Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động cho các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai

Để người lao động nhập cư có cuộc sống ổn định và bình đẳng với những người lao động bản địa đòi hỏi các cấp, các ngành, các chủ doanh nghiệp phải quan tâm đến họ, tạo những điều kiện tối thiểu để họ có thể gắn bó hơn với các khu công nghiệp và tạo sức hút lao động, giảm bớt áp lực thiếu lao động hiện nay. Một số các đề xuất liên quan đến chính sách đối với lao động nhập cư như sau: - Chính sách về hộ khẩu: Người nhập cư chỉ “lạc nghiệp”, khi họ được “an cư”. Vì thế, chính sách hộ khẩu đối với lao động nhập cư trong các khu công nghiệp phải được ưu tiên. Khi doanh nghiệp có xác nhận đang làm việc tại cơ sở mình trên địa phương thuộc quyền quản lý và người lao động nhập cư có nguyện vọng nhập hộ khẩu sau một thời gian đăng ký tạm trú và làm việc (6-12 tháng) thì chính quyền sở tại cần tạo điều kiện để người lao động được nhập hộ khẩu chính thức. Hiện nay ở Đồng Nai, mặc dù có khoảng 70% lao động nhập cư có đăng ký hộ khẩu, nhưng chỉ có 4,5% được nhập hộ khẩu thường xuyên (KT1) còn lại khoảng 90% chỉ được đăng ký KT4. - Chính sách về nhà ở: Hộ khẩu và nhà ở luôn là hai vấn đề gắn chặt với nhau, là một trong những nan giải nhất của người lao động nhập cư. Vì hộ khẩu thuộc diện KT4 nên người lao động nhập cư rất khó có cơ hội để mua được nhà. Vì thế, cần tạo nhiều cơ hội để người lao động nhập cư có thể thuê được nhà với giá rẻ, giá ưu đãi. Khó khăn nhất trong việc xây nhà cho thuê giá rẻ là đất đai và vốn đầu tư ban đầu. Để thực hiện chính sách nhà ở chính quyền sở tại có thể kết hợp với các khu công nghiệp để xây dựng nhà ở bán kiên cố cho người lao động nhập cư. Với chính sách cho thuê nhà ở tập trung cũng sẽ tạo điều kiện đảm bảo an ninh hơn cho người lao động nhập cư. - Các chính sách tạo ra sự công bằng xã hội: Các chính sách tạo ra công bằng xã hội liên quan đến người lao động nhập cư bao gồm tổng hợp các chính sách, như chính sách về giáo dục, về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, về cung cấp thông tin, về hỗ trợ vốn, về bảo hiểm xã hội . Các chính sách đó phải đảm bảo không có sự phân biệt giữa người lao động nhập cư và người lao động bản địa. - Các chính sách trong nội bộ doanh nghiệp: Ngoài những chính sách chung đối với người lao động, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cần có những chính sách hỗ trợ thêm người lao động nhập cư, như hỗ trợ đào tạo, đi lại, bố trí sắp xếp lao động, trợ cấp cho lao động ngoại tỉnh khi ốm đau, tùy thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp.

doc79 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động cho các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngành công nghiệp hoá chất, cao su, plastic Lao động của ngành đến năm 2005 có 19.885 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 22,3%/năm, là ngành có tốc độ tăng lao động cao trong các ngành công nghiệp, do có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất các loại sản phẩm hoá chất tiêu dùng. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng tăng từ 3,4% năm 1995 lên 6,1% năm 2005. - Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng Lao động của ngành đến năm 2005 có 19.653 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 4,3%/năm, trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng nhanh, bình quân 8,2%/năm. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng giảm dần từ 16,6% năm 1995 xuống 8,9% năm 2000 và xuống còn 6,1% năm 2005, do các ngành thu hút nhiều lao động trong thời gian qua tăng nhanh. - Ngành công nghiệp điện và điện tử Lao động của ngành đến năm 2005 có 25.873 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 29,4%/năm, là ngành có tốc độ tăng lao động lớn nhất trong các ngành công nghiệp chủ yếu. Điều này cũng phần nào nói lên mặc dù công nghiệp điện, điện tử (nhất là lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử) của Đồng Nai tuy phát triển và là ngành mang tính công nghệ cao, nhưng nhìn chung vẫn còn mang nhiều tính thủ công trong sản xuất. Cơ cấu lao động tăng từ 2,5% năm 1995 lên 8,1% năm 2000 và giảm còn 8% năm 2005. - Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất gỗ Lao động của ngành đến năm 2005 có 38.275 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 21,1%/năm. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng tăng từ 7,2% năm 1995 lên 8,2% năm 2000 và 11,8% năm 2005. Đây cũng là ngành thu hút nhiều lao động. - Ngành công nghiệp giấy Lao động của ngành đến năm 2005 có 7.142 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 7,5%/năm. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng giảm từ 4,5% năm 1995 xuống 2,2% năm 2005. 2. Nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. Bảng 5: nhu cầu lao động tỉnh Đồng Nai năm 2008. ( Nguồn: sở công nghiệp tỉnh Đồng Nai) Bảng 6: các doanh nghiệp tuyển dụng lao động từ 500 người trở lên năm 2008 ( Nguồn: sở công nghiệp tỉnh Đồng Nai) NHU CẦU LAO ĐỘNG TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2008 Mã Trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật Khu TÊN DOANH NGHIỆP Tổng TS Kỹ Thuật Kinh tế Khác LĐPT vực số TS Cơ khí Điện,Đ.tử Hóa chất Dệt, may Mộc Khác TOÀN TỈNH 54,212 3,268 1,728 825 611 31,795 6,798 4,611 2,720 13,147 1,170 3,249 19,089 I I. TP BIÊN HÒA 26,587 1,643 918 451 274 16,312 4,543 3,313 956 5,427 182 1,891 8,632 1 KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA 1 3,447 252 156 43 53 2,428 322 183 184 1,230 82 427 767 2 KCN BIÊN HÒA 2 VÀ CỤM TÂN TIẾN 14,003 1,002 560 289 153 8,321 2,874 2,501 400 1,637 0 909 4,680 3 KHU CÔNG NGHIỆP AMATA 2,175 139 66 44 29 1,288 249 177 280 420 0 162 748 4 KHU CÔNG NGHIỆP LOTECO 3,962 125 64 34 27 2,425 948 322 92 570 100 393 1,412 5 CÁC VỊ TRÍ KHÁC 3,000 125 72 41 12 1,850 150 130 0 1,570 0 0 1,025 II II. HUYỆN LONG THÀNH : 4,872 314 159 83 72 2,664 363 185 907 260 638 311 1,894 1 A.- KHU CÔNG NGHIỆP GÒ DẦU 732 55 31 16 8 409 36 26 195 0 30 122 268 2 B. KHU CÔNG NGHIỆP TAM PHƯỚC 3,270 141 75 43 23 1,834 184 110 513 260 608 159 1,295 3 C. KHU CÔNG NGHIỆP LONG THÀNH 870 118 53 24 41 421 143 49 199 0 0 30 331 III III.- HUYỆN NHƠN TRẠCH 5,751 263 129 60 74 3,091 834 495 387 935 0 440 2,397 1 A.- KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH I 3,882 174 90 41 43 2,146 694 303 60 895 0 194 1,562 2 B.- KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH II 519 33 14 9 10 248 33 105 0 40 0 70 238 3 C.- KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH III 1,330 56 25 10 21 697 107 87 327 0 0 176 577 3 C.- KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH V 20 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 20 IV IV. HUYỆN VĨNH CỬU 2,190 100 70 20 10 1,200 30 20 0 1,150 0 0 830 V V. HUYỆN TRẢNG BOM 12,504 644 372 151 121 7,225 728 448 370 5,075 150 454 4,635 1 A.- KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI 2,019 178 85 45 48 970 262 137 250 125 0 196 871 2 B.- KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG MÂY 9,657 440 276 98 66 5,900 424 284 20 4,950 0 222 3,317 3 C- KHU CÔNG NGHIỆP BÀU XÉO 828 26 11 8 7 355 42 27 100 0 150 36 447 VI VI. HUYỆN LONG KHÁNH 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 VII VII. HUYỆN ĐỊNH QUÁN 8 4 0 0 4 3 0 0 0 0 0 3 1 IIX IIX. DN HƯỞNG Q.CHẾ KCN-CX 300 100 50 30 20 100 10 10 80 0 0 0 100 VIII CÁC DN SẼ HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2008 2,000 200 80 60 60 1,200 300 150 100 300 200 150 600 CÁC DOANH NGHIỆP TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TỪ 500 NGƯỜI TRỞ LÊN-NĂM 2008 Số Đại học Trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật TT TÊN DOANH NGHIỆP Tổng TS Kỹ Thuật Kinh tế Khác LĐPT số TS Cơ khí Điện,Đ.tử Hóa chất Dệt, may Mộc Khác 1 Cty Saitex International 715 15 8 3 4 500 70 45 10 300 75 200 2 Cty CP May Đồng Nai 1,250 75 50 10 15 1,050 100 50 850 50 125 3 Cty TAE KWANG 2,200 35 20 10 5 1,270 50 30 1,150 40 895 4 Cty Điện Tử VIỆT TƯỜNG 900 20 15 4 1 530 100 350 50 30 350 5 Cty MABUCHI MOTOR-VN 2,010 20 15 3 2 1,165 200 800 165 825 6 Cty TNHH Oto Truong Hai 4,154 620 350 200 70 2,409 1,700 500 209 1,125 7 Cty CP Lilama 45.4 788 66 40 9 17 722 450 200 72 0 8 Cty Sanyo Di Solutions Việt Nam 520 10 6 2 2 300 50 200 50 210 9 Cty TNHH Namyang International VN 500 20 10 4 6 300 20 10 250 20 180 10 Cty TNHH YUPOONG Việt Nam 500 10 4 5 1 300 20 10 250 20 190 11 Cty Seorim 2,000 50 30 15 5 1,250 800 100 100 250 700 12 Cty LẠC CƯỜNG 500 15 10 4 1 300 20 10 270 0 185 13 Cty POUCHEN VN 2,000 90 50 30 10 1,200 100 100 1,000 0 710 14 Cty CỰ HÙNG 500 20 12 7 1 350 30 20 300 0 130 15 Cty TNHH Sản xuất đồ mộc CHIEN-VN 600 2 1 1 350 30 20 10 280 10 248 16 Cty TNHH A First Vina 500 21 14 6 1 310 20 15 260 15 169 17 Cty High Point Việt Nam 1,400 5 3 1 1 800 50 50 680 20 595 18 Cty TNHH Kỹ nghệ J & V 1,280 60 35 15 10 740 500 150 90 480 19 Cty CN Cao su Chính Tân 575 27 16 5 6 330 30 25 250 25 218 20 Cty GIÀY VIỆT VINH 5,600 300 200 60 40 3,000 200 100 2,600 100 2,300 21 Cty HH Đồng Nai Bochang Quốc tế 1,700 80 50 20 10 1,565 100 60 1,350 55 55 22 Cty Dona Pacific Việt Nam 2,000 40 20 15 5 1,200 100 100 1,000 0 760 23 Cty TNHH Sanlim Furniture VN 500 10 5 4 1 300 10 10 100 150 30 190 TỔNG CỘNG 32,692 1,611 964 432 215 20,241 4,750 2,955 420 10,260 530 1,326 10,840 3. Thực trạng thu hút và sử dụng lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai 3.1. Hiện trạng đội ngũ lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. Đặc điểm chung của lao động trong các khu công nghiệp Đồng Nai. Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Đồng Nai đã kịp thời nắm bắt và khai thác những tiềm năng lợi thế của tỉnh, phát triển công nghiệp, dịch vụ, đẩy mạnh giải quyết việc làm, thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế nhanh và bền vững với tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước. Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2006, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai số lao động từ 15 tuổi trở lên là 1,45 triệu người, chiếm khoảng 63,2% dân số. Trong đó, số lao động tham gia các ngành kinh tế khoảng trên 1,1 triệu người. Cả tỉnh có khoảng 270.000 lao động làm việc trong 21 KCN. Lực lượng lao động tại các KCN ở Đồng Nai có trình độ và qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 30%. Còn theo một kết quả khảo sát do Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai thực hiện tại 543 DN trên địa bàn thì lao động có trình độ sau đại học là 0,2%, đại học 6,14%, cao đẳng - trung cấp 5,96%, trung học phổ thông 49,47%, sơ cấp 32,26%. Đến cuối năm 2007, Đồng Nai có: 24 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt; 961 dự án đầu tư, tổng số vốn lên đến 10.423,95 triệu USD; 688 dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 8.381 triệu USD. Song song với phát triển kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Đồng Nai đã thu hút một lượng lớn công nhân lao động. Do đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần quan tâm về an ninh chính trị, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần. Cuối năm 2007, Đồng Nai có khoảng 400.000 công nhân, viên chức lao động. Số lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, trong đó gần 60% là lao động từ các nơi khác đến, phần lớn họ đều có trình độ từ trung học phổ thông trở lên. Tổng số lao động trong 24 khu công nghiệp khoảng 301.133 người, trong đó lao động người nước ngoài là 3.839 người. Tuy nhiên, những năm gần đây, do thiếu lao động, nên một số doanh nghiệp đã tuyển cả những lao động mới có trình độ tiểu học, (như ngành giày da, may mặc). Đại bộ phận công nhân lao động ở Đồng Nai hiện nay còn trẻ, độ tuổi bình quân từ 18 đến 35, chiếm tỉ lệ 72,55%. Họ là những học sinh tốt nghiệp phổ thông, chủ yếu là từ nông thôn. Số công nhân nhập cư chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu lao động. Trong đội ngũ công nhân Đồng Nai hiện nay là kiến thức, trình độ và tính chất nghề nghiệp rất khác nhau. - Về kiến thức văn hóa: Kiến thức văn hóa là "chìa khóa" đi vào khoa học - kỹ thuật đã được nâng lên nhiều so với trước. Theo kết quả điều tra gần đây của Cục Thống kê và Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai: trong số 30 nghìn lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn còn 8,35% có trình độ văn hóa tiểu học, 52,19% trình độ trung học cơ sở và 39,46% trình độ trung học phổ thông. Gần đây, có 21,5% trong số công nhân có trình độ học vấn thấp đang theo học các lớp bổ túc văn hóa để nâng cao trình độ, do đó cần phát huy ưu điểm này trong công nhân. - Về chuyên môn, kỹ thuật: Công nhân bậc 1-3 chiếm tỷ lệ 66,51%, bậc 4-5 chiếm tỷ lệ 25,01%, bậc 6 và 7 chiếm tỷ lệ 6,88%. Số công nhân có tay nghề thấp hiện đang tích cực học tập, rèn luyện tay nghề để vươn lên đáp ứng công việc đang đảm nhận (49,2%). - Về lý luận chính trị: Kết quả cuộc điều tra cho thấy có 68,26% công nhân chưa có trình độ lý luận chính trị; 6,2% số công nhân là đảng viên. Tổ chức đảng hoạt động tốt chiếm 35,7%; công đoàn chiếm 45,5%; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chiếm 24,6%, Hội Cựu chiến binh chiếm 5,9%. Từ thực trạng trên cho thấy, đội ngũ công nhân Đồng Nai chưa quen với tác phong công nghiệp, còn phân tán, thiếu chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, lúng túng khi tiếp cận với công nghệ hiện đại. Các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động ở các doanh nghiệp còn mờ nhạt. Đặc điểm của lao động nhập cư trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai. Hiện nay, tỉnh Đồng Nai có 24 khu công nghiệp, sử dụng 301.133 lao động. Trong đó lao động lao động nhập cư từ các tỉnh chiếm khoảng 70% hay khoảng 200.000 lao động nhập cư làm việc trong các khu công nghiệp. Đặc điểm của lao động nhập cư vào khu công nghiệp của tỉnh: - Lao động nhập cư chủ yếu từ nông thôn, nhất là từ Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm này cho thấy, họ phần lớn là nông dân, chưa quen cuộc sống đô thị và nếp sống công nghiệp. - Lao động nhập cư đa số là thanh niên, còn trẻ, độ tuổi từ 20 đến 35 là chủ yếu, chiếm hơn 70% số lao động nhập cư. Lao động thanh niên có những đặc trưng riêng, nhu cầu riêng, đặc biệt là nhu cầu về tinh thần, nhu cầu về giao tiếp xã hội rất lớn. - Trong số lao động nhập cư lao động nữ chiếm tỷ trọng đáng kể (gần 60%). Sở dĩ tỷ trọng lao động nữ cao vì khu công nghiệp hiện nay chủ yếu là dệt, may, giày da,… thích hợp với lao động nữ; mặt khác, ở nông thôn lao động nam đang khan hiếm hơn và cần thiết hơn. Lao động nhập cư là nữ lại trẻ là yếu tố vừa thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp nhưng cũng có những bất lợi vì họ đang trong tuổi sinh đẻ, nhu cầu kết hôn, thành lập gia đình riêng và nhà ở tăng lên, hơn nữa, họ dễ trở thành mục tiêu tấn công của các tệ nạn xã hội. - Trình độ văn hóa của đa số lao động nhập cư còn thấp. Theo điều tra, gần 60% lao động nhập cư trong các KCN và KCX của tỉnh mới tốt nghiệp trung học cơ sở. Trình độ văn hóa thấp dẫn đến nhận thức về xã hội của họ cũng thấp; họ chưa quen với tác phong công nghiệp, chưa biết bảo vệ quyền lợi, các chế độ chính sách chính đáng của mình cũng như chưa biết thực hiện các nhiệm vụ, các quy định, trách nhiệm của mình phù hợp với pháp luật. Chẳng hạn, do thiếu hiểu biết về luật lao động, họ có thể tự đình công, lãn công để phản đối chủ mà không cần theo một thủ tục trình tự quy định của pháp luật. - Họ là những người sống xa quê, tạm thời. Khác với người lao động bản địa, họ thường không có nhà, không có gia đình, không có người thân. Họ đến với mục đích duy nhất là kiếm thu nhập để nuôi sống bản thân và gửi tiền về nuôi gia đình. Vì thế, họ có thể cam chịu cuộc sống hiện tại của bản thân miễn là có thu nhập cao. Yếu tố thu nhập trở thành yếu tố quan trọng nhất thu hút và giữ chân họ. Tuy nhiên, do trình độ thấp, lao động chủ yếu là giản đơn, thủ công nên thu nhập của họ thường thấp. Mặc dù thu nhập của lao động nhập cư thấp, nhưng họ vẫn ở lại. Qua khảo sát thực tế, hơn 80% lao động nhập cư vẫn cho rằng so với thu nhập ở quê, thu nhập của họ tại các khu công nghiệp vẫn cao hơn, thậm chí 10% cho rằng cao hơn nhiều. 3.2. Thu nhập và đời sống người lao động trong các khu công nghiệp Đồng Nai hiện nay. a. Thu nhập của người lao động Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Đồng Nai (LĐTB & XH), đến nay (2008), phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thực hiện việc điều chỉnh mức lương tối thiểu mới. Mức lương điều chỉnh đều bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu đã quy định. Đối với những lao động qua đào tạo được trả cao hơn mức lương tối thiểu là 7%, đưa mức lương thấp nhất lên 845.300 đồng/tháng. Ngoài ra, người lao động còn được trả phụ cấp trách nhiệm, độc hại, nhà ở, đi lại và được thưởng lao động chuyên cần hàng tháng. Cũng theo Sở LĐTB & XH Đồng Nai, đã có 270 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn xây dựng và đăng ký thang lương theo Quyết định của Chính phủ. Tuy nhiên, do chậm triển khai thông báo cho người lao động và thực tế tuy mức lương tối thiểu cao hơn trước nhưng chưa tương xứng với mặt bằng giá cả thực tế, người lao động ở một số doanh nghiệp yêu cầu chủ sử dụng lao động phải điều chỉnh cao hơn đã dẫn đến một số vụ tranh chấp lao động và đình công. Hiện mức thu nhập bình quân của người lao động ở khu vực FDI trên địa bàn Đồng Nai là 1,3 triệu đồng/người/tháng (không kể bữa ăn giữa ca), trong đó riêng các doanh nghiệp ở thành phố Biên Hòa và thị xã Long Khánh là 1,6 triệu đồng/người/tháng. Đây là những điều chỉnh mới nhất về tiền lương cho người lao động ở Đồng Nai. Tuy mức thu nhập có cải thiện hơn trước, nhưng với mức thu nhập trên, chỉ có những người lao động tại địa phương mới có thể bảo đảm các nhu cầu sống tối thiểu cho bản thân, còn những người lao động nhập cư thì rất khó khăn do phải trang trải thêm nhiều chi phí khác như thuê nhà ở, tiền điện, tiền nước,…(chưa kể đến chi phí cho nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, học tập). b. Đời sống của người lao động. Lao động di cư tới các khu công nghiệp đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc cung ứng nguồn lao động và bù đắp sự thiếu hụt lực lượng lao động, đặc biệt là nguồn lao động giản đơn và không có chuyên môn kỹ thuật, góp phần quan trọng vào sự phát triển sản xuất, kinh doanh và thành công của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành gia công xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động. Sự gia tăng nhanh về số lượng của các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện tại các khu công nghiệp trong các ngành sử dụng nhiều lao động đã tạo ra lực hút mạnh đối với lao động nhập cư đến làm việc tại các khu công nghiệp. Sự gia tăng nhanh về số lượng lao động nhập cư đến làm việc tại các khu công nghiệp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc cho các địa phương có các khu công nghiệp, đặc biệt là vấn đề nhà ở cho người lao động có mức thu nhập thấp. Bên cạnh những doanh nghiệp chăm lo tốt đời sống ăn, ở cho người lao động, vẫn còn rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất chưa quan tâm hoặc chăm lo chưa đầy đủ đến vấn đề nhà ở cho công nhân, trong khi mức thu nhập của công nhân chưa cao, chưa đủ điều kiện mua nhà. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút đông lao động phổ thông, tay nghề, trình độ thấp, mức thu nhập thấp, phải chi phí tiền thuê nhà, điện, nước nên người công nhân càng khó khăn trong đời sống hàng ngày, chưa kể phải dành tiền đề phòng ốm đau, gửi về giúp đỡ gia đình. 60% lao động ở các khu công nghiệp Đồng Nai là ngoại tỉnh. Chính vì thế nhu cầu nhà ở cho những lao động này là rất lớn. Đa số lao động là những người trẻ nhập cư, nên gặp nhiều khó khăn trong ổn định cuộc sống, nhất là về nhà ở. Phần lớn họ phải thuê nhà dân vì không mấy doanh nghiệp có ký túc xá. Kết quả điều tra cũng cho thấy, Đồng Nai mới đảm bảo được nhà ở cho 13.000 lao động (chiếm 6,5%). Chỗ ở ổn định cho người lao động còn rất ít. Đa lao động nhập cư thường phải thuê nhà trọ ở khu vực xung quanh khu công nghiệp để cư trú với chất lượng thấp, không đảm bảo điều kiện vệ sinh và điều kiện sống tối thiểu. Điều này đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động nhập cư và vấn đề vệ sinh môi trường sống của những khu vực xung quanh khu công nghiệp. Với mức thu nhập thấp và điều kiện nhà ở khó khăn hiện nay, người lao động rất thiếu điều kiện để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu tình cảm. Đặc biệt, trong các khu công nghiệp có số lao động nữ nhiều, vấn đề hôn nhân và gia đình trở nên bức xúc nhưng chưa được các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể quan tâm thỏa đáng. Theo khảo sát, 89,3% công nhân ở các khu công nghiệp cho rằng, nếu có các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao thì cũng chỉ diễn ra tại địa bàn cư trú và không phải ai cũng có điều kiện tham gia. Còn tại nơi cư trú, số lượng thiết chế văn hóa, thể dục - thể thao lại quá ít ỏi và nghèo nàn. Do thu nhập thấp, lại chịu áp lực về thời gian làm việc, nên ít người lao động có điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, giải trí. Chính điều này đã khiến hầu hết lao động ở các khu công nghiệp và khu chế xuất “mù văn hoá tinh thần”. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân đã khiến khá nhiều lao động ngoại tỉnh trở về nơi cư trú hoặc về các tỉnh gần nhà làm việc để đổi lấy một điều kiện ăn ở tốt hơn. 3.3. Thực trạng thiếu lao động trong các khu công nghiệp ở Đồng Nai. Với hơn 33 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tổng số hơn 900 dự án trong 24 KCN, Đồng Nai được xem là tỉnh có nhu cầu lao động lớn nhất nhì khu vực Đông Nam Bộ. Lao động trong các khu công nghiệp bao gồm cả lao động phổ thông và lao động kỹ thuật. Mặc dù đã được dự báo về cung cầu nguồn nhân lực và có sự chuẩn bị để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, thu hút đầu tư song Đồng Nai cũng đang đối diện trước nhiều khó khăn trong vấn đề này. Hàng năm, các khu công nghiệp của tỉnh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, đặc biệt là sau dịp tết nguyên đán. Sau Tết Nguyên đán 2007, Đồng Nai đã thiếu hụt gần cả chục ngàn công nhân. Bài toán đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động đặc biệt tại KCN ngày càng cao hơn, khắt khe là vấn đề vừa cấp thiết vừa lâu dài của một tỉnh công nghiệp trong tương lai. Trong khi hiện tại, năng lực và quy mô đào tạo nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động, nhất là lực lượng lao động lành nghề và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Trên thực tế, các doanh nghiệp đầu tư sớm thì có thể tìm kiếm được lao động phù hợp, những doanh nghiệp đầu tư sau đều rơi vào tình trạng thiếu lao động. Thậm chí một số ngành không đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn như dệt may, giày da, chế biến thực phẩm cũng phải rất vất vả mới tuyển đủ lao động phổ thông. Ngoài ra những năm qua việc tập trung quá lớn lực lượng lao động ngoại tỉnh, lao động nông thôn về các khu công nghiệp trong tỉnh đã gây sức ép đối với xã hội (như: y tế, giáo dục, điện nước...), làm quá tải bộ máy hành chính quản lý đô thị và xây dựng nếp sống đô thị hiện đại. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập hiện nay những yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động, ý thức, tác phong công nghiệp lại càng đòi hỏi cao hơn bao giờ hết. Tỷ lệ lao động theo học các chương trình đào tạo nghề dài hạn như cơ khí, điện tử, hóa chất... đang chiếm tỷ lệ rất thấp, trong khi các doanh nghiệp lại rất cần lực lượng lao động này. Từ thông tin về lao động của các doanh nghiệp, ước nhu cầu thị trường lao động năm 2008 sẽ cần khoảng 50 ngàn lao động, cao hơn năm ngoái khoảng gần 10 ngàn lao động. Thế nhưng nguồn cung ứng về lao động địa phương và lao động nhập cư lẫn lượng lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp ước tính chỉ khoảng 40 ngàn. Như vậy, việc thiếu hụt 10 ngàn lao động buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt kiếm lực lượng “điền vào chỗ trống". Như vậy, việc thị trường lao động “hút” người là do cung cầu tự nhiên, như các doanh nghiệp mới thành lập cần lao động và một số doanh nghiệp triển khai mở rộng sản xuất cũng có nhu cầu tuyển dụng. Việc thiếu hụt này hoàn toàn không đột biến hoặc do tình trạng chuyển dịch lao động đột ngột. Thống kê trong thời gian gần đây cho thấy, đa số các đơn vị thiếu hụt lao động với số lượng lớn rơi vào ngành dệt may và giày da với tỷ lệ trên 40%. Đây là tình trạng diễn ra đã nhiều năm nay và các doanh nghiệp này cũng chủ động tìm nhiều cách để khắc phục. Ngoài các biện pháp tuyển dụng thông thường như đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, treo băng rôn tuyển dụng ngay trước cổng công ty, nhiều doanh nghiệp đã có những cách tuyển dụng tỏ ra khá hữu hiệu: hình thành được mối liên kết cung ứng lao động với các địa phương nên phần nào chủ động hơn. Một số doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác như: chế biến gỗ, điện tử, cơ khí cũng có nhu cầu lớn về lao động, doanh nghiệp cũng vận dụng nhiều biện pháp để tuyển dụng, trong đó có việc thông qua giới thiệu của công nhân và đưa thông tin đến trực tiếp người lao động. Năm nay (2008) nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp thuộc 3 KCN Sông Mây, Hố Nai và Bàu Xéo là khoảng trên 11 ngàn lao động. Nếu như so với cùng kỳ năm ngoái, nhu cầu này tăng gấp đôi, nguyên nhân là do có nhiều doanh nghiệp thành lập mới ở địa bàn này dẫn đến thu hút nguồn lao động. Nếu như trong năm 2007, nhu cầu về lao động phổ thông chiếm đến 81,65%, thì ngược lại trong năm nay, các doanh nghiệp lại “khát” lao động có tay nghề với nhu cầu tuyển dụng lên đến gần 30 ngàn người, chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu. Đáng chú ý, đây là nhu cầu về lao động đào tạo dài hạn gồm đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật chứ không phải lao động đào tạo ngắn hạn từ các khóa đào tạo nghề. Ngành dệt may vẫn đứng đầu với nhu cầu khoảng 40%, kế đến là cơ khí, điện - điện tử, mộc, hóa chất. Nhu cầu về lao động kỹ thuật có trình độ đại học cũng chiếm khoảng 50% so với ngành kinh tế và các ngành nghề khác. Tính đến cuối năm 2007 số lao động được đào tạo dài hạn là 8.800 người, trong đó hệ công nhân kỹ thuật dạy nghề chiếm khoảng một nửa. Như vậy, so với nhu cầu thì lượng lao động có tay nghề sẽ thiếu hụt trầm trọng, không thể đáp ứng đủ. Và nếu tính luôn khoảng 8.500 lao động được đào tạo sẽ ra trường vào cuối năm 2008 thì cũng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu về lao động có trình độ tay nghề của các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai. Nguyên nhân khiến thị trường lao động có tay nghề tăng vọt, một phần là do những năm gần đây các địa phương hạn chế những dự án đầu tư cần nhiều lao động phổ thông, ưu tiên cho các dự án kỹ thuật cao. Việc các doanh nghiệp chú trọng nâng cao và đổi mới công nghệ sản xuất cũng khiến nhu cầu về lao động có tay nghề tăng lên. Bên cạnh đó, con số khoảng 37 ngàn lao động chuyển dịch từ cơ cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp trong năm 2007 cho thấy, nguồn lao động chủ yếu hiện nay vẫn là lao động phổ thông với trình độ thấp, chậm thích ứng với sự phát triển của xã hội. Vì thế, đào tạo và dạy nghề cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Nhìn chung, tuy vẫn có sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị và có những kế hoạch tuyển dụng phù hợp. Và sự cạnh tranh tuyển dụng giữa các doanh nghiệp là yếu tố thuận lợi cho người lao động. Những doanh nghiệp nào có chế độ lương bổng cao, phúc lợi tốt sẽ được người lao động nhắm đến. Năm nay (2008), nhu cầu về lao động kỹ thuật có tăng cao. Các doanh nghiệp cho rằng lao động đã qua đào tạo làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn, người lao động có tay nghề cũng có thu nhập cao hơn. Vấn đề là người lao động dần dần phải thích nghi với nhu cầu mới của xã hội. Dự báo về tình hình lao động năm nay một lần nữa lại cho thấy công tác đào tạo và dạy nghề chưa đáp ứng và theo kịp nhu cầu của xã hội. Cần phải mở rộng hơn nữa mạng lưới đào tạo nghề và cũng cần phải có sự hợp tác từ nhiều phía. c. Tác hại của việc thiếu hụt lao động Lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Do vậy việc thiếu hụt lao động có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi doanh nghiệp. Thiếu hụt lao động làm gián đoạn quá trình sản xuất, một số dây truyền sản xuất phải tạm ngừng hoạt động hoặc tăng ca; thiếu hụt lao động làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, tùy vào mức độ thiếu hụt mà tác động của nó có thể khắc phục được hoặc gây tác hại nghiêm trọng, như: doanh nghiệp phải giãn bớt đơn đặt hàng, thuê các đơn vị khác gia công sản phẩm…do đó, sản lượng của doanh nghiệp sản xuất ra sẽ bị giảm sút, lợi nhuận giảm, thậm chí nêu không giao hàng đủ và kịp thời sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiêp đối với khách hàng. d. Một số nguyên nhân của việc thiếu hụt lao động. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động: doanh nghiệp không tuyển được lao động đáp ứng được yêu cầu công việc; người lao động bỏ việc, chuyển sang làm một công việc khác ở một nơi khác hoặc họ nghỉ hẳn ở nhà… Một số nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là: - Người lao động không đủ sống với mức lương được trả: Thu nhập mà họ nhận được thì rất thấp trong khi đó chi phí sinh hoạt lại rất cao (điện, nước, nhà ở, chi phí cho sinh hoạt hàng ngày…), mặc dù tằn tiện song cuộc sống vật chất của họ rất thiếu thốn. - Công việc của phần lớn lao động trong các khu công nghiệp (đặc biệt là lao động phổ thông) rất vất vả. - Đã thiếu thốn vật chất, đời sống tinh thần của họ cũng nghèo nàn. - Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt chính sách lao động, chế độ tiền thưởng, tiền làm tăng ca… - Do sự chuyển dịch mạnh lao động giữa Đồng Nai với các địa phương khác: trong những năm qua nhiều khu công nghiệp ở các tỉnh khác đã đi vào hoạt động, thu hút những lao động nhập cư vào Đồng Nai về làm việc ở gần nhà vì xét cho cùng, làm việc gần nhà vẫn mang lai nhiều cái lợi hơn nên đã cắt đi một nguồn cung lao động cho Đồng Nai. - Nhiều ngành công nghiệp Đồng Nai có tốc độ phát triển nhanh, nhiều doanh nghiệp ra đời dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động ngày càng cao. - Do tình trạng thiếu hụt lao động trong các khu công nghiệp rất lớn, nên nếu thấy một công việc khác có lợi hơn công việc hiện tại (phần lớn là vấn đề thu nhập) thì người lao động (nhất là lao động phổ thông) sẵn sàng bỏ việc vì dù sao nếu không xin được việc mới thì quay trở lại làm việc ở công ty cũ cũng không khó. Hiện đang có sự cạnh tranh ngầm giữa các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mức lương tăng cao, thêm phụ cấp để thu hút lao động. - Trong những năm qua việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã trở nên quen thuộc. Nhiều công ty xuất khẩu lao động cũng đang tuyển một lượng lớn lao động, do vậy điều này cũng gây ra một sự thiếu hụt lao động không nhỏ trong các khu công nghiệp của tỉnh. - Tình trạng thiếu lao động cũng đang diễn ra ở những lĩnh vực đòi hỏi lao động có tay nghề, chuyên môn cao. Mặc dù nước ta nói chung và Đồng Nai nói riêng lực lượng lao động dồi dào xong chất lượng lao động còn thấp. Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động cho các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai 1. Dự báo về nguồn nhân lực ở Đồng Nai trong thời gian tới a. Dự báo về dân số. Thời kì 10-15 năm tới là giai đoạn nền kinh tế phát triển nhanh, tiếp tục thu hút mạnh di dân cơ học từ nhiều nơi khác đến làm ăn, sinh sống. Với tốc độ tăng dân số tự nhiên được kiểm soát bình quân ở mức 1,1-1,2% từ nay đến 2015 và 1,1-1,05% giai đoạn 2016-2020, nhu cầu lao động trên địa bàn sẽ làm tăng dân số cơ học của tỉnh trung bình mỗi năm 20-25 nghìn người từ nay đến 2015 và 30-32 nghìn người trong giai đoạn tiếp theo 2016-2020. Qui mô dân số của tỉnh sẽ lên đến khoảng 2,5 triệu người vào năm 2010; 2,7 triệu người vào năm 2015 và 2,8-2,9 triệu người vào năm 2020 với tốc độ tăng bình quân 1,3-1,4%. b. Dự báo về lao động. Với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và năng suất lao động tăng bình quân 11-12%, lao động trong nền kinh tế của tỉnh sẽ tăng lên 1,38 triệu người vào năm 2010; 1,56 triệu người vào năm 2015 và 1,73 triệu người vào năm 2020. Chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ ngày càng tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong nền kinh tế, cơ cấu lao đông công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ của tỉnh vào năm 2010, 2015, 2020 dự báo trong khoảng : 34%-37%-29%; 23%-42%-35%; 13%-46%-41%. 2. Dự báo về nhu cầu sử dụng lao động ở Đồng Nai. Bảng 7: dự báo nhu cầu sử dụng lao động ở Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 3. Một số giải pháp. Theo các nhà quản lý, trong nhiều nguyên nhân được đưa ra thì thực trạng chuyển dịch mạnh lao động giữa các khu vực kinh tế, các địa phương đang được nhìn nhận là xu hướng tích cực trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, các doanh nghiệp cần bình tĩnh đón nhận và chủ động cho hướng đi của mình. Để giải quyết vấn đề thiếu lao động cục bộ tại Đồng Nai cũng như các tỉnh phụ cận thì cần có sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp và các cấp chính quyền tỉnh. 1. Cải thiện thu nhập, tăng phúc lợi cho người lao động. Để cạnh tranh thu hút lao động trong bối cảnh như hiện nay, trước mắt các doanh nghiệp cần có các biện pháp để cải thiện thu nhập cho người lao động. Doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật lao động: điều chỉnh thang bảng lương theo quy định mới, bảo đảm các quyền lợi cho người lao động. Doanh nghiệp cũng cần có các chính sách đãi ngộ thích đáng đối với người lao động về: tiền thưởng, tiền tăng ca, khẩu phần ăn…, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động, cải thiện môi trường làm việc… 2. Đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng ít lao động Doanh nghiệp cần thường xuyên đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, giảm thiểu lao động phổ thông, hướng tới phát triển các ngành nghề kỹ thuật cao để thu hút công nhân kỹ thuật cao và sử dụng công nhân tại chỗ. 3. Về quan hệ giữa lao động và người sử dụng lao động. Tập trung vào xây dựng để hình thành và vận hành hiệu quả cơ chế hợp tác, đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp đúng với nguyên tắc thị trường. Ở đây phải tôn trọng và phát huy quyền tự định đoạt trong thương lượng, tự giải quyết các tranh chấp về quan hệ lao động thông qua hòa giải tại doanh nghiệp đảm bảo hài hòa lợi ích các bên và vì lợi ích chung phát triển doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là hoàn thiện và nâng cao vai trò của tổ chức đại diện của các bên, nhất là phát triển và nâng cao năng lực của tổ chức Công đoàn doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực sự là người đại diện cho người lao động. 4. Vấn đề nhà ở cho người lao động. - Để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh liên quan tới việc phát triển khu công nghiệp, trong Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư cần quy định những điều kiện và nội dung cụ thể, ràng buộc trách nhiệm của địa phương và chủ đầu tư trong việc quy hoạch và phát triển khu công nghiệp. Bảo đảm việc phát triển các khu công nghiệp phải đồng bộ với việc quy hoạch, phát triển nhà ở và các điều kiện về hạ tầng xã hội thiết yếu cho công nhân, có những chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, chính sách hỗ trợ phát triển và đào tạo nghề, chính sách đặc biệt ưu đãi nhằm phát triển nhà ở cho công nhân (hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng; ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp,…). - Cần sớm phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, nhằm tạo điều kiện và sự chủ động cho các địa phương triển khai xây dựng và phát triển các khu công nghiệp theo quy hoạch một cách đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị và các công trình dịch vụ - tiện ích công cộng cần thiết khác; tránh thành lập khu công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách chủ quan, duy ý chí, gây nên sự lãng phí về đất đai và vốn đầu tư, đồng thời giúp các bộ, ngành có căn cứ theo dõi và kiểm tra việc phát triển các khu công nghiệp ở các địa phương. - Bộ Xây dựng cần sớm nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách về xây dựng nhà ở đối với công nhân trong khu công nghiệp; hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư, đầu tư xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên và xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. - Quy hoạch khu công nghiệp phải được gắn với quy hoạch khu nhà ở cho công nhân. Quy hoạch khu nhà ở cho công nhân cần đáp ứng quy hoạch chung của đô thị, nhà ở dành cho công nhân và là một bộ phận cấu thành của hệ thống nhà ở đô thị. Vì vậy, việc quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân phải gắn với các dự án nhà ở thương mại hoặc các dự án khu đô thị mới để đảm bảo tính đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội. - Cần ban hành hệ thống tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu cho người lao động trong khu công nghiệp, đồng thời điển hình hóa các thiết kế nhà ở nhằm thống nhất và đảm bảo phù hợp với nhu cầu và khả năng của người lao động trong khu công nghiệp. Đồng thời, khi quy hoạch nhà ở khu công nghiệp cần tính toán nhu cầu, khả năng nhà ở của người lao động, từ đó định hướng việc xây dựng các loại hình nhà ở với quy mô, mức độ hiện đại và giá thành hợp lý. - Đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Ngoài việc xây dựng nhà ở từ nguồn vốn nhà nước, cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để cho thuê, thuê mua, bán trả dần (trả góp), trả chậm… theo cơ chế thị trường để góp phần tăng nguồn cung nhà ở trên thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng, kể cả các đối tượng có thu nhập thấp; ban hành quy định cụ thể về phương thức thanh toán tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở thông qua ngân hàng phù hợp với pháp luật về kinh doanh bất động sản. Khuyến khích xã hội hóa về nhà ở đồng thời thực hiện chính sách tạo điều kiện, không thả nổi cho thị trường tự điều tiết. Có chính sách hỗ trợ, miễn giảm tiền thuê đất đối với việc xây dựng nhà ở cho người lao động và người có thu nhập thấp để việc xây dựng nhà ở cho thuê hoặc bán đảm bảo: thu hồi được vốn và có lãi đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tạo điều kiện cho người lao động có thể thuê hoặc mua được nhà với giá rẻ, chất lượng vừa phải. - Điều chỉnh hợp lý thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhà ở cho người lao động trong khu công nghiệp và người có thu nhập thấp. Phát hành trái phiếu phát triển nhà ở để huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực nhà ở, đặc biệt là nhà ở có giá cho thuê hợp lý. - Ưu đãi, hỗ trợ về thuế cho người dân tham gia xây dựng nhà ở cho người lao động tại các địa bàn có khu công nghiệp như: miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất đối với các cá nhân có nhà ở cho người lao động thuê nhằm giảm bớt chi phí đánh vào tiền thuê nhà ở của người lao động. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể về việc xây dựng nhà ở, quản lý nhân khẩu, an ninh, trật tự,… nhằm đảm bảo tốt hơn cuộc sống cho người lao động. - Thành lập quỹ nhà ở cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp nhằm hỗ trợ tiền thuê, mua nhà cho người lao động có thu nhập thấp làm việc trong các doanh nghiệp khu công nghiệp. Quỹ này được hình thành dựa trên đóng góp từ ngân sách địa phương, vận dụng đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan trên địa bàn. - Cần ban hành cơ chế kiểm soát giá chặt chẽ, cho thuê nhà ở chặt chẽ, tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá nhà ở mua hoặc cho thuê ở mức bất hợp lý, không phù hợp với khả năng của người lao động trong khu công nghiệp. - Xây dựng các chế tài cụ thể quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, doanh nghiệp trong khu công nghiệp, doanh nghiệp phát triển hạ tầng và người lao động trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng nhà ở cho người lao động trong khu công nghiệp. - thực hiện chương trình an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đối với lao động khu công nghiệp. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến tổ chức quản lý hành chính khu dân cư ngoài hàng rào khu công nghiệp; thực hiện xã hội hóa vấn đề cung cấp dịch vụ nhà ở cho người lao động, khuyến khích người dân xây dựng nhà cho thuê theo tiêu chuẩn tối thiểu Nhà nước quy định thống nhất. Tổ chức tốt hệ thống cung cấp các dịch vụ phúc lợi công cộng ở khu dân cư, nơi lao động khu công nghiệp sinh sống (nước, điện, văn hóa, thông tin, giải trí...) không vì mục tiêu lợi nhuận. 6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Theo lộ trình xây dựng Đồng Nai thành tỉnh công nghiệp trong tương lai thì việc giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhận lực chất lượng cao là vấn đề mang tính cấp thiết và lâu dài. Đồng Nai đang đứng trước yêu cầu lớn là vừa phải đáp ứng kịp nhu cầu về số lượng, cơ cấu ngành nghề nhưng phải đảm bảo chất lượng đào tạo, với sự thay đổi kỹ thuật công nghệ và phù hợp với quá trình phát triển nhanh của nền kinh tế. Nhiều dự án đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Đồng Nai đã từng bước được khởi động như: đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phổ cập giáo dục bậc Trung học phổ thông cho công nhân lao động; đề án đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, dạy nghề cho lao động nông thôn, đào tạo giáo viên dạy nghề và đầu tư cho các trường nghề. Và một trong những “lời giải” được nhiều doanh nghiếp đánh giá cao là mô hình đào tạo liên kết. Hiện tại, nhiều trường dạy nghề trên địa bàn đã có sự liên kết với các trung tâm nghiên cứu khoa học lớn như Trường Công nhân kỹ thuật Đồng Nai, Trường cao đẳng Công nghệ và quản trị Sonadezi. Ngoài ra, còn có các mô hình liên kết giữa các trung tâm dạy nghề với các tổ chức đào tạo quốc tế như Aptech, NIIT, AIT, AITCV... Một trong những định hướng quan trọng của tỉnh sắp tới là tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế trong công tác đào tạo nghề. Đến nay Đồng Nai đã nhận được sự hỗ trợ của một số tổ chức như: Swiss Contact (Thụy Sĩ) với dự án tăng cường năng lực của các trung tâm dạy nghề; Inwent (Đức) với dự án hỗ trợ cho giáo viên dạy nghề xây dựng giáo án chương trình đào tạo lại lao động cho các doanh nghiệp có nhu cầu... Ngoài ra, không chỉ bản thân người lao động phải nỗ lực, mà doanh nghiệp cũng phải tạo điều kiện để người lao động được học tập (chẳng hạn như hỗ trợ tiền học phí, đào tạo...). Từng doanh nghiệp cần phải hiểu nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động trong đơn vị mình cũng là nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Để người lao động đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và thị trường, mô hình học tập cộng đồng cần được khuyến khích, mở rộng. Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng chương trình Đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020: - Mục tiêu của chương trình là nhằm nâng cao nguồn lực lao động kỹ thuật cho địa phương Đồng Nai, phấn đấu đến năm 2010 đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh lên 40%. Trong đó, tỷ lệ thợ giỏi ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Trước mắt sẽ tập trung đào tạo lại, nhằm nâng cấp nhanh trình độ lao động kỹ thuật đang làm việc tại doanh nghiệp; bổ sung, cải tiến, cập nhật chương trình đào tạo ban đầu cho các khóa đào tạo nghề dài hạn; thu hút học sinh tham gia học nghề. - Căn cứ vào dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo, thì kế hoạch mục tiêu đào tạo riêng trong năm 2010 là 1.393.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 40%. Trong đó đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng nâng cao cho đối tượng là lao động đang làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp bình quân là 2% tổng số lao động đang làm việc. - Để đào tạo được nguồn lực lao động kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai, Sở Lao động Thương binh và Xã hội cho biết sẽ tập trung vào các giải pháp như: bồi dưỡng chuẩn hóa, cập nhật kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của các cơ sở đào tạo, dạy nghề; Tổ chức các hội thảo chuyên đề về xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo nghề theo góp ý, tư vấn của các doanh nghiệp và học sinh sau khi tốt nghiệp đang làm việc trong các thành phần kinh tế; Biên soạn, cải tiến các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn, các mô đun đào tạo công nghệ mới nhằm giải quyết nhu cầu bổ sung chương trình đào tạo ban đầu, xây dựng chương trình đào tạo lại và nâng cao cho lực lượng lao động đang làm việc, trong đó bao gồm các đối tượng là bác sỹ, kỹ sư, thợ bậc cao, công nhân đang trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp, lao động kỹ thuật công nghiệp, lao động nông thôn phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại; Tăng cường mời gọi xã hội hóa đào tạo nghề nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề trong và ngoài công lập thuộc tỉnh; Xây dựng nội dung kiểm định đào tạo làm cơ sở thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng đào tạo, thương hiệu hóa các loại hình đào tạo tiến đến đấu thầu chỉ tiêu đào tạo, hợp đồng đào tạo theo đơn đặt hàng của đơn vị sử dụng lao động. Đồng Nai được Bộ Lao động thương binh xã hội hỗ trợ 3 chương trình lớn trong việc đào tạo nghề. Đó là các chương trình: Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề đào tạo cho 14 giáo viên của các trường dạy nghề, trong đó trường Công nghiệp kỹ thuật Đồng Nai là một trong 15 trường trọng điểm quốc gia được nhận dự án. Dự án hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo cho dạy nghề theo Modul (đào tạo lại), dự án này dành cho tất cả các trường dạy nghề và các doanh nghiệp trên địa bàn. Dự án SVTC do Thuỵ Sỹ tài trợ cho công tác dạy nghề ngắn hạn chỉ dành cho 3 cơ sở dạy nghề trên địa bàn Đồng Nai là trung tâm dạy nghề Định Quán; dạy nghề và thẩm mĩ Nguyên My và Trung tâm dạy nghề sửa xe gắn máy Đồng Nai. Cùng với ba chương trình trên, sự năng động của các cấp, các ngành Đồng Nai trong những chuyến xúc tiến mời gọi đầu tư hợp tác tại Hoa Kỳ, vùng Rhôn Alpes của Pháp đã có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ tìm đối tác trong dạy nghề. Bên cạnh đó một số trường dạy nghề ở Đồng Nai như Lilama II, Trường CNKT Đồng Nai, Trường dạy nghề số 2… đã chủ động phối hợp với doanh nghiệp và một số đối tác nước ngoài để nhận được sự hỗ trợ về trang thiết bị, tư vấn dạy nghề và giới thiệu các học sinh đi tu nghiệp ở nước ngoài… Với ưu thế là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, việc thu hút các ngành nghề, các doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài để tìm sự hỗ trợ, hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực cần phải được triển khai, nhân rộng ở các trường, các cơ sở đào tạo nghề. Chất lượng của nguồn lao động chính là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong quá trình hội nhập như hiện nay khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO. 6. Phát triển thị trường lao động Tiếp tục phát triển thị trường lao động trình độ cao ở các khu công nghiệp. Đây là thị trường có khả năng cạnh tranh không chỉ trong nước, mà còn tham gia vào thị trường quốc tế. Thị trường này phát triển sẽ có sức lan tỏa rất lớn đến việc thu hút lao động trình độ cao. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là, Nhà nước phải có chính sách lao động nhằm đối xử công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp khi thực hiện Luật Doanh nghiệp một cách thống nhất. Trong đó, tiền lương phải do thị trường quyết định và dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên, có tính đến quan hệ cung - cầu lao động. Phát triển hệ thống giao dịch của thị trường lao động đủ sức nối cung - cầu lao động cho các khu công nghiệp; nhất là thông tin thị trường lao động, hội chợ việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, áp dụng công nghệ thông tin nốimạng trong giao dịch lao động 7. Phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc đào tạo và giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp Đồng Nai. Tìm lao động cho Đồng Nai từ nguồn lao động dồi dào, chưa được khai thác hết của các tỉnh miền Tây Nam bộ như: tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh…được coi là triển vọng về hợp tác giải quyết cung-cầu lao động cho các khu công nghiệp của tỉnh này. Hiện tại, ở các khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai, nguồn lao động ngành may đang thiếu trầm trọng và không còn khả năng tìm được người lao động tại chỗ. Chỉ riêng 3 doanh nghiệp này hiện đang thiếu hơn 10 ngàn lao động. Đồng Nai cần nắm được những vấn đề cơ bản của thị trường lao động các tỉnh bạn để có hướng liên kết sau này, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp Đồng Nai tiếp thị và đưa ra những yêu cầu tuyển dụng lao động của mình. Do đặc điểm riêng của từng vùng miền khác nhau nên thị trường lao động các tỉnh bạn có nhiều điểm khác thị trường lao động Đồng Nai. Hầu hết các tỉnh miền Tây Nam bộ chưa có những KCN lớn, nguồn lao động chủ yếu gắn bó với nghề nông. Nhưng điểm chung của thị trường lao động Đồng Nai và các tỉnh miền Tây Nam bộ là đều có nghịch lý thừa - thiếu lao động. Một số không ít lao động được xem là thất nghiệp nhưng không có nhu cầu tìm việc, bởi họ có người thân ở nước ngoài chu cấp. Thời gian nhàn rỗi trong lao động nông nghiệp ở các tỉnh miền Tây Nam bộ chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 30%) nhưng nhiều người không có ý tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi này. Tâm lý của bà con nông dân là sợ làm xa nhà, ngại tiếp cận với lao động công nghiệp... Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, các tỉnh bạn rất nỗ lực trong việc giải quyết việc làm theo các chương trình 120, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động... Đặc biệt, hàng năm, mỗi tỉnh đều có kế hoạch đưa từ 5 đến 10 ngàn lao động đến làm việc ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Những giải pháp phối hợp được đề ra phải trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Cần có sự trao đổi thường xuyên giữa các ngành chức năng của Đồng Nai và Sở Lao động-thương binh xã hội các tỉnh về tình hình lao động, thông tin kịp thời các nhu cầu tuyển dụng, việc làm và thu nhập của người lao động. Các tỉnh bạn sẽ cập nhật, thông tin tình hình việc làm ở Đồng Nai để từ đó chỉ đạo cho các địa phương có nhiều lao động chưa có việc làm chuẩn bị nguồn lao động để kịp thời cung ứng khi các khu công nghiệp Đồng Nai có nhu cầu... Về lâu dài, Đồng Nai có thể đẩy mạnh sự hợp tác như thế này tới các tỉnh xa hơn ở miền Trung, miền Bắc. 8. Đề xuất chính sách đối với lao động nhập cư tại các khu công nghiệp: Để người lao động nhập cư có cuộc sống ổn định và bình đẳng với những người lao động bản địa đòi hỏi các cấp, các ngành, các chủ doanh nghiệp phải quan tâm đến họ, tạo những điều kiện tối thiểu để họ có thể gắn bó hơn với các khu công nghiệp và tạo sức hút lao động, giảm bớt áp lực thiếu lao động hiện nay. Một số các đề xuất liên quan đến chính sách đối với lao động nhập cư như sau: - Chính sách về hộ khẩu: Người nhập cư chỉ “lạc nghiệp”, khi họ được “an cư”. Vì thế, chính sách hộ khẩu đối với lao động nhập cư trong các khu công nghiệp phải được ưu tiên. Khi doanh nghiệp có xác nhận đang làm việc tại cơ sở mình trên địa phương thuộc quyền quản lý và người lao động nhập cư có nguyện vọng nhập hộ khẩu sau một thời gian đăng ký tạm trú và làm việc (6-12 tháng) thì chính quyền sở tại cần tạo điều kiện để người lao động được nhập hộ khẩu chính thức. Hiện nay ở Đồng Nai, mặc dù có khoảng 70% lao động nhập cư có đăng ký hộ khẩu, nhưng chỉ có 4,5% được nhập hộ khẩu thường xuyên (KT1) còn lại khoảng 90% chỉ được đăng ký KT4. - Chính sách về nhà ở: Hộ khẩu và nhà ở luôn là hai vấn đề gắn chặt với nhau, là một trong những nan giải nhất của người lao động nhập cư. Vì hộ khẩu thuộc diện KT4 nên người lao động nhập cư rất khó có cơ hội để mua được nhà. Vì thế, cần tạo nhiều cơ hội để người lao động nhập cư có thể thuê được nhà với giá rẻ, giá ưu đãi. Khó khăn nhất trong việc xây nhà cho thuê giá rẻ là đất đai và vốn đầu tư ban đầu. Để thực hiện chính sách nhà ở chính quyền sở tại có thể kết hợp với các khu công nghiệp để xây dựng nhà ở bán kiên cố cho người lao động nhập cư. Với chính sách cho thuê nhà ở tập trung cũng sẽ tạo điều kiện đảm bảo an ninh hơn cho người lao động nhập cư. - Các chính sách tạo ra sự công bằng xã hội: Các chính sách tạo ra công bằng xã hội liên quan đến người lao động nhập cư bao gồm tổng hợp các chính sách, như chính sách về giáo dục, về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, về cung cấp thông tin, về hỗ trợ vốn, về bảo hiểm xã hội…. Các chính sách đó phải đảm bảo không có sự phân biệt giữa người lao động nhập cư và người lao động bản địa. - Các chính sách trong nội bộ doanh nghiệp: Ngoài những chính sách chung đối với người lao động, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cần có những chính sách hỗ trợ thêm người lao động nhập cư, như hỗ trợ đào tạo, đi lại, bố trí sắp xếp lao động, trợ cấp cho lao động ngoại tỉnh khi ốm đau, tùy thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp. Lao động nhập cư vào các khu công nghiệp là một tất yếu và ngày càng tăng trong những năm tới, sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Việc thu hút lao động nhập cư vào các khu công nghiệp đòi hỏi phải giải quyết tốt các chính sách liên quan như đã trình bày trên và phải có những điều tra, nghiên cứu chuyên sâu hơn đối tượng này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12082.doc
Tài liệu liên quan