải cân nhắc khi cho đối tác chậm thanh toán, phải xrm xét phảm chất, tư cách tín dụng; năng lực trả nợ; vốn; các khoản thế chấp; diều kiện kinh tế của khách hàng. Vẫn biết là trong các công ty xây lắp việc không cho khách hàng mua chịu, chậm thanh toán là một điều khó khăn nhưng cần phải biết rõ về khách hàng, và phải biết từ chối những công trình làm ăn không có lãi khi mà tính đến chi phí đòi nợ quá cao, làm giảm lợi nhuận
Phải nhìn vấn đề theo phương pháp chiết khấu lợi nhuận ròng bởi đôi khi có lãi danh nghĩa, nhưng trên thực tế lợi nhuận thực lại là âm
Đòi hỏi phải có cán bộ chuyên trách, phân tích lập ra những điều kiện cụ thể khi tham gia vào một dự án và trước khi nhận một công trình nào đấy phải phân tích các dự án trên cơ sở của phương pháp NPV có tính đến cả chi phí đòi nợ. Điều này sẽ giúp công ty thoát khỏi tình trạng các khoản phải thu bị trì hoãn kéo dài cứ tăng dần lên như hiện nay gây thiệt hại cho công ty
4.2.2 Áp dụng các hình thức chiết khấu
Thực sự là trong việc thu nợ đối với các công ty xây dựng hiện nay là rất khó bởi các công ty xây dựng khác, hay khách hàng cũng đang gặp tình trạng là khó khăn trong vấn đề về tiền mặt, vì vậy mà họ có tâm lý là càng nợ được lâu càng tốt. Để hạn chế tâm lý này công ty Cầu 3 Thăng Long nên đưa ra các hình thức chiết khấu, khách hàng sẽ được hưởng những khoản chiết khấu tuỳ theo sự thanh toán sớm hơn so với thời hạn ghi trên hợp đồng ngân hàng hay ít. Phương pháp này sẽ có hiệu quả tốt đến tốc đô thu hồi các khoản phải thu của công ty Cầu 3 Thăng Long với điều kiện tỷ lệ chiết khấu phải đảm bảo đủ lớn để hấp dẫn được khách hàng.
Tuy nhiên không được coi hình thức này là vạn năng, mà phải sử dụng kết hợp với các phương pháp khác, và đặc biệt là chỉ vừa đủ lớn để hấp dẫn khách hàng nhưng phải đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi và nhỏ hơn chi phí đòi nợ. Chính vì thế mà công tác xác định tỷ lệ chiết khấu cũng rất khó khăn, cần có cán bộ chuyên trách xác định tỷ lệ này một cách chính xác theo từng thời kỳ cụ thể mà vẫn đảm bảo được tác động tích cực của nó.
Bên cạnh hình thức chiết khấu thì công ty Cầu 3 Thăng Long cũng nên áp dụng các hình thức phạt đối với những khách hàng chậm thanh toán so với hợp đồng
Kết hợp hai hình thức thưởng phạt này một cách hợp lý thì chắc chắn tốc độ thu hồi các khoản phải thu sẽ được thu hồi đáng kể.
4.2.3 Quản lý các khoản phải thu
Đối với những khoản đã được nghiệm thu, đã thực sự dược dưa vào các khoản phải thu thì lúc này ta phải cần có những chính sách quản lý chúng
Trước hết để quản lý các khoản phải thu thì ta phải dựa và năng lực trả nợ của các khách hàng, phải phân loại khách hàng theo năng lực trả nợ của bản thân khách hàng, theo mối quan hệ làm ăn lâu dài trong các năm qua (khách hàng quen)
Thứ hai phải phân loại các khoản phải thu theo thời gian
Thứ ba sự tín nhiệm đối với sự bảo lãnh của bên thứ ba
Nói tóm lại là ta cần phải phân loại các khoản phải thu để biết được đặc điểm và những chính sách cần áp dụng cho từng loại phải thu có độ rủi ro khác nhau. Đối với những khoản phải thu có thời hạn quá lâu mà đã xác định là khoản nợ khó đòi thì phải đưa vào TS ngoại bảng theo dõi, và phải thực hiện truy thu những khoản này ngay khi có điều kiện
Đối với những khách hàng có uy tín, khả năng trả nợ cao thì công ty Cầu 3 Thăng Long có thể nới lỏng các chính sách tín dụng để thu hút khách hàng
Đối với những khách hàng mới thì việc theo dõi chặt chẽ về sự thay đổi tình hình tài chính của khách hàng, và phải có biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng khi tình hình tài chính của khách hàng đang ở bên bờ phá sản, có thể chấp nhận giảm giá các khoản phải thu
4.3 Rút ngắn thời gian thi công và nghiệm thu một công trình:
Rút ngắn thời gian thi công và nghiệm thu một công trình sẽ giúp cho công ty Cầu 3 Thăng Long có thể vay vốn ngân hàng một cách thuận lợi theo những bản bản hợp đồng đồng đầu năm . Để thực hiện được điều này thì công ty Cầu 3 Thăng Long phải thực hiện :
+Xúc tiến tién độ thi công công trình.
+Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Xúc tiến độ thi công công trình cũng sẽ không thể giúp cho khả năng quay vòng vốn được nếu như không được nghiệm thu vì chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu. Vì thế, để thực hiện việc xúc tiến tiến độ thi công công trình và nâng cao chất lượng sản phẩm thì công ty Cầu 3 Thăng Long phải thực hiện những biện pháp sau:
thứ nhất, Phát triển hoàn thiện công cụ lao động
thứ hai, Hoàn thiện và áp dụng kỹ thuật thi công tiên tiến, vấn đề này là một vấn đề lâu dài bởi nếu muốn áp dụng kỹ thuật thi công tiên tién thì phải có các kỹ sư giỏi, các công nhân lành nghề am hiểu về máy móc. Và muốn có được điều áy thì cần phải có sự đào tạo, phải có quỹ đào tạo trích ra từ lợi nhuận của công ty
thứ ba, Sử dụng vật liệu mới, vật liệu thay thế, cấu kiện đúc săn lắp ghép. Để sử dụng được vật liệu mới, cấu kiện đúc sẵn thì phải sẵn sàng trả một khoản chi phí cao
thứ tư, Hoàn thiện và hợp lý hoá các phương pháp tổ chức sản xuất, công nghệ quản lý, kỹ thuật quản lý .Đây là phương pháp mà các doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng, chỉ cần phải có một nhà quản lý có khả năng điều phối sản suất một cách hợp lý, khoa học. Nếu biết hoàn thiện và hợp lý hoá các phương pháp tổ chức sản xuất, thì có thể tận dụng được không chỉ năng lực của máy móc thiết bị mà còn, tận dụng được rất nhiều những thời gian bị lãng phí một cách vô ý
thứ năm, Tiêu chuẩn hoá, định hình hoá các chi tiết, các bán thành phẩm, các cấu kiện và sản phẩm xây dựng
thứ sáu Chú ý hơn đến công tác giải toả mặt, một công tác chiếm rất nhiều thời gian của các doanh nghiệp xây lắp những thời gian gần đây. Vì vậy cần phải chú ý đôn thúc việc giải toả, san lấp mặt bằng lấy địa điểm sớm đi vào thi công công trình
Những phương pháp trên chính là con đường đồng thời là công cụ quan trọng nhất giải quyết nhiệm vụ xúc tiến tiến độ thi công công trình và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm rút ngắn thời gian quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng TS
Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TS tại công ty Cầu 3 Thăng Long
KIẾN NGHỊ
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Cầu 3 Thăng Long phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên. Tuy nhiên vấn đề cốt lõi để quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản là không được nóng vội trong công tác quản lý vì đây là một công tác mang tầm chiến lược. Vì vậy phải đưa ra được những chính sách mang tính chất thời kỳ, có chiều sâu
Kiến nghị công ty Cầu 3 Thăng Long cần phải xem xét về khoản phải thu một cách nghiêm túc vì hầu chỉ có vấn đề này là công ty còn gặp phải nhiều vướng mắc, bởi vì không phải chỉ về phía công ty Cầu 3 Thăng Long có lỗi mà còn do cơ chế hiện nay, do đặc điểm riêng của ngành xây dựng. Chính vì thế mà cần phải kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để giải quyết vấn đề thu hồi các khoản phải thu, không chỉ cho riêng công ty Cầu 3 Thăng Long mà còn giải quyết tình hình chung cho các doanh nghiệp xây lắp khác
Ngoài ra về vấn đề cơ cấu tài sản công ty Cầu 3 Thăng Long cũng nên xem xét để điều chỉnh cho phù hợp
KẾT LUẬN
Tài sản, quản lý và sử dụng tài sản sao cho có hiệu quả là một điều cần thiết cho bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào. Vì vậy cần phải chú ý quan tâm đến nó dù công ty có đang thua lỗ hay kinh doanh thuận lợi, và phải coi nó như là một chìa khoá dẫn đến thành công trong kinh doanh_ một thành công lâu dài và bền vững .
Quá trình học tập ở nhà trường và thời gian thực tập ở công ty tôi đã nhận thức được mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Phải biết vận dụng linh hoạt lý thuyết vào cho phù hợp với thực tế, phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp. đây là thời gian giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại Công Ty Cầu 3 Thăng Long, tôi đã cố gắng học hỏi để trau rồi kiến thức cho mình và hoàn thiện bài chuyên đế tốt nghiệp này.
Với hy vọng hoàn thiện hơn nữa công tácquản lý và sử dụng tài sản. Qua bài viết của mình tôi cũng đã đưa ra một số ý kiến nhận xét để Công Ty có thể tham khảo và vận dụng.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Giáo Hướng Dẫn tiến sĩ Trần Đăng Khâm cùng toàn thể các Anh Chị, Cô Chú trong phòng tài vụ của Công Tyvà toàn bộ Công Ty đã giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Xin chúc cho Công Ty ngày càng phát triển và xứng đáng là một trong những đơn vị tiên phong của nghành cầu đường việt nam.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2003
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN 2
1. Khái niệm và phân loại 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Phân loại 2
1.1.3. Quản lý tài sản lưu động 3
1.2. Tài sản cố định 9
1.2.1. Khái niệm 9
1.2.2. Đặc điểm 9
1.2.3. Phân loại TSCĐ 10
1.2.4. Quản lý tài sản cố định 12
1.3. Quản lý các nguồn tài trợ trong doanh nghiệp 16
1.3.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn 16
1.3.2. Nguồn tài trợ dài hạn 24
2. Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 27
2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản 27
2.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TS doanh nghiệp 27
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TS 29
2.1.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TS 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN Ở CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG 31
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 31
1.1. Tổ chức bộ máy quản lý và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 32
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 34
1.3. Các đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng tới doanh nghiệp 36
2. Thực trạng quản lý TS của Công ty cầu 3 Thăng Long 39
2.1. Thực trạng quản lý vốn kinh doanh 39
2.2. Thực trạng quản lý vật tư 40
2.3. Quản lý chi phí máy thi công 44
3. Thực trạng hiệu quả sử dụng TS của Công ty cầu 3 thăng long trong các năm qua 44
3.1. Tình hình tài chính của Công ty trong bảy năm qua 45
3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TS của Công ty cầu 3 thăng long thông qua các nhóm chỉ tiêu 47
4. Đánh igá thực trạng hiệu quả sử dụng TS tại Công ty cầu 3 Thăng long 55
4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý và sử dụng TS tại Công ty cầu 3 Thăng Long 55
4.2. Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng TS tại Công ty cầu 3 Thăng Long 57
4.3. Tìm hiểu những nguyên nhân còn tồn tại 58
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG 60
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CẦU 3 THĂNG LONG TRONG NHỮNG NĂM TỚI 60
II. GIẢI PHÁP CHUNG
1. Đẩy mạnh công tác đào tạo hoàn thiện, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên 61
2. Hoàn thiện kênh thông tin đến nhà quản lý 61
3. Hướng tới một cơ cấu TS hợp lý 62
III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ 62
1. Nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ hiện có 62
1.1. Vận hành và bảo trì máy móc thiết bị 62
1.2. Tận dụng tối đa năng lực của máy móc thiết bị 63
2. Xử lý thanh lý TS lạc hậu xuống cấp 63
3. Tăng cường đầu tư, mua sắm mới TSCĐs 63
3.1. Tăng cường đầu ưt, mua sắm nhà cửa vật kiến trúc 63
3.2. Đầu tư mua sắm thiết bị và máy móc xây dựng 63
4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ 66
4.1. Những giải pháp cơ bản để nâng cao việc sử dụng vật liệu trong xây dựng 66
4.2. Chính sách các khoản phải thu 69
4.3. Rút ngắn thời gian thi công và nghiệm thu một công trình 71
KIẾN NGHỊ 73
KẾT LUẬN 74
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1139.doc