Công tác cải cách thuế bước hai được sự ra đời của thuế GTGT và thuế TNDN đã thực sự phát huy tác dụng: Khuyến khích đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trong thời gian đầu thực hiện có nhiều khó khăn do thuế GTGT là một sắc thuế mới không những đối với những các cơ sở sản xuất kinh doanh mà còn đối với cán bộ thuế. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là một khu vực kinh tế đa dạng và phức tạp, chính vì vậy việc quản lý thu thuế ngoài quốc doanh có rất nhiều khó khăn. Tuy vậy trong năm qua cán bộ Chi cục thuế quận Cầu Giấy đều hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao kết quả đạt 140,6%.
64 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hối kết hợp chặt chẽ gữa các bộ phận, thiếu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra của cấp trên.
2.2.3. Tình hình quản lý căn cứ tính thuế.
Để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế không những phải quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế mà còn phải xác định chính xác doanh thu, mức thuế theo từng ngành nghề,loại hình kinh doanh và từng loại sản phẩm riêng biệt. Bởi vì nếu không xác định được doanh thu số tính thuế một cách sát thực thì mối quan hệ lợi ích giữa chính phủ và người nộp thuế sẽ không giải quyết được, gây mất công bằng xã hội. Do đó công tác quản lý doanh thu tính thuế có một ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết.
Chi cục quản lý 3443 hộ trong đó có các hộ thực hiện việc nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, phương pháp kê khai và khoán doanh thu. Vì thế vấn đề đặt ra là ngoài quản lý doanh thu tính thuế còn phải quản lý giá tính thuế và các hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan.
2.2.3.1. Đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:
Đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ - hộ kinh doanh đã thực hiên việc mua, bán hàng hoá dịch vụ có hoá đơn chứng từ ghi chép sổ sách kế toá - trọng tâm quản lý căn cứ tính thuế là giá trị tính thuế ghi trên hoá đơn GTGT. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp đơn vị cấu kết với các đơn vị khác kê khai giá tính thuế GTGT đầu vào tăng lên làm tăng chi phí đầu vào trong khi đó hàng hoá dịch vụ bán ra lại không ghi hoá đơn hoặc ghi giảm so với thực tế để giảm doanh thu. Như vậy có thể nói quản lý chặt chẽ các con số ghi trên hoá đơn là điều rất cần thiết. Điều đó đòi hỏi cán bộ thuế ngoài chuyên môn vững vàng còn có kiến thức thực tế.
Hiện nay Chi cục quản lý 92 đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ với số thuế 390.511.692 đồng. Do số lượng quản lý ít nên việc quản lý căn cứ tính thuế đối với các đối tượng này là tương đối tốt. Các đồng chí lãnh đạo Chi cục đã xuống địa bàn trực tiếp kiểm tra, xem xét, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện hoặc hành vi thiếu trung thực trong việc sử dụng hoá đơn chứng từ cũng như việc ghi chép sổ sách kế toán.
Trong năm 2001, có một số trường hợp xin đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ Chi cục đã tiến hành kiểm tra, xác minh phát hiện hộ không đủ điều kiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nên đã tiến hành lập biên bản yêu cầu hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Việc thực hiện thu nộp tờ khai được cán bộ thuế cũng như đối tượng nộp thuế thực hiện nghiêm túc. Thuế suất đối với các mặt hàng cũng được Chi cục thuế nghiên cứu và áp dụng chính xác hợp lý.
Đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Về nguyên nhân khách quan:
- Đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ít, dễ dàng cho Chi công việc quản lý cũng như kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh.
- Việc thu thuế GTGT theo phương pháp này có rất nhiều ưu điểm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thuế trong quá trình quản lý, giúp cho việc thu nộp thuế đơn giản và thuận tiện hơn.
Về nguyên nhân chủ quan:
- Các cán bộ quản lý thuế công tác tại Chi cục đều đã được tập huấn thu thuế GTGT đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Bằng nghiệp vụ chuyên môn vững vàng các đồng chí dã nhanh chóng phát hiện ngăn chặn các hành vi sai phạm.
Sang Quý I năm 2002 Chi cục đang quản lý thêm 6 đối tượng nộp thuế theo phương pháp kháu trừ, cộng thêm 31 đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do Cục thuế Hà Nội chuyển về. Vì vậy với việc làm tốt các khâu trong quy trình quản lý từ các đối tượng này sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước nói chung và Chi cục thuế Quận Cầu Giấy nói riêng.
2.2.3.2. Đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai trực tiếp:
Đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai trực tiếp thì trọng tâm quản lý là doanh số mà các hộ kê khai. Hiện nay, các đối tượng nộp thuế luôn tìm mọi biện pháp cách thức để kê khai giảm doanh số tính thuế. Vấn đề đặt ra là các cán bộ thuế cần phải quản lý chặt chẽ và chính xác hơn nữa doanh số tính thuế là doanh số thực tế mà các hộ kinh doanh có được. Điều này sẽ góp phần làm tăng vai trò của thế là đảm bảo sự công bằng xã hội một cách hợp lý.
Hiện nay Chi cục đang quản lý 1188 hộ nộp thuế kê khai. Các hộ này phải nộp thuế kê khai là do việc ghi chép sổ sách kế toán chưa đầy đủ, sử dụng hoá đơn chứng từ chưa đảm bảo đúng quy định mà chỉ là hình thức chiếu lệ. Mặt khác, do tính tự giác của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa cao nên nhiều cơ sở kinh doanh đã lợi dụng quy trình quản lý thuế mới (tự kê khai, tự tính thuế) đã kê khai không đúng hoạt động kinh doanh thực tế nhất là các đơn vị có hoạt động ăn uống, dịch vụ, và khách sạn. Vì vậy Chi cục đã tiến hành kiểm tra, khảo sát thực tế kinh doanh của các hộ kinh doanh ăn uống cao cấp, thương nghiệp, karaoke, tiến hành lập biên bản để ấn định doanh thu thực tế đảm bảo mức thuế hợp lý và công bằng. Chi cục thuế đã tiến hành điều tra và lập biên bản một số đối tượng có hành vi trốn lậu thuế dưới hình thức khai báo sai hoá đơn chứng từ, cố tình vi phạm chế độ về ghi chép sổ sách kế toán. Tất cả các trường hợp trên đều bị truy thu thuế và áp dụng hình thức phát thích đáng.
Cụ thể như sau:
Biểu 4: Quản lý doanh thu tính thuế một số hộ điển hình nộp
thuế theo kê khai.
Đơn vị tính: 1000đ
Tên hộ
Ngành nghề
DT kê khai
DT điều tra
DT tính thuế
Trần Thu Hà
Dịch vụ
10000
15200
15200
Hoàng Văn Định
KD ăn uống
15000
25000
25000
Vũ Văn Thanh
Thưng nghiệp
8000
12000
12000
Bảng số liệu trên cho thấy doanh thu thực tế điều tra cao hơn rất nhiều so với doanh thu kê khai. Đây là một số hộ điển hình mà Chi cục đã điều tra phát hiện và xử lý. Tuy đã có nhiều cố gắng từ phía cán bộ thuế nhưng vì mục tiêu lợi nhuận nhiều đối tượng nộp thuế đã tìm mọi hình thức tinh vi để trốn lậu thuế.
Để thấy rõ hơn nữa tình hình quản lý căn cứ tính thuế đối với hộ kê khai tại Chi cục trong thời gian qua ta xem xét bảng số liệu sau:
Biểu 5: Quản lý doanh thu tính thuế đối với đối tượng nộp thuế theo kê khai trên địa bàn.
Đơn vị tính: 1000đ
Ngành nghề
Kinh doanh
Doanh thu quý 1/2000
Doanh thu quý 1/2001
So sánh
(%)Số tuyệt đối
Số tương đối
Sản xuất
988677
534672
-454005
54
Thương nghiệp
8231616
13761360
5529744
167
Ăn uống
190119
328407
138288
173
Dịch vụ
858726
1387047
528321
162
Cộng
10269138
16011486
5742348
156
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2001 doanh thu tính thuế quý I năm 2001 so với quý I năm 2000 tăng 5.742.348.000 đồng (tăng tương đương 56%). Trong đó:
- Ngành sản xuất giảm 4.540.05.000 đồng giảm 54%
- Ngành thương nghiệp tăng 5.529.744.000 đồng tăng 67%
- Ngành ăn uống tăng 138.288.000 đồng tăng 73%
- Ngành dịch vụ tăng 5.742.348.000 đồng tăng 62%
Qua số liệu đã tính toán trên ta thấy doanh thu của ngành thương nghiệp, ăn uống và dịch vụ đều tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Riêng kinh tế ngành sản xuất quý I năm 2001 giảm so với quý I năm 2000. Nguyên nhân là do một số hộ đóng cửa sản xuất, một số hộ chuyển sang lĩnh vực ngành nghề khác làm cho doanh thu của ngành sản xuất giảm vì những hộ này kinh doanh không có lãi. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là một số cán bộ thuế chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình có khi chỉ làm cho xong việc chứ không muốn xuống tận địa bàn kiểm tra nắm tình hình một cách cụ thể và rõ ràng, từ đó tạo cơ hội cho các hộ kinh doanh khai giảm doanh thu để phải đóng thuế ít đi. Đây là vấn đề Chi cục cần phải quan tâm nhằm giúp cho Chi cục hoàn thành tốt nhiệm vụ do Nhà nước giao.
2.2.3.3. Đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp ấn định doanh số:
Đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp ấn định doanh số - hộ chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hhoá dịch vụ - thì việc xác định doanh thu mang một vai trò quan trọng trong quá trình quản lý. Việc ổn định doanh thu được quy định từ 6 tháng 1 năm.
Xuất phát từ công thức tính thuế:
=
x
x
Thuế GTGT
phải nộp
Doanh thu
ấn định
Tỉ lệ GTGT tính
trên doanh thu
Thuế suất
thuế GTGT
Trong đó:
- Doanh thu ấn định được dựa chủ yếu vào hình thức hiệp thương doanh số giữa Chi cục và hội đồng tư vấn thuế của Chi cục với các hộ kinh doanh để xem xét mức doanh số dự kiến ấn định, trên cơ sở đó làm căn cứ tính thuế.
- Tỷ lệ GTGT ấn định được quy định như sau:
Thương nghiệp: 10%
Sản xuất chế biến lương thực: 18%
Ngành ăn uống: 32%
Dịch vụ may mặc, giặt là, nhuộm quần áo: 40%
Do đó công việc đặt ra là cán bộ thuế phải nắm bắt được mức độ chuyển biến của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định, từ đó điều chỉnh doanh thu ổn định một cách hợp lý tránh vượt quá khả năng của người nộp thuế và tránh thất thu. Để ổn định được doanh thu, cán bộ thuế phải rà soát các đối tượng kinh doanh trong kỳ ổn định lập danh sách, kiểm soát doanh thu của các đối tượng này. Hiện nay có hai phương pháp tiến hành kiểm tra là kiểm tra điểm theo ngành nghề và kiểm tra toàn diện. Chi cục tiến hành kiểm tra điểm theo ngành nghề từ đó đưa ra mức doanh thu ổn định.
Trong năm 2001 Chi cục đã chỉ đạo đội thuế rà soát ổn định mức thuế từ 6 tháng đến 1 năm đối với 1390 hộ kinh doanh và đã tiến hành điều chỉnh 612 lượt hộ số thuế tăng 42.592.000đ và ngay đầu tháng 3 - 2001 Chi cục cũng tiến hành điều chỉnh 75 lượt hộ - số thuế tăng 2945000đ. Tuy mới thành lập còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng Chi cục đã chú trọng tìm hiểu sự biến động của thị trường, sự biến động của hộ khoán để điều chỉnh doanh số khoán và xác định doanh số ban đầu vì vậy đã đạt được kết quả nhất định trong công tác quản lý điều chỉnh doanh thu và thu thuế. Đây là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ riêng đối với Chi cụ thuế Quận Cầu Giấy và đối với tất cả các Chi cục khác. Xác định doanh thu khoán chính xác và việc điều chỉnh doanh thu một cách kịp thời để tránh xảy ra sự chênh lệch quá lớn giữa doanh số thực tế và doanh số tính thuế, đặc biệt khi thị trường có sự biến động về giá cả và tiền tệ. Để nắm bắt được cụ thể công tác điều chỉnh diabg số ổn định của Chi cục chúng ta xem xét biểu sau:
Biểu 6: Tình hình điều chỉnh doanh thu và mức thuế
ĐVT: 1000đ
Tênphường
Số hộ
Donh thu cũ
Doanh thu mới
Thuế cũ
Thuế mới
So sánh (%)
Dthu
Thuế
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
Quan Hoa
160
852201
1043285
28276
33990
122.4
120.2
Nghĩa Đô
76
813559
999991
22440
27372
122.9
122.0
Nghĩa Tân
81
838280
1002904
30961
36771
119.6
118.8
Mai Dịch
64
541630
677946
18344
23249
125.2
126.7
Dịch Vọng
6
30954
43459
1485
2178
140.4
146.7
Yên Hoà
42
185252
248078
6775
8868
133.9
130.9
Trung Hoà
55
298104
454082
9504
14928
152.3
157.1
Cộng
484
3559980
4482186
117785
148027
125.9
125.7
Nhìn chung công tác ổn định doanh thu tính thuế của Chi cục được thực hiện khá nghiêm túc và có hiệu quả, Chi cục luôn tích cực trong việc nghiên cứu thực tế đưa ra những điều chỉnh nhằm tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các hộ kinh doanh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Nhưng qua số liệu biểu 6 cho thấy, vẫn còn có sự chênh lệch khá lớn số thuế sau khi điều chỉnh và trước khi điều chỉnh. Tình hình thất thu về doanh số trên địa bàn Quận xảy ra rất nghiêm trọng. Doanh số tính thuế của các hộ mới chỉ đạt 75-80% so với doanh số thực tế kinh doanh. Tình trạng thất thu ở tất cả các ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh mà nguyên nhân chủ yếu là công tác quản lý thuế hiện nay còn thiếu trọng tâm. Do có những sơ hở trong công tác quản lý và lợi dụng những sơ hở đó mà các hộ kinh doanh trốn thuế một cách khôn ngoan hơn. Bên cạnh đó có một số cán bộ thuế còn thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm chuyên môn và độc lập, khách quan nghề nghiệp dẫn đến không phát hiện, ngăn ngừa được hết các hành vi gian lận.
Vì vậy việc điều chỉnh doanh số một cách thường xuyên kịp thời góp phần quan trọng vào việc tăng cường quản lý thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Yêu cầu đặt ra đối với cơ quan thuế là cần phải xác định căn cứ tính thuế sát với thực tế, việc điều chỉnh doanh thu, tỷ lệ GTGT cần phải thường xuyên kịp thời phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ và biến động của thị trường.
Còn một thực tế nữa là hiện nay việc xác định GTGT và mức thuế khởi điểm với các hộ đặc biệt là hộ mới kinh doanh còn thấp chưa sát với thực tế gây tình trạng báo động về thất thu mức thuế. Nguyên nhân của tình trạng này là do cán bộ thuế còn thiếu căn cứ thực tế. Lẽ ra việc này phải dựa vào số liệu kê khai của cơ sở kết hợp với tài liệu kiểm tra của cán bộ thuế và mức giá trị gia tăng chính. Nhưng trên thực tế phần lớn chỉ dựa vào mức độ kê khai của các hộ những người luôn tìm mọi cách để giảm thuế, tăng lợi nhuận. Do đó doanh thu thực tế lớn hơn doanh thu tính thuế rất nhiều. Phổ biến là tình trạng sử dụng hoá đơn bán hàng tuỳ tiện, không đầy đủ hợp lệ nhằm kê khai doanh số ít sao cho khớp với doanh số khoán để phù hợp với mức điều chỉnh thuế. Có những hộ thường dựa trên cơ sở doanh thu khoán bình quân để thực hiện ghi vào hoá đơn có khi cả tháng mới ghi vào sổ một lần. Hàng hoá kinh doanh của các hộ hầu hết không có hoá đơn đầu vào do đó việc xác định được doanh thu chỉ mang tính tương đối và thường không chính xác dẫn đến tình trạng thất thu về doanh số.
Một lý do khách quan gây ra việc điều chỉnh doanh số và mức thuế hợp lý là việc giao chỉ tiêu kế hoạch thu của thành phố chưa sát với thực tế kinh doanh trên địa bàn cũng như từng ngành nghề, từng nhóm hàng trong thời điểm khác nhau.
Như chúng ta đã biết, phần lớn các hộ kinh doanh nộp thuế theo doanh số ổn định có quy mô kinh doanh nhỏ nhưng mặt hàng kinh doanh lại đa dạng trong đó có cả những hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT và những loại không thuộc diện chịu thuế GTGT. Doanh số ổn định lại dựa trên tổng doanh thu thực tế. Như vậy xét về nguyên tắc áp dụng thuế suất hay tỷ lệ GTGT như trên là đúng, nhưng xét về khía cạnh thực tế thì lại là một sự thiếu công bằng giữa các đối tượng nộp thuế. Doanh thu tính thuế GTGT chưa thực sự là phần doanh thu có được từ hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT. Đây là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ ở Chi cục thuế Cầu Giấy mà trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước.
Những tồn tại trên đòi hỏi các cấp lãnh đạo ngành thuế và các ban ngành có liên quan phải tìm ra các biện pháp khắc phục.
2.2.4. Tình hình quản lý công tác thu nộp thuế
Công tác quản lý thu nộp thuế là công việc cuối cùng chu trình tính thuế. Việc quản lý khâu thu nộp thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được thực hiện như sau:
- Hàng tháng căn cứ vào số hộ và tờ khai trình thuế đã được duyệt bộ phận nghiệp vụ phát hành thông báo thuế đến từng đối tượng nộp thuế. Trong thời gian quy định đối tượng nộp thuế sẽ tiến hành nộp tiền thuế. Đối với các hộ mở sổ sách kế toán, hộ kê khai phải chủ động nộp trực tiếp vào kho bạc. Đối với các hộ nhỏ cán bộ quản lý gửi thông báo sau đó thu bằng biên lai và cuối ngày lập bảng kê nộp thuế thu được vào kho bạc. Cán bộ thuế có trách nhiệm đôn đốc theo dõi các hộ trên địa bàn mình phụ trách nộp thuế tại kho bạc đúng thời gian quy định ghi trong thông báo thuế. Sau đó cán bộ thuế theo dõi kết quả thu hộ cá nhân hàng tháng làm ghi thu, thực thu vào các số liệu cho đội và đội tổng hợp báo cáo tổ nghiệp vụ.
- Nếu hết thời hạn ghi trong thông báo thuế mà hộ chưa nộp thuế thì Chi cục gửi thông báo lần 2 và tính tiền phạt nộp chậm tiền thuế. Nếu hết thời gian hộ kinh doanh vẫn không nộp tiếp tục gửi thông báo lần 3, hết hạn đội trưởng cùng cán bộ Chi cục lập biên bản với các chủ hộ nộp. Nếu chủ hộ tiếp tục chống đối thì gửi hồ sơ thanh tra Chi cục, Chi cục sẽ ra quyết định xử lý hành chính. Nếu xử lý hành chính không được thì Chi cục thông báo xuống UBND phường để kê biên tài sản. Hết hạn kinh doanh nếu không thi hành thì sẽ có quyết định bán tài sản và thu thuế cùng tiền phạt.
Biểu 7: Kết quả thu nộp thuế vào kho bạc năm 2001
Đơn vị tính; 1000đ
Ngành nghề
Tổng số thuế ghi thu
Tổng số đã nộp cho kho bạc
So sánh
Số tuyệt đối
Số tưng đối
(1)
(2)
(2-1)
(2/1)
Sản xuất
617688
595464
-22224
96.4
Thương nghiệp
3115608
3107772
-7836
99.7
Ăn uống
702228
690684
-11544
98.4
Dịch vụ
2104908
2081904
-23004
98.9
Tổng
6540432
6475824
-64608
99.0
Qua thực tế cho thấy, công tác thu thuế qua kho bạc Nhà nước vẫn có nhiều khó khăn. Do cán bộ kho bạc ít nên không mở được nhiều điểm thu nên phần lớn cán bộ thuế vẫn phải trực tiếp thu bằng biên lai và nộp vào kho bạc, nhưng trong năm qua tổng số thuế thu được nộp vào kho bạc đạt 97,8% so với thuế ghi thu, không có trường hợp nào, cán bộ nào đã thu tiền thuế nhưng chưa nộp vào kho bạc, không có hiện tượng xâm tiêu lạm dụng tiền thuế.
Chi cục luôn phấn đấu đạt tỷ lệ nợ không để quá 5% nợ quá thàng. Trong năm 2001 tuy số nợ đọng đã giảm hơn so với năm 2000 song vẫn còn tồn tại ở hầu hết các ngành, trong đó ngành ngề kinh doanh ăn uống có tỷ lệ nợ đọng cao nhất: 1.6% (trong năm 2000 tỷ lệ này là 4,2 %). Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều hộ kinh doanh tự ý bỏ nhưng không thông báo huỷ mà số thuế cán bộ thuế chưa kịp thời phát hiện nên bộ phận nghiệp vụ vẫn căn cứ vào số hộ đã duyệt ra thông báo thuế làm tăng số nợ đọng. Mặt khác ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của một số còn chưa tốt cố tình chây ì hoặc nộp thuế theo hiện tượng gối đầu.
Bên cạnh viện phấn đấu hạ thấp tỷ lệ nợ đọng Chi cục rất chú trọng đến công tác thu hồi số thuế nợ đọng bằng cách kết hợp với công an, UBND phường để cưỡng chế đối với các hộ. Công tác này không chỉ tránh thất thu cho Nhà nước mà còn để các đối tượng nộp thuế thấy được tính nghiêm minh của pháp luật, qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Trong năm 2001 Chi cục đã thu hồi nợ đọng 218 lượt hộ với số thuế 75.951.000 đồng chi tiết theo các phường được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 8: Kết quả thu hồi nợ đọng
Tên phường
Số lượng hộ
Số thuế tương ứng
Quan Hoa 1
78
38483
Quan Hoa 2
17
4292
Nghĩa Đô
32
4983
Nghĩa Tân 35
71
22238
Mai Dịch
6
1732
Yên Hoà
6
490
Trung Hoà
8
3733
Cộng
218
75951
2.2.5. Công tác miễn giảm thuế:
Trong những năm qua, Chi cục thuế Quận Cầu Giấy đã làm tốt công tác miễn giảm thuế. Theo quy định của luật thuế GTGT về chế độ miễn giảm đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì chủ yếu do các đối tượng là người già yếu hoặc kinh doanh nhỏ, có thu nhập dưới 180.000 đồng/tháng. Các cán bộ thuế phải thống kê được số hộ thuộc đối tượng miễn giảm, sau đó Chi cục cử cán bộ nghiệp vụ phối hợp với cán bộ thanh tra xuống kiểm tra lại tình hình kinh doanh của các hộ này. Nếu đúng thực tế gửi danh sách lên tổ nghiệp vụ để xem xét, giải quyết cùng với sự xét duyệt của lãnh đạo Chi cục.
Trong năm 2001 số hộ sản xuất kinh doanh được xét miễn giảm là 658 hộ với số thuế 53.102.000 đồng trong đó phần lớn các hộ kinh doanh xin nghỉ tạm thời. Theo thực tế số hộ nghỉ đông nhất là sau dịp tết nguyên đán hàng năm do tình hình kinh doanh chững lại. Sau dịp nghỉ, tình hình kinh doanh có một vài xáo chộn nên khó xác định được chính xác đâu là đối tượng được miễn giảm theo đúng chế độ, đâu là đối tượng lợi dụng kẽ hở để trốn thuế - nghĩa là làm đơn xin nghỉ giả.
2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế GTGT:
Do việc sử dụng hoá đơn chứng từ chưa thực sự trở thành tập quán thương mại của người dân nên việc người mua không lấy hoá đơn khi mua hàng là vấn đề thường xuyên xảy ra đặc biệt với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Có thể nói trong điều kiện đó, tổ thanh tra là một cánh tay đặc lực giúp cán bộ thuế thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thu thuế khu vực kinh tế đa dạng phức tạp.
Công tác thanh tra và kiểm tra là khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng nó vừa liên quan đến mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vừa có tác dụng đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế và sự nghiêm minh của pháp luật. Để thực hiện hai luật thuế mới cùng với quy trình thu mới giao quyền chủ động cho đối tượng nộp thuế trong việc tính, kê khai, nộp thuế thì công tác này phải được coi trọng.
Trong năm 2001 Chi cục Thuế quận Cầu Giấy để thực hiện khá tốt công tác này. Qua rà soát đối tượng kinh doanh Chi cục đã tận thu 261 hộ - số thuế 149.914.000 đồng. Ngoài ra trong năm đội kiểm tra của Chi cục đã triển khai công tác kiểm tra hộ nghỉ, kế toán hộ kinh doanh, xem xét và kiểm tra quyết toán thuế hộ kê khai đã kiểm tra 38 hộ truy thu thuế phạt 62.148.000 đồng.
Bảng 9: Kết quả xử lý 3 trường hợp vi phạm(Trích)
ĐVT: 1000 đồng
Đơn vị kinh doanh
Địa chỉ
Nghề nghiệp
Số thuế truy thu
Số tiền phạt
Tổng
Nguyễn Xuân Công
23-HQV-Nghĩa Tân
Bán TBVS, trang trí nội thất
7281
500
7781
Văn Phòng ĐH Quốc gia
144 - Xuân Thuỷ - Cầu Giấy
Dịch vụ trông, giữ xe
3481
200
3681
Lê Thanh Hải
Tổ 26 - Trung Hoà - Cầu Giấy
Bán ga
14861
5847
20708
Như vậy có thể thấy Chi cục đã xử lý nghiêm minh các trường hợp cố tình trốn lậu thuế bằng cách truy thu và xử phạt theo từng mức độ. Để công tác thanh tra kiểm tra được chặt chẽ, Chi cục đã có nhiều biện pháp tích cực sau:
Tăng cường biện pháp quản lý thu thuế và đôn đốc thu nộp tiền thuế.
Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình quản lý thu thuế của cán bộ thuế. Cụ thể ở các khâu miễn, giảm, quyết toán thuế, tính thuế, thu nộp tiền thuế, thu nợ dọng thuế
Các cán bộ thuế luôn đi sâu tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ để chống thất thu về căn cứ tính thuế.
Thực hiện việc kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra kho hàng để xác định những sai phạm trong quá trình ghi chép sổ sách kế toán cũng như những sai sót trong việc sử dụng hoá đơn, kiểm tra tình hình nợ đọng thuế.
Tăng cường phối hợp với các đội liên ngành như công an, thanh tra Nhà nước, viện kiểm sát, quản lý thị trường… để công tác chống thất thu có hiệu quả cao hơn.
Trong thời gian qua mặc dù công tác thanh tra kiểm tra của Chi cục đã được tiến hành khá tốt nhưng vẫn còn một số khó khăn nhất định như:
- Số lượng công việc nhiều, địa bàn rộng lớn, lực lượng cán bộ ít.
Phương tiện đi lại và kinh phí hoạt động còn khó khăn.
2.3. Đánh giá công tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Qua phân tích đánh giá thực trạng và nguyên nhân tình hình thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Quận có thể rút những ưu điểm cần phát huy và những tồn tại mà Chi cục thuế Cầu Giấy cần đưa ra biện pháp khắc phục.
2.3.1. Nhận xét chung:
- Chi cục và cán bộ quản lý đã có những cố gắng trong việc nắm bắt họ kinh doanh và đưa vào quản lý, tích cực bám sát địa bàn và thường xuyên kiểm tra hộ kinh doanh.
- Công tác thu nộp tiền thuế đã được quan tâm nhờ đó mà nợ đọng giảm đáng kể,
- Công tác kiểm tra thanh tra luôn luôn được chú trọng tiến hành đúng thời điểm mang tính chất thường xuyên, do đó đã ngăn chặn được rất nhiều biểu hiện tiêu cực về phía các cán bộ thuế và phía đối tượng nộp thuế.
- Thực hiện tốt việc phát động thi đua trong toàn Chi cục, tổ chức nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, đề ra chế độ khen thưởng cho cán bộ quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ và xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với những hành vi sai phạm của cán bộ và đối tượng nộp thuế. Nhưng bên cạnh đó chi cục còn tạo ý thức chấp hành luật thuế, pháp lệnh thuế tốt hơn, như việc sử dụng chứng từ, sổ sách theo đúng quy định của pháp luật. Điều này đã góp phần nâng cao trách nhiệm của các hộ trước cơ quan Nhà nước, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng trước pháp luật. đảm bảo cho nền kinh tế phát triển đúng định hướng.
Bên cạnh những thành tích đó, công tác quản lý thu thuế ở Chi cục thuế quận Cầu Giấy còn những tồn tại.
2.3.2. Những vấn đề tồn tại ở Chi cục thuế quận Cầu Giấy
Về công tác quản lý đối tượng nộp thuế:
Trong thời gian qua, chi cục thuế Cầu Giấy đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý các đối tượng nộp thuế trên địa bàn. Chi cục đã có những bước nghiên cứu cụ thể từng loại đối tượng tạo điều kiện theo dõi, giám sát các đối tượng chặt chẽ hơn. Đặc biệt, chi cục đã phân loại từng đối tượng cụ thể, theo từng loại hình, đặc điểm tổ chức kinh doanh; việc ghi chép sổ sách rõ ràng, đày đủ. Nhiều vụ việc phức tạp khó xác minh song vẫn được chi cục là sáng tỏ. Các trường hợp này đều góp một phần không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế, chi cục thuế Cầu Giấy vẫn còn một số điểm hạn chế. Số nghỉ giả, số hộ còn nợ đọng và số thuế truy thu thêm vẫn còn khá lớn chứng tỏ chứng tỏ chi cục chưa quản lý sát sao, chưa bám sát tình hình thực tế. Các nguyên nhân mà chi cục nêu ra là:
- Trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và các ban liên quan do vậy số hộ chưa quản lý được còn nhiều.
- Do địa bàn rộng, đối tượng nộp thuế nhiều nhưng số cán bộ thuế còn ít vì thế việc kiểm tra không được toàn diện nên số hộ thực tế kinh doanh còn lớn hơn s hộ đăng ký kinh doanh.
- Công tác quản lý hộ nghỉ còn chưa chặt chẽ nên một số hộ đã xin nghỉ nhưng vẫn lén lút kinh doanh.
- Một số cán bộ thuế chưa thực sự có tinh thần trách nhiệm cao trong nghề nghiệp do đó việc quản lý kinh doanh chưa có hiệu quả vẫn còn hiện tượng bỏ sót hộ.
Về công tác quản lý căn cứ tính thuế:
Đối với hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai thì hiện tượng kê khai thiếu trung thực còn phổ biến, cố tính vi phạm chế độ về ghi chép sổ sách kế toán, nhiều cơ sở dùng 2 hệ thống sổ để đối phó với cán bộ thuế, công tác kiểm tra đối chiếu giữa tờ khai và thực tế hoạt động của các hộ này chưa được tiến hành thường xuyên.
Đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp doanh thu ấn định mang nặng tính chủ quan của các cán bộ thuế do đó doanh thu thực tế lớn hơn doanh thu tính thuế rất nhiều, công tác điều tra còn qua loa chưa thực hiện thường xuyên.
Đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đối tượng nộp thuế ít, dễ dàng cho Chi công việc quản lý cũng như kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh. Các cán bộ quản lý thuế công tác tại Chi cục lại là những người đã được tập huấn thu thuế GTGT đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Bằng nghiệp vụ chuyên môn vững vàng các đồng chí dã nhanh chóng phát hiện ngăn chặn các hành vi sai phạm. Việc thu thuế GTGT theo phương pháp này cũng có rất nhiều ưu điểm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thuế trong quá trình quản lý, giúp cho việc thu nộp thuế đơn giản và thuận tiện hơn. Do đó việc quản lý căn cứ tính thuế không phức tạp hơn.
Về công tác quản lý thu nộp:
Công tác quản lý thu nộp thuế là công việc cuối cùng chu trình tính thuế nên quá trình thực hiện thường khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, đội và cơ quan chức năng khác. Tuy số lượng cơ sở nộp trực tiếp tiền thu cho cán bộ thuế còn quá lớn, khó quản lý nhưng nhìn chung công tác quản lý thu nộp thuế tại chi cục đã có nhiều cố gắng, quy trình nộp thuế khao học, không có tình trạng gây phiền hà cho người nộp thuế.
Về công tác thanh tra kiểm tra:
- Vịêc thanh tra nộp thuế chưa được tiến hành một cách có kế hoạch thường là bị động.
- Công tác thanh tra nội bộ chưa được quan tâm thực hiện.
Ngoài ra, Chi cục còn có những tồn tại sau:
- Số lượng cán bộ thuế chưa đủ so với yêu cầu quản lý, số cán bộ có trình độ, có năng lực thực sự còn thiếu.
Cơ sở vật chất phục vụ cho công việc chủ yếu vẫn là thủ công, chưa được trang bị đầy đủ.
Để phát huy ưu điểm đã đạt được khắc phục những tồn tại nêu trên, trong thời gian tới phát ta cần có những giải pháp để giúp cho công tác quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Quận Cầu Giấy ngày càng tốt hơn.
Chương 3
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy
3.1. phương hướng và một số giải pháp chung nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế giá tri gia tăng đối với khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy
3.1.1. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy:
Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý thu thuế trên địa bàn quận Cầu Giấy trong thời gian vừa qua và thực trạng quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trước những nhiệm vụ sổ sách Nhà nước giao cho nghành thuế và cho chi cục thuế nói riêng thì yêu cầu đặt ra cho với công tác quản lý thu thuế là làm sao phải thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu của các năm. Phải khai thác được mọi nguồn thu để tránh thất thu, động viên đầy đủ, kịp thời cho ngân sách Nhà nước, đồng thời phát huy được những vai trò tích cực của các sắc thuế trong nền kinh tế thị trường. Qua phân tích đánh giá tình hình thu thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vục kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy trong những năm qua, em xin mạnh dạn đề xuất một số phương hướng, biện pháp quản lý nhằm hạn chế tình trạng thất thu thuế.
Về mặt quản lý Nhà nước, để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế theo hướng CNH- HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta thành một nước công nghiệp… và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Nhà nước phải có trong tay nguồn tài chính khổng lồ. Thuế là một trong những nguồn tài chính quan trọng đó. Nó chiếm trên 90% tổng ngân sách Nhà nước. Tình trạng thất thu thuế là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần phải có các chính sách thuế, chế độ thuế, đội ngũ cán bộ phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước.
Như phần trên đã trình bày, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy vẫn còn một số tồn tại. Để luật thuế GTGT thực hiện được các mục tiêu đề ra đồng thời nâng cao được hiệu quả, công tác quản lý thu thuế cũng đảm bảo được yêu cầu tỷ lệ động viên vào Ngân sách Nhà nước, khai thác, phát huy các nguồn thu còn tiềm ẩn, hạn chế tình trạng nợ đọng thuế của khu vực ngoài quốc doanh; Về mặt kinh tế, phải khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thuế GTGT phải phục vụ có hiệu quả chủ trương giải phóng mọi năng lực sản xuất đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế trên cơ sở bình đẳng về động viên đóng góp thuế, thúc đẩy việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hạch toán kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội; Về mặt nghiệp vụ: quản lý Thuế GTGT phải đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra khắc phục được các nhược điểm tồn tại của thuế doanh thu (thu trùng lặp, nhiều thuế suất... ). Đảm bảo thu thuế chặt chẽ, chống trốn lậu thuế, giảm thấp chi phí trong công tác quản lý thu thuế của ngành thuế và các ngành liên quan.
3.1.2. Một số giải pháp chung:
Một số kiến nghị từ phía chi cục về chế độ, chính sách thuế:
Việc quản lý thu thuế trước hết phải xuất phát từ chính sách thuế. Trong những năm qua chúng ta đã từng bước cải cách thuế song vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn của các chính sách thuế, chưa thực sự bám sát vào thực tế. Nhìn chung các luật thuế vẫn còn nhiều bất cập về chính sách miễn giảm và về thuế suất. Chẳng hạn, có một số ý kiến cho rằng hiện nay thuế GTGT với bốn mức thuế suất khác nhau là vấn đề bất cập trong công tác xác định đối tượng nộp thuế và tạo cơ hội gian lận cho đối tượng nộp thuế…
Đổi mới kinh tế phải đi đôi với đổi mới chính sách thuế cho phù hợp, cũng như thu thuế phải tạo ra nguồn thu, nuôi dưỡng và đảm bảo nguồn thu. Đó là quan điểm trong mỗi chính sách thuế cần phải nghiên cứu, xem xét dưới nhiều khía cạnh, góc độ trước khi ban hành một sắc thuế, tránh tình trạng sưả đổi bổ sung nhiều lần, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thu.
Chi cục cũng kiến nghị, Nhà nước cần nghiên cứu và có những chính sách tăng cường sức mạnh, quyền lợi thực sự cho bộ máy ngoài thuế, có những quyền cũng như trang thiết bị cần thiết để thi hành nghiêm và hiệu quả hơn nữa về pháp luật thuế để thuế xứng đáng là công cụ cần thiết, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.
Về phía đối tượng nộp thuế, các chính sách thuế cần phải quán triện nguyên tắc: “ Thu thuế để phát triển nguồn thu” tức là các chính sách thuế phải khuyến khích cũng như hạn chế đối tượng nộp thuế để góp phần vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ của Nhà nước. Nội dung cụ thể mà chi cục kiến nghị là:
Uỷ ban Nhân dân các cấp cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan thuế băng các chương trình, đề án cụ thể; có biện pháp thiết thực, sâu sát, chỉ đạo điều hành công tác thuế gắn với thực thi các chính sách, chế độ quản lý về kinh tế, tài chính; coi thuế là một công tác trung tâm thuộc trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, đôn đốc của các cấp chính quỳên.
Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan Tài chính, Kho bạc với cơ quan thuế bảo đảm thực hiện các nguyên tắc chế độ về quản lý tài chính, thu nộp nhanh gon, kịp thời, đầy đủ. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tổng hợp như Kế hoạch, Thống kê, Lao động, Vật giá… nhằm tổ chức tốt việc theo dõi, điều tra, thanh tra, nắm thêm tình hình sản xuất, kinh doanh, xử lý các vi phạm dây dưa nợ đọng thuế, cản trở, chống đối, hành hung cán bộ thuế, kiên trì đấu tranhchống lậu thuế.
Các tổ chức Ngân hàng cần mở rộng diện được mở tài khoản đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh để việc thanh toán mua bán chủ yếu được diễn ra qua ngân hàng. Qua đó tạo môi trường cho cơ quan thuế xác định doanh thu tính thuế được chính xác, đặc biệt giúp cho cơ quan thuế trích tài khoản tại ngân hàng người nộp thuế, nộp phạt hay các biện pháp cưỡng chế cần thiết.
Giải pháp vềnguồn nhân lực đối với chi cục thuế Cầu Giấy:
Thực trạng quản lý thu thuế tại chi cục thuế Cầu Giấy cho thấy số lực lượng cán bộ và trang thiết bị tại chi cục rất mỏng manh và là nguồn gốc của các vụ gian lận thuế quy mô lớn, có tổ chức. Vì vật, một yếu tố rất quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi hoàn thiện chính sách thuế là đội ngũ cán bộ thuế: hoàn thiện tốt đến đâu, kết quả cuối cùng vẫn phụ thuộc vào yếu tố con người, tức là nó phụ thuộc vào chính chất lượng của đội ngũ cán bộ thuế. Cán bộ trong chi cục thuế Cầu Giấy đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các luật thuế, pháp lệnh thuế, các nghị định, thông tư hướng dẫn là một đòi hỏi bức thiết, là một yêu cầu khách quan đối với toàn ngành thuế nói chung chi cục thuế quận Cầu Giấy nói riêng trong giai đoạn mới với những chính sách chưa ổn định, các chính sách liên quanộ chưa thực sự đồng bộ. Đặc biệt là các quy trình quản lý được đổi mới, đưa công nghệ thông tin – tin học vào ngành thuế đòi hỏi mỗi cán bộ thuế phải có trình độ, đồng thời phải rèn luyện, tu dưỡng, học tập, nâng cao năng lực hiểu biết về kinh tế thị trường.
Trong điều kiện như hiện nay, chi cục thuế Cầu Giấy nên có các giải pháp tình thế trước mắt sau:
1/- Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong công tác thuế làm cho công tác thuế trở thành công tác của toàn dân.
2/- Tăng cường giáo dục và tuyên truyền chính sách thuế nhằm nâng cao ý thức pháp luật của người dân.
3/- Công tác xây dựng kế hoạch còn chưa dự kiến hết được các diễn biến của nền kinh tế nền nhiều khoản thu xây dựng chưa sát dẫn đến tính hiện thực còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng chỉ tiêu kế hoạch sát với thực tế kinh doanh. Ta có thể đưa ra một số biện pháp để hoàn thiện công tác này như sau:
- Cần đi sâu khảo sát tình hình cơ sở, nắm chính xác xu hướng, tình hình mở rộng quy mô kinh doanh, số lượng hộ tăng trong năm kế hoạch và những nhân tố ngoại cảnh có thể tác động đến mức nộp, đối tượng nộp nhằm làm tốt công tác xây dựng kế hoạch.
- Cần xác định đúng số hộ, điều tra từng khu vực làm cho việc xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tế và có tính khả thi cao.
4/- Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời; khen thưởng cán bộ thuế, cán bộ chính quyền ban hành đoàn thể và cá nhân đã có thành tích đóng góp thực hiện tốt công tác thuế, thường xuyên thiết lập phong trào thi đua sôi nổi trong toàn ngành. Khen thưởng và biểu dương những cá nhân, đơn vị thực hiện nộp thuế nhanh chóng, đầy đủ. Cần xử lý nghiêm minh những cán bộ thuế vi phạm kỷ luật ngành để có tác dụng giáo dục tích cực.
5/- Cử cán bộ đi đào tạo ở các trường đại học chuyên nghành dưới hình thức: Tại chức, chuyên tu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Ngoài ra định kỳ mời các chuyên gia của các ngành mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ, chính sách.
6/- Tin học hoá trong việc quản lý thu thuế. Để thực hiẹn tốt mục tiêu tin học hoá ngành thuế thì chi cục thuế cần:
- Quan tâm hơn nữa trong việc cấp kinh phí đào tạo, trang bị thêm kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ thuế làm công tác tin học đẻ theo kịp sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin hiện nay.
- Đầu tư thích đáng vào việc công nghiệp hoá tin văn phòng trong cơ quan thuế. Một hệ thống máy vi tính hiện đại ssẽ là một nhân tố hỗ trợ đắc lực cho quy trình quản lý thuế.
3.2. các giải pháp cụ thể
3.2.1 Các giải pháp trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế:
Đây là một trong những công tác trọng điểm bởi có thực hiện tốt công tác này thì thì công tác khác như tính thuế, thu thuế, quản lý nợ đọng, thanh tra thuế mới không gặp trở ngại khó khăn. trong thời gian qua chi cục thuế Quận Cầu Giấy đã thực hiện công tác này khá tốt, nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên số hộ thực tế kinh doanh chưa đưa vào quản lý thu vẫn nhiều. Để quản lý chặt chẽ và toàn diện hơn nữa, chi cục nên phối hợp với các ban ngành chức năng rà soát lại tình hình sản xuất kinh doanh của toàn bộ các cơ sở trên địa bàn. Đặc biệt chi cục phải theo dõi trên các vấn đề như số các doanh nghiệp, các cơ sản xuất kinh doanh thành lập mới, thành lập lại; giải thể; phá sản, tích cực theo dõi, đôn đốc, kiểm tra trong các lĩnh vục trên những địa bàn phức tạp. Các coong việc cụ thể là:
1/- Cán bộ thuế phải thường xuyên bám sát, điều tra nắm chắc tình hình các đối tượng sản xuất kinh doanh trên địa bàn thuộc bộ phận mình phụ trách. Liên hệ thường xuyên với chính quyền địa phương, ban quản lý chợ để nắm chắc các hộ kinh doanh có thực tế hoạt động trên địa bàn, số hộ phát sinh, số hộ được cấp giấyphép kinh doanh. Đảm bảo đưa 100% số hộ kinh doanh vào diện quản lý thuế, cán bộ thuế hoàn toàn chụi trách nhiệm về việc bỏ sót các hộ trên địa bàn được phân công có như vậy công tác quản lý đối tượng nộp thuế mới tốt được.
2/- Phải tích cực tuyên truyền giải thích cho đối tượng nộp thuế hiều được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để họ tự giác đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Đối với những hộ đang quản lý phải tích cực kiểm tra và phát hiện về sự thay đổi nghành nghề. Cơ sở nào chuyển sang ngành nghề khác phải yêu cầu đăng ký lại làm căn cứ tính toán lại số thuế phải nộp.
3/- Cơ quan thuế không phải là cơ quan cho phép kinh doanh, do vậy cũng không có quyền xét cho nghỉ kinh doanh. Yêu cầu của hộ kinh doanh với cơ quan thuế là được miễn, giảm thuế trong những ngày nghỉ, vì vậy chỉ có thể nộp đơn xin phép miễn giảm, miễn thuế mà thôi. Nếu lầ đơn xin nghỉ kinh doanh thì về mặt đạo lý, khi nào cơ quan thuế có bút phê đồng ý thì hộ kinh doanh mới có thể nghỉ. Điều này không phù hợp với tinh thần của bộ luật dân sự hiện hành, vùa bát hợp lý. Những hộ kinh doanh khi nộp đơn xin nghỉ họ chưa nghỉ và chưa giám nghỉ nếu chưa có sự đồng ý cuả cơ quan thuế. Vì vậy cơ uan thuế tổ chức kiểm tra xác minh thì hiện tượng đã xin nghỉ nhưng vẫn kinh doanh là khó tránh. Do vậy, thay vì viết đơn cho cơ quan thuế nên chăng quy định: Khi nghỉ kinh doanh vì lí do bất khả kháng, các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán doanh thu cần làm giấy báo nghỉ kèm theo việc đề nghị xem xét giảm thuế trước khi thực sự nghỉ gưỉ cơ quan thuế trước một ngày. Nếu vì lí do đột xuất thì có thể gửi giấy báo sau khi thực sự nghỉ. Cơ quan thuế sẽ xem xét giảm thuế kể từ ngày nhận được giấy báo nghỉ và đề nghị được giảm thuế của hộ kinh doanh. Có như vậy thì các cán bộ thuế mới quản lý được một cách chính xác đối tượng nộp thuế, tránh những tình trạng số hộ thực tế kinh doanh lớn hơnsố hộ đăng ký nộp thuế.
4/- Cần có quy định kiểm tra thực địa các hộ nghỉ một cách khoa học thường xuyên, đảm bảo không để hiện tượng báo nghỉ để xin giảm thuế hoặc thông đồng với cán bộ thuế trong khi vẫn kinh doanh bình thường. Để tiện co việc kiểm tra báo nghỉ kinh doanh, cơ quan thuế có thể cấp biển " Nghỉ kinh doanh" đẻ hộ đó treo trước cửa vừa tiện kiểm tra vừa hạn chế tiêu cực.
5/- Sau khi đã có số liệu cụ thể, Chi cục thuế phải mở sổ sách theo dõi tổng hợp số hộ rên địa bàn Quận, có đánh giá, so sánh các số liệu này qua từng tháng, từng quý và các năm trước đó để giúp cho các Chi cục có một cách nhìn tổng thể trên cơ sở đó quản lý đối tượng nộp thuế chính xác và đầy đủ hơn.
3.2.2. Các giải pháp trong công tác quản lý tính thuế:
Cán bộ thuế phải thường xuyên bám sát địa bàn, nắm vững sự biến động giá cả, sự thay đổi nghành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh để tính toán, xác định căn cứ tính thuế sát với thực tế.
1/- Đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai đã phát sinh hộ kinh doanh kê khai thuế thấp hơn thực tế kinh doanh. Để khắc phục tồn tại này, chúng ta có thể tiến hành đồng thời ba giải pháp:
- Tiếp tục mở rộng hộ kinh doanh thực hiện chế độ kế toán nộp thuế theo phương pháp kê khai một cách tích cực nhưng phải chặt chẽ và đạt kết quả.
- Phải khảo sát xây dựng tỉ lệ GTGT và tỉ lệ TNCT cho sát đúng với thực tế của hoạt động kinh doanh để tạo sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế giữa các thành phần kinh tế và phương pháp tính thuế, đồng thời tăng thu Ngân sách Nhà Nước.
- Tăng cường công tác kiểm tra xử lý các trường hợp ke khai nộp thuế không đúng theo thực tế của các hộ kinh doanhkê khai thuế thấp hơn thuế khoans trước đây bằng cách ấn định mức doanh thu cao cùng với tỉ lệ xử phạt.
Triển khai thực hiện chế độ kế toán, sử dụng đầy đủ hoá đơn hàng hoá dịch vụ là biện pháp tăng cường quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại. Đặc biệt là thực hiện chế độ kế toán hộ kinh doanh sẽ tác động mạnh mẽ đến quá trình thực hiện luật thuế mới đạt kết quả. Do vậy:
- Tăng cường kiểm tra đột xuất và thường xuyên việc sử dụnghoá đơn ghi chép sổ sách của các đối tươngj kinh doanh với những hộ sử dụng hoá đơn tự in không theo mẫu của Bộ tài chính hướng dẫn, không báo cáo với cơ quan thuế phải bị xử lý nghiêm minh.
- Thực hiện công tác quyết toán thuế theo thời gian quy định nhằm phát hiện tình trạng gian lận trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ ghi chép sổ sách kế toán. Từng bước chuyển các đối tượng nộp thuế theo kê khai sang phương pháp tính thuế khấu trừ.
2/- Đối với cá hộ nộp thuế theo hình thức ấn định doanh thu.
- Trong điều kiện hiện nay trong tập quán tiêu dùng không lấy hoá đơn là phỏ biến, việc đấu tranh với cơ sở kinh doanh thuộc diện ấn định thuế để mức doanh số ấn định sát với doanh số thực tế của cơ sở là làm việc thường xuyên và cũng gặp rất nhiều kó khăn đối vơí ngành thuế. Một trong những biện pháp đấu trnh với cơ sở kinh doanh có hiệu quả nhất là kiểm tra doanh số trên hoá đơn. Vì vậy đối với dạng ấn định thuế càn thiết phải có quy định thêm nội dung kiểm kê hoá đơn. Theo đó hộ kinh doanh phải lập bảng kê chi tiết nộ dung, doanh số đối với từng hoá đơn đã sử dụng kèm theo báo cáo kiểm kê hoá đơn. Thông qua việc hộ kinh doanh báo cáo thống nhất ngành thúe sẽ ngăn chặn hành vi khai man trốn thuế vì hộ kinh doanh có kê khai chi tiết đến từng hoá đơn đã sư dụng. Mặt khác thông qua việc kiểm kê hoá đơn của hộ kinh doanh, trường hợp phát hiện doanh thu thể hiện trê hoá đơn lớn hơn doanh thu ấn định thì đây là cơ sở pháp lý truy thu thuếtheo quy định được kịp thời và cũng là cơ sở để được phép điều chỉnh tăng thuế trong kỳ lập bộ tiếp theo.
- Các hộ kinh doanh thu theo khoán có đủ điều kiện mở sổ sách kế toán hoá đơn chứng từ thì chuyển sang nộp thuế theo kê khai. Nếu kê khai thuế không đúng theo quy định thì Chi cục thuế úo trách nhiệm kiểm tra vf quyêt định thu hồi hoá đơn.
- Hoạt động thanh tra kiểm tra phải thường xuyên liên tục. Cần phải bổ xung các cán bộ thanh tra có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt để xác địmh doanh thu ấn định sát thực với thực tế phát sinh tránh gây thất thu thuế cho NSNN. Việc điều tra doanh thu tính thuế phải tuân thủ theo đúng quy trình cán bộ thực hiện phải vô tư, khách quan, có trách nhiệm.
3.2.3. Các giải pháp trong công tác quản lý thu nộp thuế:
Vấn đề chủ yếu ở khâu này là phải tìm ra phương hướng để thúc đẩy nhanh việc thu nộp thuế ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, hạn chế tối đa nợ đọng cũng như giải quyết số thuế tồn đọng. Để thực tốt công tác này chi cục thúê cần tiến hành:
- Công tác lập kế hoạch phải sát với thực tế hơn nữa. Chi cục cần xuất phát từ thực tiễn để tham mưu cho cục thuế Hà Nội trong việc giao chỉ tiêu tiêu thu cho Chi cục. Ngược lại cục thuế Hà Nội cũng phải tiến hành kiểm tra thực tế xem việc giao chỉ tiêu như vậy đã hợp lý chưa ?có đúng với tình hình thực tế không, Vì vậy Chi cục cần tăng cường đội ngũ cá bộ làm kế hoạchcó đủ số lượng, có đủ năng lực để đảm đuơng công việc.
- Cán bộ thuế chuyên quản phải thường xuyên nhắc nhở các cơ sở nộp thuế theo đúng thời hạn quy định.
- Tránh để hiện tượng nộp thuế gối đầu của hộ kinh doanh thông qua xử lý thật nghiêm minh những trưpừng hợp nợ nần dây dưa về thuế.
- Chi cục cần phối hợp với kho bạc mở rộng thêm các điểm thu thuế vào kho bạc và phải có kế hoạch điều động, phân bổ cán bộ thuế đến làm việc tại các điểm thu một cách hợp lý hơn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế.
- Đối với các hộ xin nghỉ kinh doanh phải kiểm tra nhanh chóng để ra quyết định miễn giảm thuế tránh tình trạng hộ nghỉ nhưng vẫn ra thông báo tạo nên nợ thuế dồn không thu được.
- Cần có chế độ thưởng phạt đối với cán bộ chuyên quản trong việc đôn đốc thu nộp thuế. Nếu cán bộ chuyên quản là tốt công tác này phải có chế độ khen thưởng kịp thời. Ngược lại, những cán bộ chuyên quản không làm tốt công việc của mình thì phải có mức phạt đối với cán bộ đó.
3.2.4. Các giải pháp trong công tác thanh tra kiểm tra thuế:
Như chúng ta đã biết khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển, mở rộng và đa dạng. Việc dấu doanh thu, trốn lậu thuế trở nên tinh vi và nghiêm trọng hơn. Để thực hiện đúng luật thuế là phải thu đúng, thu đủ và kịp thời vào Ngân sách Nhà nước. Vì vậy công tác thanh tra kiểm tra phải tăng cường hơn nữa để đạt kết quả cao nhằm hạn chế thấp nhất về thất thu thuế. Muốn vậy Chi cục cần phải làm tốt công tác này cụ thể như sau:
- Công tác thanh tra cần phải chủ động lâp kế hoạch phối hợp với cơ quan chuyên ngành như công an, quản lý tt cùng tiến hành tránh gây phiền phức cho đối tượng nộp thuế,
- Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra kiểm tra. Các cán bộ thanh tra tuyển chọn phải có năng lực cao và đạo đức tốt làm tròn trách nhiệm được giao giúp cho lãnh đạo Chi cục xử lý kịp thời những tình huống có thể xảy ra...
- Việc kiểm tra có thể tiến hành đột xuất với những cơ sở nghi vấn mà cán bộ chuyên quản báo cáo hoặc có đơn tố giác của nhân dân.
- Cần thành lập các đội kiểm tra chống thất thu, chống bỏ sót các hộ với từng sắc thuế, từng địa bàn để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra. Đưa nội dung kiểm tra việc quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ thành trọng tâm của công tác thanh tra đối tượng nộp thuế.
- Xác minh và trả lời các thắc mắc của người nộp thuế theo thời gian quy định từ đó đối tượng nộp thuế tin tưởng và chính sách của Nhà nước và công tác quản lý của Chi cục. Từ dó tạo được sự ủng hộ giúp đỡ của người dân.
- Bên cạnh việc thanh tra kiểm tra các đối tượng nộp thuế cần phải tiến hành thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành thuế để ngăn chặn và phát hiện xử lý những trường hợp vi phạm của cán bộ thuế để ngăn chặn và phát hiện xử lý những trường hợp vi phạm của cán bộ thuế trong việc quản lý hoá đơn, biên lai thuế. Đặc biệt xử lý thật nghiêm khắc đối với cán bộ thuế cấu kết với đối tượng nộp thuế để bòn rút tiền thuế đem lại lợi ích cho mình mà không nghĩ đến tác hại gây ấn tượng không tốt trong nhân dân. Có như vậy mới góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ thuế.
Kết luận
Công tác cải cách thuế bước hai được sự ra đời của thuế GTGT và thuế TNDN đã thực sự phát huy tác dụng: Khuyến khích đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước... Tuy nhiên trong thời gian đầu thực hiện có nhiều khó khăn do thuế GTGT là một sắc thuế mới không những đối với những các cơ sở sản xuất kinh doanh mà còn đối với cán bộ thuế. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là một khu vực kinh tế đa dạng và phức tạp, chính vì vậy việc quản lý thu thuế ngoài quốc doanh có rất nhiều khó khăn. Tuy vậy trong năm qua cán bộ Chi cục thuế quận Cầu Giấy đều hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao kết quả đạt 140,6%.
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích đã thấy được những mặc tích cực, những tồn tại trong công tác quản lý thu thuế ở Chi cục thuế quận Cầu Giấy và nguyên nhân của tồn tại đó. Với thời gian thực tập tại Chi cục vừa qua em đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Quận Cầu Giấy. Những giải pháp trên đây muốn thực hiện tốt thì cần phải có thời gian và điều kiện nhất định song em hy vọng có thể góp phần vào việc đẩy mạnh công tác quản lý thu thuế tốt nhất, hạn chế được hiện tượng lậu thuế, thất thu về thuế trên địa bàn Quận Cầu Giấy nói riêng và ngành thuế nói chung.
Với trình độ nhận thức và thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn đọc quan tâm để đề tài hoàn thiện và có tính khả thi.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Liên cùng toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn thuế đã giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34259.doc