Trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại không còn cách nào khác là phải lụa chọn cho mình một hướng đi hợp lý. Vấn đề đtj ra cho mỗi doanh nghiệp là cần xác lập và củng cố vị trí của mình trên thị trường không chỉ bằng các chiến lược sản xuất kinh doanh mà bằng các chiến lược về lao động. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi cách nhìn nhận và thực hiện công tác quản lý lao động theo hướng hiệu quả hơn, tích cực hơn và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Công ty TNHH NN 1 thành viên thì việc tăng năng suất lao động giúp cho doanh nghiệp công ty vừa khai thác tốt được các nguồn lực vốn có của mình vừa khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
68 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân kỹ thuật tai công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của cải vật chất lớn hơn trong cùng một đơn vị thời gian nên vì thế mà giải phóng cho người lao động khỏi những công việc nặng nhọc. Hao phí ít sức lực hơn nhưng lại tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Như thế tăng năng suất lao động sẽ cải thiện đời sống và thu nhập cho người lao động.
- Năng suất lao động tăng cũng làm tăng hiệu quả hoạt động cuả doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đến đời sống của người lao động.
- Hiện nay năng suất lao động còn thấp so với nhu cầu của đơn đặt hàng và tiềm năng của công ty. Vẫn còn có khả năng tăng năng suất lao động cao hơn nữa so với năng lực hiện nay. Song một số máy móc, thiết bị, một số công nhân , kinh nghiệm sản suất và công tác tổ chức quản lý còn nhiều yếu kém. Do vậy, đòi hỏi phải sửa đổi nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cho người lao động để nâng cao năng suất lao động. Do vậy đỏi hỏi khối lượng sản phẩm sản xuất làm ra còn hạn chế do đó năng lực cạnh tranh không cao trên thị trường quốc tế. Năng suất lao động là vấn đề hết sức quan trọng để giúp doanh nghiệp có điều kiện tích luỹ mở rộng sản xuất, nâng có đời sống của người lao động trong doanh nghiệp và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp.
- Nâng cao năng suất lao động là động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất – tăng năng suất lao động góp phần ồn định đời sống của công nhân viên.
Chính vì lẽ đó tăng năng suất lao động góp phần sử dụng hợp lý nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, quỹ thời gian laô động của công nhân còn nhàn rỗi, góp phần sử dụng hợp lý nguồn lực máy móc đang được cải thiện với công suất và hiệu quả ngày càng cao.
Vì vậy, khẳng định được vị thế của mình và chuển bị sẵn sàng các điều kiện để có thể tự tin cạnh tranh cùng các doanh nghiệp lớn mạnh khi Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm nay thì tất yếu công ty cần phải tìm các giải pháp nâng cao năng suất lao động.
Nhận xét:
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội là một trong những công ty đang đổi mới về lượng và chất. Việc công ty nâng cao năng suất lao động trong giai đoạn hiện nay có một ý nghĩa lớn không chỉ sử dụng tốt nguồn lực của công ty mà còn tạo khả năng nâng cao vị thế của công ty. Trong những bước phát triển tiếp theo để công ty ngày một phát triển cùng xu hướng hội nhập quốc tế như hiện nay.
II. Thực trạng năng suất lao động của lực lwongj công nhân kỹ thuật công tác tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội
1. Tình hình sử dụng thời gian lao động của lực lượng công nhân kỹ thuật công tác tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội.
Nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động sẽ cho phép chúng ta tìm ra nguyên nhân của nhiều tổn thất thời gian lao động trong ca làm việc, tổn thất thời gian trong tháng, trong năm của lực lượng công nhân kỹ thuật tại công ty. Từ đó quản lý tốt hơn thời gian làm việc của người lao động.
Ban lãnh đạo công ty luôn theo dõi đầy đủ thời gian làm việc và không ngừng việc của cán bộ công nhân viên. Trong năm 2005 tình hình thực hiện kế hoạch thời gian làm việc của người lao động như sau:
Tình hình thực hiện kế hoạch thời gian làm việc của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội.
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch năm 2005
Thực hiện 2005
Tuyệt đối
I. Ngày dương lịch năm 2005
Ngày
365
365
0.00
II. Tổng số ngày nghỉ trong năm
Ngày
83.75
83.84
0.09
1. Ngày nghỉ không lương
Ngày
52
52
0.0
2. Ngày nghỉ được hưởng lương tính trong đơn giá
Ngày
25.9
26.01
0.11
- Ngày nghỉ lễ tế
Ngày
9
9
0.00
- Ngày nghỉ theo luật lao động
Ngày
13.2
13.2
0.00
- Ngày nghỉ việc riêng có lương
Ngày
0.5
0.5
0.00
- Ngày nghỉ đối với công nhân nữ
Ngày
3.2
3.31
0.11
3. Ngày nghỉ hưởng BHXH
Ngày
5.85
5.83
- 0.02
- Nghỉ ốm
Ngày
3.55
3.52
- 0.03
- Nghỉ thai sản
Ngày
2.18
2.19
0.01
- Nghỉ khám thai
Ngày
0.12
0.12
0.00
III. Số ngày làm việc bình quân trong năm
Ngày/năm
281.25
281.16
- 0.09
IV Số ngày làm việc bình quân trong tháng
Ngày/tháng
22.77
22.75
0
V. Giờ công việc trong ngày
Giờ/Ngày
7.8
7.8
0
VI. Số giờ công nhân lãng phí trong giờ làm việc và ngày 1công nhân lãng phí
Giờ/ngày
0.75
0.78
0.03
Như vậy, tại công ty TNHHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội nhìn chung tình hình thực hiện thời gian lao động khá tốt, song số giờ công nhân lãng phí trong giờ làm việc còn đáng kể. Do doanh nghiệp là sản xuất cơ khí nên phần lớn là lao động nam. Do đó những ngày nghỉe hưởng BHXH giảm 0.02 và những ngày nghỉ khám thai, thai sản chiếm tỷ lệ thấp. Đáng mừng là những ngày nghỉ ốm giảm 0.03 ngày/ người. Ngày nghỉ hưởng lương tính tính và đơn giá tăng 0.11 ngày/người/năm. Do đó số ngày làm việc bình quan giảm từ 281,25 ngày/năm xuống còn 281,16 ngày/năm tức kà đã giảm thời gian lao động thực tế.
Tuy nhiên số ngày làm việc thực tế cũng không thay đổi so với kế hoạch đặt ra là 7,8 giờ/ngày/ca. Vì thời gian làm việc ảnh hưởng bời không chỉ số ngày làm việc trong năm mà còn ảnh hưởng rất nhiểu bởi số giờ làm việc trong ngày (độ dài bình quân ngày ca làm việc). Nhưng số giờ công lãng phí do nói chuyện, làm việc khác,… ảnh hưởng tới giờ công làm việc thực tế và số giờ công lãnh phí ở công ty chiếm một tỷ lệ đáng kể.
* Phân tích biến động thời gian lao động và ảnh hưởng của nó đến năng suất lao động
W năm = T x h x W giờ
Trong đó:
W năm: năng suất lao động năm
T: số ngày làm việc bình quân trong năm
h. Độ dài bình quân ngày làm việc.
W giờ: Năng suất lao động giờ
W năm thay đổi là do sự biến động của W giờ, T,h. Mà nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Biến động của năng suất lao động bình quân theo nhan tố sử dụng thời gian lao động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nộ như sau:
W năm =
W năm = N x h x W giờ
Trong đó
W năm: Năng suất lao động năm
Q: Giá trị tổng sản lượng
N: Số ngày làm việc bình quân 1 lao động trong năm
h: Độ dài bình quân ngày làm việc
W giờ: Năng suất lao động giờ
W nămKH = (Ngìn đồng / người)
W nămTH = (Nghìn đồng/ người)
DW năm = W nămTH – W năm KH
= 164141,41 – 164040,4 = 101,01 (nghìn đồng/ người)
W giờ KH =
W năm KH
=
164040,4
( NKH x hKH)
281,25 x 7,8
= 47,77 (nghìn đồng/giờ)
W giờ TH =
W năm TH
=
164141,41
( NTH x hTH)
281,16 x 7,8
=74,84 (nghìn đồng/giờ)
Dnăm = DW năm(N) + Dnăm(h) + Dnăm (Wgiờ)
Dnăm(N)= = ( NTH – nNKH) x hKH x W giờ KH
= (281.16-281.25) x 7.8 x 74.77 = -52.488 (ng.đ/ người)
W năm (W giờ) = NTH x hTH x ( W giờ TH – W giờ KH )
= 281.16 x 7.8 x ( 74.78 – 74.77) = 153.153 (ng.đ/ người)
Như vậy nhân tố thời gian lao động đã làm cho năng suất lao động cảu công nhân giàm 52,48 nghìn đồng/người. Nhưng do năng suất lao động giờ của công nhân tăng khiến cho năng suất lao động năm tăng 153,153 nghìn đồng/người. Nên tổng hợp lại năng suất lao động năm của công nhân vẫn tăng lên 101 nghìn đồng/người. Nhân tố độ dài thời gian làm việc trong năm giảm nhưng đối với người lao động thì đây không phải là dấu hiệu xấu nhưng thực chất năng suất lao động của họ lại giảm chứng tỏ họ sẽ bớt vất vả hơn trong lao động, nhưng vẫn làm tốt nhiệmtổng hợp lại năng suất lao động năm của công nhân vẫn tăng lên 101 nghìn đồng/người. Nhân tố độ dài thời gian làm việc trong năm giảm nhưng đối với người lao động thì đây không phải là dấu hiệu xấu nhưng thực chất năng suất lao động của họ lại giảm chứng tỏ họ sẽ bớt vất vả hơn trong lao động, nhưng vẫn làm tốt nhiệm vụ. Tuy vậy, đối với tổ chức thì việc giảm thời gian làm việc giảm, thời gian làm việc thực tế trong năm làm cho năng suất lao động thực tế giảm đi, nếu thời gian làm việc tăng thì đay là tiềm năng để tăng năng suất lao động. Nhưng việc tăng năng suất lao động giờ vẫn là nhân tố quan trọng và có ý nghĩa nhiều nấht trong việc tăng năng suất lao động năm (W năm).
Thời gian làm việc thực tế giảm trong ngày, do đó thời gian lãng phí công nhân tăng do khâu tổ chức, ý thức làm việc chủ quan của người lao đọng như nhiều công nhân còn nói chuyện, làm việc riêng, thời gian chờ đợi nguyên vật liệu, việc bố trí sắp xếp công việc không được khoa học, hợp lý, dẫn đến công nhân phải tốn thời gian đi lấy nguyên vật liệu xa,… Do đó thời gian lãng phí giời công làm việc tương đối cao 0,75h/ngày/người. Do đó phải có cách bố trí nguyên vật liệu khoa học, hợp lý, tuyên truyền, giáo dục, ý thức trách nhiệm làm việc của công nhân trong công ty để nâng cao năng suất lao động, giảm thời giờ lãng phí trong giờ làm việc. Để quản lý tốt thời gian làm việc theo đúng kế hoạch đặt ra thì có thể tăng năng suất lao động lên 52,48 nghìn đồng/người/năm. Đây là việc hoàn toàn nằm trong khả năng của xí nghiệp, công ty nên công ty có kế hoạch quản lý thời gian chặt chẽ để khai thác tiềm năng này. Số giờ làm việc trong ngày được thực hiện còn một phần số giờ lãng phí chiếm tỷ lệ đáng kể 0,75h. Số ngày làm việc trong năm chủ yếu là tăng so với kế hoạch đề ra. Tuy giá trị sản lượng hàng năm tăng nhưng nếu công ty sử dụng hợp lý thời gian lao động sản xuất của công nhân hơn nữa thì chắc chắn năng suất lao động vẫn còn tiếp tục tăng cao hơn. Khả năng để tăng năng suất lao động còn lớn, công ty cần sử dụng hợp lý thời gian lao động của công nhân để tăng năng suất lao động.
2. Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hà Nội với vấn đề cải thiện điều kiện lao động .
Điều kiện lao động có tác động thường xuyên trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ khả năng làm việc, cường độ làm việc của người lao động ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh doanh của công ty. Chính vì vậy trong những năm qua, công ty đã tham gia cùng chuyên môn quan tâm cải thiện điều kiện lao động để cán bộ, công nhân viên trong công ty có một môi trường làm việc tốt nhất.
Do đặc điểm sản xuất đặc thù tại các phân xưởng có nguồn nhiệt lớn như xí nghiệp đúc, xưởng gia công áp lực và nhiệt luyện, vì vậy việc khắc phục yếu tố về nhiệt độ được lãnh đạo công ty hết sức quan tâm, điều này thể hiện ở việc bố trí hệ thống quạt công nghiệp làm mát cho tất cả xưởng, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, cấp đủ nước uống và bố trí hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh gần khu sản xuất, các đợt đo ở hầu hết các vị trí sản xuất đều có nhiệt độ nằm trong giời hạn tiêu chuẩn cho phép.
Do đặc tính công nghệ sử dụng nhiều loại máy công cụ nên còn một số vị trí sản xuất có mức ồn tương đối cao, nhất là ở các xí nghiệp Đúc. Tại thời điểm đo, cường độ tiếng ồn tại 7/8 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 18 dBA ở mức áp trung chung, và từ 7 – 21 dBA, ở dải tần 4000Hz (Tần số dễ gây điếc nghề nghiệp). Trước thực này, trước mắt Công ty đã trang bị cho công nhân làm việc ở các xí nghiệp có độ ồn cao nút tai để tránh căng thẳng thần kinh và bệnh điếc tai nghề nghiệp…
Ô nhiễm bụi nhiều hiện nay chủ yếu tập trung tại xí nghiệp Đúc. Hiện nay trong công ty đã bắt đầu sử dụng dây chuyền đúc mới, lắp đặt hệ thống che bụi, thực hiện cương quyết công tác vệ sinh công nghiệp ở xưởng Đúc, yêu cầu nhà thầu thay cẩu phù hợp với công nghệ đúc mới. Tuy nhiên tại thời điểm đo năm 2005 dây chuyền vẫn chưa hoàn thiện, vì vậy một bộ phận tại xưởng Đúc vẫn phải sử dụng công nghệ cũ cho nên một số chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép.
Bảng: Kết quả đo nồng độ bụi
TT
Điểm đo
Tỷ lệ SiO2 (%)
Bụi toàn phần (mg/m3)
Bụi hô hấp (mg/m3)
I
Xí nghiệp Đúc (phân xưởng Gang)
1
Khu vực làm khuôn
3.5
1.7
2
Khu vực máy phá khuôn
24.0
12.5
5.8
3
Làm sạch vật đúc bằng máy cầm tay
20.0
8.4
4.05
4
Khu vực máy phun bi
38.0
4.8
2.7
5
Khu vực máy bắn bi
25.0
6.5
3.4
6
Khu vực lò trung tần
1.35
0.8
7
Dây chuyền khuôn tươi
1.6
0.82
II
Xí nghiệp Đúc (phân xưởng Thép)
1
Khu vực làm khuôn đúc nhỏ
6.0
1.65
1.05
2
Khu vực làm khuôn đúc lớn
6.0
1.7
1.15
3
Khu vực trộn nguyên liệu
28.0
3.05
1.6
4
Máy phá khuôn
24.0
6.8
3.5
5
Khu vực làm sạch khuôn đúc
20.0
4.5
2.2
III
Xí nghiệp cơ khí chính xác
1
Tổ mài khô
18
4.0
2.05
TCVS 3733/2002/QĐ - BYT
20 – 25%
4.0-6.0
2.0-4.0
Bảng kết cấu lấy mẫu và phân tích nước thải
TT
Chỉ tiêu phân tích
ĐVT
TCVN 5945- 1995 Cột B
Mẫu 1
1
pH
Mg/l
5.5 – 9
6.5
2
COD
Mg/l
50
13.5
3
BOD5
Mg/l
100
28
4
Sắt
Mg/l
5.0
0.25
5
Mangan
Mg/l
1.0
0.007
6
Đồng
Mg/l
1.0
0.15
7
Kẽm
Mg/l
2.0
0.12
8
Crom VI
Mg/l
0.1
0.08
9
Xyanua
Mg/l
0.1
0.1
10
Phenol
Mg/l
0.05
0.035
11
Dầu mỡ khoáng
Mg/l
1.0
13.8
12
Tổng nitơ
Mg/l
60
62
13
Chất rắn lơ lửng
Mg/l
100
Công ty đã chú trọng trong khâu xử lý nước thải công nghiệp nên các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép.
Bảng kết quả đo nồng độ hơi khí độc
TT
Điểm lấy mẫu
Hơi khí độc (mg/m3 KH)
CO2
Xylen
Toluen
Phenol
Xí nghiệp đúc
Sàn lò đúc trung tần
Khu vực làm sạch vật đúc
889
776
Xí nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ
Sơn chi tiết
Tủ sấy sơn cách điện
89
140
0.5
TCCP 3733/2002/ QĐ - BYT
1800
100
300
8.0
Hiện tại trong công ty chưa phát hiện thấy tình trạng ô nhiễm hơi khí độc.
Bảng kết quả đo vi khí hậu
Nhiệt độ
Độ ẩm
Tốc độ gió
ánh sáng
Tổng số mẫu đo
12
12
12
12
Số mẫu không đạt TCVS
0
0
0
1
Nhiệt độ: Tại thời điểm đo, nhiệt độ trong khu vực sản xuất đều trong tiêu chuẩn vệ sinh cho phép và xấp xỉ với nhiệt độ đo ngoài trời. Riêng sàn lò đúc Trung tần ( Xí nghiệp đúc gang) nhiệt độ cao hơn ngoài trời 5,5 0c.
Độ ẩm: Tất cả các mẫu đo đều đạt tiêu chuẩn.
ánh sáng: Có 11/12 mẫu đã đạt tiêu chuẩn về chiếu sáng công nghiệp.
Để cải thiện điều kiện lao động Công đoàn công ty đã cùng với cán bộ chuyên trách Bảo hộ lao động thường xuyên đi sâu kiểm tra, kết hợp với đơn vị và số liệu đo về môi trường lao động hàng năm để đưa ra ý kiến nhằm cải thiện điều kiện lao động. Trong thời gian qua đã làm một số việc sau:
- Sửa chữa chống dột, sập đổ công trình tại một số xưởng, phòng, ban và hệ thống tường bao quanh công ty.
- Tại những vị trí làm việc có các yếu tố khí hậu, bụi, ồn, rung … cao hơn tiêu chuẩn cho phép, công nhân được cấp đầy đủ trang bị bảo hộ lao động cần thiết và quạt thông gió làm mát, riêng đối với công nhân làm tại buồng phun bi, công ty đã trang bị loại bảo hộ đặc biêtj.
- Bảo dưỡng hệ thống cột, giằng của một số nhà xưởng, cải tạo một số văn phòng làm việc của công ty.
- Đo kiểm tra và sửa chữa toàn bộ hệ thống nối đất, nối không bảo vệ máy và thiết bị, hệ thống trống sét trong công ty. Tiếp tục làm rào chắn các hố kỹ thuật tại xưởng cơ khí lớn thuộc xí nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ.
- Chế độ bồi dưỡng độc hại và các chế độ khác cho người lao động được thực hiện đúng theo chế độ hiện hành.
Tất cả công nhân làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm được quy định trong danh mục đều được bồi dưỡng bằng hiện vật tại chỗ. Hàng năm công ty đã chi hơn một trăm triệu đồng bồi dưỡng độc hại tại chỗ bằng hiện vật.
Hàng năm công ty tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và phát hiện bệnh nghề nghiệp kịp thời từ đó có kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm cải thiện điều kiện làm việc, có chế độ bồi dưỡng và an dưỡng thích hợp với người lao động bị bệnh nghề nghiệp và người có sức khoẻ yếu.
Năm 2005 tổng số người bị bệnh nghề nghiệp là 41 trong đó có 5 người là lao động nữ. Chi phí cho quy trình, biện pháp cải thiện điều kiện lao động là 662.273.826 đồng
Kết quả phân loại sức khoẻ của người lao động năm 2005
Phân loại sức khoẻ
Tỉ lệ lao động
Loại I
18%
Loại II
40,74%
Loại III
23,80%
Loại IV
17,46%
Loại V
0%
Đánh giá của doanh nghiệp về điều kiện lao đọng là tốt.
Công ty cùng với chuyên môn xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý đối với từng công nhân trong từng bộ phận sản xuất để có thể duy trì khả năng làm việc tối đa đồng thời không ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng suất của người lao động.
Đối với thời gian làm việc công ty đã thực hiện đúng theo Điều 69 – Luật lao động; Làm việc 8 h trong 1 ngày, số giờ làm thêm bình quân/ngày là 0,2giờ; số giời làm việc bình quân/tuần là 1,2 giờ; số giờ làm việc bình quân/năm là 57,6 giờ. Đối với những người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc như xưởng đúc nơi có độ nóng, ồn, bụi cao công nhân được nghỉ 2giờ trong một ngày được tính vào giờ làm việc.
Thực hiện đúng điều 61 – Luật lao động về trả lương cho người lao động khi làm việc thêm giờ: làm thêm vào ngày thường được hưởng 150% tiền lương, ngày thứ 7, chủ nhật được hưởng 200% tiền lương, vào ngày lễ tết 300% lương.
Căn cứ vào điều 72, 74, 75 của Bộ luật lao động, lao động được hưởng nguyên lương vào những ngày lễ tế: Tết dương lịch 1 ngày, tết âm lịch 4 ngày, ngày chiến thắng 30 – 4: 1 ngày, ngày quốc tế lao động 1 ngày, ngày quốc khánh 1 ngày.
Nắm bắt được nguyện vọng của người lao động, công đoàn công ty đã bàn bạc trao đổi với chuyên môn bố trí cho công nhân trong những ngày thứ 7 được về sớm 30 phút, ngày rằm tháng giêng, rằm tháng 7, rằm tháng 8, ngày 23 tháng chạp hằng năm được nghỉ trước 1 giờ và làm bù vào các ngày khác trong tuần.
Công ty đã thực hiện đầy đủ chế độ nghỉ phép hàng năm cho người lao động theo Bộ luật lao động.
1) Người lao động có 12 tháng làm việc tại doanh nghiệp hoặc với người sử dụng lao động thì được nghỉ phép hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:
a) 12 ngày, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
b) 14 ngày, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nhiều nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi.
c) 16 ngày, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
Công ty thực hiện đúng chế độ nghỉ việc riêng, nghỉ không lương theo điều 78. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau:
Kết hôn nghỉ 3 ngày
Con kết hôn nghỉ 1 ngày
Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, hoặc vợ chết, chồng chết, con chết đựơc nghỉ 3 ngày.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội phát động công nhân viên chức lao động phong trào cải tiến, tiết kiệm, nhằm giảm chi phí sản xuất, cải thiện điều kiện lao động, hạn chế bụi, ô nhiễm môi trường, do đó hàng năm đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của công nhân viên chức lao động góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bảo vệ sức khoẻ người lao động.
3 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Công tác bảo hộ lao động cảu công ty trong nhiều năm qua hoạt động có nề nếp, luôn được công đoàn, giám đốc quan tâm củng cố, cán bộ công nhân viên được huấn luyện thường xuyên và định kỳ. 100 % công nhân được cấp đầy đủ trang bị bảo hộ lao động với chi phí hàng năm lên đến hơn 200 triệu đồng.
Công đoàn công ty tổ chức tuyên truyền, vận động người lao động sử dụng trang thiết bị bảo hộ đã cấp. Các tổ chức đều có mạng lưới an toàn viên, các xí nghiệp đều có kỹ thuật phụ trách về an toàn. ở cấp công ty đã thành lập Ban an toàn lao động.
Vì vậy việc an toàn lao động, vệ sinh lao động góp phần đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, người lao động yên tâm làm việc đem lại năng suất lao động cao.
4. Công tác tổ chức phục vụ người làm việc tại công ty TTHH Nhà nước một thành viên Hà Nội
Tại công ty tổ chức phục vụ người làm việc được thực hiện khá tốt, có các chế độ phục vụ như: phục vụ điện nước, phục vụ kiểm tra, phục vụ điều chỉnh sửa chữa, phục vụ sinh hoạt … Công nhân phục vụ là những người có kinh nghiệm và thành thạo công việc.
Bảng cơ cấu công nhân phục vụ các loại
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2005
Người
%
Người
%
Tổng số lao động phục vụ
22
100
27
100
1. Phục vụ điện nước
3
13.6
3
11.1
2. Phục vụ kiểm tra
7
31.8
9
33.3
3. Phục vụ sửa chữa
9
40.9
11
40.7
4. Phục vụ sinh hoạt
3
13.6
4
14.8
Chế độ phục vụ tại phân xưởng khá đầy đủ song 1 số khâu vẫn còn chậm như: cung cấp nguyên vật liệu,… Song đều có khả năng khắc phục và khắc phục kịp thời nếu như phân bố người lao động một cách hợp lý, phân công công việc cho họ phù hợp với công việc mà họ đảm nhận.
Năm 2005 số lao động phục vụ tăng lên so với các năm trước do yêu cầu của năng suất lao động cần thêm số lao động và lao động phục vụ sửa chữa chiếm một tỉ lệ nhỏ 11,1 % và 14,8%. Chủ yếu là phục vụ nơi làm việc cung cấp điện nước cho các phòng ban, phân xưởng, quét dọn, sắp xếp, thu dọn đồ nghề, trang thiết bị… Số lượng phục vụ kiểm tra chiếm tỷ lệ đáng kể 33,3 % bởi công ty cần có người kiểm tra giám sát để đảm bảo được chất lượng sản phẩm và tăng cường kỷ luật tránh hiện tượng mất chộm, mất cắp, phòng chống cháy nổ … để giữ cho phân xưởng, phòng ban được an toàn.
* ảnh hưởng của tổ chức phục vụ công nhân viên đến năng suất lao động.
Tổ chức phục vụ công nhân viên tốt sẽ giúp quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và đạt hiệu quả cao, tổ chức phục vụ công nhân viên tốt còn là nhân tố cơ bản làm giảm hao phí thời gian lao động và tăng năng suất lao động.
Tại công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội thì công tác tổ chức phục vụ công nhân viên được đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên vấn đề này chưa được các nhà lãnh đạo quan tâm đúng mức. Công tác tổ chức phục vụ công nhân viên không có nhiều thay đổi về cách thức và phương pháp phục vụ nên nó vẫn còn là một tiềm năng để có thể tăng năng suất lao động.
Về việc phục vụ sửa chữa nhỏ thì thiều nên nhiều khi cùng một lúc xưởng cơ khí bị hỏng máy đồng thời xưởng lắp ráp cũng bị hỏng máy cán do thiếu công nhân phục vụ sửa chữa nỏ 1 người đảm nhiệm nhiều phân xưởng khác nhau, nên cũng có lúc trục trặc cần sửa chữa thì những người công nhân này không thể đảm nhận hết được, do vậy sẽ có lãng phí về thời gian làm việc, rất nhiều người phải ngừng việc để chờ sửa chữa.
Về việc tổ chức phục vụ công nhân viên chắc chắn có ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động. Nừu có không có những công nhân phục vụ thì nhiều công nhân chính sẽ mất thêm rất nhiều thời gian để hoàn thành công việc. Do vậy, nhiều khi công nhân phục vụ còn thiếu nên việc cung cấp nguyên vật liệu, vệ sinh nguyên vật liệu … còn chưa kịp thời gây nên sự lãng phí thời gian công nhân chính phải chờ. Do vậy khi công nhân chính và công nhân phụ phối hợp tốt thì chất lượng công việc ngày càng nâng cao, công nhân phụ phục vụ tốt sẽ giảm thời gian chết do công nhân chính chờ đợi nguyên vật liệu…. Chính vì lý do đó trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay thì việc chuyên môn hoá và hiệp tác hoá càng được chú trọng.
Nhìn chung đánh giá một cách tổng quán thì công tác tổ chức phục vụ người làm việc ỏ phân xưởng công ty về mặt cơ bản là khá tốt, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều thiếu sót và bất hợp lý về bố trí công nhân phục vụ còn thiếu, công tác phục vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của công nhân chính. Vì vậy cần phải bố trí các bộ phận caông tác phục vụ được hoàn thiện tốt để đáp ứng nhu cầu của công nhân chính làm cho quá trình sản xuất được liên tục và hiệu quả hơn.
5. Công tác về bố trí lao động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Bố trí lao động không phù hợp nếu cấp bậc công nhân lớn hơn cấp bậc công việc thì sẽ lãng phí công nhân, nếu bố trí cấp bậc công việc lớn hơn nhiều cấp bậc công nhân, thì người công nhân phải làm những công việc quá phức tạp so với trình độ của mình dẫn đến khó khăn khi hoàn thành công việc. Cả hai trường hợp trên đều dẫn đến giảm năng suất lao động.
Tại nhiều xưởng sản xuất tình hình chung là người lao động được bố trí cấp bậc công nhân nhỏ hơn cấp bậc công việc một hoặc hai bậc. Đối với những người mà cấp bậc công nhân của họ bằng hoặc thấp hơn một bậc so với cấp bậc công việc thì họ làm việc rất hiệu quả, số lượng thời gian lãng phí rất nhỏ, hầu như không đáng kể. Đây chính là sự bố trí phù hợp để giảm lãng phí công nhân và đạt được kết quả công việc cao. Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên là một doanh nghiệp Nhà nước có thế mạnh trong ngành cơ khí của cả nước. Với 9 xưởng sản xuất chính bao gồm rất nhiều ngành nghề đặc trưng riêng có ngành mà trong đó công nhân kỹ thuật là lực lượng sản xuất trực tiếp các công việc trong các xưởng làm việc tại công ty đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn nhất định để có thể đảm nhận công việc trong xưởng. Trong mỗi xưởng lại có các công việc đặc thù riêng, do vậy rất khó có thể có hiện tượng công nhân của xưởng này có thể chuyển sang xưởng khác mà không có sự tương đồng nhất định về đặc thù công việc họ đang làm như: công nhân xưởng cơ điện khó có thể đảm nhận công việc của xưởng đúc hay xưởng mộc mẫu và ngược lại. Bậc thợ càng cao thì càng chứng tỏ người công nhân có thể thực hiện các công đoạn khó khăn trong công việc chuyên môn của mình.
Bảng cấp bậc công nhân bình quân và cấp bậc công việc bình quân của công ty.
Stt
Các bộ phận
Số lao động (người)
Cấp bậc công việc bình quân
Cấp bậc công nhân bình quân
1
Xưởng mộc
19
3.34
2.98
2
Xưởng cán thép
52
2.73
3.94
3
Xưởng đúc
117
3.05
3.76
4
Xưởng gia công A L NL
31
3.22
3.87
5
Xưởng máy công cụ
126
3.74
4.07
6
Xưởng cơ khí lớn
85
3.86
4.12
7
Xưởng bánh răng
44
3.37
3.81
8
Phân xưởng thuỷ lực
9
3.43
3.2
9
Xưởng kết cấu thép
52
3.39
4.05
10
Phân xưởng cơ điện
109
3.51
3.59
Từ bảng số liệu trên cho thấy công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, bậc thợ cao hầu hết đáp ứng được yêu cầu của bậc thợ trong công việc của mình. Mặt khác, bậc thợ bình quân của các xưởng sản xuất cao hơn với cấp bậc công việc yêu cầu dẫn đến công việc được thực hiện một cách dễ dàng mau chóng với chất lượng và năng suất lao động cao, tuy nhiên nó cũng dẫn đến việc triệt tiêu động lực lao độngcủa người lao động. Bởi lẽ khi công việc trở nên đơn giản đối với họ khiến họ không phải dành nhiều thời gian để đầu tư cho công việc, không phải nỗ lực để tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả hơn, nâng cao tay nghề. Sự hạn chế khả năng sáng tạo của người lao động gây nên sự nhàm chán trong công việc. Công ty nên có các chính sách bố trí lao động phù hợp hơn nữa để tạo điều kiện cho người lao động bộc lộ hết khả năng của mình, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.
6. Yếu tố máy móc thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội được xây dựng với sự giúp đỡ toàn bộ về máy móc thiết bị của Liên Xô trước đây. Vì vậy mặc dù số lượng máy móc lớn nhưng phần lớn đã lạc hậu ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Qua bảng số liệu ở phần I thống kê cho thấy, tuy máy móc thiết bị của công ty khá lớn, thời hạn vận hành đều trên 40 năm. Mặc dù đã được bảo dưỡng nhưng do không có phụ tùng thay thế nên thiết bị xuống cấp nhanh ảnh hưởng đến năng suất lao động, đến kết quả sản xuất kinh doanh. Do vậy trong những năm qua công ty đã mua sắm một số thiết bị dây chuyền đúc gang kỹ thuật mới theo công nghệ Furan có sản lượng 6000 tấn /năm làm cảm ứng trung tần PINLLAR, máy trộn tự động PIPISON, máyphun bi…
Do áp dụng các máy móc mới vào sản xuất, vì vậy mà năng suất lao động được tăng lên rõ rệt, không còn tình trạng máy hỏng, công suất máy thấp gây ảnh hưởng đến tình trạng làm việc của người lao động. Do đó, lãng phí thời gian và năng suất lao động thấp, thay thế các thiết bị máy móc mới có công suất cao hiệu quả sử dụng tốt. Từ đó năng suất lao động được nâng lên cải thiện rõ rệt.
7. Nhân tố về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực để góp phần nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, góp phần nâng cao năng suất lao động.
- Công ty tham gia xây dựng quy hoạch cán bộ:
Đầu tuần công ty tổ chức họp giao ban để nắm tình hình sản xuất của từng bộ phận về số lượng lao động, tiến độ thựchiện kế hoạch sản xuất, tình hình tiêu thụ… Từ đó công ty phối hợp với chuyên môn mà trực tiếp là phòng tổ chức nhân sự đánh giá khả năng đảm bảo nhân lực cho sản xuất kinh doanh, đánh giá sự phù hợp giữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề với yêu cầu của từng đơn vị trong công ty. Từ đó xây dựng phương án đào tạo và đào tạo lại nhân lực.
- Công ty tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu nhân lực của công ty hiện nay.
- Công ty tham gia tổ chức đào tạo
Trước hết công ty xác định phải trẻ hoá đội ngũ lao động thay thế cho lao động đã đến tuổi nghỉ hưu. Vì vậy công ty đã chú trọng công tác đào tạo tại Trường TH Chế tạo máy bằng việc nâng cấp, mở rộng thị trường với tổng số vốn lên đến hơn 1,5 tỷ đồng. Hàng năm đã tuyển chọn được các học viên đạt loại giỏi về làm việc tại công ty.
Năm 2005 công ty đã tuyển dụng mới được 52 người, trong đó có những kỹ sư được đào tạo tại trường Bách khoa, cử nhân trẻ có trình độ đại học. Cũng năm 2005 công ty phối hợp với chuyên môn tổ chức ôn luyện thi nâng bậc cho 62 công nhân kỹ thuât, cử 12 cán bộ ra làm việc và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trong năm 2004 - 2005 công ty đã cử 8 người sang Viện quốc phòng đào tạo. Công ty vận động công nhân viên chức lao động học tập nâng cao trình độ, giỏi một nghề, biết nhiều nghề sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khi chuyển hướng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm.
Ngoài ra công ty còn cử cán bộ trong ban ISO đi học để duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000 mà công ty đã được cấp chứng chỉ vào tháng 6 năm 2004. Đồng thời chuẩn bị tốt cho số lần đánh giá tiếp theo.
Những cán bộ sau khi được đào tạo công ty sắp xếp đúng với chuyên môn nghiệp vụ, phát huy được năng lực sở trường , kinh nghiệm mà họ đã được đào tạo, nâng cao hiệu suất làm việc, lực lượng lao động của công ty ngày càng được trẻ hóa, số lượng lao động đã được tinh giảm, số lao động mới tuyển dụng có trình độ cao hơn, có công nhân bậc cao đạt chứng chỉ quốc tế ngày càng nhiều. Đây là những thuật lợi để công ty có khả năng hoàn thành những hợp đồng lớn trong nước cũng như hợp đồng với nước ngoài. Đó cũng là điều kiện tiền đề để nâng cao năng suất lao động của công ty với đội ngũ công nhân viên có trình độ đang ngày càng được nâng lên.
8. Một số nhân tố khác tác động đên năng suất lao động của công ty.
Công ty TNHH NHà NưÍC 1 thành viên cơ khí Hà Nội là một trong những doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của công ty máy và thiết bị công nghiệp - Bộ công nghiệp có nhiều đặc trưng khác với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên là một doanh nghiệp ngành cơ khí nó vẫn mang những đặc trưng riêng của ngành, ngành cơ khí chủ yếu lao động của ngành là nam, thu nhập của người lao động tương đối ổn định so với các ngành khác. Vì vậy là người trụ cột trong gia đình công nhân viên của ngành còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh tâm lý người lao động trong công ty như thế nào, họ có cảm thấy yêu thích công việc của mình và có muốn gắn bó lâu dài với tổ chức không là vấn đề được các nhà lãnh đạo quan tâm và nó là nhân tố ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất lao động.
- Yếu tố môi trường làm việc, môi trường tổ chức.
Quan hệ con người vơi con người trong công việc đều hoà đồng tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Mọi người lao động ở công ty đều cảm thấy hài lòng với bầu không khí tại phân xưởng và xí nghiệp công ty. 71% cảm thấy thoả mái và dễ chịu với bầu không khí tại nơi làm việc. Mỗi quan hệ của công nhân vơi slacũng không quá xa cách , họ cảm thấy được sự tôn trọng và khuyến khích của người lãnh đạo đối với cấp dưới .
- Tiền lương tiền thưởng: Mọi người đều cảm thấy hợp lý song có một số người lao động cảm thấy chưa hoàn toàn hài lòng với mức lương nhận được từ công ty , công ty có mức tiền thưởng cho những người có phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có tinh thần trách nhiệm năng suất lao động cao làm việc đạt hiệu quả cao. Góp phần phát huy được các nhân tố tích cực và tăng năng xuất lao động.
- Kỉ luật lao động và sự giám sát công việc thì người lao động cảm thấy thoải mái và hài lòng với quy định của công ty .
Do vậy đó là một trong những nhân tố có tác dụng kích thích người lao động làm việc thích thú, tạo động lực cho họ làm việc hăng say tập trung sức lực, trí lực để hoàn thành công việc được giao, với những người lao động như thế thì chất lượng công việc chắc chắn sẽ tốt hơn những người khác có cùng điều kiện như họ nhưng không yêu thích và hứng thú với công việc. Họ có thể định lượng được mức độ ảnh hưởng của nhân tố này nhưng chúng ta không thể phủ nhận ảnh hưởng to lớn của nó đến năng suất lao động. Nâng cao mức độ thoả mãn nhu cầu của người lao động sẽ là tiềm năng to lớn không chỉ nâng cao năng suất lao động cho xí nghiệp, công ty mà nó còn ảnh hưởng cả đến những lĩnh vực khác như quan hệ của doanh nghiệp với người lao động, văn hoá doanh nghiệp và là một ưu thế rất lớn khi cạnh tranh với những doanh nghiệp khác.
Tất cả những nhân tố trên không ngoài mục đích là nhằm tăng năng suất lao động cho công ty để công ty TNHH nhà nước một thành viên vững bước tiến vào xu thế hội nhập của đất nước khi Việt Nam ra nhập WTO sắp tới.
III. Nhận xét về hiệu quả sử dụng lực lượng công nhân kỹ thuật và phương pháp quản lý đánh giá năng suất lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội.
1. Nhận xét chung.
Hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội đã gặp không ít khó khăn và thách thức. Xong được sự quan tâm hỗ trợ động viên của Đảng và nhà nước, cùng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo công ty và sự đóng góp nhiệt tình của tất cả cán bộ công nhân viên, công ty đã vượt qua được những khó khăn thử thách và đạt nhiều thành tựu tốt. Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội đã tự khẳng định được mình và tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, là con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam.
Mặc dù, trong những năm qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có những bước thăng trầm, những biến động do sự chuyển đổi cơ chế, do sự khắt khe của cơ chế thị trường, nhưng công ty đã không ngừng xây dựng thực hiện và hoàn thiện kịp thời các cơ chế quản lý, công tác sắp xếp lại tổ chức bộ máy lao động được thực hiện theo hướng ngày càng gọn nhẹ, đạt năng suất và hiệu quả công tác co, công tác đầu tư kỹ thuật và công nghệ theo chiều sâu được đẩy mạnh để nâng cao năng lực và chất lượng sản xuất kinh doanh, phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, lao động sáng tạo của công ty được thổi thêm luồng gió mới.
Với vị trí và vai trò quan trọng của mình trong Công ty, công nhân kỹ thuật đã và đang được lãnh đạo công ty đề ra các biện pháp quản lý sử dụng hiệu quả lực lượng quan trọng này. Công ty luôn cố gắng hoàn thiện công tác tổ chức sắp xếp lao động hợp lý, đúng người, đúng việc, phù hợp với trình độ năng lực của công nhân. Tinh giảm biên chế là biện pháp khá hữu hiệu giúp công ty tiết kiệm quỹ lương cho công ty, tạo ra đội ngũ lao động cao, có đủ trình độ, năng lực, tay nghề đáp ứng các yêu cầu của công ty trong môi trường kinh tế mới: kinh tế thị trường. Bên cạnh đó công ty rất chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên chức nhằm nâng cao dân trí, nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác, nâng cao tay nghề của công nhân. Công ty thực hiện nghiêm chỉnh, chặt chẽ các hợp đồng lao động, tạo niềm tin cho người lao động yên tâm làm việc, bên cạnh phong cách lao động thời đại công nghiệp hiện đại.
2. Những tồn tại trong việc sử dụng lực lượng công nhân kỹ thuật và phương pháp quản lý tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội.
Mặc dù trong công ty đã thực hiện tốt một số công tác quản lý trong việc sử dụng lực lượng công nhân kỹ thuật, tạo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, song trong quá trình đó còn gặp phải những hạn chế, những bất cập cần phải được xem xét.
- Công tác thực thi chính sách đối với công nhân còn nhiều bất cập, xử lý chậm, đánh giá đối tượng của chính sách còn thiếu sự đồng bộ và chuẩn xác.
- Công tác phân bổ lao động còn có chỗ bất hợp lý gây lãng phí nguồn lực lao động của công ty, hạn chế khả năng tăng nhanh năng suất lao động.
- Nghiên cứu cơ bản về công nhân kỹ thuật chưa được đánh giá đúng tầm quan trọng, dẫn đến các chủ trương, chính sách còn chậm. Các văn bản điều chỉnh còn chậm so với diễn biến thực tế đòi hỏi. Việc lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh còn thiếu tính chủ động và xác thực.
- Việc thực hiện nội quy, kỷ luật lao động của công nhân còn yếu, gây nên sự lãng phí lớn về thời gian lao động trong sản xuất. Ngoài ra công tác tạo động lực lao động của công ty chưa phát huy hiệu quả cao như mong đợi
- Công tác tuyển dụng của công ty còn yếu, chưa mang lại hiệu quả của lực lượng mới tuyển dụng, các yêu cầu tuyển dụng không mang tính cạnh tranh trên thị trường.
Phần iii: một số gải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân kỹ thuật tại công ty
tnhh nn 1 thành viên cơ khí hà nội.
I. một số gải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân kỹ thuật tại công ty tnhh nn 1 thành viên cơ khí hà nội
1. Tăng cường đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị mới có công nghệ hiện đại năng suất cao thay thế các loại máy móc thiết bị lạc hậu.
Hiện nay công ty đang sử dụng chủ yếu là các loại máy móc thiết bị của Liên Xô cũ, những máy móc này đã quá cũ và cần được thanh lý dần bởi vì sử dụng nó thì năng suất sẽ thấp. Thực tế công ty đã và đang từng bước tiến hành thay thế các loại máy móc thiết bị này nhưng mức độ còn chậm chạp. Các loạ máy móc này chính là nguyên nhân gây ra tiếng ồn lớn, nhiệt độ cao, dộ sung lớn tại nơi làm việc của nhiều công nhân thậm chí còn gây ra nhiều chất độc hại gây nên tác động sấu ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động vì vậy làm giảm khả năng lao động sản xuất của họ, ảnh hưởng đến NSLĐ. Muốn cải thiện được điều kiện lao động cho người lao động trong công ty tốt hơn, tạo điều kiện để nâng cao năng lực sản xuất, tăng NSLĐ thì trong quá trình phát triển của công ty. Công ty không ngừng tăng cường mua sắm các loại máy móc thiết bị mới có công nghệ hiện đại có thể làm giảm tiếng ồn , độ rung, toả ra ít nhiệt lượng, tạo ra môi trường làm việc thoải mái hơn cho người lao động . Trang bị máy móc thiết bị mới không những đáp ứng được xu thế phát triển hiện nay mà còn đóng góp mạnh mẽ vào công tác cải thiện điều kiện lao động cho người lao động nhằm tăng cường NSLĐ .
2. Công tác đào tạo, nâng cao chất lượng công nhân lành nghề , nâng cao hiệu quả thực tế của bậc thợ .
Để đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngỳa càng gay gắt , công ty phải đổi mới thiết bị , dây chuyền công nghệ. Do đó đòi hỏi trình độ tổ chức quản lí kinh tế, kĩ thuật của cán bộ quản lí , trình độ tay nghề của công nhân ngày càng phải được nâng cao .
- Với xu hướng hiện nay là tahy đổi cung cách quản lí cho phù hợp , tinh giảm bộ máy quản lí của các nhà máy quản lí , nhân viên kĩ thuật phải kiêm nhiệm có nghĩa là phải biết nhiều nghề . Do đó vấn đề đào tạo cần đựơc đưa ra với phương châm : “ Giỏi một nghề , biết nhiều nghề”.
- Tổ chức cán bộ cần phải chủ động quan hệ với các trường đại học và trường phân công kĩ thuật để tuyển dụng và gữi người đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho công ty , không thụ động như hiện nay .
- Nghiên cứu cơ chế đào tạo cho các kĩ sư trẻ, coi đây là sự đầu tư cơ bản cho công ty .
- Đánh giá chính xác nhu cầu đào tạo để chống lãng phí về thời gian và chi phí .
- Cần chế định , chiến lược và chính sách phát triển lực lượng nhân tài quản lí để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành cơ khí , dành lực lượng tài chính và vật chất tương ứng cho chiến lược phát triển đó .
3. Biện pháp về điều kiện lao động cho công nhân viên .
Điều kiện lao động là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động . Để điều kiện lao động tốt hơn , ngoài các biện pháp mà công ty đã làm thì công ty cần quan tâm đến việc trang bị thêm máy móc thiết bị phục vụ điều hành quản lý và sản xuất kinh doanh ; trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân khi kàm việc.
Đối với bộ phận văn phòng công ty cần trang bị thêm thiết bị văn phòng còn đang thiếu như : Máy vi tính , máy photocopy …để cán bộ quản lí thực hiện công việc nhanh chống và có hiệu quả hơn . Qúa trình thực tập tại công ty , qua quan sát thấy chỉ có phòng kĩ thuật và phòng kế hoạch là có máy vi tính và máy in , trong khi các phòng khác như phòng tổ chức , phòng tài chính lại không có máy vi tính phục vụ quá trình làm việc . Để giúp cán bộ quản lí thực hiện nhanh chống công việc thì trong thời gian tới , công ty cần trang bị cho phòng tổ chức và phòng tài chính mỗi phòng một máy vi tính và máy in . Ngoài ra công ty cần mua thêm một máy photocopy dùng chung cho các phòng.
Hiện nay , các phòng của công ty đựơc bố trí theo kiểu phòng thông . Trong những đợt cao điểm cảu sản xuất , công ty dùng cả các phong này để cất giữ hàng hoá (quạt điện) . Quạt điện được cất thành chồng cao chiếm hiết diện tích các phòng gây ra tâm lí ngột ngạt , chật chội ảnh hưởng tới tâm lý của những người trong phòng . Vì vậy công ty cần khắc phục tình trạng này , không để nó tiếp tục diễn ra trong thời gian tới . Có như vậy mới thúc đẩy năng suất lao động tăng lên đựơc.
Đối với bộ phận sản xuất cần làm tốt công tác chống nóng vào mùa hè, trang bị bảo hộ cho người lao động , trnag bị các phương tiện bảo vệ cá nhân như : quần áo bảo hộ lao động , khẩu trang … cho họ .Qua quan sát thấy công nhân bốc hàng hoá không thực hiện đeo khaủa tang khi làm việc. Những thùng hàng xếp trên cao và để lâu ngày nên khi bốc xuống để chuyển ra xe cho người mua sẽ rất bụi bặm . Với tư thế bốc từ trên cao xuống bụi sẽ rơi vào mặt rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới tiến độ công việc . Vì vậy công ty cần trang bị cho họ những thiết bị như : kính chống bụi, khẩu trang , kiểm tra sự thực hiện về an toàn và vệ sinh lao động để góp phần tạo sự thông suốt, không gián đoạn trong quá trình làm việc nhằm tăng năng suất lao động .
4. Biện pháp về tổ chức phục vụ nơi làm việc.
Để nâng cao nằng suất lao động cảu người lao động đồng thời giảm bớt ựu đi lại mang vác trong quá trình sản xuất của họ , giảm bớt sự nặng nhọc cũng như sự lãng phí thời gian của công nhân thì công ty cần có đội ngũ công nhân chuyên trách trong công việc phcụ vụ cho ngừơi công nhân chính . Cụ thể đội ngũ công nhân này sẽ chuyên trách công việc vận chuyển các nguyên vật liệu đến cho từng công nhân sản xuất chính, vận chuyển các bán thành phẩm và thành phẩm do người công nhân sản xuất chính sản xuất ra đến giao nộp cho người kiểm kê. Thực tế cho thấy tại phân xưởng cơ khí II với diện tích nhà xưởng khá rộng , việc đi lại của ngừơi công nhân trong quá trình sản xuất làm mất nhiều thời gian , việc đứng lên ngồi xuống liên tục không những làm cho người công nhân hạn chế khả năng sản xuất và gây ra sự mệt mỏi , cuồng chân làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và tâm lý của ngừơi công nhân .
Do công tác phục vụ chưa hoàn thiện nên tình trạng các phôi liệu vất tràn lan tại nơi làm việc là khá phổ biến . Điều này làm cản trở quá trình đi lại và vận chuyển tại nơi sản xuất cảu người công nhân . Các đóng phôi liệu này đôi khi còn vất cả lối vào đóng cầu giao điện , trong khi đó , nội quy của quy trình sử dụng điện có nêu rõ lối vào đóng cầu giao điện phải đủ rộng và không có chướng ngại vật cản trở sự đi lại . Điều này rất nguy hiểm cho người sử dụng điện khi tiếp xúc với nguồn điện .
Vì vậy trong thời gian tới công ty cần đào tạo đội ngũ công nhân chuyên trách công việc phục vụ sản xuất nhằm đảo bảo tốt hưon điều kiện lao động cho ngừơi công nhân . Có như vậy mới góp phần thúc đẩy năng suất lao động tăng lên đựơc.
5. Biện pháp về giờ làm việc và nghĩ ngơi .
Hiện tại giờ làm việc và nghĩ ngơi trong công ty không có gì thay đổi giữa các mùa . Buổi sáng bắt đầu làm việc lúc 7 giờ 30 phút và nghĩ trưâ vào lúc 11 giờ 30 phút, buổi chiều làm việc lúc 1 giờ 30 phút và kết thúc ngày làm việc lúc 4 giờ 30 phút. Đây là sự bất hợp lý trong việc áp dụng chế độ làm việc và nghĩ ngơi . Theo chế độ này vào mùa hè , người công nhân phỉa sản xuất 4 giờ trong buổi sáng và 3 giờ trong buổi chiều , voà mùa hè nhiệt độ buổi chiều bao giờ cũng cao hơn buổi sáng vì vậy thời giờ như vậy là hợp lí . Nhưng vào mùa đông thì cần phải điều chỉnh lại vì vào mùa này thì nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều thì hầu như không có sự khác biệt. Vì vậy nên bắt đầu ngày làm việc muộn hơn. Cụ thể như sau:
Buổi sáng vào làm việc lúc 8 giờ và nghỉ ngơi ăn cơm trưa lúc 11 giờ 30.
Buổi chiều vào làm việc lúc 1 giờ 30 và kết thúc ngày làm vào lúc 5 giờ.
Việc thực hiện thời giờ làm việc nghỉ ngoiư linh hoạt giữa các mùa như trên sẽ tạo ra khả năng làm việc cao hơn vì vậy nó sẽ giúp công ty nâng cao được năng suất lao động.
6. Một số biện pháp khác để nâng cao năng suất lao động.
Bên cạnh những biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của lự lượng công nhân kĩ thuật thì vẫn còn nhiều vấn đề phỉa giải quyết để có thể tồn tại và phát triển như đầu ra của sản phẩm , kênh phân phối , tài chính …
- Phân công lao động phù hợp với bậc thợ và trình độ chuyên môn tay nghề của người công nhân.
Công ty cần duy trì và nâng cao phương thức quảnlý theo quy định của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 hiện tại, gắn trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận với hiệu quả sản xuất kinh doanh chung. Nghiên cứu phương thức quản lý phù hợp cho các đơn vị sản xuất (khoán theo định mức tiêu hao vật tư, lao động, khoán sản phẩm, tự hoạc toán…). Cần được triển khai và thiết lập phương pháp quản lý đơn giản rõ ràng mà chặt chẽ phù hợp với pháp luật để tiến hành thí điểm, rút kinh nghiệm nhân lên diện rộng.
Đẩy mạnh hoạt động khoa học kỹ thuật theo hướng triển khai dự án, đề tài khoa học công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới trên cơ sở hợp tác với chuyên gia của các viện nghiên cứu, các trường đại học và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Từ đó từng bước nâng cao hàm lượng chất sám trong các sản phẩm và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty.
Trên đây là những ý kiến và hướng giải quyết công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực mà cá nhân em trong quá trình học tập, thức tế tại công ty rút ra đóng góp với ban quản lý công ty. Tuy nhiên do năng lực và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, các giải pháp đưa ra hẳn không đầy đủ và tối ưu. Nhiều vấn đề mới chỉ giải quyết về mặt định hướng. Song em hy vọng rằng đây sẽ là những kiến mà các nhà quản trị có thể tham khảo triển khai thực hiện một cách cụ thể hơn, hợp lý hơn.
II. một số khuyến nghị
* Một là: Đối với lực lượng lao động:
- Cấn có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phù hợp với quy mô phát triển trong những năm tới. Cần sắp xếp tinh giamt bộ máy quản lý nhằm tiết kiệm chi phí, khai thác tôt hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
- Đa dạng hoá các hình thức tuyển dụng như: Qua các phuqương tiện thông tin đại chúng, phỏng vấn trực tiếp, công khai, thường xuyên liên hệ với các phòng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trường công nhân kỹ thuật, những sinh viên đến thực tập cho họ có cơ hội thử việc và có thể công ty lai cần chính họ…Bên cạnh đó công ty nên có chính sách đãi ngộ đối với những lao động có chất lượng đáp ứng được nhu cầu của tình hình hiện nay.
- Cử cán bộ công nhân có trình độ và trải qua thực tế ở dây truyền sản xuất có kinh nghiệm đi đào tạo, đồng thời có cơ chế khuyến khích nhiều hơn nữa động viên tạo điều kiện cho những cán bộ đi học để sau khi học song họ quay trở về phục vụ chính công ty.
- Chấn chính sàng lọc và bổ sung đội ngũ giáo viên có trình độ và khả năng sư phạm nâng cao chất lượng dạy và học nhằm tuyển chọn công nhân kỹ thuật có tay nghề cao về làm việc tại công ty.
* Hai là: Cải thiện điều kiện lao động.
ở Xí nghiệp đúc nhiệt độ và bụi tại một vaì khu vực cao, công ty cần đầu tư mau sắm thay thế thiết bị mới lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, cách âm để môi trường lao động đựơc tốt hơn. Đồnh thưòi ngoài bữa ăn ca cần có thêm một bữa nước uống như: sữa đậu nành, nước chanh, C sủi, chè đỗ đen…ở giữa ca để người lao động năng cao sức khoẻ, hàon thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Ba là: Đối với An toàn – vệ sinh công nghiệp
- Lãnh đạo và cán bộ quản lý trong công ty cần chỉ đạo người lao động thực hiện nghiêm các nôi quy an toàn trong lao động nhàm hạn chế tai nại lao động xảy ra, tránh thiệt hại về người và tài sản.
- Thực hiện tốt việc kiểm kê, thu hồi vật tư, chi thiết và dọn sạch mặt bằng. Hội đồng bảo hộ lao động hạot động tích cực hơn nữa ngoài việc kiển tra theo lịch cần có kiểm tra đột xuất nhằm nhắc nhở người lao động thực hiện tốt công tác an toàn lao động.
- Tăng cường công tác vệ sinh công nghiệp. Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng nói rất nhiều đến các vụ ngộ độc tập thể Công đoàn và y tế công ty cần giám sát kiểm tra tích cực vệ sinh an toàn thực phẩm của bếp ăn công nghiệp.
Qua đợt thực tập tốt nghiệp ở công ty TNHH NN 1 thành viên cơ khí Hà Nội đã giúp em có cái nhìn thực tế hơn về tổ chức, phục vụ nơi làm việc, điều kiện làm việc, bố trí lao động, phân công lao động… để tăng NSLĐ từ đó em đã có rút ra một số giải pháp và khuyến nghị cho công ty. Và em có thêm những kiến thức về vấn đề tăng năng suất lao động.
Kết luận
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại không còn cách nào khác là phải lụa chọn cho mình một hướng đi hợp lý. Vấn đề đtj ra cho mỗi doanh nghiệp là cần xác lập và củng cố vị trí của mình trên thị trường không chỉ bằng các chiến lược sản xuất kinh doanh mà bằng các chiến lược về lao động. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi cách nhìn nhận và thực hiện công tác quản lý lao động theo hướng hiệu quả hơn, tích cực hơn và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Công ty TNHH NN 1 thành viên thì việc tăng năng suất lao động giúp cho doanh nghiệp công ty vừa khai thác tốt được các nguồn lực vốn có của mình vừa khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Trong thời gian thực tập tai công ty TNHH NN 1 thành viên cơ khí Hà Nội, với sự giúp đỡ của các anh chị cán bộ phòng tổ chức cán bộ, các thầy cô khoa Quản lý Lao động, đặc biệt là sự giúp đỡ trực tiếp nhiệt tình và chu đáo của cô giáo Nguyễn Thị Hồng đã giúp em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghệp này.
Do hạn chế về thời gian, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn nên việc phân tích còn nhiều mặt thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các cácông nhân bôn quản lý tại công ty TNHH NN 1 thnàh viên cơ khí Hà Nội, các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc quan tâm tới đề tài để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội tháng 9 năm 2006.
Sinh viên
Hoàng Thị Yến
Mục lục
Trang
Kết luận …………………………………………………………………………63
Nhận xét của đơn vị thực tập
Ngày…..tháng….năm 2006
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Ngày…..tháng….năm 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32850.doc