Nhiều yếu tố có thể tác động đến tính cạnh tranh của mặt hàng hạt điều nhân Việt Nam trên thị trường thế giới trong tương lai.
Thứ nhất, cho đến hiện nay điều vẫn được coi như cây xoá đói giảm nghèo thích hợp với các vùng đất ít màu mở. Do đó mức độ thâm canh còn thấp, chỉ bằng một nửa của cà phê. Theo các chuyên gia của Hiệp hội cây điều Việt Nam đã xuất hiện nhiều hộ nông dân tham canh điều cho năng xuất cao. Sự thay đổi tập quán canh tác trong người sản xuất điều sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần củng cố mức cung nội địa cho các nhà máy chế biến. Hiện tượng này sẽ tạo cho hiệu quả và năng suất điều tăng lên củng cố thế mạnh của Việt Nam trước các nước sản xuất lớn như ấn Độ, Braxin, v.v.
Thứ hai, khả năng tăng diện tích điều tại Việt Nam còn nhiều và có thể đạt tới 500.000 ha, nhất là khi có chính sách phát triển rừng sản xuất trong chương trình quốc gia về trồng mới 5 triệu ha rừng nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc và sự dụng nguồn lao động dư thừa trong nông thôn.
Thứ ba, khả năng về chế biến của Việt Nam không những đáp ứng lượng hạt điều thô hiện có mà còn chế biến một lượng lớn hạt thô nhập khẩu từ các nước khác.
91 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường hạt điều Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m bảo nguồn cung điều thô cho chúng ta trong thời gian trước mắt. Tuy nhiên, theo các báo cáo của USAID, các nước Tây Phi hiện nay đá quan tâm và phát triển các chương trình phát triển chế biến điều. Đây có thể sẽ là những thách thức cho ngành điều Việt nam trong thời gian 5- 10 năm tới.
Một nỗi lo lớn nhất hiện nay của ngành chế biến điều là việc thiếu lao động trầm trọng. Tổng số lao động ngành điều hiện nay trên 300.000 người, nhưng tại các doanh nghiệp , số lao động mới đáp ứng cho 60 công suất nhà máy hoạt động, còn thiếu tới 40%( Hiệp hội Điều Việt Nam, 2007). Nguyên nhân chính gây ra thiếu lao động là do thu nhập thấp (khoảng 800.000-1 triệu đồng/người/tháng). Nhiều công nhân chế biến hạt điều đã bỏ sang các ngành ché biến gỗ, thực phẩm, thủy sản...-nơi có thu nhập cao hơn ngành điều. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc phân bổ các nhà máy chế biến tại các khu vực khác nhau nhằm tránh tình trạng cạnh tranh lao động.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HẠT ĐIỀU
I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
1. Quan điểm mở rộng thị trường
1.1. Mở rộng thị trường phải gắn với nhu cầu thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, hang hoá sản xuất ra là để bán. Tuy nhiên, hang hoá đó khi tung ra thị trường phải được thị trường chấp nhận. Để hang hoá sản xuất ra được thị trường chấp nhận, người sản xuất phải tính toán nhu cầu của thị trường cần loại nào ( Quy cách, mẫu mã sản phẩm) , với số lượng là bao nhiêu và nghiên cứu xem có những đối thủ nào cạnh tranh, nhóm đối tượng khách hang tiêu thụ ở đâu. Các chủ thể kinh tế ngành điều phải nắm bắt nhu cầu thị trường ở những điểm sau:
- Nhóm khách hang tiêu thụ điều là ai?, số lượng là bao nhiêu?, tiêu thụ có thường xuyên không? Sở thích của họ về cách chế biến, mẫu mã, chất lượng, bao bì…
- Nhóm khách hang trên ở đâu?
Những địa phương trong và ngoài nước trồng điều ở đâu, với diện tích và khối lượng là bao nhiêu ở thời diểm hiện tại và tương lai. Những địa diểm dó có thế mạnh gì về sản xuất kinh doanh điều.
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường ( cả trong và ngoài nước), phải xác định xem trồng với diện tích như thế nào thì phù hợp, cơ cấu giống cây như thế nào?, xác dịnh thị trường nào là trọng điểm để từ đócó chiến lược kinh doanh sản xuất mang alị hiệu quả kinh tế cao cho người trồng điều và những người kinh doanh hạt điều.
Như vậy cũng như các loại hàng hoá khác, hạt điều bị thị trường chi phối mạnh mẽ và quyết dịnh sự tồn tại của cây điều.
Với những đặc điểm và nhu cầu thị trường như thế đòi hỏi các chủ thể kinh tế ngành điều phải thường xuyên nắm bắt thị trường, bám sát nhu cầu thị trường để không ngừng giữ vững và mở rộng thị trường.
1.2. Mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội
Hiệu quả kinh tế phải gắn liền với hiệu quả xã hội. Cõ thể xem đó là một đặc trưng chung của nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa.
Mở rộng thị trường còn tạo ra nguồng tích lũy cho ngân sách, tạo điều kiện tiép nhận khoa học kĩ thuật, bổ sung cho công nghiệp chế biến hàng hóa.
Mở rộng thị trường giúp người nông dân trồng điều tiêu thụ hết sản phẩm họ làm ra với giá bán có lãi và không bị ép giá.
Mở rộng thị trườngkhông chỉ giup bà con nông dân trồng điều không phải lo lắng về vấn đề đầu ra mà nó còn thu hút nhiều cá nhân , nhiều thành phàn kinh tế tham gia vào quá trình tiêu thụ điều. Từ đó tao ra công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tích cực xóa đói giảm nghèo, tăng hộ giàu có lên, con em nông dân được học hành, đào tạo, bước vào nghề. Nông thôn từng bước đô thị hóa theo hướng công nghiệp hóa- Hiện đại hóa.
Chúng ta phải chuyển đổi cơ cấu caay trồng trong nền kinh tế hiện nay để đáp ứng nhu cầu thị trường, sẽ khuyến khích các hộ nông dân và các cơ sởchế biến ,ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chế biến vì sản phẩm sản xuất ra trên thị trường đòi hỏi khắt khe về: mẫu mã chất lượng, giá cả cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của các địa phương khác hoặc các nước khác. Do đó người nông dân tích vực ứng dụng tiến bọ khoa học kĩ thuật vào các khâu như làm đất, gieo trồng, chăm sóc thu hoạch… làm tăng năng suất, hạ già thành sản phẩm. Tiến bộ khoa học kĩ thuật cũng được áp dụng vào khâu tạo giống , bảo vệ thực vật, chế biên sản phẩm tạo ra sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm làm cho hiệu quả kinh tế được nâng lên.
1.3. Mở rộng thị trường là điều kiện tồn tại và phát triển của mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuát kinh doanh sản phẩm hạt điều
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển trước sức cạnh tranh quyết liệt, mạnh mẽ, nên đòi hỏi các hộ nông dân, doanh nghiệp phải huy động tốt mọi tiềm lực, nội lực của mình, bằng mọi cách phải duy trì phát triển, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường được. Không có thị trường thì người trồng điều và các doanh nghiệp không thể tồn tại được Cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh té, làm cho tốc độ phát triển của nền kinh tế ngày càng cao. Thị trường luôn biến động , đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt , đề cập đến thị trường và phải không ngừng mở rộng thị trường
Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì khối lượng sản phẩm bán ra thị trường phải không ngừng tăng lên và đó chính là dấu hiậu danh nghiệp đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp yếu kém sẽ bị lọai khỏi thương trường kinh doanh, thậm chí bị phá sản. Thông qua cạnh tranh doanh nghiệp sẽ mất dần thị trường, thị trường bị thu hẹp nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Các doanh nghiệp co năng lực thị trường thì ngày càng được mở rộng.
Do đó, đứng trước hai vấn đề là phát triển có hiệu quả hay là phá sản đã đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi cách, mọi biện pháp, giải pháp, và tận dụng tối đa mọi tiềm lực của mình để khai thác và mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm.
1.4. Mở rộng thị trường còn khẳng định vị trí của các doanh nghiệp trên thị trường
Việc mở rộng thị trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường. Mối quan hệ giữa doanh nghệp và khách hàng ngày càng được củng cố. Đồng thời còn lôi cuốn được cả những khách hàng chưa bao giờ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và của khách hàng không sử dụng thường xuyên.
1.5. Thị trường mở rộng sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu thu sản phẩm
Việc mở rộng thị trường sẽ rut ngắn thời gian sản phẩm nằm trong quá trình lưu thông, do đó tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm còn cho phép doanh nghiệp có diều kiện tăng nhanh tốc độ khấu hao máy móc thiết bị, giảm bớt hao mòn vô hình và có điều kiện hơn trong quá trình đổi mới kĩ thuật, ứng dụng khoa học kĩ thuật mới vào trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó kĩ thuật mới góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm cũng như việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .
2. Định hướng mở rộng thị trường
Kể từ khi nhận thức được giá trị sản phẩm điều và vai trò của ngành điều trong phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng nông thôn miền trung, Tây nguyên và Nam Bộ, Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển ngành điều đến năm 2010 theo quyết định số 120/1999/QD- TTg ngày 7-5-1999. Triển khai Quyết định này, nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành điều quốc gia.
Định hướng mở rộng thị trường gồm có những nội dung chính như sau:
- Làm chủ được thị trường trong nước, không để các sản phẩm cùng loại của nước ngoài chiếm phần lớn thị trường trong nước.
- Tiếp tục định những thị trường đã có , thị trường truyền thống, không ngừng mở rộng thị phần trên thị trường, xâm nhập thị trường mới.
- Cải tiến giống, công nghệ sản xuất và chế biến để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã bắt mắt, phong phú chủng loại, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nhất là để đáp ứng nhu cầu của thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản
Mở rộng thị trường phải tiến hành mở theo chiều rộng và chiều sâu.
Mở rộng thị trường theo chiều rộng: Xây dựng phòng xúc tiến thương mại để tìm hiểu những nhu cầu mới mẻ của khách hàng ở thị trường mới. Xây dựng các nhà máy liên doanh liên kết để có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu cao hơn.
Mở rộng theo chiều sâu: Nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng tối đa vế số lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về những sản phẩm đã có của Doanh nghiệp nhưng vẫn có thể tăng được về số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tính đa dạng của sản phẩm
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HẠT ĐIỀU VIỆT NAM
A. Những giải pháp về tổ chức sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm
1.Quy hoạch, tổ chức sản xuất hình thành vùng sản xuất tập trung phù hợp với khả năng phát triển của vùng sản xuất và nhu cầu thị trường
Để ngành hạt điều Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào thị trường thế giới, đồng thời khẳng định vị trí số 1 về xuất khẩu hạt điều, Hiệp hội Điều Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững, đặc biệt chú trọng phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, hiện nay, tổng công suất chế biến điều của Việt Nam đạt 731.700 tấn điều thô mỗi năm nhưng nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng đủ 50% công suất chế biến. Vì vậy, trong Quyết định số 39/2007/QĐ-BNN phê duyệt phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương: Không mở rộng thêm công suất hay đầu tư thêm nhà máy mới, giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ bằng cách thành lập các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao, tập trung đầu tư vùng nguyên liệu, tìm giống mới tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để xây dựng cho hạt điều Việt Nam một thương hiệu mạnh trên trường quốc tế.
Để thực hiện tốt giải pháp này cần phải thực hiện các biện pháp sau:
1.1. Giải quyết các vấn đề ruộng đất
Trước hết phải xử lý mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai, tiến tới thừa nhận ruộng đát như là loại hàng hóa đặc biệt, là loại hàng hóa bất đọng sản có giá trị cao, trên cơ sở xúc tiến việc hình thành thị trường đất đai. Nhưng trong cuộc sống đời thường của xã hội, đã từ lâu, đất đai vẫn là một đối tượng mua bán trao đổi một cách ngấm ngầm. Tình trạng đó làm cho công tác quản lý nhà nước gặp khó khăn, gây thất thu cho ngân sách, mặt khác không tạo ra tiền đề cho việc thúc đẩy quá trình tạp trung tích tụ ruộng đất, làm ách tắc quá trình phân công lao động. Trong những năm tới, chính sách chuyển nhượng phải xử lý thuế suất hợp lý để mọi người thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế khi tiến hành chuyển nhượng.
Hoàn thành việc giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều tra, khảo sát, đo đạc và phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính.
Khẩn trương hoàn thành quy hoạch tổng thể về sử dụng đất theo những hướng và mục đích khác nhau,để tạo tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu của Nông nghiệp trong quy hoạch có thể định hướng cho một sốvùng với mục đích sử dụng đất được khống chế chặt chẽ. Số còn lại cần có những định hướng ruộng cho phép chuyển mục đích sử dụng với điều kiện ưu tiên cho cho phương án sử dụng nào mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn.
Giải quyết tốt tình trạng ruộng đát manh mún, phân tán. Do quan điểm mỗi hộ gia đình phải có các loại ruộng đất có chất lượng đất khác nhau, dẫn tới việc ruộng đất hiện nay rất manh mún. Đây là một trong những nguyên nhân làm cản trở sự phát triếnản xuất hàng hóa trong nông nghiệp nước ta hiện nay.
1.2 Tiếp tục mở rộng diện tích trồng điều
Để mở rộng diện tích trồng điều thì đối với những vườn điều lâu năm cần phải có chể độ chăm sóc hợp lý, thay thế những cây điều dã già bằng những giống cây mới
Trong năm 2007, huyện Tri Tôn- An Giang đã cấp phát 40.000 cây điều giống Ấn Độ thuộc chương trình cấp phát cây phân tán và chương trình dân tộc (đề án 27) cho người dân trồng thay thế giống điều cũ. Toàn huyện đã có 7% diện tích trồng điều giống Ấn Độ cho quả năm đầu. Cây điều Ấn Độ cho năng suất trên 2 tấn/ha (giống điều cũ địa phương năng suất 0,6 tấn/ha). Thời gian ra quả sau 3 năm gieo trồng và thời gian thu hoạch từ 36 năm đến 40 năm. Giống điều mới giá bán 14.000 đồng/kg, mỗi ha thu nhập 28 triệu đồng, lợi nhuận gấp 4 lần so với cây điều cũ (giống điều cũ năng suất 600kg/ha, giá bán 10.000 đồng/kg, người trồng điều chỉ thu được 6 triệu đồng/ha).
Đối với những vườn điêù mới trồng : tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh, nhanh chóng đua vào sản xuất.
1.3. Thực hiện tốt công tác khuyến nông,khuyến công
Để phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm hạt điều được thuận lợi, đạt hiệu quả. Trong những năm tới , công tác khuyến nông – khuyến công cần tập trung vào những công việc chủ yếu sau.
- Tập huấn chuyển giao khoa họ kỹ thuật về thấm canh vải thiều đặc biệt chú ý đến các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây điều trong thời kì phát triển quả theo những giai đoạn nhất định. Chú ý công tác phòng trừ sâu bệnh cuối vụ.
- Thực hiện thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng hạt điều.
2. Thực hiện đúng yêu cầu kĩ thuật sản xuất
2.1. Kỹ thuật chăm sóc vườn điều sau thu hoạch
Để vườn điều đạt năng suất cao, phẩm chất tốt bà con cần làm hai đợt và theo những bước sau:
Đợt 1: Khoảng đầu mùa mưa, khoảng vào giữa tháng 4-5 âm lịch.
Đợt 2: Vào khoảng tháng 8 âm lịch
2.1.1. Dọn vệ sinh vườn
Cắt bỏ những cành khô, cành sâu bệnh, cành mọc lòn trong tán không có khả năng mang trái, tọa vườn cây thật thông thoáng.
Chú ý: Không cát cành vào mùa mưa để tránh nấm bệnh xâm nhập qua vết cắt tỉa.
2.1.2. Bón phân tưới nước giúp cây phục hồi
Bón 2-3 kg Phân hữu cơ sinh học Thiên Minh Tổng Hợp/cây + với 2-4 kg NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15/cây
Cách bón: Đào hốc hoặc xẽ rãnh theo đuờng kính tán cây để bón rồi lấp đất lại. Nếu không có mưa cần tưới để cho phân tan cây dễ hấp thu.
Chú ý: Sau khi bón phân khoảng 20 ngày (đợt 2) cây sẽ đâm đọt lá mới. Đây là giai đoạn mà cây bị nhiều sâu bệnh hại tấn công đọt lá non, đặc biệt là vào giai đoạn cuối mùa mưa.
Sâu hại : Bọ xí muỗi (muỗi chè), bọ trĩ, sâu đục noãn,… dùng các loại thuốc Supracide, Sago Super, Confidor,…
Bệnh hại: Thán thư, phấn trắng,.. sử dụng các loại thuốc Antracol 70WP, Bavistin, Anvil 5SC,… Ngoài ra cần kết hợp với phân bón lá Rong biển Trân Vàng để đảm bảo nguồn dinh dưỡng vi lượng cho cây.
2.2. Kỹ thuật xử lý rụng lá điều
Để cây ra nhiều hoa và đậu trái đồng lọt chúng ta cần xử lý rụng lá điều. Khi lá bắt đầu rụng sinh lý khoảng được 5-10%số lá, bà con nên phun TM- SIÊU RỤNG LÁ ĐIỀU để giúp lá rụng đồng loạt. Với liều dùng 45g/ 10 lít nước(1kg pha cho 1 phuy 220 lít nước), phun ướt đều tán lá.
Lợi ích sau khi xử lý rụng lá:
- Lá nhanh rụng và rụng đồng loạt
- Đọt non sẽ vươn ra mạnh, hoa ra sớm và nở đồng loạt.
- Hạn chế sâu bệnh ký sinh trên lá.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư
Chú ý: Sau khi lá rụng nên gom lại thành đống nhỏ, cách nhau 5-6 m rồi đốt un khói (không có ngọn lửa) vào buổi sáng để xua đuổi bọ xít muỗivà côn trùng phá hai đọt non.
2.3. Kích thích ra hoa
Để cây ra hoa mạnh, nhiều hoa, bà con nên tiến hành phun thuốc kích thích vào những giai đoạn sau:
Lần 1: Khi đọt non có từ 5-7 lá
Lần2: Khi tược hoa vừa nhú
Cả hai lần phun theo công thức sau:
Phun TM-FITONIK + THUỐC SÂU VÀ BỆNH
Lần 3: khi tược hoa dài khoảng 7-10 cm
Phun TM- SIÊU VỌT HOA ĐIỀU + THUỐC SÂU VÀ BỆNH để phòng ngừa sâu bệnh tấn công.
Công dụng TM-SIÊU VỌT HOA ĐIỀU giúp cây:
- Phân hóa mầm hoa mạnh
- Tăng số hoa lưỡng tính tối đa
- Tược bông mập khỏe, vươn dài
- Tăng sức sống và khả năng thụ phấn cảu hạt phấn
- Tăng đậu trái
Phòng ngừa bọ xít muỗi, bọ trĩ, sâu đục nõn,…bà con có thể dùng luân phiên một trong các loại thuốc sau:Trebon 10EC, Sagon-super 20EC, confidor, Cymerin 25 EC,…
Phòng ngừa bệnh thán thư, phấn trắng,… bà con có thể dùng luân phiên một trong các loại thuốc sau: Bavistin, Ridomil M72WP, Anvil 5SC, Altracol 70WP,…
2.4. Hạn chế khô đen bông, chống rụng bông
Vào những ngày thời tiết thay đổi bất thường (ngày nắng nóng, đêm quá lạnh, mưa nắng bất thường) cây rất dễ dị hiện tượng khô đen bông và rụng bông. Nếu những vụ điều trước chăm sóc tốt, có phun thuốc trừ sâu bệnh mà điều vẫn bị khô bông, rụng bông thì cần bổ sung ngay các chất vi lượng cần thiết. chỉ cần phun một lần vào lúc hoa sắp nở.
- Phun TM- DƯỠNG HOA ĐIỀU +Altracol 70WP, với dưỡng chất rong biển giúp điều mát hơn, cắt đứt cái nắng gay gắt và đêm lạnh giá, giúp cây luôn ổn định ẩm độ, hạn chế tác hại sương muối, phòng trừ nấm bệnh.
- Phun kết hợp với TM- SIÊU CANXI & TM-SIÊU BO sẽ giúp khắc phục hiện tượng khô đen hoa, trái non do thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra nhờ có Bo sẽ giúp chống hiện tượng rụngbông rất tốt.
2.5. Kỹ thuật xử lý đậu trái
Hằng năm, mặc dù cây ra hoa rất nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả thấp. Trong điều kiện tự nhiên cây điều thường rất khó đậu trái, để cây đậu được nhiều trái bà con có thể xử lý như sau:
Lần 1: khi chồi hoa vừa nhú 7-10 cm phun TM-SIÊU BO kết hợp với Antracol 70WP hoặc Anvil 5SC.
Lần 2: Khi cành hoa đã vươn dài hết cỡ, hoa nở lác đát
Lần 3: Khi kết thúc trổ bông mà sợi râu(vòi nhụy) còn tươi
Cả hai lần đều phun: TM- SIÊU BO + TM- SIÊU ĐẬU TRÁI ĐIỀU kết hợp với Antracol 70WP
Kết hợp tốt các lần trên sẽ giúp:
- Tăng chất lượng hạt phấn
- Tăng khả năng thụ phấn
- Giúp điều đậu nhiều trái hơn
- Phòng trừ được các bệnh thán thư, bệnh phấn trắng trên bông điều.
2.6. Nuôi dưỡng trái và chống rụng trái non
Sau khi xử lý các công đoạn trên chắc chắn vườn điều sẽ có rất nhiều trái, nhưng để đạt năng suất cao thì hạt điều phải chắc và nặng ký.
Bà con cần phun thuốc nuôi dưỡng trái điều vào hai giai đoạn như sau:
Lần 1: Khi trái non bắt đầu hình thành (khi tượng trái) tiến hành phun TM-SIÊU BO+AGRO-CAS kết hợp với Antracol 70WP hoặc Anvil 5 SC .
Lần2: Khi trái bằng đầu đũa đến trước lúc thu hoạch 15 ngày (cứ định kỳ 7-10 ngày phun lại một lần là tốt nhất).Từ lần này trở về sau chỉ cần phun TM-SIÊU LỚN HẠT ĐIỀU & TM-CANXI.
Sử dụng sản phẩm này sẽ giúp:
- Tăng lượng tinh bột và chất béo cho hạt
- Chắc hạt, nặng, tăng năng suất
- Chống méo, nhăn nhúm hạt điều
- Tăng chất lượng hạt điều
Chú ý: Sản phẩm AGRO-CAS được sử dụngcho mọi giai đoạn sinh trưởng của cây điều.
3. Làm tốt công tác bảo quản, chế biến
Công nghệ chế biến là mắt xích cơ bản nối liền sản xuất với tiêu dùng, chuyển sản phẩm tươi sống thành hàng hóa dưới dạng sơ chế hoặc tinh chế để đưa vào hệ thống lưu thông và tạo điều kiện để cho người nông dân gắn với thị trường trong và ngoài nước.
Mặt khác hật điều là sản phẩm tươi sống của quá trình sản xuất sinh học nên rất dễ hư hỏng hoặc làm giảm chất lượng và tổn thất sau thu hoạch. Vì vậy cần có công nghệ bảo quản chế biến sản phẩm sau thu hoạch.
Về công tác bảo quản: Tùy thuộc vào các biện pháp xử lý chống lại các loại vi sinh vật gây hại trên vỏ quả mà có các công nghệ bảo quản khác nhau:bảo quản bằng phương pháp xử lý nhiệt, bảo quản bằng phương pháp nhúng hóa chất, bảo quản bằng phương phãp xử lý nhiệt…
Cũng tùy thuộc vào các điều kiện bảo quản mà người ta có phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thường, bảo quản ở nhiệt độ thấp, bảo quản trong môi trường khí hậu cải biến. Nhiều nghiên cứu đã đề nghị kết hợp một số biện pháp xử lỹ chống lại các vi sinh vật gây hại, xử lý ức chế hoạt động sống của quả với các điều kiện.
Hiện nay công nghệ chế biến nông sản của nước ta nói chung và của ngành điều nói riêng mới bắt đầu phát triển theo yêu cầu của thị trường, đã và đang cho ra nhiều sản phẩm mới như: Điều rang muối, chao dầu, kẹo nhân hạt điều thập cẩm, nhân điều hương tỏi, nhân điều WASABI…Trong vài năm tới sản lượng các loại nông sản này càng tăng. Do đó cần phải xây dựng thêm nhà máy chế biến, tăng cường dây chuyền công nghệ mới và bảo quản chế biến điều là một việc rất cần thiết, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Mặt khác tiêu thụ được khối lượng lớn nông sản tươi sống của địa phương, nâng cao được giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người nông dân.
4. Phấn đấu giảm chi phí sản xuất và chế biển để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả
Giá thành sản xuất là toàn bộ chi phí trên một đơn vị thành phẩm. Với cơ chế thị trường thì giá thành có vai trò quyết định trong việc xác định giá bán. Vì giá bán sản phẩm phải cao hơn giá thành sản xuất.
Giá thành sản xuất còn là nhân tố tạo nên tính cạnh tranh của sản phẩm hành hóa. Khi giá thành sản xuất thấp với điều kiện vẫn đảm bảo được chất lượng hành hóa thì doanh nghiệp sẽ giảm giá bán. Giảm giá sẽ thu hút khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Trong hoạt động sản xuất nói chung thì giá thành sản xuất chịu tác động của các nhân tố: chi phí, con người, trạng thái của nền kinh tế, các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. Chi phí bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, điều hành, tiêu thụ sản phẩm, chi phí cho đầu tư mua sắm trang thiết bị, khấu hao tài sản cố định, chi phí chuyên trở vận chuyển. Điều kiện kinh tế xã hôi cũng tác động mạnh vào doanh nghiệp. Lợi thế thì cho phép doanh nghiệp khai thác tối đa những thuân lợi đó phục vụ cho quá trình sản xuất hiệu quả hơn, do đó giảm được chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo, chi phí bảo dưỡng. Trong nông nghiệp thì có thể giảm được những chi phí như: Chi phí cải tọa bồi dưỡng đất, chi phí tưới tiêu, bón phân, phòng chống thiên tai. Đối với sản phẩm nông nghiệp thì giá thành sản xuất mang tính khu vực rõ rệt. Nó tùy thuộc vào những lợi thế mà điều kiện tự nhiên mỗi vùng có được, vì vậy để giảm chi phí thì các doạnh nghiệp sản xuất phải đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng suất, tổ chức lại hệ thống quản lý sao cho hiệu quả.
Vậy chi phí sản xuất và chế biến có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ sản phẩm. Thường có xu hướng khi chi phí sản xuất được giảm xuống thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm tăng lên và ngược lại khi chi phí tăng thì nhu cầu tiêu thụ sẽ giảm.
Nhưng giảm chi phí sản xuất và chế biến vẫn phải đảm bảo được chất lượng, mẫu mã.
B. CÁC GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG
1. Tổ chức hợp lý các kênh phân phối tiêu thụ hạt điều và sản phẩm từ hạt điều
Phần lớn các nhà sản xuất đều cung cấp hàng hóa của mình thông qua những người trung gian, mỗi nhà sản xuất đều cố gắng hình thành kênh phân phối riêng cho mình. Tiêu thụ trong nước hay đem xuất khẩu thì việc tổ chức hình thành kênh tiêu thụ sản phẩm là hết sức cần thiết.
Hoạt động lưu thông phân phối hành hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng được thực hiện thông qua các kênh phân phối. Trên kênh phân phối nằm giức những người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng là các nhà trung gian, như nhà buôn, nhà bản lẻ, đại lý và môi giới các nhà chế biến, các nhà phân phối.
Sử dụng người trung gian vào việc quảng bá sản phẩm, tiếp thị tiêu thụ sản phẩm sẽ đem lại những cái lợi ích nhất định cho người sản xuất hơn khi họ tự làm. Nhưng việc xây dựng này lại tốn rất nhiều thời gian, vốn đầu tư. Hơn nữa khi sử dụng người trung gian thì sản phẩm sẽ được đưa đến các thị trường mục tiêu một cách nhanh nhất. Phân phối hàng hóa trên một thị trường lớn.
Lưu thông phân phối hàng hóa là khâu nối kết sản xuất và tiêu dùng, nối kết các ngành kinh tế với nhau, các doanh nghiệp với nhau. Trong nền kinh tế thị trường, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, thị trường ngày càng phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, hình thành mạng lưới vô cùng phức tạp và rộng lờn thì hoạt động phân phối càng trở nên sôi động với nhiều hình thức kênh phong phú.
Các loại kênh tiêu thụ sẽ thích hợp với từng loại đối tượng sản phẩm nhất định.
2. Tổ chức mạng lưới kinh doanh nông sản và vật tư nông nghiệp.
- Phát triển hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm dưới nhiều hình thức hướng các hợp tác xã nông nghiệp làm chức năng đại diện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
- Tiếp tục sắp xếp và đổi mới các công ty thương mại, hệ thống thương nghiệp quốc doanh, các xí nghiệp chế biển nông sản. Tập trung làm tốt công tác tìm kiếm thị trường, hướng dẫn ký hợp đồng với ngưới sản xuất, đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã hợp lý, quan tâm xây dựng mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư đến tận tay người nông dân.
3. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và marketing tiêu thụ sản phẩm.
3.1. Nghiên cứu kỹ cung – cầu sản phẩm trên thị trường
Cung cầu sản phẩm trên thị trường có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau. Cung cầu thể hiện mục đích giữa người mua và người bán. Cấu về sản phẩm hàng hóa nào đó phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư của vùng, ở khu vực, vào giới tính và sở thích…trong đó yếu tố thu nhập ảnh hưởng cầu mạnh nhất, về nguyên lý chung khi thu nhập dân cư tăng lên thì nhu cầu về mua sắm sản phẩm tăng lên. Bởi lẽ thu nhập cao, đời sống của dân cư tăng lên kéo theo những nhu cầu mới xuất hiện kích thích ngừoi dân mua sắm. Tuy nhiên đối với một số sản phẩm thiết yếu nhất là những sản phẩm nông nghiệp, khi thu nhập dân cư tăng lên có thể diễn ra chiều hướng tăng lên đối với sản phẩm cao cấp, còn những sản phẩm kém phẩm cấp thì nhu cầu sẽ giảm xuống.
Ngoài ra cầu về sản phẩm còn phu thuộc vào cơ cấu dân cư. Đối với những vùng dân cư nong thôn là chủ yếu thì nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm có phần hạn chế, chủ yếu là nhu cầu về lương thực, thực phẩm tiêu dùng. Còn những vùng thành thị, thị trấn, thị xã, các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung đông dân cư thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hóa ngày càng lớn và xó chất lượng cao. Việc cung ứng cho người tiêu dùng chủ yếu thông qua chợ , cửa hàng, ki ốt, đại lý. Các doanh nghiệp muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình thì phải nắm vững nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm, Có đầy đủ những kiến thức xã hội , sụ nhanh nhậy trong cảm nhận về lĩnh vực thu nhập, van hóa, thị hiếu, cơ cấu dân cư… từ đó có kế hoạch tiêu thụ phù hợp với những đặc điểm của từng thhị trường riêng biệt.
Cung, cầu sản phẩm hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Sự không phù hợp giữa cung và cầu sản phẩm thể hiện ở giá cả thay đổi lên xuống thất thường xoay quanh giá trị.
Cung cầu sản phẩm nói đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu về cung sản phẩm, các doanh nghiệp một mặt cần xem xét lại khả năng sản xuất của loại sản phẩm mà mình sản xuất trên thị trường sao cho sản phẩm sản xuất ra và được tiêu thụ hết. Chỉ như vậy mới tính đến hiệu quả kinh doanh và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mới được thực hiện...
3.2. Nghiên cứu, phân tích giá cả trên thị trường trong nước và ngoài nước
Giá cả có vai trò quan trọng trên thị trường, giá cả quyết định lượng cung và lượng cầu. Khi giá cao thì lượng cung trên thị trường sẽ tăng lên và đến một lúc nào đó lượng cung quá nhiều sẽ làm cho sản phẩm đó trên thị trường giảm xuống. Nhưng không phải mọi mặt hàng đều như vậy mà còn phải xét đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu.
3.3. Tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó nhân tố marketing quyết định chủ yếu đến khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Marketing bao gồm hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu phân tích đánh giá thị trường.
- Quảng cáo sản phẩm có tác động mạnh đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Quảng cáo các sản phẩm có thể coi là hình thức truyền thống gián tiếp giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp qua các phương tiện truyền tin để khách hàng có nhu cầu tiêu dùng hiểu biết hơn về chất lượng cũng như công dụng của sản phẩm đối với họ.
Một số sản phẩm khi mới bắt đầu tung ra thị trường thì thị trường chưa thể chấp nhận nó, vì thị trường không thể mạo hiểm sử dụng sản phẩm mà mình chưa biết thông tin nào về nó. Hầu hết những sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường và có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhanh thì cần phải được truyền tin qua hình thức quảng cáo. Qua hoạt động quảng cáo, người sản xuất sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm cho khách hàng biết như là tính năng lợi ích cho người tiêu dùng, công dụng sản phẩm cũng như mức giá phải trả cho việc lựa chọn tiêu dùng sản phẩm.
Quảng cáo sản phẩm có thể thông qua các hình thức:
+ Phối hợp tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm nông nghiệp.
+ Tổ chức các buổi tham quan vùng sản xuất, nơi trưng bày hàng hoá, hội thảo để giới thiệu sản phẩm với khách hàng trong và ngoài nước.
+ Xây dựng chương trình tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm hạt điều, tạo sự hấp dẫn của hạt điều với khách hàng.
- Phát triển hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm dưới nhiều hình thức, hướng các hợp tác xã nông nghiệp làm chức năng đại diện hợp đồng tiêu thụ hạt điều cho bà con nông dân.
- Tiếp tục sắp xếp và đổi mới các công ty thương mại, hệ thống thương nghiệp quốc doanh, các xí nghiệp chế biến nông sản. Tập trung làm tốt công tác tìm kiếm thị trường, hướng dẫn ký hợp đồng với người sản xuất, đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã hợp lý, quan tâm xây dựng mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư đến tận tay người nông dân.
4. Xây dựng thương hiệu hạt điều và sản phẩm chế biến từ hạt điều
Khẳng định nhãn hiệu hạt điều là vấn đề cấp bách và phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên của bản thân người sản xuất và kinh doanh hạt điều.
Mục đích của việc làm trên là: nâng cao giá trị hạt điều, phân biệt giá trị của hạt điều Việt Nam với các nước khác tạo khả năng cạnh tranh cao hơn nữa, tăng niềm tự hào và ý thức giữ gìn chất lượng của người dân.
Làm thế nào để khẳng định được nhãn hiệu hạt điều Việt Nam?
Nhà nước nên hướng dẫn doanh nghiệp và thương nhân đăng ký ngay thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Kinh nghiệm về cá basa, bia 333... cho thấy vấn đề này không thể bị xem nhẹ.
Thứ hai, nhà nước cũng cần phải đưa ra các tiêu chuẩn thống nhất về chất lượng hạt điều để dễ dàng trong việc quản lý và đăng ký thương hiệu.
Thứ ba là hoạt động tuyên truyền, vận động cần được thực hiện làm cho người dân và doanh nghiệp hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn thương hiệu tạo tâm lý cho họ làm ăn lâu dài cùng chính quyền thực hiện các chiến lược đề ra.
4.1. Các chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ hạt điều
Nhà nước vẫn tiếp tục có chính sách miễn giảm thuế lưu thông hàng hoá đối với hạt điều, hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tư nhân mua hạt điều tại các khu trung tâm thị trấn, thị tứ... để giúp người dân tiêu thụ hạt điều được thuận lợi. Đồng thời tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước vào thu mua và chế biến hạt điều.
- Tiếp tục thực hiện tự do lưu thông hàng hoá như các chính sách nhà nước đã ban hành, nghiêm cấm tình trạng kiểm tra kiểm soát sản phẩm hạt điều trên đường vận chuyển. Phối hợp tốt hơn nữa hoạt động của các ngành công an, thuế, quản lý thị trường, kiểm lâm để tạo điều kiện thông thương, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ hạt điều.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thâm canh tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất.
- Phát triển hệ thống giao thông nông thôn đảm bảo thuận tiện đi lại trong vụ thu hoạch hạt điều.
5. Đào tạo nhân lực
Tiến hành nâng cao trình độ của cán bộ chế biến bằng cách đào tạo đội ngũ công nhân chế biến mới hoặc là mở lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề.
Đào tạo lại và tuyển mới những cán bộ có đủ năng lực chuyên môn để làm nhiệm vụ thương mại và tiêu thụ nông sản hàng hoá.
Tổ chức các hình thức đào tạo và bồi dưỡng với nội dung thích hợp để nâng cao năng lực về kinh doanh và xúc tiến thương mại cho các chủ vườn và trang trại theo quản lý doanh nghiệp nhỏ trong nông nghiệp.
6. Biện pháp cụ thể nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa
6.1. Triển vọng mở rộng tiêu thụ nội địa.
Xuất khẩu đang là một trong những chiến lược nhà nước ta đẩy mạnh và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian qua. Nhưng các doanh nghiệp không thể bỏ và không nên bỏ qua “sân nhà”.
Cung cấp hạt điều cho thị trường trong nước không chỉ thoả mãn hơn nữa nhu cầu của người dân mà còn tạo ra sự ổn định tương đối về mặt thị trường khi có những biến đổi trên thị trường thế giới.
Vậy thị trường nội địa đối với mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng đặc sản như hạt điều nói riêng còn chứa rất nhiều tiềm năng.
Thứ nhất Việt Nam là một trong những nước có dân số đông. Hiện tại dân số của Việt Nam có hơn 84 triệu người.
Thứ hai, dân số Việt Nam sống khá tập trung. Các điểm tập trung thường nằm ở các trung tâm kinh tế hay dọc theo quốc lộ. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động phân phối. Do đó khả năng mở rộng thị trường là khá lớn.
Thứ ba, thu nhập tăng sẽ làm tăng nhu cầu nói chung. Thu nhập trung bình của người Việt Nam là trên 400USD/người/năm, ở thành thị là hơn 1000USD/người/năm.
6.2. Các biện pháp cụ thể
Xét về mặt giá cả hạt điều theo xu hướng hiện nay doanh nhân sẽ khó có thể thao túng trên diện rộng vì hạt điều vẫn được coi là một mặt hàng xa xỉ. Vậy doanh nhân phải làm gì và có biện pháp gì để tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thứ nhất: Đối với vấn đề nhận thức thương nhân cần thay đổi quan điểm và biện pháp kinh tế hiện đại trong đó marketing hiện đại là một nội dung quan trọng. Dựa trên những nghiên cứu mang tính khoa học cùng với những kiến thức kinh nghiệm thực tế, doanh nhân sẽ tiếp cận thị trường một cách khoa học hơn và do đó sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí. Nhưng trước khi có thể học tập và thực hiện được thì vấn đề đầu tiên là thay đổi nhận thức.
Thứ hai: Khuyến khích người dân tiêu dùng hàng nội địa. Thông qua chính sách thuế bằng cách áp dụng thuế suất cao cho các loại nông sản nhập khẩu để tạo ra mức chênh lệch cách xa về giá cả giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa.
Thứ ba: Doanh nhân cần nghiên cứu thị trường cẩn thận trước khi đưa hàng hoá vào thị trường. Hiểu được thị trường, doanh nhân sẽ có những quyết định đúng đắn, hợp lý. Chẳng hạn khi nắm rõ thị trường cần một số lượng bao nhiêu, mức độ chất lượng như thế nào thì doanh nhân sẽ có kế hoạch tương ưng đưa về một số lượng có chất lượng mà thị trường yêu cầu. Kết quả là loại hàng hoá khó bảo quản có thể tiêu thụ được trong một thời gian ngắn và tránh được những chi phí không đáng có.
Thứ tư: Hợp tác chặt chẽ với nông dân cũng sẽ mang lại lợi ích cho doanh nhân. Đầu tiên doanh nhân sẽ có được nguồn hàng ổn định, sau đó doanh nhân có thể giảm được giá thành do không phải thông qua trung gian.
Thứ năm: Về mặt phân phối và xúc tiến, doanh nhân nên kết hợp cả chiến lược kéo và chiến lược đẩy: kết hợp đưa hàng hoá đến các trung tâm bán lẻ cùng với quảng cáo tiếp thị thu hút người tiêu dùng cuối cùng. Đặc biệt doanh nhân cần xây dựng kênh phân phối gọn nhẹ và hiệu quả, mở rộng khả năng đưa hàng hoá đến các phân đoạn thị trường thông qua các siêu thị, chợ lớn, chợ cóc...
Thứ sáu: Tạo điều kiện lưu thông, thông suốt giữa các thị trường nội địa. Giải pháp này thực sự có ý nghĩa vào những vụ trúng mùa vì nó có khả năng tăng nhanh chóng cầu tiêu dùng nội địa, giải quyết được tình trạng dư thừa ở nơi này nhưng thiếu ở nơi khác.
Thứ bảy: Doanh nhân nên tìm hiểu và tận dụng tối đa những ưu đãi của nhà nước và chính quyền các cấp.
7. Biện pháp cụ thể nhằm mở rộng thị trường ngoài nước
Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu thì trước hết cần nắm rõ đặc điểm của thị trường xuất khẩu và yêu cầu đối với hàng hoá xuất khẩu.
7.1. Triển vọng xuất khẩu
Có thể nói điều kiện hiện tại đang mở ra rất nhiều cơ hội để có thể đưa hạt điều ra nước ngoài.
Thứ nhất: Trong thời gian tới, sản lượng, chất lượng sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Thứ hai: Nhu cầu về hoa quả ngày càng cao do thu nhập ngày càng cao nhất là các nước phát triển.
Thứ ba: Việt Nam hiện đang tham gia rất nhiều vào các hiệp định song phương, đa phương, mở đường cho hoạt động xuất khẩu trong đó có mặt hàng nông sản như hạt điều.
7.2. Các giải pháp cụ thể
* Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu
Các doanh nghiệp thương mại đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu hạt điều. Vai trò quan trọng đó chỉ được thực hiện nếu các doanh nghiệp xây dựng được “Chiếc cầu nối” vững chắc giữa sản xuất và tiêu thụ nội địa.
Doanh nghiệp cần tạo ra được nguồn hàng ổn định. Một số ngành hàng khác xuất hiện tình trạng “khóc dở mếu dở”, trong khi nông dân than phiền hàng hoá sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, thì doanh nghiệp xuất khẩu lại kêu ca là không có đủ hàng để xuất khẩu khi tìm kiếm được đơn đặt hàng. Tình huống đó xảy ra là do doanh nghiệp và nông dân không có được mối quan hệ gắn bó. Để khắc phục hiện tượng này, doanh nghiệp và người nông dân cần tạo ra mối liên hệ gắn bó với nhau sao cho doanh nghiệp thực sự là chiếc cầu nối. Nhờ đó mà người nông dân có thể sản xuất ra cái thị trường cần, doanh nghiệp có thể có được thứ hàng có thể xuất khẩu được.
Sau đó doanh nghiệp nên liên kết với nhau xây dựng các chiến lược xâm nhập thị trường phù hợp với từng khu vực thị trường. Khai phá mới một thị trường mới đòi hỏi nhiều nỗ lực và kinh phí. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam thường có vốn đầu tương đối nhỏ so với bình diện thế giới và một số chi phí bỏ ra để khai phá thị trường mới.
Tiếp theo doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ tốt với hệ thống phân phối hiện tại ở thị trường cần thâm nhập. Giải pháp này mang tính “nhất tiễn tam điêu”. “Điêu” thứ nhất là: giảm được chi phí khi thâm nhập thị trường do tận dụng được cơ sở vật chất hiện có, và nhà phân phối nước nhập khẩu hiểu rõ thị trường nước họ hơn. “Điêu” thứ hai: là dựa vào hệ thống phân phối này, doanh nghiệp có thể bám chắc vào thị trường, thực hiện được các mục tiêu tìm kiếm và xây dựng thị trường mang tính chất lâu dài và bền vững đã đề ra. “Điêu” thứ ba là: điều Việt Nam được đi thẳng tới người tiêu dùng nước nhập khẩu chứ không phải đi qua một nước trung gian.
* Về phía Nhà nước
- Trước hết nhà nước cần hỗ trợ nông dân tuyên truyền giới thiệu về hạt điều cho người tiêu dùng ở cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.
+ Ở trong nước thì tổ chức giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức giới thiệu chào hàng với các tổ chức quốc tế có mặt tại Việt Nam.
+ Ở nước ngoài thì thông qua thương vụ tại Đại sứ quán, thông qua các đại diện của Việt Nam tại nước ngoài để giới thiệu với họ về sản phẩm của Việt Nam không loại trừ trường hợp bán được sản phẩm thông qua việc đàm phán Chính Phủ.
- Cây điều đã hình thành ở nhiều vùng trong cả nước. Việc tiêu thụ nó trở thành vấn đề bức xúc. Hiệp hội điều Việt Nam nên phát huy hơn nữa vai trò của mình.
- Một số doanh nghiệp nhà nước nên kinh doanh hạt điều áp dụng mô hình kinh doanh “lợi nhuận cùng hưởng, rủi ro cùng chia” với nông dân để đảm bảo cho vùng nguyên liệu điều phát triển ổn định. Bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở chế biến giúp nông dân tiêu thụ.
- Nhà nước đầu tư kinh phí nghiên cứu cho các cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp để nghiên cứu các biện pháp bảo quản điều sau thu hoạch, các biện pháp kéo dài thời gian thu hoạch... nhằm tạo điều kiện cho người trồng điều không gặp phải tình trạng bị động như hiện nay.
- Cần tổ chức việc thường xuyên thông báo tình hình giá cả thị trường trong nước và ngoài nước cho người sản xuất để tránh xảy ra tình trạng nông dân không nắm được giá cả để định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh.
* Về phía tỉnh
+ Đoàn công tác cần làm việc với các cơ quan chức năng của các tỉnh bạn để chuẩn bị các điều kiện cho tiêu thụ hạt điều, tổ chức tư vấn đề giúp các doanh nghiệp, tư nhân Việt Nam xuất khẩu hạt điều.
Trong những năm tới, trên cơ sở thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh, ngành nông nghiệp cần phối hợp với các ngành, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, có kế hoạch từng bước nâng cao chất lượng giống cây điều, triển khai chuyển giao kỹ thuật mới tiên tiến vào sản xuất như kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến... nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Cần xây dựng thương hiệu và quảng bá mạnh mẽ cho cây điều, đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng như chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm.
* Về phía UBND địa phương
UBND huyện giao cho Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các ngành liên quan lập quy hoạch và kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.
Phổ biến rộng rãi các chính sách và hướng dẫn mở rộng thị trường, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu thị trường, tổ chức tốt công tác thông tin, xúc tiến thương mại và tiêu thụ nông sản hàng hoá trên thị trường.
Hướng dẫn các chủ trang trại nhận thức rõ và thực hiện đúng quy định về chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo quy hoạch và chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, áp dụng trình độ kỹ thuật tiên tiến, phải nhanh chóng bổ sung cơ cấu giống đã được cơ quan khoa học đánh giá và kiểm định. Ngoài những ưu điểm về khả năng thích nghi cao hơn, các giống cho quả sớm rất có ưu thế về thị trường tiêu thụ và giá cả.
* Về phía người sản xuất
- Cần phải nâng cao khả năng tiếp cận thị trường
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, người sản xuất có thể biết được những thông tin về thị trường như: quy cách mẫu mã, nơi tiêu thụ, giá cả, khối lượng sản phẩm và đối thủ cạnh tranh. Sau khi nắm bắt được những thông tin cơ bản đó, người sản xuất tính toán xem có nhiều loại sản phẩm có phù hợp với khả năng sản xuất của mình không? Sản xuất có mang lại hiệu quả không?
Ngoài ra người sản xuất phải tự nâng cao kiến thức lý luận của mình về cơ chế thị trường qua các lớp huấn luyện, qua trao đổi kinh nghiệm trực tiếp giữa những người sản xuất với nhau.
- Tạo lập các hiệp hội: để đảm bảo hiệu quả của người sản xuất cần phải có môi trường thuận lợi để thực hiện nó và tốt nhất họp phải thành lập một tổ chức riêng cho mình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hạt điều.
Vì vậy nếu nhà sản xuất tập hợp vào một hiệp hội thì những thông tin sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn. Ngoài ra khi có các hiệp hội sẽ giảm bớt được tình trạng cạnh tranh với nhau để bán hạt điều. Các hội viên ngoài việc trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật trồng cây, còn có thể hỗ trợ nhau về vốn, đặc biệt trong việc tìm kiếm thị trường.
7.3. Một số vấn đề tiếp tục tăng cường phối hợp để đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều
Trong những năm gần đây đã có sự quan tâm của các ngành, các cấp, có sự phối kết hợp đồng bộ của các tỉnh, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm góp phần tạo thuận lợi cho các thương nhân, tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ để đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều vào những năm tới, đó là:
Thứ nhất: Nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu hạt điều cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cải tạo, phát triển các loại giống cây tốt, cải tiến kỹ thuật thu hái, bảo quản, chế biến nhằm năng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời người trồng điều và các nông dân cần làm tốt các khâu như: phân loại hàng hoá trướng khi đóng gói, chuẩn hoá về khối lượng tịnh, bao bì đóng gói cần được đóng gói trong các dụng cụ chắc, đẹp, ghi nhãn mác.
Thứ hai: Thương nhân hai phía tuy có hợp đồng khung (về lượng, giá cả, địa điểm giao nhận...) nhưng không có giá trị pháp lý mà chủ yếu vẫn được thoả thuận trực tiếp khi có hàng, do vậy có độ rủi ro cao. Trong khi đó các thương nhân kinh doanh hạt điều diễn ra trong tình trạng tự phát, tuỳ tiện tranh bán. Mặt khác trong giao dịch bán hàng phải thông qua lực lượng môi giới trung gian mất thêm chi phí.
C. Những giải pháp về cơ chế chính sách
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta chiếm khoảng 90% trong tổng số khoảng 250000 doanh nghiệp đã thành lập trên cả nước. Các doanh nghiệp này đang đóng góp khoảng 26% GDP, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn và 26% lao động việc làm trong cả nước. Nhà nước phải tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài cho đầu tư phát triển. Thực tế, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào ngành điều khá lớn, nên một điều hiển nhiên ngành điều sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ này được tạo điều kiện thuận lợi từ phía các chính sách ban hành của nhà nước.Nhà nước cần đẩy nhanh việc xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương, khuyến khích phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính và áp dụng biện pháp cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thế chấp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án khả thi, có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và kinh doanh.
Luật doanh nghiệp đầu tiên dược ban hành vào 1-1-2000 với mục đích khuyến khích sự phát triển của lĩnh vưc tư nhân bằng việc tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng hơn và giảm thiểu các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, luạt doanh nghiệp vẫn tồn tại những hạn chế quan liêu lien quan đến sự khác biệt về thủ tục pháp lý giữa doanh nghiệp nha nước, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân trong nước. Bên cạnh đó, thủ tục đăng kí giấy phép kinh doanh lại do Sở kế hoạch đầu tư tại trung tâm tỉnh cấp phép, điều này gây khó khăn cho các cá nhân muốn hoạt động kinh doanh tại địa phương xa trung tâm tỉnh. Xuất phát từ những hạn chế trên, luật doanh nghiệp mới cần hướng tới giảm thiểu các thủ tục hành chính quan liêu, hoàn thiện phương thức quản lý thống nhất các loại hình doanh nghiệp và thắt chặt quản lý doanh nghiệp nhằm hạn chế các doanh nghiệp hoạt động không đúng pháp lý. Như đã biết, số lượng các cơ sở chế biến nhỏ lẻ chế bién điều tại Việt Nam là rất lớn và nhiều cơ sở chế biến nhỏ lẻ chỉ hoạt động trong thời gian mùa vụ, không có giấy phép đăng kí kinh doanh. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến việc quản lý
Do đặc thù của ngành điều , thường thì các nhà máy chế biến đặt gần vùng nguyên liệu, tại các địa bàn nông thôn, nơi hoạt động của các hợp tác xã là khá phổ biến. Luật hợp tác xã cần hoàn thiện để góp phần tạo điều kiện cho hoạt động của các hình thức doanh nghiệp nông thôn nói chung và các doanh nghiệp chế biến thu mua nông sản ngành điều nói riêng.
KẾT LUẬN
NhiÒu yÕu tè cã thÓ t¸c ®éng ®Õn tÝnh c¹nh tranh cña mÆt hµng h¹t ®iÒu nh©n ViÖt Nam trªn thÞ trêng thÕ giíi trong t¬ng lai.
Thø nhÊt, cho ®Õn hiÖn nay ®iÒu vÉn ®îc coi nh c©y xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo thÝch hîp víi c¸c vïng ®Êt Ýt mµu më. Do ®ã møc ®é th©m canh cßn thÊp, chØ b»ng mét nöa cña cµ phª. Theo c¸c chuyªn gia cña HiÖp héi c©y ®iÒu ViÖt Nam ®· xuÊt hiÖn nhiÒu hé n«ng d©n tham canh ®iÒu cho n¨ng xuÊt cao. Sù thay ®æi tËp qu¸n canh t¸c trong ngêi s¶n xuÊt ®iÒu sÏ lµ mét yÕu tè quan träng gãp phÇn cñng cè møc cung néi ®Þa cho c¸c nhµ m¸y chÕ biÕn. HiÖn tîng nµy sÏ t¹o cho hiÖu qu¶ vµ n¨ng suÊt ®iÒu t¨ng lªn cñng cè thÕ m¹nh cña ViÖt Nam tríc c¸c níc s¶n xuÊt lín nh Ên §é, Braxin, v.v...
Thø hai, kh¶ n¨ng t¨ng diÖn tÝch ®iÒu t¹i ViÖt Nam cßn nhiÒu vµ cã thÓ ®¹t tíi 500.000 ha, nhÊt lµ khi cã chÝnh s¸ch ph¸t triÓn rõng s¶n xuÊt trong ch¬ng tr×nh quèc gia vÒ trång míi 5 triÖu ha rõng nh»m phñ xanh ®Êt trèng ®åi nói träc vµ sù dông nguån lao ®éng d thõa trong n«ng th«n.
Thø ba, kh¶ n¨ng vÒ chÕ biÕn cña ViÖt Nam kh«ng nh÷ng ®¸p øng lîng h¹t ®iÒu th« hiÖn cã mµ cßn chÕ biÕn mét lîng lín h¹t th« nhËp khÈu tõ c¸c níc kh¸c.
Thø t, viÖc ¸p dông gièng c©y ®iÒu míi nh»m thay thÕ dÇn nh÷ng gièng ®· tho¸i ho¸ còng nh vên c©y c»n cçi sÏ lµ mét c¬ héi tèt ®Ó ViÖt Nam n©ng cÊp chÊt lîng h¹t ®iÒu chÕ biÕn so víi c¸c níc kh¸c nh Ên §é hay Braxin. §ã còng lµ dÞp tèt ®Ó h¹ gi¸ thµnh s¶n phÈm.
Tóm lại, tiềm năng đối với hạt điều hiện nay khá lớn. Nhưng để khai thác hết tiềm năng đó, mở rộng thị trường tiêu thụ, rất nhiều thách thức đặt ra đang cần bị phá vỡ.
Vượt ra các thách thức ấy đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, vai rò quan trọng đó đặt lên vai của bốn nhà: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nhân. Bốn lực lượng ấy cần phải kết hợp chặt chẽ với nhau theo các hình thức khác “đa phương” và “ song phương” một cách linh hoạt trên phạm vi quốc gia và thế giới. Chỉ có sự hợp tác chặt chẽ như thế, chúng ta mới có thể thực hiện được những chính sách, chiến lược một cách toàn diện, đồng bộ nhằm khai thác hết tiềm năng nội địa và vươn ra thị trường quốc tế.
Hiện tại đòi hỏi phải có những hành động cụ thể trong tương lai không xa, hạt điều Viật Nam sẽ được cả thế giới biết đến với tư cách là một sản phẩm có chất lượng cao và hình thức đa dạng.
Tµi liÖu tham kh¶o:
1.Ph¹m Minh TrÝ. 2000. §¸nh gi¸ tÝnh c¹nh tranh cña hµng ho¸:mÆt hµng ®iÒu cña viÖt nam. B¸o c¸o chuÈn bÞ cho Dù ¸n TCP/VIE/8821: Hç trî chÝnh s¸ch c¹nh tranh n«ng nghiÖp trong ASEAN. FAO.
2. Cao Hung vµ Tan Hung. C©y ®iÒu tríc nguy c¬ bÞ ®èn chÆt. Saigon Times Daily, ngµy 21 th¸ng 4 n¨m 1998
3.Tæng côc thèng kª. Niªn gi¸m thèng kª c¸c n¨m 1995-1998, Hµ Néi, Nhµ xuÊt b¶n Thèng kª.
NguyÔn §×nh Long, NguyÔn TiÕn M¹nh vµ NguyÔn V« §Þch. Ph¸t huy lîi thÕ n©ng cao kh¶ n¨ng c¹nh tranh cña n«ng s¶n xuÊt khÈu ViÖt Nam. Nhµ xuÊt b¶n N«ng nghiÖp, Hµ Néi, 1999.
Hoµng SÜ Kh¶i vµ NguyÔn ThÕ Nh·. Nh÷ng vÊn ®Ò kinh tÕ chñ yÕu vÒ ph¸t triÓn s¶n xuÊt ®iÒu ë ViÖt Nam. Nhµ xuÊt b¶n N«ng nghiÖp, Hµ Néi, 1995.
Bé N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn N«ng th«n. §Èy m¹nh s¶n xuÊt hµng ho¸, n©ng cao chÊt lîng, kh¶ n¨ng c¹nh tranh vµ hiÖu qu¶ n«ng l©m s¶n xuÊt khÈu cña ViÖt Nam, Hµ Néi, 1998.
VINALIMEX (MAFI). Ch¬ng tr×nh ph¸t triÓn c©y ®iÒu toµn quèc thêi kú 1991-2000, Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU,
Bảng, biểu
Tên bảng, biểu
Bảng 1
Diện tích trồng điều
Bảng 2
Năng suất điều giai đoạn 200-2005
Bảng 3
Sản lượng điều giai đoạn 2000-2005
Bảng 4
Sản lượng điều tiêu thụ nội địa
Bảng 5
6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33296.doc