Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 - Vinaconex

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2 1.1.1. Khái niệm về tài sản lưu động 2 1.1.2. Đặc điểm tài sản lưu động 3 1.1.3. Phân loại tài sản lưu động 4 1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 5 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 5 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 6 1.2.2.1. Chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển tài sản lưu động 6 1.2.2.2. Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động 8 1.2.2.3. Hệ số sinh lời tài sản lưu động 8 1.2.2.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 8 1.2.2.5. Chỉ tiêu về vòng quay dự trữ, tồn kho 9 1.2.2.6. Chỉ tiêu về kỳ thu tiền bình quân 9 1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 9 1.3.1.Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp 10 1.3.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của tài sản lưu động 10 1.3.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 11 1.3.4. Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 11 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 12 1.4.1. Nhân tô bên trong 12 1.4.2. Nhân tố bên ngoài 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 - VINACONEX 20 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 - VINACONEX 20 2.1.1. Khái quát sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 12 - Vinaconex 20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty 20 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 22 2.1.3.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 23 2.1.3.2. Đặc điểm về sản phẩm 23 2.1.3.3. Đặc điểm về thị trường 24 2.1.4. Cơ chế quản lý tài chính của công ty 24 2.1.4.1. Công tác quản lý vốn và tài sản 24 2.4.1.2. Quản lý doanh thu, lợi nhuận và chi phí kinh doanh 25 2.1.4.3. Công tác kế hoạch tài chính 25 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 - VINACONEX 25 2.2.1. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây. 25 2.2.2. Thực trạng sử dụng tài sản lưu động tại công ty 27 2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 30 2.2.3.1. Nguồn hình thành tài sản lưu động 34 2.2.3.2. Cơ cấu tài sản lưu động 35 2.2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 38 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 43 2.3.1. Kết quả đạt được 43 2.3.2. Những vấn đề còn đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng tài sản lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12. 44 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 - VINACONEX 46 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 46 3.1.1. Về sản phẩm 46 3.1.2.Về năng lực sản xuất 46 3.1.3. Về các chỉ tiêu kết quả kinh doanh 47 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 48 3.2.1. Kế hoạch hóa tài sản lưu động 49 3.2.2. Tăng cường công tác thu hồi công nợ: 49 3.2.3. Tăng cường công tác quản lý vất vật tư hàng hóa 50 3.2.4. Đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm bớt khối lượng công trình dở dang. 50 3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý tài chính thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ 51 3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN HỮU QUAN 52 3.3.1. Đối với Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinacoex 52 3.3.2. Đối với các ngân hàng thương mại 52 3.3.3. Những kiến nghị khác 53 KẾT LUẬN 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 - Vinaconex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà ngược lại có nguy cơ mất vốn lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chưa làm tốt công tác thu hồi nợ do khách hàng chiếm dụng, vì vậy doanh nghiệp cần tích cực thu hồi để tăng nguồn thu, quay nhanh vòng vốn và tăng lượng tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán. 2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty Nhìn tổng thể quả kinh doanh của công ty, ta có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt động, xu hướng phát triển theo các giai đoạn tuy nhiên để có thể hiểu sâu về tình hình tài chính ta không thể không xét đến cơ cấu tài sản - nguồn vốn. Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán (Tại thời điểm 31/12/N) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị (đ) Tỷ trọng % Giá trị (đ) Tỷ trọng % Tăng so 2003 (%) Giá trị (đ) Tỷ trọng % Tăng so 2003 (%) A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 122.723.329.908 94,1 128.373.838.786 90,04 4,60 168.525.610.652 90,92 31,28 1. Tiền 6.751.120.134 5,5 3.811.003.146 3 -43,55 9.609.072.879 5,7 152,14 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 3. Các khoản phải thu 64.852.979.713 52,8 78.450.122.510 61,1 20,97 121.208.739.990 71,9 54,50 4. Hàng tồn kho 45.761.041.794 37,3 39.272.675.342 30,6 -14,18 36.804.066.302 21,8 -6,29 5. Tài sản lưu động khác 5.358.188.267 4,4 6.840.037.788 5,3 27,66 903.731.486 0,5 -86,79 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 7.702.250.530 5,91 14.192.738.127 9,96 84,27 16.831.593.023 9,08 18,59 1. Tài sản cố định 7.592.894.322 5,82 5.221.816.609 3,66 -31,23 16.247.269.047 8,77 211,14 1.1. Tài sản cố định hữu hình 7.342.894.322 5,63 4.984.316.609 3,50 -32,12 15.944.262.543 8,60 219,89 1.2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0,00 0 0,00 0 0,00 1.3. Tài sản cố định vô hình 250.000.000 0,19 237.500.000 0,17 95 225.000.000 0,12 -5,26 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0,00 332.500.000 0,23 332.500.000 0,18 100 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 109.356.208 0,08 7.099.335.625 4,98 78.006.504 0,04 I. Tổng cộng tài sản 130.425.580.438 100 142.566.576.913 100 9,31 185.357.203.675 100 30,01 II. Nguồn vốn 130.425.580.438 100 142.566.576.913 100 9,31 185.357.203.675 100 30,01 A. Nợ phải trả 113.056.717.228 86,68 129.239.906.243 90,65 14,31 169.376.731.586 91,38 31,06 1.Nợ ngắn hạn 109.474.657.228 83,94 120.983.161.007 84,86 10,51 159.107.866.503 85,84 31,51 - Vay ngắn hạn 48.063.127.040 36,85 58.365.732.314 40,94 21,44 59.538.373.623 32,12 2,01 - Phải trả người bán 7.059.480.620 5,41 5.864.666.231 -16,92 83 11.993.059.622 6,47 104,5 - Người mua trả tiền trước 17.382.759.869 13,33 11.548.054.897 8,10 -33,57 21.443.469.533 11,57 85,69 - Thuế và các khoản phải nộp 253.171.102 0,19 2.506.302.520 1,76 889,96 4.990.162.688 2,69 99,10 ……………… ………. ……….. ………….. ………. ……. ……… …… ……. - Các khoản phải trả, phải nộp khác 35.951.044.592 27,56 42.641.644.615 29,91 18,61 60.730.678.734 32,76 42,42 2. Nợ dài hạn 3.547.000.000 2,72 8.171.745.236 5,73 30,38 10.268.865.083 5,54 25,66 3. Nợ khác 35.060.000 0,03 85.000.000 0,06 142,44 0 0 0 B Nguồn vốn CSH 17.368.863.210 13,32 13.326.670.670 9,35 -23,27 15.980.472.089 8,62 19,91 1. Nguồn vốn, quỹ 16.857.684.914 12,93 12.766.270.719 8,95 -24,2 15.854.880.138 8,55 24,19 2. Nguồn kinh phí 511.178.296 0,39 560.399.951 0,39 9,63 125.591.951 0,07 -77,59 (Nguồn số liệu: Phòng tài chính - kế toán) Tỷ đồng Tỷ đồng Biểu đồ 2.1: Cơ cấu và tăng trưởng tài sản Biểu 2.2: Cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn. Dữ liệu của "Bảng cân đối kế toán" qua các năm của công ty cổ phần xây dựng số 12 (bảng 2.3) biểu đồ "cơ cấu và tăng trưởng tài sản" (biểu đồ 2.1) và biểu đồ "cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn" (biểu đồ 2.2) cho thấy công ty có tổng tài sản tương đối lớn và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua. Trong cơ cấu tài sản của công ty tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn (trên 90%) về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn (năm thấp nhất là 8,6%, năm 2005, năm cao nhất đạt 13,3% năm 2003). Nguồn vốn nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) công ty đang có sự điều chỉnh trong cơ cấu nguồn vốn bằng cách gia tăng vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn. Tài sản lưu động ròng (NWC = TSLĐ - Nguồn ngắn hạn) của công ty qua các năm đều > 0 thể hiện công ty đã sử dụng một phần nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động. Với chính sách tài trợ này khả năng thanh toán của công ty sẽ tăng tuy nhiên khả năng sinh lời sẽ giảm do cá nguồn dài hạn có chi phí cao hơn. Sự thận trọng của công ty là đúng đắn trong hoàn cảnh do đặc điểm của hoạt động xây lắp, khi thiếu vốn sẽ dẫn đến chậm tiến độ thi công và có thể gây những tổn thất cực kỳ to lớn; các khoản vay ngắn hạn của công ty đa phần đều là các khoản tín dụng ngắn hạn của các ngân hàng thương mại. Trong phần tài sản lưu động, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn phù hợp có tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng là một dấu hiệu cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều và cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu các khoản phải thu đến mức thấp nhất nhằm nâng cao vòng quay vốn. Như vậy, thông qua phân tích kết quả kinh doanh và cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty cổ phần xây dựng số 12 cho thấy trạng thái hoạt động của công ty tương đối tốt. Công ty đang nỗ lực mở rộng quy mô, năng lực hoạt động điều này cũng tương ứng tạo ra sự tăng trưởng hợp lý trong kết quả thu lợi nhuận. Cơ cấu tài sản của công ty phù hợp với đặc thù của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, tuy nhiên trong cơ cấu vốn, vốn chủ sở hữu còn có tỷ trọng nhỏ, trong điều kiện công ty hiện nay được sự đảm bảo của Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - Vinaconex nên công ty vẫn giành được sự tín nhiệm và nhận được các khoản tín dụng từ các ngân hàng thương mại, nhưng rõ ràng cần một sự cải thiện đáng kể trong khoản mục này. 2.2.3.1. Nguồn hình thành tài sản lưu động Nhìn vào bảng 2.3 có thể thấy tài sản lưu động của công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn nợ ngắn hạn và một phần được bổ sung từ nguồn dài (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn). Trong nguồn ngắn hạn, giống như đa số các doanh nghiệp Việt Nam, nguồn tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn bên cạnh đó nguồn vốn hình thành từ tiềm ứng trước của người mua cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Tỷ đồng Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn của công ty tăng qua các năm 2003, 2004 và 2005, điều này phản ánh nhu cầu tăng vốn nói chung và tài sản lưu động nói riêng phục vụ cho công cuộc mở rộng sản xuất và đổi mới sản xuất trong giai đoạn 2003 -2005 chưa đi vào quỹ đạo nên các khoản nợ ngắn hạn của công ty vẫn có tốc độ tăng. Năm 2004, tổng nợ ngắn hạn là 121 tỷ đồng chiếm 84,86% tổng nguồn vốn, tăng so với năm 2003 là 11,5 tỷ đồng năm 2005, tổng nợ ngắn hạn cũng tăng 31,51% so với năm 2004. Trong đó vay ngắn hạn là 59,5 tỷ đồng (tương đương 32,12%), người mua ứng tiền trước là 21,4 tỷ đồng (tương đương 11,57%). Như vậy, công ty đã tận dụng khá tốt các nguồn vốn chiếm dụng từ khách hàng để sử dụng bổ trợ cho nguồn tín dụng vay từ các ngân hàng thương mại đây là một sự kết hợp đúng đắn trong điều kiện kinh tế thị trường. 2.2.3.2. Cơ cấu tài sản lưu động Bảng 2.4: Bảng phân tích chi tiết kết cấu tài sản lưu động Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị (đ) Tỷ trọng % Giá trị (đ) Tỷ trọng % Tăng so 2003 (%) Giá trị (đ) Tỷ trọng % Tăng so 2004 (%) Tổng tài sản lưu động 122.723.329.908 100 128.373.838.786 100 4,60 168.525.610.652 100 31,28 1. Tài sản lưu động dự trữ 1.602.832.501 1,31 118.593.775 0,09 -92,6 178.224.564 0,10 50,3 - Nguyên vật liệu tồn kho 73.950.650 0,06 118.593.775 0,09 60,37 105.383.675 0,06 -11,14 - Công cụ, dụng cụ trong kho 1.528.881.851 1,25 ………. - - 72.840.889 0,04 - - Hàng mua đang đi trên đường …….. ………. ………… - - - - - 2. Tài sản lưu động trong sản xuất 44.665.942.466 36,40 39.154.081.567 30,50 -12,34 37.529.573.224 22,27 -4,15 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 44.158.209.286 35,98 39.154.081.567 30,50 -11,33 36.625.841.738 21,73 -6,46 - Chi phí trả trước 451.610.839 0,37 - - - 903.731.486 0,54 - - Chi phí cho kết chuyển 56.122.341 0,05 - - - - - - 3. Tài sản lưu động trong lưu thông 76.454.554.934 62,25 89.101.163.444 69,43 16,54 130.817.812.864 7,7 46,82 a. Tiền 6.751.120.134 5,5 3.811.003.146 3 -43,55 9.609.072.874 5,7 152,14 - Tiền mặt tại quỹ 672.274.174 0,55 362.685.130 0,28 -46,05 782.384.894 0,46 115,72 - Tiền gửi ngân hàng 6.078.845.960 4,95 3.448.318.016 2,72 -43,27 8.826.687.980 5,24 155,97 b. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0,00 0 0,00 0 0,00 c. Các khoản phải thu 64.852.979.713 52,8 78.450.122.510 61,1 20,97 121.208.739.990 71,9 54,50 - Phải thu của khách hàng 62.601.171.926 51,01 70.232.557.404 54,71 12,19 87.086.076.120 51,68 24 - Trả trước cho người bán 1.283.993.333 1,05 2.192.946.353 1,71 70,79 1.912.161.049 1,13 -12,8 - Phải thu nội bộ 0 0,00 0 0,00 0 0,00 434,65 - Phải thu khác 967.814.454 0,74 6.024.618.753 4,68 522,2 32.210.502.821 19,09 d. Thành phẩm tồn kho 0 0,0 0 0,00 0 0,00 e. Hàng gửi bán 0 0,00 0 0,00 0 0,00 f. Tạm ứng 4.850.455.087 3,95 6.840.037.788 5,33 41,02 - g. Thế chấp, ký quỹ, ký cược, ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 (Nguồn số liệu: Phòng tài chính-kế toán) Bảng 2.5. Cơ cấu tài sản lưu động Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so 2003 (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng so 2003 (%) Tổng tài sản lưu động bình quân 97.330.510.343 100 125.548.584.343 100 28,99 148.449.724.718 100 18,24 - Tài sản lưu động bìnhq uân trong dự trữ 925.711.270 0l95 860.713.138 0,69 -7,02 148.409.169 0,1 -82,76 - Tài sản lưu động bình quân trong sản xuất 35.827.987.920 36,81 41.910.012.016 33,38 16,98 38.341.827.395 25,83 -8,51 - Tài sản lưu động bình quân trong lưu thông 60.576.811.143 62,24 82.777.859.189 65,93 36,65 109.959.488 74,07 32,84 (Nguồn số liệu: Phòng tài chính - kế toán) Tỷ đồng Biểu đồ 2.4: Cơ cấu Tài sản lưu động Cơ cấu tài sản lưu động phân tích theo vai trò của tài sản lưu động trong quá trình sản xuất nhằm xem xét đánh giá tình hình phân bổ tài sản lưu động trong từng khâu của quá trình chu chuyển tài sản lưu động. Nhận rõ vai trò, tình hình phân bổ của tài sản lưu động trong từng khâu, nhà quản lý sẽ có biện pháp phân bổ, điều chỉnh hợp lý giá trị tài sản lưu động tại mỗi khâu nhằm đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao vòng quay của tài sản lưu động. Nhìn tổng thể ta thấy tài sản lưu động bình quân của công ty tăng dần qua các năm phản ánh nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong cơ cấu tài sản lưu động, tài sản lưu động trong lưu thông chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là tài sản lưu động trong sản xuất kết cấu tài sản lưu động của công ty được duy trì tương đối ổn định qua các năm điều này phản ánh sự nhịp nhàng và sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một bộ phận tài sản lưu động lớn nằm trong khâu lưu thông, qua bảng 2.4 (bảng phân tích chi tiết kết cấu tài sản lưu động) ta thấy giá trị các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong bộ phận này. Năm 2003 (tại ngày 31/12), tài sản lưu động trong khâu lưu thông là 76,4 tỷ đồng (tương ứng 62,25% tổng tài sản lưu động).Trong đó các khoản phải thu là 64,8 tỷ đồng (tương ứng 52,8%) tổng tài sản lưu động). Năm 2004 tài sản lưu động trong khâu lưu thông tăng 16,54% có giá trị 89,1 tỷ đồng (tương ứng 69,43% tổng tài sản lưu động) trong đó các khoản phải thu là 78,4 tỷ đồng (tương đương 61,1% tổng tài sản lưu động). Đến năm 2005 tài sản lưu động trong khâu lưu thông tăng nhanh, tốc độ tăng 46,82% so với năm 2004, cơ cấu các khoản mục tài sản lưu động trong khâu lưu thông nhìn chung được duy trì. Nghiên cứu thành phần các khoản phải thu, ta thấy khoản mục phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh trong những năm vừa qua điều này phản ánh lượng tài sản lưu động của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng đang tăng lên. Mặc dù có nhiều lý do biện minh cho sự gia tăng của các khoản phỉa thu về mặt giá trị nhưng doanh nghiệp cần thận trọng xem xét khi có sự gia tăng về tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động nhằm tránh ứ đọng vốn trong khâu lưu thông. Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là bộ phận lưu động trong sản xuất. Rõ ràng có thể thấy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần như tuyết đối) của bộ phận tài sản lưu động trong sản xuất. Điều này phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tài sản lưu động trong khâu dự trữ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng giá trị tài sản lưu động, tài sản lưu động trong khâu dự trữ chủ yếu là phần nguyên vật liệu tồn kho (xi măng, thép, cát, đá….) phục vụ trực tiếp cho các công trình xây dựng của công ty. 2.2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Như đã trình bày ở chương I, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính tổng hợp: Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động; hệ số đảm nhiệm của tài sản lưu động; hệ số sinh lợi của tài sản lưu động và các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Để có thể đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty cổ phần xây dựng số 12 ta không thể không tính toán cụ thể các chỉ tiêu này. 2.2.3.3.1.Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động của công ty được tính theo bảng sau đây: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị Giá trị Tăng so 2003 (%) Giá trị Tăng so 2003 (%) Doanh thu thuần đồng 125.576.517.736 150.139.589.865 19,56 175.087.883.428 16,62 Tài sản lưu động bình quân đồng 97.330.510.343 125.548.343 28,99 148.449.724.718 18,24 Vòng quay tài sản lưu động (L) = DTT/TSLĐBQkỳ vòng 1,29 1,2 -6,98 1,18 -1,67 Thời gian luân chuyển tài sản lưu động (K) Nkỳ/Lkỳ Ngày 279,07 300 7,50 305,08 1,69 Bảng 2.6: Bảng tính tốc độ luân chuyển tài sản lưu động Nhìn kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản lưu động của công ty cổ phần xây dựng số 12 ta có nhận xét: * Về vòng quay tài sản lưu động Công ty có vòng quay tài sản lưu động thuộc loại thấp, vòng quay tài sản lưu động giảm trong những năm vừa qua (năm 2004 tài sản lưu động luân chuyển được 1,2 vòng giảm 6,98% so với năm 2003, năm 2005 tài sản lưu động luân chuyển được 1,18 vòng giảm 1,67% so với năm 2004) thực tế này đã phản ánh sự thiếu hiệu quả trong sử dụng tài sản lưu động của công ty. Giải thích cho hiện trạng này có mấy lý do sau: - Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: thực hiện các công trình xây lắp có giá trị lớn thời gian kéo dài do vậy công ty cần một lượng tài sản lưu động bình quân rất lớn để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục nhịp nhàng. - Trong hoạt động xây lắp phải hoàn thành những hạng mục công trình nhất định công ty mới hạch toán doanh thu nhiều thế một phần gây kéo dài thời gian luân chuyển tài sản lưu động, giảm vòng quay vốn. Tuy doanh thu thuần và tài sản lưu động bình quân đều tăng qua các năm: năm 2004 tăng 28,2 tỷ đồng (tương đương 28,99%) so với năm 2003, năm 2005 tài sản lưu động bình quân tăng 22,9 tỷ đồng (tương đương 18,24%) so với năm 2002. Doanh thu thuần năm 2004 tăng 24,9 tỷ động (tương đương 16,62%) so với năm 2004. Nhưng tốc độ tăng chưa cao do đó, vòng quay của tài sản lưu động có xu hướng giảm xuống, điều này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chưa được nâng cao. * Về chỉ tiêu thời gian luân chuyển tài sản lưu động Theo kết quả tính toán, năm 2005 thời gian luân chuyển tài sản lưu động lên tới 305,08 ngày. Tài sản lưu động mới luân chuyển được hơn một vòng. Kết quả này phản ánh lượng tài sản lưu động bị tồn đọng quá lớn trong các khâu sản xuất và lưu thông đến 70% - 80% tài sản lưu động nằm ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và khoản mục phải thu, mặt khác phản ánh hiệu quả sản xuất không cao doanh thu thuần đạt được không tương xứng với lượng vốn đầu tư. Là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay của tài sản lưu động, thời gian luân chuyển có xu hướng tăng lên phản ánh hiệu quả. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển tài sản lưu động, nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ có thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và một sự phát triển lâu dài của công ty. 2.2.3.3.2.Hệ số đảm nhiệm của tài sản lưu động Hệ số đảm nhiệm TSLĐ = - Hệ số đảm nhận TSLĐ2003 = = 0,78 - Hệ số đảm nhiệm TSLĐ2004 = = 0,84 - Hệ số đảm nhiệm TSLĐ2005 = = 0,85 Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động của công ty cho thấy năm 2003 để tạo ra một đồng doanh thu thuần công ty chỉ mất 0,78 đồng nhưng sang đến năm 2005 phải mất 0,85 đồng tài sản lưu động mới tạo ra được một đồng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ hệ số đảm nhiệm của công ty đang tăng lên phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chưa hiệu quả và tiết kiệm. Doanh thu thuần là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp nhưng cái mà doanh nghiệp quan tâm cuối cùng không phải là doanh thu thuần mà là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận sau thuế).Để đánh giá sự đóng góp của tài sản lưu động trong việc tạo ra lợi nhuận sau thuế ta sử dụng chỉ tiêu hệ số sinh lời của tài sản lưu động. 2.2.3.3.3. Hệ số sinh lời của tài sản lưu động Hệ số sinh lời TSLĐ = · Hệ số sinh lợi TSLĐ 2003 = = 0,02 · Hệ số sinh lợi TSLĐ 2004 = = 0,010 · Hệ số sinh lợi TSLĐ 2005 = = 0,014 Ta thấy hệ số sinh lời của tài sản lưu động giảm và không ổn định. Năm 2003, một đồng tài sản lưu động tạo ra được 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế thì sang năm 2004 một đồng tài sản lưu động chỉ tạo ra 0,010 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 50% so với năm 2003) và đến năm 2005 có 0,014 đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng tài sản lưu động (tăng 1,4% so với năm 2004). Như vậy rõ ràng ta thấy hệ số sinh lợi tài sản lưu động của công ty không để lại hiệu quả nâng cao lợi nhuận sau thuế, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty Để xem xét hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty ta sử dụng các chỉ tiêu trên bảng sau: Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty cổ phần xây dựng số 12 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị Giá trị Tăng so 2003 (%) Giá trị Tăng so 2003 (%) I. TSLĐ và ĐTNH đồng 122.723.329.908 128.373.838.786 4,60 168.525.610.652 31,28 1. Tiền đồng 6.751.120.134 3.811.003.146 20,97 9.609.072.874 152,14 2. Các khoản phải thu đồng 64.852.979.713 78.450.122.510 -14,18 121.208.739.990 54,50 3. Hàng tồn kho đồng 45.761.041.794 39.272.675.342 37,66 36.804.066.302 -6,29 4. TSLĐ khác đồng 5.358.188.267 6.840.037.788 10,51 903.731.486 -86,79 II. Nợ ngắn hạn đồng 109.474.657.228 120.983.161.007 -5,36 159.107.866.503 31,06 III. Các chỉ tiêu 5,71 1. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (I/II) 1,12 1,06 -5,36 1,06 100 2. Khả năng thanh toán nhanh (I-3/II) 0,7 0,74 5,71 1,83 12,16 3. Khả năng thanh toán tức thời (1/II) 0,06 0,03 -50 0,06 200 (Nguồn số liệu: Phòng tài chính - kế toán) 2.2.3.3.3. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn bằng cách chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền. Theo kết quả tính toán thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2003 là 1,12 năm 2004 giảm xuống là 1,06 và sang đến năm 2005 hệ số này vẫn là 1,06. Với đặc điểm hoạt động trong ngành xây lắp thì hệ số này được coi là hợp lý và an toàn. 2.2.3.3.5. Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn, đến hạn thanh toán trong kỳ mà không phải dựa vào việc phải bán ngay các tài sản dự trữ. Hệ số này năm 2003 từ 0,70 tăng lên 0,74 năm 2004 và 0,83 năm 2005 cho thấy công ty đã đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh. Điều này có thể thấy rõ ở lượng hàng hóa tồn kho năm 2004 giảm 6.488.366.450 đồng tương ứng giảm 14,18% so với năm 2003, năm 2005 giảm 6,29% so với năm 2004. Qua số liệu trên cho thấy công ty đã tích cực trong việc quản lý hàng tồn kho và đã giảm bớt được lượng hàng tồn kho của công ty qua các năm góp phần tăng khả năng thanh toán của công ty giúp công ty có thể chủ động hơn về nguồn tài sản lưu động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.2.3.3.6. Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty Không cao lại có sự xụt giảm từ 0,06 năm 2003 xuống còn 0,03 năm 2004 nhưng năm 2005 hệ số này lại tăng lên 0,06. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp yếu do đó để gặp rủi ro trong kinh doanh do công ty không có đủ khả năng trả nợ ngay mà cần có thời gian để chuyển các tài sản lưu động khác thành tiền mới trả được nợ ngắn hạn. Việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty cổ phần xây dựng số 12 bằng những chỉ tiêu ở trên đã cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về tình hình sử dụng tài sản lưu động của công ty trong những năm vừa qua. Có thể nhận thấy công ty đang tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất, trong những năm 2003, 2004 và 2005 hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty không được cao, tài sản lưu động bị ứ đọng nhiều tại khâu sản xuất và lưu thông, hệ số sinh lợi và hệ số đảm nhiệm của tài sản lưu động thấp, khả năng thanh toán tức thời yếu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và thanh toán nhanh không mấy được đảm bảo và độ an toàn là chưa cao. Vì vậy trong những năm tới công ty nên có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc giảm bớt hàng tồn kho và khoản bị chiếm dụng để bổ sung vào nguồn tài sản lưu động của mình. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 Từ những phân tích cụ thể và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty ta sẽ tổng hợp và đánh giá tổng thể thực trạng hiệu quả quản lý tài sản lưu động nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp trong phần tiếp theo. Bảng 2.9: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị Giá trị Tăng so 2003 (%) Giá trị Tăng so 2003 (%) Doanh thu thuần đồng 125.576.517.736 150.139.589.865 19,56 157.087.883.428 16,62 Tài sản lưu động bình quân đồng 97.330.510.343 125.548.584.343 28,99 148.449.724.778 18,24 Li vòng 1,29 1,2 -6,98 1,18 -1,67 Ki ngày 279,07 300 7,5 350 1,69 Hệ số đảm nhiệm 0,78 0,84 7,7 0,85 1,19 Hệ số sinh lợi 0,02 0,01 -50% 0,014 1, 4 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,12 1,06 -5,36 1,06 100 Khả năng thanh toán nhanh 0,7 0,74 5,71 0,83 12,16 Khả năng thanh toán tức thời 0,06 0,03 -50 0,06 200 (Nguồn số liệu: Phòng tài chính - kế toán) Nhìn tổng thể hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty cổ phần xây dựng số 12 ta có những đánh giá tổng hợp sau: 2.3.1. Thành tích đạt được Trong những năm vừa qua mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động giá cả nguyên vật liệu đều tăng sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng quyết liệt… đã gây ra những khó khăn nhất định trong ngành xây lắp nói chung và công ty cổ phần xây dựng số 12 nói riêng. Nhưng công ty vẫn luôn đứng vững và có những bước phát triển khá ổn định, cả doanh thu và lợi nhuận đều có sự gia tăng. Trong năm 2005 với sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên, công ty đã được một số thành tựu đáng ghi nhận trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng tài sản lưu động như: - Là một doanh nghiệp Nhà nước mới chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, phải tự chủ trong vấn đề tài chính công ty đã cố gắng phát huy năng lực của mình dần thích ứng và tạo ra uy tín trên thị trường, ngày càng ký kết được nhiều hợp đồng kể các công trình lớn. - Trong hoạt động kinh doanh công ty đã không ngừng khai thác những lợi thế có sẵn của mình như thị trường hoạt động rộng khắp; đa dạng trong loại hình hoạt động; đảm bảo tốt chất lượng công trình cũng như kỹ thuật thi công… - Công ty đã thực hiện tốt mọi nghĩa vụ với Nhà nước, luôn bảo toàn sử dụng và phát triển vốn có hiệu quả, nộp ngân sách đầy đủ và đúng quy định của cơ quan thuế. - Công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc quản lý hàng tồn kho và đã giảm bớt được lượng hàng tồn kho trong công ty (cụ thể là năm 2005 giảm 14,18% so với năm 2003 và 6,29% năm 2005 so với năm 2004) góp phần tăng khả năng thanh toán giúp công ty có thể chủ động hơn về nguồn tài sản lưu động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.3.2. Những vấn đề còn đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng tài sản lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12. Bên cạnh một số thành tựu trên mà công ty đã nỗ lực được trong thời gian vừa qua, trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty còn có những tồn tại yếu kém nhất định cần tháo gỡ: - Công tác quản lý vốn bằng tiền không tốt, khả năng thanh toán thấp. Mức vốn bằng tiền của công ty tại thời điểm 31/12/2005 là: 9.609.072.874 đồng chiếm 5,7% giá trị tài sản lưu động. Trong đó tiền mặt chỉ chiếm 0,46% giá trị tài sản lưu động còn lại chủ yếu là để tích tụ vào tiền gửi ngân hàng. Từ đó cho thấy công ty đã đánh mất cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thu hút được nhiều lợi nhuận hơn việc gửi tiền. Ngoài ra việc gửi tiền tại ngân hàng quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, giảm tính linh hoạt trong luân chuyển ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. - Công tác thu hồi công nợ chưa có hiệu quả cao, số vốn bị chiếm dụng nhiều trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng chiếm trên 90% trong các khoản phỉa thu, nó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất đi cơ hội sử dụng số tiền đó vào hoạt động kinh doanh, đấy là còn chưa kể đến các rủi ro có thể xảy ra cho công ty từ các khoản vốn bị chiếm dụng này. Nguyên nhân là do công ty chưa có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng nhanh chóng nên tài sản lưu động bị ứ đọng ở khâu này chiếm tỉ trọng cao và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty. - Về cơ cấu vốn, vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng quá nhỏ, tương lai sẽ gây khó khăn cho hoạt động của công ty khi huy động thêm vốn. Hầu hết nhu cầu vốn tăng thêm của công ty đều được huy động từ vay ngắn hạn ngân hàng thương mại điều này làm giảm tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động. Công ty đang mất cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của công ty. - Công tác kế hoạch hóa tài sản lưu động cần được làm cụ thể và chi tiết hơn đảm bảo sự chắc chắn và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 - VINACONEX 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 Công ty cổ phần xây dựng số 12 là một đơn vị thành viên của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam- Vinaconex. Thế mạnh của công ty là lĩnh vực xây dựng các công trình thủy điện và công trình giao thông ngầm. Trong những năm vừa qua, công ty đã được những kết quả kinh doanh rất đáng khích lệ năm 2003 chính sách chất lượng của công ty đã được các đối tác trong và ngoài nước thừa nhận thông qua chứng chỉ ISO 9001 : 2000 chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. Những kết quả đó đánh dấu hiệu quả hoạt động trong những năm vừa qua, để có thể duy trì thành tích đó công ty đã có những định hướng cơ bản cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sắp tới. 3.1.1. Về sản phẩm Nắm vững và hiểu rõ thế mạnh của mình công ty đã và đang đầu tư những máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho thi công các công trình giao thông ngầm. Chiến lược tương lai của công ty được đặt ra rõ ràng: Chiếm lĩnh thị trường tàu điện ngầm trong các thành phố lớn của đất nước bên cạnh nhiệm vụ nâng cao năng lực trong xây dựng các công trình thủy điện. Nhận thức rõ thị trường to lớn của các công trình giao thông ngầm cũng như sự cạnh tranh quy ết liệt từ nhiều công ty xây dựng hàng đầu khác, công ty đã có những kế hoạch đầu tư mạnh mẽ về năng lực sản xuất. 3.1.2.Về năng lực sản xuất Từ tình trạng chung của đất nước dưới thời bao cấp, chế độ ké hoạch hóa tập chung, trước sự đổi mới của nền kinh tế, chuyển sang xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công ty đã nhanh chóng nắm bắt được những cái mới và luôn đi đầu trong việc làm chủ những công nghệ mới đưa năng lực của công ty lên tầm có thể đảm đương được những công trình lớn, trọng điểm với đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao. Năng lực xây lắp của công ty luôn được đánh giá cao từ các đối tác trong và ngoài nước, cụ thể: - Năng lực khoan nổ hở: 5-7 triệu m3/năm - Năng lực khoan nổ hầm: 800.000m3/năm - Năng lực xúc bốc, vận chuyển: 3 triệu m3/năm - Sản xuất đá dăm: 300.000 m3/năm - Sản xuất bê tông thành phẩm: 100.000m3/năm - Gia công chi tiết và kết cấu kim loại, sản xuất cốt pha: 200-300 tấn/năm Hiện tại công ty có khoảng 1.245 cán bộ công nhân viên. Trong đó có 300 cán bộ kỹ sư các ngành nghề, giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực thi công hầm, xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng công nghiệp và dân dụng công ty có khoảng 945 công nhân kỹ thuật các ngành nghề được đào tạo kỹ càng và sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại. Nhận thức rõ vai trò quyết định của yếu tố con người, công ty đã xây dựng một kế hoạch đào tạo được duy trì thường xuyên; bằng nhiều hình thức nhằm không ngừng phát triển đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa ngành nghề của công ty, theo kịp trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới. Hiện nay công ty có trên 400 đầu xe máy thi công, đặc biệt công ty có hơn 150 thiết bị, chuyên dụng được sản xuất năm 2000 của các hãng nổi tiếng thế giới với công nghệ hiện đại nhất như: TAMROCK, ATLAS COPCO, ROBBINS… Chi tiết một số máy móc thiết bị hiện đại được công ty mạnh dạn đầu tư nhằm nâng cao năng lực xây lắp lên tầm khu vực và thế giới. · Máy phun vẩy bê tông MEYCO, sản xuất tại Thụy Sỹ, công suất 130 Kw, năng suất phun vẩy 30m3/h. · Máy khoan TAMROCK RANGER 700 sản xuất tại Phần Lan, công suất 154 kw, đường kính lỗ khoan q 27… Cùng với việc mạnh dạn đầu tư hàng trăm tỷ đồng để mua các trang thiết bị hiện đại, các máy móc chuyên dụng thuộc thế hệ mới nhất công ty cũng luôn chú trọng công tác ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới của thế giới vào các lĩnh vực xây lắp. 3.1.3. Về các chỉ tiêu kết quả kinh doanh Bảng 3.1: Kế hoạch tài chính năm 2006 Stt Chỉ tiêu ĐVT KH năm 2006 1 Tổng tài sản - Tài sản lưu động - Tài sản cố định đồng đồng đồng 230.100.232.935 208.247.369.174 21.852.863.761 2 Nguồn vốn CSH đồng 22.476.566.480 3 Tổng doanh thu đồng 206.387.883.428 4 Lợi nhuận đồng 4.475.461.984 5 Vòng quay tài sản lưu động vòng 3 6 Các khoản nộp Nhà nước đồng 5.627.914.331 7 Lao động bình quân người 1.500 8 Thu nhập bình quân vốn kinh doanh đồng/người/tháng 1.675.000 (Nguồn số liệu: Phòng tài chính - kế toán) Căn cứ vào những tiền đề đã đạt được trong những năm vừa qua dựa vào những hợp đồng đã ký kết vào năng lực sản xuất của mình ban giám đốc công ty đã xây dựng những chỉ tiêu định hướng cho hoạt động của năm 2006. Trong đó ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty được dự đoán là ở mức cao. Vòng quay tài sản lưu động được công ty xác định là 3 vòng thể hiện sự quan tâm nỗ lực nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Vốn chủ sở hữu gia tăng thể hiện chiến lược tiếp tục mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất của công ty. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, công ty cần phải có những giải pháp cụ thể, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói riêng. 3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 Trên cở sở nghiên cứu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong công ty cổ phần xây dựng số 12 ta thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động đối với hiệu quả tổng thể của công ty (mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận). Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở công ty cổ phần xây dựng số 12 thì yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch hóa tài sản lưu động. 3.2.1. Kế hoạch hóa tài sản lưu động Hàng năm, công ty đều xây dựng kế hoạch tài sản lưu động tương đối rõ ràng song vấn đề ở chỗ thiếu sự giải trình chi tiết trong nhiều khoản mục do vậy làm giảm tính thực tiễn của bản kế hoạch. Bước đầu tiên trong kế hoạch tài sản lưu động là phải xác định nhu cầu tài sản lưu động cho năm tiếp theo. Trong kế hoạch của công ty, nhu cầu tài sản lưu động được xác định như sau: - Bước 1: Công ty tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu, dự kiến. Những chỉ tiêu này được lập căn cứ vào bản kế hoạch sản xuất, những hợp đồng đã ký kết cho năm tới. Như vậy, các xác định những chỉ tiêu này là tương đối chính xác và hợp lý. - Bước 2: Công ty dự kiến vòng quay tài sản lưu động trong năm tới trên cơ sở hoạt động của năm trước và triển vọng phát triển của công ty. - Bước 3: Tài sản lưu động bình quân được xác định bằng công thức: Tài sản lưu động bình quân = Ta có thể thấy điều này trong bảng tính toán tài sản lưu động: do công ty xác định vòng quay tài sản lưu động là 3 vòng nên khối lượng tài sản lưu động bình quân dự kiến là 68,8 tỷ đồng. So sánh con số này với lượng tài sản lưu động thực tế của công ty vào năm 2005 (148,4 tỷ đồng) thì con số dự kiến là hơi thấp, chưa hợp lý, nguyên nhân là do công ty xác định vòng quay tài sản lưu động cao. Để đảm bảo tính chính xác trong xác định nhu cầu tài sản lưu động, công ty nên phân công việc tính nhu cầu tài sản lưu động cho toàn công ty. Phương pháp được sử dụng để tính nhu cầu tài sản lưu động ở các xí nghiệp phân loại tài sản lưu động theo công dụng, đồng thời căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến từng khâu của quá trình sản xuất: Dự trữ vật tư sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, để tính nhu cầu cho từng khâu sau đó tổng hợp sẽ được nhu cầu toàn bộ tài sản lưu động trong kỳ. 3.2.2. Tăng cường công tác thu hồi công nợ: Là công ty xây dựng, cho nên việc thanh toán của công ty được thực hiện theo tiến độ của công trình hay khối lượng thi công hoàn thành. Thông thường ban đầu tư sẽ ứng trước cho công ty (bên nhận thầu) một số tiền nhất định, sau khi công trình hoàn thành thì thanh toán nốt. Nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ai nắm bắt được nhiều vốn thì càng có lợi cho việc sản xuất kinh doanh cho nên các nhà đầu tư (bên nợ) thường trì hoãn việc trả nợ để tận dụng vốn của đối tác nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh của mình. Vì vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì vậy để giảm tình trạng nợ nần của đối tác công ty cần có một số biện pháp sau: Trong hợp đồng xây dựng khi ký kết phải quy định rõ ràng các điều kiện, điều khoản về thanh toán như: thời gian, số lượng, phương thức thanh toán chặt chẽ và có biện pháp quản lý việc thực hiện các điều khoản này. Trong dự toán, thiết kế thi công công trình ban lãnh đạo công ty cần xác định chính xác tiến độ thi công và tiến độ bàn giao công trình dựa vào sức sản xuất của máy móc và nhân công của công ty, từ đó làm cơ sở để thoả thuận thời gian, số lượng và phương thức thanh toán cho hợp lý, tránh tình trạng công trình đã hoàn thành nhưng vẫn chưa được bàn giao, thanh toán làm ứ đọng vốn. Có chính sách tín dụng tích cực đối với khách hàng cho chậm thanh toán với mức độ vừa phải, không để khách hàng lợi dụng để chiếm dụng vốn. Thực hiện chiết khấu cho những khách hàng thanh toán sớm theo tỷ lệ hợp lý, riêng đối với khách hàng cố tình nợ dây dưa không thể đòi được hoặc khách hàng hiện đang nợ số tiền lớn mà thời gian thanh toán đã quá hạn thì công ty phải có biện pháp mạnh, dứt khoát hoặc đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết nhanh chóng thu hồi số tiền nợ để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tài sản lưu động. Đối với các chi nhánh các công trường trực thuộc công ty, công ty phải tăng cường quản lý chặt chẽ việc cấp phát vốn và thu hồi vốn, không để xảy ra tình trạng các đơn vị nội bộ chiếm dụng vốn đầu tư vào mục đích khác. Thực hiện chế độ hạch toán đầy đủ, thường xuyên yêu cầu các đơn vị báo cáo tình hình tài chính. 3.2.3. Tăng cường công tác quản lý vất vật tư hàng hóa Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư chi phí cho mỗi công trình nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, từ đó có kế hoạch giao cho các đơn vị thi công điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được vật tư, hạn chế mất mát lãng phí vật tư. Vật tư khi mua về phải được kiểm tra chất lượng theo đúng kỹ thuật thi công công trình, hạn chế tình trạng vật tư kém chất lượng vật tư, gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình. 3.2.4. Đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm bớt khối lượng công trình dở dang. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ luân chuyển tài sản lưu động chậm là do khối lượng công trình xây dựng dở dang lớn, hiện nay khối lượng sản phẩm dở dang của công ty chiếm 21,73% trong tổng số tài sản lưu động của công ty. Điều đó có nghĩa là 21,73% tài sản lưu động của công ty bị ứ đọng không thể đầu tư vào các công trình khác. Vì thế doanh nghiệp phải tập trung máy móc thiết bị, nhân lực, vật tư để rút ngắn thời gian thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công. 3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý tài chính thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ Chất lượng của các quyết định quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Trong khi đó, năng lực của các cán bộ quản lý cán bộ tài chính những người trực tiếp đưa ra những quyết định tài chính, sẽ đảm bảo cho chất lượng của các quyết định này. Là một giải pháp định tính, nâng cao năng lực quản lý tài chính thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ là một vấn đề mà dường như mọi doanh nghiệp Việt Nam đều quan tâm. Thật vậy, đây là vốn đề rất thực tế và nổi cộm tại công ty cổ phần xây dựng số 12, được ban giám đốc đặc biệt quan tâm. Do đặc thù hoạt động xây lắp của công ty được thực hiện tại những địa bàn xa xôi do đó việc thu hút nguồn nhân viên tài chính kế toán có trình độ đến làm việc tại các xí nghiệp là rất khó khăn, điều này có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại các xí nghiệp. Vậy vấn đề ở đây là công ty làm thế nào để nâng cao năng lực của cán bộ quản lý tài chính ở các xí nghiệp. Có hai cách để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính. Một là, công ty đưa ra những ưu đãi trong tuyển dụng (về lương bổng, trợ cấp, về thời gian công tác…) nhằm thu hút nguồn nhân lực thực sự có chất lượng cao đảm nhiệm công tác quản lý kinh doanh nói chung và quản lý tài chính nói riêng; hai là, từ đội ngũ cán bộ hiện tại (ưu thế là có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề). Công ty thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực làm việc (bồi dưỡng thông qua ở các đợt học tập trung, hay bằng cách cử những cán bộ giỏi chuyên môn đến làm việc tại xí nghiệp trong một thời gian nhằm hướng dẫn thông qua quá trình làm việc. Trên đây là những giải pháp được đúc rút từ thực tế nghiên cứu trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần xây dựng số 12. Đây là những giải pháp gắn liền với các nhân tố bên trong công ty, do công ty quyết định. Tuy nhiên, công ty luôn hoạt động trong một môi trường kinh tế xã hội cụ thể và hiệu quả hoạt động nói riêng, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty nói chung chịu sự tác động mạnh của môi trường này. Để đảm bảo cho những giải pháp có tính thực thi, đảm bảo khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty cổ phần xây dựng số 12 em xin có những kiến nghị sau đây với các cơ quan có liên quan. 3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN HỮU QUAN 3.3.1. Đối với Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinacoex Công ty cổ phần xây dựng số 12 là một đơn vị thành viên của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinaconex, do đó công ty chịu sự giám sát trực tiếp của Tổng công ty. Hoạt động của công ty phải tuân thủ những quy chế quản lý được hội đồng quản lý. Tổng công ty ban hành thống nhất trong toàn công ty. Hiện tại Tổng công ty luôn đứng ra bảo lãnh cho công ty trong những khoản vay ngân hàng, giúp công ty giành được niềm tin từ các đối tác kinh doanh. Trong tương lai, hoạt động của công ty sẽ mở rộng ra không chỉ ở phạm vi trong nước mà là khu vực và thế giới do vậy rất cần Tổng công ty đứng ra bảo đảm tạo điều kiện cho công ty có đủ uy tín và khả năng tiếp cận với những đối tác lớn trong cũng như ngoài nước. Với đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực cao, tổng công ty còn đóng vai trò là người hướng dẫn giúp cho công ty trong công tác quản lý tài chính và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ tài chính, kế toán nói riêng và trong công ty cổ phần xây dựng số 12 nói chung giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động. 3.3.2. Đối với các ngân hàng thương mại Ở Việt Nam các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, thanh toán của các doanh nghiệp. Công ty cổ phần xây dựng số 12 là doanh nghiệp có tỷ trọng vốn vay ngân hàng rất lớn. Quan hệ của công ty với các ngân hàng diễn ra thường xuyên, khăng khiét. Do vậy những quyết định của ngân hàng sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Như đã phân tích ở chương II, do đặc thù hoạt động công ty luôn cần một lượng vốn lớn và thường xuyên trong khi vốn chủ sở hữu của công ty không thể đáp ứng được nhu cầu do quy mô còn nhỏ vì vậy các ngân hàng cần nhìn nhận nhu cầu hợp lý của công ty và coi công ty như một khách hàng lớn, đầy triển vọng cho hoạt động lâu dài. Ngân hàng cần đưa ra những cải cách trong cấp tín dụng (đặc biệt là các khoản tín dụng ngắn hạn) giúp công ty nhanh chóng, linh hoạt trong huy động vốn đáp ứng nhu cầu ngắn hạn. Cả công ty và ngân hàng cần làm việc và đánh giá tính khả thi của những chiến lược phát triển nhằm tài trợ cho công ty các nguồn dài hạn. Là một khách hàng thường xuyên và hoạt động có hiệu quả, ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi về lãi suất, về thời hạn và những điều kiện thủ tục khi cấp tín dụng tạo cho công ty niềm tin về sự đảm bảo của ngân hàng từ đó phát triển quan hệ gắn bó và lâu dài hơn. 3.3.3. Những kiến nghị khác Nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng trong điều phối nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhưng chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty nói riêng cũng như của các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nói chung cần nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý của Nhà nước. Điều mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi đầu tư vào Việt Nam là tính nhât quán của các chính sách và điều mà họ ca ngợi nhất ở Việt Nam là môi trường an ninh, xã hội ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế, là những doanh nghiệp trong nước, Công ty cổ phần xây dựng số 12 cũng như nhiều doanh nghiệp khác không khỏi chịu ảnh hưởng bởi tính không nhất quán và thiếu cập nhật của hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Sự chồng chéo, nhiều cấp bậc tạo khó khăn cho việc theo dõi và tuân thủ của các doanh nghiệp, hạn chế sự năng động, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Nhà nước cần có những cải cách như chế độ một cửa trong giải quyết các thủ tục hành chính đang được thí điểm ở nhiều nơi và nhận được sự đồng tình ca ngợi từ các doanh nghiệp, nhân dân do vậy mọi chính sách của Nhà nước cần hướng đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tạo môi trường kinh tế chính trị, lành mạnh, vững chắc, đảm bảo những bước tiến vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội. KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là một nhiệm vụ thường xuyên, phức tạp của mỗi doanh nghiệp. Trong thực tiễn hoạt động kém hiệu quả của rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước thì đề tài này lại càng mang tính thời sự đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của bản thân các doanh nghiệp. Qua quá trình nghiên cứu cho ta thấy rõ vai trò của tài sản lưu động, mối liên hệ mật thiết giữa hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Rõ ràng một doanh nghiệp không thể được coi là hoạt động có hiệu quả khi tài sản lưu động bị ứ đọng, thất thoát. Trong quá trình sử dụng quá trình phân tích cũng cho ta thấy đây là một đề tài hết sức phức tạp và không thể áp dụng các biện pháp máy móc để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong mọi doanh nghiệp. Với thời gian thực tập quý báu tại công ty cổ phần xây dựng số 12 bằng việc so sánh, đánh giá những kiến thức lý thuyết, áp dụng chúng vào điều kiện cụ thể của công ty đã cho em cái nhìn trực quan sinh động về thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty. Có thể thấy trong những năm qua hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty thấp nhưng để đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, công ty luôn cố gắng tích cực vươn lên, công tác quản lý và sử dụng vốn đã được chú trọng hơn trước, đã đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tạo ra sự vững chắc về tài chính và khả năng sinh lời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths.Trần Thị Thanh Tú, các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng - Tài chính cùng ban lãnh đạo công ty các anh chị trong phòng Tài chính - kế toán đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội, tháng 10 năm 2006 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Mai DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách 1. PGS.TS. Lưu Thị Hương (chủ biên), giáo trình tài chính doanh nghiệp NXB Thống kê, năm 2005. 2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Bộ xây dựng, NXB xây dựng năm 2004. 3. PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào (đồng chủ biên), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB tài chính, năm 2006. II. Báo và tạp chí (các số năm 2005 - 2006) 1. Tạp chí tài chính 2. Thời báo kinh tế Việt Nam III. Các tài liệu khác 1. Bài giảng của các thầy cô giáo trong Khoa Ngân hàng - Tài chính 2. Các báo cáo tài chính của công ty cổ phần xây dựng số 12 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2 1.1.1. Khái niệm về tài sản lưu động 2 1.1.2. Đặc điểm tài sản lưu động 3 1.1.3. Phân loại tài sản lưu động 4 1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 5 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 5 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 6 1.2.2.1. Chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển tài sản lưu động 6 1.2.2.2. Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động 8 1.2.2.3. Hệ số sinh lời tài sản lưu động 8 1.2.2.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 8 1.2.2.5. Chỉ tiêu về vòng quay dự trữ, tồn kho 9 1.2.2.6. Chỉ tiêu về kỳ thu tiền bình quân 9 1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 9 1.3.1.Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp 10 1.3.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của tài sản lưu động 10 1.3.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 11 1.3.4. Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 11 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 12 1.4.1. Nhân tô bên trong 12 1.4.2. Nhân tố bên ngoài 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 - VINACONEX 20 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 - VINACONEX 20 2.1.1. Khái quát sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 12 - Vinaconex 20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty 20 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 22 2.1.3.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 23 2.1.3.2. Đặc điểm về sản phẩm 23 2.1.3.3. Đặc điểm về thị trường 24 2.1.4. Cơ chế quản lý tài chính của công ty 24 2.1.4.1. Công tác quản lý vốn và tài sản 24 2.4.1.2. Quản lý doanh thu, lợi nhuận và chi phí kinh doanh 25 2.1.4.3. Công tác kế hoạch tài chính 25 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 - VINACONEX 25 2.2.1. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây. 25 2.2.2. Thực trạng sử dụng tài sản lưu động tại công ty 27 2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 30 2.2.3.1. Nguồn hình thành tài sản lưu động 34 2.2.3.2. Cơ cấu tài sản lưu động 35 2.2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 38 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 43 2.3.1. Kết quả đạt được 43 2.3.2. Những vấn đề còn đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng tài sản lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12. 44 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 - VINACONEX 46 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 46 3.1.1. Về sản phẩm 46 3.1.2.Về năng lực sản xuất 46 3.1.3. Về các chỉ tiêu kết quả kinh doanh 47 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 48 3.2.1. Kế hoạch hóa tài sản lưu động 49 3.2.2. Tăng cường công tác thu hồi công nợ: 49 3.2.3. Tăng cường công tác quản lý vất vật tư hàng hóa 50 3.2.4. Đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm bớt khối lượng công trình dở dang. 50 3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý tài chính thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ 51 3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN HỮU QUAN 52 3.3.1. Đối với Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinacoex 52 3.3.2. Đối với các ngân hàng thương mại 52 3.3.3. Những kiến nghị khác 53 KẾT LUẬN 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 Nhận xét của đơn vị thực tập Hà nội, ngày tháng năm 2006 NhËn xÐt cña gi¸o viªn h­íng dÉn Hà nội, ngày tháng năm 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT191.doc
Tài liệu liên quan