MỤC LỤC
PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN II. NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN 3
I. Khái niệm - bản chất 3
II. Vai trò đặc điểm của kinh tế hộ nông dân đối với nền kinh tế quốc dân 7
1. Vai trò của kinh tế hộ nông dân 7
2. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân 14
2.1. Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đang qúa độ sang sản xuất hàng hoá 14
2.2. Cơ cấu sản xuất của hộ nông dân chủ yếu là
sản xuất nông nghiệp 15
2.3. Kinh tế hộ nông dân có khả năng điều chỉnh theo sự vận động của cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước. 16
III. Những nhân tố ảnh hưởng phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá. 17
1. Nhân tố tự nhiên. ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân 17
1.1. Nhân tố thời tiết khí hậu 17
1.2. Nhân tố về đất đai. 18
2. Nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế hộ nông dân 18
2.1. Dân số và lao động 18
2.2. Nhân tố về vốn. 19
2.3. Nhân tố về thị trường. 20
2.4. Nhân tố xã hội. 20
2.5. Nhân tố về chính sách vĩ mô của nhà nước 21
3. Nhân tố khoa học công nghệ ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế hộ nông dân 22
IV. Kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới và nước ta bài học kinh nghiệm gì cho kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam. 23
1. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới 23
2. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta. 26
3. Những bài học kinh nghiệm rút ra. 30
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN Ý YÊN - NAM ĐỊNH. 32
I. Tình hình cơ bản của huyện Ý Yên có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân. 32
1. Đặc điểm tự nhiên 32
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 34
II. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ý Yên 38
1. Các loại hình hộ nông dân 38
2. Thực trạng sử dụng đất đai của toàn huyện. 40
3. Thực trạng về lao động của huyện Ý Yên 41
4. Thực trạng về vốn của huyện hiện nay 42
5. Kết quả và hiệu quả kinh tế ở huyện hiện nay 43
6. Đánh giá chung 45
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẠI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN 49
I. Phương hướng chung 49
II. Các giải pháp phát triển cụ thể 49
1. Giải pháp về nguồn nhân lực 49
2. Phát triển cơ sở hạ tầng 50
3. Giải pháp về đất đai 51
4. Giải pháp về vốn 52
5. Gỉai pháp về khoa học công nghệ 53
6. Chính sách của Đảng và Nhà nước 54
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Ý Yên - Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
" thì số bình quân ruộng đất trên một hộ nông dân dưới chế độ phong kíên thực dân là:
- ở Bắc Kỳ số hộ có dưới 0,36ha chiếm 61,5% người có ruộng, số có từ 0,36 đến 1,8h chiếm 28,8%.
- ở Trung Kỳ số hộ có dưới 0,5ha chiếm 68,5% có ruộng, có 0,5 đến 2,5ha là 25,3% tổng số chủ ruộng.
- ở Nam Kỳ số hộ có dưới 1 ha chiếm 33,6%, còn số hộ có 1 đến 3 ha là 38%.
Như vậy phần lớn nông dân có ruộng ở Việt Nam thời kỳ này chỉ có dưới 1 ha, mà số này lại không đông, tầng lớp nhân dân trong xã hội bị phân hoá thành nhiều thành phần.
Trong thời kỳ phong kiến và thực dân này đời sống của người nông dân vô cùng cực khổ, kinh tế hộ nông dân không có cơ may phát triển. Tô cao, tức nặng, sưu thuế chồng chất làm cho người nông dân không đủ nuôi sống mình và càng không có điều kiện cải tiến công việc đồng áng. Ruộng đất manh mún, công cụ sản xuất cũ kỹ , lạc hậu như ngàn năm trướ, phần lớn bằng tre, gỗ, ít cái bằng kim loại nên vừa nặng nền, vừa mau hỏng. Người ta dụng trâu bò để kéo cầy, không có trâu bò thì người kéo thay. Các khâu của quá trình sản xuất vô cùng lạc hậu nhất là các vùng núi và dân tộc ít người. Đã thế, những năm mưa thuận giá hoà thì ít những năm có bão lụt, sâu bệnh … thì nhiều áp bức bóc lột cùng với sự tàn phá của thiên nhiên đã kìm hãm nghê nghớm sức sản xuất của hàng triệu nông dân lao động. Năng xuất cây trồng lao động rất thấp, trung bình lúa chỉ đạt 10-12 tạ /ha.
Tóm lại, dưới chế độ thực dân phong kiến, nông dân nước ta rơi vào cảnh "một cổ đôi ba tròng". Họ bị các tầng lớp ăn bám trong xã hội là đế quốc, phong kiến và tư sản sâu xé. Làm việc cực nhọc mà không được hưởng kết quả do mình làm ra, cuộc sống vô cùng khó khăn và vất vả.
b. Kinh tế hộ nông dân Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự thay đổi cơ bản của xã hội Việt Nam, đồng thời là sự đổi đời của nông dân Việt Nam, tạo lên một tiề đề quan trọng cho sự phát triển của kinh tế hộ nông dân nước ta.
- Từ sau cach mạng tháng 8, Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á đã từng bước giải quyết những vấn đề ruộng đất theo khẩu hiệu "người cầy có ruộng" của Đảng cộng sản, giảm tô, xoá nợ…
- Từ năm 1958 đến 1980, chủ trương hợp tác hoá thực chất là tập thể hoá nông nghiệp đã làm lu mờ dần vai trò kinh tế hộ nông dân. Toàn bộ công việc từ sản xuất tới phân phối sản phẩm đều do HTX nông nghiệp điều hành.
- Từ năm 1981 đến 1987.
Cùng với sự ra đời của chỉ thị 100 của Ban bí thư trung ương Đảng, nông nghiệp nước tađã có sự khởi sắc bước đầu. Hộ nông dân đã đảm nhận một số khâu công việc trong quá trình sản xuất. Gắn quyền lợi và trách nhiệm của người nông dân với kết quả cuối cùng nên đã đạt được một số thành tựu to lớn: Thời kỳ 1981 - 1985 so với thời kỳ 1976 - 1980, sản lượng lương thực quy thóc tăng 27% năng suất lúa tăng 23,8%, diện tích cây công nghiệp tăng 62,1%, đàn bò tăng 33,2%, đàn lợn tăng 22,1%, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 5%/năm sản lượng lương thực bình quân tăng 4,83%/năm, lượng lương thực bình quân đầu người liên tục tăng qua đời sống của người nông dân đã được cải thiện một bước đáng kể. Mặc dù vậy nhưng tính tích cực của cơ chế thoáng 1000 chỉ phát huy được trong một thời gian ngắn, có nhiều tiêu cực xảy ra và cần có sự sửa đổi.
- Thời kỳ 1988 tới nay:
Đứng trước tình hình đó, tháng 4 năm 1988, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, xác lập vị trí tự chủ cho hộ nông dân ở nước ta. Sản xuất nông nghiệp nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, ở các địa phương ruộng đất đã được giao cho hộ nông dân sử dụng lâu dài. Quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cùng với quyền sở hữu tư liệu sản xuất khác là nguồn gốc tạo ra động lực mới thúc đẩy hộ nông dân chăm lo sản xuất, đồng thời khắc phục tình trạng vô chủ trong quản lý sử dụng đất đai và các tư liệu sản xuất khác trong nhiều năm ở nông thôn. Hiện nay ở nước ta có trên 10 triệu hộ nông dân với 70% lao động cả nước và 84% lao động ở nông thôn.
Theo số liệu điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp tại 26 huyện thuộc các vùng khác nhau trong cả nước cho thấy thực trạng kinh tế hộ nông dân năm 2001 ta có các số liệu sau:
+ Bình quân nhân khẩu lao động của mỗi hộ ở các vùng có sự khác nhau. ở trung du và miên núi phía Bắc trung bình một hộ nông dân có từ 4 đến 5 nhân khẩu và từ 2 đến 3 lao động thì ở đồng bằng sông Hồng và khu 4 cũ các con số này tương ứng là 4 đến 5 và 1 đến 3, ở Duyên hải trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long là 6 đến 7 và 3 đến 4; 70 đến 80% chủ hộ là nam giới. Trình độ văn hoá trung bình ở đồng bằng sông Hồng là lớp 6 đến 7; ở khu 4 cũ, trung du miền núi phía Bắc và Duyên hải trung bộ là lớp 5 đến 6; đồng bằng sông Cửu Long là lớp 3 đến 4.
+ Diện tích canh tác trung bình của một hộ:
ở phía Bắc: 0,3 - 0,4ha.
Duyên hải trung bộ: 0,4 - 0,6ha.
Đồng bằng sông Cửu Long: 0,6 - 1ha.
+ Công cụ lao động của hộ nông dân chủ yếu là thô sơ, số cơ giới hoá, có máy móc phục vụ sản xuất rất ít.
+ Hiện nay cả nước chúng ta có:
14,8% số hộ nông dân nghèo (khoảng 1,5 - 1,6 triệu hộ) đang còn ở trrình độ sản xuất tiểu nông tự cấp tự túc, nhiều khi không đủ ăn.
62,8% số hộ nông dân trung bình (khoảng 6,3 - 6,5 triệu hộ) chủ yếu là sản xuất tự túc, đủ ăn, có một ít nông sản hàng hoá không đáng kể.
22,4% số hộ khá và giàu (khoảng 2,2 - 2,3 triệu hộ), bước đầu vượt ra khỏi quỹ đạo của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc để đi vào sản xuất hàng hoá với các mức độ khác nhau.
Đến nay cả nước chúng ta có trên 100.000 trang trại các loại. Con số này tuy không lớn đối với một số nước trên thế giới nhưng đối với chúng ta nó là một sự thành công ghi nhận sự phát triển bước đầu lên sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá của hộ nông dân Việt Nam. Kinh tế trang trại đang được quan tâm phát triển trên khắp cả nước, số trang trại ngày càng nhiều, hiệu quả mang lại ngày càng cao. Chúng ta có quyền hy vọng vào một tương lai tươi sáng của nền nông nghiệp nước nhà.
Qua thực tế phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta hiện nay, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
- Hộ nông dân sản xuất nhiều nông sản hàng hoá xuất hiện ở hầu hết các địa phương. Kinh tế trang trại đang dần khẳng định vai trò vị thế của mình.
- Các hộ sản xuất hàng hoá bao gồm nhiều dân tộc ở khắp mọi miền của tổ quốc.
- Các hộ sản xuất nhiều hàng hoá có cơ cấu sản xuất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau. Có hộ sản xuất chuyên canh nhưng cũng có những hộ sản xuất tổng hợp.
- Quy mô sản xuất của các hộ nông dân nước ta nói chung là nhỏ, kể cả về ruộng đất, vốn liếng cũng như khối lượng sản phẩm và thu nhập.
- Lao động của hộ nông dân nước ta bình quân là 2 lao động chính với trình độ văn hoá có nơi còn rất thấp.
- Khả năng phát triển sản xuất hàng hoá của các hộ nông dân nước ta là rất cao.
Như vậy, kinh tế hộ nông dân nước ta đang phát triển từ kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc lên kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá, phù hợp với quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường và xu hướng phát triển của nền nông nghiệp thế giới.
3. Những bài học kinh nghiệm rút ra.
Qua tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân của một số nước trên thế giới và tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân của Việt Nam trong nhiều năm. Em rút ra được một số kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân như sau:
- Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức cơ sở trong nông nghiệp. Được phát triển phổ biến và nó cần tạo điều kiện để phát triển vì kinh tế hộ nông dân có nhiều ưu điểm mà các hình thức sản xuất khác không có được.
- Không thể áp đặt phương pháp sản xuất công nghiệp vào nông nghiệp, nghĩa là không thể tách quản lý sản xuất ra khỏi sản xuất, các chủ hộ sẽ vừa là người quản lý, vừa là người lao động trực tiếp và vừa là người kinh doanh. Để quản lý nông trại hiện đại, người chủ hộ phải có những kiến thức rộng, phải có năng lực và đặc biệt là phải có thái độ người chủ đồng thời là người thân thiết gần gũi đối với đất đai, vật nuôi, cây trồng.
- Con đường phát triển kinh tế hộ nông dân tự cấp tự túc lên kinh tế trang trại không phải là quy luật riêng của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà là quy luật phát triển chung của nền nông nghiệp thế giới, là một tất yếu khách quan trong quá trình chuyển từ nông nghiệp tự nhiên sang nông nghiệp hàng hoá.
- Hộ nông dân chuyển từ sản xuất tiểu nông lên sản xuất hàng hoá, tất yếu phải phát triển theo quy mô trang trại gắn với hình thức hợp tác cần thiết. Nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế hộ bằng cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ cho người nông dân của mình.
- Tư liệu sản xuất là điều tối cần thiết đối với kinh tế hộ đặc biệt là đất đai và vốn sản xuất.
- Các hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động gia đình kết hợp với phương tiện hiện đại mọi xu hướng đi ngược đều không mang lại hiệu quả cao.
- Quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với quá trình tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nông nghiệp.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN Ý YÊN - NAM ĐỊNH.
I. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN Ý YÊN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN.
Huyện Ý Yên nằm ở phía Tây - Bắc tỉnh Nam Định (thuộc khu vực Trung tâm của Đồng bằng Sông Hồng).
- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam.
- Phía Nam giáp Tây giáp tỉnh Ninh Bình
- Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hưng và huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định)
Toàn huyện có 31 xã và 1 thị trấn, diện tích tự nhiên là 23.996ha, dân số 246.057 người.
Trung tâm huyện Ý Yên cách thành phố Nam Định 25km, cách thị xã Ninh Bình 9km với một vị trí địa lý như trên, cùng với mạng lưới giao thông tốt là huyện có nhiều thuận lợi để hộ nông dân cung cấp các sản phẩm đầu ra của mình cũng như dễ dàng được đáp ứng khi có nhu cầu về các yếu tố đầu vào như máy móc, phân bón, giống…
Do đó việc nghiên cứu qui hoạch định hướng phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá của huyện Ý Yên trong 10 năm tới là cần thiết, nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có của địa phương, hoà nhập chung với tốc độ phát triển kinh tế của cả nước.
1. Đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ý Yên.
a. Đất đai:
Diện tích tự nhiên toàn huyện: 23.996 (chiếm 14,7% diện tích tỉnh Nam Định). Trong đó:
· Đất phù sa không được bồi, trung tính ít chua: diện tích là 15.193 ha (phân bố ở tất cả các xã trong huyện).
· Đất phù sa ven sông: 659 ha ven sông Sắt.
· Đất gralit( đất gò đôi): 65ha, phân bố ở 2 xã phía Bắc: Yên Lợi và Yên Tân.
Như vậy toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của huyện là 15852 ha dẫn đến bình quân đất nông nghiệp của hộ nông dân là rất thấp khoảng 0,14ha trên một hộ đó cũng là hạn chế nếu như hộ nông dân ở huyện muốn tập trung đất đai để đưa ra những qui mô sản xuất lớn hơn.
b. Sông ngòi: Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn chảy ở phía Tây và Nam huyện Ý Yên:
- Sông Đào : Dài 10km
- Sông Đáy: Dài 30 km
Trong hệ thống sông Đáy trên địa phận huyện Ý Yên có 2 sông nhỏ, đó là:
- Sông Mỹ Đô: dài 15km (phía Bắc huyện).
- Sông Sắt: Dài 20km (phía Nam huyện).
Đó là một thuận lợi về nguồn nước để phục vụ tưới tiêu cho quá trình sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân được đáp ứng.
c. Khí hậu:
Huyện ý Yên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng.
· Với Nhiệt độ Trung bình cả năm: 230C, trung bình tháng cao nhất (tháng 7): 30,20C, trung bình tháng thấp nhất (tháng 11): 170C, và lượng mưa bình quân cả năm: 1.750mm, trung bình tháng cao nhất (tháng 8): 242mm, trung bình tháng thấp nhất (tháng 12): 17mm, độ ẩm: Trung bình cả năm 86%, số giờ nắng cả năm: 1.358giờ,
· Bão: Hàng năm vào tháng 8 và 9 có một số cơn bão ảnh hưởng đến vụ mùa phù hợp cho nhiều loại cây trồng vật nuôi thuộc địa bàn huyện phát triển tốt và cũng có những sản phẩm đặc trưng riêng của vùng mà hộ nông dân ở huyện đang sản xuất tuy nhiên cũng có những ảnh hưởng không tốt như vào tháng 8, tháng 9 là lúc sắp sửa thu hoạch mùa vụ do đó cần phải huy động tốt các nguồn lực nhân lực để kịp thời thu hoạch tránh ảnh hưởng xấu của thời tiết, vào những lúc nông nhàn lại dư thừa lao động.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện.
a. Dân số và lao động.
Ý Yên là một huyện đông dân, dân số toàn huyện năm 2000 là: 246.057 người, mật độ dân số 1.010 người/km2. Dân số nông thôn chiếm 95,8% tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,2%năm.
Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh từ 13,8%(năm 1994) xuống 7,5% (năm 2000).
· Lao động:
Huyện ý Yên có 131.372lao động, trong đó:
- Lao động trong độ tuổi: 115.822người (chiếm 88,2% số lao động hiện có), lao động ngoài độ tuổi vẫn tham gia sản xuất: 18.550 người(chiếm 11,8% tổng số lao động hiện có)
·Cơ cấu lao động:
- Lao động nông nghiệp: 83,4%, lao động công nghiệp - TTCN: 7,2%, dịch vụ và ngành khác: 9,4%.
Như vậy: Ta thấy huyện Ý Yên là một huyện đông dân với dân số nông thôn chiếm một tỉ trọng lớn 95,8% tổng số dân toàn huyện và với cơ cấu lao động phần lớn tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp có ảnh hưởng hai mặt đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện khi vào mùa vụ thì huy động được lực lượng lao động dồi dào vào phục vụ sản xuất những giải quyết vấn đề lao động lúc nông nhàn là một khó khăn của toàn huyện đối với phát triển kinh tế hộ.
b. Cơ sở hạ tầng.
b.1. Giao thông
- Quốc lộ 10: Nối liền thành phố Nam Định (qua ý Yên13km)đi Ninh Bình, Thanh Hoá, mặt đường rải nhựa rộng 12,5m.
- Tỉnh lộ 12: Nối trung tâm huyện lỵ ý Yên với thành phố Nam Định (14km trên địa phận Huyện) mặt đường rải nhưạ rộng 10,5m.
- Đường liên huyện: Các tuyến đường như
+ Đường 56đi huyện Giao Thủy
+Đường 57a đi phố cũ Ninh Bình
+ Đường 56b Yên Tiến đi Giao Thủy.
+ Đường 57c Yên Tiến, Yên Khang đi nghĩa Hưng.
+ Đường 64 đi huyện Bình Lục (Hà Nam).
Đang được nâng cấp và nhựa hoá từng đoạn góp phần kích thích sự phát triển kinh tế, lưu thông liên vùng.
- Đường liên xã: Các tuyến đường liên tuyến 31 xã và 1 thị trấn đã cơ bản được nhựa hoá rộng 7,5m với tổng chiều dài 252km.
- Đường liên thôn: Hiện nay đường liên thôn- xóm đã được rải đá hoặc cấp phối (rộng 3,5m) trong những năm tới sẽ bê tông hoá.
- Đường nội đồng: Trên cơ sở bờ vùng, bờ mương thủy lợi đã tạo ra hệ thống đường nội đồng hoàn chỉnh về mặt mạng lưới nhưng chưa hoàn chỉnh về mặt đường (đang là đường đất hoặc cấp phối từng đoạn, rộng từ 1,5m đến 2,5m).
b.2. Thủy lợi:
Hệ thống thủy lợi của huyện ý Yên nằm trong hệ thống thủy lợi Bắc sông Đào của tỉnh Nam Định, qua 40 năm xây dựng , tu bổ đã cơ bản hoàn chỉnh về mặt mạng lưới hệ thống trạm bơm, cống, phai, mương tưới tiêu, nhưng chưa hoàn thiện về chất lượng công trình và đang xuống cấp.
Trong huyện có 5 trạm bơm tưới tiêu đầu mối lớn (Cổ Đan, Quỹ Độ, Vĩnh Trị1, Vĩnh Trị 2 và Yên Quang).
Hệ thống phân phối, điều tiết nước gồm:
- 4 kênh cấp1: dài 33,6km
- 41 kênh cấp2: dài 109,7km
- 455 kênh cấp 3: dài 427,9km
- 1.603 cống phai điều tiết nội đồng, trong đó có 25 cống điều tiết, 95 cống cấp 2 và 1.526 cống cấp 3.
Tổng công suất của 5 trạm bơm lớn là 196.000m3/h do công ty khai thác công trình thuỷ lợi ý Yên quản lý (doanh nghiệp nhà nước), 50 trạm bơm nội đồng với tổng công suất 82.500m3/h đã đảm bảo cơ bản nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho cây trồng nhưng còn hạn chế về tiêu úng.
Năng lực của hệ thống thủy nông
Đơn vị tính
Huyện ý Yên
Tưới
Tiêu
Hiện tại đạt
Lít/s/ha
0,81
3,5
Yêu cầu
Lít/s/ha
1,25
5,5
Năng lực tưới thực tế của hệ thống thủy nông (qua đánh giá của UBND huyện) đạt kết quả khá.
- Vùng phía Bắc huyện: diện tích tưới chủ động đạt 75% diện tích cây ngắn ngày.
- Vùng Trung huyện: diện tích tưới chủ động đạt 82% diện tích cây ngắn ngày.
- Vùng phía Nam huyện: diện tích tưới chủ động đạt 72% diện tích cây ngắn ngày.
Trong 3 năm gần đây nhằm nâng cao hiệu quả tưới tiêu, huyện ý Yên chú trọng cứng hoá kênh mương và chống xuống cấp hệ thống thuỷ nông, nhưng do nguồn vốn có hạn, nên mới bê tông hoá được 4% kênh mương (19,1km).
Huyện ý Yên đang phấn đấu:
- Đến năm 2005: Kiên cố hoá 45% kênh mương.
- Năm 2010: Kiên cố hoá 100% kênh mương.
b.3. Điện khí hoá nông thôn.
Huyện ý Yên đã có hệ thống cung cấp điện năng từ lưới điện quốc gia (110KV), 4tuyến phân phối35KV (dài 34km), 48 trạm biến áp khu vực và 395km đường dây hạ thế đến56 trạm bơm và các trung tâm sản xuất, các khu dân cư ở 31xã và 1 thị trấn.
Lưới điện đã phục vụ tương đối tốt cho sản xuất và sinh hoạt cho 100% hộ gia đình trong huyện.
Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng nên còn bất cập khi cần huy động công suất điện ở thời điểm tập trung cho sản xuất (do dung lượng của máy biến áp khu vực thấp hơn yêu cầu và lưới điện hạ thế cũ).
Trong giai đoạn 2001 -2005 cần nâng cấp hoặc thay mới 18 trạm biến áp khu vực, 160 km đường dây hạ thế (cột bê tông - cáp bọc).
b.4. Cơ khí hoá nông nghiệp:
Quá trình cơ khí hoá trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Ý Yên liên tục trong 40 năm qua, do xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp tiểu nông nên cơ khí hoá chỉ diễn ra ở từng phần các khâu công việc của nhà nông và có những đặc điểm riêng.
· Máy kéo lớn: Huyện Ý Yên có 1 Xí nghiệp cơ khí nông nghiệp với chức năng chủ yếu là làm đất bằng máy, có 16 đầu máy kéo (công suất từ 54 mã lực đến 110 mã lực) hiện nay đang đảm nhận 30% diện tích làm đất canh tác (thông qua các hợp đồng với các HTX).
Ngoài ra Xí nghiệp cơ khí còn hợp đồng vận chuyển vật tư, thiết bị, vật liệu trong địa bàn huyện (35.000 - 40.000 tấn km/năm).
· Máy kéo nhỏ: Toàn huyện có 256 máy kéo nhỏ với công suất trung bình từ 12-50 mã lực HTX và hộ gia đình để phục vụ làm đất và thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
· Máy nông nghiệp:
Toàn huyện có 767 máy tuốt lúa và máy quạt,431 máy xay xát, 62 máy nghiền thức ăn gia súc (dùng động cơ điện hoặc máy nổ) đảm bảo yêu cầu thu hoạch và làm sạch sản phẩm từ cây lúa (các cây trồng khác chủyêú là thu hoạch thủ công) và sơ chếmột phần thức ăn cho con lợn.
b.5. Hệ thống trạm trại:
· Hệ thống phòng dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi:
Huyện Ý yên đã có 1 trạm bảo vệ thực vật, 1 trạm thú y cấp huyện để sẵn sàng dập tắt các dịch bệnh hai cho cây trồng và vật nuôi, mỗi xã có 2 cán bộ bảo vệ thực vật, và thú y thường trực để phát hiện sớm dịch bệnh.
Hệ thống phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi của huyện đã phát huy tác dụng trong việc sớm phát hiện và dập tắt các ổ dịch, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định.
· Hệ thống sản xuất giống cây, con:
+ Giống cây trồng:
Việc sản xuất và cung cấp cây giống cây trồng của huyện ý Yên nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung dưới sự điều hành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định, trực tiếp là Công ty giống cây trồng Nam Định.
Tuy huyện ý Yên không có trung tâm sản xuất giống cây trồng, nhưng được phân công 6 hợp tác xã ở các xã: Yên Bình, Yên Đồng, Yên Cường, Yên Bằng, Yên Phương, Yên Tân chuyên sản xuất lúa giống dưới sự chỉ đạo của công ty Giống cây trồng để đáp ứng một phần nhu cầu giống trên địa bàn, hàng năm có thể cung cấp từ 150tấn đến 400 tấn thóc giống (theo hợp đồng).
+ Giống vật nuôi:
Trước yêu cầu phát triển của chăn nuôi mấy năm gần đây huyện Ý Yên đang chỉ đạo phục hồi và xây dựng 3 cơ sở sản xuất giống và vật nuôi.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN Ý YÊN.
1. Các loại hình hộ nông dân
Huyện Ý Yên với đặc điểm thuộc vùng đồng bằng chiêm chũng sản xuất chủ yếu của hầu hết số đông hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nên sự đóng góp chung của hộ nông dân vào nền kinh tế chung của huyện chủ yếu vẫn là hộ thuần nông.
a. Phân theo hoạt động sản xuất.
Biểu 1: Cơ cấu theo loại hình sản xuất hộ nông dân ở huyện Ý Yên
(năm 1999 -2002)
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
2002
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
- Hộ thuần nông
(số hộ)
27246
89,9
2474
88
27106
88,7
27026
88,9
- Hộ kiêm ngành nghề
(Số hộ)
3032
10,1
3392
12
3444
11,3
3356
11,2
Tổng số
30278
100
30566
100
30550
100
30382
100
Nguồn: Phòng thống kê huyện Ý Yên
Qua số liệu trên ta thấy tỉ lệ số hộ kiêm ngành nghề, thương mạidịch vụ rất thấp chỉ dao động từ 10-11,5% trong các năm. Sự chững lại đó sẽ khiến cho sức sản xuất kém đẩy chậm tiến trình phân công hoá lao động ở huyện và làm kém đi sự linh hoạt sản xuất hàng hoá, do huyện vẫn còn phần lớn số lượng hộ thuần nông, mà sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp tính nhỏ lẻ, tự túc tự cấp lớn dẫn đến sự kém hiệu quả. Tuy nhiên số lượng hộ kiêm ngành nghề có tăng nhưng chậm cũng là một điều cần phát huy để đẩy mạnh kinh tế hộ sản xuất trong toàn huyện.
Công cuộc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế hộ nông dân nói riêng được quan tâm một cách đúng đắn ở huyện, qua nhiều năm từ sau khi đổi mới 1986 đến nay đã có được những thành quả đáng khích lệ phát huy sáng tạo khai thác tốt tiềm năng nguồn lực trong nhân dân đã đẩy cao số hộ giàu nên giảm số hộ nghèo xuống.
b. Phân theo trình độ sản xuất
Biểu 2: Bảng số liệu phân theo trình độ sản xuất năm 2002 ở Huyện Ý Yên
(đơn vị hộ)
Chỉ tiêu
Số lượng
%
Hộ giàu
15038
49,4
Hộ trung bình
12753
41,9
Hộ nghèo
2591
8,7
Tổng số
30382
100
Nguồn: Báo cáo quy hoạch huyện Ý Yên
Qua bảng số liệu ta thấy công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước năm 1986 góp phần tích cực làm phát huy tính sáng tạo của kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện nâng cao năng lực sản xuất tập trung vào những loại sản phẩm, cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao đã làm tăng tổng số hộ giàu trên địa bàn huyện trong năm 2002 là 15038 hộ chiếm 49,4% trong tổng số hộ của toàn huyện giảm thấp hộ nghèo xuống còn 8,7% trong năm 2000 là một bước tiến đáng kể trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Xây dựng và phát triển nông thôn mới trên địa bàn huyện phù hợp với phương hướng chung kinh tế của cả nước.
2. Thực trạng đất đai của hộ nông dân.
Biểu 3: Số lượng và tỉ trọng các loại đất nông nghiệp
(đơn vị:ha)
Chỉ tiêu
2001
2002
Số lượng
%
Số lượng
%
- Đất trồng cây hàng năm
7843
92,66
7836
92,2
- Đất vườn tạp
92,46
1,1
111,5
1,31
- Đất trồng cây lâu năm
45,551
0,54
67,1
0,79
- Đất mặt nước
476,23
5,7
486,2
5,70
Nguồn: Báo cáo quy hoạch của Viện về huyện Ý Yên
Nhìn chung tình hình sử dụng, cơ cấu số lượng các loại đất nông nghiệp ít biến động qua hai năm 2001 và 2002 ít thay đổi cả về số lượng lẫn tỉ trọng đối với đất trồng cây hàng năm. Năm 2002 có giảm nhưng không đáng kể, đất vườn tạp năm 2002 cũng có tăng so với năm 2001 nhưng cũng không đáng kể lắm và các loại đất trồng cây lâu năm, đất mặt nước cũng tăng nhưng ở mức độ ổn định. Tuy nhiên sự bíên động tất cả loại đất đều có mức tăng ổn định, nhưng đất trồng cây hàng năm có giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao từ đó chưa có một sự chuyển dịch mạnh mẽ sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Bình quân đất nông nghiệp trên một nhân khẩu ở huyện theo số liệu năm 2000 là 0,112ha/nhân khẩu và hiện nay có tăng thêm chút ít do các chương trình khai hoang thâm canh tăng vụ.
- Diện tích đất có được của các hộ nông dân chủ yếu từ ba nguồn thứ nhất được giao đất do chính sách của Đảng và nhà nước giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ nông dân chiếm khoảng 88%, thứ hai do nhà thầu của hợp tác xã do những khoảng đất của hợp tác xã sử dụng không hiệu quả cho hộ nông dân thầu và thời gian phù hợp do đó họ tự do đầu tư trên mảnh đất của họ nhận thầu. Thứ ba là nhận thầu của các hộ nông dân khác do những người hộ nông dân chuyển sang lĩnh vực khác hoặc hộ sản xuất không hiệu quả chuyển dần vào những hộ nông dân sản xuất giỏi hơn. Tuy nhiên giữa các xã cũng có sự khác nhau do địa bàn của các xã khác nhau.
3. Thực trạng về lao động của kinh tế hộ nông dân ở huyện Ý Yên.
Lao động là một trong các yếu tố sản xuất của quá trình sản xuất. Hộ nông dân trước hết là đơn vị tổ chức lao động. Trong công việc đồng áng của hộ các hộ nông dân chủ yếu đưa vào sử dụng nhân công gia đình là chủ yếu, hộ nông dân có trách nhiệm với thành quả mà mình tạo ra nên loại bỏ được tính ỷ lại kém năng động không hiệu quả của thời kỳ kinh tế trước kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.
Cùng với tốc độ tăng dân số như hiện nay làm cho tổng số nhân khẩu trong từng hộ nông dân cũng tăng gây sức ép không nhỏ đến vấn đề việc làm, lao động an ninh lương thực đây đang là vấn đề bức xúc và mang tính cấp thiết không chỉ của ở huyện mà trên phạm vi cả nước với tỉ lệ tăng dân số trung bình 11,14% của toàn huyện.
Biểu 4: Tình hình nhân khẩu lao động của một hộ nông dân
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Số hộ
30582
30550
30382
Lao động
57170
50899
51270
Nhân khẩu
121945
120230
119299
Bình quân nhân khẩu/1hộ
3,98
3,93
3,92
Nguồn: Phòng tổ chức lao động xã hội huyện Ý Yên
Ta thấy các chỉ tiêu số hộ, lao động, nhân khẩu đều giảm dần chứng tỏ có sự chuyển dịch lao động nhân khẩu sang làm ở lĩnh vực khác. Các hộ nông dân giảm tức là họ có thể chuyển sang một hình thức kinh tế khác như kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác…từ đó có sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp khác. Dẫn đến có những xu hướng giảm số hộ nông dân trong những năm tiếp theo.
Bình quân số nhân khẩu cả huyện trên một hộ nông dân năm 2002 mỗi hộ nông dân có 3,92nhân khẩu và có1,687hộ lao động chuyên làm nông nghiệp.
4. Thực trạng về vốn của kinh tế hộ nông dân ở huyện hiện nay.
Khả năng tích tụ vốn và tập trung vốn của đại bộ phận các hộ nông dân trên địa bàn huyện là rất thấp, các hộ nông dân thiếu vốn sản xuất rất khó khăn trong việc đầu tư cho sản xuất cung cấp đầu vào cho việc sản xuất. Mặt khác do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp kéo dài có tính thời vụ nên tốc độ chu chuyển vốn rất hạn chế…
Nguồn vốn của hộ nông dân được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn tự có và đi vay. Do nguồn vốn tự có của hộ nông dân ở địa bàn huyện là rất thấp nên chủ yếu nguồn vốn của họ được xác định thông qua nguồn vốn vay.
Nguồn vốn vay của họ được xác định qua các tổ chức tài chính như:
- Ngân hàng nông nghiệp huyện ý Yên.
- Chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh Nam Định.
- Qũy tín dụng nhân dân các xã.
- Các tổ chức hội phường…
Tuy nhiên chủ yếu vẫn chiếm đại đa số thông qua ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng phục vụ người nghèo.
Biểu 5: Kết quả dư nợ cho vay năm 2002
(Triệu đồng)
Dư nợ cho vay (năm 2001
Dư nợ cho vay năm 2002
Tổng dư nợ
Ngân hàng nông nghiệp
Ngân hàng phục vụ người nghèo
Số tiền
%
24339
35244
2445
70,1
10529
29,9
Như vậy Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng phục vụ người nghèo là nguồn cung cấp vốn lớn nhất trênđịa bàn huyện, cung cấp tổng số vốn là 35244 triệu đồng, trong đó ngân hàng nông nghiệp chiếm 24715 triệu đồng cho 4684 hộ nông dân vay.
Bình quân mỗi hộ nông dân được vay 5,1396triệu đồng, ngân hàng phục vụ người nghèo cung cấp10529 cho 7656 hộ, bình quân mỗi hộ được vay 1,3918triệu đồng.
5. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trong huyện
Trong những năm gần đây huyện Ý Yên thực hiện chuyển dịch cơ cấu mùa vụ đồng thời thay thế giống lúa lai nhằm tăng diện tích gieo trồng và tăng năng suất cây trồng thực hiện tốt các biện pháp về thủy lợi,phânbón, thuốc bảo vệ thực vật nên làm cho sản xuất tăng nhanh, năng suất cao mức giá tăng năng suất mấy năm gần đây đạt bình quân 4,5% năm.
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp cân đối dần giữa trồng trọt và chăn nuôi đã làm cho qui mô đàn gia súc gia cầm ở huyện ngày càng được tăng lên, sản lượng cá thịt cũng rồi rào làm giàu thêm dinh dưỡng cho bữa ăn của mỗi hộ nông dân dẫn đến bình quân tổng thu nhập các hộ tổng hợp cả trồng trọt và chăn nuôi trên một ha đất nông nghiệp đạt 31triệu đồng/ha/năm.
Cùng với sự khởi sắc đó kinh tế hộ nông dân huyện Ý Yên cũng đã từng bước cải thiện. Kết quả sản xuất và đời sống của hộ ngày càng được nâng cao cùng với quá trình xây dựng nông nghiệp nông thôn mới của toàn huyện.
Biểu 6: Trung bình một số sản phẩm chính của hộ nông dân ở huyện Ý Yên
Đơn vị: kg
Tên sản phẩm
2000
2001
2002
1. Lúa
2792950
2954730
2982140
2. Ngô
76188
44452
47580
3. Khoai
378686
564451
589411
4. Rau các loại
692139
476890
515436
5. Sản phẩm cây ăn quả
72982
86873
70639
6. Sản lượng thịt lợn
114152
117119
130109
7. Sản lượng thịt trâu bò
2615
2815
2962
8. Thịt gia cầm
19684
21244
25409
9. Sản lượng cá
26845
30049
30709
Nguồn: Phòng thống kê huyện Ý Yên.
Qua số liệu trên ta thấy rằng lúa và lợn là 2 nguồn thu nhập chủ yếu của hộ nông dân huyện Ý Yên tuy nhiên còn rất nhiều sản phẩm khác của hộ mà ta không thể thống kê hết được.
Biểu 7: Thu nhập trung bình của hộ nông dân từ nông nghiệp ở huyện Ý Yên
Đơn vị: 1000đ
Năm
Nguồn thu nhập
2000
2001
2002
Từ trồng trọt
6997580
7188216
7461654
Từ chăn nuôi
2014256
2297872
2485027
Bình quân 1 hộ
294,8
310,5
327,3
Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Ý Yên
Những số liệu trên chỉ phản ánh giá trị trung bình mà các hộ nông dân thu được từ nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tuy nhiên thực tế có sự khác nhau khá lớn về thu nhập các hộ khác nhau trên địa bàn huyện, những hộ nông dân sản xuất kinh doanh tốt thường có thu nhập cao và ngược lại nhìn chung cũng thấy một tín hiệu đáng mừng là thu nhập bình quân của hộ nông dân tăng theo từng năm, nâng cao được đời sống của hộ phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế chung của hộ nông dân trên phạm vi cả nước.
Nhìn chung giá trị sản xuất các ngành tăng nhanh đặc biệt là các ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Về mặt số lượng lao động trong các ngành này cũng đang dần chiếm ưu thế đó là một kết quả khả quan phù hợp với định hướng chung của tỉnh trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước.
6. Đánh giá chung
a. Thành tựu
- Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện hơn với tốc độ tăng trưởng khá cao dẫn đến năng suất trong cả trong sản xuất cao thu nhập của người dân, đặc biệt là hộ nông dân được cải thiện một cách rõ rệt về đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần thu nhập bình quân đầu người khá cao tăng nhanh số hộ giàu và khá giảm số hộ nghèo. Trong năm qua sản xuất của huyện Ý Yên liên tục phát triển giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2002 tăng hơn so với năm 1996 là 160,5 tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng bình quân nông nghiệp hàng năm đạt 5,3. Đặc biệt sản xuất lúa cả năm đạt 100 tạ/ha tăng hơn so với năm 1996 là 26 tạ/ha cùng với năng suất màu bình quân lương thực đầu người đạt 650 kg năm 2002 tăng hơn so với năm 1996 là 115kg/người/năm.
Ngành chăn nuôi cũng có những bước tiến đáng kể tất cả đó do hộ nông dân biết khai thác tốt lợi thế đất nông nghiệp phát huy tính tự chủ sáng tạo.
* Về qui hoạch đất đai đã biết sử dụng đất đai đúng mục đích đất nào cây đấy có sự chuyên canh taọ hiệu quả kinh tế cao.
* Các khoản vốn vay với chế độ hiện hành người nông dân dễ dàng vay vốn hơn để đầu tư tạo hiệu quả khuyến khích hộ phát triển làm giàu xoá đói giảm nghèo trên toàn địa bàn huyện.
* Với nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc cung ứng đầu vào phục vụ cho sản xuất của hộ nông dân rất đa dạng thuận tiện cũng là một lợi thế để nông hộ phát triển ở huyện.
* Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu phân công lao động trên địa bàn huyện theo hướng tích cực đang được quan tâm một cách đúng mực để k huyến khích nông hộ phát triển chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp khác ngay trên địa bàn huyện.
*Sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ sở hạ tầng đang được dần hoàn thiện là thuận lợi để cho nông hộ ưu tiên đầu tư vào sản xuất thuận tiện cho việc vận chuyển và trao đổi hàng hoá giữa các vùng trong huyện hay phạm vi rộng hơn cũng có ảnh hưởng tích cực đến việc giao lưu văn hoá giữa các vùng trên cả nước.
* Sự nghiệp giáo dục đào tạo được coi trọng với tỉ lệ đi học tương đối cao trình độ lao động được nâng lên rõ rệt.
Khó khăn:
- Về tốc độ phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện còn thấp chưa cao về mặt giá trị dẫn đến thu nhập vẫn còn hơi hạn chế hơn nữa sức ép về mặt dân số ngày càng đang đè nặng đối với từng hộ nông dân ở huyện.
- Hạn chế về qui mô sản xuất tập trung trong sản xuất nông nghiệp. Sau khoán 10 thì ở một giác độ nào đó đã khuyến khích được nông hộ sản xuất nhưng bình quân đất nông nghiệp thấp dẫn đến qui mô sản xuất nhỏ, manh mún mà sản xuất hay theo đại trà không có sự chuyên canh và đa dạng hoá cây trồng vật nuôi nên sử dụng chưa hết hiệu quả tiềm ẩn của nguồn tài nguyên đất đai.
- Việc áp dụng các chính sách hay truyền thống phổ biến các kiến thức mới về các luật, các kỹ thuật vẫn còn sách nhiễu gây phiền hà cho hộ nông dân gây mất lòng tin của nông hộ.
- Các nguồn tín dụng đặc biệt là quĩ tín dụng các xã chưa thật sự khuyến khích hộ nông dân vay hoặc cho vay để đầu tư phát triển vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà khi vay những khoản tiền không lớn lắm.
- Trình độ người lao động nhìn chung là không cao vẫn còn hạn chế đa số là lao động phổ thông dùng sức là chính nên hiệu quả không cao hơn nữa kiến thức về thị trường để nhận biết t hị trường rất mong manh cần được giải quyết.
Thị trường nông sản phẩm đầu ra quá eo hẹp do tính chất mùa vụ trình độ bảo quản còn thấp mà chế biến chưa được nhân rộng nên gây những phản ứng không khuyến khích được nông hộ sản xuất do vậy còn tìm hướng về các giải phá giải quyết đầu ra cho hộ nông dân có một hình thức hợp tác mới…
- Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động chậm do không gần các khu đồ thị về khu công nghiệp nên ít có đột biến mạnh về sự chuyển đổi do đó chỉ có thể phát huy sự chuyển dịch là phải phục vụ các làng nghề truyền thống như nghề đúc đồng ở các xã các huyện…
- Số hộ nông dân trên địa bàn huyện đã chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng số nông hộ toàn huyện mà trong đố hộ thuần nông lại càng cao hơn đó là một khó khăn cần phải tháo gõ và khuyến khích họ chuyển sang những ngành nghề khác, ưu đãi và khuyến khích các hình thức thí điểm hiệu quả truyền kinh nghiệm và nêu gương để giúp họ nhận thức về kỹ thuật, kinh tế biết sản xuất hợp tác ở những sản phẩm mang lại hiệu quả cao hơn.CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN
I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG
- Phấn đấu xây dựng Huyện Ý Yên có kinh tế phát triển, huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế tham gia vào chiến lược thay đổi phát triển kinh tế chung của toàn Huyện.
- Phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trường xác định các sản phẩm của hộ nông dân là những sản phẩm gì? tiêu thụ ở đâu? ai là người tiêu dùng nông sản phẩm của họ? để đem lại hiệu quả tối ưu đồng thời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất kết hợp với các tổng kết kinh nghiệm trong thực tế nhằm từng bước thực hiện quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá sản xuất của các hộ nông dân.
- Phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá gắn với cải tạo môi trường nâng cao giá trị sử dụng đất canh tác của Huyện. Có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất giữa trồng trọt và chăn nuôi sao cho cân đối, sản xuất theo hướng cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Hiện nay sản xuất của toàn huyện của các hộ nông dân chủ yếu là trồng trọt và trong trồng trọt thì trồng lúa nước là chủ yếu. Chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng rất thấp do đó cần phải khuyến khích chuyển đổi theo những hướng có giá trị kinh tế cao.
II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤ THỂ.
1. Giải pháp về nguồn nhân lực.
- Muốn đẩy nhanh quá trình phát triển của huyện ta. Một số vấn đề mang tính quyết định cũng là đòi hỏi bức bách của chúng ta trong thời kỳ nền kinh tế mở này. Là phải nâng cao tay nghề người lao động nâng cao trình độ sản xuất của các hộ nông dân không những về tay nghề mà còn cả về nhận thức đúng đắn khoa học và thực hiện một cách đúng đắn khoa học và thực hiện một cách đúng pháp luật. Với tính chất và trình độ sản xuất của các hộ nông dân chủ yếu là lao động phổ thông mà bình quân đất trên một nhân khẩu lại thấp điều đó càng đòi hỏi những giải pháp hiệu quả hơn cả nhằm nâng cao năng suất tăng giá trị sản xuất dẫn đến dần cải thiện mức thu nhập của hộ nông dân.
- Có sự tập trung tích luỹ vào tay những người sản xuất giỏi và chuyển dần những người, những hộ nông dân sản xuất nông nghiệp không hiệu quả sang những ngành nghề phi nông nghiệp khác hiệu quả hơn. Do đó cần phải đào tạo ngành nghề, phi nông nghiệp khác để chuyển lao động nông nghiệp sang ngay tại huyện hoặc sang các vùng khác theo những dự án phát triển kinh tế mới của Huyện.
- Bồi dưỡng kiến thức cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp cho lao động nông nghiệp thông qua: mở các lớp học cơ bản về kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ chế biến, bảo quản cũng như kiến thức về kinh tế thị trường được thể hiện qua nhiều hình thức thông tin truyền thông khác nhau như Đài phát thanh, tivi, sách báo, qua các hội thi như hội nhà nong đua tài,… qua đó tổng kết đúc rút kinh nghiệm làm bài học cho quá trình sản xuất kinh doanh của hộ sau này.
- Nâng cao dần các mức phổ cập giáo dục có các khuyến khích phù hợp kích thích cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực trẻ ngày càng hiệu quả đóng góp chung vào quá trình phát triển kinh tế xã hội cuả toàn huyện.
2. Phát triển cơ sở hạ tầng.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từng nông thôn có ý nghĩa quan trọng và là tiền đề cho việc sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng của huyện. Xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ cho quá trình sản xuất sinh hoạt của các hộ nông dân toàn huyện như điện đường trường trạm. Xây dựng các cụm điểm văn hoá vừa khôi phục giá trị nhân văn vừa mở ra một hướng kinh tế mới cho các ngành dịch vụ phát triển. Làm tốt một số vùng có lợi thế để thu hút đầu tư từ bên ngoài vào xây dựng các khu công nghiệp tạo công ăn việc làm cho hộ nông dân ngay tại vùng cải thiện sinh hoạt cả về vật chất lẫn tinh thần…
Bên cạnh những công trình được hoàn thiện toàn bộ bằng nguồn ngân sách cũng cần phải biết kết hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm khơi dậy những nguồn nội lực phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân ở toàn huyện được thuận lợi.
3. Giải pháp về đất đai.
a. Giải quyết quan hệ ruộng đất trong nông thôn phù hợp với cơ chế thị trường.
Là vấn đề then chốt mà việc giải quyết nó quyết định kìm hãm hay phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện. Đất đai được xem xét là tư liệu sản xuất chủ yếu mà không thể thiếu được càng không thể thiếu đôí với sản xuất nông nghiệp. Nó càng khẳng định tính linh hoạt hay độc lập tự chủ sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả trên mảnh đất của mình với sự đầu tư phù hợp các yếu tố sản xuất của mình vào ruộng đất.
b. Cần hoàn thiện phân vùng qui hoạch sử dụng đất đai.
Việc phân vùng của huyện cần thực hiện theo đúng chỉ thị, theo luật đất đai là vấn đề khó khăn đòi hỏi phải có thời gian, điều kiện vật chất và các ngành có liên quan.
- Thực hiện phân vùng sẽ đảm bảo khai thác được lợi thế của từng vùng riêng đẩy mạnh quá trình giao lưu kinh tế dần đến cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Hơn nữa việc phân vùng hợp lý giúp cho các cấp ngành quản lý tốt và sử dụng đúng mục đích vấn đề đất đai.
c. Khuyến khích tập trung ruộng đất
Trên thực tế huyện ý Yên là một huyện có bình quân đất trên một lao động nông nghiệp thấp mà sự chuyển hoá từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp lại chậm nên họ chỉ còn chờ vào những kết quả nhỏ lẻ trên ruộng đất của mình để tồn tại do đó quá trình tập trung ruộng đất là rất khó khăn. Chính vì vậy mà cần phải dùng nhiều biện pháp kết hợp có sự khuyến khích, giúp đỡ của chính quyền để dần hoàn thiện việc tích tụ ruộng đất.
- Hoàn thiện các văn bản pháp qui về đất đai, có chính sách về đất đai cho phát triển kinh tế hộ nông dân.
- Tập trung thông qua thuê của tư nhân, dự án
- Tập trung ruộng đất của dòng họ
- Tập trung thông qua chuyển đổi, chuyển nhượng thông qua kinh tế đất nông nghiệp.
Thực hiện tốt quá trình tập trung giải quyết quá trình manh mún của sản xuất nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích của hộ nông dân thì khi thực hiện phải xếp hạng đất để từ đó đưa ra hệ số và giá chuyển nhượng đất đai nông nghiệp.
d. Tiến hành kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo sử dụng đúng mục đích.
- Tiếp tục triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Xác định thời hạn cho thuê một cách phù hợp và linh hoạt.
- Điều chỉnh hạn điều định phù hợp với yêu cầu tập trung khẳng định 5 quyền về đất đai: quyền sử dụng, quyền thừa kế, quyền chuyển đổi, quyền thế chấp và cho thuê đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng có giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Từ đó để đất đai là hàng hoá đặc biệt.
4. Giải pháp về vốn.
Với hiện trạng về bình quân đất thấp sản xuất nhỏ dẫn đến thu nhập thấp, quá trình tích tụ vốn sản xuất cho kỳ sau là rất khó khăn do vậy nhu cầu về vốn là rất cao cần được đáp ứng. Hiện nay sản xuất của các hộ nông dân vốn tự có là chủ yếu nhưng chỉ đáp ứng 40 - 50% số vốn cần thiết để khai thác tiềm năng. Để phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện cần ngoài vốn tự có còn phải huy động từ nhiều nguồn khác như vay (anh, chị, em) vay tín dụng, vay tư thương… vì vậy cần có các giải pháp để huy động vốn cho hộ nông dân của huyện.
- Vay vốn của người thân với lãi suất thấp hoặc có thể không tính lãi.
- Vay tín dụng: Là nguồn quan trọng đáp ứng khoảng 40 - 60% nhu cầu về vốn do để các hộ nông dân tiếp cận với nguồn vốn này cần phải có một hành lang pháp lý thông thoáng…
- Đa dạng hoá các nguồn vốn vay
- Đơn giản hoá các thủ tục cho vay, nghiên cứu lại các hình thức thế chấp cho vay, thời gian vay khoản tiền vay như thừa nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm thế chấp để cho vay, và thực hiện chính sách tín dụng của hộ nông dân vay không cần thế chấp 10 triệu đồng vay chỉ cần đưa ra dự án sản xuất có khả thi chứng nhận của chính quyền địa phương.
- Điều chỉnh mức lãi suất phù hợp và linh hoạt đối với từng đối tượng vay tránh tình trạng cho không, làm việc sử dụng vốn không hiệu quả.
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần thông qua các chương trình dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông nông thôn, hỗ trợ vốn cho các chương trình khuyến nông trên địa bàn huyện.
5. Giải pháp về khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ ngày càng trở thành một yếu tố sản xuất quan trọng trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong các hộ nông dân, tiến bộ khoa học có vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất vì vậy cần áp dụng rộng rãi các khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi.
- Nhà nước cần đầu tư vào cho việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ về giống cây trồng vật nuôi… áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.
- Khuyến khích các hình thức hợp tác trong nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất một cách hợp lý.
- Định hướng bố trí sản xuất cây trồng vật nuôi phù hợp, khoa học cả về tự nhiên lẫn tác động của con người vào quá trình sinh trưởng và phát triển.
- Tổ chức các dịch vụ kỹ thuật như bảo vệ thực vật, thú y, thuỷ lợi… Bên cạnh đó cần hoàn thiện các hệ thống khuyến nông ở các cơ sở xã. Đây là vấn đề không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế hộ nông dân của toàn huyện.
6. Chính sách của Đảng và Nhà nước.
Chính sách của Đảng và Nhà nước phải kịp thời phổ biến tuyên truyền trên phương tiện truyền thông cho các hộ nông dân được biết một cách nắm bắt kịp thời nhất. Các chính sách cụ thể phải vừa tạo được sự khuyến khích có tính chất gợi mở và hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân vừa đảm bảo tính pháp lý hướng dẫn thi hành mọi người thực hiện đúng đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.
- Chính sách đất đai cần nghiên cứu giải quyết phù hợp với thực trạng của phát triển kinh tế hộ gia đình trong huyện.
+ Bổ sung một số chính sách và đất đai để khuyến khích quá trình dồn điền, đổi thửa hoặc chuyển nhượng ruộng đất để thuận lợi cho thâm canh chuyên canh, cơ giới hoá nông nghiệp.
+ Các diện tích đất đấu thầu cần nâng thời hạn lên 10 năm trở lên để chủ thầu yên tâm đầu tư phát triển.
- Chính sách tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện. Khuyến khích cho vay với những dự án sản xuất có thẩm định của cơ quan chính quyền địa phương, không cần thế chấp tài sản. Tạo hành lang pháp lý thông thoáng về các khoản để kinh tế hộ dễ hoạt động và phát triển với ngành nghề mà mỗi hộ nông dân lựa chọn sản xuất có hiệu quả.
Tổng hợp các chính sách tạo sự thông thoáng thu hút đầu tư tạo công ăn việc làm ngay tại vùng để đưa nền kinh tế chung của huyện cũng như của hộ nông dân trong huyện đi lên phù hợp với định hướng chung của toàn huyện.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Sự ra đời và phát triển của bộ nông dân sản xuất, của thành phần kinh tế hộ nông dân trên phạm vi cả nước cũng như trên phạm vi của Huyện Ý Yên - Nam Định trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề, là động lực thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển nền kinh tế quốc dân theo những hướng sản xuất mới. Hầu hết các hộ nông dân đều có cực thế nổi bật là huy động được nguồn lực như: Laođộng sãn có trong nông nghiệp nông thôn, nguồn vốn tự có đầu tư có hiệu quả trên thành quả lao động mà tự họ tạo ra cũng như tự chịu trách nhiệm với kết quả đó …
Để từ đó khai thác được nhiều tiềm năng tiền ẩn sãn có trong nông nghiệp nông thôn tạo công ăn việc làm cho người lao động thúc đẩy quá trình phân công hoá laođộng, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi của các hộ nông dân một cách hợp lý và hiệu quả mang lại giá trị kinh tế cao. Tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước ngày càng cao. Góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu thêm cho gia đình mình cũng như cho thêm toàn xã hội.
Trong xu thế phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì tiếp tục đẩymạnh sự phát triển kinh tế hộ nông dân củatoàn Huyện Ý Yên là phù hợp tăng được cả về số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ rạo ra giải quyết tốt các mặt về sinh hoạt và đầu tư tạo tích luỹ để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh ở kỳ sau với quy mô lớn hơn. Nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần xoá đói giảm nghèo từng bước hình thành các khu kinh tế mới, các hình thức kinh tế cao hơn tính chất nhỏ lẻ của thành phần kinh tế hộ nông dân theo định hướng xâydựng nông thôn mới theo con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá của cả nước.
Trong thời gian tới để kinh tế hộ nông dân tiếp tục phát triển em xin có một số kiến nghị sau.
- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy về đất đai lưu ý hoàn thiện chế độ cho thuê và giao khoán một cách hợp lý tránh tình trạng bóc lột đất đai.
- Đơn giản hoá các thủ tục về quyền sử dụng đất để hộ nông dân yêu tâm sản xuất.
- Thời hạn cho vay vốn phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của hộ với những lãi suất hợp lý để hộ sản xuất có hiệu quả tạo động lực cho sự phát triển sản xuất của hộ nông dân.
- Có các chính sách ưu đãi như chính sách cho thuê chính sách tín dụng, đất đai, thúê từ khuyến khích họ sản xuất.
- Quy hoạch tổng thể các vùng sản xuất, hỗ trợ các sản phẩm đầu ra khi gặp rủi ro về thiên tai cũng như thị trường giúp hộ nông dân cải thiện khó khăn tiếp tục đầu tư sản xuất cho kỳ sau.
- Tiếp tục hoàn thiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giúp cho qúa trình giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng để thuận tiện.
Đào tạo chuyên môn, trình độ cho người lao động nhận biết cả về khoa học lẫn thị trường.
- Hộ trợ cung ứng máy móc, yếu tố đầu vào để hộ nông dân sản xuất trên quy mô lớn hơn tạo hiệu quả cao hơn. Từ đó làm xuất hiện những hình thức kinh tế hợp tác … phát triển để làm tốt các dịch vụ cung ứng đầu vào và đầu ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình "Kinh tế nông nghiệp"
của trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Giáo trình Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp
của trường đại học Kinh tế Quốc dân
- Sách "Kinh tế hộ Việt Nam - Chu Văn Vũ"
- Sách "Phát triển nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá ở Đồng bằng sông Hồng" Vũ Thị Ngọc Trân
- Tham khảo: Tạp chí con số và sự kiện số 1 + 2. 05,09,07 năm 2001 và 2000.
Tạp chí Kinh tế phát triển 10 - 2002
- Báo cáo qui hoạch định hướng phát triển
Kinh tế huyện ý Yên theo hướng CNH - HĐH các luận văn kinh tế Hộ nông dân của khoá 40 khoá 39.
Niên giám thống kê Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tỉnh Nam Định.
MỤC LỤC
PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN II. NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN 3
I. Khái niệm - bản chất 3
II. Vai trò đặc điểm của kinh tế hộ nông dân đối với nền kinh tế quốc dân 7
1. Vai trò của kinh tế hộ nông dân 7
2. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân 14
2.1. Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đang qúa độ sang sản xuất hàng hoá 14
2.2. Cơ cấu sản xuất của hộ nông dân chủ yếu là
sản xuất nông nghiệp 15
2.3. Kinh tế hộ nông dân có khả năng điều chỉnh theo sự vận động của cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước. 16
III. Những nhân tố ảnh hưởng phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá. 17
1. Nhân tố tự nhiên. ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân 17
1.1. Nhân tố thời tiết khí hậu 17
1.2. Nhân tố về đất đai. 18
2. Nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế hộ nông dân 18
2.1. Dân số và lao động 18
2.2. Nhân tố về vốn. 19
2.3. Nhân tố về thị trường. 20
2.4. Nhân tố xã hội. 20
2.5. Nhân tố về chính sách vĩ mô của nhà nước 21
3. Nhân tố khoa học công nghệ ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế hộ nông dân 22
IV. Kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới và nước ta bài học kinh nghiệm gì cho kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam. 23
1. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới 23
2. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta. 26
3. Những bài học kinh nghiệm rút ra. 30
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN Ý YÊN - NAM ĐỊNH. 32
I. Tình hình cơ bản của huyện Ý Yên có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân. 32
1. Đặc điểm tự nhiên 32
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 34
II. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ý Yên 38
1. Các loại hình hộ nông dân 38
2. Thực trạng sử dụng đất đai của toàn huyện. 40
3. Thực trạng về lao động của huyện Ý Yên 41
4. Thực trạng về vốn của huyện hiện nay 42
5. Kết quả và hiệu quả kinh tế ở huyện hiện nay 43
6. Đánh giá chung 45
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẠI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN 49
I. Phương hướng chung 49
II. Các giải pháp phát triển cụ thể 49
1. Giải pháp về nguồn nhân lực 49
2. Phát triển cơ sở hạ tầng 50
3. Giải pháp về đất đai 51
4. Giải pháp về vốn 52
5. Gỉai pháp về khoa học công nghệ 53
6. Chính sách của Đảng và Nhà nước 54
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2164.doc