Sức cạnh tranh của công ty chưa thực sự mạnh, quy mô và năng lực của công ty còn nhỏ bé nhưng hiện nay cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt đối với công ty bởi các đối thủ trong và ngoài nước xuất hiện ngày càng nhiều. Để có thể đứng vững trên thị trường và phát triển ngày càng lớn mạnh buộc công ty phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên và phải xây dựng một chiến lược phát triển hoàn chỉnh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Việt Nam đã gia nhập WTO thị trường đã mở rộng cho các công ty chỉ có điều là công ty có thể nhận biết và nắm bắt cơ hội để phát triển hay không.
61 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh của công ty có thể chia làm hai mãng chính nhưng luôn có sự liên kết hỗ trợ nhau nhằm phát triển công ty. Mãng thứ nhất chuyên thu mua kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu như hạt tiêu, hạt điều, quế, hoa hồi, cà phê… Hoạt động này thì công ty như là một công ty trung gian tìm kiếm thu mua xuất khẩu hàng đi nước ngoài. Các quy định về chất lượng sản phẩm, vệ sinh do bên bán và bên mua chịu trách nhiệm thông qua các hợp đồng với công ty, khi hàng hoá có vấn đề gì thì công ty không phải là người chịu trách nhiệm.
Mãng thứ hai chuyên thu mua chế biến sản phẩm rồi mới xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Việc sản xuất và xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài do công ty kí các hợp đồng thoả thuận với các công ty nước ngoài và tự chịu trách nhiệm về các điều khoản trong hợp đồng. Hiện nay dây chuyền sản xuất của công ty đã đạt chứng chỉ HACCP và đạt tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 và ngày càng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường nhất là các rào cản về kĩ thuật khi chúng ta vào thị trường các nước.
1.7/ Thị trường tiêu thụ:
1.7.1 Thị trường nước ngoài:
Thị trường là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty. Sản phẩm của công ty chủ yếu để xuất khẩu bán cho thị trường nước ngoài. Sản phẩm của công ty được bán trực tiếp sang thi trường các nước không phải qua trung gian nào. Hiện nay công ty đã có quan hệ kinh doanh với gần 30 nước trên thế giới, việc duy trì các thị trường truyền thống vẫn được công ty quan tâm hàng đầu tuy nhiên công ty vẫn thường xuyên mở rộng và tìm kiếm các thị trường mới nhất là thị trường ở các nước khu vực Âu, Mỹ, Châu phi…
Hiện nay theo đánh giá có tới 90% hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu không có thương hiệu, phải thông qua các công ty trung gian nước ngoài hoặc qua các hệ thống các siêu thị của nước ngoài, bán dưới nhãn mác của họ khiến hàng năm chúng ta mất hàng tỷ đồng và hàng hoá của chúng ta ít được người tiêu dùng thế giới biết đến. Vì vậy việc công ty đã xây dựng được thương hiệu cho mình ở các quốc gia nhập khẩu và hàng hoá của công ty được nhập khẩu trực tiếp vào thị trường các nước là một điều kiện hết sức thuận lợi cho thấy khả năng phát triển của công ty và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Tình hình thực hiện kinh doanh xuất khẩu của công ty ở các thị trường được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 2004 – 2006.
Thị trường
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Trị giá (USD)
Tỷ lệ (%)
Trị giá (USD)
Tỷ lệ (%)
Trị giá (USD)
Tỷ lệ (%)
Nga
2.195.218,6
57,58
2.294.962,95
49,4
3.413.598,99
63,97
Anh
50.000
1,31
8.757,3
0,18
-
-
Pháp
88.855
2,33
58.688
1,62
99.272,8
1,86
Syria
331.281,3
8,69
792.617,6
16,42
773.992,5
14,5
Mông cổ
77.808
2,04
45.903,45
0,98
-
-
Nhật
129.635
3,4
85.070
1,83
156.709,8
2,94
Ai cập
185.455
4.86
386.860
8,33
346.560
6,49
Hàn Quốc
141.327,84
3,7
173.694
3,74
98.675,25
1,85
Malaysia
119.284,5
3,13
74.165
1,59
54.382,5
1.02
Sudan
34.380
0,9
-
-
-
-
Singapore
193.025
5,06
-
-
-
-
Đài Loan
12.143
0,32
6.751
0,19
49.203,5
0,92
Ấn Độ
33.333,8
0,87
-
-
-
-
Đức
8.570
0,22
-
-
-
-
Inđonexia
6.560
0,17
-
-
16.840
0,32
Hà Lan
171.520
5,42
93.600
2,01
34.788
0,65
Uruguay
-
-
25.650
0,55
-
-
U.A.E
-
-
20.255
0,44
59.842,8
1,12
Đảo Síp
-
-
237.930
5,12
83.318,2
1,56
Pakistan
-
-
79.153
1,70
27.054
0,5
Romania
-
-
290.888,5
6,26
28.620
0,53
Bungari
-
-
-
-
92.928
1,17
Litva
-
-
-
-
17.280
0,32
CH Séc
-
-
-
-
13.275
0,28
Tổng
3.812.397,4
100
4.644.945,80
100
5.336.341,34
100
( U.A.E: Tiểu vương quốc A rập )
Nguồn: phòng kế hoạch thị trường
Theo bảng kim ngạch xuất nhập khẩu theo thị trường thì ta có thể thấy được những thị trường tiềm năng mà công ty có thể mở rộng phát triển thị trường. Như:
Trung Quốc: Đây là thị trường nhiều tiềm năng phát triển đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Trung Quốc lớn, dể thâm nhập, yêu cầu chất lượng không quá cao, nhu cầu tiêu dùng của dân cư cũng rất đa dạng, lại sát ngay Việt Nam nên chi phí vận chuyển sẻ rẻ đi rất nhiều. Tuy nhiên công ty lại chưa phát triển sản phẩm ở thị trường này vì vậy đây có thể coi là thị trường màu mỡ trong tương lai đối với công ty trong việc phát triển tiêu thụ sản phẩm.
Nhật Bản: Hiện tai và trong những năm tới Nhật Bản vẫn là khu vực đầy tiềm năng của nhiều loại rau quả như bắp cải, dưa chuột, dứa, cà chua.... đều là những mặt hàng mà Việt Nam nói chung và công ty nói riêng có lợi thế sản xuất. Năm 2003 Nhật Bản đã nhập khẩu một lượng rau quả trị giá trên 16 triệu USD từ Việt Nam. Tuy vậy lượng kim ngạch này mới chỉ chiếm 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật. Trong khi đó tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu của công ty đến Nhật chỉ khoảng thấp hơn 200.000 USD trong những năm vừa qua là quá nhỏ bé. Vì vậy công ty cần tiến hành khảo sát, thăm dò thị trường này để có thể kí kết được các hợp đồng lớn tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. Hiện nay công ty cũng đã có kế hoạch nghiên cứu khảo sát thị trường Nhật một cách cụ thể.
Thị trường Nga: là thị trường truyền thống của xuất khẩu rau quả Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng. Lượng kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này chiếm khoảng gẩn 50 % tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty ( Năm 2006 chiếm 63,97 % tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty) cho thấy đây là thị trường chính của công ty vì vậy công ty cần có chiến lược giữ vững và mở rộng thị trường này. Bởi Viêt Nam đựơc hưởng chế độ GSP của Nga nên chính sách thuế không đặt ra áp lực cạnh tranh đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, hơn nữa thị trường này về trước mắt và lâu dài còn cần rát nhiều nông sản và rau quả vùng nhiệt đới.
Thị trường EU: Công ty chủ yếu xuất khẩu các loại sản phẩm đóng hộp sang thị trường này do khoảng cách xa, chi phí vận chuyển bảo quản lớn. Tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rau quả tươi ở thị trường này là rât lớn vì vậy công ty cần có chiến lược xuất khẩu rau quả tươi sang thị trường này. Mặc dù có quan hệ với nhiều thị trường các nước trong EU như Bungari, romani, Anh, pháp, Hà Lan… nhưng chỉ có hai thị trường Pháp và Hà Lan là hai thị trường xuất khẩu ổn định của công ty tuy giá trị xuất khẩu còn nhỏ và tỷ trọng hàng xuất khẩu cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lượng hàng xuất khẩu cua công ty. Các thị trường khác thường không ổn định và thường chỉ làm ăn theo từng mùa vụ vì vậy công ty cần có chiến lược phát triển làm ăn lâu dài với các thị trương này.
Thị trường Châu Á: Các nước trong khu vực như Singapore. Indonexia, Malaixia.... là những nước khá tương đồng với chúng ta về điều kiện tự nhiên, nhu cầu tiêu dùng... và chi phí cho viêc vận chuyển cũng ít hơn các thị trường khác nên những thị trường này cũng cần được chú trọng phát triển mặc dù sự cạnh tranh là rất gay gắt. Ở thị trường các nước châu Á thì các thị trường lớn của công ty bao gồm các thị trường như syria ( Năm 2005 chiếm 16,42 % và năm 2006 chiếm 14,5 % tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty ); Aicập ( chiếm khoảng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty ); Hàn Quốc… Đây là những thị trường mang lại cho công ty nhiều giá trị và chắc chắn còn có thể phát triển hơn được bởi các thị trường này cần rất nhiều sản phẩm rau quả vì thiên nhiên của họ có nhiều điều kiện khắc nghiệt.
1.7.2/ Thị trường trong nước:
Công ty không tham gia cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước. Đây là sự bỏ ngõ hết sức đáng tiếc của công ty. Vì:
Việt Nam với hơn 80 triệu dân là thị trường rộng lớn, dể tính, có sức tiêu thụ lớn. Rau quả là những sản phẩm hay nằm trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam, hầu như tất cả các hộ gia đình đều tiêu thụ rau quả và đặc biệt là những sản phẩm rau quả tuơi sạch có chất lượng cao nhất là khi đời sống nhân dân ngày càng đựơc nâng cao như hiện nay.
Mặt khác hiện nay người dân đã hình thành dần thói quen dùng sản phẩm đồ hộp chế biến, thói quen mua hàng qua hệ thống siêu thị và vì vậy mặt hàng đồ hộp và rau quả tươi của công ty sẻ có thể tiêu thụ được ở trong nước.
Hiện nay đối với hàng nông sản chúng ta còn thiếu nhiều sản phẩm tinh chế có chất lượng cao, chúng ta chỉ bán trên thị trường các sản phẩm tự nhiên chưa qua chế biến là nhiều hoặc xuất thô hay sơ chế xuất đi các nước nên giá trị thu được thấp, lợi nhuận cho cả người trồng và nhà máy chế biến là không cao. Nhưng thị trường ngày nay đang đòi hỏi nhiều sản phẩm được chế biến có chất lượng cao nên sản phẩm của công ty nếu đem bán trong nước cũng sẻ có được vị thế nhất định tạo sự vững chắc cho công ty.
Việc Việt Nam gia nhập WTO tuy có thể mở rộng cho chúng ta nhiều cơ hội về thị trường xuất khẩu nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức. Các mặt hàng nông sản cũng như các mặt hàng về rau quả đặc biệt là các mặt hàng chế biến có chất lượng cao sẻ tràn vào nước ta, cạnh tranh với hàng hoá nước ta. Việc nền nông nghiệp nước ta còn nhiều khó khăn sản xuất nhỏ lẻ, canh tác lạc hậu, kĩ thuật thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao ( cho dù là các sản phẩm tươi ) sẻ là bất lợi lớn và có thể chúng ta sẻ mất thị trường nội địa cho các sản phẩm nước ngoài. Vì vậy việc công ty chỉ cung ứng sản phẩm cho xuất khẩu tuy có thể có giá trị cao hơn so với việc đem bán ở thị trường trong nước nhưng khi thị trường các nước nhập khẩu biến động hàng hoá của công ty sẻ gặp rất nhiều khó khăn, không thể xuất bán mà khi đó lại không cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài trên thị trường nội địa thì công ty sẻ rất khó để phát triển.
1.8/ Các hoạt động quảng cáo, marketing:
Hàng năm công ty vẫn luôn trích từ lợi nhuận dành quỹ cho việc quảng cáo, tiến hành các chiến lược marketing. Có nhiều hình thức quảng cáo được áp dụng: Tham gia hội chợ quốc tế, tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại; theo các đoàn của chính phủ khi tham dự hội nghị ở nước ngoài…
1.9/ Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty:
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh theo mặt hàng
và thị trường nhập khẩu 2004 – 2006
Mặt hàng và
thị trường nhập khẩu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số lượng
(kg)
Trị giá
(USD)
Số lượng
(kg)
Trị giá
(USD)
Số lượng
(kg)
Trị giá
(USD)
1.Đồ hộp
LB Nga
Dưa chuột bao tử
Dứa hộp
Dưa chuột nhỡ
Cà chua bi
Cà chua hồng
Cà chua trong nước sốt
Hỗn hợp dưa chuột bao tử và cà chua bi
Anh
Pháp
Vải hộp
Dứa hộp
Syria
Nhật
Nấm rơm đóng hộp
Vải hộp
Mông cổ
Dưa chuột bao tử
Dưa chuột nhỡ
Mận nước đường
Hà lan
Dưa chuột nhỡ
CH Sec
Dưa chuột nhỡ
Rumani
Dưa chuột bao tử
Dưa chuột nhỡ
Hàn quốc
Ngô ngọt
A.U.E
Dứa hộp
Bungari
Dưa chuột bao tử
2.Hạt tiêu
Ai cập
Nga
Hàn quốc
Malayxia
Sudan
Syria
Litva
3.Hạt điều
Singapore
Đảo síp
Pakistan
Syria
4.Quế
Đài loan
Ấn độ
Singapore
Hàn quốc
Nga
5.Hoa hồi
Đức
Indonexia
Nga
Malayxia
U.A.E
Pakistan
6.Nước dứa cô đặc
Hà lan
7.Cơm dừa
Syria
Ai cập
Uruguay
8.Lạc vỏ
Malayxia
9.Dược liệu
Hàn quốc
10.Hàng tiêu dùng
Anh
11.Cà phê
Ai cập
12.Địa liền
U.A.E
193084
90000
107646
18530
165683
165683
-
157110
-
-
-
-
-
-
-
-
1143100
229500
735600
37000
65500
27000
48500
-
29710
29710
-
-
-
325204
14200
46300
11000
71504
182200
29970
4.970
8.000
3.000
14000
145600
145600
282640
282640
-
-
9150
9150
-
-
-
-
-
-
-
1044302.4
50000
88855
10644
129635
129635
-
77808
-
-
-
-
-
-
-
-
1577166.5
285455
1006334
53430
109002.5
34380
88565
-
146695
146695
-
-
-
253576.84
12143.00
33333.80
16330.00
87897.84
103872.20
35240
8570
6560
4710
15400
171520
171520
232072.3
232072.3
-
-
4882
4882
-
-
-
-
-
-
-
2270414.5
1227005
968158.4
73440
143412
-
-
14688
-
71054.80
71054.8
-
111885
93579
18306
94739.04
37087.2
43443.84
14208
-
-
504614.40
504614.4
-
18306
18306
-
842500
108000
592500
26000
15000
-
101000
-
69860
-
45540
13608
10712
173470
7000
-
-
32400
134070
46700
-
-
3000
29700
7000
7000
104000
104000
1031400
706400
300000
25000
-
-
57684
57684
4379
4379
-
-
-
1331669.55
738644.3
448829.2
42840
91924
-
-
9432
-
58687
58687
-
84800
72110
12690
45903.45
19885.95
19335.9
6681.6
-
-
290888.50
290888.5
-
11475
11475
-
1234697
132660
884410
50567
30150
-
136910
-
351069
-
237930
71853
41286
109318.4
6751
-
-
28483
74084.4
64895
-
-
4880
44015
8780
7300
93600
93600
864292.1
584442.1
254200
25650
-
-
94644
94644
8757.3
8757.3
-
-
-
2117113.9
1228483.3
235717.36
207091.68
226317.6
87638.4
102734.4
29131.2
-
110347.2
78973.2
31374
-
143986
143986
-
-
-
-
-
73440
73440
14443.2
14443.2
58752
29376
29376
18000
18000
-
117504
117504
1136000
-
1074000
33500
15000
-
-
13500
29180
-
15180
-
14000
175348
15002
-
-
17276
143070
48240
-
14000
6140
7000
6900
14200
-
1033225
927225
106000
-
-
-
-
-
-
-
192000
192000
50629.6
50629.6
1207886.3
715767.71
143900.98
124432.86
110181.75
45861.75
53462
14280
-
84600.8
65636
18964.8
-
127824.25
127824.25
-
-
-
-
-
34788
34788
6637.5
6637.5
28620
14220
14400
8600
8600
-
62928
32928
2208826.3
-
2104262.08
60059
27225
-
-
17280
155038.2
-
83318.20
-
71720
144079.65
33185.75
-
-
30016
80877.9
62147
-
16840
10982
9135
7176
18284
-
800094
719251
80843
-
-
-
-
-
-
-
265717
26571
52666.8
52666.8
Nguồn: Phòng kế họch và thị trường.
Theo bảng trên ta có thể thấy được các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty và các thị trường xuất khẩu của công ty. Ta có thể thấy các mặt hàng đồ hộp chính là những mặt hàng sản xuất kinh doanh chính của công ty, trong 2 năm 2005 và 2006 không những số lượng sản phẩm đồ hộp sản xuất ra ngày càng tăng mà các thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng nhiều với khối lượng giao dịch ngày càng lớn như thị trường Nga, pháp Nhật…và Nga vẫn là thị trường nhập các sản phẩm đồ hộp lớn nhât của công ty. Các mặt hàng mà công ty tiến hành sản xuất kinh doanh ổn định và có uy tín trên thị trường ngoài đồ hộp ra còn có hạt tiêu, hạt điều, nước dứa cô đặc, cơm dừa, hoa hồi, quế và được xuất sang các nước như Aicập, Indonexia, Malaixia, Hàn Quốc…Đây là những thị trường chuyên nhập khẩu với một lượng lớn các sản phẩm này. Nhưng việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng này không ổn định có năm thì xuất khẩu với khối lượng rất lớn nhưng có năm lại xuất khẩu với khối lượng nhỏ điển hình như mặt hàng quế, hoa hồi, hạt điều…Và thị trường công ty xuất bán hàng năm cũng không ổn định ( Như hạt điều năm 2004 xuất 29710 kg và chỉ xuất sang thị trường Singapore thì năm 2005 lại xuất bán với một khối lượng lớn là 69860 kg, tăng gần 3 lần so với năm 2004 và xuất sang các nước như Syria, pakistan, đảo Síp mà lại không có sự xuất hàng sang Singapore nhưng sang đến năm 2006 thì khối lượng hạt điều xuất bán lại chỉ còn 29180 kg và chỉ được xuất sang Syria, đảo Síp ). Điều này tạo ra sự không ổn định trong sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra còn một số mặt hàng như lạc vỏ, dược liệu, hàng tiêu dùng, cà phê, địa liền công ty chỉ kinh doanh theo tính chất thời vụ, mà không có kế hoạch thường niên cho việc kinh doanh này, đang còn mang tính chất chộp giật không ổn định. Điều này có thể có tác dụng giúp doanh nghiệp tăng doanh thu trong từng vụ nhưng không có tính chất giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh lâu dài đối với các mặt hàng này.
Bảng 2.6: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty Năm 2004 – 2006:
Đơn vị: USD
Năm
2004
2005
2006
So sánh (%)
05/04
06/05
Tổng kim ngach XNK
4.757.383,4
5.230.000
6.001.351,59
109,93
114,75
Xuất khẩu
tỷ trọng (%)
3.812.397,4
80,13
4.644.945,80
88,81
5.336.341,34
88,91
121,83
114,88
Nhập khẩu
tỷ trọng (%)
944.986
19,83
585.054,20
11,19
665.010,25
11,09
61,91
113,66
Nguồn: phòng kế hoạch thị trường
Theo bảng kim ngạch xuất nhập khẩu trên ta có thể thấy tính hình phát triển của công ty trong 3 năm qua là rất khả quan, các năm sau thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng lên so với năm trước đó và tỉ lệ tăng lên cũng rất đều nhau giữa các năm. Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng nhập khẩu và xuất khẩu thì ta có thể thấy tỷ trọng nhập khẩu của hai năm 2005 và 2006 đã giảm xuống đáng kể so với năm 2004.( Năm 2004 tỷ trọng nhập khẩu chiếm 19,83% tổng kim ngạch, năm 2005 là 11,19% và năm 2006 là 11,09% ) Tuy hai năm 2005 và 2006 có tỷ trọng xuất nhập khẩu khá bằng nhau nhưng xét về mặt giá trị thì năm 2006 có giá trị lớn hơn năm 2005. Ta thấy các mặt hàng nhập khẩu của công ty là giống nhau qua các năm và số lượng thì giảm dần ( xem bảng 2.1) chứng tỏ khả năng quản lí của công ty ngày càng tốt, ngày càng sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tránh được sự lãng phí hao hụt nguyên vật liệu….chi phí cho đầu vào giảm làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty, nhưng đồng thời cũng phải thấy rằng giá trị xuất khẩu của công ty tăng chứng tỏ sản xuất của công ty tăng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm.Như vậy tỷ trọng xuất nhập khẩu của công ty cho ta thấy được sự phát triển hợp lí của công ty ngày càng có chiều hướng tốt lên.
Bảng 2.7: kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2004 -2006
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh (%)
05/04
06/05
Số lưọng sản xuất (tấn)
2.469,813
2.977,434
2.653,586
120,55
89,12
Doanh thu (tỷ đồng)
90
115
86,763
127,78
75,45
Nộp ngân sách ( tỷ đồng
7
2,885
0,734
41,2
25,44
Thu nhập bình quân đầu người (đ/người)
890.000
1.023.000
1.227.000
114,94
119,94
Nguồn: phòng hành chính
Ta thấy số lượng sản phẩm sản xuất của công ty vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2005 số lượng sản xuất là lớn nhất do năm này được mùa và công ty cũng có được nhiều hợp đồng lớn nên đẩy mạnh sản xuất, và doanh thu của năm này cũng là lớn nhất ( số lượng sản xuất năm 2005 tăng 120,55% so với năm 2004 và doanh thu tăng 127,78% so với năm 2004 ). Tuy nhiên doanh thu của công ty tăng không đều qua các năm. Năm 2005 doanh thu của công ty tăng lớn nhất điều này là do công ty đã tìm kiếm được những thị trường mới có các hợp đồng giá trị xuất khẩu cao, sản phẩm được mùa và có giá cao hơn. Năm 2006 có doanh thu thấp nhất vì các hợp đồng xuất khẩu của năm này đều là những hợp đồng có giá trị xuất khẩu nhỏ ( trừ thị trường Nga ), do chủng loại và mẫu mã hàng hoá của công ty chưa phong phú và tình hình thế giới có nhiều biến động như về giá xăng dầu, thảm hoạ tụ nhiên…
Tuy doanh thu tăng không đều nhưng thu nhập của người lao động vẫn đựơc đảm bảo và tăng dần qua các năm ( năm 2005 tăng 114,94 % so với năm 2004 và năm 2006 tăng 119.94% so với năm 2005 ). Điều này cho thấy công ty luôn quan tâm đến đời sống của công nhân viên và đời sống công nhân viên ngày càng được nâng cao khiến công nhân viên yên tâm sản xuất và cống hiến cho công ty.
2/ Đánh giá:
Qua phân tích hoạt động kinh doanh của công ty có thể thấy sự hoạt động của công ty là khá tốt. Công ty cũng có nhiều mạnh mạnh của mình.
Trước tiên là về cơ sở vật chất công ty có một điều kiện về cơ sở hạ tầng rất tốt, mặt bàng sản xuất lớn, có kho bãi, thuận tiện giao thông vì vậy khả năng mở rộng quy mô sản xuất và công ty là rất thuận lợi. Sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, đảm bảo các quy trình, quy định vệ sinh an toàn thực phẩm được thị trường thế giới chấp nhận chứng tỏ sức cạnh tranh của sản phẩm là khá tốt. Hơn nữa công ty đã xây dựng được cho mình hệ thống quản lí chất lượng tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được các tổ chức quốc tế công nhận và đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng.
Hiện nay công ty đã xây dựng được hình ảnh thương hiệu của mình ở một số thị trường và có thể xuất bán trực tiếp sản phẩm vào các thị trường đó cho thấy hướng đi đúng đắn của công ty, bởi hiện nay thương hiệu không những là tài sản vô hình của công ty mà còn là một vũ khí cạnh tranh quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Bộ máy quản lí của công ty nhỏ gọn có hiệu quả các quyết định đưa ra được quán triệt nhanh chóng tạo sự nhanh nhạy trong kinh doanh và công ty còn có đội ngũ công nhân lành nghề có trình độ và khả năng tiếp cận nhanh các công nghệ kĩ thuật mới.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng công ty cũng còn nhiều khó khăn đòi hỏi phải được tháo gỡ trong quá trình phát triển. Đó là sự nhỏ bé cả về quy mô sản xuất và cả nguồn vốn, số lượng sản xuất ra chưa cao, không ổn định, mẫu mã chưa phong phú đang là những nhân tố làm giảm sức cạnh tranh của công ty. Quy mô sản xuất chưa lớn khiến doanh thu của công ty còn thấp và thị trường của công ty cũng không nhiều nhất là không có nhiều hợp đồng lớn giá tri cao. Khi quy mô còn nhỏ thì nhiều nhà doanh nghiệp khác muốn đặt hàng cũng không muốn kí kết các hợp đồng lớn vì sợ công ty không đáp ứng được. Nguồn vốn còn nhỏ bé khiến cho công ty khó tiếp cận việc thay thế các dây chuyền tiên tiến hiện đại mà chủ yếu vẫn sử dụng các máy móc đã láp ráp từ lâu làm giảm hiệu quả kinh doanh, giảm năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khó khăn trong việc phát triển sản phẩm mới. Nguồn vốn nhỏ cũng khiến công ty nhiều lúc thiếu vốn để kinh doanh, vốn nhỏ nên không nhiều cơ hội để lựa chọn các nhà cung cấp, để nhập các nguồn hàng có chất lượng. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính khác cũng còn nhiều khó khăn bởi thủ tục còn rườm rà, phiền nhiễu, thời gian vay thường ngắn nên không thể đầu tư vào các kế hoạch dài hạn được như thay đổi dây chuyền, xây dựng vùng nguyên liệu.
Nguồn cung ít, phân tán, chất lượng không đồng đều, quá trình thu mua còn nhiều điểm bất cập. Việc kiểm tra chất lượng cũng còn dựa nhiều vào kinh nghiệm. Các hình thức mua chưa phong phú đa dạng, chủ yếu vẫn qua trung gian làm tăng giá thành sản xuất, giảm sức cạnh tranh. Hoạt động thu mua nguyên liệu đầu vào chủ yếu từ tư nhân, các hộ gia đình nên chất lưọng không đồng đều hơn nữa hoạt động thu mua còn mang tính manh mún không có sự phối hợp đồng bộ giữa công ty và các đầu mối thu mua đã làm tăng chi phí đầu vào dẫn đến giá thành sản xuất cao làm giảm sức cạnh tranh của công ty.
Về việc bảo quản nguyên liệu và sản phẩm sản xuất như đã phân tích ở trên cho thấy việc công ty chưa xây dựng được hệ thống kho lạnh bảo quản đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất kinh doanh và làm giảm đi sức cạnh tranh của công ty. Tuy công ty đã xây dựng được hệ thống dây chuyền và quản lí chất lượng ISO 9001 – 2000 và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP nhưng dây chuyền máy móc của công ty đã được láp ráp từ lâu đã lạc hậu làm giảm hiệu quả sản xuất và công suất sản xuất của công ty, làm tăng chi phí bảo dưỡng, thay thế các phụ tùng… làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh của công ty. Mặt khác công ty còn chưa có nhiều xe chuyên dụng để chuyên chở nguyên liệu và sản phẩm, chủ yếu vẫn đi thuê phương tiện vận chuyển của các doanh nghiệp khác làm hao hụt và giảm chất lương nguyên liệu cũng như sản phẩm, loàm tăng chi phí sản xuất giửm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Công ty còn bỏ ngỏ thị trường trong nước, một thị trường rất tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty, tạo ra sự không vững chắc trong sự phát triển của công ty. Tuy tiêu thu sản phẩm trong nước còn chưa mang lại giá trị lớn cho công ty nhưng có chổ đứng trên thị trường trong nước sẽ giúp công ty có sự vững chắc ổn định khi tình hình thị trường thế giới biến động nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các cuộc chiến tranh vẫn còn diễn ra nhiều nơi trên thế giới và tình hình thế giới ngày càng nhiều biến động về các nguồn năng lượng. Việc thương mại toàn cầu ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng gay gắt thì với quy mô đang còn nhỏ bé như công ty thì việc có thị trường ổn định trong nước sẽ đảm bảo một độ an toàn nhất định cho công ty. Quá trình kinh doanh xuất khẩu của công ty còn quá phụ thuộc vào thị trường Nga thể hiện ở việc thị trường Nga chiếm tới trên 50% tổng sản lượng hàng xuất khẩu và giá trị thu được của công ty, các thị trường khác chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu cũng như doanh thu của công ty. Việc này cho thấy nếu như thị trường Nga có biến động thì sẽ ảnh hưởng cực kì lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng mặt khác cũng cho thấy khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường Nga của công ty là rất tiềm năng.
.Đội ngũ cán bộ kinh doanh và công nhân còn yếu, chưa phát huy được sự chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, chưa tạo được sự phát triển đột phá cho công ty, chưa đáp ứng tốt yêu cầu trong thời kì hội nhập hiện nay. Cán bộ lãnh đạo và kinh doanh hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của mình là chính, nhiều người vẫn còn tư tưởng ỷ lại của thời kì bao cấp. Chưa có những chiến lược phát triển một cách toàn diện, sâu sắc. Tuy công ty luôn phát huy tinh thần dân chủ trong công ty nhưng cũng chưa thực sự phát huy được tính chủ động sáng tạo của công nhân viên, chưa có nhiều đề xuất có giá trị được thực hiện. Điều này làm công ty chưa thực sự nhanh nhạy trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả của sản xuất là chưa cao làm giảm tính cạnh tranh của công ty.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK
RAU QUẢ I HÀ NỘI
I/ MỤC TIÊU, ĐINH HƯỚNG SẢN XUẤT TỚI NĂM 2010.
1/ Của Nhà nước:
Hiện nay mỗi năm Việt Nam sản xuất hơn 6 triệu tấn hoa quả, kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2005 đạt 234 triệu USD. Đến năm 2010 Việt Nam phấn đấu sẻ sản xuất đạt 20 triệu tấn rau quả/ năm và tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lên 600 – 700 triệu USD đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 23% - 25%/ năm.
Phát triển đa dạng các thị trường nhập khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong nước.
2/ Mục tiêu của công ty:
Trong thời gian tới công ty tiếp tục thực hiện tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở các thị trường mới như Mogolia, senegal, Mỹ, Trung Quốc… và giữ vũng, mở rộng các thị trường truyền thống nhất là các thị trường Nhật,Nga , một số nước Châu Á, Châu Âu…
Thực hiện kinh doanh có hiệu quả, tăng doanh thu, nâng mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước, nâng mức lương của cán bộ công nhân viên hàng năm lên trên 15%/ năm. Tăng lợi ích được chia của cổ tức…
II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
Để khắc phục tình trạng hiện nay công ty cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:
1/ Công ty cần xây dựng các nguồn cung đầu vào ổn định:
Việc đảm bảo nguồn đầu vào ổn định ( đảm bảo cả về số lượng và chất lượng ) sẻ giúp cho sản xuất ổn định mới có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng của khách hàng. Để thực hiện công việc này công ty cần:
Xây dựng các vùng nguyên liệu của công ty nếu có thể càng gần nhà máy càng tốt sẻ giảm được chi phí vận chuyển. Việc xây dựng vùng nguyên liệu có thể do công nhân của công ty đảm nhận, tuy nhiên để có thể xây dựng được vùng nguyên liệu thì công ty phải tính toán xem xây dựng ở đâu là phù hợp về điều kiện đất đai, khí hậu, các điều kiện tự nhiên khác...mới phát triển cây nguyên liệu. Nhưng mặt khác lại cũng phải đảm bảo các điều kiện khác như điện, nước, giao thông có thuận tiện hay không, nguồn vốn xây dựng của công ty thế nào nếu không chi phí cho việc xây dựng vùng nguyên liệu là rất lớn công ty không đảm đương được. Tuy nhiên nếu xây dựng được vùng nguyên liệu như trên sẻ rất có lợi cho công ty giúp công ty chủ động trong sản xuất, xây dựng được các kế hoạch sản xuất chính sác hơn, ngoài ra sản phẩm của công ty sẽ đồng đều và đảm bảo về chất lượng hơn làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty.
Kí kết các hợp đồng lâu dài với nông dân: Để có thể thưc hiện được hợp đồng lau dài với nông dân tránh tình trạng khi mất mùa nông dân lại đem bán cho nơi khác với gia cao hơn thì trong hợp đồng phải ghi rõ trách nhiệm và quyền lợi của cả hai bên. Đồng thời phải làm cho người nông dân hiểu việc bán sản phẩm lâu dài cho nhà máy sẻ giúp cho sản xuất của nông dân có đầu ra ổn định, thu nhập của họ cũng ổn định hơn không còn nhiều sự bấp bênh vì sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Về cách thức kí kết hợp đồng công ty có thể đưa ra các điều kiện hỗ trợ sản xuất cho nông dân, có thể hổ trợ về cung câp giống, cho vay vốn, hướng dẫn kĩ thuật trồng trọt, thu hoạch... và khi thu hoạch nông dân phải bán sản phẩm cho nhà máy, nhà máy cũng phải đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm cho nông dân. Mặt khác cũng có thể tiến hành cho nông dân góp vốn bằng đất đai như thế người dân sẻ gắn bó với nhà máy hơn, chỉ sản xuất để cung cấp cho nhà máy...
Xây dựng các đại lí thu mua của công ty ở các vùng nguyên liệu chính, có thể liên kết thu mua của các đầu mối lớn tránh thu mua qua nhiều trung gian, nhỏ lẻ vừa không đảm bảo chất lượng nhiều khi cũng không gom đủ hàng để sản xuất mà lại còn làm tăn chi phí thu mua vận chuyển làm tăng giá thành sản xuất.
2/ Đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm
Hiện nay nhu cầu về các sản phẩm rau quả là rất cao nhưng những rủi ro trong sản xuất kinh doanh cũng rất nhiều vì vậy công ty cần đa dạng hoá sản phẩm sản xuất, đa dạng mẩu mã sản phẩm. Vì sản xuất nông nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên việc đa dạng hoá sản phẩm sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro cả trong sản xuát và kinh doanh vì nếu chỉ sản xuất một loại sản phẩm thì khi có sự rủi ro về nguyên liệu đầu vào công ty sẻ không thể sản xuất tiếp hoặc khi thị trường không chấp nhận loại sản phẩm của công ty nữa thì công ty sẻ gặp phải sự thua lỗ có thể dẫn đến phá sản. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều, sản vật phong phú vì vậy có rất nhiều loại sản phẩm mà cong ty có thể sản xuất được.
Đa dạng mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau của khách hàng . Tuy nhiên việc đa dạng hoá sản phẩm snả xuất phải dựa trên cơ sở chuyên môn hoá, xác định sản phẩm chủ lực của công ty.
Công ty cần lập quỹ để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng cho những thị trượng mới đang ngày càng được mở rộng khi chúng ta đã vào WTO.Đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay nhất là ở các nước phát triển chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu các quỹ nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ mới nâng cao chất lượng và năng suất lao động hay tạo ra các sản phẩm mới độc đáo, hiện đại đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường làm tăng hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
3/ Giải pháp về bảo quản
Công ty cần trang bị kho lạnh hiện đại, ứng dụng dây chuyền công nghệ từ khâu vệ sinh, tách bóc, phân loại, định cỡ, đóng gói và vận chuyển đúng kĩ thuật tránh hư hỏng làm tăng giá thành sản phẩm.
Như đã phân tích ở trên thì việc công ty chưa trang bị được cho mình kho lạnh hiện đại để bảo quản sản phẩm sẻ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy để có thể phát triển sản xuất, nâng công suất, năng suất lao động và để có thể mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhất thiết công ty phải tiến hành xây dựng kho lạnh ở nơi sản xuất dù việc xây dựng này sẻ rất tốn kém nhưng nó sẻ tạo sự ổn định, vững chắc tạo đà phát triển cho công ty, làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Hiện vẫn còn tồn tại đan xen trong doanh nghiệp nhiều loại thiết bị công nghệ lạc hậu, trung bình và cả tiên tiến do vậy làm hạn chế hiệu quả vận hành, giảm mức độ tương thích, đồng nhất các sản phẩm đầu vào đầu ra sản phẩm....Do vậy đồng thời với việc xây dựng kho lạnh thì công ty cũng phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của công nghệ để có thể tiến hành cải tiến công nghệ sản xuất sao cho ngày càng hiệu quả và phù hợp với yêu cầu sản xuất, phù hợp với đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Viêc áp dụng cong nghệ sản xuất mới sẻ tạo cho công ty những thuận lợi lớn trong kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm giá thành... làm tăng sức cạnh tranh của công ty.
4/ Thị trường:
Thị trường là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Tuy nhiên hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế, yếu kém, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác vì vậy công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.
Có thể thấy hiện nay nhiều doanh nghiệp dã phải chịu thua lỗ lớn và mất thị trường do không di sâu vào nghiên cứu thị trường, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường và đã tiến hành nghiên cứu nhưng việc nghiên cứu không được trọn vẹn vì còn rất nhièu khó khăn như vốn ít, ngân sách dành cho nghiên cứu nhỏ, khả năng tham quan khảo sát các thị trường rất hạn chế, chi phí cho việc đi nước ngoài là rất lớn. Đối với công ty hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được tổ chức một cách khoa học mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính, nhưng do khả năng tìm kiếm khai thác và sử lí thông tin của cán bộ còn yếu nên lợi ích đem lại không đủ bù chi phí. Vì vậy để có thể tiến hành nghiên cứu thị trường một cách chính sác thì phải nâng cao năng lực cho cán bộ nghien cứu, tổ chức nghiên cứu một cách khoa học, dành quỹ để nghiên cứu đồng thời phải biết tích cực sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trường.
Việt Nam đã gia nhập WTO mở ra rất nhiêu cơ hội kinh doanh, có rất nhiều thị trường trên thế giới mà hàng hóa của công ty có thể xâm nhập được. Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để tìm kiếm các thị trường tiềm năng, có được thị trường là điều kiện cho công ty có thể mở rộng sản xuất phát triển mạnh hơn đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Trước mắt cần đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng như nhận định ở trên như thị trường Trung Quốc, Nhật... bởi dung lượng thị trường này còn rất lớn và hàng hó của công ty mới chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của các thị trường này. Bên cạnh việc tìm kiếm các thị trường mới công ty phải chú ý giữ vững các thị trường truyền thống như Nga... là những thị trường mà công ty có lượng hàng xuất khẩu lớn. Giữ vững thị trường này tạo sự ổn định trong sản xuất kinh doanh của công ty.
Mặt khác việc công ty bỏ ngõ thị trường trong nước là hết sức đáng tiếc. Để có thể cạnh tranh với hàng hoá các nước, có sự an toàn nhất định khi thị trường thế giới biến động công ty cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường trong nước, đưa sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng trong nươc nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước.
5/ Hoạt động marketing, liên doanh, liên kết.
Công ty cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường các nước nhằm giúp cho công ty có được nhữn thoả thuận hay hợp đồng lớn với các thị trường nước ngoài. Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, marketing... nhằm giới thiệu sản phẩm và xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty trên thị trường quốc tế. Khi có được thương hiệu mạnh giá trị của hàng hóa và công ty sẻ được nâng lên rất nhiều, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, để nâng cao khả năng cạnh tranh thì vai trò của các hỗ trợ và các ngành có liên quan là rất quan trọng. Các doanh nghiệp liên quan hay thuộc ngành hỗ trợ sẽ đem lại cho các doanh nghiệp khả năng hợp tác chặt chẽ và trao đổi cập nhật thông tin về đổi mới nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng phục vụ người tiêu dùng. Vì vậy công ty phải tham gia vào các hiệp hội của ngành hàng nhằm có được sức cạnh tranh lớn hơn, do sự hỗ trợ của các doanh nghiệp khác trong hiệp hội, đồng thời cũng được bảo vệ tốt hơn trong các giao dich với các nước, nhất là khi hiện nay các vụ kiên bán phá giá ngày càng được các nước áp dụng nhiều như một hình thức bảo hộ hàng hoá của họ.Khi có tranh chấp có thể hiệp hội sẻ là người đại diệ cho các doanh nghiệp, sức cạnh tranh sẻ lớn hơn.
6/ Đổi mới công tác quản lí, bảo quản thu mua sản phẩm.
Công ty tuy có mô hình quản trị khá tốt nhưng công tác quản lí cũng còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân như trình độ cán bộ công nhân, năng lực quản lí điều hành còn thấp, các phòng ban hoạt động còn chưa có hiệu quả cao…Vì vậy cần tiến hành đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, nâng cao năng lực quản lí điều hành thông qua các lớp tập huấn , bồi dưỡng cho công nhân viên do công ty tự tổ chức hoặc tham gia các lớp tập huấn do Bộ, hiệp hội tiến hành. Tiến hành xây dựng đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn, cử cán bộ đi học các lớp nâng cao và phải có khen thưởng hợp lí để giữ người đồng thời cũng phải xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.
Công tác bảo quản, thu mua sản phẩm còn nhiều bất cập. Thu mua manh mún qua nhiều trung gian… làm chất lượng không đồng đều, tăng chi phí làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty vì vậy cần đa dạng hoá các hình thức thu mua, tránh qua trung gian giảm chi phí. Công ty cần nghiên cứu được khả năng cung ứng của từng nguồn hàng để có thể lựa chọn được nguồn tốt nhất phù hợp với các thông tin và dự báo về tình hình diễn biến của thị trường về cung cầu, giá cả hàng hoá nhằm có kế hoạch sản xuất tốt nhất. Công ty cần thực hiên thu mua linh hoạt giữa các nguồn hàng. thiết lập mạng lưới thu mua, công việc này phải cănn cứ vào những vùng nguyên liệu có khối lượng lớn để đặt các đầu mối thu mua, đồng thời phải duy trì các quan hệ, liên kết chặt chẽ với các chân hàng có uy tín có khả năng cung cấp hàng hoá ổn định.
Mặt khác chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo thống nhất cả quy trình từ việc chon giống, thu mua, vận chuyển, bảo quản trong kho nên công ty cần phối hợp với các nhà sản xuất trong việc tuyển chọn giống, hướng dẫn về kĩ thuật chăm sóc thu hoạch, bảo quản đúng quy cách. Luôn kiểm tra các đơn vị cung cấp hàng hoá xem có đảm bảo cung cấp hàng hoá đúng tiêu chuẩn theo quy định của công ty và khách hàng hay không.
Hiện nay những yêu cầu về chất lượng, kĩ thuật ngày càng khắt khe đối với các sản phẩm xuất khẩu cũg như thị trường trong nước. Công ty tuy đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu quản quản lí chất lượng ISO nhưng để đáp ứng yêu cầu phát triển, yêu cầu thị trường thì ngoài việc thường xuyên đôn đốc, kiểm tra quản lí chặt chẻ các vấ đề về vệ sinh thực phẩm công ty phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lí chât lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đạt đuợc các tiêu chuẩn cao hơn tạo uy tín cho công ty. Vấn đề vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) có lẽ là rào cản lớn nhất trong xuất khẩu rau quả đến các thị trường có thu nhập cao và trung bình. Hơn nữa vấn đề này càng trở nên quan trọng vì thoả thuận AFTA và WTO làm giăm khả năng các nước bảo vệ hàng hoá nông sản của mình bằng thuế nhập khẩu và cô ta nên vấn đề vệ sinh thực phẩm sẻ được sử dụng cho mục đích bảo hộ. Mặt khác người tiêu dùng ở các nước có hu nhập cao cũng rất quan tâm đến vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm.
7/ Tạo uy tín cho doanh nghiệp
Tạo dựng mối quan hệ và hình ảnh tốt đẹp với khách hàng và người tiêu dùng để có được sự tín nhiệm và uy tín của khách hàng về nhãn hiệu hàng hoá của công ty hay chính là hình ảnh thương hiệu của công ty. Đây chính là yếu tố tâm lí giúp thúc đẩy hành vi mua của khách hàng và giúp giải quyết các vấn đề phát sinh được thuận lợi.
III/ Một số kiến nghị:
1/ Nhà nước cần tiến hành quy hoạch vùng sản xuất rau quả và hỗ trợ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay người nông dân trồng trọt và bán các sản phẩm mà mình có chứ không phải bán những thứ thị tường cần vì vậy dẫn đến tình trạng lúc khan hiếm lúc ế thừa, nên các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong khi thu mua, hơn nữa chất lượng lại không đảm bảo không đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Việc trồng trọt một cách manh mún làm khó áp dụng công nghẹ sản xuất mới, giống mới… làm cho hiệu quả sản xuất thấp, giá lại cao khó cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chính vì vậy trong thời gian tới chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất rau quả theo hướng tập trung phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng địa phương. Việc này cần có chi phí lớn cả trong nghiên cứu và triển khai và sự thống nhất cao độ từ trung ương đến địa phương nên nhất thiết phải có sự đóng góp và phát huy vai trò làm chủ của chính quyền. Tăng cường đầu tư tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng cao, cơ sở hạ tầng đủ điều kiện để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Xây dựng và phát triển thị trường đầu ra cho các snả phẩm rau quả như khuyến khích tiêu dùng rộng rãi, nghiên cứu chuyển giao công nghệ làm tăng giá trị, hiệu quả của sản xuất. Tổ chức tốt công tác thu mua rau quả cho người nông dân vì khả năng vốn và các điều kiện về kho bãi cất trữ còn hạn chế nên người nông dân rất khó bảo quản, thu hoạch về phải bán ngay nên hay bị ép giá phải bán với giá thấp làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
Các quy định không cho chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng khác vì lí do an ninh lương thực mà vấn đề an ninh lượng thực hiện nay không còn quá đáng lo ngại nữa vì vậy trong nhiều trường hợp có thể có những chính sách thay đổi cây trồng để phát triển sản xuất, tănng thu nhập cho người dân.
Tăng cường công tác nghiên cứu và khuyến nông về rau qủa sẻ mang lại lợi ích đáng kể cho nông dân và người tiêu dùng.
2/ Nhà nước cần hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lí xuất nhập khẩu rau quả theo hướng đơn giản phù hợp với thị trường. Hoàn thiện môi trường kinh doanh.
Hiện nay các chính sách về xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập và việc ra nhâp WTO chúng ta sẻ phải thay đổi một số chính sách cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lí xuât nhập khẩu cũng còn nhiều điều gây khó khăn cho các doanh nghiệp, còn mang nhiều tính chất của cơ chế quản lí thời bao cấp vì vậy Nhà nước cần hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lí xuất nhập khẩu rau quả cho phù hợp với thị trường như đơn giản thủ tục hải quan, đẩy mạnh cải cách hành chính theo phương thức một cửa, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các ban ngành cụ thể tránh trồng chéo gây phiền hà, nhũng nhiễu, tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Nhà nước phải đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp lí, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Chúng ta cũng cần xây dựng các khung pháp lí quy định về kĩ thuật, chất lượng, nguồn gốc…của các mặt hàng xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy và tạo lợi thế cho các mặt hàng trong nước cũng như mang lại lợi ích cho người tiêu dùng khi được tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng tốt.
Tự do hoá hơn nữa thị trường nông nghiệp sẻ củng cố và tăng lợi nhuận của cải cách thị trường. Tự do hoá nhập khẩu rau quả kể cả rau quả chế biến và rau quả tươi sẻ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và giá thấp hơn; người xuất khẩu rau quả sẻ có lợi từ tự do hoá thương mại với đối tác của Việt Nam; Việc nhập khẩu buộc các doanh nghiệp trong nước cải tiến sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
3/ Việt Nam cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kí kết các hiệp định song phương và đa phương để hàng hoá Việt Nam có lợi thế hơn trong xuất khẩu.
Việc gia nhập WTO cho chúng ta rất nhiều cơ hội để phát triển, chỉ là chúng ta có biết cách nắm lấy cơ hội đó hay không. Vì vậy để có thể giới thiệu các mặt hàng của Việt Nam ra thế giới cúng ta cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các thị trường từ đó có được các thoả thuận hay hợp đồng với các nước. Việc kí kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương cho thấy được lợi ích của nó đối với các bên khi các bên đều đạt được những lợi ích của mình như lợi ích về thuế xuất, cách thức nhập khẩu ( về khối lượng hàng hoá, chất lượng hàng hóa…) hàng hoá của chúng ta sẻ cólợi tthế hơn các hàng hoá khác không có các thoả thuận thương mại.
Chính phủ cần tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp đi theo trong các hoạt động ngoại giao để các doanh nghiệp khảo sát thị trường nước ngoài, vừa để quảng cáo cho doanh nghiệp vừa tìm kiếm và kí kết các hợp đồng với các công ty nước ngoài nhằm phát triên sản xuất kinh doanh.
4/ Phát triển mạnh mẽ các hiệp hội:
Các bộ ngành phải là người đứng ra tổ chức, liên kết các hiệp hội các ngành hàng. Lợi ích của việc tham gia vào hiệp hội các ngành hàng là rất to lớn nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam khi các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ chưa đủ các tiềm lực để có thể cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia hùng mạnh. Việc tham gia các hiệp hội cung tạo sự thống nhất ổn định trong kinh doanh xuất nhập khẩu, hiệp hội có thể hỗ trợ nhiều mặt giữa các doanh nghiệp, dưa ra các thông tin dự báo… để các doanh nghiệp có phương hướng hoạt động.
5/ Vốn:
Hiện nay đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô vừa và nhỏ chỉ một số ít có tiềm lực lớn, việc thiếu vốn kinh doanh, thiếu vốn sản xuất, nghiên cứu thay đổi công nghệ thường xuyên xảy ra đối với các doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp lại khó tiếp cận được các nguồn vốn vay của Nhà nước cũng như của ngân hàng, các tổ chức tài chính khác khi các thủ tục vay còn nhiều bất cập, rườm rà, lãi suất cao, thời gian cho vay ngắn… Vì vậy Nhà nước cần có các chính sách để cho các doanh nghiệp vay như ưu đãi về lãi suất, giảm thủ tục vay, tạo ra các hành lang thuận lợi để doanh nghiệp dể dàng tiếp cận với các nguồn vốn.
6/ Thông tin:
Thông tin thị trường ngày càng quan trọng đối với thị trường rau quả, thị trường rau quả mở rộng, nhu cầu thông tin chính sác và kịp thời về giá cả và biến động thị trường ngày càng tăng. Dich vụ thông tin thị trường cần kết hợp cả ý kiến phản hồi của người sủ dụng thông tin để đảm bảo thông tin có ích và tin cậy. Vì vậy cần phát triển hệ thống thông tin thị trường, xây dựng các kênh thông tin chính thức, chính sác, kịp thời cho các doanh nghiệp khai thác.
KẾT LUẬN
Sức cạnh tranh của công ty chưa thực sự mạnh, quy mô và năng lực của công ty còn nhỏ bé nhưng hiện nay cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt đối với công ty bởi các đối thủ trong và ngoài nước xuất hiện ngày càng nhiều. Để có thể đứng vững trên thị trường và phát triển ngày càng lớn mạnh buộc công ty phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên và phải xây dựng một chiến lược phát triển hoàn chỉnh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Việt Nam đã gia nhập WTO thị trường đã mở rộng cho các công ty chỉ có điều là công ty có thể nhận biết và nắm bắt cơ hội để phát triển hay không.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết còn nhiều thiếu sót em rất mong đuợc sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để có thể hoàn thành chuyên đề tốt hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành các thầy cô, các cô chú trong công ty, bạn bè và đặc biệt là đến cô giáo hướng dẫn Đào Thị Ngân Giang đã giúp đỡ tận tình để em hoàn thành chuyên đề này.
BẢN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Giáo trình kinh tế nông nghiệp
2/ Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp
3/ Giáo trình kinh tế chính trị
4/ Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế.
5/ Bàn về cạnh tranh toàn cầu
Tác giả: Bạch Tự Cường
6/ Nâng cao năng lực cạnh tranh va bảo hộ sản xuất trong nước.
Tác giả: Lê Đăng Danh
7/ Chiến lược cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Học viện quản lí kinh tế TW
8/ Số liệu của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
9/ Thời báo kinh tế.
10/ Báo Vietnamnet.
11/ Mạng internet.
MỤC LỤC
LỜi MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Cơ sở lí luận về cạnh tranh 3
I/ Khái niệm, bản chất, vai trò cua cạnh tranh 3
1/ Khái niệm và bản chất của cạnh tranh 3
2/ Vai trò của cạnh tranh 5
3/ Các hình thức cạnh tranh 8
3.1/ Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế 8
3.2/ Căn cứ vào các chủ thể tham gia thị trường 8
II/ Các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 10
1/ Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 10
1.1/ Các nguồn lực 11
1.2 Khả năng tổ chức quản lí 11
1.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật 12
1.4 Chiến lược hoạt động marketing, quảng cáo, tiếp thị 12
2/ Các nhân tố bên ngoài 13
2.1/ Thị trường 13
2.2/ Các nhân tố tự nhiên 14
2.3/ Chính sách pháp luật, quản lí và phát triển đất nước 14
2.4/ Các nhân tố khoa học kĩ thuật và công nghệ 15
2.5/ Các đối thủ tiềm ẩn và hiện tại 15
2.6/ Giá các sản phẩm thay thế và cạnh tranh 15
2.7/ Các nhân tố về văn hoá xã hội 16
III/ Một vài nét về ngành rau quả Việt Nam 16
CHƯƠNG II:Thực trạng về khả năng cạnh tranh
của công ty cổ phần XNK rau quả I Hà Nội 19
I/ Giới thiệu chung về công ty 19
1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty
cổ phần XNK rau quả I Hà Nội 19
2/ Chức năng và nhiệm vụ của công ty 22
3/ Cơ cấu tổ chức của công ty 22
II/ Thực trạng về khả năng cạnh tranh của công ty 25
1/ Thực trạng 25
1.1/ Về cơ sở vật chất của công ty 25
1.2/ Lao động 27
1.3/ Vốn 28
1.4/ Quá trình thu mua đầu vào 29
1.5/ Phương tiện vận chuyển 30
1.6/ Các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty 30
1.7/ Thị trường tiêu thụ 32
1.8/ Các hoạt động quản cáo marketing 36
1.9 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 37
2/ Đánh giá 41
CHƯƠNG III:Môt số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
của công ty cổ phần XNK rau quả I Hà Nội 44
I/ Mục tiêu định hướng sản xuất tới năm 2010 44
1/ Của Nhà nước 44
2/ Mục tiêu của công ty 45
II/ Một số giải pháp 45
1/ Công ty cần xây dựng nguồn cung ổn định 45
2/ Đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm 46
3/ Giải pháp về bảo quản 47
4/ Thị trường 48
5/ Hoạt động marketing, liên doanh, liên kết 49
6/ Đổi mới công tác quản lí, bảo quản thu mua sản phẩm 49
7/ Tạo uy tín cho doanh nghiệp 51
III/ Một số kiến nghị 51
KẾT LUẬN 55
Bản đánh giá nhận xét của cơ sở thực tập 56
Tài liệu tham khảo 57
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam 1991 – 2000 17
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty 23
Bảng 2.2 Một số thiết bị nhập khẩu 26
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động của công ty năm 2004 – 2006 28
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 2004 – 2006 33
Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh theo mặt hàng và
thị trường nhập khẩu 2004 – 2006 37
Bảng 2.6 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty 2004 – 2006 40
Bảng 2.7 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2004 – 2006 41
Từ viết tắt:
XNK: Xuất nhập khẩu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32089.doc