Rau quả luôn được xác định là ngành có tiềm năng lớn của nước ta. Phát triển rau quả gắn với công nghiệp chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là mục tiêu của chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn ở nước ta. Tổng công ty rau quả Việt Nam góp phần giúp nhà nước ta thực hiện mục tiêu này. Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình, nhất là hoạt động xuất khẩu, ta thấy Tổng công ty đã đạt được nhiều thành tích nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, song Tổng công ty luôn nỗ lực để chinh phục những khó khăn và vươn lên phát triển.
81 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng chủ lực, chất lượng sản phẩm còn hạn chế kiểu dáng mẫu mã it thay đổi (Do sản phẩm của Tổng công ty chủ yếu được sản xuất chế biến trên các dây chuyền sản xuất cũ từ những năm 60, một số dây đang xây dựng hoặc mới đi vào hs thì sản phẩm sản xuất được chưa nhiều). Vì vậy, làm ảnh hưởng đến khả năng xâm nhập cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường thế giới.
- Thiếu nguồn vốn để đầu tư phát triển.
Những nhà máy chế biến rau quả của Tổng công ty được đầu tư từ những năm 60 với trang bị đã quá lạc hậu, công nghệ chế biến không đồng bộ làm cho chất lượng sản phẩm thấp. Việc cải tiến cũng được chú ý nhưng do thiếu vốn nên khả năng đầu tư công nghệ chế biến còn thấp và mới chỉ là bước đầu.
Do thiếu vốn nên việc đầu tư thay đổi giống cây trồng và khả năng liên kết với các nhà sản xuất còn hạn chế (Cụ thể: Hàng năm Tổng công ty đầu tư vào thay đổi giống cây trồng khoảng hơn 1000 ha); Việc đầu tư ứng trước giống và phân bón cho nhân dân sản xuất càng hạn chế.
Trong khi việc cấp và vay vốn chưa đáp ứng được yêu cầu về thời gian và quy định làm ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất, cung ứng và thực hiện cac hợp đồng, ngân sách của Tổng công ty có hạn nên việc đầu tư vào các nhà máy sản xuất sản phẩm bao bì,.... vẫn còn hạn chế thì Tổng công ty lại chưa thực sự đa dạng hoá về nguồn vốn.
- Công tác nghiên cứu khoa học chưa thực sự đem lại hiệu quả.
Công tác nghiên cứu khoa học tuy có tiến bộ nhưng nhiều kết quả nghiên cứu còn mới ở trong phòng thí nghiệm, những nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất kinh doanh còn ít. Việc nghiên cứu tuyển chọn giống rau, cây ăn quả có năng suất cao, chất lượng tốt và chuyển giao kết quả nghiên cứu này trong sản xuất còn hạn chế. Yêu cầu của công tác nghiên cứu khoa học cao nhưng cơ sở vật chất phục vụ còn nghèo nàn, chưa có được đội ngũ cán bộ khoa học nhiều kinh nghiệm làm nòng cốt.
- Hoạt động marketing chưa được quan tâm đúng mức.
Hoạt động Marketing ở Tổng công ty cũng như ở các đơn vị thành viên chưa được quan tâm đúng mức, các hoạt động Marketing còn quá rời rạc, ở Tổng công ty chưa có một bộ phận Marketing độc lập để định hướng thị trường cho Tổng công ty cũng như để quản lý thống nhất các hoạt động Marketing này. Chính những điểm này cũng góp phần làm cho sản phẩm của Tổng công ty chưa thoả mãn yêu cầu của thị trường.
Cụ thể: Công tác nghiên cứu thu thập, phân tích thông tin còn hạn chế, chưa nắm bắt được đầy đủ những thông tin về thị hiếu, thói quen tiêu dùng qua từng mùa, từng thời kỳ, ...
- Đội ngũ cán bộ của Tổng công ty của chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu.
Tổ chức đội ngũ cán bộ nhân viên của Tổng công ty còn cồng kềnh, những người có trình độ còn ít, nhất là trình độ Đại học và trên Đại học. Những người có kinh nghiệm trong kinh doanh trên thị trường thế giới (nghiệp vụ kỹ thuật, ngoại thương) còn rất ít. Việc sắp xếp va bố trí người và việc còn chưa hợp lý. Vì vậy cần phải tiếp tục tổ chức lại đội ngũ cán bộ đào tạo và đào tạo để nâng cao trình độ của họ.
Tóm lại, những ưu điểm, nhược điểm, thành công và hạn chế của Tổng công ty đã phần nào thể hiện ở phần nghiên cứu thực trạng và đánh giá trên. Ta thấy Tổng công ty là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh tương đối có hiệu quả nhưng cũng còn nhiều vấn đề đặt ra và cần hoàn thiện.
Phần III.
một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Rau quả của Tổng công ty Rau quả Việt Nam.
I. Chủ trương và phương hướng của Tổng công ty Rau quả Việt Nam đến 2005 và 2010.
1. Một số quan điểm về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty.
Rau quả là một mặt hàng xuất khẩu mà chúng ta có thể khai thác tiềm năng thiên nhiên, điều kiện khí hậu thuận lợi của nước ta. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển của mình, Tổng công ty Rau quả Việt Nam quan điểm về việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Rau quả như sau:
Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước, Tổng công ty coi việc phát triển Rau quả gắn với chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là một mục tiêu của chương trình Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá Nông nghiệp và nông thôn nước ta. Trong tương lai, nó sẽ trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu thị trường, lấy thị trường làm cơ sở chủ yếu để dxây dựng và điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh, xuất khẩu Rau quả cho từng thời kỳ.
Xuất phát từ lợi thế so sánh của từng mặt hàng Rau quả để xác định cơ cấu, chủng loại mặt hàng Rau quả xuất khẩu nhằm đạt hiệu quả kinh tế tối đa trong từng giai đoạn.
Đẩy mạnh xuất khẩu Rau quả tên cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu. Trong đó các doanh nghiệp trưc thuộc giữ vai trò chủ đạo.
Đẩy mạnh xuất khẩu Rau quả phải đảm bảo nâng cao đời sống khu vực nông nghiệp nông thôn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
2. Mục tiêu hoạt động xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2000- 2005, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 24% và tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 phải đạt 100 triệu USD trong đó, Rau quả đạt 75 triệu USD, chiếm 75%; tổng khối lượng xuất khẩu 160 nghìn tấn, trong đó mặt hàng Rau quả là 140 nghìn tấn. Và đến năm 2010 thì tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD (tổng kim ngạch đạt 160 triệu USD); tổng sản lượng đạt 350 nghìn tấn, khối lượng Rau quả chiếm 328 nghìn tấn.
3. Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu Rau quả của Tổng công ty Rau quả Việt Nam đến 2005 và 2010.
3.1. Rau quả tươi.
Trong những năm qua, Tổng công ty đã xuất khẩu được nhiều mặt hàng Rau quả tươi: Bắp cải, khoai tây, hành, tỏi, dứa, thanh long, vải, ... Rau quả xuất khẩu dưới dạng tươi ngoài việc cần có giống tốt bảo đảm chất lượng, màu sắc, hương vị phù hợp yêu cầu của khách hàng đòi hỏi còn có đầu tư vốn lớn như thiết bị làm lạnh tiên tiến bảo đảm Rau quả không bị mất nước, kho chứa và phương tiện vận chuyển lạnh. Do vậy, trước mắt chưa có khả năng xuất khẩu khối lượng lớn. Trong tương lai, Tổng công ty cần có chương trình và biện pháp nâng coa dần tỷ trọng Rau quả tươi trong cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng Rau quả với tinh thần xuất khẩu mọi chủng loại mà khách hàng cần với khẩu hiệu “ Miễn là khách hàng chấp nhận. Tổng công ty bán được hàng, thu được vốn và có lợi nhuận”. Đồng thời Tổng công ty lựa chọn một số chủng loại Rau quả có yêu cầu lớn và mình có khả năng mở rộng sản xuất có hiệu quả cao như : Bắp ngọt, ngô ngọt, dứa, chuối, vải,...
3.2. Rau Quả chế biến.
3.2.1 Rau chế biến
Theo kế hoạch của Tổng công ty , sản phẩm rau chế biến chính là : Dưa chuột muối, nấm muối, ngô ngọt, ... sản phẩm nấm trong đó nấm rơm và nấm mỡ đều có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới. Thương nhân Nhật bản đánh giá đây là nguồn nguyên liệu quý cho chế biến xuất khẩu. nếu tiếp cận được thị trường và tổ chức tốt, mở rộng sản xuất thì cả nước có thể đạt sản lượng 200-300 nghìn tấn nguyên liệu/năm để xuất khẩu thu ngoại tệ với mức 100-150 triệu USD/năm. Do vậy, với cơ sở đã được xây dựng khá tốt tại các đơn vị, Tổng công ty đã chọn mặt hàng này trở thành hàng hoá xuất khẩu chính.
Sản phẩm dưa chuột muối rất được ưa chuộng tại các nước Châu Âu , hiện nay Tổng công ty đang tiến hành đưa sản phẩm nà xâm nhập thị trường Mỹ và một số nước ở Bắc Mỹ .
3.2.2 Quả chế biến .
Quả chế biến là sản phẩm rất đa dạng về chủng loại và có tiềm năng phát triển lớn. Trong đó nước quả và nước quả cô đặc được coi là mũi nhọn. Theo Tổng công ty, hai dạng sản phẩm nà sẽ trở thành hàng hoá chủ lực trong xuất khẩu bởi:
Thị trường thế giới có nhu cầu lớn, trong thập kỷ 80 buôn bán nước quả trên thế giới đã tăng về trị giá gấp ba lần, đạt khoảng 5 tỷ USD năm 1990, trong đó nước cam chiếm khoảng trên 50 % sau đó đến nước dứa, nước bưởi , nước quả có múi khác... Nay theo đánh giá của FAO, riêng nước dứa hàng năm thị trường thế giới yêu cầu khoảng 400 - 500 triệu lít.
Việt Nam là nước có nhiều quả nhiệt đới có thể chế biến thành nước quả và cô đặc với chủng loại phong phú đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới : Trước hết là nước dứa. Hiện nay, các cơ sở sản xuất của ta đã chế biến dược nhiều loại nước quả như : dứa, xoài, đu đủ, chôm chôm, sữa dừa, ổi, mãng cầu, thanh long... và đã xuất khẩu được một số loại.
Chất lượng nước quả tuy được thị trường chấp nhận nhưng nếu đóng những lon nhỏ thuận tiện cho việc tiêu dùng (loại 240- 250 ml) thì bao bì chiếm trên 52%, (chủ yếu là tiền lon, mặc dù lon được sản xuất trong nước nhưng phải nhập sắt mạ, đáy và nắp), do đó xuất khẩu bị lỗ (khoảng 0,18 - 0,20 USD/lon, giá FOB tính ra khoảng 2600 - 2800 đồng/lon trong khi có thể tiêu thụ nội địa 3200- 3500 đồng/ lon). Trong khi chưa xử lý được vấn đề bao bì thì hướng sản xuất nước quả cô đặc để xuất khẩu sẽ là chủ yếu, có thể giảm đến 80% lượng nước và đóng trong bao bì lớn để xuất khẩu sang thị trường xa có hiệu quả hơn; Mặc dù nó chưa phải là sản phẩm cuối cùng có bao bì nhãn hiệu hoàn chỉnh tới tay người tiêu dùng, nhưng lại là chế phẩm quan trọng có hương vị quả của nhiều loại thực phẩm, bánh kẹo và nước giải khát được chế biến tại nước nhập khẩu.
Trong các loại quả chế biến nước quả là nước quả cô đặc như đã nêu trên, ngoài dứa là loại đầu bảng vì nhiều nước ưa chuộng và ta có điều kiện phát triển quy mô lớn. hiện nay Tổng công ty đang quan tâm đến trái đu đủ với triển vọng tốt về một số sản phẩm (purre- dạng nghiền và nước đu đủ). Đây là cây ăn quả được trồng ở nhiều nơi, cho quả hầu như quanh năm. Có thể trên thế giới còn có nơi chưa quen dùng loại nức này, do vậy đây là nhiệm vụ của Tổng công ty trong việc tiếp thị, giới thiệu mặt hàng, chào hàng tạo nhu cầu cho khách hàng. Ngoài ra, Tổng công ty còn xuất khẩu các loại nước quả cô đặc khác như chuối, mãng cầu, xoài...
3.2.3. Quả hộp
Bên cạnh sản phẩm nước quả và nước quả cô đặc, quả hộp là sản phẩm cần được quan tâm phát triển. Quả hộp là dạng quả chế biến lâu nay được xuất khẩu nhiều, nhất là dứa hộp được nhiều thị trường ưa chuộng và xuất khẩu có hiệu quả hơn nhiều loại quả khác. Theo đánh giá của FAO, thị trường thế giới hàng năm có nhu cầu khoảng 800- 900 nghìn tấn dứa hộp.Thái Lan là nước được xếp hàng đầu thế giới về xuất khẩu quả nhiệt đới, trong đó dứa hộp và nước dứa đạt vài trăm nghìn tấn/năm (riêng nước dứa khoảng 70- 100 nghìn tấn/năm). Sản lượng dứa của cả nước năm 1999 mới đạt trên 250 nghìn tấn, với kết quả tăng nhanh việc nhân giống mới và phấn đấu mở rộng diện tích trồng mới có năng suất cao thì đến năm 2010 có thể đạt sản lượng 1 triệu tấn để xuất khẩu khoảng 120- 150 nghìn tấn sản phẩm chế biến. Dứa hộp chủ yếu là dứa khoanh, dứa miếng và nước dứa (cô đặc) là các dạng sản phẩm chế biến chủ yếu của mặt hàng dứa. Để có một tấn sản phẩm nước dứa cô đặc xuất khẩu phải sử dụng nguyên liệu nhiều gấp 4- 5 lần nguyên liệu dứa đóng hộp nhưng giá xuất khẩu nước dứa cô đặc chỉ cao hơn gấp 2 lần; Tuy nhiên, sản xuất nước dứa cô đặc có thể tận dụng nhiều loại nguyên liệu hơn dứa hộp và việc xuất khẩu chủng loại sản phẩm nào nhiều hơn còn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Ngoài dứa hộp, còn có nhiều loại quả khác có thê chế biến dưới dạng đóng hộp để xuất khẩu như: vải hộp nước đường, nhãn, chôm chôm...
Quả chế biến xuất khẩu còn có nhiều dạng khác: Sấy khô, mứt quả... Dừa là loại quả không những có thể xuất khẩu dưới dạng tươi mà còn ở nhiều dạng khác như: dầu dừa, cùi dừa, khô dừa... không kể một số sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ vỏ quả dừa.
Với định hướng sản phẩm như vây, Tổng công ty đã đưa ra một bảng dự kiến về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu như sau:
Bảng 12: Định hướng xuất khẩu của Tổng công ty
Loại sản phẩm
2005
2010
Triệu USD
Tỷ trọng (%)
Triệu USD
Tỷ trọng (%)
A.Tổng kim ngạch xuất khẩu
100
100
200
100
1. Rau quả tươi
15
15
40
20
2. Rau quả hộp, nước quả GK, cô đặc, đông lạnh
40
40
80
40
3. Rau quả sấy muối
20
20
40
20
4. Gia vị
20
20
30
15
5. Nông sản thực phẩm khác
5
5
10
5
B. Tổng khối lượng xuất khẩu (tấn)
160.000
350.000
1. Rau quả tươi
50.000
130.000
2. Rau quả hộp, nước quả GK, cô đặc, đông lạnh
57.000
120.000
3. Rau quả sấy muối
33.000
68.000
4. Gia vị
13.000
20.000
5. Nông sản thực phẩm khác
7.000
12.000
Nguồn: Dự án phát triển Tổng công ty Rau quả Việt Nam
Như vậy ta thấy, trước mắt Tổng công ty tập trung tăng cường cho các sản phẩm Rau quả hộp, nước quả và nước quả cô đặc với tỷ trọng chiếm 2/3 so với các hàng hóa khác. Rau quả sấy muối tăng dần và có tỷ trọng cao hơn so với Rau quả tươi. Nghĩa là: xuất khẩu sẽ có sự dịch chuyển heo hướng tăng dần các mặt hàng có giá trị cao hơn, đây là hướng đi đúng của Tổng công ty.
Bảng 13: Định hướng sản phẩm và thị trường chủ yếu
Sản phẩm chủ lực
Sản phẩm đa dạng khác
Thị trường chính
1. Rau hoa quả tươi
- Bắp cải, khoai tây, hành tây, cà rốt, tỏi, gừng, nghệ
- Chuối tiêu, dưa hấu, vải
- Hoa lay ơn, loa kèn, phong lan....
- Su hào, súp lơ, tỏi tây, đậu quả, cà chua, nấm hương...
- Thanh long, nhãn, cam, quýt, bưởi, chanh, xoài, dứa, chôm chôm, đu đủ, sầu riêng, măng cụt
- Hoa cây cảnh khác
- L.B Nga, Nhật Bản...
- Đông Bắc á, L.B Nga, Trung Quốc, Trung cận Đông và một số nước khác
- Nhật bản, L.B Nga
2. Đồ hộp, nước quả, đông lạnh.
- Dứa, dưa chuột, vải, chôm chôm, xoài, thanh long, đu đủ, mơ.
- Nước giải khát hoa quả tự nhiên
- Đông lạnh: dứa
- Cô đặc và pure: dứa, xoài, cà chua.
- Chuối, ổi, na, ngô tàu, đậu cô ve, đậu Hà Lan, măng tre, nấm, rau, gia vị khác.
- Rau quả đông lạnh khác
- Pure quả khác
L.B Nga, Tây Bắc Âu, Đông Âu, Mĩ, Nhật, Trung Quốc và một số nước á, úc
3. Rau quả sấy muối
- Chuối sấy, nhân hạt điều
- Dưa chuột, nấm muối
- Các loại Rau quả sấy muối khác
L.B Nga, Nhật, Mĩ và một số nước Bắc Mĩ
4. Gia vị
- Hạt tiêu, ớt, tỏi, gừng
- Nghệ, quế, hồi, riềng
Châu Phi, L.B Nga, Trung Đông và một số nước khác
5. Giống rau
- Hạt rau muống, cải các loại, tỏi
- Các hạt giống rau, đậu, gia vị nhiệt đới khác
Châu phi, Châu á, Châu Mĩ La Tinh
Nguồn: Dự án phát triển của Tổng công ty Rau quả Việt Nam 2000-2010
II. một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam và kiến nghị
1. Giải pháp đối với Tổng công ty
1.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu.
Hiện nay với hệ thống hàng loạt các nhà máy chế biến của mình với tổng công suất là 68 nghìn tấn/ năm, diện tích đất canh tác của Tổng công ty có hạn, Tổng công ty phải mua nguyên vật liệu ngoài là chính. Trong những năm qua do hạn chế về nguồn nguyên liệu nên công suất chế biến thực tế của các nhà máy chỉ đạt 25- 30% công suất lắp đặt. Chính vì vậy, việc cung câp đủ số lượng và chất lượng sản phẩm xuất khẩu hay nguyên liệu để chể biến sản phẩm xuất khẩu là yếu tố quyết định đến việc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng; Qua đó làm giảm giá thành sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn trong xuất khẩu. Để giải quyết vấn đề này, Tổng công ty có thể có một số hướng sau:
Thứ nhất: Việc tổ chức các vùng sản xuất Rau quả của Tổng công ty cần phải giải quyết thoả đáng, hài hoà lợi ích kinh tế với việc xuất khẩu và chế biến xuất khẩu, phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế giữa Tổng công ty và người sản xuất nguyên liệu. Có vậy thì Tổng công ty sẽ đảm bảo được nguồn nguyên liệu cung cấp ổn định về giá cả và số lượng, vừa đảm bảo cho người sản xuất có thị trường tiêu thụ ổn định.
Để thực hiện được liên kết này, Tổng công ty cần căn cứ vào thông tin về thị trường và khả năng sản xuất của mình, với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng tỉnh, huyện trực tiếp ký kết hợp đồng với các nông hộ. Hợp đồng sản xuất và cung cấp sản phẩm này có thể ký dưới nhiều hình thức: hợp đồng dài hạn, hợp đồng chính vụ và trái vụ. Nhằm duy trì mối quan hệ kinh tế này chặt chẽ và thường xuyên đảm bảo lợi ích kinh tế cho đôi bên và tin cậy lẫn nhau, phải bảo đảm giá cả thoả đang và ổn định cho bù đắp được chi phí sản xuất, có phần thu nhập ròng để tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân. Đối với các loại cây trồng ngắn ngày như: dứa, ngô bao tử, dưa chuột... Tổng công ty có thể xác định giá mua nguyên vật liệu ngay từ đầu vụ khi ký kết hợp đồng kinh tế để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất nguyên liệu, nếu đến thời vụ giá thu hoạch thời vụ cao hơn giá hợp đồng, Tổng công ty sẽ nâng giá lên một chút. Ngược lại, giá thị trường thấp hơn giá ký kết thì vẫn giữ nguyên giá đã ký. Khi gặp rủi ro do thiên tai gây ra, Tổng công ty có thể bàn bạc để hỗ trợ cho người sản xuất chẳng hạn khoảng 50% giá trị thiệt hại. Đối với những sản phẩm có tính thời vụ rõ nét, cần nguyên liệu cho sản xuất chế biến đều đặn trong năm,nhưng điều kiện dự trữ có hạn về kho, bãi, vốn, Tổng công ty có thê ký kết hợp đồng tiêu thụ theo từng thời điểm. Biện pháp này có thể tác động được các phương tiện dự trữ của các nông hộ, tăng thu nhập cho họ, lại vừa giả quyết khó khăn về vốn cho Tổng công ty. Ngoài ra, có thể kéo dài thời gian cung ứng nguyên liệu, khắc phục tính thời vụ, cũng cần thiết phải có mức khuyến khích đối với cac nguyên liệu trái vụ.
Do các nông hộ nói chung thường thiếu vốn để phát triển sản xuất Tổng công ty có thể hỗ trợ cho họ bằng cách: đầu tư ứng trước giống, phân bón, thuốc trừ sâu và một phần vốn chi phí sản xuất đảm bảo bao tiêu sản phẩm. Việc làm này không những giúp hộ nông dân duy trì phát triển sản xuất mà còn tạo cơ hội cho các nhà máy chế biến, nắm chắc nguồn nguyên liệu ngay từ khi nông dân tổ chức sản xuất, hạn chế tình trạng nguyên liệu lọt vào tay tư thương.
Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như yêu cầu về vệ sinh thực phẩm ngay từ khi sản xuất, Tổng công ty nên giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, xử lý giống, chăm sóc phòng trừ sâu bệnhnhư: cung cấp cho nhân dân những giống rau quả có chất lương, năng suất cao, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân sản xuất.
Đối với hệ thống các nông trường, Tổng công ty cũng thực hiện việc giao đất canh tác cho hộ gia đình công nhân áp dụng cơ chế ưu đãi như trên , đồng thời chỉ đạo cơ cấu và diện tích canh tác theo định hướng của mình.
Thứ hai: Xuất phát từ thực trạng sản xuất Rau quả ở nước ta hiện nay ở tình trạng phân tán. manh mún, chưa hình thành các vùng chuyên canh lớn, để tận dụng nguyên liệu Tổng công ty cần phải coi trọng các cơ sở chế biến quy mô nhỏ và vừa tại chỗ, phù hợp với nguồn nguyên liệu hiện có và vận dụng được phế phẩm tại chỗ sau chế biến. ở những nơi đã hình thành vùng chuyên canh, có nhiều sản phẩm hàng hoá hình thức hợp lý là bố trí đầu tư xây dựng các nhà máy gần vùng nguyên liệu (quy mô của nó tuỳ vào điều kiện mỗi nơi, khả năng vốn, trình độ quản lý...), điều đó sẽ giảm đáng kể chi phí vận chuyển, sử dụng tốt công suất máy móc thiết bị, hạ giá thành sản phẩm.
1.2. Giải pháp về hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu.
Để hoàn thiện sản phẩm Tổng công ty cần chú ý tới chất lượng , mẫu mã, bao bì và giá cả sản phẩm.
Hiện nay, mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng là chất lượng hàng hoá. Để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng và cạnh tranh được trên thị trường thì sản phẩm của Tổng công ty cần phải được nâng cao về chất lượng. Và để đạt được điều đó Tổng công ty cần phải thực hiện một số yêu cầu sau:
- Phải nâng cao chât lượng sản phẩm ngay từ khâu sản xuất thu mua nguyên liệu, không chỉ chú ý tới số lượng mà phải chú ý tới chất lượng, sản phẩm pjải đồng đều để khắc phục tốt cho xuất khẩu và chế biến xuất khẩu.
Để nâng cao chất lượng qua khâu chế biến chế biến cần phải đổi mới thiết bị, sắp xếp cải tạo lại thiết bị cũ. Thiết bị phải tạo ra sản phẩm chế biến chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu khách hàng (đạt tiêu chuẩn quốc tế). Công suất thiết bị phải phù hợp với quy mô của vùng nguyên liệu hiện tại cũng như trong tương lai, đồng thời thiết bị phải hiện đại không lac hậu trong thời gain ít nhất 5 năm. Ngoài thiết bị sản xuất còn phải tự đầu tư cho thiết bị bảo quản nhất là các sản phẩm Rau quả tươi và Rau quả đông lạnh và cả bảo quản nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến. hệ thốn kho táng bến bãi bảo quản sản phẩm sản xuất ra và chuẩn bị cho xuất khẩu.
- Mặt khác, hàng Rau quả là sản phẩm thường dùng trong sinh hoạt hàng ngày nên ngoài những đòi hỏi về chất lượng người tiêu dùng còn đòi hỏi yêu cầu cao về kiểu cách, mẫu mã, bao bì sản phẩm. Vì vậy, Tổng công ty phải không ngừng cải tiến mẫu mã, bao bì, đóng gói, tìm ra những mẫu biểu tượng thực sự gây ấn tượng và tiện dụng đối với người tiêu dùng, tránh tình trạng sử dụnglại mẫu mã, bao bì quá lâu như hiện nay.
- Một số vấn đề không thiếu tầm quan trọng đó chính là việc đưa ra được chính sách giá hợp lý. Làm sao cho Tổng công ty vẫn thu được lợi nhuận một cách tối đa sản phẩm cạnh tranh trên thị trường thế giới và nâng cao được vị thế của Công ty trên thị trường. Để làm được điều này ngoìa những biện pháp đã nêu ở trên Tổng công ty cần nắm vững các thị trường qua đó định giá cho từng khu vực thị trường cũng như cho từng loại hàng hoá tại từng thời điểm khác nhau. Giảm thiểu các chi phí không cần thiết để thông qua đó có thể làm giá hợp lý hơn.
Ví dụ: Với một số thị trường mới xâm nhập cần bán với giá thấp hơn để giữ vững thị trường. Đối với một số thị trường lớn thì mức giá áp dụng có thể thấp hơn mức giá áp dụng đối với một số thị trường nhỏ.
- Ngoài những hoạt động trên, Tổng công ty cần phải có một biện pháp không kém phần quan trọng là xây dựng các mặt hàng chủ lực. Mặc dù với chính sách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nhưng Tổng công ty cần phải xây dựng những mặt hàng chủ lực. Hàng chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi. Ngoài hàng chủ lực còn có hàng quan trọng và hàng thứ yếu.
hàng quan trọng là hàng không chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu nhưng đối với từng thị trường, từng địa phương lại có vị trí quan trọng. Còn hàng thứ yếu gồm nhiều loại kim ngach của chúng thường nhỏ.
Hàng chủ lực được hình thành qua quá trình thâm nhập thị trường nước ngoài, qua những cuộc cọ sát cạnh tranh mãnh liệt trren thị trường thế giới. Một mặt hàng chủ lực ít nhất cần có 3 yếu tố cơ bản: Thứ nhất: Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó; Thứ hai: Có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu được lợi nhuận trong buôn bán; Thứ ba: Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty.
Ngoài ra cũng phải chú ý rằng, vị trí của mặt hàng xuất khẩu chủ lực không phải là cố định. Một mặt hàng ở thời điểm này có thể được coi là hàng xuất khẩu chủ lực nhưng ở thời điểm khác thì không.
Có thể nói, Tổng công ty hiện nay mới có hai mặt hàng chủ lực đó là dừa hộp các loại và vải hộp. Vì vậy, Tổng công ty cần phải xây dựng nhiều hơn nữa cac mặt hàng chủ lực vì khi một mặt hàng nào đó mất vị trí chủ lực thì cón mặt hàng khác thay thế nếu không thì Tổng công ty sẽ rơi vào tình trạng khó khăn.
1.3.Giải pháp về vốn.
Vốn luôn luôn là vấn đề cực kỳ khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, tiêu thụ hàng nông sản nói chung và Rau quả nói riêng. Để giải quyết vấn đề này thì Tổng công ty cần chủ động tạo vốn kinh doanh cho mình từ các nguồn trong nước và ngoài nước.
- Đối với ở trong nước.
+ Huy động từ các ngân hàng, các tổ chưc tín dụng, mặc dù có rất nhiều khó khăn tiếp cận với nguồn vốn này nhưng Tổng công ty phải coi đây là một nguồn vốn quan trọng cần được khai thác. Hiện nay các ngân hàng đang giảm lãi suất cho vay để khuyến khích xuất khẩu nên có lợi cho Tổng công ty vay vốn trực tiếp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
+ Vốn ngân sách Nhà nước cấp: Đây cũng là một nguồn vốn không thể thiếu đối với Tổng công ty trong những năm qua và những năm sau này. Nguồn vốn này thường được đầu tư vào xây dựng cơ bản.
+ Huy động từ chính lợi nhuận tích luỹ (tăng % lợi nhuận để lại vào vốn sản xuất)của Tổng công ty, đây là một nguồn vốn cơ bản và lâu dài để mở rộng phạm vi kinh doanh.
+ Vay từ các khách hàng quen thuộc của Tổng công ty, đặc biệt là khách hàng có sức mua lớn và có mối quan hệ lâu dài. Thông qua việc ứng trước tiền hàng thánh Tổng công ty se bán cho họ.
+ Đặc biệt trong giai đoạn tới ta không thể không kể đến một hình thức huy động vốn được coi là có hiệu quả, nó kích thích sự phát triển kinh tế của ngành nói riêng và của đất nước nói chung đang được Nhà nước khuyến khích ap dụng. Đó là hình thức cổ phần hoá các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty. Cổ phần hoá các doanh nghiệp của Tổng công ty là một chủ trương rát phù hợp với điều kiện kinh tế trong giai đoạn tới, khi mà thị trường chứng khoán đã ra đời, nó cho phép quá trình cổ phần hoá được đẩy nhanh và mạnh hơn. Cổ phần hoá là biện pháp huy động được nguồn vốn dư thừa trong cán bộ, công nhân viien của Tổng công ty cũng như của người dân.Thực hiện cổ phầnhoá thứ nhất là để tăng nguồn kinh doanh của các đơn vị trong Tổng công ty, thứ hai là nó tăng trách nhiệm của mỗi người trong đơn vị.
Đối với nguồn vốn từ nước ngoài có thể huy động từ các nguồn sau:
+ Vốn huy dộng từ đàu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc liên doanh liênkết với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là những đối tác có máy móc công nghệ cao. Trong tình trạng hiện nay là rất phù hợp với Tổng công ty vì Tổng công ty đang trong giai đoạn thiếu vốn để đầu tư mua sắm máy móc công nghệ để thực hiện bước nhảy vọt về công nghiệp chế biến Rau quả trong tương lai là rất hữu ích. Ngoài ra, Tổng công ty có thể vay của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới- FAO.
Những nguồn vốn huy động được phần lớn là để xây dựng mô hình sản xuất Rau quả xuất khẩu khép kính, đặc biệt là đầu tư hiện đại các dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất công nghệp, các dây chuyền bảo quản hệ thống kho bãi... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm để xâm nhập vào các thị trường mới, tăng thị phần của Tổng công ty ở các thị trường đã có nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình đã đề ra.
1.4. Đẩy mạnh hoạt động Marketing.
Hiện nay, hoạt động Marketing ở Tổng công ty còn thiếu đồng bộ và khá rời rac. Muốn đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, Tổng công ty không thể không quan tâm tới việc tổ chức hoạt động Marketing của mình. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất cứ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nào cũng phải vì sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng để mưu cầu lợi nhuận. Hoạt động Marketing có chức năng kết nối các doanh nghiệp với thị trường, nhằm tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Chỉ có như vậy mới thực sợ giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Như vậy, Tổng công ty nên tổ chức một phòng Marketing độc lập. Phòng này có nhiệm vụ tổng hợp tin tức và xử lý thông tin về thị trường, phối hợp chặt chẽ các phòng quản lý sản xuất kinh doanh để cung cấp các thông tin tin cậy cho các đơn vị thành viên cũng như đưa ra các định hướng sản xuất và cá quyết định kinh doanh kịp thời, chính xác, hiệu quả cao.
Tổ chức hoạt động Marketing với thị trường nước ngoài cần chú ý các vấn đề sau:
Nghiên cứu thị trường.
Trước hết trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, Tổng công ty cần trnah thủ nguồn thông tin gián tiếp (nghiên cứu tại bàn). Đây là Phương pháp phổ thông đỡ gây tốn kém. Để sử dụng hiệu quả Phương pháp này, Tổng công ty cần phát hiện các nguồn thông tin và triệt để khai thác các nguồn thông tin đó.Các nguồn thông tin Tổng công ty cần chú ý như: Tỏ chức thương mại à phát triển của Liên Hợp Quốc; Tổ chức lương thực và nông nghiệp (FAO); cục tin tức thị trường của trung tâm thương mại quốc tế; Các tài liệu thống kê các tạp chi thương mại trong và ngoài nước; Các thông tin về thị trường của cac cơ quan Chính Phủ, văn phòng thương mại.
Tuy nhiên, đối với những thị trường, nhiều triển vọng đặc biệt khi ngành công nghiệp xuất khẩu phát triển thì Tổng công ty nên dần thiết lập hệ thống thu thập thông tin thị trường trực tiếp của mình để bổ xung cho nguồn thông tin gián tiếp, bằng cách thiết lập các chi nhánh văn phòng đại diện của Tổng công ty ở nước ngoài, các thông tin thu được từ các thương nhân tại thị trường.Như vậy sẽ giúp Tổng công ty linh hoạt hơn trong việc tiếp cận nhu cầu thị trường.
Cũng cần phải thiết lập hệ thống thu thập xử lý thông tin nhanh chóng và kịp thời. Bởi vì giá trị các tin tức thị trường sẽ giảm nhanh chóng nếu việc thu thập tiến hành chậm trễ và bởi vì nó có thể lạc hậu ngay cả từng ngày.
Yêu cầu nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải nắm bắt được những thông tinvề quy mô thị trường, chất lượng, yêu cầu về chủng loại sản phẩm, mùa vụ và tính thường xuyên của nhu cầu, cơ cấu, xu hướng giá cả, các kênh buôn bán và những trở ngại buôn bán. Ngoài ra còn phải đánh giá tính chất cạnh tranh của các nhà cung cấp và nghiên cứu so sánh, xem xét bản thân của Tổng công ty có nhưngc điều kiện thuận lợi tương đối quan trọng hay không để có thể xâm nhập thị trường nào đó. Đặc biệt, Tổng công ty nên chú ý đến các vấn đề:
+ Yêu cầu chất lượng sản phẩm.
Các tiêu chuẩn về chất lượng có thể do nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc do tiêu chuẩn quốc gia quy định. Xét trên cơ sở quốc gia thì những tiêu chuẩn này có thể tự chọn hoặc do luật định ra. Ví dụ trong nội bộ cộng đồng Châu Âu có trên 30 mặt hàng phải tuân thủ theo cac tiêu chuẩn chung về chất lượng.
Ngoài các tiêu chuẩn do luật pháp quy định, còn có các yêu cầu riêng do các nhà nhập khẩu đặt ra. Còn tại nơi không có các quy định về tiêu chuẩn chất lượng thì yêu cầu dặt ra được dựa theo kinh nghiệm của các thị trường xét về mặt chất lượng sản phẩm.
+ Yêu cầu về bao bì
Việc nghiên cứu về bao bí của sản phẩm cần chú ý tới các yếu tố sau:
Kích cỡ, hình dáng cần thiết trên bao bì, tính đặc thù của hình dáng, nhãn mac... phải phù hợp với các khu vực thị trường.
Các thông tin cần thiết trên bao bì phải phù hợp với cách thức phân phối
Sự tiện lợi của người tiêu dùng khi sử dụng, đặc biệt là các sản phẩm đồ hộp đông lạnh.
Kết hợp với việc nghiên cứu thị trường với năng lực nội tạicủa mình,Tổng công ty đưa ra được chiến lược sản phẩm và chiến lược giá cả của mình. Có thể thực hiện hai chiến lược này theo hướng màgiải pháp về hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu đã nêu ra ở phần trước.
Về công tác xúc tiến thương mại: Tổng công ty cầnquan tâm hơn nữa tới thông tin quảng cáo về các sản phẩm của Công ty như chất lượng, mẫu mã mới của sản phẩm,... Ngoài các hoạt động đã thực hiện như in catalog kèm thư chào hàng, tham gia hội chợ triển lãm, qua mạng internet,... Tổng công ty cần phải quảng cáo sản phẩm lên các thông tin đại chúng như: đài phát thanh, đài truyền hình, báo, tạp chí,.... bằng Tiếng Việt, tiếng Anh hay ngôn ngữ của quốc gia mà Tổng công ty tham gia hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra có thể quảng cáo sản phẩm của mìch trên các nhà hàng, khách sạn, .... nhằm mục đích cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm của Tổng công ty.
Thực hiện việc khuyến mại dịch vụ sau bán hàng, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng.
Về chiến lược phân phối: Tổng công ty nên tiếp tục theo dõi những sản phẩm của mình sau khi giao cho các nhà nhập khẩu (thì họ tiêu thụ như thế nào? Bán buôn hay bán lẻ? Và phương thức thực hiện?...). Để trong tương lai, khi Tổng công ty có được một văn phòng đại diện, một đại lý đặt tại nước nhapạp khẩu trước đây thì Tổng công ty dần thay thế các tổ chức trung gian như hiện nay và giao bán sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng thì hiệu quả của việc xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều vì khôgn phải qua tổ chức tung gian nên giá sản phẩm sẽ thấp xuống, tăng được tính cạnh tranh của sản phẩm.
1.5. Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ.
Trong bất kỳ thời điểm nào, yếu tố con người luôn luôn đươc khẳng định mà không thể loại máy móc nào thay thế được. Xét trong Tổng công ty điều này có ý nghĩa đặc biệt, cán bộ của Tổng công ty là một nhân tố không thể thiếu được trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói riêng và thực hiện các mục tiêu, phươnghướng của Tổng công ty nói chung. Công tác tổ chứec can sbộ làm sao cho cán bọ công nhân vừa phát huy được năng động, sáng dtạo, của mình vừa tạo được sức mạnh hco Tổng công ty vương lên trong cơ chế thị trường. Muốn vậy, Tổng công ty cần phải thực hiện những biện pháp:
Tiếp tục sắp xếp lại các đơn vị thành viên sẵn có trong Tổng công ty theo hướng gom đầu mối, nâng dần quy mô đơn vị, chuyên môn hoá cao phù hợp với đặc điểm, lợi thế từng vùng, gắn sản xuất với lưu thông, với tỷ lệ lao động cân đối trong sản xuất nông nghiệp – chế biến công gnhiệp – xuất khẩu.
Cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đối với từng loại cán bộ quản lý, công nhân viên kỹ thuật về các mặt chuyên môn, nghiệp vụ, ... và phải đào tạo đúng chuyên môn, tay nghề lám sao cho sử dụng đúng ngời, đúng việc có hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, Tổng công ty cần có những khuyến khích về lợi ích thoả đáng cho người theo học để họ chuyên tâm dốc sức, dốc lòng cho công việc, khơi dậy tính tích cực sáng tạo của mỗi cán bộ công nhân viên. Đây thực sự là cách đầu tư lâu dài tạo ra động lực mạnh mẽ thúc fđẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Đó là tiền đề để Tổng công ty phát triển trong tương lai và là nhân tố giúp Tổng công ty đứng vứng trên thương trường Quốc tế, nắm bắt thông tin kịp thời và tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh.
1.6. Một số giải pháp khác như:
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học từ khâu tạo giống tới việc nghiên cứu các công nghệ áp dụng cho chế biến công nghiệp; quan hệ với khách hàng; thường xuyên tăng cường công tác tổ chức quản lý trong tất cả các khâu kể cả khâu quản lý chất lượng sản xuất, quản lý sản xuất,...; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại,...
Trên đây là 5 giải pháp chính đẩy mạnh công tác xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. Với các giải pháp này tuy chưa phải là đủ nhưng tôi hy vọng rằng: nội dung của các giải pháp này cũng có tác dụng nhất định trong việc tốc độ sản xuất cũng như xuất khẩu Rau quả của Tổng công ty Rau quả Việt Nam sang thị trường các nước trên thế giới.
2. Kiến nghị đối với Nhà nước:
2.1 Về chính sách thuế:
Trong “Dự thảo đề án phát triển xuất khẩu Rau quả đến năm 2010” của bộ thương mại đã có một số đề nghị rất xác đáng với Nhà nước và thủ tướng chính phủ như sau:
Thuế giá trị gia tăng: Để khuyến khích xuất khẩu Rau quả đề nghị Nhà nước áp dụng mức thuế giá trị gia tăng đối với ngành Rau quả ở mức 0%.
Thuế nhập khẩu: trường hợp Rau quả được phép nhập khẩu, cần có mức thuế hợp lý để bảo hộ sản xuất hàng hoá trong nước. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần thực hiện tốt các biện pháp chốn buôn lậu Rau quả qua biên giới để bảo hộ sản xuất trong nước.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Luật khuyến khích đầu tư trong nước quy định đối với dự án đầu tư ( trong đó có dự án sản xuất, chế biến Rau quả) được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu và được giảm 50% tối đa trong 4 năm tiếp theo thì nên vận dụng cho ngành Rau quả ở mức tối đa là 4 năm.
2.2 Về chính sách tín dụng:
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho ngành Rau quả được vay ưu đãi từ nguồn vốn của quỹ hỗ trợ phát triển, đảm bảo đủ số vốn cho các dự án và kéo dài thời gian thanh toán vốn tuỳ đặc điểm của từng dự án, vì thời gian đầu tham gia sản xuất kinh doanh các dự án xuất khẩu Rau quả thường chưa phát huy hiệu quả.
Đối với các vùng sản xuất Rau quả tập trung với khối lượng lớn, ký hợp đồng thường xuyên xuất khẩu Rau quả với các doanh nghiệp, Nhà nước cũng nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ đặc biệt như: Ưu tiên xuất khẩu kết cấu hạ tầng, ưu tiên xây dưng các trung tâm, các chợ rau quả, cho vay ưu đãi từ nguồn vốn của quỹ hỗ trợ phát triển...
Ngoài ra Nhà nước cũng nên hỗ trợ một lượng vốn hoặc mức thuế nhập khẩu những dây chuyền chế biến tiên tiến có quy mô phù hợp với thực trạng hiện nay (vừa và nhỏ) nhằm khai thác chế biến những sản phẩm xuất khẩu và các sản phẩm loại ra sau mỗi đợt huy động hàng xuất khẩu, nhập khẩu, các loại phân bón, thuốc trừ sâu,... đảm bảo Rau quả sạch, chất lượng cao cho xuất khẩu.
2.3 Tạo vùng chuyên canh Rau quả.
Nhà nước cần nhanh chóng quy hoạch và đầu tư cac vùng chuyên canh rư xuất khẩu tập trung quy mô lớn với quy mô tiên tiến theo mô hình sinh thái tại các vùng trọng điểm đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, chú trọng lấy cơ sở chế biến làm đầu mối quy hoạch cho từng vùng chuyên canh Rau quả tập trung. Có biện pháp hạn chế những dự án xây dựng nhà máy không chứng minh được khả năng cung cấp nguyên liệu.
Để liiên kết kinh tế giữa người sản xuất Rau quả với các doanh nghiệp kinh doanh hàng Rau quả xuất khẩu bền vững, Nhà nước cần vận động khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh Rau quả hình thành ra những tập đoàn hoặc các Công ty lớn chuyên ngành để có thể nghiên cứu, nắm bắt được đầy đủ những thông tin về thị trường trong và ngoài nước cũng như các kỹ thuật sản xuất hiện đại, cùng với khả năng đầu tư máy móc thiết bị chế biến tạo đầu ra ổn định cho sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cũng cần vận động để các nông hộ liên kết nội bộ thành các hợp tác xã với tư cách pháp nhân đầy đủ để thuận lợi trong việc sản xuất và ký hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ cho các nông hộ, hợp tác xã các kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật sơ chế, bảo quản,... thông qua các cơ quan khuyến nông, các trung tâm nghiên cứu.
2.4. Hỗ trợ về thông tin thị trường, công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng.
Do những hiểu biết kém cỏi và thiếu thông tin về thị trường Quốc tế trong hạch toán thời gian qua, xuất khẩu ra của nước ta gặp nhiều trở ngại. Cho nên, Nhà nước cần có trách nhiệm cung cấp thông tin và lo Marketing ở tầm vĩ mô, bao gồm thu thập thông tin ở một số nước trên Thế giới để phân tích, dự báo và đưa ra định hướng kịp thời hàng ngày, tổ chức ký kết các hiệp định, cam kết quốc tế và khu vực để tạo ra cơ sở pháp lý và mặt hàng. chính sách thị trường, tư nhân và bạn hàng ở các khu vực và các nước, tổ chức giúp các doanh nghiệp t4ong vf ngoài nước tiếp xúc, giao dịch và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.
Mặt khác, do thiếu vốn và thiếu thông tin, cac doanh nghiệp sản xuất và chế biến Rau quả xuất khẩu ít có điều kiện để nâng cấp công nghệ chế biến. Vì vậy, công nghệ chế biến thường lạc hậu và không đồng bộ, làm cho giá thành cao và chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Do đó, nhà nước cần phải hỗ trợ công nghệ chế biến Rau quả cho cac scơ sở chế biến, các doanh nghiệp thông qua chương trình giới thiệu các công nghệ chế biến nông sản mới, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, hỗ trợ để nghiên cứu và cải tiến công nghệ đang áp dụng, có các chính sách khuyến khích nâng cấp công nghệ chế biến qua thuế, tín dụng, khấu hao,...
Nhà nước cần hỗ trợ việc đào tạo và hướng dẫn hệ thống kiểm soát chất lượng để người sản xuất và chế biến hiểu được các yêu cầu về chất lượng, từ đó đầu tư đúng hướng và tăng cường quản lý chất lượng đồng bộ đối với các sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra giá cả mặt hàng Rau quả thường xuyên biến động nên Nhà nước cũng cần có các chính sách hỗ trợ giá hợp lý, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất - chế biến Rau quả xuất khẩu.
2.5. Tổ chức nghiên cứu biện pháp hỗ trợ vận tải phục vụ xuất khẩu Rau quả.
Để thực họên mục tiêu tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu Rau quả trong những năm tới, trong đó nâng dần tỷ trọng Rau quả tươi thì chúng ta phải tính đến các biện pháp bảo đảm vận tải.
Hiện nay, một số công ty, doanh nghiệp của ta hầu hết là tư nhân đang khai thác các tuyến hàng không để xuất khẩu một số chủng loại rau hoa quả tươi đi một số nơi xa như Đức, Pháp, úc,... trong đó một phần quan trọng phục vụ chu cầu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nhưng do giá cước hàng không rất cao nên khối lượng xuất khẩu còn bị hạn chế, có doanh nghiệp tmf cách chuyển tải ở Thái Lan để được hưởng giá cước thấp hơn. Các doanh nghiệp cho biết Thái Lan có hỗ trợ giá cước cho vân tải hàng không xuất khẩu hoa quả tươi nhưng ta chưa rõ cơ chế hỗ trợ này như thế nào. Tuy nhiên, thoe một tài liệu nghiên cứu về xuất khẩu Rau quả của Thái Lan thì vào giờ cao điểm không đủ khoang máy bay cho nông sản tươi, Cục hàng không Thái Lan cho phép các chuyến bay riêng để chở rau tươi xuất khẩu và họ cũng khuyến khích đầu tư mở rộng năng lực cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ kho bãi và bảo quản lạnh để hỗ trợ cho việc xuất khẩu.
Vận tảibiển với phương tiện chuyên dùng: tàu lạnh hoặc containner có thiết bị làm lạnh nếu được tổ chức thuận lợi thì mới hy vọng xuất khẩu Rau quả tươi hoặc đông lạnh với khối lượng lớn, kể cả sản phẩm chế biến sẵn ướp lạnh cung cấp thẳng cho các siêu thị, cửa hàng nước ngoài.
Vì vậy, trong quá trình tìm kiếm khách đầu tư nước ngoài như đã nêu trên, cần quan tâm tới đối tác có nhu cầu về Rau quả tươi (nhất là chuối, dứa tươi) để không những tổ chức theo hướng xuất khẩu hàng ở dạng tươi mà còn tổ chức các tuyến vận tải chuyên dùng phục vụ cho việc xuất khẩu này.
2.6. Các biện pháp khuyến khích hỗ trợ khác.
Ngoài Tổng công ty Rau quả Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu Rau quả khác đều là loại vừa và nhỏ. Với các doanh nghiệp loại này, xuất khẩu Rau quả đạt kim ngạch 2- 3 triệu USD/năm không phải chuyện dễ. Vì vậy, khuyến khích các doanh nghiệp tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu Rau quả trong những năm tới đối với một ngành hàng có nhiều khó khăn và gắn với lợi ích trưc tiếp của người nông dân, đề nghị cho sửa đổi chế độ thưởng xuất khẩu, cụ thể là khi doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu Rau quả 5 triệu USD/năm thì được xét thưởng theo quy chế hiện hành. Sau đó nếu doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao thì được xét thưởng theo một mức khác.
Để thúc đẩy sản xuất trồng trọt chế biến và xuất khẩu Rau quả, đồng thời phục vụ nhu cầu ngày một tăng ở trong nước, cần thành lập hiệp hội ngành hàng Rau quả, hoặc các hiệp hội ngành hàng khác hẹp hơn: đôío với từng cây ăn quả xuất khẩu quan trọng chẳng hạn; hoặc hiệp hội các nhà xuất khẩu Rau quả nhằm tạo sự phối hợp hành động giữa các doanh nghiệp cùng ngành hàng, tránh cạnh tranh nội bộ, phá giá gây tổn thất, thiệt hại cho nhau, gây thioêỵ hại lợi ích của người trồng trọt, người chế biến và lợi ích chung của quốc gia trong quan hệ với khách hàng nước ngoài. Để thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của các hiệp hội, Nhà nước cần áp dụng một số biện pháp hỗ trợ thông qua hiệp hội ngành hàng, tức là có một số ưu đãi chi dành riêng cho các hội viên, ví dụ như giảm chi phí cho thuê gian hàng trong các hội chợ triển lãm như đã nêu ở phần trên,... Nhờ có các hiệp hội ngành hàng, sự quản lý của Nhà nước sẽ có nhiều thuận lợi hơn, kể cả việc điều tiết, thâmj chí can thiệp khi cần thiết đối với các hoạt động kinh tế thương mại trong lĩnh vực này sẽ được thực hiện mềm dẻo hơn và tốt hơn.
Trong quản lý Nhà nước, cần tăng cường vai trò tổ chức, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước ở các Bộ, Ngành, Trung ương và ở địa phương nhằm giúp các doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khắc phục khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu Rau quả trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Kết luận
Rau quả luôn được xác định là ngành có tiềm năng lớn của nước ta. Phát triển rau quả gắn với công nghiệp chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là mục tiêu của chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn ở nước ta. Tổng công ty rau quả Việt Nam góp phần giúp nhà nước ta thực hiện mục tiêu này. Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình, nhất là hoạt động xuất khẩu, ta thấy Tổng công ty đã đạt được nhiều thành tích nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, song Tổng công ty luôn nỗ lực để chinh phục những khó khăn và vươn lên phát triển.
Sau khi để mất thị trường truyền thống (Liên Xô và các nước Đông Âu), hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty đã rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguyên nhân của khủng hoảng một phần là do mất thị trường truyền thống, nhưng chủ yếu là do sản phẩm của Tổng công ty chưa đáp ứng được yêu cấu của thị trường thế giới, lại phải cạnh tranh với các đối thủ lớn như: Thái Lan, Trung Quốc, … Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của mình, Tổng công ty đã dần khắc phục được tình trạng này. Tổng công ty đã đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nghiên cứu giống mới, tìm thêm được nhiều thị trường mới, nâng cao dần chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm và dần đã đáp ứng được yêu cầu thị trường, bước đàu tạo được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tuy trong mấy năm gần đây Tổng công ty đã có bước phát triển, nhưng vẫn chưa tương xứng là cánh chim đầu đàn của ngành rau quả. Hiện nay, Tổng công ty đang đàu tư đổi mới về mọi mặt nên trong tương lai, Tổng công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng sẽ có bước phát triển mạnh.
Qua thời gian thực tập tại Tổng công ty rau quả Việt Nam, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, tôi cón điều kiện đi sâu tìm hiểu mọi hoạt động của Tổng công ty, kiểm nghiệm lại kiến thức đã học. Từ đó tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra một vài nhận xét, ý kiến nhằm đóng góp vào quá trình hoàn thiện hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam. Tôi hy vọng rằng Tổng công ty liên tục phát triển để trở thành doanh nghiệp xuất khẩu rau quả vững mạnh và có uy tín trên phạm vi cả nước và quốc tế, xứng đáng là cánh chim đầu đàn của ngành rau quả Việt Nam.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng và các cô chú trong phòng quản lý sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam đã hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.
Mục lục
Lời mở đầu
Phần 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu 3
I. Khái niệm, các hình thức và vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
1.Khái niệm: 3
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty. 3
3. Các dạng rau quả xuất khẩu chủ yếu 5
4. Đặc điểm của mặt hàng rau quả. 7
5. Vai trò của hoạt động xuất khẩu Rau quả: 8
5.1. Đối với nền kinh tế quốc dân. 8
5.1.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu nhập khẩu phục vụ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. 8
5.1.2. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất. 9
5.1.3. Xuất khẩu Rau quả góp phần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và thu hút vốn đầu tư 10.
5.1.4. Xuất khẩu Rau quả là cơ sở thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. 11
5.1.5. Những đóng góp khác của việc đẩy mạnh xuất khẩu Rau quả 11.
5.2. Đối với doanh nghiệp. 12
II.Nội dung của hoạt động xuất khẩu rau quả. 13
1. Nghiên cứu thị trường rau quả. 13
2. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu . 13
3. Lựa chọn đối tác kinh doanh. 15
4. Đàm phán ký kết hợp đồng. 15
5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 16
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả. 17
1. Các nhân tố vĩ mô: 17
1.1 Môi trường kinh tế. 17
1.2. Môi trường chính trị pháp luật. 17
1.3. Môi trường văn hoá xã hội . 18
1.4. Điều kiện tự nhiên. 18
1.5. ảnh hưởng của khoa học công nghệ: 19
2. Các nhân tố ảnh hưởng khác……………………………… 19
IV. Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của nước ngoài. 20
Phần II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu Rau Quả của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam 23
I.Tổng quan về tổng công ty rau quả Việt Nam. 23
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Tổng công ty rau quả Việt Nam 23
2. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty rau quả Việt nam. 24
3. Nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty rau quả việt nam 26
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam. 28
1. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam. 28
2. Khả năng cung cấp rau quả phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam. 30
3. Tình hình hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam. 34
3.1. Kim ngạch xuất khẩu 34
3.2. Tình hình xuất khẩu của Tổng công ty theo mặt hàng. 36
3.3. Các thị trường xuất khẩu rau quả chủ yếu. 41
4. Các hoạt động mà Tổng công ty đã thực hiện để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. 45
4.1. Nghiên cứu giống rau quả và các kỹ thuật trồng trọt chế biến. 45
4.2. Tổ chức thu mua nguyên liệu hay tiếp nhận sản phẩm rau quả cho chế biến và xuất khẩu. 46
4.3. Lập kế hoạch sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu. 47
4.4. Công tác nghiên cứu thị trường. 47
4.5. Về sản phẩm 48
4.6. Về giá cả. 50
4.7. Hệ thống phân phối xuất khẩu rau quả của Tổng công ty. 51
4.8. Công tác xúc tiến thương mại. 51
4.9. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu. 52
III. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả trong thời gian qua. 53
1. Những ưu điểm. 53
2. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân. 55
2.1. Những khó khăn tồn tại. 55
2.2. Nguyên nhân gây ra những khó khăn tồn tại. 55
Phần III:một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Rau quả của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. 59
I. Chủ trương và phương hướng của Tổng công ty Rau quả Việt Nam đến 2005 và 2010. 59
1. Một số quan điểm về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. 59
2. Mục tiêu hoạt động xuất khẩu. 59
3. Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu Rau quả của Tổng công ty Rau quả Việt Nam đến 2005 và 2010. 60
3.1. Rau quả tươi. 60
3.2. Rau Quả chế biến. 60
II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam và kiến nghị 64
1. Giải pháp đối với Tổng công ty 64
1.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu. 64
1.2. Giải pháp về hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu. 66
1.3.Giải pháp về vốn. 68
1.4. Đẩy mạnh hoạt động Marketing. 69
1.5. Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ. 71
1.6. Một số giải pháp khác như: 72
2. Kiến nghị đối với Nhà nước: 72
2.1 Về chính sách thuế: 72
2.2 Về chính sách tín dụng: 73
2.3 Tạo vùng chuyên canh Rau quả. 73
2.4. Hỗ trợ về thông tin thị trường, công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng. 74
2.5. Tổ chức nghiên cứu biện pháp hỗ trợ vận tải phục vụ xuất khẩu Rau quả. 74
2.6. Các biện pháp khuyến khích hỗ trợ khác. 75
Kết luận 77
Tài liệu tham khảo 78
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh tế quốc tế – NXB Thống kê - 1997 (Trường ĐHKTQD).
Giáo trình Nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương –NXB Giáo dục –1996 Trường ĐH Ngoại Thương.
Tạp chí Kinh tế phát triển – 1999- 2001
Tạp chí thị trường giá cả - 1999 - 2001
Tạp chí Thời báo tài chính – 1999 – 2001
Báo Thương mại 2000, 2001.
Báo Vietnam Economic Times 1999 – 2001
Báo cáo Tổng kết xuất nhập khẩu hàng năm của Tổng công ty rau quả Việt Nam 1997 – 2001.
Báo cáo Tổng kết cuối năm của Tổng công ty rau quả Việt Nam 1997 – 2001.
Đề án phát triển của Tổng công ty rau quả Việt Nam 2005 – 2010.
Bản tin Thị trường (Tổng công ty rau quả Việt Nam).
Đề án phát triển rau quả và hoa, cây cảnh của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
79
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33598.doc