Chuyên đề Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020

Nguồn lực quan trọng nhất trong phát triển một quốc gia, một dân tộc , một khu vực, hay một địa phương bao giờ cũng là nguồn lực con người. Mà cụ thể hơn là nguồn nhân lực nội tại hay là nguồn nhân lực của địa phương sở tại. Tại mỗi địa phương khác nhau, các đồng bào, dân tộc anh em đều có những đặc điểm khác nhau. Có khi nó là điểm yếu, chưa phát triển, nhưng nhìn theo một khía cạnh khác đi nó lại là một lợi thế. Có thêt chưa phát triển trước mắt hoặc trong vòng một hay hai năm tới nhưng rất có thể trong vòng 10 – 15 năm nưa, chính dân tộc ấy, chính địa phương ấy là nơi gốc rễ phát triển của vùng, thậm chí của quốc gia.Địa phương đó chính là tỉnh Yên Bái. Mặc dù nhìn vào tình thế hiện tại, Yên Bái vãn không thể nói là một tỉnh chưa có những lợi thế thuận lợi nhưng hoàn toàn có thể nói rằng Yên Bái có những tiềm năng. Và, những tiềm năng ấy nếu được khai thác tốt và có một lộ trình ổn định, cụ thể nó sẽ phát huy được hết công dụng của mình. Thực hiện đề tài này, tôi tin rằng nguồn nhân lực Yên Bái sẽ ngày được quan tâm hơn nữa, sử dụng tốt hơn nữa để kinh tế - xã hội Yên Bái đến năm 2020 đạt được những kết quả như mong đợi.

doc109 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông thể trở thành nguồn lực của xã hội được. Hơn nữa, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn diện bộ mặt tỉnh Yên Bái đòi hỏi phải các một lực lượng lao động có tác phong và văn minh công nghiệp. Vấn đề sức khỏe của nguồn lao động là vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế của Yên Bái đã tạo ra cơ sở cần thiết cho việc nâng cao sức khỏe cho nhân dân và nguồn lao động, nhưng việc sử dụng thành quả tăng trưởng đó cho việc nâng cao sức khỏe nhân dân và nguồn lao động được thực hiện như thế nào. 3.2.1.1. Nhóm các giải pháp chung đối với tỉnh. Cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng năng lượng khẩu phần ăn và hợp lý hóa cơ cấu dinh dưỡng cho nhân dân. Phát triển nguồn nhân lực, trước hết cần phát triển thể lực của người lao động thông qua những chương trình dinh dưỡng. Chú trọng dinh dưỡng trẻ em, coi trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai; quan tâm đến sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Đảm bảo an ninh lương thực theo nghĩa toàn diện là được cung cấp không chỉ đủ về số lượng thức ăn mà còn đủ năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày của con người như protit, lipit, gluxit và các nguyên tố muối khoáng, vi lượng khác. Giảm nhanh tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng khẩu phần ăn thấp. Triển khai thực hiện chương trình dinh dưỡng học đường với các nội dung: mở rộng việc cung cấp sữa cho trẻ em, trước hết tập trung vào các nhóm tuổi nhỏ (nhà trẻ, mẫu giáo). Trang bị kiến thức dinh dưỡng, huấn luyện kỹ năng nuôi trẻ cho các bà mẹ và nữ thanh niên (tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ). Xây dựng triển khai rộng rãi các môn học và chương trình giáo dục, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh tại trường (các môn học về vệ sinh, dinh dưỡng, chương trình trường học không có thuốc là, không có ma túy...). Mở rộng, thường xuyên và tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao, luyện tập, rèn luyện cơ thể. Tăng cường thống nhất nhận thức và nhất quán từ nhận thức đến hành động trong tổ chức giáo dục thể chất cho người dân, trước hết là trong nhà trường và tầm quan trọng của các hoạt động thể dục, thể thao, luyện tập và rèn luyện thân thể. Coi trọng hơn nữa và thực hiện nghiêm chỉnh việc giáo dục thể chất bắt buộc trong nhà trường. Đảm bảo có đủ diện tích, phương tiện tập luyện, giáo viên hướng dẫn và giáo trình khoa học, hợp lý. Quan tâm dành thời gian, kinh phí để tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao trong cơ quan, đơn vị, tổ chức các phong trào tập luyện và những hoạt động thi đấu thể thao...Tổ chức các loại hình câu lạc bộ rèn luyện thân thể và thể dục, thể thao, tại các điểm dân cư, cơ quan, công sở, công ty... Mô hình mỗi thôn/làng ở Hải Dương có một sân vận động có thể là một mô hình đáng để Yên Bái tham khảo về giải pháp rèn luyện, nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Cải thiện môi trường sống và điều kiện lao động, làm việc và học tập. Nâng cao chất lượng cuộc sống như công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng và chữa bệnh cho nhân dân, giảm tỷ lệ chết trẻ sơ sinh; ngăn ngừa các dịch bệnh bằng cách tăng cường vận động và thực hiện phong trào tiêm chủng mở rộng, giảm tiến tới xoá bỏ một số danh mục các loại bệnh hiểm nghèo như lao, sốt rét. Cải thiện môi trường sinh sống trên cơ sở bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái, môi trường lao động. Môi trường ở Yên Bái đang có xu thế suy giảm, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Cần xây dựng qui chế, chính sách bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm giữ vững cân bằng sinh thái, chống ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở các khu công nghiệp mới xây dựng và các khu khai thác tài nguyên. Cần quan tâm đến điều kiện vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi và thể dục thể thao quần chúng cho mọi tầng lớp dân cư trong cộng đồng thông qua đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, phát huy những lễ hội văn hoá truyền thống của dân tộc nhằm duy trì và nâng cao hoạt động văn hóa của con người trong cộng đồng, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao điều kiện để tái sản xuất sức lao động xã hội ngày càng cao. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân. Tăng tỷ lệ trẻ em được sinh đẻ ở cơ sở y tế và được cán bộ y tế chăm sóc. Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới một tuổi. Mở rộng chương trình sàng lọc sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh di truyền và bẩm sinh. Chuẩn hóa trường lớp học và thiết bị học tập, trước hết là ở cấp tiểu học và tiến tới là cấp trung học cơ sở. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để giảm thiểu việc trẻ em phải làm việc, nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân dân. Cải thiện tình hình cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, đảm bảo 100% dân cư được dùng nước sạch. Triển khai tích cực các giải pháp giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường sống trong sạch (nâng cao tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh, tất cả các điểm dân cư đều có điểm thu hồi, xử lý rác, chất thải tập trung, nghiêm cấm các cơ sở sản xuất, dịch vụ xả các loại chất thải chưa qua xử lý làm ô nhiễm môi trường). Chuẩn bị toàn diện và đầy đủ các điều kiện để nâng cao thể chất và thể lực cho những người sẽ được sinh ra từ nay trở về sau. Những phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, phụ nữ đang mang thai và toàn bộ trẻ em gái-là những tác nhân trực tiếp liên quan đến thai nhi nhằm cải thiện giống nòi ngay từ giai đoạn đầu. Trước hết, kết hợp với chủ trương của nhà nước, Yên Bái cần thực hiện tổng thể những giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe... cho những người thuộc thế hệ làm bố làm mẹ. Trong đó, cần quan tâm đặc biệt đến vai trò của người phụ nữ. Đẩy mạnh các chương trình kế hoạch hóa gia đình nhằm tiếp tục giảm tỷ lệ sinh của các nhóm người nghèo, dân cư nông thôn. Nâng cao chất lượng dịch vụ tránh thai và tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, giảm nhanh tỷ lệ nạo phá thai. Tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao về nhiễm HIV/AIDS ...giảm và ngăn chặn tình trạng trẻ em lây nhiễm từ trong bụng mẹ. Tăng cường đầu tư vào các chương trình trọng điểm như phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chương trình sức khỏe sinh sản..., triển khai rộng rãi chương trình sàng lọc trẻ sơ sinh với mục tiêu trọng tâm là cải thiện, nâng cao tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em với quy trình giám sát hiệu quả. Mở rộng những chương trình giáo dục, tuyên truyền và tổ chức thực hiện những giải pháp về sức khỏe sinh sản và làm mẹ an toàn: cải thiện việc chăm sóc phụ nữ mang thai, chống tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu của phụ nữ, tiêm chủng đầy đủ và thăm khám thai đúng số lần quy định, đúng thời hạn tại các cơ sở y tế, thực hiện tình dục an toàn. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về sức khỏe, phương pháp nuôi dạy trẻ em trong dân cư, trước hết là đối với phụ nữ ở các lứa tuổi đang và chuẩn bị làm mẹ, học sinh gái ở các trường phổ thông...cần coi những hoạt động này là một nội dung học tập chính trong trường học. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tuyến tỉnh, tăng quy mô giường bệnh cho các bệnh viện. Nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh để bảo đảm chất lượng khám, chữa bệnh, phát triển chuyên môn kĩ thuật cao, hạn chế bệnh nhân chuyển tuyến. Lập đề án xây dựng mới một số bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh; xây dựng mới bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh 500 giường bệnh. Tuyến huyện, tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Nâng cấp trang thiết bị bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa khu vực. Tăng quy mô giường bệnh, đến năm 2010 duy trì 20 phòng khám đa khoa khu vực hiện có, đồng thời đầu tư nâng cấp 4 phòng khám trên cơ sở hiện có, đang hoạt động nhưng chưa đạt về quy mô và đã xuống cấp. Tuyến xã đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, bình quân mỗi trạm có 5 giường. Nâng cấp các trạm y tế hiện có về trang thiết bị. Đa dạng hoá các hình thức khám, chữa bệnh; khuyến khích và có cơ chế phát triển hệ thống y tế ngoài công lập; thực hiện tốt công tác phục hồi chức năng. Bảo đảm cung cấp thuốc và vật tư thiết bị: Phấn đấu 100% số xã, phường, thị trấn được trang bị dụng cụ đồng bộ và đáp ứng nhu cầu về thuốc. 75% số xã đạt Chuẩn quốc gia thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc an toàn. Củng cố phát triển hệ thống dược trong toàn tỉnh, đảm bảo thực hiện hai mục tiêu cơ bản của Chính sách quốc gia về thuốc đó là: Bảo đảm cung ứng thuốc thường xuyên đủ thuốc và thực hiện sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm. Tăng cường công tác lãnh đạo và thực hiện xã hội hoá về y tế. Quán triệt thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác y tế; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đưa các mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân vào nghị quyết, chiến lược, chính sách phát triển của tỉnh và các địa phương. Thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ; công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết chấn chỉnh và khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong ngành y tế. Xây dựng, bổ sung cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. Ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước tỉnh cho y tế trong các lĩnh vực: Nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đào tạo cán bộ chuyên sâu để phát triển kỹ thuật cao. Ưu tiên hơn cho các huyện vùng cao, các cơ sở mới chia tách trong phân bổ kinh phí và điều chỉnh định mức chi thường xuyên. Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính đối với các cơ sở y tế công lập nhất là ở những khu vực có điều kiện, ví dụ như ở thành phố Yên Bái. Huy động sự đóng góp của cộng đồng và xã hội cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. Y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Tăng cường đầu tư cho y tế chuyên sâu, trước mắt ưu tiên tập trung cho y tế cơ sở. Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế theo hướng ưu tiên cho bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế chuyên sâu tuyến tỉnh và các bệnh viện khu vực miền núi, vùng sâu. Hình thành trung tâm y tế chất lượng cao cho vùng kinh tế Bắc Bộ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tuyến, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ. Nâng cao hiệu quả chẩn đoán, phát hiện bệnh. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa y tế. Thực hiện tốt Luật Chăm sóc, Giáo dục trẻ em. Quy hoạch tổng thể và đầu tư xây dựng các điểm vui chơi cho trẻ em, nhất là khu vực nông thôn. Chăm sóc y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Qua phân tích rất nhiều yếu tố tác động đến sức khoẻ người dân sống ở những vùng dân tộc thiểu số đó cho thấy việc giải quyết các vấn đề sức khoẻ trực tiếp cho người nghèo như cung cấp các dịch vụ y tế với chất lượng cao hơn, bảo đảm đủ thuốc chữa bệnh và phòng bệnh, đẩy mạnh việc triển khai các chương trình hay dự án làm giảm và hạn chế đến mức tối thiểu các tác động của yếu tố tác động đến sức khoẻ người nghèo. Cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, nâng cao nhận thức của người dân, chính quyền các cấp và triển khai các chương trình vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và một số chương trình, dự án hỗ trợ khác (phòng chống tác hại của thuốc lá, thuốc phiện, rượu, xây dựng làng văn hoá sức khoẻ...) 3.2.1.2. Kiến nghị đối với Nhà nước về nâng cao sức khỏe nguồn nhân lực Yên Bái. Nâng cao sức khỏe nguồn lao động là một quá trình và chịu sự tác động nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thuộc phạm vi tỉnh có thể giải quyết nhưng có những yếu tố chỉ có Nhà nước mới chi phối và thực hiện được. Phần này sẽ đề cập một số kiến nghị gửi Nhà nước trung ương nhằm nâng cao tình hình sức khỏe dân số nói chung và sức khỏe của nguồn nhân lực Yên Bái nói riêng. Nhà nước cần từng bước phấn đấu tăng mức chi thường xuyên cho y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa y tế. Ưu tiên đầu tư cho các tình nghèo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa về các hoạt động y tế dự phòng, y học cổ truyền, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế cơ sở, khám chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng chính sách, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Đào tạo cán bộ tổ chức và quản lý y tế ở các cấp. Phân cấp quản lý rõ ràng cho các tuyến y tế, các địa phương. Tổ chức thực hiện tốt chủ trương tăng cường có thời hạn cán bộ chuyên môn y tế cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa còn thiếu. Kết hợp quân y và dân y trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhất là ở những vùng có nhiều khó khăn trong phòng chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả thiên tai. Tiếp tục thực hiện các mục tiêu Chương trình Quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm. Triển khai thực hiện các chương trình phòng chống các bệnh không nhiễm trùng như: tim mạch, ung thư, đái tháo đường, di truyền và dị tật bẩm sinh, nghiện ma tuý. Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em như: phòng chống suy dinh dưỡng, sức khoẻ vị thành niên, nha học đường, phòng chống tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, thấp tim,… Nhà nước cần có một chương trình dài hạn mang tính tổng hợp thực hiện mục tiêu nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam. Có thể xếp nhiệm vụ này thành một Chương trình quốc gia về sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam. Các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường. Các cơ sở gây ô nhiễm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống, ảnh hưởng tới sức khỏe nhân dân trên đại bàn tỉnh,… phải bị đóng cửa hoặc phải thay đổi công nghệ sạch. Nhà nước và doanh nghiệp cần đầu tư xử lý các chất thải làm ô nhiễm môi trường. 3.2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo. Trong thời gian tới, Yên Bái cần nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực; đồng thời tiếp tục thực hiện và triển khai các chính sách thu hút, khuyến khích nguồn nhân lực trình độ cao. Để làm được điều này, Yên bái cần tập trung giải quyết một số công việc và những gợi ý dưới đây. 3.2.2.1. Giải pháp giáo dục nhằm nâng cao trình độ học vấn nguồn lao độngYên Bái Tăng cường số lớp học và trang bị cơ sở vật chất, đồ dùng giảng dạy cho các cấp học. Qua phần phân tích thấy rằng, hiện tại số lớp học vẫn có số học sinh khá đông: đông so với cơ sở vật chất, đông so với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, và đông so với nhu cầu của người học. Tỷ lệ người chưa biết chữ ở Yên Bái còn cao, số người này cần được huy động tới trường dưới nhiều hình thức như các lớp xóa mù chữ, hoặc các chương trình xóa mù chữ do các tình nguyện viên thực hiện. Điều này giúp giảm tải cho các cơ sở giáo dục mà vẫn đảm bảo mục tiêu xóa mù chữ cho nhân dân địa phương. Song song với việc mở các lớp học mới là việc nâng cấp trang thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm...đảm bảo thực hiện nội dung chương trình và phương pháp dạy và học mới; triển khai có hiệu quả Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở cho học sinh nội trú. Xây dựng đội ngũ giáo viên và xa hơn là cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo về số lượng và chất lượng. Đây là một trong các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục có tính quan trọng ở Yên Bái. Do số học sinh/giáo viên của Yên Bái tương đối cao so với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, việc bổ sung giáo viên là việc làm cần thiết. Việc bổ sung này cần được tiến hành theo hướng ưu tiên tuyển dụng các giáo viên tốt nghiệp ở các trường Đại học Sư phạm, các sinh viên tốt nghiệp loại khá trở lên ở các trường Cao đẳng sư phạm; Tuyển dụng theo hình thức hợp đồng thay cho chế độ hợp đồng; đồng thời với công tác tuyển dụng là xây dựng quy chế về chế độ làm việc; đổi mới căn bản hệ thống trả lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và một số chính sách đặc thù, từng bước cải thiện đời sống đội ngũ giáo viên (có chế độ đãi ngộ đặc biệt, nhà ở cho giáo viên vùng sâu, vùng xa); Gắn với công tác tuyển dụng, công tác bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên cũng cần phải quan tâm hơn nữa; tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với các trường đại học Sự phạm, hoặc các tỉnh bạn để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong giai đoạn phát triển mới trên phạm vi tỉnh và bối cảnh chung của quốc gia. Đồng thời, tỉnh cần chú trọng tới công tác cán bộ quản lí giáo dục; xây dựng lực lượng cán bộ quản lý tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục; có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với hoàn cảnh, địa bàn công tác,… Cần những giải pháp mạnh để giải quyết tình trạng chuyển dịch cơ cấu trình độ học vấn của nguồn lao động. Việc chuyển dịch cơ cấu trình độ học vấn của nguồn lao động Yên Bái diễn ra khá chậm chạp so với mức trung bình chung cả nước, vùng và đặc biệt là so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để cải hiện tình hình, tỉnh cần giải quyết một số việc: Duy trì và huy động được những người chưa biết chữ đến lớp học xóa mù chữ hoặc các lớp xóa mù tự nguyện; Có chính sách khuyến khích các đối tượng học sinh nghèo, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng học sinh là các dân tộc ít người, nhất là học sinh ở các cấp học cao như PTTH... vì đây là các đối tượng dễ bị tổn thương khi có sự thay đổi về chính sách hoặc các điều kiện ảnh hưởng từ bên ngoài; Tỉnh có chính sách phù hợp để hạn chế việc học sinh bỏ học vì số bỏ học thường tập trung ở các em học yếu, các em ở vùng khó khăn, đồng bào dân tộc,... chính sách vận động những đối tượng này phải thích hợp với hoàn cảnh; Ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái cần tham mưu với cấp ủy, chính quyền huy động các lực lượng xã hội vận động học sinh ra lớp, phối hợp với các ngành, các tổ chức xã hội, phối hợp tuyên truyền và vận động trong nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh. Huy động các nguồn lực giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, hỗ trợ sách giáo khoa, văn phòng phẩm, mua tài liệu đọc thêm, sách truyện, dụng cụ thể thao để thu hút các em đến trường. Tăng cường dạy ngoại ngữ và tin học trong các trường trung học trong toàn tỉnh. Nguồn lao động Yên Bái được trang bị rất ít và rất thiếu kiến thức về tin học và ngoại ngữ, điều này làm cho người lao động rất khó làm việc trong môi trường công nghiệp khi quá trình công nghiệp hóa ở tỉnh đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ. Công việc cần làm là: Cải tiến nội dung và phương pháp dạy học ngoại ngữ và tin học, khuyến khích học sinh tham gia học ngoại ngữ, tin học trong các trường; Tiến tới thực hiện yêu cầu bắt buộc và phổ cập ngoại ngữ và tin học đối với học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. 3.2.2.2. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động Yên Bái. Việc tìm ra một mô hình đào tạo thích hợp cho Yên Bái nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động là công việc cần thiết và có ý nghĩa. Để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nguồn lao động, ngoài hệ thống các trường hiện có cần có sự đóng góp của xã hội. Xã hội hóa trong giáo dục là một trong những giải pháp huy động các nguồn lực xã hội cho mục tiêu cung cấp kiến thức, trang bị chuyên môn kỹ thuật cho người học và cuối cùng là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh. Để tăng chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Yên Bái trong thời gian tới, tỉnh cần chú ý một số công việc như sau: Tăng quy mô các trường trường THCN, các trường CĐ&ĐH mà đặc biệt là trường đào tạo công nhân kỹ thuật. Hiện tại trên đại bàn tỉnh có bốn trường trung học chuyên nghiệp, hai trường cao đẳng và đại học, và một trường đào tạo công nhân kỹ thuật. Mỗi năm tất cả các trường này chỉ có thể tiếp nhận và đào tạo khoảng từ 2000 đến 2500 người (tất cả các hệ: dài hạn, chuyên tu và tại chức), riêng trường Đào tạo công nhân kỹ thuật chỉ có thể tiếp nhận và đào tạo nghề cho 1400 học viên/năm. Như vậy, công suất này chắc chắn không đáp ứng được nhu cầu khi mà hàng năm có khoảng gần 11 ngàn người bước vào độ tuổi lao động, đào tạo nghề chỉ có thể giải quyết được khoảng 12,7% số người bước vào tuổi lao động hàng năm. Để có thể đạt số lao động kỹ thuật năm 2015 là 35% và năm 2020 là 40% (tương đương 204500 là công nhân kỹ thuật vào năm 2008). Hiện tại, năm 2010 số lượng công nhân kỹ thuật của Yên Bái khoảng xấp xỉ 30% (tương đương 128500 người). Như vậy, Yên Bái cần phải đào tạo được khoảng 75860 công nhân kỹ thuật, hay trung bình mỗi năm từ nay tới 2020, mỗi năm các cơ sở đào tạo trong tỉnh phải đào tạo được 7560 công nhân kỹ thuật. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các cơ sở đào tạo nghề trên đại bàn tỉnh trở lên cấp bách hơn bao giờ hết. Công việc tỉnh cần làm: Rà soát lại mạng lưới các trường THCN, các trường CĐ&ĐH, và trường đào tạo công nhân kỹ thuật, hướng tới xây dựng mỗi huyện một trung tâm dậy nghề dưới hình thức cố định hoặc lưu động, hoặc có thể phát triển từ các trung tâm giáo dục thuường xuyên; Có qui hoạch phát triển mạng lưới các trường này nhằm đáp ứng được nhu cầu đào tạo phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong cả giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. Thực hiện tăng qui mô các trường hiện có bằng cách trang bị thêm cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị dạy học; Nghiên cứu thành lập các trường cao đẳng cộng đồng (có thể thông qua hình thức xã hội hóa) giúp giảm tải cho các trường đào tạo công nhân kỹ thuật của tỉnh hiện đang quá tải; Có chính sách huy động huy động đóng góp của xã hội trong lĩnh vực đào tạo thông qua xã hội hóa đào tạo nghề; Yên Bái cần nghiên cứu hướng chuyển các cơ sở dạy nghề công lập vào doanh nghiệp. Khuyến khích các cơ sở dạy nghề thành lập và phát triển cơ sở sản xuất, dịch vụ để tiến tới hình thành liên hợp đào tạo sản xuất; Tỉnh nên có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp. Tăng qui mô kéo theo phải tăng cường đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên kỹ thuật. Để làm được việc này, tỉnh Yên Bái và các trường trên địa bàn tỉnh cần lưu ý phối hợp thực hiện một số công việc như sau: Quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, xây dựng các tiêu chuẩn lựa chọn theo hướng phải tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc tốt nghiệp Cao đẳng và đại học; Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích nhân tài có kinh nghiệm thực tiễn tham gia giảng dạy, đào tạo nhân lực; Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ độ ngũ giáo viên hiện có, đội ngũ cán bộ quản lý; Nghiên cứu để có chế độ tiền lương hợp lý để thu hút và giữ được người giỏi làm việc trong các trường dậy nghề và đào tạo công nhân kỹ thuật. Nghiên cứu nhu cầu thị trường, đào tạo những công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của người sử dụng lao động. Việc đào tạo nguồn nhân lực nhất thiết phải nhắm vào nhu cầu về nhân lực. Nhu cầu đào tạo là số công nhân, những ngành nghề, chất lượng cần thiết phải đào tạo để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và các nhu cầu khác (về hưu, mất sức lao động, thuyên chuyển…). Như vậy, xác định nhu cầu thị trường về đào tạo cần thiết phải làm để thấy rõ người lao động và người sử dụng lao động cần ngành nghề gì, số lượng, chất lượng như thế nào,.. từ đó các trường dạy nghề có các phương pháp đào tạo thích hợp để có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mô hình đào tạo hướng cầu có thể là một hướng đi tốt cho đào tạo nghề ở Yên Bái. Theo mô hình này, các trường đào tạo nghề, công nhân kỹ thuật phải có nghiên cứu thị trường, tính toán nhu cầu đào tạo về số lượng, ngành nghề, chất lượng,... Trên cơ sở nhu cầu, các trường cùng phối hợp để đáp ứng nhu cầu đó cả về số lượng, ngành nghề, và chất lượng; Tỉnh nghiên cứu có chính sách, cơ chế,... tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để mở rộng các hình thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo; Sử dụng nhân lực và nghiên cứu chuyển giao công nghệ, khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học hoặc các trường trung học nghề trong các doanh nghiệp lớn có khả năng; Các trường trên đại bàn tỉnh cùng phối hợp thực hiện đổi mới phương pháp đào tạo, dạy nghề và học nghề. Trước mắt các trường cần tập trung đào tạo những công nhân kỹ thuật có trình độ trung bình với chất lượng đáp ứng được đòi hỏi của thực tế; Đào tạo lao động trực tiếp trong doanh nghiệp là một hướng nên được khuyến khích bởi lẽ lợi ích của việc doanh nghiệp tự đào tạo không những cho doanh nghiệp mà cho toàn xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động theo hướng hiện đại. Vì vậy, tỉnh nên có chính sách và cơ chế thúc đẩy việc tự đào tạo trong cộng đồng. Trong trung và dài hạn, hệ thống các trường này phải đào tạo được các công nhân kỹ thuật có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa trên đại bàn tỉnh và thành trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật có chất lượng cung cấp cho thị trường lao động các tỉnh miền núi phía Bắc. Yên Bái cần xây dựng các cơ sở đào tạo kỹ thuật và hệ thống ngành nghề đào tạo mang tính trọng điểm của vùng miền núi phía Bắc. Điều này là cần thiết khi Yên Bái muốn trở thành một trung tâm đào tạo và cung cấp lao động cho chính nội bộ Yên Bái và cung cấp cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Công việc cần phải làm có thể gồm: Xây dựng hệ thống tiêu thức và các cơ sở cho đào tạo nguồn nhân lực trọng điểm; Có cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước và của tỉnh về đất đai, thuế, tín dụng,... để khuyến khích việc thành lập và phát triển các cơ sở và ngành đào tạo trọng điểm; Các cơ sở đào tạo này sẽ có cơ chế hoạt động mở hơn theo hướng tăng quyền tự chủ, chủ động trong đào tạo; huy động sự đóng góp của cộng đồng; Ngành nghề trọng điểm ở đây hiểu theo mấy góc độ: ngành nghề phục vụ trực tiếp cho lao động sản xuất của tỉnh và các địa phương thuộc khu vực miền núi phía Bắc; các ngành kỹ thuật có trình độ trung bình không thuộc diện cơ khí chính xác, công nghệ kỹ thuật cao; các ngành ghề đào tạo nhân lực cho quản lý kinh tế và kinh doanh. 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao kỷ luật lao động và thái độ hành vi. Thái độ hành vi và kỷ luật lao động của người lao động là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hóa. Điều đó yêu cầu người lao động không những có trình độ học vấn, chuyên môn, và sức khỏe đảm đương công việc mà còn phải có kỷ cương, kỷ luật lao động trong điều kiện mới, kỷ luật “văn hóa công nghiệp”. Để nâng cao và rèn luyện hành vi và kỷ luật lao động của nguồn nhân lực, nhất là các lao động thủ công, các lao động các vùng dân tộc,... Một số điểm cần lưu ý thực hiện: Phải phổ biến các kiến thức về kỷ luật lao động tới người lao động. Có ý thức về hành vi và kỷ luật lao động mới tạo ra được cầu về việc nắm vững những yêu cầu, kỷ luật lao động và thực hiện những nội dung đó; Xây dựng và từng bước nâng cao vai trò của văn hóa công sở, thể hiện ở tôn trọng pháp luật nhà nước, kỷ luật lao động của đơn vị, giải quyết công việc hiệu quả, hài hòa, kết hợp được các lợi ích. Việc cần làm là các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn cần có những chương trình bồi dưỡng, trau dồi văn hóa công sở cho người lao động, tuyên dương gương người tốt việc tốt...; Có giáo dục nâng cao giá trị nghề nghiệp của người lao động; tiếp thu, phát triển những giá trị truyền thống còn phù hợp, như: truyền thống tương thân, tương ái, đồng cam, cộng khổ, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động... Bên cạnh đó cần loại bỏ triệt để những truyền thống không còn phù hợp hoặc đã trở nên lạc hậu, cản trở sức lao động của người lao động; Trong các trường học, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, giáo dục tác phong, kỹ năng sống của học sinh là việc cần thiết,... hình thành nên những con người biết tôn trọng pháp luật, kỷ luật lao động, xây dựng tác phong công nghiệp, và thái độ làm việc chuyên nghiệp; Kết hợp cùng với các ban ngành của tỉnh, người sử dụng lao động/cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn nên có những chương trình, cuộc vận động thực hiện nếp sống văn hoá công nghiệp để điều chỉnh hành vi của người lao động về kỷ luật lao động, với những nội dung thiết thực như: văn hoá trong sản xuất, công tác, lao động sáng tạo, văn hoá trong học tập, tu dưỡng rèn luyện; văn hóa trong sinh hoạt, giao tiếp ứng xử; văn hoá trong môi trường, vệ sinh công nghiệp của doanh nghiệp; Cần ban hành các nội quy lao động, quy chế khen thưởng, kỷ luật đều quy định rõ thưởng, phạt và bình xét lao động. Các trường hợp vi phạm kỷ luật như: tự ý nghỉ việc, đi làm muộn, về trước khi hết giờ làm việc, đến công ty làm việc mà say rượu bia, đánh cãi nhau, chơi cờ bạc, làm hỏng thiết bị, sản phẩm… đều không được xét thi đua, hoặc có chế tài về hành chính và tài chính khác; Quy chế tiền lương và các chế độ khác, cải thiện thu nhập, chăm lo đời sống vật chất và điều kiện làm việc của người lao động. Lợi ích kinh tế là động lực quan trọng kích thích tính tích cực của lao động, điều kiện kinh tế có ổn định mới tạo sự yên tâm, toàn ý làm việc tận tụy, nâng cao tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động. 3.2.4. Nhóm giải pháp thu hút nguồn nhân lực. Thu hút nguồn lao động về làm việc trên phạm vi Yên Bái là một giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cách làm này có thể là con đường ngắn để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết về nguồn lao động có chất lượng cao, nhưng cách này có thể rất tốn kém. Thu hút nguồn lao động về tỉnh làm việc được hiểu theo hai góc độ: (i) thu hút người lao động địa phương hiện đang đi đào tạo ngoại tỉnh về làm việc trên đại bàn tỉnh và (ii) thu hút nguồn lao động có chất lượng cao từ bên ngài tỉnh, đóng góp vào nguồn nhân lực Yên Bái. Để làm tốt cả hai việc này, tỉnh cần phối hợp với công đồng doanh nghiệp trên đại bàn có những công việc rất cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lao động có chất lượng về tỉnh làm việc. Cụ thể các công việc cần làm: Cải tiến công tác tuyển dụng lao động. Phương pháp tuyển dụng phải hợp lý khách quan chính xác để tuyển dụng được lao động có trình độ, năng lực và ngành nghề phù hợp với yêu cầu tuyển dụng; Thực hiện việc đào tạo có địa chỉ. Có nghĩa là người sử dụng lao động có thể đặt hàng các trung tâm đào tạo về số lượng, ngành nghề và chất lượng lao động. Điều này vừa đảm bảo doanh nghiệp có được lao động đúng như mong muốn vừa đảm bảo cho cơ cấu nguồn lao động phát triển đúng hướng; Bố trí phân công sử dụng lao động một cách hợp lý dựa trên cơ sở năng lực và phân tích công việc, xây dựng định mức, các tài liệu mô tả công việc,... để làm căn cứ cho việc bố trí công việc và đánh giá kết quả làm việc của người lao động; Tổ chức xây dựng, hoàn chỉnh và trình duyệt hệ thống tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ để làm cơ sở xác định nhu cầu sử dụng lao động và tổ chức thi nâng ngạch hàng năm tại các đơn vị; Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương, xây dựng hệ thống trả lương hợp lý, hiệu quả phù hợp với cơ chế thị trường. Xây dựng chính sách tiền lương, chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, quy định khuyến khích và ưu đãi,... cho các đối tượng về làm việc trên địa bàn tỉnh ở những khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Tỉnh Yên Bái nên xây dựng cơ chế, chính sách về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đi kèm là chế độ tài chính đối với các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, để tạo môi trường thuận lợi, thu hút và khuyên khích được nhân tài; Yên Bái cần có quy hoạch đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; hệ thống quy hoạch cán bộ phải được xây dựng trên cơ sở căn cứ khoa học, có giải pháp hiệu quả để thực hiện một cách nhất quán và linh hoạt. 3.2.5. Một số các giải pháp khác. Ngoài các giải pháp trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực đã đề cập ở trên, còn có các giải pháp khác bổ sung cho các giải pháp trực tiếp và góp phần làm tăng chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Các giải pháp đó lần lượt được đề cập dưới đây: Các giải pháp về sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Việc sử dụng nguồn nhân lực hiện có một cách có hiệu quả cũng đóng góp cho nâng cao chất lượng nguồn lao động thể hiện qua năng suất lao động. Vì vậy, sử dụng hợp lí và có hiệu quả nguồn lao động hiện có là một giải pháp cần quan tâm, cụ thể: Tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp nên rà soát lại lực lượng lao động hiện có, xem xét dưới góc độ hiệu quả của việc bố trí lao động, tính toán xem có cần thiết phải sắp xếp lại lao động cho hợp lí hơn; Xây dựng một quy trình tuyển chọn và sử dụng lao động từ khâu tuyển dụng, bố trí vị trí công tác, cơ chế theo dõi, đánh giá, vấn đề đề bạt hoặc bổ nhiệm; Có chính sách tiền lương, thưởng, chế độ hợp lí (phụ cấp, nhà ở, phương tiện đi lại, nghỉ phép, bảo hiểm,...) khuyến khích được người lao động yên tâm công tác, phát huy được hiệu quả công viêc; Xây dựng một khung pháp lí đảm bảo bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động; Tỉnh cần chú trọng việc xây dựng hệ thống thông tin phục vụ thị trường lao động, với quan điểm thị trường lao động sẽ giải quyết được vấn đề hiệu quả của lao động. Các giải pháp về huy động nguồn lực thực hiện. Nguồn lực thực hiện các giải pháp là quan trọng, không có nguồn lực, các giải pháp sẽ ra rời thực tế và không có tính khả thi. Huy động nguồn lực thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Yên Bái đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cần được tiến hành song song với các giải pháp khác. Cụ thể, một số công việc cần làm: Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước phân cho tỉnh vào các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh; Phẩn bổ ngân sách địa phương theo hướng tập trung thực hiện các mục tiêu cải thiện chất lượng chăm sóc y tế, nâng cao chất lượng giáo dục, tăng quy mô và chất lượng đào tạo các bậc học cao như PTTH và CĐ&ĐH; Tỉnh nên dành ngân sách cho việc xây dựng và phát triển trung tâm đào tạo nhân lực trọng điểm của vùng miền núi phía Bắc. Đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa trong y tế và giáo dục; huy động các nguồn lực từ cộng đồng,.. để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; Có chính sách khuyến khích thành lập các trường đào tạo nghề trong doanh nghiệp như về mặt thuê đất, thuế, và các ưu đãi về tài chính, tín dụng; Khuyến khích công dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư huy động và đóng góp tài lực, vât lực cho phát triển nguồn nhân lực chẳng hạn quỹ khuyến học, quỹ học bổng, quỹ phát triển tài năng,... đóng góp cho các cơ sở đào tạo nhân lực và những người được đào tạo. Xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa, tinh thần của nguồn nhân lực. Văn hoá tác động đến cả chất lượng và quản lý nguồn nhân lực. Văn hoá quyết định chuẩn mực đào tạo, phương thức tuyển chọn nguồn nhân lực, cách thức xã hội hoá huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực, cách thức và mức độ sử dụng nguồn lao động. Thay đổi các yếu tố văn hoá theo hướng tích cực giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả quản lý nguồn nhân lực. Tỉnh cần có những nghiên cứu về giá trị làm cơ sở cho hành vi của người lao động, đồng thời tiến hành nghiên cứu những ưu, nhược điểm trong tác phong, hành vi, thói quen của người lao động trên địa bàn tỉnh để có những kết luận xác đáng về văn hoá nhân cách người lao động trên địa bàn và trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp khắc phục; Tỉnh cần có các chương trình, hành động cụ thể cung cấp những hiểu biết xã hội, các giá trị văn hóa, tinh thần trong cộng đồng, mở rộng tầm nhìn cho nguồn lao động của tỉnh; Có chính sách quản lí nguồn nhân lực phù hợp với giá trị văn hóa của địa phương, dựa trên hệ thống giá trị và chuẩn mực mới trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa dận tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại. KẾT LUẬN Nguồn lực quan trọng nhất trong phát triển một quốc gia, một dân tộc , một khu vực, hay một địa phương bao giờ cũng là nguồn lực con người. Mà cụ thể hơn là nguồn nhân lực nội tại hay là nguồn nhân lực của địa phương sở tại. Tại mỗi địa phương khác nhau, các đồng bào, dân tộc anh em đều có những đặc điểm khác nhau. Có khi nó là điểm yếu, chưa phát triển, nhưng nhìn theo một khía cạnh khác đi nó lại là một lợi thế. Có thêt chưa phát triển trước mắt hoặc trong vòng một hay hai năm tới nhưng rất có thể trong vòng 10 – 15 năm nưa, chính dân tộc ấy, chính địa phương ấy là nơi gốc rễ phát triển của vùng, thậm chí của quốc gia.Địa phương đó chính là tỉnh Yên Bái. Mặc dù nhìn vào tình thế hiện tại, Yên Bái vãn không thể nói là một tỉnh chưa có những lợi thế thuận lợi nhưng hoàn toàn có thể nói rằng Yên Bái có những tiềm năng. Và, những tiềm năng ấy nếu được khai thác tốt và có một lộ trình ổn định, cụ thể nó sẽ phát huy được hết công dụng của mình. Thực hiện đề tài này, tôi tin rằng nguồn nhân lực Yên Bái sẽ ngày được quan tâm hơn nữa, sử dụng tốt hơn nữa để kinh tế - xã hội Yên Bái đến năm 2020 đạt được những kết quả như mong đợi. Một lần nưa, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy giáo, PGS.TS Phạm Ngọc Linh đã cho tôi cơ hội thực hiện đề tài này và tôi đã nhận được rất nhiều những dẫn dắt hết sức quan trọng của thầy trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Hà Nội, tháng 05 năm 2010. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Điều tra lao động – việc làm hàng năm từ 2000 - 2007; Tổng Cục thống kê, Niên giám thống kê các năm 2001 – 2007; Số liệu thống kê việc làm và lao động; Sở Lao động Thương Binh & Xã hội tỉnh Yên Bái; Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Trường Đại học Lao động Xã hội. Toàn cảnh kinh tế Việt Nam, tập II, phần Tỉnh Yên Bái; Báo cáo kết quả điều tra Lao động – Việc làm năm 01/04/2009; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ; Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu tỉnh Yên Bái – Tư liệu kinh tế xã hội trang 414 - 427; Phạm Hương Giang, Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Nguyễn Thị Hải Vân, Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động; Báo Lao động và Xã hội, số 350 (từ 1 – 15/1/2009) ; PGS. TS. Phạm Ngọc Linh, Chuyên đề Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; Số liệu thống kê từ số liệu điều tra bảng hỏi của nhóm điều tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Yên Bái tháng 1/2010. Trần Văn Tùng, Phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, NXB chính trị quốc gia 1997; Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. PHỤ LỤC HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC (DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG) STT Nội dung văn bản Cơ quan ban hành I Luật, pháp lệnh Quốc hội 1 Pháp lệnh của ủy ban thường vụ quốc hội số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09-01-2003 về dân số. UBTVQH 2 Bộ luật lao động nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi bổ sung năm 2002. QH 3 Luật số 35/2002/QH10 ngày 02/04/2002 về sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật lao động. QH II Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ 1 Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2009 về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ. Cán bộ chuyên môn kĩ thuật về tham gia tổ chức công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008. Thủ tướng Chính Phủ 2 Nghị định Số 33/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2009 quy định mức lương tối thiểu chung . Chính phủ 3 Quyết định Số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 08 năm 2009 về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo nghị quyết số 20/2007/NQCP ngaỳ 11 tháng 4 năm 2007. Thủ tướng chính phủ 4 Nghị định Số 97/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Chính phủ 5 Nghị định Số 20/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2010 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh sửa đổi điều 10 của pháp lệnh dân số. Chính phủ 6 Nghị định Số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức. Chính phủ 7 Quyết định số 51/2008/Q Đ – TTg ngày 24/04/2008 về chính sách hỗ trợ của NN đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật. Thủ tướng CP 8 Nghị định số 12/2008/ND-CP ngày 30/01/2008 qui định chi tiết và hướng đãn thi hành điều 176 của Bộ Lao động về hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động. Chính phủ 9 Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 phê duyệt đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. TTCP 10 Nghị định số 122/208/ NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2008 về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, BHXH một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn giao lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng. CP 11 Quyết định số 1714/QĐ – TTg ngày 26 tháng 10 năm 2009 về việc bổ sung dự toán ngân sách năm 2009 để thực hiện đề án hỗ trợ huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn năm 2009-2020. TTCP III Thông tư và các văn bản của các Bộ, ngành 1 TT số 28/2009/ TT – BLĐ TBXH ngày 05/08/2009 quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc nhóm Công nghệ kĩ thuật. Bộ Lao động Thương binh Xã hội 2 TT liên tịch Số 06 /2009/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2009 hướng dẫn thực hiện Quyêt định số 30/2009/QĐ – TTg ngày 23-2-2009 của thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế. Bộ LĐTBXH – Bộ Taì chính 3 Thông tư Số 36/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 11 năm 2009 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Bộ LĐTBXH 4 TT liên tịch Số 07/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 30 tháng 5 năm 2008 hướng dẫn thực hiện nghị định số 11/2008/ NĐ-CP ngày 30/01/2008 của Chính Phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp các cuộc đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động. BLĐTBXH-BTC 5 TT Số 17/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 8 năm 2008 hướng dẫn điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/07/2008 của Chính phủ. Bộ LĐTBXH 6 Quyết định Số 143 /QĐ – LĐTBXH ngày 26 tháng 01 năm 2010 về ban hành chương trình công tác lĩnh vực lao động, người có công với cách mạng năm 2010. Bộ LĐTBXH 7 TT Số 42/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2009 hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với người nước ngoài lao động theo nghị định số 109/2008 ND-CP ngày 10/10/2008 của Chính Phủ về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn NN. Bộ LĐTBXH 8 TTLT số 07/2007/TTLT-BCA-BTC ngày 07/06/2007 hướng dẫn chế độ lao động, dạy nghề và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân trong trại giam. Bộ công an – Bộ Tài chính IV Văn Bản của Tỉnh ban hành về nguồn nhân lực (Dân số và lao động) 1 Văn bản Số: 149/STC-HCSN ngày 09 tháng 3 năm 2009 Về việc hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện chính sách thu hút , khuyến khích và đào tạo cán bộ. Sở Tài chính Yên Bái 2 Quyết định Số: 842/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2007 về việc thành lập Ban chỉ đạo điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp tỉnh Yên Bái 2007. UBND 3 Quyết định Số: 131/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2008 về việc thành lập lại trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái thành Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Yên Bái UBND 4 Quyết định Số: 561/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2008 về việc cuyển chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban dân số, Gia đình và trẻ em về các cơ quan chuyên môn khác có liên quan và giải thể Ủy Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Yên Bái UBND 5 Quyết địnhSố: 1195/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2008 về việc phê duyệt dự án Nâng cao năng lực các bộ làm công tác quản lý lao động làm việc tỉnh Yên Bái năm 2008. UBND 6 Quyết định Số: 1292/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2008 về việc thành lập các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa giá đình cáp huyện trực thuộc chi cục dân số -Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Yên Bái. UBND 7 Quyết định Số: 309/QĐ-BCĐ ngày 08 tháng 03 năm 2007 thành lập đoàn thanh tra liên ngành, thanh tra việc thực hiện Bộ Luật lao động và Luật phòng cháy chữa cháy. UBND 8 Quyết định Số: 07 /2010/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2010 về chính sách đối với cán bộ được điều động, luân chuyển, tăng cường cho các huyện và các xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái. UBND 9 Văn bản Số: 645/SGD&ĐT-TCCB ngày 14 tháng 9 năm 2009 Về việc hướng dẫn thực hiện công tác tổ chức, cán bộ năm học 2009-2010 Sở GD-ĐT 10 Quyết định về sửa đổi bổ sung Quyêt định số 1338/2007/QD-UBND ngày 05/9/2007 về ban hành chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ KHKT, cán bộ quản lí và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái. UBND STT Nội dung văn bản Cơ quan ban hành I Luật, pháp lệnh Quốc hội 1 Pháp lệnh của ủy ban thường vụ quốc hội số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09-01-2003 về dân số UBTVQH 2 Bộ luật lao động nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi bổ sung năm 2002 QH 3 Luật số 35/2002/QH10 ngày 02/04/2002 về sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật lao động QH II Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ 1 Quyết định về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ. Cán bộ chuyên môn kĩ thuật về tham gia tổ chức công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008. Thủ tướng Chính Phủ 2 Nghị định quy định mức lương tối thiểu chung Chính phủ 3 Quyết định về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo nghị quyết số 20/2007/NQCP ngỳ 11 tháng 4 năm 2007. Thủ tướng chính phủ 4 Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Chính phủ 5 Nghị định quy định chi tiết thi hành pháp lệnh sửa đổi điều 10 của pháp lệnh dân số Chính phủ 6 Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng công chức Chính phủ 7 Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 51/2008/Q Đ – TTg ngày 24/04/2008 về chính sách hỗ trợ của NN đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật. Thủ tướng CP 8 Nghị định của chính phủ số 12/2008/ND-CP ngày 30/01/2008 qui định chi tiết và hướng đãn thi hành điều 176 của Bộ Lao động về hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động. Chính phủ 9 Quyết định phê duyệt đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” TTCP 10 Nghị định về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, BHXH một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn giao lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng. CP 11 Quyết định về việc bổ sung dự toán ngân sách năm 2009 để thực hiện đề án hỗ trợ huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn năm 2009-2020. TTCP III Thông tư và các văn bản của các Bộ, ngành 1 TT quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghêg cho một số nghề thuộc nhóm Công nghệ kĩ thuật ngày 05-08-2009 Bộ Lao động Thương binh Xã hội 2 TT liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyêt định số 30/2009/QĐ – TTg ngày 23-2-2009 của thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế. Bộ LĐTBXH – Bộ Taì chính 3 Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Bộ LĐTBXH 4 TTLT hướng dẫn thực hiện nghị định số 11?2008/ NĐ-CP ngày 30/01/2008 của Chính Phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp các cuộc đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động BLĐTBXH-BTC 5 TT hướng dẫ điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/07/2008 của Chính phủ. Bộ LĐTBXH 6 Quyết định về ban hành chương trình công tác lĩnh vực lao động, người có công với cách mạng năm 2010 Bộ LĐTBXH 7 TT hướng đãn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với người nước ngoài lao động theo nghị định số 109/2008 ND-CP ngày 10/10/2008 của Chính Phủ về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn NN Bộ LĐTBXH 8 TTLT số 07/2007/TTLT-BCA-BTC ngày 07/06/2007 hướng dẫn chế độ lao động, dạy nghề và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân trong trại giam. Bộ công an – Bộ Tài chính IV Văn Bản của Tỉnh ban hành về nguồn nhân lực (Dân số và lao động) 1 Về việc hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích và đào tạo cán bộ. Sở Tài chính Yên Bái 2 Quyết định về việc thành lập Ban chỉ đạo điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp tỉnh Yên Bái 2007 UBND 3 Quyết định về việc thành lập lại trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái thành Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Yên Bái UBND 4 Quyết định về việc cuyển chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban dân số, Gia đình và trẻ em về các cơ quan chuyên môn khác có liên quan và giải thể Ủy Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Yên Bái UBND 5 Quyết định về việc phê duyệt dự án Nâng cao năng lực các bộ làm công tác quản lý lao động làm việc tỉnh Yên Bái năm 2008. UBND 6 Quyết định về việc thành lập các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa giá đình cáp huyện trực thuộc chi cục dân số -Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Yên Bái. UBND 7 Quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành, thanh tra việc thực hiện Bộ Luật lao động và Luật phòng cháy chữa cháy. UBND 8 Quyết định về chính sách đối với cán bộ được điều động, luân chuyển, tăng cường cho các huyện và các xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái. UBND 9 Về việc hướng dẫn thực hiện công tác tổ chức, cán bộ năm học 2009-2010 Sở GD-ĐT 10 Quyết định về sửa đổi bổ sung Quyêt định số 1338/2007/QD-UBND ngày 05/9/2007 về ban hành chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ KHKT, cán bộ quản lí và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái. UBND

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31524.doc
Tài liệu liên quan