- Phải có hệ thống sổ sách ghi chép, bảng biểu phù hợp với quy mô của mỗi trường, với quy định chung của Bộ Tài Chính nhằm đảm bảo sự thống nhất, tạo điều kiện cho việc theo dõi quản lý tài chính được chặt chẽ, chính xác.
- Thực hiện việc hạch toán một cách đầy đủ, rõ ràng các nguồn vốn được hưởng; nguồn vốn NSNN cấp, hạch toán riêng và nguồn ngoài NSNN hạch toán riêng để việc kiểm tra, giám sát được dễ dàng hơn.
- Thực hiện công tác công khai về tài chính ở các trường THPT và tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, chấn chỉnh các trường hợp chi sai mục đích, chế độ, không có trong dự toán. Tổ chức các cuộc họp trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính giữa các trường.
- Xác định vai trò và trách nhiệm của chủ tài khoản trong quản lý tài chính tại các trường. Hiệu trưởng các trường là người chịu trách nhiệm về công tác tài chính, phải chủ động trong việc điều hành tài chính của trường, tránh tình trạng Hiệu trưởng chỉ chuyên sâu về chuyên môn mà không am hiểu về quản lý tài chính dẫn đến quản lý lỏng lẻo, thất thoát vốn của Nhà Nước.
52 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho GD tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng nhưng chủ yếu là cho mầm non, tiểu học và THCS, ngoài ra tỉnh cũng đầu tư khá nhiều vào các trung tâm GD thường xuyên, đào tạo nghề cho học sinh.
Để thấy rõ tình hình chi cho GD THPT theo các nhóm mục chi và việc quản lý chúng, ta đi sâu xem xét từng nội dung cụ thể qua bảng sau: ( Bảng 8 )
Bảng 8: Cơ cấu chi NSNN tỉnh cho GD THPT theo nhóm mục chi
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Thực hiện 2009/2008
Kế
Hoạch
Thực hiện
Tỷ
Trọng
(%)
Kế
Hoạch
Thực
hiện
Tỷ trọng (%)
Chênh lệch
Tỷ
Trọng (%)
Tổng chi cho GD THPT
Trong đó:
Chi cho con người
Chi CMNV
Chi QLHC
Chi MS – SCL- XDN
52.690
45.250
3.989
975
2.476
61.342
49.607
5.600
1.840
4.295
100
80,87
9,13
3,0
7,0
87.624
73.155
7.135
1.898
5.436
99.949
80.888
9.565
2.968
6.528
100
80,93
9,57
2,97
6,53
38.607
31.281
3.965
1.128
2.233
62,9
63,0
70,8
61,3
52
Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch Ngân sách – Sở Tài chính Hưng Yên
Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tỷ trọng chi cho từng nhóm chi có sự biến động lớn. Đó là do sự gia tăng về trường học trong năm qua. Nhóm chi cho con người năm 2009 tăng 63% , chi cho CMNV tăng 70.8%, chi cho QLHC tăng 61,3% và chi cho MS – SCL – XDN tăng 52% so với năm 2008
Con người là nhân tố quyết định mọi thắng lợi, vì vậy cần quan tâm phát huy nhân tố này. Bảng số liệu cho biết chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều đó hoàn toàn phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước: coi con người là trung tâm của sự phát triển. Quỹ lương cho GD ngày càng tăng lên nhằm đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu về sinh hoạt vật chất, tinh thần cho CBCNV các trường. Tuy nhiên hiệu quả của việc chi lương chưa cao, có đến hơn 20% giáo viên không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đặt ra; quỹ lương lớn nhưng mức lương của CBGV còn ở mức thấp so với mặt bằng giá cả và so với mức lương chung trên thế giới; tiền lương vẫn chưa phải được coi là đòn bẩy kinh tế, động lực thúc đẩy người lao động nhiệt tình trong công tác. Trong những năm tới cần tăng chi cho con người lên 85% trong tổng chi NSNN tỉnh cho GD THPT thì mới phù hợp. Khoản chi QLHC cần giảm đi cùng với việc thực hiện Pháp lệnh tiết kiệm và chống lãng phí. Cần bố trí phù hợp giữa các nhóm mục chi còn lại sao cho chúng chiếm không quá lớn trong tổng chi NSNN tỉnh cho GD THPT. Chi QLHC vẫn tăng qua các năm, tỉnh vẫn chưa quán triệt được chủ trương thực hiện tiết kiệm và chống lãng phí; tình trạng tiêu cực, thất thoát tài sản, tiền vốn ở một số trường vẫn tồn tại; tình trạng mua sắm tài sản không phù hợp với nhu cầu.
Chi cho con người
Khoản chi này bao gồm chi tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm, phúc lợi tập thể và tiền công. Nhóm chi này nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà trường cụ thể là đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụ đời sống sinh hoạt cho CBCNV trong trường. Đây cũng là nhóm chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên cho GD THPT, có tính chất quan trọng nhất và nó tác động trực tiếp đến chất lượng GD THPT bởi vì nó khuyến khích giáo viên gắn bó với nghề nghiệp, yên tâm công tác.
Bảng 9: Tình hình chi NSNN tỉnh cho con người thuộc hệ thống các trường THPT trong 2 năm 2008, 2009
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm2008
Năm 2009
TH 2009/ 2008
Kế
Hoạch
Thực
Hiện
Tỷ
Trọng
TH(%)
Kế
hoạch
Thực
hiện
Tỷ
Trọng
TH (%)
Chênh
Lệch
Tỷ trọng TH (%)
Tổng chi
trong đó:
+ Chi lương
+ Phụ cấp
+ Bảo hiểm
+ Học bổng
+ Thưởng
+ Phúc lợi
+ Y tế - VS
445.067
30.730
2.725
10.506
90,115
199,575
210,452
45,125
49.607
34.745
2.976
11.260
99,214
248,035
248,035
49,607
100
70
6
22,7
0,2
0,5
0,5
0,1
70.204
50.453
2.981
15.495
360,265
360,265
360,265
195,126
80.888
57.592
3.235
18.604
404,44
404,44
404,44
242,66
100
71,2
4
23
0,5
0,5
0,5
0,3
31.281
22.847
259
7.344
305,226
156,405
156,405
193,053
63
65,7
8,7
65,2
307
63
63
393,4
Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch Ngân sách - Sở Tài Chính Hưng Yên.
Nhận xét: Trong tổng số các khoản chi cho con người thì chi tiền lương vẫn là khoản chi lớn nhất, chiếm tỷ trọng 71,2% trong tổng số chi cho con người năm 2009, đây chính là khoản thu nhập chủ yếu của đội ngũ giáo viên của tỉnh. Song trên thực tế với mức tiền lương này họ mới chỉ đảm bảo được phần nào cuộc sống cho nên ngoài lương họ còn được nhận thêm các khoản phụ cấp thêm thu nhập.
- Tiền lương: Năm 2008 số chi lương thực tế là 34.745(trđ ),chiếm 70% tổng chi cho con người; sang năm 200 số chi thực tế là 57.592 ( trđ ), chiếm 71,2% tổng chi cho con người. So sánh tỷ trọng chi lương giữa 2 năm ta thấy năm 2009 tỷ trọng chi tăng 1,2%, tỷ trọng này tăng là do việc tăng lương cho cán bộ công chức nhà nước và số giáo viên ngày một tăng và một bộ phận giáo viên được tăng hệ số lương.
Phụ cấp: Năm 2008 chi phụ cấp là 2.976 ( trđ ), năm 2009 là 3.235 ( trđ ) tăng 259 (trđ ) với tỷ lệ tăng là 8,7%. Sở dĩ phụ cấp tăng là do số cán bộ giáo viên lâu năm trong nghề đông nên hệ số phụ cấp cao, mặt khác phụ cấp tăng nhằm góp phần vào việc đảm bảo đời sống sinh hoạt cho cán bộ giáo viên.
Bảo hiểm: Năm 2008 chi cho bảo hiểm là 11.260 ( trđ ), chiếm tỷ trọng là 22,7% trong tổng chi cho con người, sang năm 2009 là 18.604 (trđ ) chiếm tỷ trọng 23%, tăng 7.344 ( trđ ) tức 65,2%. Số chi cho bảo hiểm tăng lên cùng với sự tăng lên của quỹ lương và nó tăng lên là vì tất cả các giáo viên đều tham gia mua BHXH, BHYT... nhằm góp phần hỗ trợ và ổn định cho đời sống cán bộ giáo viên khi xảy ra tình trạng ốm đau, thai sản…
Học bổng: Năm 2008 chi cho học bổng là 99,214 ( trđ ), sang năm 2009 là 404,44 ( trđ ), tăng 305,226 ( trđ ) tức 307%. Số chi này tăng lên bởi tỉnh và ngành GD đang có chủ trương khuyến khích học sinh hăng hái học tập, tham gia các kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh và quốc gia tổ chức
Thưởng: Năm 2008 chi cho mục này là 248,035 ( trđ ), năm 2009 là 404,44 ( trđ ), tăng 156,405 ( trđ ), tức 63%. Số chi này tăng nhanh qua 2 năm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ, chỉ 0,5% năm 2009 trong tổng chi cho con người, nó là nguồn động viên, khuyến khích các cá nhân, tập thể có những đóng góp tích cực cho sự nghệp GD THPT
Phúc lợi: Năm 2008 số chi cho phúc lợi là 248,035 ( trđ ), năm 2009 là 404,44 ( trđ ), tăng 156,405 ( trđ ) tức 63% và nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi cho con người.
Y tế - vệ sinh: Mục chi này chiếm tỷ lệ rất nhỏ bởi chi y tế chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu thuốc men,khám chữa các bệnh thông thường xảy ra bất ngờ.
Chi chuyên môn nghiệp vụ
Nhóm chi này gồm các khoản chi mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy như SGK, giáo trình, thiết bị, vật thí nghiệm...Đây là khoản chi hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD THPT và nó phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất, quy mô của từng trường. Trong thời gian qua, cùng với việc cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy thì nhu cầu về chi cho các khoản chi này có xu hướng ngày càng gia tăng, cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau: ( Bảng 10 )
Bảng 10 : Tình hình chi NSNN tỉnh cho NVCM trong các trường
THPT ở Hưng Yên
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
TH 2009/ 2008
Kế
Hoạch
Thực
hiện
Tỷ
Trọng
TH(%)
Kế
Hoạch
Thực
hiện
Tỷ trọng TH(%)
Chênh
lệch
Tỷ
Trọng TH(%)
Tổng chi
Trong đó:
+ SGK & tài liệu khác dùng cho ngành
+ Dụng cụ giảng dạy học tập
+ Chi mua in ấn chỉ
+ Đồng phục trang phục
+ Chi khác
4.989
1.592
2.675
253,5
159,6
308,9
5.600
1.602
3.069
273,3
164,08
491,62
100
28,61
54,82
4,88
2,93
8,76
8.953
2.841
5.015
198,3
115,4
783,3
9.565
2.939
5.394
209,47
126,26
896,27
100
30,73
56,4
2,19
1,32
9,36
3.965
1.337
2.325
-63,83
-37,82
404,65
70,8
83,45
75,75
-23,3
-23,05
82,3
Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch ngân sách – Sở Tài Chính Hưng Yên.
Nhận xét: Năm 2008 số chi cho CMNV là 5.600 ( trđ ), năm 2009 là 9.565 ( trđ ), tăng 3.965 ( trđ ) tức 70,8%. Số tăng chi này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
Qua bảng số liệu ta thấy số chi cho SGK & dụng cụ giảng dạy đều tăng. Năm 2008 chi cho SGK là 1.602( trđ ), chiếm % 28,61% trong tổng chi cho CMNV; năm 2009 là 2.939 ( trđ ) chiếm 30,73% tổng chi CMNV, tăng 1.337 ( trđ ) tức 85,45% so với năm 2009. Chi cho dụng cụ giảng dạy cũng tăng 2.325 ( trđ ) qua 2 năm. Riêng khoản chi cho đồng phục trang phục và in ấn chỉ là giảm 23,3% và 23,05%so với năm 2008 bởi các mục chi này không thực sự cần thiết lắm trong việc phát triển GD THPT, chỉ cần có một khoản chi vừa đủ là cũng có thể đáp ứng được mục tiêu đề ra. Các khoản chi khác năm 2008 là 491,62 ( trđ ), chiếm 8,76%; năm 2009 là 896,27 ( trđ ) chiếm 9,36%, tăng 404,65 ( trđ ) tức 82,3%. Khoản chi này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi cho CMNV nhưng vẫn tăng lên qua các năm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Cơ quan tài chính không thể biết chính xác các khoản chi thuộc mục này đã được sử dụng cho những công việc gì, mục đích ra sao, do đó đây là khoản chi dễ gây ra tình trạng sử dụng bừa bãi, lãng phí, thất thoát của công cho nên cần phải có phương pháp xác định cụ thể
Chi cho quản lý hành chính
Đây là nhóm chi chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng số chi cho GD THPT, bao gồm: chi trả cước thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, chi cho hội nghị, công tác phí...Nhóm chi này không liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động của hệ thống GD THPT song lại là khoản không thể thiếu được đối với hoạt động của ngành GD cũng như của tất cả các ngành khác bởi vì nó duy trì hoạt động quản lý, hành chính ở các đơn vị. Nhóm chi này cần phải được quản lý một cách chặt chẽ vì hàng hoá sử dụng chủ yếu là hàng hoá công cộng vì vậy việc đánh giá cũng như xác định nhu cầu tiêu dùng và công tác quản lý chúng là rất khó khăn, quán triệt nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. Tình hình chi NSNN cho QLHC tại các trường THPT được xem xét qua bảng sau: ( Bảng 11 )
Bảng 11: Tình hình chi NSNN cho QLHC tại các trường THPT của Hưng Yên trong 2 năm 2008, 2009
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
TH 2009/ 2008
Kế
hoạch
Thực hiện
Tỷ trọng TH(%)
Kế
Hoạch
Thực
hiện
Tỷ trọng TH(%)
Chênh
lệch
Tỷ trọng TH(%)
Tổng chi
trong đó:
+ Chi thanh toán DVCC
+ Chi văn phòng phẩm
+Chi thông tin liên lạc
+ Chi hội nghị
+Chi công tác phí
1.723
350,6
345,2
320,5
56,7
650
1.840
336,7
355,7
336
69,55
742,05
100
18,3
19,33
18,26
3,78
40,33
2.879
553,5
542,1
515,6
135,9
1131,9
2.968
591,2
570,4
533,6
149,6
1123,2
100
19,92
19,22
17,98
5,04
37,84
1128
254,5
214,7
197,6
80,05
381,15
61,3
75,58
60,35
58,81
115,1
51,36
Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch Ngân sách – Sở Tài Chính Hưng Yên
Nhận xét: Khi so sánh giữa số kế hoạch và số thực tế ở 2 năm 2008, 2009 ta thấy sự chênh lệch giữa chúng là không thật sự lớn lắm, năm 2008 số chi thực tế tăng so với dự toán là 117 ( trđ ), năm 2009 tăng so với dự toán là 89 ( trđ ) chứng tỏ công tác lập dự toán ngày càng được thực hiện tốt hơn. Thực hiện năm 2009 tăng so với 2008 là 1.128 ( trđ ) tức 61,3% đã cho thấy số chi cho QLHC trong các trường THPT tăng khá cao qua các năm nhờ được sự quan tâm đầu tư của các ban ngành lãnh đạo. Đây là khoản chi nhằm duy trì sự hoạt động về quản lý hành chính ở các trường song theo như chế độ chi tiêu hiện hành thì nhóm chi này cần phải giảm dần nhằm đảm bảo việc chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả.
Đối với khoản thanh toán DVCC: như thanh toán tiền điện, nước; chi cho thông tin liên lạc như tiền điện thoại, cước phí, sách báo, tạp chí ngày càng có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu về sử dụng các DVCC và thông tin liên lạc gia tăng, nhưng trên thực tế thì việc quản lý các khoản chi này còn lỏng lẻo, hơn nữa trong năm qua còn có sự biến động về giá cả thị trường nên dẫn đến khoản chi này có xu hướng gia tăng. Năm 2009 tăng 254,5 ( trđ ) tức 75,58% so với năm 2008. Chi thông tin liên lạc năm 2009 tăng so với năm 2008 là 197,6 ( trđ ) tức 58,81%.
Đối với khoản chi văn phòng phẩm: Năm 2008 là 355,7 ( trđ ) chiếm 19,33%, năm 2009 là 570,4( trđ ) chiếm 19,22%, tăng 214,7 ( trđ ) tức 60,35%. Điều đó cho thấy tỉnh đã tiếp tục quan tâm đầu tư một số dụng cụ phục vụ giảng dạy trong năm qua.
Đối với khoản chi hội nghị: Đây là khoản chi cho các hội nghị phát sinh trong năm như: hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề, chi phí để tiếp khác... Khoản chi này phụ thuộc vào số lần hội nghị và quy mô hội nghị mỗi lần. Dựa vào bảng số liệu ta thấy năm 2008 chi cho mục này là 69,55 ( trđ ) chiếm 3,78% trong tổng chi cho QLHC; năm 2009 là 149,6 ( trđ ) chiếm 5,04%, tăng 80,05 ( trđ ) tức 115,1% so với năm 2008.
Đối với khoản chi công tác phí: Đây là khoản chi về phụ cấp đi đường và phụ cấp lưu trú cho hoạt động công tác của đội ngũ cán bộ giảng dạy và đội ngũ cán bộ quản lý. Năm 2008 là 742,05 ( trđ ) chiếm 40,33% trong tổng chi QLHC; đến năm 2009 là 1123 ( trđ ) chiếm 37,84%.
Chi mua sắm – sửa chữa lớn – xây dựng nhỏ
Con người và cơ sở vật chất là 2 yếu tố không thể thiếu được để thực hiện hoạt động GD. Hoạt động này ngày càng có nhu cầu tăng lên. Khi số học sinh tới trường ngày càng nhiều thì cơ sở vật chất đòi hỏi ngày càng được củng cố và phát triển. Chi MS – SCL – XDN gồm chi mua sắm trang thiết bị, xây dựng mới trường lớp, sửa chữa lớn các cơ sở sẵn có nhằm tăng cường hơn nữa về cơ sở vật chất cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
Bảng 12: Tình hình chi NSNN tỉnh cho MS – SCL – XDN trong
các trường THPT ở Hưng Yên
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
TH 2009/ 2008
Kế
Hoạch
Thực
hiện
Tỷ
trọng TH(%)
Kế hoạch
Thực
hiện
Tỷ trọng TH(%)
Chênh
lệch
Tỷ trọng TH(%)
Tổng chi
trong đó:
+ Chi mua sắm
+ Chi sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ
4.023
1995,4
2.076
4.295
2100
2.195
100
48,9
51,1
6.233
2.954
3.279
6.528
3.146
3.382
100
48,2
51,8
2.233
1.046
1.187
51.9
49,8
54,07
Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch Ngân sách – Sở Tài Chính Hưng Yên
Nhận xét: Tình hình thực hiện chi MS – SCL – XDN trong 2 năm đã vượt mức kế hoạch đề ra. Năm 2008 kế hoạch đề ra là 4.023 ( trđ ), thực hiện 4.295 ( trđ ), tăng 272 ( trđ ) tức 6,76%. Năm 2009 kế hoạch là 6.233 ( trđ ), thực hiện 6.528 ( trđ ) tăng 295 ( trđ ) tức 4.7%. Cụ thể:
Chi mua sắm: Chiếm 48,9% hay 2.100 ( trđ ) năm 2008 và 48,2% 3.146 ( trđ ) năm 2009 trong tổng chi cho MS – SCL – XDN. Năm 2009 chi cho mua sắm tăng 1.046 ( trđ ) so với 2008 là do số lượng học sinh ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng đồ dùng học tập, dụng cụ giảng dạy cũng tăng, đồng thời giá cả các mặt hàng này biến động tăng lên trong năm vừa qua.
Chi sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ: Cũng thực hiện vượt kế hoạch đề ra và có xu hướng tăng dần về tỷ trọng vì nhìn chung cơ sở vật chất của một số trường vẫn còn trong tình trạng cũ kỹ, xuống cấp do xây dựng đã lâu cho nên cần phải được tu sửa, xây dựng lại. Năm 2008 số chi cho mục này là 2.195 ( trđ ), năm 2009 là 3.382 ( trđ ), tăng 1.187 ( trđ ) tức 54,07%. Việc tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học là khoản đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng.
Trên đây là một số phân tích, đánh giá tình hình quản lý chi và sử dụng NSNN cho sự nghiệp GD THPT trong thời gian qua cho thấy tỉnh Hưng Yên đã có rất nhiều cố gắng trong công tác sử dụng và quản lý nguồn NSNN cho GD THPT, sự nghiệp GD nói chung và GD THPT nói riêng đang ngày được quan tâm đầu tư từ các cấp lãnh đạo. Điều đó được thể hiện bằng sự tăng lên của tổng chi NS tỉnh cho GD THPT trong 2 năm 2008 và 2009. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích mà tỉnh đã đạt được trong thời gian qua vẫn còn tồn tại không ít những mặt hạn chế. Điều đó đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chi cũng như sử dụng NSNN cho GD THPT.
2.3. Thực trạng quản lý sử dụng NSNN cho GD THPT ở Hưng Yên hiện nay
Xuất phát từ vai trò, nhiệm vụ của GD nói chung và GD THPT nói riêng thì nhu cầu đầu tư kinh phí từ NSNN cho GD THPT cũng tăng lên để GD THPT đảm đương được vai trò đó. Cùng với việc không ngừng đầu tư kinh phí cho GD THPT thì việc không ngừng đổi mới, tăng cường công tác quản lý kinh phí NSNN là việc làm rất cần thiết. Nó đòi hỏi sự phối hợp một cách thường xuyên của các ban, ngành, các cấp, đồng thời không ngừng tăng cường kỷ luật tài chính nhằm đảm bảo cho nguồn kinh phí NSNN không bị lãng phí, thất thoát, sử dụng không đúng mục đích, không đạt hiệu quả. Chi NSNN có đạt được mục tiêu đề ra, đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý chi NSNN. Chính vì vậy việc quản lý sử dụng NSNN cho GD THPT là một yêu cầu rất cấp thiết hiện nay.
Chu trình quản lý NSNN được thực hiện qua 3 giai đoạn: lập dự toán chi, chấp hành dự toán, quyết toán chi.
Lập dự toán chi:
Đây là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của Nhà Nước để từ đó xác lập các chỉ tiêu chi của NSNN trong năm trình cho các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền xét duyệt.
Trên thực tế trong những năm vừa qua, Sở Tài Chính Hưng Yên khi lập kế hoạch chi NSNN cho GD THPT đã chấp hành đúng các tiêu thức, căn cứ mà Bộ Tài chính đã quy định; việc xây dựng định mức, cơ cấu chi phù hợp với các hoạt động và nhiệm vụ của từng trường cũng như nhiệm vụ phát triển KT - XH của tỉnh; tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD THPT mà Đảng và Nhà Nước đã đề ra. Tuy nhiên việc lập kế hoạch chi vẫn không tránh khỏi những vướng mắc, sơ hở nên việc chấp hành có thể gặp khó khăn. Cụ thể:
+ Có một số chỉ tiêu xây dựng chưa sát với thực tế, vẫn còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: các cán bộ quản lý kinh phí có thể lợi dụng sự quen biết để xin thêm kinh phí dẫn dến kinh phí đưọc cấp nhiều hơn so với nhu cầu thực tế, gây thất thoát vốn cho Nhà Nước, làm cho các công trình đầu tư khác bị thiếu vốn.
+ Việc xây dựng định mức chi căn cứ vào số học sinh đi học, số giáo viên, số đầu dân cũng chưa thực sự sát với thực tế từng địa phương; căn cứ vào đầu dân chỉ có tác dụng phân bổ NSNN chứ không thể lấy đó làm căn cứ cấp phát được.
+ Lập kề hoạch đầu tư cho GD THPT chưa gắn liền với khả năng đầu tư của NS. Nhu cầu đầu tư lớn mà khả năng của NS còn hạn hẹp, phân phối NS bị dàn trải, phân tán dẫn đến việc nâng cấp, xây dựng mới trường học bị kéo dài, dở dang, gây khó khăn cho công tác dạy và học của giáo viên , học sinh. Kế hoạch đầu tư cho GD THPT là rất lớn.
+ Công tác lập kế hoạch vẫn làm với tính chất ước lệ, chưa tập trung vào một đầu mối, vẫn chưa xây dựng được kế hoạch trung dài hạn cho GD nói chung và GD THPT nói riêng. Việc phân công trong khâu lập dự toán vẫn còn chưa rõ ràng, chồng chéo, gây khó khăn cho các cơ quan; việc phối hợp giữa các cơ quan trong khâu này nhiều khi còn chưa đồng bộ, đôi khi xảy ra tình trạng co kéo, thương lượng, thoả hiệp.
+ Việc lập dự toán của các trường THPT còn chưa đầy đủ, chưa được dự tính chính xác số tiền sẽ sử dụng trong năm theo chi tiết từng mục chi, do vậy vẫn còn tình trạng phải điều chỉnh dự toán vào cuối niên độ.
Chấp hành dự toán chi:
Đây là quá trình tổ chức kế hoạch chi bao gồm việc phân phối, cấp phát vốn NSNN cho việc hoạt động của các trường THPT, đồng thời kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình sử dụng kinh phí của các trường.
Việc cấp phát sẽ được thực hiện khi có đủ các điều kiện: có trong dự toán được duyệt; đúng chế độ, tiêu chuẩn , định mức Nhà Nước quy định, và phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí chuẩn chi. Cấp phát cho các trường THPT Hưng Yên hiện nay được thực hiện theo hình thức hạn mức kinh phí (HMKP) theo mô hình:
Sở TC Hưng Yên
( 1a ) ( 1b )
KBNN tỉnh Hưng Yên
Các trường THPT
( 2 )
Các KBNN thị xã, huyện
( 3 )
Chú thích:
( 1a ) – Sở Tài Chính Hưng Yên thông báo HMKP cho các trường THPT
( 1b ) – Sở Tài Chính Hưng Yên thông báo HMKP của các trường THPT sang KBNN tỉnh.
( 2 ) – KBNN Hưng Yên thông báo và điều chuyển vốn xuống KBNN các huyện, thành phố.
( 3 ) – Các trường THPT đến KBNN thành phố, huyện nhận kinh phí.
Việc cấp phát HMKP được chia làm 4 quý, mỗi quý được chia ra từng tháng. Sở Tài chính Hưng Yên cấp HMKP vào ngày 26 hàng tháng cho các trường THPT
Quyết toán chi NSNN:
Đây là quá trình kiểm tra, đánh giá, rà soát lại số liệu và tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán NS sau khi năm NSNN kết thúc nhằm rút ra những ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho các chu trình NSNN tiếp theo.
Vào ngày 18 tháng cuối quý, Sở Tài Chính Hưng Yên tạm duyệt quyết toán quý trước và cấp HMKP quý sau. Hết năm Ngân Sách các trường THPT phải có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán theo đúng mẫu biểu quy định gửi Sở Tài Chính Hưng Yên để tiến hành kiểm tra quyết toán. Sở Tài Chính Hưng Yên tiến hành kiểm tra quyết toán của các trường THPT nhằm xác định tính chính xác của các số liệu, tính hợp pháp, hợp lệ của các khoản chi. Các trường hợp chi sai nguyên tắc, vi phạm chế độ phải được thu hồi theo nguyên tắc hoặc khấu trừ vào kinh phí NSNN của năm sau. Thời gian duyệt quyết toán không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán. Nhưng trên thực tế công tác quyết toán NSNN hàng năm diễn ra còn chậm mà nguyên nhân chủ yếu là do các trường THPT thường không nộp quyết toán đúng kỳ hạn, do vậy không đánh giá một cách chính xác, hiệu quả kinh phí được cấp phát.
Trên đây là một số đánh giá về thực trạng các nhóm chi cho sự nghiệp GD THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên qua 2 năm gần đây nhất. Nhìn chung các nhóm mục chi cho GD THPT đều tăng lên về số tuyệt đối và tỷ trọng của năm sau so với năm trước, các khoản chi đúng và vượt kế hoạch UBND tỉnh giao cho. Tuy nhiên mức tăng đó chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế của tỉnh. Do vậy, các cơ quan quản lý GD cần kết hợp với Sở Tài Chính Hưng Yên , cùng sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, các tổ chức chính quyền địa phương để đưa ra chính sách đầu tư thích đáng, phát triển sự nghiệp GD THPT một cách hiệu quả, toàn diện.
2.4. Đánh giá ưu nhược điểm
* Ưu điểm.
Với mô hình cấp phát như hiện nay đã tạo điều kiện cấp phát kinh phí một cách linh hoạt, kịp thời, hạn chế được các tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát. Việc cấp phát thẳng cho các trường THPT không thông qua Sở GD - ĐT như trước kia đã rút ngắn thời gian cấp phát, đảm bảo cấp phát kịp thời, đầy đủ. Sở Tài Chính Hưng Yên dễ dàng quản lý việc sử dụng vốn của các trường THPT hơn.
* Nhược điểm
Cấp phát theo HMKP khiến cho Sở Tài Chính Hưng Yên khó khăn trong việc giám sát quá trình sử dụng kinh phí của các trường THPT. Cấp phát theo HMKP dễ làm phân tán nguồn vốn, dẫn đến tình trạng chi tiêu dồn dập vào cuối năm ( chi chạy hạn mức ), dễ dẫn đến thất thoát, biển thủ công quỹ. Công tác kiểm tra, giám sát không thường xuyên, chỉ kiểm tra ở một thời điểm nhất định, chủ yếu tập trung vào khi duyệt quyết toán nên không thể đánh giá một cách chính xác hiệu quả của việc sử dụng nguồn kinh phí đã được cấp phát.
Trong quá trình thực hiện, các trường hạch toán nội dung chi theo MLNS còn nhầm lẫn chưa đúng với quy định.
Chưa kiểm soát được mức kinh phí của các trường do còn có khoản nằm ngoài Ngân sách như học phí.
*Nguyên nhân :
- Cơ chế quản lý còn chưa hợp lý, cấp phát kinh phí còn mang tính thủ công, chưa có cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng đối với hoạt động của Ngân sách.
- Bản thân trong hệ thống GD THPT cũng có những hạn chế mang tính chủ quan bởi đội ngũ cán bộ kế toán còn yếu về mặt nghiệp vụ chuyên môn, không được đào tạo theo trường lớp, chủ yếu làm theo kinh nghiệm nên công tác kế toán còn nhiều sai phạm.
- Một số trường chưa chấp hành đúng chế độ hoá đơn chứng từ do Bộ Tài Chính quy định, chi mua sắm chủ yếu là chứng từ tự kê khai, thiếu biên nhận của người bán hàng.
- Học phí không được tính vào Ngân sách dẫn đến việc khó khăn trong quyết toán và cân đối
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ SỬ DỤNG NSNN CHO SỰ NGHIỆP GD THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
3.1 Những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD THPT ở Hưng Yên trong thời gian tới
Toàn ngành GD - ĐT Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua 2 tốt, tập trung thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trọng tâm của các năm học tiếp theo. hoàn thiện mạng lưới giáo dục cấp tỉnh; đẩy mạnh việc đa dạng hoá các loại hình trường lớp; đảm bảo mở rộng khả năng tiếp nhận học sinh vào học, đáp ứng nhu cầu học tập. Chăm lo phát triển GDMN ở mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là những vùng khó khăn; ổn định mạng lưới THPT ( cả công lập và dân lập ); tăng cường CSVC và chức năng hoạt động các TTGDTX huyện; hoàn thành phát triển 2 trung tâm kinh tế của tỉnh và thành lập trường ĐHDL Hưng Yên.
Tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường nề nếp, kỷ cương; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tránh để xảy ra các hiện tượng xấu trong ngành Giáo dục và Đào tạo: trong quan hệ thày trò, trong việc dạy thêm; học thêm; tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích và trong cấp phát và sử dụng văn bằng chứng chỉ; trong quản lý thu chi tài chính.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị văn hóa, tư tưởng; đẩy mạnh từng bước các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc học. Thực hiện đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp giảng dạy từ MN đến THPT, THCN,CĐ...
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục chuyên nghiệp, và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Tăng cường CSVC kỹ thuật cho các trường học; tập trung huy động, sử dụng có hiệu quả, đúng nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp, xây mới trường, lớp, thư viên, phòng thí nghiệm và mua sắm thiết bị giảng dạy. Tích cực chỉ đạo công tác xây dựng trường điểm tỉnh, trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, bậc học.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Có kế hoạch đẩy mạnh các hoạt động của Hội Khuyến học tỉnh, chi hội Khuyến học và hội đồng giáo dục THPT của các địa phương. Tăng cường sự gắn bó giữa Nhà trường-Gia đình - Xã hội để làm tốt công tác giáo dục học sinh, đặc biệt là giáo dục đạo đức và ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập trường học.
Kiện toàn bộ máy quản lý; tác phong làm việc và công tác; thực hiện cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm chức năng quản lý Nhà Nước , nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục trong toàn ngành, từng địa phương
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho GD THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Trong tất cả các nguồn vốn của tỉnh đầu tư cho GD THPT thì nguồn vốn NSNN luôn giữ vị trí chủ đạo nhưng do nguồn NSNN còn hạn hẹp nên không thể thoả mãn mọi nhu cầu của của lĩnh vực này. Vì vậy việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN cho GD THPT là vô cùng cần thiết và mang ý nghĩa thiết thực hơn cả. Các giải pháp này không chỉ đặt ra đối với ngành tài chính tỉnh mà còn đối với tất cả các cấp, ngành có liên quan.
3.2.1 Cần phải xây dựng được kế hoạch đầu tư NSNN cho GD THPT
GD là yếu tố quan trọng quyết định rất lớn đến sự phát triển KT - XH của mỗi quốc gia. Chính vì vậy mà các nước khi xây dựng chiến lược phát triển đất nước không thể bỏ qua chiến lược phát triển GD toàn diện. Đảng và Nhà Nước ta cần có kế hoạch đầu tư nhiều hơn nữa cho GD nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn của xã hội. Nguồn vốn từ NSNN cho GD THPT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các nguồn vốn đầu tư do vậy kế hoạch, quy mô, hướng đầu tư của NSNN như thế nào có tác động rất lớn đến chiến lược phát triển sự nghiệp GD THPT.
Thực tế quá trình đầu tư NS tỉnh cho GD THPT như phân tích ở chương 2 đã cho thấy nguồn từ NS cho GD THPT ngày càng tăng lên về số tuyệt đối, năm 2008 là 61.342 ( trđ ), năm 2009 là 99.949 (trđ), tăng 38.607 triệu đồng. Số chi cho GD THPT vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất ít ỏi trong tổng chi cho giáo dục, do đó ngân sách tỉnh cần phải đầu tư hơn nữa cho GD THPT để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng. Chính vì nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên nhiều mục tiêu đặt ra trong kế hoạch nhưng thực tế vẫn chưa đạt được. Điều đó là do tỉnh chưa có một chiến lược, kế hoạch cụ thể cho những năm tiếp theo của ngành GD THPT nên việc đầu tư hiện nay chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, việc quản lý NSNN theo từng năm bên cạnh những ưu điểm là thời gian ngắn nên kiểm soát thu chi sẽ dễ dàng hơn nhưng vẫn còn một số bất cập như: Quản lý theo từng năm cho nên thời gian ngắn, quyết toán năm trước chưa hoàn chỉnh đã thực hiện thu chi cho năm sau nên chưa thấy rõ được những hạn chế của năm liền trước đó, do vậy sẽ gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Đồng thời, việc lập dự toán vẫn mang tính hình thức vì thời gian ngắn, gấp; chấp hành dự toán đôi khi không đúng, thường là chi vượt dự toán được giao; quyết toán vẫn còn chậm, phải điều chỉnh nhiều, vẫn còn các khoản chi sai chính sách, chế độ...Trong những năm tới tỉnh cần xây dưng kế hoạch sử dụng ngân sách ở tầm trung hạn cho GD THPT. Bên cạnh đó cần tăng tỷ trọng chi NSNN cho GD THPT lên cao hơn nữa, có được như vậy thì GD THPT của tỉnh mới có điều kiện để tăng cường mọi mặt cho công tác giảng dạy và đạt được những mục tiêu về giáo dục mà tỉnh đã đề ra.
3.2.2 Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục
Hoạt động GD THPT nhằm phục vụ việc học tập của nhân dân. Vì vậy thể chế hoá việc huy động các nguồn tài chính vừa tạo ra nguồn thu để bổ sung cho NSNN vừa hợp lòng dân. Vốn đầu tư cho GD THPT hình thành được từ rất nhiều nguồn khác nhau: từ NSNN, vốn đóng góp của nhân dân, vốn của nhà trường và nguồn khác. Có thể kể đến các nguồn vốn đầu tư cho GD THPT như:
* Quỹ Khuyến học:
Hội Khuyến học tỉnh tiếp tục phát triển các chi hội Khuyến học ở cơ sở. Đến nay 100% các trường đều có tổ chức Khuyến học, các huyện thành phố đã có hội Khuyến học. Mô hình Khuyến học đang phát triển nhanh. Đặc biệt tỉnh đã xây dựng Quỹ Khuyến học Hưng Yên và cho biên chế để hoạt động Khuyến học đạt hiệu quả. Hội đồng giáo dục các cấp, hội Khuyến học các trường, các địa phương đã kết hợp chặt chẽ với các trường trong việc giáo dục học sinh và phòng chống các tệ nạn xã hội.
* Huy động các nguồn vốn đóng góp của nhân dân:
Nguồn vốn do nhân dân đóng góp bao gồm tiền học phí và tiền xây dựng cơ bản. Học phí là khoản đóng góp của phụ huynh học sinh. Tiền thu học phí được bổ sung cho các trường học ngoài kế hoạch NSNN đầu tư cho GD THPT.
Thu học phí không những có ý nghĩa về mặt kinh tế, hỗ trợ cho NSNN mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị xã hội, tạo nên sự hiểu biết tự giác của nhân dân trong việc đóng góp cho sự nghiệp GD THPT
Nguồn thu học phí là một khoản thu khá lớn, mang tính chất bắt buộc hỗ trợ cho NS Giáo dục. Phải coi việc sử dụng các khoản thu này như sử dụng nguồn vốn NSNN cho GD THPT, do vậy các trường phải thực hiện đúng theo chế độ Nhà Nước quy định về thu và sử dụng quỹ thu từ học phí. Ngoài số phải nộp NSNN, số thu còn lại đơn vị được toàn quyền sử dụng nhưng hàng quý, năm phải lập báo cáo số thu , chi có xác nhận của KBNN nơi giao dịch gửi Sở Tài Chính Hưng Yên.
Tiền xây dựng cũng là một khoản thu tương đối lớn và quan trọng. Đây là khoản tiền đóng góp để xây dựng trường lớp, sửa chữa bàn ghế, nhà cửa... ngoài những khoản mà NSNN đầu tư.
Trên thực tế hiện nay việc đóng học phí, tiền xây dựng và các khoản đóng góp khác vẫn còn mang tính nghĩa vụ, chưa xuất phát từ sự tự nguyện của người dân. Do vậy để thu tiền học phí, xây dựng và các khoản thu khác xuất phát từ sự tự nguyện của người dân. Đi đôi với việc thực hiện thu cần tăng cường việc quản lý các khoản thu đó, ngoài ra không được thu bất kỳ một khoản thu nào khác ngoài chế độ quy định. Đồng thời việc thu và sử dụng cần phải được thực hiện công khai, theo sự hướng dẫn chỉ đạo của Sở Tài Chính Hưng Yên, tiền thu được phải nộp vào KBNN để Sở Tài Chính Hưng Yên và KBNN kiểm soát tình hình sử dụng.
* Nguồn khác: Các trường có thể tạo thêm vốn để tăng cường thêm nguồn kinh phí cho mình như tổ chức các lớp học nghề có tạo ra sản phẩm, kết hợp giữa học và hành, giúp học sinh vừa dễ tiếp thu kiến thức vừa tạo thêm kinh phí cho trường.
Giải pháp huy động vốn có tính khả thi tương đối cao đó là thu hút nguồn vốn từ nước ngoài, Nhà Nước nên cho phép ngành GD THPT của tỉnh chủ động mở rộng các mối quan hệ giao lưu quốc tế, tạo nguồn vay ODA và các nguồn viện trợ không hoàn lại. Mỗi trường có thể được kết nghĩa với một trường hay một tổ chức nào đó ở nước ngoài để từ đó mở rộng tri thức và khai thác nguồn hợp tác, liên kết.
Trong điều kiện nền kinh tế của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu còn hạn hẹp nên việc đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho GD THPT là một yêu cầu rất thiết thực, bảo đảm cho sự phát triển không ngừng của ngành GD THPT của tỉnh. Nhà Nước càng huy động được nhiều nguồn tài chính đầu tư cho GD THPT thì càng giảm nhẹ được gánh nặng cho NSNN, khi đó ngành GD THPT sẽ có đủ nguồn kinh phí đáp ứng mọi nhu cầu, tạo điều kiện phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả.
3.2.3. Xây dựng cơ cấu chi tiêu hợp lý giữa các nhóm chi
Trong cơ cấu chi cho GD THPT phần lớn là khoản chi cho con người, chi MS – SCL – XDN, công tác giảng dạy và học tập còn thấp. Giảng dạy và học tập là khoản chi đặc trưng của ngành GD, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD. Ở các trường học hiện nay trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy học tập đã được cải tiến, mua sắm thêm nhưng nhìn chung vẫn chưa cao so với mặt bằng chung của cả nước, một số trường vẫn còn thiếu thốn chưa được trang bị đầy đủ, còn chưa đồng bộ giữa các trường... Hiện nay trong quá trình đổi mới toàn diện nền KT - XH cho nên ngành GD THPT cũng nằm trong guồng quay đó, đòi hỏi cần có sự cải tiến trong phương pháp dạy và học; cần phải đưa vào chương trình các môn học mới theo xu hướng chung của thế giới, các trang thiết bị mới phù hợp phục vụ cho học tập để học có thể đi đôi với hành. Do vậy cần tăng tỷ trọng chi NSNN cho CMNV
Theo bảng số liệu ở chương 2 thì nhóm chi cho con người dao động từ 80,87- 80,93%, chi CMNV 9,13 – 9,57%, chi QLHC giảm từ 3%-2,97% và chi MS – SCL – XDN giảm từ 7% xuống còn 6,53%. Nếu xét theo cơ cấu chi NSNN cho GD ở Việt Nam hiện nay thông thường nhóm chi cho con người luôn ở vị trí số một bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD. Và trên thực tế chi NSNN cho GD THPT ở Hưng Yên cho thấy chi cho con người vẫn được ưu tiên hàng đầu, trong những năm tới cần giảm dần tỷ trọng của nhóm chi QLHC. Tỉnh cần xây dựng được kế hoạch chi hợp lý trong đó chi cho con người chiếm khoảng 85% và chi khác chiếm 15% trong tổng chi NSNN cho GD THPT. Với một cơ cấu chi NSNN cho GD THPT hợp lý sẽ đảm bảo đem lại hiệu quả quản lý và sử dụng vốn NSNN ở mức cao nhất, tránh dược tình trạng sử dụng bừa bãi không có trọng điểm, đạt được các mục tiêu KT - XH mà tỉnh đã đề ra.
3.2.4. Tăng chi cho GD THPT cả về tuyệt đối và tỷ trọng
Đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển, tạo nền tảng vững chắc trong tương lai. Theo như quan điểm của các nhà kinh tế học tư bản thì đây được coi là quá trình tích luỹ tư bản, tạo cho con người có trí thức để điều khiển bản năng lao động của mình có mục đích và làm tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, đưa nền kinh tế của xã hội tiến lên một bước cao hơn. Việc đầu tư NSNN cho GD THPT nhiều hay ít thể hiện ở sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước đối với sự nghiệp “ trồng người”. Chiến lược của Đảng trong những năm tới vẫn là “ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý của hệ thống Giáo dục; xác định chiến lược phát triển GD từ nay đến năm 2015; tập trung triển khai thực hiện các Nghị Quyết của QH và Chỉ thị của Bộ chính trị về phổ cập Giáo dục THCS và dổi mới chương trình Giáo dục phổ thông; kiện toàn mạng lưới các trường ĐH, CĐ, THCN; tăng cường bộ máy quản lý Giáo dục; nâng cao khả năng đáp ứng của hệ thống Giáo dục đối với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH – HĐH đất nước”.
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý sử dụng NSNN cho GD THPT ngay từ khâu lập dự toán, chấp hành đến quyết toán NSNN
Quản lý sử dụng NSNN nói chung và dụng NSNN cho GD THPT nói riêng là công tác vô cùng quan trọng và cần thiết, không thể thiếu được đối với bất kỳ một chế độ xã hội nào. Việc quản lý không chỉ được tiến hành ở một khâu, một giai đoạn nào đó mà nó là cả một quá trình diễn ra liên tục, ở nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau có quan hệ gắn bó hữu cơ. Công tác quản lý sử dụng NSNN cho GD THPT được thực hiện qua 3 khâu: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN.
Đối với quá trình lập dự toán:
Sở Tài Chính Hưng Yên yêu cầu các trường THPT lập dự toán theo đúng trình tự và phương pháp lập. Lập kế hoạch phải theo đúng MLNS, chi tiết, đầy đủ; nội dung và nhu cầu chi phải được xác định thật chính xác và căn cứ vào tình hình thực tế, yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD THPT cũng như các biến động có thể xảy ra. Cần phải xây dựng được các định mức chi tiêu cụ thể, hợp lý, chính xác. Định mức chi tiêu theo đầu học sinh hiện nay thiên về việc cân đối với hạn chế tổng thể nguồn lực chứ chưa nghĩ tới việc là sẽ cần bao nhiêu để cung cấp được mức dịch vụ có thể chấp nhận được. Mức chi theo đầu người được dựa trên cơ sở thống kê dân số, nhưng hiện điều tra dân số không được tiến hành một cách thường xuyên theo từng năm mà cứ 10 năm mới có một cuộc điều tra dân số nên định mức chi nhiều khi không sát với thực tế nhu cầu chi của GD THPT
Chấp hành dự toán:
Đây là quá trình tổ chức kế hoạch sử dụng hay chính là quá trình phân phối và cấp phát vốn NSNN cho các trường THPT. ở khâu này Sở Tài Chính Hưng Yên phải chủ động trong việc nắm giữ kinh phí mà NSNN tỉnh đưa xuống để đảm bảo cấp phát kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các trường, tránh tình trạng ùn đọng vốn trong khi các trường lại chưa có kinh phí để sử dụng. Cần phải cắt giảm các khoản chi không thật sự cần thiết trong QLHC chủ yếu là giảm chi cho hội nghị và công tác phí, đặc biệt là công tác phí trong những năm qua tăng đáng kể, đồng thời tăng chi hơn nữa cho giảng dạy, học tập. Trong quá trình cấp phát cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Sở Tài Chính Hưng Yên và KBNN để cấp phát kinh phí kịp thời, giám sát chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo chi đúng chế độ, chính sách. Đồng thời, trong trường hợp cần thiết Sở Tài Chính Hưng Yên có thể kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất tới các trường sau khi thực hiện cấp phát nhằm ngăn chặn, xử lý tình trạng sử dụng sai mục đích gây lãng phí nguồn vốn NSNN. Trong khâu này cũng cần yêu cầu các trường thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán sao việc hình thành nguồn kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí đều phải được hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác
* Quyết toán NSNN:
Các báo cáo quyết toán hàng tháng, quý, năm phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng thời gian quy định của Bộ Tài Chính. Công tác lập báo cáo quyết toán phải đảm bảo tính thống nhất từ các đơn vị thụ hưởng cho đến đơn vị cấp trên, kèm theo đó cần có phần giải trình và đánh giá chính xác việc thực hiện các kế hoạch và kết quả đạt được từ việc sử dụng kinh phí từ NSNN cấp. Từ đó đưa ra các kiến nghị và biện pháp điều chỉnh những mặt hạn chế. Sở Tài Chính Hưng Yên cần nắm rõ số kinh phí cấp cho từng trường, số kinh phí đơn vị thực rút, số kinh phí dơn vị thực chi để có được những kết quả đạt được và những sai trái trong công tác quản lý kinh phí tai các trường THPT để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh.
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Thanh tra, kiểm tra là việc làm cần thiết trong tất cả các khâu của một chu trình quản lý NSNN. Nếu không có công tác kiểm tra thì không thể thể đánh giá công tác quản lý có đạt hiệu quả hay không. Cần tăng cường kiểm tra việc sử dụng NSNN ở các trường dưới nhiều hình thức như: kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất. Cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể để các trường lập kế hoạch, lập và gửi quyết toán đúng thời gian, mẫu biểu, đúng MLNS để qua đó kiểm tra tình hình và mức độ hoàn thành đối với từng nhóm mục sử dụng..Tăng cường hơn nữa quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức thanh tra, có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp sử dụng kinh phí sai mục đích, không đúng chế độ tiêu chuẩn Nhà Nước quy định.
Để làm tốt công tác này, một mặt đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao trình độ Chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật cho cán bộ thanh tra. Mặt khác, trong việc điều hành NSNN phải chỉ đạo phản ánh đầy đủ vào NSNN tất cả các khoản thu – chi để ngoài NSNN (học phí, các khoản huy động...). Đồng thời phải sắp xếp lại các khoản thu-chi theo đúng tính chất của nó. Trả lại đúng vị trí các khoản chi theo thứ tự ưu tiên và có một cơ chế quản lý thích hợp. Các khoản chi có tính chất đầu tư như xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất cần đựơc quản lý theo cơ chế, trình tự và thủ tục đầu tư, xây dựng.
Mọi khoản chi tiêu cần được cân nhắc tính toán cẩn thận và được kiểm tra, kiểm soát trên cơ sở tiết kiệm. Hạn chế chi cho hội nghị, hội thảo, tiếp khách, tổ chức các ngày lễ phô trương hình thức. Rà soát các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp với từng loại hình tiêu dùng. Tăng cường việc kiểm toán thu chi NSNN , cải tiến chế độ kế toán phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới.
Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn
Kiện toàn hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu NSNN là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Định mức, tiêu chuẩn là một trong những căn cứ quan trọng nhằm xây dựng dự toán, phân bổ NSNN và kiểm soát chi tiêu, cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của các cấp chính quyền.
3.2.8. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở các trường THPT
Các trường phải xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ:
+ Trong phạm vi nguồn tài chính của trường ( bao gồm nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp ), Hiệu trưởng các trường THPT phải chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ về chi quản lý và nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức do Nhà Nước quy định phù hợp với đặc thù của từng trường.
+Trong chế độ chi tiêu nội bộ, các trường THPT nên ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo số lượng, chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, dịch vụ của trường mình. Bố trí các khoản chi tiêu một cách hợp lý, tránh tình trạng chi tiêu vô tổ chức, chi phải đảm bảo đúng chế độ Nhà Nước quy định.
+ Các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu nêu trên được báo cáo công khai trong đơn vị, chế độ chi tiêu nội bộ còn là căn cứ để thủ trưởng đơn vị điều hành việc sử dụng, quyết toán kinh phí từ nguồn NSNN và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, là cơ sở pháp lý để KBNN thực hiện kiểm soát thu chi.
- Phải có hệ thống sổ sách ghi chép, bảng biểu phù hợp với quy mô của mỗi trường, với quy định chung của Bộ Tài Chính nhằm đảm bảo sự thống nhất, tạo điều kiện cho việc theo dõi quản lý tài chính được chặt chẽ, chính xác.
- Thực hiện việc hạch toán một cách đầy đủ, rõ ràng các nguồn vốn được hưởng; nguồn vốn NSNN cấp, hạch toán riêng và nguồn ngoài NSNN hạch toán riêng để việc kiểm tra, giám sát được dễ dàng hơn.
- Thực hiện công tác công khai về tài chính ở các trường THPT và tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, chấn chỉnh các trường hợp chi sai mục đích, chế độ, không có trong dự toán. Tổ chức các cuộc họp trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính giữa các trường.
- Xác định vai trò và trách nhiệm của chủ tài khoản trong quản lý tài chính tại các trường. Hiệu trưởng các trường là người chịu trách nhiệm về công tác tài chính, phải chủ động trong việc điều hành tài chính của trường, tránh tình trạng Hiệu trưởng chỉ chuyên sâu về chuyên môn mà không am hiểu về quản lý tài chính dẫn đến quản lý lỏng lẻo, thất thoát vốn của Nhà Nước.
3.2.9. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kế toán tại các trường THPT
Việc sử dụng NSNN cho GD THPT có đạt được hiệu quả như mong muốn hay không, bên cạnh các yếu tố kể trên còn phụ thuộc một phần không nhỏ vào trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán và quản lý tài chính tại các trường. Thực tế hiện nay đa phần kế toán các trường chưa có bằng đại học chính quy, mới dừng ở mức độ đại học tại chức hoặc Cao đẳng nên còn yếu về nghiệp vụ. Việc hạch toán các khoản chi đôi khi không đúng chế độ, không phản ánh kịp thời các khoản chi vào số sách, chi mua sắm đôi khi không có hoá đơn mua hàng nên gây rất nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra. Do vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN cho GD THPT, tỉnh cần phải tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kế toán cho kế toán các trường, thông báo kịp thời các văn bản về công tác kế toán mới ban hành và hướng dẫn thực hiện.
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp
3.3.1. Ban hành các chính sách, chế độ đầu tư cho GD một cách hợp lý, kịp thời.
Có chính sách ưu đãi thỏa đáng với các giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo mọi diều kiện để giáo viên có thể yên tâm công tác. Có chế độ khen thưởng đối với các giáo viên , học sinh đạt thành tích xuất sắc trong dạy và học.
3.3.2. Cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng và các cấp chính quyền địa phương đối với sự nghiệp GD THPT
Đảng và các cấp chính quyền là người lãnh đạo, quản lý mọi hoạt động KT - XH của đất nước. Do vậy chỉ khi nào có sự quan tâm thực sự từ phía Đảng và Nhà Nước thì sự nghiệp GD mới được phát triển và sự quan tâm đó thể hiện ở đường lối chiến lược, ở các Nghị quyết, việc đầu tư NSNN cho GD....Sự quan tâm đó cần được quán triệt và cụ thể hoá đến từng địa phương, đến từng xã, phường như thế nào là do nhận thức của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương về vị trí và vai trò của GD. Do vậy để GD được phát triển và sử dụng NSNN cho GD đạt hiệu quả thì cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp uỷ Đảng và chính quyền.
3.3.3. Cần nhận thức đầu tư cho GD là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển
Đầu tư cho GD là đầu tư cho sự tiêu dùng, và xét ở một khía cạnh nào đó thì đây cũng là đầu tư cho phát triển, tạo ra con người mới có khả năng đưa đất nước tiến lên sánh vai với các nước khác trên thế giới trong. Như trong Nghị quyết TW2 ( khoá VIII ) đã khẳng định: “ Phải coi đầu tư cho GD là đầu tư cơ bản quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đất nước”.
Cần quan tâm đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ
Con người là nhân tố quyết định mọi thắng lợi, do đó cần quan tâm đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nâng cao năng lực hoạch định chính sách, quản lý và điều hành, tạo ra đội ngũ cán bộ với tác phong và kỹ năng mới có khả năng từ bỏ những thói quen và cách làm việc cũ để xây dựng phong cách làm việc mới, năng lực mới. Đổi mới, cải cách luôn là quá trình động, với những bất ngờ; trong quá trình đó thì không có chính sách và giải pháp nào đúng đắn mãi qua tất cả các giai đoạn, mà chỉ có con người, cán bộ có năng lực hoạt động trong môi trường phù hợp mới có thể tạo ra, hoạch định cũng như quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách mới; thúc đẩy tiến trình đổi mới kinh tế nói chung và đổi mới tài chính nói riêng.
3.3.5. Tăng cường công nghệ thông tin trong quản lý sử dụng NSNN
Công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy và ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NS cho GD THPT. Cần thiết lập một hạ tầng kỹ thuật hiện đại như trang thiết bị truyền thông thống nhất; tập trung xây dựng các chương trình ứng dụng trợ giúp công tác quản lý, điều hành, cần quản lý chặt chẽ các hoạt động chi NSNN trong hệ thống thông tin một cách thống nhất, theo dõi chặt chẽ các dự toán được duyệt; kiểm soát đúng định mức, chế độ; chuẩn hoá các chế độ chi tiêu trong điều kiện áp dụng CNTT; kết nối việc chi giữa cơ quan quản lý và hệ thống KBNN, hiện đại hoá công nghệ thanh toán qua hệ thống KBNN.
Kiện toàn, hoàn thiện luật pháp và tổ chức bộ máy quản lý.
Đây là điều nhằm khắc phục sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị. Hoạt động quản lý tài chính theo pháp luật cũng cần được tạo dựng và thực thi trong cuộc sống. Những gì là bất cập của hệ thống pháp luật tài chính cho GD phải được sửa đổi, tập trung tháo gỡ đảm bảo nhất quán, đồng bộ và hiệu quả; đồng thời cầni xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm chính sách, chế độ và pháp luật tài chính, tạo lập kỷ cương tài chính vững chắc.
KẾT LUẬN
Ngày nay, khi tiến trình toàn cầu hoá diễn ra một cách mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học công nghệ...Cuộc đua này đòi hỏi các nước phải phát huy tối đa sức mạnh của mình để theo kịp dòng chảy của thời đại. Việt Nam tham gia vào quá trình này với những thách thức không nhỏ: thách thức về kinh tế, khoa học công nghệ... Điều đó đòi hỏi nền GD Việt Nam phải đào tạo ra những con người có bản lĩnh, có tri thức, có nhân cách, có khả năng hoà nhập nhanh với xu hướng chung nhằm đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới. Trên tinh thần đó, Đảng và Nhà Nước ta luôn quan tâm đầu tư mọi nguồn lực cho sự nghiệp GD trong đó nguồn lực về tài chính là quan trọng hơn cả.
NSNN cho GD nói chung và GD THPT nói riêng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NSNN do đó cần phải được quản lý một cách chặt chẽ nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp GD THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” đã đề cập đến những vấn đề lý luận NSNN, thực trạng chi và quản lý sử dụng NSNN cho GD THPT ở Hưng Yên để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng NSNN cho GD THPT
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Tiến sĩ Đỗ Thị Hải Hà, các thầy cô giáo bộ môn khoa “Khoa học quản lý” cùng các cán bộ phòng “ Kế hoạch ngân sách” – Sở Tài Chính Hưng Yên đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề thực tập tại Sở Tài Chính Hưng Yên.
Hưng Yên, ngày 05 tháng 05 năm 2010
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: “ Thanh tra tài chính” – Phạm Ngọc Ánh. NXB.Tài Chính, năm 2006
2. Báo cáo quyết toán Thu- Chi ngân sách tỉnh Hưng Yên năm 2005 – 2009 của Sở Tài Chính Hưng Yên
3. Báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền của Sở Tài Chính Hưng Yên năm 2009.
4. Báo cáo xây dựng chiến lược tài chính đến năm 2015 của Sở Tài Chính Hưng Yên
5. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Thu-Chi, quản lí học phí và các khoản được thu khác ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh Hưng Yên năm 2009.
6. Luật ngân sách nhà nước, 2002
7. Luật giáo dục, 2005
8. HỒ CHÍ MINH về vấn đề giáo dục - NXB giáo dục, 2005
9. Bài giảng “ Kế hoạch hoá phát triển Kinh tế - xã hội” - Ngô Thắng Lợi, 2008.
10. Đổi mới Ngân sách nhà nước - Tào Hữu Phùng - Nguyễn Công Nghiệp. NXB. Thống kê, 1992.
11. Giáo trình: “Quản lí tài chính nhà nước” - Trường học viên tài chính, 2009.
12.
13.
14 .
15.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26773.doc