Trong 50 năm qua (1960 -2010), toàn ngành Kiểm sát nhân dân đã có những đóng góp to lớn trong việc phát hiện những vi phạm pháp luật từ đó góp phần bảo vệ pháp luật, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do dân chủ của nhân dân và cao hơn nữa là góp phần củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngành kiểm sát đã và đang không ngừng cố gắng để có thể đóng góp được nhiều hơn nữa vào công cuộc xây dựng đất nước, góp phần đưa nước ta đạt được mục tiêu đã đạt ra đó là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
62 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của ngành Kiểm sát nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Chính phủ cấp kinh phí cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong năm 2008, kinh phí nhà nước cấp cho Ngành là 880.470,0 triệu đồng. Đến năm 2009, nguòn kinh phí được cấp là 1.029.152,68 triệu đồng, tăng 11,68% so với năm 2008.
3. Quản lý việc chi.
3.1. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại Ngành kiểm sát nhân dân.
Vụ kế hoạch – Tài chính đã tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện, quản lý sử dụng ngân sách nhà nước trong 2 năm 2008 – 2009 như sau:
Bảng 1
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KINH PHÍ DO NGÂN SÁCH CẤP TRONG NĂM 2008 – 2009.
Đơn vị: triệu đồng.
Nội dung
Năm 2008
Năm 2009
1. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản
165.300
171.000
2. Kinh phí quản lý hành chính.
692.438,4
830.442,5
3. Kinh phí giáo dục đào tạo.
8.667,6
12.695
4. Kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
6.525
9.539,2
5. Kinh phí sự nghiệp khoa học – công nghệ.
2.180
2.270
6. Kinh phí sự nghiệp đảm bảo xã hội.
160
160
7. Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia.
1450
+ Chương trình phòng chống ma tuý.
300
+ Chương trình phòng chống tội phạm
150
+ Chương trình giáo dục – đào tạo.
1.000
8. Kinh phí viện trợ.
1.870
9. Kinh phí viện trợ học sinh Lào.
516
10. Kinh phí oan sai theo NQ 138
3.329
1.079,98
Tổng
880.470,0
1.029.152,68
(Nguồn: Báo cáo “Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2008 – 2009 và sơ kết 3 năm (2007 – 2009) thực hiện Nghị định 130, Nghị định 43 của Chính phủ” của VKSND tối cao)
Từ bảng số liệu trên ta có thể rút ra một vài nhận xét sau:
- Kinh phí quản lý hành chính chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kinh phí do nhà nước cấp, chiếm 78,64% năm 2008 và 80,69% năm 2009. Chi phí tăng lên không đáng kể.
- Có sự tăng lên của đáng kể của kinh phí giáo dục đào tạo tăng lên giữa 2 năm (tăng 4.027,4 triệu đồng tương ứng với 46,47%), và kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ (tăng 3.014,2 triệu đồng tương ứng với 46,19%). Sự tăng lên này là do trong năm 2009, ngành Kiểm sát nhân dân chú trọng vào công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên. Điều này rất có ý nghĩ và cần được tiếp tục chú trọng và khuyến khích trong thời gian tới, để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của các nhiệm vụ đạt ra.
- Kinh phí oan sai theo NQ 138 đã giảm 2.249,02 triệu đồng, tương ứng với 67,55% (từ 3.329 triệu đồng năm 2008 xuống 1.079,98 năm 2009). Đây là một con số đáng mừng, từ đó cho ta thấy, trong năm 2009 vừa qua, số vụ án xử oan, xử sai đã giảm hẳn so với năm 2008.
Bảng 2. Chi quỹ tiền lương và chi hoạt động thường xuyên.
Đơn vị: triệu đồng.
Năm
Kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ
Trong đó
Quỹ tiền lương
Chi hoạt động thường xuyên
Năm 2007
493.757,6
287.707,4 (chiếm 58,3% kinh phí tự chủ)
206.050,2 (chiếm 41,7% kinh phí tự chủ)
Năm 2008
587.926,2
365.128,7 (chiếm 62,1% kinh phí tự chủ)
222.797,5 ((chiếm 37,9% kinh phí tự chủ)
Năm 2009
734.543,67
451.637,2 (chiếm 61,5% kinh phí tự chủ)
282.906,5 (chiếm 38,5% kinh phí tự chủ)
(Nguồn: Báo cáo “Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2008 – 2009 và sơ kết 3 năm (2007 – 2009) thực hiện Nghị định 130, Nghị định 43 của Chính phủ” của VKSND tối cao)
- Từ bảng trên ta thấy, trong tổng kinh phí do nhà nước cấp, chi cho quỹ tiền lương chiếm tỉ trọng cao, trong khi đó, kinh phí dành cho hoạt động thường xuyên chiếm chỉ trọng còn thấp và có xu hướng giảm dần theo các năm, nhưng tỷ lệ nghịch với kinh phí này thì tổng kinh phí tiết kiệm được của các đơn vị ngày càng lớn, toàn ngành năm sau tiết kiệm lớn hơn năm trước. Song có một thực tế đặt ra là, do lượng chi cho hoạt động thường xuyên giảm để tiến hành tiết kiệm cho nên nhiều hoạt động, nhiệm vụ của ngành không được đáp ứng đủ kinh phí, thiếu trang thiết bị cần thiết. Vấn đề này sẽ được phân tích kĩ hơn trong phần sau của bài. Tuy nhiên, đây là một vấn đề bức xúc cần phải xem xét lại trong hoạt động của ngành kiểm sát.
Tình hình quản lý chi tiêu cụ thể của ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
3.1.1. Công tác thực hiện dự toán kinh phí hành chính sự nghiệp và các nguồn kinh phí khác.
Để xác định định mức phân bổ dự toán chi Ngân sách nhà nước, ngày 24/12/2007, VKSND tối cao đã ban hành Quyết định số 1206/QĐ – VKSTC – V11 về định mức phân bổ dự toán ngân sách nhà nước. Quyết định này được áp dụng thống nhất trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân.
Trong phân bổ dự toán chi Ngân sách nhà nước ưu tiên thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tăng cường kinh phí hoạt động cho các đơn vị núi cao, hải đảo. Ngành đã tập trung bố trí kinh phí tăng định mức chi thường xuyên và chi đặc thù cho cấp tỉnh và cấp huyện năm sau cao hơn năm trước, nâng định mức chi thường xuyên của tất cả các vùng miền, các cấp dự toán, giãn khoảng cách định mức phân bổ dự toán giữa các vùng miền theo hướng ưu tiên định mức phân bổ cho vùng núi cao, hải đảo, trung du, núi thấp, đơn vị biên chế thấp, địa bàn rộng.
3.1.2. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
Căn cứ kế hoạch vốn đầu tư được Nhà nước giao đầu năm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đúng quy định, không có dự án nào khi phân bổ vốn đầu tư mà chưa có đủ thủ tục đầu tư theo quy định.
Từ bảng số liệu trên ta thấy, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản tăng từ 165.300 triệu đồng năm 2008 lên 171.000 triệu đồng năm 2009 (tăng 3,4%).
Trong năm 2009, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đề nghị và được Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư ứng vốn xuống cấp số tiền 171.000 triệu đồng và đã phân bổ vốn cho 139 dự án trong toàn ngành.
Trong quá trình thực hiện, Viện kiểm sát nhân dân tối cao luôn theo dõi đôn đốc, hướng dẫn để các dự án thực hiện đúng tiến độ, thanh toán khối lượng; nắm vững tình hình giải ngân của các dự án theo quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm để điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án kịp thời, đảm bảo các dự án thanh toán hết kế hoạch vốn được giao nên tỷ lệ giải ngân của ngành luôn đạt cao.
3.1.3. Công tác đầu tư trang bị phương tiện làm việc, quản lý sử dụng tài sản Nhà nước.
*Về thực hiện kinh phí “Đề án đầu tư trang thiết bị phương tiện làm việc”.
Tổng số kinh phí đã bố trí mua sắm trang thiết bị theo Đề án trong 2 năm 2008 – 2009 là 99.990 triệu đồng, trong đó:
+ Xe máy: 381 chiếc x 20 triệu/xe.
+ Máy vi tính để bàn: 3.589 bộ x 15 triệu/bộ.
+ Máy photocopy: 860 chiếc x 40 triệu/chiếc.
+ Giá lưu trữ: 1.560 chiếc x 02 triệu/chiếc.
+ Máy ghi âm kĩ thuật số: 71 chiếc x 05 triệu/chiếc.
+ Máy quay camera: 01 chiếc x 20 triệu/chiếc.
+ Trang thiết bị phục vụ cho Cục điều tra: 640 triệu.
*Về quản lý, sử dụng trang phục, xe ô tô, xe máy công.
- Về trang phục: Năm 2008 – 2009 việc cấp phát trang phục ngành vẫn được thực hiện cấp phát theo niên hạn.
- Về ô tô: Theo đề án được duyệt là 90 xe, đã mua 37 xe.
- Xe máy và các trang thiết bị khác theo Đề án: Kinh phí Đề án được cấp để mua xe máy và các tài sản khác, nhìn chung đã được các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, trong quá trình mua sắm, kinh phí còn thừa do không sử dụng hết, một số đơn vị đã có văn bản báo cáo đề nghị được tiếp tục sử dụng để mua tài sản có trong danh mục Đề án; khi nhận được báo cáo của đơn vị, VKSND tối cao đã hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo đúng quy định.
3.1.4. Thực hiện việc tiết kiệm kinh phí tự chủ.
Thực hiện theo Nhị định số 130/2005/NĐ – CP của Chính phủ qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước ra ngày 17/10/2005, ngành Kiểm sát nhân dân đã tiến hành thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại tất cả các đơn vị.
Kinh phí tiết kiệm được là do đơn vị quản lý sử dụng kinh phí chặt chẽ trên tất cả các mặt công tác. Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ngoài việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này, các đơn vị sử dụng ngân sách còn có những biện pháp quản lý chặt chẽ trong chi tiêu như quản lý việc cấp xăng xe, văn phòng phẩm, tiết kiệm trong việc cử cán bộ đi công tác, chi tiếp khách... Khi xây dựng Qui chế chi tiêu nội bộ và Qui chế quản lý, sử dụng tài chính công, các đơn vị đều qui định rõ các biện pháp tiết kiệm, khi có phát sinh bất thường, cử cán bộ kiểm tra theo dõi, phát hiện để có biện pháp xử lý kịp thời.
Các biện pháp tiết kiệm chủ yếu đã thực hiện gồm:
(1). Tiết kiệm điện: yêu cầu cán bộ công chức tắt các thiết bị điện khi hết giờ làm việc hoặc khi không làm việc phải tắt hết các thiết bị sử dụng điện trong phòng, qui định khung nhiệt độ khi sử dụng điều hoà. Chỉ bật máy điều hoà vào buổi chiều và điều chỉnh máy từ 25oC trở lên, không bật máy khi nhiệt độ ngoài trời dưới 25oC. Không bật điều hoà và quạt cùng một lúc...
(2). Tiết kiệm nước: nghiêm cấm sử dụng nước cơ quan để rửa xe cá nhân, yêu cầu tạp vụ thường xuyên kiểm tra việc sử dụng nước các nhà vệ sinh, tránh để rò rỉ thất thoát nước...
(3). Tiết kiệm điện thoại: khoán điện thoại cho các phòng nghiệp vụ, cắt điện thoại đường dài của các phòng, chỉ để lại cho một số máy thường xuyên có nhu cầu liên hệ công tác như: máy của lãnh đạo Viện, phòng thống kê, cơ yếu. Các phòng khác khi có nhu cầu liên hệ công tác ngoài tỉnh phải đăng ký cuộc gọi với Chánh văn phòng.
(4). Tiết kiệm xăng xe: qui định cụ thể đối tượng được sử dụng xe đi công tác, điều xe đúng đối tượng, đúng tuyến đường, quản lý xăng xe theo định mức tiêu hao/km thực đi trên lệnh điều xe kết hợp với km xe chạy thực tế trên đồng hồ của xe, tổ chức tính định mức tiêu hao nhiên liệu cho xe ô tô căn cứ vào đặc điểm của từng loại xe và địa hình để khoán xăng phù hợp theo thực tế, khuyến khích cán bộ ở lại nơi công tác các ngày thứ 7, chủ nhật trong trường hợp đi xét xử xa dài ngày (tránh đi về nhiều lần trong một đợt công tác) để tiết kiệm xăng dầu, bảo quản tốt phương tiện để hạn chế kinh phí sửa chữa. Xe ô tô cơ quan được kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn, định kỳ bảo dưỡng xe để giảm tiêu hao nhiên liệu...
(5). Tiết kiệm văn phòng phẩm, sổ sách, biểu mẫu, vật tư văn phòng, mua sách báo: qui định rõ loại văn bản được phép photo, in ấn; lập kế hoạch in biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ ngay từ đầu năm. Quản lý việc cấp phát, sử dụng văn phòng phẩm tiết kiệm, cấp phát theo nhu cầu sử dụng. Việc mua văn phòng phẩm có khảo sát giá, sản phẩm mua phải bảo đảm chất lượng, giá rẻ, đầu tháng các phòng lên dự trù nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm trong tháng, trình Chánh văn phòng ký duyệt mua trên tinh thần tiết kiệm và phù hợp với nhu cầu sử dụng của các phòng. Chi mua sách, báo, tạp chí, bản tin do lãnh đạo Viện duyệt và chỉ ưu tiên mua sách báo phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ và cập nhật thông tin, photo 2 mặt để tiết kiệm giấy, khuyến khích đọc báo trên internet.
(6). Công tác phí: chỉ cử cán bộ đi công tác theo yêu cầu thiết thực của công việc, thanh toán theo chế độ Nhà nước và theo Qui chế chi tiêu nội bộ. Việc phân công cán bộ đi công tác được cân nhắc kỹ để đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm chi phí, không phân công cán bộ đi quá nhiều lần, trừ những công việc quá phức tạp. Thực hiện khoán công tác phí đối với các đối tượng đi công tác lưu động thường xuyên để giảm bớt số tiền phải thanh toán theo chuyến, kiểm sát viên đi khám nghiệm nếu phối hợp đi xe cùng với các đơn vị liên quan thì chỉ được thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, không thanh toán tiền tàu xe, cán bộ đi công tác ngoài tỉnh được cơ quan sắp xếp thời gian đi hợp lý để đảm bảo đến nơi kịp thời theo lịch công tác nhằm hạn chế việc thanh toán tiền thuê phòng nghỉ và tiền lưu trú, qui định mức thuê phòng nghỉ khi đi công tác thấp hơn so với qui định của Bộ Tài chính.
(7). Hạn chế việc huy động làm thêm giờ trên cơ sở tận dụng tối đa giờ hành chính để phục vụ cho công việc. Kiểm soát chặt chẽ việc kê khai làm thêm giờ của cán bộ để bảo đảm chi đúng, chi đủ và tiết kiệm.
(8). Hội nghị: tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, theo yêu cầu cần thiết, không phô trương hình thức, không chi tiền ăn và quà tặng cho đại biểu.
(9). Tiết kiệm trong việc sửa chữa, mua sắm thường xuyên tài sản cơ quan.
(10). Chi tiếp khách, chi ủng hộ, chi thăm viếng: qui định cụ thể và thực hiện nghiêm túc đối tượng và mức chi tiếp khách, ủng hộ, chi viếng trong Qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Hạn chế tối đa khoản chi tiếp khách, các đoàn làm việc cấp trên và các đơn vị trong ngành về làm việc tại đơn vị phải tự túc chi phí. Chỉ chi tiếp khách trong khoản kinh phí dự trù theo tinh thần tiết kiệm...
3.2. Những kết quả đạt được.
3.2.1. Công tác thực hiện dự toán kinh phí hành chính sự nghiệp và các nguồn kinh phí khác.
Ngay từ khi nhận được Quyết định giao dự toán chi Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí bổ sung trong năm, VKSND tối cao đã phân bổ ngân sách được giao chi tiết đến từng đơn vị, sử dụng ngân sách công bằng, công khai theo đúng định mức phân bổ dự toán tại các Quyết định và theo đúng các nội dung nguồn vốn được giao. Kịp thời hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện ngân sách, chế độ mới theo đúng quy định của Nhà nước.
VKSND cấp tỉnh cũng thực hiện nghiêm túc việc phân bổ dự toán thu chi NSNN được uỷ quyền, kịp thời, đúng nội dung và kinh phí được giao. Trong năm, các đơn vị có nhu cầu về kinh phí do phát sinh nhiệm vụ, báo cáo về VKSND tối cao cũng đã được bổ sung kinh phí kịp thời.
3.2.2. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
VKSND tối cao tuân thủ đúng các quy định về quản lý vốn đầu tư. Các dự án đều đảm đủ thủ tục, trình tự theo quy định, cơ bản các dự án đều được thực hiện đúng tiến độ theo quyết định đầu tư được duyệt. Các dự án đầu tư xây dựng hoàn thành có báo cáo quyết toán cơ bản đầy đủ đúng thời gian quy định. Các công trình thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng được nhu cầu công tác, sinh hoạt của đơn vị sử dụng.
Tính đến tháng 3/2010, toàn ngành có tổng số 757 trụ sở VKSND các cấp, trong đó có 337 trụ sở làm việc tạm ổn định (trong đó có 323 trụ sở làm việc cấp quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh; 12 trụ sở làm việc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 2 trụ sở trực thuộc VKSND tối cao).
Về quy mô đầu tư, các dự án của ngành tuân thủ chặt chẽ theo đúng thẩm quyền về trình duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, quyết toán vốn đầu tư, đảm bảo đủ thủ tục đầu tư theo quy định của nhà nước. Đối với mỗi dự án đều được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật (dự án đầu tư), thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu. Công tác chỉ định thầu, đấu thầu theo đúng đối tượng, đúng trình tự thủ tục Nhà nước quy định.
Về thực hiện đầu tư cơ bản các dự án đảm bảo kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu, đảm bảo đúng tiến độ. Việc đôn đốc, giám sát đơn vị thi công của Chủ đầu tư đảm bảo đúng thiết kế, đúng tiến độ, chất lượng theo quy định.
3.2.3. Công tác đầu tư trang bị phương tiện làm việc, quản lý sử dụng tài sản Nhà nước.
*Về thực hiện kinh phí “Đề án đầu tư trang thiết bị phương tiện làm việc”.
Đến hết năm 2009, máy vi tính và máy photocopy đã thực hiện trang bị đủ theo Đề án được duyệt, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu 01 cán bộ/01 bộ máy vi tính theo Quyết định số 170/2006/QĐ – TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
*Về quản lý, sử dụng trang phục, xe ô tô, xe máy công.
Nhìn chung số trang phục, xe ô tô, xe máy và các trang thiết bị khác theo Đề án đã được cung cấp khá đầy đủ để phục vụ cho nhu cầu của Ngành. Hiện tượng các đơn vị nộp đơn phàn nàn về việc thiếu các trang thiết bị trên đã giảm hẳn.
3.2.4. Thực hiện việc tiết kiệm kinh phí tự chủ.
Tình hình thực hiện việc tiết kiệm kinh phí tự chủ năm 2007 – 2008.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng kinh phí tiết kiệm được
27.289,9
62.054,9
92.542,9
(Nguồn: Báo cáo “Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2008 – 2009 và sơ kết 3 năm (2007 – 2009) thực hiện Nghị định 130, Nghị định 43 của Chính phủ” của VKSND tối cao)
- Sau khi thực hiện theo Nghị định 130 ta thấy, số tiền tiết kiệm được của toàn Ngành đã tăng theo các năm. Cụ thể là năm 2008 đã tiết kiệm được 34.765 triệu đồng, và năm 2009 tiết kiệm được 30.488 triệu đồng. Điều này chứng tỏ, trong thời gian qua ngành Kiểm sát đã chú trọng vào công tác thực hành tiết kiệm và tiết kiệm được một lượng kinh phí lớn đã dùng cho các nhiệm vụ khác.
- Số tiền tiết kiệm được của các đơn vị trong toàn ngành chủ yếu do điều hành chi tiêu ngân sách bám sát các định mức qui định trong Qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, tập trung chủ yếu ở các nội dung sau:
+ Tiết kiệm kinh phí của số biên chế, hợp đồng lao động chưa tuyển dụng được so với chỉ tiêu được giao.
+ Tiết kiệm trong việc sử dụng xăng dầu, điện sáng, điện thoại, nước sinh hoạt, văn phòng phẩm, công tác phí, tiếp khách, làm thêm giờ, chi nghiệp vụ chuyên môn khác...
+ Tiết kiệm trong việc sửa chữa và mua sắm thường xuyên.
3.3. Những hạn chế còn tồn tại.
3.3.1. Công tác thực hiện dự toán kinh phí hành chính sự nghiệp và các nguồn kinh phí khác.
- Vẫn còn nhiều nhiệm vụ không được bổ sung kinh phí kịp thời, phải chờ kinh phí bổ sung sang năm sau mới có thể tiến hành tiếp được, do đó không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra trước mắt.
- Ngân sách nhà nước giao chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành. Kinh phí cung cấp cho các nhiệm vụ, hoạt động của Ngành vẫn còn thiếu, nhiều địa phương, kinh phí không phân bổ đến hoặc phân bổ không đủ đã phải làm đơn lên VKSND tối cao xin cấp, bổ sung kinh phí.
- Có nhiều đơn vị lập dự toán còn chưa cụ thể, chi tiết, không có sự so sánh, đối chiếu số liệu và chưa thuyết minh được cụ thể, rõ ràng lý do phát sinh tăng thêm dự toán của năm sau so với năm trước.
3.3.2. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
- Công tác quy hoạch ngành, ban hành tiêu chuẩn định mức trụ sở của ngành có tính đến diện tích đặc thù, việc mua sắm trang thiết bị tài sản gắn với vốn đầu tư mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng so với yêu cầu thực tế vẫn còn thiếu tầm chiến lược.
- Việc hướng dẫn Chủ đầu tư chủ yếu bằng văn bản, việc kiểm tra hướng dẫn, xử lý và đi thực tế địa phương chưa được nhiều.
- Công tác kiểm tra, giám sát chưa thực hiện thường xuyên theo quy định. Một số dự án từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng chưa kiểm tra thực tế một lần nào.
- Công tác kiểm tra việc thực hiện đảm bảo phù hợp chất lượng công trình của Chủ đầu tư chưa thường xuyên.
3.3.3. Công tác đầu tư trang bị phương tiện làm việc, quản lý sử dụng tài sản Nhà nước.
*Về thực hiện kinh phí “Đề án đầu tư trang thiết bị phương tiện làm việc”.
- Trong đấu thầu: Một số đơn vị chưa thực hiện việc đăng tin về đấu thầu theo quy định tại điều 5 của Luật đấu thầu, điều 37 Nghị định số 111/2006/NĐ – CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ, hướng dẫn kèm theo công văn số 12/BKH – QLĐT ngày 02/1/2008, hướng dẫn 4073/BKH – QLĐT ngày 05/6/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện THQCT & KSXX phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, Hải Phòng, Hà Giang, Bến Tre, Hà Tĩnh, Quảng Nam...)
Chưa đúng trình tự nội dung thực hiện đấu thầu như: Không phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, không có biên bản đánh giá hồ sơ dự thầu (Viện THQCT & KSXX phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, Hà Giang, Quảng Nam...), hồ sơ dự thầu thiếu bảo lãnh dự thầu (Viện THQCT & KSXX phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang). Hồ sơ mời thầu không đưa ra các tiêu chí yêu cầu về nguồn gốc, yêu cầu về kỹ thuật của thiết bị cần mua nhà thầu phải đáp ứng hoặc có hồ sơ mời thầu lại đưa ra nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hoá trái với quy định của Luật Đấu thầu.
Chưa thực hiện thẩm định giá trước khi mua sắm tài sản theo quy định tại điều 13 mục 3 Pháp lệnh giá số 40/2002/PL – UBTVQH10 và công văn số 1114/VKSTC – V11 ngày 23/4/2008 của VKSND tối cao đã hướng dẫn (Viện THQCT & KSXX phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, Hà Giang...).
Mua tài sản chưa thực hiện đúng danh mục tài sản theo Đề án, có đơn vị dùng kinh phí Đề án được cấp năm 2009 để mua máy tính xách tay. Đề án duyệt là mua máy vi tính để bàn và không báo cáo VKSND tối cao (VKSND tỉnh Điện Biên...).
Thiếu biên bản bàn giao tài sản sau khi mua sắm.
Nói chung, việc mua sắm tài sản theo Đề án nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng, đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đấu thầu; báo cáo gửi chậm, không đầy đủ vì vậy ảnh hưởng đến việc theo dõi, quản lý tài sản toàn ngành và báo cáo tình hình thực hiện với cơ quan quản lý nhà nước.
* Về quản lý, sử dụng trang phục, xe ô tô, xe máy công.
- Trang phục cấp phát bằng hiện vật năm 2009 vẫn chưa thực hiện.
- Số ô tô theo đề án được là 90 chiếc, song đến nay mới chỉ mua được 37 chiếc, còn 53 chiếc vẫn chưa được mua.
- VKSND tối cao đã ban hành Quyết định 414/QĐ – VKSTC – V11 ngày 29/3/2007 về quy chế trang bị quản lý, sử dụng xe ô tô trong ngành Kiểm sát. Tuy nhiên, qua thực hiện một số đơn vị chưa thực hiện đúng quy định của Nhà nước, của ngành đề ra (dùng xe ô tô cơ quan đi tham quan, sử dụng vào việc riêng, đưa đón cán bộ không đủ tiêu chuẩn...) gây lãng phí, ảnh hưởng đến kinh phí hoạt động của đơn vị.
3.3.4. Thực hiện việc tiết kiệm kinh phí tự chủ.
Trong việc thực hiện tiết kiệm trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, mặt khác còn có những đơn vị đã hạn chế quá mức những nhiệm vụ chi cho sửa chữa, mua sắm thường xuyên... và những nội dung chi cho nhiệm vụ chuyên môn, do vậy, tiền tiết kiệm thì lớn mà những nội dung chi mua sắm, sửa chữa và chi những nhiệm vụ chuyên môn chưa thực hiện được.
3.4. Nguyên nhân của những hạn chế.
3.4.1. Công tác thực hiện dự toán kinh phí hành chính sự nghiệp và các nguồn kinh phí khác.
Nguyên nhân của một số hạn chế nêu trên là do:
- Việc phân bổ dự toán kinh phí còn chưa đến được các đơn vị, đến chậm là do một số đơn vị không theo sát, dự đoán trước nhiệm vụ, đến khi triển khai thực hiện, thấy xuất hiện có vướng mắc mới báo cáo lên VKSND tối cao, làm cho VKSND tối cao không xử lý kịp thời. Vì vậy không đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt.
- Ngân sách nhà nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ của ngành đó là do: ngân sách nhà nước năm sau tuy có cao hơn năm trước nhưng số tăng này chỉ đủ chi trả tiền lương tăng thêm do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, tăng lương tự nhiên, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, bổ nhiệm kiểm sát viên các cấp (Nhà nước chỉ bổ sung năm đầu tiên, năm thứ hai trở đi tính trong định mức), các nhiệm vụ chi đặc thù chưa tính phần trượt giá thực tế hàng năm và những nhiệm vụ mới phát sinh.
- Việc các đơn vị lập dự toán chưa cụ thể, chi tiết... là do các đơn vị chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc lập và bảo vệ dự toán. Thậm chí có những đơn vị không có báo cáo dự toán ngân sách, khi VKSND tối cao yêu cầu, đơn vị mới lập và gửi ra, vì thế việc phân bổ dự toán có nội dung chưa thật sát với yêu cầu của từng đơn vị và nhiệm vụ chi chưa ghi được cụ thể.
3.4.2. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
* Khách quan.
- Nhà nước giao vốn hàng năm cho ngành còn hạn chế so với nhu cầu, năm 2009 có 13 dự án quý 4 mới được khởi công, còn lại 39 dự án khởi công mới phải đình hoãn chuyển sang năm 2010.
- Vốn được giao chủ yếu bố trí để trả nợ cho các dự án hoàn thành, các dự án chuyển tiếp, số vốn dành cho dự án khởi công rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu về tiến độ xây dựng công trình.
- Các dự án chuyển tiếp 2008 – 2009 đến tháng 5/2009 chưa được cấp vốn nên gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, có dự án phải giãn tiến độ, tạm dừng thi công.
- Các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư liên tục có sự thay đổi, sửa đổi nên việc thực hiện còn có nhiều khó khăn.
- Giá vật liệu có nhiều biến động, đặc biệt do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên việc thực hiện đầu tư xây dựng nói chung gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án phải phê duyệt lại tổng mức do giá cả tăng cao.
- Các cơ quan tư vấn tham gia tư vấn dự án, tư vấn quản lý dự án giúp Chủ đầu tư trách nhiệm chưa cao.
- Việc quy hoạch xây dựng của địa phương, nhất là cấp huyện còn manh mún, chiến lược phát triển dài hạn chưa rõ ràng, nhiều dự án khi đã đấu thầu hoặc đang thi công nhưng quy hoạch, cốt quy hoạch khu vực lại thay đổi dẫn đến dự án phải thay đổi, chỉnh sửa ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Nhiều dự án phát sinh về giá trị và thiết kế do chỉnh sửa theo quy hoạch vượt tổng mức nên phải phê duyệt lại.
- Việc thực hiện quyết toán chậm của Chủ đầu tư còn do nguyên nhân công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng đơn vị thi công không lập quyết toán, Chủ đầu tư không có căn cứ để báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
* Chủ quan.
- Chủ đầu tư là các đồng chí lãnh đạo kiêm nhiệm, cán bộ chuyên môn giúp việc thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, việc thực hiện đầu tư chủ yếu dựa vào cơ quan tư vấn nên việc lập và trình quyết toán vốn còn đơn giản, chưa đúng thủ tục, trình tự theo quy định (lấy giá trị phát sinh tăng trừ giá trị phát sinh giảm thực tế).
3.4.3. Công tác đầu tư trang bị phương tiện làm việc, quản lý sử dụng tài sản Nhà nước.
*Về thực hiện kinh phí “Đề án đầu tư trang thiết bị phương tiện làm việc”.
- Ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật, quy định của các đơn vị còn yếu, kém, điển hình là các đơn vị Viện THQCT & KSXX phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, Hà Giang gây ra nhiều khó khăn cho VKSND tối cao trong việc theo dõi, quản lý, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước.
- Trình độ chuyên môn của các đơn vị trong lĩnh vực đấu thầu còn thấp. Trong nhiều đơn vị, công tác thẩm định giá trước khi mua sắm tài sản, đánh giá hồ sơ mời thầu... bị bỏ qua hoặc làm sơ sài cho có.
* Về quản lý, sử dụng trang phục, xe ô tô, xe máy công.
- Việc chưa thực hiện cấp phát trang phục bằng hiện vật năm 2009 là do trong ngành đang thực hiện cải tiến trang phục và do trượt giá.
- Số ô tô mua chưa đủ theo kế hoạch của Đề án là do Ngành thực hiện theo Quyết định số 390/QĐ – TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về kiềm chế lạm phát nên việc mua xe ô tô tạm dừng.
- Ý thức của các đơn vị trong việc sử dụng tài sản công còn yếu kém, không dùng đúng mục đích, còn sử dụng vào việc riêng.
3.3.4. Thực hiện việc tiết kiệm kinh phí tự chủ.
Việc thực hành tiết kiệm không đúng dẫn đến những khoản cần thiết chi không được cấp kinh phí, gây nhiều khó khăn cho các cán bộ trong công tác hàng ngày cũng như khi làm nhiệm vụ, điều này là do không có kế hoạch nêu những khoản nào cần tiết kiệm, những khoản nào là cần thiết chi không được xác định rõ ràng, cũng như công tác kiểm tra việc tiến hành tiết kiệm còn lỏng lẻo, không nắm được tình hình thực hiện đang tiến hành đến đâu, có những sai phạm gì nên không có các biện pháp sửa chữa, khắc phục kịp thời.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN.
I. Một số giải pháp tổng quát cho toàn Ngành.
1. Nâng cao chất lượng hoạt động theo chức năng quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Toàn ngành Kiểm sát tăng cường công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về kinh tế và xã hội theo pháp luật. Tập trung kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các ngành kinh tế trọng điểm có nhiều vi phạm pháp luật, vận dụng các phương thức kiểm sát thích hợp trong việc phối hợp với các cơ quan kiểm tra, thanh tra.
Thông qua hoạt động kiểm sát, phát hiện được những nguyên nhân và điều kiện của vi phạm pháp luật để kiến nghị khắc phục vi phạm, khôi phục lại trật tự pháp luật ở các ngành, các cấp, các địa phương trên phạm vi cả nước.
Viện kiểm sát nhân dân các cấp có kế hoạch tập trung lực lượng để thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân các cấp tiếp tục nâng cao vai trò và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, phối hợp với các ngành, trước hết là với các cơ quan Công an, Toà án có biện pháp hạn chế và khắc phục đến mức thấp nhất tình trạng bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội, nâng cao tính chủ động và vai trò của cơ quan thực hành quyền công tố trong việc cùng với các ngành bảo vệ pháp luật thực hiện các biện pháp đồng bộ để làm giảm cho được tình trạng phạm tội, đặc biệt là đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm tham nhũng, buôn lậu và các tội phạm nguy hiểm khác.
Chú trọng việc tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm và giáo dục pháp luật như là một nội dung không thể thiếu được trong các khâu công tác kiểm sát. Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện kịp thời các hành vi phạm tội để ngăn chặn những hậu quả và tác hại lớn tiếp tục xảy ra. Tăng cường công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam. Phấn đấu không để một công dân nào bị bắt, giữ, giam trái pháp luật.
Để làm tốt công tác kiểm sát giam, giữ, cải tạo, Viện kiểm sát nhân dân các cấp tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt Bộ Luật hình sự năm 1999 và Bộ Luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo cho cán bộ và kiểm sát viên các cấp nhận thức và áp dụng chính xác, đầy đủ các quy định về tố tụng hình sự và chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới. Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ cùng với Toà án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp sớm có những văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ Luật hình sự và Bộ Luật tố tụng hình sự để góp phần thực hiện toàn diện chính sách hình sự trong thực tiễn tư pháp.
Viện kiểm sát nhân dân các cấp tiếp tục tăng cường công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động... để đảm bảo việc giải quyết các loại việc này vừa nhanh chóng, vừa chính xác nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của mọi công dân.
Tiếp tục kiện toàn cả về mặt tổ chức và hoạt động về công tác kiểm sát thi hành án, đáp ứng kịp thời những quy định mới về trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân được tăng cường trong Bộ Luật hình sự 1999 và Bộ Luật tố tụng hình sự đối với thủ tục thi hành án.
Ngành Kiểm sát tiếp tục triển khai thực hiện Quy chế công tác kiểm sát giải quyết đơn khiếu nại và tố cáo theo những nội dung mới quy định về chức trách của Viện kiểm sát trong Luật khiếu nại và tố cáo nhằm đảm bảo quyền khiếu nại và tố cáo của công dân.
Thông qua hoạt động kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân các cấp tích cực góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát trong sạch, vững mạnh, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý và pháp chế xã hội chủ nghĩa, có tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp
Để thực hiện được những nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát theo 5 đức tính mà Bác Hồ đã dạy: "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn". Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát vững vàng về chính trị, am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động kiểm sát.
Viện kiểm sát các cấp phải thường xuyên giáo dục và mài sắc ý thức và bản lĩnh chính trị, thấu suốt quan điểm, đường lối của Đảng cho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên các cấp, có quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo, thường xuyên và kịp thời trang bị những kiến thức về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xã hội, kiến thức về khoa học pháp lý để cán bộ, kiểm sát viên nắm vững chính sách pháp luật, thực hiện có hiệu quả công tác kiểm sát. Tăng cường giáo dục, quản lý cán bộ để mỗi cán bộ kiểm sát thấm nhuần tư tưởng đạo đức cách mạng, gắn bó với nhân dân, đề cao tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.
Trong xây dựng lực lượng cần coi trọng xây dựng đội ngũ kiểm sát viên các cấp. Việc tuyển chọn, bổ nhiệm Kiểm sát viên phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. Chú trọng kiện toàn đội ngũ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp có đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm quản lý lãnh đạo ngành kiểm sát. Tiếp tục xây dựng, thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, nhất là cán bộ quản lý và Kiểm sát viên.
Có biện pháp và chính sách thoả đáng để xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực pháp luật và nghiệp vụ kiểm sát, được đào tạo có hệ thống về lý luận, được rèn luyện trong thực tiễn hoạt động kiểm sát, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng và tâm huyết với nghề, có khả năng tham mưu cho lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao những vấn đề cơ bản và lâu dài về công tác kiểm sát trên phạm vi toàn quốc.
Công tác xây dựng Đảng bộ, Chi bộ phải làm thường xuyên, bảo đảm cho mỗi Đảng bộ, Chi bộ là hạt nhân lãnh đạo, giáo dục Đảng viên, cán bộ kiểm sát nhằm xây dựng ngành ngày càng trong sạch, vững mạnh.
3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với ngành kiểm sát là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội là nguyên tắc cơ bản được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta. Để xây dựng ngành Kiểm sát thật sự trong sạch, vững mạnh, phát huy hiệu lực và hiệu quả của công tác kiểm sát, ngành Kiểm sát phải tiếp tục căn cứ vào Nghị quyết của Đảng và Nhà nước để xác định phương hướng chính trị cho hoạt động kiểm sát trong thời gian tới, thực hiện việc đổi mới toàn diện tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong thời gian qua, nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, hoạt động của Viện kiểm sát luôn có phương hướng đúng, đã phục vụ tích cực nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng. Các cấp ủy Đảng đã quan tâm lãnh đạo, kiểm tra và tạo điều kiện cho Viện kiểm sát các cấp thực hiện chức năng kiểm sát. Các Viện kiểm sát đã chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng những vấn đề về pháp chế và đã có tác dụng tích cực. Trong thời gian tới, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, thường xuyên gắn công tác xây dựng ngành với công tác xây dựng Đảng. Các Viện kiểm sát địa phương, một mặt phải đề ra chương trình công tác kiểm sát đúng với nhiệm vụ chung của toàn ngành, vừa phải đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương; mặt khác cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng về công tác pháp chế. Phải củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban cán sự Đảng, xây dựng Đảng bộ, Chi bộ vững mạnh ở cả ba cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân. Các Ban cán sự Đảng của Viện kiểm sát phải thường xuyên báo cáo với cấp ủy để đưa hoạt động của Viện kiểm sát đi đúng đường lối chính trị của Đảng. Có như vậy,Viện kiểm sát mới có điều kiện thực hiện đầy đủ và hiệu quả chức năng kiểm sát như Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định.
4. Tăng cường phối hợp với các cơ quan nhà nước, trước hết là các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần phải chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước, trước hết là các cơ quan bảo vệ pháp luật khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng ngành để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền dân chủ của công dân. Sự phối hợp giữa Viện kiểm sát với các cơ quan bảo vệ pháp luật khác cần được tiếp tục ngày càng chặt chẽ, nhất là trong việc phối hợp thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu; chống các tệ nạn ma tuý, mại dâm và các loại tội phạm khác. Khi tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các ngành kinh tế, Viện kiểm sát các cấp cần tiếp tục phối hợp tốt với cơ quan Thanh tra và các cơ quan quản lý tổng hợp để tiến hành hoạt động kiểm sát có hiệu quả, sử dụng các biện pháp công tác kiểm sát thích hợp để tránh chồng chéo. Tăng cường tổ chức các đợt kiểm tra liên ngành về công tác giải quyết án, hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam và công tác xét xử, thi hành án để góp phần nâng cao sức chiến đấu của hệ thống các cơ quan tư pháp, đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần phải chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cơ quan Nhà nước để nâng cao hiệu qủa trong việc phòng ngừa vi phạm và tội phạm.
5. Hoạt động của VKSND các cấp phải được sự giám sát và ủng hộ của nhân dân, quán triệt đầy đủ tính nhân dân trong hoạt động kiểm sát
Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. VKSND có nhiệm vụ bảo đảm sự tôn trọng về tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, đồng thời kiểm sát việc tuân theo pháp luật của công dân. Hoạt động kiểm sát trong thời gian qua đã hết sức coi trọng việc bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việc bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân được gắn một cách hữu cơ với giữ vững kỷ cương xã hội.
Trong tình hình hiện nay, VKS các cấp cần nhận thức đầy đủ tính nhân dân trong hoạt động kiểm sát. Điều đó có nghĩa là: VKSND các cấp khi tiến hành các hoạt động kiểm sát phải dựa vào nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, tích cực đấu tranh với những vi phạm dân chủ hoặc dân chủ cực đoan, đảm bảo lợi ích của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định, đi đôi với giữ gìn kỷ cương phép nước. Ngành Kiểm sát phải đặc biệt chú ý đến bảo vệ dân chủ ở cơ sở thông qua các hoạt động kiểm sát. Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải lắng nghe ý kiến của Hội đồng nhân dân, là cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phương, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị, xã hội. Công tác kiểm sát cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, thông tin để tuyên truyền pháp luật, tạo dư luận xã hội mạnh mẽ, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật. Cán bộ kiểm sát phải phấn đấu trở thành tấm gương trước quần chúng về tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
II. Giải pháp tổng quát của Ngành Kiểm sát nhân dân trong liĩnh vực quản lý tài chính.
Trong thời gian tới, công tác quản lý tài chính của ngành Kiểm sát nhân dân tập trung vào hai vấn đề chính sau:
1. Nâng cao hiệu quả chi thường xuyên.
Chi thường xuyên chiếm một tỉ trọng khá lớn trong ngân sách của Ngành Kiểm sát, được chia thành các nhóm chi cho con người (lương và phụ cấp, chi bảo hiểm), chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ, chi mua sắm, sửa chữa và các khoản chi thường xuyên khác.
Trong thời gian qua, công tác chi thường xuyên của toành Ngành Kiểm sát vẫn có nhiều khoản chi không đúng mục đích, chi vì mục đích cá nhân. Trong những năm tới, cần nâng cao hiệu quả của các khoản chi này, cần cân nhắc, tính toán kĩ lưỡng trước khi chi để sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước đúng mục đích, đúng nhu cầu sử dụng, từ đó tiết kiệm được nguồn kinh phí của Nhà nước trong toàn Ngành.
2. Lựa chọn đúng đắn các ưu tiên trọng điểm chi.
Nhu cầu sử dụng kinh phí của ngành là rất lớn, song kinh phí nhà nước cấp cho ngành là có hạn. Cần căn cứ vào các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cũng như là mục tiêu phát triển của ngành trong ngắn hạn và dài hạn để đề ra những nhiệm vụ ưu tiên chi trong ngắn hạn và dài hạn.
Trước hết, nguồn kinh phí phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí duy trì hoạt động có hiệu quả của bộ máy Ngành kiểm sát nhân dân.
Đầu tư vào mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng; trang bị thêm, đổi mới các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của ngành.
III. Kiến nghị một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Ngành kiểm sát nhân dân.
1. Công tác tài chính - kế toán.
- Trong tiến trình cải cách tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần phối hợp với Bộ Tài chính để xây dựng định mức riêng cho hệ thống khối các cơ quan tư pháp nói chung, ngành Kiểm sát nói riêng và chú trọng đề xuất đổi mới phương thức phân bổ ngân sách theo phương án lương riêng khỏi định mức, sau đó xây dựng định mức chi thường xuyên trong đó có các nội dung đặc thù mang tính chất thường xuyên, đặc thù cá biệt không mang tính chất thường xuyên xây dựng riêng.
- Cần thực hiện tốt công tác kế toán tài chính trong toàn ngành, các đơn vị dự toán cấp II, cấp III phải nâng cao hơn nữa nghiệp vụ chuyên môn về kế toán. Mặt khác Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị dự toán trong ngành.
- Cần nâng cao nhận thức cho các đơn vị về tầm quan trọng của công tác lập và bảo vệ dự toán bằng cách cử cán bộ xuống từng đơn vị giáo dục, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát.
- Cần thực hiện chế độ công khai tài chính theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2005/TT–BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính và thực hiện tốt Quyết định số 67/2004/QĐ–BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
- Cần thực hiện nghiêm túc Luật kế toán và Nghị định số 128/2004/N –CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
- Bên cạnh những vấn đề nêu trên, ngành Kiểm sát cũng cần phải từng bước kiện toàn đội ngũ kế toán cấp huyện. Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ làm việc với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bổ sung biên chế kế toán cấp huyện cho ngành Kiểm sát. Thực hiện chế độ phụ cấp cho kế toán trưởng và phụ trách kế toán trong ngành ở cả 3 cấp kiểm sát (theo Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT–BTC–BNV ngày 15/6/2005).
- Các đơn vị cần nghiêm túc nghiên cứu và đề xuất nhu cầu về biên chế, kinh phí, các chế độ chi đặc thù về công tác nghiệp vụ, về kinh phí đào tạo lại nhằm tạo bước đột phá về kinh phí và ngân sách cho ngành (đặc biệt là đổi mới phương thức phân bổ ngân sách năm 2010) phục vụ yêu cầu cải cách tư pháp.
- Từ số liệu ở trên ta thấy, mặc dù ngân sách nhà nước cấp năm 2009 đã tăng 11,68% so với năm 2008 song vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của toàn ngành. Do đó, khi tính toán kinh phí cấp cho ngành cần dự tính đến yếu tố lạm phát, sự thay đổi tiền lương của cán bộ, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo...
2. Công tác đầu tư xây dựng.
- Cần nghiên cứu, rà soát tình hình thực hiện đầu tư, tập trung ưu tiên các dự án là trụ sở đơn vị mới thành lập, đơn vị do quy hoạch của địa phương phải di chuyển trụ sở, các đơn vị tăng thẩm quyền thiếu diện tích làm việc và sinh hoạt, các đơn vị có trụ sở được xây dựng lâu năm hư hỏng, xuống cấp đến mức nghiêm trọng.
- Cần nghiên cứu đánh giá việc giao Chủ đầu tư cho cấp huyện để có căn cứ hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể sâu sát hơn.
- Cần phải tổng kết, đánh giá hiệu quả đầu tư đã đạt được, tăng cường kiểm tra giám sát đầu tư, hướng dẫn, xử lý, giải quyết vướng mắc giúp Chủ đầu tư thực hiện đầu tư một cách hiệu quả.
- Chủ đầu tư cần củng cố, tăng cường bộ máy giúp việc, tăng cường kiểm tra giám sát công trình, tăng cường nghiên cứu chế độ chính sách của Nhà nước, hướng dẫn của ngành.
- Phối hợp tốt với cơ quan tư vấn trong việc quản lý thực hiện dự án nhằm nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo chi công đúng tiến độ, hiệu quả đầu tư. Đối với những thay đổi, phát sinh nhanh chóng xử lý theo thẩm quyền đã được quy định, phối hợp với các bên liên quan, báo cáo kịp thời những phát sinh vượt quá thẩm quyền Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, xử lý.
- Nâng cao trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của các cơ quan tư vấn tham gia tư vấn dự án, tư vấn quản lý dự án.
- Việc quy hoạch xây dựng của địa phương cần có chiến lược, kế hoạch rõ ràng, cụ thể, chi tiết, tránh thực hiện manh mún, thay đổi, chỉnh sửa dự án.
- Nâng cao trình độ chuyên môn của Chủ đầu tư, cán bộ chuyên môn giúp việc.
3. Công tác trang phục và tài sản.
- Cần tiếp tục triển khai theo Đề án (xe máy, giá lưu trữ, thiết bị nghiệp vụ). Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ làm việc với các Bộ ngành có liên quan và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép ngành tiếp tục mua xe ô tô theo Đề án. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Chính phủ được bổ sung Đề án một số loại thiết bị còn thiếu, thay thế một số thiết bị chưa đáp ứng được về tính năng kỹ thuật.
- Cần thực hiện mua sắm trang phục theo niên hạn 2009, 2010 trong đó thực hiện đấu thầu để xác định giá vải, công may.
- Cần đề nghị các đơn vị thực hiện việc mua sắm trang thiết bị tài sản theo đúng số lượng, chủng loại theo dự án kinh phí đã được giao. Cần thực hiện đúng trình tự nội dung lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá theo công văn hướng dẫn số 781/VKSTC–V11 ngày 23/3/2009 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Nâng cao ý thức của các đơn vị trong việc tuân theo pháp luật (Luật đấu thầu), các quy định, pháp lệnh về thẩm định giá trước khi mua sắm tài sản. Buộc các đơn vị phải tiến hành theo đúng trình tự thực hiện nội dung đấu thầu, thực hiện thẩm định giá trước khi mua sắm tài sản theo quy định tại điều 13 mục 3 Pháp lệnh giá số 40/2002/PL–UBTVQH10 và công văn số 1114/VKSTC–V11 ngày 23/4/2008 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đối với các đơn vị đã bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhắc nhở, yêu cầu thực hiện đúng theo quy trình, thủ tục vẫn tiếp tục không tuân theo luật và quy định, cần có các biện pháp xử phạt nghiêm khắc.
- Nâng cao trình độ chuyên môn có các đơn vị trong lĩnh vực đấu thầu. Cử cán bộ đi đào tạo hoặc tuyển các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu để đảm bảo cho việc đấu thầu được diễn ra đúng quy trình, thủ tục, đem lại hiệu quả cao.
- Nâng cao ý thức của các đơn vị trong việ sử dụng tài sản công. Cần nghiêm khắc kiểm điểm và có các biện pháp xử phạt đối với những đối tượng, đơn vị sử dụng tài sản công không đúng mục đích, sử dụng vào việc riêng.
4. Thực hiện việc tiết kiệm kinh phí tự chủ.
Cần có kế hoạch cụ thể, nêu rõ những khoản nào cần thiết chi tiêu, những khoản nào thừa hoặc không cần thiết thì hạn chế và tiến hành tiết kiệm chứ không thực hành bừa bãi, không đúng mục đích, chạy theo thành tích mà ảnh hưởng đến hoạt động, nhiệm vụ của ngành.
KẾT LUẬN.
Trong 50 năm qua (1960 -2010), toàn ngành Kiểm sát nhân dân đã có những đóng góp to lớn trong việc phát hiện những vi phạm pháp luật từ đó góp phần bảo vệ pháp luật, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do dân chủ của nhân dân và cao hơn nữa là góp phần củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngành kiểm sát đã và đang không ngừng cố gắng để có thể đóng góp được nhiều hơn nữa vào công cuộc xây dựng đất nước, góp phần đưa nước ta đạt được mục tiêu đã đạt ra đó là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Trong thời gian qua, để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, công tác quản lý, điều hành của ngành kiểm sát nhân dân đặc biệt là công tác quản lý tài chính đã được tổ chức và thực hiện một cách hợp lí và có hiệu quả. Riêng đối với công tác quản lý tài chính, từ ngày áp dụng theo Nghị định số 130/2005/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 17/10/2005 qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính Nhà nước, và Nghị định số 43/2006/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Ngành đã tự chủ hơn về kinh phí, từ đó có khả năng đáp ứng cao hơn những yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Tuy trong công tác điều hành quản lý toàn bộ máy Ngành kiểm sát nhân dân nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng vẫn còn có những thiếu sót, hạn chế song những thiếu sót đó đã được toàn Ngành nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý những sai phạm và đã có những bước khắc phục hoàn thiện để hoạt động của Ngành ngày càng có hiệu quả hơn, hoàn thành được nhiều nhiệm vụ hơn nữa do Nhà nước giao phó.
Thời gian gần đây, trước tình hình quốc tế có những biến động và nền kinh tế - xã hội của đất nước còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập, ngành Kiểm sát cần phải kiên định hơn, nắm vững chức năng nhiệm vụ của mình trên tinh thần các nghị quyết của Đảng hơn, khắc phục những thiếu sót trong quá trình công tác và hơn hết là phải nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý tài chính, cũng như phải tích cực phối hợp với các ngành khác như Nội vụ, Toà án, Tư pháp hơn nữa để có thể trấn áp được bọn tội phạm ngày càng tinh vi và thủ đoạn.
Ngành Kiểm sát đã và đang tiếp tục phấn đấu để trở thành công cụ sắc bén của nhân dân, của Nhà nước trong cuộc đấu tranh để góp phần vào việc giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội cũng như là tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Giáo trình khoa học quản lý - Tập I - PPGS.TS Đoàn Thị Thu Hà; PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học và kỹ thuật.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Giáo trình khoa học quản lý - Tập II - PPGS.TS Đoàn Thị Thu Hà; PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học và kỹ thuật.
PGS.TS TRần Đình Ty – Quản lý tài chính công – NXB Lao động.
Luật của Quốc hội số 34/2002/QH10 ngày 02/4/2002 qui định về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Nghị định số 130/2005/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 17/10/2005 qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính Nhà nước.
Nghị định số 43/2006/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Quyết định số 67/2004/QĐ – BTC ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2008 – 2009 và sơ kết 3 năm (2007 – 2009) thực hiện Nghị định 130, Nghị định 43 của Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2009 ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Các trang web:
- www.vnExpress.net
- www.vksndtc.gov.vn
- www.dantri.com.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31600.doc