Quản lý nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của thuỷ sản nói riêng, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung là một việc làm rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục gia nhập WTO - tổ chức thương mại quốc tế. Nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia thực sự có một ý nghĩa sống còn, việc làm này không chỉ có ý nghĩa đối với một quốc gia, một dân tộc mà còn có ý nghĩa với cả các doanh nghiệp ở cấp vi mô muốn tồn tại trong thị trường, muốn có lợi nhuận.
92 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng thêm các yếu tố đầu vào như điện, nước, thông tin, vận tải… của ta cao hơn so với các nước; tỷ trọng cơ giới hoá, tự động hoá trong sản xuất chưa cao. Vì vậy, giá thành một số loại sản phẩm cao hơn so với mặt hàng cùng loại của các nước.
2- Quy mô các loại nuôi thuỷ sản quá nhỏ; việc tổ chức liên kết lại và quản lý xuyên suốt quá trình sản xuất, tiêu thụ; và việc áp dụng công nghệ mới trong nuôi thuỷ sản còn nhiều bất cập, là những thách thức không nhỏ trước yêu cầu đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, ATVS của thị trường thế giới, và trước yêu cầu về thị trường thế giới, và trước yêu cầu về môi trường cho phát triển bền vững.
3- Việc các nước nhập khẩu luôn đưa ra những rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước, cùng với những bất cập và lúng túng trong quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản ở các khẩu sản xuất nguyên liệu, bảo quản và dịch vụ, và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, là những thách thức không nhỏ và dễ xảy ra cho doanh nghiệp, ảnh hưởng tới tâm lý kinh doanh, và giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.
4- Với diễn biến về giá và xu hướng tiêu dùng hiện nay, thì xuất khẩu dưới dạng sơ chế, đông block sẽ khó có hiệu quả. Đây là thách thức và ảnh hưởng đáng kể tới khả năng duy trì và tăng cường xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa đầu tư công nghệ và thiết bị mới.
5- Yếu kém trong công tác quản lý cũng như hệ thống cơ chế chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, là một khó khăn chưa thể khắc phục trong thời gian ngắn để động viên tính năng động và thu hút nhanh vốn đầu tư trong và ngoài nước. Phần lớn các nhà quản lý doanh nghiệp chưa được đào tạo bài bản về khả năng quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
6- Tình hình thiếu nguyên liệu vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nguyên liệu từ khai thác ngày càng giảm, nguồn nguyên liệu từ khai thác ngày càng suy giảm, nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng có thời vụ.
7- Bước sang năm 2006, một năm được dự báo là có khá nhiều cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam khi Việt Nam thực sự trở thành thành viên của WTO. Những thách thức và cơ hội đối với thuỷ sản Việt Nam đều liên quan đến thị trường. Đây luôn là một trong những vấn đề quan trọng đối với ngành thuỷ sản nước nhà, cũng như đối với hầu hết các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực nói chung. Khi mà nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng thì vấn đề thị trường càng nổi lên như một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Trên thực tế, trong thời gian qua, ngành thuỷ sản Việt Nam đã phải đối mặt với vấn đề này.
Bên cạnh đó chúng ta cũng phải đối mặt với giá xăng dầu trong nước, cũng như thế giới tăng mạnh (trong năm vừa qua nhà nước đã 3 lần tăng giá xăng dầu). Trong khi đó giá cá lại không tăng, thậm chí còn giảm theo xu hướng chung của thị trường thế giới, điều này khiến nhiều tàu đánh cá đã phải ngưng sản xuất trong một số thời điểm. Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu cung cấp cho chế biến xuất khẩu thuỷ sản, nhất là các tháng không phải vụ mùa thu hoạch. Diễn biến bất lợi của thời tiết và khí hậu cũng là một khó khăn không nhỏ. Trong khi đó, các nước tiếp tục có những rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu, áp đặt các quy định khắt khe về dư lượng kháng sinh cũng như thiết bị kiểm tra phát hiện dư lượng.
Riêng đối với thị trường Mỹ, các nhà nhập khẩu và phân phối nơi đây đang lo ngại nhiều về mức tiền đặt cọc phải đóng để nhập khẩu tôm. Bên cạnh thuế chống phá giá và khoản tiền đặt cọc do Bộ Thương mại Mỹ đặt ra, các công ty bảo hiểm cho các nhà nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ còn đang đòi mức phí bảo hiểm và các khoản ký quỹ cao hơn nhiều nhằm tránh bị mắc kẹt trong các nghĩa vụ tài chính phát sinh. Vì vậy, các đối tác đều e ngại nhập khẩu tôm từ nước bị kiện như Việt Nam.
Xuất phát từ những khó khăn, những thách thức cũng như cơ hội và những tồn tại của ngành thuỷ sản Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể và triệt để nhằm từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của thuỷ sản nước nhà.
3. Những nguyên nhân chủ yếu
3.1. Những điểm yếu của thuỷ sản Việt Nam:
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam còn ở mức thấp có thể đề cập tới ở đây là những yếu tố thuộc về điểm yếu của thuỷ sản Việt Nam, điểm yếu của thuỷ sản Việt Nam thì có rất nhiều, nhưng rõ nhất được đánh giá trên năm điểm sau:
1- Thứ nhất, là sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Nói rõ hơn, khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa theo kịp được khu vực chế biến xuất khẩu. Sự mất cân đối này xuất phát từ nhiều yếu tố, như trình độ tổ chức sản xuất chưa cao, sản lượng và chất lượng cũng như sự phối hợp giữa hai khu vực còn yếu. Bên cạnh đó, trình độ quản trị doanh nghiệp của doanh nhân thuỷ sản Việt Nam còn rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh, nên đây cũng là một hạn chế rất lớn cần khắc phục.
2- Thứ hai, đây cũng là một trong những điểm yếu lớn nhất của ngành hàng xuất khẩu của công nghiệp hiện nay nằm ở vấn đề thương hiệu. Đây cũng là một trong những thách thức lớn mà ngành thuỷ sản phải đối mặt. Các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam hiện được xuất khẩu thông qua các nhà xuất khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau. Một số sản phẩm có chất lượng cao đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường quốc tế với thương hiệu của riêng mình, nhưng số đó vẫn còn rất ít chỉ là đếm trên đầu ngón tay. Việc sử dụng thương hiệu của nhà xuất khẩu trung gian, trên thực tế, cũng là hình thức giúp thúc đẩy xuất khẩu đối với nhiều doanh nghiệp, nhưng về lâu dài thì đây không phải là một biện pháp đem lại hiệu quả cao.
3- Thứ ba, trong thời gian qua sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước ta đã có sự gia tăng mạnh, đây cũng là nguyên nhân làm tăng sản lượng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do chúng ta tăng liên tục diện tích nuôi trồng, dẫn đến tăng sản lượng chế biến và xuất khẩu. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 1995 là 518.000 ha năm 2000: 652.000 ha, năm 2002: 950.000 ha và năm 2006 dự kiến lên đến trên 1,050 triệu ha. Sản lượng thủy sản nuôi trồng dự kiến đến năm 2010 là 1,200 triệu ha. Qua số liệu này chúng ta thấy sau 11 năm diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng gấp đôi nhưng sản lượng chỉ tăng khoảng 50%. Điều này khẳng định trong những năm qua Việt Nam chỉ tập trung khai thác lợi thế tự nhiên, ít chú ý thâm canh tăng năng suất. Công tác quy hoạch vùng nuôi thiếu đồng bộ với sự phát triển cơ sở hạ tầng trong đó đang chú ý nhất là hệ thống thủy lợi, thú y, giống đầu tư chưa tương xứng. Nhiều trận dịch tôm cá ở các vùng nuôi trọng điểm cả 3 miền (Bắc, Trung, Nam) đều có xảy ra dịch bệnh, nông dân đã phải dùng đến Chloram Phenicol Nitro Furan (đã bị cấm sử dụng) để chữa trị gây ra vấn nạn "dư lượng kháng sinh" vốn rất nhạy cảm với thị trường EU, Canada, Mỹ. Nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm, cá điêu đứng vì có lô hàng phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh cấm sử dụng.
4- Thứ tư, quy mô của hầu hết các trại nuôi tôm, cá của Việt Nam đều là nhỏ. Cách nuôi này đem lại hiệu quả cao do chi phí thấp, tận dụng được giá nhân công rẻ, nguồn thức ăn có thể tự chế biến. Tuy nhiên nó cũng đặt ra khó khăn lớn trong việc kiểm soát vệ sinh phòng bệnh và chống nạn bơm chích, ngâm tạp chất nguyên liệu, khó đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch. Bên cạnh đó là việc thực hiện công tác quản lý an toàn vệ sinh mới chỉ tập trung thực hiện ở khu vực chế biến, mà chưa được thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch nên gây ra hiện tượng các nước nhập khẩu cảnh báo và trả lại hàng. Yêu cầu truy xuất về nguồn gốc sản phẩm đang là một thách thức rất lớn đối với toàn ngành thuỷ sản nước ta. Tình trạng bơm chích tạp chất diễn ra ở nhiều nơi, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, bảo quản nguyên liệu, còn chưa được kiểm soát tốt. Mặt khác, do thiếu những cơ sở dịch vụ như chợ cá tập trung ở các vùng sản xuất nguyên liệu nên đã tạo ra kẽ hở cho tư thương nậu vựa ép cấp, ép giá nguyên liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của nông ngư dân, nhất là những thời điểm vào vụ thu hoạch.
5- Thứ năm, thêm vào đó là chúng ta chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người cung cấp nguyên liệu và các nhà máy chế biến. Đây là một thực trạng chung của hầu hết các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu trong nước của nước ta, đã xảy ra tình trạng cạnh tranh mua nguyên liệu khi thiếu nguyên liệu; bỏ rơi người cung cấp nguyên liệu khi bị rớt giá, có biến động lớn từ thị trường xuất khẩu. Có thể thấy rõ điều đó qua vụ kiện tôm vừa rồi, người nông dân thực sự lao đao khi vừa phải đối mặt với việc tôm sú bị rớt giá (chỉ còn khoảng 20.000-30.000đ/kg, bình thường là 115.000đ/kg), trong khi đó tôm lại bị dịch bệnh chết hàng loạt; nhiều hộ nông dân không những trở nên trắng tay mà còn trở thành con nợ lớn của các ngân hàng.
3.2. Những yếu tố cạnh tranh khác:
Mặt khác Việt Nam cũng như các nước xuất khẩu thuỷ sản khác cũng phải đối mặt với những yếu tố cạnh tranh khác như:
1- Cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu: Trước đây những nước cung cấp sản phẩm thuỷ sản truyền thống (nhất là mặt hàng tôm sú - mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam) sang thị trường Mỹ là Mỹ la tinh, nhưng tình hình đã có sự thay đổi lớn từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Đó là sự phát triển mạnh của tôm nuôi châu Á đã đưa khu vực này thay thế Mỹ la tinh và trở thành khu vực cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ với việc tăng cung cấp của Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… Mỹ được coi là thị trường có tiềm năng lớn, là nơi tranh giành thị phần của các cường quốc xuất khẩu thuỷ sản trong đó Việt Nam phải đối mặt với các đối thủ nặng ký như: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… nhất là khi mà mặt hàng chủ lực của Việt Nam cũng là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của các quốc gia này.
2- Cạnh tranh từ các nguồn trong nước: Sản lượng đánh bắt thuỷ hải sản của Mỹ mặc dù rất lớn, song đã có sự giảm sút lớn nhất là hai mặt hàng tôm sú và cá. Có thể thấy rõ qua số liệu thống kê sản lượng đánh bắt của Mỹ từ những năm 90 trở lại đây có sự giảm sút. Đối với mặt hàng tôm, từ 180,8 triệu lbs -82 ngàn tấn năm 1990 đã giảm xuống mức thấp nhất là 139,9 triệu lbs- 63,4 ngàn tấn năm 1993 và 1994, phục hồi chút ít năm 1995 và lại tiếp tục giảm qua các năm 1996 -1997, năm đánh bắt chỉ còn 140 triệu lbs. Nếu so với nhu cầu tiêu thụ thì sản lượng tôm Mỹ chỉ đáp ứng được 25% (1990) giảm xuống chỉ còn đáp ứng được chưa đầy 18% nhu cầu tiêu thụ của Mỹ năm 1997, nghĩa là cạnh tranh với nguồn nhập khẩu ngày càng yếu. Đây cũng là một phần trong những nguyên nhân quan trọng đẩy đến vụ kiện chống bán phá giá của liên minh các nhà sản xuất tôm miền Nam Hoa Kỳ, kiện 6 nước đã bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ gây tổn hại cho các nhà sản xuất tôm nội địa. Song việc Mỹ áp đặt mức thuế cao đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu có nguồn gốc từ 6 nước này trong đó có Việt Nam chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận các nhà sản xuất tôm miền Nam Hoa Kỳ mà thôi, còn xét trên cục diện tổng thể thì thiệt hại lại không chỉ mình các nhà xuất khẩu vào thị trường Mỹ mà còn bao gồm người tiêu dùng Mỹ, và một khối lượng lớn người lao động Mỹ hoạt động trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Trong khi đó xét về sản lượng đánh bắt, Mỹ đứng hàng thứ tư sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Cơ quan hải sản Quốc gia (National Marine Fisheries Service) ước tính hiện có đến 62 loại cá trên lãnh thổ hải Hoa Kỳ đã bị khai thác quá mức và có tới 109 loài có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt.
Hàng năm, Mỹ nhập khẩu khoảng 1.5-1.7 triệu tấn hải sản kể cả tôm và tôm sú, chiếm phần lớn nhất (40%). Châu Á trở thành nơi cung cấp chính cho thị trường hải sản của Mỹ (50% tổng lượng nhập khẩu). Ở Mỹ, với hệ thống phân phối hiện đại sử dụng kho lạnh, việc cung ứng hải sản kể cả hải sản sản xuất trong nước và hải sản nhập khẩu vừa đáp ứng yêu cầu về thời gian vừa đảm bảo chất lượng cao. Các nhà cung cấp có thể xuất khẩu hải sản sang Mỹ thông qua các Hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc hợp đồng chỉ định hoặc thông qua các đại lý bán hàng hưởng hoa hồng.
3- Cạnh tranh từ các loại thực phẩm thay thế khác: Cũng tương tự như ở Nhật nhưng ở mức độ thấp hơn người Mỹ cũng nhạy cảm với vấn đề giá cả, khi giá thuỷ sản tăng cao do cung cấp thiếu thì họ sẽ chuyển sang các loại sản phẩm thay thế khác và việc tiêu thụ thuỷ sản sẽ giảm. Tuy nhiên, điều này còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, thời tiết, chính trị và sự gia tăng của các sản phẩm khác như giá xăng dầu, giá vàng hay giá đồng USD…
Chương III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM
XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
I. PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020
1. Mục tiêu tổng quát
Theo Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, ngành thuỷ sản phấn đấu đến năm 2010 đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 4 tỷ USD, phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh sánh ngang với các nước phát triển, đưa thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Do đó, cần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thủy sản, nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục tăng trưởng một cách hiệu quả và bền vững. Xuất khẩu thủy sản tiếp tục làm cầu nối để thúc đẩy nuôi trồng và khai thác hải sản phát triển, tiếp tục là động lực chủ yếu để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, góp phần nâng cao đời sống và làm giàu cho nhân dân vùng nông thôn ven biển và hải đảo; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2. Định hướng đến năm 2020
Tiếp tục là ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đến 2020 trình độ công nghệ chế biến thuỷ sản sánh ngang với các nước phát triển, đưa thuỷ sản, tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng chủ lực của cả nước.
3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
3.1. Mục tiêu theo nhóm sản phẩm:
Bảng 10: Mục tiêu theo nhóm sản phẩm.
Nhóm sản phẩm
Đ.vị tính
Năm 2005
Mụctiêu
2010
So sánh (%)
2010/2005
1. Tôm
- Sản lượng
- Giá trị KNXK
- Tỷ trọng
Tấn
Tỷ USD
%
145.000
1,27
50,8
225.000
1,98
49,5
155,1
155,9
2. Từ cá da trơn
- Sản lượng
- Giá trị KNXK
- Tỷ trọng
Tấn
Tỷ USD
%
133.000
0,320
12,8
230.000
0,6000
15
172,9
187,5
3.Từ cá ngừ đại dương
- Sản lượng
- Giá trị KNXK
- Tỷ trọng
Tấn
Tỷ USD
%
22.000
0,057
2,28
45.000
0,150
204,5
263,2
4. Mực và bạch tuộc
- Sản lượng
- Giá trị KNXK
- Tỷ trọng
Tấn
Tỷ USD
%
71.000
0,227
9,08
75.000
0,240
6
105,6
105,7
5. Từ nhuyễn thể
- Sản lượng
- Giá trị KNXK
- Tỷ trọng
Tấn
Tỷ USD
%
27.000
0,108
4,32
40.000
0,160
4
148,1
148,1
6. Cá biển (KT+NT)
- Sản lượng
- Giá trị KNXK
- Tỷ trọng
Tấn
Tỷ USD
%
127.000
0,305
12,2
160.000
0,310
10
125,9
131,1
7. Cá rô phi
- Sản lượng
- Giá trị KNXK
- Tỷ trọng
Tấn
Tỷ USD
%
32.000
0,100
2,5
8. Cá cảnh
- Sản lượng
- Giá trị KNXK
- Tỷ trọng
Tấn
Tỷ USD
%
0,030
0,75
9. Cua, ghẹ
- Sản lượng
- Giá trị KNXK
- Tỷ trọng
Tấn
Tỷ USD
%
0,100
2,5
10. Từ sản phẩm khác
- Sản lượng
- Giá trị KNXK
- Tỷ trọng
Tấn
Tỷ USD
%
48.000
0,213
8,52
75.000
0,330
8,25
156,25
154,9
Tổng cộng
- Tổng sản phẩm
- Giá trị XK
Tấn
Tỷ USD
2,5
4,0
160,0
Nguồn: Báo cáo Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
(Dự thảo lần 4 của Ban Chỉ đạo chương trình xuất khẩu thuỷ sản).
Có thể thấy rõ mục tiêu tỷ trọng XKTS theo nhóm sản phẩm đến năm 2010 qua biểu đồ 10 dưới đây:
Nguồn: Báo cáo chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020
3.2. Mục tiêu phân theo vùng:
Bảng 11: Mục tiêu giá trị xuất khẩu phân theo vùng
Đơn vị tính: Triệu USD
Vùng
Ước 2005
Mục tiêu
2010
Tỷ lệ (%) 2010/2005
Tổng số
2.650
4.000
160,0
Khối Trung ương (*)
144
50
34,7
Ven biển Bắc Bộ
98
218
222,4
Bắc Trung Bộ
68
112
222,4
Nam Trung Bộ
300
550
164,7
Đông Nam Bộ
340
490
144,1
Đồng bằng SCL
1700
2.580
151,8
Nguồn: Theo Bộ Thuỷ sản
Ghi chú: (*) Do đổi mới DNNN nên doanh số XK của các doanh nghiệp cổ phần hoá có vốn nhà nước dưới 50% sẽ tính về địa phương.
4. Định hướng sản xuất, cung ứng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, đáp ứng mục tiêu đã đề ra theo nhóm sản phẩm chủ lực
4.1. Nhóm sản phẩm tôm:
Dự kiến đến năm 2010 sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 483.000 tấn, để cung ứng nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu khoảng 385.000- 390.000 tấn (khoảng 75-80% tuỳ từng đối tượng). Trong đó:
a) Tôm sú: Do xác định tôm sú vấn là đối tượng chính của xuất khẩu, đảm bảo sản lượng tôm sú nuôi đến 2010 là 360.000 tấn tôm nguyên liệu (theo QĐ 224), tỷ lệ đưa vào chế biến xuất khẩu khoảng 80% để có sản phẩm xuất khẩu từ tôm sú là 160.000 tấn.
b) Tôm thẻ chân trắng: Đây được xác định là đối tượng mới, góp phần đáng kể vào thực hiện mục tiêu xuất khẩu trong giai đoạn này. Thực tế một số nước đã chuyển sang nuôi đối tượng này có hiệu quả như Thái Lan, Trung Quốc… và một số nơi thuộc miền Trung và miền Bắc vừa qua nuôi có hiệu quả. Dự kiến diện tích cần chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng đến 2010 là 22.600 ha, để có sản lượng tôm nuôi khoảng 60.000 tấn, tương ứng cho sản phẩm xuất khẩu là 25.000 tấn. Tập trung vào khu vực miền Bắc và miền Trung, phát triển theo hướng tăng dần, vừa nuôi vừa có tổng kết đánh giá và hướng dẫn chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng cho phù hợp với điều kiện tự nhiên môi trường từng vùng.
c) Tôm hùm: Tập trung nuôi tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ ( Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Định) và một số tỉnh khác để đến năm 2010 đạt 3.000 tấn, năm 2020 đạt 5.000 tấn.
d) Tôm càng xanh: Phấn đấu đạt mục tiêu của Chương trình nuôi đã đề ra đến năm 2010 là diện tích nuôi 32.000 ha, sản lượng đạt 60.000tấn. Tập trung vào nuôi tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
e) Tôm từ khai thác: Ổn định mức sản lượng tôm từ khai thác biển
khoảng 100.000 tấn/năm, tương đương với mức sản lượng khai thác tôm trong vài năm gần đây. Phấn đấu đưa tỷ trọng tôm từ khai thác vào chế biến xuất khẩu đạt 50 %.
4.2. Cá tra, cá basa
Tập trung nuôi cá tra, cá basa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long…; đến năm 2010 mở rộng diện tích nuôi ra các hồ chứa vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Năm 2020 phát triển mở rộng ra các hồ chứa phía Bắc. Chỉ tiêu phát triển đến năm 2010 đạt 800.000-850.000 tấn.
4.3. Cá ngừ đại dương
Với định hướng chuyển đổi nghề nghiệp khai thác, hướng vào khai thác các loài có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu, trước hết phải kể đến khai thác cá ngừ. Phấn đấu đến năm 2010 khai thác cá ngừ đại dương đạt 50.000 tấn. Đồng thời tăng cường công tác bảo quản, giảm tỷ lệ cá loại 3 còn dưới 20%.
4.4. Mực và bạch tuộc
Ổn định và giữ mức sản lượng nhuyễn thể chân đầu khoảng 180.000 tấn, để có 135.000 tấn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu ( khoảng 75%), tương ứng có 75.000 tấn sản phẩm xuất khẩu.
4.5. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ
Nuôi tập trung vào các vùng bãi triều ngập nước có diện tích lớn và nuôi xen với đối tượng khác tại Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Tp Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nam Định, Thái Bình và một số tỉnh khác. Đến 2010 đạt sản lượng là 380.000 tấn (theo Quyết định 224). Sản lượng khai thác nhuyễn thể hai mảnh vỏ hàng năm năm ổn định khoảng 150.000 tấn, đưa tổng sản lượng nhuyễn thể 2 vỏ lên đến 2010 đạt khoảng 530.000 tấn.
4.6. Nuôi cá biển
Nuôi cá biển là đối tượng nuôi rộng có thể nuôi khắp trên các vùng biển Việt Nam, song để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cần có quy hoạch một số vùng có điều kiện để nuôi tập trung như: vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, vùng biển Thừa Thiên Huế, Văn Phong - Khánh Hoà, Vũng Tàu, Kiên Giang. Đồng thời quan tâm đến nuôi cá ngừ ở vùng đảo Trường Sa, để năm 2010 đạt sản lượng 200.000 tấn, trong đó tỷ lệ xuất khẩu đạt 80%. Đối tượng nuôi chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu như: cá song, hồng, cam, vược, giò…
4.7. Cá rô phi
Đưa cá rô phi trở thành một trong những đối tượng chính, có giá trị kim ngạch đáng kể trong cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu giai đoạn tới. Tập trung vào nghiên cứu, hướng dẫn công nghệ sản xuất giống để có đủ giống với chất lượng cao; đồng thời hướng dẫn công nghệ nuôi năng suất cao, để đến 2010 có được sản lượng cá rô phi khoảng 200.000 tấn, trong đó sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho xuất khẩu từ 130.000-150.000 tấn.
5. Về thị trường
Đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, trong đó đặc biệt quan tâm đế thị trường Trung Quốc, xem như đây là mũi đột phá về thị trường trong giai đoạn tới, tăng cường xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng; đồng thời chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu để kịp thời điều tiết khi có biến động về thị trường. Dự kiến thị phần xuất đi các thị trường như sau: Nhật Bản không dưới 30%, Mỹ trên 25% trong những năm trước mắt và trên 30% những năm cuối của giai đoạn 2006-2010 cũng như trong những năm tiếp theo, EU (15 nước) từ 10-15%, Trung Quốc và Hồng Kông 8-12%, Hàn Quốc khoảng 8%.
6. Tăng cường năng lực chế biến theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và tiếp tục đổi mới công nghệ chế biến theo chiều sâu để gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu
Trên cơ sở quy hoạch hệ thống chế biến thuỷ sản của ngành, triệt để sử dụng năng lực sản xuất hiện có, thực hiện đổi mới trang thiết bị, đồng bộ dây chuyền sản xuất, cơ giới hoá từng phần và toàn bộ cho tương ứng với điều kiện sản xuất và đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cần tăng thêm năng lực cấp đông khoảng 250 tấn/ngày để đáp ứng mục tiêu xuất khẩu đặt ra đến năm 2010. Tuy nhiên, chỉ đầu tư cơ sở sản xuất với công nghệ và thiết bị tiên tiến, để sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm phối chế với hàm lượng công nghệ cao, nhằm tăng giá trị gia tăng bình quân đơn vị sản phẩm xuất khẩu cũng như tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Phấn đấu đưa tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm phối chế trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản chế biến xuất khẩu chiếm trên 65-70% trong tổng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu.
Thực hiện 100% doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHỦA HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
1. Chú trọng công tác nghiên cứu và sản xuất các loại giống thuỷ sản chất lượng cao
Xây dựng chiến lược giống thuỷ sản ở tầm quốc gia để định hướng phát triển thuỷ sản theo hướng có hiệu quả, phát triển giống phù hợp với điều kiện quy hoạch lãnh thổ, giảm thiểu tính tuỳ tiện trong sử dụng giống, kiểm soát dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản. Xây dựng được nguồn nguyên liệu thuỷ sản xuất khẩu bền vững. Đa dạng hoá nguồn nguyên liệu đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch vì sản phẩm sạch là yêu cầu cơ bản để bước chân vào các thị trường lớn như: EU, Trung Quốc, Hàn Quốc…chứ không chỉ riêng gì thị trường Mỹ. Nghiên cứu và phát triển các nguồn giống chất lượng cao cũng góp phần làm giảm giá thành giống thành phẩm bán cho bà con nông dân, vì có một thực tế là hiện nay chúng ta vẫn còn phải nhập giống thuỷ sản từ nước ngoài, có một số loại là do chúng ta không có nhưng có một số là do nguồn trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người nuôi trồng trong nước ,
2. Quy hoạch tổng thể các vùng nuôi trồng thuỷ sản
Hoạt động quy hoạch tổng thể các vùng nuôi trồng thuỷ sản là không thể thiếu khi mà chúng ta muốn có nguồn nguyên liệu đảm bảo đủ cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến. Tình trạng thừa nguyên liệu nhiễm khuẩn, không đảm bảo kích thước, chất lượng; thiếu nguyên liệu sạch đảm bảo mọi yêu cầu khác không thể để xảy ra trong thời gian tới. Cần có một Quy hoạch tổng thể không chỉ đáp ứng yêu cầu cung cấp nguyên liệu mà còn đáp ứng yêu cầu theo như Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2020 là phát triển bền vững. Thực hiện quy hoạch ta có thể quản lý được một cách dễ dàng các quá trình nuôi trồng thuỷ hải sản. Đồng thời giúp người nông dân tránh được những biến động mạnh về giá cả, cũng như tác động của việc thay đổi thị trường. Mặt khác quy hoạch tổng thể là yêu cầu khách quan không thể thiếu nếu ta muốn ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản còn phát triển và vươn mạnh hơn nữa.
3. Tăng cường công tác kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm thuỷ sản
Đến nay sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên 117 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, các thị trường mới đang dần được mở rộng và khai thác một cách triệt để. Đứng trước nhu cầu thị trường đó, việc tăng cường công tác kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm thuỷ sản nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu, cũng như sản phẩm là điều tối quan trọng. Thực hiện việc kiểm soát về an toàn vệ sinh, thú y thuỷ sản tại từng công đoạn của quá trình sản xuất là cần thiết:
- Trong xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chế phẩm sinh học.
- Từ năm 1999 ta đã thực hiện chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong thuỷ sản nuôi tại các vùng nuôi thuỷ sản thương phẩm. Năm nhóm chất được kiểm soát trong chương trình dư lượng kháng sinh là: Kim loại nặng (Hg, Cd, Pb), thuốc trừ sâu (Gốc Clo),độc tố nấm (Aflatoxin, Ochratoxin), chất kích thích sinh sản và sinh trưởng và các kháng sinh có hại. Kết quả thực hiện chương trình hàng năm đều được EU chấp nhận là đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên cần thường xuyên tăng cường bổ sung, cập nhật thêm những loại độc tố mới được đưa thêm vào danh sách của các thị trường, tránh để xảy ra trường hợp hàng Việt Nam bị trả lại vì bị nhiễm khuẩn.
- Từ 2003, ta đã triển khai ứng dụng thí điểm Quy phạm nuôi tốt (Good Aquaculture Practices - GAP) tại 6 tỉnh (Thanh Hoá, Khánh Hoà, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre); từ năm 2004 đến nay, việc phối hợp với NACA & DA; SUMA áp dụng Quy phạm quản lý tốt (Best Management Practices- BMP) tại 5 tỉnh này. GAP/BMPs là những tài liệu hướng dẫn trong nuôi trồng thuỷ sản nhằm mục đích giảm thiểu bệnh dịch đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Nên chăng mở rộng phạm vi những tỉnh áp dụng chương trình này.
- Trong công tác bảo quản, sơ chế, vận chuyển nguyên liệu: Các tỉnh đều có cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chất lượng và thú y thuỷ sản tại địa phương, trong đó có nhiệm vụ quản lý chất lượng và thú y thuỷ sản tại địa phương mình, trong đó có nhiệm vụ quản lý điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với tàu cá, cảng - chợ cá, chính sách thu gom nguyên liệu tránh để thiệt hại do rớt giá cho bà con ngư dân.
- Trong chế biến thuỷ sản: Thực hiện tốt việc kiểm tra về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (bao gồm cả việc áp dụng HACCP) đối với tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản.
Như vậy, cần thực hiện tốt công tác kiểm soát về an toàn vệ sinh, thú y thuỷ sản đã được thực hiện tại từng công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh thuỷ sản. Trong thời gian qua chúng ta mới chỉ làm tốt ở khâu chế biến, còn các khâu khác đang còn nhiều bất cập. Trong thời gian tới cần tăng cường thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm soát an toàn vệ sinh, dư lượng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nhằm có được nguồn nguyên liệu sạch, sản phẩm an toàn.
Như đã biết Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 60% trong khi khả năng sản xuất chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu, 75% còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó nhập khẩu khá nhiều tôm sú từ Việt Nam. Do đó đầu tư tốt cho công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nguồn nguyên liệu sạch là cơ sở hàng đầu để bước chân vào thị trường này, cũng như đứng vững trên thị trường quốc tế.
4. Đổi mới và đa dạng hoá hình thức tiêu thụ thuỷ sản
Hiện nay các kênh phân phối của ta còn rất nhiều hạn chế. Chủ yếu các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ đều tìm kiếm bạn hàng qua các website. Các nhà nhập khẩu của Mỹ chủ yếu là các công ty nhập khẩu trung gian chuyên nghiệp. Trong khi đó ta mới chỉ tập trung vào các kênh phân phối là các công ty trung gian cỡ nhỏ, chưa phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Trong thời gian tới ta cần đa dạng hoá các kênh tiêu thụ, nên chăng xem xét trường hợp các công ty lớn thành lập các công ty con tại Mỹ. Các công ty con này sẽ là cầu nối giữa nhà sản xuất Việt Nam với người tiêu dùng Mỹ. Đây sẽ thực sự là kênh phân phối có hiệu quả, tuy nhiên chúng ta cũng cần đối đầu với không ít khó khăn trong giai đoạn đầu, khi mà chúng ta mới xây dựng kênh phân phối của riêng mình vào thị trường Mỹ. Bên cạnh đó cũng cần tận dụng lực lượng kiều bào yêu nước sống tại Mỹ, cùng với các hội chợ, triển lãm hàng hoá lớn được tổ chức hàng năm của Mỹ để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình. Nên xây dựng một hệ thống thông tin dàn trải về các nhà cung cấp chính của Việt Nam trên thị trường Mỹ, những thông tin về đối thủ, về các vấn đề nhạy cảm như luật pháp, văn hoá…; thông tin về khách hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam để các doanh nghiệp này có thể hỗ trợ nhau trong hoạt động phân phối, quảng bá sản phẩm.
5. Đa dạng hoá chủng loại mặt hàng xuất khẩu
Tháng 9/2002, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang (Agifish) bắt đầu tung ra thị trường 38 mặt hàng chế biến từ cá tra, cá basa: khô basa, chả giò basa, basa cắt khoanh muối sả ớt, basa kho tộ, bao tử cá basa, lạp xưởng basa, bánh phồng basa… Đây là những sản phẩm được đánh giá là những món ngon, lạ miệng, phù hợp với văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam. Việc đa dạng hoá sản phẩm như trên đã giúp công ty chấm dứt được nỗi lo sau khi lóc thịt đóng gói xuất khẩu thì không biết phải làm gì với phần đầu đuôi còn lại. Theo hướng đi của Agifish An Giang nhiều doanh nghiệp đã, đang và cần phải nhận ra sự cần thiết của việc đổi mới, đa dạng hoá mặt hàng, nhằm tăng giá trị gia tăng, tiết kiệm nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó cũng cần đề cập tới những hoạt động đổi mới công nghệ, tìm nhiều kiểu dáng thích hợp cho các sản phẩm hiện có, nhằm đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của thị trường không chỉ có thị trường Mỹ mà còn cả các thị trường khác như: EU, Nhật Bản, Trung Quốc vốn là những thị trường lớn, và các nước khác. Đây là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp muốn khẳng định sự tồn tại. Đặc biệt là đổi mới công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới về chức năng, đẹp về kiểu dáng hoặc cùng loại với sản phẩm hiện có nhưng có giá thành thấp hơn, chất lượng tốt hơn, dịch vụ cung cấp tiện lợi hơn,…Thịt cá đông lạnh và các sản phẩm chế biến mang tên Agifish, Vissan, Cầu Tre… đã trở thành sự lựa chọn thường xuyên phục vụ cho bữa ăn công nghiệp.
Đổi mới, đa dạng chủng loại sản phẩm là cần thiết trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường toàn cầu, trong quá trình hiện đại hoá kinh tế đất nước, cũng như là một trong các biện pháp nâng cao doanh số của doanh nghiệp. Đối với đơn vị này có khi chỉ là đổi hình thức bao bì từ chai nhựa sang hộp gi. Đối với doanh nghiệp khác có khi là cả một quy trình sản xuất khép kín từ A đến Z… Chỉ có đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững chân trên thị trường được mà thôi.
6. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và công tác xúc tiến thương mại. Xây dựng hệ thống kênh phân phối dàn trải và những thương hiệu mạnh
Hoạt động tiếp thị và công tác xúc tiến thương mại là một phần rất quan trọng trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh và tăng thị phần, phát triển thị trường. Trong thời gian tới ta cần đẩy mạnh hoạt động này:
Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu: Chính phủ đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Giúp các doanh nghiệp giao lưu với các đối tác nước ngoài để tìm kiếm thị trường và những cơ hội kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá như: Tham gia hội chợ quốc tế; gặp gỡ trao đổi thông tin thương mại với các nước, các tổ chức; thông qua hợp tác với lực lượng Việt kiều để đưa hàng Việt Nam vào thị trường mục tiêu… Nên chăng xây dựng một kênh thông tin mở chuyên nghiệp chuyên cung cấp thông tin miễn phí, hoặc với giá rẻ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ hội tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất như điều mà Singapo đã làm làm được. Việc làm này rất có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay, khi mà các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết muốn xuất khẩu sang những thị trường khó tính như: Mỹ hay EU đều phải quan tâm.
Chính sách tín dụng xuất khẩu: Nhà nước sử dụng công cụ tín dụng như: lãi suất theo hướng khuyến khích cho vay đối với các nhà xuất khẩu, hình thành quỹ hỗ trợ xuất khẩu, đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho các đối tượng vay phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Cần có chính sách tín dụng dài hạn cho các đề án sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu đối với những sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái hiệu quả, tuy nhiên đây là một công cụ điều chỉnh rất nhạy cảm, khi sử dụng phải có những sự cân nhắc nhất định. Trợ cấp xuất khẩu ngắn hạn, kèm những khuyến khích về thuế và tài chính…hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội phát triển, mở rộng thị trường, giao lưu thông thương hàng hoá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề mở rộng và hiệu quả như thế nào lại đang đặt các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng vào thế cạnh tranh quyết liệt. Cùng một sản phẩm, một mặt hàng nhưng nếu doanh nghiệp nào có chiến lược xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tốt thì sẽ xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường. Hay nói một cách khác thì quá trình hội nhập kinh tế đã buộc các doanh nghiệp muốn phát triển, tồn tại thì phải cạnh tranh trên một thương trường không biên giới quốc gia. Đến nay, có thể khẳng định nền sản xuất hàng hoá của Việt Nam đã có những bước nhảy vọt, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế cho thấy xuất khẩu của cả nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có của các mặt hàng xuất khẩu. Điều đó cho thấy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang cần có sự hỗ trợ đầu tư thương mại, quảng bá sản phẩm trong nước ra các thị trường nước ngoài.
Bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại cũng cần đề cập tới hệ thống phân phối dàn trải, một thương hiệu mạnh điều mà các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa làm được trên thị trường Mỹ nói riêng và các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam nói chung. Trong thời buổi toàn cầu, việc có trong tay một hệ thống phân phối dàn trải có hiệu quả, và một thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập thị trường quốc tế. Điều đó nghĩa là khẳng định sự có mặt của họ trên thương trường bằng việc gia tăng sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm… Là những điều kiện tối cần thiết để giành quyền lựa chọn của khách hàng. Cần xây dựng một nhãn hiệu theo hướng riêng của mình cần hướng về bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thờì phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Xây dựng một thương hiệu mạnh để nâng cao giá trị thương hiệu, gián tiếp tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình là đích đến của nhiều doanh nghiệp, bởi điều đó khẳng định hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp được nhiều người tiêu dùng, tạo sự an tâm và hài lòng về chất lượng, đánh giá chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp thành công.
Trong thời gian tới chúng ta cần tổ chức nghiên cứu xây dựng, khẳng định thương hiệu cho những mặt hàng chủ lực xuất khẩu của ta như: tôm sú, cá tra, cá basa và cá ngừ đại dương. Cần xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm thuỷ sản chủ lực gắn với truy xuất nguồn gốc là một trong những mục tiêu quan trọng mà chúng ta đã đặt ra cho chương trình xuất khẩu thuỷ sản từ nay đến 2010. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý những vi phạm về ghi nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng đối với các sản phẩm cá đông lạnh xuất khẩu, đặc biệt là hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Canada nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Thuỷ sản và Bộ Thương mại cần tăng cường công tác thông tin thị trường và yêu cầu kỹ thuật đối với các sản phẩm để tìm biện pháp hạ giá thành sản xuất, chủ động điều chỉnh cơ cấu sản phẩm. Các Bộ cần tổ chức thử nghiệm hoạt động của các chợ thuỷ sản đầu mối các tỉnh Nam Trung Bộ để rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình ra cả nước.
7. Phối kết hợp giữa các ban ngành hữu quan và các tổ chức hiệp hội có liên quan
Việc phối kết hợp giữa các ban ngành hữu quan và các tổ chức hiệp hội có liên quan trong thời gian qua đã đem lại cho ta những bài học đắt giá về tinh thần đoàn kết, phối hợp giữa các đơn vị liên quan. Phối kết hợp giữa các ngành nhằm tạo ra kênh thông tin, hệ thống chính sách thống nhất, hiệu quả đối với các doanh nghiệp.Vai trò này đã được thể hiện rõ nhất trong thời gian qua thông qua việc các doanh nghiệp thuỷ sản chung lưng đấu cật hợp sức nhau cùng với VASEP đi đến cùng vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ.
Tuy nhiên cũng cần phải đề cập tới việc phối hợp, tinh thần đoàn kết của các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập vào các thị trường mà không chỉ là thị trường Mỹ. Để có thể thực hiện điều này, mỗi người, mỗi DN phải tự mình vượt qua điểm yếu đặc hữu của người Việt mà mỗi chúng ta đều thấy. Tâm lý ganh ghét người khác, tâm lý ngại liên kết vì sợ người khác giành phần hơn, thôn tính mình. Liên kết và hội tụ là tự nguyện, vì quyền lợi của từng DN, từng ngành, là một quá trình chỉ diễn ra khi nhận thức thông suốt.
Gần đây một số DN trong ngành đã nhận thức rằng không thể mãi là “chiếc đũa ” đơn lẻ mà phải liên kết lại thành “bó đũa” để cạnh tranh, để hợp tác để cạnh tranh, để hợp tác, làm ăn hiệu quả với các tập đoàn lớn, công ty xuyên quốc gia khi chúng ta gia nhập WTO. Không thành “bó đũa” thì không thể tồn tại. Đó cũng là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
8. Giải pháp về nguồn nhân lực
Con người đã trở thành nhân tố quan trọng quyết định đến thành công không những đối với phát triển ngành thuỷ sản mà còn là vấn đề chung về phát triển kinh tế của cả đất nước. Hướng tới cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, đội ngũ thanh tra, kiểm soát phục vụ tốt cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Do đó, cần chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đây là giải pháp mang tính chiến lược đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ trong thời gian tới. Vì vậy, cần đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ thị trường… nhằm đáp ứng được đòi hỏi của kinh doanh quốc tế về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, sự am hiểu pháp luật trong nước và quốc tế.
9. Giải pháp tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng thuỷ sản Việt Nam
Sử dụng giải pháp tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng thuỷ sản xuất khẩu là một giải pháp được xây dựng trên cơ sở xem xét, đánh giá, học tập những kinh nghiệm cuả Trung Quốc và Thái Lan_ hai người láng giềng và cũng là hai đối thủ lớn của thuỷ sản Việt Nam trong việc sử dụng tài chính như một giải pháp quan trọng để khuyến khích xuất khẩu, và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thuỷ sản nói riêng, một số sản phẩm nông lâm thuỷ sản nói chung. Cụ thể:
Thực hiện chính sách đối ngoại khôn ngoan, tích cực ký các hiệp định song phương với các nước, nhất là những nước có nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam nói chung, nông thuỷ sản nói riêng, dành cho nhau quy chế tối huệ quốc ( MFN), hưởng mức thuế quan ưu đãi (GPS)
Tranh thủ các nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) của các nước, các tổ chức quốc tế như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB),và từ ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: điện, đường, bến cảng, thuỷ lợi… cho các khu vực sản xuất thuỷ sản trọng điểm của cả nước, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.
Thực hiện lãi suất theo quan hệ cung cầu vốn tín dụng. Vốn tín dụng đầu tư vào những ngành, những mặt hàng có lợi thế, nhất là hàng nông thuỷ sản xuất khẩu.
Điều chỉnh tỷ giá theo quan hệ cung cầu ngoại tệ, sửa đổi chính sách thuế theo hướng khuyến khích xuất khẩu.
Sắp xếp, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Nhà nước, với các biện pháp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là chủ yếu.
Từng bước triển khai các giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá, rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh cho hàng thuỷ sản xuất khẩu.
Tranh thủ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư trong nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy liên kết giữa các nhà khoa học- doanh nghiệp- nhà nông (cả ngư dân)- nhà nước, ứng dụng nhanh chóng những thành tựu của khoa học công nghệ… hiện đại vào nuôi trồng chế biến thuỷ sản, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
KẾT LUẬN
Quản lý nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của thuỷ sản nói riêng, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung là một việc làm rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục gia nhập WTO - tổ chức thương mại quốc tế. Nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia thực sự có một ý nghĩa sống còn, việc làm này không chỉ có ý nghĩa đối với một quốc gia, một dân tộc mà còn có ý nghĩa với cả các doanh nghiệp ở cấp vi mô muốn tồn tại trong thị trường, muốn có lợi nhuận.
Qua nghiên cứu thực tế tình hình năng lực cạnh tranh của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam hiện nay, nhất là qua các vụ kiện bán phá giá gần đây tại Bộ Thương mại, đặc biệt là Vụ Xuất Nhập Khẩu, em đã có được cái nhìn khá tổng quát về năng lực cạnh tranh quốc gia, nhất là năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, bên cạnh những điều đã đạt được như:
1- Đã có một hiệp hội của ngành có nhiệm vụ liên kết các hội viên nhằm đưa ra được những đối sách phù hợp trong quá trình hoạt động;
2- Đảng và Nhà nước đã có những chính sách quan trọng có hiệu quả lớn trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và mặt hàng thuỷ sản nói riêng;
3- Chặn đứng nạn bơm chích thuốc kháng sinh, tạp chất vào nguyên liệu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long…
Bên cạnh những thành tựu lớn thì chúng ta còn có nhiều hạn chế lớn ảnh hưởng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của mặt hàng. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như: Những hạn chế về trình độ quản lý, tâm lý kinh doanh vốn còn ăn sâu trong con người Việt Nam, cạnh tranh từ các đối thủ nặng ký như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… và cả các nhà sản xuất nội địa của Mỹ như các nhà sản xuất tôm miền Nam Hoa Kỳ, những hàng rào thuế quan, hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật
Trong thời gian tới chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ và đạt hiệu quả cao nhằm hoàn thiện cơ cấu quản lý, tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta.
Vì điều kiện thời gian cũng như những hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức… bài viết này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bè bạn, các cô chú và anh chị trong Vụ Xuất Nhập Khẩu - Bộ Thương Mại.
Em vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị Vụ Xuất Nhập Khẩu, Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Thương Mại. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Lê Thị Anh Vân đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2006
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Hường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa Khoa học quản lý – Giáo trình Khoa học quản lý _tập 1, 2. Chủ biên: TS. Đoàn Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Năm 2001 – Hà Nội;
2. Khoa Khoa học quản lý – Giáo trình Quản lý kinh tế_tập 1,2. Chủ biên: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn – TS. Mai Văn Bưu. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Năm 2001 – Hà Nội;
3. Khoa Khoa học quản lý – Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội. Chủ biên: TS. Đoàn Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền. NXB: Khoa học và Kỹ thuật. Năm 2000 – Hà Nội;
4. Chủ biên: PGS.TS. Hà Xuân Thông. Thuỷ sản – ngành kinh tế mũi nhọn. NXB: Nông nghiệp. Năm 2004 - Hà Nội;
5. Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2002, 2003, 2004. NXB Thống kê. Năm 2005 - Hà Nội;
6. Chủ biên: TS. Hồ Sĩ Hưng, Nguyễn Việt Hưng. Cẩm nang về thâm nhập thị trường Mỹ. NXB Thống kê. Năm 2003 - Hà Nội;
7. Chủ biên: PGS.TS. Hoàng Thị Chính. Phát triển thuỷ sản Việt Nam - những luận cứ và thực tiễn. NXB Nông nghiệp. Năm 2003 - TP Hồ Chí Minh;
8. Chiến lược cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Năm 08/1995 - Hà Nội;
9. Chủ biên Nguyễn Thái Yên Hương, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Diệu Hương. Vấn đề trừng phạt kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Năm 01/2003 - Hà Nội;
10. Hồ sơ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam – nhóm hàng thuỷ sản. Bộ Thương mại – Viện Nghiên cứu Thương mại. Năm 1999 - Hà Nội;
11. Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (SCARDS II) – Đánh giá sự phù hợp của chính sách Nhà nước Việt Nam với các quy định trong hiệp định khu vực và đa phương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Năm 2004 - Hà Nội;
12. Biên soạn Dominique Gréboval – FAO Fisheries Department. Biên dịch: Lê Kim Long (chủ biên), Nguyễn Phong Hải. Quản lý năng lực khai thác nghề cá (Managing Fishing Capacity: Selected papers on Underlying Concepts and Issues) – FAO Fisheries Technical Paper 368. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Năm 2004 - TP. Hồ Chí Minh;
13. Bộ Thuỷ sản - Đại hội thi đua yêu nước ngành thuỷ sản lần II. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Năm 08/2005 - Hà Nội;
14. TS. Nguyễn Hữu Khải. Phát triển thuỷ sản trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trường Đại học Ngoại thương.
15. Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam số tháng 7/2005. Bài “Văn hoá tiêu dùng Mỹ”, trang 29 (không có tên tác giả).
16. Bộ Tài Chính Mỹ- Tổng cục Hải quan. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ (Importing into the US). Chịu trách nhiệm xuất bản: Trung tâm Thông tin Kinh tế (BIZIC), Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), in tại công ty và văn hoá phẩm.
17. http:// www.mof.gov.vn - Bộ Thương Mại Việt Nam.
18. http:// www.vinanet.vn
19. http:// www.seafood.com
20. http:// www.fistenet.gov.vn
21. http:// www.vasep.com.vn
22. http:// www.vnExpress.com
Phụ lục số 1
BIỂU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001 - 2005
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ TÍNH
NĂM 2001
NĂM 2002
NĂM 2003
NĂM 2004
NĂM 2005
TỔNG 5 NĂM
MỨC TĂNG TRƯỞNG
(%)
5 NĂM
HÀNG NĂM
Tổng sản lượng
1000 tấn
2.434,7
2.647,4
2.859,2
3.073,5
3.300
14.314,80
35,54
7,90
Sản lượng KT
“
1.724,8
1.802,6
1.856,1
1.923,5
1.940
9.247,00
12,48
2,96
Khai thác biển
“
1.481,2
1.575,6
1.647,5
1.724,2
1.750
8.178,50
18,15
4,26
Khai thác nội địa
“
243,6
227,0
208,6
199,3
190
1.068,50
-22,00
-6,02
Sản lượng nuôi trồng
“
709,9
844,8
1.003,1
1.150,0
1.360
5.067,80
91,58
17,65
Xuất khẩu thuỷ sản
Giá trị kim ngạch XK TS
1000 $
1.777.486
2.022.821
2.216.694
2.400.781
2.600.000
11.017.782
46,27
9,97
Tổng lượng hàng hoá XK
Trong đó: Tôm đông
Cá đông
Tấn
“
“
358.833
87.388
104.564
444.043
115.656
143.236
458.497
125.209
154.978
518.747
141.197
209.083
570.000
155.000
230.000
2.350.120
624.450
841.861
58,85
77,37
119,96
12,27
15,40
21,78
Đầu tư xây dựng cơ bản
Trong đó: vốn ngân sách
Tỷ đồng
“
5.013
641
5.870
485,2
6.336
648
6.650
708
6.820
716
30.689
3.234
36,05
11,70
8,00
2,80
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
1.350
1.400
1.470
1.550
1.630
7.400
20,74
4,82
Diện tích nuôi trồng
1000 ha
755,2
797,7
858,3
902,9
1.000
32,42
7,27
Số lượng tàu thuyền
Tàu thuyền cơ giới
Tổng công suất
Chiếc
CV
78.420
3.610.153
82.014
3.801.672
84.085
4.001.736
85.562
4.723.264
87.000
4.800.000
11,07
32,96
2,66
7,38
Số nhà máy chế biến TS
Cái
248
279
360
405
410
65,32
13,39
(Nguồn: Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 –
Dự thảo lần 4 của Ban Chỉ đạoChương trình xuất khẩu thuỷ sản - Bộ Thuỷ sản)
Phụ lục số 2
CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 - 2010
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ TÍNH
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2100
TỔNG 5 NĂM
MỨC TĂNG TRƯỞNG (%)
5 NĂM
HÀNG NĂM
Tổng sản lượng
1000 tấn
3.439
3.592
3.757
3.936
4.000
18.724
16,30
3,85
Sản lượng KT
“
1.951
1.964
1.976
1.988
2.000
9.880
2,49
0,62
Khai thác biển
“
1.760
1.770
1.780
1.790
1.800
8.900
2,30
0,57
Khai thác nội địa
“
192
194
196
198
200
980
4,17
1,03
Sản lượng nuôi trồng
“
1.488
1.628
1.781
1.948
2.000
8.844
34,42
7,68
Giá trị sản xuất
Tỷ đồng
41.785
46.785
52.227
58.468
65.512
264.686
56,8
11,9
Xuất khẩu thuỷ sản
Giá trị kim ngạch XK TS
triệu $
2.670
2.840
3.110
3.480
4.000
16.100
49,81
10,63
Tổng lượng hàng hoá XK
Trong đó: Tôm đông
Cá đông
Tấn
“
“
539.315
610.990
250.615
578.655
171.890
227.710
637.430
189.590
318.040
718.615
214.815
373.275
831.210
250.000
450.000
3.305.235
987.285
1.669.640
54,12
55,29
79,56
11,42
11,63
15,76
Đầu tư xây dựng cơ bản
Trong đó: vốn ngân sách
Tỷ đồng
“
8.500
1.118
10.800
1.262
12.500
1.524
13.000
1.267
13.300
1.141
58.100
6.312
56,47
2,02
11,84
0,50
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
1.690
1.847
2.003
2.066
2.191
9.797
29,63
6,70
Diện tích nuôi trồng
1000 ha
1.050
1.100
1.150
1.180
1.200
Số lượng tàu thuyền
Tàu thuyền cơ giới
Tổng công suất
Chiếc
CV
87.000
4.800.000
75.000
4.830.000
68.000
4.850.000
63.000
4.875.000
59.000
4.890.000
-28.000
90.000
-32,18
1,88
-9,25
0,47
Số nhà máy chế biến TS
Cái
410
415
420
425
430
4,88
1,20
(Nguồn: Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 –
Dự thảo lần 4 của Ban Chỉ đạoChương trình xuất khẩu thuỷ sản - Bộ Thuỷ sản)
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32294.doc