Chuyên đề Một số giải pháp phát triển nghề rừng ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang

Qua sự phân tích trên ta thấy trong những năm trở lại đây ngành Lâm nghiệp huyện Yên Thế đã có bước phát triển mạnh mẽ. Hiện nay tỷ lệ che phủ tự nhiên của huyện là 48 % và trong những năm tới thì huyện có chủ trương nâng độ che phủ nên 50 %. Nhìn lại sự phát triển của ngành Lâm nghiệp huyện Yên Thế ta có thể thấy có hai giai đoạn rõ dệt : - Giai đoạn thứ nhất : trước năm 2000 đây là giai đoạn mà ngành Lâm nghiệp của huyện chưa phát triển. Giai đoạn này ngành Lâm nghiệp chủ yếu là dựa trên sự khai thác từ những cánh rừng tự nhiên, vấn đề trồng rừng và chăm sóc rừng chưa được chú ý. Do vậy đây là giai đoạn mà rừng bị tàn phá nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng tới diện tích rừng và trữ lượng rừng. Độ che phủ rừng trong giai đoạn này bị suy giảm nghiêm trọng.

doc63 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển nghề rừng ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23,6 ha . Như vậy ta thấy trong năm 2006 diện tích rừng đã phát triển mạnh mẽ điều này là tốt đối với ngành lâm nghiệp, nó thể hiện vai trò vị trí ngành lâm nghiệp ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế. Điều này chứng tỏ rằng sản xuất lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, lợi ích đem lại từ trồng rừng là rất lớn, chính vì những lợi ích này mà nhân dân đã đẩy mạnh diện tích rừng trồng, chuyển đổi các diện tích đất khác sang sản xuất lâm nghiệp. Sự chuyển đổi này đã làm cho diện tích rừng tăng lớn hơn so với phần diện tích đất đã qui hoạch cho Lâm nghiệp. Bên cạnh đó ta thấy diện tích rừng tự nhiên giảm điều này là do phần diện tích rừng tự nhiên kinh tế đã đi vào chu kỳ khai thác. Diện tích rừng tự nhiên giảm nhưng diện tích rừng phòng hộ tự nhiên vẫn được đảm bảo. Tổng diện tích rừng phòng hộ huyện là 1406,1 ha ( trong đó rừng tự nhiên còn lại là 1553,3 ha ). Trong tổng diện tích rừng của huyện Yên Thế năm 2006 14699,3 ha thì có 1401,1 ha rừng phòng hộ và có 13298,2 ha rừng sản xuất. Như vậy trong huyện tỉ lệ rừng sản xuất là rất lớn điều này phản ánh tiềm năng phát triển nghề rừng của huyện. Rừng ở huyện Yên Thế được phân bổ ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện trừ hai thị trấn đó là thị trấn Cầu Gồ và thị trấn Bố Hạ. Sự phân bổ cụ thể của rừng ở huyện Yên Thế như sau : Bảng 9: Sự phân bổ và độ che phủ của rừng huyện Yên Thế STT Xã, Thị trấn Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích có rừng (ha) Tỷ lệ che phủ tự nhiên (%) 1 An Thượng 792,86 165,5 20,9 2 Bố Hạ 588,8 6,7 1,1 3 Canh Nậu 3570 2358,3 50,8 4 Hương vỹ 687,1 102,1 14,9 5 Hồng Kỳ 920,0 263,3 26,2 6 Phồn Xương 780,21 104,4 13,4 7 TT.Bố Hạ 107,51 - - 8 TT. Cầu Gồ 197,24 - - 9 Tam Hiệp 899,6 439,5 43,0 10 Tam Tiến 2994,0 2017,7 39,8 11 Tiến Thắng 2126,3 1007,5 35,3 12 Tân Hiệp 735,11 188,9 25,7 13 Tân Sỏi 682,0 42,2 6,2 14 Xuân Lương 2512,5 1365,9 31,1 15 Đông Sơn 2613,6 1401,7 42,1 16 Đồng Hưu 2169,3 1271,6 37,2 17 Đồng Kỳ 710,0 102,7 14,5 18 Đồng Lạc 790,0 83,0 10,5 19 Đồng Tiến 3819,0 2265,4 30,1 20 Đồng Vương 2436,0 1412,9 30,3 Tổng 30125,15 14699,3 32,4 ( Nguồn : Hạt kiểm lâm huyện Yên Thế ) ( Chú ý : tỉ lệ che phủ tính ở bảng trên đó là chỉ tính đối với diện tích rừng > 3 năm tuổi ). Năm 2006 tỉ lệ che phủ tự nhiên của huyện Yên Thế là 48 %, trong những năm tới huyện có chủ trương phát triển trồng rừng và nâng độ che phủ lên 49,2 % năm 2007. Để đảm bảo cho sự phát triển trồng rừng trong những năm tới huyện có chủ trương qui hoạch đất để phát triển ngành Lâm nghiệp. Tổng diện tích đất qui hoạch cho phát triển Lâm nghiệp là 943,3 ha phần đất qui hoạch cho lâm nghiệp được lấy từ diện tích cây Lau, lách là 385,1 ha, diện tích đất cây bụi là 374,4 ha và từ rừng gỗ tái sinh nhiều là 183,8 ha. Trong 943,3 ha đất qui hoạch cho lâm nghiệp trong đó có 548,2 ha qui hoạch cho trồng rừng phòng hộ, còn lại 465,1 ha qui hoạch cho rừng sản xuất. 2. Thực trạng phát triển giống cây Lâm nghiệp ở huyện Trong ngành Lâm nghiệp cũng như ngành sản xuất khác thì giống cây rất quan trọng. Chất lượng giống cây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cây trồng, đặc biệt trong ngành lâm nghiệp một ngành có chu kì sản xuất dài, vốn đầu tư lớn thì chất lượng giống càng quan trọng nó ảnh hưởng lớn tới chi phí cũng như hiệu quả của quá trình sản xuất. Nếu giống cây có chất lượng tốt thì thời gian sinh trưởng ngắn, cây phát triển tốt và như vậy làm giảm bớt được chu kỳ sản xuất. Trong những năm tới huyện Yên Thế có chủ trường đưa giống mới vào sản xuất đặc biệt là các giống cây có chất lượng. Để làm được điều này cần tiến hành quản lý tốt các cơ sở sản xuất giống từ nguồn gốc cây mẹ, cũng như quá trình sản xuất. Đưa ra nhiều điều kiện khắt khe cho các cơ sỏ sản xuất giống. Nếu cơ sở nào không đủ tiêu chuẩn sẽ không cấp phép hoặc tịch thu giấy phép kinh doanh. Giống cây trồng ngành Lâm nghiệp của Huyện chủ yếu do 3 cơ sở sản xuất giống đó là : Lâm trường ( LT ) Yên Thế, LT Đồng Sơn, Cơ sở sản xuất giống ( CSSXG ) Rừng dài ở Bản rừng dài – Tam tiến – Yên thế, và 59 hộ sản xuất cây trồng khác ( nhưng không đáng kể ). Sau đây là kế hoạch sản xuất giống cây Lâm nghiệp năm 2007 Bảng 10: Kết quả sản xuất giống cây lâm nghiệp Đơn vị : Cây Các cơ sở Kế hoạch năm 2007 Đã thực hiện tính đến Tháng 1 năm 2007 Tổng KH Trong đó Tổng sản xuất Trong đó B. Đàn Keo B. Đàn Keo 1. LT Y.Thế 2. LT Đ. Sơn 3.CSSXG R.Dài 750 000 5 triệu 1.2 – 1.5 triệu 540 000 4 triệu 210 000 1 triệu 236 000 8 vạn 120 000 5,7 vạn 116 000 2,3 vạn ( Nguồn : Điều tra thực tế ) Bên cạnh đó còn phải kể đến 48 hộ sản xuất giống cây lâm nghiệp trên toàn địa bàn huyện ( không có số liệu thống kê cụ thể ). Tất cả các giống cây trồng được sản xuất trên địa bàn huyện không chỉ phục vụ cho nhu cầu trồng rừng trên địa bàn huyện mà còn phục vụ cho một số huyện khác trong tỉnh như Tân Yên, Lạng Giang, Lục Ngạn … Các giống cây chủ yếu : bao gồm các loại cây như Bạch đàn, Keo, Chám, Mây nếp, Nhãn …. Trong đó chủ yếu là Bạch đàn và Keo đây cũng là hai giống cây trồng chính ở trong Huyện - Bạch Đàn chủ yếu là bạch đàn hom và mô ( nếu chăm sóc tốt sau 3 năm cho thu hoạch ) dòng PN14, U6 trong đó chủ yếu là PN14 cây giống mẹ được mua tại Quảng Ninh. Đây là những giống cây có chất lượng cao, có chu kỳ kinh tế ngắn có thời gian từ sản xuất đến khai thác ngắn do vậy có thể rút ngắn được thời gian sản xuất tăng khả năng thu hồi vốn . Nhờ vậy có thể nâng cao được hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng. - Keo chủ yếu là trồng bằng cách giâm hom, giống chủ yếu là BV10 và một số keo hạt tai tượng 3. Thực trạng trồng và chăm sóc rừng 3.1. Thực trạng trồng rừng Để đảm bảo thực hiện tốt việc trồng rừng thì cần đủ chi phí để đảm bảo cho việc trồng rừng được tiến hành. Chi phí trồng rừng đã được cụ thể hoá thành các định mức kinh tế kỹ thuật. Theo định mức kinh tế kỹ thuật thì chi phí trồng mới vào khoảng 1.673.575 đồng và chi phí này được chia cụ thể như sau : Bảng 11 : Chi phí trồng mới 1ha rừng Các chỉ tiêu Chi phí (đồng ) 1.Xử lí thực bì 2. Đào hố ( 40x40x40 cm ) 3. Lấp hố 4.Phân bón lót 5.Chi phí vận chuyển (Cây giống+phân ) 6. Dặm cây (10% ) 7. Chi phí thiết kế 314715 566487 239183 125886 264361 62943 100000 Tổng chi phí 1673575 ( Nguồn : Lâm trường Đồng Sơn ) Hiện nay trong toàn huyện Yên Thế tổng diện tích rừng trồng của huyện năm 2006 là 13146 ha.Trong năm 2006 trên toàn huyện tiến hành trồng mới được 1000 ha rừng. Trong 13146 ha rừng trồng được phân theo độ tuổi cụ thể như sau : Bảng 12: Diện tích rừng trồng theo độ tuổi năm 2006 Độ tuổi I II III IV V Diện tích (ha) 5524,8 572,2 4067,7 2963,5 17,8 ( Nguồn : Hạt kiểm lâm huyện Yên Thế ) Ta thấy diện tích rừng 1 năm tuổi là 5524,8 ha là rất lớn. Điều này chứng tỏ rằng năm 2006 diện tích đất được sử dụng cho trồng rừng tăng mạnh. Có được điều này là do chủ trương chính sách của huyện trong việc phát triển ngành Lâm nghiệp như hỗ trợ về giống cây, thực hiện một số chương trình trồng rừng 135 …. Và nó chứng minh rằng hiệu quả thu được từ việc phát triển trồng rừng là lớn. Điều này đã chứng minh cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành Lâm nghiệp trong những năm qua trên địa bàn huyện. Trong cơ cấu rừng trồng ở huyện Yên Thế thì các loại cây được trồng chủ yếu là Bạch Đàn và Keo. Đây là hai loại cây trồng chính, chủ yếu cho các loại rừng kinh tế. Ưu điểm của các loại cây này là phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, có chu kỳ sinh trưởng ngắn (thường sau 4-5 năm cho thu hoạch ), chi phí đầu tư thấp.Trong những năm qua cây Bạch Đàn và keo đã chứng minh được ưu thế của chúng. Bên cạnh đó một số giống cây khác cũng được sử dụng trồng trong huyện đó là : Mây Nếp, Trám, Muồng, Sơn … Việc phát triển trồng rừng có thể thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau, trong đó có một số mô hình trồng rừng có hiệu quả và một số mô hình đang xem xét và triển khai thực hiện như : Mô hình trồng rừng kết hợp với cây ăn quả (ở phần diện tích trên đỉnh mỗi đồi thì tiến hành trồng rừng, phần chân đồi có địa hình thấp thuận lợi phát triển cây ăn quả thì trồng cây ăn quả như vải, nhãn… ), Mô hình trồng rừng dưới tán gừng đây là mô hình đang được xem xét đưa vào thực tế, mô hình này riêng sản phẩm Gừng sẽ được hỗ trợ sản xuất và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên việc diện tích rừng trồng tăng mạnh như vậy nhưng vẫn còn một số nhược điểm. Một số hộ tham gia trồng rừng chủ yếu là để lấy tiền trợ cấp của nhà nước. Bên cạnh đó một số hộ khác thì trồng rừng nhưng việc đầu tư bón phân cho đất và cây rừng là rất ít, thậm chí không đầu tư. Lượng phân mà các cây trồng đòi hỏi không được cung cấp đầy đủ. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trồng, làm cho cây trồng còi cọc, chậm phát triển thậm chí bị chết. Chính vì vậy làm cho chu kỳ sản xuất kéo dài, cây đến khi được khai thác thì không đáp ứng được một số tiêu chuẩn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cây trồng mà còn làm cho độ phì của đất giảm mạnh, đất đai dần bị thoái hoá, bạc màu ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của ngành Lâm nghiệp. Trong thời gian tới cần có biện pháp khắc phục tình trạng này để đảm bảo cho cây trồng có đủ điều kiện phát triển và tăng độ phì cho đất, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của ngành Lâm nghiệp. Để làm được điều này một giải pháp được xem là hiệu quả nhất đó là tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật cho người dân thấy được lợi ích từ việc trồng rừng và để đảm bảo được lợi ích này thì cần phải đầu tư đúng mức, đúng kỹ thuật. Như vậy ta có thể thấy phần diện tích rừng có thể khai thác năm 2006 là tương đối lớn ( phần diện tích từ 4 đến 5 năm tuổi ) tùy thuộc vào từng giống cây. Đăc biệt theo sự giới thiệu của một số công ty giống cây Lâm nghiệp thì một số giống có thể cho khai thác khi được 3 năm tuổi, đây là hướng huyện đang xem xét có thể triển khai vào sản xuất trong tương lai. Nhìn vào độ tuổi của rừng trồng ta thấy phần diện tích cho khai thác mỗi năm là tương đổi ổn định. Trong những năm tới khi phần diện tích đất qui hoạch cho Lâm nghiệp được sử dụng hết thì cần tiến tới ổn định diện tích khai thác và trồng mới từng năm và cùng với đó là việc nâng cao việc quản lý và bảo vệ rừng. 3.2. Thực trạng chăm sóc rừng Bên cạnh việc phát triển trồng rừng thì trong những năm qua huyện đã chú trọng đầu tư vào chăm sóc rừng. Việc chăm sóc rừng là vấn đề hết sức quan trọng. Đây là điều kiện để cho rừng có thể phát triển thuận lợi, có bón đủ thì cây mới phát triển tốt và đảm bảo được chu kì phát triển. Do vậy cần thực hiện đầu tư chăm sóc một cách đầy đủ và hợp lý, đủ về khối lượng và phải đảm bảo kịp thời. Sau đây là chi phí chăm sóc cho 1ha rừng năm thứ nhất. Bảng 13 : Chi phí chăm sóc và bảo vệ 1ha rừng năm thứ nhất Các chỉ tiêu Chi phí 1. Chăm sóc - Phát lần 1 - Cuốc lật đất - Phát lần 2 - Xới đất 2. Bảo vệ 1531613 335696 566487 272753 356677 230791 Tổng 1762404 ( Nguồn : Lâm trường Đồng Sơn ) Trên đây là chi phí chăm sóc và bảo vệ năm thứ nhất, chi phí chăm sóc năm thứ 2 là 1138328 và chi phí chăm sóc năm thứ 3 là 566 487. 4. Quản lý và bảo vệ rừng Trong năm 2006 phòng Kinh tế cùng với hạt Kiểm lâm huyện Yên Thế đã trực tiếp chỉ đạo các lâm trường, các hộ trồng rừng thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là phòng cháy chữa cháy và nạn phá rừng. Nhờ vậy mà ngành Lâm nghiệp huyện đã thu được nhiều thành quả trong công tác quản lý và bảo về rừng. Ngăn chặn tuyệt đối không để xảy ra một vụ cháy rừng nào năm 2004 còn năm 2005 thì trên toàn huyện không có ha rừng nào bị phá hại. Không những thế trong 8 ha rừng bị thiệt hại năm 2004 thì không có một ha nào là do cháy rừng hay sâu bệnh mà tất cả đều do con người tàn phá. Điều này chứng tỏ công tác phòng cháy chữa cháy đã được thực hiện tốt, và công tác tuyên truyền tới ý thức bảo vệ rừng của người dân cũng được nâng lên vì năm 2004 có 8 ha rừng bị con người tàn hoá nhưng đến năm 2005 thì không có một ha rừng nào bị thiệt hại nữa. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Trong năm 2004 trên toàn địa bàn huyện có 8 ha rừng bị thiệt hại trong 8 ha rừng bị thiệt hại đều do bàn tay của con người gây ra, đó đều là do con người phá hoại. Sở dĩ các ha rừng thiệt hại bị phá là do cuộc sống của người dân còn khó khăn do vậy dẫn đến tình trạng khai thác rừng trước tuổi. Và cơ chế quản lý rừng còn nhiều bất cập đội ngũ cán bộ quản lý thường quản lý trên địa bàn rộng nên không thể quản lý thường xuyên tất cả các diện tích rừng trong phạm vi trách nhiệm của mình.Ngoài ra trên địa bàn huyện còn xảy ra hiện tượng cắt trộm cây rừng đặc biệt là là các cắt trộm ở các rừng trồng kinh tế chủ yếu là rừng Bạch Đàn ( có điều này là do cuộc sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, do lợi ích từ việc cắt bán trộm là cao. Tình trạng quản lý, giám sát rừng còn nhiều bất cập, và gặp nhiều khó khăn ). Một trong những phương pháp đẻ bảo vệ rừng đó là là giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân trong huyện quản lý. Diện tích rừng đã giao cho các hộ và các tổ chức quản lý năm 2004 là 12712 ha, năm 2005 là 13310 ha. Năm 2006 con số này là 17049 ha ( trong đó tổng diện tích đất Lâm nghiệp mà các tổ chức và cá nhân quản lý đó là 14964,1 ha ). Trong diện tích rừng 17049 ha năm 2006 do các tổ chức và cá nhân quản lí thì được phân cụ thể như sau : Bảng 14: Diện tích rừng phân theo chủ quản lý năm 2006 Chủ quản lý Diện tích quản lý Trong đó Diện tích ( ha ) Cơ cấu ( % ) Rừng tự nhiên Rừng trồng Diện tích ( ha ) Cơ cấu ( % ) Diện tích ( ha ) Cơ cấu ( % ) Tổng diện tích 13629 100 1396,8 100 12838.9 100 1. DNNN 6338,0 46,50 495,1 35,83 5842,9 45,51 2. Hộ 6907,4 50,68 138,5 10,02 6780,9 52,82 3. Dơn vị vũ trang 383,6 2,82 763,2 55,23 245,1 1,91 ( Nguồn : Hạt kiểm lâm huyện Yên Thế ) Qua bảng ta thấy diện tích rừng chủ yếu do DNNN ( Doang nghiệp nhà nước) và hộ gia đình quản lý. Trong đó rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phòng hộ lại do DNNN quản lý là hợp lý. Trong những năm tới cần xem xét tăng việc giao rừng cho các hộ quản lý. Nhờ chính sách giao rừng tới tận tay người dân quản lý đã giảm tương đối nạn phá rừng ( vì thủ phạm phá rừng chủ yếu là người dân trong huyện nay được giao rừng tới tận tay, lợi ích từ các cánh rừng được chia sẻ cho người dân và những cánh rừng đã thực sự có chủ do vậy mà chúng sẽ được bảo vệ ). Diện tích rừng bị phá năm 2004 là 8 ha, đến năm 2005 là 0 ha, đến năm 2006 diện tích rừng bị cháy và bị sâu bệnh không có. Như vậy công tác phòng cháy chữa cháy đã được chú trọng. Không có ha rừng nào bị phá không có nghĩa là hiện tượng phát rừng không còn, mà nó diễn ra theo dạng cắt tỉa rất khó kiểm soát và thống kê. Việc quản lý và xử phạt do hạt kiểm lâm huyện Yên Thế tiến hành. Trong năm 2006 số vụ vi phạm Lâm luật đã giảm đáng kể so với các năm trước đó. Điều này đựơc thể hiện qua bảng tổng hợp sau : Bảng15: Tổng hợp số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Yên Thế Năm Số vụ vi phạm ( Vụ ) Lượng Gỗ thu M3 Số vụ đã xử lí ( vụ ) Thu nộp Ngân sách (1000đ ) Năm 2003 152 59,592 140 122.796 Năm 2004 120 70,476 122 183.618 Năm 2005 94 58,541 92 138.452 Năm 2006 64 44,954 59 111.00 ( Nguồn : Hạt kiểm lâm huyện Yên Thế ) Ta có thể thấy rằng trong những năm qua thì công tác quản lý, bảo về rừng đã được nâng cao đáng kể. Điều này được thể hiện số vụ vi phạm lâm luật đã giảm từ 152 vụ năm 2003 đến năm 2006 tổng số vụ vi phạm còn 64 vụ. Trong các vụ vi phạm đáng chú ý các vụ này chỉ cảnh cáo và phạt tiền không có vụ nào nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó thì Hạt kiểm lâm huyện Yên Thế đã thực hiện tốt công tác thu nộp ngân sách nhà nước. Ngoài ra hạt kiểm lâm huyện Yên Thế đã thực hiện tốt công tác xử lý và giải quyết khiếu lại tố cáo. Năm 2006 đã giải quyết 1 đơn thư khiếu nại tố cáo và không để tồn đơn thư nào. 5. Hiện trạng khai thác rừng Trong năm 2006 tổng diện tích rừng tiến hành khai thác trên địa bàn huyện Yên Thế là 550 ha. Qua đó sản lượng gỗ thu được 32.000 m3 và lượng của khai thác là 8.000 Ste. Như vậy xét về diện tích khai thác thì đã đạt 110 % so với kế hoạch đã đề ra, và sản lượng gỗ đạt 129,4 % so với kế hoạch. Ta có bảng số liệu về khối lượng gỗ khai thác qua các năm 2004, 2005, và 2006 trên toàn huyện cụ thể như sau Bảng 16: Khối lượng gỗ khai thác qua các năm 2004 - 2006 Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 -Gỗ tròn khai thác - Củi khai thác M3 Ste 4616 19541 5789 21301 32.000 8.000 ( Nguồn : Niên giám thống kê năm 2005, 2006 ) Qua bảng số liệu ta thấy khối lượng gỗ khai thác qua các năm đều tăng, năm 2005 tăng 1173 m3 còn năm 2006 thì tăng 26.211 m3. Như vậy năm 2006 sản lượng gỗ khai thác tăng đột biến, và kéo theo đó thì lượng củi khai thác cũng tăng lên 8.000 Ste. Sở dĩ lượng gỗ khai thác tăng đột biến là do số diện tích rừng đã đến thời kỳ khai thác là rất lớn, phần diện tích này là kết quả của một số chương trình phát triển trồng rừng trước như chương trình PAM, chương trình135 … Bên cạnh đó có một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng làm cho diện tích rừng khai thác tăng mạnh đó là giá của sản phẩm gỗ trên thị trường ở mức cao do vậy một số chủ rừng đã khai thác rừng trước tuổi. 6. Giá trị sản xuất Lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cùng với sự phát triển của ngành Lâm nghiệp thì trong những năm qua giá trị sản xuất của ngành Lâm nghiệp cũng có nhiều biến động nó phản ánh sự biến động của ngành Lâm nghiệp qua các năm. Sau đây là bảng số liệu tổng hợp sự biến động của giá trị sản xuất Lâm nghiệp trong giai đoạn 2000 - 2005 Bảng 17: Giá trị sản xuất Lâm nghiệp qua các năm Đơn vị : Triệu đồng Năm Tổng giá trị Trong đó Trồng rừng và nuôi rừng Khai thác gỗ và lâm sản Dịch vụ và lâm nghiệp khác 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2153 1931 1920 1171 12997 14889 1293 1594 1586 729 1591 2407 ` 808 337 334 442 10835 11753 52 - - - 571 720 (Nguồn: Niên giám thống kê năm2004, 2005) Chú ý : Kết quả trên tính theo giá cố định năm 1994 Qua bảng số liệu ta thấy trong giai đoạn 2000 – 2003 giá trị sản xuất của ngành Lâm nghiệp là rất nhỏ, đây là giai đoạn mà ngành Lâm nghiệp đã được chú trọng phát triển tuy nhiên giai đoạn trước đó thì ngành Lâm nghiệp chưa được chú trọng phát triển do vậy trong giai đoạn này phần diện tích rừng có thể khai thác được là rất hạn chế. Các diện tích rừng đựoc khai thác trong giai đoạn này chủ yếu là rừng tự nhiên và giá trị sản xuất của ngành Lâm nghiệp cũng chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên. Do vậy mà giá trị sản xuất của ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn này là rất nhỏ. Và dịch vụ cho ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn này rất ít phát triển. Năm 2004 là năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành Lâm nghiệp đây là kết quả đầu tiện của các chương trình dự án phát triển trồng rừng trên địa bàn huyện. Năm 2004 thì trên toàn huyện giá trị mà ngành Lâm nghiệp tạo ra là 12 997 triệu đồng tăng 11826 triệu đồng so với năm 2003, điều đáng chú ý trong 12 997 triệu đồng này thì số tiền thu từ việc khai thác gỗ và lâm sản chiếm phần lớn lên tới 10 835 triệu đồng. Qua đó thì dịch vụ cho ngành Lâm nghiệp cũng tăng đáng kể và đạt 571 triệu đồng . Tiếp tục đến năm 2005 thì giá trị sản xuất của ngành Lâm nghiệp trên toàn huyện tiếp tục tăng và đạt 14 889 triệu đồng tăng 1892 triệu đồng so với năm 2004, các dịch vụ trong Lâm nghiệp cũng tăng đạt 720 triệu đồng. Trong 14 889 triệu đồng giá trị sản xuất thì giá trị của khai thác gỗ và lâm sản đạt 11753 triệu đồng. Như vậy ta có thể thấy rằng trong những năm trở lại đây từ năm 2004 thì giá trị của ngành Lâm nghiệp huyện Yên Thế thu được là tương đối cao và dần đi vào ổn định. Điều này chứng minh cho sự phát triển của ngành Lâm nghiệp huyện Yên Thế. Trong những năm tới cần tiếp tục triển khải trồng thêm các diện tích rừng trên những vùng đất có thể và tăng hiệu quả của ngành Lâm nghiệp, tăng giá trị sản xuất của ngành. Đẩy mạnh sự phát triển của ngành Lâm nghiệp huyện được xem như là một giải pháp để thúc đẩy kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo. Từng bước nâng cao thu nhập của người trồng rừng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong huyện. 7. Đánh giá chung Qua thực trạng phát triển nghề rừngở huyện Yên Thế ta thấy rằng trong huyện có nhiều điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hộ thuận lợi cho sự phát triển của ngành lâm nghiệp, nhưng bên cạnh đó thì huyện cũng có nhiều khó khăn trong việc phát triển nghề rừng. Sau đây là một số thuận lợi và khó khăn được rút ra : 7.1. Thuận lợi - Về điều kiện đất đai : Huyện Yên Thế có điều kiện đất đai thuận lợi cho sự phát triển của ngành Lâm nghiệp. Trong tổng diện tích đất tự nhiên là 30125,5 ha thì có 14623,6 ha đất Lâm nghiệp. Ngoài điều kiện về đất đai thì một số điều kiện khác như địa hình, thời tiết khí hậu, …, và một số điều kiện về kinh tế xã hội khác : như đội ngũ lao động, đời sống nhân dân nhìn chung đều thuận lợi cho phát triển Lâm nghiệp. - Công tác quản lý giống cây trồng đã được chú trọng, 100% tỷ lệ giống mới được sử dụng trong trồng rừng đều là những giống mới, đã được kiểm tra chất lượng. Trong năm 2007 thì việc quản lý giống cây trồng tiếp tục được đẩy mạnh, có qui định rõ ràng về các cơ sở sản xuất , và các hộ tham gia sản xuất giống. Chính vì vậy giống cây trồng đã được đảm bảo. - Phong trào trồng rừng đã được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn huyện, nó không chỉ là chủ trương mà đã thực sự đi vào người dân, việc trồng rừng đã đem lại hiệu quả khả quan cho việc phát triển nghề rừng. Trong năm đã thực hiện nhiều các lớp triển khai kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng tới người nông dân. Nhờ vầy diện tích rừng trong huyện ngày một tăng nhanh. - Việc quản lý và bảo về rừng được chú trọng và đạt được nhiều thành quả. Về quản lý, bảo về rừng huyện đã tiến hành nhiều phương pháp như : tuyên truyền, xây dựng các bản tin, phát tở rơi áp phích, thực hiện việc tuyên truyền và triển khai kỹ thuật phòng cháy chữa cháy. , Xây dựng các băng cản lửa, thực hiện các tổ quần chúng bảo vệ rừng. Tiến hành kí hợp đồng phòng cháy chữa cháy đối với 8 xã trong địa bàn huyện. - Huyện đã tiến hành giao đất giao rừng tới tận tay người sử dụng đảm bảo cho rừng có người chủ thực sự nhờ vậy những cánh rừng đã được bảo vệ một cách có hiệu quả. - Hạt kiểm lâm phối hợp với các ban ngành thực hiện tốt quá trình xử phạt, và giải quyết tốt công tác khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất… - Công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến của tài nguyên rừng ở trên địa bàn được thực thi lien tục, nghiêm túc. 7.2. Một số khó khăn còn tồn tại Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như kể trên thì ngành Lâm nghiệp ở huyện vẫn còn một số bất cập cần được giải quyết : - Việc trồng rừng một số hộ chưa thực sự được chú trọng, có trồng nhưng ít đầu tư, thậm chí không đầu tư, chăm sóc do vậy ảnh hưởng tới chất lượng của cây trồng và ngành Lâm nghiệp. - Trình độ lao động nhìn chung còn thấp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hàn chế. - Một số diện tích đã trồng thì chất lượng giống chưa được đảm bảo, một số giống chưa rõ nguồn gốc. - Việc quản lý rừng còn nhiều bất cập về cơ chế, đội ngũ cán bộ chưa thực sự nhiệt tình với công việc, do địa hình rừng trồng phân tán do vậy việc quản lý rừng gặp khó khăn. - Trình độ chuyên môn của cán bộ Lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, Cơ chế hoạt động còn nhiều bất cập, nhiều khi sự chỉ đạo không đến được với người sản xuất hoặc đến chậm hơn so với yêu cầu. - Công tác đôn đốc việc phòng cháy chữa cháy, kiểm tra giám sát rừng còn nhiều hạn chế, chưa có biện pháp khắc phục. - Việc bố trí lực lượng phối kết hợp giữa các cơ quan, các trạm, bộ phận với nhau chưa đồng bộ, thiếu khoa học. thiếu sự nhịp nhàng giữa các trạm, bộ phận. 7.3. Yêu cầu của ngành Lâm nghiệp trong những năm tới Để đáp ứng được yêu cầu sự phát triển của ngành Lâm nghiệp, và đảm bảo khai thác được hết tiềm năng của ngành Lâm nghiệp huyện Yên Thế thì trong những năm tới cần phát triển ngành Lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Để làm được điều này cần đảm bảo một số yêu cầu sau : - Tiến hành qui hoạch diện tích đất rừng và rừng một cách khoa học và có hiệu quả, đảm bảo cho ngành Lâm nghiệp phát triển thuận lợi. - Cần tiếp tục đẩy mạnh diện tích rừng trồng trên những phần diện tích chưa sử dụng và có khả năng đưa vào sản xuất Lâm nghiệp. Bên cạnh đó thực hiện tốt công tác trồng lại trên các phần đất đã khai thác. Nâng độ che phủ tự nhiên lên 49,2%. - Tiếp tục nâng cao công tác kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất giống cây trông. Tiến hành cấp phép cho các cơ sở sản xuất đủ các tiêu chí. - Nâng cao việc giám sát, bảo vệ , tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy Chương 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG Ở HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG TRONG NHỮNG NĂM TỚI I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TỚI 1. Phương hướng chung - Thu hẹp dần diện tích đất Lâm nghiệp từ đó chuyển đổi dần sang đất nông nghiệp. Mục tiêu đến năm 2010 tổng diện tích đất Lâm nghiệp là 12396,9 tương ứng với 41,18% so với tương diện tích đất nông nghiệp. Tuy diện tích đất Lâm nghiệp giảm nhưng huyện phấn đấu nâng cao độ che phủ của rừng từ 48 % như hiện nay lên 50%. - Thúc đẩy quá trình trồng bổ sung rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Bên cạnh đó nâng cao công tác quản lý, bảo về rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. - Đưa giống mới, có chất lượng cao vào sản xuất đặc biệt là 3 loại giống chính đó là : Bạch đàn, Keo và Mây nếp. Đảm bảo 100% rừng trồng mới được trồng bằng các giống có chất lượng cao bằng phương pháp cấy mô, dâm hom. Bên cạnh đó việc trồng rừng cần được đảm bảo một cách khoa học theo phương thức trồng rừng thâm canh. - Đẩy mạnh công tác trồng rừng đặc biệt là rừng kinh tế sử dụng các giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn. Rút ngắn thời gian sinh trưởng từ đó tăng hiệu quả kinh tế. - Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng để đảm bảo cho các diện tích rừng được quản lý và không bị thiệt hại. Để làm được điều này cần tổ chức hệ thống kiểm lâm một cách khoa học,thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy, tiến hành tuyên truyền giáo dục nhân dân trong địa bàn huyện ý thức bảo vệ rừng thông qua bảng tin, phát tờ rơi; ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ và thực thi nghiêm túc … - Phát triển trồng rừng kết hợp với du lịch sinh thái. Tạo cảnh quan và điều kiện cho sự phát triển của ngành du lịch. - Ngoài ra cần khuyến khích phát triển các xí nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn huyện, để nâng cao giá trị của ngành Lâm nghiệp. 2. Nhiệm vụ cụ thể trong năm 2007 Cùng với chủ trương phương hướng chung của huyện thì trong năm 2007 huyện Yên Thế đã đề ra mục tiêu và phương hướng cụ thể cho ngành Lâm nghiệp. Mục tiêu, nhiệm vụ này là bước đầu trong chương trình kế hoạch phát triển trồng rừng giai đoạn 2006 – 2010. Nhiệm vụ cụ thể đó là : - Tiếp tục chỉ đạo công tác qui hoạch phát triển lâm nghiệp. Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng phát triển theo hướng ổn định diện tích, bảo về tốt, giảm tối thiểu hiện tượng phá rừng. Đối với rừng kinh tế tiếp tục thực hiện các chương trình 327, cũng như một số chương trình khác nhằm nâng cao diện tích các đồi rừng. - Tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất giống cây Lâm nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giống cây Lâm nghiệp. - Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên và trồng rừng bổ sung cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, cũng như trồng rừng kinh tế. - Đối với trồng rừng cùng cả nước thực hiện chương trình trồng 5 triệu ha rừng góp phần nâng độ che phủ toàn huyện lên 50 %. - Tiến hành thực thi một số mô hình mới trong Lâm nghiệp như trồng rừng kết hợp với trồng cây ăn quả, mô hình trồng gừng dưới tán rừng, mô hình trồng rừng kết hợp với nuôi ong. - Tiến hành tổ chức tập huấn nâng cao kỹ thuật cho người dân tham gia trồng rừng. Nâng cao kiến thức về phòng cháy chữa cháy, tăng cường đầu tư mua sắm phương tiện phòng cháy chữa cháy. - Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm bảo về rừng cho người dân, để công tác bảo vệ rừng đi đến mọi tầng lớp dân cư. Để hoạt động bảo về rừng có hiệu quả. Giảm tới mức tối thiểu những thiệt hại về rừng - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy… II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG HUYỆN YÊN THẾ TRONG NHỮNG NĂM TỚI 1. Phân vùng quy hoạch rừng Việc qui hoạch rừng sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành Lâm nghiệp. Trước tiên việc qui hoạch sẽ tạo ra diện tích đất tập trung cho sản xuất Lâm nghiệp, tạo thuận lợi cho việc thiết kế hệ thống kết cấu hạ tầng, mạng lưới đường giao thông …Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trồng rừng và chăm sóc rừng, cũng như khai thác vận chuyển lâm sản. Việc xây dựng hệ thống đường giao thông là rất quan trọng, đặc biệt là tuyến đường nối từ trung tâm huyện Thị trấn Cầu Gồ tới các xã Xuân Lương, Canh Nậu và một số xã khác. Đây là tuyến đường đất do vậy vào mùa mưa thì tuyến đường này thường bị nầy, rất khó khăn trong việc đi lại của người dân chứ chưa nói đến việc vận chuyển hàng hoá. Do vậy tuyến đường này cần được khắc phục càng sớm càng tốt để đảm bảo cho sản xuất. Nội dung của việc qui hoạch là tạo ra hệ thống đất rừng tập trung, đối với mỗi diện tích đất rừng cần thiết kế hệ thống băng cản lửa, thiết lập hệ thống đường giao thông, tạo dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập hệ thống phòng chống cháy rừng …Qui hoạch trên cơ sở tính chất đặc điểm của từng loại đất, từ đó xác định được loại cây trồng phù hợp với loại đất đó. Làm được như vậy sẽ có điều kiện để khai thác tối đa các tính chất của đất đai. Đây là nhiệm vụ quan trọng để có thể đưa ngành Lâm nghiệp của huyện Yên Thế phát triển. Nhiệm vụ qui hoạch phát triển rừng do phòng Kinh tế huyện phối hợp cùng các chuyên gia thực hiện. Trên toàn huyện đã tiến hành qui hoạch tổng thể giai đoạn 2000 – 2010. Qua việc qui hoạch này ta thấy được diện tích đất Lâm nghiệp từ năm 2006 đến năm 2010 cụ thể như sau : Bảng 19 : Diện tích đất Lâm nghiệp 2006 – 2010 theo qui hoạch Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2010 Tổng diện tích đất Lâm nghiệp Ha 14699,3 12396,9 1. Đất rừng sản xuất Ha 11293,9 8789,9 2. Đất rừng phòng hộ Ha 3321,0 3520,0 3. Đất rừng đặc dụng Ha 84,4 87,0 ( Nguồn : Hạt kiểm lâm huyện Yên Thế ) Qua việc qui hoạch này ta có thể thấy được chủ trương của huyện về phát triển ngành Lâm nghiệp đó là ổn định diện tích đất rừng qua đó thực hiện tốt việc trồng và chăm sóc. Đưa các giống mới có năng suất chất lượng vào sản xuất và đảm bảo việc chăm sóc kịp thời nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên 1 ha. Phần diện tích đất Lâm nghiệp giảm được chuyển cho ngành Nông nghiệp. Trên cơ sở diện tích rừng đã qui hoạch thì diện tích đó được phân bổ cụ thể như sau : Bảng 20 : Diện tích rừng phân bổ cho các xã theo qui hoạch STT Xã, Thị trấn Diện tích rừng năm 2006 ( ha ) Diện tích rừng năm 2010 ( ha ) 1 An Thượng 165,5 65,5 2 Bố Hạ 6,7 5,0 3 Canh Nậu 2358,3 1298,2 4 Hương vỹ 102,1 93,7 5 Hồng Kỳ 263,3 165,8 6 Phồn Xương 104,4 92,8 7 TT. Bố Hạ - - 8 TT. Cầu Gồ - - 9 Tam Hiệp 439,5 200,0 10 Tam Tiến 2017,7 1987,7 11 Tiến Thắng 1007,5 1020,0 12 Tân Hiệp 188,9 113,8 13 Tân Sỏi 42,2 35,0 14 Xuân Lương 1365,9 1128,5 15 Đông Sơn 1401,7 1241,1 16 Đồng Hưu 1271,7 1009,3 17 Đồng Kỳ 102,7 96,8 18 Đồng Lạc 83,0 83,0 19 Đồng Tiến 2265,4 2250,7 20 Đồng Vương 1412,9 1510,0 Tổng 14699,3 12396,9 ( Nguồn : Hạt kiểm lâm huyện Yên Thế ) Tuy nhiên việc thực hiện qui hoạch ngành Lâm nghiệp cần phải thực hiện thường xuyên từng năm ( xác định phương hướng nhiệm vụ cụ thể cho ngành Lâm nghiệp qua từng năm ) trên cơ sở qui hoạch tổng thể bởi vì qua từng năm sự biến đổi thường xuyên. Việc qui hoạch rừng không chỉ qui hoạch tổng thể ngành Lâm nghiệp mà cần thực hiện qui hoạch cho từng loại rừng : rừng phòng hộ, rừng kinh tế ; việc qui hoạch này nhằm tạo sự dễ dàng trong quản lý bảo vệ, cũng như việc đưa ra các chủ trương chính sách cho từng loại rừng một cách phù hợp. Nói tóm lại việc qui hoạch ngành Lâm nghiệp là việc làm quan trọng, cần tiến qui hoạch chiến lược cho ngành và xác định phương hướng, nhiệm vụ cho từng năm. 2. Nâng cao trình độ thâm canh Cũng như tất cả các loại cây trồng khác để đảm bảo cho ngành Lâm nghiệp phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả thì cần phải đưa khoa học vào sản xuất. Nâng cao trình độ thâm canh. Để nâng cao được trình độ thâm canh chúng ta cần thực hiện một số khâu sau : - Đầu tiên cần nâng cao chất lượng nguồn giống, để làm được điều này trước tiên cần quản lý tốt các cơ sở sản xuất giống cơ sở nào có đủ tiêu chuẩn thì mới được phép sản xuất, cũng như các hộ gia đình sản xuất giống. Giống cây lâm nghiệp được trồng ở huyện hiện nay chủ yếu là : Bạch Đàn, và Keo. Để đảm bảo giống cây có chất lượng tốt cần triển khai các phương pháp sản xuất mới như dâm hom, ghép mô… và đảm bảo 100% giống mới trồng đều được sản xuất theo các phương pháp trên. Các giống cây này phải được đảm bảo về nguồn gốc của cây mẹ, cây mẹ phải là cây có chất lượng cao, được lấy từ các cơ sở sản xuất có uy tín được chính quyền các địa phương cấp giấy phép kinh doanh. Các cây con đem trồng phải đảm bảo tỉ lệ sống và có khả năng sinh trường phát triển mạnh. Đối với các hộ sản xuất giống cây lâm nghiệp thì cần tiến hành tổ chức các cuộc tập huấn kỹ thuật ( kỹ thuật dâm hom, cấy mô ) cho các hộ, đảm bảo cho các cây giống được sản xuất ra có chất lượng cao. Ngoài việc đảm bảo tốt chất lượng giống cây thì cần phải đảm bảo cung cấp đủ số lượng, kịp thời cho thời vụ trồng rừng. Có phương pháp vận chuyển phù hợp đáp ứng được yêu cầu tại địa phương và các vùng lân cận. - Đưa khoa học – kỹ thuật vào việc trồng rừng, đảm bảo cho việc trồng rừng đúng kỹ thuật về khoảng cách giữa các hàng và khoảng cách giữa các cây ( thông thường khoảng cách giữa các cây là 2 – 2,2m, khoảng cách hàng và hàng là 2,2 – 2,5m ). Bên cạnh đó đảm bảo cung cấp đủ lượng phân bón cho cây trồng. Tiến hành trồng rừng đảm bảo đứng mùa vụ, thời vụ trồng rừng là từ thánh 1 đến tháng 5 hàng năm. Đây là giai đoạn bắt đầu có mưa xuân, là thời điểm rất thuận lợi cho cây trồng phát triển, đặc biệt là các cây mới trồng. - Ngoài ra cần kiểm tra và có kế hoạch khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, việc khai thác cũng phải đúng độ tuổi, theo kỹ thuật đặc biệt là các rừng tự nhiên có thể tái sinh không cần trồng mới thì khai thác cần phải đảm bảo khả năng tái sinh của rừng. - Để đảm bảo cho các kỹ thuật này được thực hiện thì cần tổ chức tập huấn nâng cao trình độ và hoàn thiện kiến thức cho đội ngũ cán bộ khuyến nông. Đội ngũ khuyến nông là đội ngũ rất quan trọng, là cầu nối giữa nhà nước và nông dân. Đây là lực lượng có hiểu biết về kỹ thuật trồng rừng, nhiệm vụ của họ là tuyên truyền đến người dân làm cho dân hiểu được các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Sự hoạt động của lực lượng này có ảnh hưởng nhiều tới trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Chính vì thế cần tổ chức hợp lý và ngày càng hoàn thiện kiến thức cho đội ngũ này thông qua các buổi tập huấn và tham khảo thực tế ở những nơi phát triển. 3.Tăng cường công tác quản lý đối với công tác trồng và bảo về rừng Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển nghề rừng thì cần tiến hành nâng cao quản lý trong việc trồng và bảo về rừng : - Đối với công tác trồng rừng : cần đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng tới tận tay người dân. Để đảm bảo cho những mảnh đất có người sử dụng, những cánh rừng có người quản lý có trách nhiệm. Từ đó những mảnh đất cánh rừng sẽ được khai thác có hiệu quả hơn. Những cánh rừng có chủ chăm sóc thực sự vì khi đó lợi ích từ cánh rừng liên quan trực tiếp tới lợi ích của người dân, do đó sự phát triển của rừng có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của họ. Bởi vậy họ có trách nhiệm hơn với những cánh rừng, từ đó mà các cánh rừng được chăm sóc và quản lý có hiệu quả. Việc trồng phải đảm bảo đúng kĩ thuật, như về khoảng cách giữa hàng và hàng cũng như giữa cây và cây. Trồng rừng đảm bảo khai thác hết phần diện tích có thể, và đảm bảo việc cân đối giữa trồng và chăm sóc. Tránh tình trạng trồng mà không chăm sóc được, làm cho cây không thể phát triển được. Để trồng rừng có hiệu quả thì cần nghiên cứu áp dụng một số mô hình trồng rừng có hiệu quả. Các mô hình này cho phép khai thác tổng hợp các điều kiện về đất đai cũng như các điều kiện khác. Mô hình “ Trồng gừng dưới tán rừng ” đây là mô hình sử dụng tối đa diện tích đất, phần khoảng trống của đất dưới tán rừng được trồng gừng. Mô hình này là sự kết hợp việc lấy ngắn nuôi dài, gừng được trồng và hàng năm cho thu hoạch qua đó góp phần tích luỹ vốn để đầu tư chăm sóc trở lại rừng. Đây được xem là mô hình tương đối hiệu quả. Ngoài ra còn có một số mô hình khác như kết hợp trồng rừng và trồng cây ăn quả (đặc biệt là vải thiều ), mô hình này khai thác dựa trên độ dốc của các loại đồi. Ở phần chân đồi nơi có độ dốc thấp thường được trồng cây ăn quả, phần đỉnh đồi nơi có độ dốc cao thì tiến hành trồng rừng . Ưu điểm của mô hình này đó là nhờ sự kết hợp mà cho phép chúng ta khai thác được đặc điểm của từng loại cây, cây ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với cây Lâm nghiệp. Do vậy nó sẽ cho thu hoạch trước, mà giá trị của cây ăn quả thì tương đối cao, phần diện tích đất trên đỉnh đồi được sử dụng trồng cây lâm nghiệp điều này cho phép khai thác hết diện tích đất tự nhiên. Trong thời gian tới huyện cần tiến hành nghiên cứu , học hỏi đưa vào một số mô hình mới để đảm bảo cho ngành Lâm nghiệp huyện phát triển mạnh mẽ. - Đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng : Trong những năm tới cần tiếp tục nâng cao công tác bảo vệ rừng để đảm bảo cho các diện tích rừng trồng được đảm bảo chăm sóc bảo vệ. Để làm tốt công tác bảo về rừng thì cần tiến hành tổng hợp các biện pháp. Trước tiên cần tổ chức hệ thống cán bộ quản lý hợp lý, nâng cao chất lượng của cán bộ kiểm lâm và cán bộ lâm sinh. Tiến hành tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật, tiến hành các buổi diễn tập về phòng trống cháy rừng, tổ chức mua sắm dụng cụ phòng cháy chữa cháy.Tiến hành các biện pháp tuyên chuyền phòng chống, bảo vệ rừng thông qua các phương tiện thông tin đài báo, thiết lập hệ thống biển báo, phát tờ rơi … 4. Phát triển trồng rừng đảm bảo tác dụng nhiều mặt của rừng Như chúng ta đã biết thì rừng có rất nhiều tác dụng, ngoài hiệu quả kinh tế ra thì một tác dụng rất lớn của rừng đó là tác dụng phòng hộ bảo về sản xuất. Do vậy khi phát triển nghề rừng thì cần phân loại rõ ràng các loại rừng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Để từ đó chúng ta đưa ra các phương hướng, chiến lược phát triển cho từng loại rừng sao cho phù hợp. Đối với diện tích rừng kinh tế thì cần có chính sách khuyến khích, thúc đẩy trồng rừng, và khai thác một cách hợp lý. Một số cây trồng có giá trị kinh tế cao cần triển khai như : Bạch Đàn dòng PN14, U6, Muồng … và cây Keo giống BV10. Đây là những cây trồng mới và rất phù hợp với đặc điểm tự nhiên của huyện. Đối với rừng phòng hộ cần có chính sách trồng thêm và quản lý chặt chẽ diện tích rừng đã trồng. Các loại cây chủ yếu là các loại cây tự nhiên ở bản địa như: Lim, Ngát, Trám,Chẩu, Bồ Đề, Rẻ, … Bên cạnh đó thì các rừng cây Sơn khi chúng ta khai thác mủ thì có giá trị kinh tế cao, chính vì khai thác mủ nên khi khai thác cũng không ảnh hưởng tới tác dụng về mặt môi trường của cây đó là tác dụng điều hoà không khí. 5. Có chính sách huy động vốn cho sản xuất lâm nghiệp Cũng như tất cả các ngành sản xuất khác, trong ngành Lâm nghiệp vốn cũng rất quan trọng vì trong ngành Lâm nghiệp thì cần một lượng vốn lớn và độ rủi do lại cao do vậy sự hỗ trợ từ nhà nước là rất cần thiết. Huyện Yên Thế cần có các biện pháp để huy động vốn sản xuất Lâm nghiệp. Vốn có từ rất nhiều nguồn như ở trong dân, trợ cấp của nhà nước, các chương trình dự án của các chính phủ cũng như tổ chức quốc tế … Điều quan trọng là cán bộ huyện cần nhanh nhậy nắm bắt được thời cơ, để làm được điều này huyện cần tạo ra cơ chế thuận lợi cho sự đầu tư vào sản xuất. Có chính sách hỗ trợ các tư nhân và tổ chức khi họ đầu tư vào huyện. Ngoài ra huyện cần chủ động tìm các nguồn viện trợ từ chính phủ và quốc tế. Việc tính toán lượng vốn vay được xác định dựa trên định mức chi phí trồng và chăm sóc 1 ha rừng. Theo định mức chi phí trồng và chăm sóc 1 ha rừng vào năm 2005 là khoảng 5 000 000 đồng. Như vậy nguồn vốn cần huy động để trồng và chăm sóc cho 12396,9 ha rừng năm 2010 vào khoảng 61 850 000 000 đồng. Đây là một con số không hề nhỏ đối với một huyện miền núi còn nhiều khó khăn như huyện Yên Thế. 6. Xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản, tạo ra nhiều lâm sản hàng hoá Hàng năm trên địa bàn huyện có hàng trục nghìn m3 Gỗ được khai thác, do vậy các cơ sở chế biến lâm sản có rất nhiều những điều kiện thuận lợi để phát triển. Việc phát triển các cơ sở chế biến sẽ có nhiều tác dụng, thứ nhất nó làm tăng giá trị của lâm sản hàng hoá phục vụ tốt hơn nhu cầu trong huyện cũng như trong nước và tiến tới là xuất khẩu. Thứ hai phát triển các cơ sở chế biến sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân nhờ vậy sẽ được một lượng thất nghiệp trong huyện. Góp phần tăng thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân sản xuất Lâm nghiệp. Trong những năm tới huyện cần có chủ trương và chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sơ, xí nghiệp sản xuất lâm sản có điều kiện để phát triển. Sự phát triển của các cơ sở chế biến có thể theo các hướng sau : - Thứ nhất, khuyến khích các thợ mộc thủ công lien kết với nhau tạo thành các tổ, xưởng sản xuất nhỏ giúp đỡ nhau về vốn và tay nghề trong sản xuất. Từ đó nâng cao khả năng phục vụ yêu cầu tại địa phương, nếu có thể phát triển sản xuất tạo ra hàng hoá xuất khẩu. - Thứ hai, đối với các doanh nghiệp, xí nghiệp chế biến Lâm nghiệp có qui mô lớn cần tạo điều kiện hỗ trợ, nâng cao chất lượng công nghệ sản xuất nhằm tạo ra nhiều hàng hoá phục vụ được các nhu cầu cao trên thị trường. Đặc biệt có chiến lược phát triển ưu tiên cho việc xuất khẩu, đây là một chiến lược quan trọng vì xuất khẩu sẽ cho thu nhập lớn, tạo điều kiện cho việc tích luỹ ngoại tệ để có thể tái đầu tư cho sản xuất. Như vậy đây được xem là một hướng phát triển quan trọng để có thể nâng cao giá trị của lâm sản. Phát triển các cơ sở chế biến sẽ góp phần tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo. 7. Tăng cường công tác quản lý của nhà nước Trong bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào thì sự quản lý của nhà nước là vô cùng quan trọng đặc biệt là khi nền kinh tế của chúng ta đang trong quá trình hội nhập có rất nhiều khó khăn và thách thức. Do vậy cần có sự quản lý của nhà nước để cho nền kinh tế có thể phát triển đúng xu hướng tránh được các sai lầm. Trong ngành Lâm nghiệp sự quản lý, đặc biệt là trợ cấp của nhà nước là vô cùng quan trọng bởi do đặc thù của ngành Lâm nghiệp : do sản xuât tốt kém, thời gian đầu tư và thu hồi vốn dài, do đặc điểm xã hội của Lâm nghiệp nên cần nhiều trợ cấp. Nhà nước cần phải nâng cao công tác quản lý, thực hiện nhiều sự trợ cấp cho ngành lâm nghiệp : - Hỗ trợ giải quyết cái ăn cho người dân đây được xem như là vấn đề cốt lõi để huy động nhân dân tham gia trồng và bảo vệ rừng. Chỉ khi nào vấn đề ăn được giải quyết thì nông dân mới yên tâm để trồng và chăm sóc rừng. Trong những năm qua huyện Yên Thế đã thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề ăn cho người dân, trong đó nổi lên đó là chính sách hỗ trợ Gạo cho hộ nông dân khi tham gia trồng rừng, việc hỗ trợ thông qua diện tích mà các hộ tham gia trồng nếu diện tích càng lớn thì lượng gạo hỗ trợ càng nhiều. Dự án này đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Trong thời gian tới thì huyện cần thực hiện một số giải pháp để đảm bảo được cái ăn cho nhân dân. Mấu chốt của vấn đề đó là làm thế nào để nhân dân tự tìm được biện pháp để giải quyết vấn đề ăn uống, sinh hoạt nếu chỉ hỗ trợ tiền thì các hộ có thể sẽ ăn hết mà vấn đề vẫn không giải quyết được. Do vậy bên cạnh hỗ trợ về tiền, giống, phân bón, cần thực hiện tập huấn kỹ thuật giúp. Cần thực hiện một số mô hình như trồng Gừng dưới tán rừng để thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, giải quyết cái ăn trước mắt, ngoài ra còn có mô hình kết hợp giữa trồng rừng và nuôi Ong. - Có chính sách hỗ trợ về phân bón, giống : cũng như bất cứ ngành sản xuất khác trong Nông nghiệp thì sự hỗ trợ là rất quan trọng vì hầu hết nông dân ở huyện Yên Thế còn nghèo do vậy có sự hỗ trợ thì lượng tiền mà người dân phải bỏ ra ít khi trồng rừng. Như vậy họ sẽ có điều kiện tham gia hơn. Sự hỗ trợ của nhà nước chủ yếu là hỗ trợ về giống cây và phân bón. Để tiến hành hỗ trợ nhà nước có thể thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau : Nhà nước có thể tiến hành hỗ trợ trực tiếp thông qua việc khấu trừ phần trăm vào giá mua giống cây, phân bón khi người nông dân mua; ngoài ra nhà nước có thể thực hiện bán trả góp với giá thấp cho người nông dân; Nhà nước có thể thực hiện thông qua các chương trình dự án quốc gia, quốc tế như chương trình 135, dự án PAM … - Tổ chức các cơ quan chuyên trách đảm nhiệm các nhiệm vụ quản lý và bảo vệ ngành Lâm nghiệp. Tăng cường sự phối kết hợp giữa chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang và Hạt kiểm lâm huyện Yên Thế để đảm bảo việc quản lý được thực hiện ăm khớp, nhịp nhàng và đồng bộ. Trên địa bàn huyện việc giám sát quản lý do Hạt Kiểm Lâm huyện Yên Thế chịu trách nhiệm. Để nâng cao hiệu quả làm việc của mình thì cần nâng cao trình độ của cán bộ kiểm lâm, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ khi tham gia quản lý. Ngoài ra điều quan trọng trong việc quản lý rừng đó là thu hút được lực lượng quần chúng tham gia vào quá trình bảo vệ rừng. Để làm được điều này cần thực hiện việc giáo dục tuyên truyền cho nhân dân hiểu được tầm quan trọng của rừng, và dần đưa vào ý thức của người dân sự tự giác trong việc bảo vệ rừng. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật, pháp lệnh các chỉ thị từ trung ương đến địa phương sao cho tạo ra một hệ thống pháp lý hoàn thiện. Hệ thống này hoạt động phải đảm bảo sự nhịp nhàng và tránh sự trồng chéo, và có tác dụng khuyến khích người dân tham gia trồng rừng và thực hiện theo luật và pháp lệnh trồng và bảo vệ rừng. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trồng và bảo vệ rừng tới tận người dân, làm cho người dân hiểu và làm theo luật. Thực hiện khen thưởng công khai đúng mức đối với những cá nhân, tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cũng như có công trong việc quản lý bảo vệ rừng. Bên cạnh đó cần tiến hành xử phạt nghiêm minh đối với các tổ chức cá nhân vi phạm các pháp lệnh về trồng rừng, vi phạm lâm luật. - Tăng cường công tác tuần tra , giám sát ngăn chặn kịp thời các hành vi trái pháp luật, đặc biệt là tình trạng vi phạm lâm luật. Phải có biện phát thắt chặt quản lý, thực hiện kiểm tra công khai giảm tới mức tối thiểu các vụ vi phạm lâm luật. Để đảm bảo việc tuần tra được liên tục và đầy đủ thì cần tổ chức đội ngũ cán bộ hợp lý, có khoa học. Có chế độ lương, thưởng hợp lý đảm bảo cho cuộc sống của họ từ nguồn thu nhập này. Hạn chế tổi thiểu tình trạng nhận hối lộ trong đội ngũ cán bộ quản lý. 8. Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường Trong nền kinh tế thị trường thì thị trường quyết định việc doanh nghiệp sản xuất cái gì ?. Không nằm ngoài qui luật đó ngành Lâm nghiệp muốn phát triển mạnh và bền vững thì cũng phải xuất phát từ thị trường xem xem thị trường cần loại gỗ nguyên liệu nào, số lượng bao nhiêu … Nói như vậy để thấy rằng việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường là rất quan trọng. Cần tìm hiểu xem nhu cầu thị trường về nhóm sản phẩm lâm nghiệp từ đó chúng ta có hướng đi đúng trong trồng cũng như chế biến lâm sản. Chỉ có vậy mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường mà chỉ như vậy thì ngành Lâm nghiệp mới có thể phát triển và phát triển bền vững được. C. KẾT LUẬN Qua sự phân tích trên ta thấy trong những năm trở lại đây ngành Lâm nghiệp huyện Yên Thế đã có bước phát triển mạnh mẽ. Hiện nay tỷ lệ che phủ tự nhiên của huyện là 48 % và trong những năm tới thì huyện có chủ trương nâng độ che phủ nên 50 %. Nhìn lại sự phát triển của ngành Lâm nghiệp huyện Yên Thế ta có thể thấy có hai giai đoạn rõ dệt : - Giai đoạn thứ nhất : trước năm 2000 đây là giai đoạn mà ngành Lâm nghiệp của huyện chưa phát triển. Giai đoạn này ngành Lâm nghiệp chủ yếu là dựa trên sự khai thác từ những cánh rừng tự nhiên, vấn đề trồng rừng và chăm sóc rừng chưa được chú ý. Do vậy đây là giai đoạn mà rừng bị tàn phá nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng tới diện tích rừng và trữ lượng rừng. Độ che phủ rừng trong giai đoạn này bị suy giảm nghiêm trọng. - Giai đoạn thứ hai : Từ năm 2000 tới nay đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển trở lại mạnh mẽ của ngành Lâm nghiệp. Vấn đề trồng rừng đã được chú trọng có nhiều chương trình quốc gia, cũng như một số dự án để đẩy mạnh phát triển trồng rừng. Chính nhờ vậy mà diện tích rừng của huyện trong giai đoạn này đã tăng lên đáng kể và cho đến nay thì độ che phủ tự nhiên của huyện đã đạt 48%. Tuy nhiên việc phát triển nghề rừng ở huyện Yên Thế vẫn còn một số bất cập, chính vì thế em viết đề tài này, với mong muốn góp một phần công sức của mình cho sự phát triển của ngành Lâm nghiệp huyện. Em hoàn thành được đề tài này là nhờ sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Trần Quốc Khánh và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ Phòng Kinh Tế huyện Yên Thế. Qua đây em gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Trần Quốc Khánh cũng như tập thể Phòng Kinh Tế huyện Yên Thế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình : Kinh tế Lâm nghiệp Giáo trình : Kinh tế Nông thôn Cẩm nang ngành Lâm nghiệp - Chủ biên Nguyễn Ngọc Bích - Cục trưởng cục Lâm nghiệp Việt Nam Mô hình Lâm nghiệp ở Việt Nam – GS. TS. Nguyễn Xuân Quát Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia trong hoạt động khuyến nông - khuyến lâm có người dân tham gia – PTS. Lê Hưng Quốc Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng hỗn loài bằng những cây lá rộng bản địa trên đất rừng thoái hoái ở cầu 2 Phú Thọ - Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Bá Chất Một số ý kiến về thống kê, kiểm kê và theo dõi biến động tài nguyên rừng - Nguyễn Hồng Quảng Phương thức sản xuất Nông nghiệp với Lâm nghiệp ở Việt Nam Tạp chí Nông nghiệp nông thôn số 11/2005 Tạp chí nông nghiệp nông thôn số 22 + 23/ 2005 Niên giám thống kê năm 2004, 2005 của huyện Yên Thế Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 Qui hoạch sử dụng đất nông – lâm nghiệp giai đoạn 2000 – 2010 Trang Web : www. Agroviet.gov.vn www.Nciec.gov.vn www. Mard. com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32092.doc
Tài liệu liên quan