Chuyên đề Một số giải pháp nhằm phát triển gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt tại Công ty cổ phần Quảng cáo và sản xuất phim ProVietnam

- Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả đối với chương trình gameshow. Các Đài phát thanh và truyền hình và các cơ quan báo chí khác ở Trung ương và địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; mở chuyên mục giới thiệu pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quyền tác giả đối chương trình gameshow. - Đảm bảo tỷ lệ phát sóng hợp lý giữa gameshow thương hiệu Việt và gameshow nước ngoài. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giải trí truyền hình tăng cường quan hệ hợp tác với nhau. Đặc biệt là tăng cường phương thức xã hội hoá việc sản xuất các chương trình truyền hình để có được đóng góp của nhiều đối tượng, nhiều thành phần khác nhau. - Hỗ trợ các doanh nghiệp cùng kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực giải trí truyền hình vô tư, khách quan (không phân biệt trong hay ngoài đài truyền hình) để tạo ra môi trường kinh doanh sản xuất lành mạnh giữa các doanh nghiệp. - Đài truyền hình có trách nhiệm: + Tăng thời lượng phát sóng gameshow Việt Việt trên Truyền hình. Tính giờ hợp lí gameshow phát trên truyền hình + Hàng năm trích một khoản thu từ Quảng cáo trên các kênh truyền hình Nhà nước đầu tư lại cho sản xuất gameshow Việt

doc93 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2410 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm phát triển gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt tại Công ty cổ phần Quảng cáo và sản xuất phim ProVietnam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng tạo là một công việc nặng nhọc, đòi hỏi nhiều nỗ lực và cố gắng của nhân viên sáng tạo. Bảng 7: Một số chương trình truyền hình đang được ProVietnam hoàn thiện về mặt ý tưởng và format: CHƯƠNG TRÌNH NỘI DUNG TRUYỀN TẢI NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT Nhà Nông Thông Thái Vui + Kiến thức 3 chủ đề Dễ Khám Phá Việt Nam Khám phá Đất nước + Con Người 1 chủ đề Trung Bình Khoảnh Khắc Việt Nam Ấn tượng khó phai 1 chủ đề Trung Bình Hoa Hậu Doanh Nghiệp Trí tuệ + Sắc đẹp 3 chủ đề Trung Bình Cặp Đôi Hoàn Hảo Vui, Cho đối tựong hẹp 3 chủ đề Trung Bình 2.2.1.2 Phân tích tài chính Với một dự án sản xuất gameshow, phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án đối với doanh nghiệp sản xuất. Kết quả phân tích tài chính là cơ sở để doanh nghiệp sản xuất quyết định có nên sản xuất dự án gameshow đó hay không, đồng thời đưa ra các giải pháp về tài chính để dự án gameshow đó đạt mức sinh lời hợp lý, bền vững và lâu dài. Phân tích tài chính là một trong những nội dung cần nghiên cứu trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư sản xuất gameshow. Phân tích tài chính là bước kế tiếp, tổng hợp các số liệu đã dự tính như địa điểm trường quay, thiết kế trường quay, thiết bị kỹ thuật, nhân sự, mua sóng. Nội dung của phân tích tài chính là xác định dự án sản xuất gameshow đó cần bao nhiêu vốn đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư này được tài trợ từ những nguồn nào để chương trình luôn ổn định nguồn kinh phí sản xuất. Bảng 8: Một số dự án tiêu biểu dựa trên số liệu khách hàng đưa ra ProVietnam đã và đang phân tích để xem xét tính khả thi đưa vào sản xuất: STT Khách hàng Tên dự án Thời gian thực hiện dự án Kinh phí (triệu đồng) Bắt đầu Kết thúc Tổng kinh phí thực hiện dự án Kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương 1 Công ty Đầu tư Phát triển Kỹ thuật Trường Thành Chương trình “Chắp cánh Thương hiệu’’ 6/2007 6/2008 8.389,57 1.634,26 2 Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) Tuyên truyền, phổ biến về sở hữu công nghiệp 6/2007 7/2008 2.383,64 2.057,64 3 Cơ quan đại diện phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Xây dựng mô hình tổ chức và quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ 6/2007 5/2009 1.531,93 1.176,63 4 Sở KHCN tỉnh Bắc Giang Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn 6/2007 6/2008 1.010,99 1.010,99 5 Sở KHCN tỉnh Phú Thọ Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Đoan Hùng cho sản phẩm bưởi quả của tỉnh Phú Thọ 6/2007 5/2010 2.473,44 2.131,79 6 Trường Đại học Thương Mại Tạo lập và phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp 6/2007 6/2009 1.577,00 800,11 2.2.1.3 Liên hệ với các đơn vị, đối tác kết hợp thực hiện và sản xuất chương trình - Đơn vị bảo trợ - Đơn vị tổ chức - Đơn vị bảo trợ thông tin - Đơn vị bảo trợ nội dung - Đơn vị phối hợp 2.2.1.4 Hoạt động tìm kiếm nhà tài trợ Doanh nghiệp sản xuất muốn sản xuất chương trình họ cần phải tự lo chi phí, vậy nên họ cần tìm kiếm nhà tài trợ - quảng cáo. Chính nhờ có khả năng lôi kéo khán giả hết sức mạnh mẽ mà gameshow truyền hình là những chương trình đem lại doanh thu cho nhà đài, cũng như các đơn vị, tổ chức tham gia thực hiện. Chi phí sản xuất các chương trình truyền hình rất lớn, bình quân mỗi một giờ sản xuất gameshow chi phí khoảng 130 - 180 triệu đồng mới hoàn thành. Chỉ có nguồn thu từ quảng cáo và tài trợ mới có thể bù đắp được chi phí cho chương trình. - Soạn thảo hồ sơ mời tài trợ gồm: thư ngỏ; quyền lợi của nhà tài trợ; thông tin về gameshow như: ý tưởng, đối tượng, số lượng khán giả ước tính mà gameshow có thể thu hút được, nội dung, hình thức; kế hoạch truyền thông cho gameshow; giới thiệu công ty và các phục lục: Danh sách ban tổ chức và ban cố vấn, lịch trình tổ chức, bảng dự trù khinh phí. - Chia nhóm mời doanh nghiệp tài trợ. 2.2.1.5 Đàm phán với đơn vị sẽ phát sóng chương trình: VTV, VTC, cáp và các đài địa phương. Hiện nay, nước ta có 64 đài phát thanh và truyền hình với tổng cộng trên dưới 100 kênh (kể cả truyền hình cáp. Các kênh truyền hình trung bình đều phát sóng 18 giờ/ngày, ngoài ra, còn có một số kênh phát sóng 24/24. Doanh nghiệp sản xuất muốn có chỗ để phát quảng cáo của nhà tài trợ, mà chỗ để phát quảng cáo chính là các đài truyền hình. Doanh nghiệp sản xuất sẽ đàm phán với đài truyền hình để “bán” chương trình đó cho đài nhưng không bằng tiền mặt, mà đổi lại bằng các spot quảng cáo với số lượng được nhà đài tính toán tương đương với giá trị chương trình. Hai phương thức phổ biến được các doanh nghiệp sản xuất lựa chọn là: Xã hội hóa 100% tức là đổi quảng cáo lấy chương trình như Tam sao thất bản, Làm giàu không khó... hoặc mua bản quyền và format gameshow ăn khách của nước ngoài, sau đó giới thiệu cho Đài hợp tác Việt hóa, tổ chức sản xuất và lên sóng như Ai là triệu phú, Chiếc nón kỳ diệu... Bảng 9: Kết quả đàm phán của ProVietnam với các Đài truyền hình: Thành công (+), Không thành công (-), Đang đàm phán (  ) CH Ư ƠNG TR ÌNH Đài truyền hình Việt Nam ( VTV) Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV) Đài phát thanh- truyền hình Bình Dương (BTV) Đài phát thanh - truyền hình Hà Nội (HTV) Đài phát thanh - truyền hình Hải phòng (THP) Siêu Thị Sao - - - - + Con Tàu May Mắn - - - - + Khám Phá Việt Nam      Hoa Hậu Doanh Nghiệp      Cặp Đôi Hoàn Hảo - - + - - 2.2.1.6 Sản xuất chương trình Demo (nếu cần thiết), cần làm khi đi kêu gọi tài trợ Mua bản quyền các chương trình của nước ngoài hoặc tự nghĩ ra chương trình mới rồi đến chào đài truyền hình là cách mà các doanh nghiệp sản xuất đang làm. Để đài truyền hình “để ý” tới thì ngoài kịch bản, format, các công ty còn phải có demo chương trình. Bất luận là về mặt kịch bản nó hấp dẫn đến đâu, có chương trình thật thì mới dễ nói chuyện. Điều này không ngoại trừ cả những gameshow chi phí sản xuất cao. Các doanh nghiệp sản xuất bỏ kinh phí ra để sản xuất chương trình, nhưng thông thường, cái mà họ nhận về không phải là tiền mặt mà là thời lượng quảng cáo. Để chuyển thời lượng đó thành tiền, họ lại phải đi mời tài trợ. Lại xây dựng các gói tài trợ, tính lợi ích quảng cáo ra tiền, mang demo gõ cửa các doanh nghiệp. 2.2.1.7 Lên kế hoạch sản xuất chương trình đảm bảo thời gian, thời lượng phát sóng chương trình Các vị trí chính trong êkíp sản xuất gameshow: - Quay phim tình huống ngoại cảnh (nếu có )thì êkíp làm gameshow gồm: + Đạo diễn (Director): phân tích kịch bản, hình dung ra diễn biến của đoạn phim tình huống, dàn dựng cảnh, chỉ đạo góc quay, hình ảnh, cách thể hiện diễn xuất… + Trợ lý đạo diễn (Assistant director - AD): Phụ giúp đạo diễn trong việc quản lý lịch quay, tính hợp lý của quá trình sản xuất và các nhiệm vụ khác. + Phụ trách casting (casting director): Tìm kiếm các diễn viên thích hợp với các nhân vật trong đoạn phim tình huống. + Phụ trách trường quay (location manager): Tìm kiếm và quản lý các địa điểm thực hiện các cảnh quay. Phần chơi của các người chơi, đội chơi được thực hiện trong trường quay nhưng với các đoạn phim tình huống quay ở ngoại cảnh, phụ trách trường quay phải có trách nhiệm lựa chọn địa điểm quay thích hợp và chuẩn bị để việc quay phim diễn ra thuận lợi nhất. + Quay fim: ghi hình, phối hợp âm thanh, ánh sáng + Thu thanh: thu lại giọng nói của diễn viên trong khi quay… bằng các động tác đặt bum khác nhau… chỉnh các thông số như âm lượng, tạp âm + Ánh sáng: tháp tùng , mang theo đầy đủ đồ nghề cho quay phim đến những địa điểm quay, lắp đặt thiết bị, lên đèn ở độ sáng cần thiết cho một cảnh quay…phụ trách việc chiếu sáng + Diễn viên + Chất liệu fim: fim betacam - Ghi hình trong trường quay: + Xe lưu động (xe mầu):tổng đạo diễn, đạo diễn hình, phụ trách kỹ thuật xe mầu. Để dễ điều khiển qua bộ đàm và làm cho không khí làm việc trong trường quay thật chuyên nghiệp tổng đạo diễn, đạo diễn hình đưa ra những khẩu lệnh chung và yêu cầu mọi người học thuộc. + Tổng đạo diễn. + Đạo diễn hình ảnh(đạo diễn quay phim): tính toán bao nhiêu máy quay, cách đặt máy quay & dụng cụ ánh sáng, góc độ ánh sáng, cách sắp xếp đạo cụ …thạo sử dụng ánh sáng, quyết định chuyển động máy quay với nhiều kiểu… + Quay phim: luôn fải lắng nghe khẩu lệnh chỉ đạo của ĐD hình di chuyển máy quay để bắt từng cảnh quay … + Âm thanh. + Ánh sáng. + Nhà thiết kế: thiết kế, sx & thi công trường quay cho một gameshow… + Trợ lý trường quay. + Đạo diễn trường quay(đạo diễn sàn)( hoạt náo viên): nhận mọi khẩu lệnh của tổng đạo diễn từ xe mầu vào để hướng dẫn cho âm thanh, ánh sáng điều chỉnh cho fù hợp (ví dụ như tiếng của MC & tiếng của đội chơi …), sắp xếp chỗ ngồi cho khán giả sao cho fù hợp với góc máy quay, bắt nhịp cho khán giả vỗ tay trong các fần chơi, chọn người chơi trong fần chơi dành cho khán giả, tặng quà, vị trí đứng của các đội chơi, cách sắp xếp đạo cụ … nói chung là mọi hoạt động bề nổi bên trong trường quay cảm thấy không fù hợp, là cầu nối giữa TĐD và các thành viên khác để sao cho mọi việc được bắt đầu theo ý đồ của TĐD nhanh nhất… + MC: nhận khẩu lệnh của TĐD… + Phần chuẩn bị cho những tình huống cũng cần phải cử riêng một nhóm phụ trách sử dụng máy tính, máy chiếu để show câu hỏi, fim tình huống trong các phần thi của chương trình, cộng điểm cho đội chơi trong & sau các phần chơi… + Nhóm phụ trách chuẩn bị đạo cụ trong các phần chơi… + Thành phần tham dự:ban giám khảo, đội chơi, khách mời, đại diện doanh nghiệp tài trợ, khán giả… - Làm hậu kỳ: + Biên tập lại hình ảnh. + Mix nhạc. 2.2.2 Nhận xét và đánh giá thực trạng phát triển Gameshow truyền hình của công ty ProVietnam Thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 2004, sau hơn 4 năm hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và giải trí nhưng đến 12/06/2005 ProVietnam mới chính thức tham gia vào hoạt động sản xuất gameshow truyền hình.Gameshow truyền hình “Siêu thị sao”và “Con tàu may mắn” là hai gameshow đầu tiên ProVietnam phối hợp đài phát thanh và truyền hình Hải phòng sản xuất. Trong năm 2005 đối tác chính của công ty chủ yếu là đài truyền hình Hải Phòng. Trong hơn 10 năm trở lại đây chưa bao giờ thị trường gameshow ở Việt Nam lại nở rộ và bùng phát như hiện nay, đây đang là một hình thức kinh doanh sản xuất mang lại lợi nhuận cho các công ty tham gia vào thị trường này. Trong hai năm tiếp theo 2006 và 2007 quan hệ đối tác của công ty mở rộng sang hai thành phố lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với các gameshow “Rồng vàng” phát sóng trên HTV, “Vui khoẻ có ích”, “Lăng kính thông minh” phát sóng trên VTV1. Nhưng trong hai năm này tính riêng sản phẩm gameshow lần lượt chiếm 22,22 % và 15,75 % tổng doanh thu mỗi năm. Nếu chỉ nhìn vào con số tỷ trọng phần trăm này thì ta thấy hoạt động gameshow truyền hình có xu hướng giảm, nhưng hoạt động này vẫn đạt doanh thu cao. Nguyên nhân do mức độ canh tranh trên thị trường nhgày cang ngay gắt, do xuất hiện thêm nhiều công ty có tham gia vào hoạt động sản xuất gameshow truyền hình dẫn đến thị trường bị thu hẹp đáng kể. Xét trong quy trình chung về hoạt động sản xuất gameshow ở một công ty hiện nay, ProVietnam là một trong không nhiều công ty tổ chức hoạt động sản xuất gameshow ở miền Bắc thực hiện đồng bộ khép kín từ ý tưởng, lập kế hoạch và ngân sách, liên lạc gặp gỡ các đơn vị, đối tác, êkíp sản xuất, ghi hình ngoại cảnh, thiết kế sân khấu, ghi hình trường quay, hệ thống trang thiết bị máy quay, âm thanh, ánh sáng, làm hậu kỳ mà không phải thuê các công ty khác như một số công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gameshow hiện nay vẫn làm. Hiện nay, các đài truyền hình mà ProVietnam phối hợp tổ chức ngoài Đài truyền hình Việt Nam VTV thì có đến 70 % là các đài ở miền Bắc như: Đài phát thanh - truyền hình Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Bắc Giang…Nhưng không dừng lại ở đó, ProVietnam cũng đã nhắm đến và đã mở rộng đơn vị phối hợp và hợp tác chiến luợc của mình là Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh HTV, Đài phát thanh truyền hình Bình Duơng BTV là hai đài truyền hình lớn nhất trong nam. Sở dĩ hiện nay ProVietnam mới chỉ dừng lại ở hoạt động sản xuất các gameshow thuần Việt bởi: Thứ nhất ngay từ buối ban đầu thành lập ban lãnh đạo của công ty dã vạch rõ gameshow thuần Việt là thế mạnh của mình, bởi ProVietnam sở hữu những nhân viên có khả năng sáng tạo. Các công ty có cùng mục tiêu và chiến lược lấy việc khai thác hay chỉ tổ chức sản xuất gameshow thuần Việt ở miền Bắc không nhiều như Hoàng Gia Việt Nam với Làm giàu không khó phiên bản hai là chìa khoá thành công, Trường Thành Media với Chắp cánh thương hiệu. Thứ hai là các đối thủ chính của công ty như Đông Tây Promotion, BHD…lại chuyên khai thác, mua bản quyền và tổ chức thực hiện các gameshow nước ngoài, đấy là chưa kể đến Đài truyền hình lớn nhất cả nước là VTV cũng chỉ tổ chức sản xuất các chương trình gameshow của nước ngoài. Chính vì thế mà ProVietnam gameshow mang thương hiệu Việt là thế mạnh của công ty. Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM GAMESHOW TRUYỀN HÌNH MANG THƯƠNG HIỆU VIỆT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ SẢN XUẤT PHIM PROVIETNAM 3.1 Xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình, dự báo xu hướng thị trường Gameshow truyền hình Việt Nam và phương hướng kinh doanh của công ty ProVietnam. 3.1.1 Xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình Khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, nước ta thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Cũng từ đó, nhiều lĩnh vực không còn bó hẹp trong sự hoạch định của Nhà nước mà được phát triển theo quy luật cung – cầu. Càng ngày chúng ta càng thừa nhận tính đúng đắn của sự chuyển đổi ấy. Cùng với quá trình này, khái niệm Xã hội hoá không còn xa lạ. Xã hội hoá các lĩnh vực, các ngành khác thì đó là chuyện bình thường vì nó thể hiện trách nhiệm, sự đóng góp chung của xã hội ( Nó được hiểu là “làm cho mang tính xã hội” hay “huy động toàn xã hội tham gia” ), nhất là từ khi Đảng và Nhà nước ta có chính sách đổi mới "Nhà nước và nhân dân cùng làm", phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội… Xã hội hoá theo cách hiểu của thuật ngữ kinh tế thị trường là tư nhân tham gia vào một số lĩnh vực thuộc nhà nước quản lý để phát huy những tiềm năng và chất xám và khả năng của họ, tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước, phục vụ cộng đồng, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh. Cũng mang nghĩa này, Xã hội hoá truyền hình chính là "sự tham gia vào quá trình sản xuất chương trình từ bên ngoài ngành truyền hình" ( Định nghĩa này đã được ông Trần Đăng Tuấn - Phó Tổng giám đốc thường trực Đài TH Việt Nam khẳng định tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25 Nha Trang – Khánh Hòa). Tức là trong các khâu sản xuất, hình thành tác phẩm của một chương trình truyền hình có sự tham của một hoặc nhiều đơn vị, cơ quan không liên quan đến Đài truyền hình. ( Một đơn vị bên ngoài bất kể nhà nước, tư nhân có thể đảm nhiệm đứt đoạn, trọn gói một chương trình và đài truyền hình có thể tiếp nhận phát sóng - Hay các đơn vị, các tổ chức, các doanh nghiệp hợp tác bằng việc cung cấp một sản phẩm cụ thể hoặc phối hợp tổ chức các sự kiện, các chương trình đúng theo tôn chỉ, mục đích của đài truyền hình, được kiểm kê, kiểm soát, thẩm định xét duyệt truớc khi sản xuất và phát sóng…).Thay vì chỉ hợp tác như trước, nay thì đặt thẳng các công ty làm trọn gói một chương trình. Thí dụ đặt hàng sản xuất phim truyện truyền hình, sân khấu, ca nhạc… Ông Tuấn cho rằng: "Bản chất của xã hội hoá không phải là vì tiền mà là việc lôi kéo nhiều đơn vị, tổ chức tham gia vào quá trình sản xuất chương trình, nhằm giảm tải cho nhà Đài cũng như tạo ra hiệu quả tốt nhất cho các chương trình truyền hình. Và  nó sẽ thu hút đựơc sự quan tâm và ủng hộ của công chúng". Cho nên xã hội hoá truyền hình thực chất là xã hội hoá việc sản xuất các chương trình truyền hình . Đón đầu xu hướng đó, năm 2004 ProVietnam ra đời và đã mạnh dạn trong đầu tư, năng động trong cơ cấu và hoạt động của mình. Không chờ đợi một cách thụ động, ProVietnam đến gõ cửa các Đài truyền hình chào bán chương trình như phim truyện truyền hình, gameshow.., đăng ký sản xuất, nhận mời tài trợ... 3.1.2 Dự báo xu hướng thị trường gameshow truyền hình Việt Nam Xu hướng của các doanh nghiệp sản xuất + Mở rộng quy mô hoạt động, tích luỹ nguồn vốn, chú trọng đào tạo nhân sự + Thương thuyết mua bản quyền, format của nước ngoài. Không thể phủ nhận những gameshow có xuất xứ từ nước ngoài có kết cấu chương trình chặt chẽ, không đòi nhà sản xuất phải nghiên cứu nhiều, cũng như học hỏi được công nghệ làm gameshow mới. Hơn nữa, chất lượng, từ thiết kế mỹ thuật, bố cục chương trình của gameshow từ nước ngoài cũng hơn gameshow thuần Việt + Với xu hướng xã hội hoá việc sản xuất các chương trình truyền hình, huy động thêm nguồn lực từ các doanh nghiệp sản xuất bên ngoài truyền hình hứa hẹn sẽ đem đến cho khán giả xem truyền hình nhiều gameshow hấp dẫn Đài truyền hình + Lựa chọn, nghiệm thu những chương trình hay từ các doanh nghiệp, đơn vị, tập thể ngoài truyền hình trước khi đưa duyệt phát sóng. Hướng tới phát sóng những chương trình hay, chất lượng để xay dựng uy tín của Đài truyền hình + Nâng cao chất lượng nội dung các chương trình. Yêu cầu của khán giả ngày càng cao, với nhiều chương chình để xem khán giả có quyền chọn lọc những chương trình yêu thích cho mình. Nếu để mất khán giả đồng nghĩa với mất các nhà đầu tư và như vậy sẽ mất luôn cả cơ hội để nâng cao chất lượng chương trình Cạnh tranh + Xu hướng xã hội hoá sản xuất các chương trình truyền hình là hướng đi đúng của nhà nước và kể từ đó mới xuất hiện các doanh nghiệp sản xuất ngoài truyền hình ra đời chỉ chuyên sản xuất các gameshow truyền hình để bán gameshow đổi quảng cáo cho đài truyền hình như Đông Tây Promotion, Hoanggia media, Vietba media, BHD…Nhiều doanh nghiệp sản xuất ra đời mà doanh nghiệp nào cũng muốn đầu ra của mình được phát sóng ở hai đài truyền hình lớn nhất cả nước là VTV và HTV, thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất để có sóng mà phát là điều dễ nhận ra. Cạnh tanh để dành giờ phát sóng. Cạnh tranh là điều tất yếu trong xu hướng xã hội hoá sản xuất các chương trình truyền hình. Cạnh tranh là để chất lượng gameshow ngày càng cao + Xu hướng cạnh tranh của gameshow là truyền hình thực tế. Truyền hình thực tế là kiểu làm truyền hình người thật - việc thật (máy quay phải bám theo những con người và sự việc của chương trình, người tham gia không cần quan tâm đến máy quay, thậm chí không biết mình đang bị ghi hình). Đó có thể là những con người trong một cuộc thi thể thao, sắc đẹp, giọng hát; trong các trò chơi trí não hay vận động; trong các chuyến phiêu lưu, khám phá thế giới hay trong những cuộc phỏng vấn nảy lửa, hoặc chỉ đơn thuần là vô tình rơi vào những tình huống dở khóc dở cười... Truyền hình thực tế được chia ra rất nhiều kiểu khác nhau, trong đó có bảy kiểu làm tiêu biểu: Kiểu "Tư liệu" (Documentary - style), kiểu "Thi thố" (Elimination), kiểu "Tìm nghề" (Job search), kiểu "Vượt lên chính mình" (Self-improvement/makeover), kiểu "Trò chuyện" (Talk show), kiểu "Quay lén" (Hidden cameras), kiểu "Chơi khăm" (Hoaxes). Vài chương trình THTT đình đám nhất thế giới: American Idol, Survivor (Kẻ sống sót), Big Brother (Anh cả). + Khuynh hướng của gameshow hiện đại là gia tăng sự tương tác, đúng đối tượng và đi sâu vào đời sống của từng cá nhân. Sự hợp tác + Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất, đài truyền hình dù theo bất cứ hình thức nào cũng đều nhằm mục đích hai bên cùng có lợi. Khi đó về phía các đài truyền hình việc bảo đảm thời lượng phát sóng gameshow trên truyền hình sẽ không nằm ngoài khả năng. Bởi khi hợp tác với các đối tác, các đài truyền hình sẽ có thêm thời gian để đầu tư vào những gameshow khác. Phía các doanh nghiệph sản xuất sẽ không còn vướng mắc về đầu ra ch gameshow của mình. Phần lợi dành cho các đối tác của đài truyền hình sẽ nằm sau những spot quảng cáo trong thời gian gameshow phát sóng. Đài truyền hình chịu trách nhiệm về nội dung, còn chất lượng gameshow là trách nhiệm của phía thực hiện. Xu hướng này sẽ góp phần làm cho nhu cầu giải trí thêm phong phú cho đông đảo khán giả. + Doanh nghiệp tài trợ quảng cáo. Không có tài trợ - quảng cáo thì chắc chắn không có tài chính để làm gameshow. Doanh nghiệp tài trợ mua quảng cáo lại cũng sẽ chỉ nhằm vào những chương trình có rating cao nhất. + Không chỉ có thêm kinh phí để nâng chất lượng gameshow, việc hợp tác còn giúp giải quyết vấn đề nhân lực. Trong hoàn cảnh cầu nhiều hơn cung như hiện nay, việc hợp tác làm gameshow sẽ góp phần làm đa dạng hoá sản phẩm, đưa ra nhiều lựa chọn cho từng thành phần khán giả + Việc hợp tác sẽ không chỉ bó hẹp trong nước mà còn vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia. Hợp tác với nước ngoài còn tạo cơ hội để lĩnh vực giải trí truyền hình Việt Nam tiếp cận phong cách làm gameshow chuyên nghiệp của các nước. Sẽ là từ những gameshow thương hiệu Việt mang đậm phong cách tâm hồn Việt. Bạn bè các nước sẽ có dịp hiểu thêm về cuộc sống, con người Việt Nam. Đó chính là tâm nguyện chung của những người làm gameshow mang thương hiệu Việt trong tương lai. 3.1.3. Phương hướng kinh doanh của công ty ProVietnam giai đoạn 2008 – 2010 Trên cơ sở những kết quả kinh doanh đã đạt được giai đoạn 2004 - 2007 cũng như các thế mạnh, năng lực cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ mà ProVietnam đang có trên thị trường và uy tín, thương hiệu cùng mối quan hệ đã tạo dựng được với các đối tác trong nước, đồng thời căn cứ vào tốc độ phát triển chung của thị trường và triển vọng tăng trưởng kinh tế quốc dân, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008 của công ty cổ phần ProVietnam ngày 31/01/2008 đã thông qua Chiến lược kinh doanh của công ty ProVietnam giai đoạn 2008 - 2010. Trong đó từ kết quả đánh giá Mô hình SWOT (Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats), công ty đã đề ra kế hoạch phát triển các ngành nghề kinh doanh. Mô hình SWOT của ProVietnam giai đoạn 2008 - 2010: Thế mạnh - Strengths: - Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý có chuyên môn và trách nhiệm cao, cùng với lực lượng nhân viên trẻ, năng động, yêu nghề tốt nghiệp ưu tú từ các trường đại học uy tín trên cả nước. Bên cạnh đó, công ty cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên học hỏi, nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức uy tín trong và ngoài nước. - Công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình kiểm soát các vấn đề như quản trị, luân chuyển và huy động vốn của các dự án có tính chất độ trễ thời gian trung bình và dài hạn; có kinh nghiệm trong việc định hướng công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm. - Công nghệ sản xuất phim hiện đại: Sản phẩm phim truyện, phim quảng cáo, phim tư liệu, phim giới thiệu về doanh nghiệp, gameshow.. được sản xuất theo công nghệ hiện đại đồng bộ giúp tăng cường hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Công ty đã và đang vận dụng mô hình kinh doanh - đầu tư và công tác nghiên cứu và phát triển (R&D), qua đó giúp công ty vừa có thế mạnh mũi nhọn và tập trung là sản xuất phim truyền hình, gameshow, realityshow, đồng thời vẫn luôn có điều kiện nghiên cứu các cơ hội kinh doanh thuộc nhiều ngành nghề khác, hứa hẹn đem lại tỷ suất sinh lời tương đối cao. - Thương hiệu và uy tín về sản phẩm, dịch vụ thuộc các ngành nghề công ty đang kinh doanh đã được khẳng định trên thị trường ở quy mô khá. - Sự đoàn kết nhất trí, năng động sáng tạo đồng tâm vượt qua khó khăn gian khổ trong công việc của ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể nhân viên trong công ty sẽ tạo nên sức mạnh để đưa công ty chúng ta không ngừng phát triển. - Văn hóa Công ty đã dần được hình thành theo hướng công ty thuộc sở hữu của đại chúng, trong đó nhân viên vừa là người lao động, vừa là những người sở hữu. Điểm yếu - Weakness: - Công ty mới được thành lập chưa lâu nên vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là hạn chế về mặt tài chính. Do đó trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty vẫn đang phải đi vay vốn khá nhiều, cùng với việc phải trả chi phí cho việc sử dụng số vốn đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung của Công ty. - Cũng vì thời gian hoạt động chưa dài, chính vì vậy nên mặc dù có nền tảng văn hoá công ty là sở hữu tập thể gắn với trách nhiệm từng cá nhân qua việc sở hữu công ty, nhưng văn hoá công ty còn đang trong quá trình hình thành và hoàn thiện. - Công ty chưa có các dự án sản xuất phim, gameshow lớn với phía nước ngoài mà chỉ mới bắt đầu đi vào nghiên cứu. - Quy mô công ty còn nhỏ, vốn đầu tư còn thiếu nên gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các cơ hội kinh doanh lớn với khả năng sinh lời cao. Cơ hội - Oppotunities: - Công ty có nhiều cơ hội đón bắt những kinh nghiệm quản lý, trình độ công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài. - Triển khai nhiều dự án có quy mô lớn đặc biệt là trong lĩnh vực giải trí truyền hình và sản xuất phim do có kinh nghiệm triển khai và uy tín từ nhiều năm trước. - Xây dựng được đội ngũ nhân sự trẻ, chuyên môn sâu Thách thức - Threats: - Hệ thống pháp luật, đặc biệt pháp luật về Quảng cáo, xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam còn đang trong quá trình bổ sung và hoàn thiện, các cơ chế, thủ tục hành chính còn nhiều khó khăn, rườm rà và bất cập. - Năm 2006, năm 2007 tỷ lệ lạm phát tương đối cao. Nhân tố này ảnh hưởng chung tới mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp và Công ty cũng không phải là một ngoại lệ. Lạm phát đẩy chi phí gia tăng, trong đó có áp lực tăng lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty làm cho lợi nhuận giảm. - Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp trong nước có được không ít thuận lợi và tiềm năng phát triển, tuy nhiên bên cạnh đó cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo, giải trí truyền hình, mặc dù lĩnh vực này trên thế giới đã phát triển lên đến đỉnh cao, song đối với Việt Nam thì mới chỉ là bắt đầu. Hơn nữa, ProVietnam lại là một doanh nghiệp tương đối trẻ, mới gia nhập làng quảng cáo, giải trí truyền hình và còn yếu cả tiềm lực công nghệ lẫn tài chính, do đó để tồn tại và phát triển, công ty luôn phải đương đầu với áp lực cạnh tranh trước các sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài đang thâm nhập thị trường và cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm dịch vụ của công ty. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty còn tương đối trẻ và năng động song một số còn thiếu kinh nghiệm làm việc, bên cạnh đó nguồn nhân lực về quảng cáo, sản xuất phim lại thường xuyên đòi hỏi được đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, trong khi việc đầu tư đào tạo nhân lực này tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế. Đây cũng là một khó khăn cơ bản trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. - Hệ thống quản trị chất lượng của công ty mới chỉ thực sự bắt đầu xây dựng và áp dụng, nên nguy cơ về đánh mất vị trí sản phẩm, dịch vụ, uy tín và thương hiệu Việt vẫn có thể xảy ra trong quá trình giao thời áp dụng hệ thống quản trị chất lượng vào kinh doanh. - Khả năng mất nhân sự và thu hút thêm nhân sự gây ra xáo trộn trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty do văn hoá công ty chưa ổn định và vẫn đang áp dụng chính sách nhân sự cũ (đến năm 2009) không còn phù hợp với các biến động của thị trường như tình hình lạm phát, trượt giá, sự thay đổi về giá cả trên thị trường lao động,… - Trong kế hoạch triển khai các dự án mới có nhiều dự án thuộc các ngành nghề công ty chưa có kinh nghiệm nhiều, nên có khả năng chịu những tác động bất ngờ từ phía các đối thủ cạnh tranh, … Chiến lược phát triển ngành nghề trong giai đoạn (2007 - 2009): Lĩnh vực chính và các hướng phát triển mới: Công ty Cổ phần ProVietnam hướng tới mục tiêu hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực theo chiến lược nhất quán là ứng dụng tối đa công nghệ truyền hình - viễn thông vào các lĩnh vực kinh doanh và quản lý, đồng thời ưu tiên vốn phát triển bền vững lĩnh vực giải trí truyền hình, sau đó đến các dự án và lĩnh vực thuộc các ngành nghề khác đem lại tỷ suất sinh lời cao. Theo đó, trong giai đoạn 2008 - 2010, chiến lược hoạt động trong từng lĩnh vực của ProVietnam được đặt ra như sau: Giải trí truyền hình: Trong giai đoạn 2008 - 2010, công ty tiếp tục duy trì việc kinh doanh sản xuất phim truyền hình, quảng cáo đồng thời sản xuất gameshow, realityshow và các chương trình liên quan trong đó lấy việc sản xuất gameshow là trọng tâm. Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển gameshow, talkshow theo hai hướng: - Các chương trình nhằm nâng cao kiến thức người tiêu dùng. - Các chương trình nâng cao kiến thức công nghệ thông tin và tin học phổ thông cho học sinh và sinh viên. - Các chương trình hướng nghiệp Công ty sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới đối tác các đài tuyền hình địa phương và các nhà cung cấp dịch vụ mạng, song song với việc mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với đài truyền hình Trung ương VTV và VTC, đặc biệt là việc thuê sóng truyền hình. Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn này là trở thành doanh nghiệp sản xuất nhiều chương trình gameshow nhất Việt Nam, đồng thời trở thành đối tác chiến lược về cung cấp sản phẩm và dịch vụ truyền hình với các đài truyền hình Trung ương trong cả nước. Viễn thông: Công ty tiếp tục khai thác các dịch vụ và sản xuất các sản phẩm liên quan đến dịch vụ giá trị gia tăng trên truyền hình, điện thoại, thông qua việc khai thác đầu số nhắn tin 8XX6 và tổng đài 1900- 365-078 với hướng kinh doanh chiến lược là đưa các dịch vụ và sản phẩm mới, có tính hữu dụng cao thâm nhập thị trường. Các dịch vụ tập trung theo hướng sau: - Hỗ trợ và cung cấp thông tin ứng dụng khoa học thường thức vào đời sống. - Hỗ trợ các thông tin góp phần nâng cao kiến thức người tiêu dùng. - Dịch vụ tìm kiếm nhanh các tiện ích đời sống bằng điện thoại. Dựa trên những kế hoạch đó mục tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 đến năm 2010 như sau: - Trong lĩnh vực kinh doanh cung cấp giải pháp truyền hình, với số lượng trên 30 khách hàng đang sử dụng các giải pháp truyền hình mà công ty cung cấp hiện nay, cùng triển vọng gia tăng số lượng lớn khách hàng xuất phát từ nhu cầu sử dụng các phương tiện truyền thông ngày một nhiều mà các giải pháp truyền hình là thế mạnh của công ty. Công ty tin tưởng đặt ra mục tiêu doanh thu cho hoạt động sản xuất các chương trình thương mại, quảng cáo khoảng 8 tỷ đồng. Ngoài ra dịch vụ booking quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, làm chuyển động, popup quảng cáo giữa các chương trình truyền hình ước tính đem lại mức 2,8 tỷ đồng mỗi năm. - Đối với hoạt động tổ chức sự kiện, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, thiết kế dàn dựng gian hàng triển lãm và xây dựng quản lý mô hình đại lý quy chuẩn đồng bộ doanh thu ước tính đạt 6,1 tỷ đồng mỗi năm. - Đối với lĩnh vực sản xuất gameshow, talkshow công ty có kế hoạch đẩy mạnh với doanh thu khoảng 3,9 tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, các dự án realityshow, dự án sản xuất phim truyền hình mà công ty hiện đang thực hiện cũng được công ty tiếp tục phát triển tiếp trong năm 2008, bước sang năm 2009 với doanh thu ước tính đạt mức7,2 tỷ đồng mỗi năm. Nhìn chung các hoạt động kinh doanh khác của công ty trong các lĩnh vực trên chủ yếu đều là các hoạt động kinh doanh dịch vụ có giá trị gia tăng lớn. Do đó doanh thu đạt được tuy không cao nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho công ty do chi phí bỏ ra tương đối thấp, chủ yếu tốn kém chi phí về nhân sự và quản lý. 3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển Gameshow Truyền hình mang thương hiệu Việt của của công ty ProVietnam Hiện nay chỉ tính trên hai kênh truyền hình lớn nhất cả nước là VTV và HTV có đến gần 40 gameshow phát sóng một tuần nhưng số gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt phát sóng trên hai kênh truyền hình lớn nhất cả nước này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các gameshow nước ngoài thu hút được nhiều khán giả là điều tất yếu, vì tất cả chương trình này trước khi đến Việt Nam đều đã có thời gian ra mắt và có lượng khán giả chú ý nhất định ở nước sản xuất và một số quốc gia. Làm thế nào để thu hút được khán giả xem các gameshow mang thương hiệu Việt. Phải chăng hiện nay nội dung chương trình gameshow phải chuyển tải ý nghĩa xã hội nhất định, những bài học kinh nghiệm thực tiễn đến người xem. Đứng trước vấn đề đặt ra như vậy tác giả xin đưa ra một số giải pháp cụ thể sau phát triển gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt. 3.2.1 Đầu tư chắp cánh cho kịch bản gameshow mang thương hiệu Việt. Là khâu đầu tiên của quy trình sản xuất gameshow. Để có thể định hướng / đặt hàng sản xuất gameshow thương hiệu Việt, các đài truyền hình hay doanh nghiệp sản xuất có thể thực hiện đầu tư cho kịch bản, xuất phát từ ý tưởng, kế hoạch về việc sản xuất gameshow, chẳng hạn như gameshow Hành trình văn hóa dành cho thanh niên, Đường lên đỉnh Olympia dành cho học sinh phổ thông trung học, Ở nhà chủ nhật là một chương trình có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho các gia đình về rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày… Ở công đoạn này - nếu có, các đài truyền hình và doanh nghiệp sản xuất có thể đầu tư cho kịch bản qua hình thức tổ chức các chương trình thi viết kịch bản gameshow thương hiệu Việt. Các tác giả có thể tự do sáng tác, những tác phẩm được giải sẽ được thưởng và được tập hợp thành ngân hàng kịch bản để các đài truyền hình hay nhà sản xuất lựa chọn quyết định đầu tư sản xuất theo kế hoạch. Những tác phẩm kịch bản gameshow được hoặc không được giải khác và không được đài truyền hình hay doanh nghiệp sản xuất tổ chức cuộc thi đó quyết định đầu tư sản xuất nhưng có thể cho sản xuất gameshow ( coi như được duyệt ), thì đưa vào danh mục công khai “ kịch bản đã được duyệt” để tác giả có thể trực tiếp, tự do chào bán, chuyển nhượng quyền sử dụng tác phẩm cho các đài truyền hình hay các nhà sản xuất khác không tham gia tổ chức. 3.2.2 Đầu tư cho sản xuất gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt. Là khâu chính tiếp theo của quá trình sản xuất gameshow. Trong đầu tư cho sản xuất gameshow, Nhà nước thực hiện theo hai cách: đặt hàng (đầu tư 100% vốn) và trợ giá (70% vốn) và đều theo hình thức chỉ định sau khi duyệt dự toán chi phí sản xuất. Ở cả hai cách này, đứng về mặt pháp lý, vẫn còn những vi phạm về trình tự, thủ tục. Cho nên, khi quyết định đầu tư vào sản xuất một kịch bản gameshow nào (có tổng vốn đầu tư trên 500 triệu đồng), thì bên quản lý về mặt sản xuất (Nhà nước ) tổ chức đấu thầu rộng rãi theo đúng trình tự, quy định hiện hành như với các dự án khác có vốn đầu tư của Nhà nước. Trong quá trình thực hiện dự án, có nghiệm thu phim từng phần (từng giai đoạn: Ghi hình ngoại cảnh - nếu có, Ghi hình trường quay, Dựng nháp, Dựng hoàn chỉnh, Duyệt phát sóng …) và giải ngân khi có quyết định cho phép phát sóng. Dưới hình thức này, khái niệm chủ đầu tư và nhà thầu - người thực hiện dự án đã hình thành rõ. Doanh nghiệp sản xuất gameshow - nhà thầu sẽ phải thực hiện việc làm phim đúng yêu cầu về tài chính và nội dung. Còn Nhà nước - chủ đầu tư có thể lựa chọn được những dự toán làm gameshow khả thi với chi phí thấp nhất của những người thực hiện có trình độ sản xuất đáng tin cậy... thông qua hồ sơ dự thầu. Những gameshow nào được chủ đầu tư quyết định đầu tư sản xuất và trả nhuận bút kịch bản làm gameshow, thì đó là tài sản của Nhà nước và mọi nguồn thu sau này, nếu có, đều nộp về cho ngân sách nhà nước (cho tới khi hòa vốn) chứ không thuộc phần chia cho bất cứ doanh nghiệp sản xuất / người thực hiện nào như tình trạng hiện nay. Còn các nhà sáng tác (tác giả kịch bản, đạo diễn, quay phim...) chỉ có quyền nhân thân đối với tác phẩm đó mà thôi. Đối với gameshow trợ giá, nếu thấy thuộc thể loại, đề tài được khuyến khích sản xuất, thì Nhà nước có thể quyết định chi một khoản từ ngân sách để trợ giá cho nhà sản xuất và sẽ không làm phát sinh quyền sở hữu đối với tác phẩm gameshow này. 3.2.3 Giải pháp thu hút khán giả của gameshow mang thương hiệu Việt Khán giả đó là những người xem gameshow dưới mọi hình thức: xem ở trường quay, , xem trên Internet, xem qua mạng lưới truyền hình…Nên khán giả là người xem dù với bất kỳ hình thức nào. Làm gameshow hướng về khán giả, là hướng tới nhân dân - hướng tới mọi tầng lớp trong xã hội: từ người xem bình dân tới vị học giả, từ chị nông dân tới ngài bộ trưởng, từ cậu thiếu niên tới các cụ già, từ anh công nhân tới các nhà nghiên cứu…Đó luôn luôn là mục đích của những người làm gameshow. Tuy vậy nên tùy từng đối tượng khán giả, tùy từng thời điểm thích hợp mà triển khai các gameshow với những nội dung, những phong cách thích hợp, thì dễ đạt những hiệu quả mong muốn. Vai trò, vị trí khán giả trong thẩm định, đánh giá chất lượng gameshow rất quan trọng nhưng không phải duy nhất. Người ta hay dùng rating để đánh giá một gameshow thành công. Điều này không sai, nhưng chỉ nên là một trong nhiều tiêu trí để xem xét đánh giá một gameshow, mà còn bao gồm: + Những vấn đề mà gameshow muốn truyền tải và giải quyết + Giá trị Văn hóa, xã hội của gameshow + Những khám phá, tìm tòi + Yếu tố phổ cập + Doanh thu gameshow dưới mọi hình thức Một gameshow hay, hấp dẫn là gameshow có nội dung sâu sắc, đươc thể hịện nhuần nhuyễn, đưa đến cho người xem những nhận thức mới, về vẻ đẹp của cuộc sống, con người, vẻ đẹp của nghệ thuật, của truyền thống văn hóa dân tộc, và thu hút được đông đảo các tầng lớp người xem. Do đó: - Trước hết, phải làm gameshow hay, hấp dẫn. Hấp dẫn cả về nội dung truyền tải, nội dung chương trình. Điều này cần sự nỗ lực chung của nhiều phía: Từ quản lí nhà nước tới các Đài truyền hình, các Doanh nghiệp sản xuất, các Tác giả làm gameshow…và cả sự định hướng, phân tích một cách chuẩn mực của các Nhà phê bình và Phóng viên báo chí về lĩnh vực này. Khán giả xem gameshow chủ yếu là qua truyền hình nên có nhiều đối tượng nên cần có sự định hướng. - Tăng cường công tác marketing, nhất là ở các doanh nghiệp sản xuất. Chi phí marketing nên hạch toán ngay vào chi phí sản xuất gameshow, để công tác marketing được chủ động, kỹ càng và có kế hoạch hơn. - Tăng cường trách nhiệm của lí luận phê bình và báo chí trong thẩm định, đánh giá các gameshow, góp phần định hướng, gợi mở cho các tác giả sáng tác, cũng như hướng dẫn và định hướng thị hiếu, thẩm mĩ người xem gameshow. Lí luận phê bình và Báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, khuyến khích các hiện tượng mới, các tìm tòi mới, các phong cách làm gameshow mới. - Công tác phát sóng cần điều chỉnh theo phương châm tăng cường gameshow mang thương hiệu Việt và giảm bớt nhập gameshow nước ngoài. Xin đề nghị nghiên cứu việc khoán chỉ tiêu doanh thu làm gameshow Việt cho các đài truyền hình. Như vây việc phát sóng gameshow Việt mới thưc sự chiếm chỗ trong kế hoạch của các đài truyền hình, và các doanh nghiệp sản xuất. 3.2.4 Một số giải pháp khác - Nâng cao Năng lực - Kỹ năng sản xuất của đội ngũ xây dựng làm chương trình. Đào tạo, nâng cao trình độ sử dụng trang thiết bị hiện đại trong sản xuất gameshow, gồm các nội dung: + Gửi nhân viên chuyên môn kỹ thuật sử dụng trang thiết bị hiện đại trong sản xuất và tổ chức sản xuất gameshow đi đào tạo ở nước ngoài. + Thuê chuyên gia nước ngoài giảng dạy, nâng cao trình độ cho nhân viên kỹ thuật sử dụng trang thiết bị hiện đại của ngành truyền hình. - Đầu tư Công nghệ - kỹ thuật sản xuất Gameshow truyền hình. Thực tế, để có một chương trình truyền hình hấp dẫn, đòi hỏi phải có một công nghệ sản xuất truyền hình chuyên nghiệp và hiện đại. Điều đó lý giải vì sao các nước có ngành truyền hình còn đang phát triển như Việt Nam vẫn phải mua bản quyền nhiều chương trình hay của nước ngoài. - Chủ trương xã hội hoá ( hợp tác trong và ngoài nước) trong việc thực hiện những chương trình giải trí truyền hình. Bằng việc ban hành các văn bản về xã hội hoá các hoạt động văn hoá nghệ thuật; về đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực truyền hình. Hơn nữa, ngày 11-3-2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2005/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, quy định: “việc tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và hợp tác xã. Sản xuất sản phẩm công ích và cung ứng dịch vụ công ích sẽ được thực hiện theo phương thức đấu thầu”. Như vậy, các Đài truyền hình hiện nay sẽ bắt buộc phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm của mình mới có thể thu hút được nguồn tài chính cho sản xuất các chương trình. Truyền hình Việt Nam đứng trước sự lựa chọn, tồn tại thì phải đổi mới bằng không không thể tồn tại trong xu thế hội nhập quốc tế khi không làm ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao. - Tăng cường sự tương tác giữa người xem và chương trình đang diễn ra (trực tuyến) - Nâng cao hợp tác - Phát triển các sản phẩm Gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt Để Gam eshow Việt phát triển thì vấn đề làm thế nào để các tác giả bên cạnh khả năng thiên phú về tầm nhìn (ý tưởng), các nhà quản lý cần thiết phải hỗ trợ họ những khả năng để thực hiện ý tưởng thông qua các tác phẩm và phổ biến tác phẩm đó đến khán giả (người tiêu dùng). - Nâng cao vị thế cạnh tranh của Gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt đối với Gameshow truyền hình mang thương hiệu Ngoại. Hiện nay trên thế giới lĩnh vực giải trí truyền hình trong đó có gameshow mang lại những khoản lợi nhuận kh á cao cho c ác nước phát triển như M ỹ, Anh, Pháp... Thông qua các sản phẩm này, các nước đã quảng bá được những hình ảnh về nền văn hoá, đất nước, con người của họ đến khắp thế giới, từ đó tác động trở lại ngành du lịch - cũng là lĩnh vực mang lại những khoản lợi nhuận đáng kể. Trên nguyên tắc phi tập trung về quản lý và hỗ trợ tài chính cho các hoạt động văn hoá - giải trí; các khoản hỗ trợ của nhà nước được thực hiện bằng hình thức cấp tài trợ cho các dự án cụ thể trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh. Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất để thúc đẩy lĩnh vực giải trí truyền hình của mình, một số nước như Anh, Pháp, Hàn Quốc đã hình thành Quỹ phát triển với sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Từ những tình hình như trên, việc tạo ra một nguồn tài chính dồi dào, ổn định mang tính xã hội hoá cao để hỗ trợ sản xuất phim là hết sức cần thiết và mang tính “thời sự” đối với sản xuất các chương trình giải trí truyền hình ở Việt Nam hiện nay. Mô tả dự án: “Quỹ hỗ trợ phát triển cho sản xuất gameshow”: Mục đích: Quỹ hỗ trợ sản xuất gameshow hình thành với mục đích nâng cao chất lượng của gameshow mang thương hiệu Việt thông qua việc đào tạo kỹ năng làm việc và thể hiện ý tưởng sáng tạo ở các khâu kịch bản, đạo diễn, kỹ thuật, công nghệ sản xuất, quản trị sản xuất. Xây dựng mối quan hệ về quản trị sản xuất gameshow. Nâng cao chất lượng, kỹ thuật, nội dung nhằm đưa gameshow Việt đến với công chúng. Tiến tới gameshow Việt sau 10 năm sẽ có tên tuổi trong khu vực. Khuyến khích, hỗ trợ các tài năng trẻ (tác phẩm đầu tay). Hỗ trợ các ý tưởng kịch bản xuất sắc, trên cơ sở đó tác giả có thể xây dựng dự án làm gameshow và thu hút được nguồn tài chính cho sản xuất tác phẩm. Hỗ trợ quảng bá sản phẩm đối các dự án có khả năng. Xây dựng kỹ năng cho các nhà sản xuất gameshow trong tiếp thị và quảng bá sản phẩm. Mục tiêu: Thông qua các đài truyền hình để phát triển, bổ sung và hoàn thiện kỹ năng viết kịch bản và thể hiện ý tưởng qua các Demo. Xây dựng nguyên tắc làm việc giữa các thành viên trong quá trình sản xuất gameshow; nâng cao vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong quy trình sản xuất gameshow phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiểu biết và áp dụng Luật bản quyền tác giả theo công ước quốc tế và luật của Việt Nam đối với quá trình sản xuất gameshow. Xây dựng chiến lược marketing và kỹ năng quảng bá sản phẩm. - Có kỹ năng xây dựng dự án nhằm thu hút các nhà đầu tư (Chính phủ, NGO, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước..) Hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất gameshow mang tính xã hội hoá cao. Nội dung hoạt động: Giai đoạn I sẽ do Quỹ Ford tài trợ tập trung cho việc chuyển giao công nghệ và đào tạo thực tế - Thành lập Hội đồng Quản trị “Quỹ Hỗ trợ phát triển sản xuất gameshow” Hiện nay ở Việt Nam chưa có một Quỹ nào hoạt động theo mô hình xã hội hoá để hỗ trợ cho các hoạt động văn hoá - giải trí - nghệ thuật nói chung và truyền hình nói riêng, đây là một dự án thí điểm nên cần: + Xây dựng chức năng và nhiệm vụ của Quỹ trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số Quỹ tương tự như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc … + Xây dựng tuyên ngôn hoạt động “Hỗ trợ cho gamesho Việt có khán giả và có thương hiệu trong khu vực” + Thành lập Hội đồng Quản trị gồm các thành viên: Đại diện cho Nhà đầu tư của Chính phủ (Bộ Văn hóa - Thông tin) Đại diện cơ quan quản lý ngành Đại diện tổ chức xã hội nghề nghiệp Nhà sản xuất gameshow có uy tín và trình độ Nhà Đạo diễn, Biên kịch Nhà đầu tư không thuộc Chính phủ (NGO, Tư nhân …) - Tổ chức các khoá học ngắn hạn với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia nước ngoài: + Khoá học về kịch bản nhằm trang bị cho học viên phương pháp đưa ra ý tưởng, làm việc giữa người đề xuất ý tưởng và người viết kịch bản, lựa chọn nội dung để có kịch bản tốt đáp ứng yêu cầu của khán giả + Khoá học Ngân sách và Tài chính nhằm trang bị cho học viên biết xây dựng một dự án làm gameshow hoàn chỉnh có thể thu hút được Nhà đầu tư. Xác định rõ Mối quan hệ (Relation) giữa đạo diễn – Kịch bản - Producer. Vai trò của Nhà sản xuất theo đúng nghĩa và phương thức làm việc khoa học dẫn đến thành công của gameshow. + Khoá học về Marketing gameshow và Quảng bá gameshow nhằm giúp học viên xác định được khán giả của mình và chiến lược phát triển khán giả, đặc thù của việc tiếp thị và quảng bá sản phẩm truyền hình, ảnh hưởng của nó đối với doanh thu của sản phẩm. + Khoá học về Quyền tác giả (IP0) và soạn thảo các hợp đồng nhằm giúp cho các học viên biết được Luật bản quyền của quốc tế khi gia nhập WTO, luật Việt Nam, các hợp đồng ký kết nhằm bảo vệ quyển lợi của Nhà sản xuất. - Tập hợp tài liệu giảng dạy. + Ghi hình, ghi âm, đưa vào đĩa Ví dụ các bài giảng + Thu thập tài liệu (viết), biên soạn thành tài liệu cho giáo viên và học viên nghiên cứu và học tập + Cấp chứng chỉ - Tuyển chọn ứng cử tham gia khoá học + Xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn ( Aplly) + Lựa chọn thông qua ý tưởng của học viên - Hỗ trợ phát triển tài năng + Các ý tưởng xuất sắc sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí và giúp đỡ kêu gọi đầu tư để thực hiện sản xuất, ưu tiên lớp trẻ và các tác phẩm đầu tay. Đối tượng thụ hưởng dự án: -   Các nhà sản xuất gameshow có quốc tịch Việt Nam tuổi dưới 45 -   Những sinh viên khác có khả năng Đơn vị tham gia dự án: -   Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Văn hoá Thông tin và Truyền thông - Bộ Văn hoá Thông tin và Truyền thông -   Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển Văn hoá (A&C) -   Quỹ Ford Cơ quan lập dự án: Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Văn hoá Thông tin và Truyền thông, Trung tâm A&C Kết quả dự án: - Có khoảng 40 nhà sản xuất gameshow được đào tạo đầy đủ các kiến thức cơ bản và qui trìnhcông nghệ làm gameshow tiên tiến. - Chất lượng kịch bản phục vụ được yêu cầu của khán giả - Xây dựng được mối quan hệ khoa học giữa Đạo diễn-Kịch bản-Nhà sản xuất - Biết xây dựng một dự án làm gameshow hoàn chỉnh để thu hút nhà đầu tư - Thiết lập được 3 hoặc 4 nhóm làm gameshow chuyên nghiệp (đẳng cấp quốc tế) - Chọn 1-3 kịch bản hay để hỗ trợ khoảng 10% kinh phí. 3.3 Tạo lập môi trường để thực hiện các giải pháp 3.3.1 Các kiến nghị đối với nhà nước - Nhà nước cần hỗ trợ và khuyến khích đầu tư phát triển gameshow mang thương hiệu Việt, để gameshow Việt đóng góp có hiệu quả cho văn hoá, xã hội. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư và phát triển vào gameshow mang thương hiệu Việt. - Có chính sách bảo trợ gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt, chính sách thuế phù hợp nhằm khuyến khích việc sản xuất gameshow mang thương hiệu Việt. 3.3.2 Các kiến nghị đối với ngành chủ quản - Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả đối với chương trình gameshow. Các Đài phát thanh và truyền hình và các cơ quan  báo chí khác ở  Trung ương và địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; mở chuyên mục giới thiệu pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quyền tác giả đối chương trình gameshow. - Đảm bảo tỷ lệ phát sóng hợp lý giữa gameshow thương hiệu Việt và gameshow nước ngoài. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giải trí truyền hình tăng cường quan hệ hợp tác với nhau. Đặc biệt là tăng cường phương thức xã hội hoá việc sản xuất các chương trình truyền hình để có được đóng góp của nhiều đối tượng, nhiều thành phần khác nhau. - Hỗ trợ các doanh nghiệp cùng kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực giải trí truyền hình vô tư, khách quan (không phân biệt trong hay ngoài đài truyền hình) để tạo ra môi trường kinh doanh sản xuất lành mạnh giữa các doanh nghiệp. - Đài truyền hình có trách nhiệm: + Tăng thời lượng phát sóng gameshow Việt Việt trên Truyền hình. Tính giờ hợp lí gameshow phát trên truyền hình + Hàng năm trích một khoản thu từ Quảng cáo trên các kênh truyền hình Nhà nước đầu tư lại cho sản xuất gameshow Việt KẾT LUẬN Hoạt động sản xuất gameshow truyền hình tại Việt Nam đang trên đà phát triển từng ngày nhưng gameshow mang thương hiệu Việt thì lại đang yếu dần. Gameshow Việt các ngành chủ quản quan tâm định hướng tạo điều kiện phát triển. Gameshow Việt phát triển song song với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Chuyên đề này đã đề cập tới những vấn đề về thị trường gameshow Việt Nam, qua đó thấy được các lực luợng cạnh tranh, các yếu tố chi phối thị trường. Chuyên đề đặc biệt đi sâu vào tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất tại Công ty Cổ phần Quảng cáo và sản xuất phim ProVietnam, qua đó ta có thể thấy được những thành công mà PrpVietnam đã đạt được cũng như những hạn chế mà ProVietnam cần khắc phục. Qua chuyên đề tôi mong muốn đóng góp một phần để làm sáng tỏ phần nào tình hình phát triển của thị trường gameshow tại Việt Nam. Ngoài ra là một số giải pháp để có thể phát triển gameshow mang thương hiệu Việt với hi vọng sẽ giúp phần nào trong quá trình hoàn thiện và phát triển thương hiệu ProVietnam và có thể ứng dụng cho một số doanh nghiệp khác cũng như sự phát triển của gameshow Việt. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS. Nguyễn Thành Độ (Chủ biên), Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp - ĐHKTQD, NXB Lao động – Xã hội, 2002 2. PGS. TS. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản – ĐHKTQD, NXB Giáo dục, 2002

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11602.doc
Tài liệu liên quan