Phát triển quan hệ xuất nhập khẩu là kết quả tất yếu của quá trình tự do hoá thương mại, của quá trình phân công lao động, quá trình nâng cao vai trò tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy có mức độ khác nhau nhưng có thể nói mọi ngành công nghiệp, tập đoàn kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của xuất nhập khẩu. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu mà các ngành công nghiệp sẽ tìm được cơ cấu sản phẩm cho phép khai thác tốt nhất lợi thế so sánh thúc đẩy tăng trưởng có hiệu quả.
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là mục tieu quan trọng kinh tế việt nam nói chung và của công ty Knh Doanh & Chế Biến Lương thực Hà Việt nói riêng công ty là một doanh nghiệp sản xuất hàng mì ăn liền xuất khẩu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mang ý nghĩa chiến lượcdddoois với sự tồn tại và phát triển của công ty
Sau thời gian nghiên cứu thực tập tại công ty do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên báo cáo này chỉ nghiên cứu được một số vấn đề .Em đã cố ngắng phán ánh đầy đủ những trung thực những yêu điểm đồng thời cũng mạnh dạn nêu một số giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu tại công ty
những đề xuất trong bản báo cáo này là quá trình nghiên cứu kết hợp giữa lý luận cơ bản và tình hình thực tế tại công ty vì khả năng có hạn nên bài báo cáo này không tránh những thiếu sót .em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy và tập thể cán bộ công nhân viên Công Ty Kinh Doanh & Chế Biến Lương Tthực Hà Vịêt .Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sượ rúp đỡ tận tình cảu thầy giáo và cán bộ công nhân viên công ty đã rúp em hoàn thành báo cáo này!
50 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng mì ăn liền ở công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết sức mạnh , có ảnh hưởng trực tiếp tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò to lớn trong việc quản lý, cung cấp vốn đảm bảo việc thực hiện thanh toán một cách thuận tiện nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Chính sách kinh tế quốc gia được thực hiện qua hệ thống tài chính ngân hàng tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, tạo những công trình xây dựng mới giúp cho hoạt động xuất khẩu, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp được thuận lợi.
Trong hoạt động xuất khẩu, vấn đề đảm bảo việc thanh toán được thực hiện tốt là hết sức quan trọng, đặt biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu vì qua việc này doanh nghiệp thu hồi được vốn và có lợi nhuận.
Việc thanh toán chủ yếu thông qua ngân hàng. Như vậy ngân hàng trở thành cầu nối giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
- Nguồn lực tài nguyên và giá cả.Với những quốc gia nhân lực dồi dào, tài nguyên phong phú và giá rẻ thì sản phẩm của họ có sức cạnh tranh về giá cả. Khi xuất khẩu sẽ tiêu thụ nhanh chóng.
- Sự ổ định của giá trị đồng tiền . Nếu giá của đồng tiền dùng để thanh toán lên giá hoặc giảm giá thì lợi ích một trong hai bên sẽ bị thiết hại và họ sẽ xem xét có nên tiếp tục quan hệ thương mại với nhau nữa hay không khi lợi ích của họ không được đảm bảo
1.3.2.5 Các yếu tố về khoa học công nghệ
Các yếu tố khoa học công nghệ quan hệ chặt chẽ với nhau hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng làm cho các doanh nghiệp đạt được trình độ công nghiệp hoá cao, quy mô tăng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành, chất lương sản phẩm được đồng bộ và được nâng cao lên rất nhiều. Sự phát triển của khoa học công nghệ đẩy mạnh sự phân công và hợp tác lao động quốc tế, mở rộng quan hệ giữa các khối quốc gia tạo điều kiện cho hoạt đông xuất khẩu
1.3.2.6 Các nhân tố cạnh tranh quốc tế
Cạnh tranh trên thị trường quốc tế khốc liệt hơn thị trường nội điạ rất nhiều. Hoạt động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển ngoài đối phó với các nhân tố khác thì sự thắng lợi của các đối thủ cạnh tranh là thách thức và là bức rào cản nguy hiểm nhất. Các đối thủ cạnh tranh không chỉ dựa vào sự vượt bậc về kinh tế, chính trị, tiềm lực khoa học công nghệ mà nay sự liên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn tạo nên thế mạnh độc quyền mang tính toàn cầu sẽ từng bước gây khó khăn bóp chết các hoạt động xuất khẩu của các quốc gia nhỏ bé.
Do vậy vượt qua được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu phát triển với hiệu quả hơn. Hoạt động xuất khẩu là một hoạt sản xuất kinh doanh phức tạp, không những chịu ảnh hưởng của những điều kiện môi trường khách quan và chủ quan trong doanh nghiệp mà phần lớn sự tác động của các yếu tố của môi trường vĩ mô trong nước cũng như quốc tế là những nhân tố giữ vai trò quan trọng và phần lớn quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động xuất khẩu.Vì vậy doanh nghiệp phải biết tận dụng phát huy những thuận lợi của các nhân tố tích cực đồng thời phải biết đối phó với các yếu tố tiêu cực để giúp cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng được duy trì và phát triển. Có đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu thì mới có điều kiện mở rộng thị trường.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH & CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC HÀ VIỆT
2.1 Khái quát về công ty Kinh doanh & chế biến lương thực hà việt
2.1.1 Giới thiệu về công ty
Tiền thân của công ty Kinh Doanh Và chế biến Lương thực Hà Việt là một xưởng sản xuất nhỏ lẻ cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cả về chất lượng ngày càng tăng ngày 1/1/2000 công ty Kinh Doanh & Chế biến Lương thực Hà Việt được thành lập
Nắm bắt được vị thế của mì ăn liền trên thị trường tiêu thụ và nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường ,công ty tìm hiểu được vị thế của mì ăn liền là :
- cung cấp năng lượng cho mọi người sinh hoạt bình thường
- phù hợp với mọi tầng lớp dân cư trong cộng đồng
- thuân lợi và dể sử dụng với nhiều môi trường và đối tượng khác nhau
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển năm 2006 Công Ty tiếp tục đầu tư thêm 1 xưởng sản xuất mì ăn liền với 2 dây chuyền sản xuất . đồng thời đa dạng hoá nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu của thị trường ngày càng cao .
2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty
2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc kỹ thuật
Phó Tổng Giám Đốc kinh doanh
Xưởng sản xuất
Phòng KCS
Phòng kinh doanh thị trường
Phòng TCKT
Phòng KT sản xuất
Phòng cung ứng vật tư
Phòng tổ chức hành chính
Hình1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công Ty Kinh Doanh & Chế Biến Lương Thực Hà Việt
*Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
+Đứng đầu là Tổng Giám Đốc Công Ty : chịu chách nhiệm diều hành mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh và chịu rách nhiệm hành vi pháp nhân và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty .Tổ chức thực hiện các phương pháp sản xuất kinh daonh và phát triển vốn … nói chung Tổng Giám Đốc thực hiện các mục tiêu hang năm như sau
Bảo toàn và phát triển vốn
Bảo đảm việc làm cho nhân viên
Đạt chỉ tiêu tổ chức
Phát triển sản xuất kinh doanh
Giúp việc cho Tổng Giám Đốc là các Phó Tổng Giám Đốc và các phòng ban chức năng
+Phó Tổng Giám Đốc phụ trách kinh doanh : trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về tình hình tiêu thụ sản phẩm và toàn bộ công việc kinh doanh của Công Ty
+ Phó Tổng Giám Đốc phụ trách kỷ thuật : Phụ trách về công tác kỷ thuật chỉ đạo sản xuất , an toàn lao động , phụ trách công tác kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm và vật tư hang hoá nhập kho .
+ Phòng kinh doanh : là phòng chức năng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ,thực hiện Công tác Marketing ,tổ chức xúc tiến các trương trình bán hang ( Như tham gia các cuộc sản phẩm giới thiệu của công ty ).
+ Phòng cung ứng vật tư : Là phòng chức năng giúp việc cho Công Ty trong lĩnh vực cung cấp vật tư cho quá trình sản xuất .
+ Phòng tổ chức hành chính : Là phòng Chức năng giúp việc cho Tổng Giám Đốc Công Ty trong công việc thực hiện công tác tổ chức cán bộ và lao động , giái quyết các chế độ chính sách đối với người lao động , bảo vệ nội bộ , thanh tra ,phòng cháy chữa cháy , thực hiện công tác thi đua khen thưởng , văn thư lưu chữ hồ sơ ,quản lý văn phòng công ty ,chịu trách nhiệm về công tác quản lý ,văn thư in ấn và phát hành văn bản công văn cấp phát văn phòng phẩm ,chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ công nhân viên ,sơ cấp cứu các trường hợp tai nạn xảy ra trong Công Ty .
+ Phòng KT sản xuất và Phòng KCS : là bộ phận chức năng của Công Ty tham mưu trong lĩnh vực nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm , phát triển các sản phẩm mới , quản lý kỷ thuật trong lĩnh vực sản xuất như : thiết bị máy mó điện nước an toàn lao động … ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm theo quy trình công nghệ đầu tư kiểm tra chất lượng hang hoá nguyên liệu mua về kho dự phòng .
+ Phòng tài chính kế toán : là phòng nghiệp vụ giúp việc cho Tổng Giám Đốc Công Ty về mặt tài chính ,thu thập số liệu phản ánh vào sổ sách và cung cấp thong tin kinh tế kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của Tổng Giám Đốc . ghi chép ,tính toán phản ánh số vốn hiện có và tình hình luân chuyển tài sản ,NVL,tiền vốn quá trình tập hợp chi phí , phân bổ chi phí cho từng hoạt động ,cung cấp thong tin phục vụ cho việc điều cho hoạt động kinh doanh tạo điều kiện cho nhười quản lý ra được các quyết định kinh doanh một cách tối ưu .
+ Xưởng sản xuất : có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất sản phẩm đảm bảo việc sản xuất theo đúng giây chuyền công nghệ . Đảm bảo đạt năng xuất đạt chất lượng cao theo đúng tiêu chuẩn , mục tiêu và định mức của Công Ty đề ra . Đảm bảo quá trình lao động an toàn hợp vệ sinh .
2.1.2.2 Tình hình nhân sự của công ty
Số lao động : 250 người
+Số lượng cán bộ nhân viên là : 50 người
+Lao động trực tiếp: 200 người
- Về trình độ chuyên môn:
+ Đại học: 30 người
+Cao đẳng: 15 người
+ Trung cấp: 5 người
+ Trực tiếp: 200 người
2.1.2.3 Tình hình vốn của công ty
Là một công ty TNHH nên tình hình vốn của công ty, đều do tư nhân đóng góp ,phần còn lại là vốn vay từ các trung tâm tín dụng như vay ngân hàng và lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh .Do năm 2006 công ty có đầu tư thêm một dây chuyền công nghệ sản xuất nên phần vốn cố định tăng từ 1.224.000.000 lên 2.196.338000 và phần vốn lưu động có tăng là do phần vốn góp thêm của các chủ doanh nghiệp và phần vốn đi vay ngân hàng vay từ các tổ chức tài chính và phần lãi không chia của công ty các số liệu được phản ánh ở bảng sau :
Bảng2.1: Vốn và cơ cấu vốn của Công ty ĐVT:1000đ
Tài sản
2005
2006
2007
1. Tài sản cố định
1.224.000
2.196.338
2.194.338
2.Tài sản lưu động
- Tiền vốn
- Các khoản phải thu
- Hàng tồn kho
- Tài sản lưu động khác
935.607
444.560
247.764
219.583
23.700
815.427
400.780
210.101
183.770
20.776
915.537
443.326
250.356
201536
20319
Tổng tài sản
2.159.607
3.011.765
3109875
Nguồn vốn
1. Nợ phải trả
805.405
1.001.983
1.251.182
2.Nguồn vốn chủ sở hửu
1.354.202
2.009.782
2.250.216
Tổng nguồn vốn
2.159.607
3.011.765
3.501.398
(Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh)
Số liệu ở Bảng 2.1 cho thấy: Tài sản cố định năm 2006 đã tăng 972.338(1000đồng) so với năm 2005 là do công ty đã đầu tư thêm dây truyền sản xuất. Nợ phải trả năm 2006 tăng 196.578 ( 1000 đồng ). Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng 655.580 (1000 đồng) tương ứng với 48,4% so với năm 2005. Nhưng đến năm 2007 thì tăng ổn định có được kết quả này, trước hết là do nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Cùng với sự nỗ lực trên là quá trình đổi mới hoạt động tiêu thụ, cải tiến công nghệ … nên đã đạt được kết quả trên.
- Vốn cố định và sử dụng vốn cố định:
Vốn cố định là số vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định của công ty hay đó là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Đặc điểm của nó là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Giá trị sử dụng của nó được chuyển dần từng phần vào giá trị của sản phẩm và nó được phản ánh theo bảng sau
Bảng 2.2: Vốn cố định của Công ty ĐVT: 1000 đ
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
1
Doanh thu
1000đ
7.010.594
8.502.600
8.956.750
2
Giá trị TSCĐ
1000đ
1.224.000
2.196.338
2.194.338
3
Lợi nhuận
1000đ
458.500
462.450
480.369
4
5
6
Sức sản xuất TSCĐ
Theo
+Doanh thu(5)=(1)/(2)
+Lợi nhuận (6)=(3)/(2)
đ
đ
5,73
0,37
3,87
0,21
4,08
0,21
7
8
9
Suất hao phí TSCĐ theo
+ Doanh thu(8)=(2)/(1)
+ Số lợi
nhuận(9)=(2)/(3)
đ
đ
0,17
2,66
0,26
4,475
0,24
4,56
(Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh công ty )
Số liệu Bảng 2.2 cho thấy: sức sản xuất tài sản cố định theo lợi nhuận năm 2005 là 0,37 đồng và năm 2006 là 0,21 đồng, giảm 0,16 đồng. Năm 2005 để có một đồng lợi nhuận thì cần 2,66 đồng giá trị tài sản cố định. Con số đó năm 2006 là 4,75. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng có hiệu qủa tài sản cố định tuy nhiên năm 2006 cần huy động nhiều tài sản cố định là vì công ty mới nhập thêm dây chuyền sản xuất mới. Năm 2006 so với năm 2005 hiệu quả sử dụng tài sản cố định trên doanh thu tăng 0,09 đồng tương ứng với 52,94%, hiệu quả đó trên lợi nhuận lại tăng 2,09 đồng. Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết là do trung tâm đã cắt giảm chi phí cố định bằng việc tăng quy mô sản xuất. Tiếp đến là cắt giảm các chi phí lien quan không cần thiết, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó đẩy giá bán lên cao. Ngoài ra là do công ty đã đầu tư nhiều vào dây truyền sản xuất nên làm tăng thêm giá trị tài sản cố định.
- Vốn lưu động:
Vốn lưu động là số tiền ứng trước nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Đặc điểm của loại vốn này là luân chuyển không ngừng, luôn thay đổi hình thái biểu hiện và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào sản phẩm, hoàn thành một vòng tuần hoàn trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như: Tốc độ luân chuyển vốn, thời gian của một vòng luân chuyển, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động :
Bảng 2.3 : Vốn lưu động của Công ty
ĐVT: 1000đ
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
1
Doanh thu
1000đ
7.010694
8.502.600
8.956.750
2
Giá trị tài sản lưu động
1000đ
935.607
815.427
890.563
3
Lợi nhuận
1000đ
458.500
462.450
480.369
4
Tốc độ luân chuyển vốn (4)=(1)/(2)
Hệ số đảm nhiệm (5)=(2)/(1)
Thời gian luân chuyển vốn (6)=360/(4)
Lần
đ
Ngày
7.5
0,13
48
18.3
0,1
20
10,05
0,01
35
5
6
7
Sức sinh lời của TS lưu động trên lợi nhuận (7)= (3)/(2)
đ
0,5
0,57
0,54
(Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh công ty)
Qua số liệu 2.3 cho thấy: Tốc độ luân chuyển vốn tăng liên tục, trong khi đó hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển giảm trong năm 2005- 2006. Điều này chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được chi phí dự trữ nguyên liệu, tăng thêm vốn lưu động cho kinh doanh. Số liệu cũng cho thấy năm 2006 doanh thu tăng tài sản lưu động giảm 12,6 % nhưng mức sinh lợi của vốn lưu động lại tăng 14%, do vậy lợi nhuận tăng 0,9% . Nguyên nhân là do công ty đã cắt giảm được nhiều chi phí, nâng cao chất lượng, nâng cao giá bán. Thứ 2 là người tiêu dung bắt đầu ưa chuộng sản phẩm của trung tâm nên tốc độ tiêu thụ sản phẩm mạnh hơn..Tốc độ luân chuyển vốn năm 2007 giảm so với 2006trong khi đó hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm điều này chứng tỏ công ty trong nsưm 2007 không đảm bảo được chi phí khác như chi phí giữ nguyên vật liệu tăng thêm vốn lưu động trong kinh doanh
2. 2 Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu mì ăn liền của công ty
2. 2.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty
2. 2.1.1 Các bạn hàng và mặt hàng chủ yếu của công ty
Từ khi công ty được giao quyền tổ chức xuất nhập khẩu ,công ty có nhiều cơ hội giao lưu với các bạn hàng trên thế giới ,công ty chủ động tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu và nguồn tiêu thụ sản phẩm của mình công ty nhập khẩu một số vật liệu từ các nước trên thế giới còn lại công ty nhập từ các doanh nghiệp trong nước Như công ty sản xuất dầu cái lân Quảng Ninh ,công ty VINAFOIR Hà nội
Hiện nay công ty công ty cũng tổ chức và tiêu thụ trong thị trường nội địa một số mặt hàng cao cấp trước chỉ có phục vụ xuất khẩu và dược nhiều người trong nước ứ thích sản phẩm của công ty bhư các sản phẩm Mì tôm Yam, mì cốc kim chee…đặc biệt là những người có thu nhập cao lý do là thu nhập của người dân cũng dần tăng lên và thời gian của họ cần nhanh tróng nên học cũng dần ưa thaích sản phẩm của công ty trong những năm qua mặc dù doanh thu nội địa chỉ đạt ngần 20% tổng danh thu của công ty,vơid thị trương trong nước từng ngày đổi mới lkàm thế nào để kích thích thị trươngf trong nước thoả mãn và tốt nhất nhu cầu của nhân nhân vào nhu cầu cảu nhân dân nâng cao h iệu quả sản xuất kinh daonh của công t y đang là câu hỏi rất lớn kjhông chỉ công ty Kinh Doanh & Chế Biến lương Thực Hà Việt nói riêng và của các công ty chế biến lương thực nói chung. Được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 2.4 Mặt hàng và thị trường chủ yếu của công ty
TT
Mặt hàng
Thị trường hiện nay
1
Mì Tôm Gà MIO
Nga , tiệp
2
Mì Tôm Me MIO
Huggari,Nga,Tiệp
3
Mì Bò Lúc Lắc
Đức
4
Mì kim Chee MIO
Đức ,Tiệp
5
Mì Sườn Nâm Hương
Nga , Tiệp
6
Mì tôm Yam
Tiệp ,Đức
7
Mì Cốc nấm chay MIO
Nga , Đức Hunggari
8
Mì cốc thịt băm MIO
Nga , Đức
9
Mì lẩu tôm MIO
Đức ,Hunggari
10
Mì Gà sa tế
Tiệp,Hunggari, Đức
(Nguồn Phòng Thị trường công ty )
2.2.1.2 Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty kinh doanh và chế biến lương thực hà việt
Trong quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trở thành phương hướng chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế. Thực chất của chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu là đặt nền kinh tế quốc gia và mỗi ngành sản xuất trong nưóc trong quan hệ cạnh tranh với thị trường quốc tế nhằm phát huy lợi thế so sánh, buộc nhà sản xuất trong nước phải luôn luôn đổi mới công nghệ, vì không thể tồn tại được với năng suất thấp kém mau chóng nâng cao khả năng tiếp thị tự do hoá thương mại.
Đối với công ty Kinh Doanh & Chế Biến Lương Thực Hà Việt thì hoật động xuất khẩu dược xem là quan trọng nhất của công ty nếu so sánh hoạt động kinh doanh của công ty thì hoạt động xuất khẩu có vị trí quan trọng
Bảng 2.9: Doanh thu xuất khẩu
Chỉ tiêu
đơn vị
2004
2005
2006
2007
Tổng doanh thu
1000 đ
4.624.483
7.010.594
8.502.600
8.956.750
Doanh thu xuất khẩu
1000 đ
3.903.063
5.937.973
6.887.106
7.478.886
DTXK/TDT
%
84,8
84,7
81
83,5
(Nguồn Tổng Hợp từ phòng kế toán công ty )
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng kim ngạch xuất khẩu là không ổn định giảm so với các năm nhưng dần dần cũng tăng ổn định .trong năm 2004 tổng kim ngạh xuất khẩu là cao nhất trong năm 2004 đạt 3.903.063 (1000đ) cao nhất nhưng xét tổng doanh thu thì vẩn đạt ở mức thấp vì năm 2006 công ty mới đầu tư thêm một day chuyền công nghệ mới nhờ vậy mà doanh thu của công ty tăng, dẩn tới việc doanh thu từ hoạt động xuất khẩu cũng tăng lên năm 2007 kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhiều vì lý do thiết bị công nghệ chuyển vào năm 2006 đã hoạt động một cách có hiệu quả, tăng quy mô sản xuất và lao động đào tạo một cách khoa học nên công ty đạt được những thành tựu nói trên nhưng ta thấy rằng xuất khẩu là quan trọng nhất đối với công ty
2.2.2 Tình hình một số mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của công ty
Công ty là một doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, vì vậy việc thực hiện đúng đắn con đường phương hướng và điều tiết phát triển sản xuất tương ứng trong điều kiện hiện nay đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu
Bảng 2.10 : Một số mặt hàng trọng điểm của công ty
Stt
Chủng loại sản phẩm
Đơn vị tính
Năm
2006
Năm
2007
%2007/2006
Tổng sản phẩm sản xuất
Th ùng
982358
1.404.771
143%
1
Mì Tôm Gà MIO
“
28.067
22172
79%
2
Mì cốc tôm MIO
“
24356
30445
125%
3
Mì kim Chee MIO
“
21563
130887
607%
4
Mì tôm Yam
“
29365
24960
85%
5
Mì cốc thịt băm MIO
“
28996
46393
160%
6
Mì lẩu tôm MIO
“
25695
47278
184%
7
Mì Gà sa tế
30566
19313
63%
…
….
…..
……
…..
…….
(Nguồn phòng kế toán công ty )
Bảng2.11Doanh thu một số mặt hàng xuất khẩu
ĐVT:1000Đ
Tên sản phẩm
2005
2006
2007
Mì bò lúc lắc MIO
275000
327000
305622
Mì sườn sào nấm hương MIO
373000
385000
395626
Mì thịt băm
450.000
520000
535600
Mì kim chee
630000
652000
835626
Mì tôm YAM
215000
243210
195633
......
.......
........
...........
(Nguồn Phòng kế toán công ty )
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu một số mặt hàng công ty tăng cao trong năm 2006 có được kết quả như vậy công ty đã tham gia bán hàng trực tiếp xuất khẩu để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm trên thị trường rộng lớn vơí số lượng lớn ,kịp thời và chính xác ,công ty xây dựng mối quan hệ bạn hàng với các bạn hàng thế giơí tạo điều kiện thuận lợi
*Tình hình thị trường xuất khẩu của công ty 2003-2007
Trong những năm qua công ty Kinh Doanh & Chế Biến Lương Thực Hà Việt dẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường,nắm vững thị hiếu của người tiêu dùng ở thị trường các nước trên thế giới .hiện nay công ty có quam hệ hợp tác với nhiều hãng nước ngoài
Bảng 2. 11: Tỉ trọng xuất khẩu ra thị trường của công ty
Thị trường
2003
2004
2005
2006
2007
Khối lượng (Thùng)
Tỷ trọng
KL
TT
KL
TT
KL
TT
KL
TT
Nga
-
-
267.000
27,84%
235.174
26,67%
240563
22,64%
550556
36,10%
Hunggari
312.000
33,29%
-
-
225.365
25,56%
330426
31,10%
336425
22,06%
Đức
-
-
137.000
14,28%
115.365
13,08%
119756
11,27%
135269
8,87%
Tiệp
399.000
42,58%
481.000
50,15%
150.045
17,02%
230265
21,67%
230256
15,10%
Ba lan
169.000
18,03%
-
-
95560
10,84%
101465
9,55%
152256
9,98%
Khác
57.000
6,10%
74.000
7.73%
60.000
6,83%
80000
3,77%
120000
7,89%
(Nguồn phòng kế toán công ty 2003-2007)
Đối với các sản phẩm của công ty xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Nga ,đức, tiệp Hunggari…,thị trường thế gới là một thị trường rộng lớn vì thế trong nhưng năm ngần đây công ty tăng tỷ lệ xuất khẩu của mình sang thi trường các nước ,và tỷ lệ tham gia nhiều thị trường quốc tế hơn nữa
Có thể nói đối với thị trường nước ngoài công ty luôn giơi vào thế bị động phụ thuộc vào khách hàng nước ngoài chưa có khă năng tạo ra những sản phẩm đẹp về mẩu mã để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
* Thị trường Nga
Đây là thị trường quen thuộc của công ty với số dân trên 300 triệu người nhu cầu nhập khẩu mì ăn liền mỗi năm trên 1 tỷ USD. Hình thức xuất khẩu chủ yếu cho thị trường này là xuất khẩu trực tiếp hình thức chủ yếu xuất khẩu cho thị trường này là mì tôm kimchee tính riêng năm 2007 thì công ty 550.556 nghìn thùng cả một thị trường quen thuộc tuy nhiên trước đó công ty cũng thấy rằng đây là một thị trường rất nhiều biến đổi, rủi ro cao do sản phẩm mì ăn liền nước ta còn kém chất lượng mẩu mã phương thức thanh toán còn kém linh hoạt nên thị phần của các doanh nghiệp chế biến mì ăn liền cũng giảm dần hiện nay công ty đã khia thác được tiềm năng và thế mạnh của thị trường này do có sự nổ lực của toàn thể cán bộ của công ty công ty cố ngắng cải thiện về mẩu mã ,chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng một mặt giải quyết việc làm cho công nhân một mặt tăng thêm uy tiến của công ty với bạn hàng nước ngoài trong hướng phát triển tới công ty cố ngắng tăng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này
*Thị trường EU nói chung thị trường EU gồm các nước như Đức Hunggari,Ba lan …là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của việt nam hiện nay EU là một trong những ttrung tâm kinh tế ,chính trị lớn của thế giới chiếm khoảng 20% tỷ lệ buôn bán của thế giới chiếm khoảng 40 % viện chợ là một thị trường đông dân ( trên 400 Triệu Người ) có đời sống cao và mức tiêu thụ mì ăn liền cũng rất lớn
Trong hiệp định 1998-2000 EU đã tăng 30% hạn ngạch cho việt nam xoá bỏ quata tới 25 mặt hàng và chỉ còn giữ lại có 29 mặt hàng quản lý theo quata đây là một thị trường tiềm năng của công ty hàng hoá công ty sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho mục đích xuất khẩu nên quan tâm nhiều hơn nữa thị trường nay bên cạnh đó thị trường nay cũng đòi hỏi hết sức khắt khe đối với những nước không thuộc phạm vi khối EU điều này cho ta nhiều những cơ hội và cũng đầy thách thức nhất là các côgn ty chế biến lương thực ,thực phẩm thì vấn đề cần đặt ra của công ty luôn phải nổ lực phấn đấu sao cho sản phẩm mà công ty sản xuất ra phải đạt tiêu chuẩn châu Âu
2.2.3 Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu
Trong nổ lực gia tăng hoạt động xuất khẩu sản phẩm mì ăn liền của công ty không ngừng phát triển công ty ,công ty đã chú trọng hơn vào hoạt động quảng cáo gióp thiệu năng lực sản phẩm sản xuất của công ty cho các bạn hàng thế giới đặt quan hệ làm ăn với công ty
Công ty Kinh Doanh & Chế Biến Lương Thực Hà Việt xác định không chỉ lo tăng về số lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường mà phải luôn luôn chú ý đến hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt khi chào giá công ty luôn tìm giá có lợi nhất cho mình để đảm bảo trả các chi phí sản xuất ra sản phẩm đó, chi phí lưu thông các loại thuế và sau cùng phải có lãi để tái sản xuất mở rộng công ty.
Bảng 2.12 : Số lượng xuất khẩu các nước ĐV : Thùng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Tổng sản phẩm xuất khẩu
821509
982358
1.404.771
119,575%
142,999%
Tiệp
150045
190142
230.265
123,723%
192,291%
Đức
115365
119756
135.269
103,806%
112,953%
Hungari
225365
330426
336.425
146,618%
101,815%
Ba Lan
95560
101465
152.256
106,179%
150,057%
Nga
235174
240563
550565
102,291%
228,865%
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh)
Nh ìn vào bảng trên ta thấy thị trường hungari là tăng nhiều nhất năm 2005 mới chỉ có 225365 thùng đến năm 2006 đã tăng vượt mức tăng trên 46% điêù này là nổ lực không nhỏ của cán bộ công nhân viên công ty nhìn chung tất cả các thị trường mà công ty xuất khẩu đều tăng đây là một chỉ tiêu tốt đối với công ty phản ánh chất lượng sản phẩm mì của công ty ngày càng được nâng cao cả mặt chất lượng chủng loại và mẩu mã .Nhưng ta thấy răng công ty tổng sản phẩm xuất khẩu tăng nhiều nhất là trong hai năm 2006 và năm 2007 tăng một cách rõ rệt đều tăng trên 100% điều này cho thấy công ty rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu
2.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty kinh doanh và chế biến lương thực hà việt
2.3.1 Những thành tựu đạt được
2.3.1.1 Hoạt động xuất khẩu mì ăn liền nhìn chung luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra so với kế hoạch
Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu hàng mì ăn liền của Công ty luôn hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho Công ty và không ngừng phát triển qua từng năm. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu luôn chiếm 80% trở lên trên tổng doanh thu của Công ty thể hiện cụ thể ở bảng sau
Bảng 2.13 : Kế hoạch năm 2006 - 2007 ĐV: 1000 Đ
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
KH
TH
KH
TH
Tổng doanh thu
7.924246
8502600
8.632.200
8.956750
Doanh thu xuất khẩu
3.125.961
3227.065
6.646.700
7.099.671
Sản phẩm sản xuất chủ yếu
5.200
5.143
6.100
6.319
Thu nhập bình quân (đ/ng/thg)
1.400
1.400
1.600
1.600
(Nguồn Phòng kế toán công ty)
Hiệu quả kinh tế cao từ xuất khẩu hàng mì ăn liền đặc biệt là chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp góp phần nâng cao thu nhập của công ty và tăng dần thu nhập của công nhân
2.3.1.2 Thị trường của công ty được mở rộng
Mặc dù công ty kinh doanh & chế biến lương thực hà việt là một doanh nghiệp tư nhân,nhưng hiểu được những lợi thế mà xuất khẩu mang lại nên công ty đã tìm kiếm những thị trường mới,để phát triển là một trong những muồn vàn lý do để công ty xâm nhập và phát triển là một việc cần thiết và vì vậy công ty có những chính sách để phát triển và tìm hiểu thị trường mới như các nước thuộc Mỷ … công ty từng bước dần dần nghiên cứu và chiếm lĩnh nó
2.3.1.3 Chất lượng hàng hoá được nâng cao,nâng thêm uy tín của công trên thị trường sản xuất mì ăn liền xuất khẩu
Điều này đạt nhờ Công ty thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ hiện đại hoá thiết bị máy móc thiết bị và liên tục kiểm tra, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân và áp dụng những phương pháp quản lý chất lượng hiệu quả hơn.
Công nghệ sản xuất của Công ty khá tiến tiến đáp ứng được những biến đổi của nhu cầu trên thị trường thế giới. Máy móc của Công ty đa số thuộc loại thế hệ gần đây
Công ty cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi công nhân tay nghề giỏi để luôn động viên khuyến khích công nhân trong Công ty nâng cao tay nghề. Công ty hiện đang áp dụng các hình thức khoán sản phẩm đến từng công nhân và mỗi người công nhân phải chịu trách nhiệm đối với mỗi sản phẩm mình làm ra. Các việc làm như vậy đã có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm
2.3.1.4 Tổ chức tốt các tốt các giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng nước ngoài
Công ty đã rất cố gắng trong việc nâng cao năng lực tổ chức khâu đàm phán và ký kết hợp đồng với các bạn hàng nước ngoài, tạo được cơ sở ban đầu tốt đẹp cho hoạt động xuất khẩu. Tiếp đó Công ty nghiêm túc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng với khách hàng. Chính vì vậy Công ty rất có uy tín với bạn hàng nước ngoài, đơn hàng đến với Công ty ngày càng tăng. Nhiều khách hàng rất thoải mái, tin tưởng và đã đặt quan hệ kinh doanh lâu dài với Công ty, ký kết với Công ty những hợp đồng dài hạn giá trị lớn.
2.3.2 Các mặt còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu mì ăn liền
2.3.2.1 Sự chuyên môn hóa trong sản xuất nhiều mặt hàng chưa cao đã hạn chế tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm
Hiện nay mặc dù Công ty có những Xí nghiệp sản xuất khép kín nhưng trong mỗi Xí nghiệp vẫn còn một số khâu thực hiện còn yếu kém làm giảm năng suất lao động nói chung. Một trong những nguyên nhân đó là do các máy móc thiết bị của Công ty tuy thuộc thế hệ khá hiện đại nhưng còn thiếu đồng bộ. Một số khâu còn mang tính chất lao động thủ công nên không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng
2.3.2.2 Giao dịch qua trung gian còn nhiều.
Trong Công ty đã có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp nhưng xuất khẩu trực tiếp Công ty mới áp dụng được một số năm gần đây nên chưa có kinh nghiệm nhiều về phương thức xuất khẩu này. Vì vậy có nhiều đơn hàng Công ty không ký trực tiếp với khách hàng mà vẫn phải nhờ qua các khâu trung gian. Vì vậy lợi nhuận và sự chủ động trong sản xuất kinh doanh giảm đi rất nhiều.
2.3.2.3 Tiếp cận thị trường còn yếu
Hiện nay có một số thị trường Công ty không chủ động tìm đến khách hàng mà để cho các khách hàng tự tìm đến Công ty ký kết hợp đồng hoặc ký kết với các Công ty khác. Đặc biệt trong khi tìm nguyên phụ liệu nhiều khi Công ty tìm nguồn không thích hợp để dẫn đến mua đắt mà chất lượng không đáp ứng được cho sản xuất hàng xuất khẩu, có những khi còn về chậm gây khó khăn cho việc thực hiện giao hàng đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng
2.3.3 Nguyên nhân tồn tại
Về nguyên nhân sâu xa thì các mặt tồn tại trên đều có xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.
Về phía Doanh nghiệp thì trình độ tay nghề của công nhân còn ở mức trung bình: Bậc thợ trung bình của Công ty là 4/7. Công ty cần phải có phương pháp đào tạo và nâng cao tay nghề của công nhân hơn nữa. Công ty phải chú trọng đồng thời việc đầu tư máy móc, thiết bị với việc nâng cao nghiệp vụ xuất khẩu và khả năng ngoại ngữ của cán bộ trực tiếp làm công tác xuất khẩu của Công ty. Hiện nay ở Công ty có một số cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu trình độ chuyên môn và ngoại ngữ còn bất cập với nhiệm vụ công tác của mình nên hiệu quả công việc chưa cao.
Về nguyên nhân khách quan thì đó là cơ chế quản lý kinh doanh của Nhà nước vẫn còn cồng kềnh và không đồng bộ. Điều đó thể hiện trong thủ tục xuất khẩu còn rất rườm rà. Hiện nay công tác kiên hóa còn rất chậm chạp, chi phí cao. Một ví dụ là trong vận chuyển hàng Container xe không được phép vào trong giờ hành chính mà Hải quan không được phép làm ngoài giờ đó là điều mâu thuẫn gây ách tắc cho tất cả các Doanh nghiệp xuất khẩu chứ không riêng cho Công ty Bên cạnh đó Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong thủ tục vay vốn để có thể đầu tư cho sản xuất kinh doanh kịp thời. Với một số mặt hàng trọng điểm là điểm mạnh của của Công ty thì số quata xuất khẩu mà Bộ thương mại phân cho nhiều khi thiếu nên đã lãng phí năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty.
Qua phân phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty của công ty Kinh Doanh & Chế Biến Lương Thực Hà Việt đã khái quát tình hình may mặc của công ty trong thời gian ngần đây. Đánh giá được thnàh tựu và hạn chế của hoạt động nay từ đấy có thể có thể phát hiện được phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy được những điểm mạnh và và khắc phục được những hạn chế hạn chế trên cơ sở đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÔNG TY KINH DOANH & CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC HÀ VIỆT
3.1 Phương hướng của công ty kinh doanh và chế biến lương thực hà việt trong việc đẩy mạnh xuất khẩu
3.1.1 Mở rộng thị trường của công ty tới các tiềm năng
Trong những năm tới, Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm các phương án phát triển mở rộng thị trường của Công ty tới các thị trường có sức tiêu thụ lớn như: Pháp, , Nhật, Mỹ…bên cạnh đó công ty nên tìm kiếm cơ hội bán hàng Ở các thị trường châu Á vì ở đó khách hàng ỏ thị trường châu Á có quan hệ lâu dài vì vậy công ty cũng nên tìm kiếm cơ hội cho mình
3.1.2 Từng bước đẩy mạnh kinh doanh theo phương thức xuất khẩu trực tiếp
Theo phương thức mua đứt bán đoạn, Công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và lợi nhuận thu hồi về lớn hơn rất nhiều so với hoạt khác thực hiện công tác xuất khẩu trực tiếp công ty tận dụng được nhiều cơ hội hơn nhưng thực hiện theo phương thức mua đứt bán đoạn cần một lượng vốn lớn nguồn dự chữ nguyên vật liệu mhiều mà các nhà cung cấp trong nước vẩn chưa đáp ứng nhu cầu của công ty nên các loại NVL khác vẩn phải nhập từ nước ngoài nên chi phí rất tốn kém vì thế công ty nên từng bước chuyển mọi hoạt động của mình sang xuất khẩu trực tiếp
3.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp
3.2.1 Tăng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm mì ăn liền
Trong những năm tới Công ty đề ra phương hướng phấn đấu tăng trưởng hàng năm từ 20 – 21%. Công ty tìm những biện pháp tổ chức sản xuất, quản lý, khai thác nhiều đơn hàng trực tiếp để nâng cao được tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cho phát triển Doanh nghiệp, Dự kiến kết quả đạt được trong những năm gần đây, dựa vào kết quả phân tích tình hình và xu thế của thị trường và của Doanh nghiệp, từ đó công ty đưa ra những chỉ tiêu sao cho phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất .
Dự kiến kết quả đạt được trong những năm ngần đây của công ty dựa vào kết quả hoạt động phân tích thị trường công y đề ra kế hoạch từ nay đến hết năm 2008 như sau :
Bảng 3.1 : Kế hoạch năm từ nay đến hết năm 2008 ĐV: 1000 Đ
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
Năm 2008
KH
TH
KH
TH
KH
Tổng doanh thu
7.924246
8502600
8.632.200
8.956750
9.325.600
Doanh thu xuất khẩu
3.125.961
3227.065
6.646.700
7.099.671
8.937.635
Sản phẩm sản xuất chủ yếu
5.200
5.143
6.100
6.319
6.963
Thu nhập bình quân (đ/ng/thg)
1.400
1.400
1.600
1.600
1.850
(Nguồn Phòng kế toán công ty)
3.2.2 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó trọng tâm là xuất khẩu
-Trước hết Doanh nghiệp đánh giá môi trường kinh doanh để tìm ra các cơ hội kinh doanh trên thị trường hoặc các đoạn thị trường mà Công ty dự định kinh doanh. Đồng thời tăng cường các thị mạnh và khắc phục các điểm yếu của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh.
-Dựa vào kết quả giai đoạn trên (phân tích môi trường kinh doanh và phân tích nội bộ) Công ty tiến hành lập bảng dự báo các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu xuất khẩu trong tương lai.
-Tiếp theo Công ty sẽ dựa vào các số liệu trên để lập kế hoạch huy động vốn thực hiện việc sản xuất kinh doanh của mình. Lập kế hoạch vay vốn có tầm quan trọng lớn vì các ngân hàng bao giờ cũng muốn biết rõ các doanh nghiệp trước khi cân nhắc để cho vay vốn.
-Bước thực hiện cuối cùng và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu là cần kiểm tra việc thực hiện kế hoạch để đánh giá được những hiệu quả đã đạt được những điểm yếu cần khắc phục,
3.2.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng mì ăn liền
3.2.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu
-Đầu tư vào các máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất bởi vì máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu của Công ty
Như vậy đầu tư hiện đại hoá máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất là biện pháp cần thiết và cấp bách ở Công ty hiện nay.
-Nâng cao khả năng thiết kế mẫu mã, khi tham gia thị trường quốc tế ngoài chất lượng sản phẩm cũng quan tâm nhiều vấn đề mẩu mã sao cho phù hợp với văn hoá từng vùng ,từng quốc gia sao cho phù hợp với những nền văn hoá khác nhau trên thế giới .Vì vậy khă năng về mẩu mã và đi chào hàng của công ty là rất hạn chế vì vậy công ty cần
+ Tuyển những người thiết kế mẩu mã chuyên nghiệp
+ Khuyến khích cán bộ khiết kế phát huy tốt nhất năng lực của mình
+ Cần quan tâm thương xuyên tới các công ty khác để xem mẫu mã theo nhanh tiến độ khiết kế mẩu mã cho phù hợp với nhu cầu thị trường
3.2.3.2 Hạ giá thành sản phẩm một cách hợp lý nhất
Giá thành sản phẩm là một yếu tố cạnh tranh khá mạnh trong thi trường thế giới .Vì thế hiện nay công ty cần phấn đấu làm sao cho chi phí sản xuất là nhỏ nhất vì thế công ty cần chú ý đến
+ Mua nguyên vật liệu từ nơi nào có lợi nhất, tiết kiệm NVL trong sản xuất, cải tiến công nghệ và quản lý lao động chặt chẽ để giảm giá thành của công ty.
+ Tiếp đó công ty phải cố gắng tìm các phương án giảm tối đa các phí tổn thương mại để giảm giá bán các mặt hàng. Các phí tổn thương mại này bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến việc bán các sản phẩm.
+ Việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ ở các thị trường nước ngoài cũng phải được tính toán cẩn thận sao cho hiệu quả cao nhất với một mức phí cố định. Nếu cứ quảng cáo khuyến mại tràn lan và không phù hợp với các thị trưòng nước ngoài thì có khi rất tốn kém mà chẳng có tác dụng gì, thậm chí đôi khi còn phản tác dụng như trong trường hơp không phù hợp với đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán của khách nước ngoài.
+ Ngoài ra công ty cần cố gắng tiếp cận được càng gần người tiêu dùng càng tốt vì khi đó hàng có trể được bán với giá cao hơn và có được thông tin về khách hàng và kịp thời hơn.
3.2.3.3 Đảm bảo Thời gian sản xuất và giao hàng
Trong tình hình hiện nay, bên cạnh việc cạnh tranh về giá cả là rất quan trọng song tại mội thị trường quốc tế thì thời gian giao hàng càng trở nên dặc biệt quan trọng để công ty có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Với công ty Kinh doanh & Chế Biến Lương Thực Hà Việt htì phải nghiên cứu tìm hiểu thị trường để tung sản phẩm vào đúng thời điểm thì mới thu được lợi nhuận cao và chiếm được thị trường đó ,nếu công ty chậm chân thì đối thủ sẻ len vào nên công ty khó mà lên vào được hay có len vào được thì sản phẩm không mấy thu được lợi nhuận cao được chưa kể đến thói quen của người tiêu dùng các hợp đồng nước ngoài cần phải được thực hiện đúng nếu công ty giao hàng không đúng hẹn vừa tốn chi phí liên quan và có thể phạt rất lớn về hợp đồng điều tệ hại hơn là công ty sẻ mất đi nhiều bạn hàng lơnd uy tind sẻ nị sút giảm rất nhiều
Để đảm bảo thời gian công ty cần hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất và điều hành sản xuất để thực hiện mục tiêu tổng hợp của công ty
3.2.3.4 Đào tạo nhân lực đào tạo đội ngủ công nhân lành nghề đào tạo nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cho cán bộ công nhân viên của công ty
Tay nghề của người công nhân liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Công ty phải thường xuyên đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân các bậc thợ, đặc biệt cho các công nhân trẻ đang học việc
Thương xuyên huấn luyên tay nghề cho công nhân để họ nắm bât được nhịp của thị trường khi công ty nhập dây chuyền công nghệ mới thì họ biết cách vận hành và nâng cao năng xuất cũng như chất lượng sản phẩm
Trong giai đoạn tới Công ty nên tiếp tục thực hiện thường xuyên hơn và tạo nội dung thi đua phong phú và thiết thực hơn, có nguồn động viên, cổ vũ bằng vật chất và tinh thần xứng đáng, kịp thời cho những người có tay nghề giỏi có tinh thần trách nhiệm và phấn đấu cao, cho những người có sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất giúp ích cho Công ty…Những hoạt động bổ ích như vậy sẽ tạo tinh thần đoàn kết, phân đấu trong toàn thể cán bộ công nhân viên, tạo động lực mạnh cho công nhân học hỏi và phấn đấu không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh doanh to lớn cho Công ty.
- Song song với việc đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao, Công ty còn phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn xuất nhập khẩu cho đội ngũ cán bộ kinh doanh. Sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng trở nên gay gắt hơn. cạnh tranh gay gắt khiến cho Công ty có rất ít cơ hội tăng giá bán sản phẩm. Mục tiêu của công ty hiện nay là làm sao tăng được tỷ suất lợi nhuận. Muốn vậy phải giảm chi phí tối đa để sao cho với một mức chi phí cố định thu được lãi cao nhất
Tóm lại : Con người được coi là vốn quý nhất của một doanh nghiệp, là tài sản vô hình, là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của một công ty. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có những biện pháp chiến lược để tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên yên tâm công tác, ổn định nơi ăn ở và gắn bó lâu dài bởi lao động trong rất vất vả và nhiều rủi ro. Thực tế thời gian qua đã cho thấy việc bị thiếu hụt lao động cũng một phần là do người lao động chưa thực sự được hưởng những chế độ ưu đãi hợp lý trong khi họ phải làm việc rất vất vả mà đồng lương lại rất thấp, do đó mà phải bỏ. Do vậy, các doanh nghiệp cần thực hiện có nề nếp các chế độ đối với người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, khám sức khỏe định kỳ, nâng cấp nhà xưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, các khu vực vệ sinh trong tập thể, đảm bảo việc làm và thu nhập.
Đặc biệt, các doanh nghiệp cần coi trọng việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất - kinh doanh và đội ngũ công nhân có tay nghề cao, thường xuyên tạo điều kiện cho họ học tập để nâng cao trình độ qua các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn.
Có thể xem xét một vài biện pháp sau:
- Thường xuyên nâng cao trình độ hiểu biết và trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ quản lý, cho đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ nhân viên tận tụy và thạo việc.
- Khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có như vậy mới mau chóng có được đội ngũ cán bộ đáp ứng được nhu cầu và nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu đầy khó khăn như hiện nay.
- Mở rộng thông tin, đẩy mạnh giao lưu dưới nhiều hình thức để cán bộ công nhân viên tiếp cận được với những kiến thức mới về tất cả các mặt: kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội.
- Ban hành chế độ khen thưởng, khuyến khích thích đáng cho những cán bộ công nhân viên có những đóng góp lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
3.2.3.5 Hoàn thiện quy trình sản xuất
Quy trình xuất khẩu là một vấn đề quan trọng. Nếu có một quy trình sản xuất tốt và hợp lý thì sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển. Đồng thời tạo được nhiều lợi ích cho Công ty.Quy trình sản xuất hoàn thiện thúc đẩy được chất lượng sản phẩm lên cao và nâng cao được chất lượng sản phẩm vì thế thúc đẩy hoạt động xuất khẩu một cách tối yêu
3.3 Một số kiến nghị với nhà nước
3.3.1 Cải cách thuế để Khuyến khích xuất khẩu
Hệ thống thuế Việt Nam trong n hững năm qua mặc dù đã được sửa đổi bổ sung song còn nhiều tồn tại nhiều điểm bất hợp lý ,có ảnh hưởgn tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và của hoạt động xuất khẩu nói riêng .Do đó vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần phải cải cách hệ thốgn chính sáh thuế hiện hành để phù hợp với chiến lược kinh tế xã hội trong giai đoạn mới
Việc cải cách thuế phải đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước ,tạo nguồn Vốn để thực hiện CNH- HĐH nền kinh tế ĐỒng thời phải đảm bảo đồng bộ hợp lý ,khuyến khích mọi thnàh phần kinh tế đầu tư góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Thêm vào đó ,chính sách thuế phải đưa ra đơn giản rể hiểu thực hiện nkhuyến khích hạot động xuất khẩu và khuyến khích hoạt động kinh tế đối ngoại .Chính vì vậy hệ thống thuế nói chung và thuế về vấn đề xuất khẩu nói riêng ban hành các nội dung lớn là : ban hành một hệ thống thuế đồng bộ ,xem xét lại phạm vi nội dung điều chỉnh và thuế xuất đối với tất cả các sác thuế
Bên cạnh đó nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu hơn nữa thì quốc hội cần xem xét giảm miễn thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu >bước đến nền kinh tês thị trường nhà nước ta yêu tiên nhất là vấn đề xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhà nước áp dụng thuế xuất 0% đối với những nguyên liệu chính nhập từ nước ngoài và áp dụng thuế xuất yêu đãi với một số nguyên liệu phụ để chủ động sản xuất hàng xuất khẩu ,và nếu nhà nước có thể tăng thuế này lên khi nguồn nguyên vật liệu trong nước tự sản xuất được điều này có thể tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất
Đối với luật thuế VAT cần xm xét lại mức huế xuất thuế doanh thu đói với công ty chế biến là 10% là qua cao so với mức thuế doanh thu trước đây là 2-4% với thuế VAT trước đây doanh nghiệp phải nộp nhiều hơn trước đây là 45-70% điều này khôgn phù hợp với một nghành đang cần đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường
Mặt hàng mì ăn liên là một nghành góp phần vào phát triển đất nước phát triển sản xuất kinh doanh vì vậy nghành mì ăn liền cần phải có những yêu đãi đặc biệt hơn các nghành khác
3.3.2 Cải cách hệ thống hành chính trong xuất nhập khẩu
Thủ tục hành chính, cách thức nghiệp vụ quản lý hoạt động xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến quá trình xuất khẩu hàng hoá. Hàng xuất khẩu hiện nay đòi hỏi thời hạn giao hàng phải đúng với hợp đồng nhưng ngành hải quan và các thủ tục kiểm tra xuất nhập khẩu hiện nay còn rườm rà và gây ra sự chậm trễ trong giao hàng cho khách.
Chúng ta thực hiện cải cách hành chính, kiện toàn bộ máy theo hướng gọn nhẹ, có hiệu quả, thực hiện theo nguyên tắc “quản lý một cửa” cho các hoạt động xuất nhập khẩu, khắc phục sự chồng chéo phiền hà đùn đẩy nhau trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trước hết Nhà nước cần phải hiện đạihoá ngành hải quan, hàng năm tổ chức các khoá huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan như Luật vận tải quốc tế, Luật thuế, ngoại ngữ… cho cán bộ ngành hải quan. Làm như vậy sẽ tránh gây thiệt hại cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và cho nền kinh tế quốc dân
3.3.3 Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế mở rộng quan hệ hợp tác hửu nghị kinh tế với các nước trên thế giới
Có thể nói sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây, cùng với ổn định chính trị và cố gắng đảm bảo ổn định vĩ mô nền kinh tế như: khắc phụctình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phát xuống còn mức thấp… Chúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước và đã tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế.
Trong những năm tới, để khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại và khuyến khích xuất khẩu thì bên cạnh việc đảm bảo ổn định chính trị và kinh tế. Chúng ta cần giữ vững quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực và trên thế giới đẩy mạnh quan hệ hợp tác hưu nghị với các nước, tạo bầu không khí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu của đất nước nói riêng.
3.3.4 Áp dụng chính sách giá hối đoái để khuyến khích xuất khẩu
Có thể nói chưa bao giờ Việt Nam có một vị thế thuận lợi trong quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế như hiện nay. Việc nối lại quan hệ với các nước và các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới như IMF, WB, ADB, ký kết hiệp định về hợp tác thương mại với EU và với Chính phủ các nước khác. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với trên 105 quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó đã ký hợp tác thương mại với 58 nước đặc biệt là việc gia nhập ASEAN, tham gia AFTA… nên khối lượng buôn bán quốc tế của Việt Nam ngày càng tăng, hoạt động xuất khẩu ngày càng được thúc đẩy.
Chính vì vậy chính sách tỷ giá với tư cách là một công cụ điều tiết vĩ mô có vai trò ngày càng lớn đối vơi sự phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Hiện nay nền kinh tế tài chính nước ta (trong đó quan trọng nhất là tính hợp lý của tỷ giá, chế độ tỷ giá hối đoái hiện hành, thực trạng cán cân thanh toán lạm phát) tuy đã được hoàn thiện một bước song vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn mang tính bất ổn định, xu hướng mất giá của đồng tiền Việt Nam so với đòng ngoại tệ đặc biệt với đồng đôla Mỹ là tương đối rõ nét.
Do đó mục tiêu của tỷ giá hối đoái trong thời gian tới là phải thường xuyên xác lập và duy trì tỷ giá, ấn định phù hợp dựa trên sức mua thực tế của đồng tiền Việt Nam so với các ngoại tệ, phù hợp với cung cầu trên thị trường, đảm bảo ổn định trong kinh tế đối nội và tăng trưởng kinh tế đối ngoại là hết sức cần thiết.
Bất cứ giải pháp nào về tỷ giá hối đoái với nền kinh tế nước ta hiện nay đều không được phép phá vỡ sự ổn định tương đối của đông tiền Việt Nam đã đạt được trong quá trình đẩy lùi lạm phát thời gian qua.
Thêm vào đó cần phải giảm tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực của thị trường tài chính quốc tế và tổn thương đối với nền kinh tế thông qua các kênh tỷ giá và sự vận động của các luồng ngoại tệ và vốn.
KẾT LUẬN
Phát triển quan hệ xuất nhập khẩu là kết quả tất yếu của quá trình tự do hoá thương mại, của quá trình phân công lao động, quá trình nâng cao vai trò tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy có mức độ khác nhau nhưng có thể nói mọi ngành công nghiệp, tập đoàn kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của xuất nhập khẩu. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu mà các ngành công nghiệp sẽ tìm được cơ cấu sản phẩm cho phép khai thác tốt nhất lợi thế so sánh thúc đẩy tăng trưởng có hiệu quả.
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là mục tieu quan trọng kinh tế việt nam nói chung và của công ty Knh Doanh & Chế Biến Lương thực Hà Việt nói riêng công ty là một doanh nghiệp sản xuất hàng mì ăn liền xuất khẩu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mang ý nghĩa chiến lượcdddoois với sự tồn tại và phát triển của công ty
Sau thời gian nghiên cứu thực tập tại công ty do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên báo cáo này chỉ nghiên cứu được một số vấn đề .Em đã cố ngắng phán ánh đầy đủ những trung thực những yêu điểm đồng thời cũng mạnh dạn nêu một số giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu tại công ty
những đề xuất trong bản báo cáo này là quá trình nghiên cứu kết hợp giữa lý luận cơ bản và tình hình thực tế tại công ty vì khả năng có hạn nên bài báo cáo này không tránh những thiếu sót .em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy và tập thể cán bộ công nhân viên Công Ty Kinh Doanh & Chế Biến Lương Tthực Hà Vịêt .Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sượ rúp đỡ tận tình cảu thầy giáo và cán bộ công nhân viên công ty đã rúp em hoàn thành báo cáo này!
Hà Nội tháng 4/2008
SVTH : Trần Văn Cương
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân Giáo trình kỷ thuật ngoại thương Nhà xuất Lao động xã hội 2007
2. Dương Hữu Hạnh . Kinh doanh quốc tế trong thị trường toàn cầu .Nhà xuất bản lao động xã hội 2006
3.PGS.TS Nguyễn thị Hường Giáo trình Kinh doanh quốc tế T1,T2
Nhà xuất bản lao động xã hội 2003
4.PTS . Nguyễn cao văn Marketing Quốc tế Nhà xuất bản giáo dục 19995.Các tài liệu của công ty Kinh Doanh & Chế Biến Lương Thực Hà Việt
5.Tô Xuân Dân Giáo trình Kinh tế Quốc tế Nhà Xuất bản Thống kê hà Nội 1998
6.Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam (NCTCKT)
7.Báo thương mại ngày 08/03/2008
8. Báo Quân Đội Nhân Dân 05/03/2008
9. Thời Báo Kinh Tế Việt Nam Ngày 01/03/2008
10.Thực hiện ngay các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu 14/04/2006
11.Chính phủ tìm biện pháp thúc đẩy đầu tư xuất khẩu Báo tuổi trẻ 29/12/2002
12. Các tài liệu của công ty kinh doanh & Chế Biến Lương Thực Hà Việt
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26437.doc