Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Vốn trung và dài hạn có vai trò hết sức quan trọng trong quá tình phát triển kinh tế, là cơ sở cho sự thành công của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Do vậy, việc mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV trong thời gian tới là rất cần thiết. Qua đó nhằm tạo dựng nguồn vốn vững chắc cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng, đồng thời góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội. Trong giai đoạn từ năm 1998-2000, BIDV đã có những thắng lợi bước đầu trong công tác huy động vốn trung và dài hạn. Nhưng nếu Ngân hàng phát huy hết lợi thế của mình và thực thi những giải pháp sát thực, hữu hiệu thì BIDV sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Đồng thời, để huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV ngày càng mở rộng thì đòi hỏi Nhà nước, NHNN phải có chính sách khuyến khích, hỗ trợ hợp lý.

doc67 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trường hợp, BIDV được bên tài trợ cho phép hưởng kỳ ân hạn trước khi bắt đầu hoàn trả nguồn vốn này. BIDV có trách nhiệm đưa vốn vay đến người sử dụng cuối cùng và theo dõi việc trả nợ của các khoản vay này, thu hồi nợ trả lại cho BTC hoặc bên tài trợ. Có thể nói nguồn vốn này khá quan trọng đối với BIDV. Theo bảng 3 ta thấy: Cuối năm 1998 số dư đạt 3410 tỷ đồng, chiếm 18% vốn trung và dài hạn, cuối năm 1999 số dư giảm xuống còn 3321 tỷ đồng, chiếm 14,8% vốn trung- dài hạn; và cuối năm 2000 số dư chỉ đạt 3303 tỷ đồng, chiếm 11,5% vốn trung- dài hạn. Sự suy giảm này không có nghĩa là uy tín của BIDV giảm sút mà chủ yếu là do Ban quản lý dự án của Việt Nam thiếu vốn đối ứng. Hơn nữa, nguồn vốn này thường kèm theo các điều kiện của bên tài trợ, các nhà tài trợ làm thủ tục triển khai dự án quá lâu,...Tuy nhiên việc tận dụng thế mạnh và đặc tính ưu việt của BIDV với tư cách như một tổ chức tiền thân cho Ngân hàng phát triển chính thức ở Việt Nam để mở rộng nguồn vốn này là điều rất cần thiết cho quá trình CNH,HĐH ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới. Tóm lại, vốn uỷ thác đầu tư là nguồn trung- dài hạn khá đặc biệt của BIDV. Tuy nhiên trong những năm qua BIDV phụ thuộc chủ yếu vào sự chỉ định của Chính phủ mà bản thân Ngân hàng chưa thực sự chủ động thiết lập mối quan hệ trực tiếp với các tổ chức trong và ngoài nước để mở rộng và sử dụng tốt nguồn vốn này. Qua quá trình phân tích trên chúng ta thấy nguồn vốn trung và dài hạn của BIDV luôn tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm qua đạt trên 20%. Kết quả đó phần nào đã khẳng định sự năng động, sáng tạo của BIDV trong công tác huy động vốn trung và dài hạn, từng bước tạo lập nền tảng về vốn cho hướng phát triển thành Tập đoàn Tài chính- Tín dụng của BIDV trong tương lai. III- Đánh giá công tác huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV 1- Kết quả đạt được: Cũng như các NHTM khác, BIDV luôn coi nguồn vốn là yếu tố vừa mang tính chất tiền đề, vừa có tính chất quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của toàn hệ thống. Trong đó công tác huy động vốn trung và dài hạn của BIDV trong giai đoạn từ 1998- 2000 đã đạt được kết quả rất khả quan: - Tổng nguồn vốn trung và dài hạn không ngừng tăng lên, nếu như cuối năm 1998 giá trị nguồn này mới chỉ có 18.978 tỷ đồng thì đến 31/12/2000 nguồn này đã đạt tới 18.694 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 1999 và chiếm 57% tổng nguồn vốn năm 2000 của BIDV. - Đảm bảo đủ vốn cho đầu tư phát triển. Kết quả đạt được trong công tác huy động vốn trung và dài hạn đã góp phần quan trọng trong việc tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm như: Thuỷ điện YALY, xi măng Bút Sơn,... Đặc biệt trong năm 2000 đã đáp ứng vốn đầy đủ kịp thời giải ngân hợp đồng tín dụng 34% cho toàn hệ thống. Ngoài ra còn góp phần thực hiện cho vay đối với các dự án tự tìm kiếm đã ký hợp đồng tín dụng ( 3900 tỷ đồng và 100 triệu USD); chương trình phát triển kinh tế miền núi, Tây nguyên ( 1.600 tỷ đồng đã triển khai được 200 tỷ). Kết quả trên đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập và nâng cao uy tín với khách hàng cũng như sự tin tưởng của Đảng và Nhà nước đối với BIDV. Đây chính là phần thưởng vô giá, là động lực lớn thúc đẩy toàn bộ hệ thống BIDV không ngừng nâng cao các hoạt động của mình, từng bước hoà nhập, cạnh tranh với các định chế tài chính trong khu vực và trên thế giới Đạt được kết quả trên là do công tác huy động vốn trung và dài hạn của BIDV có một số thuận lợi cơ bản sau ( cả môi trường vĩ mô và vi mô): *Môi trường vĩ mô: - Môi trường kinh tế-xã hội: Trong giai đoạn từ năm 1998-2000, kinh tế Việt Nam không nằm trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng Tài chính- Tiền tệ khu vực nhưng cũng chịu sự tác động rất lớn. Trong bối cảnh đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta tuy có chậm lại so với năm 1997 ( 8,2%), nhưng năm 1998 vẫn đạt 5,83%; năm 1999 đạt 4,8% và năm 2000 đã có chuyển biến tích cực ( 6,7%); tình hình lạm phát được kiềm chế ở mức một con số ( 1998: 9,2%; 1999: 0,1%; 2000: - 6%); tỷ giá hối đoái tương đối ổn định, nếu như 31/12/1998: 1USD=13.900 VND thì đến 31/12/2000 1USDF=14.500 VND ( 31/12/1999 1USD =14.025 VND). Qua đó chúng ta nhận thấy việc hoạch định và điều chỉnh chính sách vĩ mô có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả đó đã giúp cho người dân có cái nhìn khả quan hơn về xu hướng phát triển của nền kinh tế, an tâm hơn khi gửi tiền với kỳ hạn dài vào Ngân hàng. - Môi trường pháp lý: Theo sát với tiến trình đổi mới kinh tế của đất nước, môi trường pháp lý trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng cũng không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Từ Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1998 về tổ chức và hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, đến triển khai hai Pháp lệnh Ngân hàng ( 5/1990) và do nhu cầu phát triển của nền kinh tế, ngày 12/12/1997 Quốc hội đã thông qua Luật Ngân hàng và được thực thi vào ngày 1/10/1998. Luật Ngân hàng ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động theo hướng an toàn và hội nhập quốc tế. Qua đó niềm tin của khách hàng đối với các NHTM Việt Nam được củng cố thêm một bước. Hơn nữa, nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng gửi tiến khi có sự đổ vỡ của Ngân hàng, ngày 1/9/1999 Chính phủ đã có Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về Bảo hiểm tiền gửi. Do đó người dân sẽ an tâm hơn khi gửi tiền với kỳ hạn dài vào NHTM. - Chính sách lãi suất của NHNN: Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, chính sách lãi suất của NHNN cũng ngày càng hoàn thiện. Nếu như trước đây, NHNN quy định mức lãi suất trần cho vay và sàn tiền gửi ( 1991-1995); quy định mức lãi suất trần cho vay và chênh lệch lãi suất bình quân 0,35% ( 1996-1997); quy định mức lãi suất trần cho vay ( 1998-2/8/2000) thì đến ngày 2/8/2000 Thống đốc NHNN đã có quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 về việc thay cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng VND và cơ chế thực hiện trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Sự chuyển biến tích cực của chính sách lãi suất đã tăng cường tính chủ động của các NHTM trong công tác huy động vốn. Ngoài ra, BIDV còn được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, NHNN trong công tác huy động vốn trung và dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng tiếp cận với nguồn vốn ODA cũng như trong việc phát hành kỳ phiêú, trái phiếu. * Môi trường vi mô: Bên cạnh sự tác động tích cực của các nhân tố ngoài tầm kiểm soát của BIDV thì sự nỗ lực của Ngân hàng cũng góp phần rất quan trọng cho sự thành công trong công tác huy động vốn trung và dìa hạn trong 3 năm qua .Cụ thể là: - Phát huy vị thế là Ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển nên BIDV có lợi thế trong cho vay và huy động vốn trung và dài hạn. Bên cạnh đó, BIDV lại có hệ thống mạng lưới rộng khắp ở hầu hều hết các tỉnh ( TP) trong cả nước. Vì vậy thị phần của Ngân hàng ngày một nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng khách hàng có thể giao dịch với Ngân hàng ở mọi nợi nhiều hình thức khác nhau. -Chính sách sản phẩm: Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển cũng như hoạt động kinh doanh của mình, BIDV đã chủ động thiết lập một chính sách sản phẩm khá đa dạng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng gửi tiền như: Tiền gửi tiết kiệm, Kỳ phiếu, Trái phiếu với nhiều kỳ hạn khác nhau( 1 năm, 2 năm, 3 năm,…). Trong đó áp dụng phương thức trả lãi linh hoạt: Trả lãi trước, Trả lãi sau và Trả lãi định kỳ. Từng bước nâng cao tính tiện ích và thanh khoản cho kỳ phiếu, trái phiếu thông qua nghiệp vụ chiết khấu và niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Chính sách lãi suất: BIDV luôn nhận thấy lãi suất là công cụ khá nhạy cảm trong huy động vốn trung và dài hạn. Việc xác định một chính sách lãi suất vừa và đủ sức cạnh tranh, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh là một vấn đề nan giải. Do đó trước khi ấn định lãi suất huy động, BIDV luôn có sự tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng. Ngoài cá chính sách trên, BIDV còn áp dụng nhiều chính sách khác có tác dụng tích cực đến huy động vốn trung và dài hạn như: chính sách khách hàng, thông tin quảng cáo, quan hệ hợp tác quốc tế,... Trong đó có một điều không thể phủ nhận là sự năng động, sáng tạo, hăng say đầy nhiệt huyết của các cán bộ trong hệ thống BIDV. Tóm lại, dưới sự tác động tích cư của các nhân tố chủ quan cũng như là khách quan, công tác huy động vốn trung và dài hạn cuả BIDV đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì công tác huy động vốn trung và dài hạn của BIDV cũng bộc lộ những hạn chế nhất định mà bản thân Ngân hàng cần xác định rõ nguyên nhân và đề ra phương hướng khắc phục. Qua đó từng bước mở rộng nguồn vốn trung và dài hạn đáp ứng cho phát triển không thể- xã hội. 2- Những hạn chế: Tuy đạt được một số kết quả khả quan, hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng công tác huy động vốn trung và dài hạn của BIDV trong 3 năm qua vẫn còn một số hạn chế sau: * Nguồn vốn trung và dài hạn có tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng. Cụ thể là: - Năm 1999 Quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia ra đời. Điều này tất yếu sẽ kéo theo sự suy giảm về Quỹ đầu tư phát triển của BIDV trong thời gian tới. Thực tế cho thấy nguồn này đã giảm 400 tỷ đồng trong năm 1999 và BIDV sẽ phải trả dần nguồn vốn từ Quỹ đầu tư phát triển sang Quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia. -Vốn huy động trung và dài hạn từ tiền gửi có tăng nhưng chiếm tỷ lệ không lớn trong cơ cấu vốn trung và dài hạn ( dưới 30%). Bên cạnh đó kỳ hạn của nguồn vốn này thường là trung hạn vì vậy dùng nguồn vốn này để cho vay dài hạn là một vấn đề mà BIDV cần tính toán và cân nhắc. - Vốn vay trực tiếp vẫn có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối. Điều này minh chứng rằng các nguồn vốn khác chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu thực tiễn. - Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư là nguồn mà BIDV chỉ làm chức năng Ngân hàng đại lý, Ngân hàng phục vụ. Nhưng trong 3 năm qua nguồn này liên tục giảm. * Trong điều hành công tác huy động vốn trung và dài hạn còn thiếu các giải pháp năng động, linh hoạt tạo ra động lực thúc đẩy toàn ngành cùng lo vốn, đặc biệt là các chi nhánh có khả năng tự cân đối được vốn và huy động vốn cho toàn ngành. Một số chi nhánh vẫn tâm lý ỷ lại, chờ vốn trung và dài hạn rót xuống. * Vốn trung và dài hạn huy động từ cá tầng lớp dân cư chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó ( Chiếm dưới 50% nguồn vốn trung và dài hạn). Sở dĩ vẫn còn một số tồn tại trên là do các nguyên nhân cơ bản sau: + Các hình thức huy động vốn trung và dài hạn chưa thực sự đa dạng và phong phú. Huy động từ dân cư vẫn chủ yếu là các nghiệp vụ truyền thống như: Tiền gửi tiết kiêm, kỳ phiếu, trái phiếu,...Đặc biệt trong phát hành trái phiếu, việc ấn định mệnh giá chưa tạo điều kiện cho mọi tầng lớp dân cư có thể mua trái phiếu ( mệnh giá thấp nhất trong phát hành đợt 2 năm 2000 là 5 triệu đối với Trái phiếu VND và 500USD đối với Trái phiếu USD). Hơn nữa, kỳ hạn dài nhất của kỳ phiếu và trái phiếu cũng chỉ dừng lại ở mức 5 năm, mà chưa có các kỳ hạn như 10 năm, 20 năm,... + Nghiệp vụ chiết khấu, mua lại kỳ phiếu, trái phiếu chưa được thực hiện đồng bộ ở các chi nhánh của BIDV. Do đó tính tiện ích và thanh khoản của các công cụ huy động vốn trung và dài hạn chưa được nâng cao. + BIDV chưa thực sự chủ động trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ uỷ thác đầu tư, phụ thuộc nhiều vào cơ chế quản lý của Nhà nước và quan hệ với các Bộ, Ngành của Chính phủ. + Quá trình thực hiện một nghiệp vụ còn rất nhiều thời gian ( từ 20-30 phút), nhiều khi đông khác thì thời gian lại càng lâu. Điều đó sẽ gây cảm giác khó chịu cho khách hàng. Bên cạnh đó, thời gian giao dịch của BIDV với khách hàng chủ yếu là trong giờ hành chính, chưa chủ động phục vụ khách hàng ngoài giờ trong các ngày nghỉ. + Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới công nghệ chưa thực sự hoà nhập, bắt kịp với sự thay đổi của thị trường khu vực và thế giới. + Marketing trong lĩnh vực huy động vốn trung và dài hạn của BIDV chưa thực sự được chú trọng. Hầu như Ngân hàng chỉ mới dừng lại ở mức độ quảng cáo thông qua báo, tạp chí,... mỗi khi cần huy động. Do đó sự hiểu biết về BIDV của dân chúng còn hạn chế. Bên cạnh những nhân tố chủ quan trên, những hạn chế trong huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV giai đoạn từ 1998-2000 còn do sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như: + Tình hình kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề, từ cuộc khủng hoảng Tài chính- Tiền tệ khu vực. Hơn nữa, thiên tai lũ lụt liên tục xảy ra, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu long. Điều này có tác động lớn đến nền kinh tế- xã hội cũng như hoạt động của BIDV. + Cơ chế, văn bản hướng dẫn có nhiều thay đổi chưa sát với tình hình thực tế nên việc tổ chức và thực hiện còn nhiều vướng mắc. Mặt khác, môi trường cạnh tranh ngày một quyết liệt và chưa được lành mạnh hoá. Ra đời sớm nhưng bị bao cấp quá lâu, tâm lý thụ động vốn Ngân sách cấp không dễ xoá bỏ trong hệ thống BIDV. Hơn nữa, chuyển đổi cơ chế sau các NHTM khác nên chưa có bề dày kinh nghiệm hoạt động theo cơ chế thị trường. Nhiều nghiệp vụ còn vừa làm vừa học hỏi và có những nghiệp vụ còn mang tính chất thử nghiệm. + Hiện nay lãi suất có xu hướng liên tục giảm. Vì vậy không khuyến khích được khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài. Hơn nữa, khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp hiện nay thấp. Điều này không khuyến khích được Ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn. Tóm lại, công tác huy động vốn trung và dài hạn luôn được BIDV xác định là một vấn đề xuyên suốt cho hoạt động và nâng cao vị thế của Ngân hàng trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Thực tế trong giai đoạn từ 1998-2000, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng công tác huy động vốn trung và dài hạn của BIDV đã đạt được kết quả rất khả quan, hoàn thành kế hoạch đề ra .Tuy nhiên, so với nhu cầu vốn cho CNH,HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay thì kết quả trên vẫn còn rất khiêm tốn. Bên cạnh đó công tác huy động vốn trung và dài hạn cũng tiềm ẩn một số hạn chế nhất định cần được hoàn thiện. Vì vậy việc nghiên cứu và tìm kiếm gải pháp nhằm mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV trong thời gian tới là rất cần thiết và cấp bách. chương iii Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam I- Định hướng phát triển của BIDV ( 2000-2005) và định hướng huy động vốn trung và dài hạn của BIDV trong thời gian tới. 1- Định hướng phát triển của BIDV ( 2000-2005): Toàn cầu hoá, tự do hoá đang là xu thế phát tiển tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay, trong đó có nền kinh tế Việt Nam.Trước bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam sẽ có những thời cơ mới song cũng phải đối phó với những thách thức mới. BIDV nhận thấy để đáp ứng CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, Ngân hàng đang đứng trước một số khó khăn lớn - Nguồn vốn còn nhỏ bé, cơ cấu chưa hợp lý. - Công nghệ còn nghèo nàn, lạc hậu. - Khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế còn thấp. - Tụt hậu luôn là nguy cơ nếu BIDV không có bước đi đúng hướng và sự phấn đấu nỗ lực liên tục. Để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, làm tốt vai trò chủ đạo trên thị trường vốn đầu tư và phát triển, để hội nhập, phát triển và để trở thành Tập đoàn Tài chính- Tín dụng mạnh ở Việt Nam trong thời gian tới, BIDV đã rà soát đánh giá lại thực trạng hoạt động, xây dựng chiến lược phát triển bền vững; hoàn thiện giai đoạn 1 đề án củng cố BIDV, và tiếp tục hoàn chỉnh voà thangs 6 năm 2001, trong đó xác định rõ hướng đi như sau: * Định hướng chung: Giai đoạn từ năm 2001-2005 có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung cũng như hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng.Đối với hệ thống BIDV, định hướng phát triển trong giai đoạn này là: +Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động Ngân hàng phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. +Xây dựng Ngân hàng theo hướng phát triển bền vững, phát huy vai trò chủ đạo của NHTMQD. +Kinh doanh đa năng tổng hợp, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả kinh doanh Ngân hàng nhằm góp phần phát huy nội lực nền kinh tế, phục vụ đắc lực cho CNH, HĐH đất nước, chủ động hội nhập với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. * Các quan điểm phát triển cơ bản: a- Xây dựng BIDV thành một Tập đoàn tài chính- Tín dụng ( đa khách hàng, đa thị phần, đa thị trường, đa sở hữu trong đó sở hữu Nhà nước là chủ đạo). Với mô hình tổ chức phù hợp, có Trung tâm điều hành và các đơn vị thành viên hợp lý- tổ chức theo nhóm khách hàng lớn, theo nhóm sản phẩm ở những địa bàn cần thiết. b- Quản trị điều hành hoạt động Ngân hàng đúng pháp luật, từng bước theo thông lệ ( theo các nguyên lý quản lý Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường) c- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng liên tục phi hợp với tốc độ phải kinh tế đất nước, có cơ cấu hợp lý và bảo đảm an toàn hệ thống. d- Tiếp tục phát huy kinh nghiệm, Ngân hàng truyền thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường, phục vụ đắc lực cho đầu tư phát triển. e- Phát huy nội lực và truyền thống; tranh thủ sự hợp tác chặt chẽ toàn diện, cùng phát triển và hội nhập của hệ thống Ngân hàng trong và ngoài nước, đổi mới mạnh mẽ để hội nhập. * Mục tiêu cụ thể: - Cơ cấu lại mô hình tổ chức và mô hình quản lý theo hướng Tập đoàn. Trong giai đoạn 2000-2001 củng cố mô hình tổ chức Tổng công ty đầy đủ ( tập đoàn) với cơ cấu tổ chức hợp lý. Cấu trúc Tập đoàn phù hợp với ý tưởng của Chính phủ đó là hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh làm đối tượng ,đối tác hợp tác quốc tế và có khả năng cạnh tranh, đứng vững trong thương trường. -Các chỉ tiêu chủ yếu được xác định như sau: Phấn đấu đến 2010 xây dựng được BIDV trở thành một tập đoàn Tài chính- Ngân hàng, có các chỉ số hoạt động chuẩn mực, với các chỉ tiêu chủ yếu: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Trong đó: Đến năm 2005 Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản BQ từ năm 2000 đến … 20%-22%/năm 23%-25%/năm Tổng tài sản dự kiến 3000.000-320.000 140.000-150.000 Vốn tự có 16.000 10.000 Một số chỉ tiêu tài chính: ROA ROE 0,95% 18% 0,5% 11% Nguồn: Phòng KHPT, BIDV 2- Định hướng huy động vốn trung và dài hạn của BIDV: Trên cơ sở định hướng phát triển chung của toàn hệ thống, công tác huy động vốn trung và dài hạn của BIDV cũng hướng tới một tầm cao mới nhằm tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý và đảm bảo cho sự phát triển bền vững. BIDV chủ trương coi khâu vốn là khâu mở đường, tạo ra nguồn vốn vững chắc, ngày càng tăng trưởng cả VND và ngoại tệ. Đa dạng các hình thức, biện pháp, các kênh huy động từ mọi nguồn, xác định “ vốn trong nước là quyết định, vốn ngước ngoài là quan trọng”. Với định hướng không ngừng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn thông qua huy động dưới các hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và tiết kiệm có thời hạn dài; đề nghị Nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ,... Mặt khác, tiếp tục tăng trưởng nguồn tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế, khai thác triệt để, nguồn vốn nước ngoài thông qua vai trò Ngân hàng đại lý, Ngân hàng phục vụ để tiếp nhận ngày càng nhiều vốn trung và dài hạn từ các nguồn tài trợ, uỷ thác đầu tư các quỹ các tổ chức quốc tế, các Chính phủ và phi Chính phủ cho đầu tư phát triển. Trong thời gian tới, BIDV vẫn xác định phát hành trái phiếu là một nghiệp vụ huy động vốn trung và dài hạn có hiệu quả và đã chuẩn bị phát hành hai đợt trái phiếu qua TTGDCK, dự kiến khoảng 1000 tỷ đồng trong năm 2001. Bên cạnh đó, các nghiệp vụ huy động vốn trung và dài hạn khác cũng được BIDV chú trọng và từng bước hoàn thiện, phấn đấu mức tăng trưởng vốn trung và dài hạn trong giai đoạn 2001-2010 đạt 20%- 25%/năm. Qua đó nhằm nâng cao một bước tiềm lực tài chính của Ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Định hướng nhìn chung rất rõ ràng, cái khó hiện nay là những bước đi hay các giải pháp cụ thể. Để có được những giải pháp hữu hiệu cần phải có sự nghiên cứu, hệ thống hoá các kinh nghiệm từ thực tiễn qua nhiều năm đổi mới, đặc biệt là trong công tác huy động vốn trung và dài hạn trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay. II- Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV trong thời gian tới Huy động vốn thông qua hệ thống NHTM là vấn đề quan trọng trong cơ chế thị trường, là một kênh huy động vốn linh hoạt góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển như nước ta hiện nay. Muốn thu hút vốn nhàn rỗi của công chúng thì chính NHTM phải tìm hiểu nhu cầu, tâm lý của công chúng và phải đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đó. Dưới sự tác động của nhiều nhân tố ( tình hình hấp thụ vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, lãi suất...), công tác huy động vốn trung và dài hạn luôn là vấn đề thách thức đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Do đó sự tìm tòi, nghiên cứu đưa ra những giải pháp huy động vốn trung và dài hạn thiết thực trong thời gian tới là rất cần thiết với hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và với hệ thống BIDV nói riêng. A- Giải pháp: Để góp phần mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV trong thời gian tới, em xin đề xuất một số giải pháp như sau: 1- Chú trọng công tác phân tích nguồn vốn trung và dài hạn Phân tích nguồn vốn nói chung và phân tích nguồn vốn trung và dài hạn nói riêng là việc làm quan trọng và rất cần thiết, nhằm giúp cho Ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn rẻ, có quy mô và cấu trúc đảm bảo cho mục tiêu huy động.Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi BIDV quan tâm tới một số vấn đề sau: 1.1- Phân tích quy mô và cấu trúc nguồn vốn Quy mô và cấu trúc nguồn vốn trung và dài hạn tối ưu là một trong những cơ sở quan trọng đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời của BIDV.Nó không phải là yếu tố bất biến mà thay đổi cùng với sự phát triển của Ngân hàng trong mỗi thời kỳ nhất định.Hơn nữa, mỗi nguồn vốn trung và dài hạn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn trả,…Do đó, Ngân hàng phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ cụ thể.Muốn vậy , BIDV cần chú trọng tới một số yếu tố sau: * Cần nghiên cứu và thành lập Phòng phân tích hoạt động kinh doanh.Trong đó, bộ phận chuyên trách về phân tích nguồn vốn phải có khả năng dự báo về sự biến động về quy mô và cấu trúc của nguồn vốn, cán bộ phụ trách phải là những người có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực này. * Việc phân tích, đánh giá có thể dựa vào một số chỉ tiêu như: khả năng cho vay trung và dài hạn( Hệ số sử dụng vốn ), Quy mô tăng vốn và một số chỉ tiêu khác.Đồng thời phải ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình phân tích, nhằm bảo đảm tính chính xác, kịp thời và khoa học. * Cần gắn chặt hơn nữa giữa công tác huy động vốn và sử dụng vốn.Điều này không có nghĩa là chỉ có sự phù hợp về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn mà đòi hoỉ có sự linh hoạt của Ngân hàng trong từng trường hợp cụ thể.Ví dụ: BIDV có nguồn vốn trung và dài hạn dư thừa thì có thể cân đối cho vay ngắn hạn hoặc nếu nguồn ngắn hạn có tính ổn định cao thì lợi dụng để cho vay trung và dài hạn nhưng phải đề phòng những rủi ro có thể xảy ra. * Chú trọng phân tích khách hàng tiềm năng.Điều này có nghĩa là BIDV cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc nghiên cứu đặc điểm, tính chất của một chủ thể hay một nhóm người liên quan đến việc ra quyết định giao dịch với Ngân hàng ( gưỉ tiền, cho BIDV vay,…). Tóm lại, phân tích quy mô và cấu trúc nguồn vốn là một giải pháp hữu hiệu giúp BIDV tiếp cận một cách khoa học và hệ thống với các nguồn vốn trung và dài hạn, là cơ sở để Ngân hàng đưa ra những chính sách huy động vốn phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng nguồn. 1.2- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt và hợp lý Lãi suất là một công cụ quan tọng trong công tác huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV, đặc biệt là huy động từ các tầng lớp dân cư. Do đó, một chính sách lãi suất vừa có sức cạnh tranh vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng là rất cần thiết, em xin đề xuất một số giải pháp về vấn đề này như sau: * Định mức lãi suất tiền gửi trung và hạn hợp lý để kích thích dân chúng Mục đích chủ yếu của khách hàng gửi tiền dài hạn vào Ngân hàng là sinh lời. Do đó với một mức lãi suất thấp sẽ không bù đắp được sự mất giá của khoản tiền gửi. Vì vậy, lãi suất huy động phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát và lãi suất gửi trung và dài hạn phải lớn hơn tiền gửi ngắn hạn. Như vậy để kích thích khách hàng gửi tiền dài hạn, BIDV cần tạo một khoảng cách rõ rệt giữa lãi suất huy động dài hạn và ngắn hạn. Tuy nhiên, đề nghị này không có nghĩa là phải tăng lãi suất huy động vốn trung và dài hạn, điều mà các nhà sản suất không dễ dàng chấp nhận. Hơn nữa, nếu lãi suất tiền gửi cao thì họ sẽ không đầu tư trực tiếp vào các phương án kinh doanh mà gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi. Nếu điều đó xảy ra thì BIDV sẽ gặp khó khăn vì không giải quyết được đầu ra. Vì vậy, BIDV cần có sự nghiên cứu, cân đối giữa lãi suất tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi trung và dài hạn để tạo khoảng cách cần thiết giữa hai mức lãi suất này. Ngoài ra, trong lãi suất tiền gửi trung và dài hạn cũng cần định mức lãi suất phù hợp giữa các kỳ hạn khác nhau, đảm bảo nguyên tắc: Kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao, phản ánh được cung cầu về vốn, đảm bảo lãi suất thực dương nhưng đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. * Thưởng lãi suất đối với khách hàng duy trì số dư trên tài khoản với kỳ hạn thực dài hơn kỳ hạn danh nghĩa. Như chúng ta đã có dịp đề cập, đối với khách hàng rút tiền trước hạn thì BIDV thường áp dụng mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất của kỳ hạn ban đầu. Vậy trong trường hợp ngược lại, BIDV có thể khuyến khích người gửi tiền trên tài khoản với kỳ hạn thực tế dài hơn kỳ hạn danh nghĩa bằng cách thưởng thêm một tỷ lệ % nào đó tương ứng với chênh lệch giữa kỳ hạn thực và kỳ hạn danh nghĩa. Cụ thể: Ví dụ: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng là 6%/ năm còn lãi suất huy động 24 tháng là 6,55%/năm thì Ngân hàng có thể thưởng tương ứng 0,1%- 0,3% cho khách hàng với chênh lệch kỳ hạn thực và kỳ hạn danh nghĩa là 12 tháng. Như vậy sẽ kích thích được người gửi, đặc biệt là khách hàng có tiền nhưng chưa xác định được thời gian cần dùng đến. Mặt khác, BIDV cũng có một khoản vốn ổn định với chi phí thấp hơn. 2-Nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo các tiện ích cho khách hàng Để mở rộng huy động vốn trung và dài hạn trong thời gian tới, ngoài việc tìm kiếm khách hàng mới thì BIDV còn phải duy trì được những khách hàng truyền thống đã có.Muốn vậy, BIDV cần nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo tiện ích cho khách hàng thông qua một số nội dung chủ yếu sau: * Nâng cao chất lượng cán bộ huy động vốn, bảo đảm mỗi cán bộ ngoài việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn còn phải có khả năng thực hiện vai trò tư vấn giúp đỡ khách hàng tận tình chu đáo trong khi gửi tiền, mua Kỳ phiếu, Trái phiếu,…Do đó, cần có sự tuyển chọn, bố trí, đào tạo cán bộ huy động vốn có đủ trình độ chguyên môn, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Nên có sự bổ sung, xen kẽ những cán bộ có nhiều kinh nghiệm với những cán bộ mới được đào tạo trong nền kinh tế thị trường. * Ngân hàng phải giữ được chữ “ tín” với khách hàng. Muốn vậy thì BIDV phải thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán, không được phép khất chi, hoãn chi với khách vì lý do thiếu tiền. Bên cạnh đó phải thực hiện khâu thanh toán nhanh chóng thông qua áp dụng công nghệ hiện đại trong giao dịch như: Máy đếm tiền, máy rút tiền tự động ATM, máy soi tiền,... Tham gia thanh toán bù trừ liên Ngân hàng bằng cách nối mạng với trung tâm thanh toán bù trừ. * Ngân hàng cần phải công khai các chỉ tiêu tài chính quan trọng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng có sự hiểu biết về BIDV một cách thuận lợi. Mặt khác, Ngân hàng cũng cần tăng cường mối quan hệ hữu hảo với cấp uỷ và địa phương nơi hoạt động. Qua đó tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các cấp, các ngành. * Trong quá trình mở rộng mạng lưới, BIDV cần chọn lựa địa thế thuận lợi và xây dựng cơ sở vật chất khang trang. Một địa điểm giao dịch sang trọng, có nơi đỗ xe, có sơ đồ hướng dẫn, có dịch vụ tư vấn,... là nhân tố quan trọng để thu hút khách hàng tới giao dịch. Người gửi tiền sẽ cảm thấy an toàn hơn khi có cơ sở vật chất của Ngân hàng đầy đủ và hiện đại. * Cải tiến nghiệp vụ thanh toán và thủ tục giấy tờ: Để hấp dẫn người gửi tiền và giảm bớt khối lượng giấy tờ cần phải xử lý thì BIDV cần phải hiện đại hoá, vi tính hoá trong xử lý nghiệp vụ. Trước đây, nhiều người có nhiều tiền không muốn gửi vào NHTM vì lý do họ cho rằng thủ tục gửi tiền vào và rút tiền ra rất phiền hà. Hơn nữa, là tác phong giao dịch của nhân viên thiếu mềm mỏng, tận tình, nhiều nơi còn biểu hiện cửa quyền hách dịch. Điều đó đã gây ra tâm lý ngại tiếp xúc với NHTM trong dân chúng mà đến nay vẫn cờn dư âm. Do đó, NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng phải không ngừng đổi mới toàn diện hoạt động của mình, tổ chức lại bộ máy, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình nghiệp vụ. Từng bước áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại, đồng thời tiếp tục thực hiện cải tiến các nghiệp vụ thanh toán truyền thống cho phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Mặt khác, các thủ tục giấy tờ trong giao dịch cũng cần được chú trọng hơn, thực tế khi thấy khách hàng gửi tiền phải mất từ 20-30 phút hoặc lâu hơn nữa. Thiết nghĩ thời gian thực hiện một nghiệp vụ như thế là dễ dàng chút nào, mà đòi hỏi BIDV phải trang bị những công cụ cần thiết trong công tác huy động. Hơn nữa, cần có sự thiết kế giấy tờ giao dịch một cách khoa học, dễ đọc, dễ hiểu, ngắn gọn,... đảm bảo mọi khách hàng có thể tiếp cận và hiểu một cách thấu đáo. Bên cạnh đo, Ngân hàng cần phải bố trí nhiều bàn giao dịch khách nhau tại một quầy dao dịch, tránh tính trạng khách hàng phải xếp hàng để chờ đến lượt mình giao dịch. * Ngoài ra, BIDV cũng cần nghiên cứu mở rộng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu gửi tiền của khách hàng như: Thực hiện dịch vụ Ngân hàng tại nhà (Home Banking) như nhận gửi và cho vay tại nhà, làm việc ngoài giờ hành chính, thái độ tác phong giao dịch tận tình, chu đáo,... 3- Nâng cao trình độ cán bộ và đổi mới công tác quản lý: Nhân tố con người luôn là nhân tố quan trọng nhất, quyết định mọi sự thành công hay thất bại của mọi hoạt động kinh tế. Trong quá trình hoạt động, BIDV luôn coi phát triển nguồn nhân lực là vấn đề then chốt, đặc biệt là trong công cuộc cơ cấu lại Ngân hàng như hiện nay. Thực tế tại BIDV có nhiều cán bộ có chuyên môn gỏi, có năng lực quản lý và công tác quản lý ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá Ngân hàng, bắt kịp kỹ thuật công nghệ Ngân hàng mới, mở rộng huy động trung và dìa hạn thì BIDV cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao trình độ công nhân viên và công tác quản lý trong Ngân hàng. * Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, đặc biệt là trong công tác huy động vốn: BIDV cần tiếp tục thường xuyên mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên và đặc biệt là cán bộ chủ chốt ở hội sở và một số chi nhánh lớn theo các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Trong đó cần có sự kết hợp giữa đào tạo ngắn hạn, đào tạo bên ngoài và đào tạo tại chỗ. Bên cạnh đó, BIDV nên có chính sách động viên, khuyến khích cán bộ của mình tự nâng cao trình độ nghiệp vụ bằng cách hỗ trợ vật chất và tinh thần; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mọi cán bộ được tìm hiểu, nghiên cứu và học tập hay tiếp cận với các mô hình, quy trình nghiệp vụ ở các nước có hệ thống Ngân hàng hiện đại như ở Anh, Mỹ, Pháp,... Qua đó nhằm tạo điều kiện cho cán bộ Ngân hàng có thể học hỏi kinh nghiệm để vận dụng một cách phù hợp với thực tế ở nước ta. Ngoài ra, BIDV cũng cần quan tâm hơn nữa tới các cán bộ có điều kiện tự nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, từng bước hướng tới xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa có “ tâm” vừa có chuyên môn nghiệp vụ giỏi. Nhưng chỉ có trình độ chuyên môn thì chưa đủ, trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng cần phải có sự phối kết hợp nhiều yếu tố. Trong đó thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng sẽ là “ hình ảnh” của Ngân hàng trong con mắt khách hàng. Do đó, ngay từ khi tuyển dụng cho đến khâu đào tạo, quản lý, BIDV cần phải thường xuyên chú ý lựa chọn, sàng lọc để Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ có phong cách lịch sự, nhiệt tình, vững vàng về tư tưởng đạo đức, lối sống và giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. *Đổi mới công tác quản lý điều hành. Bên cạnh việc cải tiến và đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ trong quá trình hoạt động nói chung và tỏng công tác huy động vốn nói riêng thì BIDV nên hoàn thiện mô hìh tổ chức bộ máy, bố trí sắp xếp nhân lực hợp lý ổn định theo hướng “ chọn người phù hợp cho yêu cầu công việc”. Trên cơ sở đó, BIDV cần lựa chọn và đào tạo nhnữg cán bộ có thái độ, năng lực và phẩm chất tốt để quản lý điều hành công tác huy động vốn. Quản lý và điều hành công tác huy động vốn hợp lý sẽ là động lực lớn để thúc đẩy quá trình mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV trong tương lai. 4- Đa dạng hoá các hình thức huy động: * Đối với huy động tiền gửi Bên cạnh kỳ hạn đang áp dụng, BIDV có thể mở rộng thời hạn tiền gửi như 5 năm, 10 năm và lâu hơn nữa. Việc áp dụng hình thức huy động tiền gửi với kỳ hạn đa dạng sẽ đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng, tạo điều kiện đa dạng hoá hình thức huy động vốn và sử dụng vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng. Bởi lẽ huy động vốn luôn gắn liền với sử dụng vốn, mặc dù BIDV có thể chuyển hoán vốn theo luật định nhưng sự phù hợp về kỳ hạn giữa huy động và sử dụng vốn sẽ tạo thế chủ động hơn cho Ngân hàng. Bên cạnh sự đa dạng về kỳ hạn thì BIDV nên duy trì và củng cố các khách hàng như: Trả lãi trước, trả lãi sau, rút lãi theo các khoảng thời gian bàng nhau,... hay gửi tiền một nơi nhưng có thể rút tiền ở nhiều nơi. Vì kỳ hạn dài và đa dạng nên đòi hỏi BIDV cần có sự cải tiến về mẫu sổ tiết kiệm sao cho phù hợp, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu, tránh nnhững phiền hà không cần thiết cho khách hàng. Ngoài việc mở rộng các loại tiền gửi mang tính truyền thống thì BIDV cũng cần nghiên cứu và áp dụng phổ biến các hình thức huy động tiết kiệm có mục đích, cụ thể: +Tiết kiệm xây dựng nhà ở: Hình thức này tạo cho Ngân hàng nguồn vốn trung và dài hạn, đồng thời người gửi cũng được hưởng những lợi ích nhất định mà chúng ta đã có dịp đề cập. Hiện nay thu nhập và nhu cầu chi tiêu cho nhà ở là khá lớn, do đó BIDV cần áp dụng một cách rộng rãi hơn loại hình tiết kiệm này. + Tiết kiệm học đường: Hình thức này dành cho gia đình trẻ có con hoặc chưa có con nhưng muốn tiết kiệm để sau này có một khoản tiền chi trả cho con cái học hành, thành đạt, hình thức này cũng đang được Công ty Bảo hiểm nhân thọ PRUDENTIAL thực hiện. Do đó có thể khẳng định rằng đây là hình thức phù hợp với mong muốn và tâm lý của người Việt Nam. + Tiết kiệm gửi góp: Hình thức này chủ yếu dành cho người có thu nhập hiện tại để dùng cho tương lai hay khi về già bằng cách hàng tháng hay hàng quý gửi một số tiền nhất định vào Ngân hàng, thời hạn gửi có thể là 5 năm, 10 năm và lâu hơn nữa. + Ngoài ra, BIDV có thể tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm các hình thức khác như: Tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm có quay số mở thưởng theo định kỳ,... Qua đó từng bước thu hút dân chúng quan tâm, kích thích họ tới giao dịch với Ngân hàng. Tuy nhiên, các hình thức trên còn khá mới mẻ đối với BIDV. Do đó, để áp dụng phổ biến ở các chi nhánh của mình, BIDV cần phải có thời gian thử nghiệm và tạo điều kiện để thực hiện. Song chúng ta có thể tin tưởng rằng. Với sự nỗ lực, sáng tạo của toàn bộ hệ thống trong thời gian tới BIDV sẽ áp dụng nhiều hình thức tiết kiệm mới, phù hợp để bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. * Đối với kỳ phiếu và trái phiếu: + Phát hành kỳ phiếu có mục đích: Là hình thức huy động vốn trung và dài hạn mà BIDV đã áp dụng khá linh hoạt trong thời gian qua. Để phát huy thế mạnh của nghiệp vụ này, Em xin đề xuất một số ý kiến sau: Thứ nhất: Hiện nay BIDV phát hành kỳ phiếu mang tính đơn điệu về lãi suất ( lãi suất cố định cho BIDV trung ương ấn đinh). Do đó, để mở rộng nghiệp vụ này BIDV cần nghiên cứu và thử nghiệm các loại kỳ phiếu mới như: Kỳ phiếu có lãi suất điều chỉnh, kỳ phiếu có lãi suất thả nổi,... mà chúng ta đã đề cập ở chương I. Thứ hai: Để tạo tính lỏng cho công cụ này thì BIDVcần cho phép các chi nhành thực hiện nghiệp vụ chiết khấu kỳ phiếu, mau một nơi có thể chiết khấu nhiều nơi. Được vậy người mua kỳ phiếu chắc chắn sẽ hài lòng vì được hưởng lãi suất cao và có thể có tiền ngay khi cần thiết, mà Ngân hàng cũng có nhiều thuận lợi. Thứ ba: Hiện nay BIDV phát hành kỳ phiếu với hai loại chứng chỉ là vô danh và có danh. Trong hai loại này lại có sự khách biệt về phương thức trả lãi ( loại vô danh không áp dụng trả lãi định kỳ), vậy có nên chăng vẫn duy trì sự phân biệt này? Bởi lẽ dân chúng mua kỳ phiếu bao giờ cũng muốn hưởng lãi cao và có nhiều tiện ích nhất. *Phát hành tráiphiếu:: n nnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn Trái phiếu là công cụ huy động vốn dài hạn khá hiệu quả của BIDV nhằm tài trợ cho các dự án, các công trình trọng điểm của Đảng và Nhà nước. trong thời gian qua, thông qua nghiệp vụ này, BIDV đã góp phần không nhỏ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng vốn của nền kinh tế thì việc đa dạng hoá công cụ này là rất cần thiết, Em xin đề cập một số hướng đa dạng hoá sau: Thứ nhất, mệnh giá trái phiếu BIDV phát hành còn nghèo nàn ( trái phiếu VND mới chỉ có hai mệnh giá là 5 triệu đồng và 10 triệu đồng; trái phiếu USD cũng chỉ có hai loại là 1000 USD và 500 USD). Vì vậy để trái phiếu BIDV có thể vươn tới mọi đối tượng khách hàng thì việc đa dạng hoá mệnh giá là rất cần thiết. Với trái phiếu VND có thể đưa ra các mệnh giá như: 500.000 VND, 1 triệu, 2 triệu, 3 triệu,... 20 triệu hoặc nhiều hơn; với trái phiếu USD có thể đưa ra các mệnh giá: 100USD, 200USD,... 1000USD hoặc nhiều hơn. Sự đa dạng vè mệnh giá của trái phiếu chắc chắn sẽ được mọi tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng bởi một lẽ đơn giản là phù hợp với túi tiền của và được hưởng lãi cao hơn so với các hình thức đầu tư khác. Thứ hai: Nếu theo thông lệ quốc tế thì trái phiếu BIDV phát hành là trái phiếu nhằm huy động vốn trung hạn ( kỳ hạn dài nhất hiện nay là 5 năm). Do đó việc nghiên cứu để phát hành trái phiếu nhiều kỳ hạn và theo thông lệ quốc tế là rất cần thiết trong thời gian tới. BIDV có thể nghiên cứu các kỳ hạn như: 6 năm, 7 năm,... 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nếu có thể. Song vẫn phải đảm bảo nguyên tắc: Kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao và Ngân hàng kinh doanh có lãi. Ngoài ra, BIDV cũng cần có sự nghiên cứu và xin phép Chính phủ, NHNN để phát hành các loại trái phiếu như: Trái phiếu có lãi suất có thể điều chỉnh, trái phiếu dài hạn có thể chuyển đổi sang công cụ nợ khác,... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi đối tượng khách hàng có tiền đều có thể mua trái phiếu của Ngân hàng. Có thể nói đa dạng hoá và cung cấp các tiện ích kèm theo trong nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu là một phương thức hữu hiệu, thôi thúc dân chúng gửi tiền với kỳ hạn dài vào BIDV. Chính vì vậy toàn bộ hệ thống BIDV cần nỗ lực tìm tòi để thoả mãn tối đa nhất mọi nhu cầu gửi tiền của dân chúng, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng của nguồn vốn trung và dài hạn trong tương lai. * Đối với các hình thức huy động vốn trung và dài hạn khác như: Huy động vốn từ chủ sở hữu, vay trung và dài hạn, nhận tài trợ uỷ thác đầu tư thì vấn đề đa dạng hoá gặp nhiều khó khăn. Song BIDV có thể nỗ lực, năng động trong việc thu hút các nguồn vốn vay thông qua kiến nghị với Nhà nước tăng thêm vốn điều lệ, tăng bổ sung thêm quỹ đầu tư phát triển, mở rộng mối quan hệ hữu hảo với các định chế tài chính trong nước ( các công ty Bảo hiểm, Ngân hàng ...) và nước ngoài, chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ uỷ thác,... Qua đó từng bước nâng cao vốn của chủ, có thể vay mượn vốn trung và dài hạn khi cần thiết với chi phí hợp lý. 5- Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng cáo: Ngày nay tuyên truyền, quảng cáo là hoạt động cần thiết của kinh doanh nói chung và kinh doanh Ngân hàng nói riêng. Nó vừa là một phương tiện, phương pháp kỹ thuật, nghệ thuật vừa là công cụ để nối liền hoạt động kinh doanh của NHTM với thị trường. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền quảng cáo đã được BIDV triển khai trên bề rộng nhưng hiệu quả công tác này chưa thực sự được chú trọng nâng cao, để góp phần mở rộng huy động vốn trung và dài hạn trong thời gian tới thì công tác tuyên truyền, quảng cáo cần được quan tâm hơn, Em xin đề xuất một số ý kiến để tăng cường hiệu quả của công tác này. * BIDV cần thường xuyên quảng cáo, tuyên truyền nghiệp vụ huy động vốn trung và dài hạn của mình trên cá phương tiện thông tin đại chúng ( truyền hình, đài báo, tạp chí...) với những thông tin cần thiết kèm theo như: lãi suất, kỳ hạn... Trong đó cần có những khoản mục để Ngân hàng có thể tiếp nhận ngay thông tin phản hồi từ công chúng, hay để công chúng dễ liên hệ và giao dịch với Ngân hàng như: Số điện thoại, địa chỉ giao dịch,... Thông tin phải đầy đủ nhưng phải tiết kiệm chi phí. * Tạo dựng và duy trì hình ảnh cá nghiệp vụ huy động cũng như Ngân hàng trong con mắt xã hội và với khách hàng tiềm năng thông qua nhân viên Ngân hàng như: Thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng, thái độ lịch sự, hướng dẫn nhiệt tình, vui vẻ. Bên cạnh đó có thể tổ chức Hội nghị khách hàng để nắm nguyện vọng và phổ biến chế độ, chính sách Ngân hàng cho khách hàng * Tham gia vào các tổ chức mang tính yểm trợ như: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng ASEAN, Hiệp hội Ngân hàng Châu á, tham gia các Hội trợ triển lãm trong nước và quốc tế,... qua đó nhằm nâng cao uy tín, đảm bảo khả năng an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Trên đây là một số giải pháp cơ bản mà BIDV cần xem xét, nghiên cứu và thực hiện nhằm mở rộng huy động vốn trung và dài hạn, góp phần thực hiện tốt nghiệp vụ truyền thống cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, những giải pháp trên chỉ có thể thực hiện được và có hiệu quả trong một môi trường vĩ mô phù hợp. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp đã đề cập thì việc kiến nghị với Nhà nước, với NHNN để hoàn thiện môi trường vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV trong thời gian tới là rất cần thiết. B- Các kiến nghị: 1- Đối với Nhà nước Chúng ta có thể nhận thấy chỉ có một phần tiết kiệm trong nước được sử dụng cho đầu tư trực tiếp, còn lại nằm dưới dạng nhàn rỗi. Muốn khai thác hết tiềm năng này và nâng sức cạnh tranh thu hút vốn từ thị trường quốc tế, Nhà nước cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng, củng cố lại hệ thống NHTM. * ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: Đây là tiền đề quan trọng số một để mở rộng huy động vốn trung và dài hạn. Đối với Việt Nam hiện nay thì những điều kiện quan trọng để tạo nên sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là: ổn định chính trị, ổn định tiền tệ và có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn. - ổn định chính trị: Duy trì sự ổn định chính trị là điều kiện quan trọng thúc đẩy huy động vốn có hiệu quả. Một nền chính trị được kiến tạo vững chắc, có thiết chế hợp lý, được quần chúng nhân dân tin yêu và hoàn toàn ủng hộ thì những chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực huy động vốn sẽ dễ dàng được thực hiện. Ngược lại, sự bất ổn địnhvề chính trị xã hội sẽ tạo nên những hoài nghi của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chế độ, chính sách và làm cho họ e ngại trong khi bỏ vốn đầu tư. - ổn định tiền tệ: Khi lòng tin của dân chúng vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam được nâng cao thì công tác huy động vốn sẽ thuận lợi hơn. Người dân sẽ an tâm hơn khi gửi tiền với kỳ hạn dài vào các định chế tài chính trong nền kinh tế. Muốn vậy đòi hỏi Nhà nước cần duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất thực “ dương” cho người gửi tiền; có chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt, tránh các đột biến làm giảm sức mua của nội tệ. - Có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn: Chính phủ cần có các chính sách ngoại giao, tiết kiệm và đầu tư một cách phù hợp, giảm bớt hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh, tăng cường tính độc lập của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia sao cho phù hợp và gắn liền với thực tiễn. Bên công nghệ đó, Nhà nước cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp Nhà nước bằng cách đầy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, tham ô, lãng phí, lãi giả lỗ thật,... làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. * Hoàn thiện môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng đã từng bước được hoàn thiện trong thời gian qua. Sự ra đời của luật Ngân hàng đã tạo điều kiện cho môi trường hoạt động kinh doanh của NHTM thuận lợi hơn, từng bước hoà nhập với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó sự ra đời của “ Bảo hiểm tiền gửi” trong năm 2000 đã củng cố thêm niềm tin của quần chúng vào hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên để khai thác hết tiềm năng vốn nhàn rỗi trong nước và ngoài nước, mở rộng huy động vốn trung và dài hạn qua NHTM thì Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý theo hướng sau: - Song song với việc đưa luật Ngân hàng vào thực tiến thì Nhà nước cần kết hợp với các luật khác như: Luật doanh nghiệp, luật ngân sách, luật thương mại nhằm tạo ra hệ thống luật hoàn thiện, chi tiết và công bằng. - Nhà nước cầm sớm nâng các quy định về quảng cáo, cạnh tranh thành luật để tạo ra “ sân chơi” bình đẳng cho các NHTM. * Củng cố lại hệ thống NHTM Để nâng cao chất lượng hoạt động và tiến tới hội nhập với NHTM trong khu vực và trên thế giới thì việc cải cách và củng cố lại hệ thống NHTM Việt Nam là rất cần thiết. Nhà nước cần củng cố theo hướng sau: - Đối với NHTM quốc doanh: Nhà nước cần cấp đủ, bổ sung thêm vốn điều lệ để tăng năng lực tài chính cũng như tăng sức mạnh cạnh tranh để hào nhập với xu thế chung cảu các NHTM trong khu vực; cần có sự tách bạch giữa cho vay chính sách và cho vay thương mại, trừ một số trường hợp nhất định ( phải được Bộ Tài chính bảo lãnh); việc tái cấp vốn phải căn cứ vào thực trạng hoạt động của aNHTM theo tiêu chuẩn quóc tế để có báo cáo chính xác với NHNN và Bộ tài chính. Ngoài ra, Nhà nước cần giảm tỷ lệ thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ( hiện nay là 6%) xuống một tỷ lệ thấp hơn và về lâu dài thì nên xoá bỏ tỷ lệ thu này để tăng vốn tự có cho các Ngân hàng. - Đối với các NHTM ngoài quốc doanh: Nhà nước cần có sự quản lý, thanh tra giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các NHTM này. 2- Đối với Ngân hàng Nhà nước Nhằm hướng tới mở rộng huy động vốn trung và dài hạn trong nền kinh tế, đặc biệt là “ kênh” qua NHTM thì NHNN cần có những chính sách mềm dẻo, linh hoạt theo hướng sau: * Khởi thảo và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt. trong đó cần khuyến khích tiết kiệm, tập trung vốn nhàn rỗi đầu tư cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các NHTM và tổ chức tín dụng cạnh tranh lành mạnh, tự chủ trong kinh doanh. NHNN cần dùng lãi suất làm “ đòn bẩy” thúc đẩy các NHTM chú trọng huy động vốn trung và dài hạn. * NHNN cần tăng cường phối hợp tốt với các ngành quản lý quỹ đầu tư nước ngoài, quỹ viện trợ từ các tổ cức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài, nhằm động viên mọi nguồn vốn nước ngoài chảy qua “kênh” NHTM. * NHNN cần có những hướng dẫn cụ thể về các hình thức huy động vốn trung và dài hạn như: Tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng,... Cần có những quy định cụ thể về áp dụng lãi suất đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài 10 năm, 20 năm... * NHNN cần quy định cụ thể các thông tin, số liệu về hoạt động mà các tổ chức tín dụng bắt buộc phải công khai cho công chúng biết theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Qua đó nhằm giúp khách hàng có được hướng giải quyết đúng đắn trong việc đầu tư, giao dịch với Ngân hàng. * Duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, thích hợp bằng cách NHNN tăng cường kiểm soát việc cho ra đời các tổ chức tín dụng mới cũng như việc mở thêm chi nhánh và các phòng giao dịch của tổ chức tín dụng. Tóm lại, để mở rộng huy động vốn trung và dài hạn trong thời gian tới thì đòi hỏi hệ thống BIDV nghiên cứu, triển khai và thực hiện linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp. Đồng thời Nhà nước cũng như NHNN cần có những chính sách thiết thực, vừa khuyến khích NHTM huy động vốn trung và dài hạn vừa khơi dậy được tiềm năng vốn trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế Kết luận Vốn trung và dài hạn có vai trò hết sức quan trọng trong quá tình phát triển kinh tế, là cơ sở cho sự thành công của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Do vậy, việc mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV trong thời gian tới là rất cần thiết. Qua đó nhằm tạo dựng nguồn vốn vững chắc cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng, đồng thời góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội. Trong giai đoạn từ năm 1998-2000, BIDV đã có những thắng lợi bước đầu trong công tác huy động vốn trung và dài hạn. Nhưng nếu Ngân hàng phát huy hết lợi thế của mình và thực thi những giải pháp sát thực, hữu hiệu thì BIDV sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Đồng thời, để huy động vốn trung và dài hạn tại BIDV ngày càng mở rộng thì đòi hỏi Nhà nước, NHNN phải có chính sách khuyến khích, hỗ trợ hợp lý. Danh mục tài liệu tham khảo 1- Luật các TCTD, các văn bản hướng dẫn của BIDV. 2- Báo cáo thường niên 19981999 của BIDV. 3- Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ năm 2001 của BIDV. 4- Định hướng phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2001-2005 của Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 4/2000 5- tạp chí Ngân hàng các số năm 1998,1999,2000 6- Thời báo kinh tế, 1999,2000 7- Ngân hàng thương mại, Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải. 8- Frederic S. Mishkin: Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học kỹ thuật, 1991. 9- Edward W.Reed, Ph. D và Edward K.Giu Ph.D nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Ban kiểm soát Kiểm tra nội bộ Kế toán Thanh toán tập trung T.Tin phòng ngừa RR Điện toán ứng dụng- xử lý T.Tin Thanh toán quốc tế Tài chính Quan hệ quốc tế Ngân hàng đại lý Ban nghiên cứu Văn phòng đại diện Kế hoạch- phát triển Chứng khoán Nguồn vốn-Kinhdoanh Tổ chức cán bộ Tiền lương thi đua Pháp chế Chế độ T. tin tuyên truyền Kiểm toán nội bộ Đào tạo Văn phòng Tín dụng 4 Tín dụng 5 Bảo lãnh Tín dụng 3 Tín dụng 2 Tín dụng 1 Thẩm định Ban thư ký Hội đồng tín dụng Hội đồng quản trị Ban tổng Giám đốc Sơ đồ tổ chức tại BIDV Trung ương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33487.doc
Tài liệu liên quan