* Cơ sở đề xuất
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Công ty sẽ không tránh khỏi việc phát sinh các khoản phải thu. Tuy nhiên nếu để các khoản phải thu khá lớn hoặc thời gian thu hồi quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty.
* Nội dung thực hiện
Khoản phải thu của Công ty tương đối lớn trong thời gian qua đặc biệt tập trung chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn là khoản phải thu khách hàng. Các khoản phải thu lớn và thời gian thu hồi quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính gây ứ đọng vốn cho Công ty. Vì vậy, Công ty cần phải tăng cường quản lý và thu hồi các khoản phải thu:
- Khi tiến hành kí kết hợp đồng, Công ty phải xác định đầy đủ các điều kiện, điều khoản, quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của mỗi bên, mức phạt nếu khách hàng thanh toán chậm, cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Điều đó sẽ đảm bảo cho việc thu hồi nợ của Công ty trong thời gian sau sẽ dễ dàng hơn.
- Tăng cường công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng, nghiên cứu đánh giá tình hình ngân quỹ của khách hàng để có được quyết định về thời hạn thanh toán nợ cho phù hợp xem khách hàng khi nào có thể trả nợ được.
- Công ty phải thường xuyên đối chiếu công nợ, cần theo dõi chặt chẽ về thời hạn các khoản phải thu để có biện pháp thu hồi kịp thời tránh bị chiếm dụng vốn. Khi tiến hành thu hồi các khoản phải thu, nếu có trục trặc cán bộ thu hồi phải xem xét nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý thích hợp nhanh chóng.
- Công ty cần tổ chức việc thu hồi nợ một cách đều đặn, nhịp nhàng, không để tình trạng thu hồi nợ dồn dập vào cuối năm làm cho vốn bị chiếm dụng quá lâu, gây thiếu vốn cho nhu cầu kinh doanh trong năm và thanh toán giảm do lượng tiền mặt giảm.
- Tiến hành trích lập quỹ “Dự phòng phải thu khó đòi” để đề phòng việc khó thu hồi nợ. Nhưng quỹ này phải có quy mô phù hợp không nhiều quá vì sẽ lãng phí nhưng cũng không nên ít quá vì sẽ gây rủi ro trong thanh toán của Công ty.
Đối với các khoản phải thu khác như tạm ứng, thu nội bộ Công ty cần có biện pháp:
- Đối với khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên: Công ty cần tính toán xem xét và phân loại đối tượng tạm ứng nhằm đưa ra mức tạm ứng thích hợp cho từng đối tượng không nên để tình trạng tạm ứng tràn lan với số lượng lớn.
- Đối với khoản phải thu nội bộ cần xem xét lại việc đầu tư, cho vay sao cho việc thu hồi lại vốn là nhanh nhất. Tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn mà trong khi Công ty đang cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
* Hiệu quả của giải pháp
Công ty tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn trong khi đang cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời giảm chi phí vốn vay tạo điều kiện cho Công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
57 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cầu 3 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở đó thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty.
2.6. Chính sách quản lý của Nhà nước
Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho Công ty hoạt động và tiến hành quản lý Công ty trên cơ sở các cơ chế quản lý do mình đặt ra. Bất kỳ một sự thay đổi nào về cơ chế quản lý của Nhà nước đều tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Một cơ chế quản lý ổn định sẽ tạo điều kiện cho Công ty yên tâm tiến hành sản xuất kinh doanh dồn mọi nỗ lực của mình vào đó mà không phải lo ngại sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Có như vậy Công ty Cầu 3 Thăng Long mới có thể có được hiệu quả kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty.
3. Thực trạng của công tác sử dụng vốn tại Công ty
3.1. Tình hình vốn và sử dụng vốn tại Công ty trong những năm gần đây
Để biết được tình hình vốn và sử dụng vốn của Công ty thì trước hết chúng ta phải dựa vào bảng cân đối kế toán các năm. Từ bảng cân đối kế toán ta thấy tài sản và nguồn vốn của Công ty luôn có sự thay đổi qua các năm, phản ánh tình hình chung nhất về Công ty.
3.1.1. Về tài sản
Tổng tài sản của Công ty qua các năm:
Năm 2002: 130.658.306.409 đồng
Năm 2003: 202.781.530.715 đồng
Năm 2004: 202.315.429.943 đồng
Năm 2005: 182.516.315.104 đồng
Tổng tài sản của Công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 72.123.224.306 đồng tương ứng với 55,19%, năm 2004 giảm so với năm 2003 là 466.100.772 đồng tương ứng giảm 0,22%, năm 2005 giảm so với năm 2004 là 19.799.114.839 đồng tương ứng với 9.78%.
BIỂU ĐỒ 2.1: TỔNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY
Các khoản phải thu của Công ty năm 2003 tăng 30.078.304.393 đồng so với năm 2002 tương ứng với tăng 50,13% ; năm 2004 tăng 7.510.795.826 đồng so với năm 2003 tương ứng tăng 8,34% ; năm 2005 giảm 19,62% so với năm 2004 tương ứng giảm 19.139.032.980 đồng. Mặt khác, các khoản phải thu của Công ty lại chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản của Công ty năm 2002 là 45,92%, năm 2003 là 44,42%, năm 2004 là 48,11%, năm 2005 là 42,97%. Điều này chứng tỏ Công ty gặp khó khăn trong việc thu hồi các khoản phải thu. Công ty để cho các đơn vị khác chiếm dụng vốn làm giảm khả năng thanh toán bằng chi phí vốn vì đồng tiền này sẽ không sinh lời, điều này dẫn đến việc giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Mô tả tình hình tài sản lưu động của Công ty qua bảng cân đối kế toán
BẢNG 2.2: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM
Đơn vị: Đồng
TÀI SẢN
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
TSLĐ VÀ ĐT NGẮN HẠN
81.893.766.086
142.608.686.255
150.328.652.009
139.338.561.533
I. Tiền
2.184.527.154
3.963.411.117
1.236.569.111
11.418.541.131
1. Tiền mặt tại quỹ
3.788.000
19.406.281
103.846.553
25.416.353
2. Tiền gửi ngân hàng
2.180.739.154
3.944.004.836
1.327.722.558
11.588.124.778
II. Các khoản phải thu
60.003.237.051
90.081.541.444
97.592.337.270
78.430.029.317
1. Phải thu của khách hàng
51.765.359.820
81.254.012.480
89.191.744.706
59.522.853.833
2. Trả trước cho người bán
974.367.340
848.593.015
1.892.682.670
9.798.438.762
3. Thuế GTGT được khấu trừ
1.355.127.500
1.875.664.436
1.870.098.581
780.254.238
4. Phải thu nội bộ
3.680.832.494
4.044.395.746
4.151.055.689
6.111.089.434
5. Các khoản phải thu khác
2.227.549.897
2.058.875.767
486.755.624
2.217.393.050
III. Hàng tồn kho
11.221.647.623
35.997.921.614
40.503.665.239
35.771.527.963
1.NVL tồn kho
2.067.190.765
8.678.314.689
5.421.492.817
6.361.836.386
2. Công cụ, dụng cụ trong kho
51.127.600
266.949.358
13.807.943
575.213.796
3. Chi phí SXKD dở dang
9.103.329.258
27.052.657.567
35.068.364.479
8.834.477.781
IV. TSLĐ khác
8.484.354.258
12.565.812.080
10.801.081.389
3.523.463.122
1. Tạm ứng
85.619.752
215.060.372
262.451.793
22.182.929
2. Chi phí trả trước
8.398.734.506
12.234.892.318
10.453.628.596
13.089.350.193
3. Ký cược, ký quỹ ngắn hạn
115.859.390
85.000.000
11.930.000
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm của Công ty)
Hàng tồn kho của Công ty lớn cụ thể: Năm 2003 hàng tồn kho tăng 24.776.273.991 đồng so với năm 2002, có sự thay đổi đó là do nguyên vật liệu tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang năm 2003 tăng nhiều so với năm 2002. Năm 2004 hàng tồn kho tăng 4.505.743.625 đồng so với năm 2003. Năm 2005 hàng tồn kho của Công ty giảm 4.732.137.276 đồng so với năm 2004 là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang năm 2005 giảm so với năm 2004.
Hiện trạng của TSCĐ phản ánh năng lực của sản xuất hiện tại về TSCĐ của công ty. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. Vì vậy, trong quá trình sử dụng TSCĐ việc xem xét đánh giá tình hình khấu hao TSCĐ của Công ty là rất cần thiết. Có thể xác định mức độ hao mòn hữu hình TSCĐ bằng cách so sánh tổng số tiền khấu hao đã trích từ khi sử dụng TSCĐ với giá đánh giá lại (hay nguyên giá) của TSCĐ đó.
Công thức tính hệ số hao mòn hữu hình TSCĐ:
Số tiền khấu hao cơ bản đã trích
Hệ số hao mòn hữu hình TSCĐ ═
Nguyên giá TSCĐ
Hệ số hao mòn hữu hình TSCĐ càng gần 1 thì TSCĐ càng cũ Công ty cần phải đổi mới và càng gần 0 thì TSCĐ của Công ty được đổi mới nhiều.
BẢNG 2.3: HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TSCĐ
Đơn vị: Đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2002
NĂM 2003
NĂM 2004
NĂM 2005
Nguyên giá TSCĐ
66.607.177.469
82.424.525.260
83.278.521.531
77.020.656.518
Hao mòn luỹ kế TSCĐ
17.842.637.146
22.251.680.800
31.291.743.597
33.842.902.947
Hệ số hao mòn TSCĐ
0.267
0.269
0.376
0.439
Ta thấy hệ số hao mòn hữu hình TSCĐ của Công ty có xu hướng tăng nhưng nhỏ hơn một rất nhiều. Như vậy, TSCĐ của Công ty vẫn sủ dụng tốt nhưng Công ty cần đầu tư đổi mới TSCĐ để làm tăng uy tín của Công ty giúp cho khả năng thắng thầu của Công ty sẽ cao hơn phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh và từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
3.1.2. Về nguồn vốn
Cũng như nhiều Công ty khác, nguồn vốn của Công ty Cầu 3 Thăng Long được hình thành từ hai nguồn đó là nguồn vốn chủ sở hữu (CSH) và nguồn vốn huy động.
BẢNG 2.4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM
Đơn vị: Đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2002
NĂM 2003
NĂM 2004
NĂM 2005
I. Nợ phải trả
122.625.483.542
194.628.788.102
192.642.740.566
174.116.010.734
1. Nợ ngắn hạn
90.996.654.928
159.766.129.403
165.916.058.129
154.155.769.019
2. Nợ dài hạn
27.765.869.000
31.310.822.000
26.547.517.000
19.960.241.715
3. Nợ khác
5.862.959.614
3.551.836.699
179.165.437
II. Nguồn vốn CSH
8.032.822.867
8.152.742.613
9.672.689.377
8.400.304.370
1. Nguồn vốn - Quỹ
8.032.822.867
8.152.742.613
9.563.723.582
8.139.111.964
2. Nguồn kinh phí
108.965.795
261.192.406
TỔNG CỘNG
130.658.306.409
202.781.530.715
202.315.429.943
182.516.315.104
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm của Công ty)
Từ bảng số liệu trên, ta thấy nguồn vốn nợ phải trả của Công ty biến động qua các năm. Năm 2003 nợ phải trả của Công ty tăng 72.003.304.560 đồng so với năm 2002 tương ứng tăng 58,72%, nguồn vốn này tăng chủ yếu là do tăng nguồn vốn nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Năm 2004 nợ phải trả của Công ty giảm 1.986.047.536 đồng so với năm 2003 tương ứng giảm 1,02%, sự thay đổi đó là do Công ty giảm nợ dài hạn và nợ khác. Năm 2005 nợ phải trả giảm 18.526.728.832 đồng so với năm 2004 tương ứng giảm 9,62%, nguồn vốn nợ phải trả giảm là do Công ty giảm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm xuống qua các năm. Năm 2002 vốn chủ sở hữu chiếm 6,14% so với tổng nguồn vốn cuả Công ty, năm 2003 là 4,02%, năm 2004 chiếm 4,78% và năm 2005 chiếm 4,61%. Điều này phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của Công ty không cao. Mặt khác, tỷ trọng nợ dài hạn của Công ty là rất nhỏ thể hiện Công ty chưa khai thác được nguồn vốn trung hạn và dài hạn để đầu tư mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn nợ ngắn hạn. Đây là nguyên nhân dẫn đến khả năng thanh toán và hệ số tự cung ứng chưa cao.
BIỂU ĐỒ 2.5: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY
Cơ cấu vốn cố định và cơ cấu vốn lưu động của Công ty
BẢNG 2.6: QUY MÔ VỐN CỦA CÔNG TY
CHỈ TIÊU
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Vốn lưu động (VLĐ)
81893766086
142608686255
150328652009
139338561533
Vốn cố định (VCĐ)
48764540323
60172844460
51986777934
43177753571
TỔNG CỘNG
130658306409
202781530715
202315429943
182516315104
Tỷ trọng VLĐ (%)
62.67
70.32
74.31
76.34
Tỷ trọng VCĐ (%)
37.33
29.68
25.69
23.66
Vốn lưu động của Công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn cố định và thay đổi theo giá trị công trình. Vốn lưu động của Công ty luôn được đảm bảo đầy đủ sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục và chủ động.
SƠ ĐỔ 2.7: MINH HOẠ TỶ TRỌNG CÁC LOẠI VỐN CỦA CÔNG TY
Năm 2003, Công ty trúng thầu nhiều công trình, một số công trình lại thi công cùng một thời điểm vì vậy Công ty cần huy động đủ vốn nên cả vốn lưu động và vốn cố định đều tăng. Năm 2004, vốn lưu động tiếp tục tăng còn vốn cố định giảm xuống do máy móc phục vụ thi công vẫn còn tốt Công ty chưa cần phải đổi mới nhiều mà vốn chủ yếu tập trung vào việc cung ứng nguyên vật liệu cho các công trường. Năm 2005 số công trình mà Công ty thắng thầu ít lên Công ty đã giảm cả vốn lưu động và vốn cố định.
3.1.3. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty
Để thấy được khả năng các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo chi trả bằng vốn của Công ty xem bảng sau:
BẢNG 2.8: KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY
CHỈ TIÊU
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
-TSLĐ
81893766086
142608686255
150328652009
139338561533
-TIỀN MẶT
2184527154
3963411117
1236569111
11418541131
-HÀNG TỒN KHO (HTK)
11221647623
35997921614
40503665239
35771527963
-NỢ NGẮN HẠN
90996654928
159766129403
165916058129
154155769019
1. Khả năng thanh toán chung
= (TSLĐ/Nợ ngắn hạn)
0.8999
0.8926
0.9060
0.9039
2. Khả năng thanh toán nhanh =((TSLĐ-HTK)/Nợ ngắn hạn)
0.7766
0.6673
0.6619
0.6718
3. Khả năng thanh toán tức thời =(Tiền mặt/ Nợ ngắn hạn)
0.0240
0.0248
0.0075
0.0741
Ta nhận thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo có nghĩa là các khoản nợ ngắn hạn của Công ty có thể được thanh toán bằng TSLĐ. Cứ một đồng nợ của Công ty sẽ được đảm bảo bằng 0.8999 đồng TSLĐ năm 2002; bằng 0.8926 đồng TSLĐ năm 2003; bằng 0.9060 đồng TSLĐ năm 2004; bằng 0.9039 đồng TSLĐ năm 2005. Điều đó cho thấy nếu xảy ra tình trạng xấu Công ty sẽ không phải sử dụng TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn mà Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng chính TSLĐ mà không cần phải thanh lý TSCĐ. Nhưng nhìn chung khả năng thanh toán các năm còn thấp, hệ số đều dưới 1. Đối với các khoản nợ ngắn hạn đòi thanh toán tức thời thì Công ty gặp nhiều khó khăn vì lượng tiền mặt sẵn có của Công ty là nhỏ so với khoản nợ ngắn hạn nên hệ số thanh toán tức thời các năm đều rất nhỏ. Về khả năng thanh toán nhanh của Công ty cũng được đảm bảo TSLĐ và hàng tồn kho nhưng Công ty cần có các giải pháp lưu kho hợp lý để đảm bảo chỉ số này có giá trị cao.
3.1.4. Khả năng huy động vốn của Công ty
Để đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu cho công trường kịp thời và một phần dùng vào việc mua sắm các máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công tại công trường thì Công ty phải huy động vốn từ nhiều nguồn.
BẢNG 2.9: KHẢ NĂNG HUY ĐỒNG VỐN CỦA CÔNG TY
CHỈ TIÊU
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
-Tổng tài sản
130658306409
202781530715
202315429943
182516315104
-TSCĐ
48764540323
60172844460
51986777934
43177753571
-Nợ phải trả
122625483542
194628788102
192642740566
174116010734
-Vốn CSH
8032822867
8152742613
9672689377
8400304370
1. Hệ số cung ứng chung
= (Nợ phải trả/ tổng tài sản)
0.9385
0.9598
0.9522
0.9539
2. Hệ số tự cung ứng
= (Vốn CSH/ tổng tài sản)
0.0615
0.0402
0.0478
0.0460
3. Hệ số tự cung ứng TSCĐ
= (Vốn CSH/ TSCĐ)
0.1647
0.1355
0.1861
0.1946
Ta nhận thấy Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Hế số cung ứng chung lớn và thay đổi không đáng kể qua các năm làm cho Công ty không có lợi vì lượng tài sản lớn của Công ty chủ yếu được cung ứng bởi nguồn vốn nợ phải trả. Hệ số tự cung ứng tức là: 1 đồng tài sản Công ty chỉ cung ứng được 0.0615 đồng vốn năm 2002; được 0.0402 đồng vốn năm 2003; được 0.0478 đồng vốn năm 2004; được 0.0460 đồng vốn năm 2005. Điều đó chứng tỏ vốn tự có của Công ty ít hay Công ty sản xuất kinh doanh bằng vốn đi vay là chủ yếu dẫn đến Công ty sẽ bị sức ép về các khoản vay. Hệ số cung ứng TSCĐ rất nhỏ chứng tỏ tài sản cố định của Công ty chủ yếu được cung ứng bởi nguồn vốn vay ngắn hạn: Cứ một đồng TSCĐ được đảm bảo bởi 0.1647 đồng vốn chủ sở hữu năm 2002, 0.1355 đồng vốn chủ sở hữu năm 2003, 0.1861 đồng vốn chủ sở hữu năm 2004 và 0.1946 đồng vốn chủ sở hữu năm 2005.
3.2. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
3.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn nói chung
Huy động được vốn đã khó nhưng việc sử dụng vốn đó như thế nào cho có hiệu quả thì còn khó hơn nhiều.
BẢNG 2.10: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NÓI CHUNG
CHỈ TIÊU
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
- Doanh thu
104758451600
134202211600
123980865000
126075061000
- Lợi nhuận
612134200
506416000
280040000
170055000
- Tổng vốn kinh doanh
130658306409
202781530715
202315429943
82516315104
1.Hệ số sinh lợi doanh thu= (Lợi nhuận/ Doanh thu)
0.0058
0.0038
0.0023
0.0013
2.Hệ số doanh lợi vốn= (Lợi nhuận/Tổng vốn)
0.0047
0.0025
0.0014
0.0021
3.Vòng quay vốn= (Doanh thu/Tổng vốn)
0.8018
0.6618
0.6128
1.5279
4.Hàm lượng vốn= (Tổng vốn/Doanh thu)
1.2472
1.5110
1.6318
0.6545
-Về hệ số sinh lợi doanh thu: Có nghĩa là cứ một đồng doanh thu thì tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. Hệ số này có xu hướng giảm qua các năm và tương đối thấp: Cứ 1 đồng doanh thu thì tạo ra được 0.0058 đồng lợi nhuận năm 2002; 0.0038 đồng lợi nhuận năm 2003; 0.0023 đồng lợi nhuận năm 2004; 0.0021 đồng lợi nhuận năm 2005. Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không đạt mức lợi nhuận tương ứng với mức biến động của doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu làm cho lợi nhuận giảm. Điều đó phản ánh việc sử dụng vốn của Công ty trong những năm qua chưa đạt hiệu quả cao.
-Về hệ số doanh lợi vốn: Tức là cứ một đồng vốn đưa vào hoạt động thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình hoạt động của Công ty chưa tốt. Năm 2002 cứ một đồng vốn đưa vào hoạt động thì tạo ra 0.0047 đồng lợi nhuận, năm 2003 cứ một đồng vốn đưa vào hoạt động thì tạo ra 0.0025 đồng lợi nhuận, năm 2004 cứ một đồng vốn đưa vào hoạt động thì tạo ra 0.0014 đồng lợi nhuận và năm 2005 cứ một đồng vốn đưa vào hoạt động thì tạo ra 0.0021 đồng lợi nhuận. Vì vậy, Công ty cần nghiên cứu tìm cách để giảm chi phí sản xuất kinh doanh để làm tăng lợi nhuận cho Công ty.
-Vòng quay vốn: Cho thấy mức độ sử dụng vốn của Công ty có hiệu quả hay không. Số vốn được luân chuyển năm 2002 là 0.8018 lần; năm 2003 là 0.6618 lần; năm 2004 là 0.6128 lần; năm 2005 là 1.5279 lần. Từ năm 2002- 2004, số luân chuyển vốn của Công ty có xu hướng giảm dần, phản ánh tình hình biến động của doanh thu chưa tương ứng với sự biến động của nguồn vốn. Riêng năm 2005, chỉ tiêu này là 1.5279, cao nhất trong giai đoạn 2002- 2005, điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn của Công ty bắt đầu có hiệu quả.
-Về hàm lượng vốn: Tức là để tạo ra một đồng doanh thu Công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn. Để thu được một đồng doanh thu năm 2002 cần 1.4272 đồng vốn; năm 2003 cần 1.5110 đồng vốn; năm 2004 cần 1.6318 đồng vốn; năm 2005 cần 0.6545 đồng vốn. Trong giai đoạn 2002- 2004, lượng vốn trong doanh thu của Công ty tăng dần, chứng tỏ việc sử dụng vốn chưa có hiệu quả. Nhưng đến năm 2005 có sự đổi khác, hàm lượng vốn chỉ chiểm 0.6545, giảm hơn hẳn so với những năm trước, chứng tỏ số của Công ty bỏ ra ít hơn nhưng vẫn tạo ra được doanh thu nhiều.
Như vậy, việc sử dụng vốn của Công ty chưa đạt hiệu quả cao. Công ty đã cố gắng đẩy nhanh vòng quay vốn nhằm tạo cơ hội thu lợi nhuận nhiều hơn cho Công ty. Tuy nhiên lợi nhuận của Công ty lại có xu hướng giảm do chi phí đầu vào quá cao, tình hình cạnh tranh giữa các Công ty xây dựng ngày càng gay gắt, Công ty phải hạ giá thành để trúng thầu nhiều công trình làm cho lợi nhuận giảm đi.
Để đánh giá được một cách cụ thể việc sử dụng vốn của Công ty ta cần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Mối quan hệ giữa vốn cố định với việc tạo tạo ra doanh thu và lợi nhuận được biểu hiện như sau:
BẢNG 2.11: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH
CHỈ TIÊU
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
- Doanh thu
104758451600
134202211600
123980865000
126075061000
- Lợi nhuận
612134200
506416000
280040000
170055000
- TSCĐ
48764540323
60172844460
51986777934
43177753571
1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
= (Lợi nhuận/ TSCĐ)
0.0126
0.0084
0.0054
0.0039
2. Sức sản xuất TSCĐ
= (Doanh thu/ TSCĐ)
2.1483
2.2303
2.3848
2.9199
3. Suất hao phí TSCĐ
= ( TSCĐ/ Lợi nhuận)
79.6631
118.8209
185.6405
253.9046
Từ bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giảm dần qua các năm. Cụ thể hiệu suất sử dụng tài sản cố định chưa cao: 1 đồng TSCĐ đem lại 0.0126 đồng lợi nhuận năm 2002; đem lại 0.0084 đồng lợi nhuận năm 2003; đem lại 0.0054 đồng lợi nhuận năm 2004; đem lại 0.0039 đồng lợi nhuận năm 2005. Nguyên nhân là do tốc độ giảm lợi nhuận nhanh hơn tốc độ thay đổi của TSCĐ. Năm 2003 Công ty tăng cường đầu tư vào TSCĐ làm TSCĐ tăng 23.39% tương ứng tăng 11.408.304.137 đồng trong khi đó thì lợi nhuận của Công ty lại giảm 105.718.200 đồng tương ứng giảm 17.27% dẫn đến hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2003 giảm 0.0042 so với năm 2002. Năm 2004 TSCĐ của Công ty giảm 8.186.066.526 đồng so với năm 2003 tương ứng giảm 13.60% trong khi lợi nhuận của Công ty năm 2004 giảm 226.376.000 đồng so với năm 2003 tương ứng giảm 44.70% dẫn đến hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2004 giảm 0.0030 so với năm 2003. Năm 2005 TSCĐ của Công ty giảm 8.809.024.363 đồng so với năm 2004 tương ứng giảm 16.94% trong khi lợi nhuận của Công ty giảm 109.985.000 đồng tương ứng giảm 39.27% dẫn đến hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2005 giảm 0.0015 so với năm 2004.
Sức sản xuất vốn cố định của Công ty chưa cao: 1 đồng TSCĐ đem lại 2.1483 đồng doanh thu năm 2002; 2.2303 đồng doanh thu năm 2003; 2.3848 đồng doanh thu năm 2004; 2.9199 đồng doanh thu năm 2005. Mặc dù sức sản xuất TSCĐ qua các năm của Công ty có tăng nhưng tốc độ tăng rất nhỏ.
Chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ rất cao và liên tục tăng qua các năm: 1 đồng lợi nhuận Công ty phải bỏ ra 79.6631 đồng TSCĐ năm 2002; 118.8209 đồng TSCĐ năm 2003; 185.6405 đồng TSCĐ năm 2004 và 253.9046 đồng TSCĐ năm 2005. Điều đó chứng tỏ để tạo ra một đồng lợi nhuận Công ty phải tiêu tốn rất nhiều đồng TSCĐ.
3.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của Công ty. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung.
*Kỳ thu tiền bình quân cho biết khả năng thu hồi các khoản nợ của Công ty.
Công thức tính kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
=
Các khoản phải thu
x 365
Doanh thu
BẢNG 2.12: KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN CỦA CÔNG TY
CHỈ TIÊU
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
I. Các khoản phải thu
60003237051
90081541444
97592337270
78430029317
1. Phải thu của khách hàng
51.765.359.820
81.254.012.480
89.191.744.706
59.522.853.833
2. Trả trước cho người bán
974.367.340
848.593.015
1.892.682.670
9.798.438.762
3. Thuế GTGT được khấu trừ
1.355.127.500
1.875.664.436
1.870.098.581
780.254.238
4. Phải thu nội bộ
3.680.832.494
4.044.395.746
4.151.055.689
6.111.089.434
5. Các khoản phải thu khác
2.227.549.897
2.058.875.767
486.755.624
2.217.393.050
II. Doanh thu
104758451600
134202211600
123980865000
126075061000
Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
209.06
245.01
287.31
227.07
Từ bảng trên ta thấy thời gian thu tiền của Công ty ngày càng tăng, năm 2002 là 209.06 ngày; năm 2003 là 245.01 ngày; năm 2004 là 287.31 ngày; năm 2005 mặc dù thời gian thu tiền giảm so với năm 2004 chỉ còn 227.07 ngày nhưng vẫn còn rất cao. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
* Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động
bình quân
=
VLĐ đầu năm + VLĐ cuối năm
2
BẢNG 2.13: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
CHỈ TIÊU
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
- Doanh thu
104758451600
134202211600
123980865000
126075061000
- Lợi nhuận
612134200
506416000
280040000
170055000
- VLĐ bình quân
76893766086
121251261712
107833606771
114277183324
1. Hiệu suất sử dụng VLĐ
0.0079
0.0042
0.0026
0.0015
2. Hệ số đảm nhiệm VLĐ
0.7340
0.9034
0.8698
0.9064
3. Số vòng luân chuyển VLĐ
1.3624
1.1068
1.1497
1.1032
4. Số ngày bình quân của một vòng luân chuyển VLĐ
267.91
329.78
317.46
330.84
- Hiệu suất sử dụng VLĐ được tính theo công thức:
Hiệu suất sử dụng
VLĐ
=
Lợi nhuận
VLĐ bình quân
Hiệu suất sử dụng VLĐ giảm qua các năm: Năm 2002 cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân chỉ tạo ra 0.0079 đồng lợi nhuận; Năm 2003 cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân chỉ tạo ra 0.0042 đồng lợi nhuận giảm so với năm 2002 là 0.0037 đồng tương ứng giảm 46.8%; Năm 2004 cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân chỉ tạo ra 0.0026 đồng lợi nhuận giảm so với năm 2003 là 0.0016 đồng tương ứng giảm 38.09%; Năm 2005 cứ một đồng vốn lưu động bình quân chỉ tạo ra 0.0015 đồng lợi nhuận giảm so với năm 2004 là 0.0011 đồng tương ứng giảm 42.31%.
-Hệ số đảm nhiệm VLĐ:
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
=
VLĐ bình quân
Doanh thu
Hệ số đảm nhiệm VLĐ của Công ty chưa cao cụ thể như sau: cứ thu được 1 đồng doanh thu thì phải bỏ ra 0.7340 đồng vốn lưu động bình quân năm 2002; 0.9034 đồng vốn lưu động bình quân năm 2003; 0.8698 đồng vốn lưu động bình quân năm 2004 và 0.9064 đồng vốn lưu động bình quân năm 2005.
- Số vòng luân chuyển VLĐ
Số vòng luân chuyển VLĐ
=
Doanh thu
VLĐ bình quân
Số vòng luân chuyển vốn lưu động thấp và có xu hướng giảm cụ thể trong kỳ kinh doanh năm 2002 vốn lưu động bình quân luân chuyển 1.3624 vòng; Năm 2003 vốn lưu động bình quân luân chuyển được 1.1068 vòng; Năm 2004 vốn lưu động bình quân luân chuyển được 1.1497 vòng; Năm 2005 vốn lưu động bình quân luân chuyển được 1.1032 vòng.
- Số ngày bình quân của một vòng luân chuyển VLĐ
Số ngày bình quân của một vòng luân chuyển VLĐ
=
365* VLĐ bình quân
Doanh thu
Từ số vòng luân chuyển vốn lưu động thấp dẫn đến số ngày bình quân của một vòng luân chuyển vốn lưu động là cao. Cụ thể, năm 2002 là 267.91 ngày; năm 2003 là 329.78 ngày, năm 2004 là 317.46 ngày; năm 2005 là 330.84 ngày.
Qua phân tích bốn chỉ tiêu trên ta thấy hiêu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty là chưa cao. Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc tăng doanh thu góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty, cần hoàn thiện hơn công tác quản lý và cơ cấu lại các khoản mục vốn cho phù hợp với khả năng vốn, nguồn huy động vốn của mình.
4. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Qua phân tích về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cầu 3 Thăng Long ta thấy được những mặt tích cực và những mặt còn tồn tại trong Công ty.
4.1. Những thành tựu đạt được
Quản lý tài chính của Công ty luôn minh bạch, thông suốt giữa các phòng ban và giữa Công ty với các đội xây dựng. Việc thanh toán các khoản nợ và các khoản nộp ngân sách Nhà nước được đánh giá là tốt.
Công ty đã thực hiện chính sách đổi mới tài sản cố định tiến hành thanh lý, nhượng bán tài sản cố định đã cũ và hao mòn hết. Công ty cũng đã tận dụng tối đa các nguồn vốn có thể huy động được như nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay vào việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để thay thế những máy móc thiết bị đã lạc hậu. Việc gia tăng tài sản cố định nhằm làm cho Công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh, tăng năng lực sản xuất cả về lượng cũng như về chất.
Đối với hoạt động khấu hao tài sản cố định Công ty tiến hành lập kế hoạch cụ thể cho từng năm áp dụng phương pháp khấu hao thích hợp. Việc lập kế hoạch cụ thể cho từng năm giúp cho Công ty kế hoạch hoá được nguồn vốn khấu hao sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn này.
Trong điều kiện vốn ngân sách cho Công ty còn thấp như hiện nay thì việc Công ty chủ động và tự lực trong việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau là một nỗ lực cố gắng của Công ty: linh hoạt, thích nghi với hoàn cảnh, cung cấp đầy đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không xảy ra tình trạng chậm trễ, trì trệ trong sản xuất.
Công ty đã thiết lập, mở rộng mối quan hệ với khách hàng, bạn hàng và đặc biệt là ngân hàng. Những mối quan hệ này giúp cho Công ty trong việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
4.2. Nguyên nhân dẫn đến những thành công
Công ty luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng công ty xây dựng Thăng Long,của Bộ giao thông vận tải, của các công ty bạn và sự giúp đỡ của các địa phương có công trình mà Công ty đảm nhiệm thi công.
Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trẻ năng động sáng tạo cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao. Nội bộ Công ty thống nhất đoàn kết, nhất trí chung lòng chung sức xây dựng Công ty vững mạnh là động lực thúc đẩy Công ty vượt qua mọi khó khăn trở ngại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao giữ vững truyền thống của Công ty.
Để sản xuất có hiệu quả cao Công ty có những chính sách về quản lý như: chính sách khoán, ra quy chế khoán gọn các công trình, chính sách khoán theo khoản mục chi phí. Qua đó đảm bảo được tiền lương, thu nhập cho cán bộ công nhân trong Công ty.
Công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh doanh được tổ chức tốt và thường xuyên đã giúp cho Công ty nắm được tình hình vốn, nguồn hình thành, tình hình tăng giảm vốn trong kỳ, khả năng đảm bảo vốn, tình hình và khả năng thanh toán…Trên cơ sở đó Công ty đề ra những giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn xử lý các vấn đề tài chính nảy sinh.
4.3. Những tồn tại chính của Công ty
Vốn cố định chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng số vốn của Công ty. Việc tăng cường bổ sung vốn cố định của Công ty tuy có nhưng còn yếu và thiếu đối với một Công ty hoạt động trong ngành xây dựng.
Trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc thi công các công trình lớn mang tính hiện đại còn ít do đó khả năng thắng thầu các công trình lớn đòi hởi công nghệ cao là khó.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa cao có xu hướng giảm qua các năm.
Các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động và tăng lên qua các năm. Điều này sẽ làm nguồn vốn lưu động của Công ty bị ứ đọng trong tay khách hàng hơn nữa mức độ rủi ro của các khoản phải thu không phải là nhỏ.
Công ty sẽ gặp khó khăn trong công tác thanh toán nếu như việc chiếm dụng vốn ngày càng nhiều. Ngoài ra, Công ty còn phải đi vay để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, Công ty vẫn phải trả lãi vay trong khi vốn bị ứ đọng là một điều hết sức phi lý đòi hỏi Công ty phải xem xét và tìm giải pháp nhằm giảm các khoản phải thu.
Lượng hàng tồn kho qua các năm cao gây ra tình trạng ứ đọng vốn làm ảnh hưởng không ít đến hoạt động của Công ty.
Các khoản tạm ứng cho công nhân viên của Công ty lớn dẫn đến tình trạng vốn lưu động bị công nhân viên trong Công ty chiếm dụng mà phải tới kỳ thanh toán lương mới thu hồi được đôi khi còn phải trải qua nhiều tháng mới thu hồi hết.
Nguồn vốn tài trợ cho tài sản lưu động chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn mà nguồn vốn này lớn sẽ dẫn đến chi phí vốn cao dễ gây tình trạng mất khả năng thanh toán.
4.4. Nguyên nhân của những tồn tại
4.4.1. Nguyên nhân chủ quan
Mặc dù tài sản cố định được đầu tư đổi mới nhưng là sự chắp vá thiếu tính đồng bộ, công nghệ còn lạc hậu nên tài sản cố định của Công ty không phát huy hết năng lực. Hơn nữa, nhu cầu đổi mới tài sản cố định của Công ty chỉ xuất hiện khi các máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công không còn phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nữa.
Các khoản phải thu khách hàng cao là do:
- Các công trình đã kết thúc cũng như các công trình đang thực hiện
nhưng tiến độ nghiệm thu và giải ngân còn quá chậm.
- Các công trình đã xong nhưng chưa thu hết tiền mà chủ đầu tư thường nợ lại một số phần trăm giá trị công trình sau một thời gian mới trả hết.
- Hoạt động thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư vẫn được tiến hành nhưng chưa được chú trọng dẫn đến một hạn chế là việc nắm bắt đầy đủ các thông tin về chủ đầu tư là rất khó khăn. Mà ta cũng biết hoạt động thẩm định khả năng trả nợ của chủ đầu tư là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu đánh giá sai sẽ dẫn đến tình trạng các khoản phải thu khó đòi.
Hàng tồn kho của Công ty lớn là do đặc điểm của ngành xây dựng, các công trình thường tiến hành trong thời gian dài nên đến cuối năm các công trình vẫn chưa hoàn thành tất yếu sẽ làm tăng lượng hàng tồn kho. Dẫu sao đó cũng là điều tất yếu trong ngành xây dựng nhưng Công ty cần phải xây dựng một kế hoạch cụ thể cho từng công trình tránh tình trạng ứ đọng vốn ở khoản này.
Do các công trình của Công ty trải dài khắp đất nước nên việc đi kiểm tra giám sát của cán bộ Công ty phải diễn ra thường xuyên và tốn nhiều chi phí. Trong khi đó việc thanh toán công tác phí này phải sau khi đi công tác về mới dựa vào hoá đơn để thanh toán nên cán bộ trước khi đi công tác phải tạm ứng trước. Còn công nhân trong Công ty do phải đi làm xa nhà sẽ phát sinh nhiều chi phí nên cũng thường phải tạm ứng trước dẫn đến các khoản tạm ứng của Công ty tăng.
4.4.2. Nguyên nhân khách quan
Nguồn vốn để đổi mới tài sản cố định còn thiếu do không có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước mà Công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và một phần nguồn vốn nợ phải trả để đầu tư đổi mới tài sản cố định nên có phần bị hạn chế.
Thị trường xây dựng hiên nay đang diễn ra một thực trạng là giá dự toán thi công các công trình rất thấp, bên cạnh đó mức độ cạnh tranh trong đấu thầu ngày càng gay gắt. Vì vậy, diễn ra tình trạng bỏ giá thầu thấp để thắng thầu. Công ty là một nhà thầu cũng tham gia thị trường xây dựng nên cũng bị ảnh hưởng rất nhiều của tình trạng này. Một số công trình Công ty tham gia thi công không có lãi hoặc lỗ.
Cơ chế quản lý của Nhà nước và cơ quan chủ quản là Tổng công ty còn gò bó, đôi khi làm giảm quyền tự chủ của Công ty trong việc huy động và sử dụng vốn, thủ tục còn rườm rà thời gian kéo dài.
Nguồn vốn do ngân sách cấp thấp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Hơn nữa việc cấp lại dàn trải, nhỏ dọt, thời gian thanh toán chậm.
Giá vật liệu xây dựng biến động mạnh trong thời gian qua thêm vào đó Nhà nước lại chưa có biện pháp điều tiết về giá. Mặt khác, việc thi công các công trình còn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, điều kiện của địa phương và cơ sở hạ tầng nơi thi công.
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
1. Phương hướng hoạt động sản xuất của Công ty trong năm 2006
*Kế hoạch sản lượng năm 2006
Tổng sản lượng: 158.117 triệu đồng. Trong đó:
-Sản lượng xây lắp: 154.901 triệu đồng. Cụ thể:
Sản lượng các công trình ký HĐ với TCT 26.027 triệu đồng.
Sản lượng các công trình ký HĐ với chủ đầu tư khác 128.874 triệu đồng.
-Xây lắp khác: 3.216 triệu đồng.
BẢNG 3.1: DANH SÁCH CÁC HỢP ĐỒNG NĂM 2006
Đơn vị: Tỷ đồng
TÊN HỢP ĐỒNG
Giá trị hợp đồng
Phần
còn lại
Ngày
hoàn thành
Tổng số
Phần đã
thưc hiện
Cầu Phúc Hưng- Thanh Hoá
5,2
3
2,2
02/2007
Cầu Rạch Ôn
82,3
1,8
80,5
08/2007
Cầu Càng Nàng- Thanh Hoá
12,9
6
6,9
05/2006
Cầu Bến Đám- Bắc Giang
22,5
14,3
8,2
04/2006
6 cầu Bình Thuận
11,8
7,5
4,3
02/2006
Cầu Láng Chim
32,3
8,6
23,7
06/2006
Tổng cộng
167
41,2
125,8
*Phương hướng
Công ty phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những tồn tại của năm 2005 rút ra bài học kinh nghiệm để đề ra những giải pháp hợp lý trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành sản xuất nhằm đạt được kế hoạch
sản lượng đã đề ra.
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng của Công ty
Từ những phân tích về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cầu 3 Thăng Long, trên cơ sở những tồn tại đã nêu em xin mạnh dạn trình bày một số giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại trong việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty giúp Công ty nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của mình trong thời gian tới.
2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
2.1.1. Sử dụng hiệu quả quỹ khấu hao tài sản cố định
* Cơ sở đề xuất
Khấu hao cơ bản là một trong những nội dung quan trọng của quản lý vốn cố định. Công ty phải thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định nhằm lựa chọn cho mình được phương pháp và mức khấu hao hợp lý nhằm thu hồi lại vốn hoặc có biện pháp sử lý kịp thời đối với các tài sản cố định bị trượt giá do ảnh hưởng của biến động giá cả tới giá của tài sản cố định. Để có nguồn vốn đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị, Công ty cần phải có một quỹ khấu hao đầy đủ và hoàn chỉnh.
* Nội dung thực hiện
Công ty phải lập kế hoạch khấu hao tính đủ khấu hao vào giá thành sản phẩm nhằm bảo toàn vốn cố định:
- Do việc mua sắm tài sản cố định của Công ty tại các thời điểm khác nhau nên Công ty cần áp dụng phương pháp tính khấu hao giảm dần theo tổng số năm hữu dụng.
Công thức tính:
Trong đó Ti : Tỷ lệ khấu hao theo năm sử dụng
T : Thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ
t : Thứ tự năm cần tính khấu hao
Mức khấu hao năm thứ i = Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao năm i
Phương pháp tính khấu hao này là khấu hao nhanh nên Công ty nhanh thu hồi được vốn có cơ hội đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại, đổi mới công nghệ cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, khấu hao nhanh giúp Công ty tránh khỏi thua lỗ khi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định bởi thời điểm thanh lý giá trị còn lại trên sổ sách của tài sản cố định nhỏ nên Công ty có thể bán với giá thấp để có thể thu hồi đủ vốn. Xét về mặt tài chính khấu hao nhanh còn cho phép Công ty hoãn trả tiền thuế thu nhập đến năm sau do mức khấu hao trong những năm đầu lớn dẫn đến làm giảm thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập trong những năm này.
- Việc sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định phải tuân thủ theo các quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước, quy chế tài chính của Tổng công ty. Trong thời gian chưa có nhu cầu đầu tư đổi mới tài sản cố định Công ty có thể sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế quản lý tài chính nhằm hạn chế việc vay vốn từ bên ngoài tiết kiệm lãi vay phải trả.
* Hiệu quả của giải pháp
Quỹ khấu hao cơ bản chính là nguồn bù đắp vào phần thiếu hụt trong tài sản cố định của Công ty, việc sử dụng hiệu quả quỹ này là một điều rất quan trọng. Nó giúp cho Công ty chủ động trong công tác đổi mới thiết bị, máy móc mà không phải tăng nợ cho Công ty, giảm được chi phí tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định
* Cơ sở đề xuất
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty Cầu 3 Thăng Long. Máy móc thiết bị là những yếu tố không thể thiếu trong thi công các công trình nó ảnh hưởng lớn đến năng suất thi công, chất lượng công trình của Công ty.
* Nội dung thực hiện
- Bố trí máy móc thiết bị sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất công các của máy móc thiết bị.
- Xử lý dứt điểm những máy móc thiết bị không cần dùng đến, hư hỏng chờ thanh lý nhằm thu hồi vốn cố định chưa sử dụng vào luân chuyển bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh của Công ty điều đó là một cách tiết kiệm trong sử dụng tài sản cố định.
- Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các đội trong Công ty nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc quản lý, chấp hành nội quy, quy chế sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định giảm tối đa thời gian ngừng máy đảm bảo máy móc thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
- Hệ thống máy móc thi công của Công ty mang đặc điểm cồng kềnh, khối lượng lớn, giá trị cao để đảm bảo hoạt động bình thường đặc biệt là ngoài môi trường tự nhiên hệ thống máy móc thiết bị yêu cầu phải được thường xuyên tu bổ nâng cấp và bảo dưỡng.
* Hiệu quả các giải pháp
Giải pháp trên góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất và thời gian thi công, sử dụng đúng mức tiết kiệm nguyên vật liệu để từ đó nâng cao chất lượng công trình làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định, giá trị tổng sản lượng, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty Cầu 3 Thăng Long.
2.1.3. Nâng cao hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định
* Cơ sở đề xuất
Đầu tư đổi mới tài sản cố định là việc làm hết sức quan trọng đối với Công ty Cầu 3 Thăng Long bởi vì nhiều máy móc thiết bị đã lạc hậu, một số máy móc đã khấu hao hết. Nhưng việc đầu tư đổi mới nâng cấp tài sản cố định phải chọn lọc cho phù hợp với Công ty không nên đầu tư tràn lan theo chiều rộng mà chú trọng đầu tư vào chiều sâu nhằm tận dụng được công suất của thiết bị máy móc, tiết kiệm chi phí vận hành máy móc thiết bị.
* Nội dung thực hiện
- Trước khi nhập trang thiết bị máy móc cũng như công nghệ hiện đại Công ty nên thuê các chuyên gia hoặc công ty tư vấn có đủ khả năng và kinh nghiệm trong việc đánh giá kỹ thuật, trình độ máy móc, công nghệ để họ giúp mình có thể lựa chọn được máy móc thiết bị với công nghệ cao đâp ứng được tiêu chuẩn của ngành.
- Gắn liền với việc đầu tư đổi mới là việc đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động để họ có thể làm chủ được các công nghệ hiện đại sao cho có hiệu quả nhất.
- Để huy động vốn đủ để đầu tư đổi mới tài sản cố định Công ty lên chú trọng khai thác một số nguồn vốn cơ bản:
+ Thứ nhất là nguồn vốn từ số lợi nhuận để lại trích lập vào quỹ đầu tư phát triển. Đây được coi là nguồn vốn cơ bản để Công ty đầu tư mua thêm máy móc thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Thứ hai là quỹ khấu hao tài sản cố định cũng là một nguồn vốn mà Công ty có thể tận dụng vì hiện nay theo quy định mới Nhà nước đã có quyết định cho phép các doanh nghiệp được sử dụng số tiền trích lập khấu hao tài sản cố định để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.
+ Thứ ba là Công ty có thể tận dụng khai thác nguồn thu từ thanh lý nhượng bán tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng, hiệu quả thấp… Đây là nguồn vốn không thường xuyên tuy nhiên nếu Công ty chú ý tận dụng thì cũng có thêm nguồn thu đáng kể phục vụ cho việc đầu tư đổi mới tài sản cố định.
+ Thứ tư là Công ty có thể huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Việc này có thể thực hiện được nếu lãnh đạo Công ty giải thích cho họ hiểu về định hướng đúng đắn của việc làm đó và cần cho họ hiểu rằng việc mua sắm thêm máy móc thiết bị sản xuất để đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đồng thời Công ty cũng phải xác định được mức lãi vay một cách hợp lý đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công nhân viên.
* Hiệu quả của giải pháp
Máy móc thiết bị được đầu tư, đổi mới hiện đại đồng bộ đảm bảo việc thi công các công trình đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, nâng cao khả năng thắng thầu từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh cho Công ty Cầu 3 Thăng Long trong ngành xây dựng. Hơn nữa, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định còn là nhân tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất, giảm chi phí sửa chữa, giải phóng lao động thủ công nặng nhọc bảo đảm an toàn lao động cho công nhân trong Công ty.
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.2.1. Xác định lượng vốn lưu động kỳ kế hoạch sát với thực tế
* Cơ sở đề xuất
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động được tiến hành vào đầu năm dựa trên:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì kế hoạch sản xuất kinh doanh là quan trọng nhất, nó là nơi bắt nguồn để doanh nghiệp huy động nguồn lực của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với Công ty Cầu 3 Thăng Long cũng vậy, căn cứ vào kế hoạch kinh doanh đã đề ra để xác định và định lượng về nhu cầu vốn của mình. Đây cũng là cơ sở để xác định các hạn mức tín dụng vay ngân hàng trong năm được thực hiện một cách đúng đắn nhất.
- Năng lực, trình độ quản lý Công ty. Vì trên thực tế, nếu kế hoạch sản xuất kinh doanh và khả năng huy động vốn tốt nhưng năng lực quản lý yếu kém, không hiệu quả thì công tác này trở nên vô nghĩa.
- Định mức hao phí, thực trạng sử dụng vốn trong thời gian qua của Công ty. Trên cơ sở đó giúp cho Công ty định hình được định mức hao phí năm nay, số vốn lưu động cần cho năm nay từ đó có kế hoạch huy động phù hợp.
Sau khi đã xem xét và đánh giá ba yếu tố trên, Công ty sẽ xác định được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, tối thiểu của mình. Từ đó Công ty xây dựng cho mình kế hoạch huy động vốn cho phù hợp:
+ Xác định thời điểm huy động, số lượng vốn huy động ở mỗi thời điểm.
+ Xác định nguồn huy động. Việc xác định nguồn huy động ảnh hưỏng lớn tới cơ cấu vốn, chi phí vốn và từ đó ảnh hưỏng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
* Nội dung thực hiện
Để xác định vốn lưu động kỳ kế hoạch sát với kỳ thực tế Công ty sử dụng phương pháp phần trăm trên doanh thu:
- Tính số dư các khoản trong bảng cân đối tài sản của Công ty năm trước.
- Chọn những khoản mục của vốn lưu động có liên quan đến doanh thu trong năm và tính tỷ lệ % của các khoản mục đó so với doanh thu.
- Dùng % để ước tính nhu cầu vốn lưu động cho năm tới trên cơ sở dự tính thay đổi doanh thu.
* Hiệu quả của giải pháp
Giải pháp trên sẽ giúp Công ty tránh được tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong kỳ thực hiện giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra bình thường liên tục và chủ động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó Công ty tìm nguồn cung ứng vốn và phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý.
Hoàn thiện việc quản lý tiền mặt
* Cơ sở đề xuất
Tiền mặt tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động của Công ty nhưng lại liên quan đến nhiều hoạt động và có vai trò quan trọng trong thanh toán tức thời. Chính vì vậy, Công ty nên xác định một lượng dự trữ tiền hợp lý để vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh và có khả năng thanh toán nhanh trong những trường hợp cần thiết nhất là hiện nay Công ty đang trong tình trạng thiếu tiền mặt tại quỹ.
* Nội dung thực hiện
- Trong quá trình tiến hành đàm phán ký hợp đồng Công ty cố gắng rút ngắn thời gian tạm ứng của chủ đầu tư cho công trình nhằm tăng tốc độ thu tiền. Công ty cần sử dụng các biện pháp như chiết khấu thanh toán, có hình thức thưởng phạt cũng như khuyến khích thích hợp cho việc thanh toán sớm của các chủ dự án đầu tư.
- Công ty lên trả lương cho công nhân viên một lần trong tháng vào cuối tháng để tránh tình trạng tạm ứng nhiều. Đối với các khoản phải trả nhà cung ứng thì lên xác định rõ thời gian thanh toán cụ thể không lên thanh toán nhiều lần trong cùng một tháng. Điều này sẽ giúp Công ty giảm tốc độ chi tiền.
- Lập bảng cân đối thu chi tiền mặt để quản lý các dòng tiền ra và dòng tiền vào một cách chính xác.
* Hiệu quả của giải pháp
Công ty sẽ đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu, hạn chế thời gian và số lần vay ngân hàng, tận dụng được các khoản tiền chưa sử dụng đến để đầu tư sinh lời.
2.2.3. Giảm thiểu hàng tồn kho
* Cơ sở đề xuất
Trong những năm qua, tồn kho của Công ty vẫn tương đối lớn, mà tồn kho chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Mỗi năm, Công ty lại nhận thêm nhiều công trình mới cộng với những công trình cũ chưa hoàn thành làm cho lượng hàng tồn kho tăng lên. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp giảm thiểu hàng tồn kho.
* Nội dung thực hiện
Hàng tồn kho của Công ty chủ yếu tập trung vào vật tư nhập về chưa sử dụng. Do đặc thù của ngành xây dựng nên vật tư mua về với khối lượng và giá trị lớn, sử dụng cho cả công trình, trong thời gian dài nên để giảm thiểu hàng tồn kho Công ty cần:
- Công ty cần rút ngắn thời gian thi công bằng cách tiến hành khởi công sớm, đẩy mạnh tiến độ thi công nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật để nhanh chóng hoàn thiện và bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Đây có thể coi là biện pháp hiệu quả nhất, mang lại tính chủ động cho Công ty. Thực hiện được biện pháp này, Công ty có thể giảm được chi phí vốn do rút ngắn thời gian thi công công trình, sớm đưa công trình vào hoạt động, nhờ vậy giảm thời gian ứ đọng vốn lưu động.
- Công ty nên tiến hành thu mua các nguyên vật liệu tại địa phương nơi công trình đang thi công. Như vậy, Công ty vừa có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển nguyên vật liệu vừa có thể tiết kiệm được khoản hao hụt không cần thiết do phải dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu gây ra. Thực tế hiện nay đa số các nhà cung ứng vật tư đều có các hình thức ưu đãi đối với khách hàng mua với khối lượng lớn. Do vậy, Công ty phải tận dụng điều này để có được hình thức mua tốt nhất.
- Do đặc điểm quản lý của Công ty là đội trưởng đội xây dựng chịu trách nhiệm mua sắm vật tư cho quá trình thi công. Công ty phải tăng cường quan sát chặt chẽ hơn nữa quá trình thu mua nguyên vật liệu của đội xây dựng khônh nên chỉ giám sát quá trình thu mua nguyên vật liệu thông qua hoá đơn. Thường xuyên cử người xuống chân công trình kiểm tra, giám sát việc thu mua nguyên vật liệu có đúng theo hoá đơn có đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng hay không. Điều này giúp cho công trình đảm bảo về chất lượng và giá cả, làm tăng uy tín của Công ty đối với khách hàng cũng như tránh được việc tiêu cực trong quản lý vật tư.
- Công tác bảo quản cũng cần được chú trọng, do nhiều chủng loại vật tư khác nhau nên cần bố trí những kho bãi tạm thời tại chân công trình một cách hợp lý khoa học, tránh nhầm lẫn, hư hỏng, mất mát. Thường xuyên rà soát lại các định mức tiêu dùng vật tư cho hợp lý, tránh lãng phí đồng thời đặt ra trách nhiệm thưởng phạt công minh đối với cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý vật tư.
* Hiệu quả của giải pháp
Nếu Công ty thực hiện tốt những vấn đề nêu trên thì có thể đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho rút ngắn kỳ lưu kho bình quân xuống dẫn đến làm tăng vòng quay của vốn lưu động, giảm chi phí lưu kho, giảm thời gian ứ đọng vốn lưu động.
2.2.4. Tăng cường quản lý và thu hồi các khoản phải thu
* Cơ sở đề xuất
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Công ty sẽ không tránh khỏi việc phát sinh các khoản phải thu. Tuy nhiên nếu để các khoản phải thu khá lớn hoặc thời gian thu hồi quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty.
* Nội dung thực hiện
Khoản phải thu của Công ty tương đối lớn trong thời gian qua đặc biệt tập trung chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn là khoản phải thu khách hàng. Các khoản phải thu lớn và thời gian thu hồi quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính gây ứ đọng vốn cho Công ty. Vì vậy, Công ty cần phải tăng cường quản lý và thu hồi các khoản phải thu:
- Khi tiến hành kí kết hợp đồng, Công ty phải xác định đầy đủ các điều kiện, điều khoản, quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của mỗi bên, mức phạt nếu khách hàng thanh toán chậm, cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Điều đó sẽ đảm bảo cho việc thu hồi nợ của Công ty trong thời gian sau sẽ dễ dàng hơn.
- Tăng cường công tác thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng, nghiên cứu đánh giá tình hình ngân quỹ của khách hàng để có được quyết định về thời hạn thanh toán nợ cho phù hợp xem khách hàng khi nào có thể trả nợ được.
- Công ty phải thường xuyên đối chiếu công nợ, cần theo dõi chặt chẽ về thời hạn các khoản phải thu để có biện pháp thu hồi kịp thời tránh bị chiếm dụng vốn. Khi tiến hành thu hồi các khoản phải thu, nếu có trục trặc cán bộ thu hồi phải xem xét nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý thích hợp nhanh chóng.
- Công ty cần tổ chức việc thu hồi nợ một cách đều đặn, nhịp nhàng, không để tình trạng thu hồi nợ dồn dập vào cuối năm làm cho vốn bị chiếm dụng quá lâu, gây thiếu vốn cho nhu cầu kinh doanh trong năm và thanh toán giảm do lượng tiền mặt giảm.
- Tiến hành trích lập quỹ “Dự phòng phải thu khó đòi” để đề phòng việc khó thu hồi nợ. Nhưng quỹ này phải có quy mô phù hợp không nhiều quá vì sẽ lãng phí nhưng cũng không nên ít quá vì sẽ gây rủi ro trong thanh toán của Công ty.
Đối với các khoản phải thu khác như tạm ứng, thu nội bộ Công ty cần có biện pháp:
- Đối với khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên: Công ty cần tính toán xem xét và phân loại đối tượng tạm ứng nhằm đưa ra mức tạm ứng thích hợp cho từng đối tượng không nên để tình trạng tạm ứng tràn lan với số lượng lớn.
- Đối với khoản phải thu nội bộ cần xem xét lại việc đầu tư, cho vay sao cho việc thu hồi lại vốn là nhanh nhất. Tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn mà trong khi Công ty đang cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
* Hiệu quả của giải pháp
Công ty tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn trong khi đang cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời giảm chi phí vốn vay tạo điều kiện cho Công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
LỜI KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường để có thể tồn tại và phát triển. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp nước ta đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn sản xuất, vì vậy vấn đề tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp.
Qua phân tích tình hình thực tế công tác quản lý và sử dụng vốn tại Công ty Cầu 3 Thăng Long, em nhận thấy những thành tựu cũng như những tồn tại mà Công ty cần khắc phục từ đó đưa ra một số biện pháp mà Công ty cần thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, những giải pháp trên mới chỉ mang tính chủ quan của cá nhân em, để có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn phải cần có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths. Phạm Thị Hồng Vinh, cùng với các cô, chú, anh, chị trong Công ty kết hợp với những kiến thức được tích lũy trong quá trình học tập đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Do kiến thức còn hạn chế , sự tìm hiểu còn chưa thấu đáo nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và mọi người để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp
Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền
NXB: Lao động – xã hội.
2. Giáo trình thống kê doanh nghiệp
Chủ biên: GS.TS. Phạm Ngọc Kiểm
NXB: Lao động – xã hội.
3. Tham khảo một số luận văn Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36341.doc