Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An

Khuyến nông là dịch vụ công được phát triển và quan tâm trong những năm gần đây vì vai trò cũng như những thành quả mà khuyến nông mang lại trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An . Mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương và tình hình sản xuất của toàn tỉnh ngày càng khởi sắc thông qua các mô hình trình diễn, các dự án trong và ngoài nước. Thông qua đề tài tôi đã khái quát được phần nào cách thức hoạt động của các chương trình khuyến nông và nêu lên được vai trò của công tác khuyến nông đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An. Khuyến nông được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Việt nam là một nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước phát triển tương đối sớm, trải qua các thời kỳ lịch sử của các triều đại nhà nước Việt Nam đều có những chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân.

doc73 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các hình thức kinh tế hợp tác với 16 dạng mô hình và 838,87 triệu đồng. - Chương trình cây lương thực, thực phẩm và chuyển đổi cây trồng mùa vụ. Thực hiện 11 mô hình với diện tích 64 ha gồm các nội dung: Mô hình thâm canh cây lúa hương thơm đặc biệt số 1 đạt năng suất cao chất lượng tốt; lúa lai nhị ưu 838 ; thâm canh giống mới ; giống ngô ngọt; giống đậu tương ĐT84 trên sản xuất vừng bị chết ẻo. Đây là nội dung nằm trong chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ của tỉnh. Mặc dù khó khăn khi triển khai mô hình, gặp thời tiết khô hạn nhưng nhờ bám sát chỉ đạo của cán bộ trung tâm, của trạm cùng bà con nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên mô hình đạt kết quả tốt; mô hình lúa HT1 lãi 1,4- 1,6 triệu đồng/ ha, mô hình thâm canh cây lúa nhị ưu 838 đạt năng suất 68-70 ha tăng so với đối chứng 22- 25 tạ/ ha. Giá trị thu được trên 1 ha mô hình trồng sắn KM 94 từ 16- 20 triệu đồng/ ha tăng so với đất trồng lúa cấy cưỡng 50-55%. - Chương trình cây công nghiệp và cây ăn quả. Thực hiện 11 mô hình với diện tích 51,05 ha, gồm các nội dung: Mô hình thâm canh cây lạc L14 vụ Xuân bằng công nghệ che phủ nilon lai Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ kết quả thu hoạt thực tế 130 kg / sào : lạc vụ Đông tại Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu đều cho kết quả khả quân và chắc chắn sẽ được người dân mở rộng sản xuất trong những vụ Đông tới. Các mô hình trồng và thâm canh giống Dứa Cayen thực hiện ở Quỳnh Lưu , Nghĩa Đàn; mô hình trồng ngô ngọt bố trí tại thị xã Cửa Lò cho một mô hình có hiệu quả kinh tế, tuy nhiên cần phải đầu tư thâm canh ở mức độ cao hơn nữa mới có năng suất cao vì thời gian sinh trưởng ngắn lại thu hoạch sớm hơn các giống ngô khác ; Mô hình sản xuất rau an toàn tai thành phố Vinh triển khai thực hiện chậm hơn so với dự kiến do phải thay đổi thiết kế so với ban đầu, tuy nhiên mô hình sản xuất rau trong nhà lưới hở, hệ số vòng quay sử dụng lớn hơn bình thường 3-4 lứa /1 năm do nhà lưới hạn chế được tác hại do khí hậu như mưa, thiên tai, sâu bệnh, giảm cường độ ánh sáng và chăm sóc tốt hơn cho nên rau phát triển tốt. Mô hình trồng 3 ha chè giống LĐP1 tại huyện Quế Phong chè sinh trưởng rất tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng ; mô hình trồng cây tam thất, hồng Hàn Quốc, đào Mỹ tại Trạm thực nghiệm chuyển giao kỹ thuật Mường Lống là mô hình có tính khảo nghiệm , mặc dầu trong điều kiện thực hiện canh tác ở vùng sâu, vùng xa nhưng nhờ các biện pháp kỹ thuật được thực hiện đầy đủ cho nên cây vẫn phát triển tốt, có nhiều khả quan hiện tiếp tục được đầu tư chăm sóc, chuẩn bị cho thời kỳ ra hoa kết trái trong thời gian tới để theo dõi, mô hình chăm sóc và trồng mới cam tại Công ty ăn quả Nghĩa Đàn thực hiện quy trình nghiêm túc, đầu tư chăm sóc đầy đủ nên đã hạn chế được sâu bệnh. - Chương trình chăn nuôi thú y. Thực hiện 4 mô hình với 200 con bò, 200 vịt bầu Quỳ và 57 con gà ác. Mô hình tạo giống bò thịt chất lượng cao, tỷ lệ bò phối có chửa đạt trên 90 %, mặc dầu kết quả cuối cùng của mô hình còn phụ thuộc vào kết quả sinh sản của bò có chửa nhưng đây là một mô hình đáp ứng nhu cầu nông dân và kết quả thực hiện tốt. Mô hình nhân giống vịt Bầu quỳ tại huyện Quỳ Châu, Nghệ An với hệ thống ấp trứng công suất 5000 quả/ lứa, hiện đã có sản lượng trứng đưa vào ấp tỷ lệ thành con đạt trên 90%. Bảng tổng hợp kết quả các mô hình KNKL từ năm 1999-2003 do nguồn ngân sách của tỉnh. TT Chương trình- mô hình Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí I Tổng Cộng 1500.0 1635 1593.0 1780,5 2052,16 Mô hình KNKL Ha 813.0 981 1062.0 1133 1216,81 1 Các mô hình về cây lúa Ha 37.0 96.0 63 140.0 30 60.0 23 50 86355 Thâm canh lúa lai Ha 21.0 51.0 20 50.0 8 20 43330 Gieo cấy lúa bằng CN mạ nén Ha 6.0 30.0 5 20.0 Lúa tái sinh Ha 10.0 15.0 20 20.0 Thâm canh giống lúa chịu hạn Ha 8 30.0 Tưới tiêu hợp lý cho lúa Ha 10 20.0 Thâm canh lúa chất lượng cao Ha 30 60.0 15 30 5 11075.0 Thâm canh lúa- cá - lợn Ha 7 31950.0 2 Các mô hình về cây ngô Ha 12 51.0 Thâm canh ngô Ha 6 19.0 Sản xuất lúa lai S6 Ha 6 32.0 3 Các mô hình ch.đổi cơ cấu mùa vụ Ha 23.0 100.0 12 20.0 40 56.0 45 63 20,75 85835.0 Chuyển từ 2 vụ sang 3 vụ Ha 23.0 100.0 Chuyển đất cấy sang trồng ngô Ha 12 20.0 40 56.0 45 63 20,75 85835.0 4 Các mô hình về rau màu, cây TP Ha 14.0 69.0 9 45,5 Trồng dưa hấu lai Ha 10.0 29.0 4 10.0 Rau an toàn Ha 4.0 40.0 2 20.0 Sản xuất khoai tây vụ Đông Ha 3 15,5 5 Thâm canh sắn Ha 4 12488.0 6 Các mô hình về cây lạc Ha 5.0 24.0 35 108.0 31 77.0 45 39 17 74,54 Thâm canh lạc pp phủ nilon Ha 5.0 24.0 20 78.0 15 45.0 9 38,22 Thâm canh lạc giống mới Ha 15 30.0 16 32.0 Thâm canh lạc vụ Đông Ha 45 39 8 36,32 7 Các mô hình về cây mía Ha 12.0 42.0 7 23,5 15 72.0 10 48 4 88744.0 Thâm canh mía đồi vụ xuân Ha 12.0 42.0 Thâm canh mía giống mới Ha 7 23,5 15 72.0 10 48 Mía công nghệ cao Ha 4 88744.0 8 Các cây ĂQ và Cn khác Ha 7.0 60.0 141 50.0 13 138.0 54 232 30 175124.0 Thâm canh vừng V6 Ha 10 15.0 25 37,5 8 10.0 Thâm canh cam Ha 2,5 33.0 17 84 7 20,56 Thâm canh dứa Cayen Ha 2 16.0 2 57 4 81408.0 Thâm canh chè Ha 2.0 20.0 0 0.0 3 25,26 Trồng và thâm canh Cafe chè Ha 2 22.0 10 Trồng rau giống mới Ha 2,5 20.0 8 37896.0 Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả xây dựng mô hình từ 1999- 2003. - Chương trình lâm nghiệp. Thực hiện 8 mô hình với diện tích 61,5 ha Mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Anh Sơn, Thanh Chương , Tân Kỳ, Quế Phong,... và các tổng đội thanh niên xung phong cơ bản thực hiện đầy đủ quy mô, đúng thiết kế, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật cây sinh trưởng tốt; mô hình trông cây nguyên liệu giây ở huyện Đô Lương, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp, mô hình trồng sở tại Kỳ Sơn, Tương Dương ,Quế Phong,. - Các chương trình dự án khác Mô hình phòng trừ rệp sáp và bệnh thối nõn gây hại trên dứa Cayeen tại xã Quỳnh Vinh – Quỳnh Lưu do chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thực hiện bước đầu đã có thể đưa ra được giải pháp nhằm hạn chế được rệp sáp, bệnh gây thối nõn . Chương trình được bố trí tiếp vào năm 2004 để tiếp tục theo dõi đến khi thu hoạch ; mô hình phòng trừ tổng hợp IPM do trạm Bảo vệ thực vật Vinh thục hiện trên cây rau đã mở được 11 lớp số người tham dự trên 300 người, mô hình đã giúp nông dân thực hiện tốt quy trình sản xuất rau an toàn. Mô hình khuyến nông viên cấp xã được triển khai tại xã Nam Lộc, Xã Nghĩa Thuận,...bước đầu đạt được một số kết quả : lực lượng khuyến nông viên thôn bản và địa phương được nâng cao về năng lực, phương thức hoạt động bằng việc xây dựng các mô hình trình diễn trên quy mô nhỏ, mở lớp tập huấn cho đối tượng cho nông dân. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm, có quy chế làm việc thích hợp. Hiệu quả từ mô hình khuyến nông khuyến lâm là cơ sở, niềm tin để mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, đã góp phần đáng kể trong việc làm cho diện tích, năng suất sản lượng các loại giống cây trồng ; số lượng , chất lượng đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh và có những bước đột phá, tạo tiền đề thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch vơ câu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Một trong những hoạt động của khuyến lâm thể hiện rõ nét nhất minh chúng cho điều đó là Khuyến nông với chương trình lương thực , thực phẩm của tỉnh. Đây là một chương trình quan trọng nhất xuyên suốt quá trình 10 năm từ 1996-2005 nhăm thực hiện mục tiêu một triệu tấn lương thực vào năm 2005. Để thực hiện chương trình khuyến nông khuyến lâm tổ chức xây dựng các mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống và thâm canh vào sản xuất cho nông dân, đặc biệt là việc đưa nhanh các giống lai vào trong cơ cấu diện tích. Kết quả góp phần đưa diện tích lúa lai từ chỗ chỉ đạt xấp sỉ 5000 ha trong cơ cấu diện tích lúa toàn tỉnh những năm 1993- 1994 lên gần 71.392 ha trong cơ cấu diện tích gieo trồng lúa năm 2003 tăng lên gần 14 lần. Diện tích ngô năm 1993 là 17.467 ha thì năm 2003 đạt 45.004 ha trong đó diện tích ngô vụ Đông đạt 22.000 ha chiếm tỷ lệ 48,4%. Và cũng chính từ những kết quả đó đã làm cho sản lượng lương thực cây có hạt năm 1993 Nghệ An chỉ mới đạt 48,3 vạn tấn, năm 1996 đạt 58,1 vạn tấn năm 2000 đạt 83,2 vạn tấn và đến năm 2003 đã có sản lượng lương thực đạt 98,2 vạn tấn ( tăng gấp 2 lần năm 1993) . Sau đây là bảng tổng hợp những mô hình đã được xây dựng từ năm 2002-2006 của tỉnh với sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông quốc gia và nguồn vốn tự có của tỉnh. Với nhu cầu hàng năm của tỉnh được đáp ứng đến 80 % là cả một sự cố gắng của cán bộ trung tâm khuyến nông tỉnh Nghệ An. Chương trình- Mô hình Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí C. tác b. vững trên đất bạc màu Ha 41,25 96 25,25 65 Canh tác bền vững trên đất dốc Ha 24,65 49 14,85 50 6 60 8,2 30 Nông lâm kết hợp Ha 30,25 92 6,75 20 30 160 40,8 185 25 150 Thâm canh keo lai Ha 5 25 4 25 3 Trồng mát hộ gia đình Ha 5 30 2 Trồng tre lấy măng Ha 2 36 2 33 20 29 7 Trồng rừng nguyên liệu Ha 100 14 110 Trồng lát Mêhi cô Ha 2,5 15 Trồng sở Ha 16 60 Trồng sở + dứa Ha 2 15 Trồng các mô hình KL Ha 20 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp các chương trình Khuyến Lâm từ 1999- 2003. Qua bảng số liệu Bảng 1.1 và Biểu 1.1 ta thấy nhìn chung công tác xây dựng mô hình của tỉnh tăng dần qua các năm cả về quy mô và diện tích từ năm 2002-2006. Trong đó nguồn vốn phân bổ khá đều cho các mô hình tùy vào quy mô và chi phí của từng loại mô hình cũng như là giá trị kinh tế mà nội dung đó mang lại. Năm 2002 thì chưa có mô hình về khuyến công và khuyến thủy, dứa, lạc, lúa,...thế nhưng đến năm 2003 thì đã có gần hết và kinh phí năm 2003 gấp 1,5 lần năm 2002. Mô hình lúa có quy mô là 10 Ha từ năm 2002 cho đến năm 2006 vẫn không thay đổi quy mô do diện tích nông nghiệp ngày càng thu hẹp nhất là diện tích trồng lúa nước do quá trình đô thị hóa và phục vụ cho một số mục đích khác. Sự biến động của quy mô của các mô hình qua các năm là không thay đổi mấy chủ yếu dựa vào quy mô ban đầu để phát triển do có sự thiếu hụt về ngân sách cũng như quy mô, lao động và tâm lý không dám mạo hiểm trong kinh doanh. Phải đến năm 2004 mới có mô hình về khuyến công với sự tham gia của 90 hộ với kinh phí là 75,67 triệu đồng và chỉ thực hiện được có một năm đó. Do hình thức này chưa thực sự phổ biến và thiết thực đối với người .Chi phí để thực hiện 1 Ha lúa là 5,218 triệu đồng. Trong đó chi phí cho mô hình về Bò là chi phí cao bởi vì giống được lấy từ nước ngoài, và chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn. Công tác khuyến thủy phải đến năm 2006 mới thực hiện nhưng với một quy mô tương đối nhỏ là4,43 ha với chi phí là 219,75 triệu đồng. Qua biểu đồ 1.1. ta thấy xây dựng mô hình lâm nghiệp có kinh phí lớn nhất và các năm đều trải dài qua các năm bởi vì đặc thù của ngành này cần thời gian dài mới hoàn lại vốn và diện tích rộng và nguồn nhân lực dồi dào. Trong những năm gần đây việc trồng rừng và bảo vệ rừng đang được khuyến khích phát triển thành các Lâm Nghiệp Xã Hội với việc giao trực tiếp cho người dân tự trong coi và hưởng thành quả lao động của mình chứ không khoán như hồi xưa.Trung bình 1ha có chi phí là2,278 triệu đồng là khá cao nhưng giá trị mà các sản phẩm từ gỗ mang lại có giá trị lớn như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, mây tre đan xuất khẩu,…. Mô hình về Lợn chỉ được thực hiện một lần vào năm 2002 thử nghiệm với 200 con với chi phí là 0,5917 triệu đông/con. Còn các mô hình về khoai tây, dâu, khuyến công,... thì cả quy mô và chi phí đều ít vì đó là các sản phẩm không phải là quan trọng và thiết yếu, các mô hình được xây dựng chủ yếu để thử nghiệm và tạo ra phương pháp mới tạo năng suất cao. Với xu thế phát triển các loại có giá trị kinh tế cao cho nên các chương trình khuyến nông tập trung vào xây dựng mô hình về Gà, Lợn, Lâm nghiệp,... có khả năng đem lại lợi nhuận cao, và các mô hình về lúa, lạc, dứa,... cũng đang dần dần giảm dần về quy mô và chi phí nhằm tập trung vào cá. Ví dụ : Mô hình hệ thống khuyến nông thôn bản kết hợp HTXNN được cổ phần hóa tại xã Tường Sơn- Nghệ An. + Địa điểm : Xã Tường Sơn- Anh Sơn- Tỉnh Nghệ An + Phạm vi tác động : Toàn bộ xã Tường Sơn. + Khu Vực tác động : Trồng trọt, chăn nuôi, dâu tằm + Thời gian xây dưng : 2004 - Mô tả hiện trạng: Phân bố dân cư thưa thớt ( 14 thôn bản/1200 ha đất tự nhiên),34% là hộ giáo dân, 2 bản tách biệt thuộc dân tộc Mãn Thanh.HTXNN đã giải thể: thành lập 3 KTX cổ phần chuyên ngành ,nhu cầu hỗ trợ của khuyến nông. Cơ quan tiến hành- đối tác. UBND xã Tường Sơn, Ban khuyến nông xã,Hội nông dân xã, Các hộ nông dân trong các HTX cổ phần chuyên trách. Nội dung chủ yếu: Thử nghiệm cổ phần hóa xây dựng các Hợp tác xã chuyên ngành: Từ tháng 8/2004 : kiện toàn lại hệ thống khuyến nông viên xã: 3 người 14 khuyến nông viên thôn bản. Ngân sách xã hàng năm trích chosự nghiệp khuyến nông 3,2 triệu đồng: chủ yếu dùng cho tập huấn hoạt động gắn với các HTX cổ phần chuyên ngành 6/14 khuyến nông viên thôn bản đã có khả năng tự tổ chức tập huấn chuyên đề cho nông dân được. Sơ đồ hoạt động; N. dân N.dân N.dân UBND xã Các HTX cổ phần KN xã KN thôn Trạm KN Huyện Mô tả quá trình xây dựng mô hình: Tháng 8/2004: Thành lập hoàn chỉnh hệ thống đến khuyến nông thôn bản (3+14) = 17 người.2 cán bộ trung cấp chăn nuôi thú y.1 trung cấp kế toán còn lại là kinh nghiệm mới (1 nữ+16 nam).Năm 2003: Huyện giao làm trách nhiệm cổ phần hóa, xây dựng các HTX chuyên ngành, tác động khuyến nông phải đa dạng hơn cho phù hợp với nhu cầu của nông dân. Điều kiện xây dựng mô hình. Hệ thống khuyến nông theo quy mô phát triển của tỉnh.Tỉnh hỗ trợ phụ cấp đến Kuyến Nông viên xã: 90.000 đồng/tháng, thôn 20.000 đ/T Kết quả chủ yếu: Bình quân 15 lớp tập huấn/ năm, 1800 hộ được tham gia( tổng số hộ/xã =1760). Tham gia tích cực trong việc xã hội hóa công tác khuyến nông.Xây dựng được đề án phát triển sản xuất cho xã, kèm theo các biện pháp.Lợi ích chính do mô hình mang lại.Hệ thống khuyến nông phát triển đồng đều, đến từng thôn bản. Ngày càng đa dạng hóa các hoạt động khuyến nông. Hỗ trợ tích cực cho phong trào phát triển sản xuất cụ thể tại xã.Thử nghiệm một số hoạt động khuyến nông mới: trong các HTX cổ phần và kết hợp với Hội đồng nông dân xã. Hạn chế hoặc khó khăn chủ yếu: Trình độ chuyên môn của khuyến nông viên thôn bản hầu là tuyển dụng từ người có kinh nghiệm thời mới. Chưa quan tâm đến cán bộ khuyến nông là phụ nữ.Mô hình thử nghiệm hoàn toàn mới, có ít kinh nghiệm: khuyến nông theo HTX cổ phần của huyện đầu tiên và duy nhất của tỉnh. Đã quan tâm đến xây dựng quỹ khuyến nông, song chưa có kế hoạch cụ thể để duy trì lâu dài. Phương hướng và giải pháp cải thiện mô hình: Đề xuất nội bộ: Xây dựng kế hoạch chi tiết về việc xây dựng quỹ KN cho tổ KN xã.Tập huấn về phương pháp và kỹ năng cho tập huấn viên( các KNV). Đề xuất bên ngoài: Hỗ trợ phụ cấp cho KN viên thôn bản (mức độ hiện nay là quá thấp).Đã có nhà làm việc riêng nhưng còn thiếu nhiều tài liệu kỹ thuật khuyến nông càng phải đa dạng năm 2002 năm 2003 năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 tổng Xây dựng mô hình đvt Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí quy mô kinh phí Các mô hình về cây lúa Ha 10 52,18 10 52,18 các mô hình về cây lạc Ha 30 127,53 40 179,2 40 125,64 53 155,5 163 587,87 Các mô hình về cây dứa Ha 4 99,66 5 130,4 6 143,48 15 373,54 Các mô hình về cây cam Ha 5,5 99 10 87,77 10 128,59 10 132,54 35,5 447,92 Các mô hình về cây chè Ha 15 126,84 12 99,38 27 226,22 Các mô hình về CN gà Con 3000 46,7 6000 133,1 6000 90,36 5000 75,3 9000 106,09 29000 451,55 Các mô hình về Cn bò Con 442 202,1 812 250,12 530 182,13 270 145,27 433 230,13 2487 1.009,75 Mô hình trồng cỏ Ha 10 67,68 10 70,46 20 158,14 31 164,27 71 460,55 Mô hình về CN lợn Con 200 118,34 200 118,34 Mô hình khoai tây Ha 26 99,97 26 99,97 Mô hình cây dâu Ha 15 94,16 15 94,16 Các mô hình lâm nghiệp Ha 36 150 144 247,9 138 300 123 350 191 392 632 1.439,9 Mô hình khuyến công Hộ 90 75,67 90 75,67 Mô hình khuyến thủy Ha 4,43 219,75 4,43 219,75 Tổng 710,3 1.065,9 1.156,8 1.213,7 1.510,6 5.657,3 Bảng 2.5.Tổng hợp kết quả hoạt động xây dựng mô hình 2002-2006 (ngân sách tw) Nội dung mô hình 2007 2008 2009 2010 Tổng 1.400,2 1.514,8 1.696,9 1.895,1 Sản xuất rau an toàn 35,1 49,1 77,2 119,3 Trồng thâm canh giống dứa mới 167,4 191,3 215,2 239,1 Trồng thâm canh cam sạch bệnh 160,8 172,2 195,2 218,2 Nhân giống lạc mới 170,2 187,8 205,5 228,9 Trồng thâm canh chè cành giống mới Chăn nuôi bò thịt NSC kết hợp trồng cỏ thâm canh 435,2 483,0 530,8 583,9 Chăn nuôi vịt an toàn sinh học 147,0 161,7 176,4 191,1 Phát triển ngành nghề NT và sản xuất muối 248,2 248,2 248,2 254,2 Chế biến cỏ chăn nuôi trâu bò 36,3 48,4 48,8 60,5 Bảng 2.6. Nhu cầu của khuyến nông Nghệ An trong những năm tới. Ta thấy được bảng kiến nghị hay là kế hoạch của tỉnh đưa lên Trung tâm khuyến nông quốc gia cho thấy được tỉnh đang có chủ trương phát triển các lĩnh vực áp dụng thành tựu khoa học như chăn nuôi vịt an toàn sinh học vì những năm gần đây thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng người dân trong tỉnh thì Trung tâm khuyến nông tỉnh Nghệ An phát triển các ngành sản xuất đi liền với an toàn trong sản xuất và tiêu thụ, trong đó vẫn đầu tư cho chăn nuôi bò thịt vì giá trị kinh tế mà thịt bò mang lại cao mà công việc cũng không tốn nhiều công như thực hiện một số mô hình khác nhưng chi phí lại hơi cao. 2.2.2.2. Công tác tập huấn và đào tạo. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác khuyến nông khuyến lâm nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực, tay nghề, đồng thời triển khai kịp thời các chủ trương sản xuất các loại giống cây trồng, con gia súc,... được tổ chức hành vụ, hàng năm cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân. Những năm qua trên cơ sở chi tiêu có kế hoạch được sở giao, trung tâm khuyến nông khuyến lâm đã phối hợp với Trạm khuyến nông các huyện, báo Nghệ An và đài phát thanh truyền hình với các tổ chức đoàn thể, xã hội tổ chức hàng ngàn cuộc tập huấn cho nông dân với hơn 420 ngàn lượt người tham gia. Riêng 5 năm từ năm 1993 –2003 ngân sách của tỉnh đã đầu tư trên 1.183 triệu đồng cho công tác tập huấn cho các đối tượng, trong đó có 796 triệu đồng dành tập huấn cho nông dân với gần 220.000 lượt người. Xây dựng120 trang khuyến nông trên truyền hình với thời lượng một trang từ 10-15 phút, 130 trang khuyến nông trên báo Nghệ An với hàng trăm bài và ảnh phản ánh hoạt động khuyến nông khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn quy trình sản xuất, giới thiệu các mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Tổ chức biên soạn và phát hành 868 vạn tờ gấp kỹ thuật và 1000 tranh cổ động, 39.200 cuốn thông tin khuyến nông, 1985 cuốn tài liệu hướng dẫn, phổ biến chính sách phát triển kinh tế hợp tác,.. phát cho cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân. Ngoài ra còn tổ chức hàng chục cuộc tham quan trong và ngoài tỉnh tạo điều kiện cho hàng ngàn cán bộ khuyến nông và bà con nông dân tiếp cận các điển hình , mô hình tiên tiến trao đổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm. - Đào tạo tập huấn theo quyết định 50 QĐ.UB. Những năm qua Trung tâm khuyến nông khuyến lâm được phân cấp chịu trách nhiệm tổ chức các lớp tập huân cho cán bộ kỹ thuật và khuyến nông tỉnh, huyện : đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông cho lực lượng khuyến nông viên cấp xã mới được thành lập và tổ chức một số lớp điểm cho đối tượng là nông dân. Trạm khuyến nông thông qua vai trò điều hành của UBND các huyện được tỉnh cân đối Ngân sách chịu trách nhiệm mở các lớp đào tạo tập huân cho nông dân dưới độ tuổi. - Công tác xây dựng hệ thống và xã hội hóa công tác khuyến nông. Mặc dầu có những khó khăn ban đầu do hệ thống khuyến nông khuyến lâm được tổ chức không đồng bộ, bị chi phối bởi quá trình bổ sung nhiệm vụ, chia tách và sát nhập đơn vị nhưng cho đến nay có thể nói Nghệ An là một trong những tỉnh trong cả nước có hệ thống khuyến nông nhà nước tổ chức hoàn thiện nhất với đầy đủ ba cấp : khuyến nông cấp tỉnh, khuyến nông cấp huyện, khuyến nông cấp xã. Khuyến nông cấp tỉnh sau khi thực hiện tinh giảm biên chế theo tinh thần chỉ thị 05 của ủy ban thường vụ tỉnh ủy và Quyết định 49 của UBND tỉnh với 462 cán bộ khuyến nông xã ( trên tổng số 469 cac,phường ) và 5485 khuyến nông thôn xóm, bản. Cán bộ khuyến nông này được tổ chức găn với cán bộ Thú y và lâm nghiệp đã thành lập 270 Ban khuyến nông do ủy viên kinh tế xã hoặc chủ nhiệm hợp tác xã hoặc chủ nhiệm hợp tác xã phụ trách, mạng lưới khuyến nông cơ sở này thực sự đã phát huy hiệu quả với vai trò là cầu nối trực tiếp trong quá trình chuyển tải các chủ trương chính sách, tiến bộ kỹ thuật của đảng và nhà nước tới nông dân. Bên cạnh việc phát triển và củng cố hệ thống khuyến nông do nhà nước tổ chức. Trung tâm khuyến nông khuyến lâm ,tỉnh đoàn Nghệ An đã hướng dẫn,hỗ trợ nông dân phát triển các hình thức khuyến nông tự nguyện, nhằm tiến tới thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác khuyến nông. Hiện nay cả tỉnh có trên 100 câu lạc bộ. Cán bộ kỹ thuật và khuyến nông được tập huấn và đào tạo nâng cao năng lực. Những năm qua, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm của tỉnh đac tổ chức được 261 lớp tập huấn kỹ thuật và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông từ tỉnh đã tổ chức được 135 lớp với hơn 4.006 lượt người tham gia. Ngân sách trung ương thông qua Trung tâm khuyến nông quốc gia và tiểu hợp phần dự án nâng cao năng lực khuyến nông cấp cơ sở đã cấp cho Trung tâm khuyến nông Nghệ An trên gần 600 triệu đồng, mở 12 lớp để đào tạo giảng viên chính TOT và tiểu giảng viên chính TOFT, trong đó có 50 giảng viên.Ngân sách cho hoạt động của khuyến nông được tăng cường. Ngân sách cho hoạt động thường xuyên. Cho khuyến nông tỉnh. Năm 2002, kinh phí thường xuyên cấp cho Trung tâm khuyến nông khuyến lâm là 965.555.000 với 42 biên chế. Năm 2006 được cấp 1.083.704.000 đồng với 36,4 biên chế bình quân 29,7 triệu đồng/ biên chế. Từ năm 2007, là đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ về Tài chính với đơn vị sự nghiệp công lập. + Cho khuyến nông huyện. Trạm khuyến nông huyện là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng hoạt động trên địa bàn, chịu sự quản ll của nhà nước và điều hành trực tiếp của UBND huenej, trung tâm khuyến nông khuyến lâm là cơ quan quản lý chuyên môn cấp trên. Kinh phí hoạt động khuyến nông thường xuyên của Trạm khuyến nông huyện được cân đối quan ngân sách huyện. + Cho khuyến nông cấp xã. Được cấp và chi trả phụ cấp từ năm 2002 đến nay. Cán bộ khuyến nông xã được trả phụ cấp 90.000 đồng/ tháng. Ngân sách tỉnh cân đối quan Ngân sách huyện và cấp cho Trạm khuyến nông chi trả. Khuyến nông viên xóm bản được trả 20.000 đồng/ tháng do xã cân đối và chi trả. Lao động ở Việt Nam có đến 67% dân số làm trong lĩnh vực nông nghiệp thế nhưng trình độ của lao động thì lại rất thấp do cuộc sống khó khăn. ở những vùng nông thôn khi một người con trong gia đình có khả năng lao động thì đã phải làm việc cả ngày không có thời gian cho việc học nữa. bởi đặc thù của ngành nông nghiệp là công việc quanh năm không có ngày nghỉ thế nên sức học của những người này kém thế nên họ quyết đỉnh bỏ học để ở nhà sản xuất vừa đỡ hơn về mặt kinh tế. Thực trạng lao động nông nghiệp của nước ta chỉ có dưới 7% lao động đã có trình độ còn lại đều sản xuất dựa vào kinh nghiệm và phụ thuộc vào tự nhiên thế nên kết quả sản xuất nông nghiệp ở nước ta mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu. Trong tập huấn và đào tạo có nhiều hoạt động trong đó có tham quan ngoại tỉnh, hội nghị, sách báo, tạp chí,... trong những năm vừa qua hình thức này được chú trọng bởi vì muốn xây dựng được mô hình hay thực hiện một hoạt động khuyến nông nào cũng phải có tập huấn và đào tạo . theo số liệu thống kê của tỉnh thì công tác tập huấn đào tạo được cấp kinh phí tăng dần theo số lượng và quy mô. Thể hiện ở bảng sau. Bảng tổng hợp kinh phí 2002 - 2006 Nội dung Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí Quy mô Kinh phí TH cho ND,KNV,CBKN 198 203,35 94,25 35 530,6 Trang KNKL. C/Đề trên T/Hình 50 43 50 62 54 84 47 70,5 86 136 287 395,5 trang KNKL trên báo Nghệ An 12 18 12 18 12 24 12 24 12 36 60 120 Dự báo sâu róm hại thông 50 50 Tập san thông tin KNKL 4000 40 6000 66 6000 66 6000 68,4 6000 75 28000 315,4 In tờ gấp kỷ thuật 10 50 10,1 60 5 25 5 26,2 0,1 25 30,2 186,2 Tin nhanh nội bộ 600 5 2600 600 5 Thông tin thị trường 1800 50 40 2600 40 2600 50 9600 180 Báo NN cho KN xã 6 huyện MN 101 44 101 56 202 100 TT thức ăn CN gia súc , gia cầm 20 20 Tổng tập 1 thập kỷ NN &PTNT 6 6 XD tài liệu công việc nhà nông 11 11 Tham quan nội ngoại tỉnh 50 70 94,9 75 92 381,9 Chương trình liên kết các ĐV 53 60 70 70 75 328 Họp giao ban khuyến nông 47,5 63 114 120 156 500,5 Thi KNV cơ sở giỏi 53 83 119,2 255,2 Hội thi bò Lai sind 10,000 10 Hội nghị sơ kết Ct trồng cỏ Hội thảo đánh giá kết quả 3 năm xd mô hình TN 50 tr/ ha / năm Hỗ trợ sách Kt cho Kn xã Điều tra, đánh giá 1 năm thực hiện Tổng 1.13 1.216,8 1.528,5 1.649,4 1.560,8 7.088,5 Qua bảng số liệu và biểu 1.2. cho thấy được là kinh phí dành cho hoạt động khuyến nông vào năm 2003 là cao nhất bởi vì năm này phải chi phí ban đầu để thực hiện các chương trình tập huấn và đào tạo là rất lớn, còn những năm tiếp theo có thể dựa vào những tài liệu và kinh nghiệm của những lần tập huấn và hội thảo trước để thực hiện nên chi phí của những năm này không lớn bằng. Các năm 2004- 2006 chi phí bỏ ra là tương đối bằng nhau bởi vì đặc điểm của hoạt động tập huấn và đào tạo trong công tác khuyến nông là thường thì chỉ tập huấn một lần xong rồi mọi người phổ biến kiến thức cho nhau, chỉ khi nào có một chương trình hay dự án mới thì mới phải tập huấn tiếp cho người dân hoặc đi tham quan một mô hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao. Trong khi đó tập huấn cho nông dân cần phải có đầy đủ tài liệu, các cuộc tham quan hội thảo cũng như phổ biến kiến thức thông qua các tập san, giáo trình. Tập huấn cho khuyến nông các cấp được thực hiện đều đặn qua các năm trong đó tậ huấn cho khuyến nông thôn bản được quan tâm nhất với kinh phí và số lượng tương đối lớn trung bình để tập huấn cho 0,09 triệu đồng/ người cho khuyến nông thôn bản, và 0,05 triệu đồng/ người cho nông dân dưới 50t uổi và 0,15 triệu đồng/ người cho tập huấn ở xã. Như vậy ở các xã và các cấp khác nhau thì chi phí cũng khác nhau. Trung bình chung là 0,094 triệu đồng/ người. Nội dung đvt năm 2002 năm 2003 năm 2004 năm 2005 Năm 2006 tổng số lượng kinh phí số lượng kinh phí số lượng kinh phí số lượng kinh phí số lượng kinh phí số lượng kinh phí tập huấn cho nông dân dưới 50 tuổi người 2.184 126,23 2.409 142,93 695 14,65 5.288 283,81 tập huấn cho KN thôn bản người 1.84 181,96 3.183 199,34 4.164 499,90 2.640 410,51 5.409 359,18 17.24 1.650,89 tập huấn cho Kn cấp xã người 888 96,28 460 50,94 480 90,56 486 139,34 436 52,35 2.75 429,37 Tập huấn cho KN tỉnh, huyện người 102 20,44 295 29,05 157 25,80 160 30,04 714 105,33 Biên soạn tài liệu 5,55 5,55 Xây dưng giáo trình theo PP mới 13,8 13,8 Tập huấn cho nông dân thủy điện Bản Vẽ người 2.000 124,38 2.000 124,38 Tập huấn cho hội viên các tổng đội TNXP người 280 41,53 280 41,53 Huấn luyện IPM trên cây rauꢅngười 150 42,0 150 42,0 tổng cộng 5.02 424.9 6.317 427,81 5.496 630,91 3.29 593,69 8.275 619,44 28.42 2.696,76 Qua bảng số liệu ta có tập huấn là một nội dung hoạt động của chương trình khuyến nông hết sức quan trọng. Muốn thực hiện một chương trình khuyến nông nào cũng phải tập huấn nghiệp vụ và kỷ thuật cho cán bộ khuyến nông cũng như người dân có như thế họ mới có thể tiếp nhận được cái mới một cách nhanh chóng. Tập huấn chủ yếu là cho người dân thôn bản, còn một số chương trình tập huấn theo dự án và chương trình thì không được liên tục. Trong những năm đầu chi phí cho công tác tập huấn là tương đối lớn trung bình là 0,06 triệu đồng/ 1 người do chi phí ban đầu bỏ ra là nhiều còn các năm tiếp theo thì đã có sẵn tài liệu và các hộ nông dân có thể giúp đỡ nhau về chuyên môn. Kinh phí tăng dần qua các năm chỉ có đến năm 2006 số lượng vẫn tăng nhưng chi phí lại giảm xuống thấp nhất do người dân đã được phổ biến kiến thức thông qua các chương trình tập huấn trước đó và kinh nghiệm trước đó mà không tốn chi phí đào tạo nữa. 2.2.2.3.Công tác về thông tin tuyên truyền. Như chúng ta đã biết thông tin tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực. nguời nông dân là những con người bảo thủ với lối sản xuất thủ công và kinh nghiệm cha truyền con nối từ xưa đến nay. Tầng lớp nông dân chủ yếu là những người có trình độ thấp,bỏ học từ rất sớm chưa học hết phổ thông thế nên mức độ nhận biết và lĩnh hội những tiến bộ mới hết sức khó khăn. Khuyến nông là giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao. Trước khi một dự án hay một kế hoạch được thực hiện chúng ta phải phổ biến cho người dân được biết. hiện nay phương tiện để thực hiện công tác thông tin tuyên truyền là rất đa dạng và phong phú. Chúng ta có thể thực hiện bằng cách : phát tờ rơi, qua phát thanh ,truyền hình, qua báo chí,.. đó là những phương tiện công cộng mà mọi người đều được tiếp nhận mà không mất tiến mua bản quyền hay tốn thời gian và công sức. hiện nay các tỉnh trong đó có Nghệ An cũng đang đầu tư vào công tác này bởi hiệu quả mà nó mang lại là khá lớn. do kinh phí của tỉnh còn hạn hẹp nên những sách báo, tạp chí, ... số lượng còn ít thế nên nhu cầu tìm hiều của người dân càng ngày càng cao. Những năm gần đây khuyến nông ngày càng khẳng định vai trò của nó đối với nền nông nghiệp thế nên người dân rất hào hứng với các chương trình khuyến nông vì nó đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. 2.2.2.4. Một số hạn chế và nguyên nhân tồn tại. - Một số tồn tại hạn chế. + Về tổ chức hệ thống. Trạm khuyến nông là đơn vị làm khuyến nông trên địa bàn chịu sự quản lý về nhà nước và điều hành trực tiếp của UBND huyện. Trách nhiệm giữa Trung tâm khuyến nông tỉnh với Trạm khuyến nông huyện chủ yếu được thể hiện thông quan các điều khoản ky kết hiệp đồng thực hiện chương trình khuyến nông. Về nhiệm vụ khuyến nông trên địa bàn, trung tâm khuyến nông tỉnh chỉ khuyến cáo, hướng dẫn, gợi ‎y những nọi dung khuyến nông trên địa bàn. Theo tinh thần chỉ thị 05 CT/TU, từ việc hình thành 1 xã cán bộ khuyến nông, 1 thôn bản có 1 khuyến nong viên đến việc tổ chức các ban khuyến nông của các xã, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 mới có trên 270 Ban ban hành quyết định 117 QDD.UB về việc tổ chức Ban nông nghiệp và PTNT cấp xã nhưng đến nay việc triển khai thực hiện của các huyện là rất chậm. + Về đầu tư Ngân sách. Mặc dầu những năm qua mức độ đầu tư cho ngân sách hoạt động khuyến nông đã có tăng, tuy nhiên chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống và đội ngũ cán bộ khuyến nông. Để chuyển đổi phương pháp khuyến nông phải đồng thời với việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ khuyến nông phải đồng thời với việc đầu tư các thiết bị phù hợp cho nhiệm vụ công tác khuyến nông. Phụ cấp của cán bộ khuyến nông, xã , thôn bản chưa tương xứng với các chức danh tương ứng ở địa phương nên chưa khích l꾲 được tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở này. + Đối với xây dựng mô hình. Các chương trình , mô hình khuyến nông khuyến lâm bố trí có lúc chưa sát đúng với yêu cầu đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nông nghiệp địa phương, quy mô, mô hình dàn trải. Nhiều mô hình khuyến nông có kết quả chưa tốt nhưng khi nhân rộng , đưa vào sản xuất đại trà trên quy mô lớn khó khăn và hạn chế do năng lực tiếp nhận của nông dân còn hạn chế. Muốn hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình khuyến nông nhất thiết phải có chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhưng mặt trái là tạo tâm lý trong chờ ỷ lại của nông dân. Các mô hình bố trí ở miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số mặc dầu được hỗ trợ nhưng kết quả mô hình không cao. + Về triển khai thực hiện chỉ thị. Sự phối hợp giữa khuyến nông với các tổ chức xã hội trong hoạt động khuyến nông khuyến lâm còn hạn chế, thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác khuyến nông khuyến lâm làm còn chậm. *Nguyên nhân. Vai trò quản lý điều hành và trách nhiệm giữa khuyến nông tỉnh với Trạm khuyến nông huyện, giữa hệ thống khuyến nông với trách nhiệm của cơ quan quản lý trên địa bàn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khuyến nông còn hạn chế. Lực lượng cán bộ khuyến nông khuyến lâm mặc dầu được rà soát tổ chức lại nhưng nhìn chung năng lực , trình độ chuyên môn chưa đủ, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của sản xuất, xã hội. Lực lượng khuyến nông viên cơ sở mặc dầu đã được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ trình độ chuyên môn , tay nghề không đồng đều vẫn còn bất cập với nhiệm vụ. Việc triển khai chức danh Chi hội trưởng nông dân xóm, bản kiêm khuyến nông cúng nhắc không theo hướng dẫn đã gây xáo trộn đội ngũ cán bộ, năng lực hạn chế không đáp ứng yêu cầu công tác hướng dẫn chỉ đạo sản xuất của nông dân. Các địa phương chưa chủ động và chính sách tiếp theo để triển khai nhân rộng mô hình khi khuyến nông khi khuyến nông đã kết luận. Tư tưởng nhận thức 1 số nơi coi nhiệm vụ công tác khuyến nông là nhiệm vụ của hệ thống khuyến nông chứ không phải nhiệm vụ của các cấp, các ngành... Với cơ chế hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông như hiện hành chỉ phù hợp với những vùng, những hộ có điều kiện sản xuất thuận lợi, trình độ dân trí cao, khó khăn đối với các hộ nghèo nhất là đối với các hộ vùng dân tộc miền núi, vùng sâu , vùng xa. Cán bộ khuyến nông hoạt động trên địa bàn rộng, địa hình phức tạp, trình độ dân trí khác nhau nhưng chính sách của nhà nước đối với những người làm công tác khuyến nông chưa kích thích được nhiệt thành trong công tác của họ, đặc biệt là đối với cán bộ khuyến nông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Do còn thiếu thốn nhiều mặt cho nên khuyến nông Nghệ An còn chưa phổ biến và phát triển. Chủ yếu các nguồn ngân sách được tập trung vào xây dựng mô hình và công tác tập huấn và đào tạo cho cán bộ khuyến nông và nông dân. Thế nhưng với một điều kiện như hiện nay thì Nghệ An là một tỉnh gặp rất nhiều khó khẳn trong việc phát triển cả nông nghiệp cũng như các lĩnh vực khác. Những hạn chế trên thị trường các yếu tố sản xuất. Những hạn chế liên quan đến đất đai. Quy mô nhỏ và xé nhỏ. Bình quân đất nông nghiệp trên số dân làm ruộng nông nghiệp ở Việt Nam rất thấp chỉ có 1,16ha/ người. Với cơ cấu đất như vậy, không có gù ngạc nhiên khi trung bình mỗi nông dân ở nước ta ( với khoảng 4,5 khẩu và 0,74 ha đất nông nghiệp) chỉ có thể đạt được một giá trọ gia tăng tương đối thấp từ sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị sản xuất tuơng đói khá so với nhiều nước đang phát triển khác. Nếu tăng được giá trị sản xuất lên một ha đất nông nghiệp thù cũng sẽ tăng tương đươn鸎 trên một lao động nông nghiệp bình quân vì trên thực tế lao động nông nghiệp cũng chỉ sử dụng bình quân 76% thời gian lao động tiềm năng của họ. Do vậy yếu tố sản xuất bị hạn chế trong sản xuất nông nghiệp thường là yếu tố đất đai chứ không phải lao động. Điều này chỉ đạt được thông qua việc tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất của đất, nhưng quan trọng hơn là thông qua việc đa dạng hóa sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp, đồng thời với việc chuyển dần lực lượng lao động từ nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp khác kể cả các hoạt động sau thu hoạch. Vấn đề đối với quy mô đất nhỏ của các hộ còn bị trầm trọng hơn do tính xé lẻ, một kết quả của áp lực gia tăng dân số và cụ thể ở miền Bắc là do quá trình giao đất cho các hộ nông dân sau khi xóa bỏ hệ thống hợp tác xã kiểu cũ. Những vấn đè mà nông nghiệp Việt Nam đối mặt vẫn chưa được thay đổi về cơ bản mặc dù sản xuất nông nghiệp và thu nhập của của người nông dân đã có những thay đổi đáng kể trong quá trình chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường định hướng trong hơn thập kỷ qua. Với một cơ cấu nông nghiệp chủ yếu bao gồm các hộ nông dân với diện tích canh tác đất rất nhỏ, cơ hội việc làm bên nông nghiệp của họ là như vậy việc chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp là hạn chếm nông dân thường vẫn bám vào những mảnh đất nông nghiệp của họ và do vậy việc chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp là khá hạn chế dù đã có sự gia tăng phần nào trong những năm gần đây. CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG. 3.1. Định hướng phát triển khuyến nông tỉnh Nghệ An. Khuyến nông là một dịch vụ công nhằm mục đích giúp đỡ người nông dân để họ sản xuất nông nghiệp mang lại năng suất và hiệu quả cao. Trong nhưng năm tới mục tiêu của khuyến nông là: Thông tin tuyên truyền đường lối phát triển Nông nghiệp, Nông thôn của Đảng và Nhà nước tới nông dân. Tăng cường công tác tập huấn và đào tạo nâng cao trình dộ tay nghề nông dân, đặc biệt là nông dân vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người. Chương trình an ninh lương thực , đặc biệt an ninh lương thực tại chỗ cho các địa phương vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc ít người, vùng giao thông khó khăn nhằm xóa hộ đói, giảm hộ nghèo và tăng hộ giàu. Các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhằm khuyến khích hỗ trợ có đủ sức mạnh cạnh tranh với thị trường nội địa và quốc tế. Hoạt động khuyến nông nhằm bảo đảm góp phần thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu của ngành nông nghiệp thời gian tới. Hoạt động khuyến nông tập trung vào một số chương trình trọng điểm sau: Chương trình khuyến nông an ninh lương thực: trọng tâm khuyến khích hỗ trợ phát triển lúa lai chất lượng cao, ngô lai, các loại cây lai F1,lúa thuần năng suất cao và chất lượng cao và một số cây hoa mầu khác nhằm đảm bảo vững chắc lương thực đặc biệt ở các địa phương khó khăn và vùng đồng bào dân tộc ít người. Chương trình khuyến nông phát triển cây, con mũi nhọn xuất khẩu và thay thế nhập khẩu : tọng tâm khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại cây, con có kim ngạch xuất khẩu theo hướng năng suất cao chât lượng đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế. khuyến khích hỗ trợ một số loại cây, con đang phải nhập khẩu nhằm góp phần khống chế giá nhập khẩu và tiến tới sự tự túc sản xuất đủ trong khu vực và trong nước. Chương trình khuyến nông chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với thế mạnh của tỉnh. Chuyển đổi cây trồng và vật nuôi kém hiệu quả sang nuôi trồng cây con mới có hiệu quả hơn, phát huy thế mạnh của vùng. Chuyển đổi cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, ngành nghề truyền thống và chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ: nhằm né tránh thiên tai, tăng hiệu quả sử dụng đất đai bằng cách thâm canh tăng vụ, trồng xen, trồng gối,.. Nghệ An là một tỉnh nằm trong khu vực miền trung năm nào cũng chịu ảnh hưởng của thiên tai và lũ lụt nên sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Chương trình khuyến lâm: tập trung chủ yếu vào cây tre lấy măng phục vụ xuất khẩu, cây rừng làm giấy, cây đặc sản phục vụ nội tiêu, xuất khẩu và một số cây trồng khác phục vụ chiến lược phát triển của ngành lâm nghiệp. Chương trình khuyến nông bảo quản chế biến nông lâm sản: trước mắt tập trung vào giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, các mặt hàng nông lâm sản tươi sống, nông lâm sản xuất khẩu, lương thực thực phẩm ở vùng sâu vùng xa. Chương trình huấn luyện đào tạo, tuyên truyền và tăng cường năng lực khuyến nông. Tăng cường thông tin tuyên truyền đầy đủ kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách NN-NT của Đảng và chính phủ đến nông dân. Mở rộng tập huấn cho nông dân về nghề nông, lâm , ngành nghề nông thôn và bảo quản chế biến sau thu hoạch. Thông qua nguồn vốn cho ngân sách địa phương và hợp tác quốc tế tăng cường đào tạo, tập huấn trong và ngoài tỉnh về nghiệp vụ khuyến nông và chuyên môn cho đội ngũ khuyến nông. Xây dựng giáo trình, tài liệu, in ấn phẩm bằng hai thứ tiếng kinh, dân tộc cho một số địa phương vùng sâu vùng xa. Cải tiến phương pháp tập huấn, cải tiến giáo trình , tài liệu khuyến nông theo hướng hiện đại, giúp người dân dễ hiểu, dễ làm và ham học hỏi. Bảo đảm công tác thông tin giữa tỉnh với các huyện, mở rộng tập huấn phương pháp thông tin, phương pháp viết tin viết bài cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền của hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến huyện. Tăng cường cơ sở vật chất : văn phòng làm việc, cơ sở đào tạo và phương tiện đi lại cho hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến huyện. 3.2. Giải pháp tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ khuyến nông ở tỉnh Nghệ An. 3.2.1. Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực khuyến nông. Kết hợp với các viện nghiên cứu và các trường đại học, ở tỉnh cần mở một số Trung tâm đào tạo, tập huấn về khuyến nông nhằm đạt được mục đích : tăng cường công tác khuyến nông thông qua sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa ba khối đào tạo, nghiên cứu và khuyến nông đẻ tận dụng các điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất hiện có và không phải tăng thêm biên chế. Cần tăng cương năng lực và đào tạo tập huấn cho cán bộ khuyến nông. Sau khi đánh giá được trình độ của cán bộ khuyến nông và tình hình người dân của tỉnh thì cần phải xây dựng một kế hoạch triển khai, giao nhiệm vụ đào tạo cho nhiều cơ quan khác nhau và phân bổ các nguồn lực cho họ để họ thực hiện các nhiệm vụ đó. Và Trung tâm khuyến nông quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong vấn đề này trong việc lập kế hoạch để các tỉnh thực hiện. tuyển dụng và duy trì các nguồn lực chất lượng đúng chuyên môn. Bên cạnh đó cần phải xác định rõ nhiệm vụ của từng người để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ với công việc để làm việc có hiệu quả hơn tránh sự lười nhác, ỷ lại và đùn đẩy trách nhiệm. 3.2.2. Củng cố phát triển tổ chức hệ thống Khuyến nông tỉnh. Hiện nay tỉnh đang áp dụng hệ thống khuyến nông 4 cấp do địa bàn phức tạp và người dân có dân tộc khác nhau. Sơ đồ 3: Hệ thống khuyến nông của tỉnh Nghệ An. UBND Tỉnh UBND Huyện UBND xã Trạm KN huyện Trạm knv xã, thôn Nông dân Ở Nghệ An các khuyến nông viên thôn bản cũng nhận phụ cấp từ UBND tỉnh, thông qua ngân sách xã, nhưng ở mức thấp hơn 50.000 đồng/ tháng. Điều này do số thôn bản ở tỉnh rất nhiều (5500). Chính vì thế việc đãi ngộ cán bộ khuyến nông cần được xem xét và giải quyết để họ có động lực làm việc một cách có hiệu quả. Hiện nay tại tỉnh còn quản lý theo mô hình kinh phí như sau: TTKN tỉnh UBND huyện Phòng nông nghiệp Trạm KN huyện Sở nông nghiệp UBND tỉnh 3.2.3. Tuyển chọn KNV ở xã thôn, bản ưu tiên là nữ và là người bản địa xây dựng nghị định Khuyến nông mới thay thế Nghị đinh 13 phải được xác định rõ : mở rộng đối tượng hưởng lợi Khuyến nông , hệ thống tổ chức và quản lý hệ thống tổ chức khuyến nông ; đổi mới cơ chế tài chính phù hợp với thực tế sản xuất hiện nay và tương lai, phù hợp với các vùng sinh thái theo hướng ưu tiên vùng khó, vùng dân tộc ít người và vùng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó phải sửa đổi cơ chế tài chính đã có hơn mười năm qua để công tác Khuyến nông mở rộng hoạt động phục vụ sản xuất thích ứng với tình hình sản xuất mới hiện nay. Mỗi xã có 1 khuyến nông viên hưởng lương từ ngân sách. 3.2.4. Về vấn đề tài chính. Định mức tài chính khuyến nông cần có cơ chế linh hoạt để phù hợp vớ từng thời kỳ phát triển kinh tế của ngành nông nghiệp và phát triên nông thôn, phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây rừng và mức đầu tư hỗ trợ cho ngành chăn nuôi và khuyến công. Thu lại một phần kinh phí khuyến nông sau một chu kỳ sản xuất ở các đối tượng nông dân có điều kiện kinh tế khá và vùng đồng bằng để tăng cường nguồn kinh phí khuyến nông hàng năm cho địa phương. Thống nhất cơ chế tài chính Khuyến nông cho người nghèo. Hiện nay có nhiều tổ chức làm công tác khuyến nông cho người nghèo dựa vào nhiều cơ chế tài chính khác nhau. Đổi mới phương pháp phân bố kinh phí hỗ trợ cho địa phương và các đơn vị. 3.2.5. Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế. Tăng cường phối hợp chặt chẽ hoạt động giữa nghiên cứu khoa học và khuyến nông từ trung ương đến địa phương. Xác định và ưu tiên các tiến bộ kỷ thuật chuyển giao cho sản xuất. đổi mơi nội dung và phương pháp khuyến nông phù hợp với điều kiện và trình độ nông dân theo hướng đơn giản dễ hiểu. Mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức Chính phủ, các tổ chức của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ. Tăng cường giao lưu,trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức quốc tế và cá nhân có liên quan trong hoạt động Khuyến nông. Tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ khuyến nong nhất là các tỉnh để đáp ứng với tình hình hợp tác quốc tế ngày càng phát triển. 3.2.6. Xã hội hóa công tác khuyến nông. Công tác khuyến nông là một công tác hết sức quan trọng chính vì vậy nó phải được phổ biến một cách toàn diện trên các phương tiện và lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết với mọi thành phần xã hội trong và ngoài nước cũng như tỉnh này với tỉnh khác để thu hút nguồn lực và công tác tham vấn, thu hút đầu tư phát triển công tác khuyến nông. Khuyến khích sử dụng kinh phí tự có của các thành phần để tham gia công tác khuyến nông , ngăn chặn tình trạng kinh phí khuyến nông chạy vòng vèo làm giảm hiệu quả, gây lãng phí và tiêu cực. Cũng như ở nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, một điểm mấu chốt là ngay cả khi thị trường được tự do hóa, không có gì bảo đảm rằng chúng sẽ đóng góp lợi ích lớn hơn cho xã hội trừ khi những thể chế hỗ trợ được thành lập. Thông tin cần được phổ biến, các hợp đồng cần được tôn trọng và quyền sở hữu cần được thừa nhận để các tài sản có thể chuyển thành vốn sản xuất. điều đó giải thích tạo sao các hệ thống kiểm tra, hệ thống thông tin thị trường, hệ thông pháp luật, đăng k‎y đất và hệ thống thuế hợp KẾT LUẬN Khuyến nông là dịch vụ công được phát triển và quan tâm trong những năm gần đây vì vai trò cũng như những thành quả mà khuyến nông mang lại trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An . Mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương và tình hình sản xuất của toàn tỉnh ngày càng khởi sắc thông qua các mô hình trình diễn, các dự án trong và ngoài nước. Thông qua đề tài tôi đã khái quát được phần nào cách thức hoạt động của các chương trình khuyến nông và nêu lên được vai trò của công tác khuyến nông đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An. Khuyến nông được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Việt nam là một nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước phát triển tương đối sớm, trải qua các thời kỳ lịch sử của các triều đại nhà nước Việt Nam đều có những chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân. Những chủ trương, chính sách và biện pháp đó chính là hoạt động công tác Khuyến nông. Khuyến nông thực chất là đào tạo, rèn luyện tay nghề cho nông dân và các hệ thống chủ trương chính sách về phát triển nông – lâm nghiệp nhằm giúp cho nông dân nắm được chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức kỹ thuật, những kinh nghiệm về quản lý kinh tế, thông tin về thị trường để nông dân có đủ khả năng giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng để thúc đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. Khuyến nông thật sự đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nông dân.  Phương pháp khuyến nông xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn, hội thảo, thông tin, hội thi, tôn vinh nông dân, xây dựng các Câu lạc bộ khuyến nông và xã hội hoá công tác khuyến nông.         Sau hơn 10 năm hoạt động khuyến nông ngày càng phát triển cả về tổ chức và nội dung, khuyến nông đã đóng góp đáng kể vào thành tựu sản xuất nông – lâm nghiệp, nhiếu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đã được chuyển giao, áp dụng vào sản xuất, góp phần tăng năng suất vật nuôi, cây trồng và chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Thông qua đề tài chúng ta đã nghiên cứu và biết được thực trạng khuyến nông của Tỉnh Nghệ An trong những năm vừa qua từ đó nắm bắt được nhu cầu khuyến nông của tỉnh để từ đó đáp ứng được các nhu cầu đó một cách kịp thời để đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh đi lên tương xứng với vị thế và vai trò của nó đối với sự phát triển của địa phương. MỤC LỤC Trang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ NN &PTNT – Cục chăn nuôi, “ Báo cáo tình hình chăn nuôi giai đoạn 2001-2005 và định hướng phát triển thời kỳ 2006-2015”. 2.. Bộ NN&PTNT : Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn : Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp Việt Nam. Đánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với quy định trong hiệp định khu vực và đa phương. 3. Bộ NN&PTNT ,” Tổng kết hoạt động khuyến nông giai đoạn 1993-2005”.(7/2005). 4. Bộ NN&PTNT ,(2004), “ Báo cáo tổ chức và hoạt động của các dịch vụ khuyến nông ở cấp địa phương và địa phương”. 5. Trang web của Trung tâm khuyến nông quốc gia : www.khuyennong.gov.vn 6.TS. Lê Hưng Quốc(2003),” Đổi mới hình thức và phương pháp hoạt động khuyến nông trong sản xuất hàng hóa”. DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Khuyến Nông Việt Nam. Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy Trung tâm khuyến nông Nghệ An. Bảng 2.1.Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá 1994 Bảng 2.2. Cơ cấu GDP của tỉnh theo thành phần kinh tế. Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả mô hình 1999-2003 Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả Khuyến nông khuyến lâm 1999-2003 Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả hoạt động xây dựng mô hình 2002-2006 Bảng 2.6. Nhu cầu của khuyến nông Nghệ An những năm tới. Biểu 2.1.Tổng hợp kết quả xây dựng mô hình 2002-2006 Biểu 2.2. Tổng kết tập huấn và hội thảo Biểu 2.3. Số lượng và kinh phí các chương trình qua các năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33426.doc
Tài liệu liên quan