Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một vấn đề cần thiết cấp bách có ý nghĩa quan trọng to lớn cả về lí luận và thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế. Những vấn đề lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được làm rõ làm cơ sở khoa học cho việc phát triển, đánh giá thực trạng và đề ra phương hướng biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tích cực, hiệu quả hơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một động thái tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện và hợp lí hơn trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước và quan hệ quốc tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đông đã có bước chuyển biến tích cực, ngành nông-lâm nghiệp có tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu kinh tế, ngành thủy sản ngày càng trở thành ngành mũi nhọn có tỷ trọng ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong nông nghiệp ngành chăn nuôi đã dần được cải thiện vị trí do luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên sự chuyển đổi trên còn chậm, ngành trồng trọt vẫn là chủ yếu. Trong trồng trọt cây lúa là chính, hiệu quả của chuyển dịch chưa cao, quan hệ cung-cầu về nông sản chưa hợp lí
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố còn lạc hậu mang nặng tính thuần nông và khẳng định sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và bảo vệ môi trường sinh thái. Chính những đặc điểm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Hà Đông là cơ sở để định ra phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh hơn và hiệu quả hơn như nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ và nhân dân, huy động vốn và đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển mở rộng thị trường nông nghiệp, đầu tư khoa học công nghệ đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, quản lí sử dụng đất nông nghiệp
115 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển sản xuất rau thực phẩm theo hướng chuyên canh rau an toàn, tiến tới sản xuất rau sạch, chất lương cao bằng công nghệ trồng trong nhà lưới và trực tiếp ngoài trời, đưa tỷ trọng giá trị sản xuất ngành sản xuất rau trên 30% giá trị sản xuất ngành trồng trọt vào năm 2010-2020.
-Phát triển sản xuất hàng hoá để cây rau thành phố có vị trí, có thương hiệu nhằm cung cấp rau chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm cho thị trường thành phố và thị trường Hà Nội, tiến tới tham gia xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 toàn thành phố có sản lượng đạt khoảng 31 nghìn tấn, trong đó khối lượng sản phẩm rau an toàn chiếm khoảng 30% tổng sản lượng rau thực phẩm. Đến năm 2020 sản luợng rau của thành phố là 39 nghìn tấn
Bảng 24: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng rau các loại của thành phố Hà Đông từ 2010-2020
Cây trồng
2007
2010
2020
Rau cả năm: Diện tích
849,332
1580
1940
Năng suất
135,86
200
200
Sản lượng
11539,17
31600
38800
Rau vụ xuân: Diện tích
220,16
540
660
Năng suất
134
200
200
Sản lượng
2950,14
10800
13200
Rau vụ mùa: Diện tích
195,12
460
580
Năng suất
135,43
200
200
Sản lượng
2642,51
9200
11600
Rau vụ đông:Diện tích
434,052
580
700
Năng suất
137
200
200
Sản lượng
5946,51
11600
14000
Rau an toàn
Diện tích
600
900
Năng suất
200
200
Sản lượng
6000
10000
Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hà Đông
Dự đoán mức độ dân số là 200 nghìn người vào năm 2010 và 270 nghìn người năm 2020 tương ứng với nhu cầu rau xanh của thành phố là 30 nghìn tần năm 2010 và 40 nghìn tấn năm 2020.
Do vậy diện tích gieo trồng rau của thành phố năm 2010 là 1580 ha trong đó diện tích rau vụ xuân là 540 ha; vụ hè thu là 460 ha và vụ đông là 580 ha. Diện tích chuyên canh rau của thành phố là 460 ha năm 2010 và 580 ha năm 2020. Vùng chuyên canh rau chủ yếu tập trung tại vùng rau của Biên Giang, Đồng Mai, Yên Nghĩa, Dương Nội, tạo thành vành đai rau xanh phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và thành phố Hà Nội.
Phấn đấu đưa năng suất rau hiện nay là 136 tạ/ha/năm lên 200 tạ/ha/năm. Nâng cao đầu tư thâm canh, tăng cường phát triển đa dạng hoá các loại rau để thoả mãn nhu cầu nhiều mặt của cư dân thành thị.
b. Sản xuất rau an toàn
Nhu cầu rau an toàn:
Đời sống vật chất tinh thần các tầng lớp dân cư hiện nay đã được nâng cao (đặc biệt khu vực đo thị, khu công nghiệp tập trung), nên yêu cầu tiêu dùng nông sản phẩm an toàn đang trở nên bức thiết, đặc biệt là các loại rau xanh-Loại thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong thực đơn các bữa ăn hàng ngày
Sản xuất trồng trọt nói chung và cây rau nói riêng hiện nay còn nhiều hạn chế đặc biệt là tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, phân bón diễn ra tương đối phổ biến dẫn đến ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Vì vậy nhu cầu rau an toàn của thị trường sẽ tăng mạnh. Hiện nay đã có một số diện tích rau của thành phố đang tiến hành sản xuất rau an toàn, tuy nhiên mới chỉ mang tính mô hình, diện tích còn thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng chủ thành phố.
Trong khi đó thành phố Hà Đông có đủ điều kiện để phát triển rau an toàn: Có vúng đất bãi phù sa màu mỡ, phù hợp phát triển rau thực phẩm, một phần diện tích vàn cao có thể chuyển đổi sang sản xuất rau.
Dự kiến tới năm 2010 toàn thành phố sẽ có trên 200 ha chuyên canh rau an toàn để cung cấp cho thị trường tại chỗ và thị trường Hà Nội.
Vì thế giải pháp đặt ra là:
+Tập trung xây dựng , phát triển các vùng chuyên canh rau. Khuyến khích phát triển chuyển đổi sang sản xuất rau tại các vùng lân cận và liền kề với diện tích rau sẵn có
+Phát triển sản xuất các loại rau thông thường tại các điểm mới chuyển đổi, sau đó dần dần chuyển đổi sang sản xuất các loại rau cao cấp như dưa chuột bao tử, súp lơ, diếp, ngô non, giống rau
+Hình thành các khu sản xuất rau an toàn có quy mô sản xuất hàng hoá, tiến tới sản xuất theo hợp đồng với các nhà hàng, siêu thị, các cửa hàng rau sạch
+Xây dựng thương hiệu rau sạch, rau an toàn của thành phố
c. Phát triển hoa cây cảnh
Mặc dù thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ đi vào thủ đô Hà Nội, điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp cho việc phát triển trồng hoa, tuy nhiên đến nay diện tíhc trồng hoa, cây cảnh của thành phố hiện nay còn phát triển với diện tích nhỏ, hiện trạng đất trồng hoa cây cảnh mới chỉ đạt 307,32 ha ( năm 2007).
Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân thành phố Hà Đông và đặc biệt của người dân Hà Nội ngày càng tăng dẫn tới nhu cầu dùng hoa tươi tăng với tốc độ ngày càng cao, đặc biệt các loại hoa cao cấp như hoa Hồng, hoa Cúc, các loại giống nhập nội như hoa Ly, Uất Kim Cương, các loại hoa cây cảnh phục vụ cho nhu cầu ngày tết như Quất, Đào, Dơn...
Bảng 25:Cơ cấu diện tích, GTSL trồng hoa của thành phố Hà Đông từ 2010-2020
Hạng mục
2010
2020
Diện tích(ha)
330
450
GTSL(tỷ đồng)
40
54
Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hà Đông
Như vậy dự tính đến năm 2010 sẽ có 330 ha sản xuất hoa cây cảnh và cho giá trị sản lượng đạt 40 tỷ đồng. Đến năm 2020 diện tích hoa cây cảnh của thành phố đạt 450 h, diện tích hoa sẽ được bố trí mở rộng thêm ở các xã Dương nội, Đồng Mai, Biên Giang. Phấn đấu đưa cây hoa thành sản phẩm chính và chiếm khoảng 20% trong giá trị trồng trọt năm 2010, và 40% giá trị trồng trọt năm 2020.
Về phương hướng bố trí vùng sản xuất tập trung: Ở những nơi có điều kiện thuận lợi về tưới tiêu, giao thông, dễ quảng bá và giới thiệu sản phẩm để tiêu thụ. Phát triển diện tích hoa ngoài trời là chủ yếu, tiến tới xây dựng các khu trại hoa nhà lưới, nhà kính và ứng dụng công nghệ cao để có thể sản xuất các giống hoa nhập nội. Về hướng thị trường tiêu thụ: Chủ yếu là thị trường thủ dô Hà Nội và nội thị thành phố Hà Đông, mở rộng ra cả tỉnh Hà Tây, tiến tới xuất khẩu hoa theo phương thức liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp.
d. Phát triển cây dược liệu
Trong những năm gần đây nhu cầu cây dược liệu chữa bệnh phát triển rất nhanh, các loại cây dược liệu chủ yếu là các loại cây phục vụ cho đông y và sản xuất tinh dầu. Trước kia cây dược liệu chủ yếu là thu hái tự nhiên, nhưng nay nguồn tự nhiên đã cạn kiệt nên một số nơi đã hình thành vùng trồng cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao. Đây là hướng đi mới trong việc phát triển một nền nông nghiệp tổng hợp đa dạng. Do vậy định hướng phát triển trồng cây dược liệu của thành phố đến năm 2010 là 40 ha .
e. Sản xuất cây thực phẩm
Sản xuất cây lương thực tới năm 2010 và năm 2020 được xây dựng trên cơ sở những định hướng cơ bản sau:
Diện tích lúa sẽ giảm dần do chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp và chuyển đổi sang cây trồng có giá trị cao hơn.
Do vậy nội dung chuyển đổi sản xuất lương thực của thành phố sẽ tập trung vào các lĩnh vực sau:
+Sử dụng giống thuần và các giống lúa lai để nâng cao năng suất và chất lượng. Tập trung phát triển thành vùng chuyên canh lúa năng suất cao, chất lượng khá.
+Tập trung dầu tư thâm canh, gieo cấy đúng khung thời vụ tốt nhất để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, đồng thời tạo thuận lợi cho sản xuất vụ đông nhằm tăng thu nhập cho người nông dân ở những vùng thuần nông chuyên canh cây lúa.
+Chuyển những vùng canh tác lúa khó khăn sang các mô hình canh tác khác: Vùng đồng cao, khó khăn về tưới nước vụ xuân chuyển sang canh tác rau, màu, hoa cây cảnh; vùng đồng trũng, khó khăn về tiêu nước vụ mùa chuyển hẳn sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc “ lúa xuân+cá mùa”
Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, căn cứ vào mục đích chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp khác, khả năng đảm bảo tưới tiêu. Quỹ đất nông nghiệp còn lại dự kiến bố trí vào mục tiêu sản xuất lương thực và đối với thành phố Hà Đông chủ yếu là diện tích lúa theo hướng có hiệu quả như sau:
Bảng 26: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng lúa từ năm 2010-1020
Cây trồng
Đơn vị
2007
2010
2020
Lúa cả năm: Diện tích
Ha
3552,36
2651,6
800
Năng suất
Tạ/ha
56,8
61,5
63,5
Sản lượng
Tấn
20177,97
16304
5080
Lúa xuân: Diện tích
Ha
1814,59
1325,5
400
Năng suất
Tạ/ha
55,29
63
65
Sản lượng
Tấn
10032,87
8351
2600
Lúa mùa: Diện tích
Ha
1737,77
1325,5
400
Năng suất
Tạ/ha
58,38
60
62
Sản lượng
Tấn
10145,1
7953
2480
Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hà Đông
Đến năm 2010 phát triển 50% diện tích lúa là giống lúa chất lượng cao, tiến tới năm 2020 là 70% diện tích gieo trồng lúa là giống lúa chất lượng cao.
Tập trung đầu tư thâm canh: Tiếp tục thực hiện cấp I giống lúa hoá, tiến tới nguyên chủng hoá bằng các giống có tiềm năng năng suất cao, phù hợp với đất đai và sinh thái từng vùng; nâng cao chất lượng tưới tiêu; làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, dịch hại theo hai phương pháp tổng hợp IPM; áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh từ khâu gieo mạ , cấy, thu hoạch và bón phân cân đối.
f. Sản xuất cây ăn quả
Vùng đất bãi sông Đáy, sông Nhuệ phù sa màu mỡ, có một số diện tích thích hợp cho phát triển một số loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sinh thái ven sông của tỉnh Hà Tây và thành phố sẽ tập trung phát triển vùng cây ăn quả quy mô 20-50 ha.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có điều kiện đa dạng hoá cá loại cây ăn quả, từ nhiệt đới tới á nhiệt đới.
Có nhiều loại cây ăn quả nổi tiếng: Cam Canh, buởi Diễn, nhãn muộn, hồng Yên Thôn, mơ Hương Tích...được trồng trên địa bàn tỉnh và của thành phố
Tổng kết các mô hình phát triển cây ăn quả cho thấy thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa, ngô. Cá biệt có những cây hiệu quả gấp 5-7 lần, như: Cam Canh, bưởi đường Canh, bưởi Diễn, nhãn muộn...
Một số diện tích vuờn tạp cần tập trung đầu tư chuyển đổi để trồng cây ăn quả nâng cao giá trị sử dụng đất và thu nhập cho người dân
Nói chung Hà Đông có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây ăn quả, nếu được chú ý đầu tư thâm canh có thể làm cho cây ăn quả trở thành cây “làm giàu” của nông dân và thực sự là một thế mạnh trong sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, đa dạng và bền vững
Định hướng phát triển:
Phát triển cây ăn quả theo từng vùng tập trung ( vùng đồi gò, vùng ven sông...) tập trung cải tạo vườn tạp. Phát triển vườn cây ăn qủa kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
Tập trung đầu tư phát triển các cây ăn quả đặc sản để củng cố và nâng cao thương hiệu sản phẩm trên thị trường: Cam Canh, bưởi Diễn...Phấn đấu giá trị sản lượng của cây ăn quả chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất trồng trọt
Bảng 27: Cơ cấu diện tích, GTSL cây ăn quả từ 2010-2020
Hạng mục
2010
2020
Diện tích
140
180
GTSL(tỷ đồng)
9
15
Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hà Đông
3.2.3.2 Ngành chăn nuôi
Tập trung phát triển chăn nuôi lợn nạc, lợn nái, gia cầm chất lượng cao để khai thác lợi thế và tiềm năng chăn nuôi của thành phố
Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô vừa và trung bình, chăn nuôi tập trung phù hợp với vùng đông dân cư và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ thị trường tiêu thụ của thành phố, các khu công nghiệp, thị trường thành phố Hà Nội và bước đầu tham gia vào thị truờng xuất khẩu.
Phát triển chăn nuôi tại các xã có điều kiện chăn nuôi tập trung, nơi dân cư có khả năng xử lý môi trường, xây dựng các mô hình chăn nuôi tập trung với quy mô trang trại vừa và nhỏ.
Mục tiêu phát triển chăn nuôi 2010-2020
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2007-2010 đạt trên 7-8%/năm đồng thời với chất lượng sản phẩm được cải thiện đáng kể. Giai đoạn 2010-2020 ngành chăn nuôi có tốc độ phát triển bình quân 5-6%/năm.
Phấn đấu sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 10 nghìn tấn vào năm 2010. Gia tăng mức sản xuất hàng hoá sản phẩm chăn nuôi từ 65-70% sản lượng sản xuất
Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong toàn bộ ngành nông nghiệp đạt khoảng 40% vào năm 2010 và giữ ổn định cho đến năm 2020
Xây dựng vùng sản xuất chăn nuôi tập trung để có khối lượng sản phẩm chăn nuôi từ các vùng này đạt trên 80-90% tổng giá trị sản lượng chăn nuôi trên địa bàn toàn thành phố
Bảng 28: Cơ cấu tổng đàn lợn và gia cầm từ 2010-2020
Hạng mục
Đơn vị
1.Đàn lợn
-Số con
Con
118000
150000
-Sản lượng
Tấn
8300
12000
-Gía trị
Tỷ đồng
91,5
168
2 Đàn lợn sữa
-Số con
Con
38000
85000
-Sản lượng
Tấn
-Gía trị
Tỷ đồng
6
17
3. Đàn gia cầm
-Số con
Con
510000
700000
-Sản lượng
Tấn
1000
1400
-Gía trị
Tỷ đồng
18
36
Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hà Đông
ĐÀN LỢN
Năm 2010 phấn đấu tốc độ tăng trưởng đàn lợn ổn định ở mức 7%/năm.Gia tăng số lượng đàn lợn ngoại và lai ¾ máu ngoại, đàn lợn có tỷ lệ nạc cao chiếm khoảng 60-70% tổng đàn. Định hướng đến năm 2020 đàn lợn tiếp tục tăng ổn định với tốc độ bình quân 5-6%/năm, đạt tổng đàn 150 nghìn con, sản lượng thịt hơi đạt 12 nghìn tấn. Hình thành các vùng chăn nuôi lợn tập trung, với các trang trại chăn nuôi vừa, phấn đấu tới năm 2010 chăn nuôi lợn hàng hóa tập trung chiếm khoảng 70% tổng đàn, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường khả năng kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. Định hướng năm 2020 chăn nuôi lợn phát triển ổn định, phát triển chăn nuôi theo công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo chất lượng thịt và xây dựng các trang trại quy mô vừa có hệ thống khép kín từ con giống đạt tiêu chuẩn, tới quá trình chăm sóc, đảm bảo vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh và đạt tiêu chuẩn xuất chuồng.
ĐÀN GIA CẦM
Có những biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh nói chung và thành phố nói riêng. Phấn đấu đến năm 2010 đưa đàn gia cầm đạt trên 510 nghìn con, định hướng đến năm 2020 đàn gia cầm đạt trên 560 nghìn con (tăng bình quân trên 9%/năm giai đoạn 2010-2020)
Phát triển đàn gà tại các xã ven thị như Kiến Hưng, Dương Nội, Biên Giang, đàn vịt tại các xã phát triển mô hình lua-cá-vịt như Phú Lương, Phú Lãm, Đồng Mai.
Phát triển thành từng vùng chăn nuôi gia cầm hàng hóa tập trung ở các khu đất cao, vùng bãi: Với các địa thế cao, đất rộng, xa khu dân cư, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và thuận lợi cho công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. Phấn đấu tới năm 2010-2020 có khoảng 80-90% số lượng gia cầm được chăn nuôi tập trung.
Phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm công nghiệp và chăn thả bán công nghiệp có năng suất, chất lượng thịt ngon (gà Lương phượng hoa, gà Tam hoàng, vịt Super M, ngan Pháp…)
Ngoài ra trên địa bàn thành phố có thể xây dựng một số mô hình chăn nuôi mới như nuôi thỏ, chim cút, chim bồ câu tại các xã vùng ven
3.2.3.3 Phát triển ngành thuỷ sản
MỤC TIÊU
Về tăng trưởng: Gía trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 9%/năm từ nay đến năm 2010 và 20-25%/năm (giai đoạn 2010-2020)
Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 5% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp (bao gồm cả nông nghiệp và thủy sản)
Năm 2010 diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 100 ha tổng sản lượng đạt trên 342 tấn ( trong đó sản lượng thủy sản đặc sản đạt trên 28-30 tấn/năm). Năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản là 150 ha, năm suất bình quân 6-7 tạ/ha, sản lượng đạt trên 1000 tấn.
Bố trí sản xuất
Tận dụng toàn bộ các loại mặt nước, cải tạo một phần diện tích đất mặt nước chưa sử dụng, chuyển đổi một phần đất lúa vùng úng trũng đưa tổng diện tích đất chuyên nuôi trồng thủy sản lên 100 ha theo hình thức bán thâm canh và thâm canh bằng thức ăn công nghiệp
Chuyển đổi đất lúa vùng úng trũng, sản xuất vụ mùa không ăn chắc sang canh tác láu +cá. Tập trung phát triển thủy sản tại diện tích ao hồ và vùng trũng thuộc các xã Phú Lương, Phú Lãm, Đồng Mai
3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3.3.1. Giải pháp về thị trường
Sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Hà Đông nằm trong sự vận động và phát triển kinh tế chung của cả nước. Hiện nay kinh tế thị trường nước ta vẫn còn chậm phát triển. Do nền kinh tế nước ta chưa đủ điều kiện tiền đề cho nền sản xuất hàng hoá, thị trường thường xuyên biến động không ổn định đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội.Do vậy chính sách thị trường được coi là một trong những chính sách hỗ trợ quan trọng cho các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực nông nghiệp. Hướng tác động của chính sách này phải hướng người nông dân yên tâm bỏ vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh vào những lĩnh vực đã được lựa chọn và một trong chừng mực nào đó Nhà nước có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu ngành phù hợp với tiềm năng thực tế và gắn với hiệu quả đầu ra. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thành công hay không, tốc độ tăng nhanh hay chậm là do thị trường quyết định, ngược lại một cơ cấu hoàn hảo đến bao nhiêu nhưng cũng không đáp ứng được nhu cầu thị trường thì cơ cấu đó cũng là vô nghĩa. Bởi vậy muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải căn cứ vào thị trường, lấy thị trường làm nền tảng. Để mở rộng thị trường nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Hà Đông các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, các hộ nông dân cần phải chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy bên cạnh việc tổ chức hướng dẫn tư vấn kĩ thuật giúp cho người nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, sản xuất ra những loại sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường nhất là phải chú ý đến đầu tư nhằm tạo ra những sản phẩm ngày càng có chất lượng tốt hơn để tăng thêm uy tín trên thị trường. Từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng quy mô sản xuất để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm Nhà nước cần tích cực tạo điều kiện để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức thương mại quốc tế trên cơ sở kí kết các hợp đồng buôn bán nhằm tạo ra một thị trường có tính chất lâu dài và ổn định. Trên cơ sở đó định hướng khuyến khích các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh mà thị trường cần và hạn chế đếm mưc thấp nhất những sản phẩm hiệu quả kinh tế không cao. Việc tìm kiếm thị trường trong nước và ngoài nước phải được giải quyết ngày từ khâu tổ chức đầu tư chứ không phải đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm.
Trong tương lai khi nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao, ưu thế so sánh của nông nghiệp giảm dần, do đó thực hiện bao tiêu và trợ giá sản phẩm nông nghiệp là đòn bẩy thúc đẩy và bảo đảm an toàn cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Vì sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên giá cả nông sản hàng hóa thường biến động lớn theo mùa vụ. Nhà nước cần có những biện pháp kiểm soát giá, tham gia vào phân phối nông sản trên thị trường để điều tiết quan hệ cung cầu nông sản trên thị trường nhằm nâng cao giá bán cho nông dân, giúp họ có khả năng tái sản xuất cơ bản.
Trong nền kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá, thực hiện bảo hiểm mùa màng trở thành một loại dịch vụ không thể thiếu được trong mạng lưới tổ chức dịch vụ của xã. Hiện nay công ty bảo hiểm Việt Nam thực hiện bảo hiểm cho nông dân tham gia mua từ 3-10% số tiền bảo hiểm. Đối với nông nghiệp ven đô, để triển khai có hiệu quả cần xác định đúng mức bán bảo hiểm và khuyến khích nông hộ tự nguyện tham gia mua bảo hiểm, đề xuất mức bán bảo hiểm như trồng lúa 3-4 kg thóc/sào, rau thực phẩm 6-10 kg rau/sào…Ngoài ra, hình thức trợ giá thông qua hệ thống tín dụng cũng là biện pháp bảo hộ nông sản.
3.3.2. Chính sách huy động vốn và quản lí sử dụng vốn đầu tư
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Hà Đông nói riêng nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào việc giải quyết vốn đầu tư với 2 nội dung chủ yếu:chính sách khai thác huy động nguồn vốn và việc đầu tư sử dụng nguồn vốn. Đây chính là điều kiện tiền đề tạo ra cơ sở hạ tầng nông thôn-một điều kiện tiên quyết của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để đưa giống mới vào sản xuất, xây dựng các công trình thuỷ lợi, xây dựng mô hình chuyển đổi cánh đồng thu 50 triệu đồng/ha/năm…Quan điểm của Đảng ta giải quyết vấn đề vốn là “ điều chỉnh phân bố vốn và huy động thêm nhiều nguồn vốn cho nông-lâm-thuỷ sản. Có chính sách khuyến nông và trợ giúp nông dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ, giải quyết các khó khăn về vốn, về giá cả vật tư nông nghiệp, hàng nông sản, về thị trường tiêu thụ sản phẩm”.
Nhu cầu vốn trong những năm vừa qua và những năm sắp tới để phát triển nông nghiệp nói chung cũng như để thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng hạn chế. Nếu chúng ta không chú ý giải quyết nhu cầu vốn đầu tư và từng bước tăng vốn đầu tư cho các ngành kinh tế nông nghiệp nhằm tạo một nền sản xuất đa dạng, phong phú phát triển nhanh chóng bền vững của đất nước nói chung và kinh tế nông nghiệp thành phố Hà Đông nói riêng.
Giải pháp tạo lập vốn: Nguồn vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thành phố Hà Đông huy động từ các nguồn tích luỹ tự có, từ ngân sách và vốn đầu tư nước ngoài. Căn cứ vào thực trạng, thành phố Hà Đông cần:
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu gồm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI): các nguồn vốn đầu tư nước ngoài luôn là một nguồn vốn quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của vùng. Thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng ngoài nguồn vốn họ còn mang theo khoa học, công nghệ hiện đại, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến… góp phần nâng cao năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vì thế hiện nay, thu hút và sử dụng vốn nước ngoài để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế có tác dụng quan trọng. Các giải pháp cụ thể cần thực hiện là:
+ Thành phố Hà Đông nằm liền kề ngay Hà Nôi có ưu thế thuận lợi trong việc giao lưu, thông thương với nước ngoài vì vậy thành phố cần có những chủ trương, chính sách nhằm mở rộng quan hệ quốc tế với các tổ chức để tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, thiết bị và thị trường nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Thủ tục hành chính rườm rà là một trong những nguyên nhân làm giảm vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung, vào thành phố nói riêng. Do vậy, trong thời gian tới vùng cần tiến hành cải cách hành chính, giảm thiểu các thủ tục hành chính, có những khuyến khích, ưu tiên cho các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh, liên kết giữa tư nhân, công ty cổ phần trong nước với tư nhân nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là khu vực nông thôn.
- Điều quan trọng là thành phố cần huy động vốn đầu tư trong nội thị thành phố và của tỉnh, và các vùng lân cận: vốn đầu tư này cần phải và ngày càng đóng vai trò quyết định. Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư đó được tạo bởi nguồn vốn tái tạo qua quá trình phát triển sản xuất và nguồn vốn tiết kiệm thường xuyên của người dân, doang nghiệp. Nếu có giải pháp khai thác tốt nguồn vốn này (nhất là nguồn vốn dồi dào trong dân cư) thì có thể chủ động hơn về nguồn vốn đầu tư phát triển thành phố, hạn chế được sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài.
Bên cạnh đó cần phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần để tạo vốn cho sản xuất nông nghiệp. Sử dụng các thành phần kinh tế vào việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư phát triển nông nghiệp. Đẩy nhanh quá trình liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên về đất đai, khí hậu, lao động, cây trồng và vật nuôi phong phú của vùng.
b. Các biện pháp chủ yếu sử dụng hiệu quả nguồn vốn: để sử dụng vốn có hiệu quả cần phải dựa trên quy hoạch của vùng và cả nước, sử dụng vốn đầu tư phải cân đối cho sự phát triển nông nghiệp nguyên liệu và công nghiệp chế biến, đầu tư vốn cấn đối giữa sản xuất kinh doanh với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển nguồn nhân lực…
- Xác định đúng đắn phương hướng đầu tư vốn: phải xuất phát từ phương hướng bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp để xác định cơ cấu đầu tư vốn tối ưu. Trong từng giai đoạn đầu tư vào cây gì, con gì, ở đâu cần được tính toán hợp lý.
- Cần có phương thức đầu tư hợp lý: đầu tư phải trên cơ sở các dự án có tính khả thi; đồng thời phải kiểm tra, giám sát sử dụng vốn, nghiệm thu kết quả, chất lượng dự án…
- Cần sử dụng các nguồn vốn hợp lý, đúng mục đích:
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): đầu tư vào các ngành theo yêu cầu thị trường đem lại lợi nhuận cao (như đầu tư vào chế biến nông, thuỷ sản..)
+ Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài(ODA): đầu tư chủ yếu là thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia như các dự án cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kinh tế, các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên, hiện trạng kinh tế, xã hội, các ngành của vùng… nói chung nguồn vốn này không dùng vào đầu tư sản xuất, kinh doanh.
+ Vốn từ ngân sách: chủ yếu đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành như mạng lưới giao thông, giáo dục, y tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống pháp luật. Đầu tư vào một số ngành trọng yếu mà chỉ có nhà nước mới có năng lực thực hiện.
+ Vốn đầu tư từ khu vực tư nhân (các doanh nghiệp tư nhân, các gia đình dân cư): chủ yếu đâu tư vào các lĩnh vực kinh tế sản xuất, kinh doanh như bỏ vốn đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi; hình thành các trang trại gia đình về chăn nuôi…
Nhìn chung, để đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư thì cần phải sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tiến hành đầu tư theo đúng quy hoạch, cơ cấu đầu tư phù hợp với cơ cấu ngành, tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào phát triển các ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển cây trồng có giá trị cao. Tránh tình trạng đầu tư quá tập trung vào một ngành nào đó hoặc quá dàn trải gây mất cân đối không mang lại hiệu quả, thật sự chuyển sang quỹ đạo lấy nâng cao hiệu quả đầu tư làm trung tâm
3.3.3. Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ, việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất và đời sống xã hội là một tất yếu. Sự xuất hiện các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới có tác động trực tiếp tới quá trình nhằm nâng cao năng suất lao động cho phép tạo sự phân công lao động hợp lý. Đây là một yếu tố vật chất quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Để phát huy tác dụng của nó cần phải thực hiện một số biện pháp cụ thể sau đây:
- Tăng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nhất là công nghệ sinh học nhằm tạo ra các giống cây, con mới cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu thị trường như tạo các giống lúa, ngô và các cây trồng khác cho năng suất cao, chất lượng tốt góp phần làm tăng sản lượng, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt mà không cần tăng diện tích gieo trồng; hay tạo các giống cây ăn quả phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng cho năng suất, chất lượng cao góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt; cải tạo đàn bò theo hướng chăn nuôi lấy thịt, sữa, lạc hoá đàn lợn… góp phần tăng giá trị của ngành chăn nuôi…
- Phải tiếp tục phát triển kinh tế thị trường để tạo nhu cầu về đổi mới công nghệ, đồng thời mở cửa rộng hơn để nhập công nghệ mới vào vùng thông qua các công ty nước ngoài đầu tư vào vùng. Bởi lê, những công ty này vừa có vốn, vừa có kinh nghiệm lực chọn công nghệ thích hợp trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Khi họ đầu tư vào vùng thì thường mang theo những công nghệ mới hiện đại vào vùng góp phần tăng năng suất lao động, tăng chất lượng, cải thiện mẫu mã sản phẩm làm ra, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
- Cần quy hoạch phát triển khoa học công nghệ phù hợp với từng ngành, phù hợp với đặc điểm của thành phố. Những nhóm khoa học công nghệ có tác dụng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hà Đông là công nghệ sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản; công nghệ sinh học phục vụ chế biến; khoa học công nghệ phục vụ phát triển bền vững sản xuất lúa gạo, tăng vòng quay sử dụng đất, tăng năng suất lúa; khoa học công nghệ góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng ven biển.
- Lựa chọn hình thức chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ thích hợp cho các hộ gia đình nông dân và các trang trại. Hoàn thiện mạng lưới khuyến nông, mạng lưới kỹ thuật viên đến từng xã để tạo điều kiện đẩy mạnh công tác khuyến nông, hỗ trợ nông dân vươn lên trong sản xuất.
- Phải nâng cao năng lực khoa học công nghệ cho ngành và doanh nghiệp bằng cách đẩy mạnh quá trình đào tạo một cách đồng bộ cho cán bộ quản lý ngành; sắp xếp đổi mới hiện đại hoá các viện, trường các trung tâm nghiên cứu của vùng và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với định hướng phát triển; có chính sách khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực cho phát triển khoa học công nghệ….
3.3.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, phát triển nguồn nhân lực là nhằm đáp ứng yều cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Do vậy, để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thành công thì các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng có ý nghĩa quyết định.
Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng. Một nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yều cầu của chuyển dịch sẽ góp phần tạo ra sự chuyển dịch nhanh và bền vững trong cơ cấu nông nghiệp của thành phố. Do vậy cần có biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tăng cường việc đào tạo và quản lí sử dụng đội ngũ cán bộ lao động để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Khu vực nông nghiệp là khu vực có trình độ dân trí thấp so với thành thị nên khả năng kinh doanh trong cơ chế thị trường kém. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phần lớn do các hộ nông dân thực hiện. Với trình độ dân trí thấp đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, cán bộ kĩ thuật còn yếu dẫn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố diễn ra với một tốc độ chậm chạp khó khăn. Vì vậy cần thiết phải xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ quản lí có trình độ hiểu biết nhạy cảm với sản xuất kinh doanh làm nòng cốt cho địa phương để hướng dẫn cho cán bộ, nông dân, các tổ chức đoàn thể thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của sao cho có hiệu quả nhất. Đồng thời với việc làm đó việc bồi dưỡng nâng cao trình độ kinh doanh, nâng cao tư duy kinh tế cho người nông dân nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Đối với cán bộ chủ chốt cần đào tạo cán bộ vững chắc về ngành, vững chắc về chính trị, am hiểu về pháp luật, giỏi về chuyên môn, năng động trong công việc. Đồng thời với quá trình này phải rà soát lại những cán bộ bị tha hoá biến chất, tham nhũng cửa quyền, ỷ nại…để từng bước làm sạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo của ngành tạo lòng tin cho nhân dân đầu tư.
3.3.5. Tăng cường việc quản lí và sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển đổi kinh tế hộ nông dân từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá là một quá trình lâu dài khó khăn. Để thực hiện quá trình trên có hiệu quả diễn ra với tốc độ nhanh hơn đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó giải pháp về quản lí và sử dụng đất là một trong những giải pháp quan trọng vì ruộng đất đã tồn tại và gắn bó chặt chẽ với kinh tế hộ nông dân. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của ngành nông nghiệp, không một tư liệu sản xuất nào có thể thay thế được. Trong những năm đổi mới chúng ta đã xác lập được vai trò tự chủ của các hộ nông dân, ruộng đất đựơc giao khoán cho hộ nông dân sử dụng lâu dài và ổn định. Điều này đã thực sự khuyến khích các hộ nông dân yên tâm sản xuất, khơi dậy tính năng động trong sản xuất, gắn bó người nông dân với ruộng đất. Cần giải quyết đúng đắn quan hệ sở hữu sử dụng ruộng đất hợp pháp, hợp quy luật sẽ góp phần tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giải quyết tốt những vấn đề kinh tế xã hội đảm bảo công bằng xã hội xoá đói giảm nghèo.
Vì thế cần tạo điều kiện cho việc tích tụ ruộng đất và thực sự trở thành yếu tố quan trọng của xu hướng sản xuất hàng hóa, để người nông dân yên tâm bỏ sức lao động và tiền vốn đầu tư vào sản xuất cải tạo đất đai. Thúc đẩy sự phân công lao động ở nông thôn và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả. Đảm bảo sự công bằng tôn trọng lịch sử không gây xáo trộn lớn ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình nông nghiệp. Cần rà soát điều chỉnh lại quy hoạch vì quy hoạch nông nghiệp là cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển của vùng. Rà soát bổ sung và điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp từ đó xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với căn cứ quy hoạch.
Chuyển đổi đất lúa, màu có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây có giá trị cao hơn như trồng rau, cây cảnh, hoa, trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản
Mở rộng quy mô diện tích các loại sản phẩm có giá trị như trồng rau, hoa, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.
Đầu tư cải tạo, thâm canh tăng vụ trên đất lúa, phát triển diện tích vụ đông ở các loại đất có điều kiện
Sử dụng có hiệu quả các loại đất còn có khả năng mở rộng là: Đất bãi bồi ven sông, bán ngập ven sông để sản xuất thuỷ sản và xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái
3.3.6. Các chính sách kinh tế xã hội
Cần có biện pháp cải cách thủ tục hành chính, có cơ chế chính sách phù hợp nhằm thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong đó đặc biệt thu hút các nhà kinh doanh trong và ngoài nước đầu tư vốn vào làm ăn trong nông nghiệp. Thành phố Hà Đông phải có chính sách tín dụng ưu đãi để kích thích nhân dân đầu tư phát triển sản xuất ổn định và lâu dài. Thực hiện tốt chiến lược dân số, chăm lo công tác giáo dục y tế, văn hoá, xã hội và không ngừng nâng cao trình độ dân trí ở mọi mặt. Làm tốt công tác xã hội như công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng chính sách xã hội.
3.3.7. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
Để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Hà Đông thì vấn đề về cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp là một yếu tố không thể thiếu. Vì vậy rất cần sự đầu tư và hỗ trợ đầu tư thông qua các dự án để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn. Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn là nhân tố hết sức quan trọng góp phần hình thành các trung tâm, các tụ điểm giao lưu kinh tế và mở rộng sự trao đổi buôn bán, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nắm bắt được cơ hội của thị trường để tiến hành tổ chức sản xuất cung ứng các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gồm công trình thuỷ lợi, hệ thống giao thông ở nông thôn, các công trình trạm trại kĩ thuật.
Giải pháp về đầu tư các công trình thủy lợi
+ Thuỷ nông: nắm vững quy luật diễn biến của thời tiết chủ động xây dựng kế hoạch khai thác tốt nguồn nứơc để đáp ứng yêu cầu sản xuất nhất là chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; tập trung chỉ đạo nâng cấp các công trình đầu mối, nạo vét và kiên cố hệ thống kênh mương, hoàn thiện mạng lưới trạm bơm, hệ thống mương máng tưới tiêu, kết hợp có hiệu quả với hệ thống thoát nước của khu đô thị. Thực hiện nâng cấp các trạm bơm, cống tưới tiêu, bê tông hoá hệ thống mương máng. Đối với hệ thống đe điều, phải đầu tư thường xuyên đảm bảo cao trình, mặt cắt, kết hợp với cải tạo phát triển hệ thống giao thông đồng thời tiếp tục xây dựng các dự án trình bộ phê duyệt và đầu tư; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong đó đặc biệt là công nghệ tin học quản lí và điều hành hệ thống thuỷ nông.
Do yêu cầu thâm canh cây trồng, vật nuôi ngày càng cao, việc tưới tiêu nước cho cây trồng, cung cấp nước cho vật nuôi phải đảm bảo chủ động, kịp thời và nước cung cấp phải sạch. Do đó ngoài hệ thống thuỷ lợi cung cấp nước cho cây trồng, còn có sự bổ sung của nguồn nước ngầm (đối với nhiều hộ trồng rau sạch, hoa ,cây cảnh). Thành phố có kế hoạch xác lập các quy chuẩn cho việc khai thác nguồn nước ngầm, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân khai thác sử dụng, vừa tránh lãng phí vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm
Giải pháp nhằm đầu tư tăng cừơng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho hệ thống các trạm trại kĩ thuật trong thành phố : đầu tư cho các trung tâm sản xuất giống cây trồng vật nuôi; đầu tư tăng cường các trại giống lợn, giống gia súc đặc biệt chú ý các loại giống lợn lai, giống có tỷ lệ nạc cao các loại giống gia cầm mới nhập nội theo hướng siêu thịt siêu trứng; đầu tư các trung tâm giống bò sữa, bò thịt; nâng cấp và đầu tư mở mới các trung tâm giống thủy sản ở từng vùng sản xuất tập trung; tăng cường đầu tư các trạm trại, cơ sở nghiên cứu khoa học và thực nghiệm của ngành để thực hiện tốt việc nghiên cứu thử nghiệm chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào địa bàn sản xuất.
Giải pháp đầu tư phát triển hệ thống giao thông ở nông thôn:
Nâng cấp hệ thống giao thông đến trung tâm xã, đảm bảo đường cấp 4 nông thôn, mặt đường trải bê tông nhựa, tạo tiền đề cho việc giao lưu đi lại của người dân nông thôn.
Nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông nông thôn, cải tạo hệ thống giao thông nội đồng, cầu cống, để tăng khả năng vận chuyển hàng hoá, giảm giá thành sản xuất
Đẩy mạnh việc nâng cấp, tu sửa và mở mới một số tuyến đường, đặc biệt là hệ thống giao thông nội đồng. Việc nâng cấp, mở rộng lòng đường gắn với việc mở rộng, kiên cố hoá các tuyến kênh mương nội đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư sản xuất (phân bón, phân hữu cơ, giống…) cũng như nông sản. Phát triển hệ thống lưới điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển hệ thống thông tin liên lạc đến tất cả các xã trong tỉnh của vùng để đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời nhất phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành đạt kết quả cao nhất.
Phát triển các chợ đầu mối với quy hoạch ổn định về vị trí, quy mô chợ, phương thức quản lý chợ với mục tiêu là điểm đầu mối giao lưu hàng hoá thuận tiện, dễ dàng, và không gây phiền hà đối với người dân muốn trao đổi mua bán sản phẩm của mình. Xây dựng hệ thống chợ bán lẻ ở nông thôn, nhằm tạo ra được hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời chợ bán lẻ cũng là nơi để người dân thu nhận thông tin chi tiết về giá cả sản phẩm, tình hình thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm
3.3.8. Cần nghiên cứu tìm ra các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình khó khăn đòi hỏi có sự chuyển biến toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực sản xuất nông-lâm-thuỷ sản. Mỗi một ngành kinh tế hoạt động đều có những đặc điểm riêng. Do đó sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp của tỉnh cần phải đa đạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh để vừa tạo điều kiện cho các ngành kinh tế ở khu vực nông nghiệp phát triển vừa thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với nhịp độ nhanh hơn, hiệu quả hơn nhằm khai thác tốt nhất những tiềm năng sẵn có của thành phố.
Phát triển sản xuất ở trình độ cao cần có sự hợp tác giữa nhóm người sản xuất cùng một loại sản phẩm về thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường. Do vậy việc hình thành các hiệp hội sản xuất, nhóm người cùng sở thích sẽ phát triển do vậy thành phố cần có các chính sách hỗ trợ cho các hiệp hội phát triển thông qua hội thảo phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin thị trường, chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương tới người sản xuất. Khuyến khích thành lập các nhóm tín dụng, tổ tín dụng để giúp đỡ các thành viên của hội
Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ đối với các hợp tác xã nông nghiệp, thông qua việc nâng cao trình độ quản lý, trình độ kinh tế đối với ban lãnh đạo điều hành hợp tác xã
Một mô hình mới đã và đang phát triển trong nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đó là kinh tế trang trại. Sự phát triển cuả kinh tế trang trại là một xu hướng tất yếu khách quan, kết quả của sự đổi mới chính sách vĩ mô của Nhà nước, là hình thức phát triển kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp. Do điều kiện đất chật người đông nhưng có điều kiện thuận lợi về khoa học kĩ thuật, đội ngũ cán bộ..nên phương thức hình thành trang trại sẽ không dựa trên việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp của từng trang trại mà tích tụ vốn để đầu tư theo chiều sâu, phát triển các trang trại trồng cây thực phẩm, cây ăn quả…
3.3.9. Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn
Do nông nghiệp là ngành nghề có tính chất bán thời gian nên ngoài thời vụ là những thời gian nông nhàn, mặt khác do diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nên nông dân thiếu đất sản xuất, việc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và xã hội.Phát triển các ngành nghề này tạo ra công việc ổn định cho người nông dân, tạo ra thu nhập thường xuyên cho họ, từ đó nâng cao tích luỹ và tăng cường hơn nữa cho đầu tư nông nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Từ đó từng bước nâng cao đời sống của người nông dân. Về mặt xã hội, việc giảm bớt thời gian nông nhàn cho người nông dân là hạn chế những thói hư tật xấu ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục ở làng quê, đời sống của nông dân được cải thiện góp phần làm cho xã hội phát triển. Thành phố Hà Đông nằm ngay liền kề thủ đô Hà Nội, do quá trình đô thị hoá mà nhiều nhà máy xí nghiệp được xây dựng trên địa bàn, nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề ngày càng nhiều vì vậy việc phát triển nghề phi nông nghiệp có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của thành phố nói riêng và của tỉnh Hà Tây nói chung, để làm được điều này thì đòi hỏi UBND thành phố, hội khuyến nông các xã phải tổ chức các buổi học tập thể về kỹ năng và tay nghề cho người lao động nông thôn, đồng thời phải có những buổi thực tế đi vào các nhà máy xí nghiệp để họ có thể nhận thức được là mình phải làm gì và cần học thêm gì để có thể hoàn thành công việc đó. Có như thế đội ngũ lao động nông thôn mới có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà máy xí nghiệp.
Tóm lại cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra trong đó đặc biệt chú ý kích cầu mở rộng thị trường nông nghiệp, cải tiến và thực hiện triệt để các chính sách khuyến nông của Nhà nước, củng cố bộ máy quản lí điều hành kinh tế xã hội, nâng cao trình độ nhận thức của người dân về trình độ kĩ thuật sản xuất, quản lí kinh doanh, tiến hành rà soát quy hoạch và điều chỉnh các vùng chuyên canh cây trồng, con nuôi; rà soát điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ trong đó chú ý tăng cường xây dựng cơ sở chế biến bảo quản nông-lâm-thuỷ sản xuất khẩu và tiêu dùng, hỗ trợ kinh tế hộ đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Thực hiện tốt nội dung trên để đảm bảo cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh và vững chắc, đạt hiệu quả cao góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức sống của người dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một vấn đề cần thiết cấp bách có ý nghĩa quan trọng to lớn cả về lí luận và thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế. Những vấn đề lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được làm rõ làm cơ sở khoa học cho việc phát triển, đánh giá thực trạng và đề ra phương hướng biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tích cực, hiệu quả hơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một động thái tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện và hợp lí hơn trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước và quan hệ quốc tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đông đã có bước chuyển biến tích cực, ngành nông-lâm nghiệp có tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu kinh tế, ngành thủy sản ngày càng trở thành ngành mũi nhọn có tỷ trọng ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong nông nghiệp ngành chăn nuôi đã dần được cải thiện vị trí do luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên sự chuyển đổi trên còn chậm, ngành trồng trọt vẫn là chủ yếu. Trong trồng trọt cây lúa là chính, hiệu quả của chuyển dịch chưa cao, quan hệ cung-cầu về nông sản chưa hợp lí
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố còn lạc hậu mang nặng tính thuần nông và khẳng định sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và bảo vệ môi trường sinh thái. Chính những đặc điểm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Hà Đông là cơ sở để định ra phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh hơn và hiệu quả hơn như nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ và nhân dân, huy động vốn và đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển mở rộng thị trường nông nghiệp, đầu tư khoa học công nghệ đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, quản lí sử dụng đất nông nghiệp …
Do thời gian và những kiến thức hạn chế của bản thân nên bài viết của em còn nhiều thiếu xót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô cùng toàn thể các bạn để em hoàn thành tốt hơn bài viết của mình.
Em xin chân thành cám ơn!
KIẾN NGHỊ
Đề nghị UBND tỉnh, thành phố, các sở Nông nghiệp, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành các quy chế ưu đãi, khuyến khích cho việc chuyển đổi sản xuất của người dân.
Để đưa nền sản xuất nông nghiệp của thành phố tiến trước một bước, xứng đáng trong vai trò là mô hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Tây, từng bước phát triển nền nông nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đề nghị UBND xem xét quyết định xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Hà Đông, nhằm mục đích xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Hà Tây nói chung và của thành phố nói riêng.
Đề nghị UBND thành phố Hà Đông cho xây dựng dự án các ngành sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm mũi nhọn của thành phố như: Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm mũi nhọn của thành phố như: Quy hoạch vùng sản xuất rau, vùng sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất hoa, cây cảnh và quy hoạch phát triển chăn nuôi, dự án đầu tư khu công nghệ nông nghiệp cao với mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi
UBND tỉnh, UBND thành phố và các ngành các cấp có liên quan ưu tiên dành vốn để thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn. Chủ biên: TS Vũ Đình Thắng- GVC Hoàng Văn Định, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2002
2 Giáo trình kinh tế nông nghiệp. Chủ biên: Cố GS.TS. Nguyễn Thế Nhã-PGS.TS. Vũ Đình Thắng, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2004
3 Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp. Chủ biên: PGS.TS.Trần Quốc Khánh, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội năm 2005
4 Giáo trình kinh tế thủy sản. Đồng chủ biên: PGS.TS. Vũ Đình Thắng, GVC.KS. Nguyễn Viết Trung, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội năm 2005
5 Niên giám thống kê thành phố Hà Đông năm 2004- 2007
6 Quy hoạch phát triển nông nghiệp thời kì 2010-2020 thành phố Hà Đông
7 Báo cáo rà soát quy hoạch nông nghiệp thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thành phố Hà Đông đến năm 2020
8 Báo cáo kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Đông năm 2007
9 Báo cáo thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn thành phố Hà Đông năm 2004
10 Tài liệu bồi dưỡng quản lí quy hoạch nông nghiệp từ năm 2007.
11 Tài liệu từ internet: Trang web www.google.vn
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1:Các chỉ tiêu về dinh dưỡng đất và môi trường đất của thành phố Hà Đông 35
Bảng 2:Cơ cấu nền kinh tế của thành phố Hà Đông theo GDP 55
Bảng 3:Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của thành phố Hà Đông 59
Bảng 4:Gía trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp-thuỷ sản. 61
Bảng 5: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của thành phố Hà Đông 62
Bảng 6: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng 64
Bảng 7: Cơ cấu GTSX cây lương thực 66
Bảng 8 : Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực 67
Bảng 9: Cơ cấu GTSX cây chất bột 69
Bảng 10: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây chất bột 70
Bảng 11: Cơ cấu GTSX rau đậu các loại 71
Bảng 12: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng rau đậu các loại 72
Bảng 13: Cơ cấu GTSX cây công nghiệp 74
Bảng 14:Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp hàng năm 76
Bảng 15: Cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi 77
Bảng 16: Số lượng và sản lượng chăn nuôi 78
Bảng 17: Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ nông nghiệp 80
Bảng 18: Cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản 82
Bảng 19: Cơ cấu diện tích nuôi trồng, sản lượng của ngành thủy sản 83
Bảng 20: Kết quả và hiệu quả đạt được của thành phố Hà Đông qua các năm 85
Bảng 21: Cơ cấu quy mô, sản lượng nông nghiệp từ 2010-2020 94
Bảng 22: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp-thủy sản năm 2010-2020 95
Bảng 23: Cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp thành phố Hà Đông năm 2010-2020 95
Bảng 24: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng rau các loại của thành phố Hà Đông từ 2010-2020 98
Bảng 25:Cơ cấu diện tích, GTSL trồng hoa của thành phố Hà Đông từ 2010-2020 100
Bảng 26: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng lúa từ năm 2010-1020 102
Bảng 27: Cơ cấu diện tích, GTSL cây ăn quả từ 2010-2020 104
Bảng 28: Cơ cấu tổng đàn lợn và gia cầm từ 2010-2020 105
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
GTSX: Gía trị sản xuất
GTSXNN: Gía trị sản xuất nông nghiệp
TNBQ: Thu nhập bình quân
UBND: Uỷ ban nhân dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10035.doc