Chuyên đề Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Mục tiêu lớn nhất và có ý nghĩa nhất của phát triển kinh tế - xã hội là vì con người, vì lợi ích của mọi tầng lớp dân cư. Do đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội luôn phải bảo đảm phát triển bền vững vì mục tiêu lâu dài. Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là thế mạnh của tỉnh nhằm phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, mang lai hiệu quả cao về mặt kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình phát triển ngành công nghiệp then chốt, Quảng Ninh cũng đang phải đối mặt với tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp và ô nhiễm. Để đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài và vì lợi ích của dân cư thì phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải tính đến yếu tố môi trường tự nhiên là điều tất yếu. Trong thời gian thực tập 15 tuần tại Sở Kế Hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu Một số giải pháp phát triển công nghiệp gắn với Bảo vệ môi trường tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

doc113 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phía Tây Theo đặc điểm phát triển công nghiệp, tại vùng phía Tây đã xuất hiện những ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp tới môi trường a. Môi trường không khí và tiếng ồn. Một số vùng tiểu đô thị và vùng núi thì không khí trong lành do ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp (Huyện Yên Hưng, các xã huyện Đông Triều ) Tuy vậy, đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp đến vùng là không nhỏ ở những khu vực phát triển như Uông Bí, Mạo khê, .. Dọc quốc lộ 18A chạy từ Đông triều đến Uông Bí, đường chạy từ mỏ than Vàng Danh, Khe Ngát đến cảng Điền Công do ảnh hưởng của khai thác và vận chuyển than nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép 1,2-1,5 lần nhất là vào mùa khô, bụi than bám đen các công trình dân sinh gây mất mĩ quan (Bảng 21) Uông bí là khu vực ô nhiễm nhất trong vùng này vì trên địa bàn Uông Bí có sự giao nhau giữa các tuyến vận tải than theo QL18 và tuyến từ các khu vực mỏ Vàng Danh, Đồng Vông, Uông Thượng ra bến cảng. Mặt khác Mỏ than Bảo Đài có kho than nằm ở hướng gió Đông Bắc làm phát tán bụi than. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí với phương tiện và thiết bị lạc hậu trong hoạt động đã tạo ra lượng khói bụi đáng kể, khai thác VLXD ở Yên Cư, đốt lò thủ công ở Dốc Đỏ Uông Bí … tất cả các hoạt động đó đã làm cho môi trường bị ô nhiễm đến mức báo động. Về tiếng ồn trong vùng chủ yếu chỉ một số nơi gần đường giao thông, và các khai trường khai tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép thác như thị trấn Mạo Khê độ ồn đo được là 79,2 dBA vượt quá tiêu chuẩn là 1,1 lần,Vàng Danh là 76dBS vượt quá tiêu chuẩn là 1,1 lần, Khe Ngát là 77,5 dVA vượt quá tiêu chuẩn cho phép…(Xem bảng 21) b. Môi trường nước. Nguồn nước thải từ các mỏ than hầu như không được sử lý khi thải ra môi trường, cùng với mưa bão sàng tuyển đã gây ra ô nhiễm nước sông và mạch nước ngầm, bên cạnh đó nhà máy nhiệt điện Uông bí với lượng nước làm nguội máy và xỉ than trong khi đó hồ sử lý nước thải của nhà máy không đủ năng lực để sử lý cặn lắng, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống. Trong vùng này có một số nơi chất lượng nước đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép như Phà Chiều vượt 133/80 lần, bến Đụm 175/80 lần, sông Cầm vượt 151/80 lần ( xem bảng 21) 2.3 Thực trạng môi trường vùng Trung tâm Đây là vùng công nghiệp phát triển và khá tập trung. Đồng thời đây cũng là nơi trung tâm văn hoá, nơi có thế mạnh về du lịch nên vấn đề môi trường đặt ra những bài toán khó trong việc cân nhắc giữa các lợi ích. Đối với tiểu vùng nông thôn và miền núi huyện Hoành Bồ tác động công nghiệp đến môi trường gần như không đáng kể chỉ có một số điểm khai thác vật liệu xây dựng nằm rải rác và mức gây ô nhiễm không cao. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là các vùng khai thác than, vùng chế biến thực phẩm… Vùng khai thác than Cẩm Phả - Hạ Long, tình trạng tồn đọng của nhiều năm trước vẫn chưa được khắc phục tại các bãi thải như bãi thải than Nam Đèo Nai, Cọc 6, Bãi thải Hà Tu, bồi lắng sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, Vịnh Bãi Cháy và Bái Tử Long. Hiện tại sản lượng khai thác than của vùng tăng nhanh khoảng hơn 20 triệu tấn /năm trong khi đó suất đầu tư cho môi trường chỉ chiếm 1% giá thành so với yêu cầu là còn rất thấp. Mặt khác, khai thác lộ thiên chiếm tỷ trọng lớn hiện tại là 60-70 %. Xung quanh các mỏ khai thác than, lượng đất đá thải ra do khai thác và sàng tuyển chiểm khoảng 30% do đó đối với khu vực trung tâm vấn đề môi trường đang trở lên bức xúc. a. Môi trường không khí và tiếng ồn. TP Hạ Long du lịch phát triển, vấn đề môi trường sớm được quan tâm và sử lý kịp thời nên môi trường khu vực trung tâm TP là tương đối sạch. Tuy vậy môi trường ở không khí năm trên trục QL 18A , đi Cẩm Phả, đường lên các mỏ hầu hết chất lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tại Cảng Cái Lân, bưu điện tỉnh, Hà Tu, Tân Lập bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,06 - 2,5lần. ( bảng 21) Hiện trong vùng thì Cẩm Phả là nơi mà môi trường đang bị ô nhiễm nhiều nhất do hoạt động khai thác và vận chuyển than, VLXD. tại Mông Duơng, Cọc 6 nồng độ bụi lơ lửng vượt giới hạn cho phép1,1-1,6 lần, hàm lượng bụi lắng tương đối cao. Các chất rắn thải kể đến khi khai thác than là đất đá bóc tách riêng nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông với chất thải rắn là 2200 tấn / ngày (0,8 triệu tấn/năm ) đổ vào Vịnh Bái Tử Long tạo nên bãi rác thải lớn 48ha. Không chỉ hoạt động khai thác than mà việc khai thác đất và đá vôi trên địa bàn Quang Hanh- Cẩm Phả dọc QL18A đoạn đường từ dốc Đèo Bụt đến Km 6 cũng gây bụi nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến các khu dân cư, đến cảnh quan và vào mùa mưa còn có tiềm năng sạt nở đất. Về độ ồn: tại các địa điểm nằm trên các tuyến đường giao thông trên địa bàn thị xã Cẩm Phả độ ồn vượt quá chỉ tiêu cho phép do hoạt động của các xe tải hạng nặng dùng vận chuyển than, VLXD. Tai TP Hạ Long độ ồn do hoạt động thương mại du lịch ảnh hưởng nên tổng tác động ở một số nơi cũng vượt qua giới hạn cho phép. b.Môi trường nước Chất lượng nước vùng trung tâm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải đô thị, nước thải từ các mỏ than các hoạt động cảng biển và lấn biển. Mỏ than Cọc 6, Đèo Nai lượng nước thải khoảng 13.000.000 m3/ năm nước thải mỏ có độ axít cao, nồng độ chất rắn lơ lửng lớn cộng thêm khi mưa lũ mang theo bột đen và đất đá, đây chính là nguyên nhân gây ra bồi lắng ven bờ ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển. Rác thải than làm lượng chất rắn lơ lửng tại suối Moong cọc 6, Ngầm Mông Dương cao hơn giới hạn cho phép, mặt khác hàm lượng dầu ở 2 khu vực này vượt TCVN 1,2-2,6 lần. (xem bảng 21) 2.4 Thực trạng môi trường vùng phía Đông Tổng quan đánh giá về môi trường vùng phía Đông là môi trường còn rất tốt chưa có tình trạng ô nhiễm tiềm ẩn hoạc kéo dài. do đặc điểm của vùng phía đông là công nghiệp chưa phát triển, đa phần làm nông và lâm nghiệp ngoại trừ một số đô thị nhỏ mới và TX Móng Cái. Chính đặc điểm này ảnh hưởng đến thực trạng môi trường của vùng. a. Môi trường không khí và tiếng ồn. Chất lượng môi trường không khí được đánh giá là trong sạch, nồng độ bụi lơ lửng và các khí độc hại theo kết quả quan chắc năm 2003 -2004 là nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5937-1995 về chất lượng không khí xung quanh. Về tiếng ồn thì chỉ có khu vực trung tâm thị xã Móng Cái là tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng nguyên nhân chính lại là do hoạt động của các phương tiện hoạt động của khẩu. b.Môi trường nước: Được đánh giá là tốt, hầu hết các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 5942-1992 đối với chất lượng nước mặt và TCVN 5943-1995 đối với chất lượng nước ven bờ. Tuy vậy cũng có một số điểm đáng lưu ý là khu vực cầu Ka Long và Bắc Luân do ảnh hưởng của mưa lớn và hoạt động tầu qua lại cận chuyển thì hàm lượng dầu trong nước vượt quá tiêu chuẩn. 2.5 Thực trạng môi trường vùng ven bờ Vùng ven bờ được chia làm 2 phần là Vịnh Hạ Long và ven bờ biển Quảng Ninh có bao gồm vịnh Bái Tử Long. Vùng Vịnh Hạ Long là nơi chứa đựng mọi nguồn thải khác nhau của các đô thị (Hại Long, Cẩm Phả), Các khu công nghiệp (Cái Lân , Hòn Gai, Cẩm Phả), các cảng biển…Hàng năm riêng khai thác than và công nghiệp chế biến thực phẩm, dầu thực vật, đồ uống mỗi ngày đổ vào vịnh hàng 1000 m3 nước thải có chứa cả chất hữu cơ, chất độc hại. Cụm công nghiệp Nam Hạ long thải ra 3100m3 nước thải/ngày vào vịnh Cái Lân với các chất cod, Bod, NH3… Thị xã Cẩm Phả thải 1000m3/ngày với các chất Cod, Bod, NH3, SO4, dầu từ công nghiệp sàng tuyển và xuất khẩu than vào Vịnh Bái Tử Lon. hiện tượng bồi lắng ven bờ do tác động của mưa lũ và các dòng chảy có cuốn theo các bụi than đen không chỉ bồi lắng mà còn làm đục nước. Bên cạnh đó hoạt động của công nghiệp cảng biển với lượng tàu viễn dương và nội địa khá lớn, nên có tác động không nhỏ đối với môi trường vùng Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long. Tình trạng tràn dầu và rò rit dầu mỡ trên mặt nước khá phổ biến, các cảng chưa có hệ thống sử lý nước thải tầu thuyền. Chất lượng nước trong khu vực gần các bến cảng đang bị ô nhiễm nhẹ. Chỉ nhìn vào thực tế trên đã thấy môi trường vùng ven biển đang có nguy cơ tiềm ẩn về ô nhiễm nhất là khu vực ven bờ ( trừ chất lượng nước ở khu Di sản thiên nhiên Thế giới chất lượng còn tốt). Cần phải có giải pháp ngăn chặn ngay vấn đề ô nhiễm vùng ven bờ vì điều này có ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học biển và đến cảnh quan của Di sản văn hoá Thế giới Vịnh Hạ Long. Những tác động của công nghiệp đến môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh rất phức tạp và đa dạng ở mỗi vùng khác nhau thì không giống nhau nhưng hầu hết các khu vực khai thác than và gần khu vực khai thác than chỉ số EQI về chất lượng môi trường ở mức trung bình và xấu. Chỉ có các vùng núi và tiểu nông chất lượng môi trường còn được xếp vào mức tốt theo chỉ số EQI. Có thể tóm tắt chất lượng môi trường tỉnh trong bảng sau: Bảng 22: Phân loại chất lượng môi trường tỉnh Quảng Ninh theo chỉ số môi trường EQI STT Khu vực Chỉ số EQI Ghi chú Giá trị Xếp Loại Khu trung tâm Khu vực TP Hạ Long 6,3-6,8 Trung bình Tại khu vực cảng cái Lân có EQI thuộc nhóm xấu Cẩm phả- Cửa ông- Mông Dương 4,3-4,8 Xấu Hoàng bồ 7,0-7,2 tôt Khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long 6,5-6,9 Trung bình Nước biển ven bờ có chất lượng xấu Khu vực phía Tây Yên Hưng 6,5-6,9 Trung bình Tại các mỏ than có EQI thuộc nhóm xấu Uông Bí 6,3-6,6 trung bình Đông triều- Mạo khê 6,6-6,9 Trung bình Khu vực phía Đông Vân Đồn 7,5-77 Tốt Ba chẽ- Tiên yên- Quảng Hà 7,0-7,2 Tốt Móng Cái 6,5-6,7 Trung bình (Nguồn: Quy hoạch môi trường Quảng Ninh đến 2010) Ở Quảng Ninh thứ tự ưu tiên của chỉ số EQI là gồm các yếu tố: Chất lượng môi trường không khí (xem xét về hàm lượng chất bụi lơ lửng và độ ồn trên các tuyến đường), chất lượng môi trường nước, Công tác thu gom rác thải. 2.6 Diễn biến Đa dạng sinh học Đa dạng sinh học của Quảng Ninh bị ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động khác nhau như: khai thác trái phép rừng. săn bắt trái phép động vật, hoạt động sản xuất công nghiệp …Đánh giá tác động công nghiệp làm biến đổi đa dạng sinh học bao gồm các hoạt động: Khai thác rừng làm gỗ trụ mỏ, khai thác mỏ gây phá huỷ những cánh rừng. Do vậy ảnh hưởng đến sinh vật rừng làm giảm đáng kể lượng gỗ như lim xanh, táu lá nhỏ, sao hồng gai… đồng thời biến đổi nơi cư trú của các động vật vô tình tạo điều kiện cho hoạt động săn bắt trái phép. Hiện tượng nước thải chưa được xử lý có chứa các chất độc hại làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và từ đó gây tác động không nhỏ đến đa dạng sinh học. Bên cạnh đó hiện tượng bồi lắng ven bờ do mư lũ có kéo theo đất đá và các bụi than làm chết các thảm cỏ ven bờ chết các loài thuỷ sinh tự nhiên, các rạn san hô bị suy tàn, mất đi các bãi chiều rừng ngập mặn ven bờ. 2.7 Những sự cố môi trường trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây tuy không có những sự cố môi trường lớn nhưng đã xảy ra một số sự cố vừa và nhỏ. Một số sự cố đã được sử lý kịp thời bên cạnh đó có những sự cố gây thiệt hại người, tài sản và môi trường. Một số sự cố điển hình như lũ lụt, sạt lở đê, cháy nổ, sập lò khai thác than, lũ quét dầu loang từ các phương tiện vận tải…Cụ thể như sau: Sự cố chìm tàu Bạch Đằng Giang ở khu vực Hòn pháo- Vịnh Hạ Long. Vào dịp tết nguyên đán năm 2003, một tàu Bạch Đằng Giang trong quá trình làm hàng đã bị chìm và gây ra một vệt dầu loang. Tuy nhiên được ứng cứu kịp thời nên không xảy ra thảm hoạ tràn 1600 tấn dầu DO trong hầm tàu ra khu vực Di sản Thiên nhiên thế giới. Sự cố sạt lở đê Hà An: Hai trận bão vào cuối tháng 7, do mưa lớn kéo dài đã làm ảnh hưởng đến tuyến đê Hà An, đặc biệt làm sạt chân và mái ngoài đê xã Hà An một đoạn là 300m. Tuy đã khắc phục được kịp thời sự cố nhưng nguyên nhân tìm ra là do vi phạm hành lang đê điều: một số hộ dân đã san gạt mái ngoài đê để đốt lò, lung vôi, chứa vật liệu xây dựng, có nơi còn xả cả thân đê để lấy chỗ làm nhà, xây dựng quán, làm đường đi… Ngoài ra còn các sự cố sập lò, cháy nổ khí mêtan trong khai thác than cũng đang diễn ra phổ biến. Theo như điều tra cho biết từ năm 1996 đến 2005 nay các vụ cháy nổ xập lò đã cướp đi sinh mạng của 46 công nhân mỏ và làm bị thương nhiều công nhân. Năm 2001 xảy ra vụ nổ khí mê tan tại Mỏ than Mạo khê làm thiệt mạng gần 20 người. Mới đây Công ty than Thống nhất vừa xảy ra vụ nổ khí mê tan làm chết 8 người… Và sẽ còn tiếp những sự cố hầm lò khác. 2.8 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh. Quản lý và bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ có tính chất đa ngành, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của hầu hết các ngành các cấp chính quyền và bên cạnh đó còn phụ thuộc vào thái độ của nhân dân địa phương những người đang sống và chịu đựng trực tiếp tới các thành phần của môi trường. Tổ chức nhà nước về quản lý và bảo vệ môi trường hoạt động thông qua các cơ quan sau: UBND tỉnh: Có vai trò hết sức to lớn trong công tác quản lý môi trường. Trong những năm vừa qua UBND tỉnh đã có những cố gắng lớn nhằm từng bước cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý môi trường, tỉnh đã chỉ đạo các ngành và các bộ phận khác chấn chỉnh lại việc tổ chức quy hoạch lại vùng khai thác khai . Đồng thời đưa ra những quyết định sử lý nghiêm minh các vi phạm ảnh hưởng đến môi trường . Sở Tài nguyên và Môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã được thành lập năm 1993. Sau khi thành lập mặc dù có rất nhiều khó khăn, nhưng sở KHCN&MT đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ và đạt được kết quả ban đầu khá quan trọng trong công tác quản lý môi trường trên địa bàn. - Phối hợp chặt chẽ với sở KH&ĐT, Sở NN&PTNT, Sở TM, Sở CN … và các ban nghành trong triển khai công tác quản lý môi trường. Đưa ra các giải pháp, định hướng thích hợp trong phát triển kinh tế XH đảm bảo bảo vệ môi trường. Thực hiện các quan chắc về chất lượng môi trường và các báo cáo về thực trạng môi trường trên địa bàn tỉnh từ đó kiến nghị các giải pháp.. Ban quản lý Vịnh Hạ Long: Nhận thức ý nghĩa của việc bảo tồn khu Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã được thành lập theo Quyết định 2796 QĐ/UB. với nhiệm vụ là bảo tồn phát huy giá trị di sản, Quản lý và khai thác tiềm năng của Vịnh. Duy trì và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường trong khu vực Di sản Thiên nhiên thế giới… Các tổ chức quản lý nhà nước về môi trường được thành lập đã có nhiều cố gắng và các hoạt động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy đây là một lĩnh vực tương đối mới nhưng do các thành viên có chuyên môn và kinh nghiệm đảm nhiệm nên công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh không bị hẫng hụt và ngày càng phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó phải kể đến, trong hoạt động quản lý vẫn thiếu nguồn nhân lực và sự tham gia của toàn xã hội nên không tránh khỏi những khó khăn nhất định và trong một số trường hợp chưa đạt được yêu cầu thực tế đặt ra như lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khai thác than, khai thác vật liệu xây dựng… 3. Những kết luận chung về tình trạng Môi trường Do địa hình địa mạo Quảng Ninh là 80% là đất đồi núi thì tỷ lệ che phủ rừng là 42,4% (2003) và 45 % (năm 2005 )vẫn còn thấp. Mặc dù trong những năm gần đây độ che phủ rừng tăng lên nhưng rừng có chất lượng lại đang có xu hướng xuy giảm, cả rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn. Thực tế này có ảnh hưởng không ít đến tài nguyên rừng, đất rừng, và đất nông nghiệp do hiện tượng rửa trôi xói mòn sạt nở đất dưới tác động của mưa lũ. Sản xuất than vẫn là ngành công nghiệp gây lên nhiều vấn đề môi trường bức xúc nhất. Trên toàn vùng than từ Đông Triều đến Mông Dương (Cẩm Phả) có nhiều nơi rừng bị chặt phá, địa hình địa mạo biến đổi mạnh do khai thác và thải đất đá bóc tách. Hiện tượng rửa trôi xói mòn, sạt lở đất đã trở thành phổ biến gây bồi lấp sông suối, ao hồ. Bụi khí thải cùng với 100% lượng nước thải chưa được xử lí và các chất độc hại khác phát thải vào môi trường, khu vực dân cư đang là mối đe doạ cho sự phát triển bền vững ngành than và toàn xã hội Cùng với khai thác than, hoạt động của những cơ sở sản xuất công nghiệp như nhà máy xi măng, nhiệt điện Uông Bí, tác động của các vùng khai thác vật liệu xây dựng, của các khu công nghiệp cụm công nghiệp tập trung là yếu tố tạo nên tác động cộng hưởng gây lên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng hơn cùng với ngành than. Hoạt động vận chuyển than, vận chuyển đất đá và nguyên vật liệu trên các tuyến đường với các xe tải hạng nặng, và cách thức che chắn chưa hiệu quả, hoặc vi phạm nguyên tắc trở quá trọng tải… đã và đang thải ra lượng khói bụi, cùng với tiếng ồn trên các tuyến đường gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư, gây mất mỹ quan đường sá và các công trình dân sinh. Tuy hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cố gắng và đóng góp tích cực nhưng thực tế là tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn ngày càng trở lên trầm trọng hơn. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cần có biện pháp cứng rắn, cương quyết, các chính sách, giải pháp đưa ra đồng bộ và và giải quyết có hiệu quả hơn các vấn đề liên quan đến môi trường. V. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 1. Dự báo diễn biến môi trường trong sự phát triển của ngành công nghiệp trong thời gian tới Với sự phát triển của nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp trong thời gian tới thì tác động của công nghiệp đến môi trường là điều không tránh khỏi. Ngành than than trước mắt vẫn là ngành gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất đến năm 2010 sản lượng khai thác than dự báo khoảng 40-45 triệu tấn thì các chất thải cũng tăng theo: Theo tính toán sản lượng khai thác lộ thiên đến 2010 sẽ chiếm 50% tổng sản lượng khai thác do vậyLượng đất đá bóc tách của khai thác lộ thiên ước tính đến 2010 khoảng 120-150 triệu m3 Nều vấn dề quy hoạch đổ thải không tốt thì đây là tác nhân gây ô nhiễm đáng kể đối với môi trường .Cùng với lượng đất đá bóc tách là lượng nước thải hầm lò và từ các moong nếu vẫn chưa được sử lí như hiện nay sẽ là điều đáng lo ngại. Trong giai đoạn 206-2010 trên địa bàn tỉnh sẽ triển khai nhiều dự án mà hoạt động của các dự án này sẽ ít nhiều tác động đến môi trường. Có thể tóm tắt những tác động đó trong các bảng sau: Bảng 22: Dự báo lượng nước thải ngành than đến 2010 Đơn vị:1000m3 Phương pháp khai thác 1999 2000 2005 2010 Hầm lò 19773 22797 30030 33222 lộ thiên 16896 18086 19158 16300 Tổng cộng 36669 40188 49188 69295 (Nguồn; Hiện trạng môi trường khai thác than ở Quảng Ninh 1997) Bên cạnh hoạt động khai thác than là tác động của các khu công nghiệp tập trung và các cơ sở sản xuất công nghiệp đang được phát triển mở rộng trong thời gian tới. Trong đó các tác động đáng lưu ý là: -Khí thải của các lò luyện thép, các nhà máy gạch, các cơ sở sản xuất xi măng, nhà máy điện.. . - Nước thải của các nhà máy chế biến thực phẩm. - Rác thải công nghiệp và các loại tiếng ồn. Bảng 23: Dự báo nước thải của một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến Đơn vị : m3/ ngày Khu CN Cái Lân I Khu CN Cái Lân II Khu CN Hoành Bồ Nhà máy gạch ngói Giếng Đáy Nhà máy thép Cái Lân Điện Xi Măng 5480 16350 25180 190 4200 213760 2140 ( nguồn: Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến 2010). Đối với đa dạng sinh vật: Rừng ngập mặn sẽ bị thu hẹp do hoạt động xây dựng các đô thị mới và chuyển sang hình thức nuôi trồng thủy sản. Trầm tích lục địa có cả vụn than diễn ra liên tục tác động tới hệ sinh thái biển trong vịnh và giảm diện tích thảm cỏ. Thực trạng khai thác tài nguyên, động vật như hiện nay làm suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh vật, động vật hoang dã…Có thể tóm tắt những ảnh hưởng phát triển công nghiệp đến môi trường trong thời gian tới trong bảng tóm tắt các tác động của các dự án phát triển sau: Bảng 24: Dự báo tác động môi trường do các dự án phát triển gây ra. STT Dự án Những tác động lên môi trường Đổ chất thải ô nhiễm Khai hoang rừng ngập mặn Phá rừng và rửa trôi đất đá Hạ Long khu CN cái Lân A X C Khu CN Việt Hưng A B C Cảng Cái Lân, Cảng xăng dầu B12 C C C Khu CN vật liệu XD mở rộng các nhà máy gạch ngói B X C Nhà máy nhiệt điện Hà Khánh A X C Nhà máy xi Măng Hạ Long B X C Cầu Bãi Cháy X X C Cẩm Phả Nhà máy thép và luyện thép Cẩm phả A X C Nhà máy xi măng Cẩm Phả B X C Cảng than Cửa Ông C C C Móng Cái Nhà máy điện công suất 300KW Móng Cái A B C Khu CN Ninh Dương A Khu CN Hải Hoà A Đông triều Xây dựng Cảng Dân Tiến C B X Khu CN VLXD Đông triều A X X Khu CN Mạo khê B X X Uông Bí Khu CN Uông Bí B X X Mở rộng công suất NM xi măng Lam thạch B X X Khu CN Chạp Khê B X X Mở rộng khu nhiệt điện Uông bí 400MW B X C Hoành Bồ Khu CN vật liệu xây dựng B C C Nhà máy nhiệt điện A B C Nhà máy xi măng Hoàn Cầu Hoành Bồ B B C Xi măng Thăng Long Hoành Bồ B B C Yên Hưng Khu CN Đông Mai Yên Hưng B (Nguồn Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh 2010) A- Tác động có tính nghiêm trọng. B - Tác động có tính nghiêm trọng vừa phải. C - Tác động có tính nghiêm trọng không đáng kể. X- Tác động không liên quan 2 Những thuận lợi và thách thức trong việc bảo vệ môi trường khi phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh 2.1 Những thuận lợi Vốn là tỉnh phát triển công nghiệp từ sớm nhất, là công nghiệp khai thác than, một lĩnh vực mà tác động rất lớn đến môi trường. Tuy nhiên trong quá trình phát triển ngành công nghiệp Quảng Ninh cũng có được một số điểm thuận lợi sau: - Quảng Ninh đã rút ra được những bài học kinh nghiệm về vấn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường của nhiều quốc gia có đặc điểm phát triển giống Quảng Ninh và đặc biệt rút ra được những kinh nghiệm từ chính bản thân mình trong quá trình phát triển. Điều này có ý nghĩa rất lớn để phát triển công nghiệp ở Quảng Ninh không đi vào con đường sai lầm. - Trong nhiều năm gần đây phát triển công nghiệp trên thế giới đã bắt đầu chuyển hướng sang phát triển công nghệ có khả năng sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên, công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường với chi phí thấp hơn.Trong nước hiện nay việc chuyển giao công nghệ cũng theo hướng này do đó đối với Quảng Ninh là cơ hội và điều kiện thuận lợi để cải cách hệ thống dây truyền cũ, lỗi thời, đồng thời lắp đặt những máy móc hiện đại, có quy trình xử lý chất thải, để đảm bảo khả năng nâng cao chất lượng môi trường với chi phí thấp. Vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh không chỉ mang tính địa phương tính vùng mà nó thực sự được quan tâm và ủng hộ của nhiều địa phương của Trung ương và vượt ra khỏi phạm vi quốc gia trở thành vẫn đề quốc tế vì trên địa bàn tỉnh diễn biến môi trường sẽ ảnh hưởng đến các địa phương lân cận và ảnh hưởng trực tiếp đến Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Trong một vài năm gần đây tỉnh đã nhận được sự hỗ trợ của Trung ương, của các tổ chức quốc tế như tổ chức JICA ( Nhật Bản), Được nhiều chuyên gia trong nước khảo sát, tư vấn và đưa ra giải pháp môi trường cho Vịnh Hạ Long. Vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh hiện đang được các cấp lãnh đạo hết sức quan tâm. Chương trình quốc gia về phát triển bền vững đã được triển khai và nồng ghép trong công tác lập kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh. Mặt khác nhân dân cũng hết sức đồng tình, ủng hộ vì hơn ai hết họ chính là những người chịu tác động trực tiếp và rõ nhất khi môi trường ô nhiễm. Họ sẽ là kênh cung cấp thông tin chính xác nhất và kịp thời cho các cấp chức năng về thực trạng môi trường. 2.2 Những thách thức trong việc bảo vệ môi trường khi phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới là vẫn tập trung chủ yếu vào việc khai thác tài nguyên khoáng sản nhất là khai thác than. Mâu thuẫn ở đây chính là phát triển công nghiệp trong thời gian tời tỷ lệ thuận với mức độ ô nhiễm môi trường, vì vậy thách thức lớn nhất đối với Quảng Ninh là đang đứng trước một tổ hợp các nhiệm vụ phức tạp vừa gắn bó vừa mâu thuẫn với nhau đó chính là mục tiêu phát triển công nghiệp và nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Một thách thức nữa phải kể đến đó là công nghiệp khai thác khoáng sản chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ kế hoạch khai thác của trung ương ( Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản VN) trong khi vấn đề môi trường lại là vấn đề mang tính địa phương cao do vậy sự phối hợp giữa các cấp trong bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại những kẽ hở, và thực tế là còn thiếu một chính sách môi trường hiệu quả cho các cơ sở sản xuất công nghiệp đây chính là thách thức lớn trong công tác quản lý nhà nước về môi trường. Một thách thức khác rất lan rải là hiện tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu. Quy mô không lớn gây khó khăn cho việc áp dụng công nghệ hiện đại. Hệ thống xử lý chất thải còn thiếu và thô sơ, lại xen kẽ các khu dân cư do vậy gây khó khăn trong công tác quản lý và kiểm soát. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH I. NHỮNG MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010 1. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội, vì vậy đã được cộng đồng thế giới đồng thuận và xây dựng thành chương trình Nghị sự cho từng thời kỳ phát triển. Hội nghị Thượng đỉnh 1992 tại Brazin và hội nghị tại Nam phi 2002 bàn về chương trình hành động để triển khai phát triển bền vững trong thế kỷ 21 đã khẳng định muốn phát triển bền vững thì phải lồng ghép 3 thành tố quan trọng là phát triển kinh tế, phát triển XH và bảo vệ môi trường. đây là ba trụ cột của sự phát triển luôn gắn kết và củng cố nhau. Nhận thức về những vấn đề phát triển bền vững Chính phủ đã có nhiều biện pháp cụ thể là: Thành lập Cục Môi trường (1990), Bộ TNMT (2003). Xây dựng Chiến lược Quốc gia về bảo vệ môi trường (1991-2000), ban hành luật Bảo vệ môi trường 1993…Đặc biệt 8/2004 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (Nghị sự 21 ở VN). Khung định hướng đã đưa ra quan điểm phát triển là: "phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng nhanh đi đôi với tiến bộ công bằng XH và bảo vệ môi trường ", "phát triển kinh tế với XH gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo, môi trường tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học." Trong đó vấn đề môi trường được đề cập đến khía cạnh: - Tránh tình trạng thoái hoá đất. - Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững môi trường nước. - Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên khoáng sản. - Bảo vệ môi trường biển ven biển và hải đảo. - Bảo vệ và phát triển rừng - Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp. - Quản lí chất thải rắn. - Bảo tồn đa dạng sinh học. - Giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu, hạn chế những ảnh hưởng có hại đến biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai. Từ khung định hướng đó kế hoạch tổ chức thực hiện phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai thực hiện.Với việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển bền vững Tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, các ban ngành, các tổ chức Xh, các huyện, thị xã, và đại diện các Tổng công ty. Trong đó Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của tỉnh về tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình, các dự án về phát triển bền vững. Tỉnh đã xây dựng văn kiện chương trình nghị sự 21cho tỉnh, cho các huyện, thị xã và thành phố. Với phương hướng phát triển KT-XH đến năm 2010 thì phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường là hai nhiệm vụ gắn chặt không thể tách rời. Đây là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho tỉnh Quảng Ninh phát triển bền vững theo tinh thần của Nghị sự 21 của tỉnh đã xây dựng. 2. Mục tiêu phương hướng phát triển công nghiệp giai đoạn (2006-2010) Trong Báo cáo chính trị cuả Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XII nhiệm kỳ (2006-2010) đã đưa ra mục tiêu phương hướng phát triển công nghiệp cụ thể như sau: Mục tiêu: tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm hiệu quả sản xuất công nghiệp Khuyến khích mọi thành phần kinh tế sản xuất công nghiệp phù hợp với quy hoạch, lợi thế địa thế địa phương và nhu cầu thi trường. Nâng cao sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ, tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ bình quân là 19-20%/năm. Đến 2010 Quảng Ninh là một trung tâm sản xuất than, nhiệt điện chạy than, xi măng, đóng tầu hàng đầu của đất nước. Trên cơ sở quy hoạch, phát triển sản xuất than đảm bảo nhu cầu của nền kinh tế là chính, xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hiện đại hoá trong nội bộ ngành. Thực hiện tiết kiệm tài nguyên nâng cao tính an toàn trong sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu đến năm 2010 đạt từ 40-45 triệu tấn. Phối hợp ngành điện triển khai tuyến chuyển tải điện 500KV Hà Đông- Hoành Bồ, nâng cấp, hiện đại hoá tuyến 110KV, 220KV hiện có và nghiên cứu phát triển tuyến mới. Hoàn thiện việc cải tạo và mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2, Cẩm phả, Hà khánh (Hạ Long). Triển khai các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Mông Dương, Mạo Khê, nhà máy điện Diezen trong cụm CN đóng tàu thuỷ Cái lân. Phấn đấu 2010 tổng công suất điện khoảng 2000-2200MW. Đẩy mạnh tiến độ đầu tư các cơ sở sản xuất xi măng hiện như xi măng Hạ Long, Cẩm Phả, Lam Thạch. Đồng thời duy trì tốt các cơ sở sản xuất hiện có. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản lượng xi măng đạt trên 6 triệu tấn. Tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp VLXD khác (gạch ngói, gốm sứ mỹ nghệ) Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng công nghiệp đóng tầu Cái Lân, phát triển các dịch vụ sửa chữa. Có cơ chế phù hợp thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, quan tâm tới phát triển công nghiệp nhẹ. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng các khu CN đã được Chính phủ phê duyệt, triển khai một số KCN, khu chế xuất mới theo quy hoạch dọc QL18A. Phát triển các cụm công nghiệp vùa và nhỏ.. Chấn chỉnh công tác quản lý, khai thác hiệu quả, hợp lí các nguồn tài nguyên, ngăn ngừa các hoạt động khai thác ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và danh lam thắng cảnh. 3. Phương hướng bảo vệ môi trường trong thời gian tới Theo báo cáo chính trị chỉ ra phương hướng bảo vệ môi trường trong thời gian tới là: Quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái, tạo sự chuyển biến đồng bộ về nhận thức cà hành động trong gìn giữ và bảo vệ môi trường. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, xây dựng các nhà máy xử lý chất thải và các khu vực chứa chất thải. Tập trung khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, khu vực khai thác than và khoáng sản, các khu dân cư, nông thôn gần khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Phấn đầu 2010 có 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các trang thiết bị bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Trên 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, trên 60% các đô thị và 100% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn BVMT, trên 90% chất thải rắn được thu gom, xử lý trên 70% chất thải rắn nguy hại… Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, thường xuyên kiểm soát ô nhiễm và ứng cứu sự cố kịp thời, tập trung nghiên cứu, điều tra cơ bản các nguồn tài nguyên, điều kiện tự nhiên… phục vụ cho các yêu cầu khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. II MỐT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 1. Giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp Lựa chọn công nghệ thích hợp vừa bảo đảm tốc độ tăng trưởng và phát triển công nghiệp vừa đảm bảo bảo vệ môi trường . Đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp trên đia bàn tỉnh bình quân 2010 là 19-20% /năm tất yếu dẫn đến tăng lượng chất thải vào môi trường. Tuy vậy vấn đề có ý nghĩa quyết định đến khai thác và sử dụng tài nguyên và lượng chất thải tạo ra lại là công nghệ dùng trong sản xuất. Trình độ công nghệ càng cao thì khả năng gây ô nhiễm càng giảm, và khai thác càng hiệu quả tài nguyên. Mặt khác thực tế cho thấy công nghệ áp dụng trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh lại chưa đáp ứng được yêu cầu do đó giải pháp công nghệ trong phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới cần được đặc biệt chú ý cụ thể là: - Đối với khai thác than: Cần giảm dần tỷ lệ khai thác lộ thiên . Tuy khai thác lộ thiên có hiệu quả về mặt năng xuất và giá thành thấp nhưng nó lại gây phá huỷ không gian trên diện tích rộng và rất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan tự nhiên, chính vì thế mà khoản tiết kiệm được lại không thể bù đắp được các chi phí về mặt môi trường. Hiện nay tỷ lệ khai thác lộ thiên và hầm lò là 65/35. Trong thời gian tới cần chuyển đổi hình thức khai thác lộ thiên sang hình thức khai thác hầm lò với tỷ lệ 40/60. Bên cạnh chuyển dần hình thức khai thác cũng cần tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến thay cho công nghệ đã cũ và lạc hậu. Ví dụ như cột chống thuỷ lực, Máy khấu than trong hầm lò, nổ mìn vi sai, thuốc nổ cân bằng ô xi…Trong khai thác lộ thiên cần tăng cường đầu tư vận chuyển than bằng đường sắt, giảm vận chuyển bằng ô tô. Tăng cường sàng tuyển ướt thay thế cho sàng tuyển khô. Đối với vận chuyển than, các đường vận chuyển phải được kiên cố hoá bê tông, các phương tiên vận chuyển phải đảm bảo tiêu chuẩn vận chuyển đúng nguyên tắc và có giải pháp che chắn an toàn. Đối với các cơ sở sản xuất gặch ngói, sành sứ: Hướng tới sử dụng công nghệ tiên tiến, thích hợp để hạn chế khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Các cơ sở sản xuất sành sứ khuyến khích dùng công nghệ lò đốt ga, các cơ sở gốm sứ khuyến khích dùng công nghệ lò tuynen, đốt than hoặc dầu DO. Các cơ sở gạch ngói phân tán không đủ điều kiện đốt lò tuynen thì sử dụng công nghệ lò đứng cải tiến. Đối với các nhà máy điện, xi măng: Có công nghệ tiên tiến xử lý bụi và chất khí độc hại ví dụ như thiết bị lọc bụi tĩnh điện, lò tầng sôi than pha bột đá… Từng bước loại trừ dần công nghệ lò đứng. Có những công trình xử lý có khả năng tuần hoàn tái sử dụng. Đối với các cụm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung, các dự án mới cần ưu tiên cho các dự án sử dụng công nghiệp sạch hoặc công nghệ ít chất thải.Các cơ sở sản xuất mới phải có công nghệ ít nhất đảm bảo những yêu cầu tối thiểu về môi trường. Các cơ sở sản xuất cũ phải được cải tiến công nghệ, lắp đặt công nghệ mới, thiết bị lọc và sử lý. Cần chú trọng công tác chuyển giao công nghệ , tăng cường đầu tư vốn cho sản xuất công nghiệp để trang bị công nghệ phù hợp. 2. Giải pháp về hoàn thiện tổ chức sản xuất công nghiệp Hoàn thiện tổ chức sản xuất công nghiệp theo hướng kết hợp phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường. Việc bố trí sản xuất công nghiệp vốn đã rất có ảnh hưởng rất lớn tới nhiều khía cạnh trong đó khía cạnh về không gian, môi trường là khía cạnh mà cần phải quan tâm. Nếu phân bố công nghiệp quá lớn vào một vùng sẽ làm tăng lượng chất thải hoạc công nghiệp quá phân tán manh mún sẽ khó khăn trong liên kết kinh tế và quản lý môi trường .. Do đó tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ cũng cần có giải pháp cụ thể. Đối với ngành khai thác than: Vừa đảm bảo khai thác than vừa phải đảm bảo việc bố trí các phương tiện phụ trợ hợp lý. Trước tiên tuyệt đối không bố trí khai thác ở các vùng nhạy cảm môi trường đã xác định là vùng cấm khai thác ( Cao Vân, Diễn Vọng, Đồng Ho, Hồ Yên lập, Yên Tử, Khu vực thượng nguồn các lưu vực hồ phía Bắc và Đông huyện Đông triều.) Có giải pháp di dời các khu sàng tuyển cho phù hợp. Thu hẹp dần các bến cảng xuất than, chỉ xuất than ở một số cảng cố chuyên dụng như Km6, Cửa ông, Khe Dây, Điền Công… Đối với các công trình phụ trợ: cần bố trí Các bãi thải của các mỏ. Các bãi rác thải tồn đọng lâu ngày cần có phương án xử lý ngay. Bắt buộc phải tiến hành sử lý nước thải từ mỏ vì nước thải từ mỏ thường chứa nhiều axít. Cần xây dựng hệ thống hồ chứa nước thải , hệ thống kênh mương dẫn nước thải bằng đá vôi vì nó có khả năng trung hoà axít và làm giảm độ đục của nước từ đó sẽ làm nhạt nước và có thể tái sử dụng cho công nghiệp. Đối với các khu công nghiệp cần quy hoạch xa với khu dân cư, cần bố trí để sử dụng chung kết cấu hạ tầng, xây dựng trạm nước thải tập trung và có phương án sử lý thải tập trung. Các cơ sở sản xuất nên bố trí tiện đường giao thông và nguồn nguyên liệu để tránh tình trạng vận chuyển nhiều lần. 3. Giải pháp tổ chức xử lý chất thải công nghiệp. Xử lý chất thải công nghiệp là biện pháp quan trọng để giảm mức độ ô nhiễm môi trường. Trong hoạt động công nghiệp các chất thải ra ngày càng nhiều ở cả dạng khí, dạng lỏng và rắn. Các chất này được tích luỹ lâu ngày trong khu vực công nghiệp dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí do vậy cần có giải pháp xử lý triệt để. Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có tên trong danh mục quyết định 64 của Chính Phủ và cần xử lý trong giai đoạn tới là: Bãi giác Vũng Đục- Cẩm Phả; Công ty than Đèo Nai. Công ty than Cọc Sáu; nhà máy điện Uông Bí; nhà máy Tuyển than Nam Cầu trắng; bệnh viện đa khoa tỉnh. Cần có giải pháp xử lý ngay những cơ sở này đồng thời để chủ động từng bước giải quyết các vấn đề môi trường tỉnh cần nghiên cứu lập danh mục các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Có thể đề xuất một số giải pháp xử lý sau: Đối với sản xuất than. Sử dụng bãi thải trong có công suất lớn và sớm ổn định bãi đổ thải, Đổ thải giật tầng tạo mái lợp hợp lý nhanh, ổn định. Rác nằm cao và không được chôn sâu vào tầng chứa nước. Quanh bãi rác cần bố trí một mạng lưới lỗ khoan quan trắc nước dưới đất nhằm phát hiện hiện tượng nhiễm bẩn và sử lý kịp thời .Có kế hoạch trồng cây và các biện pháp hoàn nguyên bãi thải và khai trường đã ổn định. Với nước thải mỏ và nước sàng tuyển: Có hệ thông kênh mương dẫn nước tập trung trên các khai trường, không để nước chảy tràn lan. Có các công trình xử lý độ chua của nước thải (xây dựng các đạp hồ chứa, mương dẫ bằng đá vôi để trung hoà axít.). Có hệ thống bể lắng có khả năng tận thu nước tuần hoàn cho các nhà máy sàng tuyển than. Tổ chức nạo vét thường xuyên hay đột xuất khi các kênh, mương, sông suối thoát nước mỏ bị bồi lắng Đối với các khu công nghiệp và các cơ sở công nghiệp độc lập: Từng nhà máy phải có trách nhiệm xử lý sơ bộ, sau đó nước thải thu gom về xử lý chính tại cơ sở xử lý của toàn khu đảm bảo theo tiêu chuẩn môi trường. Khí thải từng nhà máy có trách nhiệm xử lý riêng rẽ đảm bảo tiêu chuẩn. Bố trí khu vực thải hợp lý đủ dung tích chứa và bố trí đầy đủ các công trình xử lý. 4. Giả pháp vốn đầu tư Tăng cường đầu tư cho công nghiệp, đầu tư có hiệu quả và đảm bảo yêu cầu phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường Vốn là yếu tố hết sức quan trọng trong việc đầu tư sản xuất, đưa tiến bộ công nghệ vào sản xuất công nghiệp, thực trạng cho thấy trên địa bàn đầu tư phát triển cho ngành công nghiệp còn thấp đây là một trong những nguyên nhân của tình trạng công nghệ lạc hậu, xuống cấp của một số đường giao thông chuyên dụng trong vận chuyển. Giải pháp về vốn tập trung vào hai khía cạnh là huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả cho phát triển sản xuất công nghiệp và bảo vệ môi trường Vốn huy động từ ngân sách nhà nước (cả Trung ương và địa phương) tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng mặt bằng cho các nhà đầu tư sản xuất công nghiệp, đầu tư xây dựng các công trình giao thông , nhất là đường chuyên dụng. Đầu tư nghiên cứu khoa học và khuyến khích nghiên cứu khoa học để đưa những ứng dụng xử lý chất thải vào sản xuất công nghiệp. Đảm bảo chính sách tín dụng ưu tiên cho các dự án vay để đổi mới dây truyền sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất, mua sắm trang thiết bị… Vốn có thể huy động từ tư nhân bằng cách tăng cường cổ phần hoá các cơ sở sản xuất công nghiệp đây là giải pháp vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất vừa tạo vốn nhằm đổi mới hoạt động sản xuất nâng cao tính trách nhiệm trong sản xuất. Vấn đề sử dụng vốn trong đầu tư công nghệ cần hết sức lưu ý. Đối với các lĩnh vực yêu cầu công nghệ hiện đại cần mua sắm hiện đại ngay từ đầu, đối với việc chuyển giao công nghệ trong một số lĩnh vực nhất thiết phải chú ý đến giá trị sử dụng lâu dài, Tránh tình trạng đầu tư vào các công nghệ đã lỗi thời vừa không đạt hiệu quả sản xuất, lãng phí vốn và tốn chi phí về thời gian. 5. Giải pháp trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng Rừng là nguồn tài nguyên quý của Quốc gia, đối với tỉnh Quảng Ninh rừng lại có ý nghĩa càng lớn. Đối với môi trường tự nhiên rừng sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái, duy trì các hệ đa dạng sinh học vốn có của tỉnh, chống rửa trôi xói mòn, xại lở đất do khai thác mỏ. Về mặt kinh tế, rừng Quảng Ninh có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp lượng gỗ trụ mỏ,chống lò cho công nghiệp khai thác mỏ trong những năm gần đây khi tỷ lệ khai thác hầm lò tăng lên thì nhu cầu về gỗ trụ mỏ, chống lò ngày càng cao. Theo ước tính của các chuyên gia cần khoảng 45-50m3 cho 1000 tấn than được khai thác, gỗ còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nội thất, các sản phẩm chế biến khác. Một số Giải pháp trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng: - Trồng rừng ở những đồi trọc, những khai trường đã khai thác cần được hoàn trả lại rừng. - Lựa chọn các nhóm cây trồng phù hợp với loại đất trồng, là đất đã khai thac mỏ hay đất trống đồi trọc. - Các dự án trồng rừng phải chi tiết về nguồn vốn, chủng loại cây trồng, thời gian không gian, để gắn tính trách nhiệm với các đơn vị trồng rừng, và để thuận lợi cho quản lý, kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả của dự án trồng rừng - Xã hội hoá việc trồng rừng để thu hút dân cư và các khu vực khác tham gia. - Rừng sau khi trồng mới phải được chăm sóc liên tục và đúng mức tránh tình trạng trồng lấy lệ, hình thức, không chăm sóc làm cho rừng sau khi trồng không có chất lượng, không phát huy được ý nghĩa, vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và cung cấp nguyên liệu. - Có chính sách ưư đãi khuyến khích những người tham gia hoạt động chăm sóc, bảo vệ rừng. - Có chính sách khai thác hiệu rừng quả đồng thời đi kèm với một chính sách sử phạt nghiêm minh đối với các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên rừng. 6. Giải pháp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khi phát triển công nghiệp Tăng cường vai trò và hoàn thiện các công cụ quản lý nhà nước nhằm hạn chế tác động tiêu cực của phát triển công nghiệp đến bảo vệ môi trường Vai trò của công tác quản lí nhà nước về môi trường là rất lớn. Với một cơ chế quản lý lỏng lẻo cùng với các giải pháp không khả thi thì ô nhiễm môi trường sẽ càng trở lên trầm trọng và trái lại sẽ giảm được đáng kể những tác động đến môi trường của hoạt động sản xuất công nghiệp. Hoạt động quản lý nhà nước về môi trường có thể thông qua các biện pháp: Chủ động hoạch định kế hoạch bảo vệ môi trường, duy trì và phát triển môi trường trong mối quan hệ chặt chẽ, hài hoà với thực hiện mục thiêu về phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới (2006-2010). Các cấp chức năng cần triển khai, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường như các luật về khai thác,sử dụng tài nguyên khoáng sản; luật quản lý nhà nước về môi trường nước, không khí, chất thải rắn, luật thuế môi trường; phí gây ô nhiễm môi trường… một cách linh hoạt. UBND tỉnh có thể ra các quyêt định đình chỉ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng hệ thống kiểm soát chỉ huy trong quản lý môi trường thông qua việc yêu thành lập các bộ phận chuyên trách về môi trường ngay trong những ngành công nghiệp mà có tác động mạnh đến môi trường. Lấy hệ thống tiêu chuẩn chất lượng môi trường làm căn cứ cho việc đánh giá, xét duyệt cấp giấy phép cho các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, đồng thời lấy đó làm căn cứ để ra các quyết định xử phạt vi phạm các vấn để về môi trường. Mở rộng quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý và bảo vệ môi trường cho các địa phương. Đối với các cơ sở sản xuất lớn và có tác động nhiều đến môi trường cần có hệ thống kiểm soát môi trường tự động trong các cơ sở, các cơ sở phải thường kỳ báo cáo đánh giá tác động môi trường trước cơ quan nhà nước quản lý về môi trường. Đưa ra các biện pháp khuyến khích các tổ chức phi chính phủ và nhân dân cùng tham gia kiểm soát. 7. Một số biện pháp Bảo vệ môi trường theo cơ chế thị trường khi phát phát triển công nghiệp Theo nguyên tắc doanh nghiệp nào gây ô nhiễm nhiều mà tiếp tục hoạt động sẽ phải trả tiền cho hoạt động gây ô nhiễm đó vì thề các giải pháp về thị trường được đề cập đến là Đánh thuế ô nhiễm: Trên cơ sở chuẩn về môi trường trong giới hạn cho phép về mức đô gây ô nhiễm có thể áp dụng một mức thuế doanh nghiệp công nghiệp tuỳ theo mức độ gây ô nhiễm. Thành lập quỹ bảo vệ môi trường: Quỹ bảo vệ môi trường sẽ được hình thành từ các nguồn như thuế môi trường, tiền phạt các vi phạm…Quỹ này sẽ dùng để trợ cấp cho các hoạt động giảm ô nhiễm môi trường. Hiện tại ngành than đã hình thành quỹ bảo vệ môi trường với 1% giá thành sản xuất than tuy vậy theo đánh giá thì so với mức độ gây ô nhiễm của ngành than thì trích 1% là còn quá thấp.Mặt khác việc sử dụng quỹ môi trường của ngành than cũng còn nhiều bất cập cụ thể là mới chỉ có khoảng 26% quỹ này phân bổ cho các địa phương, còn lại được phân bổ trong các đơn vị ngành than thực hiện công tác bảo vệ môi trường, Nhiều hạng mục thuộc chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và phí thường xuyên trong sản xuất lại được hạch toán vào quỹ Bảo vệ môi trường vì thế mà số tiền giành cho bảo vệ môi trường càng hạn hẹp. Giải pháp đề xuất trong thời gian tới là tăng thêm tỷ lệ trích quỹ môi trường đối với ngành than. Đồng thời với một số ngành như điện, sản xuất xi măng cũng hình thành quỹ bảo vệ môi trường. Có giải pháp kêu gọi đóng góp quỹ bảo vệ môi trường từ dân cư, các tổ chức trong và ngoài nước… Kết luận: Trên đây mới chỉ là những giải pháp sơ bộ về bảo vệ môi trường khi phát triển công nghiệp. Trong thời gian tới phát triển công nghiệp và vấn đề môi trường vẫn là những điểm nóng thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, ngành, và dân cư vì đây thực sự là vấn đề rất cấp bách. Để có thể giữ gìn một môi trường trong sạch khi phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền, Tính trách nhiệm của các đơn vị sản xuất công nghiệp, sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức và sự ủng hộ nhiệt tình của mọi tầng lớp dân cư. VI Một số kiến nghị Trong thời gian nghiên cứu đề tài nhận thấy vấn đề môi trường trong thời gian tới là một vấn đề hết sức bức xúc tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: Thứ nhất là vấn đề sử dụng quỹ bảo vệ môi trường Hiện nay theo quyết định 137/2005/NĐ- CP về thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, theo đó Tỉnh Quảng Ninh sẽ được hưởng lợi đáng kể từ chính sách này. Bình quân mỗi năm tính ra sẽ có khoảng 200 tỷ đồng để chi phí cho công tác khôi phục và bảo vệ môi trường. Do đó việc sử dụng quỹ bảo vệ môi trường Cần đưa ra hạng mục sử dụng cụ thể nhằm sử dụng có hiệu quả và đảm bảo đúng ý nghĩa của các khoản hình thành quỹ bảo vệ môi trường Thứ hai là đối với vấn đề chuyên môn trong công tác đánh giá môi trường trong các cơ sở sản xuất công nghiệp có tác động lớn đến môi trường Công nghiệp địa phương cần có cán bộ chuyên trách về môi trường. Tức là ngay trong các đơn vị sản xuất công nghiệp với quy mô lớn hoặc có ảnh hưởng đến môi trường nhiều cần có một đội ngũ cán bộ chuyên trách có chuyên môn. Trên thực tế thì hiện nay loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường cao đều không có cán bộ chuyên trách về môi trường chủ yếu là bố trí các cán bộ của các phòng kế hoạch hay phòng an toàn kiêm nhiệm. Do vậy việc đánh giá tác động môi trường và diễn biến môi trường do cơ sở sản xuất công nghiệp đơn vị mình chưa chuẩn xác và thiếu giải pháp xử lý kịp thời. Trong thời gian tới nhất thiết phải quan tâm đến vấn đề này KẾT LUẬN CHUNG Mục tiêu lớn nhất và có ý nghĩa nhất của phát triển kinh tế - xã hội là vì con người, vì lợi ích của mọi tầng lớp dân cư. Do đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội luôn phải bảo đảm phát triển bền vững vì mục tiêu lâu dài. Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là thế mạnh của tỉnh nhằm phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, mang lai hiệu quả cao về mặt kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình phát triển ngành công nghiệp then chốt, Quảng Ninh cũng đang phải đối mặt với tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp và ô nhiễm. Để đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài và vì lợi ích của dân cư thì phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải tính đến yếu tố môi trường tự nhiên là điều tất yếu. Trong thời gian thực tập 15 tuần tại Sở Kế Hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu Một số giải pháp phát triển công nghiệp gắn với Bảo vệ môi trường tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Th.S Bùi Thị Lan, cán Bộ hướng dẫn Nguyễn Mạnh Cường Trưởng phòng Tổng hợp, cùng các cán bộ trong sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh. Do điều kiện về thời gian và còn chưa có kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc quan tâm đến vấn đề nghiên cứu để đề tài hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Kinh tế phát triển - NXB Lao động- Xã Hội Hà nội 2005 - Giáo Trình Kinh tế và quản Lý môi trường - NXB Thống kê Hà Nội 2003. - Giáo trình Kế hoach hoá phát triển kinh tế xã hội - NXB - Giáo trình Kinh tế công nghiệp - NXB Thống kê Hà Nội 2003 - Giáo trình Thống kê kinh tế - NXB Thống kê Hà Nội - Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh 2003. - Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến 2010. - Dư địa chí Quảng Ninh Tập I, Tập II, Tập III. - Đề cương Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến 2010. - Kế hoach phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2006. - Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn (2006-2010). - Thông tư hướng dẫn về việc triển khai thực hiện QĐ của Thủ tướng Chín phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. - Tài liệu Hội nghị tập huấn Ngành kế hoạch và Đầu tư 8/2005 về Phát triển bền vững trong công tác kế hoạch. - Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2005. - Báo Quảng Ninh số 21, số 22, số 23 tháng 3/2006. - Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (nhiệm kỳ 2005-2010). MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32263.doc
Tài liệu liên quan