Nền kinh tế Việt nam trong những năm gần đây đã có những chuyển biến đáng mừng. Cùng với những chuyển biến đó nó đòi hỏi phải có những khoản vốn đầu tư rất lớn phục vụ cho công cuộc cải tổ, đổi mới phát triển đất nước. Đến lúc này khâu then chốt cuối cùng thuộc về ngành Ngân hàng Với chức năng đàu mối tài chính cho nền kinh tế ngành ngân hàng phải tự khẳng định vai trò và nhiệm vụ của mình. Để tạo thế đứng của mình trên thị trường, các ngân hàng thương mại không ngừng nâng cao khả năng thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư, phát triển sản xuất. Nguồn vốn huy động có vai trò rất lớn trong hoạt động của ngân hàng đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Do đó nên mở rộng phạm vi áp dụng ảnh hưởng của các loại tiền gửi tới các tổ chức kinh tế cũng như các tầng lớp dân cư là vấn đề sống còn của ngân hàng. Để thực hiện điều này đòi hỏi các ngân hàng các ngân hàng phải không ngừng mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
57 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHCT Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tiền huy động chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm. Trong năm 2000 số tiền huy động được từ nguồn tiết kiệm chiếm 72,29%, năm 2001 chiếm 72,19%, năm 2002 chiếm 64,94%. Để có được những kết quả trên, Ngân hàng đã có những nỗ lực, cố gắng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, xây dựng mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm ngày càng có hiệu quả, được nhân dân tin tưởng.
1.1. Tiền gửi của doanh nghiệp.
Đây là bộ phần tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh, khoản tiền này bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Tình hình tiền gửi của doanh nghiệp được biểu hiện qua bảng 6 và bảng 7.
Bảng 6 : Kết cấu tiền gửi doanh nghiệp.
Đơn vị : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tổng số
174.403
100
212.486
100
325.440
100
2. Tiền gửỉ không kỳ hạn
143.143
82,08
190.766
89,78
292.961
90,02
- VNĐ
141.249
80,99
188.102
88,53
288.568
88,67
- Ngoại tệ (qui VNĐ)
1.894
1,09
2.664
1,25
4.393
1,35
3. Tiền gửi có kỳ hạn
31.260
17,92
21.720
10,22
32.479
9,98
- VNĐ
30.924
17,73
13.815
6,5
23.269
7,15
- Ngoại tệ quy đổi
336
0,19
7.905
3,72
9.210
2,83
(Nguồn: Báo cáo Phòng Kế toán Ngân hàng Công thương Thanh Xuân)
Nhìn vào bảng 6, ta thấy tỷ trọng của nguồn tiền gửi không kỳ hạn là lớn hơn so với có kỳ hạn (dao động trong khoảng 80 đến 90% trong tổng nguồn tiền gửi của doanh nghiệp). Nguồn tiền này được hình thành chủ yếu từ nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Nó là nguồn đang được khai thác nhất bởi vì đối với các đơn vị, nguồn tiền này luôn biến động.
Hiện nay và trong tương lai, NHCT Thanh Xuân rất chú trọng đến nguồn tiền gửi doanh nghiệp đặc biệt là các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Bộ phận này có tính chất như đảm bảo cho số vốn mà các đơn vị vay của Ngân hàng. Hơn nữa, các đơn vị có tiền gửi ở đây sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán như séc, UNC, UNT, chuyển tiền... Bên cạnh đó Ngân hàng phải chi trả cho nguồn vốn này thấp hơn so với nguồn vốn huy động từ dân cư. Vì vậy, NHCT Thanh Xuân đã có những biện pháp nhằm thu hút lượng tiền gửi này nhiều hơn nữa như đơn giản hoá các thủ tục, áp dụng chính sách ưu tiên, ưu đãi với doanh nghiệp có số dư tiền gửi lớn.
Bảng 7: Biến động tiền gửi của doanh nghiệp.
Đơn vị : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Tổng số
174.403
212.486
325.440
So sánh thời điểm sau so với thời điểm trước
+38.083
+112.964
Tỉ lệ % tăng kỳ sau so với trước
+21,84%
+53,16%
(Nguồn: Báo cáo Phòng Kế toán Ngân hàng Công thương Thanh Xuân)
Qua số liệu trên, ta thấy rằng có sự thay đổi tăng lên tiền gửi của doanh nghiệp trong từng năm, cụ thể năm 2001 tổng mức tiền gửi đạt 212.486 triệu đồng, tăng 21,84% so với năm 2000, tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 38.083 triệu đồng. Năm 2002 đạt 325.440 triệu đồng tăng 53,16% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 112.964 triệu đồng. Nhìn chung, nguồn tiền gửi tương đối lớn và có xu hướng tăng lên, đặc biệt vào cuối năm, nguồn tiền gửi doanh nghiệp tăng lên rất mạnh. Sự biến động này phụ thuộc trực tiếp vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách của bản thân Ngân hàng, các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Cuối năm, lượng tiền gửi của doanh nghiệp tăng mạnh vì các doanh nghiệp thu được nhiều tiền bán sản phẩm, hàng hóa hơn vào thời điểm này.
1.2. Tiền gửi tiết kiệm
Khoản mục kế tiếp trong nguồn vốn huy động của ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn tiền của dân cư chưa sử dụng đến đem gửi vào Ngân hàng để lấy lãi. Nó thực sự là nguồn tiềm năng dồi dào cho ngân hàng khi chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh.
Bảng 8: Sự biến động tiền gửi tiết kiệm
Đơn vị: Triệu đồng
chỉ tiêu
30/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Tổng nguồn
454.997
601.840
738.343
So sánh kỳ sau với kỳ trước
+146.843
+136.503
Tỷ lệ so sánh kỳ sau với kỳ trước
+32,27%
+22,68%
(Nguồn: Phòng nguồn vốn NHCT Thanh Xuân)
Bảng 09: Kết cấu tiền gửi tiết kiệm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tổng số
454.997
100
601.840
100
738.343
100
2. Tiền gửi không kỳ hạn
10.234
2,25
20.238
3,36
25.473
3,45
- VNĐ
8.589
1,89
14.157
2,35
18.163
2,46
- Ngoại tệ quy đổi
1.645
0,36
6.081
1,01
7.310
0,99
3. Tiền gửi có kỳ hạn
444.763
97,75
581.602
96,64
712.796
96,54
-VNĐ
243.515
53,52
318.951
53
398.853
54,02
- Ngoại tệ
201.248
44,23
262.651
43,64
313.943
42,52
(Nguồn: phòng nguồn vốn NHCT Thanh Xuân)
Từ bảng 8 và 9, nguồn tiền gửi tiết kiệm ngày càng tăng lên. Từ chỗ cuối năm 2000 chỉ huy động được 454.997 triệu đồng thì đến cuối năm 2001 lượng tiền huy động được 601.840 triệu đồng tăng 146.843 triệu đồng ,sang đến năm 2002 lượng tiền này tiếp tục tăng; cụ thể tăng 136.503 triệu đồng so với năm 2001.
Trong nguồn tiền gửi tiết kiệm, gồm có tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn (Bảng 9), ta nhận thấy tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong nguồn tiền gửi tiết kiệm và tương đối ổn định. Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn tiết kiệm. Điều này có lợi cho Ngân hàng bởi vì Ngân hàng có cơ sở nguồn vốn để cho vay với thời gian tương đối dài, lãi suất cao hơn và có kế hoạch thu hồi vốn đúng hạn. Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn thể hiện sự tin tưởng của nhân dân đối với ngân hàng.
Bảng 10: Cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (cộng cả TKK ngoại tệ đã quy đổi)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
30/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
ST
%
ST
%
ST
%
Tổng TK có KH
444.763
100
581.602
100
712.796
100
TK kỳ hạn 03 tháng
67.785
15,21
115.044
19,78
142.631
20,01
TK kỳ hạn 06 tháng
164.987
37,10
189.200
32,53
230.019
32,27
TK kỳ hạn 12 tháng
211.991
47,66
277.358
47,69
340.146
47,72
(Nguồn: phòng nguồn vốn NHCT Thanh Xuân)
Nhìn vào bảng 10 ta thấy tổng nguồn vốn huy động tiết kiệm tăng lên qua các năm, hình thức huy động đa dạng: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng với sự phong phú đó đã tạo điều kiện cho người dân đến gửi tiền. Hình thức huy động TK có kỳ hạn được người dân ưa chuộng hơn, điều này được giải thích: phần lớn người dân trong địa bàn gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích hưởng lợi nhuận.
Tóm lại, nhận tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn đầy tiềm năng đối với NHCTThanh Xuân. Kết quả đạt được trong 2 năm qua đã phản ánh thực tế nguồn vốn này. Vì vậy, ngân hàng đang tích cực triển khai sâu rộng xuống từng địa bàn dân cư trong quận Thanh Xuân, phục vụ tốt khách hàng bằng các hình thức tiết kiệm khác nhau, thời hạn khác nhau.
1.3 Huy động dưới hình thức phát hành Kỳ phiếu.
Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống trên, để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, NHCT-Thanh Xuân cũng đã phát hành kỳ phiếu cả bằng nội tệ và ngoại tệ ... Thực tế đây là hình thức mà các ngân hàng thương mại đã sử dụng nhiều năm và có hiệu quả. Trước khi bán kỳ phiếu mục đích, ngân hàng công thương Thanh Xuân phải báo cáo với UBND quận và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng những nội dung sau :
- Quyết định của Giám đốc NHCT Thanh Xuân.
- Mục đích bán kỳ phiếu
- Thời gian bán
- Đối tượng được mua
- Loại kỳ phiếu, mệnh giá tối thiểu của 1 tờ kỳ phiếu
- Lãi suất theo từng kỳ hạn của kỳ phiếu được phát hành có 2 loại kỳ phiếu:
+ Kỳ phiếu ngân hàng có mục đích bằng nội tệ và ngoại tệ (KPMĐ):
Căn cứ vào yêu cầu mở rộng tín dụng trong từng thời kỳ, ngân hàng đã nhanh chóng triển khai huy động kỳ phiếu ngân hàng có mục đích.
+ Kỳ phiếu ngoại tệ ngân hàng phát hành bằng USD. Kỳ phiếu được bán cho mọi công dân Việt Nam, người nước ngoài sống tại Việt Nam theo nguyên tắc tự nguyện, không hạn chế mức tối đa.
NHCTThanh Xuân phát hành 2 loại kỳ phiếu:
- Không định mức
- Có định mức
Những tờ kỳ phiếu đã phát hành trên bị tẩy xoá đều không có giá trị.
Nhận xét:
Kỳ phiếu thường có lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm nhưng không linh hoạt bằng tiền gửi tiết kiệm. Vì vậy ngân hàng khó huy động được thời gian.
Chúng ta hãy xem xét việc huy động vốn qua phát hành kỳ phiếu sau:
Bảng 11: Tình hình huy động vốn qua phát hành kỳ phiếu tại NHCT Thanh Xuân
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
- Kỳ phiếu
0
19.329
73.217
+ Nội tệ
0
19.329
73.217
+ Ngoại tệ quy đổi
0
0
0
(Nguồn: phòng nguồn vốn NHCT Thanh Xuân)
Qua bảng 11 ta thấy, nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu có sự biến động lên xuống vì nó phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng thời điểm. Số lượng tiền phát hành kỳ phiếu tăng theo yêu cầu về vốn của bản thân NHCT Thanh Xuân và NHCT Việt Nam. Ngân hàng phát hành kỳ phiếu có mục đích để có vốn phục vụ cho những công trình trọng điểm của nhà nước, cho nhu cầu của toàn hệ thống. Với lãi suất uyển chuyển biến động theo thời gian, kỳ phiếu đã thực sự tạo sự chủ động cho Ngân hàng. Do huy động với lãi suất cao nên chỉ khi nào Ngân hàng xét thấy thực sự cần vốn đầu tư hay có thể đảm bảo lợi ích đầu ra cao hơn thì Ngân hàng mới phát hành kỳ phiếu. Chính vì vậy, nguồn này chiếm 1 tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn huy động và không thường xuyên.
Năm 2002, Ngân hàng công thương Thanh Xuân đã tổ chức phát hành kỳ phiếu loại kỳ hạn 6 tháng nhằm đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đáp ứng được nhu cầu vốn của ngân hàng. Ngân hàng công thương Thanh Xuân đã nhanh chóng hoàn thành kế hoạch Trung ương giao.
Kỳ phiếu Ngân hàng công thương Thanh Xuân chiếm 1 tỷ trọng nhỏ nhưng giúp cho ngân hàng đa dạng hoá hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao khả năng phục vụ khách hàng với một chất lượng cao hơn, đối tượng rộng rãi hơn.
Tóm lại:
Thông qua việc xét cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng theo các hình thức huy động ta có thể thấy đặc điểm chung là: tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng cao:
Trong đó: Tiền gửi tiết kiệm chiếm 1 tỷ lệ tương đối lớn, sau đó là tiền gửi doanh nghiệp .
Ngân hàng công thương Thanh Xuân đặc biệt quan tâm đến 2 nguồn này. Các hình thức huy động vốn khác chiếm 1 tỷ lệ không đáng kể. Sự tăng trưởng trong công tác huy động vốn thể hiện rõ nỗ lực to lớn của toàn thể ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên, khẳng định chỗ đứng, uy tín Ngân hàng trong tình hình mới .
2. Khả năng đáp ứng kinh doanh của nguồn vốn huy động.
Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên chưa đủ để đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn. Nếu như huy động vốn nhiều mà cho vay ít thì tình trạng ứ đọng vốn sẽ dẫn đến thua lỗ vì phần tiền không cho vay được vẫn phải trả lãi tiền gửi.
Nếu như huy động vốn được ít mà nhu cầu vay nhiều thì rủi ro xảy ra đối với ngân hàng ngày càng lớn hơn. Ngân hàng sẽ dần dần bị mất khách hàng. Khi đó, ngân hàng phải tìm kiếm các khoản vay với lãi suất cao như phải vay các tổ chức tín dụng khác, vay ngân hàng nhà nước để cho vay.
Như vậy trong 2 trường hợp, lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm. Hoạt động kinh doanh ngân hàng chỉ có hiệu quả trên cơ sở kết hợp huy động vốn và cho vay 1 cách hài hoà. Để thực hiện điều đó NHCT Thanh Xuân song song với việc đẩy mạnh huy động vốn đã mở rộng cho vay, đầu tư đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn hợp lý cho mọi khách hàng
Bảng 12: Quan hệ so sánh giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Huy động vốn
629.400
833.655
1.137.000
Dư nợ cho vay
436.155
750.649
1.005.978
Hệ số sử dụng nguồn
69,30%
90,04%
88,48%
Phần dư
193.245
83.006
131.022
(nguồn số liệu: lấy từ phòng kinh doanh)
Qua Bảng 12 ta thấy, ngân hàng hoạt động chưa hết công suất, phải điều hoà vốn về TW. Nguyên nhân là do Ngân hàng mới thành lập nên chưa thu hút được nhiều khách hàng đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, làm ăn tốt đến mở tài khoản và vay tại Ngân hàng. Từ giữa năm 2001, tình hình tiến triển tốt, hệ số sử dụng vốn cao.
Doanh số cho vay và hệ số sử dụng vốn tăng qua từng năm. Cụ thể là năm 2000 mức huy động vốn đạt 629.400 triệu đồng và hệ số sử dụng vốn đạt 69,30%, sang năm 2002 mức huy động vốn đạt 1.137.000 triệu đồng, dư nợ cho vay tăng lên 1.005.978 triệu đồng và hệ số sử dụng vốn đạt mức 88,48%. Có được điều này là do NHCT Thanh Xuân đặc biệt là phòng kinh doanh đã có chính sách hợp lý trong việc mở rộng và thu hút khách hàng.
Bảng 13 : Một số chỉ tiêu tổng hợp về sử dụng vốn.
Đơn vị : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Dư nợ cho vay
436.155
750.649
1.005.978
Tỷ lệ % tăng so với năm trước
16,86%
72,11%
34,01%
Nợ quá hạn
1.274
199
0
Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ
0.29%
0,03%
0
(Nguồn: phòng kinh doanh NHCT Thanh Xuân)
Bảng 12 và 13 cho ta thấy tình hình tín dụng của Ngân hàng không ngừng mở rộng và phát triển. Tại thời điểm cuối năm 2000 doanh số cho vay là 436.155 triệu đồng đến 31/12/2001 đã tăng lên tới 750.649 triệu đồng và đến cuối năm 2002 thì doanh số cho vay đã đạt mức1.005.978 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp và có xu hướng giảm đi qua các năm 2000, 2001, 2002 tương ứng là 0,29%, 0,03%. Đó là do Ngân hàng phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa huy động vốn và sử dụng vốn, coi trọng chất lượng tín dụng. Trong công tác quản lý vốn, Ngân hàng luôn luôn đặt ra vấn đề đảm bảo an toàn vốn và tài sản bằng biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, giám sát, đồng thời xử lý mọi hành vi tiêu cực.
2.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay ngắn hạn và trung hạn.
Bảng 14. Huy động vốn ngắn hạn và cho vay ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm).
Đơn vị. Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Huy động vốn ngắn hạn
412.431
527.524
723.351
Cho vay ngắn hạn
352.975
511.057
707.423
Phần dư
+59.456
+16.467
+15.928
(Nguồn: phòng kinh doanh NHCT Thanh Xuân)
Qua số liệu trên ta thấy huy động vốn ngắn hạn tăng lên ở mức cao từ 412.431 triệu đồng năm 2000 lên 723.351 triệu đồng năm 2002. Cuối năm 2000, cho vay ngắn hạn đã vượt số vốn ngắn hạn huy động được, cho vay ngày càng tăng mà huy động có hướng giảm xuống. Điều này đòi hỏi Ngân hàng phải có biện pháp tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày một tăng. Sang năm 2001, Ngân hàng đã mở rộng thêm các quỹ tiết kiệm, vì vậy đến cuối năm 2001 và 2002 nguồn huy động cho vay ngắn hạn đã đáp ứng đủ cho nhu cầu vay ngắn hạn.
Bảng 15. Huy động vốn trung và dài hạn và cho vay trung và dài hạn.
(Kỳ hạn từ 1 năm trở lên).
Đơn vị : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Huy động vốn trung và dài hạn
213.231
298.740
353.531
Dư nợ cho vay trung và dài hạn
83.180
239.592
298.555
Phần dư
130.051
59.418
54.976
(Nguồn: phòng kinh doanh NHCT Thanh xuân)
Cho vay trung và dài hạn luôn được đáp ứng đầy đủ từ năm 2000 trở lại đây. Tuy nhiên ta thấy, huy động vốn chỉ chủ yếu dựa trên loại tiền gửi kỳ hạn 12 tháng. Để đáp ứng cho loại này, Ngân hàng đã phát hành kỳ phiếu có mục đích kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hay dùng một phần vốn ngắn hạn Ngân hàng.
2.2.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư bằng nội tệ.
Bảng 16. Huy động vốn và cho vay, đầu tư bằng nội tệ.
Đơn vị : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Huy động vốn = VNĐ
424.277
554.354
802.070
Dư nợ cho vay đầu tư = VNĐ
378.398
657.654
854.093
Phần dư
+45.879
-103.300
-52.023
(Nguồn: phòng kinh doanh NHCT Thanh Xuân)
Bảng 17. Huy động vốn cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ .(ngoại ttệ đã quy đổi).
Đơn vị : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Huy động vốn bằng ngoại tệ
205.123
289.301
334.930
Dư nợ cho vay đầu tư bằng ngoại tệ
53.483
92.955
113.457
Phần dư
+151.640
+196.346
+221.473
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHCT Thanh Xuân)
Qua bảng trên ta thấy tổng mức huy động bằng ngoại tệ năm 2000 đạt 205.123 triệu đồng sang năm 2001 thì mức huy động này đã tăng lên rõ rệt và đạt ở mức 289.301 triệu đồng, sang năm 2002 mức huy động đạt ở mức 334.930 triệu đồng. Điều này chứng tỏ những nỗ lực trong việc huy động vốn đã đem lại hiệu quả.
Như vậy đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế mở, nhu cầu cho vay bằng ngoại tệ liên tục tăng lên (nhưng đến quý 4/2000, số dư cho vay ngoại tệ giảm do một số doanh nghiệp đến thời hạn trả gốc). Cũng như vậy trong quý 4/2001 cho vay ngoại tệ lại tăng mạnh nhưng đến cuối năm thì lại giảm do các doanh nghiệp trả gốc (như năm 2000) và đến quý 4 năm 2002 cũng tình trạng như thế. Nhận thức được điều này, NHCT Thanh Xuân đã tích cực huy động vốn ngoại tệ thông qua tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ và điều chuyển về NHCT Việt Nam.
Tóm lại :
Qua phân tích ở trên, chúng ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng tốt nhu cầu vay, đầu tư trung và dài hạn và cho vay bằng ngoại tệ. Cho vay ngắn hạn lớn hơn huy động vốn ngắn hạn vào quý I/2000, tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn còn nhỏ so với tổng nguồn chủ yếu kỳ hạn 1 năm. Ngân hàng cần có biện pháp tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay ngắn hạn, vay bằng nội tệ đang tăng lên, đạt mục tiêu cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
3. Chi phí huy động vốn.
Nguồn vốn huy động có hiệu quả không những là nguồn vốn đáp ứng được các nhu cầu kinh doanh của Ngân hàng mà còn phải là nguồn vốn có chi phí thấp. Chi phí huy động vốn gồm chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí về cơ sở vật chất kỹ thuật, chi phí quản lý..... Trong đó chủ yếu là chi phí trả lãi tiền gửi (lãi suất).
Lãi suất có mối liên hệ tương quan với sự tăng giảm chỉ số giá cả (hay lạm phát). Hơn nữa, lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của khối lượng vốn huy động cũng như tốc độ nhu cầu vay vốn từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. NHCT Thanh Xuân đã cố gắng đưa ra một mức lãi xuất thích hợp trong từng thời kỳ.
Từ khi thành lập đến nay, lãi suất huy động của Ngân hàng được điều chỉnh nhanh nhạy, linh hoạt. Điều này có ưu điểm là phản ánh kịp thời cung cầu của thị trường và điều chỉnh nguồn vốn huy động phù hợp với nhu cầu của Ngân hàng.
Trong 3 năm qua, Ngân hàng điều chỉnh tăng giảm nhiều lần lãi suất huy động theo quan hệ cung cầu nhưng sự biến động này là không đáng kể. Đó là trong những năm gần đây, giá trị đồng nội tệ tương đối ổn định, lạm phát giữ ổn định ở mức thấp và sự cắt bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động ngân hàng. Lãi suất chung của VNĐ có xu hướng giảm đi và giảm dần chênh lệch với lãi suất huy động ngoại tệ.
4. Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại NHCT Thanh Xuân:
4.1. Những kết quả đạt được:
Trong 3 năm hoạt động ( 2000, 2001,2002), Ngân hàng công thương - Thanh xuân đã đạt được những kết quả khả quan:
+ Tổng nguồn vốn huy động liên tục gia tăng.
+ Trong cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn ngày càng lớn hơn loại tiền gửi không kỳ hạn.
+ Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua chiếm 1 tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn. Nguồn vốn này nói chung phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng.
Có được kết quả trên là do NHCT Thanh Xuân đã thực hiện các biện pháp sau:
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong dân cư. Ngân hàng đã từng bước mở rộng mạng lưới phục vụ, đưa thêm 4 quỹ tiết kiệm. Mạng lưới tiết kiệm được bố trí thuận tiện ở những nơi dân cư đông đúc tạo thuân tiện cho người gửi tiền. Bên cạnh đó, Ngân hàng áp dụng linh hoạt các hình thức huy động tiền gửi như ;
+ Tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn khác nhau (không kỳ hạn, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng) bằng nội tệ và ngoại tệ, kỳ phiếu có mục đích.
+ Chính sách lãi suất hợp lý khuyến khích người gửi tiền.
+ Khuyến khích mở tài khoản, thực hiện thanh toán qua Ngân hàng.
Ngân hàng cũng đã áp dụng các biện pháp kinh tế để khuyến khích khách hàng thường xuyên gửi tiền nhàn rỗi vào tài khoản như giảm chi phí thanh toán qua Ngân hàng, những đơn vị có số dư cao và thường xuyên ổn định trong tài khoản này sẽ được áp dụng chính sách ưu đãi. Đối với khách hàng lớn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Ngân hàng sẽ giảm lãi suất tiền vay.
4.2. Những tồn tại trong công tác huy động vốn.
Là một Ngân hàng mới thành lập, NHCT Thanh Xuân không thể không tránh khỏi những hạn chế.
- Mặc dù Ngân hàng đã có nhiều cố gằng nhưng các hình thức huy động chưa thực sự phong phú, còn đơn điệu, mang tính chất cổ truyền.
Cơ cấu nguồn vốn tuy có thay đổi theo hướng lãi suất bình quân đầu vào giảm song khả năng đáp ứng nhu cầu vốn còn hạn chế. Vốn huy động được tăng chậm hơn doanh số cho vay. Nếu không có biện pháp tăng cường huy động vốn thì NHCT Thanh Xuân phải vay vốn từ các nguồn khác để đáp ứng nhu cầu tín dụng.
- Chính sách huy động vốn đã có sự điều chỉnh linh hoạt. Tuy nhiên, mức lãi suất huy động vốn mà Ngân hàng áp dụng đều do NHCT Việt Nam đưa ra. Công tác huy động vốn chưa có sự cạnh tranh giữa các chi nhánh, điều này mất đi một công cụ thúc đẩy công tác huy động vốn. Khách hàng gửi tiền tiết kiệm chủ yếu ở các khu vực gần Hà Nội.
- Mặc dù Ngân hàng đã có nhiều cải tiến, nhưng thủ tục rút tiền vẫn còn thủ công, chưa thuận tiện, tốc độ giao dịch của Ngân hàng còn chưa nhanh.
- Công nghệ Ngân hàng còn hạn chế. Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng rất coi trọng công tác hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn còn thiếu vốn để trang bị công nghệ hiện đại như thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động.... Đó là hạn chế hoạt động Ngân hàng nói chung, công tác huy động vốn nói riêng.
- Các biện pháp hỗ trợ cho công tác huy động vốn còn chưa hiệu quả. Điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên còn chưa thuận lợi, địa điểm làm việc còn chật hẹp, trang bị kỹ thuật chưa thực sự hiện đại. Mạng lưới QTK đã được mở rộng nhưng chưa kịp thời bao phủ khắp khu vực. Hoạt động Marketing chưa có hiệu quả, khách hàng chỉ biết đến hình thức huy động khi họ có quan hệ với Ngân hàng.
chương III
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng công thương Thanh Xuân
I. Định hướng về hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân.
1.Tổ chức thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chính trị của NHCT, mở rộng mạng lưới huy động vốn gắn với tăng trưởng dư nợ lành mạnh. Coi trọng công tác cán bộ, duy trì mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, khuyến khích các phòng tổ chức các chuyên đề thảo luận, học tập, trao đổi kinh nghiệm đào tạo và tự đào tạo tại chỗ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành.
2.Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, ngành,đoàn thể, tạo sức mạnh tổng hợp hỗ trợ đắc lực cho công tác kinh doanh, xử lý tốt tài sản đảm bảo tiền vay.
3. Nâng cao ý thức chấp hành cơ chế chính sách, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, giảm thiểu rủi ro.
4.Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào do ngành, địa phương phát động, cải thiện đời sống người lao động.
- Trong năm 2002 chi nhánh đã mở thêm quỹ tiết kiệm, đưa công nghiệ thông tin vào giao dịch tiết kiệm, sửa chữa nâng cấp các quỹ tiết kiệm quá chật chội, chưa đảm bảo điều kiện làm việc. Trong điều kiện cho phép thì tiến tới thực hiện yêu cầu nơi giao dịch khang trang lịch sự. Mở rộng tuyên truyền, vận động tiết kiệm, thu hút tiền gửi doanh nghiệp.
- Chấn chỉnh những tồn tại sau thanh tra. Tiếp tục triển khai cơ chế tín dụng và bảo lãnh mới. Theo dõi sát sao thực tế quá trình áp dụng cơ chế mới để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ách tắc trong đầu tư tín dụng và bảo lãnh. Thực hiện tốt chính sách khách hàng, thường xuyên nắm thông tin để có hướng đầu tư phù hợp đáp ứng yêu cầu của thị trường, đảm bảo tăng trưởng tín dụng lành mạnh.
-Kinh doanh đối ngoại: Khai thác thêm dịch vụ thanh toán thẻ, đa dạng ngoại tệ kinh doanh, đáp ứng nhu cầu khơi thông kênh đầu tư vốn và mở rộng thị trường của Ngân hàng và doanh nghiệp.
- Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo: Tăng cường đủ cán bộ nghiệp vụ cho các phòng, bố trí đủ bộ máy điều hành cho các phòng còn thiếu. Thực hiện giao nhiệm vụ chuyên sâu, gắn thực hiện nhiệm vụ với phong trào thi đua. Thực hiện đánh giá kết quả công tác cá nhân hàng tháng, thực hiện thưởng phạt nghiêm minh, công bằng tổ chức các lớp bổ sung kiến thức chuyên môn, pháp luật, ngoại ngữ tin học nhằm nâng cao chất lượng công tác.
- Nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành cấp phòng, tập trung đoàn kết nhất trí trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Giải quyết dứt điểm các vướng mắc cá nhân, làm trong sạch quan hệ nội bộ, đảm bảo kỷ cương, hiệu lực điều hành.
II. Một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHCT Thanh Xuân.
Qua một thời gian công tác và thực tập tại ngân hàng Công thương Thanh Xuân, từ những số liệu thực tế, những tồn tại trong công tác huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm qua, và những lý luận của bản thân, em xin đưa ra một số kiến nghị nhỏ bé của mình nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân, một ngân hàng vừa mới thành lập.
1. Có định hướng, kế hoạch về phát triển nguồn vốn phù hợp.
Biện pháp đầu tiên mà ngân hàng có thể làm là phải luôn luôn đánh giá một cách chi tiết, phân tích tỉ mỉ tình hình tỷ trọng, kết cấu nguồn vốn ..., tình hình thực tiễn của Việt Nam (môi trường kinh tế, pháp lý, môi trường xã hội, tâm lý, môi trường đối ngoại) để tìm ra những khó khăn vướng mắc xuất phát từ phía ngân hàng hay những người gửi tiền. Đồng thời, ngân hàng phải chủ động xây dựng cân đối nhu cầu về vốn. Trên cơ sở đó, Ngân hàng lập chiến lược dài hạn, về huy động vốn để từ đó có những biện pháp huy động vốn phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn cho bản thân ngân hàng nói riêng, cho nền kinh tế nói chung và không để bị đọng vốn trong quá trình sử dụng vốn.
Các định hướng, kế hoạch về công tác huy động vốn phải được xuất phát từ những yêu cầu sau:
+ Công tác nguồn vốn của ngân hàng phải quán triệt quan điểm phát huy nội lực.
+ Coi khai thác triệt để các nguồn vốn trong nước dưới mọi hình thức, theo nhiều kênh khác nhau vừa là nhiệm vụ lâu dài,vừa là yêu cầu mang tính giải pháp tình thế hiện nay.
+ Gắn chiến lược tạo nguồn với chiến lược sử dụng nguồn trong một thể đồng bộ, nhịp nhàng.
+ Luôn có biện pháp nâng tỷ trọng vốn tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, đồng thời tăng khối lượng tiền gửi từ các tầng lớp dân cư để tạo lập một mặt bằng vốn luân chuyển vững chắc.
2. Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.
Như ở Chương II cho thấy, hình thức huy động vốn của ngân hàng còn đơn điệu, chưa hấp dẫn người gửi; tỷ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn còn nhỏ. Để có thể huy động vốn ngày càng nhiều, ngân hàng Công thương thanh Xuân phải đa dạng hoá các hình thức huy động, cụ thể:
2.1. Đa dạng các kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm:
Bên cạnh các kỳ hạn đang áp dụng, ngân hàng mở rộng thêm các thời hạn gửi tiền như 9 tháng, 2 năm, 3 năm, 5 năm... và thậm chí 10 năm. Việc áp dụng hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn với thời hạn khác nhau sẽ tăng nguồn vốn trung và dài hạn, tạo điều kiện đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể thu hút vốn dài hạn, Ngân hàng nên phát hành "phiếu tiết kiệm có kỳ hạn chuyển nhượng" ngay tại các quỹ tiết kiệm của ngân hàng. Với loại tiết kiệm có kỳ hạn này có thể dung hoà được lợi ích hai bên: ngân hàng và người gửi tiền. Người gửi tiền tiết kiệm chủ động khi cần rút vốn ra chi tiêu đột xuất, đồng thời ngân hàng tạo được nguồn vốn ổn định.
2.2 Phát triển, mở rộng tài khoản cá nhân, phát hành séc cá nhân:
Hình thức này giúp ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư với lãi suất thấp. Đồng thời, phát triển tài khoản cá nhân góp phần hiện đại hoá quá trình thanh toán qua ngân hàng, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí lưu thông.
2.3. Mở rộng các loại tiền gửi khác
Ngân hàng cần quan tâm đến việc mở rộng thêm các loại tiền gửi khác để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của dân chúng. Ngân hàng công thương Thanh Xuân có thể áp dụng những hình thức huy động tiết kiệm dài hạn có mục đích, cụ thể.
Hình thức tiết kiệm hưu trí bảo thọ: Dành cho những người có thu nhập hiện tại để dành một phần tiêu dùng cho tương lai khi về già bằng cách hàng tháng gửi tiền vào tài khoản này.
Hình thức tiết kiệm nhà ở: Hình thức này tạo cho người gửi tiền được quyền vay ở ngân hàng một khoản lớn với lãi suất hợp lý để đầu tư cho chỗ ở của chính mình.
2.4. Song song với đa dạng hoá các hình thức tiền gửi tiết kiệm, Ngân hàng Công thương Thanh Xuân cần mở rộng việc phát hành kỳ phiếu có mục đích với hình thức đa dạng hơn như trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ, loại trái phiếu thời hạn 2 năm, 3 năm..., lãi suất linh hoạt tuỳ thuộc môi trường cạnh tranh và cung cầu trên thị trường; phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại để huy động vốn trung và dài hạn vừa tạo nguồn vốn trung và dài hạn, vừa cung cấp hàng hoá cho thị trường vốn.
Tuỳ từng điều kiện, thời điểm cụ thể mà ngân hàng áp dụng những hình thức huy động vốn phù hợp nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi và tiền mặt ngoài xã hội.
2.5. Đa năng trong kinh doanh cũng làm cho khách hàng có cảm giác thoả mãn đối với các hoạt động của ngân hàng và ngày càng có nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Những hoạt động này ảnh hưởng đến công tác huy động vốn, nhờ đó mà khả năng huy động vốn của ngân hàng được nâng lên. Ngân hàng cần mở thêm các dịch vụ như: dịch vụ tư vấn, dịch vụ môi giới, dịch vụ cầm đồ, tín dụng thuê mua...
3. Đơn giản hoá các thủ tục nhận tiền gửi cho tới các thủ tục cho vay.
Hiện nay, nếu một người gửi tiền thông thường phải mất 15 - 30 phút cho một lần gửi hoặc rút. Đối với xin vay, thủ tục còn kéo dài nhiều ngày. Các thủ tục này ngân hàng làm theo quy định, nhưng ngân hàng cần nghiên cứu biện pháp rút ngắn thời gian. Chẳng hạn như trang bị máy vi tính cho các quỹ tiết kiệm; máy của kế toán được nối với máy của kế toán trưởng và thủ quỹ, qua đó có thể kiểm tra lẫn nhau, đảm bảo tính chính xác, giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng.
Ngân hàng Công thương Thanh Xuân nên nghiên cứu triển khai hình thức tiết kiệm gửi tiền một nơi, rút tiền ở nhiều nơi. Đối với ngân hàng, hình thức này có ý nghĩa quan trọng trong việc từng bước nâng cao khả năng phục vụ khách hàng với chất lượng cao hơn, đối tượng rộng rãi hơn, lựa chọn địa điểm linh hoạt hơn đồng thời là bước tiếp theo trong việc hiện đại hoá dịch vụ thanh toán.
4. Chính sách lãi suất.
Lãi suất là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc thu hút nguồn vốn, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu vì người dân khi gửi tiền vào ngân hàng đều đặt mục tiêu lãi suất lên hàng đầu. Hiện nay tại ngân hàng Công thương Thanh Xuân, đối với các loại tiền gửi có kỳ hạn không kể ngắn ngày hay dài ngày nếu rút trước hạn chỉ được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Điều này chỉ phù hợp với tiền gửi 3 tháng, còn áp dụng với loại tiền gửi 6 tháng, 12 tháng trở lên thì quá thiệt cho người gửi tiền. Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho tỷ trọng tiền gửi 12 tháng còn thấp, còn huy động vốn kỳ hạn dài hơn như 1 năm, 2 năm... để tăng nguồn vốn trung và dài hạn còn gặp khó khăn. Cho nên, trong trường hợp này ngân hàng nên trả khách hàng mức lãi suất bằng lãi suất kỳ hạn trước đó. Ví dụ, người gửi tiền 11 tháng được hưởng lãi suất kỳ hạn 6 tháng.
Ngân hàng cần có chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với cung cầu trên thị trường. Hiện nay, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên chậm hơn so với một năm trước đây. Ngân hàng Công thương Thanh Xuân cần có biện pháp tăng cường nguồn vốn huy động. Nếu tăng lãi suất tiền gửi thì phải tăng lãi suất cho vay. Điều đó sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp sử dụng vốn vay. Do vậy, ngân hàng cần có chính sách lãi suất vừa hấp dẫn người gửi, vừa hạn chế gia tăng lãi suất đầu ra cụ thể:
- Nâng lãi suất đối với tiền gửi trung và dài hạn, hạ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn, đảm bảo lãi suất trung bình vẫn không tăng lên đối với toàn bộ nguồn huy động.
- Có biện pháp khuyến khích khách hàng duy trì số dư tài khoản với thời gian dài hơn thời hạn gửi ban đầu. Ví dụ, người gửi tiền tiết kiệm 6 tháng nhưng không rút tiền trong thời gian 12 tháng có thể hưởng thêm một tỷ lệ phần trăm của tiền gửi.
- Lãi suất phù hợp với từng đối tượng người gửi, từng khu vực, từng thời điểm cụ thể.
- Nói chung, chính sách lãi suất phải thay đổi một cách linh hoạt phù hợp với cung cầu vốn trên thị trường mặt bằng lãi suất do ngân hàng Nhà nước quy định và có lợi cho người gửi, người vay và ngân hàng.
5. Thực hiện tốt chính sách khách hàng:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần hiểu rõ lợi ích của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, vào lợi ích của người gửi tiền. Vì vậy, ngân hàng Công thương Thanh Xuân, một ngân hàng vừa mới thành lập phải có chính sách khách hàng đúng đắn. Đó là thu hút nhiều khách hàng, duy trì, mở rộng khách hàng truyền thống, đảm bảo lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng cũng phải nhằm giúp đỡ doanh nghiệp khắc phục những khó khăn yếu kém, tạo mối quan hệ lâu dài. Ngân hàng cần có cách phân loại khách hàng để có cách đối xử cho phù hợp. Những khách hàng lâu năm, có số dự tiền gửi lớn, được ngân hàng tín nhiệm, thì ngân hàng sẽ có chính sách ưu tiên về lãi suất, kỳ hạn món vay cũng như việc xét thưởng. Bên cạnh đó, ngân hàng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở hội nghị khách hàng nhằm làm cho họ hiểu rõ lợi ích của các dịch vụ ngân hàng, qua đó nắm bắt yêu cầu của từng đối tượng, đi sâu nắm bắt tâm lý xã hội của khách hàng để có cách phục vụ tốt hơn.
6. Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh
Bên cạnh việc huy động vốn, cách điều hành, sử dụng nguồn vốn như thế nào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả công tác huy động vốn. Nếu như ngân hàng cho khách hàng vay vốn mà không thu hồi được thì nguồn vốn của ngân hàng sẽ bị ứ đọng, không quay vòng được nhanh. Còn nếu như ngân hàng thực hiện tốt công tác tín dụng, đầu tư, kinh doanh có hiệu quả thì sẽ có nhiều khách hàng đến quan hệ với ngân hàng. Uy tín của ngân hàng được nâng cao sẽ tạo điều kiện huy động vốn được dễ dàng hơn.
Từ phần thực trạng ở chương 2, ta thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng là khả quan. Tuy nhiên, nhiệm vụ của ngân hàng trong thời gian tới là tiếp tục tăng doanh số cho vay, nâng cao chất lượng các khoản cho vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Để làm được điều này, Ngân hàng phải thực hiện các biện pháp sau:
Ngân hàng phải chủ động tìm các dự án đầu tư có hiệu quả. Trước khi cho vay ngân hàng phải thẩm định kỹ về khách hàng. Trong quá trình thực hiện dự án cho vay, các cán bộ tín dụng phải thường xuyên, định kỳ theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, có những nhận xét, kiến nghị lên ban lãnh đạo để đưa ra được những quyết định kịp thời tránh tổn thất cho ngân hàng.
Ngân hàng phải thường xuyên thống kê các khế ước đến hạn, có kế hoạch đôn đốc trả nợ đối với các doanh nghiệp có nợ quá hạn trên tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Bằng các mối quan hệ của mình, ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng tiêu thụ sản phẩm của họ trong trường hợp sản phẩm có chất lượng còn thấp, bị giảm giá do cung lớn hơn cầu... làm được điều này, ngân hàng không những thu hồi được vốn cho vay, giảm rủi ro ở mức thấp nhất mà còn giúp doanh nghiệp không bị phá sản.
Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính quyền quận để quản lý tài sản thế chấp, thường xuyên trao đổi thông tin với trung tâm cung cấp những thông tin về rủi ro tín dụng ngân hàng. Sau khi cấp phát tiền vay, ngân hàng làm bản thông báo cho công an, viện kiểm sát... biết những tài sản đã thế chấp. Cơ quan pháp luật Nhà nước sẽ không xác nhận bất cứ trường hợp nào do chủ tài sản đề nghị chuyển nhượng, cho thuê hoặc để thế chấp ngân hàng khác.
7. Đổi mới công nghệ ngân hàng.
Một biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn là đổi mới công nghệ ngân hàng, tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại. Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm là những máy móc đơn thuần phục vụ thanh toán bằng thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động mà còn là cơ chế thanh toán trong nội bộ ngân hàng hay sử dụng tin học để quản lý các mặt nghiệp vụ trong đó có quản lý kế toán và thanh toán. Là một ngân hàng mới thành lập, phải hoàn toàn tự chủ trong hoạt động kinh doanh, lượng vốn đầu tư để đổi mới công nghệ còn hạn hẹp. Vì vậy, ngân hàng cần phải tự nghiên cứu đổi mới công nghệ, đồng thời lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện, khả năng của ngân hàng. Trước mắt hiện nay, công nghệ ưu tiên là công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm làm tăng vòng quay vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông.
8. Đào tạo đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao.
Ngân hàng không ngừng bổ sung kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, như mở các lớp đào tạo, tham quan, hội thảo... vì chỉ có liên tục nâng cao trình độ thì mới bắt kịp với sự đổi mới, tiến bộ của xã hội để ngân hàng ngày càng đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh trình độ chuyên môn cao, các nhân viên nhất là nhân viên tiếp xúc với khách hàng thường xuyên tiếp hàng ngày, phải có sự nhiệt tình, vui vẻ, lịch sự, cởi mở. Phải có phong cách phục vụ sao cho khi khách hàng bước chân vào ngân hàng họ không bỡ ngỡ, ngại ngùng, cảm nhận được mình đang được cần đến. Vì vậy, ngân hàng phải bố trí cho nhân viên ngồi tiếp khách như thế nào để họ thấy được một sự tiếp đón nồng nhiệt. Các nhân viên luôn nhiệt tình chỉ dẫn cho khách hàng vào làm việc tại phòng nào, ban nào, ở đâu để tiết kiệm thời gian cho khách. Đây là một vấn đề đánh vào tâm lý khách hàng. Một khi khách hàng vui vẻ thoả mãn khi gửi tiền lần đầu thì lần sau họ tiếp tục gửi và còn giới thiệu người khác.
Ngân hàng cần sắp xếp đội ngũ cán bộ một cách hợp lý, mạnh dạn đề bạt, sử dụng những cán bộ trẻ, có năng lực, nhiệt tình gắn bó với sự nghiệp của ngành. Công tác tổ chức cán bộ phải coi việc phát triển nguồn nhân lực là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong hoạt động kinh doanh.
9. Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo.
Là một ngân hàng mới thành lập, để mở rộng hoạt động của mình thì khuếch trương, quảng cáo là việc làm hết sức cần thiết. Ngân hàng phải làm sao cho người dân biết đến hoạt động của mình và thấy được lợi ích khi giao dịch với ngân hàng.
Trong công tác huy động vốn, việc quảng cáo nên tập trung một số vấn đề như: lãi suất tiền gửi, hình thức huy động, lợi ích của khách hàng khi gửi tiền, việc khai trương quỹ tiết kiệm mới... Thực tế cho thấy nhiều khi ngân hàng phát hành kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn để huy động vốn trong một thời hạn ngắn cho hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không được người gửi hưởng ứng. Đó là phần lớn người dân không biết thông tin này, ngoại trừ những người thường xuyên liên hệ với ngân hàng. Vì vậy, việc quảng cáo nên tiến hành tương đối thường xuyên trên một số phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí... Đặc biệt, khi có hình thức huy động mới thì cần tuyên truyền một cách thường xuyên về lợi ích của nó. Một hình thức quảng cáo rẻ tiền nhưng cần thiết là dán các tờ áp phích tại trụ sở, quầy giao dịch của ngân hàng.
Đi song hành với hình thức quảng cáo là khuyến mại, giúp đẩy mạnh thêm hoạt động quảng cáo thu hút vốn vào ngân hàng. Các hình thức khuyến mại đa dạng sẽ tạo ra sự thích thú của khách hàng như trả lời câu hỏi có thưởng, hình thức sổ số theo tài khoản, lãi suất ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên giao dịch. Đây là hình thức quảng cáo tốt vì nó làm cho khách hàng, người dân biết đến, hiểu rõ về ngân hàng.
Ngân hàng Công thương Thanh Xuân là một ngân hàng thương mại trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam, chịu sự chỉ đạo của ngân hàng Công thương Việt Nam. Vì vậy, những biện pháp trình bày ở trên là một số biện pháp mà ngân hàng Công thương Thanh Xuân cần phải thực hiện để khắc phục những tồn tại trong công tác huy động vốn nhằm đưa ngân hàng Công thương Thanh Xuân trở thành một trong những tổ chức tài chính tiền tệ quan trọng, có vị trí then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế trong quận Thanh Xuân và thủ đô theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên các giải pháp trên chỉ phát huy hiệu quả trong một môi trường vĩ mô thuận lợi. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số kiến nghị để góp phần hoàn thiện môi trường vĩ mô, tạo đièu kiện cho công tác huy động vốn ngày càng có hiệu quả hơn.
III. Những đề xuất kiến nghị cơ bản nhằm thực hiện những giảI pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHCT thanh xuân
1. Về phía nhà nước:
Để huy động được vốn điều quan trọng là tạo được niềm tin của nhân dân và đảm bảo độ an toàn cho đồng vốn của họ bỏ ra. Nên sự trợ giúp của nhà nước có vai trò rất quan trọng tạo sự ổn định các điều kiện để các doanh nghiệp quốc doanh và DN ngoài quốc doanh hoạt động tốt.
Nhà nước xác đinh rõ chiến lược phát triển kinh tế, định hướng đầu tư, có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định và lâu dài.
Để bảo vệ chính đáng cho người đầu tư và người sử dụng vốn đầu tư, cần phải có một hệ thống pháp lý đồng bộ, cải tiến thủ tục hành chính trong việc lập doanh nghiệp và thủ tục công chứng, xác định trách nhiệm của NH trong việc đảm baỏ tài sản của nhân dân khi họ gửi tiền vào NH.
Tạo môi trường để hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính tiền tệ nhằm mục đích làm lành mạnh hoá hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam.
2.Về phía NHCT Việt Nam
Với mục tiêu của NHCT Việt Nam đặt ra là:
- Tiếp tục ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh
- Đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn
- Phấn đấu duy trì lợi nhuận đạt kế hoạch, đảm bảo thu nhập của cán bộ công chức toàn NHCT Thanh Xuân.
Cùng chung mục tiêu với NHCT Việt Nam các chi nhánh cũng không ngừng phát triển thi đua phấn đấu vượt chỉ tiêu đề ra. Để đạt được các chỉ tiêu này, NHCT Việt Nam cần nghiên cứu tạo điều kiện hơn nữa giúp các chi nhánh hoạt động tốt nhất. Cụ thể:
Đẩy nhanh tiến bộ hiện đại hoá công nghệ NH nhằm nâng cao năng lực quản lý, năng lực điều hành kinh doanh. Hiện đại công nghệ đồng bộ toàn chi nhánh, có sự kết dính các chi nhánh để tạo thuận lợi giao dịch cho khách hàng ở nhiều địa bàn.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống. Mở nhiều lớp học chung và riêng cho từng lĩnh vực kinh doanh nhằm phát huy tích cực sự đóng góp của các lĩnh vực đó.
Có định hướng kế hoạch phù hợp cho từng chi nhánh và hạn chế những thủ tục không cần thiết tạo điều kiện cho các chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn.
Giải quyết nhanh cho các chi nhánh có nhu cầu mở rộng mạng lưới QTK và luôn nghiên cứu thị trường trên địa bàn các chi nhánh để đa dạng hoá hình thức huy động vốn đáp ứng tốt mọi nhu cầucủa khách hàng.
Ngoài những công tác thông tin quảng cáo của từng chi nhánh đặt ra thì tiéng nói của NHCT Việt Nam trên mọi thị trường về các chi nhánh của mình là rất cần thiết nên NHCT Việt Nam luôn phải phát huy, chú trọng hết mức đến vấn đề này.
Sự quan tâm của NHCT Việt Nam góp phần quan trọng nhất đến sự thành bại của mỗi chi nhánh
3.Về phía NHCT Thanh Xuân.
NHCT Thanh Xuân hoạt động trên địa bàn cả quận và chi nhánh lại mới thành lập nên cũng có nhiều mặt còn khó khăn cản trở đến sự thành công của chi nhánh. Được sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp, các ngành nên chi nhánh trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng kể tiếp tục phấn đấu đạt thành tích cao nhưng để đạt được đích cao nhất đó và để không phụ lòng quan tâm taọ điều kiện của các cấp NHCT TX cũng cần phải tiến hành một số chính sách của riêng mình nhằm thu hút được nhiều khách hàng đến với mình trong mọi lĩnh vực mà ở đây em đề cập đến là vấn đề huy động vốn cho chi nhánh.
* Nâng cấp các QTK về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất. Tạo không khí thoáng mát rộng rãi cho các QTK. Ngoài sự đầy đủ về quạt có thể lắp máy điều hoà.
* Triển khai tốt cơ sở vật chất hạ tầng để nhanh chóng đưa công nghệ vi tính xuống các QTK để tạo điều kiện cho khách hàng và cán bộ giao dịch một cách nhanh chóng thuận tiện. Nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn và đủ sức cạnh tranh với đơn vị khác giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
* Thông tin quảng cáo hợp lý : Hàng tháng, quý, Năm phổ biến những hoạt động cũ mới của ngân hàng mình xuống quận phường, tổ để khách hàng nắm được thông tin về hoạt động của NH trên địa bàn mình nhất là khi có thay đổi có lợi cho khách hàng, có thể là lãi suất, chế độ ưu đãi... Ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng cũ và mới nhằm đạt được yêu cầu đặt ra mà ở đây vấn đề nghiên cứu là thu hút vốn nhàn rỗi của dân, củng cố nguồn vốn cho NH phát triển kinh doanh một cách ổn định, vững chắc.
*Có thể áp dụng chính sách ưu đãi khi cần thiết ( chính sách ưu đãi của riêng chi nhánh) nhằm tạo thêm không khí và sự lôi cuốn của NH đối với khách hàng.
*Có thể mở 2-3 quỹ tiết kiệm trên một địa bàn nhỏ nếu ở đó đông dân và khách hàng (khách hàng thực giao dịch với NH) nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng. Cho dù một quỹ vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng vấn đề ở đây là thu hút hết khách hàng kể cả những khách hàng có tâm lý, điều kiện không chờ được lâu, ngại đông quá và ngại vắng quá.
* Mức độ cạnh tranh trên địa bàn rất gay gắt. Do đó muốn cạnh tranh thu hút được nhiều khách hàng thì chi nhánh cần tạo cho khách hàng niềm tin qua độ an toàn trước mắt , cũng rất cần thiết để khách hàng và cán bộ của mình yên tâm như lắp đặt hệ thống an toàn, báo động...; hạn chế mức thấp nhất những đối tượng xấu có ý đồ dòm ngó tới ngân hàng và khách hàng.
Kết luận
Nền kinh tế Việt nam trong những năm gần đây đã có những chuyển biến đáng mừng. Cùng với những chuyển biến đó nó đòi hỏi phải có những khoản vốn đầu tư rất lớn phục vụ cho công cuộc cải tổ, đổi mới phát triển đất nước. Đến lúc này khâu then chốt cuối cùng thuộc về ngành Ngân hàng Với chức năng đàu mối tài chính cho nền kinh tế ngành ngân hàng phải tự khẳng định vai trò và nhiệm vụ của mình. Để tạo thế đứng của mình trên thị trường, các ngân hàng thương mại không ngừng nâng cao khả năng thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư, phát triển sản xuất. Nguồn vốn huy động có vai trò rất lớn trong hoạt động của ngân hàng đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Do đó nên mở rộng phạm vi áp dụng ảnh hưởng của các loại tiền gửi tới các tổ chức kinh tế cũng như các tầng lớp dân cư là vấn đề sống còn của ngân hàng. Để thực hiện điều này đòi hỏi các ngân hàng các ngân hàng phải không ngừng mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Từ những thực tiễn trong quá trình học và thực tập, cùng sự nhiệt tình chỉ bảo của thầy cô giáo và sụ giúp đỡ của các đồng nghiệp trong NHCT Thanh Xuân nơi em công tác và thực tập. Em đã mạnh dạn đề xuất những ý kiến nhằm nâng hiệu quả huy động vốn tại NHCT Thanh Xuân. Tuy nhiên vì thời gian và quá trình nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên bản chuyên đề này không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô giáo cùng các anh chị tại NHCT Thanh Xuân để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Chuyên đề tốt nhiệp này hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đào Văn Hùng, sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo, đồng nghiệp Chi nhánh NHCT Thanh xuân. Chính vì vậy nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất vì sự hướng dẫn quý báu đó.
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2003
Sinh viên
Bùi Thị Thu Hà
TàI liệu tham khảo
Giáo trình Ngân hàng thương mại Quản trị và nghiệp vụ – Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - – Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Tạp chí NHCT Việt Nam.
Tạp chí thị trường tàI chính tiền tệ.
Thời báo kinh tế Việt Nam
Những vấn đề tiền tệ ngân hàng - nhà xuất bản thành phố Hô Chí Minh.
Báo cáo kinh doanh và các tài liệu khác của chi nhánh NHCT Thanh Xuân
Nhận xét của cơ quan
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: phương pháp đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 2
I. Ngân hàng Thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường. 2
1. Ngân hàng Thương Mại: 2
2. Vai trò của ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường 3
II. Nghiệp vụ huy động vốn và hiệu quả công tác huy động vốn tại NHTM. 4
1. Vốn, vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại 4
1.1. Cơ cấu nguồn vốn của NHTM . 4
1.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam: 7
1.3- Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM: 11
2: Hiệu quả công tác huy động vốn ở NHTM: 12
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. 12
2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác huy động vốn: 14
Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn ở Ngân hàng Công thương Thanh xuân 16
I.Tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương Thanh Xuân. 16
1- Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Quận Thanh Xuân: 16
2- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân: 16
2.1 Mô hình tổ chức mạng lưới: 18
2.2- Tình hình huy động vốn: 19
2.3- Kết quả sử dụng vốn: 20
2.4 Các hoạt động khác: 22
II. Thực trạng huy động vốn tại NHCT Thanh Xuân. 25
1. Các hình thức huy động vốn. 25
2. Khả năng đáp ứng kinh doanh của nguồn vốn huy động. 33
3. Chi phí huy động vốn. 38
4. Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại NHCT Thanh Xuân: 38
chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng công thương Thanh Xuân 41
I. Định hướng về hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân. 41
II. Một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHCT Thanh Xuân. 42
1. Có định hướng, kế hoạch về phát triển nguồn vốn phù hợp. 42
2. Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. 43
2.1. Đa dạng các kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm: 43
2.2 Phát triển, mở rộng tài khoản cá nhân, phát hành séc cá nhân: 43
2.3. Mở rộng các loại tiền gửi khác 44
3. Đơn giản hoá các thủ tục nhận tiền gửi cho tới các thủ tục cho vay. 44
4. Chính sách lãi suất. 45
5. Thực hiện tốt chính sách khách hàng: 46
6. Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh 46
7. Đổi mới công nghệ ngân hàng. 47
8. Đào tạo đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao. 48
9. Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo. 48
III. Những đề xuất kiến nghị cơ bản nhằm thực hiện những giảI pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHCT thanh xuân 50
1. Về phía nhà nước: 50
2.Về phía NHCT Việt Nam 50
3.Về phía NHCT Thanh Xuân. 51
Kết luận 53
TàI liệu tham khảo : 54
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH356.doc