Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1

Từ khởi nguồn là các đơn vị xây dựng công trình giao thông đơn lẻ, ngày nay với hơn 40 năm hoạt động hiệu quả CIENCO1 đang là một Tổng công ty vững mạnh và không ngừng phát triển, có uy tín trên thị trường trong nước, trong khu vực và quốc tế, có khả năng thực hiện các dự án lớn đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như khủng hoảng suy thoái kinh tế, lạm phát, môi trường kinh doanh luôn thay đổi và các yếu tố chủ quan trong nội bộ Tổng công ty làm cho Tổng công ty hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả ở một số mặt như là vấn đề sử dụng nguồn vốn, vấn đề sử dụng lao động, vấn đề phát triển khoa học công nghệ, vấn đề quản lý tiết kiệm chi phí kinh doanh Các vấn đề này đặt ra yêu cầu là Tổng công ty cần có chiến lược dài hạn, những kế hoạch phát triển cụ thể trong các giai đoạn cụ thể để hoạt động kinh doanh của công ty được linh động thích ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của môi trường kinh doanh – yếu tố tạo ra các cơ hội cũng như những thách thức cho Tổng công ty. Từ đó Tổng công ty có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh cũng như hạn chế và giảm thiểu các tác hại xấu đến từ môi trường.

doc60 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong kỳ và nó cho biết trong một kỳ kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Một doanh nghiệp có số vòng quay càng nhiều càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại. Thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay dc một vòng, thời gian càng ngắn thì tốc độ luân chuyển vốn càng cao. Tuy nhiên, số vòng quay của vốn lưu động của Cienco1 khá là thấp và có xu hướng giảm theo các năm, còn thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động thì khá là dài và tăng dần.. Vào năm 2007, vốn lưu động của doanh nghiệp quay dc 1,209 vòng tức là mất 302 ngày để quay được một vòng, nhưng đến năm 2008 chỉ là 0,914 vòng nghĩa là phải mất 399 ngày vốn lưu động của công ty mới quay được một vòng. Năm 2009, xu hướng này lại tiếp tục diễn ra. Số vòng quay của vốn lưu động là 0,854 vòng và phải mất đến 427 ngày để nó quay được một vòng. Do đó, dễ dàng thấy tốc độ luân chuyển vốn của Cienco1 là chậm Bên cạnh đó, sức sinh lời của vốn lưu động cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của một công ty là tốt hay là chưa tốt. Nó được tính bằng tỷ số của lợi nhuận với vốn lưu động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp, thể hiện một đồng vốn lưu động bình quân sản xuất ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đối với Cienco1 chỉ số này khá thấp và biến động khác so với các chỉ số phân tích ở trên. Khi đầu tư một đồng vốn lưu động bình quân thì năm 2007 Cienco1 thu được về 0,009 đồng lợi nhuận. năm 2008 là 0,02 đồng, cao hơn năm 2007 nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống chỉ còn 0,006 đồng.Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn nhiều vấn đề và cần có các biện pháp cụ thể để cho đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra hoạt động hiệu quả hơn. 1.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) của một doanh nghiệp nói chung hay của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng như Cienco1 nói riêng có thể dựa trên hai chỉ tiêu là sức sản xuất của TSCĐ và sức sinh lời của TSCĐ Sức sản xuất của TSCĐ được tính bằng tỷ số giữa tổng doanh thu và nguyên giá bình quân của TSCĐ. Nó cho biết một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Qua bảng 8 về hiệu quả sử dụng TSCĐ của Cienco1 thì chỉ tiêu này của Cienco1 khá cao nhưng lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2007, một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem về cho doanh nghiệp 9,03 đồng doanh thu thuần, còn đến năm 2009 thì chỉ còn là 6,8 đồng. Nam 2008 và 2009 là 2 năm công ty chịu ảnh hưởng của sự biến động môi trường kinh doanh, đặc biệt là cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu làm doanh thu của công ty giảm và trong mấy năm gần đây công ty cũng có đàu tư mua mới thêm một số tài sản cố định làm cho nguyên giá của TSCĐ tăng lên dẫn đến có sự giảm xuống của chỉ tiêu này Bảng 8: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 DT thuần VND 1,848,499,006,717 1,571,997,350,011 1,657,171,365,021 2 Lợi nhuận thuần VND 13,124,561,213 35,121,504,433 12,076,277,251 3 Nguyên giá bq của TSCĐ VND 204,632,140,197 234,821,981,125 243,526,391,275 4 Sức sản xuất của TSCĐ (=(1)/(3)) 9.03 6.69 6.80 5 Sức sinh lời của TSCĐ (=(2)/(3)) 0.06 0.15 0.05 (Nguồn: Tự tổng hợp) Sức sinh lời của TSCĐ được tính theo công thức là tỷ lệ giữa lợi nhuận thuần và nguyên giá bình quân của TSCĐ, nó phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận.Tỷ số này của Cienco1 là 0,06 năm 2007, tăng lên 0,15 vào năm 2008 và sau đó lại giảm xuống còn 0,05 vào năm 2009. Tuy sức sản xuất của TSCĐ là khá cao nhưng sức sinh lời của TSCĐ của Cienco1 lại khá thấp và cũng có sự lên xuống thất thường chứng tỏ sự quản lý, sử dùng TSCĐ trong Tổng công ty còn chưa có sư phối hợp nhịp nhàng và do đó cần một số chính sách cụ thể và các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. 1.2.4. Chỉ tiêu sử dụng lao động. Khi phân tích về chỉ tiêu sử dụng lao động thì hầu hết mọi người đều dùng 2 chỉ tiêu cơ bản là sức sinh lời của lao động và năng suất lao động. Sức sinh lời của lao động phản ánh mọt người lao động tron kỳ sản xuất được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp và nó được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận thuần doanh nghiệp đạt được và số lao động bình quân trong kỳ.Đối với một doanh nghiệp thì chỉ số này càng cao càng tốt và ngược lại. Năng suất lao động bình quân của một doanh nghiệp phản ánh một lao động của doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu, được tính bằng thương số giữa doanh thu thuần và số lao động trong kỳ của doanh nghiệp. Bảng 9: Hiệu quả sử dụng lao động của Cienco1 (2007-2009) STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 DT thuần VND 1,848,499,006,717 1,571,997,350,011 1,657,171,365,021 2 Lợi nhuận thuần VND 13,124,561,213 35,121,504,433 12,076,277,251 3 Tổng số lao động Người 11,766 12,634 13,229 4 Sức sinh lời của lao động (=(2)/(3)) 1,115,465 2,779,920 912,864 5 Năng suất lao động (=(1)/(3)) 157,105,134 124,425,942 125,268,075 (Nguồn: Tự tổng hợp) Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất lao động của Cienco1 khá cao tuy nhiên có sự biến động lên xuống không đều. Năm 2007, năng suất lao động bình quân một lao động của Cienco1 là hơn 157 triệu đồng, chiếm vị trí cao nhất. Sau đó giảm xuống còn trên 124 triệu đồng vào năm 2008 và 125 triệu đồng vào năm 2009. Tuy nhiên, sức sinh lời của một lao động lại khá là thấp, cao nhất cũng chỉ là 2.779.920 đồng vào năm 2008 và thấp hơn vào năm 2007 với 1.114.465 đồng, năm 2009 với 912.864 đồng. Năng suất lao động thì cao nhưng sức sinh lời của lao động lại thấp, điều này chứng tỏ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty khá cao, chiếm tỷ trọng lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận thuần của công ty. Do đó, công ty cần nỗ lực giảm chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng lao động. 1.2.5. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Tổng công ty. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản như là tỷ suất thanh toán hiện hành và tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả cũng là các chỉ tiêu cần phải phân tích khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Tỷ suất thanh toán hiện hành là chỉ tiêu cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao hay thấp. Nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số tài sản lưu động và tổng số nợ ngắn hạn. Đối với Cienco1 chỉ số này khá là cao, trong suốt 3 năm liên tục chỉ số này đều sấp xỉ 100% chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và công ty có tình hình tài chính bình thường. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý là chỉ số này đang có xu hướng giảm dần từ 101% năm 2007 còn 96% năm 2009. Do đó, có thể thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang đi xuống và tình hình tài chính có biến động không tốt. Bảng 10: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Cienco1 (2007-2009) STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng số tài sản lưu động VND 1,529,260,287,388 1,720,108,317,831 1,940,441,662,883 2 Tổng số nợ ngắn hạn VND 1,521,131,802,900 1,718,727,438,490 2,015,030,230,273 3 Tổng số nợ phải thu VND 1,333,717,473,132 1,296,655,684,959 1,349,168,487,335 4 Tổng số nợ phải trả VND 1,795,823,025,611 2,026,427,571,686 2,322,846,198,264 5 Tỷ suất thanh toán hiện hành(=(1)/(2)) % 101 100 96 6 Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả (=(3)/(4)) % 74 64 58 (Nguồn: Tự tổng hợp) Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả cho biết doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn hay doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác.Nếu tỷ lệ này lớn chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều và ngược lại tỷ lệ này càng nhỏ thì doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác.Cienco1 có chỉ số này khá nhỏ dưới mức 100% và ngày càng giảm từ 74% năm 2007 xuống còn 58% năm 2009. Điều này chứng tỏ công ty đang đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác và tỷ lệ chiếm dụng ngày càng cao. 2. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty từ 2007 đến 2009 Từ những phân tích ở trên có thể thấy được những thành tựu mà Cienco1 đã đạt được và những tồn tại và khó khăn mà Cienco1 cần phải vượt qua trong thời gian tới như sau: 2.1. Những thành tựu đã đạt được Một số thành tựu mà Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã đạt được trong thời gian qua có thể kể đến như là: Thứ nhất, Cienco1 luôn khẳng định mình là một thương hiệu mạnh, có uy tín , tạo được lòng tin với các bạn hàng. Cuối năm 2009 vừa qua là điểm mốc đánh dấu những thành tích cao mà tập thể Cienco1 đã đạt được.Cùng với cả nước, năm 2009 Tổng công ty đã vượt qua mọi khó khăn thách thức, gặt hái được những thành công vượt bậc trên mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quan hệ đối ngoại, chính trị, văn hóa xã hội…Cienco1 chiếm thứ hạng 129 trong bảng xếp hạng VNR – TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009 và đứng thứ 9 trong số doanh nghiệp làm xây dựng cơ bản của cả nước do báo điện tử vietnamnet phối hợp với công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Cienco1 đạt thành tích này và tăng 88 bậc so với năm trước (năm 2008 xếp hàng 237) ĐIều đó khẳng định thương hiệu Cienco1 ngày càng phát triển lớn mạnh và là doanh nghiệp xây dựng hàng đầu trong ngành giao thông vận tải. Thứ hai, Tổng công ty có công tác quản lý chất lượng công trình tốt. Tổng công ty đã tham gia thi công nhiều dự án trong và ngoài nước, trong đó có những dự án được quản lý theo thông lệ quốc tế, được thiết kế và giám sát bởi các Công ty, tổ chức tư vấn có uy tín trên thế giới. Do ý thức được chất lượng công trình luôn là sự sống còn của một doanh nghiệp nên các dự án do Tổng công ty thi công đều tuân theo Tiêu chuẩn kỹ thuật của hợp đồng, hoàn thành đúng và vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng, được kỹ sư tư vấn và Chủ công trình đánh giá cao.Công tác quản lý chất lượng công trình theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, giữ gìn và nâng cao uy tín của Tổng công ty ở trong và ngoài nước. Việc Tổng công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001-2000 và việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng dựa trên nền tảng các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm vì sự phát triển bền vững của Tổng công ty. Thứ ba, năng lực thiết bị, khoa học công nghệ của Tổng công ty khá là cao. Tổng công ty luôn coi việc đầu tư cho các thiết bị hiện đại, tiên tiến là yếu tố quyết định tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Trong những năm qua, nhiều dây chuyền thiết bị tiên tiến và các công nghệ hiện đại đã được Tổng công ty nhập khẩu, chuyển giao hoặc chế tạo. Một số dây chuyền thiết bị hiện đại như là: Thiết bị thi công nền móng cầu: thiết bị khoan cọc nhồi BAUER, LEFFER, SOIMEC, RT3-ST, QJ250,… có khả năng khoan vào các loại địa chất khác nhau; Thiết bị thi công kết cấu nhịp cầu: các loại xe đúc thi công đúc hãng dầm cầu, hệ thống dàn lao dầm bê tông cốt thép, các hệ thống kích dự ứng lực với lực căng kéo lên đến 1000 tấn…; thiết bị thi công cảng sông, cảng biển với các hệ nổi trên 1000 tấn; thiết bị thi công bấc thấm; thiết bị sản xuất vật liệu: các trạm nghiền sàng đá công suất từ 40 đến 100 T/h sản xuất các sản phẩm cấp phối liên tục đạt tiêu chuẩn ASHTO và TCVN. Thứ tư, cùng với việc tiếp thu và ứng dụng các công nghệ thiết kế, thi công tiên tiến, Tổng công ty đã từng bước đào tạo được đội ngũ cán bộ có năng lực về chuyên môn, hiểu biết quy trình quy phạm (TCVN,TCN, ASHTO, ASTM, BS…), hiểu luật lệ trong nước và quốc tế, có trình độ ngoại ngữ và có khả năng tin học. Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật 1696 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học trong đó có trên 1000 cán bộ trẻ, số còn lại có thời gian công tác từ 20 đến gần 40 năm với kinh nghiệm thực tiễn phong phú được quy tụ lại, hỗ trợ lẫn nhau sẽ đảm bảo hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào được giao. Do đó uy tín và thương hiệu của Tổng công ty đã từng bước được khẳng định ở trong nước và bước đầu đã có uy tín ở thị trường khu vực và quốc tế. Đặc biệt, trường kỹ thuật nghiệp vụ công trình có quy mô đào tạo hàng năm từ 500 đến 600 học sinh với các ngành nghề truyền thống, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và trẻ hóa lực lượng lao động của Tổng công ty. Thứ năm, sản lượng vượt mốc 4500 tỷ. Năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, Cienco1 vẫn hoàn thành xuất sác kế hoạch, đạt giá trị sản lượng toàn tổng công ty là 5661 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch năm, tăng hơn 20% so với năm 2008. Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, việc làm ổn định mức thu nhập của cán bộ công nhân viên liên tục tăng cao đạt bình quân 3,15 triệu đồng/ tháng, tăng 27% so với năm 2008. Thứ sáu, thị trường của công ty được mùa. Công tác thị trường ghi đậm dấu ấn với kết quả tốt đẹp. Từ tổng công ty đến các đơn vị liên tiếp thắng thầu nhiều dự án lớn tạo thêm quỹ công việc cho những năn tiếp theo. Năm 2009 với hơn 7000 tỷ hợp đồng mới trong đó nhiều hợp đồng có giá trị lớn như cầu Đông Trù, Hà nội trên 900 tỷ, quốc lộ 3 (gói thầu PK1- C) gần 1000 tỷ và một số dự án đang vận hành và có nhiều tín hiếu khả quan trong năm 2010. Tóm lại, với thế mạnh về nhân lực và công nghệ, Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 đã liên tục thắng thầu các dự án đấu thầu quốc tế, triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật, được chủ đầu tư cũng như kỹ sư tư vấn đánh giá cao, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. 2.2. Những tồn tại và khó khăn Tuy đã có những bước tiến bộ rõ rệt nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 còn có một số tồn tại và khó khăn thể hiện qua các điểm sau: Thứ nhất, Nhìn chung hàng năm Tổng công ty có tổng doanh thu cao nhưng không có sự ổn định qua các năm. Năm 2008 doanh thu giảm so với năm 2007 là 13% nhưng đến năm 2009 có xu hướng đi lên, tuy nhiên mức tăng của năm 2009 vẫn không đạt được mức doanh thu bằng năm 2007. Do đó, cần có một hướng đi đúng đắn để Tổng công ty có thể lấy lại sự phát triển cân bằng và bền vững. Thứ hai, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá cao, chiếm đến 99% tổng doanh thu của Tổng công ty. Do đó, trong những năm tiếp Tổng công ty cần có những biện pháp phù hợp nhằm giảm các khoản chi phí xuống để tăng lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Thứ ba, tỷ suất doanh lợi còn rất thấp. Doanh thu thu về rất lớn, chi phí bỏ ra cũng rất cao và nguồn vốn đầu tư dồi dào nhưng tỷ suất lợi nhuận là cực kỳ thấp. lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 0,17% doanh thu cũng như chi phí và vốn kinh doanh. Do đó có thể thấy hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đang gặp phải khó khăn. Thứ tư, đội ngũ công nhân của Tổng công ty khi chuyển sang nền kinh tế thị trường một số không chỉ yếu kém về trình độ chuyên môn kỹ thuật công nghệ mà còn yếu kém trong cả tác phong và kỷ luật, cả về trình độ tổ chức và quản lý… Nhiều trường hợp tuyển dụng nhưng không kiểm tra kỹ lưỡng dẫn đến trình độ tay nghề yếu, kém về đạo đức nghề nghiệp. Thợ bậc cao chiếm tỷ trọng đã thấp lại không được cập nhật kịp thời cả về kiến thức và công nghệ mới dẫn đến bị lạc hậu so với thực tiễn. Cơ quan đầu não của Tổng công ty chưa tập trung được hết những cán bộ khoa học kỹ thuật đầu ngành của Tổng công ty. Phần lớn các kỹ sư của Tổng công ty được đào tạo chính quy, họ có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ khá nhưng không ít cán bộ kỹ sư còn nhiều mặt hạn chế. Việc tuyển chọn, bố trí sử dụng cán bộ có không ít trường hợp là do gượng ép, do đó nhiều cán bộ nằm trong diện quy hoạch đào tạo nhưng không được tiếp cận làm quen với công việc mà họ có thể đảm nhiệm. Thứ năm, lĩnh vực Khoa học công nghệ của Tổng công ty còn một số yếu kém. Trình độ công nghệ của một số ngành sản xuất vẫn còn ở trình độ lạc hậu như gia công cơ khí, thi công hầm, thì công cầu dây văng… Một số công nghệc có khả năng ứng dụng rộng rãi trong tương lai gần thì Tổng công ty lại chưa có kinh nghiệm, thậm chí còn chưa có công nghệ. Một số công ty trong Tổng công ty tiềm năng về khoa học công nghệ còn yếu, chưa quan tâm đúng mức vào việc đầu tư cho công nghệ. Tình trạng này cùng với những yếu kém trong quản lý đã làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trong nền kinh tế thị trường. Chất lượng các nghiên cứu nói chung chưa cao và chưa gắn kết với thực tiễn. Thứ sáu, nguồn vốn của công ty sử dụng chưa được hiệu quả. Mặc dù Tổng công ty có khả năng huy động được nguồn vốn khá lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng nguồn vốn thì tăng theo các năm còn các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì giảm như là hiệu suất vốn kinh doanh và số vòng quay của vốn lưu động. Trong cơ cấu nguồn vốn, hệ số an toàn là khá thấp, tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trung bình là 9 lần. Do đó, Tổng công ty cần có một chiến lược huy động và sử dụng vốn cao hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển cao và bền vững. 2.3. Nguyên nhân Những tồn tại và khó khăn của Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 1 xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau: * Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan đầu tiên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Cienco1 nói riêng đó những tác động xấu của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 và những tàn dư của nó. Nó tạo ra môi trường kinh doanh cực kỳ khó khăn và những thay đổi khó lường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như: Lạm phát tăng cao làm cho giá nguyên vật liệu, đặc biệt là xăng dầu tăng cao làm chi phí sản xuất kinh doanh của công ty lên cao và cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý cũng như dự báo và kế hoạch. Thứ hai là môi trường kinh doanh ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt. Năm 2006, Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới WTO, đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình mở cửa nên kinh tế Việt Nam, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Khi mở cửa nền kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ vào Việt Nam, họ với kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp, khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại… hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, sẽ có sự cạnh tranh gay gắt trong các lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành xây dựng cơ bản nói riêng, gây ra trở ngại lớn đối với doanh nghiệp nào không biết đổi mới, không có chiến lược phát triển dài hạn và đặc biệt là không biết cách thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Thứ ba, ảnh hưởng của thời tiết như là lũ lụt hay hạn hán đã ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình và Tổng công ty đang thi công. Nó gây ra tình trạng chậm tiến độ, tăng thêm các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. * Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, cơ chế tài chính và đầu tư tài chính cho nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ còn thiếu sự năng động dẫn đến tư tưởng ỷ lại và trông chờ vào nhà nước. Công tác kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình công nghệ thi công còn có lúc, có nơi sơ hở, thậm trí lỏng lẻo. Các hiện tượng làm ẩu đã diễn ra tuy không phải phổ biến nhưng phần nào đã làm ảnh hưởng đến uy tín, lòng tin của khách hàng đối với Tổng công ty và cao hơn nữa là ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Thứ hai, chế độ đãi ngộ với đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa thỏa đáng, chưa tạo ra động lực kích thích việc phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Chế độ tuyển dụng cùng chính sách tiền lương theo kiểu bình quân đã không khuyến khích được cán bộ nhất là những cán bộ có năng lực, có tài trong những năm qua còn có nhiều hạn chế, nhất là vấn đề lãng phí nguồn nhân tài. Nhiều cán bộ có năng lực được tuyển dụng song do bố trí chưa hợp lý nên không phát huy được hết khả năng, đặc biệt do cơ chế còn cứng nhắc, công tác nhân sự không được thường xuyên suốt thậm trí còn xa rời lĩnh vực phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty dẫn đến hạn chế là không phát hiện, bồi dưỡng sử dụng và bố trí hợp lý những người giỏi, không tạo được cơ sở khích lệ, cạnh tranh đúng đắn trong công tác sử dụng cán bộ. Cơ cấu đào tạo, tuyển dụng giữa các ngành nghề chưa hợp lý. Giữa đào tạo và sử dụng còn chưa gắn kết được với nhau, chất lượng đào tạo nói chung còn thấp, chưa đáp ứng được các đòi hỏi của thực tiễn. Sự chuyển giao giữa các thế hệ bị hụt hẫng, chưa có một đội ngũ cán bộ trẻ đủ năng lực để thay thế đội ngũ cán bộ Khoa học công nghệ có trình độ song đã nhiều tuổi. Thứ ba, hệ thống tổ chức còn nặng nề, khép kín, thiếu liên kết nên không tạo được sức mạnh tổng hợp và hiệu quả. Việc phân bố và sử dụng đội ngũ cán bộ còn nhiều điều bất hợp lý làm chi phí quản lý tăng cao và giảm tính linh hoạt, sáng tạo trong công ty. Thứ tư, một số đơn vị thành viên trong Tổng công ty còn thiếu tính liên kết với nhau, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong việc phối hợp thực hiện công trình, sử dụng máy móc thiết bị, nguồn nhân lực. Một số trường hợp khi đi đấu thầu vì không có sự liên kết nên đã xả ra tình trạng tranh giành khách hàng, đấu đá nhau khiến cho nhà thầu hoặc đối thủ cạnh tranh được lợi. Thứ năm, nguồn vốn của Tổng công ty lớn nhưng vấn đề giải ngân vốn chưa được tốt dẫn đến nhiều dự án bị đọng vốn làm hiệu suất sử dụng vốn thấp, số vòng quay vốn lưu động thấp và thời gian một vòng quay thì càng ngày càng dài. Tóm lại, Với kinh nghiệm 45 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 1 đã tạo cho mình những điểm mạnh và một chỗ đứng khá vững chắc với nhiều công trình, dự án đạt tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước và quốc tế, được nhà thầu đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số những tồn tại và khó khăn mà Tổng công ty gặp phải do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động cần được giải quyết trong thời gian tới. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 1. Định hướng phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2010-2015 Thứ nhât, định hướng phát triển Công ty đến năm 2015: Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 tiếp tục xây dựng và phát triển Tổng công ty, giữ vững Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đa ngành nghề, đa sở hữu, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững của Công ty. Duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống là thiết kế và thi công các công trình cầu, đường, sân bay, bến cảng, đường sắt, sản xuất vật liệu, gia công cơ khí.... Tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh trong các lĩnh vực: kinh doanh nhà ở và hạ tầng, đầu tư thủy điện vừa và nhỏ, đảm bảo cho Công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và trong khu vực. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của Cienco1 Thứ hai, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu: gồm một số công tác cụ thể như sau: Về công tác đổi mới doanh nghiệp: Tổng công ty tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, xây dựng và phát triển công ty thành Công ty mạnh, bền vững, có tốc độ tăng trưởng và có tính cạnh tranh cao. Tổ chức hình thành một số công ty con kinh doanh trong các lĩnh vực: Kinh doanh nhà ở, xây dựng dân dụng và đầu tư thủy điện. Liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài Tổng công ty để tạo thêm sức mạnh trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ Về công tác đầu tư: Tiếp tục đầu tư phát triển trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Sản xuất vật liệu xây dựng, các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ… Đầu tư xây dựng các Tiểu khu đô thị, kinh doanh nhà ở, các văn phòng cho thuê… Đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh phát triển với tốc độ cao, thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao. Về công tác quản lý: Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty và giữa Tổng Công ty và các công ty con, công ty liên kết. Tăng cường công tác hạch toán sản xuất kinh doanh quản lý chặt chẽ các chi phí quản lý sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tích luỹ vốn để phát triển. Phân cấp và giao quyền chủ động cho các đơn vị trực thuộc trong quá trình sản xuất kinh doanh, gắn trách nhiệm và quyền lợi đối với cán bộ quản lý. Về công tác phát triển nguồn lực: Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Xây dựng và phát triển nguồn lực con người của Công ty mạnh về mọi mặt đủ về chất lượng và số lượng, có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ mới. Tìm mọi biện pháp để huy động mọi nguồn vốn, đảm bảo đủ cho đầu tư và sản xuất kinh doanh. Về các công tác khác: Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển và mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển năng lực Công ty là doanh nghiệp xây dựng mạnh với năng lực cạnh tranh cao trong nước và Quốc tế. Không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu và uy tín của Công ty trên thị trường. Thực hiện tốt mối quan hệ bình đẳng giữa các công ty thành viên, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên. Không ngừng nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho cán bộ công nhân viên; Xây dựng văn hoá doanh nghiệp mang bản sắc riêng của Cienco1. Thứ ba, chỉ tiêu và cơ cấu ngành nghề năm 2015. Các chỉ tiêu dự kiến của năm 2015: Tổng công ty nỗ lực phấn đấu đến năm 2015 sẽ đạt được các con số như sau: - Tốc độ tăng trưởng SXKD bình quân hàng năm khoảng 10-12% - Tổng giá trị SXKD năm 2015 đạt : 10.000 tỷ đồng. - Tổng giá trị doanh thu đạt : 8.500 tỷ đồng. - Nộp ngân sách đạt khoảng : 850 tỷ đồng. - Lợi nhuận trước thuế đạt : 60 tỷ đồng. - Giá trị đầu tư : 500 tỷ đồng. - Tổng giá trị tài sản : 2.000 tỷ đồng. - Tổng vốn chủ sở hữu : 400 tỷ đồng. Dự kiến cơ cấu ngành nghề SXKD đến 2015: Tổng công ty là một công ty đa ngành nghề nhưng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dưng cơ bản. Đến năm 2015 Tổng công ty dự kiến sẽ có cơ cấu ngành nghề như sau: Giá trị kinh doanh xây lắp cơ bản chiếm khoảng: 55% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh. Giá trị kinh doanh sản xuất công nghiệp chiếm khoảng: 25% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh. Giá trị kinh doanh nhà ở đô thị, khu công nghiệp và bất động sản: 17 % trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh Giá trị kinh doanh khác: chiếm khoảng: 3% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh Tóm lại, trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh đến 2015 cùng với các yếu tố thuận lợi và những khó khăn thách thức, Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 sẽ phát huy cao độ kết quả đã đạt được trong những năm qua, khắc phục những yếu kém để dần ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước, phấn đấu đưa Tổng công ty hoà vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty. Từ những phân tích về thành tựu, tồn tại và khó khăn hạn chế của Tổng công ty trong giai đoạn vừa qua, cùng với định hướng phát triển trong thời gian tới, Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 có thể thực hiện các biện pháp sau để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình trong tương lai. 2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là yếu tố “đầu vào” quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh, là nhân tố quyết định tạo ra lợi nhuận và quyết định sự tăng trưởng. Khi Khoa học công nghệ phát triển, công cụ sản xuất ngày càng hiện đại làm cho năng suất lao động tăng nhanh và chi phí lao động giảm xuống. Trình độ phát triển kinh tế ngày càng cao làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, tạo điều kiện nâng cao chất lượng lao động đồng thời cũng tạo ra áp lực đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng. Trong đó, số lượng nguồn lao động mới chỉ phản ánh một mặt đóng góp của lao động vào phát triển kinh tế còn chất lượng nguồn lao động giữ vị trí quyết định chi phối quá trình cạnh tranh phát triển. Từ phân tích ở trên cho thấy Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 đang gặp phải một số vấn đề trong việc sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình. Xuất phát từ đặc điểm là một công ty xây dựng cơ bản nên lao động của Tổng công ty có thể chia làm 3 loại là đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và đội ngũ công nhân lành nghề. Mỗi loại sẽ có các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khác nhau Thứ nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công tác nâng cao chất lượng cán bộ quản lý ở Tổng công ty đã từng bước chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ. Công tác lực chọn cán bộ đã bước đầu được quan tâm, chú ý, nhất là các tiêu chuẩn trẻ hóa đội ngũ, bố trí đúng chuyên môn, phù hợp với năng lực sở trường. Công tác quản lý kiểm tra giám sát bước đầu được tăng cường ở tất cả các khâu, các hoạt động của cán bộ. Trong thực tế, đã có nhiều cán bộ ham học hỏi, lăn lộn với công việc, luôn giữ được phẩm chất đạo đức, biết lắng nghe ý kiến của quần chúng, dám làm, dám chịu trách nhiệm về mọi công việc của mình trước tập thể. Tuy nhiên, nói chung đội ngũ cán bộ quản lý của Tổng công ty vẫn còn nhiều yếu kém. Công tác đào tạo cán bộ chưa gắn với đào tạo dạy nghề lãnh đạo quản lý, chưa trang bị đầy đủ kiến thức về quản lý kinh tế thị trường. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đồng bộ nên hiện nay nhiều cán bộ có bằng cấp, có trình độ chuyên môn nhưng chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác quản lý, lãnh đạo… Do vậy, để có thể xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, công ty cần làm tốt các việc sau: Cần tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đào tạo nghề. Nội dung đào tạo bồi dưỡng cần gắn với công việc hàng ngày của người cán bộ, trang bị nhiều hơn những kiến thức quản trị kinh doanh, kinh tế thị trường, quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Rà soát lại những cán bộ chưa được đào tạo cơ bản hoặc đã được đào tạo từ lâu để có kế hoạch đào tạo lại số cán bộ này. Đổi mới căn bản phương thức đánh giá, lựa chọn cán bộ lãnh đạo quản lý. Trước hết cần thực hiện chế độ thi tuyển đối với các chức danh được bổ nhiệm. Kết hợp thi trình dộ chuyên môn với việc lấy ý kiến tín nhiệm của quần chúng về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức lối sống… của cán bộ. Bố trí, sắp xếp công việc theo nguyên tắc đúng chuyên môn. Cán bộ phải am hiểu lĩnh vực, ngành nghề mà mình đang hoặc sẽ phụ trách. Chú trọng cán bộ trẻ, có trình độ, tư duy năng động nhạy bén, đồng thời hết sức coi trọng tiêu chuẩn chính trị đạo đức và năng lực tổ chức thực hiện. Quản lý kiểm tra chặt chẽ mọi hoạt động của cán bộ về cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, chuyên môn, đạo đức lối sông và cả các mối quan hệ quần chúng khi ở cơ quan cũng như ở nơi cư trú. Có chính sách hợp lý với những cán bộ theo hướng khuyến khích tài năng, nhất là những cán bộ có nhiều đóng góp, mang lại nhiều lợi ích cho Tổng công ty. Kết hợp thưởng phạt nghiêm minh, nâng cao trách nhiệm trước công việc. Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có một vị trí quan trọng trong Tổng công ty. Họ là trực tiếp nghiên cứu và tiếp nhận việc chuyển giao khoa học công nghệ của Tổng công ty với các đơn vị khác và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển. Chất lượng của đội ngũ này thể hiện trình độ Khoa học công nghệ của Tổng công ty. Do đó, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ được xác định là một nhiệm vụ trung tâm trong phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty. Công việc cụ thể là: - Gấp rút đào tạo cán bộ kho a học công nghệ, nhất là các ngành nghề truyền thống như xậy dựng cầu, đường bộ, cảng, hầm, đường sắt, hệ thống giao thông trên cao, hệ thống tàu điện ngầm… Nội dung đào tạo cần gắn với công việc hàng ngày, trang bị không những chỉ kiến thức kho a học kỹ thuật mà cả kiến thức quản trị kinh doanh, quản lý dự án. - Kịp thời đào tạo bổ sung sự thiếu hụt về lực lượng cán bộ kho a học công nghệ do hụt hẫng về chuyển giao thế hệ. - Cần phải quy hoạch lại việc phân bổ cán bộ kho a học công nghệ trong phạm vi các ngành nghề sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Thứ ba, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề. Công nhân lành nghề là đội ngũ lao động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động của Tổng công ty. Họ là người trực tiếp thi công các công trình, và trình độ của họ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Do đó đào tạo nâng cao chất lượng tay nghề cho họ cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng các dự án thi công của Tổng công ty. Công việc này cần thực hiện các công việc cụ thể sau: - Trước hết tập trung vào những ngành nghề mũi nhọn truyền thống đã lựa chọn để nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở khảo sát nghiên cứu dự báo kỹ thuật công nghệ mới. Xây dựng mô hình điểm, mô hình chuẩn để có thể mở rộng đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự phát triển và hội nhập quốc tế - Đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng dạy cho công nhân cách chủ động sáng tạo trong việc học, học đi đôi với hành và nhà trường gắn liền với sản xuất. - Tăng cường đầu tư chiều sâu và nâng cao cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, đặc biệt là các phòng thì nghiệm, các xưởng thực tập… theo một quy hoạch tổng thể đảm bảo tính hệ thống và hoàn chỉnh. - Tranh thủ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, tranh thủ các nguồn viện trợ từ các tổ chức quốc tế đầu tư cho lĩnh vực này. 2.2. Đẩy mạnh đầu tư và phát triển khoa học công nghệ Như chúng ta đã biết khoa học và công nghệ (KHCN) là đặc trưng của thời đại, các thành tựu KHCN đã trở thành những động lực thúc đẩy sự tiến bộ nhân lợi. Nhất là vào thời điểm này khi đất nước đang mở rộng giao lưu, hội nhập với thế giới thì khoa học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp thì việc tao ra được phong trào sáng tạo, phát hiện và ứng dụng các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối ưu hóa các hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm có chất lượng và được thị trường chấp nhận là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Do đó, Tổng công ty luôn xác định việc áp dụng khoa học và sáng tạo trong sản xuất kinh doanh là đòi hỏi tất yếu, hơn nữa việc áp dụng vào sản xuất phải luôn là người tiên phong bởi chỉ có vậy Tổng công ty mới có thể: đủ năng lực kỹ thuật tham gia và các công trình lớn hiện đại đòi hỏi kỹ thuật cao, tạo điều kiện cho công tác tìm kiếm việc làm, giảm giá thành, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và luôn giữ vững, phát huy thương hiệu của mình. Hoạt động KHCN là hoạt động cần có một nhu cầu vốn lớn nên việc đầu tiên Tổng công ty cần phải làm đó là thực hiện các biện pháp nhằm tăng đầu tư tài chính cho hoạt động KHCN trong thời gian tới: + Xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển KHCN để mở rộng các nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác nhau cho hoạt động KHCN. + Có chế tài lãi suất thấp đối với các khoản vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng KHCN. + Tăng tỷ lệ chi cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KHCN. + Khuyến khích các hình thức đầu tư nước ngoài sản xuất các sản phẩm có hàm lượng KHCN cao. Bên cạnh đó, hoạt động tiếp nhận, chuyển giao, nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới cần phải được triển khai thực hiện thường xuyên nhằm kích thích quá trình lao động sáng tạo của cán bộ KHCN, thúc đẩy việc ứng dụng nhanh các thành tựu KHCN vào sản xuất và mở rộng sự hợp tác, giao lưu về kinh tế, kho a học kỹ thuật giữa các doanh nghiệp với nhau cả ở trong và ngoài nước. Từ đó rút ngắn được khoảng cách và sự tách biệt về trình độ phát triển KHCN. Tổng công ty cần tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng đồng bộ các công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, ưu tiên cho các ngành nghề truyền thống vốn là thế mạnh của Tổng công ty như: thiết kế và thi công các công trình cầu, cảng, đường bộ, đường sắt, sản xuất vật liệu, gia công cơ khí… phù hợp với xu thế phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đặc biệt tập trung vào các công nghệ mới có tính đột phá, có khả năng ứng dụng trong tương lai để tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Trước mắt các công nghệ sau đây cần được Tổng công ty ưu tiên tập trung nghiên cứu, phat triển và ứng dụng vào sản xuất: công nghệ thi công cầu dây văng, công nghệ thi công hầm, công nghệ thi công dầm bằng phương pháp đẩy đà giáo và công nghệ thi công tường chắn có cốt, công nghệ ray hàn dài trong thi công đường sắt và công nghệ xử lý nền đất yếu bằng phương pháp trộn vôi, xi măng dưới sâu. 2.3. Huy động và sử dụng vốn hợp lý. Thực tiễn kinh doanh cho thấy Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nên kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng vốn hợp lý khoa học, linh hoạt là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, việc sử dụng vốn của Tổng công ty còn gặp phải một số vấn đề nên hiệu quả sử dụng vốn cũng như lấy nó làm thế mạnh trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác chưa cao. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, Tổng công ty cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề sử dụng vốn làm sao cho hiệu quả hơn và thực hiện giải pháp sử dụng vốn sau: Thứ nhất là cần phải xác định chính xác nhu cầu vốn của Tổng công ty trong giai đoạn kinh doanh tiếp theo. Dựa vào việc phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu và mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn ở các kỳ trước và căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường để xác định được chính xác nhu cầu vốn cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Thứ hai, xây dựng kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ, chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Thứ ba, chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt. Với điều kiện Tổng công ty hoạt động được chủ yếu bằng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài thì để giảm thiểu chi phí sư dụng vốn, công ty nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp. Một số nguồn công ty có thể xem xét huy động như: Vay ngân hàng, nguồn vốn liên doanh, liên kết, vốn chiếm dụng (các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác) Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty cần phải: Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ, tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn...chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới. Thứ tư, đối với công tác sử dụng vốn: Khi thực hiện công ty phải căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại công ty. Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, công ty cần có kế hoạch chủ động cung ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu vốn kinh doanh. Thứ năm, Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng. Thứ sáu, có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Khi sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sang đối phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng lên,… mà nhiều khi không lường hết được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục như là việc trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng giảm giá hàng bán tồn kho 2.4. Thực hiện các biện pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Hiện nay, với tình hình lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp gặp phải những khó khăn trong các mặt: sản xuất, chi trả lương, quảng bá tiếp thị... Để giải quyết những khó khăn trên, cắt giảm chi phí là một phương án mà các doanh nghiệp cần tính đến. Tuy nhiên, cắt giảm như thế nào để không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh, sự tăng trưởng và vị thế của doanh nghiệp không phải là vấn đề đơn giản. Trong những năm vừa qua, chi phí kinh doanh của Tổng công ty khá cao, do vậy giảm chi phí sản xuất kinh doanh được coi là một nhiệm vụ quan trọng để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty trong thời gian tới. Một số biện pháp doanh nghiệp cần thực hiện cụ thể là: Thứ nhất, tăng chi phí tốt, giảm chi phí xấu. Điều đầu tiên cần phải tính đến: phân tích qui trình tạo nên giá trị gia tăng để biết đâu là chi phí tốt, đâu là chi phí xấu (có thể trực tiếp hay gián tiếp). Theo đó, chi phí tốt là loại chi phí mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, đáp ứng được nguyện vọng của khách hàng - chi phí góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, chi phí xấu là chi phí có thể loại bỏ mà không làm giảm lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, những chi phí phát sinh do những lỗi lầm trong hệ thống quản lý gây ra, hay những quyết định sai lầm trong quản lý và sản xuất. Tất nhiên, sau khi nhận dạng ra các lọai chi phí, cần cắt giảm chi phí xấu và giữ hoặc tăng chi phí tốt. Thứ hai, cắt giảm đúng trọng tâm. Phân tích kết cấu về chi phí để biết được tỉ trọng của từng lọai chi phí. Những loại chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí của một quy trình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ nên được ưu tiên xem xét trước... Bởi vì, một tỉ lệ nhỏ tiết kiệm được từ những chi phí này cũng tạo ra một giá trị đủ lớn cho doanh nghiệp. Đối với Tổng công ty thì loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn là chi phí về nguyên, nhiên vật liệu và chi phí tiền lương cho công nhân. Do đó, hai loại chi phí này sẽ được quan tâm, trú trọng để cắt giảm một cách hợp lý và khoa học. Thứ ba, có tầm nhìn hướng về tương lai. Tăng năng suất, tăng sản lượng tiêu thụ là giải pháp cắt giảm chi phí hiệu quả. Trên thực tế, có những vấn đề đúng ở thời điểm này thì lại trở thành sai lầm trong thời điểm khác. Đôi khi, có những chi phí tại thời điểm hiện tại có thể là chi phí xấu, nhưng trong tương lai đó là chi phí tốt. Do vậy cần có một cái nhìn tổng thể về hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển dài hạn của công ty để có những quyết định liên quan đến cắt giảm chi phí phù hợp. Trọng tâm trong thời gian tới của Tổng công ty là: Tiết kiệm chi phí nguyên nhiên vật liệu thông qua nâng cao ý thức tiết kiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty bằng các chương trình tiết kiệm, khẩu hiệu cổ động, huấn luyện nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tiết kiệm, các đợt thi đua, các đề tài giải pháp khen thưởng thành tích đạt được; phát triển nguồn nhân lực giảm chi phí nhân công; kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý Doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. 2.5. Nâng cao năng lực đấu thầu. Hiện nay, thị trường xây dựng cơ bản giao thông vẫn luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Các cuộc đấu thầu dự án xây dựng giao thông ở Việt Nam thường diễn ra rất sôi động. Sự gay gắt và quyết liệt xảy ra trong hầu hết các cuộc đấu thầu ở mọi cấp độ và quy mô. Với bản chất là một công ty sản xuất trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thi công các công trình nên Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 1 chủ yếu tham gia vào các cuộc đấu thầu xây lắp. Với các đầu bài đã định sẵn là các hồ sơ mời thầu, Tổng công ty cần phải có những tính toán khoa học, hợp lý ngay từ khi đấu thầu đến thắng thầu và thực hiện dự án để đảm bảo sự phát triển của mình. Trong quá trình đấu thầu, Tổng công ty phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng các hồ sơ mời thầu, các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án để định ra biện pháp thi công tối ưu, tiến độ thi công hợp lý. Chỉ có thắng thầu, giải quyết tốt bài toán trong đấu thầu doanh nghiệp mới có thể đấu bảo đảm việc làm cho người lao động, đảm bảo sự phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Để làm được điều này, Tổng công ty không nên bỏ giá thầu thấp theo kiểu đại hạ giá mà phải thắng thầu với giá hợp lý và phải tích cực đầu tư thực hiện chiến lược kinh doanh của mình. Việc hạ giá thành sản phẩm phải được gắn liền với những giải pháp về kỹ thuật công nghệ, cải tiến biện pháp thì công, hợp lý hóa sản xuất. Đồng thời, Tổng công ty phải chú ý đến các hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín của Tổng công ty để nâng cao khả năng cạnh tranh so với các công ty xây dựng khác và sự tin cậy đối với các chủ thầu. 3. Kiến nghị và đề xuất. Để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hiệu quả hơn, em xin có một số kiến nghị và đề xuất như sau: Thứ nhất, Chính phủ cần hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật của ngành giao thông vận tải để tạo điều kiện cho các công ty xây dựng Việt Nam nói chung và Cienco1 nói riêng có môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, phát triển phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường. Thứ hai, Cần có những cơ chế chính sách thúc đẩy ưu tiên hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng trong nước như: tạo điều kiện cạnh tranh tối đa cho các doanh nghiệp trong nước nhận được hợp đồng và không sử dụng lao động nước ngoài khi mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng. Thứ ba, có cơ chế chính sách quyết liệt với vấn đề giải tỏa, giải phóng mặt bằng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng các công trình. Thứ tư, đối với một số công trình xây dựng với vốn đầu tư của Nhà nước hiện nay thì cơ chế chính sách nhà nước còn lề mề, thủ tục còn dài. Do đó cần có cơ chế đẩy nhanh tiến độ giải quyết các sự việc đặc biệt là vấn đề giải ngân cho các công trình vì thông thường quá trình này thường rất chậm kéo dài ít nhất là một hoặc 2 năm và nhiều hơn. Thứ năm, cần có quy định về vấn đề thưởng phạt liên quan đến tốc độ thi công các công trình của nhà nước. Trên thực tế hiện nay ở Việt Nam, nhiều công trình xây dựng còn chậm tiến độ, đôi khi bị bỏ lửng nhưng khi quy ra trách nhiệm thì không bên nào chịu cả. Do vậy nên có cơ chế thưởng đối với các đơn vị hoàn thành đúng hoạc vượt tiến độ và phạt đối với các đơn vị thi công chậm tiến độ. Kết Luận Từ khởi nguồn là các đơn vị xây dựng công trình giao thông đơn lẻ, ngày nay với hơn 40 năm hoạt động hiệu quả CIENCO1 đang là một Tổng công ty vững mạnh và không ngừng phát triển, có uy tín trên thị trường trong nước, trong khu vực và quốc tế, có khả năng thực hiện các dự án lớn đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như khủng hoảng suy thoái kinh tế, lạm phát, môi trường kinh doanh luôn thay đổi và các yếu tố chủ quan trong nội bộ Tổng công ty làm cho Tổng công ty hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả ở một số mặt như là vấn đề sử dụng nguồn vốn, vấn đề sử dụng lao động, vấn đề phát triển khoa học công nghệ, vấn đề quản lý tiết kiệm chi phí kinh doanh… Các vấn đề này đặt ra yêu cầu là Tổng công ty cần có chiến lược dài hạn, những kế hoạch phát triển cụ thể trong các giai đoạn cụ thể để hoạt động kinh doanh của công ty được linh động thích ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của môi trường kinh doanh – yếu tố tạo ra các cơ hội cũng như những thách thức cho Tổng công ty. Từ đó Tổng công ty có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh cũng như hạn chế và giảm thiểu các tác hại xấu đến từ môi trường. Qua một thời gian thực tập tại Tổng công ty, tuy là rất ngắn nhưng nó cũng giúp em có thời gian hòa nhập và nắm bắt được phần nào đó hoạt động sản xuất của Tông công ty. Do đó, em cũng đưa ra một số các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao được hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty về vấn đề: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư và phát triển khoa học công nghệ, huy động và sử dụng vốn hợp lý, thực hiện các biện pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực đấu thầu. Danh mục tài liệu tham khảo: - Giáo trình Kinh tế thương mại. GS. TS Đặng Đình Đào, GS. TS Hoàng Đức Thân - Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại. PGS – PTS Hoàng Minh Đường, PTS Nguyễn Thừa Lộc - Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 các năm 2007, 2008, 2009 - Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 2007-2009 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 2007-2009 - Các tạp chí cầu đường Việt Nam 2007-2009 - Cienco 1 trong chiến lược phát triển đến năm 2015. - - - - MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 7 Bảng 1: Kết quả doanh thu của Cienco 1 (2007-2009) 16 Bảng 2: Kết quả về chi phí kinh doanh của Cienco1 (2007-2009) 18 Bảng 3: Kết quả lợi nhuận của Cienco1 (2007-2009) 20 Bảng 5: Tình hình nhân lực của Cienco1 (2007-2009) 24 Bảng 6: Bảng chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Cienco1 2007-2009 26 Bảng 7:Hiệu quả sử dụng vốn của Cienco1 (2007-2009) 28 Bảng 8: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 30 Bảng 9: Hiệu quả sử dụng lao động của Cienco1 (2007-2009) 31 Bảng 10: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Cienco1 (2007-2009) 32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25897.doc
Tài liệu liên quan