Dù hoạt động dưới bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào trong những điều kiện nền khoa học kỹ thuật và chế độ xã hội có nhiều thay đổi thì yếu tố con người luôn luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, nói cách khác con người là yếu tố quyết định trong sản xuất kinh doanh. Trong khi nền kinh tế nước ta đang chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường thì vấn đề về lực lượng sản xuất càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cùng với các biện pháp quản lý lao động, kỷ luật lao động là yêu cầu khách quan với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Kỷ luật lao động không nhằm ngoài mục đích củng cố thái độ dạo đức, giáo dục thái độ lao động tự giác và khuyến khích sự chủ động sáng tạo của người lao động theo hướng làm việc đúng đắn. Kỷ luật lao động cũng là căn cứ cụ thể để người lao động tự rèn luyện để trở thành người công dân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh với tiêu cực trong lao động sản xuất. Là thước đo, là tiêu chuẩn để người lao động phấn đấu nâng cao trình độ, ổn định công việc và thu nhập. Trong doanh nghiệp, trật tự nề nếp và ý thức tuân thủ kỷ luật của người lao động là những yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định sản xuất tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững doanh nghiệp.
70 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năng suất)* Hệ số (A, B, C)
Trong đó: A, B, C được tính theo hệ số 1; 0,8; 0,6
Năng suất được cộng vào là năng suất vượt mức
+ Đối với các phòng ban nghiệp vụ lương được tính như sau:
Thu nhập = Tiền lương cơ bản * Hệ số ( A, B, C)
- Tác động về trách nhiệm vật chất: Đối với những công nhân viên chức vi phạm kỷ luật do làm hỏng máy móc, thiệt hại tài sản của Công ty thì mức bồi thường tối đa không quá 3 tháng lương và phụ cấp.
2.2.2.2- Số lượng vi phạm kỷ luật lao động
Qua quá trình nghiên cứu việc thực hiện kỷ luật lao động của cán bộ công nhân viên trong Công ty ta nhận thấy mặc dù Công ty đã quan tâm và xây dựng được một hệ thống nội quy lao động tương đối hoàn chỉnh nhưng việc vi phạm kỷ luật của công nhân viên vẫn tồn tại. Trong đó số lượng vi phạm kỷ luật lao động chủ yếu rơi vào công nhân nam ở độ tuổi từ 18- 20 tuổi do trình độ nhận thức, tư tưởng chính trị còn yếu kém, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực của xã hội tác động.
Bảng 2.5- Bảng tổng kết số lượng cán bộ công nhân viên vi phạm kỷ luật lao động ở công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu năm 2006- 2007
Đơn vị: Người
STT
Loại vi phạm
Năm 2006
Năm 2007
1
Không đảm bảo các yêu cầu quy định về thực hiện công việc( số lượng, chất lượng, tốc độ hoàn thành)
20
17
2
Vi phạm các quy định, nội quy của Công ty
72
50
- Đi muộn, về sớm, ra vào cổng tự do
60
43
- Tự ý bỏ việc
3
1
- Đánh bạc
4
2
- Làm hỏng máy móc, thiệt hại tài sản của Công ty
5
4
3
Các hành vi phạm pháp ảnh hưởng đến uy tín của Công ty trên thị trường
0
0
Tổng
92
67
( Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động Tiên lương)
2.2.2.3- Đánh giá việc thực hiện nội quy lao động
Việc chấp hành kỷ luật lao động trong Công ty nói chung được thực hiện khá nghiêm túc đem lại hiệu quả cao cho sự phát triển của Công ty.
Tuy nhiên việc chấp hành kỷ luật lao động vẫn còn nhiều tồn tại, nhiều hạn chế đó là việc vi phạm kỷ luật lao động và điển hình của loại vi phạm kỷ luật lao động thường xẩy ra ở Công ty là vi phạm các quy định, nội quy mà doanh nghiệp đã đề ra.
Chính vì việc tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vi phạm để từ đó đề ra các biện pháp hữu ích để tăng cường kỷ luật lao động là một vấn đề rất quan trọng đối với Công ty.
Nhận xét về tình hình vi phạm kỷ luật lao động: Nhìn chung số lượng lao động vi phạm kỷ luật ở Công ty năm 2006 giảm hơn so với năm 2005
Năm 2005 tổng số người vi phạm kỷ luật lao động là 92 người đến năm 2006 đã giảm 25% tương ứng với 27 người chỉ còn lại 67 người vi phạm kỷ luật lao động.Trong đó cụ thể như sau:
- Số lượng cán bộ công nhân viên vi phạm về không đảm bảo yêu cầu quy định thực hiện công việc ( số lượng, chất lượng, tốc độ hoàn thành) năm 2006 giảm 15% tương ứng với 3 người, giảm từ 20 người xuống còn 17 người.
- Số lượng cán bộ công nhân viên vi phạm các quy định nội quy của công ty năm 2006 giảm 33,3% tương ứng với 24 người, giảm từ 72 người xuống còn 48 người.
- Đặc biệt trong các loại vi phạm trên có vi phạm kỷ luật là đánh bạc đã giảm 50%.
- Trong các loại vi phạm thì loại vi phạm các quy định, nội quy của công ty chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2005 tỷ lệ vi phạm là 78% trên tổng số các loại vi phạm đến năm 2006 tỷ lệ này tuy đã giảm xuống còn 74% song đây vẫn là tỷ lệ rất cao cần quan tâm nhiều để giảm xuống.
- Loại vi phạm đi muộn về sớm, ra vào cổng tự do năm 2005 có 60 người đến năm 2006 còn 48 trường hợp.
Vậy vấn đề chung đặt ra cho Công ty lúc này là phải giải quyết dứt điểm các vi phạm kỷ luật còn tồn tại ở trên, mà chủ yếu là việc cán bộ công nhân viên vi phạm các quy định, nội quy lao động .Muốn vậy Công ty cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục xuyên suốt nội quy lao động, điều khoản kỷ luật lao động. Đồng thời phải kết hợp tốt hơn nữa biện pháp khuyến khích khen thưởng để khích lệ cán bộ công nhân viên tự giác chấp hành và không ngừng hoàn thiện tư cách đạo đức của mỗi cán bộ công nhân viên làm việc có tác phong công nghiệp trong môi trường kinh tế như hiện nay.
Bên cạnh đó cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, đoàn thể công ty trong việc đảm bảo kỷ luật lao động để kỷ luật lao động thực hiện đúng bản chất là làm cho người lao động hoạt động tốt hơn trong lao động sản xuất, xây dựng một tập thể tổ chức vững mạnh.
2.2.2.4- Thủ tục xử lý kỷ luật tại Công ty
a- Thành phần của hội đồng kỷ luật.
- Giám đốc
- Bí thư đảng ủy
- Trưởng hoặc phó phòng Tổ chức Lao động Tiền lương
- Đại diện ban chấp hành công đoàn
b- Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động
- Bản tường trình của nghười bị vi phạm kỷ luật lao động.
- Các tài liệu liên quan như: Biên bản sự việc xẩy ra, đơn tố cáo, chứng từ hóa đơn và các tài liệu khác.
- Văn bản thông báo ba lần trong trường hợp người vi phạm vắng mặt.
- Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng, có giấy tờ được coi là có lý do chính đáng.
c- Trình tự các bước xử lý kỷ luật
- Trước tiên người mắc sai lầm làm bản tự kiểm điểm thông qua tổ sản xuất tập thể giáo dục, xem xét. Sau đó tổ kiến nghị về hình thức kỷ luật lên phân xưởng.
- Mỗi phân xưởng đều có tiểu ban kỷ luật gồm các thành phần: Quản đốc, thư ký Công đoàn phân xưởng và đại diện thanh niên, đương sự.
- Tiểu ban kỷ luật họp và phê phán sai lầm của đương sự đồng thời ra quyết định về hình thức kỷ luật lên Công ty. Biên bản cuộc họp được mọi người tham gia ký và gửi lên phòng Tổ chức Lao động Tiền lương.
- Phòng Tổ chức Lao động Tiên lương căn cứ vào mức độ vi phạm của người lao vi phạm kỷ luật lao động và xem xét hình thức kỷ luật tương ứng và sau đó xin ý kiến của Chủ tịch hội đồng kỷ luật. Nếu nhất trí và Chủ tịch Hội đồng kỷ luật ký quyết định thì phòng Tổ chức Lao động Tiên lương sẽ đánh quyết định về việc xử lý kỷ luật đối với người vi phạm trong phạm vi toàn Công ty.
2.2.3- Nguyên nhân dẫn tới việc vi phạm kỷ luật lao động
- Nguyên nhân trước hết là do tàn dư của nếp sống cũ kỹ, các quan điểm và quan niệm lạc hậu về lao động. Do chưa nhận thức hết vai trò làm chủ của mình, chưa hiểu hết bản chất của kỷ luật lao động cũ khi chi phối, còn mang trong mình thói quen tự do tuỳ tiện của sản xuất nhỏ nên một số công nhân vi phạm kỷ luật lao động như đi muộn về sớm, bỏ giờ làm việc, làm việc riêng trong giờ, bớt xén quy trình công nghệ, lãng phí vật tư, máy móc, thiết bị…
Bên cạnh đó còn một số ít người còn lại cố tình vi phạm kỷ luật lao động do lợi ích cá nhân chi phối hoặc do ý thức tổ chức kỷ luật kém.
- Ngoài các nguyên nhân đã nêu trên thì trình độ kỷ luật lao động còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ quản lý của tổ chức lao động. Nếu việc phân công lao động không rõ ràng, không chặt chẽ, việc quy định trách nhiệm quyền hạn của từng người lao động không cụ thể hoặc là các chế độ khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần không công bằng, các điều kiện lao động không đảm bảo.
Tổ chức phục vụ nơi làm việc không kịp thời, các mức lao động không hợp lý….đều có thể dẫn đến tình trạng sử dụng thời gian làm việc không hợp lý, lãng phí công suất máy móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, các quy trình công nghệ bị vi phạm.
- Bên cạnh đó còn có một số ít người cố tình vi phạm kỷ luật lao động do lợi ích cá nhân chi phối hoặc do ý thức tổ chức kỷ luật kém.
- Và tác phong lề lối làm việc của cán bộ lãnh đạo cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hinh kỷ luật lao động.
2.2.4- Các nhân tố tác động tới việc thực hiện kỷ luật lao động
Việc vi phạm kỷ luật của người lao động xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà ta có thể phân thành hai nhóm nhân tố chủ yếu như sau:
- Nhân tố chủ quan: vi phạm kỷ luật lao động từ phía người lao động chủ yếu như: đi muộn, về sớm, nghỉ việc tự do, ra vào Công ty không giấy phép, làm bừa, làm ẩu cho máy hỏng để được nghỉ việc, làm đứt mạch điện để được về sớm, nói chuyện trong giờ sản xuất.
- Nhân tố khách quan: vi phạm kỷ luật lao động xuất phát từ việc phân công lao động chưa khoa học, tổ chức nơi làm việc chưa tốt như: trong giờ làm việc thì máy hỏng, trục trạc kỹ thuật không có nhân viên kỹ thuật sửa chữa kịp thời.
2.2.5- Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể Công ty trong việc đảm bảo kỷ luật.
Đảm bảo việc thực hiện chế độ kỷ luật tốt là trách nhiệm của mọi người trong tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau đều có một vai trò trách nhiệm khác nhau trong việc giữ gìn kỷ luật trong tập thể lao động. Việc phân định trách nhiệm đó càng rõ ràng càng tạo điều kiện cho việc duy trì kỷ luật trong tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.5.1- Vai trò của từng đối tượng, bộ phận
a- Ban quản lý cao cấp
Đại diện là Giám đốc công ty, phải là người chủ trì trong việc xây dựng và phê duyệt các chính sách và thủ tục hợp lý cho tổ chức thực hiện tốt các quy chế của Công ty.
b- Tổ chức Công đoàn Công ty
Công đoàn đóng vai trò hỗ trợ trong việc giáo dục ý thức cho người lao động, giúp họ tuân thủ kỷ luật lao động và cũng là người giám sát việc thực thi các hình thức kỷ luật.
c- Phòng Quản trị nhân lực
Phòng có trách nhiệm chính trong việc thiết kế các chính sách và thủ tục xử lý kỷ luật lao động, thi hành kỷ luật lao động.
Phòng phải đào tạo cho các cán bộ quản lý trực tiếp biết và hiểu rõ về trách nhiệm, các điều khoản kỷ luật lao động.
d- Người quản lý bộ phận
Là người chịu trách nhiệm chính và trực tiếp về vấn đề kỷ luật lao động đối với người lao động
Phải là người hiểu rõ tâm lý, tính cách của nhân viên dưới quyền để có cách cư xử phù hợp đồng thời phải nắm bắt được các loại vi phạm kỷ luật lao động, đào tạo cho nhân viên dưới quyền biết về các nội dung, điều khoản vi phạm đó.
e- Người lao động
Có trách nhiệm tuân thủ những nguyên tắc, quy chế làm việc, tự giác tuân thủ kỷ luật lao động để đạt tới mục tiêu chung của Công ty
2.2.5.2- Nhận xét về việc phát huy vai trò của các bộ phận
Qua việc lấy ý kiến ngẫu nhiên một số Cán bộ công nhân viên của công ty đánh giá về kết quả các hoạt động của các bộ phận nhằm hạn chế vi phạm kỷ luật ta có bảng số liệu như sau:
Bảng 2.6- Tổng hợp đánh giá việc phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong việc bảo đảm kỷ luật lao động ở Công ty
Chỉ tiêu
Đối tượng
Rất tốt
Tốt
TBình
Yếu
Tổng
Số người
%
Số người
%
Số người
%
Số người
%
Số người
%
Ban quản lý cấp cao
38
38,4
31
31,3
30
30,3
0
0
99
100
Tổ chức công đoàn
2
2,1
58
59,8
37
38,1
0
0
97
100
Phòng quản trị nhân lực
34
37,8
43
48,8
13
14,4
0
0
90
100
Người quản lý bộ phận
23
23,2
49
49,5
27
27,3
0
0
90
100
Người lao động
33
37,1
38
42,7
17
19,1
1
1,1
89
100
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu trao đổi ý kiến của Cán bộ công nhân viên ở Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khia Xuất Khẩu năm 2006)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu điều tra trao đổi ý kiến ta thấy:
Vai trò của Ban quản lý cao cấp được phát huy mạnh mẽ, mức độ tốt và rất tốt có 69 người đồng ý chiếm tỷ lệ là 69,7%. Tiếp đó là Người quản lý bộ phận và phòng Quản trị nhân lực cũng phát huy mạnh mẽ vai trò của mình. Bên cạnh đó Tổ chức công đoàn vẫn còn chưa phát huy được vai trò của mình biểu hiện là chỉ có 2 người cho rằng Tổ chức công đoàn phát rất tốt vai trò chiếm 2,1%, ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao có 37 người đồng ý và chiếm tỷ lệ 38,1%.
Qua xem xét nguyên nhân dẫn tới tình trạng các tổ chức trong Công ty đặc biệt là Ban chấp hành công đoàn chưa phát huy tốt vai trò của mình ta có thể nêu ra một số điểm chính như sau:
- Vấn đề kỷ luật lao động ở Công ty chủ yếu được đảm bảo bằng tiền lương, tiền thưởng do vậy việc đánh giá và xử lý vi phạm kỷ luật thường căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, thành quả mà họ đạt được chứ không đề cập tới việc rèn luyện của người lao động như việc đi họp, tham gia các buổi tổng kết, thảo luận…Do đó những vấn đề bình luận trong cuộc họp như: những tấm gương lao động giỏi hay những vụ việc vi phạm kỷ luật chưa được phổ biến sâu rộng.
- Các cuộc họp chưa sôi nổi triệt để, chưa mang lại hiệu quả nâng cao tính tự giác trong chấp hành kỷ luật lao động
Do vậy Ban lãnh đạo, các tổ chức và toàn thể Cán bộ công nhân viên cần ý thức rõ vai trò của mình phát huy tốt hơn nữa trách nhiệm của mình trong công tác, đảm bảo tốt chế độ kỷ luật lao động để xây dựng thành công tập thể lao động vững mạnh, mở rộng uy tín của Công ty trên thị trường.
CHƯƠNG BA: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ
CƠ KHÍ XUẤT KHẨU
Qua nghiên cứu chế độ kỷ luật lao động của Nhà Nước và kết hợp với việc xem xét thực tế chấp hành kỷ luật lao động của Công ty cụ thể như đã nêu ở trên, để góp phần tăng cường củng cố kỷ luật lao động được tốt hơn, em xin có một số kiến nghị như sau đối với công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu.
3.1- Kiến nghị
3.1.1- Phải xây dựng được hệ thống nội quy, kỷ luật lao động đầy đủ và thường xuyên sửa đổi bổ xung cho phù hợp với thực tế và tuân theo quy định của pháp luật.
Để hoạt động của Công ty có một trật tự nề nếp và đem lại hiệu quả kinh tế cao thì Công ty cần xây dựng, thiết lập được kỷ luật lao động thật tốt. Muốn có được kỷ luật lao động tự nguyện tự giác thì trước hết phải xây dựng cho được hệ thống nội quy, quy chế rõ ràng hợp lý.
Các nội dung của kỷ luật lao động, nội quy lao động phải được xây dựng trên cơ sở những Văn bản pháp luật Nhà nước hiện hành, nhằm cụ thể hoá nghĩa vụ tuân theo kỷ luật lao động của mỗi công nhân viên chức, chỉ có thông qua hệ thống nội quy, quy chế thì nghĩa vụ của mỗi người lao động mới được xác định cụ thể để họ thấy rõ trách nhiệm của mình mà có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động chung của Công ty cũng như nội quy của mỗi đơn vị sản xuất, phân xưởng và phòng ban.
Đồng thời với việc xâydựng thì công ty phải thường xuyên sửa đổi, bổ xung vào hệ thống nội quy đó cho phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tế của Công ty mình.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy ở những Công ty xây dựng được hệ thống nội quy chặt chẽ rõ ràng, cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh tình hình và đường lối chung của Nhà nươqcs thì việc chấp hành sẽ đem lại hiệu quả cao, thúc đẩy sự phát triển của Công ty. Với những Công ty chưa làm tốt công tác này thì thường xẩy ra vi phạm kỷ luật mất thời gian cho việc xử lý của các cán bộ lãnh đạo làm ảnh hưởng tới uy tín cũng như sự phát triển chung của Doanh nghiệp.
3.1.2- Cần kết hợp chặt chẽ biện pháp giáo dục thuyết phục, khen thưởng, tác động về mặt vật chất với việc thi hành kỷ luật lao động
Mục đích chính của việc thi hành các hình thức kỷ luật không phải là trừng phạt những người có lỗi mà là giáo dục họ để họ có thái độ đúng đắn trong lao động, tự giác chấp hành tốt kỷ luật lao động. Bởi vậy cùng với biện pháp tác động về mặt kỷ luật thì công ty cần phải kết hợp với các biện pháp giáo dục thuyết phục. Việc kết hợp này không chỉ có tác dụng với bản thân người vi phạm kỷ luật làm cho họ thấy sai lầm của mình mà sửa chữa mà còn có tác dụng giáo dục chung đối với toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Nhưng nếu chỉ nặng về giáo dục thuyết phục mà coi nhẹ những biện pháp tác động về mặt vật chất thì việc áp dụng các hình thức kỷ luật sẽ không làm cho người lao động thấy được sự khác biệt giữa người vi phạm kỷ luật lao động và người chấp hành tốt, không phát huy tính tích cực của những người có ý thức tốt và nâng cao ý thức của những người chấp hành chưa tốt. Trái lại nếu chỉ năng về áp dụng các hình thức kỷ luật, tác động về mặt vật chất mà coi nhẹ giáo dục thuyết phục, khen thưởng thì không những không phù hợp với bản chất đặc điểm của kỷ luật lao động mà còn không đảm bảo cho kỷ luật lao động chấp hành chặt chẽ. Bởi ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động chỉ được phát huy mạnh mẽ thông qua việc áp dụng biện pháp giáo dục thuyết phục.
Trong khi áp dụng các hinhd thức kỷ luật Công ty không nên coi thường các hình thức phê bình, khiển trách…Qua thực tế của công ty em nhận thấy Công ty thường xem nhẹ áp dụng các biện pháp này đối với những vi phạm nhỏ nhặt nhưng nó lại là nhân tố góp phần củng cố, tăng cường kỷ luật để giảm bớt những vi phạm lớn.
3.1.3- Phải gắn liền những biện pháp đảm bảo kỷ luật với việc cải tiến trong công tác quản lý ở Công ty
Ở mỗi Công ty, Công tác quản lý luôn được quan tâm cải tiến để không ngừng nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, làm cơ sỏ cho những bước phát triển vững chắc của Công ty. Nhưng muốn như vậy lại cần phải gắn liền những biện pháp đảm bảo kỷ luật với việc cải tiến quản lý đó. Công tác cải tiến quản lý bao gồm nhiều mặt, nhiều vấn đề những tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Qua việc gắn liền những biện pháp đảm bảo kỷ luật vào đó, mỗi người lao động sẽ nhận thấy một cách cụ thể, sâu sắc hơn hậu quả của các hành vi vi phạm. Bởi muốn nâng cao đời sống bản thân và gia đình người lao động phải ý thức trách nhiệm của mình trong việc chấp hành kỷ luật lao động.
Qua tìm hiểu thực tế em nhận thấy nếu gắn liến các biện pháp đảm bảo kỷ luật lao động với việc cải tiến quản lý như trả lương theo sản phẩm hàng hoá, mở rộng quyền giám đốc…sẽ làm cho người lao động phải quan tâm đến năng suất, chất lượng công việc của mình hơn. Nó nâng cao được ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình” của người lao động từ đó mà nâng cao đời sống của tất cả mọi người một cách có hiệu quả nhất.
Nếu tách rời các biện pháp đảm bảo kỷ luật với cải tiến sẽ làm cho người lao động thiếu ý thức trách nhiệm của mình đối với tập thể, không làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Do đó không những chính quyền lợi của người lao động đó bị tác động mà còn ảnh hưởng đến cả quyền lợi của những người khác cùng tham gia sản xuất sản phẩm đó, gây nên tình trạng trì trệ công việc sản xuất chung của Công ty.
3.1.4- Cần phát huy mạnh mẽ vai trò của đoàn thể quần chúng như Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…trong việc đảm bảo kỷ luật lao động
Đối với các đoàn thể quần chúng thì việc xây dựng, tăng cường kỷ luật lao động tự nguyện tự giác cho người lao động là một chức năng cơ bản. Và cũng chỉ thông qua hoạt động của các đoàn thể quần chúng đó mới lôi cuốn được người lao động tham gia một cách tự giác vào việc chấp hành kỷ luật lao động. Bởi đó là những tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động, quan tâm thường xuyên và có hệ thống điều kiện lao động, sinh hoạt, và văn hoá của người lao động. Việc phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng trong vẫn đề đảm bảo kỷ luật lao động sẽ tạo ra một khí thế thi đua sôi động, mạnh mẽ giữa những người lao động nhằm duy trì củng cố một trật tự kỷ luật lao động Xã hội chủ nghĩa trong Công ty.
Tuy nhiên em thấy vấn đề này ở Công ty còn mang tính hình thức, Công ty chủ yếu dựa vào vai trò tác động về mặt tiền lương, tiền thưởng…Do đó chưa phát huy được tính tích cực của các đoàn thể quần chúng trong việc năng cao kỷ luật lao động.
3.2- Giải pháp
3.2.1- Các biện pháp tác động đến người lao động vi phạm kỷ luật lao động
3.2.1.1- Biện pháp giáo dục thuyết phục
Đối với những người vi phạm kỷ luật lao động thì biện pháp giáo dục thuyết phục có vai trò khá quan trọng tác động trực tiếp tới ý thức người lao động. Biện pháp này được xuất phát từ bản chất của kỷ luật lao động Chủ nghĩa Xã hội là dựa trên cơ sở quan hệ tự nguyện, tự giác của người lao động đối với việc chấp hành kỷ luật lao động. Trong giáo dục đặc biệt chú ý đến giáo dục nhận thức về kỷ luật lao độngcho các thành viên mới bước vào môi trường lao động sản xuất. Có nhiều hình thức tiến hành giáo dục nhận thức về kỷ luật lao động như:
- Tuyên truyền phổ biến các nội quy lao động trong doanh nghiệp.
- Thảo luận, kiểm điểm tình hình kỷ luật lao động ở các cuộc họp tổ sản xuất, phân xưởng, bộ phận sản xuất và tròn toàn doanh nghiệp.
- Dùng các phương tiện thông tin đại chúng để thông báo kịp thời tình hình kỷ luật lao động trong nội bộ phân xưởng, doanh nghiệp.
- Tiến hành các buổi gặp gỡ nói chuyện của các công nhân viên tiên tiến lâu năm, có uy tín đối với các công nhân trẻ về vấn đề kỷ luật lao động.
Trong biện pháp giáo dục thuyết phục các tập thể lao động có vai trò quyết định. Các tập thể lao động là các đơn vị cơ bản của nền sản xuất, Xã hội là nơi trực tiếp phát hiện và đấu tranh với hiện tượng vô kỷ luật. Vì thế tập thể có tác động rất lớn tới hành vi của người lao động. Trong điều kiện nước ta vấn đề kỷ luật lao động các tập thể lao động có các quyền sau:
- Qua đại hội công nhân viên chức và Tổ chức Công đoàn tập thể lao động có quyền thông qua các quy tắc trật tự, nội quy lao động của đơn vị mình.
- Có quyền bàn bạc về tình hình kỷ luật lao động và đề ra các biện pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động trong đơn vị.
- Có quyền dùng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần như: bình xét các danh hiệu, đề nghị khen thưởng…cho những công nhân gương mẫu chấp hành tốt các quy định của đơn vị cũng như tổ chức.
3.2.1.2- Biện pháp hành chính cưỡng bức
Trong trường hợp sử dụng biện pháp giáo dục thuyết phục không mang lại hiệu quả đối với người vi phạm hay những vi phạm kỷ luật có tính chất nghiêm trọng thì phải xử dụng biện pháp hành chính cưỡng bức. Biện pháp này có cơ sở pháp lý là Luật lao động và các văn bản pháp quy của Nhà nước về lao động. Các hình thức kỷ luật có thể áp dụng là:
- Phê bình
- Cảnh cáo
- Hạ tầng công tác, hạ bậc kỹ thuật, chuyển sang làm việc khác
- Buộc thôi việc
Tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, mức độ vi phạm và sự thành khẩn của người vi phạm mà hội đồng kỷ luật của Công ty xem xét và quyết định áp dụng hình thức kỷ luật thích hợp. Bên cạnh các hình thức kỷ luật hành chính cũng cần áp dụng hình phạt kinh tế đối với công nhân vi phạm kỷ luật như cắt các phần thưởng, bồi thường một phần hoặc toàn bộ giá trị vật chất nếu làm hư hại đến tài sản Xã hộ Chủ nghĩa và tài sản tập thể. Để củng cố kỷ luật lao động cần phải kết hợp chặt chẽ hợp lý các biện pháp giáo dục thuyết phục và hành chính cưỡng bức. Biện pháp giáo dục rất có hiệu lực và là phương tiện chủ yếu để giáo dục thấi độ tự giác đối với người lao động tuy nhiện trong nhiều trường hợp không tránh khỏi phải sử dụng các biện pháp cưỡng bức hành chính, tuy nhiên chỉ dùng khi thực sự cần thiết.
3.2.2- Các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác Tổ chức lao động khoa học
Tăng cường kỷ luật lao động là một phương hướng của tổ chức lao động khoa học. Kỷ luật lao động được duy trì nghiêm túc là cơ sở để áp dụng các phương hướng khác của tổ chức lao động khoa học. Đồng thời Tổ chức lao động khoa học là một trong phương tiện quan trọng của củng cố kỷ luật lao động. Tổ chức quá trình lao động có ảnh hưởng đến tâm lý, tập quán, thói quen của con người đến tinh thần trách nhiệm trước tập thể và xã hội. Tổ chức lao động ở trình độ cao sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân đối với công việc của mình, xoá bỏ các điều kiện thuận lợi để đưa công nhân tới vi phạm kỷ luật lao động, do đó sẽ hạn chế các vụ vi phạm kỷ luật lao động, do đó sẽ hạn chế các vụ vi phạm kỷ luật. Ngược lại nếu tổ chức lao động còn nhiều thiếu sót sẽ là điều kiện thuận lợi để đưa công nhân tới vi phạm kỷ luật lao động. Các phương hướng chủ yếu sau của tổ chức lao động khoa học có ảnh hưởng lớn tới kỷ luật lao động.
- Cải tiến tổ chức và phục vụ nơi làm việc: Nếu nơi làm việc không được ttổ chức khoa học sẽ dẫn đến lãng phí thời gian làm việc, lãng phí công suất máy móc thiết bị, ảnh hưởng tới quy trình công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi phạm kỷ luật. Cải tiến tổ chức và phục vụ nơi làm việc sẽ góp phần củng cố, tăng cường kỷ luật lao động và nâng cao trình độ tổ chức lao động xã hội.
Cải thiện các điều kiện lao động có liên quan đến việc tạo ra một vùng khí hậu trong sạch, giảm bớt tác động xấu của môi trường lao động đến người công nhân tăng thêm niềm hứng thú của công nhân đối với công việc, giảm bớt các hiện tượng vi phạm kỷ luật lao động.
- Cải thiện Tiền lương- Tiền thưởng có vai trò quan trọng đối với kỷ luật lao động: Xây dựng một chế độ và các hình thức tiền lương, tiền thưởng công bằng hợp lý, dễ hiểu đối với người lao động sẽ làm tăng tính tích cực lao động, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, về công nghệ và về sản xuất.
- Hoàn thiện công tác định mức: Các mức lao động lạc hậu sẽ tạo ra một kết quả bề ngoài giả tạo che giấu những thiếu sót về kỷ luật lao động. Vì vậy tăng cường áp dụng các mức lao động khoa học, theo dõi thường xuyên việc hoàn thành mức lao động của công nhân sẽ làm cho kỷ luật lao động được duy trì và củng cố.
- Hoàn thiện hình thức Phân công lao động và Hiệp tác lao động: Điều này làm cho công nhân xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong lao động, tạo ra một tập thể lao động tốt đoàn kết nhất trí thương yêu giúp đỡ lẫn nhau chân tình. Điều đó làm cho kỷ luật lao động được chấp hành một cách tự giác và nghiêm chỉnh hơn.
- Năng cao trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật cho công nhân cũng có ảnh hưởng lớn tới kỷ luật lao động. Trình độ được nâng cao sẽ tạo điều kiện để công nhân hiểu rõ quy trình công nghệ, tính năng tác dụng của máy móc thiết bị, kỹ thuật an toàn…Do vậy những vụ vi phạm kỷ luật lao động cũng được hạn chế.
Hai loại biện pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động trên cần được tiến hành đồng thời. Tác động đến con người bằng cách giáo dục thuyết phục và hành chính cưỡng bức nhằm mục đích nâng cao nhận thức, rèn luyện tính tổ chức và kỷ luật của người lao động. Đây là những biện pháp trực tiếp nhằm nâng cao kỷ luật lao động. Tổ chức lao động khoa học là biện pháp ngăn ngừa từ xa nhằm xoá bỏ những điều kiện có thể dẫn tới vi phạm kỷ luật lao động. Tiến hành đồng thời cả hai biện pháp trên sẽ góp phần củng cố vững chắc kỷ luật lao động. Ngược lại, kỷ luật lao động được tăng cường sẽ tạo điều kiện để các biện pháp được áp dụng tốt hơn.
KẾT LUẬN
Dù hoạt động dưới bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào trong những điều kiện nền khoa học kỹ thuật và chế độ xã hội có nhiều thay đổi thì yếu tố con người luôn luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, nói cách khác con người là yếu tố quyết định trong sản xuất kinh doanh. Trong khi nền kinh tế nước ta đang chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường thì vấn đề về lực lượng sản xuất càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cùng với các biện pháp quản lý lao động, kỷ luật lao động là yêu cầu khách quan với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Kỷ luật lao động không nhằm ngoài mục đích củng cố thái độ dạo đức, giáo dục thái độ lao động tự giác và khuyến khích sự chủ động sáng tạo của người lao động theo hướng làm việc đúng đắn. Kỷ luật lao động cũng là căn cứ cụ thể để người lao động tự rèn luyện để trở thành người công dân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh với tiêu cực trong lao động sản xuất. Là thước đo, là tiêu chuẩn để người lao động phấn đấu nâng cao trình độ, ổn định công việc và thu nhập. Trong doanh nghiệp, trật tự nề nếp và ý thức tuân thủ kỷ luật của người lao động là những yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định sản xuất tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững doanh nghiệp.
Là một sinh viên ngành Quản trị Nhân lực, với kiến thức đã được trang bị ở trường và sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu trên cơ sở tài liệu thu thập được em đã chọn đề tài viết khóa luận tốt nghiệp là:
“Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu”
Trong đó em đã trình bầy một số vấn đề:
- Những vấn đề chung về kỷ luật lao động như: khái niệm, mục tiêu, nội dung, vai trò…
- Xem xét và đánh giá việc chấp hành kỷ luật lao động ở Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
-Một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động tại Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Trong thời gian thực tập tại Công ty em đã học được rất nhiều điều bổ ích phục vụ cho quá trình công tác của mình. Trong quá trình hoàn thành báo cáo tốt nghiệp em cũng được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các bác, các cô chú trong Công ty nói chung, Phòng tổ chức lao động tiền lương. Tuy nhiên do trình độ năng lực có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài chuyên đề của em không thể không tránh khỏi thiếu sót cả về nội dung lẫn hình thức và suy nghĩ chưa thật đầy đủ về một số vấn đề nêu ra trong các giải pháp. Em kính mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ trong Công ty để em sửa chữa, bổ xung hoàn thiện khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS. Mai Quốc Chánh, Ban lãnh đạo và các Cán bộ công nhân viên trong Công ty đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Quản trụ Nhân lực- Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn nhân lực- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Giáo trình Tổ chức lao động Khoa học- Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn nhân lực- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Bộ Luật lao động nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 23/6/1994. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động ngày 12/04/2002.
Giáo trình Lao động năm 2001- Trường Đại học luật.
Nghị định 41 của Chính phủ, số 41- CP ngày 6/7/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về Kỷ luật lao động và Trách nhiệm vật chất.
Nghị định 33 của Chính phủ, số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/04/2003 sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định 41/CP và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về Kỷ luật lao động và Trách nhiệm vật chất.
Thông tư 19 của Bộ Lao Động- Thương Binh và Xã hội số 19/2003/TT- Bộ LĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 41/CP ngày 06/07/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số đều của Bộ Luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ- CP ngày 02/04/2003 của Chính Phủ.
Nội quy lao động, Thoả ước lao động của Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu ngày 02/01/2001.
Báo cáo tổng kết năm 2007 về thực hiện kỷ luật lao động tại Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
45 năm xây dựng và phát triển Công ty Cổ phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Báo cáo của Giám đốc Công ty tại Đại hội Đại biểu Công nhân viên chức Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Báo Cáo kết quả Sản xuất kinh doanh và phương hướng nhiệm vụ của công ty Cổ Phần Dụng cụ Cơ Khí Xuất Khẩu tại Đại hôi Địa biểu Công nhân viên chức năm 2006- 2007.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Trình tự tiến hành kỷ luật trừng phạt 10
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Bộ máy của Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí Xuất khẩu 20
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý ngành của Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu 22
Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội 24
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo chuyên môn, giới tính, tuổi 23
Bảng 2.2: Một số sản phẩm chủ yếu của Công ty 25
Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường nội địa của Công ty 26
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2005-2007 27
Bảng 2.5- Bảng tổng kết số lượng cán bộ công nhân viên vi phạm kỷ luật lao động ở công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu năm 2006- 2007 32
Bảng 2.6- Tổng hợp đánh giá việc phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong việc bảo đảm kỷ luật lao động ở Công ty 39
PH Ụ L ỤC
NỘI QUY LAO ĐỘNGCÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU(Ban hành theo Quyết định số…/QĐ-NL)CHƯƠNG INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng- Nội quy lao động này được áp dụng cho tất cả cán bộ, nhân viên làm việc, học việc, thực tập (sau đây gọi chung là người lao động) tại CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU
Tất cả người lao động trong Công ty phải tuân thủ theo luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bản nội quy này.Điều 2. Phạm vi ápdụngViệc quản lý lao động, trật tự công ty xử lý kỷ luật lao động – trách nhiệm vật chất, áp dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đều được thực hiện theo nội quy này. Những điều chưa quy định tại nội quy này được thực hiện theo bộ luật lao động pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các điều khoản bổ sung của Nội quy này.Điều 3. Các nguyên tắc chung3.1. Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên:- Luôn tuân thủ những Nội quy, quy định của Công ty;- Luôn cư xử một cách đúng mực và trung thực, điềm đạm, tận tâm khi thi hành công việc;- Luôn cố gắng, nỗ lực và tập trung trong giờ làm việc;3.2. Tác phong làm việc:- Nhân viên phải có ý thức tự giác trong công việc, có tinh thần học hỏi, tự trau dồi kỹ năng và kiến thức để hoàn thành công việc được giao;- Tuân thủ sự bố trí, sắp xếp hoặc điều động công tác của Công ty;- Đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, trợ giúp và phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp trong quá trình làm việc để đạt hiệu quả công việc một cách tốt nhất;- Phong cách làm việc chững chạc, nhã nhặn đối với khách đến Công ty.3.3. Bảo mật:
- Trong thời gian làm việc tại công ty, do tính chất công việc, nhân viên có thể biết những thông tin đặc biệt quan trọng liên quan đến những vấn đề cá nhân hoặc có tính nhạy cảm trong kinh doanh như: chi tiết về mức lương, chính sách kinh doanh và giá cả, dữ liệu tài chính, các thông tin liên quan đến đối tác, bí mật kinh doanh… Tất cả thông tin loại này nhân viên không được phổ biến cho đồng nghiệp hoặc tiết lộ ra bên ngoài nếu không được sự cho phép của cán bộ quản lý công ty.
- Không tự ý vào phòng Giám đốc, phòng kế toán và khu vực Văn thư – lưu trữ khi không được cho phép.
CHƯƠNG IITHỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Điều 4. Thời gian làm việc và nghỉ trong 1 tuần 4.1. Mỗi người lao động phải làm đủ 48 giờ trong 1 tuần.4.2. Mỗi tuần người lao động được nghỉ 01 ngày (24 giờ liên tục)Điều 5. Thời gian làm việc quy định như sau5.1. Nhân viên hành chính.Từ ngày thứ hai đến ngày thứ bảy:Mùa hè: + Buổi sáng: Bắt đầu từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.+ Buổi chiều: Bắt đầu từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút.Mùa đông: + Buổi sáng: Bắt đầu từ 8 giờ đến 12 giờ.+ Buổi chiều: Bắt đầu từ 13 giờ đến 17 giờ.5.2. Phụ nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mỗi ngày được nghỉ 60 phút (trừ vào giờ làm việc).Điều 6. Chế độ nghỉ ngơi6.1. Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương cơ bản trong các ngày lễ dưới đây:- Tết Dương lịch : 01 ngày (ngày 1 tháng 1)- Tết Âm lịch : 04 ngày (1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch)- Ngày chiến thắng : 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)- Ngày Quốc tế Lao động : 01 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch)- Ngày Quốc khánh : 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch)
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng với ngày Chủ nhật thì được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.6.2. Nghỉ không lương: Người lao động muốn nghỉ không lương phải có đơn gửi trước 07 ngày, có ý kiến của người quản lý trực tiếp và phải được Giám đốc đồng ý, nhưng tối đa không quá 03 tháng trong 1 năm.Điều 7. Nghỉ phép hàng năm7.1. Người lao động có thời gian làm việc tại công ty đủ 12 tháng thì được nghỉ phép năm có lương trong 12 ngày; mỗi thâm niên được nghỉ thêm 1 ngày phép năm.7.2. Nhân viên sản xuất trong cùng một tổ làm việc tối đa cho 2 người nghỉ phép năm trong cùng 1 ngày.7.3. Cán bộ và tất cả nhân viên hành chính có thể thoả thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ phép năm tối đa 3 ngày 1 lần và phải làm xong thủ tục nghỉ phép năm trước 7 ngày vá bàn giao công việc cho nhân viên làm thay.7.4. Công ty được sắp xếp các đơn vị nghỉ phép năm tập thể trong thời gian cần ngưng sản xuất để sữa chữa máy móc hoặc trong thời gian không có hàng.7.5. Lao động được tuyển theo thời vụ hoặc tính chất tạm thời không được hưởng nghỉ phép năm nhưng được hưởng các quyền lợi được tính gộp vào tiền công.Điều 8. Việc xin nghỉ phép.8.1. Mọi trường hợp vắng mặt trong giờ làm việc đều phải có “đơn xin phép” đã được chủ quản phê duyệt.8.2. Trường hợp xin nghỉ phép dưới 2 ngày thì do chủ quản lý bộ phận ký phép; trường hợp trên 3 ngày thì phải qua bộ phận Giám đốc ký phép.8.3. Trường hợp nhân viên bị bệnh đột xuất hoặc bận việc gấp phải báo qua điện thoại hoặc nhờ người mang hộ giấy xin phép gửi cho người quản lý trực tiếp.8.4. Ngỉ việc riêng:- Mỗi tháng không quá 2 ngày hoặc mỗi năm không quá 14 ngày phép.- Thời gian nghỉ việc riêng không được tính lương, trường hợp không xin phép bị xem như nghỉ không lý do.8.5. Nghỉ phép được kết hôn:- Bản thân được kết hôn nghỉ 03 ngày;- Con kết hôn được nghỉ 01 ngày;- Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết được nghỉ 03 ngày; anh chị em chết được nghỉ 01 ngày.8.6. Nghỉ phép sinh:- Lao động nữ nghỉ phép sinh trước và sau khi sinh cộng dồn không quá 4 tháng (tính cả ngày nghỉ và lễ pháp định) và được nghỉ phép 4 tuần trước ngày sinh. Quyền lợi người lao động nữ được giải quyết theo Luật lao động. Lao động nữ bị sảy thai, nếu thai dưới 3 tháng được nghỉ 20 ngày hưởng trợ cấp; thai trên 3 tháng được nghỉ 3 ngày hưởng trợ cấp.- Nghỉ phép sinh được nghỉ một lần liên tục và có thể thoả thuận đi làm sớm hơn trước khi hết phép và có thể nghỉ thêm nhưng phải được sự chấp thuận của người sử dụng lao động.Điều 9: Làm thêm giờ9.1. Khi có nhu cầu cần thiết, Giám đốc có thể thỏa thuận với Người lao động làm thêm giờ và mọi Người lao động phải chấp hành thời gian làm thêm giờ nhưng tổng số giờ làm thêm không quá 200 giờ trong 1 năm. Việc làm thêm giờ được thực hiện khi xảy ra một trong những trường hợp sau:- Xử lý sự cố trong sản xuất;- Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;- Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ không thể bỏ dở được;- Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời được.9.2. Khi có sự cố về sản xuất kinh doanh, thiên tai, địch họạ, mất điện, hỏa hoạn, dịch bệnh trong phạm vi Công ty thì thủ trưởng các đơn vị có quyền thỏa thuận với Người lao động để ứng cứu vào bất kỳ thời gian nào mà không phụ thuộc vào quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên đây.
CHƯƠNG III : TRẬT TỰ TRONG CÔNG TY
Điều 10: Nội quy ra vàoMọi Người lao động trong Công ty phải chấp hành nghiêm túc nội quy ra vào nơi làm việc và có trách nhiệm làm tốt công việc được giao. Chỉ đi lại giao tiếp trong phạm vi công tác. Khi ra khỏi nơi làm việc được phân công phải được sự đồng ý của người phụ trách trực tiếp.Điều 11. Tuân thủ trật tự công ty- Tuyệt đối nhân viên không được uống rượu tại công ty, trừ trường hợp có sự đồng ý của Giám đốc; Cấm việc nhân viên sử dụng ma tuý hoặc các chất kích thích tại nơi làm việc;- Nghiêm cấm xem vô tuyến, nghe nhạc, chơi bài dưới mọi hình thức, kể cả chơi trò chơi trên máy vi tính trong giờ làm việc;- Mọi nhân viên phải dọn vệ sinh hàng ngày trong khu vực làm việc của mình. Các tài liệu, văn phòng phẩm phải được để gọn gàng, khoa học. Cấm để đồ đạc cá nhân (áo, mũ, tài liệu riêng…) tại khu vực và bàn làm việc của người khác khi không được phép;- Trang phục của nhân viên phải thể hiện được tính chuyên nghiệp, lịch sự và phù hợp với môi trường làm việc;- Cấm ngồi, ngủ trên bàn cũng như dưới nền nhà trong giờ làm việc;- Cấm gây ồn ào, huýt sáo, gây mất trật tự trong Công ty trong giờ làm việc;- Cấm hút thuốc ở những nơi không được phép, tuyệt đối cấm ở những nơi đã có chỉ dẫn rõ ràng: kho hàng, các phòng có sử dụng thiết bị máy móc.Điều 12. Quản lý phương tiện đi lạiNgười lao động đi làm bằng xe đạp, xe máy hay phương tiện khác đến Công ty phải để đúng nơi quy định. Nếu không chấp hành khi xẩy ra mất mát, hư hỏng thì phải tự chịu trách nhiệm.
CHƯƠNG IVAN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 13. Người lao động phải nghiêm túc chấp hành các nội quy, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy.Điều 14. Người lao động làm việc ở bộ phận nào thì có trách nhiệm giữ gìn và làm vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng nơi làm việc đó. Sau giờ làm việc phải sắp xếp ngăn nắp dụng cụ, hồ sơ đúng nơi quy định.Điều 15. Người lao động khi phát hiện có nguy cơ xảy ra tai nạn phải báo ngay cho thủ trưởng đơn vị biết và thực hiện ngay biện pháp khắc phục. Khi chưa khắc phục xong không được bố trí người vào đó làm việc. Người lao động có quyền từ chối làm việc tại nơi không đảm bảo an toàn lao theo quy định.Điều 16. Nhằm hạn chế tối đa các tai nạn lao động đối với toàn bộ nhân viên, Công ty yêu cầu tất cả người lao động phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động:- Không một nhân viên nào được phép vận hành, sử dụng máy móc, thiết bị điện hoặc các phương tiện cơ giới khi chưa được phép hoặc chưa nhận được các chỉ dẫn thích hợp;- Tất cả các máy móc, thiết bị điện hoặc phương tiện cơ giới phải được kiểm tra khả năng hoạt động trước khi sử dụng. Không sử dụng máy móc, thiết bị và các phương tiện cơ giới đã bị hỏng, lỗi;- Đối với các hàng hoá độc hại, dễ gây cháy nổ như: xăng dầu, cồn phải được chứa, đựng trong các bình chứa thích hợp, có dán nhãn và được lưu giữ trong những nơi an toàn đã được quy định;- Tất cả các vật liệu, phế thải phải được huỷ và chứa đựng trong những đồ chứa đã được chấp thuận;- Nhân viên phải dùng găng tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng chống độc trong trường hợp phải tiếp xúc với hoá chất;
CHƯƠNG VBẢO VỆ TÀI SẢN VÀ BÍ MẬTTRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Điều 17. Trách nhiệm bảo vệ hàng hoá, thiết bị và các tài sản khác của Công ty17.1. Tất cả người lao động trong Công ty đều phải có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Công ty, không tự mình xâm phạm và kiên quyết không để ai xâm phạm tài sản của Công ty.17.2. Tất cả người lao động trong Công ty khi được giao nhiệm vụ quản lý, tiếp nhận hoặc bảo quản tài sản của Công ty bao gồm: Phương tiện vận tải, thiết bị máy móc, dụng cụ lao động, vật tư, hàng hoá, tiền ... đều phải có trách nhiệm trực tiếp chấp hành đúng các chế độ, các quy định của Nhà nước, quyết định giao tài sản và các quy định của Công ty về việc sử dụng, giữ gìn, bảo quản tài sản. Không để xảy ra mất mát, hư hỏng. Nếu để xảy ra mất mát hư hỏng do nguyên nhân chủ quan thì phải bồi thường về vật chất và chịu các hình thức kỷ luật thích ứng.17.3. Mọi người trong Công ty khi mang tài sản ra ngoài địa điểm làm việc phải được sự đồng ý của người quản lý.17.4. Người lao động khi mang tài sản lớn của cá nhân vào Công ty phải đăng ký với người quản lý trực tiếp của mình. Nếu không đăng ký thì phải tự chịu trách nhiệm về tài sản đó trong trường hợp xẩy ra mất mát hoặc hư hỏng.17.5. Khi hết giờ làm việc, Người lao động phải kiểm tra lại nơi làm việc, ngắt các mạch điện, nước đang sử dụng, khoá cửa phòng làm việc và ra khỏi địa điểm làm việc. Ngoài giờ làm việc chỉ những người được sự đồng ý của lãnh đạo công ty mới có quyền làm việc, ra vào.
CHƯƠNG VICÁC HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
Điều 18. Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động18.1. Tự ý nghỉ, không đến địa điểm làm việc; bỏ vị trí công tác được giao mà không có lý do chính đáng hoặc không được sự đồng ý của Trưởng Văn phòng.18.2. Vi phạm các quy định về trật tự, an toàn xã hội trong và ngoài giờ làm việc.18.3. Đến nơi làm việc muộn, rời nơi làm việc sớm so với giờ quy định mà không có lý do chính đáng.18.4. Không thực hiện đúng các quy định về trật tự trong Công ty.18.5. Viết đơn khiếu tố sai sự thật có tính chất vu cáo gây mất đoàn kết nội bộ.18.6. Thủ trưởng bộ phận hoặc người có trách nhiệm khác bao che, hoặc khi thấy nhân viên phạm lỗi mà không ngăn chặn kịp thời để xẩy ra việc vi phạm kỷ luật.18.7. Làm việc riêng trong giờ làm việc hoặc tự ý làm việc khác không thuộc chức năng nhiệm vụ phân công.18.8. Tuyên truyền đặt tin sai sự thật làm ảnh hưởng uy tín người lãnh đạo, mất đoàn kết trong nội bộ Công ty.18.9. Không thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động, vệ sinh, quản lý, bảo vệ tài sản, cháy nổ... gây hậu quả.18.10. Do cố ý, vô ý hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm làm mất mát tài liệu, hồ sơ, hoá đơn, các chứng từ và tài liệu gốc, mất mát hàng hoá , làm hỏng máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ quản lý ...18.11. Lấy cắp hoặc có liên quan đến lấy cắp tài sản, vật tư, nguyên liệu, hồ sơ... không kể số lượng ít hay nhiều và giá trị lớn hay nhỏ.18.12. Có hành vi gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.18.13. Cản trở công việc của người khác, bộ phận khác, không hỗ trợ hợp tác với các đơn vị trong Công ty để hoàn thành nhiệm vụ.18.14. Không chấp hành mệnh lệnh của thủ trưởng đơn vị ở bất cứ tình huống nào.18.15. Do nguyên nhân chủ quan dẫn đến không hoàn thành khối lượng, chất lượng, tiến độ công việc được giao.18.16. Người không có chức năng nhiệm vụ nhưng vẫn sử dụng các thiết bị của Công ty.18.17. Không sử dụng đúng, đủ các trang bị, phòng hộ lao động khi làm việc đã quy định gây tai nạn lao động.18.18. Để lộ bí mật kinh doanh, các tài liệu, số liệu, thông tin kinh tế, kỹ thuật cho tổ chức hoặc cá nhân ngoài Công ty.18.19. Do nguyên nhân báo số liệu, tình hình công việc không đúng thực tế gây nên việc điều hành sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả.18.20. Người lao động vi phạm các chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy chế của Công ty.Điều 19. Xử lý kỷ luật19.1. Người lao động ở bất kỳ cương vị công tác nào nếu có hành vi vi phạm kỷ luật lao động (Chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) thì đều bị xử lý theo một trong ba hình thức kỷ luật sau đây :- Khiển trách- Kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 06 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 06 tháng.- Sa thải.19.2. Áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật.- Hình thức khiển trách: Khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đối với những trường hợp vi phạm lần đầu các hành vi được nêu tại điều 15 nhưng là những lỗi nhẹ và chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng.- Kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 06 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 06 tháng khi:+ Người lao động đã vi phạm kỷ luật lao động đã bị xử lý kỷ luật ở mức khiển trách mà vẫn không hoàn thành nhiệm vụ hoặc để tái phạm khuyết điểm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày bị khiển trách.+ Người lao động vi phạm lần đầu các hành vi nêu tại điều 18.10 đến 18.18 nhưng đã có hậu quả nghiêm trọng.- Hình thức kỷ luật sa thải áp dụng cho các trường hợp sau:+ Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;+ Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;+ Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.19.3. Xóa kỷ luật- Người bị khiển trách sau ba tháng và người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác sau sáu tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật.- Người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác sau khi chấp hành được một nửa thời hạn, nếu sửa chữa tiến bộ, thì được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.
Điều 20. Trách nhiệm vật chất20.1. Người lao động làm việc trong Công ty nếu có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại đến sản xuất kinh doanh, làm hư hỏng, mất dụng cụ, công cụ lao động, thiết bị làm việc, vật tư, hàng hoá... của Công ty thì tuỳ theo mức độ cụ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của Công ty và pháp luật hiện hành của Nhà nước.20.2. Nếu gây thiệt hại do nguyên nhân khách quan Người lao động đã khắc phục bằng mọi cách, hết khả năng nhưng vẫn thiệt hại tài sản thì có thể được miễn bồi thường. Trường hợp không có hợp đồng trách nhiệm cụ thể (như biên bản bàn giao, giao nhiệm vụ...) thì Người lao động không phải bồi thường.20.3. Các trường hợp do nguyên nhân chủ quan của Người lao động gây ra phải bồi thường cho Công ty một phần hoặc toàn bộ tài sản thiệt hại:- Các hành vi vi phạm kỷ luật của Người Lao động như đã nêu tại điều 18 do sơ xuất mà gây hậu quả nhưng chưa nghiêm trọng, giá trị thiệt hại dưới 2 triệu đồng thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.- Nếu người lao động có hành vi cố ý vi phạm kỷ luật như đã nêu tại điều 18 làm thất thoát, mất mát tài sản, tiền bạc, máy móc, thiết bị, hàng hoá... phải bồi thường 100% giá trị thiệt hại theo giá thị trường tại thời điểm xẩy ra sự việc và phải chịu các hình thức kỷ luật theo quy định tại điều 19 nêu trên.Điều 21. Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động21.1. Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất; 21.2. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình;21.3. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý vi phạm kỷ luận lao động;21.4. Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;21.5. Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình công.Điều 22. Trình tự xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất22.1. Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.22.2. Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa.22.3. Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của đại diện người lao động.22.4. Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.Điều 23. Nội quy này được Hội đồng thành viên Công ty CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU thông qua ngày 01/10/2001 và có hiệu lực kể từ ngày được Sở Lao động – Thương binh binh Xã hội chấp thuận hoặc sau 10 ngày kể từ ngày đăng ký mà Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội không có thông báo về việc đăng ký.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 24: Việc bổ sung, sửa đổi Nội quy này do Ban điều hành Công ty quyết định sau khi xin ý kiến của Hội đồng quản trị.
Khi các văn bản pháp luật có liên quan đến Nội quy bị sửa đổi thì Nội quy này cũng phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Ngày 02 tháng 01 năm 2001Ý kiến của Sở Lao động – Thương binh Xã hội
T/M CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU GIÁM ĐỐC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32918.doc