Qua một thời gian ngắn được tìm hiểu thực tế về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Đô cộng với vốn kiến thức đã thu nhận được khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em nhận thấy rằng vấn đề pháp luật và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng trên thực tế còn nhiều bất cập. Với thời gian nghiên cứu không dài cộng với vốn kiến thức còn hạn chế nên em không phân tích được hết các ưu điểm và nhược điểm do đó em mong thầy xem xét và chỉnh sửa để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
68 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm vật chất cho hành vi đó.
Nguyên tắc chấp hành đúng hợp đồng giao nhận thầu xây dựng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh xây dựng. Việc chấp hành đúng hợp đồng giao nhận thầu xây dựng được coi là kỷ luật hợp đồng, kỷ luật nghiêm khắc nhất giữa các nhà kinh doanh xây dựng. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nguyên tắc này càng phải được đề cao hơn nữa để nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, tôn trọng những điều đã cam kết trong hợp đồng, bảo đảm cho quả trình xây dựng liên tục, thông suốt và nhanh chóng.
Nguyên tắc hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng: Nguyên tắc này đòi hỏi các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng phải hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi giúp đỡ lẫn nhau để khắc phục khó khăn nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết và ngay cả khi có tranh chấp các bên cũng phải áp dụng phương pháp này thông qua việc hiệp thương giải quyết hậu quả của việc vi phạm hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh doanh phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Nhưng cạnh tranh không có nghĩa là tìm mọi cách để triệt tiêu nhau mà phải cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh trên tinh thần hợp tác, bình đẳng, tôn trọng lợi ích của nhau. Bên có nghĩa vụ phải cố gắng hết sức để thực hiện nghĩa vụ của mình, không được ỷ lại, vin vào khó khăn khách quan để trốn tranh trách nhiệm. Bên có quyền cũng không được thờ ơ trước khó khăn của bên có nghĩa vụ mà phải tìm cách giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho bên có nghĩa vụ thực hiện đuúng nghĩa vụ.
Thực hiện hợp đồng trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau vừa là nguyên tắc pháp lý vừa là đạo lý của nhà kinh doanh trong thời đại văn minh ngày nay.
Tuy nhiên, hợp đồng giao nhận thầu xây dựng là hợp đồng được ký kết trong lĩnh vực đầu tư xây dựng do đó nó cũng những nguyên tắc thực hiện riêng của mình. Thực chất của việc thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng chính là việc thực hiện dự án đầu tư, tức là thực hiện những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Các bên trong quan hệ hợp đồng giao nhận thầu xây dựng phải thực hiện đúng, đầy đủ và chính xác các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Cụ thể là:
Bên giao thầu có nghĩa vụ xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước; tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng chuẩn bị xây dựng; bàn giao mặt bằng xây dựng, các bản thiết kế và đầu tư xây dựng đúng tiến độ đồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu công trình và thanh toán cho bên nhận thầu; Sau khi bàn giao công trình, bên giao thầu có nghĩa vụ trả lại đất mượn hoặc thuê để phục vụ thi công.
Bên nhận thầu có nghĩa vụ xây dựng công trình theo đúng đồ án thiết kế cả về kỹ, mỹ thuật công trình; bàn giao cho bên giao thầu toàn bộ công trình khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế kĩ thuật đã được duyệt và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng (kể cả việc hoàn thiện nội thất công trình và thu dọn vệ sinh mặt bằng) theo đúng thời hạn như thoả thuận trong hợp đồng; khi bàn giao công trình phải bàn giao cả hồ sơ hoàn thành công trình và những tài liệu về các vấn đề có liên quan đến công trình được bàn giao; sau khi bàn giao các công trình bên nhận thầu có nghĩa vụ phải di chuyển hoặc thanh lí hết tài sản của mình ra khỏi khu vực xây dựng công trình đồng thời chịu trách nhiệm về chất lượng công trình và bảo hành theo quy định hiện hành.
+ Hợp đồng phải phù hợp với quy định của Luật và các quy định của pháp luật có liên quan.
+ Trường hợp là nhà thầu liên danh, trong hợp đồng ký với chủ đầu tư phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh.
+ Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu, trừ trường hợp quy định tại điều duới
+ Trường hợp phát sinh khối lượng công việc hoặc số lượng hàng hóa nằm ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
+ Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực, trừ lĩnh vực đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn và hình thức tự thực hiện.
+ Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép.
+ Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
+ Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải được áp dụng với tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu sau: Đấu thầu rộng rãi; Đấu thầu hạn chế; Chỉ định thầu; Chào hàng cạnh tranh; Mua sắm trực tiếp; Mua sắm đặc biệt.
Tóm lại, sau khi có kết quả trúng thầu, nhà thầu trúng thầu phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng bằng một khoản tiền (tiền mặt, séc, bảo lãnh của ngân hàng hoặc hình thức tương đương) vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký.
2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng giao nhận thầu xây dựng
Khi có tranh chấp xảy ra, các bên có thể tiến hành gặp gỡ để đàm phán thương lượng hoặc hoà giải để giải quyết tranh chấp phát sinh. Trong quá trình ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, để đề phòng các tranh chấp có thể xảy ra và để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp, nhằm giải quyết dứt điểm các tranh chấp đồng thời đảm bảo ý thức chấp hành pháp luật của các bên thì các bên thường thoả thuận chọn biện pháp giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài hoặc theo thủ tục Toà án bằng các điều khoản ngay khi ký kết hợp đồng. Điều khoản này gọi là điều khoản giải quyết tranh chấp..
- Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thủ tục Trọng tài
Khi có tranh chấp kinh tế xảy ra trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, nếu có sự thoả thuận của các bên bằng việc đưa vụ việc tranh chấp ra Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài kinh tế để giải quyết thì mới tiến hành giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài. Theo pháp lệnh Trọng Tài Thương mại 2003.
-Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thủ tục Toà án
Các tranh chấp không thể giải quyết giữa các bên bằng cách hoà giải hoặc bằng thủ tục Trọng tài thì các bên có thể đưa tranh chấp ra giải quyết tại toà án. Khi vụ tranh chấp xảy ra, đương sự phải thưa kiện tại toà án có thẩm quyền hoặc các toà án phải xem xét và xử lý các vụ án đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng. Việc khởi kiện được thể hiện bằng đơn kiện yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, đơn kiện phải có đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật. Khi nhận được đơn yêu cầu, toà án phải tiến hành hoà giải giữa các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan). Nếu sau khi hoà giải không thành thì Toà án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Khi quyết định sơ thẩm của Toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật thì toa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành xem xét lại bản án đó. Việc kháng cáo, kháng nghị phải được gửi đến Toà án đă xét sử sơ thẩm. Toà án cấp sơ thẩm gửi toàn bộ hồ sơ vụ án kèm theo kháng cáo, kháng nghị lên Toà án cấp phúc thẩm và Toà án cấp phúc thẩm phải tiến hành mở phiên toà xét xử phúc thẩm trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Toà án cấp sơ thẩm gửi đến. Bản án, quyết định phúc thẩm phải được các thẩm phán của Hội đồng xét xử ký tên thì bản án, quyết định phúc thẩm mới có hiệu lực pháp luật.
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Đô được chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư và xây dựng Thành Đô có giấy chứng nhận đồng ý kinh doanh số 2102000148 do phòng đông lý kinh doanh – sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 01 tháng 06 năm 2001. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2006, Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Đô chấm dứt hoạt động, công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Đô chính thức hoạt động theo tỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 21.03000197, do phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Bắc Ninh cấp.
Mọi vấn đề liên quan đến công ty được chuyển “Công ty TNHH Đầu tư và xây dựng Thành Đô được chuyển nguyên trạng sang công ty chuyển đổi “Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Đô có trụ sở tại: Phố mới - Đồng Nguyên – Huyện Từ sơn – Tỉnh Bắc Ninh với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: Xây dựng công nghiệp và dân dụng, kinh doanh vật liệu xây dựng điện tử – tin học.
2. Về thành lập và ĐKKD
a. Tên địa chỉ trụ sở chính, hình thức Công ty
* Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành đô
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Thanh Đo INVESTMENT AND CONSTRUCTION JOINT STOK COMPANY
Tên công ty viết tắt: VTICS
*Địa chỉ trụ sở chính: Phố mới – Xã Đồng Nguyễn – huyện từ sơn – Tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại: 0241.740401 Fax: 0241.741661
Email: Ctythanhdo@hn.vnn.vn
*Hình thức: CÔNG TY cổ phần đầu tư và xây dựng Thành đô là một Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp. Nguồn vốn của công ty là vốn góp của các cổ đông, cùng nhau phân chia lợi nhuận, cùng nhau chịu phần lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty trong phạm vi giá trị cổ phần của mình sở hữu. Lợi ích của các cổ đông được pháp luật bảo hộ. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng.
Ngành nghề kinh doanh
STT
Tên ngành
Mã ngành
(theo phân ngành kinh tế quốc dân)
1
Xây dựng công trình dân dụng; phần bao công trình công nghiệp; công trình giao thông, thuỷ lợi, điện vừa và nhỏ, cấp thoát nước, cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng. Kinh doanh vật liễu ây dựng, khách sạn, nhà hàng. Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ gỗ, sắt, thép, nhôm kính. Dịch vụ tư vấn đầu tư và xây dựng. Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, điện tử – tin học, phần mềm tin học. Đào tạo, chuyển giao công nghệ tin học. Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng. Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê. Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất
2
Dịch vụ diệt côn trùng, chống mối mọt.
749311
* Vốn điều lệ
Vốn điều lệ: 8.717.000.000đ
Bằng chữ: Tám tỷ bẩy trăm mười bẩy triệu đồng chẵn.
Theo đó:
Vốn điều lệ được chia thành 87.170 cổ phần
Mệnh giá ban đầu cổ phần: 100.000đồng
Các loại cổ phần được chào bán
TT
Loại cổ phần
Số lượng CP
Mệnh giá
Thành tiền
1
Cổ phần phổ thông
78.520
10.000
7.820.000.000đ
2
Cổ phần ưu đãi cổ tức
8.650
100.000
865.000.000đ
Cộng
87.170
8.717.000.000đ
* Quy định về sở hữu và chuyển nhượng, chuyển đổi cổ phần
Chỉ có cổ đông sáng lập được quyền mua và nắm giữ cổ phần ưu đãi tổ tức.
Cổ phần ưu đãi cổ tức tồn tại lâu dài cùng Công ty. Cổ phần ưu đãi cổ tức chỉ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông khi được người sở hữu đồng ý bằng văn bản.
Người được quyền mua các cổ phần ưu đãi khi Công ty phát hành thêm mới do Hội đồng quản trị quy định
Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu có các quyền nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau
Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi
* Phương thức tăng giảm vốn điều lệ
Vốn điều lệ được điều chỉnh theo phương thức
Phát hành thêm các loại cổ phần: Cổ phần ưu đãi cổ tức: Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần phổ thông
+Số lượng, loại cổ phần được phát hành thêm do Hội đồng quản trị quyết định
+ Phát hành các loại trái phiếu do Hội đồng quản trị quyết định
*Tên, địa chỉ, số cổ phần củ cổ đông sáng lập:
Số TT
Tên cổ đông
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Loại cổ phần
Ghi chú
Cổ phần phổ thông
Cổ phần ưu đãi cổ tức
Giá trị (triệu đồng)
1
Ngô như hương
Thôn Tiêu Long, xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
10000
0
1865
2
Nguyễn Đình Tuấn
Thôn Đình Cảm Xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh.
17550
0
1755
3
Nguyễn Đôn Tân
Thôn Đình Cả, xã Nội Duệm huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh
18010
0
1801
4
Ngô tiến Huân
Thôn Tiêu Long, Xã Tương Giang, huyện Từ sơn, tình Bắc Ninh
2960
0
296
5
Nguyễn Ngọc Khương
Thôn Hưng Phúc, Xã Tương Giang, Huyện Từ Sơnm Tỉnh Bắc Ninh
5000
0
500
6
Nguyễn Hữu Luận
Xóm Mới, Thôn Đình Cả, xã Nội Duệ huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
100000
0
1000
7
Dương Đình Thịnh
Xóm Chùa, Thôn Hồi Quan, Xã Tương Giang, huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
5000
500
8
Nguyễn Văn Lý
Số 73 tổ 4 phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành Phố hà Nội
5000
0
500
9
Nguyễn Trọng hIệp
Xóm 2, thôn cẩm Giang, xã Đông Nguyên, huyện Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
5000
0
500
Trong đó: - Cổ phần phổ thông: 78.520 cổ phần
Cổ phần ưu đãi cổ tức: 8.650 cổ phần
Người đại diện theo pháp luật của Công ty
Người đại diện theo pháp luật của Công ty là Giám đốc Công ty. Các cổ đông nhất trí bầu ông Ngô Như Hương là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Ông Ngô Như Hương là Chủ tịch Hội đồng quản tri kiêm giám đốc Công ty.
3. Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ chủ cốt
3.1. Cơ cấu tổ chức
(H×nh 1)
§¹i héi ®ång cæ ®«ng s¸ng lËp
Héi ®ång qu¶n trÞ
c«ng ty
Gi¸m ®èc C«ng ty
(§¹i diÖn
Phßng kÕ
ho¹ch tµi vô
Phßng kü thuËt – an toµn
Phßng tæ chøc hµnh chÝnh
Trung t©m t vÊn thiÕt kÕ x©y dùng
XÝ nghiÖp méc XD
§éi x©y dùng d©n dông c«ng nghiÖp
§éi x©y dùng giao th«ng – thuû lîi
§éi thi c«ng h¹ tÇng vµ ®iÖn níc
Dù ¸n kinh doanh nhµ ë l« sè 1 -2
Trung t©m K.doanh m¸y tÝnh – tin häc
Kh¸ch s¹n thµnh ®«
C¸c chi nh¸nh v¨n phßng ®¹i diÖn
C«ng tr×nh x©y dùng sè 1
C«ng tr×nh x©y dùng sè 2
C«ng tr×nh x©y dùng sè 2
H×nh 1: S¬ ®å tæ chøc C«ng ty
- Hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng : K.s Ngô Như Hương
- Ban giám đốc điều hành :
Giám đốc điều hành : K.s Ngô Như Hương
Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Các phó Giám đốc công ty
+ Phó Giám đốc công ty : Nguyễn Đình Tuấn
+ Phó Giám đốc công ty : Nguyễn Ngọc Khương
+ Phó Giám đốc công ty : Nguyễn Hữu Luận
- Phòng kỹ thuật – An toàn
Trưởng phòng : KTS. Nguyễn Đăng Thời
- Phòng kế hoạch – Tài vụ :
Trưởng phòng : Nguyễn Đình Huy
- Khách sạn Thành Đô :
Giám đốc : Nguyễn Đình tuấn
- Chi nhánh công ty tại Bắc Cạn
Giám đốc : Ks. Nguyễn Công Tuấn
- Chi nhánh Thuận Thành
Giám đốc : Nguyễn Đình Tuấn
Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng thành Đô có Đại hội đông cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; khi công ty có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ cức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của Công ty phải có Ban kiểm soát
Giám sát hoặc tổng giám đốc là người đặi diện theo pháp luật của Công ty. Người đại diện theo pháp luật của Công ty phải thường trú ở Việt Nam, trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác để tựhc hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của Công ty.
3.2. Năng lực cán bộ tổ chức
Bảng kê danh sách cán bộ chủ chốt
TT
Họ và tên
Năm sinh
Chuyên môn
T.gian C.tác
Đào tạo khác
1
Ngô như hương
1967
Kỹ sư XD
07
- Chứng chỉ Đội trưởng XD
- Bồi dưỡng nghiệp vụ đầu thầu
2
Nguyễn xuân lộc
1970
Kỹ sư XD
07
- Chứng chỉ đội trưởng XD
- Bồi dưỡng nghiệp vụ đầu thầu
- Chứng chỉ TVGS xây dựng
3
Ngô bá thảo
1976
Kỹ sư XD
07
- Chứng chỉ đội trưởng XD
4
Nguyễn ngọc khương
1968
Kỹ sư XD
07
- Chứng chỉ đội trưởng XD
- Bồi dưỡng nghiệp vụ đầu thầu
- Chứng chỉ TVGS xây dựng
5
Lương đình phương
1971
K.trúc sư
12
- Chứng chỉ đội trưởng XD
- Bồi dưỡng nghiệp vụ đầu thầu
- Chứng chỉ TVTK xây dựng
6
Ngô tiến huân
1971
Kỹ sư XD
07
- Chứng chỉ đội trưởng XD
- Bồi dưỡng nghiệp vụ đầu thầu
- Bồi dưỡng TVGS xây dựng
7
Trần văn chương
1982
Kỹ sư XD
05
- Chứng chỉ đội trưởng XD
- Chứng chỉ TVGS xây dựng
8
Nguyễn khắc khôi
1968
Kỹ sư XD
07
- Chứng chỉ đội trưởng XD
- Bồi dưỡng nghiệp vụ đầu thầu
- Chứng chỉ TVGS xây dựng
9
Phạm duy hải
1967
Kiến trúc sư
14
10
Trần thế lực
1975
Kỹ sư XD
06
- Chứng chỉ TVTK xây dựng
11
Dương đình thịnh
1972
Thạc sỹ KT
8
- Chứng chỉ TVTK xây dựng
12
Chu tam thược
1963
Kỹ sư XD
07
13
Mai hồng ngự
1957
Kỹ sư XD
24
- Chứng chỉ đội trưởng XD
- Chứng chỉ TVGS xây dựng
14
Nguyễn thành yên
1955
Kỹ sư GT
22
- Chứng chỉ TVGS xây dựng
15
Nguyễn đăng thời
1946
Kiến trúc sư
25
Q.lý K.tế Đội XD
16
Nguyễn công tuấn
1967
Kỹ sư XD
07
- Chứng chỉ đội trưởng XD
- Bồi dưỡng nghiệp vụ đầu thầu
- Bồi dưỡng TVGS xây dựng
17
Nguyễn văn tường
1966
Kỹ sư GT
16
- Chứng chỉ đội trưởng XD
- Bồi dưỡng nghiệp vụ đầu thầu
18
Trần minh mùi
1955
Kỹ sư GT
21
19
Nguyễn sỹ tính
1982
T. cấp XD
03
20
Trần hoàng
1979
Cử nhân
2
Công nghệ sinh học
21
Nguyễn văn chương
1982
T. cấp XD
03
22
Nguyễn văn mạnh
1982
T. cấp XD
03
23
Nguyễn văn sáng
1981
T. cấp XD
03
24
Nguyễn văn tuân
1983
T. cấp XD
03
25
Nguyễn tuấn anh
1983
CĐ XD
03
26
Nguyễn đình huy
1978
Cử nhân
05
Chứng chỉ kế toán trưởng
27
Nguyễn minh thu
1984
TCTC
02
28
Ngô thị thanh trà
1983
CĐTC
02
29
Nguyễn thị hằng
1981
TC.VTLT
05
30
Nguyễn hữu toàn
1981
Cử nhân
03
31
Nguyễn thành long
1981
Cao đẳng XD
04
- Bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát
32
Ngô văn trưởng
1981
TCKT
06
4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Từ số liệu BCĐKT ta thấy trong 3 năm tài chính từ 2003 đến 2005, doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng qua các năm. Củ thể là doanh thu năm 2004 tăng so với 2003 la 600.000.000đ tươngứng 3,23%, doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 900.000.000đ tương ứng 4,7% lợi nhuận của công ty năm 2004 tăng rất nhanh 226.994.563 (75,82%) so với năm 2003 và năm 2005 tăng 282924292 (53,75%) so với năm 2004. Điều này cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có sự phát triển vượt bật trong thời gian ngắn và công ty đạt được kết quả đó là do Công ty biện pháp phù hợp thúc đẩy kết quả kinh doanh, nâng cao uy tín và mở rộng thị phần kinh doanh của mình trên thị trường.
II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ
1. Tình hình tham gia đấu thầu tại Công ty
Là một doanh nghiệp xây dựng với quá trình hình thành và phát triển trong một thời gian còn rất eo hẹp, nhưng Công ty có đầy đủ các điều kiện tham gia đấu thầu các công trình trong và ngoài nước. Tuynhiên, Công ty chủ yếu tham gia vào hoạt động xây dựng với tư cách là nhà thầu phụ nên công tác đấu thầu của Công ty là rất ít.
Trong những năm qua, Công ty tham gia đấu thầu khoảng 20 công trình xây dựng với tỷ lệ thắng thầu là 10%.
Nhưng với uy tín và năng lực của mình, Công ty thường được chọn làm nhà thầu phụ tham gia ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng với các nhà thầu chính. Số lượng các công trình mà Công ty thực hiện từ năm 2001 đến nay là 56 công trình và chủ yếu là thực hiện thi công hạng mục cọc khoan nhồi (phần móng của công trình). Trong đó chỉ có một số ít các công trình (khoảng 10%) Công ty nhận cấp vật tư chính cho thi công công trình(thép và bê tông), số còn lại do chủ đầu tư hoặc bên A (Nhà thầu chính) cung cấp.
Để đánh giá được đúng thực trạng công tác đấu thầu của Công ty, cần phải đi sâu tìm hiểu quá trình thực hiện công tác đấu thầu.Công tác đấu thầu của Công ty bao gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
Giai đoạn nộp hồ sơ dự thầu.
Giai đoạn thi công theo hợp đồng (khi đã trúng thầu).
1.1. Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Sau khi nhận được thông báo mời thầu (qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư mời thầu trực tiếp), phòng dự án của Công ty cử người có năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tới thăm thực địa công trình để tìm hiểu các vấn đề như: Địa hình, mặt bằng thi công, nguồn nguyên vật liệu có thể khai thác tại chỗ, đơn giá xây dựng tại địa phương, khối lượng công việc của công trình sau đó, trên cơ sở báo cáo thực tế của cán bộ khảo sát và bàn thiết kế công trình mà bên chủ thầu lập sẵn, Công ty tiến hành bóc tách khối lượng và tính toán giá dự toán, dự thầu.
Song song với việc lập giá dự toán, dự thầu, phòng Dự án kết hợp với phòng Kế toán của Công ty tiến hành soạn thảo báo cáo về năng lực của Công ty phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu và đặc điểm của công trình mà Công ty tham gia đấu thầu. Thông thường bản báo cáo về năng lực của Công ty gồm các nội dung sau:
+ Quá trình xây dựng và phát triển của Công ty.
+ Phạm vi hoạt động và năng lực thi công của Công ty.
+ Thể thức hợp pháp của Công ty.
+ Cơ cấu lao động của Công ty.
+ Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thi công.
+ Danh mục các công trình đã thi công trong thời gian gần đây.
+ Giấy bảo lãnh dự thầu.
Đối với các việc lập giá dự toán, dự thầu về hình thức, các bước tiến hành giá dự toán xây lắp công trình được tuân theo một trình tự nhất định như các doanh nghiệp xây dựng khác.
1.2. Quá trình nộp hồ sơ dự thầu
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan đến hồ sơ dự thầu, Công ty tiến hành nộp hồ sơ dự thầu cho chủ đầu tư. Trong khi chờ đợi kết quả đấu thầu, Công ty tiến hành các mối quan hệ giữa Công ty và chủ đầu tư, với các cơ quan có thẩm quyền ảnh hưởng tới việc ra quyết định đối với kết quả đấu thầu. Quan hệ đó sẽ làm tăng thêm uy tín, trình độ tin cậy của Công ty, nhất là trong trường hợp giá dự toán, dự thầu mà Công ty đưa ra gần giống với giá của một trong nhiều đối thủ khác. Do đó trong quá trình này đòi hỏi phải có một số biện pháp mang tính ngoại giao nhiều hơn nhằm tạo được mối quan hệ tốt, không chỉ phục vụ cho ngay công trình đó mà còn là tiền đề thuận lợi cho các công trình trong tương lai của Công ty. Tuy nhiên trong vấn đề này, Công ty vẫn chưa phát huy hết lợi thế của nó.
1.3. Quá trình thực hiện thi công theo hợp đồng
Giai đoạn này được thực hiện sau khi có kết quả thông báo trúng thầu. Trong giai đoạn này nhìn chung Công ty đã thực hiện tốt chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thi công của công trình được bảo đảm đúng như cam kết với chủ đầu tư. Trong quá trình thi công, Công ty đã linh hoạt đề ra các biện pháp khuyến khích lực lượng thi công, nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh quá trình hoàn thành công trình, thực hiện kiểm tra giám sát chặt chẽ chất lượng, kỹ thuật công trình nhằm thực hiện hạn chế đến mức thấp nhất các sai xót có thể xảy ra. Mặc dù giai đoạn này không ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình đấu thầu của công trình đó nhưng lại ảnh hưởng đến việc đấu thầu tiếp theo của Công ty. Vì vậy, thực hiện tốt giai đoạn này phần nào nói lên năng lực của Công ty, đồng thời nâng cao uy tín cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Tóm lại, mặc dù Công ty ít tham gia công tác đấu thầu xây dựng nhưng với uy tín và năng lực thi công công trình của mình Công ty thường xuyên được mời tham gia vào các công trình xây dựng với tư cách là nhà thầu phụ. Các hợp đồng mà công ty ký kết với các Nhà thầu chính (Bên A) chủ yếu là hợp đồng về giao nhận thầu xây dựng.Tuy nhiên để đẩy mạnh kinh doanh xây dựng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cần đổi mới và hoàn thiện hơn nữa công tác đấu thầu, tích cực tham gia đấu thầu và nâng cao uy tín , năng lực thi công nhằm đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư .
2. Ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty
Công ty là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng và có con dấu riêng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty đã tham gia ký kết nhiều loại hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán ngoại thương.....
a.. Chủ thể và thẩm quyền ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dung
Khi tiến hành ký kết hợp đồng về giao nhận thầu xây dựng, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng tại Công ty là người đại diện hợp pháp của Công ty, đó là Giám đốc. Ngoài ra Giám đốc cũng có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thay mình ký kết hợp đồng về giao nhận thầu xây dựng. Trong văn bản uỷ quyền có ghi rõ họ tên, nơi làm việc, chức vụ, số chứng minh thư của người được uỷ quyền, nội dung và phạm vi uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền.....Người được uỷ quyền chỉ được ký hợp đồng trong phạm vi uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người khác.
Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết trong phần chủ thể, các đối tác tham gia ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng với Công ty là các chủ đầu tư và các nhà thầu chính - có đủ tư cách pháp nhân. Vì vậy người có thẩm quyền ký kết hợp đồng về giao nhận thầu xây dựng với Công ty là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp đối tác hoặc người được người đại diện hợp pháp uỷ quyền bằng văn bản. Các hợp đồng được ký theo chế độ uỷ quyền đều phải kèm theo giấy uỷ quyền và ghi rõ số, ngày tháng năm của giấy uỷ quyền và văn bản hợp đồng
b. Hình thức và nội dung hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty
Hình thức của hợp đồng là bằng văn bản và thường được thiết lập sẵn các điều khoản chủ yếu.
Phần nội dung của hợp đồng về giao nhận thầu xây dựng được tiến hành rất chi tiết, những điều khoản của hợp đồng được ghi đầy đủ và rõ ràng trong hợp đồng.
+ Quy cách phẩm chất ký mã hiệu sản phẩm.
+ Số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận.
+ Địa điểm, phương thức giao nhận.
+ Tiến độ thi công.
+ Phương thức thanh toán.
+ Phương thức giải quyết tranh chấp.
Một bản hợp đồng về giao nhận thầu xây dựng của Công ty thường có những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.
Tên đơn vị
Địa chỉ.
Điện thoại, Fax
Họ tên đại diện hợp pháp của các bên chủ thể hợp đồng.
Số tài khoản tại ngân hàng giao dịch của các bên chủ thể hợp đồng.
- Đối tượng của hợp đồng:
Nội dung công việc, khối lượng và giá trị của nội dung công việc.
- Các tài liệu được coi là một phần của bản hợp đồng:
Hồ sơ thiết kế được duyệt.
Bản điều kiện của hợp đồng (được phát hành trong hồ sơ mời thầu cho Nhà thầu).
Bản chỉ dẫn cho các nhà thầu trong hồ sơ mời thầu được duyệt.
Tập quy định kỹ thuật (được phát hành trong hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu), trừ khi có các quy định cụ thể khác được chỉ ra trong hợp đồng.
- Yêu cầu về số lượng, chất lượng, kỹ thuật công trình.
Số lượng: Theo tiên lượng trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt.
Chất lượng, kỹ thuật: Nghiệm thu kỹ thuật, mỹ thuật theo đúng các quy trình, quy phạm hiện hành và các quy định về kỹ thuật thi công của công trình. Thi công theo hồ sơ thiết kế được duyệt và các tài liệu bổ sung được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đơn giá và giá trị hợp đồng: được quy định cụ thể, được viết bằng số và bằng chữ có ghi tổng giá trị của hợp đông, đồng tiền trong tính giá là VNĐ.
- Điều kiện nghiệm thu, giao nhận:
Quy định rõ ngày tháng năm nghiệm thu công trình, khi nghiệm thu phải có biên bản nghiệm thu công trình.
- Phương thức và điều kiện thanh toán:
Tuỳ thuộc từng đối tác mà có phương thức thanh toán và điều kiện thanh toán sao cho phù hợp.
- Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng được ghi rõ.
- Phạt vi phạm hợp đồng do hai bên tự thoả thuận.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng.
- Điều khoản chung.
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.
Trong những điều khoản trên thì những điều khoản về ngày, tháng, năm, ký hợp đồng; điều khoản về đối tượng của hợp đồng; điều khoản chất lượng; điều khoản giá cả là những điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
c. Căn cứ ký kết hợp đồng tại Công ty
Bộ luật Dân sự 2005
Luật xây dựng số 16/2003/QH11
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng số 111/2006/NĐ-CP
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP
Thông tư số 08/2005/TT-BXD
Thông tư hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng 2/2005/TT-BXD
Các công văn, văn bản có liên quan
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ
1.Thực hiện các nguyên tắc thực hiện hợp đồng
Nguyên tắc chấp hành thực hiện: theo nguyên tắc này Công ty phải thực hiện đúng điều khoản đối tượng của hợp đồng. Công ty không được tự ý thay đối tượng này bằng một đối tượng khác hoặc không được thay thế việc thực hiện nó bằng cách trả một số tiền nhất định hoặc không thực hiện nó. Nguyên tắc này đòi hỏi Công ty thoả thuận cái gì thì thực hiện đúng cái đó.
Nguyên tắc chấp hành đúng: đây là nguyên tắc đòi hỏi Công ty và đối tác phải thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng về giao nhận thầu xây dựng, tức là tất cả các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng giao nhận thầu xây dựng đều phải được thực hiện đầy đủ. Cụ thể là Công ty phải thực hiện đúng đối tượng, đúng chất lượng, đúng thời gian, đúng số lượng, đúng phương thức thanh toán và các thoả thuận khác trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Nguyên tắc này có phạm vi rộng hơn, bao trùm cả việc chấp hành đúng đối tượng của hợp đồng và nhìn chung Công ty luôn thực hiện nguyên tắc này một cách đầy đủ, đúng đắn và chính xác.
Nguyên tắc hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng: Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng, Công ty thường xuyên hợp tác chặt chẽ với đối tác để theo dõi, giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết.
2. Thực hiện các cam kết thoả thuận trong hợp đồng
Một hợp đồng giao nhận thầu xây dựng được coi là thực hiện xong khi các bên thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ thoả thuận trong hợp đồng. Công ty trong quá trình hoạt động của mình luôn luôn tuân thủ thực hiện các cam kết trong hợp đồng, đồng thời trong khả năng có thể tạo điều kiện cho các đối tác thực hiện tốt công tác hợp đồng. Công ty bằng sự cố gắng của mình luôn tránh những rủi ro của việc vi phạm hợp đồng. Một mặt, công ty luôn cố gắng làm tốt công tác hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng từ khâu chuẩn bị cho đến khâu ký kết, nhằm tạo điều kiện cho mình cũng như phía đối tác thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng, mặt khác trong quá trình thực hiện hợp đồng Công ty luôn thông báo đồng thời nhận các thông tin của phía đối tác về các vướng mắc trong quá trình tiến hành thực hiện hợp đồng.
Công ty tiến hành thi công và bàn giao công trình đúng theo điều khoản về thời gian thực hiện, hoàn thành.Trong quá trình thực hiện, Công ty căn cứ vào yêu cầu về số lượng, chất lượng, kỹ thuật theo hợp đồng đã ký với nhà thầu chính để tiến hành mua sắm nguyên vật liệu sao cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu về kỹ, mỹ thuật công trình, hoàn thành nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
Trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng Công ty thường có những nghĩa vụ sau:
+ Tự bố trí đủ nhân lực, vật tư, thiết bị, máy móc phục vụ thi công để đảm bảo tiến độ toàn công trình theo yêu cầu của bên A.
+ Trình CATALOG của các thiết bị đưa vào thi công và công nghệ khoan cọc nhồi cho từng loại thiết bị đó (vì Công ty chủ yếu nhận thi công cọc khoan nhồi cho các công trình xây dựng).
+ Thi công khoan cọc nhồi theo đúng qui trình được duyệt.
+ Chịu trách nhiệm về chất lượng cọc.
+ Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình và bảo hành theo quy định hiện hành. Với các sản phẩm không đảm bảo chất lượng không được chủ công trình chấp thuận nghiệm thu thì Công ty phải chịu toàn bộ chi phí đã làm ra sản phẩm đó kể cả các chi phí cho việc phải phá đi làm lại theo yêu cầu của Chủ công trình.
+ Phải tuân thủ các trình tự thi công, di chuyển thiết bị, vật tư trong phạm vi thi công của toàn bộ công trường theo quy định của bên A và không gây cản trở thi công các hạng mục công việc khác.
+ Tổ chức an ninh và bảo vệ khu vực mà Công ty thi công, tự bảo quản vật tư thiết bị của mình và của bên A giao cho, nếu mất mát phải đền bù theo giá hiện hành.
+ Chịu trách nhiệm an toàn về con người, máy móc, thiết bị phục vụ thi công. Đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan chung trong khu vực thi công, toàn bộ vật liệu thải phải được đổ tại vị trí quy định được bên A và Chủ công trình chấp thuận.
+ Thực hiện đầy đủ các thủ tục thi công, nghiệm thu thanh toán, hoàn công trình, mở sổ nhật ký để ghi chép quá trình thi công theo đúng trình tự, quy định trong xây dựng cơ bản.
+ Công ty phải mua bảo hiểm cho toàn bộ thiết bị thi công, công nhân viên, các phương tiện vận tải hàng hoá.
+ Công ty không được phép chuyển nhượng hoặc cho thầu lại khối lượng công việc đã nhận của bên A khi chưa có sự chấp thuận của bên A bằng văn bản và sự chấp thuận đó nếu có sẽ không làm giảm cho Công ty bất kỳ trách nhiệm hay nghĩa vụ nào theo hợp đồng.
Với việc hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình cũng như hoàn thành tốt các thoả thuận trong hợp đồng, Công ty luôn tạo được uy tín và niềm tin đối với các nhà thầu chính. Do đó, trong năm 2004 Công ty đã tiến hành ký kết và thực hiện khoảng 10 hợp đồng giao nhận thầu xây dựng với các nhà thầu chính.
3. Giải quyết tranh chấp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Đô
Các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp đồng giao nhận thầu xây dựng thường là các tranh chấp về việc chấp hành không nghiêm chỉnh các điều khoản mà hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Trong quá trình hoạt động của Công ty hầu như không xảy ra tranh chấp gì lớn vì Công ty luôn cố gắng tránh việc vi phạm hợp đồng và luôn tuân thủ thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Khi có tranh chấp xảy ra, Công ty thường có các biện pháp giải quyết như sau:
+ Cùng nhau tiến hành thương lượng trên tinh thần hợp tác, xây dựng nhằm tiến tới thống nhất biện pháp giải quyết sao cho hợp lý.
+ Nếu thương lượng không được thì vụ việc sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng Toà án. Và đối với từng hợp đồng giao nhận thầu phụ cụ thể thì sẽ có quy định giải quyết theo thủ tục tố tụng Toà án ở đâu? đã được thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng.
Tuy nhiên, trong xu hướng quan hệ hợp đồng ngày nay, các chủ thể đều không muốn sử dụng các biện pháp tài phán để giải quyết tranh chấp mà chủ yếu đều sử dụng biện pháp thương lượng. Không nằm ngoài xu thế đó, nhằm giữ gìn các quan hệ làm ăn tốt đẹp, Công ty cũng chỉ dùng biện pháp thương lượng để giải quyết tranh chấp mà thôi. Từ trước tới nay, chưa có trường hợp nào Công ty phải nhờ đến Toà án kinh tế hoặc Trọng tài kinh tế để giải quyết tranh chấp.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ
Những thành tựu mà Công ty đạt được trong thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng
*Về công tác tổ chức, quản lý thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng:
Công ty đã áp dụng hình thức giám sát, giao cho chỉ huy công trình chỉ đạo thi công để nâng cao năng suất lao động của công nhân, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho người lao động (phụ cấp sản phẩm, phụ cấp tiền ăn) khiến họ an tâm làm việc. Từ đó, nâng cao lòng nhiệt tình, hăng say lao động của mỗi người công nhân, đảm bảo được tiến độ, các chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng thi công công trình, nâng cao hiệu quả của công tác thực hiện hợp đồng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, Công ty đã lựa chọn được những cán bộ chỉ huy giỏi, có kiến thức tổng hợp, hiểu sâu về kỹ thuật, có nhiều kinh nghiệm trong thi công và xử lý các tình huống phức tạp về kỹ thuật, trực tiếp tham gia và giám sát việc thi công công trình.
Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị phục vụ thi công của Công ty ngày càng được bổ sung đáp ứng được các yêu cầu của thị trường.
Nhìn chung, Công ty đã có nhiều cố gắng cải tiến rõ rệt về mặt tổ chức, quản lý thực hiện hợp đồng, nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo nhiều kiện thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng tiếp theo của Công ty. *Về quản lý chất lượng công trình:
Chất lượng công trình là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong ba yếu tố mà chủ đầu tư dùng để xét thầu, và đồng thời đó cũng là một trong những điều khoản quan trọng được thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Trong xây dựng cơ bản, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng công trình vì một công trình xây dựng thường bao gồm nhiều hạng mục công trình tạo nên như: nền móng, xây, lắp đặt, điện nước.....
Nội dung của quản lý chất lượng công trình trong xây dựng cơ bản bao gồm:
Kế hoạch hoá chất lượng công trình.
Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất thi công.
Hoàn thiện chất lượng sản phẩm.
Thực tế ở Công ty, viêc thi công xây dựng các công trình, chất lượng công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thi công, trình độ chuyên môn tay nghề của công nhân. Do đó, công tác quản lý chất lượng công trình rất quan trọng, nếu lơ là sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường hết được. Thiệt hại xảy ra thì Công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nhưng không chỉ có vậy Công ty sẽ còn bị giảm uy tín trên thị trường xây dựng. Xác định rõ vấn đề này, Công ty coi chất lượng công trình là một trong những mục tiêu hàng đầu, điều kiện tất yếu dẫn đến sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Trong công tác nghiệm thu công trình, đòi hỏi phải có sự chính xác cao, Công ty thường áp dụng nghiệm thu từng phần công việc và thấy cách nghiệm thu này có hiệu quả hơn phương pháp nghiệm thu một lần khi công trình hoàn thành thi công. Bởi vì thực hiện theo cách này, Công ty sẽ tránh được tình trạng phải xử lý những sai sót mà công đoạn trước chưa khắc phục hết. Cán bộ kỹ thuật và chỉ huy công trình luôn bám sát hiện trường để chỉ đạo thi công, giám sát kỹ thuật, hướng dẫn công nhân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Sau mỗi công đoạn phải có sự nghiệm thu nghiêm túc, dứt điểm.Tuỳ theo mức độ các công việc thi công mà Công ty sẽ tổ chức nghiệm thu theo các cấp khác nhau.
Chính việc luôn chú trọng đến chất lượng công trình trong thực hiện hợp đồng, Công ty đã xây dựng được các công trình đạt yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng cao, có tính thẩm mỹ, phát huy tính hiệu quả của các công trình xây dựng. Những thành công này chứng tỏ sự cố gắng vượt bậc của Công ty nhằm góp phần và khẳng định uy tín của Công ty trên thị trường xây dựng, được chủ đầu tư và các nhà thầu chính đánh giá cao.
*Về các hợp đồng đã ký kết và thực hiện trong những năm gần đây.
Các đối tác của Công ty hầu hết đều là những đối tác truyền thống, dựa trên sự uy tín và sự tin tưởng lẫn nhau do đó mà các hợp đồng đã thực hiện ở Công ty trong những năm gần đây không xảy ra các tranh chấp nào lớn
2.Những hạn chế trong thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty
Trong công tác thi công, quản lý chất lượng công trình của Công ty, ở một số khâu trong các công trình đôi lúc còn chưa được đảm bảo. Cán bộ kỹ thuật, chỉ huy công trường, đội trưởng thi công khi không bám sát hiện trường nên sự sai sót trong thi công nhiều có lúc xảy ra làm tăng những chi phíu không cần thiết, giảm lợi nhuận của Công ty
+ Việc quản lý, sử dụng và đầu tư máy móc thiết bị chưa hợp lý. Hầu hết các công trình đều do chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính cung cấp vật tư cho thi công. Do đó, Công ty không có sự chủ động trong việc cung cấp vật tư xây dựng, làm giảm tiến độ thi công công trình. Mặt khác, việc sử dụng máy móc, thiết bị thi công hiệu quả thấp dẫn đến chi phí sản xuất lớn và là một trong những nguyên nhân chính khiến cho một số công trình bị lỗ, nợ đọng kéo dài. Nếu như tình trạng này kéo dài chắc chắn Công ty làm ăn sẽ không hiệu quả, đồng thời sẽ đánh mất uy tín của mình đối với các chủ đầu tư và các nhà thầu chính cũng như với các tổ chức tín dụng mà Công ty thường tiến hành hợp tác làm ăn.
+ Nguyên vật liệu trong xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình thi công, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tiến độ thi công công trình. Trong thi công xây dựng, Công ty sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu cần thiết như: xi măng, sắt thép, cát, sỏi, gạch.... Tuy nhiên công tác bảo quản những nguyên vật liệu này chưa được coi trọng nên khi có sự cố về nguyên vật liệu đã làm giảm tiến độ thi công và có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
+ Công ty cũng gặp một số khó khăn, hạn chế về vấn đề nhân lực. Mặc dù Công ty đã lựa chọn, tuyển dụng được những cán bộ giỏi, có trình độ năng lực chuyên môn cao trực tiếp tham gia vào công tác thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng nhưng số lượng cán bộ đủ tiêu chuẩn vẫn còn thiếu nên đôi lúc chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các chủ đầu tư và các nhà thầu chính, nhất là các chủ đầu tư nước ngoài nên Công ty ít tham gia ký kết hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng với các đối tác nước ngoài.
Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ công nhân viên trong Công ty còn chưa toàn diện về các mặt nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ và kinh nghiệm thực tế.
+ Việc quản lý người lao động của Công ty còn gặp nhiều khó khăn. Do đặc điểm của sản xuất xây dựng có tính di động, thay đổi theo thời vụ, nên lao động trong Công ty cũng luôn không ổn định, phải làm việc ngoài trời và luôn phải thay đổi địa điểm làm việc. Công ty thường xuyên phải thuê thêm lao động hợp đồng vì vậy lượng lao động sử dụng bình quân trong năm của Công ty luôn vượt quá số lao động chính thức.
+ Tình trạng vừa thiết kế, vừa thi công vẫn còn tồn tại, đôi khi Công ty có biểu hiện nhận công trình để giữ việc, thiếu tập trung dứt điểm nên thời gian thi công một số công trình còn bị kéo dài dẫn đến khối lượng xây dựng dở dang tăng lên, gây lãng phí và kém hiệu quả.
+ Năng suất lao động còn chưa cao, hiệu suất sử dụng thiết bị chỉ dạt trung bình từ 70 - 75%.
Với những tồn tại nêu trên, tựu trung lại làm giảm khả năng thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng của Công ty và khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng kém hiệu quả trong môi trường cạnh tranh
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG
1.Kiến nghị với Nhà nước
Các quy định của pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng mới đi vào thực tế trong một thời gian ngắn. Các ưu điểm và nhược điểm của nó còn chưa được bộc lộ một cách đầy đủ. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ban hành các văn bản pháp luật cần đi sâu tìm hiểu thực tế, thấy được những mặt được và hạn chế của pháp luật hiện hành về Xây dựng. Từ đó ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật Xây dựng, giúp nó thực sự đi vào cuộc sống.
2.Kiến nghị với Công ty
Trong thời gian thực tập tại Công ty , qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tôi thấy việc ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng ở Công ty có nhiều thành tựu đáng kể. Song bên cạnh những thành tựu, việc ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng của Công ty vẫn còn nhiều điều bất cập cần giải quyết.
Sau đây, tôi xin đề nghị một số giải pháp mang tính cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty:
Thứ nhất, là những biện pháp để nâng cao năng lực tài chính của Công ty. Để thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, vấn đề tài chính là yếu tố khá quan trọng. Để giải quyết vấn đề tạo vốn nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh và tăng khả năng hoàn thành công việc đúng thoả thuận, Công ty cần tiến hành hiệu quả một loạt biện pháp nhằm tận dụng triệt để các cơ hội làm tăng nguồn vốn kinh doanh của Công ty, đặc biệt là trong thời gian tới như sau:
+ Tận thu vốn của các chủ đầu tư bằng biện pháp thi công dứt điểm, đối chiếu thanh toán kịp thời khi khối lượng hoàn thành nhằm tăng vòng quay của vốn và không để nợ quá hạn thông qua các biện pháp " mềm, dẻo".
+ Xây dựng mối quan hệ bền vững, tốt đẹp với các tổ chức tín dụng để tranh thủ sự trợ giúp vốn xây dựng và thực hiện cơ chế vay vốn nội bộ để tăng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty
Như vậy, khi nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng, Công ty có thể tham gia thực hiện các hợp đồng giao thầu xây dựng có giá trị lớn và có thể vốn để thuê trang thiết bị thi công hiện đại, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.
Thứ hai, trên cơ sở kiểm tra số, chủng loại, chất lượng, cơ cấu các loại tài sản, vật tư, thiết bị, có kế hoạch điều động sắp xếp và đầu tư thích hợp từng loại trang thiết bị thi công, dụng cụ quản lý, dụng cụ cầm tay phù hợp với nhiệm vụ thi công từng công trình để phát huy hiệu quả đầu tư, tăng năng lực sản xuất. Khi năng lực về máy móc thiết bị của Công ty được nâng cao thì sẽ tăng được năng lực cạnh tranh trong thi công với các nhà thầu phụ khác, đồng thời sẽ khiến các nhà thầu chính cũng như chủ đầu tư an tâm hơn về chất lượng công trình mà Công ty tiến hành thực hiện. Việc quản lý vật tư chặt chẽ, hợp lý còn giúp cho Công ty trong việc nâng cao chất lượng quản lý nói chung, góp phần xây dựng Công ty ngày càng một lớn mạnh là một kế hoạch chủ yếu trong năm 2007 của lãnh đạo Công ty và đó cũng là một mục tiêu lâu dài.
Thứ ba, Tại Công ty vào thời điểm đầu năm 2006 vì pháp lệnh hợp đồng kinh tế mới hết hiệu lực mà thay vào đó là luật xây dựng, luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành, cùng các thông tư như thông tư 02/2005/TT-BXD về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng, do các cán bộ trong Công ty không được đào tạo tiếp thu thêm về mặt pháp luật do đó một số hợp đồng giao nhận thầu xây dựng của Công ty vẫn còn ký kết hợp đồng áp dụng theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, nhưng vì một số đối tác khi đó là các đối tác uy tín, có mối quan hệ với Công ty nên không co tranh chấp xảy ra và cũng tạo điều kiện cho Công ty ký kết các hợp đồng khác sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật hiên hành khi đó. Do vậy Công ty cần đào tạo, tạo điều kiện cho một số cán bộ kinh doanh cũng như các cán bộ chủ chốt của Công ty tìm hiểu và nắm bắt tốt các nghiệp vụ của mình và đặc biệt là các quy định của pháp luật về đấu thầu, quản lý dự án, kiểm nghiệm, các tiêu chuẩn về xây dựng, nghiên cứu tìm hiểu các văn bản ký kết, các hợp đồng về xây dựng mới ban hành để tạo lợi thế trong việc quản lý Công ty cũng như tạo lợi thế trước bạn hàng, trước chủ đầu tư, để việc ký kết các hợp đồng giao nhận thầu xây dưng có cơ sở pháp lý và giảm thiểu rủi ro cho hợp đồng của mình trước các đối tác cũng nhhư trước pháp luật.
KẾT LUẬN
Qua một thời gian ngắn được tìm hiểu thực tế về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Đô cộng với vốn kiến thức đã thu nhận được khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em nhận thấy rằng vấn đề pháp luật và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng trên thực tế còn nhiều bất cập. Với thời gian nghiên cứu không dài cộng với vốn kiến thức còn hạn chế nên em không phân tích được hết các ưu điểm và nhược điểm do đó em mong thầy xem xét và chỉnh sửa để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn toàn thể ban lãnh đạo Công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy Đinh Hoài Nam và thầy Nguyễn Hữu Mạnh đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2005
2. Luật xây dựng số 16/2003/QH11
3. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11
4. Luật Thương Mại 2005
5. Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng số 111/2006/NĐ-CP
6. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP
Thông tư số 08/2005/TT-BXD
Thông tư hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng 2/2005/TT-BXD
Nghị định 111/2006/NĐ-CP
Nghị định 52/1999/NĐ-CP
Nghị định 12/2000/ NĐ-CP
Nghị định 07/2003/NĐ-CP
Thông tư 08/2005/TT-BXD
Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003
15. Các tài liệu tham khảo khác tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Đô
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG 2
I.KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG 2
1.Hợp đồng theo luật dân sự 2
2. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 7
2.1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng 7
2.2. Các loại hợp đồng: 8
2.3. Quy định cụ thể 9
II. CHẾ ĐỘ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG 13
1. Khái niệm 13
2.Chủ thể 13
3. Hình thức 16
4. Nội dung của hợp đồng 18
5. Thủ tục ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 26
III. CHẾ ĐỘ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG 27
1.Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 27
2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 32
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ 34
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ 34
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển 34
2. Về thành lập và ĐKKD 35
3. Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ chủ cốt 40
3.1. Cơ cấu tổ chức 40
3.2. Năng lực cán bộ tổ chức 42
II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ 45
1. Tình hình tham gia đấu thầu tại Công ty 45
1.1. Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu 46
1.2. Quá trình nộp hồ sơ dự thầu 47
2. Ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty 48
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ 52
1.Thực hiện các nguyên tắc thực hiện hợp đồng 52
2. Thực hiện các cam kết thoả thuận trong hợp đồng 53
3. Giải quyết tranh chấp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Đô 55
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ 56
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ 56
1.Những thành tựu mà Công ty đạt được trong thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 56
2.Những hạn chế trong thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty 58
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG 61
1.Kiến nghị với Nhà nước 61
2.Kiến nghị với Công ty 61
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31996.doc