Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội

LỜIMỞĐẦU Đất nước đang chuyển mình từng bước đi lên, nền kinh tế phát triển không ngừng. Chúng ta vừa gia nhập WTO, nhiều vận hội và thử thách phía trước. Nền kinh tế phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp cần chú trọng hơn tới lĩnh vực hoạt động của mình để tăng sức cạnh tranh trên thương trường. Muốn đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh thìđòi hỏi trước tiên là phải có chính sách đúng đắn trong việc tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí. Có làm được điều này thì các doanh nghiệp mới tìm được chỗđứng cho mình trong thời đại mới. Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội ( Habubank ) là một trong những ngân hàng tiến hành cổ phần hóa sớm nhất cả nước. Ngay từ những ngày đầu thành lập, dưới sự lãnh đạo cuảĐảng, Nhà nước và dưới sự chỉđạo kịp thời của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNNVN), Habubank đã phát huy tốt vai trò của mình góp phần thúc đẩy luân chuyển vốn trong nền kinh tế, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu vốn cũng như cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ tiện ích cho ngươì sử dụng và trở thành Ngân Hàng đô thịđa năng hàng đầu Việt Nam Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, việc tạo ra một đồng lợi nhuận là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy làm sao để có thể tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí là vấn đề quan trọng đặt ra cho toàn thể cán bộ công nhân viên Habubank.Tìm ra các giải pháp là quan trọng nhưng làm sao để các giải pháp đó trở thành hiện thực lại càng quan trọng hơn. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của ngành Ngân Hàng cũng như của các nhà hoạch định chính sách Kinh tế vĩ mô khác. Với những lý do nêu trên, sau khi hoàn thành chương trình học tập tại Học Viện Ngân Hàng cùng hai tháng thực tập tại Habubank chi nhánh Vạn Phúc với sự hướng dẫn tận tình của thầy Hoàng Đình chiến cùng sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị tại Ngân hàng em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội." Ngoài phần mởđầu và kết luận, em chia chuyên đề của mình thành ba phần như sau: Chương 1: Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường và cơ chế tài chính của NHTM. Chương 2: Thực trạng thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của Habubank Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí và nâng cao kết quả kinh doanh tại Habubank. Mặc dùđã cố gắng nỗ lực song thời gian thực tập ngắn và trình độ bản thân còn hạn chế nên Chuyên đề của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót .Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy côđể Chuyên đề của được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! MỤCLỤC Lời mởđầu 1 Chương 1: Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường và cơ chế tài chính của NHTM. 3 1. Các hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường 3 1.1. Khái niệm của NHTM. 3 1.2.Chức năng và vai trò của NHTM 3 1.2.1.Chức năng trung gian tín dụng 3 1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán. 4 1.2.3. Chức năng tạo tiền của NHTM 5 2. Cơ chế tài chính của NHTM 6 2.1. Cơ chế tài chính của NHTM 6 2.2 .Các khoản thu nhập - chi phí và kết quả kinh doanh của NHTM 8 2.2.1 Các khoản thu nhập của NHTM 8 2.2.2 Các khoản chi phí của NHTM 10 2.2.3. Kết quả kinh doanh của NHTM 13 2.2.4. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 14 Chương 2: Thực trạng thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của Habubank 15 1. Giới thiệu chung về Habubank: 15 1.1. Sự ra đời và lịch sử phát triển của Habubank 15 1.2. Cơ cấu tổ chức. 16 1.3. Vốn cổ phần. 18 2. Tình hình kinh doanh của Hội sở chính Habubank. 18 2.1. Tăng trưởng nguồn vốn: 19 2.2. Tình hình sử dụng vốn tại Habubank. 22 2.2.1. Cho vay khách hàng: 22 2.2.2. Hoạt động đầu tư, tham gia vào thị trường liên ngân hàng vàđầu tư chứng khoán. 25 2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: 26 2.3. Hỗ trợ thanh toán thương mại ngoài cho vay: 26 2.3.1. Bảo lãnh: 26 2.3.2. Dịch vụ thanh toán: 26 3. Tình hình thực hiện thu nhập, chi phí tại Habubank. 28 3.1.Tình hình thu nhập tại Habubank. 28 3.2. Tình hình chi phí tại Habubank. 32 3.3. Tình hình lợi nhuận tại Habubank. 36 4. Những điểm mạnh nên phát huy và tồn tại cần khắc phục trong công tác tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao kết quả kinh doanh tại Habubank. 37 4.1. Những điểm mạnh: 37 4.1.1. Trong công tác tiết kiệm chi phí: 37 4.1.2. Trong công tác tăng thu nhập: 37 4.2. Những điểm yếu cần khắc phục : 38 Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh tại Habubank 39 1. Định hướng phát triển của Ngân hàng trong một vài năm tới: 39 2. Sự cần thiết của việc tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung vàđối với Habubank nói riêng. 41 3. Một số biện pháp nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Habubank. 42 3.1. Các biện pháp nhằm tăng thu nhập cho Ngân hàng: 42 3.1.1. Kết hợp làm tốt các dịch vụ truyền thống. 42 3.1.2. Tận dụng các nguồn lực, đặc biệt là nâng cao các nguồn vốn huy động tại Hội sở chính Habubank. 43 3.1.3. Mở rộng mạng lưới khách hàng đi đôi với nâng cao chất lượng các khoản tín dụng. 45 3.1.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 48 3.2. Các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí. 49 4. Một số kiến nghị với Hội sở chính Habubank. 51 Kết luận 53 Danh mục tài liệu tham khảo: 54

docx65 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
004. Danh mục đầu tư chứng khoán Habubank chú trọng: Trái phiếu kho bạc, Trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển, Trái phiếu đô thị, Kỳ phiếu các ngân hàng. Để đảm bảo hiệu quả năm 2006 kết hợp với các hoạt động liên ngân hàng được đẩy mạnh hơn nữa đã giúp phòng Nguồn vốn của Habubank tạo nguồn thu lớn hơn cho Ngân hàng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng. Năm 2006, Nguồn vốn đã mang lại cho Ngân hàng thu lãi thuần đầu tư chứng khoán hơn 53 tỷ VNĐ, chiếm 33% tổng thu nhập hoạt động thuần của Ngân hàng, tăng hơn 200% so với năm 2005, khiến cho phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng giảm từ 70% thu nhập hoạt động thuần năm 2005 xuống 55% năm 2006. 2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Habubank được chính thức đưa vào hoạt động kể từ tháng 01/1999 với sự ra đời của Phòng Nguồn vốn và kinh doanh Ngoại hối. Xác định được tầm quan trọng của nghiệp vụ này, từ nhiều năm trước, Ban lãnh đạo của ngân hàng đã đầu tư thích đáng về nhân sự cũng như trang thiết bị những phương tiện, thiết bị hiện đại như mạng giao dịch Reuters Dealing 3000, màn hình cung cấp tin của Reuters, đường Internet tốc độ cao để đảm bảo chất lượng hoạt động. Với uy tín hoạt động trên thị trường, kinh doanh an toàn và hiệu quả, đến nay, hạn mức giao dịch của Habubank ngày càng được các tập đoàn ngân hàng tài chính toàn cầu nâng cao, từ 1 triệu USD năm 2005 đến 5 triệu USD/ngày năm 2006 mỗi ngân hàng. Điều này đã hỗ trợ Habubank mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng trong thời gian vừa qua. Năm 2006, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt 3,56 tỷ VNĐ. Tổng doanh số mua bán các loại ngoại tệ đạt 1,94 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2005. 2.3. Hỗ trợ thanh toán thương mại ngoài cho vay: 2.3.1. Bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng năm 2006 đạt 6,98 tỷ đồng, tăng 154% so với 2005 (bảo lãnh nước ngoài nằm trong doanh số TTQT). 2.3.2. Dịch vụ thanh toán: Dịch vụ thanh toán quốc tế tại Habubank được đánh giá là có chất lượng rất cao với tỷ lệ điện chuẩn được xử lý tự động đạt trên 98%, phương thức thực hiện nhanh chóng, linh hoạt không có sai sót, nhầm lẫn, đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Các cán bộ mảng thanh toán quốc tế thực sự là niềm tự hào của Habubank. Trong năm 2006, Habubank đã được trao tặng các giải thưởng về quản lý tiền tệ và thanh toán toàn cầu của City Group, HSBC và Union bank of California. Mặc dù doanh số hoạt động năm 2006 giảm nhẹ so với năm 2004 nhưng thu phí đạt 8.582 triệu đồng, tăng 27% so với năm 2005. Giá trị giao dịch thanh toán qua hệ thống của Habubank trong năm 2006 đạt 151 triệu USD. Hợp tác với ngân hàng nước ngoài để đa dạng loại hình dịch vụ và đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng luôn được ban lãnh đạo chú trọng. Trong năm 2006, Habubank đã kết hợp với Ngân hàng Bank of Nova Scotia, Hong Kong và Ngân hàng Credit Suisse, Thụy Sỹ triển khai thêm một số dịch vụ mới như dịch vụ tái chiết khấu L/C xuất, dịch vụ tái cấp vốn L/C. Một số chỉ tiêu được trình bày tại bảng dưới đây: Bảng 4: Các chỉ tiêu phản ánh dịch vụ thanh toán năm 2006. Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2006 Doanh số L/C nhập 85.390 Doanh số L/C xuất 2.615 Doanh số chuyển tiền 42.486 Doah số nhờ thu 10.516 Doanh số kiều hối 10.202 Tổng doanh số 151.209 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 – Habubank) Bên cạnh đó, mạng lưới Ngân hàng đại lý của Habubank trong năm đã được mở rộng. Ngân hàng đã thiết lập thêm quan hệ đại lý với Banca Di Roma SPA, Unicredito Italiano SPA, ý; Banque Sanpaolo, Pháp; KBC Bank NV, Bỉ; Korea Exchange Bank, Hàn Quốc; Tainan Bussiness Bank, Đài Loan; Ulmer Volksbank EG, Đức; Vabank, Ukraine; Zibo City Commercial Bank, Trung Quốc. Sự mở rộng mạng lưới này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cung ứng dịch vụ TTQT cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng của dịch vụ này. 3. Tình hình thực hiện thu nhập, chi phí tại Habubank. 3.1.Tình hình thu nhập tại Habubank. Để có một cái nhìn tổng quát về tình hình thu nhập của Habubank, ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính cơ bản, tổng hợp qua 5 năm: Bảng 5: So sánh tình hình thực hiện lợi nhuận qua 2 năm 2005-2006. Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Thu lãi cho vay 208,1 66,78 320,5 68,73 112,4 54,01 Thu lãi tiền gửi 74,1 23,78 103,7 22,24 29,6 39,95 Thu lãi góp vốn mua CP 0,384 0,12 0,539 0,11 0,155 40,36 Thu từ nghiệp vụ BL 2,24 0,72 3,53 0,76 1,29 57,59 Thu phí dịch vụ TT 17,14 5,5 24,9 5,34 7,76 45,3 Thu phí dịch vụ NQ 0,137 0,04 1,1 0,23 0,783 247 Thu từ tham gia TTTT 0,025 0,008 0,023 0,005 - 0,002 -8 Lãi từ kinh doạnh ngoại hối 6,3 2,02 9,6 2,06 3,3 52,4 Thu từ DV uỷ thác, đại lý 0,002 0,0006 0,005 0,001 0,003 150 Thu từ dich vụ khác 2,01 0,64 2,2 0,47 0,19 9,45 Khoản thu nhập bất thường 0,153 0,39 0,2 0,054 0,047 30,7 Tổng thu nhập 311,61 100 466,3 100 154,69 49,64 ( Nguồn: Báo cáo thường niên 2006) Nhìn một cách tổng quát ta thấy tổng thu nhập năm 2006 là 466,3 tỷ đồng tăng 154,69 tỷ so với tổng thu nhập năm 2005, tương dương vơi tốc độ tăng là 49,64%. Điều này cho thấy một dấu hiệu của việc tăng trưởng của Habubank qua các năm. Hầu hết tất cả các khoản mục đều có sự tăng trưởng cụ thể là: Cũng như các NHTM khác, nguồn thu từ các nghiệp vụ truyền thống của Habubank vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khoản thu lãi cho vay năm 2006 là 320,5 tỷ (68,73%) tăng 112,4 tỷ so với năm 2005 (208,17 tỷ với tỷ trọng là 66,78%) tương đương với tốc độ tăng là 54,01%. Đây là cơ cấu thu nhập rất hợp lý khi khoản mục thu từ tín dụng luôn chiếm khoảng từ 60% đến 70% trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Có được kết quả này là nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể ngân hàng trong việc tích cực tiếp cận các khách hàng, làm tốt công tác cho vay và thu lãi từ các khoản vay. Bộ phận tín dụng của Habubank đã chứng tỏ vai trò chủ đạo của mình trong hoạt động của Ngân hàng, các cán bộ tín dụng luôn thể hiện được sự chuyên nghiệp trong nghiệp vụ, khả năng tiếp cận cũng như khai thác khách hàng được tiến hành một cách tốt nhất. Ngoài ra, các thủ tục cho vay cũng không ngừng được cải tiến nhằm đem lại sự thuận lợi và tin cậy nhất cho khách hàng. Công tác theo dõi và thu hồi nợ cũng được tiến hành đúng thủ tục và quy định của NHNN. Nhận thức rõ đây là một khoản thu lớn mang tính chiến lược nên trong thời gian tới Habubank đã có những chính sách hợp lý như cải thiện thủ tục cho vay, thu lãi cũng như tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng mới, năng động, sáng tạo hơn. Khoản mục mang lại thu nhập lớn thứ hai cho Habubank trong cơ cấu tổng thu nhập là khoản thu từ lãi tiền gửi của Habubank tại các tổ chức tín dụng khác cụ thể là năm 2005 là 74,1 tỷ đồng (chiếm 23,78%) và năm 2006 là 103,7 tỷ đồng (đạt 29,6 % tổng thu nhập) . Như vậy qua hai năm khoản thu nhập từ lãi tiền gửi của Habubank đă tăng về số tuyệt đối là 29,6 tỷ, tương đương với tỷ lệ tăng là 39,95%. Điều này cho thấy một nỗ lực tuyệt vời của Habubank trong việc làm tốt công tác thanh toán cho các khách hàng của mình khi các khách hàng có nhu cầu giao dịch với nhiều ngân hàng khác. Đứng ở vị trí thứ 3 trong cơ cấu thu nhập của Techcombank là khoản thu từ dịch vụ thanh toán. Năm 2006 doanh thu từ hoạt động thanh toán là 24,9 tỷ chiếm 5,34% trong tổng thu nhập trong khi năm 2005 đạt con số tuyệt đối là 17,14 tỷ đồng chiếm 5,5% trong tổng thu nhập của năm.Từ đó có thể thấy là doanh thu từ hoạt động thanh toán tăng lên qua 2 năm tuy nhiên lại có sự sụt giảm về tỷ trọng của khoản mục này trong cơ cấu tổng thu nhập, điều này xảy ra là do tốc độ tăng của tổng thu nhập cao hơn tốc độ tăng của khoản mục thu từ hoạt động thanh toán. Ngoài ra, lãi từ kinh doanh ngoại hối đã tăng so với năm trước với số tiền tăng là 3,3 tỷ . Năm 2005 thu từ kinh doanh ngoại hối đạt 6,2 tỷ (2,02%) đến năm 2006 khoản thu này tăng lên 9,6 tỷ(tức là tăng hơn 52,4%so với năm trước và chiếm 2,06% trong tổng thu nhập của năm 2006). Bên cạnh đó, khoản thu từ dịch vụ uỷ thác đại lý cũng tăng lên qua 2 năm. Năm 2006 đạt 0,005 tỷ (0,001%) tăng 0,003 tỷ so với 2005 (năm 2005 đạt 0,002 tỷ, chiếm 0,0006% trong tổng thu nhập của năm 2005) tương đương với tốc độ tăng về số tương đối là 158%. Con số này là rất nhỏ, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên vì đây là một trong những hoạt động đặc trưng của ngân hàng, trong tương lai hứa hẹn nhiều điều kiện phát triển tiềm năng, đó là sự hội nhập mạnh mẽ và xu hướng phát triển hợp tác với thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam, dịch vụ ủy thác đại lý càng được chú trọng. Chính vì vậy Habubank cần có những chiến lược chú trọng hơn tới khoản mục dịch vụ này. Thu góp vốn mua cổ phần cho ta thấy năm 2006 có bước tăng trưởng đáng kể với số tiền thu về từ góp vốn mua cổ phần là 0,539 tỷ (0,11%) tăng 0,155 tỷ so với 2005 tương đương với số tương đối là 40,36%.Việc góp vốn mua cổ phần là một hoạt động mang lại thu nhập cho Habubank. Là ngân hàng cổ phần hóa sớm nhất cả nước nên đây là hoạt động thường niên của Ngân hàng cũng như khoản mục thu góp vốn mua cổ phần luồn được theo dõi qua các năm. Sự tâng trưởng đều đặn của khoản thu này qua các năm chứng tỏ hiệu quả hoạt động của Habubank luôn mang lại sự hài lòng cho các cổ đông và chiếm được niềm tin lớn lao của các doanh nghiệp, doanh nhân trên cả nước. Thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động chứng khoán mang lại nguồn vốn hoạt động chiến lược cho Ngân hàng nên Habubank luôn có những chiến lược phát triển phù hợp với hoàn cảnh thực tại của mình cũng như xu thế phát triển của thị trường. Hoạt động Bảo lãnh là một trong các hoạt động ngoại bảng của Ngân hàng. Ngân hàng thu được phí từ hoạt động này thông qua việc cho khách hàng vay uy tín của mình. Ở Habubank các khoản thu từ hoạt động bảo lãnh 2006 đạt 3,53 tỷ (0,76%) tăng 1,29 tỷ so với 2005 tương đương với số tương đối 57,59% điều này cho thấy uy tín của Techcombank ngày càng được khẳng định trên thương trường, các hợp đồng bảo lãnh ngày càng nhiều và có giá trị lớn hơn. Tuy có tỷ trọng không lớn trong tổng thu nhập nhưng với hoạt động này Habubank sẽ tìm kiếm được nhiều đối tác mới và không ngừng mở rộng thị trường hoạt động ra khắp cả nước cũng như trên thế giới. Hoạt động Marketing qua đây cũng được thúc đẩy đáng kể. Thu phí từ dịch vụ ngân quỹ : Hoạt động ngân quỹ là hoạt động hàng ngày của bất kỳ một ngân hàng nào và các ngân hàng thu được các khoản phí từ hoạt động này. Năm 2002 thu phí của Habubank là 0,137 tỷ (chiếm 0,04%) .Sang đến 2006 khoản thu này đã tăng lên 0,783 tỷ tuơng đương với số tương đối tăng 247%. Đây là một mức tăng thể hiện sức mạnh của hoạt động ngân quỹ của Ngân hàng. Thu từ tham gia thị truờng tiền tệ : Việc tham gia htị trường tiền tệ liên ngân hàng cũng mang lại các khoản thu cho ngân hàng , cụ thể là năm 2006 đạt 0,023 tỷ (0,005%). Năm 2005 đạt 0,025 tỷ( 0,008%). Con số này cho thấy sự sụt giảm các khoản thu của Habubank từ tham gia thị trường tiền tệ, cụ thể là giảm 0,002 tỷ đồng tương đương với số tương đối giảm 8%. Thu từ dịch vụ khác và các khoản thu bất thường : Cả hai khoản thu này đều tăng lên trong năm 2006 với mức tăng là 0,19 tỷ tương đương với 9,45% đối với các khoản thu từ dịch vụ khác, còn lại các khoản thu bất thường tăng 0,047 tỷ tương đương với số tương đối là 30,7 %. Nhìn một cách tổng quát ta thấy tổng doanh thu của Habubank trong năm 2006 đạt 466,3 tỷ, tăng 154,6 tỷ so với 2005, tương đương với tốc độ tăng về số tương đối đạt 49,64%.Điều này cho thấy tính hiệu quả trong hoạt động của Habubank. Có được kết quả này một phần là vì Habubank luôn không ngừng thay đổi phương thức hoạt động nhằm tìm kiếm những khoản thu nhập mới cũng như phát triển các khoản thu nhập có thế mạnh và củng cố những khoản thu tiềm năng để đạt được tỷ suất lợi nhuận tối đa. 3.2. Tình hình chi phí tại Habubank. Bảng 6: Tình hình chi phí tại Habubank qua 2 năm 2005-2006 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Chi trả lãi tiền gửi 116,96 38,2 152,1 35,43 35,14 30 Chi trả lãi tiền vay 97,8 32 120 27,95 22,2 22,7 Chi khác về hoạt động HĐV 0,263 0,086 0,35 0.08 0,087 33 Chi về dịch vụ thanh toán 6,85 2,24 9,8 2,28 2,95 43 Chi về tham gia TTTT 0,018 0,006 0,015 0,003 - 0,003 -16,7 Chi nộp thuế 0,67 0,22 0,85 0,2 0,18 26,9 Chi nộp các khoản phí,lệ phí 0,11 0,036 0,12 0,03 0,01 9,1 Chi phí cho nhân viên 16,95 5,53 35,43 8,25 18,48 1,1 Chi hoạt động Qlý & công cụ 11,33 3,7 22,52 5,24 11,19 98,76 Chi khấu hao cơ bản TSCĐ 2,26 0,74 2,65 0,62 0,39 17,25 Chi khác về tài sản 4,94 1,61 7 1,63 2,06 41,7 Chi dự phòng 46,96 15,33 76,84 17,9 29,88 63,63 Chi nộp phí BHTG. 0.753 0,24 1,37 0,32 0,617 81,9 Chi bất thường khác 0,39 0,062 0,25 0,067 -0,14 - 35,9 Tổng chi phí 306,27 100 429,3 100 123,03 40,2 (Nguồn : Báo cáo thường niên Habubank 2005-2006) Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng chi phí của ngân hàng năm 2006 là 429,3 tỷ tăng 123,03 tỷ so với 2005 tương đương với tốc độ tăng của chi phí là 40,2%. Tổng chi phí tăng lên nguyên nhân là do sự tăng lên của một số khoản mục chi phí chính sau: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí là khoản chi trả lãi tiền gửi. Năm 2005, chi phí cho trả lãi tiền gửi là 116,96 tỷ (38,2%), đến 2006 khoản chi này là 152,1 tỷ (35,43) tương đương với số tăng về số tuyệt đối là 35,14 tỷ và số tương đối là 30% . Đây là một khoản chi phí hoàn toàn hợp lý vì ngân hàng phải bỏ ra một lượng chi phí tương đương để có được khoản thu lớn nhất của mình. Với những chiến lược huy động tiền gửi hợp lý mang tính cạnh tranh cao, các chương trình khuyến mại với lãi suất ưu đãI cùng nhiều dịch vụ phong phú Habubank đã huy động được một khối lượng tiền gửi lớn và không ngừng tăng. Năm 2006 con số này là 1.806,110 tỷ đồng, tăng 51,54% so với năm 2005. Chính vì thế mà khoản mục chi phí chi trả cho lãi tiền gửi cũng tăng. Tùy thuộc vào lãi suất trên thị trường và chiến lược của Ngân hàng mà khoản mục này có thể thay đổi với tốc độ tăng khác nhau. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi phí của ngân hàng là chi trả lãi tiền vay. Năm 2005 khoản chi này là 97,8 tỷ (chiếm 32% trong tổng chi phí) sang đến 2006 khoản chi này là 120 tỷ (chiếm 27,95% trong tổng chi phí). Như vậy qua hai năm khoản chi trả lãi tiền vay tăng lên 22,3 tỷ tương đương về số tương đối là 22,7%. Đây cũng là một khoản chi phí hợp lý với vốn vay năm 2006 là 46,618 tỷ đồng, tăng 29,51% so với năm 2005. Khoản chi dự phòng là một khoản chi chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của ngân hàng.Thực hiện Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tại Habubank đến năm 2005 chi phí cho dự phòng là 49,96 tỷ (chiếm 15,33% tổng chi phí), sang đến năm 2006 khoản chi này là 76,84 tỷ (chiếm 17,9% tổng chi phí).Đặc biệt Habubank đã trích dự phòng chung là 3 tỷ đồng và đảm bảo sẽ trích đủ dự phòng chung là 0,75% sau 5 năm. Như vậy, qua hai năm chi phí cho dự phòng đã nâng lên 29,88 tỷ tương đương với tốc độ tăng 63,63%. Là một khoản chi lớn nhưng nó đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.Mục tiêu của Habubank là phát triển bằng chính thực lực, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và thể hiện vị thế tối ưu của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chi phí cho nhân viên là một khoản chi không nhỏ trong tỷ trọng chi phí của ngân hàng, đặc biệt là đối với những ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng số lượng nhân viên lớn. Còn ở Habubank thì trong thời điểm hiện tại với hơn 400 nhân viên và đang thực hiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, do vậy khoản chi phí này sẽ càng ngày càng lớn theo thời gian. Các khoản chi phí cho nhân viên bao gồm: chi lương và phụ cấp theo lương; chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn; chi trang phục giao dịch …Năm 2005 Habubank đã chi cho khoản này là 16,95 tỷ (chiếm 5,53% trong tổng chi phí). Còn sang đến 2006 khoản mục này tăng lên đạt 35,43 tỷ (chiếm 8,25% tổng chi phí). Như vậy qua 2 năm chi phí cho nhân viên tăng 18,48 tỷ tương đương với tỷ lệ là 1,1 %. Các khoản mục chi phí khác đều tăng với tốc độ tăng khá cao như: chi hoạt động quản lý công cụ, tăng 11,19 tỷ tương đương với tăng 98,76% so với năm 2005; chi khác về tài sản; chi nộp bảo hiểm tiền gửi tăng 0,617 tỷ tương đương với mức tăng 81,9% so với năm 2005; chi khác về tài sản tăng 2,06 tỷ tương đương với 41,7%...Trong các khoản chi chỉ có khoản chi về tham gia thị trường tiền tệ là giảm 0.003 tỷ, tương đương giảm 16,7 % vầ chi bất thường giảm 0,14 tỷ (35,9%). Tuy nhiên 2 khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nên không làm cho tổng chi phí giảm xuống nhiều. Nhìn chung, trong năm 2006, công tác tiết kiệm chi phí của Habubank đã được thực hiện tốt với các khoản chi phí hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của Ngân hàng. Dù tổng chi phí tăng nhưng các khoản mục trong tổng chi phí đều tăng với khối lượng và tỷ trọng hợp lý đảm bảo các khoản tăng của thu nhập. Chính tốc độ tăng của thu nhập sẽ bù đắp cho phần tăng của chi phí và thúc đẩy hoạt động của Ngân hàng phát triển. 3.3. Tình hình lợi nhuận tại Habubank. Lợi nhuận là mục tiêu theo duổi của bất cứ đơn vị kinh doanh nào và ngân hàng không phải là ngoại lệ. Việc phân tích chi phí và thu nhập của bản thân ngân hàng thực chất là để có một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt động để các nhà quản trị ngân hàng có được cái nhìn chính xác nhất về đơn vị mình để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm tăng thu nhập, giảm chi phí, nâng cao được lợi nhuận- mục tiêu cuối cùng mà bất cứ ngân hàng nào cũng theo đuổi. Bảng sau đây sẽ cho thấy tình hình lợi nhuận của Techcombank như sau: Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Habubank Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 2006/2005 Số tuyệt đối % Tổng thu 173,662 311,613 466,3 154,687 49,64 Tổng chi 173,662 306,272 429,3 123.028 40,12 Lợi nhuận 0 5,341 37 31,659 592,8 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Habubank 2006) Nhìn vào bảng lợi nhuận của Habubank ta thấy lợi nhuận của năm sau luôn cao hơn năm trước. Tốc độ tăng của lợi nhuận là rất cao. Trong khi năm 2004 tổng thu bằng tổng chi , lợi nhuận = 0 thì đến 2005 sau khi lấy thu – chi thì lợi nhuận thu được là 5,341 tỷ. Lợi nhuận càng tăng cao vào 2006 khi tổng thu đạt 466,3 tỷ; tổng chi là 429,3 và lợi nhuận là 37 tỷ. Như vậy từ 2005-2006 lợi nhuận đã tăng 31,66 tỷ; tương đương với số tương đối là 592,75 % . Đây là một con số mà tập thể cán bộ công nhân viên Habubank đã không ngừng phấn đấu trong suốt năm qua. Có được kết quả này là từ các chính sách thu – chi hợp lý của Ngân hàng. Các khoản chi được tính toán chính xác để chi phí bỏ ra là nhỏ nhất mà vẫn phát huy hiệu quả cao nhất, đảm bảo các chính sách, các chiến lược được đề ra, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra từ đầu năm. Tiếp đó là tăng tối đa các khoản thu bằng cách làm phong phú các khoản mục đem lại lợi nhuận, tăng cường sức mạnh của các dịch vụ chiến lược đang là thế mạnh của ngân hàng đồng thời phát triển các dịch vụ mới. 4. Những điểm mạnh nên phát huy và tồn tại cần khắc phục trong công tác tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao kết quả kinh doanh tại Habubank. 4.1. Những điểm mạnh: 4.1.1. Trong công tác tiết kiệm chi phí: Trong những năm qua các khoản chi phí của Habubank luôn được kiểm soát chặt chẽ, các khoản chi phí đều hợp lý và có độ chính xác cao, đều nằm trong tính toán và dự phòng của Ngân hàng. Bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả, không có tình trạng tham ô, tham nhũng cũng như việc lãng phí của công của các công nhân. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc, hết lòng với Ngân hàng đã tạo ra sức mạnh lớn cho Habubank. Trong điều kiện hiện tại, vật giá leo thang cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường nói chung, của hệ thống NHTM nói riêng các bộ phận quản lý của Habubank đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo của mình, đưa Ngân hàng phát triển đúng hướng. Các khoản chi phí không có sự tăng cao quá mức, không phát sinh các khoản chi bất thường. Đây là một thành quả đáng khích lệ của Ngân hàng cần được tích cực phát huy. 4.1.2. Trong công tác tăng thu nhập: Các khoản thu nhập của Ngân hàng liên tục tăng trong các năm qua cho thấy công tác quản lý thu nhập đang được vận hành tốt. Các khoản thu không ngừng tăng cần được nhìn nhận ở hiệu quả hoạt động của từng bộ phận. Bộ phận tín dụng đã phát huy được vai trò đầu tầu của mình. Minh chứng ở khoản thu từ lãi tiền vay chiếm tỷ trọng cao, không chỉ thế rủi ro tín dụng của Habubank cũng được hạn chế ở mức tối thiểu. Các dịch vụ mới đưa vào vận hành như dịch vụ thẻ cũng đang dần dần mang lại hiệu quả cho Ngân hàng. Trong những năm tới cần triệt để khai thác các dịch vụ tiềm năng của Ngân hàng, khai thác triệt để các khoản chi phí bỏ ra. 4.2. Những điểm yếu cần khắc phục : Trong những năm qua, bên cạnh những thế mạnh vẫn được thể hiện rõ, Habubank còn có một số điểm yếu cần được chú trọng khắc phục. Ngân hàng chưa có một chỉ tiêu chi phí và tiết kiệm chi phí cụ thể để có những định hướng cũng như đưa ra các giải pháp chi tiết trong công tác tiết kiệm chi phí. Sau mỗi tháng, mỗi quý và hàng năm cần có những đánh giá cũng như đưa ra những chỉ tiêu cụ thể về khoản mục chi phí tới từng cán bộ công nhân viên trong thời gian tới. Các khoản chi phí bất thường và không hợp lý cần có những giải trình rõ ràng, không để tồn đọng đến cuối năm mới xử lý. Các dịch vụ mới nhiều tiềm năng như dịch vụ thẻ ATM, các khoản thu từ chứng khoán… vẫn chưa được khai thác triệt để, trong thời gian tới Habubank cần đẩy mạnh việc hội nhập vào hệ thống dịch vụ thẻ của các NHTM trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài tại VN. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG THU NHẬP, TIẾT KIỆM CHI PHÍ, NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI HABUBANK 1. Định hướng phát triển của Ngân hàng trong một vài năm tới: Năm 2006 là năm đầu tiên của kế hoạch phát triển 5 năm 2006-2010 của đất nước, mục tiêu tăng trưởng trong năm 2007 tiếp tục ở mức cao. Kiềm chế lạm phát sẽ là một mục tiêu quan trọng trong năm tới khi tốc độ gia tăng giá cả ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân. Như vậy xu hướng của Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiềm chế tốc độ gia tăng tín dụng và tập trung vào cải thiện chất lượng vốn cho vay của Ngân hàng là điều dễ nhận thấy. Năm 2007 và những năm kế tiếp áp lực cạnh tranh từ quốc tế sẽ là thách thức lớn nhất đối với các nhà sản xuất trong nước, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta lại tham gia đầy đủ vào chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPTs) của AFTA. Việc hội nhập sâu rộng sẽ nâng cao cam kết mở cửa thị trường và đòi hỏi nền kinh tế phải có những điều chỉnh không đơn giản. Hàng loạt các khung pháp lý mới ngoài Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư (có hiệu lực vào năm 2006) sẽ làm thay đổi căn bản môi trường đầu tư kinh doanh. Các luật này khi được áp dụng tạo lập khung pháp lý thống nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, xóa bỏ các rào cản, phân biệt đối xử bất hợp lý giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc sở hữu vốn nhà nước, cổ phần, tư nhân hay liên doanh. Điều này, cùng với sức ép cạnh tranh để hội nhập sẽ là đòn bẩy, thúc bách các doanh nghiệp bất kể thành phần đổi mới hay làm tốt hơn phương thức quản lý và kinh doanh của mình để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có được nguồn vốn rẻ hơn, quản trị doanh nghiệp tốt hơn, xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn và cạnh tranh hiệu quả sẽ là các nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp trong nước. Tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam sẽ là xu hướng của các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, xu hướng của các định chế tài chính, các trung gian tài chính như ngân hàng, chứng khoán trong năm 2007 trở đi có thể nhận định được là sẽ cung ứng ngày càng nhiều hơn và đa dạng hơn các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp khách hàng, không chỉ cung cấp vốn mà còn tư vấn cho doanh nghiệp. Thị trường tài chính trong năm 2007 sẽ rất sôi động với sự khởi động của nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài và sự tham gia thị trường của nhiều ngân hàng quốc tế. Mặc dù thị trường ngân hàng sẽ chưa được mở cho đến năm 2008 theo lộ trình BTA, nhiều ngân hàng quốc tế sẽ nỗ lực tìm kiếm đối tác Việt Nam và trở thành các cổ đông chiến lược bằng cách tham gia cổ phần với các ngân hàng thương mại trong nước, tạo cơ sở cho sự tham gia thị trường của họ trong một vài năm tới. Việc nền kinh tế trên đà tăng trưởng mạnh mẽ sẽ khiến cho sức hấp dẫn của các ngân hàng thương mại Việt Nam, xương sống hỗ trợ phát triển kinh tế, đặc biệt các ngân hàng hoạt động tốt đối với quốc tế ngày càng gia tăng. Thị trường chứng khoán trong năm tới cũng sẽ khởi sắc với sự tham gia thị trường của các công ty lớn và hấp dẫn tạo nên nhiều cơ hội đầu tư, đồng thời nguồn vốn đầu tư cho chứng khoán trong nước và vào nước khá dồi dào, một phần do tác động của thị trường bất động sản tạm lắng, một phần do nhận thức của đông đảo dân cư về đầu tư và niềm tin với nhà nước ngày càng được củng cố, sẽ khiến cho đầu tư gián tiếp có những bước chuyển biến quan trọng. Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ổn định, các yếu tố vĩ mô tốt, nhưng áp lực cạnh tranh gia tăng, Hội đồng Quản trị và Ban điều hành Habubank xác định năm 2007 sẽ là năm phát triển mạnh mẽ nhưng cũng nhiều thách thức cho Ngân hàng. Để có thể tiếp tục tăng trưởng nhanh và mạnh, vốn cần được tăng lên trong khoảng 600-1000 tỷ cho năm 2007, mạng lưới cần được mở rộng, chính sách quản lý rủi ro phải được cập nhật và hoàn thiện, chú trọng tăng trưởng về chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ. Xác định 5 năm tới là giai đoạn bùng nổ các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó nổi trội lên là mua nhà trả góp, tiêu dùng cao cấp và thẻ ngân hàng nên năm 2007 Habubank sẽ ưu tiên đầu tư vào phát triển công nghệ hiện đại, tăng cường hợp tác và phát triển các dịch vụ ngân hàng cá nhân, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tự động, điện tử. Nâng cao chất lượng dịch vụ, thường xuyên tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng là nhiệm vụ lớn của Habubank trong năm tới. Năm 2007 sẽ là năm đánh dấu những cải tiến đáng kể của Habubank về thủ tục, quy trình giao dịch, và dịch vụ khách hàng. 2. Sự cần thiết của việc tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và đối với Habubank nói riêng. Trong cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày càng trở nên mãnh liệt, nhiều dịch vụ mới liên tục xuất hiện với nhiều tính năng ưu việt thể hiện rõ nhu cầu muốn làm vừa lòng và lôi kéo khách hàng của từng ngân hàng. Trong bối cảnh đó, muốn hoạt động của mình đạt hiệu quả cao thì các ngân hàng phải ý thức rõ và thực hiện tốt các hoạt động nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, mang lại doanh thu ngày một tăng, có như thế mới tạo ra nguồn lực mới cho ngân hàng và có điều kiện phát triển các chiến lược mới trong tương lai. Habubank luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này, chính vì thế nên ngay từ các cấp lãnh đạo đến nội bộ các nhân viên trong toàn Ngân hàng luôn làm tốt phận sự của mình, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, riêng đối với công tác tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, Habubank đã thực hiện đúng các hoạch định vạch ra. Với tầm nhìn còn hạn chế của một sinh viên đang đi thực tập tại Ngân hàng, em xin mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến cá nhân nhằm giúp hiểu rõ hơn công tác này: 3. Một số biện pháp nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Habubank. 3.1. Các biện pháp nhằm tăng thu nhập cho Ngân hàng: 3.1.1. Kết hợp làm tốt các dịch vụ truyền thống. Trong những năm qua, hoạt động cho vay khách hàng của Habubank luôn có sự tăng trưởng ổn định và liên tục. Năm 2006 đã có sự tăng trưởng mạnh với tổng dư nợ đạt 3.330,218 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2005, đây là một kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, như đã nói, trong những năm tới, nhu cầu mua nhà trả góp càng ngày càng tăng là cơ hội rất tốt để Habubank có thể nâng cao và mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Muốn vậy, Habubank cần không ngừng mở rộng mạng lưới, phát triển nhiều sản phẩm cho vay mới, đưa ra các chính sách tín dụng với lãi suất hợp lý, cải tiến quy trình thẩm định và xét duyệt để đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu của đông đảo khách hàng. Bên cạnh đó Habubank cũng cần mở rộng hợp tác trên nhiều mặt với các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính theo nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng trên cơ sở phân tán rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ tín dụng cũng cần liên tục được đào tạo, trau dồi các kinh nghiệm cũng như các kiến thức hiện đại phù hợp với tầm phát triển của thời đại. Với mục tiêu trong những năm tới Habubank hướng tới nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng vẫn là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Habubank, Ngân hàng cần có những chính sách cụ thể, đi sâu đi sát từng khách hàng, lên danh sách những khách hàng chiến lược cũng như tiềm năng để có chính sách ưu đãi hợp lý. Hoạt động đầu tư, tham gia vào thị trường liên ngân hàng và đầu tư chứng khoán tuy còn mới mẻ nhưng với Habubank sẽ hứa hẹn nhiều tiến triển tốt trong tương lai. Luôn có sự tăng trưởng đều từ năm 2000 nhưng đến năm 2006 đã có sự bứt phá mạnh mẽ, đầu tư chứng khoán đạt 862,697 tỷ đồng là một thành quả đáng ghi nhận. Trong những năm tới số lượng các công ty cũng như ngân hàng tiến hành cổ phần hóa ngày càng nhiều thì Habubank cũng cần có các chiến lược cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động này. Đây là hoạt động hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng nên cần được trang bị các phương tiện hiện đại, có độ chính xác cao cũng như các cán bộ thuộc bộ phận này cần có trình độ chuyên môn vững vàng, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng bạn. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tuy chưa mạnh nhưng Habubank luôn hãnh diện vì có đội ngũ cán bộ thuộc phòng Thanh toán quốc tế có năng lực. Những năm sắp tới, đất nước mở cửa tạo ra nhiều vận hội và thách thức mới cho Habubank. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đang dần chứng tỏ chỗ đứng của mình trong hoạt động của Ngân hàng, lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ năm 2006 đạt 3,56 tỷ VNĐ. Tuy đây là một con số khiêm tốn nhưng nó đánh dấu cho một hướng phát triển đầy tiềm năng của Habubank, nó đòi hỏi cần có sự đầu tư phát triển mạnh trong thời gian tới. Hoạt động bảo lãnh là một trong những hoạt động đặc trưng của Habubank. Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm, thu nhập từ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng năm 2006 đạt 6,98 tỷ đồng. Đây là một lĩnh vực hoạt động chưa được khai thác triệt để ở Việt Nam, trong thời gian tới cần chú trọng phát triển hơn nữa. 3.1.2. Tận dụng các nguồn lực, đặc biệt là nâng cao các nguồn vốn huy động tại Hội sở chính Habubank. Habubank là ngân hàng có một nguồn nội lực mạnh mẽ, nhiều tiềm năng. Nguồn vốn tự có ngày càng lớn, cơ sở hạ tầng liên tục được xây dựng, cải tiến ngày càng hiện đại, máy móc tinh vi chính xác hơn. Đặc biệt đội ngũ cán bộ công nhân viên được tuyển chọn kỹ lưỡng có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề. Đó là một thế mạnh không phải ngân hàng nào cũng có, chính vì thế cần được chú trọng khai thác triệt để nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống. Công tác nâng cao các nguồn vốn huy động ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng, nó cung ứng vốn cho các hoạt động khác như tín dụng, đầu tư chứng khoán...Tại Habubank, tiền gửi tiết kiệm và các tổ chức cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động, trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn công tác huy động nguồn vốn này bằng các chính sách cụ thể và thiết thực hơn như : có chính sách lãi suất tiết kiệm phù hợp mang tính cạnh tranh cao, có nhiều chương trình khuyến mãi có sức thu hút lớn trong dân cư, hoạt động marketing quảng cáo thu hút tiết kiệm cần hoạt động hiệu quả hơn...Nguồn vốn huy động tại Hội sở chính ngày càng lớn, chính vì thế lại cần có các chính sách hợp lý nhằm khai thác nguồn vốn này một cách có hiệu quả, thu được lợi nhuận tối đa và giảm thiểu chi phí. Khi ngân hàng cần thu hút được các nguồn vốn rẻ hơn như : nguồn tài trợ uỷ thác một mặt Ngân hàng vừa thu hút hút được phí từ hoạt động nghiệp vụ; mặt khác trong khoảng thời gian mà vốn chưa giả ngân hết thì Ngân hàng có thể tạm sử dụng cho các mục đích sử dụng của mình nhằm tìm kiếm thu nhập. Như vậy, Ngân hàng đã cùng lúc thực hiện được cả hai mục tiêu vừa tăng thu nhập vừa tiết kiệm được chi phí huy động vốn. Bên cạnh đó, một nguồn vốn khác mà Ngân hàng nên quan tâm đó là vốn tạo ra trong thanh toán. Cũng như các nguồn vốn trên thì chi phí trả cho phần vốn này là rất rẻ do lãi suất các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn hiện nay rất thấp. Hơn thế, qua việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán cho dân cư, cho các tổ chức giúp Ngân hàng thu được những khoản chi phí đáng kể đóng góp vào quỹ thu nhập của Ngân hàng. Để khai thác triệt để các nguồn vốn có chi phí rẻ như vậy Habubank cần phải từng bước hoàn thiện hệ thống thanh toán, hiện đại hoá các hệ thống thông tin, cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới ở chất lượng cao ứng dụng công nghệ thông tin cho khách hàng; mở rộng hoạt động quản lý tài chính, chi trả lương cho các doanh nghiệp lớn… Như vậy, khai thác triệt để các nguồn vốn dưới mọi hình thức, qua nhiều kênh khác nhau vừa lại nhiệm vụ trước mắt, vừa là mục tiêu lâu dài đối với Ngân hàng. Nhiệm vụ của Habubank không chỉ là huy động tối đa các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội mà còn phải tích cực tìm kiếm các nguồn vốn với chi phí thấp nhất nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả. 3.1.3. Mở rộng mạng lưới khách hàng đi đôi với nâng cao chất lượng các khoản tín dụng. Mạng lưới khách hàng lớn có vai trò quyết định đến quy mô hoạt động của Ngân hàng. Trong những năm tới Habubank cần mở rộng mạng lưới khách hàng cả về đối tượng cũng như số lượng khách hàng. Việc nâng cấp các dịch vụ truyền thống ngày càng hiện đại hơn, thuận tiện và dễ sử dụng hơn cùng với việc tiến hành phát triển các dịch vụ mới sẽ giúp ngân hàng đi sâu chiếm lĩnh thị trường, thu hút khối lượng khách hàng ngày càng lớn từ đó nâng cao thu nhập cho Ngân hàng. Hiện nay các hình thức tín dụng của HSC nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng. Vì vậy, để có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng là tạo điều kiện tăng thu nhập cho Ngân hàng và phân tán bởi rủi ro thì Ngân hàng cần nghiên cứu và mở rộng thêm các hình thức tín dụng như cho vay theo hạn mức tín dụng với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ điều kiện vay. Ngoài ra, Ngân hàng nên quảng bá rộng rãi hơn nữa hình thức cho vay tiêu dùng cá nhân như: giúp tài trợ cho việc mua phương tiện đi lại, nhà ở, trang thiết bị gia đình, hiện đại hoá nhà cửa hay trang trải các khoản viện phí và các chi phí các nhân khác… Với điều kiện có tài sản đảm bảo hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba có uy tín và điều kiện vật chất. Bởi hiện nay mức sống của người dân ngày càng cao, thu thập cao và ổn định nên nhu cầu tiêu dùng cũng cao."Ô tô xịn" "cho vay du học" … là những sản phẩm dịch vụ rất có ưu thế của Ngân hàng so với các đối thủ cạnh tranh Ngân hàng cần tiếp tục triển khai sâu rộng trong công chúng. Ngân hàng nên có hình thức tài trợ thuê mua: Ngân hàng mua các thiết bị và máy móc hay phương tiện cho khách hàng thuê. Mở rộng tín dụng sang các lĩnh vực khác với các thành phần kinh tế như công ty cổ phần, các doanh nghiệp có số vốn đầu tư trên cơ sở đảm bảo đúng chế độ, quy trình. Để hoạt động tín dụng có hiệu quả thì HSC cần phải hoàn thiện và đổi mới cơ chế tín dụng. Công tác này bao gồm có. - Đối với thủ tục cho vay: Hiện nay ngân hàng yêu cầu người vay phải có nhiều loại giấy tờ, nhiều khi làm cho người vay cảm thấy rất phiền phức. Để giảm thủ tục, đỡ tốn kém thời gian cho cả hai bên, một số giấy tờ cơ bản có thể quy định có giá trị trong nhiều lần vay như hồ sơ thế chấp nợ vay. Ngoài ra, trên khế ước vay hiện nay nên quy định tính pháp luật chặt chẽ và cụ thể hoá. Thực tế các yếu tố ghi trên khế ước rất nhiều song tính pháp lý ràng buộc về quỳên lợi và nghĩa vụ các bên tham gia còn hạn chế. - Về chế độ lãi suất: Ngân hàng cần có chính sách lãi suất linh hoạt, áp dụng với các khách hàng cụ thể nhưng đảm bảo thu nhập hợp lý cho ngân hàng. Đặc biệt ngân hàng nên đưa ra mức lãi suất ưu đãi cho các khách hàng truyền thống có lịch sử vay và trả nợ vay tốt. - Về tài sản đảm bảo tiền vay: Ngân hàng cần áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản một cách hợp lý hơn để hạn chế rủi ro. Ngân hàng cần áp dụng linh hoạt các hình thức thế chấp, cầm cố. - Về định kỳ hạn nợ: Ngân hàng và khách hàng phải cùng tính toán, xác định vòng quay của vốn để định ra số ngày của kỳ luân chuyển. Ngoài ra, ngân hàng còn phải xem xét kỹ lưỡng thời gian tiêu thụ hoặc thời gian thanh toán ghi trong họp đồng. HSC nhất thiết phải nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng ngân hàng . Sự thành công trong nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc vào năng lực, tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng vì họ là người trực tiếp tính toán hiệu quả đầu tư, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ số vốn đầu tư từ khi giải ngân đến khi kết thúc họp đồng. Ngân hàng có thể chỉ tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn thực sự, có hiểu biết về kỹ thuật, biết ngoại ngữ sử dụng thành thạo máy vi tính và có kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng đồng thời phải cập nhật những tài liệu khoa học cần thiết liên quan đến hoạt động tín dụng, cho cán bộ đi học những lớp bồi dưỡng chuyên sâu về tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên có chế độ khen thưởng xứng đáng đối với các cán bộ tín dụng thực sự có năng lực vượt trội, cho vay được nhiều món với tổng số tiền vay lớn và có chất lượng cao. Đi đôi với hoạt động tín dụng thì ngân hàng cũng cần phải quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng. Hiện nay, chất lượng tín dụng của HSC chưa phải là cao, vẫn tồn tại nợ quá hạn. Ngân hàng nên: - Đánh giá, phân loại khách hàng. - Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng bao gồm việc xem xét doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, dự án vay vốn có khả thi hay không. - Tăng cường công tác bảo đảm tiền vay thông qua việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, tính hợp pháp và tính thị trường của tài sản đảm bảo. Các cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay vốn, kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh , chất lượng sản phẩm , theo dõi thời hạn tiêu thụ, thanh toán sản phẩm để đôn đốc thu nợ và lãi đúng thời hạn.Ngoài ra ngân hàng còn cần phải xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro, qua đó có thể nắm bắt thực trạng hoạt động của các khách hàng. Hơn nữa, điều này cũng giúp cho ngân hàng mở ra một lĩnh vực kinh doanh mới là thông tin và dịch vụ tư vấn nhằm tăng nguồn thu cho bản thân ngân hàng. Để hoạt động tín dụng ngày càng có hiệu quả, HSC cần tìm ra cách phân phối tín dụng một cách hợp lý nhất để tránh rủi ro như: không tập trung lượng vốn đầu tư quá lớn vào một hoặc một nhóm khách hàng hoặc cho vay hợp vốn. Ngoài ra, ngân hàng cần tham gia bảo hiểm tín dụng nhằm giảm bới thiệt hại khi có rủi ro xẩy ra và tự bảo hiểm cho mình bằng cách lập quỹ dự phòng để hạn chế rủi ro mà vẫn đảm bảo được tình hình tài chính cho ngân hàng. Như chúng ta đã thấy, nguồn thu từ hoạt động tín dụng mang lại vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của HSC Việt Nam. Do đó, mở rộng đi đôi với nâng cao chất lượng các khoản tín dụng vẫn được ngân hàng vô cùng quan tâm nhằm phát huy hiệu quả công tác tín dụng và tìm kiếm thu nhập từ các khoản cho vay. Song song với đó, Ngân hàng cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng các khoản tín dụng, các hợp đồng tín dụng cho vay, bảo lãnh... là yếu tố cấu thành thu nhập cho Ngân hàng. Quy trình cho vay cần chặt chẽ và gọn gàng tạo cho khách hàng một cảm giác thoải mái khi tiến hành các thủ tục vay tiền. 3.1.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu là mục tiêu, là chỗ dựa vững chắc để giúp các doanh nghiệp vững vàng tự tin trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với Habubank, tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 56,04% năm 2006 thì công tác này càng trở nên cần thiết. Trong những năm vừa qua hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng liên tục được nâng cao rõ rệt. Tất cả các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn đều tăng lên so với năm trước. Trong năm 2007 này, Ngân hàng cần tích cực phát huy thành tích này, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa. Để thực hiện tốt việc này, Ngân hàng có thể thực hiện: * Một là: Xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng. *Hai là: Thủ tục cho vay chặt chẽ, nhanh gọn đúng quy định. * Ba là: Tiến hành theo dõi quy trình sử dụng vốn cũng như thu hồi vốn thường xuyên liên tục, tránh rủi ro. 3.2. Các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí. Tận dụng các nguồn thu, tiết kiệm các nguồn chi phí. Việc giảm chi phí trong giai đoạn hiện nay là vô cùng khó khăn bởi mức độ cạnh tranh rất gay gắt giữa các ngân hàng với nhau và với các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác. Các ngân hàng chỉ có thể tiết kiệm các chi phí ít cần thiết, hạn chế các khoản chi bất hợp lý. Vấn đề đặt ra ở đây là ngân hàng cân nhắc sẽ ưu tiên những biện pháp nào có thể mang lại hiệu quả cao, việc thực hiện các biện pháp đó sẽ giúp tốc độ tăng thu nhập lớn hơn tốc độ tăng chi phí .Theo đó, chênh lệch giữa thu nhập và chi phí hay nói cách khác là lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng lên, kết qủa kinh doanh cũng được nâng lên. Thực tế cho thấy, ngân hàng nên tăng cường hoạt động đầu tư tài chính , đầu tư tài chính không những nhằm mục tiêu nâng cao tính thanh khoản, phân tán rủi ro mà còn để tìm kiếm lợi nhuận. Đầu tư tài chính được thể hiện dưới hai hình thức: đầu tư vào chứng khoán và liên doanh liên kết. Hoạt động liên doanh liên kết có thể dưới hai hình thức. Thứ nhất, ngân hàng tăng hoạt động hùn vốn dưới hình thức là một khoản vay thông thường, nghĩa là Công ty phải hoàn trả cho ngân hàng đầy đủ gốc và lãi khi đến hạn. Thứ hai, ngân hàng có thể mua cổ phiếu của các Công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả trên địa bàn thành phố. Thu lãi cho vay là một trong các vấn đề luôn gây bức xúc của HSC bởi nếu lãi không thu được sẽ gây thất thu cho ngân hàng . Bởi vậy, đối với lãi trả đọng chưa thu được của các món vay đang còn trong hạn thì khi khách hàng trả nợ, ngân hàng sẽ tiến hành thu lãi trước khi tính toán thu cả gốc và lãi của kỳ sau. Đối với các khoản vay đã quá hạn thì khi thu nợ cán bộ kế toán cần trao đổi cụ thể để nắm bắt được tình hình tài chính , khả năng trả nợ của người vay để thu lãi trước hay sẽ thu lãi cùng gốc sau. Ngân hàng nhất thiết phải xây dựng định mức và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí về vật liệu và giấy tờ in, chi cho công tác phí, chi bưu phí và điện thoại, chi mua tài liệu sách báo…. vì đây là các khoản chi phí không cố định mà nó phụ thuộc vào tình hình hoạt động cụ thể từng thời kỳ. Một điều mà các cán bộ lãnh đạo ngân hàng nên quan tâm đó là công tác giáo dục ý thức cho cán bộ công nhân viên toàn HSC nâng cao ý thức tiết kiệm các khoản chi phí này cho ngân hàng. Đôí với các TSCĐ, CCLĐ hư hỏng, HSC cần nhanh chóng tiến hành thanh lý hay nhượng bán để thu lại một phần giá trị và tiết kiệm chi phí khấu hao hàng tháng cho các tài sản này. Với chi phí nhân viên, cần tích cực động viên cán bộ công nhân viên nhiệt tình hơn với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có chế độ thưởng phạt hợp lý, rõ ràng. Kịch liệt chặn đứng thói quan liêu, cửa quyền và trục lợi cá nhân cũng như những thái độ ỉ nại, lười biếng trong công việc. Muốn một tập thể vững mạnh thì từng cá nhân cần có ý thức nghiêm túc trong công việc, phát huy hết năng lực cá nhân. Chính sách tiền lương trong ngân hàng cần thực hiện đúng, phù hợp với trình độ và tính chất công việc của từng nhân viên nhằm tạo niềm tin cho họ về một công việc ổn định và động viên cán bộ công nhân viên gắn bó với Ngân hàng. Công tác tính khấu hao cần tiến hành đồng bộ, liên tục và đúng nguyên tắc. Bộ phận quản lý cơ sở vật chất từ các trang thiết bị hiện đại đến các vật dụng văn phòng phải có ý thức cao trong công việc. Cần thường xuyên kiểm kê đánh giá cơ sở vật chất nhằm tránh sự mất mát cũng như lãng phí trong việc sử dụng tài sản của Ngân hàng và tạo cơ sở cho hoạt động trích khấu hao được thuận lợi, chính xác. Các chi phí hoạt động khác như chi phí tiếp đón khách hàng, họp hành... cần giảm thiểu, tránh lãng phí, tránh hình thức khoa trương. Các khoản chi phí cho điện nước, văn phòng phẩm cần phê duyệt tỉ mỉ, xét thấy thật sự cần thiết mới tiến hành trang bị. Có thể nói, trên đây là những biện pháp giúp cho HSC Việt Nam tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí. Tuy vậy, hầu hết các biện pháp nêu trên không thể giúp ngân hàng tăng thu nhập hoặc tiết kiệm chi phí một cách đơn thuần.Bởi vì thu nhập và chi phí là hai khoản mục luôn song hành với nhau, không thể tách rời , chẳng hạn như ngân hàng muốn tăng thu nhập bằng cách đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ thì đi đôi với nó ngân hàng cũng phải bỏ ra một khoản chi phí đầu vào tương ứng. 4. Một số kiến nghị với Hội sở chính Habubank. Với phương châm hoạt động nhằm cung ứng một cách toàn diện các dịch vụ sản phẩm tài chính ngân hàng có chất lượng cao, sáng tạo rõ ràng Habubank đã đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên con đường phía trước còn rất nhiều chông gai thử thách. Trong xu thế hội nhập toàn cầu đang diễn ra với tốc độ chưa từng có, các ngân hàng trong nước liên tục thay đổi chiến lược hoạt động, sức cạnh tranh ngày càng mãnh liệt hơn đòi hỏi Ngân hàng cần liên tục đổi mới các dịch vụ phục vụ khách hàng ngày càng hoàn thiện và chu đáo hơn. Lấy ví dụ, trên thị trường, dịch vụ thẻ ATM đang phát triển hết sức mạnh mẽ, các ngân hàng lớn đang chiếm lĩnh thị trường một cách toàn diện. Tuy hoạt động thẻ của Habubank mới chính thức đưa vào thị trường từ năm 2005 nhưng cần phải tiến hành phát triển dịch vụ này cả về chiều sâu và chiều rộng. Bên cạnh việc gia tăng tiện ích cho thẻ, mở rộng kết nối hệ thống trong nước Habubank còn cần có kế hoạch từng xâm nhập và mở rộng thị trường thẻ quốc tế thông qua việc kết nối với các hệ thống liên quốc gia. Với tốc độ phát triển hoạt động của Ngân hàng và sự cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường lao động, công tác phát triển nguồn nhân lực giữ một vai trò then chốt trong những thành công đạt được của Ngân hàng. Chính vì vậy mà Habubank không chỉ cố gắng gìn giữ nguồn nhân lực đang có mà còn hết sức chú trọng xây dựng nguồn nhân lực mới. Cần tiến hành các khóa tuyển dụng với nội dung chuyên nghiệp, thông tin rộng rãi nhất là trong các trường Đại học trong cả nước, cần có chính sách đào tạo đội ngũ nhân viên trẻ nhiều tiềm năng như cử đi học cao học, đi du học hoặc tham quan nước ngoài... KẾT LUẬN Habubank đang bước những bước dài trên con đường dần dần khảng định vị thế của mình trên thương trường, nhiều chiến lược khả thi đang ngày ngày được soạn thảo và đưa vào thực tiễn và đang chứng tỏ hiệu quả của mình. Trong rất nhiều chính sách hoạch định đó, các chỉ tiêu về tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó đòi hỏi một sự quan tâm cao độ cũng như những giải trình chi tiết cụ thể có độ chính xác cao. Để thực hiện việc này Habubank cần có cái nhìn thiết thực và khoa học trên cơ sở sự biến động không ngừng của thị trường. Một vài ý kiến đóng góp với góc nhìn của một sinh viên sắp ra trường mong rằng sẽ đem lại những lý luận mới mẻ hơn dù chưa thật chính xác cho các nhà quản lý Ngân hàng. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô và các anh chị nhân viên tại Habubank góp ý, bổ sung để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Quan đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, thạc sỹ Hoàng Đình Chiến và các anh chị tại Chi nhánh Vạn Phúc Habubank đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Báo cáo thường niên Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội các năm 2004, 2005, 2006. 2. Trang Wed www.habubank.com.vn. 3. Tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh (khoa Tài chính – Học viện Ngân Hàng). 4. Tài liệu tín dụng Ngân hàng (Học viện Ngân hàng). 5. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 (thuế thu nhập doanh nghiệp), số 22 (trình bày bổ sung báo cáo tài chính của Ngân hàng và tổ chức tài chính)... 6. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ – TS Tô Kim Ngọc – Học viện Ngân Hàng. 7. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng DANH MỤC BẢNG BIỂU: 1. Bảng 1: Sự tăng trưởng vốn điều lệ của Habubank 2. Biểu 1: Tình hình huy động vốn qua các năm 2005 và 2006. 3. Bảng 2: Tăng giảm từng loại vốn trong tổng nguồn. 4. Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn năm 2006 5. Biểu 2: Biểu đồ thể hiện Tổng dư nợ theo kết quả từ 2002 đến 2006: 6. Bảng 4: Các chỉ tiêu phản ánh dịch vụ thanh toán năm 2006. 7. Bảng 5: So sánh tình hình thực hiện lợi nhuận qua 2 năm 2005-2006 8. Bảng 6: Tình hình chi phí tại Habubank qua 2 năm 2005-2006 9. Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Habubank DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính CĐKT : Cân đối kế toán CBTD : Cán bộ tín dụng DN : Doanh nghiệp DT : Doanh thu DV : Dịch vụ NHTM : Ngân hàng Thương mại NHNN : Ngân hàng Nhà Nước NV : Nguồn vốn TCDN : Tài chính doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữư hạn TSC : Tài sản có TS : Tài sản TN : Thu nhập TSCĐ : Tài sản cố định TSNH : Tài sản ngắn hạn VĐT : Vốn đầu tư VLĐ : Vốn lưu động VN : Việt Nam VCSH : Vốn chủ sở hữu SXKD : Sản xuất kinh doanh SGD : Sở giao dịch XNK : Xuất nhập khẩu MỤC LỤC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG Họ và tên người nhận xét: Chức vụ: Phòng ban: Nhận xét cho sinh viên: Lớp: TCDN A - K6 Khoa: Tài chính - Học viện Ngân hàng Đã thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần nhà Hà Nội từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm NHẬN XÉT NHƯ SAU: Hà Nội, ngày tháng năm 2007 HỌ VÀ TÊN NGƯỜI NHẬN XÉT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNH141.docx
Tài liệu liên quan