Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đề phải quan tâm và là một trong các mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp phải vươn tới. Bảo toàn và nâng cao được hiệu quả vốn kinh doanh là một trong những biện pháp quan trọng để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển một cách vững chắc trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt. Do vậy vấn đề bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh phải được các doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả nhằm phát huy mọi tiềm năng có trong doanh nghiệp, là động lực đưa doanh nghiệp vươn tới các mục tiêu khác trong quá trình hoạt động của mình.
78 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - Thông tấn xã Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à sử dụng vốn kinh doanh nói chung của Xí nghiệp in I - TTXVN nói riêng ta xem xét tình hình quản lý và sử dụng vốn của từng loại vốn kinh doanh cụ thể của Xí nghiệp .
3.2.1- Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Xí nghiệp.
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và của vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý, sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh. Do có một vị trí then chốt và đặc điểm của nó lại tuân theo tính quy luật riêng nên việc quản lý vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác tài chính doanh nghiệp.
Xem xét kết cấu và tình hình tăng giảm tài sản cố định qua số liệu biểu 5:
Qua số liệu của biểu 5 ta thấy trong tổng TSCĐ của Xí nghiệp không có TSCĐ không sử dùng, chỉ có một phần nhỏ tài sản không sử dụng chờ thanh lý còn lại chủ yếu là TSCĐ đang dùng.
Biểu 5 : Cơ cấu TSCĐ của Xí nghiệp in I - TTXVN.
Đơn vị : VNĐ
Loại tài sản cố định
Cuối năm 2001
Tỷ trọng (%)
Cuối năm 2002
Tỷ trọng
(%)
1. Máy móc
18.740.515.754
94,23%
17.598.052.045
96,74%
2. Nhà cửa vất kiến trúc
100.606.410
0,5%
360.714.577
1,98%
3. TSCĐ chưa sử dụng
4. TSCĐ chờ thanh lý
1.046.615.000
5,27%
231.340.000
1,38%
Tổng cộng
19.887.737.164
100%
18.190.106.622
100%
TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý của Xí nghiệp cuối năm 2001 là 1.046.615.000 đồng và năm 2002 là 231.340.000 đồng và chiếm tỷ trọng tương đã giảm 815.275.000 đồng và đã giảm 77,89%, và tỷ trọng tương ứng là 5,27% và 1,38%. Tuy số tài sản không sử dụng của Xí nghiệp chiếm một tỷ trọng nhỏ và đến cuối năm 2002 tỷ trọng của loại tài sản này so với năm 2001 đã giảm 3,89% nhưng Xí nghiệp nên xúc tiến quá trình thanh lý tài sản nhanh hơn nữa để tránh tình trạng ứ đọng vốn làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Đối với máy móc thiết bị cuối năm 2002 so với cuối năm 2001 về giá trị thì đã giảm từ mức 19.887.737.164 đồng của năm 2001 thì năm 2002 chỉ còn 18.190.106.622 đồng, giảm 1697630542 đồng ( giảm8,54%). Nhưng tỷ trọng của loại tài sản này lại tăng lên từ mức 94,23% năm 2001 và 96,74% năm 2002 tức tỷ trọng đã tăng 2,51%.
Về mặt nhà cửa, vật kiến trúc lại có sự khác biệt đó là cả về tỷ trọng và giá
trị tài sản đề tăng. Về giá trị thì đến cuối năm 2001 giá trị nhà cửa, vật kiến trúc là 100.606.410 đồng và năm 2002 là 360.714.577 đồng, và tỷ trọng tăng từ 0,5% lên 1,98% tức là tăng 1,48%.
Qua sự phân tích ở trên cho chúng ta thấy TSCĐ của Xí nghiệp đã có sự biến động qua hai năm vừa qua nhưng sự biến đổi đó đã làm thay đổi tỷ trọng của từng loại TSCĐ trong tổng TSCĐ của Xí nghiệp. Vơi đặc thù của ngành in thì tỷ trọng thay đổi đó của Xí nghiệp là tương đối phù hợp bởi lẽ công nghệ in là công nghệ tiên tiến của thế giới và hiện đại do đó về máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đều có giá trị rất lớn. Sự thay đổi cơ cấu còn do Xí nghiệp tiến hành thanh lý một số máy móc quá cũ không đưa vào sản xuất được nữa để đầu tư một số trang thiết bị máy móc tốt hơn. Quá trình thanh lý diễn ra tương đối nhanh nhưng tài sản cần thanh lý vẫn con do đó Xí nghiệp cần xúc tiến nhanh quá trình này.
* Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ của Xí nghiệp.
Trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh, do sự tác động của nhiều nguyên nhân đã làm chó TSCĐ bị hao mòn dần và sau một thời gian nhất định thì TSCĐ sẽ bị hư hỏng. Chính vì vậy, nhận biết đánh giá đúng mức độ hao mòn TSCĐ là vấn đề quan trọng giúp Xí nghiệp có những biện pháp đúng đắn để tái sản xuất.
Trong quá trình tính toán hệ số hao mòn càng cao chứng tỏ TSCĐ đã cũ, Xí nghiệp cần có kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ. Nếu hệ số hao mòn càng thấp, tức là việc đầu tư mua săm mới là chưa cần thiết phải tiến hành.
Phương pháp tính khấu hao tại Xí nghiệp in I -TTXVN là phương pháp khấu hao tuyến tính cố định, nghĩa là quy định một tỷ lệ khấu hao TSCĐ bình quân vơi mối loại tài sản ( khấu hao theo phương pháo đường thẳng. Sau đây là biểu tính khấu hao của Xí nghiệp in I -TTXVN.
Biểu 6 : Bảng tính khấu hao năm 2002
Đơn vị : nghìn đồng
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Hệ số hao mòn
đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
1.Máy móc thiết bị
33.672.680
33.380.319
13.812.280
15.550.927
41,02%
46,59%
2.nhà cửa vật, kiến trúc
832.000
832.000
426.120
471.285
51,22%
56,64%
3.Tài sản khác
Tổng cộng
34.504.680
34.212.319
14.238.400
16.022.212
41.26%
46,83%
Như vậy đến cuối năm 2002 thì hệ số hao mòn của TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh là 46,83% có nghĩa là giá trị còn lại của TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp còn lại 53,17% so với nguyên giá. Trong đó:
- Máy móc thiết bị đưa vào sản xuất có hệ số hao mòn là 46,59% vào cuối năm có nghĩa là đã khấu hao hết 46,59% giá trị của máy móc. Như vậy có thể thấy rằng Xí nghiệp đã có sự đầu tư vào máy móc thiết bị nhưng do tình trạng kỹ thuật của các TSCĐ đã quá cũ chiếm một tỷ trọng lớn, lên các tài sản cố định của Xí nghiệp đã cũ kỹ và lạc hâu . Hệ số hao mòn của máy móc thiết bị chưa được cải thiện đáng kể so với đầu năm từ 41,02% nên 46,59% tăng 5,57%. Tuy rằng có sự đổi mới về TSCĐ nhưng tại Xí nghiệp có những máy móc thiết bị đã khấu hao hết nhưng vẫn còn đưa vào sử dụng chẳng hạn như máy dao xén giấy PC-49, máy dao 3 mặt POMM v.v các loại máy này đều được đầu tư từ trước những năm 70. Bên cạnh đó Xí nghiệp cũng còn nhiều máy móc thiết bị đang đã khấu hao được trên 85% nguyên giá như : máy OFFSET 1 màu P01 54-1, máy OFFSET 1 màu Zaia - Mitsubishi. Đó là một trong những khó khăn của Xí nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của những năm sau này.
- Về nhà cửa, vật kiến trúc có hệ số hao mòn là 56,64 vào cuối năm 2002 còn đầu năm Xí nghiệp có hệ số hao mòn là 51,22%. Như vậy có thể thấy rằng nhà cửa của Xí nghiệp đã xuống cấp khá nhiều do được xây dựng từ khá lâu. Tuy đã được Xí nghiệp nghiệp đầu tư xây mới nhưng không đáng kể vì mới tăng được 5,42% trong năm 2002.
Như vậy, hệ số hao mòn TSCĐ của Xí nghiệp tăng từ 41,26% lên 46,83%. Điều này chứng tỏ rằng tình trạng kỹ thuật của TSCĐ của Xí nghiệp giảm do sử dụng, mặc dù trong năm Xí nghiệp có đầu tư mua sắm thêm TSCĐ song hầu hết số TSCĐ của Xí nghiệp đã cũ dẫn đến tiền trích khấu hao lớn làm cho hệ số hao mòn cuối năm tăng lên.
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp in I - TTXVN ta nghiên cứu biểu 7:
- Về hiệu suất sử dụng vốn cố định: Năm 2001 hiệu suất sử dụng vốn cố định 0,878 có nghĩa là một đồng vốn cố định bỏ ra thu được 0,878 đồng doanh thu. Năm 2002 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 0,603 như vậy là một đồng vốn cố định bỏ ra thu được 0,603 đồng doanh thu và ít hơn năm 2001 là 0,274 đồng. Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2002 đã giảm so với năm 2001 là 31,2%.
Biểu 7 : Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp in I - TTXVN
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2001
Năm 2002
So sánh năm
2001 với 2002
6Số tuyệt đối
Số tương đối (%)
1. Doanh thu thần
Nghìn
11.737.584
11.543.788
-193.796
-1,65
2. Lợi nhuận thần
Nghìn
-52.053
165.757
+217.810
+418,4
3.Nguyên giá TSCĐ bq
Nghìn
35.170.601
34.358.499
-812.101
-2,31
4.Vốn cố đinh
Nghìn
13.361.022
19.228.193
+5.867.171
43,91
5. Hiệu suất sử dụng VCĐ
0,878
0,603
-0,274
-31,2
6. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
0,334
0,336
+0,002
+0,6
7. Hàm lượng VCĐ
1,138
1,579
+0,441
+38,75
8. Doanh lợi VCĐ
-0,40%
0,86%
+1,26%
315
- Về hiệu suất sử dụng vốn cố định: Năm 2001 hiệu suất sử dụng vốn cố định 0,878 có nghĩa là một đồng vốn cố định bỏ ra thu được 0,878 đồng doanh thu. Năm 2002 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 0,603 như vậy là một đồng vốn cố định bỏ ra thu được 0,603 đồng doanh thu và ít hơn năm 2001 là 0,274 đồng. Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2002 đã giảm so với năm 2001 là 31,2%.
- Về hiệu suất sử dụng TSCĐ: Năm 2001 hiệu suất sử dụng TSCĐ của Xí nghiệp là 0,334 có nghĩa là một đồng TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,334 đồng doanh thu. Năm 2002 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 0,336 có nghĩa là một đồng TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,336 đồng doanh thu, tăng so với năm 2001 là 0,002 đồng và mức tăng là 0,6%
Mặc dù cả doanh thu thần và nguyên giá TSCĐ bình quân của Xí nghiệp đều giảm so với năm 2001 điều đó cũng làm cho tốc độ tăng trưởng bị giảm xuống (-1,65%) nhỏ hơn tốc độ giảm của nguyên giá TSCĐ ( -2,31%), nên hiệu suất sử dụng tài sản của Xí nghiệp lại tăng so với năm 2001 là 0,6%. Như vậy tuy Xí nghiệp đã đầu tư đổi mới hoàn thiện TSCĐ nhưng dây chuyền sản xuất của Xí nghiệp chưa đồng bộ, đặc biết là ở khâu hoàn thiện sản phẩm cụ thể là ở khâu gấp tay báo, sách v.v còn lao động thủ công vì thế hiệu suất sử dụng của Xí nghiệp đã tăng nhưng chưa đáng kể so với năm 2001.
Về hàm lượng vốn cố định: Năm 2001 hàm lượng vốn cố định là 1,138 còn năm 2001 là1,597. như vậy để tạo ra một đồng doanh thu số vốn cố định bình quân cần thiết của năm 2002 đã tăng hơn số vốn cố định bình quân cần thiết năm 2001 là 0,441 ( mức tăng 38,75%). Điều này cho thấy một đồng doanh thu năm 2002 đã phải đầu tư thêm 0,441 đồng vốn cố định so với năm 2001.
Về doanh lợi vốn cố định: Doanh lợi vốn cố định của Xí nghiệp năm 2001 là - 0,40%, năm 2002 là 0,86% . Như vậy một đồng vốn cố định tham gia vào sản suất kinh doanh năm 2001 đã không tạo ra được một đồng lợi nhuận nào còn năm 2002 thì đã tạo ra được 0,86 đồng ( tăng 315% ). Điều đó cho thấy Xí nghiệp đã sử dụng vốn cố định có hiệu quả hơn.
Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp năm 2002 đã tốt hơn so với năm 2001 nhưng không đáng kể. Tuy vậy đó cũng là sự cố gắng của Xí nghiệp trong khi hầu hết số TSCĐ của Xí nghiệp đang sử dụng còn lạc hậu và đã được sử dụng trong một thời gian dài, dây chuyền sản xuất chưa đồng bộ. Vì vậy Xí nghiệp cần phải có biện pháp để có thể phát huy được tối đa côn dụng của TSCĐ mới được đầu tư đổi mới để có thể tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp.
3.2.2- tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp.
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Nó đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp được diễn ra một cách liên tục. Chính vì vậy mà quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động là một bộ phận trọng yếu của công tác quản lý hoạt động tài chính của Xí nghiệp.
Tại thời điểm 31/12/ 2002 tổng vốn lưu động của Xí nghiệp là 6.809.453.070 đồng tăng so với cùng kỳ năm 2001 1.014.478.188 đồng ( số tương đối là 17,58%) và chiếm tỷ trọng là 27,24% trong tổng số vốn kinh doanh của Xí nghiệp.
Để đánh giá được công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp in I - TTXVN trước tiên ta đi nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động của Xí nghiệp.
Qua biểu số 8 “Cơ cấu vốn lưu động của Xí nghiệp in I - TTXVN” ta thấy:
Vốn bằng tiền của Xí nghiệp tại thời điểm 31/12/2002 tăng so với cùng kỳ năm 2001 là 1.623.997.777 đồng (tăng 103,9%). Đó là do:
+ Tiền mặt tại quỹ tại Xí nghiệp đã giảm 161.216.919 đồng (giảm 10,55%)
+ Tiền gửi ngân hàng của Xí nghiệp đã tăng 1.785.214.696 đồng ( tăng 10,55%)
Mặt dù cả số tuyệt đối và số tương đối của vốn bằng tiền của Xí nghiệp đều tăng nhưng tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng số vốn lưu động của Xí nghiệp đã tăng lên. Nếu cuối năm 2001 tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng số vốn lưu động của Xí nghiệp là 26,98% thì đến năm 2002 là 46,81%.
Ta nhận thấy rằng khi vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng cao thì khả năng thanh toán của Xí nghiệp nhất là khả năng thanh toán nhanh là cao. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là lượng vốn của Xí nghiệp bị tồn đọng trong quỹ và tại ngân hàng nhiều làm giảm khả năng luân chuyển của đồng vốn, giảm hiệu qua sử dụng vốn lưu động. Tuỷ trọng vốn bằng tiền của Xí nghiệp cuối năm 2001 là 26,98% tỷ trọng này là tương đối thấp nhưng cuối năm 2002 tỷ trọng vốn bằng tiền của Xí nghiệp tăng nên 46,81% việc tăng tỷ trọng này là tương đối hợp lý.
- Các khoản phải thu cuối năm 2002 đã tăng so với cùng kỳ năm trước, số tiền tăng là 216.406.566 đồng ( tăng 10,55%). Khoản phải thu vảo cuối năm 2002 là 2.267.976.704 đồng. Nhưng các khoản phải thu đã tăng nhưng tốc độ tăng không nhanh băng tổng tài sản lưu động điều đó đã làm cho tỷ trọng khoản phải thu giảm xuống từ mức: 35,40% xuống 33,31%. Các khoản phải thu khách hàng đã tăng lên một cách nhanh chóng ( chiếm tỷ trọng 92,13% trong tổng các khoản phải thu).
+ Số tiền phải thu khách hàng cuối năm 2002 so với năm 2001 tăng 623.254.894 đồng ( tăng 42,51%), và đã làm tỷ trọng của các khoản phải thu khách hàng tăng trong tổng vốn của các khoản phải thu tăng lên, do các khoản tạm ứng giảm xuống và khoản thu khác tăng không đáng kể.
Khoản phải thu khách hàng tăng thêm là do Xí nghiệp có nhiều đơn đặt hàng của những khách hàng quên vào thời điểm cuối năm, và những khách hàng đặt hàng theo hợp đồng trả chậm do đó các khoản phải thu khách hàng đã tăng lên.
- Hàng tồn kho của Xí nghiệp tại thời điểm 31 /12 /2002 giảm 562.296.642 đồng ( giảm 29,92% ) so với cùng ký năm 2001 làm cho tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động giảm xuống từ 32,43% còn 19,33% ( giảm 13,1%).
+ Nguyên vật liệu tồn kho giảm 556.111.472 đồng (giảm 29,89% ) ở cuối năm 2002 so với năm 2001 việc này là do Xí nghiệp xấy dựng khu nhà in mới ở Khương Đình lên đã phá bỏ một số nhà kho lên khả năng bảo quản nguyên vật liệu không tốt do đó Xí nghiệp đã phải giảm khả năng dự trữ xuống. Tuy nhiên tỷ trọng của nguyên vật liệu tồn kho lại tăng lên điều này là do mức độ giảm của nguyên vật liệu chậm hơn mức độ giảm của công cụ dụng cụ sản xuất trong kho.
Như vậy tài sản lưu động của Xí nghiệp cuối năm 2002 so với năm 2001 đã tăng lên 1014478188 đồng tăng 17,51% . tài sản lưu động tăng lên là do các khoản phải thu tăng lên, các khoản phải thu tăng lên cho thấy vốn của Xí nghiệp bị chiếm dụng đáng kể. Về vấn đề này Xí nghiệp cần phải có biện pháp giảm bớt khoản phải thu đồng thời có thể tăng mức dự trữ nguyên vật liệu và cân phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục, tránh tình trạng ứ đọng vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp.
* Tình hình các khoản phải thu phải trả cảu Xí nghiệp in I - TTXVN.
Để xem xét các khoản phải thu phải tra của Xí nghiệp ta hãy nghiên cứu biểu số 9 sau:
Qua số liệu biểu 9 ta thấy rằng năm 2002 các khoản phải thu cuối năm tăng so với đầu năm là 8,9 triệu đồng chứng tỏ Xí nghiệp chưa có các biện pháp đôn đốc hợp lý để thu hồi nợ là cho vốn bị chiếm dụng tăng lên. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán của Xí nghiệp.
Biểu9 : Các khoả phải thu và nợ phải trả
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
đầu kỳ
Cuối kỳ
Chênh lệch
Các khoản phải thu
cho vay
phải thu từ khách hàng
trả trước cho người bán
phải thu tạm ứng
phải thu khác
1.466
416
300
123,2
2.089,4
1
92,3
131,4
+ 623,4
- 415
- 207,7
+ 8,2
Tổng cộng
2305,2
2314,1
+8,9
Các khoản phải trả
vay dài hạn
phải trả người bán
người mua trả trước
phải trả công nhân viên
615,5
795,1
396
210
701,8
303,2
160,3
- 405,5
- 93,3
- 92,8
+160,3
Tổng cộng
1806,6
1375,3
- 431,3
Các các khoản phải trả của Xí nghiệp cuối năm so với đầu năm đã giảm 423,3 triệu đồng, đã giảm nguồn vốn đi chiếm dụng của đơn vị khác trong đo hầu như các khoản phải trả của Xí nghiệp đều giảm trừ có khoản phải trả công nhân viên là tăng lên 160,3 triệu đồng.
Có thể nói tình hình thanh toán của Xí nghiệp năm 2002 là tương đối tốt . Đến cuối năm các khoản phải trả của Xí nghiệp đã giảm so với đầu năm còn các khoản phải thu thì đã tăng so với đầu năm. Tuy nhiên số phải thu vẫn luôn luôn lơn hơn khoản phải trả của Xí nghiệp, nếu cuối năm khoản chênh lệch là 938,8 triệu đồng thì khoản chênh lệch vào đầu năm là 489,6 triệu đồng. Như vậy Xí nghiệp đã bị chiếm dụng về vốn của các đơn vị khác. Vì vây Xí nghiệp cần phải có những giải pháp để giải quyết vấn đề trên để vốn của Xí nghiệp ít bị chiêm dụng và có thể đưa vào sản xuất kinh doanh được tốt hơn.
Để xem xét ký hơn về khả năng thanh toán của Xí nghiệp, ta có thể đánh giá qua hệ số khả năng thanh toán hiện thời và hệ số khả năng thanh toán nhanh của Xí nghiệp:
Khả năng thanh toán hiện thời đầu năm 2002 là 4,86 và cuối năm là 5,84 khả năng thanh toán hiện thời của Xí nghiệp đã tăng lên so với đầu năm. Hệ số đó có thể bảo đảm an toàn vào thời điểm cuối năm bởi chỉ cần giải phóng 1/ 5,84 ( = 17,12%) lượng tài sản lưu động hiện có của Xí nghiệp là đủ thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh vào thời điểm đầu năm là 1,31, vào thời điểm cuối năm là 2,73. Như vậy khả năng thanh toán nhanh của Xí nghiệp cũng tăng lên. Các hệ số trên vấn bảo đảm an toàn về khả năng thanh toán của Xí nghiệp.
Tóm lại khả năng thanh toán của Xí nghiệp nhìn chung là tốt các hệ số thanh toán đều tăng vào thời điểm cuối năm. Xí nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngăn hạn bằng các sử dụng tài sản lưu động thậm chí không cần phải bán đi số vật tư hàng hoá trong kho và sản phẩm còn dở dang của Xí nghiệp. Tuy nhiên Xí nghiệp cũng cần tính toán xác định các khoản vốn vật tư tồng kho và tiền, sử dụng các khoản nợ sao cho hợp lí để khả năng thanh toán của Xí nghiệp được hợp lý hơn.
*Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp ta nghi cứu biểu 10 :
Biểu 10: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
đơn vị tính
Năm 2001
Năm 2001
So sánh
Số tuyệt đối
%
1. Doanh thu thần
đ
11.737.584.512
11.543.788.543
-193.795.971
-1,65
2. Lợi nhuận thuần
đ
-52.053.305
165.756.920
+217.756.920
3.Vốn lưu động bình quân
đ
5.075.669.650
6.302.213.976
+1.226.544.326
+24,2
4.Vòng quay vốn lưu động
vòng
2,31
1,83
-0,48
-20,78
5.Số ngày luân chuyển vốn
ngày
156
197
+41
+26,3
6. tỷ suất doanh lợi VLĐ
%
1,02
2,63
+1,61
+157,8
- Vòng qua vốn lưu động: Năm 2001 vòng quay vốn lưu động của Xí nghiệp là 2,31 vòng, năm 2002 là 1.83 vòng. Như vậy so với năm 2001 năm 2002 vòng quay vốn lưu động của Xí nghiệp giảm xuống 0,48 vòng( tỷ lệ giảm là 1,65% ). Do đó làm cho số ngày luân chuyển vốn lưu động tăng lên 41 ngày (tỷ lệ tăng là 26,3%).
Năm 2002 vốn lưu động bình quân tăng lên là 24,2% so với năm 2001. tuy vậy nhưng doanh thu thuần của Xí nghiệp lại giảm đi 1,65%. Điều này đã làm cho vòng quay vốn lưu động giảm xuống và tăng số ngày luân chuyển vốn lưu động.
Tỷ suất doanh lợi/ vốn lưu động: Năm 2001 một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh tạo ra 0,0102 đồng lợi nhuận. Năm 2002 một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra 0,0263 đồng lợi nhuận. Như vậy mức sinh lời của năm 2002 đã tăng so với năm 2001 là 0,0161 đồng ( tỷ lệ tăng là 157,8%).
Như vây ta thấy rằng, những cố gắng của Xí nghiệp đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy răng tỷ lệ tăng doanh thu thần của Xí nghiệp có giảm nhưng về tỷ xuất sinh lời của vốn lưu động lại tăng ( 175,8%). Điều đó cho thấy Xí nghiệp quản lý vốn lưu động đã có hiệu quả hơn. Nhưng ta cũng thấy rằng tỷ lệ lợi sinh lời của vốn lưu động là không cao, điều đó có nhiều nguyên nhân như: Xí nghiệp đã để các khoản phải thu tăng lên, và tiền gửi tại ngân hàng cũng tăng lên do đó tiền đưa vào lưu thông giảm. Do đó vốn của Xí nghiệp bị chiếm dụng, số vốn không có khả năng luân chuyển còn nhiều và làm cho khả năng luân chuyển vốn chậm do đó hiệu quả vẫn chưa cao. Xí nghiệp cần phải có biện pháp để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp.
3.3- Những thành tích đạt được và những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn của Xí nghiệp in I - TTXVN
3.3.1- Những thành tích đạt được của Xí nghiệp.
Là một doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện hạch toán độc lập, Xí nghiệp đã gặp không ít khó khăn nhưng với sợ cố gắng không ngừng Xí nghiệp đã đạt được mộ số thành quả nhất định trong việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh.
- Nguồn vốn của Xí nghiệp chủ yếu là vốn tự có, đến cuối năm 2002 nguồn vốn chủ sử hữu của Xí nghiệp là 22.556.973.472 đồng chiếm 93,23% số còn lại là nợ phải trả chiếm 6,77%. Điều này cho thấy Xí nghiệp có khả năng tự chủ cao, tạo sự yên tâm trong quá trình sử dụng vốn.
- Năm 2001 Xí nghiệp đã đầu tư xây dựng, tăng cường các máy móc thiết bị mới tiết kiệm được chi phí sản xuất cho dù doanh thu thuần có giảm đi nhưng lợi nhuận thuần đã tăng điều đó đã làm tăng thu cho ngân sách nhà nước.
- Tuy nhiên vốn là một khó khăn đối với Xí nghiệp nhưng ngoài số vốn do ngân sách nhà nước cấp và tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp đã linh hoạt huy động các nguồn vốn khác từ bên ngoài bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục.
- Xí nghiệp đã dư trữ và cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào khác làm cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn mặc du khối lượng dự trữ nguyên vật liệu của Xí nghiệp có bị giảm xuống so với năm 2001.
- Vốn kinh doanh của Xí nghiệp đã tăng bên đó là sự tăng lên của lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận của Xí nghiệp, điều này là biểu hiện tương đối tốt đối với Xí nghiệp.
3.3.2- Những tồn tại của Xí nghiệp.
Bên cạnh những thành tích đạt được, ở Xí nghiệp in I -TTXVN còn một số tồn tại trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh sau:
- Năm 2002 năng lực sản xuất của Xí nghiệp là 1200 triệu trang in một năm nhưng sản lượng thực tế chỉ đạt được khoản 950 triệu trang in các loại báo tạp chí v.v đạt 79,17% năm lực in. Chính việc không tận dụng hết năng lực in đã làm cho mức doanh thu và lợi nhuận của Xí nghiệp đạt được không cao.
- Máy móc thiết bị của Xí nghiệp đã được trang bị và đầu tư mới một số loại, nhưng phần lớn máy móc trong Xí nghiệp đang sử dụng đã cũ và được sử dụng lâu năm bởi vậy lăng suất lao động không cao.
- Trình độ tay nghề của công nhân còn thấp, phần lớn được tuyển dụng đào tạo tay nghề tại chỗ nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp.
- Xí nghiệp vẫn còn một số tài sản cố định không cần sử dụng chờ thanh lý từ năm 2001 và đến cuối năm 2002 vẫn chưa thanh lý hết. Đây là lượng vốn ứ đọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp.
- Xí nghiệp chưa tổ chức tốt việc đôn đốc thu nợ là cho đến cuối măn 2002 số phải thu của Xí nghiệp tăng lên (8.9%) so với năm 2001, lượng vốn bị chiếm dụng của Xí nghiệp tăng lên làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Xí nghiệp.
Nói chung năm 2002 Xí nghiệp đã có nhiều cố găng để tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận nhưng kết quả vẫn còn thấp. Xí nghiệp cần có những biện pháp để khắc phục những tồn tại và đạt được những kết quả tốt hơn trong tương lai.
3.4- Những biện pháp mà Xí nghiệp đã áp dụng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong năm 2002.
Trong nên kinh tế thị trường hiện nay, để có thể đáp ứng được sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi sự vận động có hiệu quả của đồng vốn. Do vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trở thành vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Năm 2002 vừa qua, trước bao khó khăn thử thách, Xí nghiệp in I - TTXVN đã có những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể Xí nghiệp đã sử dụng các biện pháp sau:
- Đối với công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:
+ Xí nghiệp đã giao quyền quả lý và tự chịu trách nhiệm về TSCĐ cho các phân xưởng sản xuất, có chế độ khuyến khích, khen thưởng bằng vật chất đối với những phân xưởng và công nhân làm việc tốt, có tinh thần trách nhiệm.
+ Xí nghiệp tiến hành đầu tư mua sắm TSCĐ, sửa chữa, bảo dưỡng những TSCĐ đã dùng lâu năm, cố găng sử dụng triệt để công suất máy vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế số “giờ chết”, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
- Về công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Xí nghiệp đã áp dụng một số biện pháp sau:
+ Tổ chức tập trung cao độ các nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài Xí nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
+ Tích cực thu hồi các khoản phải thu để đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện tăng vòng quay của vốn sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp.
+ Trong quá trình sản xuất Xí nghiệp cố gắng tính toán để hạn chế tồn kho vật liệu, gây ứ đọng vốn.
Các biện pháp trên đây được Xí nghiệp sử dụng khá đồng bộ nhưng chưa triệt để. Chính vì vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế tồn tại đòi hỏi Xí nghiệp phải tìm ra giải pháp giải quyết hữu hiệu.
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó, sau đây tôi xin được đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Xí nghiệp in I - TTXVN thông qua phần III của cuốn chuyên đề này.
Phần III
Một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện
công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp in I - TTXVN.
Qua quá trình thực tập tại Xí nghiệp in I -TTXVN, tìm hiểu thực tiễn và nghiên cứu các vấn đề về bảo toàn và nâng cao hiệu quả sư dụng vốn kinh doanh có thể thấy rằng Xí nghiệp đang bước đầu hoàn thiện công tác quản lý sử dụng và cũng đã thực hiện được mục tiêu bảo toàn vốn kinh doanh. Xí nghiệp đã có rất nhiều cố găng trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình, đặc điểm của mình để thực hiện tốt nhất công tác bảo toàn vốn. Điều đó đước chứng tỏ khi lợi nhuận của Xí nghiệp ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, đời sống của người lao động khá ổn định, mức lương bình quân ngày càng tăng, máy móc thiết bị được nâng cấp, đầu tư thay thế đổi mới để ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, Xí nghiệp cũng có những mặt còn hạn chế như trong việc nợ đọng vốn lớn trong thanh toán, việc đánh giá tài sản chưa thường xuyên và chưa phản ánh đúng giá trị của TSCĐ dẫn đến việc tính khấu hao còn nhiều điều chưa hợp lý, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động san xuất kinh doanh.
Là một sinh viên khoa Ngân hàng - tài chính, sau một thời gian tự tìm hiểu và nghiên cứu về công tác bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - TTXVN, kết hợp với các mặt ly luận đã được học tại trường, tôi xin manh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - TTXVN như sau:
1- Chủ động tạo lập vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trên tinh thần kịp thờ, tiết kiệm và có hiệu quả.
Căn cứ vào mục tiêu định hướng ngành in của bộ văn hoá thông tin, một trong những mục tiêu phát triển đến năm 2010 của Xí nghiệp in I - TTXVN là xây dựng Xí nghiệp trở thành một Xí nghiệp có quy mô hiện đại so với toàn ngành với một dây chuyền sản xuất tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu in ấn của Thành Phố, khai thác thêm nguồn công việc từ các tỉnh phía bắc v.v. Như vậy nhiệm vụ trọng tâm của Xí nghiệp là phải đổi mới trang thiết bị, cân đối lại toàn bộ dây chuyền sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu của Xí nghiệp gặp không ít khó khăn mà trước tiên là vốn. Hiện nay nguồn vốn khinh doanh của Xí nghiệp rất hạn hẹp, chủ yếu là do ngân sách nhà nước cấp và một phần ít là nguồn vốn tự bổ sung. Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, thì lợi nhuận để lại của Xí nghiệp hàng năm là không nhiều vì vậy việc huy động vốn của Xí nghiệp trở thành vấn đề rất cần thiết nhưng phải làm thế nào để việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Theo tồ để khắc phụ những tồn tại và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Xí nghiệp cần chia quá trình thực hiện mục tiêu đến năm 2010 của mình ra thành những nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết từng giai đoạn đặc biệt là vốn đầu tư cho máy móc thiết bị sản xuất và vốn trong các khâu sản xuất. Xí nghiệp cần đảm bảo vốn để quá trình sản xuất diễn ra liên tục nhưng cũng không để vốn bị ứ đọng lãng phí ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp.
Trên cơ sở nhu cầu vốn đã xác định, Xí nghiệp cần lập kế hoạch huy động vốn song việc lưa chọn các nguồn tài trợ phải đảm bảo sao cho cung ứng đầy đủ vốn cho sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn nhỏ nhất, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra nhằm tạo cho Xí nghiệp cơ cấu vốn linh hoạt. Xí nghiệp có thể lựa chọn và huy động vốn qua một số hình thức sau:
* Khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ
Khi có nhu cầu vay vốn, trước hết Xí nghiệp phải xét đến việc huy động vốn từ nguồn nội bộ bởi vì việc huy động và sử dụng nguồn vốn này tạo điều kiện cho Xí nghiệp sử dụng vốn một cách chủ động trong sản xuất kinh doanh. Ngoài việc khai thác triệt để số lợi nhuận để lại, Xí nghiệp có thể huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp.
Hiện nay xu hướng huy động vốn thông qua vay từ cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp rất phổ biến nhất là khả năng tài chính của doanh nghiệp có hạn. Việc huy động nguồn vốn nay sẽ tạo mối liên hệ chặt chẽ cán bộ công nhân viên trong và Xí nghiệp. Cán bộ công nhân viên gắn bó hơn với Xí nghiệp và lao động tích cực hơn, năng suất lao động cao hơn. Tuy nhiên để huy động từ nguồn này có hiệu quả Xí nghiệp cần có một số biện pháp cụ thể sau:
- Xí nghiệp cần tuyên chuyền vận động công nhân viên thấy được ý nghĩa của việc góp vốn của họ vào Xí nghiệp. Việc cho Xí nghiệp vay vốn chính là tạo điều kiện chó Xí nghiệp phát triển và có như vậy mới đảm bảo cho họ có công ăn việc làm tạo thu nhập ổn định, mang lại lợi ích lâu dài cho họ. Nhưng để việc huy động vốn có kết quả Xí nghiệp cần phải có các đòn bẩy lợi ích kinh tế bằng cách định lãi suất tiền vay như sau: Lãi suất tiền gửi ngân hàng < Lãi suất tiền vay của cán bộ công nhân viên < Lãi suất tiền vay ngân hàng.
Với lãi suất như trên Xí nghiệp sẽ giải quyết hài hoà được mối quan hệ giữa Xí nghiệp với cán bộ công nhân viên, từ đó kích thích cán bộ công nhân viên cho Xí nghiệp vay vốn.
- Khi kinh doanh có lãi, Xí nghiệp nên gianh một phần lợi nhuận để lại đầu tư tu bổ cho các công trình phúc lợi, giải quyết vấn đề tâm lý cho cân bộ công nhân viên.
Với sự cố gắng của mình thì việc vay vốn từ công nhân viên của Xí nghiệp hoàn toàn mang lại tính chất khả thi. Xí nghiệp cần tích cực huy động vố vay từ cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách hiện nay.
* Cân nhắc lưa chọn các nguồn vốn bên ngoài
Để tăng cường nguồn vốn kinh doanh kết hợp với vốn bên trong, Xí nghiệp có thể huy động các nguồn vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên Xí nghiệp cần cân nhắc lựa chọn những nguồn vốn có chi phí nhỏ nhất nhưng đem lại hiệu quả và phù hợp vớ Xí nghiệp.
- Huy động vốn bằng hình thức liên doanh liên kết đây là hình thức quan trọng nhằm tạo vốn kinh doanh cho Xí nghiệp, tăng khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị, tiếp cận với công nghệ hiện tiên tiến, hiện đại hoá sản xuất để từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và hạn chế bớt rủi ro trong kinh doanh.
Để thực hiện liên doanh có hiệu quả, Xí nghiệp cần chủ động có các đề án tìm đối tác liên doanh có lợi cho Xí nghiệp, trong đó cần xem xét kỹ các lợi ích cần đảm bảo để chủ động trong việc đàm phán, thương lượng với đối tác liên doanh. Xí nghiệp cần xác định đúng giá trị vốn góp liên doanh của cả hai bên và cân nhắc kỹ trong việc phân phối chia lợi nhuận khi liên doanh. Trong quá trình liên doanh, Xí nghiệp cần học hỏi kinh nghiệm để vững vàng trong quản lý điều hành, đem lại lợi ích cho Nhà nước, cho Xí nghiệp và cho người lao động.
- Vay ngân hàng để bổ sung nguồn thiếu hụt của Xí nghiệp
Hiện nay, các ngân hàng trong nước thường cho vay ngắn hạn là chủ yếu vì cho vay ngắn hạn dùng cho mục đích đầu tư dài hạn thì nhu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu nên các ngân hàng không muốn cho vay. Mặt khác, do tổng sô vốn của các ngân hàng chưa phải là nhiều, nguồn vốn mà ngân hàn huy động được chủ yếu là nguồn ngắn hạn vì nền kinh tế còn chưa phát triển.
Tôi nhận thấy rằng đếm cuối năm 2002 hệ số nợ của Xí nghiệp là tương đối thấp, trong khi đang thiếu vốn để sản xuất kinh doanh thì Xí nghiệp có thể vay ngắn hạn ngân hàng. Việc vay vốn ngân hàng với tỷ lệ lãi suất vay còn có tác dụng như một đòn bẩy kích thích Xí nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn và phát triển trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên khi vay vốn ngân hàng Xí nghiệp cần sử dụng đúng mục đích vay, giữ được chữ tín với ngân hàng, thanh toán cả gốc và lãi đúng thời điểm, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và có kế hoạch sử dụng đầu tư vốn này một cách có hiệu quả.
2- Hoàn thiện công tác đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định của Xí nghiệp.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo toàn vốn kinh doanh, trong nhiều năm qua Xí nghiệp in I - TTXVN đã có rất nhiều cố gắng trong đánh giá và đánh giá lại giá trị của toàn bộ các loại tài sản trong Xí nghiệp. Điều này đã được khẳng định thông qua các biện pháp bảo toàn và nâng cao hiệu quả vốn cố định trình bày ở phần II
Có thể thấy rằng việc bảo toàn vốn cố định được xác định trên cơ sở của việc xác định đúng giá trị của toàn bộ các loại TSCĐ trong Xí nghiệp, bởi vì chỉ khi xác định số vốn cố định hiện có mới có thể xác định được kế hoạch bảo toàn vốn cuối kỳ. Trong thực tiễn hoạt động của Xí nghiệp in I - TTXVN hiện nay tối nhận thấy rằng Xí nghiệp đã mua sắm rất nhiều các loại máy móc từ nước ngoài, số máy này có thể là mua mới hoặc đã qua sử dụng, giá trị các loại máy này rất lớn vì vậy việc đánh giá TSCĐ là rất quan trọng. Đặc biệt, đối với các loại máy móc thiết bị đã qua sử dụng rồi mới nhập vào Xí nghiệp lại càng quan trọng do việc xác định giá trị sử dụng hữu ích của máy là rất phức tạp. Xí nghiệp khi tiến hành nhập máy cần xác định chính xác khả năng hoạt động của máy ( công suất, mức độ hao mòn kể cả hữu hình và vô hình v.v) để là được điều này, khi nhập máy Xí nghiệp phải có cán bộ tài chính kế toán giỏi xem xét kỹ càng trước khi giám đốc ký quyết định mua máy.
Mặt khác, để đánh giá hệ số bảo toàn vốn cố định, trước đây cứ 6 tháng một lần Nhà nước lại công bố hệ số điều chỉnh để tính số vốn thực tế phải bảo toàn nhưng hiện nay các doanh nghiệp phải tự tính toán lấy. Trong điều kiện nguồn vốn hình thành TSCĐ từ nhiều nguồn khác nhau, nền kinh tế có lạm phát, hao mòn vô hình rất lớn v.v thì việc tự xác định hệ số điều chỉnh là rất khó khăn. Hệ số điều chỉnh TSCĐ của Xí nghiệp hiện nay được căn cư dựa trên số liệu thông kê của các kỳ trước kết hợp với tình hình biến động và sự đoán của các cán bộ quản lý, lãnh đạo để xác định. Theo tôi nếu xác định như vậy chưa phù hợp và Xí nghiệp nên chú trọng hơn về vấn đề này. Xí nghiệp nên xây dựng một hệ số điều chỉnh vào 1/1 và 1/7 hàng năm thay cho việc chỉ tính vào cuối năm và tính bằng cách sau : Căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ ( nhập khẩu, đầu tư, mua sắm trong nước, v.v ) sẽ xác định hệ số điều chỉnh cho từng loại. Đối với các loại TSCĐ nhập khẩu có thể xác định riêng hệ số điều chỉnh. Các loại máy móc khi mua sắm sẽ được công bố từng loại là máy móc sản xuất chính, máy móc sản xuất phụ hay nhà cửa vật kiến trúc v.v . Tổng số vốn cố định phải bảo toàn do đó sẽ được xác định một cách rất chi tiết. Hệ số điều chỉn sẽ được tính như sau:
Hệ số điều chỉnh TSCĐ = Hệ số trượt giá TSCĐ x Hệ số hao mòn TSCĐ
Trong đó:
+ Hệ số trượt giá được xác định theo nguồn gốc hình thành TSCĐ. Đối với TSCĐ nhập khẩu sẽ tính dưa trên tỷ giá ngoại tệ theo tiền Việt Nam ở cuối kỳ so với đầu kỳ. đối với TSCĐ có nguồn gốc trong nước sẽ dựa vào giá trị thị trường ở thời điểm cuối kỳ so vơi đầu kỳ.
+ Hệ số hao mòn áp dụng cho các loại TSCĐ tăng quá cao so với mặt bằng giá của các loại TSCĐ cùng loại nhưng sản xuất sau. Việc sử dụng hệ số hao mòn chính là để điều chỉnh giá trị của các loại TSCĐ lạc hậu, chịu ảnh hưởng cao của khấu hao vô hình.
Cùng với việc đánh giá lại TSCĐ như vậy, nếu tổng giá trị bảo toàn vốn cố định tăng lên sẽ làm tỷ lệ khấu hao cơ bản tăng lên để bảo đảm theo đúng nguyên tắc bảo toàn vốn kinh doanh. Do vậy, nếu điều chỉnh lại giá trị của các loại TSCĐ trong kỳ thù cũng phải rất chú trọng công tác khấu hao cơ bản trong Xí nghiệp.
Hoàn thiện công tác khấu hao cơ bản và công tác sử dụng quỹ khấu hao.
Công tác khấu hao cơ bản của các doanh nghiệp mang yếu tố quyết định đến việc thực hiện vấn đề bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Đây là vấn đề then chốt trong công tác quản lý vốn, nếu Xí nghiệp có khả năng thực hiện khấu hao chính xác, thi Xí nghiệp mới thu hồi được số tiền vốn cố định đã bỏ ra trong quá trình thực hiện phương án đầu tư. Nếu không thực hiện được điều này chắc chắn Xí nghiệp sẽ đánh mất vốn của mình và trong cơ chế thị trường đánh mất vốn sẽ tương đương với việc đặt dấu chấm hết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như đã trình bày tại phần II, hiện nay Xí nghiệp in I - TTXVN đang sử dụng phương pháp khấu hao tuyên tính ( phương pháp khấu hao theo đương thẳng) để xác định giá trị hao mòn TSCĐ trong chi phí sản xuất sản phẩm nhằm thu hồi vốn cố định đã bỏ ra trong quá trình đầu tư ban đầu. Việc lập bảng khâu hao theo dõi chặt chẽ từng tháng, từng quý như hiện nay của Xí nghiệp là một biện pháp khấu hao cơ bản như vậy có phù hợp không ?. Ta biết rằng nhược điểm của phương pháp khấu hao theo đương thẳng chính là sự hao mòn vô hình của các loại TSCĐ mà đối với các loại máy in hiện nay tỷ lệ hao mòn vô hình là rất lớn. Hàng năm Xí nghiệp in I - TTXVN luôn có sự thay đổi nhanh không chỉ về kiểu dáng công nghệ mà còn thay đổi về công suất và giá tiền. Công suất của các loại máy in sau luôn lớn hơn và có nhiều tính năng hiên đại hơn hơn các loại máy trước đó sử dụng. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường sôi động như hiện nay khi các sản phẩm in gia đình hoặc công sở rất đa dạng như máy fax, máy in gia đình, máy photocopy thì yêu cầu về các sản phẩm in rất cao, đòi hỏi các Xí nghiệp phải có dàn máy in hiện đại, đồng đều mới thoả mãn được yêu cầu của khách hàng. Theo ý kiến của bản thân tôi, dưa vào các đặc thù của ngành sản xuất thì Xí nghiệp nên áp dụng phương pháp khấu hao bình quân kết hợp với các phương pháp khấu hao giảm dần để có điều kiện thu hồi vốn nhanh, đẩy mạnh vòng quay vốn để tiếp tục đầu tư mua sắm các loại TSCĐ hiện đại hơn. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng nếu áp dụng phương pháp này thì chi phí sản xuất những năm mới đầu tư TSCĐ sẽ tăng lên làm tăng giá thành của đơn đặt hàng in sẽ gây kho khăn trong Xí nghiệp trong việc cạnh tranh với các Xí nghiệp khác.
Về vấn đề phân phối sử dụng quỹ khấu hao, cũng có thể thấy rằng việc xác định rõ ràng từng nguồn hình thành TSCĐ để xác định lượng giá trị khấu hao như hiện nay là phù hợp với tình hình Xí nghiệp. Trong tình trạng như hiện nay, khi mà phần lớn vốn của Xí nghiệp lại là vốn chủ sở hữu tuy nhiên cũng có một phần vốn đi vay. Vì vậy cần phải xác định loại tài sản nào được đầu tư từ nguồn đi vay, để tính chi phí lãi vay trong kỳ là bao nhiêu để sử dụng quỹ khấu hao cho hợp lý, nếu không đủ Xí nghiệp phải huy động ở các quỹ khác. Xí nghiệp cũng phải thấy rằng mục đích của quỹ khấu hao trong Xí nghiệp không chỉ đơn thuần chỉ nhằm để tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Chính vì vậy việc đầu tư mở rộng quỹ khâu hao la rất cần thiết, theo tôi quản lý quỹ khấu hao phải là mở rộng, làm tăng quỹ khấu hao. Hiện nay Xí nghiệp có thể áp dụng các biện pháp như sử dụng quỹ khấu hao để mua trái phiếu của nhà nước, gửi tại các ngân hàng v.v vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo khả năng sinh lời của quỹ khấu hao của Xí nghiệp.
4- Chú trọng công tác quản lý, bảo quản và sử dụng tiết kiệm vốn vật tư hàng hoá.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục từ khâu đưa nguyên vật liệu đầu vào đến khâu tiến hành hoạt động sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường thì khâu đưa nguyên vật liệu vào hoạt động sản xuất la khâu tối quan trọng. Chỉ khi việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất được thực hiện theo đúng các kế hoạch đề ra thì quá trình sản xuất mới đảm bảo được thực hiện. Do vậy mà kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu la một trong những kế hoạch trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp qua đó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong trong tương lai.
Trong phần trình bày tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Xí nghiệp ta thấy răng Xí nghiệp có dự trữ nguyên vật liệu nhưng với số lượng không nhiều nên có thể gặp khó khăn trong khi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. Bên đó là vấn đề kho bãi của Xí nghiệp do đã bị phá bỏ để xấy dựng khu nhà in mới do đó tình trạng kho bãi vẫn còn thiếu và chưa đảm bảo yếu cầu sản xuất đề ra. Vì vây theo tối thì Xí nghiệp nên có dự án đầu tư xấy dựng khu nha kho mới bằng vốn tự bổ sung hoặc xin ngân sách nhà nước cấp để tăng cường cho sản xuất, mặt khác có thể sư dụng mối quan hệ vơi TTXVN để có thể sử dụng các khu nhà còn bỏ trống để có thể tận dụng làm nhà kho cho Xí nghiệp. Mặt khác Xí nghiệp cũng cần có những biện pháp làm tăng khả năng chứa đựng của các kho như : khi nhập vật liệu thi cần phân loại và được sắp sếp một cách gọn gàng và quản lý chặt chẽ tránh tình trạng gây mất mát hư hỏng nguyên vật liệu để có thể đáp ứng được cho nhu cầu của sản xuất.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Xí nghiệp cũng nên chú trọng hơn công tác kiểm tra định mức tiêu hao nguyên vật liệu tại các phân xưởng. Giám đốc và ban lãnh đạo sẽ phải thường xuyên kiểm tra công tác thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu thông qua quản đốc phân xưởng. Nếu có hiện tượng bất thường xảy ra thì các quản đốc phải có báo cáo kịp thời để ban lãnh đao Xí nghiệp tìm phương hướng giải quyết.
5- Vấn đề quản lý vốn lưu động trong khâu thanh toán của Xí nghiệp.
Ngoài số vốn lưu động trong quá trình thanh toán thì số vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc thực hiện khả năng bảo toàn và nâng cao hiệu quả vốn lưu động của Xí nghiệp.
Qua trực trạng về tình hình các khoản phải thu của Xí nghiệp tối xin đưa ra một số ý kiến như sau:
Trước hết cũng phải thấy rằng do đặc điểm của Xí nghiệp là lượng đơn đặt hàng thường tăng vào cuối năm và các năm có tổ chức bóng đá thế giới, hay là những năm tình hình thế giới có nhiều biến động, điều đó đã dẫn đến tình hình các khoản phải thu thường tăng lên vào quý một của năm sau. Điều này ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong kỳ do Xí nghiệp có thể không thể thu hồi được vốn lưu động cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nếu khách hàng không trả đúng hạn. Để giảm số nợ đang bị khách hàng chiếm dụng Xí nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau:
+ Xí nghiệp cần tổ chức một đội ngũ cán bộ chuyên thực hiện việc đôn đốc, thu hồi nợ đúng hạn chứ không đơn thuần chỉ là một mình kế toán phụ trách thanh toán trong phòng kế toán - tài vụ như hiện nay. Đối với bộ phận chuyên trách đôn đốc trả nợ và đòi nợ, Xí nghiệp có thể áp dụng hình thức khoán các khoản nợ phải thu. Cuối kỳ tuỳ theo số nợ thu hồi được mà Xí nghiệp có chính sách khuyến khích hợp lý, nếu ai không hoàn thành nhiệm vụ thì Xí nghiệp cũng cần có chế độ quy định trách nhiệm để bộ máy này được hưởng quyền lợi và có trách nhiệm với công việc được giao.
+ Đối với khách hàng thường xuyên có mối quan hệ đặt hàng ổn định với Xí nghiệp, thực hiện việc thanh toán đúng và đầy đủ thì Xí nghiệp cần có sự khuyến khích, hỗ trợ ưu đãi nhất định ( biện pháp này nên áp dụng với các khách hàng ở các tỉnh lân cận Hà Nội để tăng cương uy tin cho Xí nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm). Xí nghiệp có thể ưu tiên giảm một phần nhất định cho những khách hàng này về chi phí đơn đặt hàng hoặc chi phí vận chuyển bốc dỡ thành phẩm từ kho Xí nghiệp đến nơi tập kết hàng hoá của khách hàng.
+ Đối với các trường hợp nợ nần dây dưa quá hạn hoặc đến hạn trả tiền chỉ thanh toán được một phần nhỏ so với tổng số tiền phải thanh toán thì Xí nghiệp nên có các biện pháp mạnh mẽ hơn. Nếu cần thiết Xí nghiệp có thể thực hiện chế độ phạt do vi phạm hợp đồng, đồng thời nếu tình trạng này diễn ra liên tục Xí nghiệp có thể tiến hành biện pháp đòi nợ dứt khoát và kiên quyết không tiếp tục ký hợp đồng với các khách hàng này vào lần sau.
6- Một số giải pháp khác nhằm thực hiện tốt công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - TTXVN.
Để góp phần tăng cường công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - TTXVN ngoài những giải pháp trên còn có các giải pháp sau:
+ Trước đây hoạt động của Xí nghiệp do TTXVN ra kế hoạch và chỉ đạo thực hiện trực tiếp, mọi khâu từ dự trữ sản xuất, sản xuất và đưa sản phẩm tới tay khách hàng đều do TTXVN quyết định. Hiện nay khi đã chuyển sang nền kinh tế trị trường, Xí nghiệp hoạt động theo phương thức kinh doanh độc lập, đảm bảo có lãi vì vậy mà Xí nghiệp luôn phải gắn mình với thị trường. Theo tối Xí nghiệp phải tiếp tục tìm cách mở rộng thị trường của mình để tăng lượng khách hàng đến đặt hàng , để thực hiện được điều này thì Xí nghiệp phải đa dạng hoá các mẫu mã đặt in để khách hàng có khả năng lưa chọn đồng thời bộ phận cán bộ ký thuật Xí nghiệp cũng phải cố gắng tìm hiểu các loại công nghệ hiện đại có thể đưa ra các loại sản phẩm có chất lượng cao mà hiện nay Xí nghiệp chưa có khả năng thực hiện. Xí nghiệp có một thuận lợi đó là in độc quyền cho tất cả các loại tài liệu báo chí của TTXVN đây là một cơ quan lơn có phạm vi phát hành trong cả nước, ngoài ra Xí nghiệp còn đang thực hiện đơn đặt hàng của một số các loại báo tạp chí khác. Bên đó Xí nghiệp phải tổ chức thực hiện các nghiệp vụ marketing, tăng cường uy tín của Xí nghiệp trên thị trường. Từ đó Xí nghiệp có khả tăng được doanh thu hàng năm, tăng lợi nhuận cho Xí nghiệp tsf đó làm tốt công tác bảo toàn và phất triển vốn kinh doanh.
+ Để bảo toàn vốn cố định Xí nghiệp thì cần phải có các biện pháp thanh lý tài sản cố định đã khấu hao hết không sử dụng được để đưa khoản vốn đó vào kinh doanh, bởi vì tài sản thanh lý không thanh lý được nó làm cho vốn bị ứ đọng vào đó. Mặt khác Xí nghiệp nên mua bảo hiểm cho các TSCĐ để tạo nguồn bù đắp cho các thiệt hại về vốn tại các công ty bảo hiểm v.v. Các khoản chi phí về bảo hiểm Xí nghiệp có thể hạch toán vào giá thành hoặc vào chi phí vốn lưu động của Xí nghiệp. Đây là một phương thức bảo toàn vốn rất an toàn và hiệu quả trong các biện pháp bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
+ Vào các dịp cuối năm các đơn đặt hàng thường là rất nhiều là các loại lịch treo tường , lịch để bàn, báo tết.... vì vậy Xí nghiệp nên có kế hoạch chủ động đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng. Chất lượng của sản phẩm trong dịp này là yếu tố quyết định hơn cả do số lượng đơn đặt hàng sẽ rất đông, yêu cầu lại rất cao cả về mặt kỹ thuật và mỹ thuật. Do vậy mọi công tác phải rất chú trọng đến chất lượng thành phẩm, Xí nghiệp cân phân công các tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng in .v.v
+ Xí nghiệp nên tăng cường công tác khuyến khích , khen thưởng vật chất đối với cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp.
Là một Xí nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cũng là một tổ chức công đoàn trực thuộc TTXVN nên công tác đảm bảo các quyền lợi cho người lao động luôn được đặt lên hàng đầu. Điều này được thể hiện trước hết ở mức thu nhập của người lao động, với mức thu nhập bình quân la 1220 nghìn đồng trên một người một tháng như hiện nay đối với các nhà in trên địa bàn Hà Nội được đánh giá là ở mức khá. Không chỉ như vậy, do hoạt động sản xuất kinh doanh đò hỏi khối lượng sản xuất lớn thời gian lại phải tiến hành nhanh ( các loại báo ngày hầu như phải tiến hành sản xuất vào ban đêm ) nên hiện nay công ty phải tiến hành sản xuất 24/24 giờ mới đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu đơn đặt hàng. Từ thực tiễn trên Xí nghiệp nên tăng cường hơn nữa công tác tính lương ca ba cho các công nhân phải làm ngoài giờ, đồng thời Xí nghiệp cũng nên khen thưởng hàng tháng cho các cá nhân có thành tích thông qua việc bầu chọn người có tinh thần làm việc cao nhất ở các phân xưởng, tổ đội v.v Điều đó sẽ góp phần khuyến khích đối với các cá nhân có tinh thần làm việc, tạo không khi cố găng trong toàn Xí nghiệp. Đối với các cán bộ quản lý có tinh thần, có sáng kiến đem lại lợi ích cho Xí nghiệp thì cũng nên tiến hành khen thưởng kịp thời hoặc cối kỳ Xí nghiệp sẽ tổ chức cho các cá nhân có thành tích tốt trong công việc đi thăm quan, nghỉ mát, tạo cơ hội gắn bó, sự hưng phấn làm việc đối với từng tập thể và cá nhân trong toàn Xí nghiệp.
Kết luận
Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đề phải quan tâm và là một trong các mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp phải vươn tới. Bảo toàn và nâng cao được hiệu quả vốn kinh doanh là một trong những biện pháp quan trọng để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển một cách vững chắc trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt. Do vậy vấn đề bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh phải được các doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả nhằm phát huy mọi tiềm năng có trong doanh nghiệp, là động lực đưa doanh nghiệp vươn tới các mục tiêu khác trong quá trình hoạt động của mình.
Trong quá trình tìm hiểu thực tiễn tại Xí nghiệp in I -TTXVN, tôi đã cố gắng tìm hiểu nghiên cứu, kết hợp các kiến thức lý luận ở nhà trường cùng hoạt đồng đa dạng phong phú tại Xí nghiệp với nguyện vọng có thể phân tích, đánh giá và góp phần củng cố công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp. Tôi đã hoàn thành bài chuyên đề này với mong muốn tăng cường công tác quản lý vốn tại Xí nghiệp in I - TTXVN sao cho hiệu quả, đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn hoạt động của Xí nghiệp để công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp được hoàn thiện, tạo điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, góp phần khẳng định vị thế vững mạnh của Xí nghiệp trên thị trường.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học kinh tế quốc dân
Giá trình phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp - Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội năm 1997
Quản trị doanh nghiệp - Nhà xuất bản Thông kê tháng 9/1996
Doanh nghiệp trong cơ chê thị trường ở Việt Nam - Vũ Duy Từ, nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Luận văn tôt nghiệp các khoá trước - Trường Đại học kinh tế quốc dân
Tạp chí Tài chính năm 2001, năm 2002
Một số lài liệu khác
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33561.doc