Nước ta đang trong quá trình hội nhập WTO vì vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng song song đó là rất nhiều thách thức đang chờ đón chúng ta. Ngành chăn nuôi của nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu về vốn, giống và kỹ thuật là rất lớn. Thông qua đó mà phát triển ngành chăn nuôi cho tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước.
Với tiềm năng về đất đai,diện tích rừng lớn như hiện nay thì việc phát triển các trang trại chăn nuôi tương xứng với nhu cầu là hoàn toàn có thể thực hiện được. Mặt khác với nhu cầu chế biến và nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng lớn thì quy hoạch vùng chăn nuôi phù hợp là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy nghành chăn nuôi phát triển.
88 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp &phát triển trang trại chăn nuôi bò thịt ở nước ta giai đoạn 2007-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m bảo an toàn dịch bệnh; bên cạnh đó đề xuất chính sách về đầu tư, tín dụng cho chiến lược phát triển đàn bò thịt.
Từ 2001 đến 2006 đàn bò nước ta tăng từ 3.89 triệu con lên 6,51 triệu con, đặt tốc độ tăng đàn bình quân 9,67% năm .
Đồng thời tổng sản lượng thịt bò hơn tài sản xuất tiêu thụ hàng năm tăng nhanh từ 97,7 ngàn tấn năm 2001 lên 159,4 ngàn tấn năm 2006 với tốc độ tăng trưởng bình quân 9.66% năm.
Chăn nuôi bò trang trại đang phát triển manh:
Hiện nay cả nước có trên 6405 trang trại chăn nuôi bò, trong đó miền bắc có 1547 trang trại chiếm 24,1% miền nam có 4858 trang trại chiếm 73.9% tổng số trang trại. Miền đông nam bộ có số lượng trang trại bò nhiều nhất 2683 trang trại chiếm tỷ lệ 41,9%.
Quy mô trang trại chăn nuôi bò từ 10 đến 50 con chiếm tỷ lệ cao ở các vùng.Một số trang trại chăm nuôi bò thịt địa phương quy mô trên 100 con đã được hình thành ở các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh miền đông nam bộ.
Các tiến bộ về giống, thức ăn,chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng được áp dụng trong chăn nuôi trang trại bò thịt, vì vậy năng xuất, chất lượng giống và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện.
Chăn nuôi trang trại bò thịt đã góp phần tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời với việc mở rộng về số lượng và quy mô chăn nuôi,loại hình chăn nuôi trang trại đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Hình thành phương thức trồng cỏ thâm canh nuôi bò
Nhiều giống cỏ và tập đoàn có nhiệt đới ôn đới ôn hoà và họ đậu năng xuất cao đã được nhập vào trồng thử nghiệm thành công để nuôi bò thịt chư cỏ: Ruzi.Signal,Pannicum Maximum,Kingarss… Những giống cỏ mới đang được người chăn nuôi quan tâm là : Giống cỏ hỗn hợp hoà thảo và họ đậu của úc, Supperdan,Sweet Jumbo,Dairy Mix,Bêf Mix… theo số liệu thống kê của các tỉnh năm 2005 tổng diện tích trồng cỏ là 27 ngần ha.
2. Các khó khăn và tồn tại
a.Các khó khăn
Hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi:
Theo số lượng của các tỉnh, hiện nay chỉ có 28/64 tỉnh có phòng chăn nuôi hoặc chăn nuôi thuỷ sản, vì vậy thiếu cán bộ chăn nuôi trong quản lý giống và chỉ đạo sản xuất chăn nuôi, đặc biệt ở cấp huyện, thiếu cán bộ chăn nuôi là một trong những hạn chế lớn trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng.
Thiếu bò giống và dịch vụ kỹ thuật
Thiếu bò giống, giá bò biến động thất thường làm mất tính ổn định trong chăn nuôi bò thịt. Khi có nhu cầu về giống bò thịt không có cơ sở bán và cung cấp bò giống.
Thiếu cán bộ kỹ thuật về giống có kinh nghiệm để triển khai công tác giống. Hiện nay chưa có hệ thống cấp chứng chỉ giống và quản lý giống bò vì vậy không đủ thông tin và cơ sở khoa học trong chương trình đánh giá và chọn lọc đực giống, nhất là kiểm tra đực giống qua đời sau. Hệ thống dịch vụ TTNT gắn liền với hệ thống ghi chép số liệu ban đầu chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giống.
Mặc dù, trong những năm gần đây các thiết bị vật tư kỹ thuật dùng để phối giống bò thịt đã được các chính sách trợ giúp tốt. để khắc phục được các tồn tại nêu trên công tác đào tạo dẫn sinh viên, cán bộ quản lý giống và việc ghi chép tại hộ nông dân cần được chuyên môn hoá.
Thiếu thức ăn thô xanh về mùa khô
Mặc dù là nước nhiệt đới nhưng mùa đông và mùa khô vẫn xảy ra tình trạng thiếu thức ăn thô xanh cho bò. Mặt khác, một số nơi chưa coi trọngviệc trồngcỏ và sử dụng hợp lý các phụ phẩm nông nghiệp.
Vì vậy, việc trồng cây chịu hạn cho vùng khô, cây ôn đới cho vùng lạnh, thức ăn củ, dự trữ thức ăn khô, ủ chua cho mùa khô, mùa đông phù hợp với vùng sinh thái phải được quan tâm đầu tư.
Chưa có chính sách phát triển bò thịt
Nhà nước ta đã có quyết định số 167/2001/QĐ-TTG ngày 26/10/2001 ban hành chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa. từ đó, bò sữa tăng trưởng trung bình 24,9% năm và sản lượng sữa tăng 30,5%. Nhờ quyết định trên, tỷ lệ đàn bò lai và chất lượng đàn bò nền lai Zêbu cũng được cải tiến.
Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa có chính sách tổng thể về phát triển chăn nuôi bò thịt cho nên tốc độ cải tạo đàn bò theo hướng nâng cao chất lượng và sản lượng thịt trong những năm qua chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân.
b. Tôn tại
* Chủ trang trại.
- Quy mô nhỏ bé, mang tính kinh tế trại, kinh tế hộ nhiều hơn là kinh tế trang trại trên 3 mặt: vốn, trình độ chủ trang trại, số lượng lao động.
- Tính liên kết trong phát triển kinh tế trang trại chưa cao, còn lỏng lẻo: giữa chủ trang trại và nguồn cung cấp đầu vào, sản xuất với chế biến, giữa chủ trang trại và doanh nghiệp dịch vụ khác, số lượng HTX trang trại chăn nuôi chưa nhiều.
- Tư vấn cho chủ trang trại chăn nuôi (về giống; TACN; quy trình chăn nuôi; công nghệ chế biến, thị trường, tư vấn pháp luật.v.v...) chưa phát triển kịp với yêu cầu của chủ trang trại.
- Chất lượng và giá trị hàng hoá là vấn đề cần phải được quan tâm hơn
*. Về phía Nhà nước
- Chính sách đã mở, song tập trung tuyên truyền giải toả tư tưởng nghi kỵ, sợ phát sinh "đại địa chủ mới" chưa triệt để. Vì vậy, nhiều địa phương đang "mở nửa vời", quy hoạch để phát triển không rõ, bị động, do đó làm cho nhà đầu tư ngập ngừng và lúng túng. Công tác tuyên truyền cần hướng về tôn vinh người làm giàu chính đáng.
- Đất đai đang là vấn đề bức xúc không chỉ về thời gian cho thuê, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cả về diện tích cần cho phát triển trang trại.
- Các quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước như: thú y, kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng TACN.v... nhiều việc, nhiều nơi chưa vì lợi ích, sự phát triển của trang trại chăn nuôi, thậm chí một số vấn đề chưa có kết luận cuối cùng đã công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, gây thiệt hại cho người sản xuất. Chưa tạo môi trường tốt cho phát triển trang trại, thậm chí còn sử dụng quyền hành chính, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
- Quan tâm chưa đầy đủ hạ tầng liên quan, hạ tầng môi trường cho chăn nuôi trang trại. Trong khi KCN, các cơ sở cụm công nghiệp được đầu tư hạ tầng khá tốt.
- Vấn đề vốn vay, khuyến nông, bảo hiểm, thị trường cho ngành chăn nuôi, chăn nuôi trang trại là vấn đề đặt ra và xử lý nghiêm túc.
3.Các thách thức
Khi hội nhập quốc tế về thương mại WTO, nước ta bên cạnh cơ hội về hợp tác quốc tế và đầu tư thì cũng có các thách thức như phải cạnh tranh quốc tế một cách khốc liệt về chất lượng, giá cả, an toàn về sinh thực phẩm và thị trường với thịt bò, thịt gia súc và các loại nông sản từ các nước trong khu vực và thế giới.
Mặt khác do tự do thương mại nên cũng chịu ảnh hương của các nguy cơ về dịch bệnh khi hội nhập WTO như: LMLM, lưỡi xanh, bò biện… đối với chăn nuôi bò.
II.Cơ hội phát triển bò thịt
Chăn nuôi bò thịt ở việt nam đang đứng trước những cơ hội tốt để phát triển trong thời gian tới với những thuận lợi cơ bản sau đây:
1.Nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước tăng
Nhu cầu tiêu dùng thịt bò của nước ta đang và sẽ tăng nhanh do thu nhập tăng cao và mức sống được cải thiện với lối sống công nghiệp của các thành phố lớn, đô thị, và khu công nghiệp. Hiện nay, nước ta sản lượng thịt bò chỉ chiếm 3,1% tổng sản lượng thịt xẻ. Giá thịt bò nước ta khoảng 80.000đ/kg (5USD/kg) cao hơn các loại thịt khác, tại siêu thị giá thịt bò nhập khẩu 250.000đ/kg (16USD/kg) chứng tỏ cung chưa đủ so với cầu.
Thực tế cho thấy sản xuất thịt bò trong nước chưa đáp ứngđược nhu cầu thị trường nội địa đặc biệt thịt bò chất lượng cao. Hàng năm nước ta phải nhập 6,7 triệu USD về các loại thịt(trong đó chủ yêu là thịt bò, gà) chất lượng cao từ nước ngoài vềđáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và du lịch. Hầu hết các nhà hàng khác sạn cao cấp phải sử dụng thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, Australia, New zealand… với giá cao để đáp ứng nhu câu tiêu dùng trong nước.
Trong những năm tới 2010-2015 xu hướng tiêu thụ thịt bò ngày càng cao, đặc biệt khi tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 8% cà GDP/đầu người/năm của nước ta tăng lên 1000USD/người/năm.
2. Tỷ lệ thịt vò của ta còn thấp so với các nước trong khu vực:
Theo tổ chức nông lương của liên hiệp quốc (FAO) tổng thịt bò của thế giới trên 60 triệu tấn năm, vậy thịt bò bình quân của thế giới trên 9 kg/ người/năm. ở các nước phát triển tỷ lệ thịt bò thường chiếm 25-30% trong tổng số thịt tiêu thị bình quân đầu người.
Nhu cầu tiêu dùng thịt bò trong nước ngày càng cao, hiện nay sản xuất thịt bò trong nước ngày càng cao, hiện nay sản xuất thịt bò trong nước mới chiếm 5,2% tổng sản lượng thịt hơi (tương đương 0,85kg/người/năm thịt xẻ chiếm 3,1% tổng sản lượng thịt sẻ), trong khi đó tỷ lệ này của nước ta hiện nay rất thấp so với các nước khác trong khu vực: trung quốc 9,8kg/người/ năm, nhật bản 9,6kg, Singapore 18kg và malaysia 33,7 kg. tiêu thụ thịt bò của trung quốc gấp 11 lần nước ta.
Do tỷ lệ thịt bò của nước ta còn rấtthấp so với bình quân của thế giới cho nên cơ hội cho phát triển chăn nuôi bò thịt của nước ta là rất lớn.
3. Chăn nuôi bò thịt góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp:
Trồng cỏ thâm canh 1ha có năng suất 250 tấn nuôi được 14 con bò tạo việc làm thêm cho 2 lao động, thu được 50 triệu tiền cỏ( nếu trồng lúa chỉ thu được 27 triệu). Do vậy, phát triển chăn nuôi bò thịt đang thực sự góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm tăng thu nhập cà cải thiện đời sống cho nông dân đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, chăn uôi bò thịt có thể phát triển rộng trên phạm vi toàn quốc và góp phần xoá đói giảm nghèo. Năm 2006, tỷ trọng giá trị trong chăn nuôi của cả nướclà 25,2% trong đó khu vực đồng bằng sông hồng có tỷ trọng chăn nuôi cao nhất đạt 34,6%, đông bắc 31,4% còn lại các vùng khác từ 16-29%.
4. Sản lượng phụ phẩm nông, công nghiệp của nước ta lớn:
Nước ta có 7,4 triệu ha gieo trồng, sản lượng lương thực hàng năm gần 36 triệu tấn, riêng rơm rạ khoảng 30 triệu tấn, các phụ phẩm nông nghiệp khác như ngô 4,6 triệu tấn, mía 2,8 triệu tấn, khoai lang 1,45 triệu tấn, lạc 2,4 triệu tấn… Các phụ phẩm nông nghiệp này nếu chế biến, bảo quản tốt có thể đủ nuôi trên 10 triệu bò thịt.
Mặt khác công nghiệp chế biến nông sản như múa đường, bia rượu, sắn, chế biến rau, củ quả… cung cấp nguồn phụ phẩm lớn khoảng 10 triệu tấn cho chăn nuôi bò thịt và gia súc nhai lại.
5. Chăn nuôi bò thịt phù hợp với tất cả các vùng sinh thái:
Bò thịt là một trong những vật nuôi dễ nuôi, tất cả các gia đình nông dân đều nuôi được bò thịt, sử dụng hợp lý nguồn lao động dư thừa và nhàn rỗi trong nông thôn.
Mặt khác phát triển chăn nuôi bò thịt không cạnh tranh nguồn thức ăn như lương thực của con người và các nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm.
Về kĩ thuật và quản lý thì chăn nuôi bò thịt nông hộ chỉ yêu cầu chuồng trại đơn giản, đẽ quản lý chăm sóc và nuôi dưỡng, có thểtận dụng các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có, với nông dân nuôi bò thịt như tiền bỏ ống.
Chăn nuôi bò thịt thực sự đã mang lại hiệu quả kinh tế ở một số vùng không có lợi thế cho cây trồng vật nuôi khác nhưng lại có hiệu quả đối với chăn nuôi bò thịt như Ninh Thuận và Bình Thuận việc chăn nuôi bò địa phương phù hợp với đặc điểm khí hậu và sinh thái khác nghiệt nắng, hạn không phù hợp với các cây trồng.
III. Các chương trình và chính sách đã thực hiện
1. Các chương trình cải tạo đàn bò địa phương:
- chương trình Sind hoá (Zêbu hoá):
Từ những năm 1960, nước ta đã có chương trình cải tiến để nâng cao năng suất của đàn bò địa phương bằng các giống bò Zêbu như bò Red Sindhi, Sahiwal, và Brahman. Vào những năm 70 ngoài các giống bò thịt nhiệt đới ra thì một số bò ôn đới như limousine, herefore, simmental, santagestrudit.v.v. đã được đưa vào nghiên cứu các công thức lai để tăng cường cải tiến đàn bò địa phương trên phạm vi và quy mô lớn hơn.
- Dự án bò thịt VIE 86/008:
Do UNDP tài trợ năm 1989-1992, đã hỗ trợ cho phối giống bắng tiêu thị tinh nhân tạo (TTNT) được khoảng 100.000 bò cái nền địa phương với tinh bò thịt Limousine, Hereor, Charolais, Simmental và có 65.000 bê lai ra đời. Dự án đã trang bị và tăng cướng thiết bị kỹ thuật TTNT cà thuốc thú y cho các tỉnh tham gia dự án. một số cán bộ tham gia dự án đã đươc tham quan, thực tập và học tập tại nước ngoài về các khâu giống, dinh dưỡng ,đồng cỏ, thú y và quản lý giống như TTNT cho bò.
- Chương trình khuyến nông c¶i tạo đàn bò Cr. 2561-VN:
Dự án khuyến nông cải tạo đàn bò thuộc dự án phục hồi nông nghiệp 1995-1997, do kinh phí của ngân hàng thế giới(WB Cr.2561-VN), tổng kinh phí 10 triệu USD trong đó 7,7 triệu USD của ngân hàng thế giới (WB) và 2,3 triệu USD vốn đối ứng của Việt nam. Dự án hỗ trợ phối giống bò bằng phương pháp TTNT với tinh bò Zêbu và lai tạo bằng phối giống trực tiếp giữa bò đực lai với đàn bò cái địa phương trên 27 tỉnh của cả nước. Riêng chương trình thụ tinh nhân toạ đã tạo được trên 400.000 bê lai Zêbu, đã đào tạo 2035 đẫn tinh viên và 5189 khuyến nông viên.
2. Các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt:
Chăn nuôi bò thịt là một trong những ngành được Bộ NN&PTNT, các địa phương quan tâm ưu tiên phát triển và được nông dân tham gia tích cực, đặc biệt từ năm 2001 nhà nước ban hành quyết định 167/QĐ-TTG ngày 26/10/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ về giải pháp và chính sách phát triển bò sữa 2001-2010 trong đó có chính sách về cải tạo đàn bò địa phương làm bò nền cho lai tạo bò sữa.
Trên cơ sở các chính sách của Trung ương đến nay đãcó 22 tỉnh và thành phố trong cả nước ban hành chính sách khuyến khích và có chương trình phát triển chăn nuôi bò. Nội dung chính của các chính sách hỗ trợ phát trỉên chăn nuôi bò của các địa phương tập trung các lĩnh vực sau:
Giống bò: hỗ trợ giống mới, giống chất lượng cao: bò lai Zêbu, bò cái ngoại hỗ trợ 40% kinh phí mua giống ( bắc cạn, yên bái). Hỗ trợ nuôi bò đực giống: 70% kinh phí mua bò đực giống lai Zêbu , hỗ trợ kinh phí mua và vận chuyển bò cái sinh sản từ tỉnh ngoài. hỗ trợ giống gốc thưo quyết định 125/CP của chính phủ ban hành năm 1991. Hỗ trợ kinh phí mua tinh, vật tư phối giống, nitơ cho TTNT cải tạo đàn bò và lai tạo bò thịt.
Thức ăn, đồng cỏ: Hỗ trợ giống trồng cỏ hoặc tiền mua giống 70.000đ/sào cho trồng cỏ năm đầu nuôi bò, hỗ trợ các chương trình chế biến thức ăn thô xanh và thức ăn viên dự trữ nuôi bò, hỗ trợ xây dựng mô hình trồng cỏ, chế biến thức ăn thô xanh, ủ chua.
Thú y và phòng bệnh: Hỗ trợ từ 50%-100% tiền mua các loại vacxin và hỗ trợ 500-1000 đồng tiền công/mũi tiêm phòng cho bò. Tiêm phòng miễn phí cho các vùng khó khăn và các an toàn khu.
Vốn vay và lãi xuất ngân hàng: Hỗ trợ 50%-100% lãi suất vay vốn mua bò trong 3 năm( vốnvay 10-20 triệu đồng) để mua bò giống để phát triển chăn nuôi bò thịt cho nông dân.
Đào tạo tập huấn, khuyến nông: Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào tạo tập huấn, khuyến nông, tham gia mô hình trình diễn về chăn nuôi bò thịt.
Đầu tư đất đai: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục đất đai, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng cho các doanh nghiệp đầu tư để xây dựng trang trại sản xuất giống bò thịt không hạn chế quy mô và lĩnh vực đầu tư. Hỗ trợ đầu tư xây dựngcác trang trại nuôi bò thịt tập trung thâm canh, cung cấp giống, vỗ béo bò thịt. Hỗ trợ chuyển đổi diện tích sang xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc.
Thị trường: tổ chức, thành lập và mở các hợ đầu mối mua bò giống bò, giới thiệu sản phẩm giống và thu hút các nhà đầu tư vào chăn nuôi bò thịt. Tìm thị trường nhập khẩu giống mới, thiết bị chăn nuôi, chế biến thức ăn, chế biến cỏ cho chăn nuôi bò và tìm thị trường trong nước cho việc kinh doanh, buôn bán sản phẩm bò thịt.
Hỗ trợ người nghèo: hỗ trợ, ưu tiên người nghèo có cơ hội nuôi bò, chương trình ngân hàng bò cho người nghèo. chính sách hỗ trợ một mái nhà, một con bò, một bể nước của tỉnh hà giang thực sự giúp đợ người nghèo.
Hội thi bò: Tổ chứccác lễ hội thi bò, đua bò theo tập quán và truyền thống văn hoá. Tổ chức hội thi bò giống tốt, hội thi chăn nuôi bò giỏi để khuyến khích phong trào nuôi bò.
Khi hội nhập WTO: Bên cạnh những cơ hội và tiềm năng phát triển chăn nuôi chúng ta cũng có những thách thức lớn như thiếu giống, năng xuất chăn nuôi thấp và vệ sinh an toàn thực phẩm. để khả năng cạnh tranh tốt với sản phẩm chăn nuôi bò thịt của các nước trong khu vực ta cần có chương trình và chính sách thống nhất chung cho cả nước về phát triển bò thịt giai đoạn 2007-2015.
PHẦN 3MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT
A. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung:
Phát triển chăn nuôi bò thịt phù hợp với các vùng sinh thái nhằm sản xuất thịt bò có số lượng và chất lượng cao đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ trong nước, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải htiện đời sống cho nông dân, phát triển chăn nuôi bò thịt bền vững và bảo vệ môi trường, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
2. Mục tiêu cụ thể:
Về số lượng bò thịt: đưa số lượng bò từ 6,51 triẹu con năm 2006 lên 7,84 triệu con vao năm 2010và 10 triệu con vào năm 2015.
Đưa cơ cấu giống bò lai, bò thịt chất lượng cao từ 25,5% năm 2006 lên 32% năm 2010và 40% năm 2015.
Tổng sản lượng thịt bò 159 ngàn tấn năm 2006 lên 222 ngàn tấn năm 2010và lên 310 ngàn tấn năm 2015.
B. Giải pháp thực hiện
I. Quy hoạch phát triển bò thịt
1. §ịnh hướng chung:
1.1) Rà soát lại quy hoạch ngành chăn nuôi và quy hoạch ngành chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp gắn với giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố.
a) Quy hoạch ngành chăn nuôi phải đảm bảo được một số yêu cầu sau:
- Xa khu dân cư, trường học, bệnh viện, đường quốc lộ, khu công nghiệp…;
- Phù hợp với từng loại vật nuôi và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng;
- Đảm bảo an toàn sinh học thông qua việc xây dựng chuồng trại; chọn lọc con giống; chọn lựa thức ăn, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng; xây dựng tường rào ngăn cách; hệ thống xử lý chất thải; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại và môi trường chăn nuôi;
- Đất giành cho chăn nuôi theo yêu cầu đảm bảo từ 30 -50 năm trở lên;
- Có cơ cấu đất hợp lý để trồng cỏ, trồng các loại cây thức ăn thô xanh cho đàn gia súc ăn cỏ.
b) Tổ chức, phát triển chăn nuôi theo theo hướng trang trại công nghiệp gắn với giết mổ chế biến tập trung công nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện quản lý theo chuỗi sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra. Vì có phát triển theo hướng trang trại, tập trung mới quản lý được đầu vào (giống, thức ăn chăn nuôi, vật tư thú y); có điều kiện áp dụng khoa học, công nghệ, tăng năng suất, hạ giá thành, quản lý dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; và tạo ra sản phẩm đồng đều, an toàn.
1.2) Tăng cường công tác cải tiến giống vật nuôi thông qua một số hoạt động:
- Chọn lọc, nhân thuần đàn gia súc hiện có tại địa phương;
- Nhập giống mới, giống năng suất cao từ các địa phương khác hoặc từ nước ngoài;
- Tổ chức tốt công tác theo dõi phối giống, ấp nở, chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm non đảm bảo có đủ giống tốt cung cấp cho người chăn nuôi.
- Hoàn thiện và xây dựng mới hệ thống Thụ tinh nhân tạo tại những vùng có đàn gia súc cái sinh sản tập trung, phân bổ những đực giống tốt để phối giống trực tiếp tại những nơi chưa có điều kiện về kỹ thuật và con người; quản lý, theo dõi chặt chẽ đàn đực giống đã và đang sử dụng;
- Theo dõi giám sát chặt việc buôn bán, vận chuyển giống vật nuôi.
- Khuyến khích việc công bố tiêu chuẩn chất lượng giống, xây dựng thương hiệu giống.
Các dự án cải tiến giống bò thịt, dự án giống bò sữa, dự án giống trâu, dự án giống lợn, dự án giống gà, dự án giống vịt, ngan sẽ tạo mọi điều kiện để hỗ trợ các tỉnh trên cơ sở các tỉnh phải chủ động phối hợp và triển khai.
1.3) Đẩy mạnh việc phát triển và sử dụng hợp lý thức ăn chăn nuôi thông qua một số nội dung cụ thể:
- Tổng hợp diện tích, sử dụng giống mới và áp dụng kỹ thuật gieo trồng để tăng năng suất ngô phục vụ ngành chăn nuôi.
- Thúc đẩy việc sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, nâng tỷ lệ sử dụng loại thức ăn này trong đàn vật nuôi của tỉnh. Tuyên truyền để người chăn nuôi hiểu rằng chăn nuôi trang trại cộng với thức ăn chăn nuôi công nghiệp (bao gói) sẽ cho sản phẩm hµng hoá đồng đều và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Hướng dẫn người chăn nuôi theo giai đoạn, phối chế khẩu phần ăn hợp lý nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hoá, khả năng lợi dụng thức ăn, giảm chi phí thức ăn…;
- Bảo quản, chế biến, dự trữ thức ăn trong mùa khô, đông vµ mùa mưa; sử dụng nhiều hơn nguồn thức ăn thô xanh từ phụ phẩm ngành công nông nghiệp như: rơm, rạ, cây ngô, ngọn mía, b· mía, vỏ dứa, b· dứa, vỏ cà phê…. Nguồn phụ phẩm này ở các địa phương chưa được chú ý đúng mức;
- Giành đất để trồng cỏ, xem cỏ là cây trồng có giá trị trong cơ cấu cây trồng của ngành trồng trọt, xem trồng cỏ là một nghề, cỏ là hàng hoá.
1.4) Hướng dẫn các kỹ thuật chăn nuôi an toàn cho nông dân
- Hướng dẫn người nông dân chăn nuôi an toàn từ khâu xây dựng chuồng trại, chọn lọc mua giống, lựa chọn loại thức ăn, níc uèng phù hợp đến kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh môi trường thậm chí cả vận chuyển, buôn bán, giết mổ.
- Hướng dẫn người dân vỗ béo gia súc, đặc biệt đối trâu bò. Trâu bò trước khi bán, giết mổ, nếu được vỗ béo 50-60 ngày, trâu bò sẽ tăng thêm khoảng 20-25% khối lượng cơ thể. Khối lượng tăng thêm này là thịt và thịt có chất lượng cao.
- Khuyến khích thực hiện cuộc vận động “3 không, 3 có” trong chăn nuôi. 3 không là: không thả rông, không sử dụng chất cấm và không dấu dịch: 3 có là: có chuồng nuôi, có tiêm phòng và có phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
1.5) Thú y
- Thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp ngăn chặn kịp thời dịch tai xanh, cúm gia cầm và lở mồm long móng trong đó ưu tiên cho công tác theo dõi, giám sát chăn nuôi; vận chuyển, buôn bán giết mổ gia súc và gia cầm. Nếu phát hiện có biểu hiện dịch bệnh phải bao vây, khống chế, tiêu độc, khử trùng… nhanh chóng dập tắt, không để dịch lây lan.
- Chủ động tiêm phòng dịch các bệnh nguy hiểm, trước mắt trong tháng 4, tháng 5 năm 2008 tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm H5N1 và chấp hành tốt Pháp lệnh thú y.
1.6) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giống, thức ăn và các vật tư chăn nuôi góp phần tích cực vào công tác bình ổn giá và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
1.7) Tăng cường đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền và xúc tiến thương mại
a) Đào tạo, tập huấn
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho người chăn nuôi; các lớp đào tạo quản lý trang trại cho các chủ trang trại, cho người quản lý;
- Khuyến khích việc thăm quan, học hỏi trao đổi kinh nghiệm giữa những người chăn nuôi với nhau.
b) Thông tin tuyên truyền
- Thông tin, tuyên truyền về các chính sách của Nhà nước về chăn nuôi; về những vấn đề cấp bách đang diễn ra của ngành như: giống, thị trường, dịch bệnh…
- Tổ chức các trang thông tin về hỏi, đáp chăn nuôi và thú y trong tỉnh, trong vùng.
- Khuyến khích hình thành các dịch vụ tư vấn, hướng dẫn về chăn nuôi.
c) Xúc tiến thương mại
- Tổ chức các hội thi, triển lãm về giống, về thức ăn, về máy móc, dụng cụ, vật tư phục vụ ngành chăn nuôi.
- Xây dựng thêm các chợ đầu mối buôn bán gia súc, gia cầm và các dụng cụ, vật tư phục vụ chăn nuôi.
- Khuyến khích, khen thưởng những người làm công tác giống tốt, những trang trại chăn nuôi có hiệu quả.
Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của địa phương.
¸p dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học vào chăn nuôi, công tác giống và sinh sản bò thịt để tăng nhanh tiến bộ di truyền, năng suất và chất lương sản phẩm.
Các địa phương quy hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt phải gắn với các vùng sinh thái, đồng cỏ, vùng có phụ phẩm nông ,công nghiệp.
Hình thành một số vùng chăn nuôi tràng trại tập trung quy mô vừa và nhỏ tại các vùng thích hợp phát triển đồng cỏ như Duyên hải Miền Trung, Tây nguyên, Bắc trung bộ và miền núi Phía bắc; vùng có phụ phẩm nông, công nghiệp chế biến mía đường, dứa, rau quả và các loại nông sản khác như Đông Nam Bô, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
2.Quy hoạch vùng chăn nuôi bò thịt
a) Vùng trung du miền núi phía bắc:
Phát triển các giống bò địa phương như bò H’Mông cho các tỉnh Hà Giang, Bắc kạn, Lai Châu, Sơn la… đồng thời tiếp tục cải tạo đàn bò Vàng địa phương theo hướng Zebu hoá.
Đối với cao nguyên Mộc châu-Sơn la, Sapa-Lào cai, Quảng bạ- hà giang có thể lai tạo giữa bò lai Zebu với các giống bò thịt tạo bò lai 75% máu ngoại.
b)Đồng bằng sông Hồng:
Tiếp tục chương trình Zebu hoá đàn bò. Trên cơ sở đàn bò nền lai Zebu hiện có(trên 53%) tiếp tục lai tạo với bò Brahman và các giống bò khác để tạo đàn bò thịt từ 75% máu ngoại trở lên. Một số cơ sở, trang trại có kinh nghiệm chăn nuôi bò lai Zebu có tỷ lệ máu trên 87,5% có thể nuôi các loại bò thịt thuần nhiệt đới. Phấn đấu đưa tỷ lệ bò lai Zebu lên 80% tổng đàn để tiếp tục nhân giống bò thịt cao sản và sản xuất thịt bò. Vùng ngoại thành Hà nội có thể nuôi bò thịt nhiệt đới thuần và lai tạo bò thịt năng xuất và chất lượng cao (BBB).
c)Bắc Trung Bộ:
Tiếp tục cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hoá và lai tạo bò thịt 75% máu bò Zebu trở lên. Đưa tỷ lệ lai từ 25% hiện nay lên 35%. Phát triển các giống bò địa phương quý như bò Uđầu Rìu ở nghệ an và các giống bò địa phương khác.
Xây dựng và phát triển một số trang trại chăn nuôi bò thịt ở vùng trung du như Thường Xuân, Thọ Xuân, Lang Chánh… của Thanh hoá và nghĩa đàn, phủ quỳ… của nghệ an.
d)Duyên hải miền trung:
Tiếp tục cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hoá. Riêng các tỉnh Bình Định, Phú yên, quảng ngãi… có thể lai tạo bò thịt 75% máu bò Zebu trở lên và xây dựng các trang traị chăn nuôi bò thịt theo hướng bán thâm canh và vỗ béo bò. Phát triển chăn nuôi bò thịt trang trại, sử dụng bò đực lai Zêbu cải tạo bò địa phương, kết hợp với vỗ béo bò tại các tỉnh ninh thuận, bình thuận, phú yên…
e) Tây nguyên:
Tiếp tục cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hoá bằng thụ tinh nhân tạo ở các vùng chăn nuôi tập trung và phối giống trực tiếp bằng bò đực lai Zebu tại các vùng chưa triển khai thụ tinh nhân tạo. Hình thành một số trang trại bò giống Zebu thuần tại Bảo Lộc, Đức Trọng và Đà Lạt – Lâm Đồng, lai tạo bò thịt 75% mau Zebu trở lên. Đưa tỷ lệ bò lai Zebu từ 15% hiện nay lên 25-30%.
f) Đông nam bộ:
Do có nhiều đô thị lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển rất thuận lợi về thị trường tiêu thụ sản phẩm nên các tỉnh miền đông nam bộ phát triển chăn nuôi bò thịt, cải tạo đàn bò địa phương và lai tạo bò thịt năng xuất cao. Các tỉnh bình dương, đồng nai đặc biệt là các huyện ngoại thành TP. HCM có thể phát triển chăn nuôi bò thịt thâm canh và xây dựng các trang trại giống bò thịt. Xây dựng các khu vỗ béo bò trước khi giết thịt tại Tp HCM, đồng nai, bình dương, đưa tỷ lệ bò lai từ 38% hiện nay lên trên 50-60%.
g) Đồng bằng sông cửu long:
Phát triển chăn nuôi bò thịt, giống bò thịt tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng địa phương, đặc biệt các tỉnh có vùng đất cao, không bị úng ngập và vùng biên giới với Campuchia. Giống bò thịt ở vùng nay ngoài các giống bò địa phương nên sử dụng bò lai Zebu. Đưa tỷ lệ bò lai từ 25% lên 35%.
II. Phát triển giống, kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo bò
1. Về giống:
Chiến lược về cải tiến công tác giống bò thịt của nước ta được chia làm 3 bước chính:
Bước 1: Chương trình cải tiến đàn bò Vàng Việt nam, 1958 đến 2020.
Bước 2: Lai tạo bò thịt trong nước, từ 1978 đến 2020.
Bước 3: chương trình ngân giống bò thịt cao sản, từ 2003 đến 2015 và 2020.
Trong công tác giống bò của nước ta từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cần tiến hành các vấn đề sau:
- Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp TTNT hoặc phối giống trực tiếp với bò đực giống lai Zebu để tạo bò lai có tỷ lệ máu ngoại trên 50%.
- Lai tạo, phát triển giống bò thịt lai của Việt nam có tỷ lệ từ 75% máu ngoại trở lên bằng sử dụng tinh của các giống bò thịt cao sản phối giống bằng TTNT với bò cái nền lai Zebu.
- Chọn lọc và nhân thuần các giống bò Zebu và các giống thịt cao sản nhập nhội phù hợp với điều kiện dân trí và sinh thái của từng vùng.
- Nhập khẩu nguồn gen: Nhập bò đực giống cao sản để sản xuất tinh bò thịt đông lạnh trong nước, nhập khẩu một số tinh, phôi bò thịt phục vụ cho lai tạo và nhan thuần giống bò thịt.
- Xây dựng hệ thống quản lý giống bò thịt thống nhất trên phạm vi cả nước.
- Đầu tư cơ sở vật chất cho chương trình nhân giống bò thịt:
+ Tiến hành kiểm tra năng suất đực giống: Nâng cao chất lượng bò đực giống thịt tại trung tâm tinh đông lạnh Moncada để nâng cao tiến bộ di truyền trên đàn bò thịt trong cả nước.
Xây dựng và nâng cấp hệ thống thụ tinh nhân tạo và dịch vụ kỹ thuật cho các địa phương trên phạm vi cả nước. Xây dựng hệ thống trạm TTNT bò đến tận các huyện có chăn nuôi bò phát triển, tập trung nhằm cung cấp vật tư TTNT, chuyển giao kỹ thuật phối giống…
Tăng cường năng lực và tran bị đủ mạnh cho hệ thống mạng lưới thụ tinh nhân tạo bò ở các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh đang tham gia dự án phát triển giống bò thịt theo chương trình giốngcủa bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nghiên cứu về giống: nghiên cứu chọn, tạo các công thức lai và nuôi thử nghiệm bò thịt thuần chủng năng suất cao phù hợp với điều kiện Việt nam.
+ xây dựng các tiêu chuẩn giám định chọn lọc giống bò thịt, chọn lọc cá thể; các phương pháp kiểm tra năng suất cá thể và kiểm tra đời sau đối với bò đực giống hướng thịt Việt nam.
2. Về thức ăn:
Căn cứ vào quy hoạch về phát triển chăn nuôi bò thịt của các địa phương, ngoài các diện tích trồng cỏ hiện có cần chuyển đổi hợp lí đất canh tác sang đất trồng cỏ thâm canh và các loại cây làm thức ăn xanh cho chăn nuôi bò thịt trang trại và bò vỗ béo trước khi giết thịt. Cung cấp giống mới và phổ biến kỹ thuật canh tác, thu hoạch và bảo quản thức ăn thô xanh đảm bảo chất lượng cao.
Chế biến: áp dụng các phương pháp chế biến cỏ khô , cỏ đóng bánh, cỏ ủ để chăn nuôi bò thịt và vỗ béo bò ở nước ta trong thời gian tới.
Phụ phẩm nông, công nghiệp: Về rơm rạ hàng năm nước ta có khoảng 30 triệu tấn, số rơm rạ này nếu tận dụng hết có thể đủ nuôi số trâu bò hiện có nhưng thực tế số phụ phẩm này vẫn chưa được sử dụng có hiệu quả cho chăn nuôi nên hàng năm trâu bò vẫn thiếu thức ăn thô xanh vào mùa đông. cần áp dụng các biện pháp phơi khô, dự trữ, chế biến hợp lý hơn để cung cấp thức ăn thô cho bò vào mùa đông.
Phụ phẩm khác: thân cây ngô, mía sắn, khoai lang… khoảng 10 triệu tấn cần được chế biến , bảo quản và sử dụng có hiệu quả.
Sản xuất thức ăn xanh: Các nông hộ, các trang trại chăn nuôi bò thịt phải dành diện tích đất thích hợp để trồng thâm canh các loại cỏ như cỏ voi, cỏ ghi nê, cỏ hỗn hợp năng suất cao nhằm chủ động có đủ thức ăn thô xanh cho bò thịt. Thâm canh cỏ để có năng suất 200 -250 tấn chất xanh/1ha đủ nuôi thâm canh từ 13-15 con bò thịt hoặc bán thâm canh từ 20-30 con. Cỏ hỗn hợp năng suất cao 350-400 tấn/ha/năm, có thể nuôi 20-30 bò thịt. Phát triển cỏ hỗn hợp, cỏ họ đậu để cải thiện chất lượng cỏ.
Thức ăn tinh: sử dụng hợp lý các nguồn tinh bột sắn, ngô, các loại khô dầu trong chăn nuôi bò ngoại và vỗ béo bò thịt.
3. Vỗ béo bò thịt:
Phổ biến quy trình vỗ béo bò thịt cho các đối tượng khác nhau:
Vỗ béo bò loại thải trước khi giết thịt: bò đã trưởng thành nhưng bò gầy, già, bò phế canh, bò cạn sữa thời gian 45-60 ngày theo chế độ nuôi nhốt và cho ăn theo nhu cầu và khả năng tối đa của bò theo chế độ nuôi “addlibitum”. Sử dụng khẩu phần cơ bản là cỏ xanh, thức ăn tinh bao gồm bột ngô, bột sắn, cám và bổ xung 4% ure trên 100kg VCK.
Vỗ béo bò tơ lỡ 15-18 hoặc 24 tháng bao gồm bò đực, bò cái hậu bị loại, bê đực sữa thời gian vỗ béo từ 90-120 ngày theo phương thức chăn nuôi thâm canh để sản xuất thịt bò chất lượng cao.
4. Về vệ sinh phòng bệnh và thú y:
Thực hiện tốt việc vệ sinh trong chăn nuôi bò thịt, tiêm phòng định kỳ và điều trị kịp thời các bệnh của đàn bò, phòng trừ nội, ngoại ký sinh trùng, đặc biệt bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh LMLM.
Thực hiện tốt các biện pháp thú y đối với vận chuyển, nuôi tân đáo và giết mổ bò thịt đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh.
III. Chế biến, thị trường:
1. Về thị trường:
Việc quy hoạch phát triển các khu chăn nuôi bò thị tập trung cần gắn với định hướng thị trường để sản phẩm chăn nuôi đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. các cơ sở chăn nuôi bò cần phải xây dựng thương hiệu, trong đó coi trọng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm cung cấp kịp thời cho người chăn nuôi bò về tình hình giá cả, dự báo ngắn vàdài hạn về xu hướng thị trường trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi cũng như thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.
Khuyến khích và duy trì các chợ trâu bò truyền thống để người chăn nuôi có cơ hội tiếp cận với thị trường mua bán bò giống bò thịt.
2. Phát triển chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến:
Chăn nuôi bò thịt trang trại, tập trung sẽ tạo nguồn hàng lớn. Vì vậy, song song với đẩy mạnh chăn nuôi bò, phải có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ.
Hỗ trợ các cơ sở giết mổ, chế biến xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm(HACCP, ISO, GMP…) để từng bước quốc tế hoá tiêu chuẩn chất lượng thịt bò.
3. Thông tin quảng cáo:
Xây dựng các chương trình truyền hình và kỹ thuật chăn nuôi bò thịt, giới thiệu các giống bò, giống cỏ mới cho người chăn nuôi, cũng như giới thiệu các cơ sở giống an toàn dịch bệnh, chăn nuôi bò có hiệu quả kinh tế và các dịch vụ sản xuất kinh doanh về bò thịt có hiệu quả. đồng thời giới thiệu về tình hình giá cả thị trường trong và ngoài nước liên quan đến quảng bá sản phẩm các chương trình xúc tiến thương mại về chăn nuôi bò.
IV. Chính sách:
1. Về đầu tư:
Căn cứ quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của thủ tướng chính phủ về tiếp tục thực hiện quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010.
Thông tư liên tịch số 15/2007/TTLT/BTC-BNN&PTNN hướng dẫn thực hiện quyết định số 17/2006/QĐ-TTg.
Căn cứ nghị định 151/2006/NĐ-CP, ngày 20/12/2006 về tính dụng đầu tư phát triển của nhà nước nội dung cho vay từ quỹ này để đầu tư sản xuất giống gốc và giống mới áp dụng công nghệ cao.
Căn cứ nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của chính phủ về quy định thi hành một số điều của luật đầu tư, nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 04/01/2005 củ chính phủ và thông tư 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của bộ tài chính các địa phương cần phải cụ thể hoá các chính sáchnày và huy động ngân sách địa phương khuyến khích, hỗ trợ ưu đãi đầu tư hợp lý, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu chăn nuôi tập trung, miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ các sản phẩm chăn nuôi trang trại trong những năm đầu kinh doanh nhằm thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chăn nuôi tập trung, sản xuât hàng hoá.
Nhà nước đầu tư bằng vốn ngân sách cho chăn nuôi bò thịt với các mục tiêu sau đây: tiếp tục hỗ trợ thực hiện chương trình cải tạo đàn bò Việt nam tạo bò nền và bò thịt chất lượng cao F2,F3. tiếp tục hỗ trợ nhập nguồn gen bò thịt giống mới và sản xuất tinh đông lạnh phục vụ lai tạo và nhân giống bò thịt trên phạm vi toàn quốc.
Khuyến khích các công ty trong và ngoài nước xây dựng thêm các cơ sở sản xuất tinh bò đông lạnh tại Tp HCM, lâm đồng. Xây dựng trung tâm huấn luyện gia súc lớn ở miền bắc đáp ứng nhu cầu đào tạo và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho các địa phương. nhà nước đầu tư và xây dựng các trạm kiểm tra năng suất cá thể bò đực giống hậu bị và đánh giá chất lượng bò đực giống thông qua đời sau hoặc anh chị em ruột hoặc cùng bố khác mẹ thông qua công nghệ cấy truyền phôi bò.
2. Chính sách tín dụng:
đổi mới vê hình thức vay tín dụng như tăng hình thức cho vay trung hạn, dài hạn( hiện nay, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trong nông nghiệp của các ngân hàng thương mại là rất thấp, khoảng 7,5%), chủ trang trại chăn nuôi bò có thể thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư để vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
Các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt QĐ số 423/2000/QĐ-NHNN ngày 22/9/2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại.
Các hộ gia đình, các tổ chức phát triển chăn nuôi bò được đầu tư ưu đãi theo quy định sửa đổi 03/1998/QH10, nghị định 43/1999/NĐ-CP, quyết định 167/2001/QĐ-TTg với lãi suất ưu đãi trung hạn và dài hạn theo chương trình chăn nuôi bò thịt. Chính phủ bố chí kinh phí từ ngân sách nhà nước (mỗi tỉnh thành phố 3-5 tỷ đồng việt nam) lập quỹ (ngân hàng bò) mua bò cái giống thịt loại 15-20 tháng tuổi hoặc đang có chửa cho nông dân vay, sau hai lứa đẻ, người vay phải trả lại cho quỹ (ngân hàng bò) 1 con bò cái 12-16 tháng tuổi. Quỹ lại tiếp tục cho hộ khác vay theo quy trình trên. quỹ ngân hàng bò này giao cho UBND các huyện quản lý.
Về tín dụng đầu tư: dự án phát triển chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ chế biến, phát triển giống thuộc phạm vi ưu đãi tín dụng đầu tư của nhà nước thực hiện theo nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ.
Đối với các hộ chăn nuôi bò vùng khí khăn được vay vốn theo vốn ưu đãi theo quy định quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của thủ tướng chính phủ về tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn. Với mức vay tối đa 30 triệu không phải thế châp với lãi xuất vay 0,9% tháng, thời gian vay ngắn, trung và dài hạn.
đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi theo quy định quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của thủ tướng chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn: Tổng số tiền vay không quá 5triệu/hộ, không phải dùng tài sản bảo đảm và miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn, thời gian vay tuỳ theo mục đích sử dụng, lãi xuất bằng 0, nguồn vốn ngân hàng chính sách.
3. Chính sách thuế và phí:
Các tổ chức cá nhân đầu tư sản xuất giống vật nuôi được hưởng những ưu đãi cao nhất về thuế theo quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/1/2006 của thủ tướng chính phủ về tiếp tục thực hiện quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010.
Diện tích đất nông lâm nghiệp chuyển sang làm chuồng trại chăn nuôi bò thịt, trồng cỏ được miễn thuế sử dụng trong nhiều năm.
Thực hiện ưu đãi về thuế đối với việc nhập giống và nguồn gen bò thịt từ nước ngoài. Miễn các loại phí kiểm dịch vận chuyển giống bò thịt.
Nhà nước áp dụng mức thuế nhập khẩu 0% đối với các giống bò thịt, các loại trang thiết bị vật tư phục vụ chăn nuôi bò, quản lý giống, bảo quản và chế biến thức ăn, tinh và phôi bò đông lạnh, nitơ, bình đựng nitơ lỏng, dụng cụ thụ tinh nhân tạo, dụng cụ phối giống, thiết bị ddồng cỏ, thiết bị chuồng trại chăn nuôi. Khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức chăn nuôi bò thịt được tính giá chi phí điện nước như giá của các cơ sở quốc doanh.
KẾT LUẬN
Nước ta đang trong quá trình hội nhập WTO vì vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng song song đó là rất nhiều thách thức đang chờ đón chúng ta. Ngành chăn nuôi của nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu về vốn, giống và kỹ thuật là rất lớn. Thông qua đó mà phát triển ngành chăn nuôi cho tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước.
Với tiềm năng về đất đai,diện tích rừng lớn như hiện nay thì việc phát triển các trang trại chăn nuôi tương xứng với nhu cầu là hoàn toàn có thể thực hiện được. Mặt khác với nhu cầu chế biến và nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng lớn thì quy hoạch vùng chăn nuôi phù hợp là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy nghành chăn nuôi phát triển.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức được đào tạo của em còn nhiều hạn chế cho nên bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết.Em rất mong muốn khắc phục được những hạn chế và khiếm khuyết này trong thời gian tới.
Một lần nữa,em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã nhiệt tình giúp đõ và tạo điều kiện cho em hoàn thành bài viết này!
danh môc tµi liÖu tham kh¶o:
1. Giáo trình kinh tế nông nghiệp.
2. Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp.
_ Nhà xuất bản thống kê 2002
3. Kinh tế trang trại ở Việt Nam và Thế giới.
4. Kinh tế trang trại gia đình trên Thế giới và Châu á.
_ Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
5. Tạp chí chăn nuôi nam 2006
_ Hội chăn nuôi Việt Nam
6.Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm2020.
_Vụ Nông nghiệp
7.Báo cáo tổng hợp công tác chăn nuôi năm 2006
_Vụ Nông nghiệp
8. www.mpi.gov.vn
www.kinhtenongthon.com.vn
www.profeed.vn/index.php
PHỤ LỤC I
I. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT 2001-2006:
BẢNG 1: SỐ LƯỢNG ĐÀN BÒ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG ĐÀN HÀNG NĂM 2001-2006
Số lượng
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Tăng 01-05 (%)
2006
Tăng 05-06 (%)
Đàn bò
TR con
3,89
4,06
4,39
4,91
5,54
6,51
Tốc độ tăng đàn
%
-5,74
4,37
8,12
11,84
12,83
6,29
17,51
BẢNG 2. SẢN LƯỢNG VÀ TỶ LỆ THỊT BÒ 2001-2006
Chỉ tiêu
Đvt.
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Thịt hơi các loại
Ng tấn
1939,3
2146,3
2328,9
2505,68
2812,1
3073,2
Thịt bò
Ng tấn
97,78
104,45
107,54
119,78
142,16
159,46
Tăng trưởng
(%)
4,3
6,9
2,9
11,4
18,7
12,16
Tỷ lệ thịt bò/TSL thịt
(%)
5,03
4,84
4,59
4,75
5,05
5,19
BẢNG 3. BÌNH QUÂN SỐ LƯỢNG THỊT, THỊT BÒ/NGƯỜI/NĂM
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Bình quân thịt/người/năm (gia súc gia cầm)
Kg
%
25,3
100
26,9
100
29,1
100
30,56
100
34,29
100
36,58
100
TSL thịt bò
Ng tấn
97,78
104,45
107,54
119,78
142,16
159,46
Dân số
Triệu
78,6
79,7
80,4
82,0
83,1
84
B quân thịt bò/ng/năm
Kg
1,24
1,28
1,33
1,45
1,71
1,90
Tỷ lệ thịt bò/bq thịt tiêu thụ
%
5,03
4,84
4,59
4,75
5,05
5,19
BẢNG 4: SỐ LƯỢNG VÀ QUY MÔ TRANG TRẠI BÒ PHÂN BỐ THEO VÙNG
STT
Vùng sinh thái
Tổng số trang trại
Chiếm tỷ lệ %
Quy mô 10-49 con
Quy mô
≥50 con
Quy mô
≥100 con
Cả nước
3404
100
2499
420
245
Miền bắc
1064
31.26
917
25
2
1
Đ.B Sông Hồng
261
7,7
253
6
2
2
Đông Bắc
612
17,8
514
18
0
3
Tây Bắc
170
4,9
130
0
0
4
Bắc Trung Bộ
21
0,2
20
1
0
Miền Nam
2340
68.74
1582
395
243
5
Nam Trung Bộ
210
6,17
162
43
5
6
Tây Nguyên
638
18,74
384
254
0
7
Đông Nam Bộ
782
22,97
418
96
238
8
Đ.B S cửu long
710
20,86
618
2
0
BẢNG 5: MƯỜI TỈNH NHIỀU BÒ NHẤT NĂM 2006
STT
Tỉnh
Số lượng ( con )
Sản lượng thịt ( Tấn )
1
Nghệ An
433149
6022
2
Thanh Hoá
386962
6580
3
Bình Định
340020
10179
4
Gia Lai
313878
6017,5
5
Quảng Ngãi
284564
7888
6
Quảng Nam
233678
6299
7
Phú Yên
228648
6632
8
Đăk Lăk
224985
6902,6
9
Hà Tĩnh
210778
3443
10
Bình Thuận
186767
5836
BẢNG 6: TỶ LỆ BÒ LAI CÁC TỈNH NĂM 2006 (THEO THỐNG KÊ)
STT
Vùng
Tổng số
Lai Sind
% Tổng số
Ghi chú
Cả Nước
6510794
1658723
25.48
Miền bắc
6096120
689736
22.28
ĐBS Hồng
793057
425854
53.70
1
Hà nội
52345
9160
17.50
2
Hải phòng
16404
6828
41.62
3
Vĩnh phúc
177143
104360
58.91
4
Hà tây
161670
138175
85.47
5
Bắc ninh
62234
45620
73.30
6
Hải dương
59038
38331
64.93
7
Hưng yên
49988
26427
52.87
8
Hà nam
45033
15518
34.46
9
Nam định
45948
302
0.66
10
Thái bình
63648
20332
31.94
11
Ninh bình
59606
20801
34.90
Đông Bắc
782937
78845
10.07
12
Hà giang
80167
0.00
Kcsl
13
Cao bằng
124263
0.00
Kcsl
14
Lào cai
23180
188
0.81
15
Bắc cạn
40196
341
0.85
16
Lạng sơn
51565
0.00
Kcsl
17
Tuyên quang
48158
0.00
Kcsl
18
Yên bái
33141
4275
12.90
19
Thái nguyên
56021
1632
2.91
20
Phú thọ
156754
32579
20.78
21
Bắc giang
140988
37010
26.25
22
Quảng ninh
28504
2820
9.89
Tây bắc
272071
14221
5.23
23
Lai châu
11922
0.00
Kcsl
24
điện biên
29909
0.00
Kcsl
25
Sơn la
152493
11905
7.81
26
Hoà bình
77747
2316
2.98
Bắc trung bộ
1248055
170816
13.69
27
Thanh hoá
386962
0.00
Kcsl
28
Nghệ an
433149
142523
32.90
29
Hà tĩnh
210778
15691
7.44
30
Quảng bình
123069
4864
3.92
31
Quảng trị
65938
4953
7.51
32
Thừa thiên huế
28159
2785
9.89
Miền nam
3414674
968987
28.38
Dh miền trung
1199648
364273
29.53
33
đà nẵng
14921
731
4.90
34
Quảng nam
233678
46787
20.02
35
Quảng ngãi
284564
83321
29.28
36
Bình định
340028
121535
38.68
37
Phú yên
228648
72924
31.89
38
Khánh hoà
97809
18975
19.40
Tây nguyên
747891
114235
15.27
39
Kon tum
77608
1093
1.41
40
Gia lai
313878
37512
21.51
41
Dăk lăk
224985
28340
12.60
42
Dăk nông
23613
20
0.08
43
Lâm đồng
107807
17270
16.02
đông nam bộ
787327
196442
37.65
44
Tp hcm
98454
22329
22.68
45
Ninh thuận
108090
24750
22.90
46
Bình phước
72061
4146
8.53
47
Tây ninh
125723
104350
83.00
48
Bình dương
44538
32990
74.07
49
đồng nai
98500
30004
30.46
50
Bình thuận
186167
60273
32.38
51
Bà rịa-vũng tàu
53794
15600
29.00
ĐBS Cửu long
679808
204037
30.01
52
Long an
91064
26710
29.33
53
đồng tháp
33116
11777
35.56
54
An giang
74051
13959
18.85
55
Tiền giang
63526
15594
24.55
56
vĩnh long
63168
16032
25.38
57
Bến tre
162657
24193
14.87
58
Kiên giang
13976
1082
7.74
59
Cần thơ
5392
1695
31.44
60
Hậu giang
2627
2063
58.33
61
Trà vinh
141795
73750
52.01
62
Sóc trăng
25347
17182
67.79
63
Bạc liêu
1499
0.00
kcsl
64
Cà mau
680
0.00
Kcsl
Bảng 7: Tỷ lệ bò lai Zebu theo vùng sinh thái
STT
Khu vực
2004
2005
2006
Cả nước
19.72
22.68
25.48
Miền Bắc
17.67
20.18
22.28
1
ĐB Sông Hồng
41.63
48.31
53.70
2
Đông Bắc
5.22
6.90
10.07
3
Tây Bắc
5.69
6.18
5.23
4
Bắc Trung Bộ
13.37
13.73
13.69
Miền Nam
21.73
25.04
28.38
5
DH Miền Trung
23.78
29.33
29.53
6
Tây Nguyên
11.25
12.42
15.27
7
Đông Nam Bộ
30.31
30.44
37.65
8
ĐB Sông Cửu Long
18.61
24.61
30.01
Bảng 8: Mười tỉnh có tỷ lệ bò lai Zebu cao
STT
Tỉnh
2004
2005
2006
1
Vĩnh Phúc
57604
80111
104360
Tỷ lệ lai
42.70
53.54
58.91
2
Hà Tây
88564
107270
138175
Tỷ lệ lai
73.92
76.48
85.47
3
Phú Thọ
14453
18740
32579
Tỷ lệ lai
12.56
14.50
20.78
4
Nghệ An
111623
129033
142523
Tỷ lệ lai
31.89
33.28
32.90
5
Quảng Ngãi
55747
73675
83321
Tỷ lệ lai
25.39
30.23
29.28
6
Bình Định
63218
96560
131535
Tỷ lệ lai
24.72
33.39
38.68
7
Tây Ninh
68465
77088
104350
Tỷ lệ lai
86.11
83.51
83.00
8
Bình Dương
26065
24982
32990
Tỷ lệ lai
81.74
70.00
74.07
9
An Giang
10989
13855
13959
Tỷ lệ lai
17.70
19.86
18.85
10
Trà Vinh
32380
56727
73750
Tỷ lệ lai
33.00
48.13
52.01
Bảng 9 : Kế hoạch về sản lượng thịt xẻ bò khô 2005-2015
Năm
ĐVT
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Số lượng
Triệu con
5.54
6.51
6.77
7.11
7.46
7.84
8.23
8.64
9.07
9.53
Sản lượng thịt bò hơi
%
17.51
4.00
5.00
5.00
5.00
5.00
5.00
5.00
5.00
Tỷ lệ thịt xẻ
1000 tấn
142.6
159.00
174.90
189.77
205.90
222.37
239.05
255.78
273.17
291.20
Tốc độ tăng đần
%
11.85
10.00
8.50
8.50
8.00
7.50
7.00
6.80
6.60
Thịt bò/người
Kg
1.71
1.89
2.05
2.20
2.36
2.51
2.67
2.82
2.98
1.13
Dân số
Triệu người
83.1
84.10
85.20
86.30
87.40
88.20
89.60
90.70
91.80
92.90
Bảng10: Kế hoạch về sản lượng thịt xẻ bò khô 2005-2015
Năm
ĐVT
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Số lượng
Triệu con
5.54
6.51
6.77
7.11
7.46
7.84
8.23
8.64
9.07
9.53
10.00
Sản lượng thịt bò hơi
1000 tấn
142.16
159.00
174.90
189.77
205.90
222.37
239.05
255.78
273.17
291.20
310.13
Tỷ lệ thịt xẻ
%
45.1
45.2
45.4
45.5
45.7
45.8
45.9
46.1
46.2
46.4
46.5
Sản lượng thịt xẻ
1000 tán
71.9
79.4
86.4
86.34
94.09
101.9
109.8
117.91
126.3
135.12
144.2
Thịt xẻ/người
Kg
0.87
0.94
1.01
1.00
1.08
1.15
1.23
1.30
1.38
1.45
1.53
Dân số
Triệu người
83.1
84.1
85.2
86.3
87.4
88.2
89.6
90.7
91.8
92.9
94
PHỤ LỤC II
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THẾ GIỚI
Bảng 1: Số lượng bò các Châu trên thế giới
Đơn vị: 1000 con
Châu lục
1995
1997
1999
2001
2004
số lượng
%
Châu Phi
120.253,5
125.048,7
132.601,0
134.988,1
136.406,3
12,03
Châu Mỹ
322.777,6
322.635,9
321.078,4
334.725,8
351.627,5
31,00
Châu Á
488.626,1
475.078,8
482.651,0
489.295,7
497.133,4
43,83
Châu Âu
131.848,8
126.277,2
118.829,1
115.986,1
111.832,2
9,86
Châu Đại Dương
35.367,5
36.286,0
35.717,0
37.343,0
37.214,3
3,28
Thế giới
1.134.213,7
100,00
Tổng đàn bò thế giới năm 2005 (con)
1,3tỷ
Bảng 2: Tổng số đàn bò các nước Đông Nam Á
Đơn vị: 1000 con
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2004
2005
Campuchia
2.820
2.679
2.826
2.992
2.868
2.924
2.950
2.950
Lào
1.227
1.126
1.000
1.100
1.216
1.207
1.200
1.300
Thái Lan
5.789
5.159
4.755
4.601
4.640
4.819
5.048
5.500
Việt Nam
3.904
3.987
4.063
4.127
3.899
4.062
4.394
5.540
Tổng số
13.742
12.953
12.645
12.822
12.625
13.014
13.592
15.200
Bảng 3: Thịt bò tiêu thụ bình quân đầu người trên thế giới
Đơn vị: Kg
Năm
1996
1997
1998
1999
200
2001
2002
2003
Châu Phi
5,00
5,25
4,92
4,98
4,62
4,99
4,95
4,89
Châu Mỹ
19,65
19,625
20,04
19,555
19,77
19,57
17,43
18,605
Châu Á
8,27
8,18
8,47
8,20
8,27
8,42
8,27
8,43
Châu Âu
20,11
20,68
20,64
20,31
20,97
20,71
20,75
20,33
Ch Đại Dương
52,73
52,23
52,68
52,63
49,62
49,03
49,92
48
Đông Nam Á
2,93
2,78
2,68
2,58
2,7
2,83
2,88
2,95
Châu Á
Trung quốc
6,7
6,7
7,7
8,5
8,8
9,6
9,6
9,8
Ấn Độ
0,6
0,7
0,7
0,7
0,8
1,1
1,2
1,3
Nhật Bản
10,0
9,8
9,8
9,6
96
9,4
9,6
9,6
Malaysia
34,7
34,8
35,0
34,5
33,9
33,5
33,2
33,7
Singapore
18,9
18,3
20,2
19,5
19,3
18,9
18,4
18,0
Israel
7,6
8,0
8,2
7,6
7,8
10,6
10,1
10,2
Bình quân khu vực
8,27
8,18
8,47
8,20
8,27
8,42
8,27
8,43
Tiêu vùng Mê Kông
Campuchia
3,4
3,5
3,4
3,3
3,3
4,3
4,3
3,9
Lào
2,8
2,5
2,8
2,9
3,6
3,1
3,2
3,7
Thái Lan
4,4
4,0
3,5
3,1
2,8
2,7
2,8
2,9
Việt Nam
1,1
1,1
1,0
1,,0
1,1
1,2
1,2
1,3
Bình quân khu vực
2,93
2,78
2,68
2,58
2,7
2,83
2,88
2,95
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12865.doc