Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay

Nhân tố tác động quan trọng nhất tới sự tham gia của người dân địa phương là lợi ích trực tiếp và nhìn thấy được từ các hoạt động phát triển. Người dân địa phương có thể đạt được lợi ích cao chỉ khi họ được quyền chủ động trong việc lựa chọn lập kế hoạch các hoạt động phát triển phù hợp với các nhu cầu và những ưu tiên của chính họ. Bài học rút ra là để làm tăng sự tham gia của người dân địa phương , các quy định và các thủ tục của hoạt động phát triển nông thôn phải đảm bảo và duy trì sự tự chủ của người dân địa phương và quyền sở hữu của người dân địa phương đối với các hoạt động phát triển. Các quy định cần phải đặt ra sự giới hạn về mặt số lượng các cơ quan bên ngoài tham gia vào dự án, và bằng cách này cũng đặt giới hạn về mặt số lượng cho những ảnh hưởng từ bên ngoài cùng thời điểm. Để làm tăng sự tham gia của người dân hoặc cộng đồng địa phương trong các dự án phát triển, cần phải có một chiến lược toàn diện và chi tiết. Nhưng để có được kết quả cần phải có nhiều thời gian hơn hiện nay cả trong giai đoạn lập kế hoach và thời gian thực hiện. Trong ngắn hạn điều cần phải nhấn mạnh là tập trung vào việc tìm ra cách thức cải tiến, đơn giản hóa các thủ tục hiện hành đang là rào cản trở chính cho sự tham gia của cán bộ và người dân cộng đồng địa phương trong các hoạt động phát triển. Cần điều chỉnh trên quan điểm thuận tiện cho cộng đồng hơn là cách làm thuận tiện cho cán bộ quản l‎ý như vẫn được thực hiện từ trước đến nay.

docChia sẻ: aloso | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Tổng chi phí Nguồn hỗ trợ Nguồn của thôn Kinh phí (tr.đ) Tỷ lệ (%) Kinh phí (tr.đ) Tỷ lệ (%) Quy ra tiền (tr.đ) Tỷ lệ (%) Lao động Tiền mặt Khác Phú Thọ Hệ thống điện 40 100 25 62,5 15 37,5 P Vĩnh Phúc Sân thể thao 280,12 100 130 46,4 150,1 53,6 P P Lâm Đồng Ninh Thuận* Nhà VH, mẫu giáo, sân phơi 166,29 100 130 78,2 36,3 21,8 P P Trà Vinh Kênh mương, bọng nước 166,4 100 130 78,1 36,4 21,9 P P Ninh Thuận*: Làm hàng rào, cổng, đường vào nhà cộng đồng, mẫu giáo,gờ sân phơi, cổng trụ sở BQL thôn Lâm Đồng*: Hỗ trợ làm nhà lưới, nhà vệ sinh, chỉnh trang hàng rào cho 6 hộ dân Trà Vinh: làm 4 bọng nước và nạo vét 3 con kênh Nguồn: viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Việc mức huy động đóng góp của cộng đồng qua các năm tại các điểm không có xu hướng tăng lên là điều cần phải xem xét nguyên nhân. Điều đó cho thấy các cộng đồng vẫn trông chờ vào sự hỗ trợ của bên ngoài, hoặc do các quy định và các vấn đề khác đã hạn chế đến nhiệt tình tham gia của các cộng đồng. 2.3.2.2. Các hoạt động cải thiện điều kiện ở hộ gia đình Để được thực hiện, ngoài sự đồng thuận của cộng đồng thôn thống nhất lựa chọn là hoạt động ưu tiên trong các KHPT, điều quan trọng hơn các hộ muốn tham gia phải đăng k‎ý. Sau khi được thông báo công khai rộng rãi đến tất cả các hộ trong thôn về mục tiêu, quy mô và cách thức thực hiện hoạt động cụ thể cùng các yêu cầu kèm theo, các hộ có đủ điều kiện có thể đăng k‎‎ý tham gia. Thường chỉ một tỷ lệ nhất định, không phải đa số hoặc toàn bộ các hộ trong thôn tham gia vào mỗi hoạt động như ở các hoạt động xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ chung cho thôn. Chỉ có một lượng kinh phí nhỏ từ nguồn kinh phí hỗ trợ được các điểm lên kế hoạch cho phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện ở của hộ gia đình. Điểm Lâm Đồng có tỷ lệ kinh phí sử dụng cho các nội dung này cao nhất với khoảng 60% tổng số kinh phí hỗ trợ. Điểm Phú Thọ không tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển này. Về bản chất các hoạt động phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện ở của hộ gia đình mang lại lợi ích trực tiếp cho hộ tham gia. Các hoạt động này cũng được thực hiện trên ngay vị trí đất của từng hộ (đất sản xuất hay đất ở). Vì vậy, nhìn chung trong các trường hợp này tính toán về đóng góp của hộ, hay tính gộp thành tổng đóng góp của cộng đồng thôn vào tổng chi phí để thực hiện hoạt động là không có ý nghĩa. Thêm vào đó việc tính toán trong trường hợp này cũng rất khó khăn, nhất là với phát triển kinh tế hộ, phát triển sản xuất nông nghiệp. 3.2.2.3. Tham gia của các hộ trong các hoạt động phát triển kinh tế Phát triển kinh tế để tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống là nội dung quan trọng và yêu cầu cấp thiết, được thể hiện trong kế hoạch phát triển dài hạn của tất cả các thôn điểm. Kinh tế của tất cả các cộng đồng phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó chỉ trừ có điểm Lâm Đồng tập trung vào sản xuất rau hàng hóa quy mô tương đối lớn (điểm Ninh Thuận cũng có nhưng khối lượng nhỏ), các điểm còn lại vẫn gắn chặt với nông nghiệp truyền thống với trồng lúa và chăn nuôi gia cầm, lợn, bò, phát triển sản xuất mang tính hàng hóa và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp không đáng kể. Việc tìm giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế theo định hướng phát triển sản xuất hàng hóa (để thu được lợi nhuận cao hơn), hoặc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp đang là mong muốn của các cộng đồng. Tuy nhiên, đây là công việc khó khăn cần nhiều thời gian và nguồn lực tìm tòi hơn nữa, các kế hoạch phát triển kinh tế, do vậy chủ yếu vẫn tập trung vào nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hiện tại. Biểu 8. Số hộ tham gia trực tiếp hoạt động phát triển kinh tế tại mỗi điểm qua các năm STT Điểm Số hộ (hộ) Năm 2007 Năm 2009 Cả hai năm Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Phú Thọ 300 0 0 0 2 Vĩnh Phúc 120 120 100 0 120 100 3 Lâm Đồng 400 18 4,5 8 2 26 6,5 4 Ninh Thuận 720 15 2,1 0 15 2,1 5 Trà Vinh 200 8 4 0 8 4 Nguồn: viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG  1. Tham gia đóng góp ý kiến Tham gia đóng góp ý kiến được thực hiện thông qua các cuộc họp khác nhau được tổ chức tại cộng đồng. Theo giả thiết ban đầu, khi môi trường với các điều kiện thuận lợi cho sự tham gia đóng góp ‎ ý kiến được tạo ra, cộng đồng địa phương sẽ tăng dần sự tham gia đóng góp ý kiến qua từng thời gian, từng năm. Tuy nhiên trên thực tế, do các hạn chế chưa được giải quyết nên không tạo ra được các điều kiện, môi trường thuận lợi, nên sự tham gia đóng góp ý kiến không phát triển được, cả về số lượng và chất lượng Biểu 9. Chỉ số tham gia tại các điểm thử nghiệm Điểm Mức hệ số tham gia Số đại diện Tỷ lệ (%) Phú Thọ 20-49 (thấp) 2 5,0 50-69 (trung bình) 12 30 70 trở lên (cao) 26 65,0  Tổng 40 100 Vĩnh Phúc 20-49 (thấp) 4 15,4 50-69 (trung bình) 17 65,4 70 trở lên (cao) 5 19,2  Tổng 26 100 Lâm Đồng 20-49 (thấp) 19 36,5 50-69 (trung bình) 28 53,8 70 trở lên (cao) 5 9,6  Tổng 52 100 Ninh Thuận 20-49 (thấp) 39 58,2 50-69 (trung bình) 26 38,8 70 trở lên (cao) 2 3,0  Tổng 67 100 Trà Vinh 20-49 (thấp) 28 71,8 50-69 (trung bình) 11 28,2 70 trở lên (cao) 0 0  Tổng 39 100 Tổng hợp 20-49 (thấp) 92 41,1 50-69 (trung bình) 94 42,0 70 trở lên (cao) 38 17,0  Tổng 5 điểm 224 100 Nguồn: viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Dù còn khiêm tốn nhưng việc tuyên truyền và thực hiện vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng thôn đang từng bước xây dựng được lòng tin của người dân trong các thôn điểm. Vai trò làm chủ của thôn được thực hiện trước tiên là thông qua sự tham gia của BPT trong việc xây dựng kế hoạch, đưa ra ý kiến lựa chọn hoạt động trong các KHPT. Được đề xuất trao nhiều quyền hơn, nhưng tại thời điểm bắt đầu, vai trò và sự tham gia của BPT là rất hạn chế. Đó là do họ thường chỉ tham gia thụ động khi được cấp trên hướng dẫn, chỉ đạo. Hơn thế nữa, trong số các bên liên quan vào việc triển khai xây dựng mô hình thử nghiệm (trung ương, tỉnh, huyện, xã và thôn), BPT cũng thường có tiếng nói nhỏ nhất, chủ yếu là lắng nghe người khác nói và luôn đồng ‎ý khi được đề nghị. Qua thời gian, được sự khuyến khích hướng dẫn, và nhất là việc tạo ra môi trường thuận lợi cho sự làm chủ, các BPT tham gia nhiều hơn, từng bước chuyển từ thụ động sang tích cực, chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức nhân dân thực hiện các hoạt động phát triển nằm trong các KHPT. Người dân cũng từng bước tham gia chủ động hơn vào các hoạt động phát triển. Nếu như sự tham gia thể hiện qua ảnh hưởng đến quyết định của cộng đồng thôn trong KHPT 2007 chủ yếu do BPT thực hiện, thì sự tham gia thể hiện qua đóng góp bằng nguồn lực của thôn đang từng bước được người dân tại các thôn điểm thực hiện. Người dân chưa đóng góp được nhiều ý kiến hoặc ý kiến của họ vẫn ít có ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của thôn, với các bản KHPT 2008 và KHPT 2009. 2. Tham gia đóng góp lao động tiền mặt và vật liệu tại chỗ 2.1 Đóng góp xây dựng các cơ cở hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng * Đóng góp bằng lao động và vật liệu Trong bối cảnh các quy định hiện tại hướng dẫn việc xây dựng mô hình, ngoại trừ điểm Lâm Đồng không có đóng góp bằng lao động, đóng góp của các thôn còn lại chủ yếu bằng lao động. Điều này thể hiện nguồn lực dồi dào và dễ huy động nhất từ các thôn là lao động. Lao động tại các thôn được huy động đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng chung. Đóng góp lao động trực tiếp thông qua việc thôn tự tổ chức thực hiện việc xây dựng các công trình, không thông qua nhà thầu khác. Đóng góp lao động gián tiếp áp dụng khi thôn quyết định thuê, khoán các doanh nghiệp hay nhóm thợ xây dựng đứng ra nhận làm công trình, và sau đó các doanh nghiệp hay nhóm thợ chủ trì đứng ra thuê lại lao động của thôn. Ngoài ra lao động của thôn còn được huy động tham gia khai thác, vận chuyển vật liệu xây dựng có sẵn tại địa phương. Phần lớn các điểm huy động lao động của thôn thực hiện các công việc đơn giản liên quan đến đào, đắp đất có trong tất cả các loại công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Nó bao gồm dọn dẹp mặt bằng, san gạt và bồi đắp đất chuẩn bị nền đường và đổ bê tông mặt đường trong làm đường bê tông; san gạt và bồi đắp đất tạo mặt bằng khu vui chơi thể thao; và đào đất làm móng nhà trong xây dựng nhà văn hóa, nhà mẫu giáo. Trong một số trường hợp, các thôn có thể huy động lao động thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như làm kênh bằng bê tông. Đóng góp bằng vật liệu xây dựng có thể khai thác ngay tại địa phương còn hạn chế, chưa được huy động có hiệu quả. Trong số các điểm, đáng kể hơn có Ninh Thuận đã huy động được lao động khai thác và vận chuyển được khối lượng cát đáp ứng toàn bộ yêu cầu cát cho xây dựng các công trình. Nhìn chung các điểm đã có nhiều cố gắng huy động đóng góp của địa phương trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng chung của thôn. Tuy vậy do các quy định hiện hành về trình tự thủ tục đối với công trình cơ sở hạ tầng phức tạp đã hạn chế nhiều đến sự tự chủ của cộng đồng thôn, từ đó dẫn đến hạn chế sự nhiệt tình hăng hái tham gia của người dân và cộng đồng địa phương, đưa đến những kết quả không thuận lợi trong việc thử nghiệm xây dựng mô hình. Trong đa phần các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại các điểm đều có cơ hội cho sự tham gia của cộng đồng địa phương, toàn bộ hoặc từng phần, nhưng do các quy định hiện hành đã dẫn đến hạn chế hoặc triệt tiêu sự tham gia này. Điểm Phú Thọ có thể là một ngoại lệ, mặc dù nhận được mức hỗ trợ thấp nhất trong các điểm, khoảng 80 ngàn đồng bình quân mỗi hộ vào năm 2007, nhưng đã huy động sự tham gia của các hộ trong thôn thông qua các hội đoàn thể gồm hội thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh. Các hội đã huy động hội viên tham gia xây dựng các công trình và được thôn trả công với mức bằng khoảng 1/3 so với giá trị ngày công lao động tại địa phương (15 ngàn đồng so với 40 – 50 ngàn đồng mỗi công lao động thuê), toàn bộ số tiền thu được được chuyển vào quỹ của các hội đoàn thể tương ứng. Đây là hình thức tham gia có tổ chức của cộng đồng địa phương, đóng góp có hiệu quả hơn vào tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển của cộng đồng. Thôn huy động được đóng góp của cộng đồng với số lượng lớn, chi phí tiết kiệm nhất, các hội viên các đoàn thể khác nhau trong thôn có cơ hội tốt để đóng góp công lao động xây dựng công trình cho bản thân thôn vừa tạo ra được quỹ hỗ trợ hoạt động của các hội. Đóng góp bằng ngày công lao động dễ thực hiện cho hoạt động có yêu cầu kỹ thuật không cao, thực hiện trải dài trên địa bàn thôn là việc xây dựng đường bê tông, san ủi sân chơi thể thao. Trong khi đó xây nhà văn hóa, làm cổng làng cần yêu cầu kỹ thuật cao nên việc huy động đóng góp công lao động phổ thông khó thực hiện. * Đóng góp bằng tiền mặt Huy động tiền mặt của các hộ tại các thôn điểm đóng góp xây dựng các công trình phục vụ chung cho cộng động rất hạn chế. Chỉ có hai điểm Lâm Đồng và Vĩnh Phúc, các hộ đã thống nhất đóng góp được lượng tiền mặt đáng kể. Tại các điểm khác, đóng góp bằng tiền mặt, nếu có, hầu như không đáng kể. Tại Lâm Đồng, toàn bộ phần đóng góp của thôn để xây dựng nhà văn hóa được huy động bằng tiền mặt. Đây là công trình có quy mô tương đối lớn, mức độ kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải có thợ có trình độ kỹ thuật do vậy khi xây dựng công trình nhu cầu sử dụng lao động phổ thông của thôn là không nhiều. Bên cạnh đó người dân trong thôn chủ yếu hoặc làm nghề trồng rau hàng hóa bán cho thương lái đưa về thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ, hoặc làm buôn bán dịch vụ đều căng thẳng về lao động nên khả năng đóng góp lao động cho xây dựng công trình rất hạn chế. Tại địa phương, nguồn vật liệu xây dựng cũng không có sẵn. Những điều này dẫn đến việc, ở đây, người dân quyết định huy động tiền mặt đóng góp vào xây dựng công trình là hợp l‎‎ý. Tại Vĩnh Phúc, cộng đồng thôn đã cố gắng huy động tất cả các nguồn lực có tiềm năng, do đó bên cạnh huy động nguồn lao động ở mức lớn nhất có thể, thôn cũng đã huy động được lượng tiền mặt đáng kể cho việc xây dựng đường giao thông chính và san lấp mặt bằng của khu vui chơi thể thao chung. * Đóng góp từ nguồn nội lực khác Trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng chung của các thôn, ngay cả khi không có chương trình NTM, việc huy động đóng góp của các hộ vẫn thường được thực hiện. Chương trình phát triển nông thôn cấp cơ sở với tham vọng khi cộng đồng phát triển đến mức nhất định, sẽ huy động người dân tham gia chủ động tích cực hơn, với tiếng nói ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch phát triển của cộng đồng thôn. Việc tham gia đóng góp ‎ý kiến của các cộng đồng thôn, nhất là của trực tiếp người dân chưa được nhiều. Những đóng góp như hiến đất để làm nhà mẫu giáo tại thôn của một hộ dân tại Trà Vinh là việc làm rất đáng trân trọng, tuy vậy nó mới chỉ ở dạng cá biệt, khó nhân rộng. Nhận xét: Đối với các công trình cơ sở hạ tầng, việc lựa chọn các công trình phục vụ chung cho sinh hoạt của cộng đồng là tương đối phù hợp, trong đó, cải tạo hoặc làm mới hệ thống đường đi lại trong khu dân cư tập trung, xây nhà văn hóa thôn là các nội dung ưu tiên nhất. Tuy vậy, việc khung hướng dẫn của chương trình không khuyến khích vào các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế có thể là chưa chính xác. Thực tế, tại nhiều điểm có nhu cầu rất lớn về hoạt động này, với can thiệp nhỏ có thể mang lại hiệu quả phát triển kinh tế rất lớn. 2.2. Tham gia của hộ trong các hoạt động cải thiện điều kiện ở Biểu 10. Đóng góp của hộ gia đình để cải thiện điều kiện ở qua các năm Điểm Năm Hoạt động Số hộ tham gia/số hộ trong thôn Tổng chi phí (tr.đ) Nguồn hỗ trợ Đóng góp của hộ Kinh phí (tr.đ) Tỷ lệ (%) Trên mỗi công trình Kinh phí (tr.đ) Tỷ lệ (%) Trên mỗi công trình Vĩnh Phúc 2007 Hầm biôga 15/120 52,5 31,5 60 2,1 21 40 1,4 Lâm Đồng 2007 Công trình phụ - nhà vệ sinh 20/400 245 58,8 24 2,94 186,2 76 9,31 2008 Công trình phụ - nhà vệ sinh 20/400 160 30 18,8 1,5 130 81,3 6,5 2009 Công trình phụ - nhà vệ sinh 42/400 322 84,5 26,2 2,012 237,5 73,8 5,655 Hàng rào nhà ở 6/400 27 9 33,3 1,5 18 66,7 3 Trà Vinh 2007 Chỉnh trang nhà ở 10/200 40 30 75 3 10 25 1 2008 Chỉnh trang nhà ở 15/200 75 30 40 2 45 60 3 Nguồn: viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Cải thiện điều kiện ở của các hộ gia đình có trong kế hoạch phát triển dài hạn của tất cả các thôn điểm. Nó thường bao gồm các hoạt động cụ thể như xây dựng hệ thống công trình phụ cấp nước sạch, nhà tắm, nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn; cải tạo nhà ở, xóa nhà tạm dột nát, chỉnh trang khuôn viên đất ở hộ gia đình; bố trí, cải tạo chuồng trại chăn nuôi, xử l‎ý chất thải đảm bảo bảo vệ môi trường. Thời gian để hoàn thành việc xây dựng mỗi loại công trình cụ thể, ví dụ như xây hầm biôga tại các hộ chăn nuôi, xây nhà tắm…, tại từng thôn điểm luôn được lên kế hoạch thực hiện dần trong một vài năm, mỗi năm một tỷ lệ hộ tham gia cho đến khi các hộ trong thôn đều có công trình đảm bảo theo yêu cầu. Loại hoạt động cụ thể và các chỉ số liên quan đa dạng và thay đổi theo điều kiện của từng điểm. Tại các điểm số hộ đăng k‎ý tham gia thực hiện mỗi công trình cụ thể tương đối nhiều, khó có thể thực hiện hết trong một năm, nên thường được phân chia để thực hiện trong một số năm. Điểm Lâm Đồng duy trì hoạt động cải thiện điều kiện ở qua cả 3 năm từ 2007 đến 2009. Năm 2007 có 3 điểm Vĩnh Phúc, Lâm Đồng và Trà Vinh có hoạt động trong KHPT. Năm 2008 có 2 điểm Lâm Đồng và Trà Vinh. Năm 2009 chỉ còn điểm Lâm Đồng. Điều này không phải do nhu cầu của các điểm giảm sút hay điều kiện ở của các hộ tại các điểm đã thỏa mãn điều kiện sống của họ, mà chủ yếu ở đây là do việc cân đối giữa nhu cầu với nguồn lực đã có, nguồn hỗ trợ từ ngoài cũng như trong việc xem xét cân đối với các hoạt động ưu tiên khác trong KHPT hàng năm của các điểm. Điểm Phú Thọ và điểm Ninh Thuận không tổ chức các hoạt động này. Qua 3 năm liên tục, điểm tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ được 82 hộ (21% tổng số hộ trong thôn) làm nhà tắm kết hợp nhà vệ sinh. Điểm tỉnh Trà Vinh hỗ trợ 25 hộ (13% tổng số hộ trong ấp) chỉnh trang lại nhà ở trong hai năm 2007 và 2008. Với đối tượng hưởng lợi là trực tiếp hộ gia đình nên nhìn chung huy động đóng góp của các hộ gia đình thuận lợi hơn, điều này thể hiện qua phần bỏ ra của hộ gia đình thường cao hơn, tại Lâm Đồng đạt đến 81,3% (làm nhà vệ sinh năm 2008), tương ứng là phần hỗ trợ chỉ khoảng 18,8%. Chỉ có tại điểm Trà Vinh, phần của hộ gia đình chỉ đạt 25% (chỉnh trang nhà ở năm 2008), còn lại đến 75% là từ hỗ trợ của Nhà nước. Điểm Vĩnh Phúc với khu dân cư gồm các hộ ở tương đối tập trung, trong khi một số hộ phát triển chăn nuôi quy mô lớn có nguồn chất thải gây ô nhiễm trong khu dân cư. Thực hiện phát triển chăn nuôi nhưng đảm bảo bảo vệ môi trường, thôn khuyến khích các hộ chăn nuôi lớn xây dựng hệ thống hầm biôga. Năm 2007, mười năm hộ xây dựng hầm biôga với giá trung bình 3,5 triệu đồng mỗi hầm, trong đó hộ gia đình bỏ ra 1,4 triệu đồng – 40% tổng chi phí. Cải thiện điều kiện ở các hộ dân nông thôn là công việc quan trọng trong phát triển nông thôn cấp cơ sở. Đối tượng hưởng lợi là cá nhân từng hộ gia đình. Hỗ trợ của nhà nước nên tập trung vào vận động tuyên truyền các hộ bố trí, cải tạo, xây mới các công trình theo một số mẫu xác định, phù hợp với điều kiện của địa phương. Kinh phí để thực hiện nên dưới dạng tín dụng cho vay là chính, hoặc hỗ trợ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ dưới 20% tổng giá trị công trình, cho các hoạt động mới nhà nước đang vận động khuyến khích các hộ làm thử. Chỉ thực hiện hỗ trợ lớn với các công trình không đảm bảo điều kiện ở tối thiểu của hộ gia đình thuộc nhóm khó khăn, gia đình chính sách (ví dụ như xóa nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo,…). Nhận xét: nội dung cải tạo và xây dựng công trình nước sạch, nhà tắm và nhà vệ sinh tại mỗi hộ là phổ biến và có thể là nội dung ưu tiên trong cải thiện điều kiện ở của hộ gia đình trong xây dựng NTM. Mức hỗ trợ của Nhà nước không vượt quá 50% tổng giá trị công trình 2.3. Tham gia của các hộ trong các hoạt động phát triển kinh tế Trong KHPT 2007, riêng điểm Phú Thọ không sử dụng kinh phí hỗ trợ cho hoạt động phát triển kinh tế. Tất cả bốn điểm còn lại đều có hoạt động phát triển kinh tế với tính chất và quy mô khác nhau. Hoạt động tại điểm Vĩnh Phúc còn mang nặng tính bao cấp, có tỷ lệ số hộ tham gia đạt tuyệt đối, 100% được hỗ trợ một phần vật tư đầu vào diện tích trồng ngô đông. Hoạt động này ít bền vững, không nhắm đến việc tạo ra động lực phát triển kinh tế tiếp sau. Trong khi đó hoạt động tại các điểm Lâm Đồng, Ninh Thuận và Trà Vinh được tổ chức theo hình thức làm điểm với một số hộ có điều kiện tham gia. Các hoạt động đó hoặc nhằm mục đích xem xét khả năng thích nghi với điều kiện cụ thể của địa phương với giống lúa, giống ngô mới; hoặc để tuyên truyền vận động người dân phát triển sản xuất rau an toàn trong nhà lưới qua mô hình thí điểm. Hoạt động tại các điểm này đã có chú trọng hơn đến tạo ra động lực phát triển kinh tế của cộng đồng, tiếp tục tập trung vào sản xuất nông nghiệp hoặc mở mang ra các ngành nghề phi nông nghiệp, từng bước định hướng theo sản xuất hàng hóa gắn với nhu cầu của thị trường. Điểm Lâm Đồng tổ chức thực hiện phát triển kinh tế trong hai năm 2007 và 2009. Các điểm Vĩnh Phúc, Ninh Thuận và Trà Vinh chỉ tổ chức thực hiện trong năm 2007. Tính chung từ 2007-2009, các điểm Lâm Đồng, Ninh Thuận và Trà Vinh chỉ có tỷ lệ số hộ tham gia rất nhỏ, đạt 6,5%; 2,1% và 4%; tương ứng với các điểm. Điểm Vĩnh Phúc số hộ tham gia tuyệt đối 100% và điểm Phú Thọ không có hoạt động này. Các hoạt động phát triển kinh tế gắn với định hướng sản xuất hàng hóa yêu cầu kinh phí lớn cho mỗi hộ tham gia, cả từ hỗ trợ của Nhà nước, cũng như đóng góp của hộ. Từ nguồn của Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ 7,1 triệu đồng; hộ dân đóng góp 8 triệu đồng để làm nhà lưới bình quân 2000m2 đất trồng rau cho một hộ tham gia tại điểm Lâm Đồng. Trong khi đó, với các hoạt động phát triển nông nghiệp truyền thống, hỗ trợ từ Bộ NN và PTNT cho mỗi hộ tham gia ở mức thấp hơn nhiều, cao nhất là 0,89 triệu đồng cho sản xuất lúa giống tại điểm Ninh Thuận. Hoạt động hỗ trợ làm nhà lưới cho các hộ tại điểm Lâm Đồng, sản xuất lúa giống của nhóm các hộ tại Ninh Thuận đều có hiệu quả cao, các hộ tham gia đều tăng được thu nhập nhờ vào việc được tăng mức hỗ trợ đầu tư. Các hộ tham gia từ năm 2007 đều tiếp tục mở rộng hoạt động phát triển kinh tế trong các năm tiếp theo, dù không có thêm hỗ trợ từ nguồn của Bộ NN và PTNT. Việc thử nghiệm gieo trồng bắp lai tại điểm Trà Vinh cho thấy không có hiệu quả, do vậy không được mở rộng trong các năm tiếp theo. Nhận xét: phát triển kinh tế là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong xây dựng nông thôn cấp cơ sở, tùy từng điều kiện địa phương để có giải pháp thúc đẩy hỗ trợ phát triển phù hợp, nguồn hỗ trợ của Nhà nước nên được sử dụng để hỗ trợ phần mềm gồm có tập huấn, dạy nghề, làm điểm mô hình phù hợp với điều kiện địa phương và phát triển thị trường; các hộ dân phải huy động nguồn lực của bản thân hoặc tiếp cận ngân hàng cho phát triển kinh tế bản thân hộ. Cần có thêm các nghiên cứu về khả năng tiếp cận ngân hàng hoặc các loại quỹ tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Cũng cần có thêm nghiên cứu về các hình thức hợp tác trong phát triển kinh tế 3. Đánh giá chung về sự tham gia của cộng đồng Đối với các hoạt động phát triển, mang tính đơn lẻ với từng hoạt động cụ thể hoặc mang tính hệ thống được lên kế hoạch từ trước (làm đường làng), do cộng đồng tự tổ chức thực hiện bằng các nguồn lực của mình, các nhóm yếu tố đặc điểm hộ gia đình và môi trường cộng đồng sẽ quyết định đến sự tham gia của từng nhóm hộ cũng như chung của cả cộng đồng. Trong trường hợp nằm trong các chương trình, dự án, khi đó sự tham gia của các cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát triển phải chịu thêm ảnh hưởng rất lớn từ các đặc điểm của chương trình, dự án đó. Trong điều kiện chương trình NTM với hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng, các quy định, nguyên tắc của chương trình có vai trò quyết định đến sự tham gia của cộng đồng địa phương. Tác động của đặc điểm hộ gia đình và môi trường cộng đồng giữ vai trò thứ yếu. Chương trình NTM xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển của bản thân. Đích đến là cộng đồng có đủ sự tự tin và năng lực để làm chủ thực sự, chủ động đứng ra tổ chức việc phát triển chung của địa phương. Đây là một quá trình phát triển dần dần. Việc huy động các nguồn lực của bản thân cộng đồng là quan trọng nhất, nhưng trong những năm đầu, khi điều kiện khi các nguồn nội lực còn hạn chế, nguồn hỗ trợ của Nhà nước cũng rất cần thiết. Để sử dụng các nguồn lực tiết kiệm và có hiệu quả, các quy định cần tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng. Hoạt động hay công trình có quy mô lớn cần huy động nguồn lực nhiều, tập trung trong thời gian ngắn ; có mức độ kỹ thuật phức tạp sẽ hạn chế sự tham gia của cộng đồng và ngược lại. Các điều kiện như khả năng hưởng lợi, sự linh hoạt cho phép, và nhất là mức độ phân cấp, trao quyền cho cộng đồng trong tổ chức và quản l‎ý các hoạt động đều có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của cộng đồng CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I. Quan điểm và mục tiêu về sự tham gia của cộng đồng 1. Quan điểm về sự tham gia của cộng đồng 1.1. Quan điểm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phát triển nông thôn Thông thường người dân trong thôn sẽ thực hiện các công việc theo sự chỉ đạo của chính quyền địa phương hoặc các cơ quan cấp trên. Cộng đồng thôn không trong vai trò như “người chủ” của quá trình phát triển của chính họ, nên không chủ động tham gia, không huy động được nguồn lực một cách tối ưu, và không phát huy được tính sáng tạo của cộng đồng. Nếu là các chương trình, dự án liên thôn, liên xã hoặc lớn hơn thì sự tham gia của cộng đồng thôn là rất nhỏ, do quy mô và mức độ phức tạp về kỹ thuật nên người dân không tham gia vào việc ra các quyết định. Khi công việc được triển khai thì đa phần do các tổ chức, cá nhân từ bên ngoài vào thực hiện, họ có thể thuê lại lao động địa phương hoặc mua vật liệu xây dựng ngay tại địa phương. Người dân chỉ thấy mình trong vai trò của người làm thuê nên không thấy có trách nhiệm trong việc tham gia. Nhưng ngay với các công trình, công việc quy mô nhỏ do xã hay thôn đứng ra tổ chức thì vai trò của cộng đồng địa phương cũng hạn chế, người dân còn tham gia một cách bị động. Trong những trường hợp yêu cầu phải có sự tham vấn của cộng đồng, quá trình tham vấn còn mang tính hình thức. Để cộng đồng địa phương đứng ra làm chủ quá trình phát triển của chính họ, cần thiết phải nhấn mạnh và luôn nhắc lại để làm chuyển biến và thay đổi nhận thức của cộng đồng. Quá trình này sẽ chỉ đạt được kết quả sau một thời gian dài, qua trực tiếp chứng kiến việc thực sự phân cấp và phân quyền từ các cơ quan, từ các cấp chính quyền cho cộng đồng địa phương. Chỉ khi đó, người dân trong cộng đồng mới thấy mình là người chủ thực sự đối với các hoạt động phát triển trong cộng đồng, họ coi những công việc phát triển là “của họ”. Vấn đề này đã được trình bày ở phần Sự tham gia của cộng đồng. 1.2. Quan điểm phát triển tổ chức cộng đồng Cộng đồng thôn làm chủ và dựa vào nội lực được coi như nguyên tắc chính nên khi đó phát triển các tổ chức cộng đồng sẽ có tính then chốt đảm bảo xây dựng thành công mô hình nông thôn mới. Ban quản l‎ý thôn có nhiệm vụ hỗ trợ cho UBND xã trong thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước, trong khi các tổ chức hội đoàn thể chính trị, xã hội và các nhóm khác có hội viên riêng có thể được huy động cho hoạt động theo mục tiêu của các tổ chức hội đoàn thể tương ứng. Củng cố và phát huy vai trò của các tổ chức đó dựa trên nền tảng tinh thần tự nguyện, cống hiến và hợp tác của các thành viên cho sự phát triển chung của từng tổ chức cũng như của cả thôn là công việc thường xuyên, liên tục trong xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ cán bộ thôn hiện tại cùng với cán bộ các chi hội tổ chức quần chúng trong thôn thực hiện các công việc hành chính, đoàn thể do cấp xã giao phó để tổ chức thực hiện ở cộng đồng. Họ có khả năng và từng có kinh nghiệm tổ chức thực hiện các hoạt động “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tuy nhiên, hoạt động của họ còn rời rạc, không liên tục vì thiếu sự gắn kết, điều phối thống nhất . Họ còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch phát triển của thôn – điểm khởi đầu cho việc xây dựng nông thôn mới; và các vấn đề liên quan đến tổ chức phát triển cộng đồng – nội dung đảm bảo cho sự phát triển cộng đồng bền vững nhưng đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Với thời gian thử nghiệm xây dựng mô hình trong 3 năm, ưu tiên trong việc phát triển tổ chức cộng đồng được tập trung vào xây dựng Ban phát triển thôn BPT, đồng thời nâng cao năng lực của họ trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thôn KHPT trên cơ sở tự lực cánh sinh, dựa vào cộng đồng là chính. *Hình thành BPT tại các thôn điểm Cho đến nay, BPT đã được hình thành tại tất cả các thôn, chủ yếu trên cơ sở do người dân trong thôn bầu ra. BPT có nhiệm vụ chính là tổ chức người dân trong thôn thực hiện xây dựng nông thôn mới theo nguyên tắc dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ. Mỗi BPT thường gồm từ 5 đến 9 người, ngoại trừ Ninh Thuận với 720 hộ đã thành lập BPT gồm 15 người. Để họ có thể hiểu và thực hiện tổ chức xây dựng nông thôn mới theo cách tiếp cận mới, cán bộ Viện đã thực hiện các đợt tuyên truyền giới thiệu chính thức, được tăng cường bằng trực tiếp thực hành về nội dung và điểm quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, nhất là việc phân cấp, trao quyền làm chủ cho cộng đồng thôn và phương châm tự lực cánh sinh. Cho đến nay, thành viên trong phần lớn các BPT, nhất là các trưởng ban, hiểu được các vấn đề cơ bản trong xây dựng nông thôn mới. *Tiếp tục nâng cao năng lực BPT Một nội dung quan trọng là nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển thôn theo cách tiếp cận từ dưới lên cho BPT. Qua tập huấn và thực hành trực tiếp qua trường hợp bản thân cộng đồng của họ, BPT đã nắm được quy trình bao gồm các bước chính trong lập kế hoạch phát triển hàng năm của thôn. Tuy nhiên việc tiếp tục củng cố thông qua nhắc lại quy trình, nhất là được gắn với thực hành ngay trường hợp của bản thân cộng đồng là cần thiết. Trong khi đó, năng lực của BPT trong việc xây dựng và theo đuổi kế họach phát triển dài hạn của thôn, dù đã được tập huấn, cũng vẫn còn hạn chế, vì vậy nó cần phải được nghiên cứu thêm, cũng như tiếp tục nâng cao năng lực cho BPT về nội dung này. Ngoài ra, các hướng dẫn theo định hướng dự án (chứ không phải định hướng quá trình) cũng có thể ảnh hưởng không thuận lợi đến nhận thức về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch phát triển dài hạn của thôn. 2. Mục tiêu Chương trình NTM xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển của bản thân. Đích đến là cộng đồng có đủ sự tự tin và năng lực để làm chủ thực sự, chủ động đứng ra tổ chức việc phát triển chung của địa phương. Đây là một quá trình phát triển dần dần. Việc huy động các nguồn lực của bản thân cộng đồng là quan trọng nhất, nhưng trong những năm đầu, khi điều kiện khi các nguồn nội lực còn hạn chế, nguồn hỗ trợ của Nhà nước cũng rất cần thiết. Để sử dụng các nguồn lực tiết kiệm và có hiệu quả, các quy định cần tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng. Hoạt động hay công trình có quy mô lớn cần huy động nguồn lực nhiều, tập trung trong thời gian ngắn ; có mức độ kỹ thuật phức tạp sẽ hạn chế sự tham gia của cộng đồng và ngược lại. Các điều kiện như khả năng hưởng lợi, sự linh hoạt cho phép, và nhất là mức độ phân cấp, trao quyền cho cộng đồng trong tổ chức và quản l‎ý các hoạt động đều có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của cộng đồng. III. Các chính sách thực hành dân chủ cơ sở, tăng cường sự tham gia của cộng đồng 1. Văn hoá - xã hội và môi trường: Từ bao đời nay, làng xã luôn là cái nôi văn hóa của cộng đồng dân cư, mỗi làng mang một bản sắc riêng biệt. Tuy nhiên những nét đặc trưng mà người ta dễ nhận thấy nhất là sự thể hiện tính dân chủ của cộng đồng: ý thức cộng đồng làng (ý thức dân chủ làng xã, cộng đồng trong sản xuất bảo vệ xóm làng, xây dựng văn hóa, lối sống, đạo đức…); ý thức tự quản (thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng hương ước, lệ làng); các biểu trưng văn hóa mang giá trị truyền thống như các làn điệu dân ca, dân vũ… Dân chủ cộng đồng cùng với nền văn hóa truyền thống luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, gìn giữ và phát huy. Thể hiện rõ nhất là chính sách của Nhà nước trong việc xây dựng hương ước thôn. Bản hương ước quy định một trật tự xã hội phù hợp với điều kiện của địa phương, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh trong thôn xóm. Hương ước thôn được xây dựng dựa trên sự đồng thuận và nhất trí của người dân nên mọi người dân đều có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến. Đây là một hình thức dân chủ thảo luận. Tuy nhiên, hương ước thôn phải tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng. Theo quy định ở mục 2 của Pháp lệnh dân chủ cơ sở, đây là một trong những nội dung mà người dân bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định. Trong quá trình xây dựng nội dung của bản hương ước, người dân trong thôn hoàn toàn được chủ động thảo luận và biểu quyết các vấn đề mà họ quan tâm. Thực tế, việc thực hiện dân chủ cơ sở có sự tham gia của các tổ chức đại diện quần chúng đã và đang diễn ra sôi động. Hoạt động của Hội phụ nữ xã là các chương trình về bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc, vận động sinh đẻ có kế hoạch… Mặt trận tổ quốc là tổ chức có nhiều hoạt động đa dạng, cụ thể là các cuộc tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, phòng chống tội phạm ma túy, HIV/AID, chống tệ nạn mại dâm, hay toàn dân tham gia bảo vệ môi trường… 2. Hạ tầng kinh tế - xã hội Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có sự tham gia của cộng đồng là một trong những nội dung quan trọng mà các dự án quốc tế cũng như Chính phủ chú trọng phát triển. Đây là hình thức dân chủ tham gia và khởi nguồn được thực hiện ở Việt nam qua dự án cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (RIDEF) của Quỹ phát triển vốn Liên hợp quốc, chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam - Thụy Điển (MRDF) và một số dự án nhỏ thiết lập các cơ chế tham gia đối với hạ tầng cơ sở nông thôn của Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD). Dự án tài trợ của Ngân hàng thế giới và dự án Phát triển nông thôn Miền núi phía Bắc đều là những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có sự tham gia của cộng đồng được nhiều người biết tới. Cả hai dự án này đều do người dân xác định và quản lý. Trong Pháp lệnh, trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền, đoàn thể và cá nhân cũng được quy định rõ ràng. Điều 17 : Quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. (1). Uỷ ban nhân dân cấp xã lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện, chỉ đạo trưởng thôn, tổ trưởng dân phố thực hiện kế hoạch đã được thông qua. (2). Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm lập biên bản tổng hợp kết quả về những nội dung đã đưa ra nhân dân toàn cấp xã bàn và quyết định; tổ chức triển khai thực hiện những nội dung đã được nhân dân quyết định; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổ chức việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, tổ trưởng dân phố. (3). Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung nhân dân bàn và quyết định tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân. Điều 18 : Quy định trách nhiệm của trưởng thôn, tổ trưởng dân phố (1). Chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để nhân dân thực hiện. (2). Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc thuộc phạm vi cấp xã, báo cáo kết quả cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. (3). Tổ chức thực hiện những công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân quyết định. 3. Kinh tế - xã hội (1). Các nội dung công khai để nhân dân biết được quy định trong Pháp lệnh dân chủ cơ sở Bao gồm: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của cấp xã; Dự án công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã; Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã, các khoản huy động nhân dân đóng góp; Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, phương thức và kế hoạch bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội…; Đối tượng , mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền xã trực tiếp thu. * Các hình thức công khai - Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm niêm yết những nội dung trên chậm nhất là 2 ngày, kể từ ngày văn bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên. Thời gian niêm yết ít nhất là 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết. - Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã và thông khai thông qua trưởng thôn, tổ trưởng dân phố để thông báo đến nhân dân. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm công khai những nội dung trên chậm nhất là 2 ngày kể từ ngày văn bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên. Trường hợp công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã thì thời hạn công khai là 3 ngày liên tục. * Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã là lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung công khai, trong đó nêu rõ cách thức triển khai thực hiện, thời gian thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, phương án đã được thông qua. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp vè quá trình và kết quả thực hiện các nội dung công khai tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân. (2) Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định Bao gồm: Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; Đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã; Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý sử dụng quỹ đất của cấp xã; Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã, chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phương án quy hoạch khu dân cư. Việc lấy ý kiến của người dân được thực hiện qua 3 hình thức: Họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; Phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình và hình thức thông qua hòm thư góp ý. 4. Giám sát có sự tham gia Theo dõi, giám sát công việc của chính phủ là một hình thức dân chủ trực tiếp. Giám sát có sự tham gia là một trong những hoạt động quan trọng đã được Nghị định dân chủ cơ sở cho phép từ năm 1998. Tuy nhiên cơ chế thực tế để giám sát vẫn chưa được xác định rõ ràng trong chính văn bản pháp luật này. Thực tế đây là khâu chưa mạnh trong Nghị định dân chủ cơ sở. Trong Pháp lệnh dân chủ cơ sở năm 2007, những lĩnh vực và nội dung công khai cho dân biết và những nội dung dân được bàn, biểu quyết và lấy ý kiến (như đã đề cập ở các phần trước) thì người dân tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện. Người dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. trình tự, thủ tục hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng. trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. III. Một số giải pháp mới 1. Nhấn mạnh sự phát triển liên tục của hệ thống thông tin Hệ thống thông tin rõ ràng , chính xác giúp cho cộng đồng nắm rõ được các hoạt động phát triển và quy trình thực hiện. Điều này làm tăng cường mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển nông thôn, họ hiểu đúng được việc mình làm và hướng phải làm như thế nào. Cộng đồng là những người trực tiếp hưởng thụ hiệu quả của dự án mang lại lên họ sẽ có động lực để đóng góp tham gia tốt hơn. Cần phải nhấn mạnh việc cung cấp các thông tin tài chính nhằm tăng tính minh bạch và khuyến khích các cộng đồng địa phương tự giám sát việc sử dụng các quỹ công. Để giúp các cộng đồng địa phương hiểu biết đầy đủ về các sáng kiến phát triển nông thôn loại này, việc thực hiện các dự án cần kéo dài từ 3 đên 5 năm. Các biện pháp này sẽ tạo nên sự tham gia mạnh mẽ hơn từ phía các cộng đồng địa phương trong các hoạt động phát triển. Các chương trình mà năng động và dễ phản ứng lại với tính không đồng nhất, chỉ có khả năng với hệ thống thông tin hữu hiệu. Điều đặc biệt quan trọng là phải kiểm tra luồng thông tin từ các cấp chính quyền khác nhau và phải nhạy cảm với các khuyến khích cho những người thu thập thông tin, những người viết báo cáo và những người được hỏi về thông tin liên quan tới chương trình, có thể miêu tả cách hiểu của họ theo cách cụ thể- Không chỉ nhất thiết làm sai lêch thông tin mà còn theo cách có lợi nhất cho họ. 2. Phải nhằm thể chế hoá sự tham gia hướng theo nhu cầu Những thay đổi theo hướng nhu cầu có nghĩa là người dân phải được biết là tự họ được hưởng lợi từ những thay đổi đó (hoặc là cái giá của tính ỳ lại). Nhu cầu có thể sinh ra từ chính sự quan liêu - có nghĩa là các cán bộ thấy rõ lợi thế về việc lập kế hoạch phát triển phù hợp hơn nhờ có sự tham gia tích cực của người dân. Hoặc chúng có thể đến từ người dân, có nghĩa là từ cộng đồng và từ cơ sở, những người rất muốn được hưởng lợi của những thay đổi này. Nhìn chung những thay đổi về vai trò và trách nhiệm liên quan càng ít, người dân đáp lại càng ít. Điều này càng trở nên rõ ràng ở trường hợp có nhiều kiểu phân quyền hành chính. Nguyên tắc này cũng xác định rằng những thay đổi về thói quen quan liêu đưa ra phải phù hợp với nhận thức của người dân về quyền lợi của riêng họ. Những cải cách đòi hỏi người dân phải làm gì đó nhưng họ không được hưởng lợi hoặc rất ít - sẽ bị cô lập vì chúng mâu thuẩn với quyền lợi của chính họ- rõ ràng là phổ biến ở các nơi. Trong thực tế lại có nhiều thay đổi xảy ra như vậy. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết cho các bên liên quan phân tích, để hỏi và có sẵn câu trả lời, cho những câu hỏi cơ bản như: “tại sao người dân muốn theo những cách thay đổi này?”. 3. Tăng cường yêu cầu tham gia Xem xét yêu cầu địa phương sẽ tham gia như thế nào có thể được củng cố. Điều kiện tiên quyết để tăng yêu cầu tham gia ở cấp cơ sở. Xây dựng yêu cầu cơ sở để tham gia trong chương trình cụ thể, thông qua cải cách thực hiện, nhấn mạnh việc tổng hợp của đầu vào chương trình ở cấp làng, bản cần phải được xem xét. Phát triển các qui tắc cơ bản – có nghĩa là qui định về giữ gìn các tiêu chuẩn tối thiểu tham vấn và tham gia của cộng đồng được khâu nối với các chương trình quốc gia. Xem xét cải cách về thuế, các loại phí và đóng góp của địa phương (bao gồm đóng góp về lao động ở các địa phương nghèo). Trong trường hợp đầu tiên, các loại thuế, phí này có thể là phần chủ yếu trong thu nhập của các hộ gia đình, và cấu trúc bị đảo ngược – có nghĩa là ảnh hưởng giảm mạnh với các hộ tương đối nghèo. Hơn nữa, rất cấp thiết để những đóng góp này được sử dụng sự minh bạch cao và theo cách mà chúng đồng thời làm tăng nhu cầu thể chế hoá sự tham gia - một giải pháp cơ bản có thể hợp nhất tất cả những đóng góp cả những đóng góp về tài chính và công lao động những chi tiết có thể gây chú ý nhưng ý tưởng chỉ đạo là nối những đóng góp của địa phương với chính sách phát triển mẫu của quốc gia. Làm lợi cho dân cư của cộng đồng. Các tổ chức hỗ trợ cấp cơ sở đảm nhiệm một số vai trò cụ thể. Ví dụ, những qui định cơ bản phải chắc chắn bao gồm việc thành lập ban thực hiện và giám sát địa phương, cũng như là các nhóm sử dụng để đảm bảo việc vận hành được ổn định và bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng - hiện tại, những tổ chức này được phép, thậm chí là khuyến khích như là chính sách công khai, nhưng như là xem xét phát hiện là đã không được thực hiện ổn định. 4.Cần thiết phải tiến hành từng bước cho từng mục đích cụ thể Nhằm khuyến khích các nhóm khó khăn, dân tộc thiểu số tham gia một cách tích cực hơn trong các hoạt động phát triển và giảm khoảng cách về sự tham gia giữa các nhóm khác nhau trong các cộng đồng địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ tham gia của các nhóm khác nhau trong các cộng đồng chỉ ở mức độ từ thấp đến trung bình, cả nhóm khá giả hơn lẫn những nhóm còn khó khăn. Như vậy, ngoài việc lưu ‎ ‎ý đến điều kiện để hỗ trợ sự tham gia của các nhóm khó khăn hơn trong mỗi cộng đồng, quan trọng hơn là tìm mọi cách khuyến khích sự tham gia của tất cả các nhóm khác nhau trong cộng đồng. Trong trường hợp này, việc khuyến khích sự tham gia của các nhóm thuận lợi hơn trong cộng đồng rất tốt cho sự phát triển chung của cộng đồng. Nó đồng thời cũng tăng hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới. Một chiến lược đáng được xem xét với quan điểm đạt được mức tham gia hợp lý trong các dự án phát triển giữa các nhóm xã hội trong các cộng đồng địa phương là tập trung vào các cộng đồng quy mô nhỏ hoặc quy mô vừa hơn là những cộng đồng có quy mô lớn. Người dân ở các cộng đồng có quy mô nhỏ hoặc vừa thường thích chia sẻ những trình độ, hiểu biết và những ưu tiên, trong khi thành viên của các cộng đồng lớn hơn thường là rất khác nhau trong khía cạnh kiến thức xã hội, ham muốn và ưu tiên. 5. Phát triển, củng cố và sử dụng năng lực tốt hơn Tăng cường năng lực rõ ràng là thứ tự ưu tiên để thể chế hoá các phương pháp tham, trong điều kiện khảo sát thực địa có sự tương đồng nhỏ với các phương pháp tham gia cụ thể ở các cấp địa phương. Làm thế nào để hoàn thành tốt nhất và vùng nào được ưu tiên nhất. Cần thiết phải có hai phương pháp: một tập trung vào đào tạo, phương pháp thứ hai dựa vào khuyến khích trực tiếp đưa ra năng lực hiện tại tốt nhất. Phương pháp đào tạo bao gồm như sau: +) Tập trung vào kỹ năng ghi nhớ để hoàn thành hợp tác giữa các cấp chính quyền. Nhiều khuyến nghị nêu trên tập trung vào hoàn thiện các quan hệ giữa các cấp chính quyền – kĩ năng về thương thảo và giải quyết các chanh chấp sẽ là quyết định. Thay đổi cấu trúc khuyến khích không có nghĩa là người dân sẽ hành động ngay nếu họ không có kĩ năng thích hợp để làm thế nào giải thích điều mơ hồ và cái mà các mâu thuẫn. Đào tạo phân tích giới là quan trọng các xem xét lại thấy sự chênh lệch rất lớn giữa lý thuyết về tham gia công bằng và thực tế tham gia của phụ nữ trong việc ra quyết định của chương trình quốc gia, hầu như tất cả đều vắng mặt ở các địa phương được điều tra. Nghiên cứu cho thấy các nhóm có điều kiện kinh tế khó khăn, phụ nữ thường bị hạn chế tham gia. Điều này là không công bằng khi các nhóm khá hơn có vai trò quan trọng hơn trong quá trình xây dựng kế hoạch, ảnh hưởng đến các kết quả lựa chọn hoạt động phát triển có thể có lợi hơn cho họ. Do vậy chương trình cần thiết kế để các nhóm có khó khăn có điều kiện tham gia nhiều hơn, ngay từ quá trình lựa chọn các hoạt động trong KHPT hàng năm của các cộng đồng. Điều tương tự là thu hút dân cư các vùng xa xôi và một số dân tộc thiểu số vào việc ra quyết định lập kế hoạch phát triển +) Khích lệ trực tiếp bao gồm: Một chính sách trả tiền lương cao hơn cho những người làm việc ở các vùng núi. Mở rộng chính sách chuyển giao và trợ cấp tiền cho cán bộ làm việc như là cán bộ HEPR ở cấp huyện và cấp xã. Điều cơ bản ở đây là sử dụng tốt hơn cán bộ hiện tại mà các cải cách về cấu trúc là cần thiết. KẾT LUẬN Nhân tố tác động quan trọng nhất tới sự tham gia của người dân địa phương là lợi ích trực tiếp và nhìn thấy được từ các hoạt động phát triển. Người dân địa phương có thể đạt được lợi ích cao chỉ khi họ được quyền chủ động trong việc lựa chọn lập kế hoạch các hoạt động phát triển phù hợp với các nhu cầu và những ưu tiên của chính họ. Bài học rút ra là để làm tăng sự tham gia của người dân địa phương , các quy định và các thủ tục của hoạt động phát triển nông thôn phải đảm bảo và duy trì sự tự chủ của người dân địa phương và quyền sở hữu của người dân địa phương đối với các hoạt động phát triển. Các quy định cần phải đặt ra sự giới hạn về mặt số lượng các cơ quan bên ngoài tham gia vào dự án, và bằng cách này cũng đặt giới hạn về mặt số lượng cho những ảnh hưởng từ bên ngoài cùng thời điểm. Để làm tăng sự tham gia của người dân hoặc cộng đồng địa phương trong các dự án phát triển, cần phải có một chiến lược toàn diện và chi tiết. Nhưng để có được kết quả cần phải có nhiều thời gian hơn hiện nay cả trong giai đoạn lập kế hoach và thời gian thực hiện. Trong ngắn hạn điều cần phải nhấn mạnh là tập trung vào việc tìm ra cách thức cải tiến, đơn giản hóa các thủ tục hiện hành đang là rào cản trở chính cho sự tham gia của cán bộ và người dân cộng đồng địa phương trong các hoạt động phát triển. Cần điều chỉnh trên quan điểm thuận tiện cho cộng đồng hơn là cách làm thuận tiện cho cán bộ quản l‎ý như vẫn được thực hiện từ trước đến nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế phát triển, GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, nhà xuất bản lao động – xã hội, 2005. 2. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản chính trị quốc gia: Hà nội-2001 3. Hoa, Do Xuan (2004). The 135 Program and Implementation Experience on Democratic Management and Utilization of Funds at Commune Level, Ministry of Agriculture and Rural Development 4. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 của cả nước (Dự thảo, tháng 11 năm 2009). 5. Chính sách phát triển nông thôn mới, TS Jan Rudenger, CTA MSCP-TA, ngày 8 tháng 1 năm 2008. 6. Báo Bưu điện Việt Nam số 125 ra ngày 19/10/2009. Website www.kinhtenongthon.com.vn www.nongthon.net www.agroviet.gov.vn DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỀU 1. Danh mục hình vẽ Hình 1:: Các lực lượng chính tham gia vào xây dựng nông thôn mới Hình 2: Vai trò của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới Hình 3: Các mức độ tham gia khác nhau của người dân vào xây dựng mô hình nông thôn mới 2. Danh mục bảng biểu Biểu 1. Các điểm thử nghiệm xây dựng mô hình Biểu 2.Chi tiết kinh phí hỗ trợ năm 2007 theo loại hình hoạt động phát triển chính Biểu 3. Chi tiết kinh phí NTM 2008 theo loại hình hoạt động phát triển chính Biểu 4. Chi tiết kinh phí hỗ trợ 2009 theo loại hình hoạt động phát triển chính Biểu 5. Đóng góp của thôn năm 2007 xây dựng công trình cơ sở hạ tầng chung của cộng đồng Biểu 6. Đóng góp của thôn năm 2008 xây dựng công trình cơ sở hạ tầng chung của cộng đồng Biểu 7. Đóng góp của thôn năm 2009 xây dựng công trình cơ sở hạ tầng chung của cộng đồng Biểu 8. Số hộ tham gia trực tiếp hoạt động phát triển kinh tế tại mỗi điểm qua các năm Biểu 9. Chỉ số tham gia tại các điểm thử nghiệm Biểu 10. Đóng góp của hộ gia đình để cải thiện điều kiện ở qua các năm MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25651.doc
Tài liệu liên quan