Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu tuyển chọn tư vấn hiện nay

- Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ kỹ sư tư vấn, chuyên viên kỹ thuật, công nhân, nhân viên quản lý, đáp ứng được đòi hỏi của tình hình thực tế thông qua những hình thức đào tạo phù hợp: học hỏi chuyên gia nước ngoài trong quá trình làm việc, gửi đi đào tạo nước ngoài tại các công ty tư vấn hoặc tại các viện nghiên cứu, trường đại học. - Trang bị hệ thống thiết bị làm việc, hỗ trợ hoạt động hiện đại: máy vi tính, các phần mềm ,các máy móc đo đạc, khảo sát. - Thông thạo các thông lệ quốc tế, các quy định của các tổ chức tài trợ và trong nước. - Thông thạo ngoại ngữ, nhất là từ ngữ kỹ thuật: tìm hiểu kỹ thông tin về dự án, phong tục tập quán, sở thích của người quản lý dự án. - Làm quen và hiểu biết về các thủ tục thương thảo giá cả hợp đồng, dịch vụ đối với tư vấn nước ngoài. - Chấp nhận làm thầu phụ trong giai đoạn đầu như một cách để học hỏi và phát triển. - Không chờ đợi sự bảo hộ của Nhà nước mà phải tự mình hoạt động bằng chính năng lực của mình, các nhà tư vấn Việt Nam cũng không nên đánh đổi chất lượng với giá cả điều đó sẽ làm mất uy tín của họ. * Phía Nhà nước và chủ đầu tư phải hỗ trợ cho sự phát triển của tư vấn trong nước bằng các hoạt động thích hợp. - Tạo ra sự canh tranh bằng cách xoá bỏ các công ty độc quyền trong nước, cấm việc một công ty tư vấn Việt Nam liên kết với hơn một công ty nước ngoài trong việc tham dự vào dự án, hạn chế việc các công ty tư vấn lớn tham gia thầu các dự án có quy mô nhỏ.

doc72 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu tuyển chọn tư vấn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm 1998 số lượng dự án được thẩm định thấp hơn năm1997 (37 gói); giá trị tiết kiệm được cũng thấp hơn so với mức ước tính. Sở dĩ như vậy là do các nhà thầu đã bỏ giá tương đối sát so với mức giá tối thiểu Năm 1999 theo báo cáo, tình hình thực hiện như sau: Theo lĩnh vực đấu thầu Theo hình thức lựa chọn nhà thầu Kết quả đấu thầu Tổng số gói thầu 4939 gói Trong đó : - Tư vấn: 355 gói (7.2%) - Hàng hoá : 752 gói (18.4%) - Xây lắp : 3514 gói (74.4%) Tổng số gói thầu 4939 gói Trong đó : - Đấu thầu rộng rãi: 913 gói (18.5%) - Đấu thầu hạn chế 1535 gói (24.7%) - Chỉ định thầu : 1819 gói (43.6%) Tổng giá trị ước tính: 11277 tỉ đồng Tổng giá trị trúng thầu:10113 tỉ đồng Chênh lệch : 1164 tỉ đồng (10.3%) Trong đó bộ KH & ĐT đã thẩm định một số gói thầu như sau: Về kế hoạch đấu thầu : Tổng số Trong đó 1997 1998 1999 Tổng cộng: - Các dự án do TTg phê duyệt - Các dự án liên doanh do bộ KH và ĐT thoả thuận 225 132 93 86 41 45 68 42 26 71 49 22 Về số lượng gói thầu đã được thẩm định. Tổng số 1997-1999 Trong đó 1997 1998 1999 Tổng số 401 163 126 112 Gói TTg phê duyệt 237 76 81 80 Gói thầu do bộ KH và ĐT thoả thuận 164 87 45 32 Tuyển chọn tư vấn 70 (7.45%) 28 (17.78%) 13 (10.31%) 29 (25.89%) Xây lắp 165 72 49 44 Mua sắm hàng hoá 166 63 64 39 Qua đánh giá tổng hợp chung cho thấy hầu hết các dự án sau khi tổ chức đấu thầu và thẩm định kết quả đấu thầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt, tiết kiệm đáng kể nguồn vốn đầu tư (so với giá trị ước tính của các gói thầu, thời gian thực hiện hợp đồng được rút ngắn , giá trúng thầu được thông qua hoặc thoả thuận thường thấp hơn mức ước tính trước khi đấu thầu). Mức tiết kiệm đạt được bình quân khoảng 10% so với mức ước tính ban đầu. Cụ thể , đối với đấu thầu trong nước, Bộ giao thông vận tải 15% đến 20%, tổng công ty Điện lực Việt Nam khoảng trên 10% (một số trường hợp tỷ lệ đạt được còn cao hơn nhiều như : gói thầu C1-H dự án nhà máy Thuỷ điện Hàm thuận- Đanhim 32,3%; gói thầu C2 -D dự án trên 17,7%) . Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn- gói thầu đập Bái thượngdự án ADB1 36%... Đối với Đấu thầu dự án liên doanh : dự án liên doanh Kính nổi 24,7%, khách sạn Novotel tcuranne Đà nẵng 9,95%, thiết bị nhà máy xi măng Nghi sơn 6,8% Đấu thầu trong nước, kết quả ở một số địa phương như sau: Hà nội, An giang 3,5% ; Hải phòng 5,5% ; Hà tây, Đắc lắc 5-7%; Trà vinh , Ninh thuận 7-10%; Bình dương 10-15% . Riêng năm 1997 có 70 gói thầu với giá trị trúng thầu là 1018,4 triệu USD do TTCP phê duyệt và số gói thầu do Bộ kế hoạch và đầu tư thoả thuận với giá trị 859,9 triệu USD, mức tiết kiệm bình quân đạt 12,9%. Nhà thầu được lựa chọn thông qua đấu thầu đã thực sự bảo đảm được yêu cầu của dự án chất lượng vật tư thiết bị cung ứng sản phẩm xây lắp được bảo đảm và phù hợp hơn theo yêu cầu mục tiêu của mỗi dự án. Thực hiện phương thức đấu thầu ,đội ngũ nhà thầu trong nước tầng bước trưởng thành về cả trình độ quản lý dự án cũng như nâng cao năng lực trình độ thi công. Đội ngũ cán bộ có liên quan về đấu thầu đã trưởng thành nhanh về cả chuyên môn ,ngoại ngữ, giúp các cấp quản lý trong công tác chỉ đạo có hiệu quả hơn. Tuy nhiên quá trình đấu thầu trong thời gian qua vẫn có nhiều điểm hạn chế: Thứ nhất : kinh nghiệm chuẩn bị và tổ chức đấu thầu còn nhiều hạn chế, việc tổ chức xây dựng kế hoạch đấu thầu cũng như chuẩn bị đấu thầu của một số dự án chưa thật sự đáp ứng theo quy định nhất là đối với công việc chuẩn bị đầu tư , soạn thảo hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, nguyên nhân chủ yếu là do những chủ dự án được giao triển khai thực hiện chưa có kinh nghiệm. Mặt khác những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác đấu thầu chưa được thấu hiểu đầy đủ và đáp ứng kịp thời, các chuyên gia trong các lĩnh vực còn mỏng và trình độ còn hạn chế , việc thực hiện công tác đấu thầu ở một số dự án còn chậm, đánh giá không thống nhất. Thứ hai: Công tác tổ chức đấu thầu của một số dự án chưa phù hợp . Đến nay một số Bộ, ngành và địa phương còn duy trì hình thức Hội đồng để xét thầu dự án là không phù hợp với quy tắc đấu thầu. Một số mới lại tổ chức thẩm định những gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của TTg gây mất nhiều thời gian và trùng lắp về công việc. Việc phân cấp và uỷ quyền giữa các Bộ ngành, địa phương và các đơn vị trực thuộc trong quá trình xem xét và quyết định các bước trong đấu thầu nhiều nới chưa rõ ràng gây khó khăn trong việc thực hiện. Thứ ba: Một số dự án trong qua trình xây dựng kế hoạch đấu thầu không bám sát kế hoạch vốn vì vậy đã gây tình trạng mất cân đối trong qúa trình thực hiện, thơì gian qua có hiện tượng một số hợp đồng ký kết với giá trị tăng khá cao, thậm chí tới 30% giá trị đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận. Thứ tư: Sự chỉ đạo trong quá trình đấu thầu và xét thầu của các cấp lãnh đạo ở một số nơi còn chưa kịp thời, kém hiệu quả, thậm chí đã can thiệp quá sâu vào những vấn đề chuyên môn từ đó gây ra tình trạng kéo dài trong qua trình xem xét ra quyết định cuối cùng hoặc có trường hợp lại né tránh , đơn giản hoá, thiếu sự phân tích đánh giá kỹ về kết quả đấu thầu. Tỷ lệ chỉ định thầu chiếm tỷ lệ cao, quá trình chỉ định có nhiều thiếu sót , sai lầm, vi phạm các nguyên tắc cơ bản về chỉ định (Các tỉnh Gia lai, Bình thuận, Đồng nai...) nên đã hạn chế hiệu quả của công tác đấu thâù. Thứ năm : Vấn đề giá trị thầu; theo số liệu thống kê kẻ từ năm 1997 tới 1998 có nhà thầu Việt Nam đã tham dự hàng chục gói thầu mà vẫn không trúng gói thầu nào. Cũng trong thời gian này ở các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được thực hiện theo phương thức đấu thầu quốc tế tại Việt Nam thì có khoảng 90% các nhà thầu nước ngoài hoặc liên danh giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước thắng thầu. Thực tế đã xảy ra các nhà thầu Việt Nam chỉ còn chiến được vị trí làm thầu phụ , do đó quá trình thi công bắt buộc phải phụ thuộc, thụ động ; đôi khi còn bị ép tiến độ, ép giá. Từ tháng 3/1998 đến nay tình hình đã có nhiều thay đổi , có khoảng 80% các hợp đồng của các dự án đều chạy về phía các nhà thầu Việt Nam . Có được kết quả như vậy là do sự cố gắng lớn của của các nhà thầu Việt Nam . Nhà thầu Việt Nam thắng thầu sẽ đảm bảo được việc làm cho cán bộ công nhân viên của mình, họ không phải thấp thỏm trong cảnh chờ việc, không phải lo chạy ngược chạy xuôi xin chân thầu phụ. Đây có phỉ là tín hiệu đáng mừng không? Để có câu trả lời phải xét kỹ tớí vần đề gía dự thầu . Trong cuộc chạy đua trên thương trường giá dự thầu là một trong những nhân tố quyết định đến việc “được” hay “mất” của mỗi nhà thầu . Thời gian gần đây gía dự thầu được bỏ thấp đến mức chóng mặt bởi nhu cầu bức bách về việc làm , bởi sự thất bại khá nhiều ở các gói thầu trước mà một số nhà thầu đã không lượng sức mình bởi khi giá bỏ thầu thấp hơn gía thành xây dựng đến mấy chục % và hậu quả là nhà thầu chấp nhận thua lỗ hoặc nguy cơ bỏ dở công trình để chịu phạt; còn nữa là phong trào thư giảm giá, tất nhiên là các nhà thầu đều có quyền đưa thư giảm giá trước giờ mở thầu. Trong một cuộc mở thầu có đến 70 - 80% số nhà thâù gửi thư giảm giá, mức giảm từ 5 - 25% giảm đều cho tất cả các khoản mục. Hiện tại có một số gói thầu đã và đang được thực hiện trong đó giá thắng thầu của nhà thầu Việt Nam so với ước tính chỉ bằng 40 - 50% thậm chí bằng 35%. Thắng thầu như vậy chúng ta mới chỉ thấy cái” được” trước mắt mà chưa thấy cái “mất” lâu dài, cái được đó là việc làm còn cái mất là rất nhiều: đầu tiên là mất lãi ảnh hưỏng đến chất lượng công trình, dẫn đến mật uy tín rồi đến sự tồn tại và phát triển của nhà thầu đặc biệt là đời sống của cán bộ công nhân viên không được bảo đảm, vậy ai mất? Suy cho cùng vẫn là nhà nước vì nhà thầu làm ăn không có lãi thì không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách. Không có lãi hoặc phải bù lỗ không có khả năng tích luỹ như vậy cơ hội đầu tư mở rộng cũng không có, trong một cuộc đấu thầu không phải có giá trị thầu thấp nhất là chúng thầu mà là chủ đầu tư chọn nhà thầu có giá bỏ thầu thấp nhưng phải đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của gói thầu và nhà thầu phải thuyết minh được khả năng thực hiện dự án với giá dự thầu đã tính toán tức là các nhà thầu cần phải có biện pháp thi công thích hợp với từng công trình đồng thời nắm rất vững vận dụng một cách linh hoạt quy trình, quy phạm thông lệ ;nên phải xây dựng được một giá dự thầu hợp lý dựa trên sự tính toán tổng hợp lãi, lỗ của doanh nghiệp với các điều kiện đặc thù của mình tránh tình trạng bong bóng xà phòng lãi giả lỗ thật, bỏ giá quá thấp làm cho trúng nhiều công trình vẫn chịu lỗ, chiụ phạt, phải biết cân nhắc giữa cái được và cái mất để có thể sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn vốn đầu tư. Từ sự phân tích trên cho thấy tình hình đấu thầu chung của chúng ta còn có rất nhiều bất cập ở cả cấp vĩ mô và vi mô, muốn khắc phục được phải có các giải pháp đồng bộ từ khâu văn bản pháp quy đến việc tổ chức thực thi, kiểm tra, giám sát có như vậy chất lượng của các cuộc đấu thầu cũng như hiệu quả của hoạt động đấu thầu mới không ngừng được nâng cao. 2.2 Một số tồn tại trong công tác đấu thầu tuyển chọn tư vấn. Thứ nhất: Về quản lý Nhà nước với công tác đấu thầu tuyển chọn tư vấn. Nghị định 52/ CP ban hành từ tháng 7/1999, nghị định 88/CP ban hành tháng 9/1999 cho đến nay chưa có đủ thông tư hướng dẫn trong khi đó lại có một số thông tư hướng dẫn trái với đề nghị, "thông tư đá nhau và bản thân nghị định 52 và nghị định 88 cùng đá nhau"- theo ông Nguyễn Cảnh Chất - Chủ tịch hiệp hội tư vấn xây dựng: mặt khác hai nghị định trên lại có nhiều sai sót ngay khi vừa ban hành nên hiện đang phải sửa đổi, phía cơ quan quản lý Nhà nước đã bị bị sức ép rất lớn khi chính bộ trưởng Bộ KHĐT Trần Xuân Giá phải tuyên bố "nếu có vướng mắc gì về đấu thầu thì áp dụng hai nghị định cũ là nghị định 43/CP và 93/ CP" như vậy song song tồn tại cả nghị định mới và nghị định cũ. Bản thân nghị định do Thủ tướng Chính phủ ký duyệt mà lại do Bộ trưởng phủ định là điều vô lý, lý giải cho những phi lý trên những người chắp bút viết các nghị định này nói rằng:"càng đi sâu đổi mới càng động chạm" "những bất hợp lý của nghị định không hẳn tất cả do người soạn thảo vì những điều chỉnh nhiều khi ngược lại hẳn dự thảo banđầu"; "một nghị định phải phù hợp rất nhiều luật nên có vướng mắc là đương nhiên". Nhưng nước ta chưa có luật xây dựng ,các nghị định là văn bản dưới luật nhưng là luật duy nhất ở đây cần phải tuân theo. Một vấn đề khác là các cơ quan quản lý Nhà nước can thiệp quá sâu, tham gia quá nhiều vào các vấn đề mang tính chất chuyên môn hoá của dự án và hoạt động của nhà tư vấn; có đơn vị tư vấn đã nêu lên rằng: Toàn bộ các thủ tục liên quan đến một dự án có thể liên quan và cần tới 66 điểm báo cáo; một số nội dung phê duyệt mang tính chất trùng lặp nhau dẫn đến chạm trễ trong việc thực hiện dự án: một ví dự cụ thể là: Tại gói thầu tư vấn giai đoạn 2 nhà máy điện Phú Mĩ chủ đầu tư là EVN công ty tư vấn K&M (Mỹ) cùng với các nhà thầu phụ nước ngoài là công ty tư vấn J&M (Hồng Kông), công ty KHM và công ty tài chính TaylorDejonh (Mỹ) đã được chỉ định là nhà đấu thầu tư vấn dự án này với nhiệm vụ: thương thảo và hoàn tất ký kết các hợp đồng BOT, hợp đồng mua bán điện (PPA), hợp đồng thuê đất (LLA) với nhà thầu EDFI (Pháp); lập hồ sơ in cấp giấy phép đầu tư: thoả thuận chương trình tái bảo lãnh PPG của World Bank: trong lần chào giá lần 1, công ty K&M đã đưa ra mức lương tư vấn rất cao của đầu tư nước ngoài cao nhất là 40.000USD/ tháng - người; của tư vấn trong nước cao nhất là 9.000 USD/ tháng - người;"trong khi mức lương bình quân là vào khoảng 17.000 USD/ tháng - người và 1.000 tương ứng". Ngày 19/4 Bộ CN có văn bản trình TTg về kết quả dự định thầu và thương thảo hợp đồng; ngày 23/4 Bộ KH&ĐT có văn bản số 2502; tiếp theo ngày 4/10 số 3550/ Bộ KHĐT đề nghị Bộ CN thoả thuận với nhà thầu để đảm boả mức lương tư vấn tương tự như các dự án khác; trong chưa bổ sung các quy định của bộ K HĐTthì ngày 21/7 bộ CN có văn bản số 3057 đề nghị trình TTg việc chỉ định thầu nói trên, theo quy chế đấu thầu theo quy chế đấu thầu cũng như chỉ thị của TTg ngày 22/1/1998 thì những thông tin cho đến ngày 24/7 do bộ CN cung cấp là chưa đủ cơ sở để trình TTg để xem xét. Tuy nhiên đến 30/4 (tức là khoảng 3 tháng) bộ mới có văn bản số 3134 báo cáo kết quả thương thảo cuối cùng (lượng tư vấn nước ngoài cao nhất là 20.000 $ / tháng/ người lượng tư vấn trong nước tương ứng là 1.000 $). Như vậy giai đoạn phê duyệt kéo dài tới 3 tháng chủ yếu do quá trình thương thảo tài chính ngay từ đầu đã đồng ý với bản chào lần 1 rất bất hợp lý của nhà thầu K mà không có sự sửa đổi, thoả thuận để trình Bộ KHĐT xem xét, thẩm định và giúp cho TTg phê duyệt: Bộ CN cần rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo quá trình thương thảo để đảm bảo quá trình dự án. Trên thực tế, việc triển khai các dự án trong hầu hết các trường hợp phải tuân thủ các quy định / hướng dẫn trong nước lẫn của các tổ chức tài trợ có liên quan, và các quy định này không phải lúc nào cũng giống nhau khiến cho tiến trình triển khai dự án thêm khó khăn chậm trễ do phải đợi xét duyệt của cấp có thẩm quyền, các nhà tư vấn nước ngoài thường là hiểu biết ở mức trung bình và yếu về các quy trình / hướng dẫn của Việt Nam về đấu thầu và quản lý tư vấn cũng gây khó khăn vì họ phải mất thời gian cho tìm hiểu nghiên cứu cần phải có giải pháp hữu hiệu giải toả những khó khăn này mới tạo ra hành lang thông thoáng cho các nhà tư vấn hoạt động hiệu quả. Thứ hai: Về chủ đầu tư của các dự án có đấu thầu tuyển chọn tư vấn Chủ đầu tư là người có nhu cầu tư vấn và là ngươì tổ chức đấu thầu để tuyển chọn tư vấn, trong nhiều trường hợp chủ đầu tư đã không lập kế hoạch đấu thầu cụ thể gây khó khăn cho công tác quản lý; chưa có sự phân công trong nhóm chuyên trách theo dõi dự án cho đến tuyển chọn tư vấn và thực hiện dự án và phát hiện vấn đề và có giải pháp kịp thời trong quá trình tiến triển của dự án chưa xác định rõ nội dung phạm vi công việc và trách nhiệm của tư vấn nước ngoài đối với những yêu cầu của dự án mà phia Việt Nam (tư vấn trong nước) chưa đủ khả năng giải quyết (những vấn đề kỹ thuật và công nghệ mới) nên nhiều khi đã xảy ra tình trạng là: nhà thầu chính quyết định toàn bộ công việc, kỹ sư Việt Nam chỉ phụ trách việc lặt vặt làm cho nhiều tổ chức Việt Nam sau khi chúng thầu đi thuê kỹ sư loai trung bình và yếu kém của xã hội để đưa vào dự án, trường hợp này việc chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao nghiệp vụ cho kỹ sư Việt Nam qua quá trình thực hiện dự án là bằng không và sau dự án các kỹ sư lại phân tán về nơi ai ở trạng thái ban đầu; hoặc sau khi chúng thầu với kinh phí phân cho tư vấn địa phương đã được duyệt. Công ty tư vấn nước ngoài ép công ty tư vấn Việt Nam làm với khối lượng nhiều hơn giá trị tư vấn được hưởng, thậm trí chỉ bằng 0,8 giá trị thiết kế trong nước. Theo ý kiến của chủ đầu tư thì họ chưa được đào tạo qua một khoản nào về việc đánh giá chuyên gia tư vấn mà chủ yếu mà do tự đọc các tài liệu cũng như quy chế hiện hành của Nhà nước để áp dụng. Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể ngoài việc phải tuân theo quy chế của Nhà nước còn phải tuân theo các tài liệu mẫu của bên cho vay mà thường bằng tiếng Anh, việc dịch và hiểu đúng chúng không phải là dễ dàng vì vậy thường mất nhiều thời gian trao đổi với các chuyên gia tư vấn cũng như làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam. Trong quá trình lựa chọn danh sách ngắn của các hàng tư vấn; nhiều chủ đầu tư không có bất kỳ thông tin nào về các hàng tư vấn nước ngoài trong lĩnh vưc công việc tương tự nên quá trình lựa chon từ danh sách dài là rất khó khăn; trong quá trình đánh giá tuyển chọn tư vấn có một số các tiêu chuẩn sau: Kinh nghiệm của các hãng trong lĩnh vực các công việc được giao. Thông thường trong các đề xuất của các hãng tư vấn thì các hãng đều liệt kê được những công trình của mình thực hiện ở nước ngoài trong một số năm. Tuy nhiên việc thực hiện có hiệu quả hay không thì không đề cập vì vậy mà rất khó khăn để đánh giá đungs được, mặt khác các thông tin về các hãng tư vấn thường là rất ít các chủ đầu tư thường cần sự giúp đỡ của các nhà tài trợ nên có thể các thông tin đó có thể chưa thực sự công bằng và chính xác. Trong nhiều trường hợp, chủ đầu tư chưa thể hiện được sự công bằng và minh bạch của mình trong đánh giá, tuyển chọn tư vấn, vi phạm nghiêm trọng các quy định của quy chế cũng như về vai trò của mình. Ví dụ: Tại dự án cải tạo lưới điện thành phố Hồ Chí Minh do EVN 2 làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 40 triệu USD (30 triệu $ ngoại tệ và 10 triệu $ ngoại tệ) bằng vốn vay của WB và vốn đối ứng vay của các ngân hàng trong nước. Tư vấn cho dự án này ước tính khoảng 1 triệu $ có 5 hãng tư vấn có hồ sơ hợp lệ làELC (ý), Fitchner( Đức), WorLey (pháp), PowerGor (Anh), Snc-Lavalin (Canada): Kết quả điểm kỹ thuật của các nhà thầu như sau: WorLey 90,559/100 Fitchner 89,580/100 Snc-Lavalin 83,301/100 ELC 83,11/100 PowerGor 80,370/100 Cả 5 hãng đều dạt tiêu chuẩn bước vào giai đoạn hai; Theo hồ sơ mời thầu của EVN 2 (bản tiếng việt), sau khi đánh giá xong phần đề xuất kỹ thuật sẽ mời các nhà thầu có đủ điều kiện gửi bản chào tài chính nhưng trong bản tiếng Anh lại không đề cập tới vấn đề tài chính nên chuyên gia WB đề nghị EVN 2 chỉ mở phong bì tài chính của hãng để thương thảo hợp đồng. Tuy nhiên, để tăng tính cạnh tranh giữa hai hãng, EVN 2 đã mời vào thương thảo hợp đồng. Tổ chuyên gia của EVN 2 sau khi phân tích đã đưa giá chào của 2 hãng về một mặt bằng như sau: WorLey- 999.920$ Fitchner- 1.090.993$ Như vậy khi so sánh trên cùng một mặt bằng giá hãng có giá chào hàng cao hơn giá của WorLey là 97.073 $ và cao hơn giá trần là 96.993 $ nên chọn Worley để đàm phán: qua đàm phán Worley đã đưa ra giá cuối cùng để ký hợp đồng với EVN 2 là 963.472 $ (chưa kể dự phòng). Qua xem xét thấy nổi một số vấn đề sau: Một là: Tài liệu mời thầu tiếng Anh thông qua WB rồi mới phát hành đến các hãng tư vấn và bản tiếng Việt gửi đến các cơ quan hữu quan quan trọng trong nước có khác nhau, điều khác nhau này dẫn đến hiểu cách xét thầu khác nhau một cách có dụng ý. Hai là: Tài liệu mời thầu của EVN 2 đã phát hành cho các hãng thầu tư vấn 18/11/1994 và không trình duyệt Bộ năng lượng cũng như HĐXDQG trước khi phát hành ngày 20/12/1994 Bộ năng lượng đã hợp thức hoá tài liệu này bằng quyết định số 801 - NL - XDCB, việc đánh giá tư vấn được thực hiện thông qua tổ chuyên gia, tổ chuyên gia này lại được một hội đồng tư vấn giúp việc. Thực tế thường xảy ra là các thành viên tổ chuyên gia ít thời gian nghiên cứu tài liệu nên thường dựa vào báo cáo của tổ tư vấn, có kiểm tra lại qua các tài liệu gốc trước khi bỏ thầu trong khi tổ tư vấn giúp việc chưa bám sát thang điểm đánh giá để viết báo cáo. Ba là: Hội đồng xét thầu quốc gia và Bộ năng lượng đã chỉ đạo EVN 2 yêu cầu các hàng chào phần tài chính và mở phong bì tài chính của 2 hãng đứng đầu bảng có điểm kỹ thuật chênh lệch nhau không đáng kể và bắt đầu thương thảo với hãng có điểm kỹ thuật cao hơn trong bối cảnh có đối chứng để loại bớt các chỉ tiêu không hợp lý nhằm giảm chi phí song tiếc rằng nội dung báo cáo không quán triệt được tinh thần đó mà toát lên ý đồ bảo vệ nhà thầu chào tài chính cao hơn và chứng minh hãng thấp hơn không phải là thấp hơn. Điểm tổng hợp để xếp hạng theo EVN 2 tính là: Worley : 94,19/100 Fitchner : 94,19/100 Nhưng điểm thực tế qua tính toán lại là: Worley : 89,70 Fitchner : 91,14 Tức là F cao hơn W là 1,44 và trúng thầu chứ không phải là F thấp hơn W 0,5 như của EVN 2 đã kết luận. Nhưng do thời hạn rất gấp, không thể đấu thầu lại được và giá trị hợp đồng không lớn nên vẫn chấp thuận W làm nhà thầu tư vấn cho dự án này, ngay trong quy chế cũng như trong chỉ đạo của các cấp đều yêu cầu chủ đầu tư phải thường xuyên báo cáo những các giấy tờ trong báo cáo của EVN 2, chưa thể hiện rõ điều này và gần như luôn ở tình huống hợp thức hoá chuyện đã rồi, qua đây, EVN 2 phải rút kinh nghiệm về những thiếu sót của mình cho những dự án khác được thực thi tốt hơn. Thứ ba:Về việc đánh giá tư vấn dự thầu của tổ chuyên gia do chủ đầu tư thành lập. Tổ chuyên gia đánh giá tiêu chuẩn của các nhà thầu tư vấn là lực lượng có vai trò rất quan trọng đảm nhận khâu trọng yếu của quá trình đấu thầu là chấm điểm đánh giá các tiêu chuẩn kỹ thuật, tính chất để lựa chọn nhà thầu đáp ứng tốt nhất yêu cầu của chủ đầu tư, các thành viên của tổ chuyên gia có thể được chủ đầu tư chỉ định từ nội bộ hoậc thuê ngoài. Trong thời gian qua tại nhiều dự án, các tổ chuyên gia này đã hoạt động tương đối tốt, đánh giá đúng năng lực của tứng nhà thầu làm cho chất lượng các cuộc đấu thầu không ngừng được nâng cao, nhưng không phải không có những dự án mà tổ chuyên gia do thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin, không đủ năng lực chuyên môn, thiếu sự hiểu biết về các quy định và quy chế, thể lệ quốc tế, các tiêu chuẩn đánh giá cũng như không có đủ sự công bằng cần thiết nên đã đánh giá không chính xác về các nhà thầu dẫn tới việc tuyển chọn không hợp lý, hoặc làm cho quá trình thẩm định đánh giá lại gây ra những hạn chế không nhỏ với việc thực hiện dự án của chủ đầu tư. Chẳng hạn việc đấu thầu tuyển chon tư vấn cho Dự án nhà máy Phú Mĩ 2 mở rộng. Đây là dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện với công suất 500 MW, vốn đầu tư 91,701 triệu $ (50 triệu $ là vốn khấu hao cơ bản của EVN phần còn lại là vốn tín dụng của người cấp hàng) chủ đầu tư là Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) tham gia tuyển dụng tư vấn theo hình thức hạn chế gồm 5 nhà thầu: ESBI (Island), NMEP và Ston& Webster (Mỹ), nhưng ngày mở thầu chỉ có 2 nhà thầu tham dự là ESBI (Island) và Ston& W ebster(S&W) Nhiệm vụ của tư vấn là: + Đánh giá thầu và thương thảo hợp đồng. + Thẩm định thiết kế cho đến khi nghiệm thu. + Giám sát xây lắp theo dự án và nghiệm thu công trình. Điểm kỹ thuật của hài công ty này là: ESBI : 88,07/100 S & W: 81,61/100 Ban quản lý dự án quyết dịnh mở 2 phong bì tài chính cùng lúc để xem xét: Giá chào thầu của 2 nhà thầu như sau: ESBI : 1401716134 $ + 57459 USD (thuế) S & W: 937000 $ + 30000 $ (tư vấn địa phương) Sau khi đưa về cùng một mặt bằng: ESBI : 1261519 $ ; S & W : 131912700 $. Tổ chuyên gia mời cả hai nhà thầu tới làm rõ nhưng trong quá trình làm rõ sự so sánh về giá thầu của tổ chuyên gia đối với 2 nhà thầu là không có tính thuyết phục: - Bổ xung thêm 333000 $ cho S & W đối với các chuyên gia hiện trường là không hợp lý. - Bổ xung thêm 18000 $ cho thuê văn phòng với S & W là không hợp lý vì một mặt trong hồ sơ mời thầu đã ghi nhà máy đã có văn phòng ,mặt khác tổ chuyên gia lại không tính phần thuê văn phòng 32000 $ của ESBI vì cho rằng EVN đã cấp đầy đủ đây là sự không công bằng. Do vậy trên cơ sở so sánh giá chào thầu của 2 nhà thầu này là : S & W : 967000$ ; ESBI : 1459255$ cho dù ESBI có giảm giá thì vẫn còn 1321085$. Trên cơ sở này không thể kết luận như đề nghị của tổ chuyên gia là mới ESBI vào thương thảo hợp đồng; xét về mặt kỹ thuật hai hàng là tương đương xong giá lại chênh lệch tới 300.000$ do đó phải mời S&W vào đàm phán hợp đồng. Một ví dụ khác : tại gói thầu tư vấn cho dự án cải tạo lưói điện thành phố Hồ Chí Minh( đã trình bày ở phần trên) có 2 nhà thầu được mời vào thương thảo tài chính là Worleyvà Fitchner là 2 nhà thầu có điểm kỹ thuật tương đương ,Tổ chuyên gia sau quá trình phân tích đã đưa giá về một mặt bằng như sau. Đơn vị :$ Các chi phí Giá chào của W($) Giá chào của F($) 1. Tiền thù lao TV nước ngoài 544392 516162 2. Các chi phí khác 150655 129536 3.Chi phí thuê tư vấn VN 52578 199000 4. Chi phí đào tạo 52500 52500 5. Công tác phí tại Việt Nam 72175 72175 6. Chi phí đi lại tại VN 25000 25000 7.VPP, thiết bị liên lạc 34450 34450 8. Chi phí giám định 35000 35000 9. Trượt giá 11027 11027 10. Dự phòng 22143 22143 Tổng 999920 1096993 Theo kết quả này thì sẽ chọn W vào đàm phán. Nhưng tổ thẩm tra đã chứng minh được mức giá so sánh không phải như trên. Do trong bản chào F có nhiều chi phí yêu cầu EVN 2 phải chịu, Để so sánh, đã đưa về cùng mặt bằng chi phí. Đơn vị :$ Các chi phí Giá chào của W($) Giá chào của F($) F (thêm chi phí để cùng mặt bằng so sánh) 1. Tiền thù lao 544392 516162 516162 2. Các chi phí khác 150655 129536 129536 3.Chi phí thuê tư vấn trong nước 18 người/ tháng (52578) EVN chịu 52578 4. Chi phí đào tạo 52500 4000 52500 5. Công tác phí 72175 EVN 2 chịu 72175 6.VPP, thiết bị liên lạc 25000 ~ 25000 7. Giám định thiết bị 34450 ~ 34450 8. Trượt giá 35000 Không nêu 35000 9. Dự phòng 25876 Không nêu 25876 Tổng 999920 619661 947240 Trong bảng so sanh của EVN2 có các yếu tố đưa về cùng mặt bằng so sánh là khach quan và công bằng như điểm 3.4,5,6; có các yếu tố đưa về một cách áp đặt không khách quan như điểm 7,8,9 ; có các yéu tố chưa đủ độ tin cậy về trị số như mục 4,5.Tạm bỏ qua kết quả,yếu tố chưa đủ đọ tin cậy về con số mà chỉ xét đến đưa các yếu tố hoàn toàn khach quan và công bằng vào so sánh thì bản chào của W là 999000$ ;bản chào của F là 847951$ Như vậy theo cách tinh trong báo cáo sẽ có điểm xếp hạng c ủa hai hãng như sau: W : Điểm kỹ thuật 76.98 F : Điềm kỹ thuật: 76,14 Điểm tài chính 12,72 điểm tài chính 15 Tổng 89,70 91,14 Kết quả này trái ngược hẳn với kết quả của tổ chuyên gia, hãng trúng thầu sẽ là F chứ không phải là W. Từ sự phân tích trên cho thấy: Xác định đúng các tiêu chuẩn đánh giá năng lực nhà thầu là rất quan trọng; các tiêu chuẩn này đã được quy định tại các quy chế cũng như quy định của tổ chức tài trợ có được là phải vận dụng vào từng trường hợp cụ thể như thế nào cho chính xác nhất, vấn đề quan trọng hơn chính là năng lực về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức của tổ chuyên gia đánh giá; các thành viên của tổ chuyên gia không chỉ đòi hỏi có đủ kinh nghiệm, có chuyên môn cao mà phải đòi hỏi có sự công bằng, minh bạch trong công việc thì mới có thể đánh giá đúng năng lực của từng nhà thầu. Đáng tiếc trong thời gian qua ở nhiều nơi ,một số tổ chuyên gia vẫn chưa hội tụ được những nhân tố này nên nhiều lúc đã gây ra những tai hại không nhỏ, để khắc phục tình trạng này đòi hỏi một mặt phải lựa chọn đúng người đúng việc mặt khác phải tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho tổ chuên gia về phương pháp tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu tư vấn, đồng thời phải có quy đinh rõ về trách nhiệm ,quyền lợi của tổ chuyên gia khi tham gia vào quá trình đánh giá để dàng buộc các chuyên gia với công việc của họ. Thứ tư: Về vấn đề thương thảo hợp đồng. Thương thảo hợp đồng là giai đoạn cuối của hoạt động đấu thầu sau khi đã lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của chủ đầu tư đặt ra, giai đoạn này giữ một vai trò hết sức quan trọng vì thông qua thương thảo hợp đồng sẽ phân định cụ thể, chi tiết nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của nhà tư vấn cũng như các ràng buộc của hai phía, đây cũng là quá trình xác định cụ thể điều chỉnh các khoản mục chi phí cho phù hợp, thương thảo hợp đồng có thể làm tăng hoặc giảm giá tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của dự án, nếu chủ đầu tư không dùng hình thức đấu thầu mà dùng hình thức chỉ định thầu thì đây là bước quyết định đến lợi ích của chủ đầu tư cũng như hiệu quả của việc thực hiện dự án. Trên thực tế, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong đàm phán ký kết hợp đồng đặc biệt là với các tổ chức tư vấn nước ngoài nên thường bị phía nước ngoài cài bẫy pháp lý và đạt được những bản hợp đồng gây bất lợi rất lớn cho phía Việt Nam. Ví dụ 1: Tư vấn giai đoạn 2 nhà máy Phú Mĩ chủ đầu tư là EVN; nhà thầu được chỉ định là công ty tư vấn K&M. Lý do chỉ định: K&M đã trúng thầu giai đoạn 1 của nhà máy điện PhúMĩ (trợ giúp sơ tuyển, lập hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, lập báo cáo kết quả đánh giá xếp hạng các nhà thầu) nên tư vấn K&M am hiểu sâu về dự án này cũng như về HSDT của nhà thầu EDFI, đồng thời không mất thời gian để tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn. Tư vấn phụ gồm: Công ty tư vấn luật JSM (Hồng Kông); công ty KHM (Mỹ); công ty tài chính Taylor Đejonh (Mỹ) và các tư vấn trong nước của viện năng lượng (EVN); viện nghiên cứu luật (Bộ tư pháp). tỷ trọng công việc: K&M : 25% ; JSM : 50 % ; khác : 25%. Giá trị đề nghị chỉ định trọn gói là 414.900 $. Chào lần 1: K&M chào với 1938 giờ công, tương 13,5 tháng - người (chuyên gia tư vấn nước ngoài khoảng 11 tháng - người) Thu nhập của tư vấn rất cao: Thu nhập cao nhất của tư vấn nước ngoài là: 40.000 $/ tháng - người. Thu nhập cao nhất của tư vấn trong nước là: 9.600 $/ tháng - người. Mặc dù có bất hợp lý nhưng hợp đồng này được EVN chấp thuận; đồng thời Bộ CN cũng phê duyệt và hối thúc Bộ KH & ĐT thẩm đinh trình TTg phê chuẩn, do sự bất hợp lý trong lương tư vấn nên Bộ KH & ĐT đã yêu cầu Bộ CN, EVN phải thương thương thảo điều chỉnh hợp đồng và bổ sung những tài liệu cấn thiết khác thì mới trình TTg, EVN phải thương thảo thêm 2 lần nữa mới đạt được các yêu cầu cơ bản: - Bản chào hàng giá lần 2 của K&M: Tổng số là 33,15 tháng - người (trong đó chuyên gia Việt Nam là 22 tháng - người) nhà thầu đề nghị tăng số công nhân của chuyên gia Việt Nam lên gấp 10 lần so với chào lần 1 và tăng lao động lên gấp 2,5 lần chào lần 1 nhưng vẫn giữ nguyên số công của chuyên gia nước ngoài; chỉ điều chỉnh thu nhập của tư vấn phụ JSM xuống còn 20.000 $/ tháng - người; của chuyên gia Việt Nam xuống còn 1.000 $/ tháng - người; không điều chỉnh thu nhập của tư vấn chính K&M. - Bản chào lần 3: Tổng số công là 31,6 tháng - người trong đó số công của chuyên gia nước ngoài tăng từ 11 tháng - người lên 19,6 tháng - người; giảm số công của chuyên gia tư vấn trong nước từ 22 tháng - người xuống còn 12 tháng - người cho phù hợp; thu nhập của chuyên gia tư vấn X cũng giảm xuống 20.000 $/ tháng - người, do đó đã tăng dự phòng từ 0 lên 100.000 $. Đề xuất tài chính của nhà thầu K&M Đơn vị : $ Nội dung Chào lần 1 Chào lần 2 Chào lần 3 Tổng chi phí 400000 414900 414900 1. Chi phí phân công 367624 385648 352568 2. Phụ phí (đi lại, lưu chú) 300000 26640 48390 3. Chi phí khác 2376 2612 3942 4. Dự phòng 0 0 10000 Quá trình thương thảo đã phân bổ các chi phí một cách hợp lý hơn. Ví dụ 2 : Đấu thầu tuyển chọn tư vấn nhà máy nhiệt điện Ômôn. Đây là nhà máy nhiệt điện dùng công nghệ nhiệt ngưng hơi truyền thống có công suất thiết kế 600MW (2 tổ máy ´ 300 MW); tổng vốn đầu tư: 6666 tỷ đồng (phần nhà máy); chủ đầu tư là EVN (tổng công ty điện lực Việt Nam). Nhiệm vụ của tư vấn: Kiểm tra các báo cáo đã lập, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, sơ tuyển các nhà thầu, lập HSDT. Có 4 nhà thầu tham dự: Tespco (Nhật), NewJect (Nhật), WestJect (Nhật) và TCE (ấn Độ) Kết quả chấm điểm cho thấy nhà thầu Tespco xếp thứ nhất về kỹ thuật và được mời vào thương thảo tài chính: Kết quả thương thảo lần 1. Đơn vị : Yên Hạng mục chi phí Giá trị thầu Giá sau khi thương thảo Chênh lệch Nguyên giá Quy đổi Nguyên giá Quy đổi * Chi phí nước ngoài 306202050 306202050 - 29806050 -81804 - Thu nhập của chuyên gia nước ngoài 259843150 259843150 235812950 23581295 - Chi phí khác 46358900 46358900 62248300 62248300 * Chi phí trong nước 1284080 166930400 10,760017 92892233 -7403816 - Thu nhập chuyên gia 163900 21307000 2,186470 18876000 - Chi phí khác 1120180 145623400 8,573547 71016233 Tổng - 473132450 - 39095348 -8217896 Thương thảo lần 2 Đơn vị :Yên KQTTL 1 KQTTL 2 Chênh lệch * Chi phí ngoài nước 2980061250 296135250 -1926000 -Lương chuyên gia 235812950 234959750 -853200 - Chi phí khác 62248300 61175500 -1072800 * Chi phí trong nước 92892233 92892233 -Lương chuyên gia 18876000 18876000 - Chi phí khác 74016233 74016233 Tổng 390953483 389027483 -1926000 Thông qua thương thảo phía Tespco đã giảm 16.050 $ gồm lợi nhuận (từ 17,5%- 16%) là 7.110 và 8.940 $ công tác phí (từ 130 $/ người xuống còn 126 $/ người). Qua đây cho thấy thương thảo hợp đồng là quá trình có vai trò không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của tư vấn sau này vì vậy đội ngũ thương thảo phải là những cán bộ có bề dày kinh nghiệm về ký hợp đồng đặc biệt hợp đồng quốc tế, có sự am hiểu tường tận về nhà thầu về dự án và về luật pháp tránh phạm phải những thiếu sót đáng tiếc, tuy nhỏ bé nhưng lại là "sai một ly đi một dặm" mà thực tế không thiếu những bài học cay đắng . Ví dụ như dự án Điện Phú Mỹ:2.1. Do hợp đồng giữa hai bên có nhiều điểm chưa rõ ràng nên ngày 27/8/1997 là ngày hoàn thành bàn giao công trình nhưng hơn 4 tháng sau vẫn chưa hoàn tất, việc cung cấp thiết bị không đáp ứng được yêu cầu (ngay từ đầu không lắp vòi phun đốt được hỗn hợp dầu- khí) sau khi lắp và cho chạy phải ngừng máy để thực hiện các thay đổi bổ xung, thử nghiệm kéo dài làm giảm thời gian sử dụng quy định của thiết bị vì để xảy ra sự cố khởi đông không thành công nhiều lần do trục trặc thiết bị nghiêm trọng nhất là do không phát điện đúng thời hạn nên đã để xảy ra căng thẳng cấp điện cho khu vực trong mùa khô 97 - 98, nhà thầu đã lợi dụng một số điều khoản rộng rãi của phía EVN để tiến hành thử nghiệm các thiết bị của mình tại nhà máy này, để xảy ra tình trạng này tư vấn ESBI có trách nhiệm rất lớn, từ khâu ký hợp đồng, mời thầu đến giám sát hoạt động của nhà thầu thực hiện dự án. Để trách tình trạng này bên cạnh việc lựa chọn tư vấn và nhà thầu đáng tin cậy về làm ăn buôn bán, nghiêm chỉnh, có thiện trí phải không ngừng nâng cao kinh nghiệm ,cảnh giác trong thương thảo và ký hợp đồng, nhất thiết tránh những chiếc "bẫy" pháp lý do tư vấn đưa ra. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu tuyển chọn tư vấn. 1. Về cơ chế, chính sách. -Nhà nước nên đơn giản hoá các quy chế, thủ tục để thực hiện dễ dàng và nhanh chóng, hài hoà các quy định trong nước với các quy định của các tổ chức tài trợ quốc tế, các cơ chế khuyến khích phát triển tư vấn trong nước cần được thực thi. Mức chi phí tư vấn trong nước cũng cần được nâng cao dần lên ngang bằng với chi phí nước ngoài để động viên nghề tư vấn phát triển, Nhà nước cần loại bỏ độc quyền trong công tác tư vấn (ví dụ:chỉ có một tổng công ty tư vấn TEDI của ngành giao thông vận tải) đồng thời cũng cần loại bỏ sự trực thuộc của các công ty tư vấn vào các cơ quan quản lý Nhà nước (tổng công ty, Bộ) hình thành các công ty tư vấn độc lập. Cần có các chương trình đào tạo cán bộ Việt Nam làm công tác tư vấn để có thể tiếp thu việc chuyển giao công nghệ, đánh giá các chào hàng khách quan, công bằng. Các biện pháp chống tham nhũng, hối lộ trong công tác lựa chọn và quản lý tư vấn là rất quan trọng nhằm góp phàn nâng cao chất lượng tư vấn cũng như hiệu quả quá trình đầu tư ở Việt Nam. -Hoàn thiện quy chế đấu thầu: Cần quy định cụ thẻ hơn và bổ sung thêm một số cho phù hợp với tình hình thực tế của công tác đâú thầu đặc biệt là đối với những dự án hoặc các gói thầu có quy mô nhỏ và đơn giản. Rà soát lại về trách nhiệm và quyền hạn của bên mời thầu cũng như người có thẩm quyền quyết định đầu tư, về phân cấp xét duyệt kế hoạch và kết quả đấu thầu theo hướng đơn giản gọn nhẹ nhưng hiệu quả đặc biệt cần xem xét việc bổ sung những căn cứ để xem xét những tình huống về kết quả đấu thầu. Ngoài ra các bộ ngành, địa phương cần nghiên cứu hoàn thiện việc phân công phân cấp quản lý trong công tác đấu thầu theo hướng: Xác định cụ thể hạn mức theo giá trị các gói thầu để xét duyệt các thủ tục pháp lý (hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu...) cho các đơn vị cấp dưới, xác định các đơn vị làm đầu mối trong việc quản lý đấu thầu. Đơn vị đầu mối này nên là đơn vị trung gian không liên quan đến nhà thầu để đảm bảo tính công bằng và trong sáng (nên là đơn vị trong ngành kế hoạch). Tách việc thẩm định với việc đánh giá và phê duyệt kết quả trong xét thầu, không thành lập hội đồng xét thầu cá cấp ,nên sớm nghiên cứu và cho ra đời luật đầu tư để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động đấu thầu trong cả nước. -Hiện nay ở Việt Nam tồn tại rất nhiều loại hình tư vấn (từ lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, giám sát thi công, mua sắm vật tư thiết bị quản lý dự án, tư vấn tài chính, tư vấn xây dựng, tư vấn đầu tư...) song Nhà nước chưa có quy định phân loại để quản lý, việc giám sát tư vấn trong các dự án tài trợ của các nhà tài trợ cần chặt chẽ song cần linh hoạt để đảm bảo quyền lợi cho phía Việt Nam. -Thực trạng phổ biến kéo dài trong nhiều năm qua là bố trí kết hoạch giải mành mành, thiếu tập trung, không sát với tiến độ dự án được duyệt, nên không đảm bảo đủ vốn để triển khai kế hoạch đấu thầu hoặc nếu triển khai cũng chỉ là hình thức. Tổng mức vốn đầu tư được bố trí vào kế hoạch năm 1999 cho 79 bộ ngành TW và 61 tỉnh thành phố là 15.412 tỷ đồng đã bố trí đến 8.380 dự án trong đó: cá bộ ngành trung ương đã bố trí 1.689 dự án với số vốn đầu tư là 10.278 tỷ đồng. Nhóm A: 67 dự án, vốn đầu tư là:6.683 tỷ đồng, nhóm B: 240 dự án - 2.022,2 tỷ đồng, nhóm C: 1043 dự án - 1.148,5 tỷ đồng các tỉnh, thành phố đã bố trí 6.691 dự án với số vốn đầu tư là 5.715 tỷ đồng, trong đó vốn XDCB tập trung 3.597 tỷ đồng đã bố trí cho 3.707 dự án, còn lại bố trí bằng nguồn vốn huy động khác từ ngân sách địa phương .Kế hoạch đầu tư đầu năm triển khai chậm đến cuỗi tháng 8 cả nước còn 1.236 dự án chưa triển khai song với các lý do: Dự án chưa được duyệt, tổng dự toán, dự toán chưa được duyệt, chưa giải phóng song mặt bằng trong đó các nghành trung ương còn 268 dự án, cả nước còn 1.058 dự án chưa triển khai theo kế hoạch. Đây là một trở ngại lớn cho việc đảm bảo vốn để tổ chức đấu thầu. Để khắc phục tồn tại này cần bố trí kế hoạch theo đúng dự án được phê duyệt và gắn vơí nguồn vốn thực thi. -Hiện này Nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn đánh giá chung cho việc lựa chọn các nhà tư vấn, thực tế trong từng trường hợp cụ thể lại phải áp dụng tiêu chuẩn đánh giá do bên có vốn cho vay soạn thảo, cụ thể là các dự án vay vốn WB thì các tiêu chuẩn đánh giá cũng như các tài liệu hồ sơ mời thầu đều phải theo mẫu của WB nếu không sẽ không được WB chấp thuận do đó quá trình làm thủ tục với Nhà nước để triển khai đấu thầu mất nhiều thời gian hơn vì lẽ đó Nhà nước cần ra các quyết định bổ sung quy định vấn đề này. Để làm tốt công tác lựa chọn và quản lý tư vấn cho các dự án thì việc mở những khoá đào tạo ngắn hạn để trang bị một số kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho công tác lựa chọn và quản lý tư vấn là việc làm rất cần thiết vì vậy bộ KH & ĐT cùng các cơ quan chức năng quan tâm xem xét và có kế hoạch đào tạo cho các đơn vị đang thực hiện dự án ngoài ra để có thêm thông tin trong lĩnh vực tư vấn cũng như một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bộ nên ra một tập san chuyên viết về công tác tư vấn để giúp cho những cán bộ thực hiện dự án nắm chắc hơn những thông tin về các nhà tư vấn và những kinh nghiệm trong việc lựa chọn và quản lý tư vấn những mặt đã làm tốt và chưa tốt. -Nhà nước nên có chủ trương để hội tư vấn Việt Nam cấp chứng chỉ hành nghề cho những cá nhân theo từng chuyên ngành, 2 năm cấp lại một lần như các nước Châu Âu, Mỹ và khu vực vẫn làm. Chỉ cấp giấy phép hành nghề cho một tổ chức tư vấn để thực hiện các loại hình công việc theo năng lựa của tổ chức (trình độ cán bộ chuyên ngành, số lượng biên chế ổn định của các kỹ sư chuyên ngành, năng lực tài chính và trang thiết bị hành nghề, kinh nghiệm và thời gian hoạt động, kết quả hoạt động tư vấn trong lĩnh vực xin chức năng hành nghề). -Nhà nước nên thông qua các văn bản pháp quy, các cơ quan thông tin đại chúng làm cho cơ quan và cộng đồng quan tâm sử dụng tư vấn, chấp thuận các ý kiến xác đáng của tư vấn. 2. Về các đơn vị tư vấn. 2.1 Tư vấn nước ngoài. - Cố gắng tìm hiểu ở mức cao nhất có thể được về văn hoá, điều kiện và quy định của Việt Nam trước khi sang Việt Nam. - Cử các chuyên gia tư vấn có năng lực và không thay đổi chuyên gia tư vấn quá thường xuyên trong quá trình triển khai dự án. - Chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo cho chuyên gia, cán bộ đào tạo phía Việt Nam (giành ngân sách lớn hơn, thời gian nhiều hơn và nhiệt tình hơn). - Lập kế hoạch tốt hơn cho chuyển giao công nghệ, lên kế hoạch và thực hiệncông việc theo kế hoach. - Đưa ra những lời khuyên chuyên môn một cách khách quan, hoàn toàn về hiệu quả của dự án. - Bảo đảm có phiên dịch đầy đủ ngay từ đấu dự án, trách những hiểu lầm không đáng có do sự bất đồng ngôn ngữ. - Cung cấp ngân sách cho việc chuẩn bị giữ liệu. - Hợp tác với tư vấn trong nước một cách tối đa. 2.2 Tư vấn trong nước. * Mục tiêu của các hãng tư vấn trong nước là trở thành những nhà thầu độc lập hoặc một liên doanh trong nước khi tham gia đấu thầu tư vấn dùng vốn của các tổ chức quốc tế, để có thể tham gia vào các gói thầu quốc tế các công ty tư vấn phải đủ trình độ chuyên môn mà các tổ chức tài chính quốc tế: WB, AOD, JBU công nhậnđẻ đạt được mục tiêu này các hãng tư vấn trong nước cần phải: - Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ kỹ sư tư vấn, chuyên viên kỹ thuật, công nhân, nhân viên quản lý, đáp ứng được đòi hỏi của tình hình thực tế thông qua những hình thức đào tạo phù hợp: học hỏi chuyên gia nước ngoài trong quá trình làm việc, gửi đi đào tạo nước ngoài tại các công ty tư vấn hoặc tại các viện nghiên cứu, trường đại học... - Trang bị hệ thống thiết bị làm việc, hỗ trợ hoạt động hiện đại: máy vi tính, các phần mềm ,các máy móc đo đạc, khảo sát. - Thông thạo các thông lệ quốc tế, các quy định của các tổ chức tài trợ và trong nước. - Thông thạo ngoại ngữ, nhất là từ ngữ kỹ thuật: tìm hiểu kỹ thông tin về dự án, phong tục tập quán, sở thích của người quản lý dự án. - Làm quen và hiểu biết về các thủ tục thương thảo giá cả hợp đồng, dịch vụ đối với tư vấn nước ngoài. - Chấp nhận làm thầu phụ trong giai đoạn đầu như một cách để học hỏi và phát triển. - Không chờ đợi sự bảo hộ của Nhà nước mà phải tự mình hoạt động bằng chính năng lực của mình, các nhà tư vấn Việt Nam cũng không nên đánh đổi chất lượng với giá cả điều đó sẽ làm mất uy tín của họ. * Phía Nhà nước và chủ đầu tư phải hỗ trợ cho sự phát triển của tư vấn trong nước bằng các hoạt động thích hợp. - Tạo ra sự canh tranh bằng cách xoá bỏ các công ty độc quyền trong nước, cấm việc một công ty tư vấn Việt Nam liên kết với hơn một công ty nước ngoài trong việc tham dự vào dự án, hạn chế việc các công ty tư vấn lớn tham gia thầu các dự án có quy mô nhỏ. - Phát triển tính độc lập đối với các công ty là doanh nghiệp Nhà nước để họ có thể tham gia với tư cách như là một nhà thầu trong các cuộc đấu thầu quốc tế bằng việc: tách biệt kinh doanh với các hoạt động Nhà nước của doanh nghiệp nước ngoài trong hoạt động kinh doanh của tư vấn, tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp Nhà nước với các bộ quản lý, tư vấn của doanh nghiệp nước ngoài phải được tự quản trong khuôn khổ được phép và hoạt động theo luật thương mại. - Khuyến khích sự tồn tại sự phát triển của các công ty tư vấn bằng cách: khuyến khích hình thức liên doanh tư vấn trong và ngoài nước, hỗ trợ về chức năng cho các hiệp hội tư vấn mang tính chất toàn quốc và ban hành các luật lệ chỉ đạo, loại bỏ hạn chế với phía tư vấn trong nước, phát triển cơ chế nhận biết khả năng chuyên môn của các công ty tư vấn. Sự hỗ trợ của Nhà nước là rất quan trọng vẫn là tự bản thân các công ty tư vấn phải không ngừng tự vươn lên về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, tài chính để đáp ứng yêu cầu của công việc trên thực tế cũng như những tiêu chuẩn cơ bản của quốc tế nhằm từng bước có thể độc lập dự thầu và thắng thầu trong đấu thầu quốc tế. 3. Về chủ đầu tư. - Lập kế hoạch đấu thầu chặt chẽ, cụ thể: cử những người có kinh nghiệm, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp vào tổ chuyên gia, tạo điều kiện cho tư vấn nắm được các yêu cầu của mình một cách cụ thể (đề xuất cần rõ ràng, đầy đủ, có thời gian để nghiên cứu), lựa chọn tư vấn chủ yếu dựa vào năng lực của trình độ giải quyết vấn đề: vấn đề chi phí sẽ được thống nhất trong thương thảo, không nên ép giá quá mức nhà tư vấn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc sau này. - Trong quá trình chọn tư vấn chủ đầu tư không nên căn cứ vào giấy phép hành nghề, mà nên tìm hiểu nắm thực lực, tìm hiểu danh sách chuyên gia tư vấn được đề xuất có thực sự làm cho dự án không (vì đã có hiện tượng cùng một thời gian, tên một chuyên gia xuất hiện ở mấy dự án, đã có hiện tượng tên một chuyên gia được ghi vào danh sách nhân sự mà chính họ không biết), tránh chọn tư vấn theo cảm tính cá nhân hoặc các mối quan hệ khác, sau đó tổ chức nhận được việc lại bán thầu lại để lấy %.hoa hồng - Cần xem trọng tư vấn, chấp nhận ý kiến xác đáng của tư vấn, bảo đảm uy tín tư vấn trong công tác, trong xã hội, không can thiệp một cách quá sâu vào các việc sử lý, đề xuất của tư vấn có tính chất chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết các yêu cầu chính đáng của tư vấn một cách nhanh chóng, đúng quy định, đúng quyền hạn của mình đặc biệt là khâu thanh quyết toán. - Chủ đầu tư phải đóng vai trò quan trọng trong việc phân định rõ trách nhiệm giữa nhà thầu trong nước với nhà thầu nước ngoài về trách nhiệm và quyền lợi trong thực hiện dự án tránh cho việc tư vấn Việt Nam bị ép quá mức cử ra tổ chuyên trách về giám sát hiệu quả hoạt động của tư vấn: tiến độ thực hiện, chất lượng công việc, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với tư vấn một mặt nhằm giải quyết kịp thời vướn mắc mặt khác nhằm kiểm soát hoạt động của tư vấn theo đúng hợp đồng, đúng quy tạo đã định sẵn, cần tích cực nghiên cứu tài liệu hướng dẫn và học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị đã làm tốt công tác này cũng như từ các bộ ngành liên quan vì thực tế có những chủ đầu tư chỉ được thực hiện một dự án vì vậy về năng lực và kinh nghiệm đều yếu và thiếu Nhà nước cần hỗ trợ cho chủ đầu tư bằng các hình thức tập huấn phù hợp. C. Kết luận Đấu thầu tuyển chọn tư vấn ngày càng tỏ rõ sự ưu việt của nó trong việc giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu tư vấn có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình với một giá cả hợp lý, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới hiện nay yêu cầu mấu chốt với các chủ thể kinh tế là sử dụng nguồn vốn đầu tư tiết kiệm và có hiệu quả nhất? thông qua đấu thầu để tuyển chọn tư vấn giúp sức cho chủ đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình chính là một lời giải cho bài toán đó. Thực tế hiện nay ở nước ta vấn đề tư vấn đầu tư và tuyển chọn tư vấn còn có nhiều điều bất cập đó là: đội ngũ các nhà tư vấn còn yếu, tổ chức chưa quy củ và năng lực thực tế còn thấp về mọi mặt, chuyên môn, kinh nghiệm, ngoại ngữ, am hiểu thông lệ quốc tế...., các nhà tư vấn nước ngoài vào nhiều đã khống chế thị trường tư vấn, ép các nhà tư vấn trong nước trong nhiều trường hợp dùng kinh nghiệm của mình để qua mặt chủ đầu tư, các cơ quan quản lý gây nhiều tác động tiêu cực. Quá trình đấu thầu còn nhiều hạn chế do hệ thống văn bản pháp quy chưa rõ ràng, thống nhất, cán bộ thực hiện còn chưa có kinh nghiệm, chưa chuyên sâu, cá biệt một số nơi còn xuất hiện tiêu cực trong đấu thầu. Sau khi trúng thầu, cá biệt có nhà tư vấn đã bán hợp đồng, thay đổi nhiều nhân sự quan trọng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc, các chủ đầu tư phía Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong thương thảo hợp đồng, quản lý, sử dụng tư vấn, đặc biệt là khâu đánh giá hiệu quả hoạt động cuẩ tư vấn nên vẫn chưa sử dụng được biết các lợi thế của tư vấn nước ngoài cũng như tư vấn trong nước để làm giảm hoạt động hiệu quả của dự án. Tất cả những nhân tố trên đã và đang tồn tại gây cản trở lớn hoạt động đấu thầu cũng hoạt động đầu tư, để khắc phục tình trạng này đói hỏi nhà nước phải có cơ chế chính sách phù hợp, ban hành các văn bản pháp quy quy định rõ về các điều khoản liên quan đến đấu thầu, khuyến khích tư vấn trong nước, kiểm soát tư vấn nước ngoài. Bản thân các đơn vị tư vấn trong nước phải không ngừng vươn lên để có thể độc lập với tư vấn nước ngoài, trong giai đoạn làm thầu phụ phải hết sức tranh thủ học hỏi trình độ chuyên môn, tăng cường chuyển giao công nghệ, nắm bắt thông tin, nắm bắt các chủ đầu tư, chủ công trình có vốn nhà nước bằng các biện pháp của mình, phải quản lý và sử dụng tư vấn với suất cao nhất đảm bảo phát huy tối đa vai trò nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế, có như vậy thì hoạt động đấu thầu nói chung và đấu thầu tuyển chọn tư vấn nói riêng mới thể hiện hết vai trò tích cực của nó đối với vai trò dự án cũng như với toàn bộ công cuộc đầu tư và có làm được như vậy thì tư vấn trong nước mới mong có thể phát triển hơn nữa đạt được các tiêu chuẩn cơ bản để có thể tham gia hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới cùng với nền kinh tế đất nước. Danh mục tài liệu tham khảo. I. Sách. 1. Đấu thầu cạnh tranh quốc tế để XQCT & CGCN - NXB Thống Kê - 1996. 2. Đấu thầu quốc tế mua sắm thiết bị vật tư XQCT theo thể thức hiệp hội quốc tế. NXB - KHKT - 1994. 3. Tư vấn quản lý NXB - KHKT - 1996. 4. Hội thảo về quản lý và sử dụng tư vấn - Bộ KHĐT - 1998. 5. Tài liệu hướng dẫn mời thầu tư vấn của ADB, OECF, WB - NXB xây dựng - 1998. 6. Giáo trình: Kinh tế xây dựng, Hiệu quả thực hiện các dự án nhà nước- NXBTK- 1998. Kinh tế đầu tư -NXBTK .1998 7.Kỹ sư tư vấn -NXB Xây dưng 1996 II. Tạp chí. 1." Giá trị thầu- vấn đề cần quan tâm hiện nay"- Thạc sỹ Nguyễn Thị Tiếp. Tạp chí: KT& dự báo số 3 - 2000. 2. "Đấu thầu: còn có quá điểm cần sửa đổi"- Xuân Tình- Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp số 13/2000. 3." Về vấn đề lựa chọn và quản lý tư vấ"n- Nguyễn Thị Hoàng Yến- KTDB- số 5/99. 4. "Quy chế đấu thầu: Hiệu quả thực hiện và giải pháp hoàn thiện" - Nguyễn Việt Hùng KTDB - số 6/98. 5." Một số vấn đề về công tác tư vấn thuế ở Việt Nam" - Vương Hoàng Long- Tạp chí Tài chính số thang 6/1999. 6. "Đấu thầu xây dựng, những bất cập cần khắc phục "- TS Thái Bá Cẩn Tạp chí Tài chính tháng 11/99. 7. "Tư vấn đầu tư, một số giải pháp quan trọng nâng cao hiệu quả hợp tác liên doanh với nước ngoài"- PGS.PTS Nguyễn Kế Tuấn - Tạp chí CN số 19/97. III. Tài liệu khác. 1. Hồ sơ về đáu thầu tuyển chọn tư vấn các dự án: Nhiệt điện Ômôn, cải tạo lưới điện Thành phố Hồ Chí Minh, thuỷ điện Sêsan 3, nhiệt điện Phú Mỹ 2.2, nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 mở rộng. 2. Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu thầu trong ngành GTCT - Ngô Thanh Hà - KT 37B. 3.Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định 88CP(1/9/1999) 4.Quy chế quản lí đầu tư&xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52CP 5.Nghị định 42,43CP ban hành năm 1996 6.Các thông tư hướng dẫn thực hiện các nghị định trên 7. Luật Doanh nghiệp,Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29050.doc