Toàn bộ sự nghiên cứu trên đây cho phép rút ra một số kết luận như sau:
1. Mở cửa là xu thế phát triển khách quan của thời đại ngày nay. Thực chất của việc phát triển mạnh nền kinh tế mở cửa chính là việc phát triển mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng. Là động lực trực tiếp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Đây là tính quy luật chung đối với các quốc gia và khu vực lãnh thổ ở nhiều trình độ phát triển khác nhau. Tính quy luật chung đó được lý giải bởi lợi ích to lớn của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong mối quan hệ tương hỗ giữa chúng mà phân công lao động quốc tế về sự trao đổi các lợi thế so sánh là cơ sở lý luận khoa học của việc hình thành nền kinh tế mở, nhưng đồng thời là cơ sở lý luận khoa học của mối quan hệ đó.
46 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một cách có hiệu quả thì khả năng nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài càng lớn. Khi đó cơ hội tăng trưởng nhanh vững chắc của quốc gia đó càng trở nên hiện thực và năng lực thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài càng cao hơn.
b. Các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là sự ổn định các yếu tố kinh tế vĩ mô và gắn liền với năng lực tăng trưởng. Sự ổn định đó sẽ kiểm soát nhịp độ tăng trưởng nhanh và lâu bền và sẽ không gây ra một trạng thái "quá nóng" trong đầu tư. Một số yếu tố kinh tế vĩ mô liên quan tới vấn đề thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như là:
-Yếu tố lạm phát và ổn định tiền tệ: Yếu tố này là tiêu chuẩn số một để có thể ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Việc ổn định lạm phát và giá trị tiền tệ sẽ tác động trực tiếp đến đồng vốn của đầu tư nước ngoài. Nếu lạm phát cao, giá trị tiền tệ mất ổn định sẽ tác động trực tiếp đến đồng vốn của đầu tư nước ngoài, lúc đó nhà đầu tư không những không thu hồi được vốn mà còn mất hết vốn. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á vừa qua là một bài học thực tiễn cho vấn đề này.
-Lãi suất: Về lý thuyết mức lãi suất của nước tiếp nhận vốn đầu tư cao so với lãi suất quốc tế thì sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài càng mạnh. Với lãi suất cao còn có tác dụng căn bản là cho phép huy động được nhiều vốn trong nước lớn. Đây là nguồn vốn đối ứng trong nước cực kỳ quan trọng để thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả hơn. Với lãi suất cao, ổn định không những thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn là vũ khí hiệu nghiệm để ngăn chặn được việc đào thoát vốn ra nước ngoài. Tuy vậy nếu tăng quá cao lãi suất có nghĩa là phí tổn trong đầu tư cao và khi phí tổn cao sẽ làm giảm lợi nhuận thực của nhà đầu tư.
-Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái tác động lớn tới sức hấp dẫn và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ giá hối đoái thấp làm tăng xuất khẩu, từ đó làm tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Mặt khác tỷ giá hối đoái thấp tức là giá trị đồng tiền trong nước giảm so với ngoại tệ, điều này làm cho giá hàng nhập khẩu đắt và giá hàng xuất khẩu rẻ. Nếu kéo dài tình trạng này thì trong dài hạn nó làm tổn hại đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, do đó nó ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy một tỷ giá hối đoái phù hợp sẽ tạo khả năng thúc đẩy xuất khẩu, nền kinh tế tăng trưởng vững chắc và từ đó nó có vai trò trực tiếp to lớn tới huy động và sử dụng thật sự có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
-Nợ nước ngoài và cán cân thanh toán quốc tế: tình trạng nợ nước ngoài và cán cân thanh toán quốc tế của nước nhận đầu tư có ảnh hưởng mạnh đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dài hạn. Thật vậy, nếu một nền kinh tế mà nợ nước ngoài nhiều và cán cân thanh toán quốc tế thường xuyên bị thâm hụt thì khả năng trả nợ sẽ thấp và hàng năm nước đó phải trích ra nhiều nguồn lực để trả nợ, do đó phần thặng dư dành cho đầu tư sẽ rất ít ỏi. Thật sự, là không có một công ty nước ngoài nào lại muốn đầu tư vào nơi ít có khả năng thu hồi vốn.
c. Các chính sách quốc tế.
Các chính sách kinh tế của nước chủ nhà có tác động rất lớn đối với việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vì các chính sách này sẽ điều chỉnh, quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các nhà đầu tư. Một số chính sách tiêu biểu liên quan trực tiếp đến thu hút và sử dụng vồn đầu tư trực tiếp nước ngoài là:
-Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Do đó, ưu đãi về thuế có tác động rất lớn đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
-Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo lý thuyết nếu mức lãi suất trong nước cao thì khả năng hấp dẫn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao và ngược lại.
-Chính sách thương mại: Chính sách này ảnh hưởng rất lớn tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất là chinh sách ngoại thương. Mức thuế nhập khẩu cao, Quota xuất khẩu thấp sẽ cản trở rất mạnh tới lĩnh vực xuất nhập khẩu. Từ đó, sẽ cản trở tính hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sản xuất hàng hoá hướng về xuất khẩu.
d. Môi trường pháp lý.
Yếu tố này có thể làm hạn chế hay cản trở hoàn toàn hoạt động của các công ty nước ngoài trên nước sở tại. Một điều tất nhiên nếu nước chủ nhà không đảm bảo về quyền sở hữu tài sản, môi trường cạnh tranh lành mạnh thì sẽ chẳng có nhà đầu tư nước ngoài nào giám vào nước họ. Dễ nhận thấy rằng, môi trường pháp lý thuận lợi an toàn hơn cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì khả năng thu hút vốn càng cao.
2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang
phát triển.
2.1. Tác động tích cực.
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn bổ sung vốn quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bù đắp cho sự thiếu hụt của nguồn vốn trong nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là mọt hình thức huy động vốn để hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế, nó có ưu thế hơn hẳn so với các hình thức huy động vốn khác như việc vay vốn nước ngoài luôn đi cùng với một mức lãi suất nhất định và đôi khi trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.
Ngoài ý nghĩa tăng trưởng vốn đầu tư nội địa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn bổ sung đáng kể nguồn thu ngân sách của chính phủ các nước đang phát triển thông qua thuế từ các xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Đây là nguồn thu quan trọng cho vốn ngân sách và nguồn ngoại tệ để đầu tư các dự án công cộng trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá. Vốn đầu tư ở các nước đang phát triển tăng và làm tăng đầu tư, nhờ đó các nhân tố như lao động được sử dụng tăng lên, năng suất lao động tăng lên theo. Qua đó làm tăng trưởng nền kinh tế của đất nước này. Qua đây, ta thấy rõ vai trò to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế và cả tiết kiệm của các nước đang phát triển.
b. Tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng lao động.
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng thu hút một lượng lớn lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp ở các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo công ăn việc làm thông qua việc cung cấp việc làm trong các công ty có vốn trực tiếp nước ngoài và nó còn tạo ra cơ hội việc làm trong các tổ chức khác của nước sở tại, khi mà các nhà đầu tư nước ngoài mua hàng hoá dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước, hoặc thuê họ qua các hợp đồng gia công chế biến.
Đầu tư nước ngoài còn góp phần phát triển nguồn nhân lực nâng cao kỹ năng quản lý kinh doanh cho nước sở tại. Chính các chủ đầu tư nước ngoài tổ chức mở các lớp đào tạo về quản lý, kỹ năng làm việc đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng đào tạo đội ngũ lao động ở các nước sở tại. Để cán bộ và công nhân của nước sở tại có khả năng quản lý và sử dụng công nghệ tiên tiến và yêu cầu của công việc. Đó chính là đội ngũ nòng cốt trong việc học tập, tiếp thu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, năng lực quản lý điều hành tiên tiến của nước ngoài. Mặt khác các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có yêu cầu cao về chất lượng nguồn lao động đã cố gắng nâng cao chất lượng để thích ứng với trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến.
c. Nâng cao năng lực công nghệ.
Song song với việc tạo nguồn vốn bổ sung cho các nước đang phát triển đầu tư phát triển trực tiếp nước ngoài còn là một kênh quan trọng để đưa kỹ thuật mới, kỹ năng sản xuất mới vào các nước đang phát triển. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước sở tại có thể tiếp nhận được công nghệ này. Qua đó đầu tư đầu tư nước ngoài có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật của nước nhận đầu tư, như góp phần tăng năng suất của các yếu tố sản xuất thay đổi cấu thành sản phẩm và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là những nghề đòi hỏi công nghệ cao. Qua chuyển giao công nghệ, làm trình độ công nghệ của nước sở tại ngày một cao hơn, từ đó nâng cao dần năng lực của nước sở tại.
d. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong điều kiện nền kinh tế mở các quan hệ kinh tế quốc tế tạo ra động lực và điều kiện cho sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của các quốc gia, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là một động lực mạnh mẽ có ý nghĩa to lớn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thông qua đó các nước đang phát triển sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia vào quá trình liên kết giữa các nước đòi hỏi các nước phát triển phải tự thay đổi cơ cấu kinh tế của nước mình cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu ở các nước phát triển sẽ ngày càng tiến bộ hơn phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của thế giới.
2.2. Tác động tiêu cực.
a. Về kinh tế.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều khi làm lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài vượt qua lơị ích của nước sở tại nhận được. Vì để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như: giảm thuế, miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài hoặc việc trả tiền của họ cho việc thuê đất, nhà xưởng và một số dịch vụ trong nước thấp hơn so với nhà đầu tư trong nước.
Ngoài ra còn có trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài thường tính giá cao cho những nguyên vật liêụ, bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư. Việc làm này đã mang lại nhiều lợi cho chủ đầu tư, chẳng hạn chốn được thuế của nước sở tại đánh vào lợi nhuận của chủ đầu tư. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng chỗ sơ hở của pháp luật và thiếu kinh nghiệm quản lý của nước sở tại để chốn thuế gian lận và vi phạm những quy định về bảo vệ môi trường sinh thái và những lợi ích khác của nước sở tại.
b. Về chuyển giao công nghệ
Là một mặt tác động lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng còn tồn tại nhiều hạn chế và tiêu cực, không chuyển giao đúng quy định ( chuyển giao còn nhỏ giọt , từng phần và thông thường là công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm với giá cao hơn giá mặt bằng quốc tế, vì rất khó tính được giá trị thực của máy móc chuyển giao đó nên hiệu quả bị thua thiệt trong thu lợi nhuận ). Từ thực tế trên, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây ra nhiều thiệt hại cho nước nhận đầu tư.
c. Về cơ cấu.
Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều khi sản xuất và bán những hàng hoá không thích hợp cho các nước đang phát triển thậm chí đôi khi còn có hại cho sức khoẻ con người và gây ô nhiễm môi trường. Đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cho cơ cấu đầu tư theo ngành và theo lãnh thổ của nước chủ nhà bất hợp lý gây ra tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả và tài nguyên thiên nhiên bị khai thác qúa mức. Vì mục tiêu của nhà đầu tư là kiếm lợi nhuận nên họ đầu tư vào những nơi có lợi nhất do vậy khi lượng vốn nước ngoài tăng thêm thì sẽ gây ra sự mất cân đối giữa các vùng sự mất cân đối này có thể gây nên bất ổn về chính trị.
Chương II
thực trạng về mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
I. Mối quan hệ giữa TMQT và đầu tư trực tiếp nướcngoài.
Đứng trên góc độ phân tích về mặt lý thuyết có thể thấy giữa TMQT và đầu tư trực tiếp nước ngoài có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Thật vậy, nếu xét trên bình diện một quốc gia ta có thể ví hoạt động như là khâu nhập các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu bán thành phẩm, máy móc thiết bị...) phục vụ cho quá trình sản xuất - ví như hoạt động đầu tư, còn hoạt động xuất khẩu được ví như hoạt động bán hàng. Do đó nếu như hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, nghĩa là việc nhập các yếu tố đầu vào được ổn định và hoạt động bán hàng được xúc tiến tốt thì điều đó sẽ kích thích hoạt động sản xuất hay nói khác đi là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được đẩy mạnh. Mặt khác khi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được đẩy mạnh đồng nghĩa với việc sản xuất năng lực của nước sở tại tăng lên và hàng hoá sản xuất ra có chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn do đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Đối với các nước đang phát triển, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện cho việc thúc đẩy xuất khẩu, biểu hiện ở các khía cạnh sau:
-Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư có hiệu quả vào các lĩnh vực thay thế nhập khẩu.
-Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào các ngành có hàm lượng vốn và có trình độ công nghệ cao.
-Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào các ngành hướng mạnh ra xuất khẩu.
II. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến xuất nhập khẩu.
Từ những năm đầu của thập kỷ 70, chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu với sự tham gia sâu rộng của đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI ) đã dẫn đến sự thay đổi to lớn trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và tăng nhanh xuất khẩu cuả Malaixia. Có nhiều ý kiến cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Malaixia phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu (Y.Okamoto, 1994 và L.W.Heng, 1996 ), trong đó có sự góp phần quan trọng của FDI. Nhưng bên cạnh đó , một số ý kiến khác lại đánh giá FDI không có tác động lớn đến xuất khẩu và giữa các yếu tố nàyvới tăng trưởng kinh tế không có mối quan hệ phụ thuộc rõ ràng. (Dodado, 1993 và Ahmad, 1995).
Để kiểm tra quan điểm về vai trò của FDI đối với xuất khẩu và qua đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Malaixia, phần này sẽ phân tích có tính định lượng về mức độ tác động của FDI với hoạt động xuất nhập khẩu của các ngành công nghiệp từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành ở Malaixia trong những năm gần đây.
1. Tác động của FDI tới xuất nhập khẩu của toàn ngành công nghiệp.
Trong cả hai giai đoạn công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu và hướng vào xuất khẩu, FDI luôn đóng vai trò tích cực như động lực thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu và thay đổi cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu. Thời kỳ đầu của công nghiệp hoá, kim ngạch xuất khẩu mới chỉ ở mức 13.5% của GDP (1965 ) , nhưng đến năm 1994 con số đó đã đạt tới 82.9%. Đồng thời cơ cấu hàng xuất khẩu cũng có sự thay đổi lớn theo chiều hướng tỷ trọng hàng nông sản phẩm giảm dần so với tốc độ tăng nhanh từ 25.3% năm 1965 lên tới 78.2% năm 1994 của hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ( L.W.Heng và E.Devandason, 1996).
Các nghiên cứu thực nghiệm (Engle & Granger, 1987;Bahmani & Janardhanan, 1993; Rasiah, 1995 ) đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của FDI đối với xuất nhập khẩu trong toàn ngành và từng ngành công nghiệp của Malaixia. Theo các tác giả, các ngành công nghiệp đóng vai trò là động lực tăng trưởng của nền kinh tế và thu hút chủ yếu nguồn FDI của cả nước. Vì vậy động thái xuất nhập khẩu của các ngành công nghiệp là đối tượng phân tích của các nghiên cứu thực nghiệm.
Để làm rõ dược mức độ tác động của FDI đối với kim ngạch xuất nhập khẩu, các nghiên cứu thực nghiệm đã phân loại toàn ngành công nghiệp thành hai nhóm: Những ngành có sở hữu vốn nước ngoài lớn ( Foreign Dominated Branches- FDBs ) và những ngành có sở hữu vốn nước ngoài nhỏ LDBs. Hơn nữa, trong mỗi nhóm lại phân làm ba loại: lớn hơn 60%, 50% và 40% tỷ lệ sở hữu vốn của nước ngoài và ký hiệu theo thứ tự FDB1, FDB2, FDB3 hoặc nhỏ hơn các tỷ lệ tương tự đối với LDBs ( LDB1, LDB2, LDB3 ). Các tỷ lệ phân chia này được tính ở mức trung bình trong giai đoạn 1968-1990 hoặc ít nhất cũng phải đạt từ 15 năm trở lên trong giai đoạn nghiên cứu.
Mục đích của việc phân loại các ngành công nghiệp theo tỷ lệ sở hữu vốn là để so sánh được động thái xuất nhập khẩu của các ngành công nghiệp ở các mức độ phụ thuộc khác nhau vào vốn nước ngoài hoặc trong nước. Trên cơ sở đó thấy rõ được tác động của FDI đối với xuất nhập khẩu của các nhóm ngành này. Nếu FDBs có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu cao hơn LDBs thì có thể đi đến khẳng định được vai trò to lớn của FDI đối với thúc đẩy xuất nhập khẩu của toàn ngành công nghiệp và qua đó ảnh hưởng quan trọng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo số liệu điều tra của cơ quan phát triển công nghiệp Malaixia-MIDA được tiến hành năm 1991, vốn nước ngoài chiếm trên 60% trong hai ngành điện & điện tử và đồ uống & thuốc lá (FDB1 ). Tiếp theo là ngành dệt may ở mức trên 50% ( FDB2 ) và con số này cũng đạt tới trên 40% đối với hai ngành cao su và chế tạo máy (FDB3 ). Tương tự, những ngành có vốn nước ngoài nhỏ hơn 60% ( LDB1 ) là thực phẩm, đồ gỗ, khoáng sản phi kim loại, kim loại , sắt thép, hoá chất, thiết bị vận tải, cao su, chế tạo máy và dệt may. LDB2 cũng bao gồm hầu hết các ngành của LDB1 ( ngoại trừ ngành dệt may ). Nếu không tính các ngành cao su, thiết bị vận tải và chế tạo máy thì LDB3 bao gồm những ngành còn lại của LDB2.
Những kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã tính toán được các hệ số quan trọng về mối quan hệ giữa tỷ lệ giữa xuất khẩu ( Xi ) và nhập khẩu( Mi) của FDBs và LDBs trong tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu ( SXi, SMi ) của toàn ngành công nghiệp. Tỷ lệ Xi/ SXi và Mi/SMi của FDB3 và LDBs thay đổi khá rõ nét theo chiều hướng khác nhau giữa các năm 1968-1990. Thật vậy, nếu so sánh giữa đại diện tiêu biểu của hai nhóm ngành ( FDB1 và LDB1 ) thì tỷ lệ Xi /SXi của FDB1 tăng nhanh từ 0,005 năm 1968 đã lên 0,13131 năm 1979 và đạt tới 0,288 năm 1990. Trong khi đó những con số tương tự lại giảm dần từ 0,303 xuống còn 0,293 và 0,202 đối với LDB1. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do các nhóm ngành FDBs chủ yếu hướng vào xuất khẩu, trong khi đó phần lớn các sản phẩm của các nhóm ngành LDBs lại tiêu thụ trong nước (thay thế hàng nhập khẩu). Về tỷ lệ Mi/SMi của FDB1 và LDB1 cũng diễn biến theo hướng ngược chiều nhau như các hệ số xuất khẩu.
Bảng1:Hệ số Xi/SXi và Mi/SMi của FDBs Malaixia(1968-1990).
FDBsvà LDBs
1968
1973
1979
1985
1990
Xi/SXi
FDB1
0,005
0,018
0,131
0,154
0,288
FDB2
0,009
0,040
0,162
0,189
0,344
FDB3
0,020
0,060
0,184
0,209
0,397
LDB1
0,303
0,345
0,293
0,169
0,202
LDB2
0,296
0,323
0,263
0,155
0,192
LDB3
0.286
0,303
0,240
0,135
0,140
Mi/SMi
FDB1
0,062
0,061
0,169
0,214
0,240
FDB2
0,152
0,126
0,211
0,249
0,281
FDB3
0,251
0,243
0,327
0,401
0,454
LDB1
O,664
0,622
0,575
0,554
0,559
LDB2
0,573
0,558
0,553
0,520
0,518
LDB3
0,475
0,440
0,417
0,368
0,344
Nguồn: Foreign Capital and Industrialization in Malaixia- Rasiah,1995
Số liệu bảng 1 cho thấy các hệ số xuất nhập khẩu biến động theo xu hướng ngược chiều nhau không chỉ đối với FDB1 và LDB1 mà tình trạng tương tự có tính phổ biến ở tất cả các nhóm ngành còn lại của FDBs và LDBs. Một đặc điểm nữa cũng đáng chú ý là tỷ lệ chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu (Xi-Mi) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (Xi+Mi) của các nhóm FDBs cũng được cải thiện nhanh hơn so với nhóm LDBs và đặc biệt FDB1 và FDB2 đã đạt chỉ số dương là 0,094 và 0,104 vào năm 1990, trong khi đó các tỷ lệ còn lại của FDB3
và các nhóm LDBs đều ở tình trạng âm. Hiện tượng cùng với các hệ số của bảng 1, có thể đi đến nhận xét là các nhóm ngành có vốn nước ngoài lớn (FDB1vàFDB2) đã đạt được tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành lớn hơn tỷ trọng tương tự của các nhóm ngành còn lại, trong đó nhất là so với LDBs.
Về tốc độ tăng bình quân của Xi và Mi trong giai đoạn 1973-1990 cũng khá chênh lệch giữa hai nhóm FDBs và LDBs. Đối với kim ngạch xuất khẩu, FDBs đã đạt con số khá cao là 27,8%(FDB1); 25,3%(FDB2) và 22%(FDB3) so với tốc độ tăng bình quân chỉ ở mức 10,7%; 10,1% và 9,9% của LDB1, LDB2 và LDB3. Tình trạng cũng tương tự đối với kim ngạch nhập khẩu, mức tăng bình quân đối với cả ba loại của FDBs đã đạt tới 16%; 14,6% và 11%, trong khi đó con số này lại chỉ ở mức dưới 10%(7,1%;6,9% và7,2%) đối với LDBs. Như vậy, một nhận xét tiếp theo là tốc độ gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, trong đó đặc biệt đối với xuất khẩu của nhóm ngành FDBs cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tương tự của nhóm ngành LDBs và và rõ ràng FDBs phụ thuộc vào xuất nhập khẩu lớn hơn nhiều so với LDBs.
Phân tích tác động của FDI đối với xuất nhập khẩu dựa trên so sánh mức sở hữu vốn giữa FDBs và LDBs đã tìm ra những căn cứ có tính thuyết phục để khẳng định vai trò to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với thúc đẩy xuất nhập khẩu ở quy mô toàn ngành công nghiệp. Tuy nhiên những kết quả này chưa phản ánh được mức độ tác động như thế nào trong phạm vi từng ngành. Vì vậy việc tìm ra câu trả lời cho vấn đề này là mục tiêu phân tích của phần dưới đây.
2. Tác động của FDI đến xuất khẩu của từng ngành công nghiệp.
Nội dung nghiên cứu của phần này sẽ tập trung chủ yếu vào phân tích các hệ số tăng trưởng xuất nhập khẩu ở phạm vi từng ngành công nghiệp để tìm ra mối quan hệ giữa mức sở hữu vốn nước ngoài và động thái xuất nhập khẩu của từng ngành trong giai đoạn 1968-1990. Những ngành công nghệp được lựa chọn bao gồm: thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, dệt may đồ gỗ, hoá chất cao su, khoáng sản, phi kim loại, sắt thép chế tạo máy và điện & điện tử.
Qua các năm, vốn nước ngoài đã chiếm tỷ lệ khá cao trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là tỷ lệ này luôn ở mức hơn 60% với hai ngành đồ uống và thuốc lá và điện & điện tử trong suốt giai đoạn 1968-1990. Tiếp theo đó, vốn nước ngoài bình quân cũng ở mức trên 40% đối với các ngành dệt may, cao su và chế tạo máy. Tuy nhiên tỷ lệ vốn nước ngoài giảm dần qua các năm so với tốc độ tăng nhanh của vốn nội địa trong hầu hết các ngành công nghiệp.
Nếu so sánh mức biến động vốn nước ngoài giữa các ngành thì năm ngành có tỷ lệ giảm nhanh là thực phẩm, hoá chất, sắt thép, chế tạo máy và khoáng sản phi kim loại. Nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là kết quả của chính sách công nghiệp hoá trên cơ sở ưu tiên công nghiệp nặng- giai đoạn 2 của công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu được thực hiện từ những năm của thập kỷ 80 và chính sách khuyến khích đầu tư trong nước của chính phủ Malaixia. Các ngành đồ uống & thuốc lá dệt may và đồ gỗ có mức tăng giảm không lớn ( khoảng 10% ). Ngành cao su có tỷ lệ tăng khá cao từ 14% năm 1968 lên tới 49,17% thời kỳ 1985-1990.
Bảng 2: Tỷ lệ vốn nước ngoài trong các ngành công nghiệp lựa chọn của Malaixia (1968-1990 ) - đơn vị : %
Các ngành CN
1968
1968-1973
1973-1979
1979-1985
1985-1990
1. Thực phẩm
74,00
70,16
51,57
30,14
27,5
2. Đồ uống và thuốc lá
93,00
87,00
67,11
69,29
67,83
3.Dệt may
52,00
49,83
61,43
51,57
54,67
4. Đồ gỗ
15,00
11,67
11,00
12,29
12,50
5. Hoá chất
53,00
62,33
61,00
37,43
20,67
6. Cao su
14,00
19,50
36,71
45,00
49,17
7. Khoáng sản phi kim
57,00
59,33
44,86
30,43
32,67
8. Sắt thép
49,00
45,33
35,14
31,86
25,33
9. Chế tạo máy
74,00
62,50
51,57
40,86
44,67
10Điện-điện tử
70,00
74,17
72,14
77,14
80,50
Nguồn : Số liệu của MIDA, 1991
Một số vấn đề đặt ra là sự thay đổi tỷ lệ vốn nước ngoài đã ảnh hưởng như thế nào đến động thái xuất khẩu của từng ngành? Để tìm ra mối quan hệ này chúng ta hãy phân tích hai hệ số thương mại quan trọng của từng ngành: Mức chêch lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (Xi-Mi/ Xi+Mi ) và tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất, nhập khẩu của từng ngành công nghiệp ( Xi, Mi ).
Trong suốt giai đoạn 1968-1990, hệ số (Xi-Mi/ Xi+Mi) của hầu hết các ngành đều ở mức tăng trưởng âm ( ngoại trừ ngành đồ gỗ ). Hiện tượng này phản ánh tình trạng nhập siêu phổ biến trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên , các hệ số (Xi-Mi/ Xi+Mi) được cải thiện dần qua các năm và đến năm 1990 các ngành dệt may, cao su điện & điện tử đã đạt được hệ số dương là 0,159; 0,342 và 0,100 theo thứ tự. Đồng thời nếu so sánh giữa tỷ lệ vốn nước ngoài và hệ số (Xi-Mi/ Xi+Mi) của từng ngành thì nhìn chung chúng có mối quan hệ tăng trưởng không cùng chiều với nhau. Qua các năm, tỷ lệ vốn nước ngoài có xu hướng giảm, trong khi hệ số(Xi-Mi/Xi+Mi) lại tăng lên ở hầu hết các ngành. Mặt khác tỷ lệ vốn nước ngoài không ảnh hưởng rõ ràng có tính tỷ lệ đến tốc độ tăng trưởng của hệ số (Xi-Mi/Xi+Mi) giữa các ngành. Chẳng hạn hai ngành hoá chất và sắt thép có tỷ lệ vốn nước ngoài giảm đáng kể giữa các năm 1968-1990 nhưng hệ số (Xi-Mi/Xi+Mi) lại không biến động nhiều và luôn ở mức khoảng -0.7% trong khi đó tình hình lại khác hẳn đối với ngành thực phẩm. Do vậy, mặc dù có thể tìm ra mối quan hệ giữa tỷ lệ góp vốn nước ngoài và hệ số (Xi-Mi/ Xi+Mi) của từng ngành biến động theo hướng ngược chiều nhau nhưng khó có thể khẳng định được mức độ tác động của nó đối với tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của từng ngành công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng của Xi và Mi cũng rất khác nhau khi so sánh với mức biến động của vốn nước ngoài giữa các ngành công nghiệp. Cũng như động thái của hệ số (Xi-Mi/ Xi+Mi), tốc độ tăng trưởng của Xi và Mi không có quan hệ tỷ lệ rõ ràng với mức độ biến động của tỷ lệ vốn nước ngoài giữa các ngành. Chọn hai ngành thực phẩm và đồ uống & thuốc lá làm ví dụ, tốc độ tăng trưởng của Xi tăng từ 6,3% thời kỳ 1968-1973 lên tới 16,4% vào các năm từ 1985-1990 và đạt tốc độ tăng bình quân 3,2% trong giai đoạn 1973-1990 đối với ngành thực phẩm, trong khi đó các con số này lại giảm đáng kể từ 44% xuống còn 31,2% và trung bình - 3,1% trong các thời điểm tương tự đối với ngành đồ uống& thuốc lá.
3. Đánh giá chung.
Căn cứ vào từ các nghiên cứu thực nghiệm, kết quả phân tích đã tìm ra được một số cơ sở định lượng để khẳng định FDI có vai trò to lớn đối với xuất nhập khẩu của Malaixia. Nhìn chung FDI có tác động quan trọng đến động thái xuất nhập khẩu của toàn ngành công nghiệp và được biểu hiện thông qua các hệ số tăng trưởng (Xi-Mi/ Xi+Mi), Xi/SXi và Mi/ SMi của FDBs cao hơn nhiều so với các hệ số tương tự của LDBs, đặc biệt trong giai đoạn lâu dài. Hơn nữa, mức độ tác động tích cực của FDI không chỉ thúc đẩy nhanh xuất nhập khẩu mà còn tạo ra nhiều ảnh hưởng tốt đối với các hoạt động kinh tế-xã hội khác thông qua các tác động ngoại ứng tích cực đối với LDBs. Trong khi đó khó có thể khẳng định được một cách rõ ràng về mức độ tác động tích cực của FDI đối với xuất nhập khẩu ở từng ngành công nghiệp. Qua các năm, mặc dù tỷ lệ vốn nước ngoài giảm dần nhưng các hệ số (Xi-Mi/ Xi+Mi ), Xi và Mi lại có xu hướng tăng. Hơn nữa, mức tăng cũng không có quan hệ mang tính tỷ lệ rõ ràng với động thái giảm của tỷ lệ vốn nước ngoài ở hầu hết các ngành công nghiệp.
Từ thực tế của Malaixia và qua các kết quả phân tích trên, một gợi ý được đưa ra cho các nước phát triển là: sử dụng FDI để thúc đẩy công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu sẽ tạo ra động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Bởi vì xuất khẩu là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô đối với những nước có thị trường nội địa nhỏ và tăng cường tính cạnh tranh quốc tế. Nhờ đó kích thích các doanh nghiệp trong nước cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Hơn nữa đẩy mạnh xuất khẩu cồn khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế và đem lại nhiều ngoại tệ để mở rộng nhập khẩu đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.
III. Tác động của xuất nhập khẩu đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Từ cuối năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế do Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề ra, kinh tế đối ngoại đã được coi là “ mũi nhọn” của sự đổi mới. Cùng với việc “ bung ra” nền kinh tế nhiều thành phần, lần đầu tiên ở Việt Nam các thuật ngữ “mở cửa nền kinh tế”, “đa dạng hoá kinh tế đối ngoại”, “đa phương hoá thị trường”...đã được đề cập trong các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đối ngoại. Quan điểm cứng nhắc coi “ độc quyền ngoại thương” là bản chất kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa đã từng bước được xem xét lại. Đáng lưu ý là ngoại thương, đặc biệt là hoạt động sản xuất-kinh doanh xuất khẩu đã được đề cao. Luật đầu tư nước ngoài được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tháng 12-1987 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 1988, là văn bản pháp lý đầu tiên đánh dấu sự chuyển hướng thực sự sang chính sách mở cửa theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu vực quan trọng của công cuộc đổi mới đất nước trong những năm qua đã phát triển nhanh và vững chắc. Qua 12 năm, kể từ năm đầu tiên(1988) triển khai thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đã có hàng ngàn dự án đầu tư với hàng chục tỷ USD vốn đăng ký từ nhiều nước trên thế giới. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 đã có 3123 dự án đầu tư được cấp giấy phép hoạt động vứi tổng số vốn là 36,3 tỷ USD, trong đó trên 23 tỷ USD đã dược thực hiện, đạt 60% tổng số vốn đăng ký. Đạt được kết quả như vậy, yếu tố quyết định là môi trường đầu tư. Trong những năm qua môi trường đầu tư của nước ta đã ngày càng thông thoáng, cởi mở và ổn định hơn với sự góp phần quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu. Phần này sẽ phân tích một cách định lượng về mức độ tác động của xuất nhập tới hoạt động động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để phân tích chính xác định lượng sự tác động này đòi hỏi phải có số liệu thông kê chính xác, đầy đủ về các chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản: xuất khẩu, nhập khẩu, GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những số liệu thống kê đó sẽ cung cấp cho chúng ta một bức tranh chung về động thái quy mô, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu: kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, GDP, vốn đầu tư nước ngoài. Bức tranh chung đó sẽ được phản ánh trong bảng 3 và bảng 4 sau đây:
Bảng 3: Động thái quy mô kim ngạch ngoại thương, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam thời kỳ 1988-2000.
Năm
Kim ngạch xuất khẩu (triệu R-USD 1988-1990; triệu USD 1991-2000)
Kim ngạch nhập khẩu (triệu R-USD 1988-1990; triệu USD 1991-2000)
Số dự án
Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (triệu USD)
1988
1038,4
2756,7
37
356
1989
1946,0
2565,8
70
539
1990
2404,0
2752,4
111
596
1991
2087,1
2338,1
155
1388
1992
2580,7
2540,7
193
2271
1993
2985,2
3924,0
272
2987
1994
4054,0
5826,0
362
4071
1995
5499,0
8155,0
404
6616
1996
7256,0
11144,0
326
8538
1997
9269,3
11725,4
336
4450
1998
9356,0
122099,2
259
3979
1999
11540,6
12227,1
274
1477
2000
14308,5
15992,3
324
1972
Nguồn: - Bộ thương mại.
- Vụ quản lý dự án, Bộ kế hoạch và đầu tư.
Cần lưu ý rằng các năm 1991-1994, trong thực tế vẫn tính gộp cả R-USD song tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu tính bằng đồng Rúp không đáng kể trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, vì thế để đơn giản hoá việc phân tích, đánh giá nhưng không ảnh hưởng lớn đến tính chính xác khoa học nên chỉ tính bằng một đơn vị thống nhất là đồng đô la.
Bảng 4: Động thái tốc độ tăng kim ngạch ngoại thương, GDP và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam thời kỳ 1988-2000 ( Đơn vị: %).
Năm
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu
Tốc độ tăng GDP
Tốc độ tăng vốn FDI
1988
21,7
12,3
4,6
_
1989
87,5
-7,0
2,7
47,6
1990
23,5
7,3
2,3
10,6
1991
-13,3
15,0
6,0
132,9
1992
23,6
8,7
8,6
63,6
1993
15,7
54,4
8,1
31,5
1994
35,8
48,5
8,8
36,3
1995
35,6
39,9
9,5
62,5
1996
31,9
36,7
9,3
29,1
1997
27,7
5,3
8,8
-47,9
1998
0,9
2,9
5,8
-10,6
1999
23,3
1,1
4,8
-62,8
2000
24,1
30,8
6,7
33,5
. Nguồn: -Tính từ bảng 3
-Niên giám thống kê các năm 1995 và 2000
Để thuận lợi cho việc phân tích ta có thể chia thời kỳ này làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1988-1991, trong giai đoạn này tuy cả xuất nhập khẩu đều tăng, cá biệt có năm 1989 đã tăng rất cao xuất khẩu (87,5%), song mức tăng đó cũng không ổn định ( bình quân tăng xuất khẩu hàng năm là 29,8%, của nhập khẩu là 6,8 % ,nhưng năm xuất khẩu thấp nhất là -13,3% (1991), và năm nhập khẩu thấp nhất là -7,0 % (1989 ). Đây là giai đoạn chúng ta mới mở cửa nên nền kinh tế còn chưa ổn định, tốc độ tăng trưởng còn thấp (bình quân hàng năm của GDP là 3,9%). Do đó các nhà đầu tư nước ngoài đến với nước ta như đến với một miền đất mới, vừa xa lạ vừa hấp dẫn, họ thận trọng không giám mạo hiểm, mới thử làm để thăm dò cơ hội, nên số dự án trong thời gian này chưa nhiều, mức tăng trưởng vốn đầu tư còn chậm. Tuy nhiên xu hướng đầu tư ngày càng tăng thể hiện rõ rệt, đặc biệt riêng vốn đầu tư đăng ký năm 1991 gần bằng cả ba năm trước đó cộng lại điều này chứng tỏ nền kinh tế đang dần đi vào ổn định, lòng tin đối với nhà đầu tư nước ngoài được tăng lên.
Giai đoạn 1992-1996, trong giai đoạn này kể cả GDP và đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm đều tăng khá nhanh, liên tục, ổn định và cao hơn hẳn so với giai đoạn 1988-1991(đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm của GDP là 8,9% , của đầu tư trực tiếp nước ngoài là 32,1%). Thành tựu khả quan này do nhiều nguyên nhân, song chắc chắn có phần quan trọng là do hoạt động ngoại thương giai đoạn này kể cả xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn nhiều năm trước ( tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của xuất khẩu là 28,5%, của nhập khẩu là 37,64%). Đặc biệt năm 1995 nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 9,5%, cao nhất so với các năm trước đó là có phần đóng góp tích cực của hoạt động ngoại thương đã bội thu, xuất khẩu tăng rất mạnh 35,6% nhập khẩu cũng tương tự 39,9%. Chính điều này đã tạo niềm tin rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài kích thích họ đầu tư vào Việt Nam, nên năm 1996 số vốn đầu tư trực tếp nước ngoài đã đạt được mức kỷ lục, cao nhất trong cả thời kỳ là 8538 triệu USD, quy mô của các dự án cũng lớn nhất ( bình quân mỗi dự án là 26,2 triệu USD).
Giai đoạn 1997-2000, đay là giai đoạn nền kinh tế bắt đầu đi xuống, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu, GDP sụt giảm nghiêm trọng, điều này khiến cho số lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ba năm liên tiếp đạt mức tăng trưởng âm. Nguyên nhân trực tiếp tiếp dẫn đến tình trạng này là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á. Khủng hoảng tiền tệ làm cho giá đồng tiền của các nước bị giảm, đồng nghĩa với việc giá bán của hàng hoá rẻ đi. Đây sẽ là lợi thế rất lớn của nước này nhằm thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh việc bán hàng vào thị trường Việt Nam; cạnh tranh xâm chiếm thị phần của hàng Việt Nam trên các thị trường khác. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là từ các nước trong khu vực Châu á nên khi xảy ra cuộc khủng hoảng này tất yếu dẫn đến sụt giảm vốn đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng năm 2000 tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu và GDP bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại, lòng tin của các nhà đầu tư dần được lấy lại nên tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cũng bắt đầu có mức tăng trưởng dương (33,5%). Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ nền kinh tế đang phục hồi.
Như vậy, tính chung cả thời kỳ có thể thấy rằng giữa các chỉ tiêu tăng GDP, tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Đương nhiên cần hiểu rằng sự tăng trưởng của vốn đầu tư nước ngoài và GDP không chỉ phụ thuộc vào ngoại thương mà còn phụ thuộc vào sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nữa. Việc phân tích, đánh giá những tác những tác động của ngoại thương đối với tăng trưởng vốn vốn đầu tư nước ngoài trên đây mới chỉ là sự khái quát những biến đổi về lượng của sự tương tác giữa các chỉ tiêu kinh tế-xã hội liên quan, chưa thể phản ánh rõ nguyên nhân kinh tế xã hội đưa lại sự tiến triển định lượng của những con số định lượng đó.
Chương III
một số giải pháp phát triển thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Qua những phân tích đánh giá ở phần trên ta thấy TMQT có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với hoạt động FDI. Việc tăng quy mô và hiệu qủa của đầu tư trực tiếp nước ngoài là những nhân tố trực tiếp làm tăng xuất khẩu, tiền đề cho tăng nhập khẩu. Mặt khác, khi hoạt động xuất nhập khẩu phát triển có hiệu quả nó sẽ có tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần cải thiện môi trường đầu tư trong nước từ đó sẽ kích thích việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy để có một nền ngoại thương mở cửa phát triển, góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo đà “cất cánh” cho nền kinh tế trong những thập niên tiếp theo, Việt Nam cần có sự lựa chọn một chiến lược ngoại thương đúng đắn, năng động. Đương nhiên để đạt được như vậy không phải đơn giản. Từ thực tiễn phát triển kinh tế nước ta trong 15 năm đổi mới (1986-2001), kết hợp với tham khảo kinh nghiệm phát triển kinh tế thế giới, đặc biệt là của các nước trong khu vực Châu á- Thái bình dương. Em xin kiến nghị một số giải pháp sau:
I. Tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý ngoại thương sao cho vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa nhất quán theo định hướng XHCN
Muốn vậy trước hết cần thực hiện một yêu cầu có tính nguyên tắc là phải luôn luôn quán triệt các quan điểm cơ bản chỉ đạo đổi mới và phát triển ngoại thương trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay, “tự do hoá thương mại” là xu thế phát triển khách quan của bất kỳ nền kinh tế mở cưả nào, nhưng mức độ tự do hoá đến đâu thì nhất thiết phải phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn đất nước. Tự do hoá ngoại thương nói riêng, cũng như tự do hoá thương mại nói chung cần phải đi đôi với ổn định chính trị đất nước. Do đó cần tránh tình trạng tuyệt đối hoá đề cao tự do hoá ngoại thương dẫn đến buông lỏng các biện pháp quản lý có tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nhà nước. Thực tiễn phát triển kinh tế thế giới đã cho thấy tự do hoá ngoại thương có ý nghĩa là tự do hoá các hoạt động xuất nhập khẩu, song chỉ những nước nào có nền kinh tế phát triển và có tiềm lực xuất khẩu lớn mới thực sự cho tự do hoá nhập khẩu, cắt giảm tối đa các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Các nước đang phát triển hoặc chưa phát triển đều rè rặt với chính sách này.
Từ kinh nghiệm thực tiễn đó, trong điều kiện tự do hoá ngoại thương ở Việt Nam, em có một số kiến nghị cụ thể:
Cần nhanh chóng tự do hoá tất cả những loại hàng không phải là quốc cấm. Muốn vậy, phải phá bỏ các cản trở bởi chính sách, thể chế, cơ chế thủ tục ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Chỉ tự do hoá nhập khẩu đối với các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng chưa hiệu quả kinh tế thấp. Ưu tiên nhập những loại hàng có tác dụng đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với những mặt hàng tiêu dùng cao cấp, xa xỉ phẩm không phù hợp với thực lực kinh tế của ta thì phải hạn chế nhập khẩu bằng đánh thuế cao. Đối với mặt hàng có hại đến môi trường sống, sức khoẻ con người, truyền thống văn hoá, đạo lý dân tộc cần kiên quyết cấm nhập và xử lý bằng các biện pháp hành chính, kinh tế tới mức cao nhất.
Thường xuyên điều chỉnh hợp lý các chính sách kinh tế thương mại về chỉ số hối đoái, giá cả tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, hệ thống các loại thuế và thuế quan... theo hướng khuyến khích ưu tiên tối đa với xuất khẩu, nhưng không được cản trở nhập khẩu hợp lý. Cải tiến các thủ tục hành chính cấp phát giấy phép kinh doanh, dự án đầu tư, hạn ngạch (Quata) xuất nhập khẩu theo hướng cái gì đã cấm là cấm hẳn, cho phép là cho phép thật sự; tuyệt đối không để xót những khe hở “hợp pháp hoá” trong cơ chế quản lý, tạo ra những phiền toái, phức tạp của cái gọi là cơ chế “ xin-cho” mà thực chất là cơ chế “mua-bán”, nguyên nhân trực tiếp của tệ tham nhũng, sách nhiễu, gây khó khăn cho sản xuất-kinh doanh, nhưng lại là bạn đồng hành của tệ nạn buôn lậu trốn thuế...
Môi trường pháp lý có tác động trực tiếp đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Chính vì vậy để tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn, thu hút được các nhà đầu tư thì cần phải xây dựng được một hành lang pháp lý lành mạnh, đặc biệt là hệ thống luật pháp, chính sách trong hoạt động ngoại thương.
II. Tiếp tục đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, đa phương hoá thị trường và năng động tìm kiếm bạn hàng.
Nhưng trước hết chú ý tới các thị tường trọng điểm, bạn hàng lớn, đặc biệt là thị trường, bạn hàng các nước khu vực Châu á- Thái Bình Dương. Trong đó, với thị trường ASEAN (APTA) với từng bước và tiến tới sẽ thực hiện hoàn toàn hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Tận dụng tốt các cơ hội có được từ hiệp định thương mại Việt-Mỹ. Xúc tiến nhanh quá trình tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các tổ chớc kinh tế tài chính, ngân hàng thương mại quốc tế khác, vì đó là một điều kiện cần thiết để phát triển nền kinh tế mở cửa, nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đương nhiên, muốn hoà nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực trên đây, Việt Nam phải đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật ngoại thương cho phù hợp. Ví dụ như với WTO, Việt Nam phải tuân thủ các quy định có tính thông lệ quốc tế, trong đó tự do hoá ngoại thương vẫn là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Tất cả những quy định của WTO đã trở thành “luật chơi chung” trong mậu dịch quốc tế và được các nước thành viên WTO công nhận. Đó là một thử thách lớn với Việt Nam, đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị rất chu đáo về thể chế, tổ chức cán bộ... mới có thể khai thác triệt để những ưu đãi của WTO , đồng thời hạn chế những mặt kkhông phù hợp , thậm chí bất lợi với ta .Tuy dự do hoá ngoại thương là một thách thức lớn với chúng ta khi phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập nhưng hàng hoá của chúng ta cũng sẽ được hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư vào Việt nam để vừa tận dụng được nguồn lao động , tài nguyên thiên nhiên của việt nam mà vẫn không phải chịu mức thuế suất cao khi xuất khẩu hàng hoá .Như vậy việc ký kết hiệp định thương mại song phương không những thúc đẩy hoạt động xnk mà còn là tiền đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ,
III Lựa chọn ưu tiên phát triển những ngành mũi nhọn có tác động hỗ trợ tích cực cho việc đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu chủ lực
Từ kinh nghiệm công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nhật bản , NIes châu á và ASEAN ( ví dụ : đài loan đi lên từ công nghiệp nhựa , điện sau đó là đóng tàu luyện kim điện tử cao cấp ,tin học ... .Hàn quốc cất cánh từ công nghiệp dệt , điện tử sau đó cũng là đóng tàu , luyện kim , ôto , điện tử cao cấp , tin học... . Hồng kông đi lên từ công nghiệp chế biến thực phẩm , đồ chơi , dịch vụ cảng biển và dịch vụ tài chính do có lợi thế về cảng biển và thị trường chứng khoán Hồng Kông vaò loại lớn nhất thế giới ... . Singapo cất cánh từ công nghiệp lọc dầu tái xuất , dịch vụ cảng biển , dịch vụ tài chính do cũng có lợi về cảng biển và thị trường chứng khoán singapo vào loại lớn nhất thế giới ... ) , trong hoàn cảnh thực tiễn việt nam chúng ta cần giựa vào lợi thế so sánh của đất nước để lựa chọn những ngành xuất khẩu mũi nhọn và sảnh phẩm xuất khẩu chủ lực tạo ra tiền để vật chất cho nền kinh tế “cất cánh” trong 2 –3 thập niên tới .Cụ thể trong chiến lược ngoạithương hay bao quát trong chiến lược công nghiệp hoá hiẹn đại hoá của việt nam cần có những định hướng ưu tiên phát triển một số nhóm ngành nghề sản phẩm sau : để phát huy hiệu quả nhất các lợi thế so sánh hiện có của việt nam về nguồn lao động ,vị trí địa lý các nguồn tài nguồn tài nguyên tự nhiên, môi trường sinh thái thuận lợi cho các khả năng phat triển nông lâm ngư nghiệp và khai thác tài nguyên khoáng sản ngoài việc phát triển một số nganhf công nghiệp hỗ trợ như cơ khí chế tạo và sửa chữa máy móc, công cụ lao động, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.... .Cần tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực như: gạo, thịt, mực, tôm, chè, lạc, cà phê, cao su, gỗ; các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống sử dụng nhiều lao động, vốn đầu tư ít lại dễ tạo vốn ban đầu như: dệt, may mặc, giày da, đồ mỹ nghệ chế tạo từ gốm sứ, thuỷ tinh, mây, tre, gỗ...; các sản phẩm của công nghiệp khai thác và sơ chế tài nguyên khoáng sản( với các sản phẩm chủ lực là dầu mỏ, khí đốt, than đá...).
Tuy nhiên trong quá trình đầu tư phát triển các ngành mũi nhọn này, chúng ta không thể dàn trải và cũng không thể chỉ tập trung vốn đầu tư vào một ngành. Trước hết, chúng ta nên tập trung vào các ngàng vừa tận dụng được các lợi thế về nhân công, vừa phù hợp với khả năng đầu tư của chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Khi chúng ta ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn, tận dụng được lợi thế so sánh của đất nước thì có thể thu hút được một lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành này. Tuy vậy theo kinh nghiệm của các nước, vốn đầu tư liên quan trực tiếp tới lợi ích của bên bỏ vốn, nên họ thường chỉ chọn những lĩnh vực dễ làm, nhanh thu hồi vốn, mà không thích đầu tư vào các lĩnh vực chưa chắc ăn hoặc chậm thu hồi vốn. Do đó có thể xảy ra trường hợp, cơ cấu vốn đầu tư không phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế định hướng tới. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là cần có những chính sách khuyến khích riêng biệt để từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng đã định. Phải vừa tạo ra nhiều việc làm nhiều thu nhập vừa tăng khả năng cạnh tranh xuất khâư của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Khả năng này là hiện thực, đặc biệt là đối với các nước trong khu vực Châu á-Thái Bình Dương có nhiều điểm tương đồng với Viêt Nam về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội. Các nước này đang thừa vốn và cũng đang có nhu cầu điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng giảm bớt các ngành công nghiệp dùng nhiều lao động và kỹ thuật bậc thấp, bậc trung ở trước họ. Tuy nhiên cũng cần xem xét kỹ để lựa chọn định hướng đầu tư cho hợp lý, tránh vì lợi ích trước mắt mà để mất lợi ích lâu dài. Sự trả giá đắt cho việc đầu tư không hợp lý cũng như cho việc nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật, quy trình công nghệ lạc hậu sẽ càng kéo dài nguy cơ tụt hậu về trình độ phát triển so với thế giới và khu vực. Do đó đây luôn là bài học bổ ích cho Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Việc cân nhắc tầm quan trọng của các ngành trên còn nhiều vấn đề cần phải bàn thêm, song kinh nghiệm của các nước cho thấy: định hướng tăng trưởng xuất khẩu ở các nền kinh tế trong khu vực Đông và Đông Nam á có nội dung là tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, cụ thể là tăng trưởng xuất khẩu hàng chế tạo. Hơn nữa có sự chuyển dịch theo kiểu làn sóng công nghệ cho các nước đi sau, đồng thời tạo ra kẽ hở thị trường. Biểu hiện là các nước đi sau sẽ thế chân các nước đi trước trong việc sản xuất mặt hàng mà các nước này không sản xuất nữa. Đây là kinh nghiệm mà Việt Nam cần phải chú ý bởi vì các ưu thế về lao động rẻ, Việt Nam là một đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của Thái Lan và Trung Quốc trong thu hút các hợp đồng gia công hàng dệt-may xuất khẩu.
Quy luật chuyển dịch cơ cấu trong các nước Đông-Đông Nam á đi từ sản phẩm có hàm lượng cao về lao động và nguyên liệu sang sản phẩm có hàm lượng vốn và công nghệ cao.
Kết luận
Toàn bộ sự nghiên cứu trên đây cho phép rút ra một số kết luận như sau:
Mở cửa là xu thế phát triển khách quan của thời đại ngày nay. Thực chất của việc phát triển mạnh nền kinh tế mở cửa chính là việc phát triển mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng. Là động lực trực tiếp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Đây là tính quy luật chung đối với các quốc gia và khu vực lãnh thổ ở nhiều trình độ phát triển khác nhau. Tính quy luật chung đó được lý giải bởi lợi ích to lớn của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong mối quan hệ tương hỗ giữa chúng mà phân công lao động quốc tế về sự trao đổi các lợi thế so sánh là cơ sở lý luận khoa học của việc hình thành nền kinh tế mở, nhưng đồng thời là cơ sở lý luận khoa học của mối quan hệ đó.
Bối cảnh thời đại ngày nay với nhiều biến đổi nhanh chóng, khó lường đã khiến cho động thái TMQT và đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù luôn phụ thuộc vào phân công lao động về sự trao đổi các lợi thế so sánh, song vẫn diễn ra theo các đặc điểm và xu thế phát triển phức tạp.Nó vừa có lợi, vừa không có lợi cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo trong quá trình mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Kinh nghiệm phát triển thương mại quốc tế đã cho thấy, tuy có nhiều mô hình chiến lược ngoại thương khác nhau, nhưng không có mô hình nào mang lại hiệu quả tối ưu hoàn toàn và cũng không có mô hình nào là hoàn toàn phi hiệu quả. Do đó cần tránh tư tưởng tuyệt đối hoá dẫn đến phát triển thiên lệch, máy móc, dập khuôn về một mô hình nào đó, mà lãng quên hoặc không áp dụng các yếu tố có hiệu quả có thể khai thác phát huy từ các mô hình khác. Phương pháp luận khoa học chỉ đạo sự lựa chọn chiến lược ngoại thương, phát huy có hiệu quả cao nhất các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình mở cửa, hợp tác phân công lao động và phát triển TMQT.
Hoạt động ngoại thương Việt Nam đã không ngừng đổi mới theo đường lối mở cửa kinh tế từ sau năm 1986, nhưng bắt đầu có sự chuyển biến về cả lượng và chất của sự phát triển là từ năm1992. Ngoại thương Việt Nam đã có những tiến triển vượt bậc góp phần tích cực vào việc thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong mối quan hệ tương hỗ: những kết quả thành tựu của tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tác động tích cực trở lại, khiến cho hoạt động ngoại thương Việt Nam ngày càng tăng trưởng và phát triển hơn trong công cuộc đổi mới.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh doanh Quốc tế NXB Giáo Dục 1997
2. Giáo trình Quản trị dự án đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ
NXB Thống kê 2000
3. Giáo trình Quản trị dự án đầu tư quốc tế và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài NXB Thống kê 1998
4. Giáo trình Giao dịch và thanh toán quốc tế
NXB Thống kê 1997
5. Giáo trình Marketing Quốc tế
NXB Giáo Dục 1999
6. Marketing căn bản
NXB Giáo Dục 1998
7. Hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam tới năm 2010
NXB Thống kê 2000
8. Thời báo kinh tế Việt nam năm 2001 - 2002
9. Báo Đầu Tư năm 2001 - 2002
10. Tạp chí thương mại năm 2001 - 2002
11- Tap chí ngoại thương năm 2001 - 2002
11. Phùng Xuân Nhạ.
Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sản lượng của Malaixia. Kinh tế và dự báo, số 3-1997
12. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư.
FDI-Một bộ phận hữu cơ của kinh tế Việt Nam. Phát triển kinh tế , số 5-1998
13. Thanh Hùng.
10 năm đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Con số sự kiện, số 8-1998.
14. Th.S Trần Văn Nam.
Thể chế pháp lý nhằm tăng cường xuất khẩu và thúc đẩy FDI tại Việt Nam. - Kinh tế và phát triển, số 7-1998
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33497.doc