Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại công ty cổ phần máy tính và truyền thông Việt nam (Vietcom)

- Một số giải pháp công ty Vietcom có thể áp dụng để giảm giá do giá thành sản phẩm ổn áp của công ty còn tương đối cao như: Cải tiến máy móc thiết bị, tiến hành đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tién hiện đại. Việc đầu tư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách nhau như khả năng tài chính của doanh nghiệp, chính sách sản phẩm của công ty, quan điểm đường lối kinh doanh của ban lãnh đạo công ty. đây là cơ sở để giảm giá thành sản phẩm sản xuất cho công ty. - Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân trong sản xuất sản phẩm ổn áp để giảm thiểu sự sai hỏng. Công ty tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và tổ chức vào thời gian hợp lý tạo điều kiện cho mọi người tham gia. Có những chính sách đãi ngộ với nhân viên có bậc thợ cao. Tổ chức những hội thi tay nghề trong toàn công ty. Bên cạnh đó công ty phải thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000

doc81 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại công ty cổ phần máy tính và truyền thông Việt nam (Vietcom), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Phải trả nội bộ 9. Các khoản trả, phải nộp ngắn hạn khác II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7. Quỹ đầu tư phát triển 8. Quỹ dự phòng tài chính 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối II. Nguồn kinh phí và các quỹ 1. Quỹ khên thưởng, phúc lợi 2. Nguồn kinh phí 16,589,071,731 13,381,071,731 2,020,000,000 2,605,138,832 2,441,035,964 680,368,365 324,024,449 18,520,899 5,291,983,222 3,208,000,000 8,224,421,961 7,804,316,035 6,000,000,000 48,000,000 98,526,991 1,657,789,044 420,105,926 125,599,636 294506,290 19,042,104,515 14,593,105,260 2,428,545,179 4,800,511,166 1,715,769,400 545,549,907 324,024,449 520,655,385 4,258,049,774 4,448,999,255 7,244,294,368 6,909,294,368 6,000,000,000 -67,922,322 977,216,690 335,000,000 335,000,000 5. Tổng cộng nguồn vốn 24,813,493,692 26,268,398,883 Nguồn báo cáo tổng hợp của Vietcom 5.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcom trong ba năm 2005-2006-2007 Vietcom là một công ty có bề dầy kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh. Đến nay công ty đã trở thành một đơn vị khá vững mạnh và kinh doanh rất hiệu quả. Điều đó được thể hiện qua kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2004-2007 Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây Đơn vị: Đồng STT CHỈ TIấU NĂM 2005 NĂM 2006 Năm 2007 1 Tổng doanh thu 33,460,452,705 29,416,246,025 28,035,436,346 2 Doanh thu thuần bỏn hàng và cung cấp dịch vụ 33,460,452,705 29,416,246,025 27,986,729,768 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4,790,013,590 5,097,734,744 6,327,667,694 4 Chi phớ tài chớnh 586,768,364 808,041,580 735,914,014 5 Chi phớ bỏn hàng 2,842,976,636 4,488,700460 2,839,640,231 6 Chi phớ quản lý doanh nghiệp 620,934,704 774,660,012 943,842,190 7 Lợi nhuận sau thuế 758,719,369 1,052,526,991 1,657,789,044 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vietcom Bảng 7: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2005 đến năm 2007 Đơn vị : % TT Chỉ tiêu Năm Mức tăng các năm 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 01 Tỷ suất lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 14.32 17.33 22.61 21.02 30.47 02 Tỷ suất chi phí bán hàng/Doanh thu thuần 8.5 15.26 10.15 79.53 -33.49 03 Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp/ Doanh thu thuần 1.85 2.63 3.37 44.57 28.14 04 Tỷ suất chi phí tài chính/Doanh thu thuần 1.75 2.75 2.63 42.16 -4.36 05 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 2.26 3.58 5.92 58.41 65.36 06 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng chi phí 18.73 14.89 36.68 -20.50 146.34 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vietcom Qua bảng số liệu trên thấy: Doanh thu của công ty giảm dần trong 3 năm, điều này chứng tỏ rằng thị phần của công ty giảm qua các năm: tổng doanh thu năm 2006 giảm so với năm 2005 giảm 12.09%, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 3.24%. Như vậy, doanh thu giảm trong 3 năm. Tuy nhiên việc xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcom cần phải dựa vào mức chi phí, lợi nhuận thu được từ một đồng doanh thu,... Từ biểu các bảng biểu, cho thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trong 3 năm và tốc độ tăng là tương đối không đều nhau. Năm 2006 có lợi nhuận tăng 6.42% so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 thì mức tăng này so với năm 2006 là 22.36%. Tỷ lệ doanh lợi của doanh thu cho biết một đồng doanh thu thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhận thấy, tỷ lệ này năm 2007 tăng 30.47% so với năm 2006 nhưng năm 2006 với tỷ lệ 17.33% tăng 21.02% so với năm 2005 với tỷ lệ 14.32%. Như vậy cho thấy năm 2007 mức doanh lợi đạt cao nhất và do đó lợi nhuận sau thuế và tỷ xuất lợi nhuận sau thuế cũng sẽ chịu ảnh hưởng theo. Năm 2007 có tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng 65.36% so với năm 2006, năm 2006 cũng tăng 58041% so với năm 2005 Tổng chi phí toàn công ty qua các năm tăng, giảm cũng không đều do rất nhiều nguyên nhân, do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, do việc tăng, giảm giá vốn hàng bán theo xu hướng tăng, giảm giá chung... và trong đó phải kể đến chi phí tăng lên là do khâu quản lý chưa tốt, trong 3 năm chí phí quản lý doanh nghiệp liên tục tăng. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty thì chi phí trong bán hàng chiếm tỷ lệ tương đối. Có thể nhận thấy chi phí bán hàng năm 2006 tăng đột biến và gần như gấp đôi chi chí bán hàng năm 2005 và năm 2007, trong khi đó thì doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 giảm 12.09% so với năm 2005. Như vậy mức tăng chi phí năm 2006 cao, mức doanh thu lại giảm nhiều mặc dù vậy giá vốn hàng bán cũng giảm nên lợi nhuận của công ty trong năm 2006 vẫn cao. Và đến năm 2007 thì chi phí cho hàng bán đã có giảm, và doanh thu của doanh nghiệp giảm nhẹ, giảm 3.24% so với năm 2006. Lượng giảm doanh thu cùng với lượng giảm của giá vốn hàng bán, làm cho doanh thu của công ty tăng. Ngoài ra, vấn đề chi phí trong hoạt động vẫn là điều mà ban quản lý công ty đến các bộ phận chức năng và những nhân viên cần phải chú ý và phải làm việc có tinh thần trách nhiệm hơn đối với tập thể, với công ty vì chi phí quản lý của cong ty vẫn tăng, tuy đã có giảm, năm 2007 tăng 28.14% so với năm 2006, và năm 2006 là 44.57% so với 2005. 5.3 Phân tích kết quả tiêu thụ theo khu vực thị trường Bảng 8: Tổng hợp doanh thu khách hàng theo khu vực thị trường năm 2006,2007 của Vietcom. Đơn vị: đồng Khách hàng các tỉnh Năm 2007 Năm 2006 So sánh 2007-2006 2007/2006 Miền Bắc 15,864,793,368 16,415,111,543 -550,318,180 - 3.35% Miền Trung 10,864,358,875 9,432,654,850 1,431,704,020 15.18% Miền Nam 1,306,284,210 3,568,479,632 -2,262,195,422 - 63.4% Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vietcom Qua bảng số liệu của bảng: Về thị trường tiêu thụ thì sản phẩm do công ty sản xuất ra chủ yếu là ở miền bắc và miền trung, còn miền nam là thị trường mới của công ty. Tổng doanh thu của Xí nghiệp giảm qua các năm, năm 2007 so với năm 2006 giảm 1,380,809,680 đồng tương ứng với mức giảm 3.24%. Doanh thu bán hàng ở miền bắc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu bán hàng toàn công ty vì đây là thị trường chủ yếu chiếm thị phần cao của doanh nghệp, nhưng cung có xu hướng giảm vì mức độ canh tranh ngày càng gay gắt, năm 2007 giảm 3.35% so với năm 2006 làm tổng doanh thu toàn công ty giảm 550,318,180 đồng. Công ty cần phải chú trọng, và có giải pháp ở thị trường này bởi đây là thị trường chính, chủ đạo của mình. Thị trường miền trung của công ty là thị trường gần như là chủ đạo của doanh nghiệp. Do đăc điểm của thị trường này có nhiều điền kiện thuận lợi, nên hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp vẫn ở mức ổn địnhdoanh thu hàng năm của doanh nghiệp vẫn tăng. Năm 2007 tăng hơn 15018% so với 2006 và thêm vào doanh thu toàn công ty thêm 1,431,704,020 đồng. Đối với thị trường niềm nam của công ty, đây là thị trường mới nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng không ổn định. Doanh thu của công ty ở thị trường này nhỏ và không ổn định, năm 2007 giảm 6304% so với năm 2006. Tóm lại, cần phải có nhiều biện pháp để củng cố thị trường miền bắc, thị trường sân nhà của doanh nghiệp.Có những biện pháp củng cố thị trường miền trung và phát triển, tìm kiếm thị trường miền nam để hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty của công ty được phát triển. 5.4 Phân tích kết quả tiêu thụ theo kết cấu sản phẩm +Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Vietcom qua 3 năm 2005, 2006, 2007. Bảng 9: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ty Vietcom Tên loại sản phẩm đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Sản xuất Tiêu thụ Sản xuất Tiêu thụ Sản xuất Tiêu thụ 1. Máy tính Bộ 5,550 5,632 6,530 4,760 5,120 4,163 2. ổn áp Cái 4,560 5,395 4,975 4,769 4,650 4,525 3. Bàn, ghế Chiếc 6,126 5,565 6,390 4.556 5,290 4,150 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vietcom + Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty Bảng 10: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Chỉ tiêu đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 4. I(máy tính) % 101.48 72.89 81.31 5. I(ổn áp các loại) % 118.31 95.86 97.31 6. I(bàn,ghế các loại) % 90.84 71.29 78.45 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vietcom Chỉ tiêu phản ánh khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, được xác định theo công thức: I =Qtt/Qsx ´ 100% Trong đó: Qtt : là khối lượng sản phẩm tiêu thụ Qsx : là khối lượng sản phẩm sản xuất Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2005, với tổng doanh thu từ việc tiêu thụ các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất là 33,460,452,705 đồng. Và trong ba loại sản phẩm được tiêu thụ thì ổn áp, máy tính có khả năng tiêu thụ tốt đạt 118.31% đối với ổn áp, 101.84% với máy tính còn lại loại sản phẩm bàn,ghế thì khả năng tiêu thụ thấp hơn khả năng sản xuất. Sang năm 2006 với tổng doanh thu từ ba loại sản phẩm đạt 29,416,246,025 đồng giảm 4,044,206,680đồng so với năm 2005, trong đó khả năng tiêu thụ của cả ba loại sản phẩm đều nhỏ hơn 100%.Nhưng lượng tiêu thụ ổn áp vẫn ở mức cao. Năm 2007, với tổng doanh thu là 28,035,436,346 triệu đồng, mức thấp nhất trong 3 năm. Trong đó, lượng tiêu thụ của máy tính tiêu thụ giảm 597 bộ và bàn,ghế giảm 406 chiếc so với năm 2006. Điều này là do nhiều nguyên nhân và doanh nghiệp phải tìm hiểu tìm rõ nguyên nhân để khắc phục tình trạng đó. Hiện nay, sản phẩm ổn áp đóng vai trò chủ đạo là của công ty. Lượng sản phẩm tiêu thụ ổn áp của công ty vẫn giữ một lượng tiêu thụ tương đối ổn định. Đó là điều đáng mừng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Từ những phân tích về số lượng tiêu thụ các loại sản phẩm của Vietcom trong ba năm qua, cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty còn nhiều vấn đề. Có thể thấy biểu hiện rõ như lượng tiêu thụ các sản phẩm của hai năm gần đây đều nhỏ hơn 100%. Và doanh thu của daonh nghiệp trong ba năm cung giảm. Và lượng tiêu có xu hướng tiêu thụ giảm, để ra những yêu cầu với công ty phải có những điều chỉnh hợp lý. II. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại công ty cổ phần máy tính và truyền thông Việt Nam (Vietcom) Đặc điểm sản phẩm ổn áp tiêu thụ tại công ty Vietcom Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu của nhân dân tiêu dùng các thiết bị hiện đại ngày càng nhiều với các nguồn năng lượng khác nhau. Trong đo, các thiết bị tiêu dùng bằng điện năng được tiêu dùng khá lớn. Nhà nước đã đổ nhiều công sức, tiền của để có thể tạo ra nhiều điện năng khác nhau như thuỷ năng, nhiệt năng…Nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu điện năng của toàn xã hội. Nguồn điện thường xuyên không ổn định, nhiều vùng sâu, vùng xa không đủ sức tháp sáng. Trước yêu cầu cấp thiết của nhu cầu xã hội nhu vậy, và đó cũng là cơ hội tốt để công ty có thể kinh doanh. Nên công ty đã đưa ra sản phẩm ổn áp để phục vụ nhu cầu của nhân dân. Sản phẩm ổn áp của công ty có rất nhiều loại để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Chia theo loại khách hàng thì sản phẩm ổn áp có các lạo sau đây: + Sản phẩm ổn áp phục vụ nhu cầu sinh hoạt, hộ gia đình: Do phục vụ nhu cầu sinh hoạt bình thường, bảo vệ các loại thiết bị có công xuất nhỏ nên ổn áp là loại có công xuất công xuất không lón. Với loại này công ty đưa ra các sản phẩm ổn áp như các loại máy 1pha dải điện áp 50V, 90V, 150V- 250V với các loại công xuất 0.35KVA, 0.6KVA, 1KVA, 2KVA, 3KVA, 4KVA, 5KVA, 7.5KVA, 10KVA. + Các loại ổn áp phục vụ nhu cầu của các đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ: Đây là các khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Công ty cung cấp cho họ các loại sản phẩm như: Các loại máy 1pha dải điện áp 50V, 90V, 150V- 250V với các loại công xuất 15KVA, 20KVA, 25KVA, 30KVA, 50KVA. Các loại máy 3 pha dải điện áp 260V- 430V với các loại công xuất 3KVA, 6KVA, 10KVA, 15KVA. + Các loại ổn áp phục vụ nhu cầu của các đơn vị kinh doanh lớn: Công ty cung cấp cho các khách hàng này các sản phẩm ổn áp là các loại máy 3 pha dải điện áp 260V- 430V với các loại công xuất 20KVA, 25KVA, 30KVA, 45KVA, 60KVA, 75KVA, 100KVA, 150KVA, 200KVA, 250KVA, 300KVA, 400KVA. Ngoài các đặc tính chung của thiết bị ổn áp của các doanh nghiệp khác trên thị trường như ổn định nguồn điện, bảo vệ thiết bị…. Thì sản phẩm ổn áp của công ty Vietcom có đặc tính khác so với sản phẩm cùng loại trên thị trường, đó là có kiểu bảo vệ quá áp, với tính chất này sản phẩm của công ty cớ thể bảo vệ thiết bị an toàn hơn so với các sản phẩm cùng loại. Ngoài ra, đây cũng là đặc điểm tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm củacông ty với sản phẩm khác trên thị trường. Làm cho hoạt động tiêu thụ của công ty thuận lợi hơn. 2. Hoạt động nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn áp Hoạt động nghiên cứu thị trường ảnh hưởng đến các quyết định cho bản kế hoạch của công ty như quyết định cho kế hoạch sản xuất kinh doanh quý, kế hoạch dự trữ... Tuy nhiên, hiện nay công ty chưa có bộ phận hoạt động Marketting riêng lẻ nên hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty nhìn chung chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức. Nghiên cứu thị trường còn mang tính sơ xài, bị động và mức độ chính xác không cao . Chủ yếu là chủ quan đánh giá, hoạt động nghiên cứu thị trường không được tiến hành một cách thường xuyên, đều đặn. Do đó thông tin phản hồi chưa được cập nhật thường xuyên và còn thiếu tính tổng hợp. Hoạt động này do phòng kinh doanh của công ty đảm nhiệm. Đối với công ty Vietcom thì thị trường được xác định là thị trường chủ yếu trong nước, chưa có xuất khẩu ra nước ngoài. Thị trường mục tiêu của công ty là Miền bắc, tập trung ở các tỉnh như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương nơi có đông các khu công nghiệp. Những thông tin về thị trường và khách hàng được Công ty Viet com thu thập thông qua các nguồn sau: - Từ hoạt động kinh doanh phân phối và bán lẻ của phòng kinh doanh, khi phòng kinh doanh phân phối và bán các sản phẩm ổn áp cho các khách hàng tức là họ đã thực hiện một loạt công việc như tiếp cận khách hàng, tìm hiểu xem khách hàng có nhu cầu thực sự là gì và tìm cách thoả mãn tốt nhất những yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Như vậy, từ những hoạt động đó công ty đã phần nào nắm bắt được thị trường và những thay đổi từ phía thị trường các khách hàng. Từ hoạt động bảo trì, bảo hành của phòng kỹ thuật: Nhiệm vụ của phòng kỹ thuật là lắp ráp, sửa chữa, bảo trì và bảo dưỡng tất cả những sản phẩm của Công ty mà các khách hàng đã mua và sử dụng. Hoạt động này chính là hoạt động giúp Công ty nắm bắt được những đánh giá về chất lượng sản phẩm cũng như về hình ảnh của Công ty từ tâm trí của các khách hàng. Từ các trung gian thương mại, các đại lý: Đây là những khách hàng thương mại có quy mô lớn của Công ty, họ mua sản phẩm ổn áp của Công ty về sau đó lại bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Do vây họ nắm rất rõ những nhu cầu và mong muốn của các khách hàng về sản phẩm và do đó họ có thể cung cấp các thông tin đó cho Công ty. Từ các nguồn khác như từ các báo, các tạp chí… Cuối cùng là thông tin từ các cơ quan nhà nước, các cơ quan hành chính …Đó là những thông tin vô cùng quan trọng mà không phải doanh nghiệp nào cũng có để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường Lựa chọn thị trường mục tiêu Khách hàng mục tiêu của công ty gồm ba nhóm sau đây: Các khác hàng phục vu nhu cầu sinh hoạt: Đây chủ yếu là các hộ gia đình…tiêu dùng sản phẩm ổn áp của công ty. Các sản phẩm ổn áp với công suât nhỏ, giá trị không cao. Chủ yếu phục vụ nhu cầu dân cư những vùng xa xôi. Nơi có nguồn điện năng sinh hoạt thường không ổn định, đẻ bao vệ thiết bị sinh hoạt. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đối tượng khách hàng chính của doanh nghiệp. Họ mua sản phẩm của công ty để bảo vệ thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.Các đối tượng khách hàng trong nhóm này có nhu cấu tương đối lớn và họ tập trung ở những khu công nghiệp ở các tỉnh, Các doah nghiệp lớn: Cũng như nhóm thứ hai. Họ tiêu dùng sản phẩm ổn áp của doanh nghiệp là để phục vụ nhu cầu boả vệ thiết bị của mình trong quả trình sản xuất kinh doanh. Nhưng thiếta bị ho dùng là những máy móc có công xuất lớn nên ổn áp để ổn định nguồn điện cũng phải có công xuất rất lớn. theo đó giá trị sản phẩm thường rất cao nên cũng ít tiêu dùng, ít tiêu thụ. 3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại công ty Vietcom - Thống kê sản phẩm ổn áp của doanh nghiệp qua 3 năm 2005, 2006, 2007. Bảng 11: Thống kê sản phẩm ổn áp sản xuất, tiêu thụ ba năm của công ty Vietcom Các loại ổn áp đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Sản xuất Tiêu thụ Sản xuất Tiêu thụ Sản xuất Tiêu thụ Loại máy 1 pha Chiếc 3,125 3,833 3,524 3,426 3,245 3,351 Loại máy 3 pha Chiếc 1,435 1,562 1,451 1,343 1,405 1,174 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vietcom - Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty Bảng 12: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ổn áp của công ty Chỉ tiêu đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Loại máy 1 pha % 122.66 97.22 103.27 Loại máy 3 pha % 108.85 92.56 83.56 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vietcom Chỉ tiêu phản ánh khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, được xác định theo công thức: I =Qtt/Qsx´100% Trong đó: Qtt là khối lượng sản phẩm tiêu thụ Qsx là khối lượng sản phẩm sản xuất Qua bảng số liệu ta thấy: Năm 2005, lượng tiêu thụ ổn áp của công ty đều tốt, cả hai loại ổn áp 1pha và 3 pha đều đạt mức tiêu thụ vượt mức trên 100%. Trong đó, loại 1pha đạt hiệu xuất cao hơn với 122.66%. Điều này góp phần làm doanh thu của toàn công ty cao. Săng năm 2006, thì lượng tiêu thụ của ổn áp không tốt, đều nhỏ hơn 100%.nhưng lượng tiêu thụ ổn áp của công ty là tương đối ổn định, vì đều đạt hiệu xuất tiêu thụ trên 90%. Năm 2007, thì lượng tiêu thụ của ổn áp 1pha tưong đối tốt với 103.27%, trong khi đó thì loại 2 pha thì không tốt chỉ đạt 83.56%. Nhìn chung thì hoạt động tiêu thụ ổn áp của công ty tương đối ổn định. Vì đây cũng là sản phẩm đem lại lợi nhuận chính cho Vietcom, nên công ty phải có những biện pháp để làm tốt hoạt động tiêu thụ cảu mình. 4. Tình hình tiêu thụ theo thị trường của sản phẩm ổn áp Bảng 13: Tổng hợp doanh thu ổn áp theo khu vực thị trường năm 2007/2006 của Vietcom. Đơn vị: đồng Khách hàng các tỉnh Năm 2007 Năm 2006 So sánh 2007-2006 2007/2006 Miền Bắc 6,768,569,755 10,861,259,453 -4,092,689,695 -37.68% Miền Trung 4,752,460,235 4,125,248,565 627,211,670 15.20% Miền Nam 768,258,645 1,467,438,942 -699,180,297 -47.65% Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vietcom Bảng số liệu ta thấy: Thị trường miền bắc vẫn thị trường chủ yếu đem lại doanh thu cao cho sản phẩm ổn áp của công ty. Doanh thu ổn áp ở thị trường này luôn cao hơn so với các thị trường khác của công ty. Tuy nhiên, qua bảng ta cũng thấy được doanh thu của thị trường miền bắc của công ty doanh thu đã giảm 4,092,689,695 đồng với 37.68% của năm 2007 so với năm 2006. Điều đó là vấn đề mà công ty phẩi lo lắng vì miền bắc là thị trường chính, coi là sân nhà của Vietcom. Đối với thị trường miền trung thì lại là điều đáng mừmg của công ty. Doanh số của công ty ở thị trường này tăng tuy nhiên mức tăng cũng không được cao chỉ chiếm được 627,211,670 đồng với 15.20% so với năm 2006 của năm 2007. để từ đó công ty co những biện phất để phát triển thị trường này. Thị trường miền nam là thị trường mới của công ty nên doanh thu ổn áp của công ty ở thị trường này không ổn định, đó cũng là điều không thể tránh khỏi đối với bất kì sản phẩm của bất kì doanh nghiệp nào. Hi vọng trong thời gian tới, doanh thu ổn áp của thi trường này sẽ ổn định hơn. 5. Các hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại công ty Vietcom Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là yếu tố luôn diễn ra đối với từng hoạt động trong từng lĩnh vực. Hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự tác động cạnh tranh từ nhiều hướng. Và để đứng vững trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến hoạt động xúc tiến bán hàng trong doanh nghiệp mình. Mặc dù có rất nhiều hình thức xúc tiến nhưng công ty Vietcom tiến hành hoạt động xúc tiến bán hàng chủ yếu thông qua các hình thức sau: tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo, khuyến mại, bán hàng trực tiếp.... Đối với hoạt động quảng cáo: Công ty có áp dụng hình thức quảng cáo trên phương tiện báo chí, tạp chí chuyên ngành. Hoạt đông này cũng không tốn kém lắm nên được công ty áp dụng nhiều.. Ngoài ra, công ty còn in ấn những tờ rơi gấp, catago để phát quảng cáo cho các khách hàng, đơn vị. Đối với hoạt động khuyến mại: Công ty áp dụng chiết khấu giảm giá so với giá ghi trên hoá đơn đối với từng trường hợp mua sản phẩm ổn áp của công ty hoặc trong từng thời kỳ. Biện pháp áp dụng cho các đại lý của công ty, các khách hàng mua nhiều, khối lượng hoặc giá trị lớn hay trong đợt khuyến mại của Vietcom. Đối với hoạt động hội chợ, triển lãm: Công ty có tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành. Trong những lần hội chợ triển lãm, công ty nhằm mục đích tiếp cận khách hàng mục tiêu, tăng doanh số bán, mở rộng thị trường, củng cố uy tín hình ảnh các sản phẩm của công ty nói chung và sản phẩm ổn áp nói riêng trên thị trường... xác định rõ mục tiêu và với sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên Vietcom cũng đã thu được những kết quả tốt từ những lần tham gia đó. Đối với bán hàng trực tiếp: Trong công ty sử dụng một đội ngũ những cửa hàng bán sản phẩm trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp. Các cửa hàng này có nhiệm vụ bán sản phẩm và cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng cũng như thông tin phản hồi từ khách hàng để Vietcom có những điều chỉnh phù hợp nhằm phụ vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.... Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp tại công ty Vietcom 1. Doanh thu từ hoạt động tiêu thụ ổn áp Biểu đồ 14: Doanh thu sản phẩm ổn áp của công ty Vietcom trong 3 năm 2005, 2006, 2007. Tỷ đồng Đơn vị : tỷ đồng. Năm Nguồn: báo cáo tổng hợp của Vietcom Qua biểu đồ doanh thu sản phẩm ổn áp của công ty ta nhận thấy doanh thu có xu hướng giảm dần qua các năm. điều đó có thể thấy hoạt động tiêu thụ về mặt hàng ổn áp của công ty đang gặp những sự cạnh tranh khá mạnh ở trên thị trường. Lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ ổn áp của Vietcom. Biểu đồ 15: lợi nhuận sản phẩm ổn áp của công ty Vietcom. Tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng. Năm Nguồn: báo cáo tổng hợp của Vietcom Nhìn vào biểu đồ lợi nhuận của công ty Vietcom ta có thể nhận thấy lợi nhuận của công ty tăng dần theo các năm từ 2005 đến năm 2007 đây là tín hiệu khả quan cho công ty. Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động tiêu thụ ổn áp. Bảng 16 : Tỷ suất lợi hoạt động tiêu thụ ổn áp của công ty Vietcom Đơn vị : % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm2007 Tỷ suất lợi nhuận 2.162  3.7037  6.145  Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động tiêu thụ ổn áp của công ty vẫn đạt hiệu quả. Dù cho phân tích ở trên về doanh thu ổn áp của công ty 3 năm gần đây giảm song hiệu quả của đồng tiền doanh thu mà công ty bỏ ra là vẫn cao. 4. Các chỉ tiêu khác. Ngoài ra, Có thể sủ dụng nhiều chỉ tiêu khác để đánh giá hoạt động tiêu thụ ổn áp của công ty Viet com như: Tốc độ lưu chuyển sản phẩm ổn áp,....Song vì thời gian có hạn và công tác thu thập thông tin ở công ty cònhạn chế nên không thể đưa ra đánh giá được. 5. Những nhận xét chung về hoạt động tiêu thụ ổn áp tại Vietcom 5.1.Những ưu điểm: Nhìn chung thì mọi hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm ổn áp của công ty vẫn được xây dựng dựa trên nền tảng hệ thống nhất định. Là một doanh nghiệp với quy mô tương đối lớn lớn, đứng trước những khó khăn về cạnh tranh ngày càng gay gắt, trở ngại do sự thay đổi trong cơ chế thị trường nhưng với sự lãnh đạo đúng đắn, hợp lí trong công ty đã tạo động lực để Viet com vượt qua những khó khăn đó. Đội ngũ cán bộ công nhân viên tiêu thụ (nhân viên kinh doanh) tương đối trẻ nên rất năng động, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm với hoạt đông tiêu thụ sản phẩm nói chung và sản phẩm ổn áp nói riêng. Hoạt động tiêu thụ ổn áp thực hiện những nghiệp vụ cơ bản nên đã có sự tiến bộ trong tiết kiệm những chi phí sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, Vietcom đã giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến chi phí nói chung và chi phí trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ ổn áp nói riêng nên đã tiết kiệm đáng kể và có sự quản lý chi tiêu hợp lý. Các dịch vụ trước, trong và sau khi bán sản phẩm ổn áp được thực hiện rất tốt nên đã nâng cao, duy trì uy tín, niềm tin với khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới với sản phẩm ổn áp mang thương hiệu Standa. Thị trường tiêu thụ ổn áp của công ty ngày càng được mở rộng. Những năm trước chủ yếu công ty khai thác thị trường ở miền bắc và miền trung nhưng nay đã mở rộng vào thị trường miền nam. Tuy doanh số của công ty ở thị trường này không cao nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng để công ty tiếp tục kinh doanh trong thời gian tới. Hiện nay Vietcom đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán linh hoạt đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng khi mua ổn áp của công ty như: thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán trả chậm... Thu nhập của đội ngũ công nhân viên công ty Viet com đã được cải thiện. Thu nhập bình quân của người lao động đã tăng lên nhiều tronng những năm gần đây. Tạo điều kiện để hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói chung và hoạt động tiêu thụ ổn áp của doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện. 5.2. Những hạn chế và nguyên nhân: Việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ ổn áp của công ty được tiến hành chưa tốt, độ chính xác chưa cao do công ty chưa có chuyên gia và phòng marketting rieeng. Việc nghiên cứu các nhu cầu còng mang tính thụ động, thiếu tính chất dự báo cụ thể. Mặt khác, do công tác nghiên cứu thị trường ổn áp còn nhiều hạn chế nên Vietcom chưa có được những quyết định linh hoạt về khối lượng hàng hoá nhập mua, định mức dự trữ khi thị trường có sự biến động lớn. Quy mô sản xuất của công ty là lớn, các đơn vị sản xuất kinh doanh phân tán mà mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Nên công ty cũng sẽ gặp phải hạn chế tồn nhiều chi phí và công sức trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và tiêu thụ ổn áp nói riêng. Công ty hiện nay vẫn chưa có một đội ngũ chuyên môn làm nhiệm vụ thu thập các thông tin phản hồi từ phía khách hàng về chất lượng sản phẩm ổn áp, thái độ, tinh thần phục vụ khách hàng trong quá trình tiêu thụ…Mà những công việc này vẫn thường do khách hàng liên hệ tới và do những nhân viên bán hàng đảm nhiệm, nên các thông tin thu thập được là không đạt được hiệu quả cao và không kịp thời. Điều này nó cũng gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả tiêu thụ ổn áp của công ty. Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ ỔN ÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM(VIETCOM) I. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới Phương hướng phát triển chung. 1.1. Về thị trường Nhu cầu thị trường là yếu tố quan trọng, quyết định đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy, định hướng thị trường sẽ ảnh hưởng đến quá trình SXKD của công ty. Theo đó, công ty CP máy tính và truyền thông Việt Nam cũng định hưóng rất cụ thể thị trường của mình. Hiện nay, tại thị trường trong nước các sản phẩm của công ty phải canh tranh với hàng nhập khẩu của nhiều nước và các sản phẩm nội địa của các công ty cùng nghành khác. Để khẳng định mình trên thị trường, chiếm được thị phần lớn để thu lợi nhuận, công ty phải tiếp tục sản xuất và kinh doanh các mặt hàng hiện có, bao gồm máy tính, máy in, phần mềm Kidsmart và các thiết bị công nghệ thông tin khác; đồng thời cũng nghiên cứu để triển khai và phát triển các sản phẩm mới bằng cách cải tiến, nâng cao tính năng sản phẩm, phát triển dịch vụ kèm theo… của các sản phẩm hiện có hoặc chế tạo , sản xuất sản phẩm mới với công nghệ cao, tham gia thực hiện dự án lớn về công nghệ thông tin trong cả nước. Công ty tiếp tục củng cố các đơn vị trực thuộc, thiết lập hệ thống phân phối đại lý các sản phẩm trên phạm vi cả nước. Thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng như quảng cáo trên truyền hình, báo chí chuyên nghành, xây dựng các panô, áp phích… để thu hút khách hàng đến với công ty; để mở rộng thị trường. Và đặc biệt, khi Viêt Nam “ chính thức ” là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) với những cam kết được thực hiện. Đó cũng là cơ hội và là nguy cơ để công ty có những định hướng thị trường thật chính xác để giảm bớt sự cạnh tranh gay gắt, tìm ra những cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho doanh nghiệp. 1.2. Về cơ sở vật chất và lao động Để sản xuất ra sản phẩm cần phải có những yếu tố khách thể (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, trang thiết bị, những cơ sở vật chất khác…..) và yếu tố chủ thể (sức lao động của người lao động). Nhận thức dõ được điều đó nên công ty luôn quan tâm đến đời sống vật chất và an toàn cho người lao động. Do đó, trong thời gian tới công ty tiếp tục tiến hành xây dựng, nâng cấp văn phòng, nhà xưởng; đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại hon nữa như trang bị thêm xe ôtô để phục vụ cho công tác tiếp tị và tiêu thụ sản phẩm. Nâng cấp và cải tạo hệ thống kho bãi và mở rộng kho vật tư chính của doanh nghiệp….. Công ty cũng rất chú trọng đến xây dựng và tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu thông qua hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn nhân viên có kinh nghiệm chuyên môn cao; nâng cao trình độ chuyên môn nhân viên; đào tạo, phổ biến kiến thức an toàn lao động… 1.3. Về quản lý nguồn lực tài chính Việc đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất luôn là mục tiêu quan trọng của các nhà quản lý doanh nghiệp. Để củng cố công tác quản lý vốn, tránh đọng vốn, lãng phí vốn, công ty có những mục tiêu cần tập trung là: Nâng cao hiệu suất sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị. Tăng vòng quay vốn lưu động. Giảm tỉ trọng hàng tồn kho và các khoản phải thu trên tổng vốn lưu động. Đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ nhằm tăng vòng quay các khoản phải thu Phương hướng phát triển cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp Bảng 17 : Định hướng hoạt động tiêu thụ ổn áp đến năm 2010. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu 16 18 19 Lợi nhuận 0.8 1.1 1.2 Nguồn: báo cáo tổng hợp của Vietcom Chỉ tiêu mà công ty cổ phần máy tính truyền thông Viêt Nam đề ra đến năm 2010 là: Doanh thu tiêu thụ ổn áp tăng Lợi nhuận tiêu thụ ổn áp tăng Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp của Vietcom Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường tiêu thụ ổn áp của công ty.(Đây là giải pháp mà tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng cần phải làm khi hội nhập) Nghiên cứu, dự báo thị trường tiêu thụ là công việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần tập trung và nghiên cứu kỹ lưỡng, cụ thể để có được những thông tin tốt nhất cho việc lập bản kế hoạch được hoàn thiện và hiệu quả. Là một khâu quan trọng trong việc quyết định sản xuất kinh doanh của Vietcom. Công ty tìm hiểu nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, xem xét đánh giá ý kiến của khách hàng về sản phẩm ổn áp của công ty. Từ đó, công ty định hướng lựa chọn phương án sản xuất và hiệu chỉnh mức chất lượng nhằm tung ra thị trường những sản phẩm ổn áp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Để thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ ổn áp, công ty phải có những giải pháp cụ thể: Phải tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường một cách bài bản, thường xuyên để thu thập được những thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất và chính xác nhất. Những tài liệu tổng hợp phải được chọn lọc và phân tích thì nó mới có giá trị áp dụng thực tế cho công ty. Dù hoạt động này chiếm thời gian không nhỏ trong chi phí song để đạt hiệu quả tốt thì công ty vẫn cần thiết thực hiện theo đúng kế hoạch đã xác định với mức chi phí hợp lý. Hầu như công ty thực hiện công tác nghiên cứu thị trường sản phẩm rất thụ động và không có kế hoạch cụ thể. Do đó khi thực hiện có thể mang lại hiệu quả không cao mà lại tốn kém chi phí Cần phải sớm xây dựng phòng marketting riêng để có thể làm hoạt động nghiên cứu thị trường tốt hơn, vì hiện nay công ty đã có kế hoạch cho hoạt động này nhưng chưa có kế hoạch triển khai. Đội ngũ cán bộ trong phòng kinh doanh đã có nhiều kiến thức lý thuyết trong việc thực hiện công tác thị trường nhưng lực lượng thì ít cần phải bổ sung thêm Một số vấn đề nghiên cứu thu thập tài liệu và phân tích trong quá trình điều tra thị trường: 1.1 Thị trường mua: Phải nắm bắt đầy đủ thông tin về các nhà cung ứng về chất lượng, giá cả, .... vì phần lớn vật tư của công ty luôn có sẵn trên thị trường. Vì khi đó công ty có thể chọn lựa những nhà cung cấp tối ưu cho mình và khi co biến động xảy ra thì công ty vẫn đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trinh sản xuất kinh daonh của mình. 1.2 Phần gia công đặt hàng: Luôn luôn yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng thoả mãn yêu cầu thiết kế, tạo môi trường quan hệ chặt chẽ nhằm tạo ra khả năng vững mạnh, đáp ứng tốt nhất yêu cầu khách hàng, cùng nhau đạt hiệu quả cao bằng cách giảm tối thiểu các chi phí cho cả hai bên nhằm thực hiện phương châm các bên cung cáp những mắt xích quan trọng trong dây truyền hoạt động của công ty. 1.3 Thị trường bán: Nắm nhu cầu sản phẩm khách hàng để cải tiến về chất lượng, công xuất kích thước, yêu cầu kỹ thuật phù hợp với khách hàng. Tập hợp các khiếu nại, chiết khấu của khách hàng để đề ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời, nhằm khuyến khích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Tìm hiểu sản phẩm ổn áp của các đối thủ cạnh tranh về: chất lượng, giá cả của đối thủ canh tranh và đề ra các biện pháp canh tranh hợp lí. Chủ động xác định trước các nguy cơ, thử thách mới trong quá trình tiêu thụ để đề xuất với lãnh đạo điều chỉnh chiến lược kinh doanh của công ty. 2. Phát triển và hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ ổn áp nhằm tăng doanh thu của công ty 2.1 Mở thêm các cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm ổn áp ở miền bắc của công ty: Có thể tăng thêm doanh thu và mở rộng thị trường, mặt khác đây cũng chính là một cách để Công ty có điều kiện để tiếp xúc gần hơn với khách hàng của mình, thu thập thêm được nhiều thông tin thị trường quý báu từ họ và để lấy lại thị phần miền bắc của mình. Giải pháp này được thực hiện cụ thể như sau: Bảng 18: Bảng thống kê vị trí mở các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm STT Tỉnh, thành phố Dân số (nghìn người) Diện tích (km2) Mật độ (Ng/km2) Khoảng cách với HN(km) Số lượng cửa hàng định mở 1 Hải Phòng 1.770,8 1.526,3 1.160 105 1 2 Hà Tây 2.500,0 2.192,1 1.140 40 1 3 Hải Dương 1.698,3 1.648,4 1.030 55 1 4 Hưng Yên 1.120,3 923,1 1.214 60 1 5 Nam Định 1.947,1 1.641,3 1.186 90 1 6 Thái Bình 1.842,8 1.545,4 1.192 100 1 7 Ninh Bình 911,6 1.383,7 659 70 1 Mỗi cửa hàng sẽ có 10 nhân viên, các nhân viên này sẽ làm cả ngày.Công ty sẽ tuyển dụng luôn đội ngũ nhân viên là con em của nhân dân trong vùng.Các cửa hàng có vị trí giao thông thuận lợi và gần các khu công nghiệp. Các cửa hàng đảm bảo có mặt bằng ổn định và không gian đủ rộng để bày bán các sản phẩm, có chỗ để xe thuận tiện cho khách hàng khi vào mua sắm. Khi mới mở các cửa hàng, việc đầu tiên quan trọng là việc phải làm sao thu hút, lôi kéo và thông báo cho khách hàng biết đến cửa hàng. Để thực hiện công việc này hiệu quả thì Công ty sẽ tổ chức một chương trình khuyến mại nhân dịp khai trương. Việc treo một vài băng rôn, bảng hiệu ấn tượng trước cửa hàng sẽ thu hút mọi người biết đến cửa hàng nhanh hơn. Để thực hiện được một cách hiệu quả nhất giải pháp này thì ta phải có sự đo lường kĩ về mặt kinh tế xem với những chi phí bỏ ra, dự kiến số doanh thu tiêu thụ đạt được có đủ để bù đắp chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra hay không? Ta có thể ước tính các khoản chi phí và hiệu quả của giải pháp này như sau: - Các chi phí thủ tục hành chính khi mở cửa hàng: 2 triệu đồng (bao gồm làm đăng ký kinh doanh, thủ tục mở cửa hàng, đăng ký với chính quyền sở tại). Công ty có 7 cửa hàng mới. Vậy tổng chi phí cho khoản mục này sẽ là: 2 * 7 = 14 (triệu đồng) - Chi phí thuê địa điểm mở cửa hàng: Trung bình 6 triệu đồng/ tháng/ cửa hàng Nên chi phí địa điểm trong một năm của 4 cửa hàng là: 6 * 7 * 12 = 504 (triệu đồng) - Tiền bồi dưỡng cho cán bộ hướng dẫn các nhân viên mới: 10 triệu đồng - Chi phí tiền lương: trung bình 1.5 (triệu đồng/tháng) Chi phí nhân công trong một năm sẽ là: 7 *1.5* 10 * 12 = 480 (triệu đồng) - Chi phí khác: 2 triệu đồng/tháng (điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm…) nên chi phí của các cửa hàng là: 2 * 7 * 12 = 168 (triệu đồng) - Đầu tư vào trang thiết bị ban đầu: 60 triệu đồng + Hệ thống điện: 15 triệu đồng (dây điện, đèn nêông và các loại đèn trang trí, quạt điện…) + Các loại tủ, bµn, ghế…: 30 triệu đồng + Trang trí trong, ngoài cửa hàng, biển hiệu: 10 triệu đồng + Các khoản khác: 5 triệu đồng Chi phí cho 7 cửa hàng là: 60 * 7 = 420 triệu đồng - Ước tính doanh thu của mỗi cửa hàng bán và giới thiệu sản phâm là 100 triệu đồng/tháng. Doanh thu một năm sẽ là: 100 * 7 * 12 = 8,400.0 (triệu đồng) Ta có bảng tính hiệu quả của biện pháp như sau: Bảng 19: Kết quả và hiệu quả của giải pháp Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Doanh thu tăng thêm 8,400.0 2 Giá vốn hàng bán (70% DT tăng thêm) 5,880.0 3 Lợi nhuận gộp (1-2) 2,520.0 4 Tổng chi phí biện pháp 2,322.0 Chi phí thủ tục 14.00 Chi phí thuê địa điểm 540.00 Chi phí đầu tư ban đầu 420.00 Chi phí đào tạo nhanh 10.0 Chi phí tiền lương 1,260.0 Chi phí khác 168,00 5 Lợi nhuận trước thuế của giải pháp (3-4) 198.0 Có thể nói rằng đây là một trong những giải pháp khá dễ làm đối với Công ty. Vì thị trường sản phẩm ổn áp dễ tiêu thụ do nhu cầu về ổn áp vẫn còn lớn nên hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn. 2.2 Mở rộng mạng lưới tiêu thụ của Công ty tại các thị trường nhằm tăng thị phần của công ty Như đã phân tích ở trên, thị trường miền bắc là một trong những thị thường chủ yếu sản phẩm ổn áp của công ty. Mà thị trường miền nam và miền trung vẫn cồn nhiều cơ hội cho công ty. Nhưng thị trường, thị công ty không thể mở các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của mình được nên công ty mở thêm các đại lý để bán sản phẩm của doanh nghiệp. Cụ thể ta mở thêm các đại lý tiêu thụ ở các miền như sau: Bảng 20: Địa điểm dự kiến mở các đại lý STT Địa điểm mở các đại lý của công ty Số đại lý 1 Miền bắc 1 2 Miền trung 4 3 Miền nam 5 Như vậy, Công ty sẽ mở thêm 10 đại lý tại các địa điểm như ở bảng trên. Các đại lý này ta sẽ tính chi phí cụ thể như sau. Các đại lý phải đặt cọc cho Công ty 750 triệu đồng tiền hàng và doanh thu tại các đại lý phải đạt được tối thiểu 95 triệu đồng/ tháng. Nếu các đại lý không đạt được mức doanh thu tối thiểu trong vòng 3 tháng thì các đại lý sẽ không được tiếp tục lấy hàng nữa. Công ty sẽ cung cấp cho mỗi đại lý một biển hiệu và các giá để hàng. Công ty sẽ thực hiện một chương trình quảng cáo cho các đại lý khi bắt đầu khai trương. Các đại lý sẽ được hưởng phần trăm hoa hồng theo doanh thu đạt được trong tháng, tỷ lệ hoa hồng được quy định như sau: Bảng 21: tỷ lệ hoa hồng của các đại lý Doanh thu (tr.đ) Hoa hồng 80 - 90 8% 91 – 100 10% 101 – 109 11% > 120 12% Các chi phí khi thực hiện việc mở một đại lý bao gồm các khoản mục sau: Chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, tìm địa điểm mở đại lý của công ty là: 10 triệu đồng Chi phí hỗ trợ ban đầu: Chi hoa hồng cho các đại lý: Trung bình 10% doanh thu Nhân viên phụ trách các đại lý này thuộc phòng kế hoạch thị trường của Công ty, không phải mất thêm chi phí. Chí phí vận chuyển hàng tới các địa điểm: 2,435.0 triệu đồng Hình thức giao hàng và thanh toán tiền hàng: Giao hàng cho đại lý thì Công ty nhận 50% tiền hàng trước, còn 50% sẽ nhận sau ngày nhận hàng 15 ngày. Đại lý cần lấy hàng phải gọi điện báo cho công ty trước ba ngày. * Ước tính mỗi đại lý cho doanh thu đạt được 100 triệu đồng /tháng Doanh thu một năm là : 100 * 10 * 12 = 12,000.0 (triệu đồng) Ta đánh giá được hiệu quả của giải pháp này theo bảng sau: Bảng 22: Kết quả và hiệu quả của giải pháp Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Giá trị 1 Doanh thu tăng thêm 12,000.0 2 Giá vốn hàng bán (70%DT) 8,400.0 3 Lợi nhuận gộp (1-2) 3,600.0 4 Tổng chi phí giải pháp 3.455.0 Chi phí hoa hồng cho đại lý 960.0 Chi phí hỗ trợ ban đầu 650.0 Chi phí tìm kiếm các đại lý 10.0 Chi phí vận chuyển 1,835.0 5 Lợi nhuận trước thuế (3-4) 145.0 3. Một số giải pháp khác tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp của công ty Vietcom 3.1. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm ổn áp Với mục tiêu luôn luôn đáp ứng ở mức cao nhất yêu cầu của khách hàng nên công ty ngày càng phải nâng cao chất lượng sản phẩm - Bộ phận thiết kế sản phẩm ổn áp: Để có đủ lực lượng, các điều kiện để xây dựng triển khai kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bộ phận này phải thường xuyên nghiên cứu các tiêu chuẩn, chỉ tiêu mới nhất của nhà nước, và quốc tế. Nghiên cứu các mẫu mã sản phẩm để tiếp tục đổi mới mẫu mã sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nghiên cứu tiêu chuẩn nghiệm thu các loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất về chất lượng và chỉ tiêu kỹ thuật. - Bộ phận kỹ thuật, công nghệ: Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ban hành quy trình công nghệ nghiên cứu cải tiến thiết bị công nghệ nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm ổn áp. Nghiên cứu mức độ ổn định công nghệ trong quá trình sản xuất, theo dõi về tiến bộ kỹ thuật, phát minh sáng chế, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn - Phòng quản lý chất lượng sản phẩm ổn áp: Kiểm tra chất lượng và yêu cầu của toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra cả quá trình sản xuất qua từng công đoạn theo quy trình được phòng công nghệ đưa ra. Thực hiện các kiểm nghiệm điển hình qua các lô hàng, so sánh với hồ sơ thiết kế và sản phẩm đã sản xuất loạt đầu về khẳng định tính ổn định của công nghệ của công ty. - Phải theo dõi sản phẩm sau bán hàng: những ổn áp mà khách hàng mang đến bảo hành đều được kiểm tra nghiêm ngặt, nếu lỗi của công ty sẽ được đổi lấy sản phẩm khác; nếu lỗi trong quá trinh sử dụng của khách hàng gây ra thì cũng được công ty sửa chữa với mức chi phí thấp nhất. - Một số giải pháp công ty Vietcom có thể áp dụng để giảm giá do giá thành sản phẩm ổn áp của công ty còn tương đối cao như: Cải tiến máy móc thiết bị, tiến hành đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tién hiện đại. Việc đầu tư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách nhau như khả năng tài chính của doanh nghiệp, chính sách sản phẩm của công ty, quan điểm đường lối kinh doanh của ban lãnh đạo công ty.... đây là cơ sở để giảm giá thành sản phẩm sản xuất cho công ty. - Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân trong sản xuất sản phẩm ổn áp để giảm thiểu sự sai hỏng. Công ty tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và tổ chức vào thời gian hợp lý tạo điều kiện cho mọi người tham gia. Có những chính sách đãi ngộ với nhân viên có bậc thợ cao. Tổ chức những hội thi tay nghề trong toàn công ty. Bên cạnh đó công ty phải thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 3.2. Tăng cường hạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm ổn áp của công ty đến với khách hàng Hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hiện nay công ty cũng đang thực hiện song cường độ còn nhiều hạn chế, và thiếu kế hoạch cụ thể. Hoạt động xúc tiến cũng chiếm một khoản chi phí, thời gian không nhỏ nên hoạt động này tiến hành phải được thực hiện theo kế hoạch và có sự chuẩn bị tài chính riêng. Công ty có thể kết hợp đan xen những biện pháp xúc tiến thực hiện. Mỗi biện pháp thích hợp vào từng giai đoạn hoạt động của công ty có thể sẽ mang lại hiệu quả cao. 3.3. Tăng cường hoạt động quản lý lực lượng lao động để sử dụng có hiệu quả hệ thống trang thiết bị, nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp của công ty Là công ty sản xuất - kinh doanh nên lực lượng công nhân lao động trực tiếp chiếm một số lượng lớn. Để sử dụng hệ thống trang, thiết bị của Công ty đạt hiệu quả cao, đòi hỏi yêu cầu năng lực nhất định của mỗi công nhân. Máy móc thiết bị cũng được đầu tư với những trang thiết bị hiện đại, do vậy trước khi đưa vào sử dụng những máy công nghệ phải có sự hướng dẫn làm việc, đào tạo năng lực hoạt động của công nhân nhằm mang lại hiệu quả năng suất cao nhất. Để giải quyết vấn đề, ngay yếu tố đầu vào và trong suốt quá trình làm việc phải có những biện pháp phân biệt, đánh giá năng lực làm việc từng nhân viên. Từ đó có biện pháp cụ thể, nhằm nâng cao hơn nữa năng lực làm việc, hiệu quả công việc đảm nhiệm. 3.4. Phát triển mạnh mẽ các hình thức cung cấp dịch vụ sau bán hàng Dịch vụ sau bán hàng là công việc mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn quan tâm, hơn nữa sản phẩm ổn áp của công ty lại là sản phẩm công nghiệp, do đó vấn đề dịch vụ sau bán hàng luôn được chú ý. Và đây cũng là biện pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cũng như việc mở rộng mạng lưới kinh doanh cho công ty Vietcom. Dịch vụ sau bán hàng còn tạo sự gắn bó giữa khách hàng với công ty, mối quan hệ tốt sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện tại cũng như việc mở rộng thị trường mới. Dịch vụ chính sau bán hàng của Vietcom, đó là dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, cung cấp phụ kiện thay thế… công việc này làm tăng tuổi thọ của sản phẩm ổn áp, nâng cao uy tín cho sản phẩm, còn làm tăng đáng kể doanh thu của công ty. Và công ty có thể áp dụng mô hình sau Mô hình hệ thống dịch vụ hoàn hảo mà khách hàng mong đợi Phần cứng sản phẩm ổn áp: bao gồm chất lượng, tính năng động, … của các phương tiện trang thiết bị của công ty. Đầu tư máy móc hệ thống phương tiện hiện đại tạo lòng tin ở khách hàng vào chất lượng sản phẩmcủa công ty. Phần mềm: Bao gồm sự thuận tiện trong dịch vụ và phụ kiện thay thế. Tạo sự thoải mái cho khách hàng khi họ cần được phục vụ. Nhân lực: tinh thần phục vụ của nhân viên, lòng nhiệt tình, thái độ cư xử … điều này để lại ấn tượng trong khách hàng. Thái độ, tinh thần phục vụ tốt sẽ tạo sự thoải mái và dễ chịu khi khách hàng đến với công ty. Một số kiến nghị với nhà nước Kiến nghị đối với nhà nước về việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nền kinh tế nước ta do chủ trương phát triển theo quy luật khách quan của thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước nên đã thu được những thành quả đáng kể. Để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đảng và nhà nước ta có những chính sách kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết, phát triển kinh tế và công nghệ. Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh để cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh thực sự thành động lực phát triển nền kinh tế. Tôi xin đưa ra những kiến nghị và đề xuất sau đối với các cơ quan nhà nước để nhằm tạo lập môi trường tiêu thụ sản phẩm ổn áp thuận lợi cho công ty. Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương và các biện pháp tích cực năng động để giúp các thành phần kinh tế thực hiện tốt hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hệ thống pháp luật của nước ta còn nhiều kẽ hở gây ra hoạt động gian lận thương mại. Vì vậy nhà nước phải luôn hoàn thiện hơn nữa các hệ thống chính sách và pháp luật. Các quy định về tỷ giá hối đoái khi tỷ giá biến động làm cho giá cả hàng hoá biến động theo do đó gây tâm lý lo ngại cho người tiêu dùng, gây bất lợi cho nhà kinh doanh. Với mọi doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng đương đầu với cạnh tranh là một quy luật tất yếu khi muốn tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp nói chung và công ty đều gặp phải những trở ngại là thiếu vốn, quy mô nhỏ, tổ chức hoạt động thiếu hiệu quả, thiếu kinh nghiệm và vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tinh thần doanh nghiệp có được thông tin một cách nhanh chóng và chính xác về tình hình thị trường để hoạt động tiêu thụ sản phẩm ổn áp của công ty có hiệu quả hơn. Bên cạnh việc ban hành các quy định mà nhà nước cần chú trọng đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực. KẾT LUẬN Là thành viên chính thức thứ 150 của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường của mình cho các thành viên còn lại. Việc bảo hộ nền sản xuất trong nước cũng dần được cắt giảm. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh ổn áp gặp phải khó khăn lớn là việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, với nền kinh tế hội nhập với khu vực, thế giới thì họ còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp mạnh, có thương hiệu lớn trên thế giới. Khó khăn, thách thức là những bài toán khó chờ các doanh nghiệp trả lời. Công ty CP máy tính và truyền thông Việt Nam (Vietcom) cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong những năm qua nhưng Công ty vẫn còn rất nhiều những khó khăn cần khắc phục. Chất lượng sản phẩm ổn áp của Công ty khá tốt, đó là một trong những lợi thế khi Công ty tham gia cạnh tranh trên thị trường. Nhưng hiện nay vấn đề giá sản phẩm ổn áp của Công ty vẫn còn tương đối cao. Bên cạnh đó thì thị trường trong nước tràn ngập các loại sản phẩm của nước ngoài. Nên công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ổn áp của Vietcom tại thị trường nội địa cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Để thực nâng cao hơn nữa vị trí của Công ty nói riêng cũng như sản phẩm nội địa nói chung. Công ty cần đẩy mạnh công tác thị trường, mở rộng mạng lưới phân phối tại khu vực miền trung và miền namvà các tỉnh miền bắc nơi có nhiều khu công nghiệp, thực hiện tốt hơn nữa các hoạt động xúc tiến bán, hoàn chỉnh chính sách giá cả và cũng cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của Công ty, để kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục tối ưu nhất. Với truyền thống sản xuất kinh doanh đã được tích luỹ lâu năm, đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết, cùng các chiến lược và giải pháp đúng đắn, chắc chắn rằng trong thời gian tới sản phẩm ổn áp của Công ty sẽ được phân phối rộng rãi trên khắp các vùng miền trên đất nước và không ngừng vươn xa hơn. Do thời gian cũng như năng lực chuyên môn còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi có những thiếu sót, mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề thêm hoàn thiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình quản trị doanh nghiệp, tập 1,2 của PGS.TS Hoàng Minh Đường, PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc do nhà xuất bản lao động xã hội. 2. Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiêp thương mại của PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, TS Trần Văn Bão đồng chủ biên. Do nhà xuất bản lao động xã hội. 3. Giáo trình kinh tế thương mại của GS.TS Đặng Đình Đào, GS.TS Hoàng Đức Thân chủ biên. Nhà xuất bản thông kê. 4. Các tài liệu trên công ty Vietcom với số liệu của các năm 2005,2006, 2007. 5. Tìm trên Internet vào bách khoa toàn thư của Việt Nam để làm lý thuyết Tham khảo bài luận văn của các khoa trước vẫn lưu ở công ty và các bài ở trên trường. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh của GVC. Nguyễn Thị Mỵ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27886.doc
Tài liệu liên quan