Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt

Sử dụng vốn hiệu quả hơn nữa các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là nguồn lực tài chính hiện đang là đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế Việt Nam. Công ty TNHH Bình Minh, một thành viên của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cũng không nằm ngoài đòi hỏi này. Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, quy mô kinh doanh vừa. Do đó, việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn là rất cần thiết, nó góp phần tạo lực nhằm đưa Công ty thành một doanh nghiệp chủ lực trong ngành.

doc69 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty ngày càng cao, phản ánh tình hình tài chính lành mạnh và khả quan. 1.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cua công ty. Để hiểu rõ hơn về thực trạng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta cần xem xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2002, 2003, 2004. Bảng 3: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Bình Minh qua 3 năm 2002, 2003, 2004 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003 1. Tổng doanh thu 5382 5561 6515 179 3.33 954 17.16 2. Các khoản giảm trừ - - - - - - - 3. Doanh thu thuần 5382 5561 6515 179 3.33 954 17.16 4. Giá vốn hàng bán 4122 4442 6189 320 7,76 1747 39,33 5. Chi phí bán hàng 70 80 80 10 14,29 0 0 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 968 866 842 -102 -10.54 -24 -2,77 7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 135 195 415 60 44,4 220 112,82 8. Thu nhập hoạt động TC 329 348 334 19 5,78 -14 -4,02 9. Chi phí hoạt động TC 218 2100 89 -118 -54,13 -11 -11 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động TC 232 138 149 -94 -40,52 11 7,97 11. Thu nhập hoạt động bất thường 182 209 222 27 14,84 13 6.22 12. Chi phí hoạt động bất thường 182 202 180 20 10,99 -22 -10,89 13. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường 0 6 36 6 0 30 500 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 254 324 492 70 27.56 168 51,85 15. Thuế thu nhập 64 80 124 16 25 44 55 16. Lợi nhuận sau thuế 193 255 378 62 32,12 123 48,24 Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu về kết quả hoạt động của công ty qua 3 năm qua đều đạt được và có sự tăng trưởng rõ ràng, điều đó chứng tỏ cán bộ công nhân công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm vừa rồi. Cụ thể như sau: - Tổng doanh thu của công ty năm 2002 tăng so với năm 2001 là 179 triệu đồng với số tương đối là 3,33%, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 954 triệu đồng với số tương đối 17,16%, ta thấy tốc độ tăng doanh thu năm là cao nhất điều đó chứng tỏ cố gắng của lãnh đạo công ty trong việc tăng doanh số của mình nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đất nước nói chung trong 3 năm qua gặp rất nhiều khó khăn. Tổng doanh thu tăng trong 3 năm qua là điều kiện rất tốt để kiểm tra lại kết quả hoạt động của công ty và hơn thế nữa điều đó chứng tỏ sự tăng trưởng ngày càng lớn mạnh của công ty. - Giá vốn hàng bán của công ty liên tục tăng trong 3 năm vừa qua, năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 320 triệu đồng với số tương đối là 7,76%, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 17,47 triệu đồng với số tương đối là 39,33%. Có hiện tượng này là do trong 3 năm qua công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ du khách như việc mở rộng năng lực của các xí nghiệp, mở thêm một số điểm trông xe phục vụ khách, từ đó làm cho chi phí nhân công, chi phí xây dựng, đầu tư, điện, nước đều tăng lên. Đây là sự tăng lên hợp lý vì cùng với nó là sự tăng lên của tổng doanh thu, điều đó cũng chứng tỏ hiệu quả của các hoạt động đầu tư của công ty trong 3 năm qua. Qua đây ta thấy mặc dù giá vốn có tăng lên nhưng tốc độ tăng đều nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu đó là dấu hiệu rất tốt chứng tỏ công ty đã có nhiều cố gắng trong việc giảm chi phí kinh doanh. - Chi phí bán hàng của công ty năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 10 triệu đồng với số tương đối là 14,29%, tuy nhiên sang năm 2004 chi phí bán hàng không tăng nữa. Điều này có được là do trong năm 2002 công ty không ngừng đầu tư mở rộng thêm một số dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải của nhân dân như: xây dựng thêm một cửa hàng bán kem và nước giải khát thuộc du thuyền Hồ Tây, một điểm bán nước giải khát của đội nuôi cá Trúc Bạch… do đó nó đã làm tăng chi phí bán hàng. Tuy vậy ta thấy việc tăng chi phí này trong khi doanh số cùng tăng là dấu hiệu bình thường và chấp nhận được, tốc độ tăng này đã chững lại trong năm 2003 trong khi doanh số vẫn tăng cao là dấu hiệu rất tốt cho thấy việc cố gắng giảm chi phí bán hàng của công ty trong thời gian qua. - Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty liên tục giảm trong 3 năm vừa qua, năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 là 102 triệu đồng với số tương đối là 10,54%, năm 2004 giảm hơn so với năm 2003 là 24 triệu đồng với tương đối là 2,77%. Qua đây ta thấy tốc độ giảm có chậm lại nhưng điều đó cho thấy cố gắng của lãnh đạo công ty trong 3 năm vừa qua trong việc cố gắng tinh giảm bộ máy quản lý. -Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm qua tăng rất nhanh, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 220 triệu đồng với số tương đối là 112,82%. Qua đây ta thấy tốc độ tăng của chỉ tiêu này ngày càng cao. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đúng đắn nhất hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong 3 năm qua chỉ tiêu này của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt liên tục tăng điều đó cho ta thấy tốc độ tăng của chỉ tiêu này ngày càng cao…Trong 3 năm qua chỉ tiêu này của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt liên tục tăng điều đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty trong 3 năm qua là rất khả quan. Qua phân tích ở trên ta thấy trong 3 năm qua công ty đã có rất nhiều cố gắng trong việc tăng doanh số, giảm chi phí để từ đó nâng cao lợi nhuận cho công ty. Thực tế cho thấy Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt là một trong những doanh nghiệp luôn làm ăn có lãi trong thời gian gần đây. Trong số nhiều công ty trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội thì công ty là một doanh nghiệp điển hình trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên do một số điều kiện bất lợi nhất định trong kinh doanh như: Hồ Tây là hồ có diện tích lớn, nằm trải dài trên địa bàn 6 phường, trong điều kiện an ninh trật tự có nhiều phức tạp, sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác cũng như các loại hình vui chơi giải trí khác, trong điều kiện phát triền không đồng đều, có nhiều bấp bênh, tốc độ chưa cao của toàn bộ nền kinh tế…phần nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên vượt trên tất cả mọi khó khăn đó cán bộ công nhân viên công ty được sự giúp đỡ chỉ đạo trực tiếp của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã không ngừng cố gắng vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều đó được thể hiện qua việc cảnh quan môi trường khu vực Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch ngày càng sạch đẹp, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc khai thác tiềm năng của hồ ngày càng hiện đai hơn nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân thủ đô. Minh chứng hùng hồn nhất cho sự tăng trưởng của công ty trong 3 năm vừa qua đó là các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều tăng. Trên đây là những nét khái quát nhất về tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua, sau đây ta sẽ xét đến cơ cấu vốn của công ty. 2. Cơ cấu vốn của công ty. Vốn là yếu tố không thể thiếu được của mọi quá trình kinh doanh. Như vậy quản lý và sử dụng vốn trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý và sử dụng vốn là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường với kết quả kinh tế cao nhất. Khi xem xét công tác quản lý, sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn, ta không thể không quan tâm đến tỷ trọng của từng loại vốn và công dụng của nó. Bảng 4: Cơ cấu vốn của công ty TNHH Bình Minh trong 3 năm 2002,2003,2004. Đơn vị tính: Triệu đồng Tài sản 2002 2003 2004 So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) 1. Vốn kinh doanh 27559 100 28236 100 29859 100 677 2,46 1623 5,75 -Vốn cố định Trong đó vốn liên doanh 18340 16367 66.55 59.39 18640 16367 66,02 57.97 18806 16367 62,98 54,81 300 1,64 166 0.89 -Vốn lưu động 9219 33.45 9596 33,98 11053 37,02 377 4,09 1457 15,18 2. Nguồn vốn 27559 100 28236 100 29859 100 677 2,46 1623 5,75 -Vốn sở hữu 24524 88,99 25658 85,42 26330 8491 1134 4,62 6,72 2.62 -Vốn vay và vốn khác 3035 11,01 4378 14,58 4678 15.09 1343 44,25 300 6,85 (Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán của công ty 3 năm 2002, 2003, 2004) Qua bảng trên ta thấy: Trong 3 năm qua vốn cố định chiếm tỉ trọng lớn mặc dù đã có sự chuyển dịch dần về cơ cấu giữa vốn lưu động và vốn cố định. Năm 2002 vốn cố định của công ty là 18340 triệu đồng chiếm 66,55% vốn kinh doanh, năm 2003 con số này là 18640 triệu đồng chiếm 66,02% vốn kinh doanh, năm 2004 con số này là 18806 triệu đồng chiếm 62,98% vốn kinh doanh, vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số kinh doanh và đang có xu hướng tăng lên, năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 377 triệu đồng với số tương đối là 4,09%, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1457 triệu đồng với số tương đối là 15,18%. Trong vốn cố định của công ty ta thấy có khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng lớn và không thay đổi qua 3 năm vừa qua, đây là nguồn vốn công ty đóng góp bằng đất với một đối tác Singapore để xây dựng trung tâm dịch vụ giải trí Hà Nội và nguồn vốn công ty tham gia đóng góp vào xây dưng công viên nước Hồ Tây. Vốn cố định tăng lên chủ yếu là do tài sản cố định tăng lên, điều đó chứng tỏ mấy năm gần đây công ty đã chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị để nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân thủ đô. Năm 2001 công ty đầu tư mua sắm thêm thiết bị tài sản cố định trị giá 892 triệu đồng, năm 2002 là 905 triệu đồng và năm 2003 là 1254 triệu đồng, bên cạnh việc mua sắm thêm Công ty đã không ngần ngại trong việc thanh lý các tài sản đã xuống cấp không còn khả năng phục vụ để nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước để đáp ứng tốt hơn cho mục đích kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Qua số liệu mua sắm ta thấy tỉ lệ đầu tư vào tài sản cố định là theo chiều hướng tăng dần. Vốn lưu động của công ty tăng liên tục trong 3 năm vừa qua, năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 377 triệu đồng với số tương đối là 4,09%; năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là1457 triệu đồng với số tương đối là 15,18%, ta thấy vốn lưu động của công ty liên tục tăng trong 3 năm qua và có xu hướng ngày càng cao nhất là năm 2004. Điều này tăng là do tăng khoản hàng tồn kho, tăng tiền và khoản tài sản lưu động khác. Như vậy nguồn vốn kinh doanh của công ty trong 3 năm qua tăng đều đặn là do sự tăng lên của cả vốn lưu động và vốn cố định. Về cơ cấu nguồn vốn của công ty, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn vay và vốn khác (cả 3 năm đều chiếm hơn 80%). Vốn chủ sở hữu năm 2001 cao nhất chiếm 89,01%. Vốn chủ đầu tư của công ty tăng trong giai đoạn 2002-2003 từ 24524 triệu đồng năm 2002 lên 25658 năm 2003 (tức là giảm 1134 triệu đồng với số tương đối là 4,62%), năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 672 triệu đồng với số tương đối là 62%. Như vậy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm qua đã có xu hướng tăng len, điều này chứng tỏ công ty không ngừng nâng cao nguồn vốn của mình để từ đó tạo ra tính tự chủ về mặt tài chính ngày càng cao. Qua cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu ta thấy hệ số tự chủ của công ty trong 3 năm qua đều lớn hơn 0,5, điều này cho thấy công ty rất chủ động trong kinh doanh, mức độ an toàn trong -kinh doanh của công ty rất cao. Vốn vay và vốn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cả 3 năm, năm 2002 số vốn là 3035 triệu đồng chiếm 11,01%, năm 2003 con số đó là 4378 triệu đồng chiếm 14,58%. Cũng qua bảng trên ta thấy vốn vay và vốn khác đều tăng qua 3 năm vừa rồi, năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 1343 triệu đồng với số tương đối là 44,25%. Việc nguồn vốn tăng lên là do cả nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng lên nhưng điều này không làm thay đổi nhiều cơ cấu nguồn vốn, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng lên nhưng điều này không làm thay đổi nhiều cơ cấu nguồn vốn, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng cao đó là một trong những điều quan trọng nhất giúp công ty tự chủ về tài chính, làm cho mức độ an toàn trong kinh doanh của công ty được đảm bào. Trên đây chúng ta đã có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt qua 3 năm vừa rồi, sau đây em sẽ đi vào đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua 3 năm vừa rồi, sau đây em sẽ đi vào đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua 3 năm vừa rồi qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau: III. Đánh giá về tình hình sử dụng vốn của công ty TNHH Bình Minh Hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Trong phần này và phần sau em bổ sung một số thông tin như sau: Tổng tài sản của công ty cuối năm 1998 là : 26984 triệu đồng. Vốn cố định của công ty cuối năm 1998 là : 18128 triệu đồng trong đó bao gồm khoản đầu tư tài chính dài hạn là 16367 triệu đồng và giá trị tài sản cố định là 1761 triệu đồng. Vốn lưu động của công ty cuối năm 1998 là : 8856 triệu đồng. Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nói chung trong 3 năm 2002,2003,2004, ta có bảng phân tích sau : Trong vốn kinh doanh của công ty ta thấy có khoản đầu tư tài chính dài hạn là 16369 triệu đồng, đây là khoản vốn góp liên doanh băng đất của công ty. Các dự án này mới đang ở giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nên chưa phát huy hiệu quả. Do đó trong phần tích hiệu quả sử dụng vốn cố định em sẽ tách phần vốn này ra: Bảng 5: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung của công ty Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003 1. Doanh thu thuần 5382 5561 6515 179 954 2. Lợi nhuận thuần 193 255 378 62 123 3. Vốn sử dụng bình quân trong kỳ 18990 19996 20423 1006 127 4. Vòng quay toàn bộ vốn 0.2834 0.2781 0.3190 -0.0005 0.0409 5. Suất hao phí vốn 3,5284 3,5957 3,1348 0.0673 -0,4609 6. Tỷ lệ doanh lợi trên tổng vốn 0.0102 0.0128 0.0185 0.0026 0.0057 (Nguồn số liệu: Tính toán dựa vào BCKQKD và bảng CĐKT của công ty qua 3 năm 2002, 2003, 2004) Qua kết quả trên bảng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: Trong năm 2002 số vòng quay toàn bộ vốn là 0,2834 vòng, sang năm 2003 số vòng quay toàn bộ vốn là 0,2781 vòng giảm hơn so với năm 2001 là 0,0005 vòng, năm 2004 số vòng quay toàn bộ vốn là 0,3190 vòng tăng hơn so với năm 2003 là 0,0409 vòng và tăng hơn so với năm 2002 là 0,0414vòng.Như vậy hiệu quả sử dụng vốn nói chung của công ty trong 3 năm qua đã tăng lên. Việc tăng (giảm) số vòng quay tổng vốn có thể tác động làm giảm (tăng) nhu cầu về vốn, cho phép tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa, xuất phát từ công thức. Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = Số vốn sử dụng bình quân trong kỳ Suy ra: Vòng quay toàn bộ vốn X. Số vốn sử dụng bình quân trong kỳ = Doanh thu thuần. Như vậy giả sử với một lượng vốn không đổi nếu tăng số vòng quay toàn bộ vốn thì doanh thu thuần sẽ tăng và ngược lại. Trong năm 2002 với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ là 18990 triệu đồng nếu số vòng quay đạt bằng năm 2003 là 0,2781 vòng thì doanh thu thuần năm 2002 phải là: 0,2781 x 18990 = 5452 thấp hơn so với thực tế là 5382 triệu đồng và trong năm 2003 với số vốn sử dụng bình quân là 19996 triệu đồng nếu số vòng quay đạt bằng năm 2004 là 0,3190 thì doanh thu thuần năm 2004 phải là: 0,3190 x 19996 = 6379 triệu đồng chứ không phải chỉ là 5561 triệu đồng thực tế. Sự so sánh này đã cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2002 thấp hơn năm 2003 và năm 2003 thấp hơn năm 2004 như thế nào. Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng tổ chức quản lý sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải phân tích chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn bỏ ra trong kỳ sẽ thu được mấy đồng lợi nhuận thuần. Số liệu trong bảng 5 cho thấy doanh lợi trên tổng vốn của công ty đầu tư khai thác Hồ Tây qua các năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là: 0,0102; 0,0128; 0,0185. Như vậy trong năm 2001 cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ thu được 0,0102 đồng lợi nhuận thuần, năm 2003 mức doanh lợi trên tổng vốn tăng lên so với năm 2002, 1 đồng vốn bỏ ra thu được 0,0128 đồng lợi nhuận thuần – tăng hơn so với năm2001 là 0,0026 đồng. Đến năm 2003 mức doanh lợi trên tổng vốn đạt mức cao nhất là 0,0185 tức là cứ 1 đồng vốn bỏ ra thu được 0,0185 đồng lợi nhuận thuần, cao hơn so với năm 2003 là 0,0057 và cao hơn so với năm 2002 là 0,0083 đồng. Qua đây ta thấy được 3 năm qua mức doanh lợi trên tổng vốn của công ty đã tăng lên rõ rệt và đều đặn qua các năm. 2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vốn cố định là phần vốn biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của công ty đó. Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí… Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định là hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là mục đích của việc trang bị tài sản cố định trong các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được tính bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là những chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng vốn cố định, suất hao phí vốn cố định, tỉ lệ doanh lợi trên vốn cố định. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ta thấy có khoản đầu tư tài chính dài hạn là 16367 triệu đồng, đây là khoản vốn góp liên doanh bằng đất của công ty. Các dự án này mới đang ở giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nên chưa phát huy hiệu quả. Do đó trong phần phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định em sẽ tách phần vốn này ra: Bảng 6: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty khai thác Hồ Tây trong 3 năm 2001, 2002, 2003 Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003 1. Doanh thu thuần 5382 5561 6515 179 954 2. Lợi nhuận thuần 193 255 378 62 123 3. Vốn cố định bình quân 1919 2023 2332 108 309 4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định 2.8045 2.7488 2.7937 -0.0557 0.0449 5. Suất hao phí vốn cố định 0.3565 0.3638 0.3679 0.0073 -0.0058 6. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định 0.1006 0.1260 0.1620 0.0254 0.0360 (Nguồn số liệu: Tính toán dựa vào bảng BCKQKD và bảng CĐKT của công ty qua 3 năm 2002, 2003, 2004) Qua số liệu tính toán ở trên ta thấy có mấy nhận xét, đánh giá như sau: Hiệu suất sử dụng vốn cố định trong những năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là 2,8045; 2,7488; 2,7937. Điều này có nghĩa là cứ một đồng cố định đầu tư trong những năm này sẽ đem lại tương ứng là 2,8045; 2,7488; 2,7937 đồng doanh thu thuần. Ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty đầu tư khai thác Hồ Tây tăng liên tục trong 3 năm vừa qua, năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 0,0557 đồng, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 0,0449 đồng và tăng hơn so với năm 2001 là 0,1006 đồng chỉ tiêu này tăng lên trong 3 năm qua là nhờ sự cố gắng của Công ty trên nhiều mặt đáng kể nhất là việc tăng đầu tư tài sản cố định tạo tiền đề mở rộng quy mô kinh doanh. Suất hao phí cố định của công ty trong 3 năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là: 0,3565; 0,3638; 0,3579. Điều đó có nghĩa là trong 3 năm này để có được một đồng doanh thu thuần thì cần phải đầu tư tương ứng là 0,3565; 0,3638; 0,3579 đồng vốn cố định. Nhìn vào bảng ta thấy chỉ tiêu này liên tục giảm trong 3 năm, năm 2003 giảm 0,0073; năm 2004 giảm 0,0058, điều đó cho thấy công ty đã quản lý và sử dụng vốn cố định ngày càng hiệu quả và tiết kiệm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của công ty đạt được qua các năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là 0,1006; 0,1260; 0,1620. Như vậy tỉ lệ doanh lợi trên vốn cố định liên tục tăng trong 3 năm qua. Trong năm 2002 cứ 1 đồng vốn cố định bỏ vào kinh doanh sẽ tạo ra được 0,1260 đồng lợi nhuận thuần thì trong năm 2003 cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra được 0,1260 đồng lợi nhuận thuần (tăng 0,0119 đồng so với năm 2001) và đến năm 2004 thì 1 đồng vốn cố định lại tạo ra được 0,1620 đồng lợi nhuận thuần (tăng hơn so với năm 2002 là 0,0360 đồng). Điều đó cho thấy, trong năm 2002 và 2003 tài sản cố định của công ty đầu tư thêm lần lượt là 398 triệu đồng và 168 triệu đồng mà doanh lợi vốn cố định lại tăng lên. Kết quả này chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định của công ty trong những năm vừa qua đã đem lại hiệu quả tức thời. Trong 3 năm qua là giai đoạn có nhiều biến động đối với hoạt động kinh doanh của công ty, tuy nhiên công ty đã biết khắc phục khó khăn, phấn đấu trong kinh doanh. Kết quả nỗ lực của cán bộ công nhân viên công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận thuần đều tăng. 3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động là phần vốn biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp, vốn lưu động là số vốn tối thiểu, cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động là một yếu tố không thể thiếu được và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Bởi vậy mỗi doanh nghiệp phải xác định nhu cầu về vốn lưu động phù hợp với tính chất quy mô sản xuất kinh doanh dự kiến trước trong các kế hoạch – khoa học – kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có nhiệm vụ tổ chức huy động nguồn vốn lưu động sao cho đáp ứng được nhu cầu cho quá trình sản xuất kinh doanh và tiết kiệm vốn. Mặt khác, doanh nghiệp phải có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng có hiệu quả và đảm bảo giá trị các nguồn vốn hiện có nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động và mang nhiều hình thức khác nhau như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá… và lại trở về hình thái tiền tệ cùng với quá trình lưu thông vật chất của sản xuất hàng hoá, vốn lưu động cũng biến động theo chu kỳ. Chu kỳ vận động của vốn lưu động được xây dựng kể từ lúc bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh cho đến khi toàn bộ số vốn đó được thu hồi lại bằng tiền do bán sản phẩm hàng hoá. Do vậy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ phản ánh trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó sức sinh lợi của vốn lưu động là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng lợi nhuận phần trong kỳ. Doanh lợi vốn lưu động càng cao tức là hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt qua 3 năm 2002, 2003, 2004 ta sẽ xem xét các chỉ tiêu trong bảng tính sau: Bảng 7: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt trong 3 năm 2002,2003,2004 Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003 1.Doanh thu thuần 5382 5561 6515 179 954 2. Lợi nhuận thuần 193 255 378 62 123 3. Vốn lưu động bình quân 8091 8543 9350 452 807 4. Vòng quay vốn lưu động 0.6652 0.6509 0.6968 -0.0143 0.0459 5. Số ngày của 1 vòng quay 541 553 517 12 -36 6. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 1.5033 1.5362 1.4351 0.0329 -0.1011 7. Tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động 0.0239 0.0298 0.0404 0.0059 0.0106 (Nguồn số liệu: Tính toán dựa vào bảng KCKQKD và bảng CĐKT của công ty qua 3 năm 2002, 2003, 2004) Qua số liệu ở bảng 7 ta thấy: Vòng quay vốn lưu động trong các năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là 0,6652; 0,6509; 0,6968. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh trong 3 năm này sẽ đem lại tương ứng là 0,6652; 0,6509; 0,6968 đồng doanh thu thuần, hay nói cách khác là trong kỳ kinh doanh vồn lưu đọng của công ty quay được 0,6652 vòng năm 2002; 0,6509 vòng năm 2003; 0,6968vòng năm 2004. Ta thấy vòng quay vốn lưu động tăng lên trong năm 2004: từ 0,6509 năm 2003 tăng lên đến 0,6968 năm 2004 điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đã tăng lên trong năm 2004. Vậy có thể kết luận rằng số vòng quay vốn lưu động của công ty trong 3 năm qua có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua công ty đã áp dụng đồng thời nhiều biện pháp một lúc để tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động như rút bớt vốn còn ứ đọng, đẩy nhanh tốc độ phục vụ, tích cực tìm và duy trì các nguồn vốn với chi phí thấp và ổn định… cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thêm vốn. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty trong 3 năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là 1,5033; 1,5362; 1,4351 đồng vốn lưu động. Điều đó có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong 3 năm qua thì công ty phải bỏ vào kinh doanh lần lượt là 1,5033; 1,5362; 1,4351 đồng vốn lưu động. Năm 2002 chỉ tiêu này tăng hơn so với năm 2002 là 0,0329 đồng, điều đó cho thấy sự suy giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong thời gian này. Tuy nhiên sang năm 2004 chỉ tiêu này đã giảm hơn năm 2003 là 0,1011 đồng, điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2004 cao hơn năm 2003. Tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động của công ty liêu tục tăng trong 3 năm qua, năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 0,0059; năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 0,0106. Năm 2002 cứ một đồng vốn lưu động tạo ra được 0,0239 đồng lợi nhuận thuần, năm 2003 cứ 1 đồng vốn lưu động tạo ra được 0,0298 đồng lợi nhuận thuần, năm 2004 cứ 1 đồng vốn lưu động tạo ra được 0,0404 đồng lợi nhuận thuần. Vì vậy ta có thể nhận xét một cách tổng quát rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt đã có xu hướng tăng lên rõ rệt. Hiệu quả sử dụng là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty. Bởi vậy phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tiết kiệm đồng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu tổng quát, là kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn. Đó là sự tối thiểu hoá số vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả sản xuất kinh doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài, nhân lực, phù hợp với hiệu quả kinh tế nói chung. Trên đây ta đã đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn lưu động vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn nói chung, qua việc đánh giá này ta đã có một cái nhìn khái quát, tương đối chính xác và rõ ràng về hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong 3 năm 2002, 2003, 2004. Sau đây ta sẽ xét 2 chỉ tiêu nữa cũng liên quan đến vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty đó là khả năng thanh toán và nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản nguồn vốn. 4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty. Đây là chỉ tiêu được nhiều người quan tâm như: các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp. Họ luôn đặt ra câu hỏi: Hiện tại doanh nghiệp có làm chủ khả năng trả các món nợ tới hạn không? Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như là một nét đặc trưng trong thương mại: Thậm chí còn được coi như: “Sách lược kinh doanh hữu hiệu” của các doanh nghiệp trên thị trường mà không đủ vốn. Do đó vấn đề thanh toán trở nên đặc biệt quan trọng trong những trường hợp doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn với tỷ lệ cao so với vốn kinh doanh. Bảng 8: Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt trong 3 năm 2002, 2003, 2004 Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003 1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 9219 9596 11053 377 1457 2. Tổng nợ ngắn hạn 2885 4378 4678 1493 300 3. Tổng vốn bằng tiền 1500 1395 1805 -105 410 4. Tỉ suất thanh toán vốn lưu động 0.1627 0.1454 0.1633 -0.0173 0.0179 5. Khả năng thanh toán tạm thời 3.1955 2.1919 2.3638 -1,0036 0,1709 (Nguồn số liệu: Bảng CĐKT của công ty 3 năm 2002, 2003, 2004) - Tỷ suất thanh toán vốn lưu động của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt đầu tư qua các năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là 0,1627; 0,1454; 0,1633. Tỷ suất thanh toán vốn lưu động phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động, thực tế cho thấy nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán. Kết quả trên bảng 8 cho thấy cả 3 năm 2002, 2003, 2004 chỉ tiêu này lần lượt là: 0,1627; 0,1454; 0,1633 điều đó cho thấy khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động của công ty trong ba năm qua là rất tốt. Nguyên nhân của kết quả này là do trong 3 năm vừa qua công ty có mức tăng doanh thu đáng kể và đều đặn, nhu cầu mở rộng, tồn kho và các khoản phải thu đều tăng nhưng tốc độ hơn tốc độ tăng doanh thu, mặt khác tổng vốn lưu động cũng tăng lên, đồng thời vốn bằng tiền cũng tăng lên. - Khả năng thanh toán tạm thời thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một phần tài sản thực của mình để thanh toán băng cách chuyển đổi một phần tài sản thành tiền. Trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ chỉ có tài sản lưu động trong kỳ là có khả năng chuyển đổi thành tiền. - Nhìn vào bảng ta thấy khả năng thanh toán tạm thời của Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt trong 3 năm 2002,2003,2004 lần lượt là: 3,1955; 2,1919, 2,3628. Nhìn chung có sự chênh lệch giữa các năm và có xu hướng giảm dần nhưng có thể nói rằng công ty duy trì được khả năng thanh toán tạm thời ở mức an toàn. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự dụng vốn tại công ty TNHH Bình Minh I. Một số nhận xét về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt trong thời gian vừa qua. 1. Những thành tích đạt được trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh ở công ty TNHH Bình Minh Làm một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong một thị trường có tính cạnh tranh ngày càng cao, lãnh đạo Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt đã tỏ rõ bản lĩnh kinh doanh của mình bảo đảm cho công ty tồn tại và ngày càng phát triển. Đồng thời là một đơn vị thành viên của Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với một ý thức trách nhiệm cao, tận dụng tối đa mọi nguồn lực có và có thể huy động về trang bị, máy móc, vốn và đặc biệt là con người để không ngừng mở rộng quy mô, phát triển năng lực, đầu tư những thiết bị, công nghệ hiện đại, tìm hiểu những thị trường mới và đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cũng như trong nội bộ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội. Thực tế cho thấy từ khi thành lập cho đến nay, công ty liên tục làm ăn có lãi và hoàn thành tốt mọi mọi chỉ tiêu, kế hoạch của sở nông nghiệp, thành phố giao cũng như kế hoạch của công ty. Đối với vấn đề hiệu quả sử dụng vốn nói chung, công ty đã có nhiều thành công nhất định trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, không ngừng huy động mọi nguồn vốn có thể để tăng nguồn vốn cho mình, bên cạnh đó việc sử dụng vốn ngày càng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Đối với vấn đề quản lý và sử dụng vốn cố định, công ty đã thành công trong việc huy động tối đa mọi nguồn lực để thay thế các trang thiết bị quá lạc hậu và đồng thời đầu tư để nâng cao chất lượng, trình độ kỹ thuật, tài sản cố định. Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào các trang thiết bị quả lý như máy vi tính, máy fax và những trang thiết bị này đã thực sự phát huy được hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh, đặc biệt là công tác hạch toán, kế toán đã trở nên nhanh chóng, chính xác hơn. Bên cạnh đó công ty cũng không ngừng đầu tư thêm tài sản cố định phục vụ cho kinh doanh của mình. Như vậy cùng với việc chú trọng quy mô tài sản cố định, đầu tư theo chiều rộng, công ty lại tập trung vào đầu tư theo chiều sâu, tăng cường đổi mới hiện đại tài sản cố định, loại bỏ những tài sản cố định đã cũ và lạc hậu, sử dụng không còn hiệu quả. Trong việc quản lý vốn lưu động, công ty đã rất cố gắng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sự tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động liên tục tăng trong 3 năm qua. Cùng với sự tăng lên của vốn bằng tiền, chứng tỏ công ty luôn có một lượng vốn bằng tiền lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất và đồng thời thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả, khả năng thanh toán được đảm bảo. Đối với khả năng thanh toán của công ty trong 3 năm qua ta thấy khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động của công ty trong 3 năm qua là rất tốt. Bên cạnh đó công ty luôn duy trì được khả năng thanh toán tạm thời ở mức an toàn. Chính việc quản lý và huy động vốn một cách linh hoạt, đã giúp công ty khôn những tồn tại mà còn liên tục tăng trưởng trong 3 năm vừa qua, điều này thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận thuần trong 3 năm qua đều tăng. 2. Những hạn chế cần khắc phục trong quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH Bình Minh Qua phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt trong những năm vừa qua, bên cạnh những mặt tích cực còn có những hạn chế cần giải quyết khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới. Ta thấy trong 3 năm qua hiệu quả sử dụng vốn lưu động có cao hơn so với vốn cố định nhưng vẫn còn thấp, điều đó thể hiện rõ qua các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn cao, tỉ lệ doanh lợi trên vốn lưu động có tăng nhưng vẫn còn thấp. II. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bình Minh Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, trong công tác quản lý và sử dụng vốn, Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt cũng còn một số hạn chế cần khắc phục… Do đó, một vấn đề đang đặt ra với Công ty hiện nay là phải tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, sử dụng tiết kiệm và sử dụng với hiệu quả kinh tế cao nhất các nguồn vốn hiện có, các tiềm năng về kỹ thuật, công nghệ, lao động và các lợi thế khác của Công ty. Dưới đây là một số giải pháp chủ yếu: 1. Giải pháp về chính sách, sản phẩm, thị trường, khách hàng. Hiệu quả sử dụng vốn, trước hết được quyết định bởi việc doanh nghiệp có công ăn việc làm, tức là có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm tới việc sản xuất sản phẩm gì, bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu, với giá nào để nhằm huy động được mọi nguồn lực (vốn, kỹ thuật, lao động) vào hoạt động sản xuất kinh doanh, có được nhiều thu nhập, nhiều lãi. Đối với Công ty TNHH Bình Minh, hiện nay chủng loại dịch vụ và sản phẩm rất đa dạng và mang tính cạnh tranh quyết liệt do đó việc xây dựng phương án kinh doanh và phương án sản phẩm phục vụ là hết sức cần thiết. Chỉ có trên cơ sở một phương án kinh doanh và phương án sản phẩm hợp lý, công ty mới xác định được đúng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, xác định được máy móc thiết bị và phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty để tiến hành đầu tư thêm hay đổi mới, nâng cao chất lượng. Để có thể xây dựng cho mình một phương án kinh doanh và một phương án sản phẩm dịch vụ phù hợp, công ty cần thiết phải hiểu biết và vận dụng tốt phương pháp nghiên cứu thị trường. Bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty phải thường xuyên đặt vấn đề về tìm hiểu thị trường. Trong đó, đặc biệt quan trọng là nắm bắt được nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân thủ đô. Bởi vì, trong lĩnh vực kỹ thuật, thông tin, nhu cầu của thị trường có sự tăng lên nhanh chóng, không ngừng đòi hỏi các sản phẩm nhất là các sản phẩm dịch vụ phải đổi mới với chất lượng phục vụ ngày càng cao, tốc độ truyền tin ngày càng nhanh và ngày càng thuận lợi. Ngoài ra, nhận biết thị trường của công ty còn bao gồm cả việc thu thập những thông tin về các doanh nghiệp khác và các loại hình kinh doanh dịch vụ khác (đó là các đối thủ cạnh tranh) nhằm thay đổi kịp thời phương án kinh doanh và phương án phục vụ, xác định phương thức phục vụ nhu cầu khách hàng và chính sách giá cả hợp lý. 2. Giải pháp tạo vốn. Thông qua công tác tìm hiểu nhu cầu thị trường, công ty có thể xác định nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó, tìm ra các giải pháp để đáp ứng nhu cầu đó. Mặt khác, trong thời gian tới, công ty cũng nên chú ý đến một số hình thức huy động vốn khác rất có hiệu quả trong nền kinh tế thị trương như: - Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi và thuộc diện Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn nhất là hiện nay Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội được sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội đang có chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp của mình làm ăn có lãi. Do đó, Ban Giám đốc có thể nghiên cứu, lập dự án cổ phần hoá một phần công ty nhằm huy động thêm vốn, tạo thêm động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển sản xuất. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động tham gia vào quản lý và điều hành doanh nghiệp. Liên doanh, liên kết: Đây không phải là hình thức tạo vốn mới. Tuy nhiên, thông qua liên doanh, liên kết với đối tác trong nước hoặc nước ngoài, công ty sẽ có được vốn kinh doanh, máy móc, thiết bị hiện đại (nếu vốn góp là tài sản cố định) học được kinh nghiệm trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tác (nhất là đối tác nước ngoại) . Hiện tại, công ty đã có 2 dự án liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước bằng hình thức góp vốn. 3. Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là một giải pháp rất quan trọng nhằm đạt tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Các biện pháp điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh phải nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc, thiết bị, ứ đọng vật tư dự trữ, sản phẩm sản xuất không đúng quy cách, phẩm chất, ứ đọng thành phẩm, hàng hoá, gây lãng phí các yếu tố sản xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. Để đạt được mục tiêu trên, công ty đầu tư khai thác Hồ Tây cần tăng cường quản lý từng yếu tố của quá trình sản xuất. Quản lý tài sản cố định, vốn cố định. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định, công ty nên tổ chức tốt việc sử dụng tài sản cố định bao gồm: Bố trí các loại máy móc và phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty, khai thác hết công suất và nâng cao hiệu suất công tác của máy móc, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích mặt nước và trên đất liền của hai hồ. Một mặt, công ty phải tận dụng được hết công suất của máy móc thiết bị mua mới nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc quản lý, chấp hành nội quy, quy chế sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định cho các xí nghiệp, đơn vị trong nội bộ nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc quản lý, chấp hành nội quy, quy chế sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, nhằm giảm tối đa thời gian ngừng việc giữa ca hoặc ngừng việc để sửa chữa sớm hơn so với kế hoạch. Công ty nên thường xuyên quản lý chặt chẽ tài sản cố định về mặt hiện vật, không để mất mát hoặc hư hỏng tài sản cố định trước thời hạn khấu hao. Hàng năm, lập kế hoạch khấu hao theo tỷ lệ Nhà nước quy định và điều chỉnh kịp thời giá trị tài sản cố định khi có trượt giá để tính đùng, tính đủ khấu hao vào giá thành sản phẩm. Trong thời gian gần đây sự tham gia của các công ty tài chính trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực dịch vụ và thương mại đã mở ra 1 hướng mới trong việc đầu tư vào tài sản cố định. Thay vì phải đầu tư toàn bộ cho việc mua mới, công ty có thể thuê sử dụng các phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh như : nhà xưởng,máy móc thiết bị … lợi thế của phương thức này rất lớn: Công ty không phải bỏ ra một lần toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu, không cần có tài sản thế chấp, không phải tính khấu hao cho tài sản đi thuê. Theo phương thức này công ty có thể tận dụng vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Khi xác định mức trích khấu hao tài sản cố định công ty nên xem xét đến các yếu tố như: + Lợi nhuận do tài sản cố định tạo ra. + Hao mòn vô hình của tài sản cố định do tiến bộ khoa học kỹ thuật. + Nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định. + ảnh hưởng của thuế đối với việc tính khấu hao. Xác định được các yếu tố này thì tính chính xác trong việc theo dõi giá trị tài sản cố định của công ty chắc chắn sẽ được nâng cao. Quản lý tài sản lưu động, vốn lưu động. Như ta biết hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng cường các biện pháp quản lý tài sản lưu động và vốn lưu động. Tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động tất cả các khâu của quá trình kinh doanh. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động được quyết định phần lớn bởi tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ kinh doanh. Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động phụ thuộc vào: tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ, dự trữ sản phẩm hàng hoá dịch vụ, tình hình thanh toán công nợ, giá bán… Trong các nhân tố kể trên thì tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định nhất. Có tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá dịch vụ thì mới thu hồi được vốn và xác định được kết quả tài chính của công ty là lãi hay lỗ và ở mức độ nào. Để có thể tiêu thụ sản phẩm nhanh, đòi hỏi cân nhắc, tính toán, phải xây dựng một phương sách phục vụ đúng đắn, hoàn chỉnh chứ không thể tuỳ theo sự thiên biến vạn hoá của nhu cầu khách hàng. Để đẩy nhanh tốc tăng trưởng, ngoài việc khai thác tốt mọi khả năng tiềm tàng, công ty nên đảm bảo tính nhịp điệu liên tục trong suốt chu kỳ kinh doanh. Muốn vậy công ty phải nắm chắc nhu cầu của nhân dân thủ đô về loại sản phẩm dịch vụ hàng hoá mà mình đang cung cấp, khai thác những “khoảng trống” của thị trường để kịp thời có sản phẩm dịch vụ mới sao cho nhịp điệu kinh doanh của công ty phải liên tục, tốc độ cao, nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng sản lượng hàng hoá dịch vụ tiêu thụ để tăng lợi nhuận. Như vậy, để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động thì tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà công ty có biện pháp thích ứng nhằm rút bớt số vốn và thời gian ứ đọng vốn ở các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty nên xây dựng quan hệ bạn hàng tốt với khách hàng nhằm củng cố uy tín trên thương trường. 4. Mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh . Trong điều kiện cách mạng công nghệ, việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là một trong những điều kiện quyết định lợi thế và khả năng phát triển của công ty. Nhìn chung, tài sản cố định ở công ty TNHH Bình Minh đã được đầu tư nhiều trong những năm qua cả về chiều rộng và chiều sâu và đã đáp ứng tốt nhất nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân thủ đô và du khách quốc tế.Để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu vui chơi giải trí và nhân dân và khai thác tiềm năng của Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch, Công ty mạnh dạn đầu tư, đổi mới, thay thế tài sản cố định cũ, lạc hậu bằng tài sản cố định mới, hiện đại. Sự đầu tư đổi mới kỹ thuật, chất lượng phục vụ có thể làm cho tổng chi phí khấu hao cũng như chi phí về khấu hao tài sản cố định trong giá thành đơn vị sản phẩm tăng lên. Nhưng nhờ tăng tính hiện đại, công dụng phục vụ của máy móc thiết bị, công ty có thể tăng khối lượng và chất lượng phục vụ du khách trong kỳ, giảm tiêu hao các chi phí không cần thiết… Kết quả cuối cùng là chất lượng phục vụ và khả năng khai thác tiềm năng khu vực Hồ Tây và Hồ Trúc ngày càng cao từ đó tăng khối lượng lợi nhuận thu được và tăng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh, công ty nên chú ý tới việc lựa chọn máy móc thiết bị sao cho phù hợp, vừa không có tác dụng làm tăng năng suất lao động lại vừa gây lãng phí vốn . 5. Tổ chức công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng các loại vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên kế toán là hệ thống thông tin thực hiện, các số liệu, tài liệu kế toán tự nó chưa thể chỉ ra những biện pháp cần thiết để tăng cường quản lý vốn sản xuất kinh doanh. Do vậy, định kỳ Công ty nên thực hiện phân tích hoạt động kinh tế, trong đó có phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn. Hiện nay, công tác này chủ yếu thuộc trách nhiệm của phòng kế toán mà trực tiếp là do Kế toán trưởng đảm nhiệm. 6. Chủ động phòng ngừa các rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Để chủ động phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh, công ty cần mua bảo hiểm, trích lập các quỹ dự phòng tài chính để bù đắp số vốn bị thiếu hụt.Khi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, công ty phải luôn đối phó với n Nhiều tình hình phức tạp, rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong nợ phải thu của công ty chưa xảy ra nợ khó đòi xong trong kinh doanh không có gì có thể đảm bảo rằng không có những rủi ro xảy ra. Do đó, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Để khi xảy ra công ty có nguồn bù đắp, bảo toàn được nguồn vốn và đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. III. Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới. Phần trên, chúng ta đã đề cập đến một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt Để các giải pháp này có thể thực hiện được, ngoài sự nỗ lực của Công ty, Nhà nước, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cũng nên có một số điều chỉnh để giúp cho quá trình thực hiện của công ty được thuận lợi hơn. 1. Về phía nhà nước. Trước hết, Nhà nước phải không ngừng kiện toàn hệ thống luật pháp, đặc biệt là luật kinh tế để đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và đảm bảo quyền lợi cho tổ chức kinh tế trong nước khi tiến hành liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Thực tế cho thấy, trong hoạt động liên doanh, liên kết với nước ngoài, quyền lợi của phía Việt Nam còn quá nhỏ và thường bị đối tác nước ngoài chèn ép. Bên cạnh nguồn vốn huy động từ trong nước cần có chính sách hợp lý để huy động nguồn vốn đầu từ trong nước, nhất là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư hiện nay vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nhưng bộ phận đầu tư còn quá nhỏ. Do đó, Nhà nước cần quan tâm hoàn thiện các chính sách về lại suất, thuế, luật đầu tư trong nước. Nhà nước đổi mới công tác quyết toán và xét duyệt của khoản đầu tư. Hiện nay, thủ tục về quyết toán và quy chế về đầu tư còn rườm rà, phức tạp, qua nhiều cửa, nhiều dấu, dẫn đến tình trạng tài sản cố định đưa vào hoạt động, khai thác đã nhiều năm mà vẫn chưa quyết toán được. Về chế độ khấu hao tài sản cố định, Công ty nên đề nghị Bộ Tài chính, Tổng Cục quản lý vốn, Cục quản lý vốn cho phép tính tăng khấu hao để đảm bảo thu hồi vốn, chống lại hao mòn vô định hình của tài sản. Cuối cùng để giúp cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn được thuận lợi, Bộ tài chính nên có sự ổn định tương đối trong việc ra các chế độ chính sách về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh. Đồng thời, nếu có thể thì bộ cũng nên xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu tham chiếu để Công ty có thể tính toán và so sánh hệ thống chỉ tiêu của mình với mức chung của ngành. Từ đó, giúp Công ty biết được xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu đó đã hợp lý chưa. 2. Về phía công ty. Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Công ty cần quan tâm tới vấn đề nâng cao trình độ cho đội ngũ người lao động cũng như nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý. Về vấn đề này, Công ty nên khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy tính sáng tạo, tự chủ trọng công việc, luôn có ý thức học hỏi và trau dồi kiến thức. Công ty cần tổ chức các lớp để bồi dưỡng tại chỗ để có thể giúp cán bộ và lao động trong Công ty cập nhật hoá các thông tin và kiến thức cho phù hợp với tình hình mới. Trên đây là một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bình Minh. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và trình độ bản thân còn hạn chế cũng như do tính phức tạp của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nên những giải pháp và kiến nghị trên sẽ không tránh khỏi nhiều điểm chưa phù hợp, cần phải xem xét lại. Song những giải pháp này có thể coi là những cố gắng nhằm giúp Công ty hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh. Kết luận Sử dụng vốn hiệu quả hơn nữa các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là nguồn lực tài chính hiện đang là đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế Việt Nam. Công ty TNHH Bình Minh, một thành viên của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cũng không nằm ngoài đòi hỏi này. Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, quy mô kinh doanh vừa. Do đó, việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn là rất cần thiết, nó góp phần tạo lực nhằm đưa Công ty thành một doanh nghiệp chủ lực trong ngành. Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH Bình Minh, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú trong phòng Kế toán cũng như sự chỉ đạo cặn kẽ , trên cơ sở những kiến thức đã thu được trong quá trình học tập, em đã hoàn thành báo cáo của mình. Báo cáo này không có tham vọng đưa ra được những giải pháp hoàn toàn đúng đắn, ảnh hưởng tích cực thực sự tới hoạt động quản lý tài chính của công ty mà đây chỉ là sự so sánh, đối chiếu giữa thực tế và những lý luận đã được trang bị, với mục đích cao nhất là có thể phần nào đưa ra những nhân xét, gợi ý để hoàn thiện hoạt động quản lý và sử dụng vốn cho công ty. Do hạn chế trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu cũng như hạn chế về kiến thức, hiểu biết chuyên môn, chắc chắn báo cáo sẽ không tránh khỏi những sai sót, ngộ nhận, thiếu thực tế… Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và những người quan tâm. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn cô giáo, và các cán bộ nhân viên phòng Kế toán Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Hoàng Đạt đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành đề tài này. Hà Nội, ngày 1/8/2004 Học sinh Nguyễn Phương Anh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32364.doc
Tài liệu liên quan