Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, một bạn hàng nhập khẩu lớn. Cùng với sự phát triển quan hệ thương mại Việt – Trung, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc cũng phát triển nhanh và tương đối ổn định. Tuy nhiên, những thành quả mà Việt Nam đạt được chư tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình, Đây cũng chính là lý do em nghiên cứu đề tài này.
Đề tài đã có một số đóng góp nhất định trong vào việc cung cấp thông tin về tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam trong quan hệ thương mại giữa hai nước, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc, chỉ ra những tồn tại và hạn chế; đề ra một số giải pháp để các cơ quan quản lý, doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
114 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩu hàng hóa sang Trung Quốc như việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc.
Việt Nam cần chú trọng công tác xúc tiến thương mại: xây dựng các chương trình quảng cáo mang tính hệ thống và liên tục các mặt hàng, thương hiệu của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần thành lập các hiệp hội, liên kết với nhau để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của mình sang Trung Quốc.
Định hướng chung cho các nhà xuất khẩu muốn làm ăn với Trung Quốc là phải đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch. Vì hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch có những ưu thế riêng nhưng cũng bộc lộ không ít hạn chế, nhất là tính ổn định trong quan hệ thương mại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên khai thác điều kiện thuận lợi của xuất khẩu biên mậu để tăng cường hoạt động xuất khẩu với Trung Quốc.
Nhà nước cần có sự đầu tư hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin về thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chủ động tìm hiểu thông tin về thị trường Trung Quốc và xây dựng chiến lược cụ thể đối với thị trường này.
Nhà nước ta cần tạo một hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, hoàn thiện cơ chế cính sách điều chỉnh hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam với Trung Quốc. Đồng thời, cần có sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành trong việc định hướng xuất khẩu, quan hệ sản xuất tổng thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc.
Một mục tiêu quan trọng mà Việt nam cần đạt được là phải nhanh chóng thu hẹp kim ngạch nhập siêu đối với Trung Quốc.
3.2.2. Định hướng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới:
Trong thời gian tới, với tốc độ phát triển kinh tế cao của Trung Quốc, Việt Nam vẫn có thể tiếp tục duy trì xuất khẩu các mặt hàng năng lượng và nguyên liệu như dầu thô, than đá, cao su, hải sản, nông sản…
Tiếp tục đẩy mạnh những nhóm hàng tuy kim ngạch xuất khẩu chưa lớn nhưng có tốc độ tăng trưởng cao và đang đứng vững dần trên thị trường Trung Quốc như sản phẩm gỗ, chè các loại, điện và dây cáp điện…Đồng thời sản xuất và phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới như bốc xít alumi, săm lốp, ôtô, điện tử và một số loại máy, đồ uống và trái cây nhiệt đới…
Về lâu dài, Việt Nam cần tăng cường xuất khẩu hàng hóa dạng thành phẩm, có chất lượng vừa phải, đủ để được thị trường Trung Quốc chấp nhận. Đồng thời giảm thiểu, tiến tới không xuất khẩu sang Trung Quốc những mặt hàng ở dạng thô (quặng thô, nguyên liệu thô). Nếu phía Trung Quốc có nhu cầu lớn và ổn định thì phải có chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp tại Việt Nam để khai thác nguyên liệu và xuất khẩu sang Trung QUốc dưới dạng thành phẩm.
Bảng 3.1 : Dự báo xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trương Trung Quốc năm 2010
2010
PAI
PAII
Tổng giá trị XNK (Triệu USD)
12.994
11.680
Tổng giá trị NK (Triệu USD)
6.524
6.000
Tổng giá trị XK (Triệu USD)
6.470
5.680
Các mặt hàng chính
- Cao su (1000 tấn)
157,9
130,2
- Hải sản (Triệu USD)
740,0
640,0
- Hạt điều (1000 tấn)
26,0
29,1
- Hoa quả (Triệu USD)
540,0
450,0
- Hạt tiêu (1000 tấn) 2.966,2
7,9
7,9
Ghi chú: PAI, PAII (Phương án I, Phương án II)
Nguồn: Dự án quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu biên giới phía Bắc
3.2.3. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các khu vực thị trường của Trung Quốc:
Việt Nam định hướng xuất khẩu vào khu vực thị trường Trung Quốc mà hiện nước ta đang xuất khẩu mạnh và vẫn có nhu cầu nhập khẩu lớn nhất đối với hàng hóa Việt Nam. Việt Nam cũng định hướng xuất khẩu hàng hóa vào khu vực vủa Trung Quốc mà hiện nay vẫn chưa tiếp cận được và vào khu vực thị trường kém phát triển, nơi có nhu cầu lớn và không đòi hỏi quá cao về chất lượng hàng hóa như các đô thị khác ở Trung Quốc và các khu vực thị trường ở Âu-Mỹ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Những khu vực đó bao gồm:
- Vân Nam và các tỉnh(thành phố) Tây Nam như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu.
- Quảng tây, Quảng Đông, Thượng Hải.
- Đại Liên, Thanh Hải(chủ yếu xuất khẩu thủy hải sản).
Theo đại diện phía Trung Quốc thì Việt Nam nên lấy sản phẩm ưu thế của mình để phát triển ở các tỉnh phía tây của Trung Quốc, lợi dụng chính sách ưu đãi của Trung Quốc đối với khu vực phía Tây, mở mang quảng bá sản phẩm của VIệt Nam… Phía Tây Trung Quốc bao gồm Vân Nam và Quảng Tây là hai tỉnh được đặc biệt quan tâm trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc, từ đó có thể thâm nhập vào sâu trong nội địa.
3.2.4. Mục tiêu cụ thể đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc:
-. Dầu thô:
Với tốc đội tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu về hàng nguyên liệu của Trung Quốc là rất lớn trong khi giá cả trên thế giới của mặt hàng này đang tăng rất mạnh và trong tương lai chắc chắn sẽ vẫn có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác mặt hàng dầu thô có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc. Do đó hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục được giữ ở mức ổn định và gia tăng về giá trị. Dự đoán đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Trung Quốc có thể đạt 2,0 đến 2,2 tỷ USD (phụ thuộc vào khả năng khai thác của Việt Nam).
- Cao su thiên nhiên:
Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về nguyên liệu cao su phục vụ cho ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp ôtô (trong năm 2004 sản lượng ôtô của Trung Quốc đạt là 507,4 chiếc). Như vậy trong những năm tới sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ vẫn có nhiều khả năng được giữ ở mức ổn định thậm chí tiếp tục tăng do nhu cầu về mặt hàng này ngày càng tăng. Dự báo lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc đến năm 2010 có thể đạt khoảng 650 triệu USD.
- Than đá:
Khi Trung Quốc hoàn thành xây dựng các nhà máy nhiệt điện ở Quảng Tây thì nhu cầu về than đá nhập khẩu từ Việt Nam sẽ giữ ở mức ổn định, có nhiều khả năng lượng than đá của Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục được xuất khẩu mạnh sang nước này. Dự kiến đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu than đá của Việt Nam sang Trung Quốc có thể đạt khoảng 220 triệu USD.
- Hạt điều:
Điều là mặt hàng thị trường Trung Quốc có nhu cầu ổn định, do vậy nếu các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư vào công tác chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, cải tiến phương thức kinh doanh đối với mặt hàng này thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc sẽ ngày càng tăng do nhu cầu phía Trung Quốc là lớn. Bên cạnh đó, sản phẩm điều của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc đã có được uy tín nhất định. Dự kiến tới năm 2010 kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ đạt khoảng 80 triệu USD.
- Thủy hải sản:
Thủy hải sản là mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh, tuy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chưa cao do chủ yếu chỉ xuất khẩu sản phẩm thô chưa qua chế biến và thủy hải sản của Việt Nam chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thị trường Trung Quốc. Trong những năm tới kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Trung Quốc có khả năng tăng cao vì phía Việt Nam đã bắt đầu chú trọng vào công tác chế biến trước khi xuất khẩu đặc biệt là đối với nhu cầu nhập khẩu cá đông lạnh do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc về mặt hàng này là rất lớn. Trung Quốc cần nhập khẩu tới 2,1 tỷ USD đối với thủy hải sản mỗi năm, năm 2004 Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được khoảng 340 triệu USD, từ năm 2005 các doanh nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc do thuế xuất chỉ có 0%. Dự kiến tới năm 2010 kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sang Trung Quốc có thể đạt 350 triệu USD.
3.3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc:
3.3.1. Giải pháp từ phía nhà nước:
3.3.1.1. Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc:
Hành lang pháp lý của phía Trung Quốc điều chỉnh hoạt động trao đổi hàng hóa qua biên giới rất rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ. Trong khi đó, phía Việt Nam còn chưa phân định rõ phương pháp quản lý và quản lý còn lỏng lẻo, hành lang pháp lý cho xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc được xây dựng nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Do đó xuất khẩu tiểu ngạch vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, xuất khẩu bấp bênh và hiệu quả thấp, tốc độ tăng trưởng chậm.
Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc, chúng ta cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc một cách cụ thể:
- Chú trọng công tác đàm phán, ký kết các hiệp định và thỏa thuận ở các cấp, các ngành, nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, thông thoáng để xây dựng cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc phát triển ổn định, lâu dài.
- Ban hành chính sách đối với Trung Quốc phù hợp hơn với thực tiễn mang tính chủ động và phối hợp.
+ Để không bị động trong trao đổi thương mại, chúng ta có thể áp dụng chính sách thương mại “nửa vời” như phía Trung Quốc đã áp dụng với ta, tăng cường vai trò của các chính quyền địa phương trong hoạt động biên mậu để các tỉnh có thể chủ động thu hút các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống, và hạn chế các mặt hàng gây lũng đoạn thị trường từ Trung Quốc.
+ Chính sách phối hợp với phía Trung Quốc để cùng phát triển, tận dụng những cơ hội thuận lợi do việc phát triển kinh tế và hội nhập của Trung Quốc mang lại: chúng ta có thể ký với Trung Quốc Hiệp định thương mại tự do song phương về một nhóm mặt hàng mà họ có nhu cầu nhập khẩu lớn và ta có thế mạnh xuất khẩu, giống như Thái Lan. Thái lan bất lợi hơn ta ở khâu vận chuyển và chi phí vận chuyển cao, nhưng hàng nông sản Thái Lan vẫn chiếm lĩnh được thị trường Trugn Quốc nhờ có chính sách và đối sách hợp lý đối với Trung Quốc và có chính sách phát triển ngành hàng xuất khẩu tốt.
Từ trước tới nay, các chính sách của Việt Nam nhìn chung không theo kịp Trung Quốc, luôn ở thế bị đối phó. Chúng ta vẫn chưa hiểu hết được tầm quan trọng cảu sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc (Trung Quốc đang bước vào thời kỳ phát triển vượt bậc, GDP tăng trưởng 10%/năm), các nước khác tìm mọi cách để hợp tác với Trung Quốc, tranh thủ sự phát triển của nước này để kiếm lợi, Thái Lan là một điển hình. Trong khi chúng ta ở liền kề, rất thuận tiện cho việc hợp tác thì lại dửng dưng. So với một số nước ASEAN khác, hiện Việt Nam hoàn toàn bất lợi, đáng lẽ ra với lợi thế về địa-kinh tế Việt Nam phải thu được nhiều lợi hơn so với các nước khác trong hợp tác với Trung Quốc. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, đã một số nước thực hiện chính sách phối hợp và hợp tác với các nước láng giềng đang ở thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ để được hưởng lợi từ sự phát triển này và họ đã thành công. Như vậy, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là do chính sách của ta đối với Trung Quốc không phù hợp.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, trước hết chúng ta cần phải thay đổi về mặt tư duy và nhận thức, bỏ đi sự mặc cảm nước nhỏ trước Trung Quốc, tiếp đến là thay đổi về mặt chính sách, chuyển từ chính sách bị động đối phó sang chính sách chủ động phối hợp, tận dụng sự phát triển của họ để mình phát triển theo, phải có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ. Chúng ta có thể: (1) Điều chỉnh cơ cấu kinh tế gắn với Trung Quốc theo hướng phát triển kinh tế biển, phát triển mạnh dịch vụ thương mại gắn với biển; (2) Đầu tư sản xuất săm lốp để xuất khẩu sang Trung Quốc, vừa tăng được giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu lại vừa hạn chế được xuất khẩu nguyên liệu thô (cao su thiên nhiên); (3) Thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiến sau vào thị trường nội địa của Trung Quốc chứ không chỉ dừng lại ở các tỉnh biên giới; (4) Gắn kết chặt chẽ giữa thương mại, đầu tư và dịch vụ, thương mại sẽ đi đầu trong hợp tác với Trung Quốc.
- Chính phủ, Bộ thương mại đàm phán với chính phủ Trung Quốc để phía bạn có chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO, chính phủ cần đàm phán với phía Trung QUốc thực hiện “Quy chế đối xử ngoại trừ tối huệ quốc” mà vẫn phát triển được khu vực biên giới hai nước mà không vi phạm các quy định của WTO cho phép hai nước là thành viên và có chung biên giới vẫn được dành ưu đãi biên mậu cho nhau ở một mức nhất định mà không dành ưu đãi này cho một nước thứ ba.
- Đề nghị phía Trung Quốc đàm phán để thống nhất hiệp định chung về kiểm dịch đối với cả động vật và thực vật vì nếu để riêng rẽ sẽ có thể trở thành rào cản đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Năm 2004, chính phủ hai nước đã ký hai thỏa thuận quan trọng về kiểm dịch thủy sản và mặt hàng gạo là một bước ngoặt lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý giữa hai bên, tạo điều kiện phát triển thương mại song phương. Tuy nhiên phạm vi sản phẩm được hưởng điều kiện đảm bảo về mặt pháp lý trong xuất khẩu tại hai thỏa thuận còn hẹp, chỉ giới hạn là gạo và thủy sản, hơn nữa hai bên chỉ dừng ở việc ký các thỏa thuận chứ chưa phải là một Hiệp định toàn diện về kiểm dịch động thực vật. Hiệp định chung kiểm dịch động thực vật đóng vai trò quan trọng không những trong việc bảo vệ vật nuôi mà còn giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do đó, Việt Nam cần sớm ký kết được hiệp định hợp tác kiểm dịch động thực vật như thỏa thuận tại Biên bản kỳ họp UBHTKTTM Việt – Trung lần thứ tư.
- Việt Nam cần có chính sách biên mậu áp dụng đối với từng loại cửa khẩu để có chính sách thích ứng linh hoạt đối với những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc; có bộ phận chuyên trách chỉ đạo về quản lý biên mậu đối với các địa phương có chung biên giới với Trung Quốc; tăng cường thiết lập môi trường thông thoáng như: mở thêm các điểm chợ biên giới, đơn giản hóa các thủ tục để thu hút các thành phần kinh tế trong cả nước tham gia trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
- Một số vấn đề như thanh toán, hải quan, kiểm soát biên giới…cần được xem xét để ban hành các quy định hợp lý, tạo môi trường thương mại thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc.
3.3.1.2. Đẩy mạnh hợp tác đầu tư gắn với thương mại:
Trong những năm qua, hình thức thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc chủ yếu là thương mại đơn thuần, chưa gắn kết được với hợp tác đầu tư và kỹ thuật. Chính vì vậy mà giá trị trao đổi hàng hóa rất bấp bênh. Khi đầu tư gắn với thương mại thì kết quả là quy mô và kim ngạch thương mại sẽ phát triển ổn định và vững chắc hơn. Cụ thể, quả tươi của Việt Nam xuất khấu sang Trung Quốc đã bị thối rất nhiều do không có phương tiện bảo quản tốt trong tình trạng vận chuyển dài ngày bằng đường bộ lại bị ách tắc ở cửa khẩu; hàng thủy hải sản đông lạnh cũng cần được bảo quản tốt.
Hàng nông, thủy hải sản Việt Nam c ó lợi thế cạnh tranh kém hơn so với hàng của Thái Lan, ngoài nguyên nhân thuế nhập khẩu thấp mà Trung Quốc dành cho Thái Lan, doanh nghiệp của nước này mang hàng đến tận tay người tiêu dùng Trung Quốc bằng cách xây dựng các kho lạnh chứa hàng, các trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm Thái Lan, các nhà máy chế biến thủy hải sản,…tại Trung Quốc. Họ đã tăng cường hợp tác đầu tư gắn với quan hệ thương mại.
Để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc, hai bên cần phải đẩy mạnh hợp tác đầu tư và kỹ thuật gắn với thương mại, coi đây là điều kiện tiên quyết để phát triển quan hệ hợp tác thương mại lâu dài và hiệu quả. Nhà nước Việt Nam cần khuyến khích các doanh nghiệp sang Trung Quốc đầu tư gắn với thương mại, như đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến hàng nông sản, thủy hải sản nhằm đưa nông sản, thủy hải sản thực phẩm của Việt Nam đến tận tay người tiêu dùng (thành lập xínghiệp 100% vốn hoặc liên doanh với bạn), xây dựng các nhà máy sản xuất giày dép, đồ gỗ, hóa mỹ phẩm,…
3.3.1.3. Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại gắn với tiến trình hợp tác “hai hành lang và một vành đai kinh tế”
Hợp tác “hai hành lang và một vành đai kinh tế” được xác định là động lực của sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc nói riêng và giữa ASEAN với Trung Quốc nói chung. Thủ tướng và chính phủ hai nước đã có các cuộc hội đàm về hợp tác xây dựng “hai hành lang và một vành đai kinh tế”: hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, coi đây là quy hoạch chung của hai nước trong hợp tác kinh tế trung và dài hạn.
Sau một thời gian trao đổi và đi tới thống nhất, ngày 8/10/2004 chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã tuyên bố thành lập tổ chuyên gia dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại hai nước nhằm tích cực thảo luận về tính khả thi của “hai hành lang và một vành đai kinh tế”.
Xây dựng “hai hành lang và một vành đai kinh tế” đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của những vùng thuộc hành lang và vành đai nói riêng và những vùng khác của hai nước nói chung; trao đổi thương mại, hợp tác đầu tư, du lịch, vận tải…giữa hai nước sẽ được đẩy mạnh.
Hành lang kinh tế là một tuyến nối liền các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia nhằm mục đích liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các khu vực địa – kinh tế nằm trên cùng một dải trục giao thông thuận lợi nhất đối với sự lưu thông hàng hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng bên trong, cũng như các vùng cận kề với hành lang. Tuyến liên kết này được hình thành trên cơ sở kết cấu hạ tầng đa dạng có khả năng tạo ra sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, làm thay đổi diện mạo của một vùng nhất định thuộc một hoặc nhiều quốc gia mà hành lang kinh tế đi qua, và góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.
Vành đai kinh tế là một tuyến nối liền các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia nhằm mục đích liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các khu vực địa – kinh tế nằm trên cùng một dải quanh một khu vực (thành phố, vịnh,…). Xây dựng vành đai kinh tế không những phát triển được kinh tế của những vùng nằm trên vành đai mà còn góp phần phát triển cả những vùng xung quanh qua việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển cơ sở hạ tầng.
Thời gian qua, sự lạc hậu của hạ tầng thương mại (hệ thống giao thông, cửa khẩu, kho ngoại quan, cảng biển, bãi chứa hàng và bãi đỗ xe tại các cửa khẩu…) đã hạn chế sự phát triển thương mại giữa hai bên. Khi hành lang kinh tế được xây dựng thì năng lực vận chuyển hàng hóa của tuyến hành lang sẽ gấp nhiều lần so với hiện nay, bởi vậy cần phải phát triển kết cấu hạ tầng thương mại gắn với việc xây dựng hai hành lang kinh tế.
Bên cạnh việc phát triển các tuyến đường chính, cần nhanh chóng thực hiện các dự án xây dựng và nâng cấp các tuyến đường bộ nội địa nối với cảng Hải Phòng và Quảng Ninh. Cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc. Trước hết cần nâng cấp mở rộng đường bộ tại khu vực các cửa khẩu quốc tế thành hai luồng riêng cho hành khách và hàng hóa; nâng cấp cửa khẩu đường sắt, đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ du lịch theo thông lệ quốc tế; xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu và các con đường nối với các cửa khẩu.
Nguồn vốn để cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại là rất lớn, khi nguồn lực còn hạn hẹp, chúng ta có thể thu hút nguồn vốn FDI hoặc thu hút các nguồn đầu tư trong nước.
3.3.1.4. Chú trọng công tác xúc tiến thương mại.
Bộ thương mại cần phối hợp với Bộ thương mại Trung Quốc trong việc định hướng nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu qua biên giới thì sẽ khắc phục được nhược điểm của buôn bán biên mậu. Đồng thời, Bộ thương mại của hai nước nên định kỳ liên lạc với nhau để thông báo kịp thời những thay đổi về chính sách thương mại của mỗi bên và cùng nhau giải quyết những tồn tại gây cản trở sự phát triển thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong buôn bán biên mậu, Trung Quốc thường thay đổi cơ chế quản lý, các cửa khẩu được phép vận dụng cơ chế khác nhau. Chính vì vậy, để tránh tình trạng ở thế bị động, bị ép cấp, ép giá gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, các cơ quan chứa năng của chính phủ như Bộ Thương mại cần phải thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và chính sách biên mậu của Trung Quốc để tham mưu cho Chính phủ, Bộ thương mại và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới cơ chế quản lý, đối sách cần áp dụng; thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời về chính sách buôn bán qua biên giới và những thay đổi về chính sách, cơ chế quản lý thương mại và thủ tục hải quan của Trung Quốc; hệ thống lại chính sách thương mại của Việt Nam và Trung Quốc in bằng hai thứ tiếng cung cấp cho doanh nghiệp để họ không bị động trong kinh doanh.
Cục xúc tiền thương mại, Bộ thương mại và Phòng thương mại & công nghiệp Việt Nam cần phối hợp tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam sang nghiên cứu thị trường, tham gia các hội trợ quốc tế lớn tổ chức tại Trung Quốc, đồng thời phối hợp với phía bạn tổ chức các cuộc hội thảo, hội chợ , triển lãm, hội chợ vùng biên, diễn đàn doanh nghiệp để cho danh nghiệp hai bên tham gia. Hai bên cần tổ chức thường xuyên hội chợ ,triển lãm, …đây là cách thông tin trực tiếp, phát huy hiệu quả nhanh. Qua đó, các doanh nghiệp có thêm thông tin về thị trường, có cơ hội tốt để quảng bá và bán sản phẩm, tìm đối tác và ký kết hợp đồng.
3.3.1.5. Tăng cường đối tác chống buôn lậu và gian lận thương mại:
Để phát triển được sản xuất trong nước và làm lành mạnh hóa quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai bên cần có các chính sách ngăn chặn nạn buôn lậu và gian lân thương mại. Trước mắt, cần tập trung vào các biện pháp cơ bản sau:
- Phối hợp chống buôn lậu giữa các ngành, Bộ thương mại là cơ quan chủ trì (chủ yếu là cục quản lý thị trường) làm đầu mối thực hiện các nội dung phối hợp gồm: rà soát, soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến công tác tổ chức, thực hiện đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, phối hợp trong việc trao đổi thông tin nghiệp vụ; xử lý vi phạm; phối hợp trong công tác kiểm tra, khiểm soát thị trường;…
- Xem xét lại hệ thống thuế và thủ tục hải quan, khắc phục những bất hợp lý và kẽ hở trong chính sách thuế đang tạo điều kiện cho buôn lậu phát triển.
- Bộ thương mại tổ chức tốt hơn công tác quản lý thị trường, tổ chức việc quản lý thị trường và thông tin qua lại giữa các đơn vị thực hiện; cần xây dựng lại nhiều kênh thông tin để chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa các chi cục đặc biệt là trên tuyến biên giới.
- Nghiêm túc thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hóa, Nhà nước nên có biện pháp xử phạt đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước không áp dụng qui chế ghi nhãn hàng hóa.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn thương nhân cũng như cho toàn dân hiểu và làm theo pháp luật.
- Thực hiện chính sách phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động vùng biên. Xóa đói giảm nghèo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các tỉnh biên giới.
- Chính phủ và chính quyền các tỉnh biên giới cần tăng cường quản lý hàng hóa, áp dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẽ, ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng qua biên giới.
- Cần sớm có cơ chế chính sách động viên, kích lệ bằng vật chất một cách hợp lệ cho các lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại thông qua Quỹ chống buôn lậu (vì đã bỏ việc trích thưởng).
3.3.1.6. Hỗ trợ thông tin thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc:
Các tham tán và đại sứ quán của Việt Nam tại Trung Quốc cần tích cực tìm hiểu về thị trường Trung Quốc để hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khi các doanh nghiệp cần giúp đỡ.
Bộ thương mại cần tổ chức và hỗ trợ tổ chức phát triển thị trường tại Trung Quốc. Trong những năm tới Việt Nam cần tập trung vào hoạt động tổ chức, hỗ trợ phát triển thị trường cho các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực như: thủy hải sản, rau quả, cao su, đồ gỗ,…
Bộ thương mại cần tăng cường cung cấp thông tin hơn nữa cho các doanh nghiệp họat động xuất khẩu sang Trung Quốc để họ có thể dành thế chủ động và nâng cao hiệu quả kinh tế., cần thiết phải có một bộ phận chuyên nghiên cứu chiến lược và thương tin thị trường, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc và liên quan đến mậu dịch biên giới từng khu vực. Trên cơ sở đó, các Bộ, Ngành cần xây dựng các phương án xuất khẩu phù hợp với khả năng phát triển kinh tế của Việt Nam, của các Bộ, Ngành và các tỉnh biển giới. Bộ thương mại phối hợp với các Bộ, Ngành khác có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến về pháp luật thương mại, chính sách thương mại của Trung Quốc.
3.3.1.7. Tăng cường hợp tác song phương với Trung Quốc:
Chính phủ, Bộ thương mại đàm phán với phía Trung Quốc nhằm tạo điều kiện hơn nữa về chính sách cho hàng xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, nhờ đó Việt Nam sẽ nâng cao được khả năng xuất khẩu, giảm bớt tình trạng nhập siêu đối với Trung Quốc.
Chính phủ cần đề nghị với phía Trung Quốc đamg phán để thống nhất Hiệp định khung về kiểm dịch đối với cả động vật và thực vật vì nếu để riêng rẽ sẽ có thể trở thành rào cản đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
Tiếp tục nghiên cứu và đàm phán với phía Trung Quốc thống nhất thực hiện kiểm tra hải quan một lần tại các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Rà soát và thống nhất lại mã số hàng hóa (HS) để tránh tình trạng hàng hóa khi xuất khẩu bị gây khó khăn do mã HS không thống nhất giữa hai bên.
Cần thử nghiên cứu khả năng hợp tác với một hoặc một số tỉnh của Trung Quốc về việc phân công sản xuất những mặt hàng mà mỗi bên có thế mạnh để có thể trao đổi với nhau nhằm mở rộng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
3.3.1.8. Về chính sách tiền tệ, ngân hàng:
Ngành ngân hàng về trước mắt cần xây dựng quy chế hoạt động tiền tệ qua biên giới, các ngân hàng thương mại cần tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng thương mại của Trung Quốc. Cần có kế hoạch phối hợp với các ngành để thiết lập quan hệ quản lý đồng bộ về hoạt động tiền tệ qua biên giới, tích cực phòng chống tiền giả đưa vào trong nước. Bên cạnh đó, tổ chức sắp xếp lại các lực lượng kinh doanh ngoại hối thuộc các thành phần kinh tế tại các khu vực cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Các hoạt động này phải có sự thông qua, cấp phép và chịu sự quản lý chặt chẽ của các ngân hàng Nhà nước. Ngành ngân hàng tìm cách đưa hầu hết các hoạt động xuất khẩu qua biên giới (trừ hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới) qua thanh toán ngân hàng và tổ chức đổi tiền thuận tiện, có chính sách quản lý tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường tiền tệ. Phấn đấu để đưa tiền tệ Việt Nam thành đồng tiền chuyển đổi trên tài khoản vãng lai.
3.3.1.9. Các giải pháp khác:
Chính phủ cần hỗ trợ các tỉnh biên giới với Trung Quốc trong việc xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu: tài trợ vốn từ nguồn ngân sách; có các chính sách khuyến khích phát triển các khu kinh tế cửa khẩu. Hầu như các khu kich tế cửa khẩu trên tuyến biên giới với Trung Quốc đang thiếu kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, bị đình lại, nên rất cần sự hỗ trợ về vốn của chính phủ.
Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng “hai hành lang và một vành đai kinh tế”. Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ là động lực phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Điều chỉnh cơ chế quản lý hoạt động thương mại với Trung Quốc theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, không những hạn chế được rủi ro từ xuất khẩu tiểu ngạch, mà còn được hưởng ưu đãi về thuế từ việc thực hiện chương trình thu hoạch sớm (EHP). Các cơ quan chức năng của chính phủ nên điều chỉnh cơ chế quản lý để tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho các doanh nghiệp trong việc lấy giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc giám định hàng hóa, hướng dẫn và khuyến khích bà con nông dân sản xuất nông sản thực phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công tác quản lý điều hành xuất nhập khẩu cần phải linh hoạt và có đối sách kịp thời với những diễn biến của thị trường Trung Quốc, và những thay đổi chinh sách phía bạn. Đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, thống nhất về thu lệ phí tại các cửa khẩu, tạo điều kiện cho người và hàng hóa qua cửa khẩu công khai, minh bạch , tạo điều kiện thuận tiện cho xe tải hàng hóa, xe công vụ, xe doanh nghiệp qua lại một cách bình thường.
Việt Nam đang bị động hoàn toàn trong buôn bán biên mậu với Trung Quốc, do vậy, vấn đề cấp thiết là chúng ta phải xây dựng chiến lược phát triển biên mậu. Về hoạt động biên mậu, Trung Quốc có chiến lược rõ ráng, trong khi đó Việt Nam không có chiến lược, nên họ đã phát triển được kinh tế của các tỉnh biên giới, thay đổi hoàn toàn bộ mặt biên giới kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập.
3.3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc:
3.3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động buôn bán chính ngạch và chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh:
Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam coi trọng cả xuất khẩu chính ngạch và buôn bán biên giới. Xuất khẩu chính ngạch có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng nhanh và ổn định của kim ngạch thương mại giữa hai bên. Hiện nay Trung Quốc đang dần thay đổi chính sách thương mại, đặc biệt là chính sách biên mậu theo chiều hướng giảm dần và tiến tới xóa bỏ ưu đãi đối với các hoạt động buôn bán biên mậu để phù hợp với các quy định của WTO. Chính vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch với Trung Quốc là thực sự cần thiết. Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp Việt Nam nên thay đổi phương thức buôn bán, cần phải chuyển sang và phát triển buôn bán chính ngạch.
Doanh nghiệp của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc ít biết về luật lệ, chính sách của phía Trung Quốc và dễ dàng bị đối tác gây sức ép, nhất là với các chủng loại mặt hàng mang tính thời vụ như rau quả, hải sản tươi, hiệu quả tính được bằng ngày, giờ. Kết quả của các hoạt động diễn ra manh mún, nhỏ lẻ, hoàn toàn bị động và phụ thuộc vào đầu mối nhập khẩu phía bạn, xuất khẩu chủ yếu theo đường biên mậu.Các doanh nghiệp cần hạn chế xuất khẩu theo đường biên mậu, chuyển qua xuất khẩu chính ngạch.
Các doanh nghiệp phải cập nhật thông tin thường xuyên về thị trường Trung Quốc để chủ động trong hoạt động trao đổi hàng hóa, tránh thua thiệt như xuất khẩu quả tươi. Trong thực tế, các doanh nghiệp mới chú trọng lợi ích nhỏ trước mắt mà chưa nghĩ đến việc chuẩn bị để buôn bán chính ngạch lâu dài.
Để bắt đầu con đường buôn bán chính ngạch, các doanh nghiệp cần nhanh chóng: (1) Cập nhật hệ thống văn bản pháp luật thương mại của Trung Quốc, (2) Tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và đặc điểm thị trường; (3) Thiết lập các văn phòng đại diện; (4) Tiến hành các chương trình xuc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, hướng tới xây dựng hệ thống đại lý phân phối và tìm kiếm đối tác; (5) Chuẩn bị nguồn hàng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường, đạt tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phải tìm nguồn cung cấp đầu vào lớn và tương đối ổn định.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự thay đổi theo hướng tích cực trong tư duy, không nên có thái độ ỷ lại, chờ đợi sự hỗ trợ của các cơ quan chủ quản. Doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu nhu cầu thị hiếu, hệ thống pháp luật, tiếp cận, thâm nhập thị trường để tránh tình trạng bị động trong quan hệ trao đổi hàng hóa.
3.3.2.2. Đa dạng hóa các phương thức hoạt động thương mại:
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam không nên chỉ giới hạn ở hai phương thức hoạt động thương mại chính là xuất khẩu chính ngạch và buôn bán tiểu ngạch, mà cần mở rộng và đa dạng hóa các phương thức thương mại:
- Phát triển mạnh hình thức khai thác và chế biến quặng xuất khẩu sang Trung Quốc, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu các sản phẩm thu được. Chúng ta không nên đẩy mạnh xuất khẩu quặng thô sang phía bạn như trước đây vì hiệu quả thu được rất thấp, không những thế còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Để tăng cường hiệu quả của hoạt động thương mại, các doanh nghiệp nên chuyển dần từ buôn bán thuần túy sang hợp tác liên doanh, sản xuất, lắp ráp, tiêu thụ hàng hóa tại thị trường hai bên vầ xuất khẩu sang các thị trường khác như liên doanh sản xuất đồ điện gia đình, thức ăn gia súc, giày dép, thực phẩm, dược phẩm,…
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc để thành lập các liên doanh chế biến hàng nông lâm hải sản tại thị trường của họ để tận dụng được nguồn nhân công rẻ, bán được hàng hóa với giá cao, tránh được hàng rào thuế quan, lại có thể tạn dụng được ưu thế về tài nguyên, đưa hàng đến tận thị trường tiêu thụ và tiếp cận được với hệ thống phân phối trên thị trường Trung Quốc.
- Các doanh nghiệp nên thành lập các công ty con hay mở văn phòng đại diện ở các khu vực cửa khẩu quốc tế, đồng thời cần sớm chuẩn bị các điều kiện hoạt động ở các khu kinh tế cửa khẩu để tạo thuận lợi cho các hoạt động gia dịch, mua bán hàng hóa.
- Sử dụng cá phương thức mua bán và thanh toán linh hoạt, phù hợp với đối tượng và tính chất mặt hàng xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Cùng với việc phát triển các mặt hàng mà thị trường Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động liên kết với các doanh nghiệp phía bạn để ký hợp đồng xuất nhập khẩu dài hạn, xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu ổ định.
- Tận dụng mọi cơ hội để tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu mặt hàng của mình và phát triển phương thức xuất khẩu tại chỗ.
3.3.2.3. Tạo ra cơ cấu hàng hóa xuất khẩu phù hợp, nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm:
Sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Trung Quốc so với chính hàng hóa của họ và các nước khác còn yếu. Hơn nữa, các doanh nghiêph Việt Nam mơi chỉ bán những gì mình có, chứ chưa điều chỉnh cơ cấu sản xuất và xuất khẩu phát huy được lợi thế so sánh của ta và phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc.
Hàng nông sản Việt Nam có chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp so với các đối thủ cạnh tranh khác (Thái Lan, Mianma). Chính vì vậy để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, ngoài việc tạo ra một cơ cấu xuất khẩu phù hợp còn phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam bằng cách nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm.
Đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc không chỉ chú trọng tới các mặt hàng mà Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm cả tới các mặt hàng được hưởng ưu đãi trong EHF và hiện đang có khả năng cạnh tranh.
Tạo ra một cơ cấu xuất khẩu phù hợp với thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam, sản xuất ra những mặt hàng mới để tăng xuất khẩu. Đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch, vệ sinh, cải tiến bao bì để có thể thâm nhập vững chắc và tăng trưởng ổn định vào thị trường Trung Quốc.
Thủy hải sản là nhóm hàng rất được ưu chuộng và có nhu cầu nhập khẩu cao, hiện nay nhóm hàng thủy hải sản là mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam.
3.3.2.4. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa:
Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu thực hiện giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng nông, thủy sản theo EHF từ 1/1/2004. Đến nay, Việt Nam đã giảm hơn 400 dòng thuế, Trung Quốc giảm hơn 500 dòng thuế. Như vậy, tại thời điểm này, hàng hóa của hai nước đã có cơ hội thuận lợi để thâm nhập vào thị trường của nhau. Nhìn chung hàng nông sản của ASEAN xuất khẩu vào Trung Quốc đều được hưởng ưu đãi về thuế, tuy nhiên mức thuế nhập khẩu áp dụng đối với Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với hàng Thái Lan. Chính vì vậy cạnh tranh giữa các nước ASEAN trên thị trường Trung Quốc sẽ gay gắt. Để nâng cáo sức cạnh tranh về hàng hóa của mình các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng các biện pháp sau:
- Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường Trung Quốc.
- Đầu tư đổi mới thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp cần có chính sách đầu tư đủ mạnh, có tính đột phá để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm đặc biệt là nâng cao chất lượng hàng hóa để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường Trung Quốc.
- Nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành và quản lý doanh nghiệp giám đốc.
- Đối với hàng hóa, cần chú trọng đến bao bì, nhãn mác, áp dụng hệ thống mã vạch phổ cập đối với hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc để thuận lợi trong khâu bán lẻ tại các siêu thị, hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh với hàng nội địa của Trung Quốc, xây dựng chiến lược mặt hàng xuất khẩu thích hợp trong từng giai đoạn cụ thể.
3.3.2.5. Xây dựng kênh phân phối cho hàng xuất khẩu:
Một điều đặc biệt lưu ý trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc là hai bên doanh nghiệp của hai nước làm ăn đứng đắn, có tiềm lực, có uy tín, tuy nhiên còn có không ít các công ty, xí nghiệp giả mạo, lừa lọc đang hoạt động. Nếu không cảnh giác, các doanh nghiệp Việt Nam dễ bị lừa và không thể tránh khỏi tổn thất. Các doanh nghiệp của ta nên giao dịch trực tiếp với các công ty, tập đoàn có uy tín (lựa chọn các doanh nghiệp trong danh sách doanh nghiệp do Thương vụ Trung Quốc, Sở thương mại các tỉnh biên giới giới thiệu) để trao đổi hàng hóa hoặc hợp tác đầu tư. Hạn chế giao dịch qua thương nhân môi giới hoặc mua bán trôi nổi để hạn chế trường hợp mua bán xong không lấy được tiền. Trước khi ký hợp đồng với khách chưa quen biết nên thông qua cac hội xúc tiến mậu dịch của các sở thương mại. Cục quản lý hành chính công thương hoặc Cơ quan chuyên trách của Chính phủ Trung Ương hay địa phương của Trung Quốc để thẩm tra thực lực. Thông qua những bạn hàng lớn đáng tin cậy thiết lập các kênh phân phối trên thị trường Trung Quốc.
Một cách khác có thể có hiệu quả trực tiếp. nhưng cần phải có một khoản kinh phí đáng kể để thực hiện. Đó là đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng bằng cách lập văn phòng đại diện tại thị trường Trung Quốc để nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị hiếu khách hàng, đặc điểm và hệ thống pháp luật của thị trường, giới thiệu thị trường và tìm đối tác; hoặc lập hệ thống đại lý phân phối. Cách này chỉ phù hờp với những công ty lớn và có tiềm lực về tài chính. Còn đối với các công ty vừa và nhỏ thì có thể thông qua Cục xúc tiến thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, tham gia các hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm và tìm đối tác.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận mạnh mẽ vào các đầu mối cung cấp, chế biến lớn, hệ thống hoặc mạng lưới phân phối sản phẩm. Chủ động thiết lập mạng lưới tiêu thụ hàng ổn định, lâu dài cần tính tới khả năng lập cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Việt Nam tại Trung Quốc.
3.3.2.6. Đổi mới nhận thức và liên kết lại để tạo lợi thế cạnh tranh tổng lực:
Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nếu chỉ hoạt động đơn lẻ thì chit dừng lại ở thị trường biên giới, khó có thể tiến sâu vào thị trường nội địa, không những thế còn bị ép cấp, ép giá và xuất khẩu thu được hiệu quả thấp. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới nhận thức, liên kết, đồng tâm hiệp lực để tạo lợi thế cạnh tranh tổng lực trên thị trường Trung Quốc.
Để ACFTA thực sự có ý nghĩa, doanh nghiệp nước ta cần chủ động đổi mới bắt đầu từ nhận thức về cung cách kinh doanh từ sản xuất theo định hướng thị trường, làm tốt công tác phân loại sản phẩm, nâng cấp hệ thống bảo quản, tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm rõ để đáp ứng những quy định của Trung Quốc về kiểm dịch, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế cấp phép, thủ tục thanh toán, bảo hiểm.
Một yêu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp là phải làm quen với cơ chế cấp C/O của ACFTA để đủ tiêu chuẩn hưởng các ưu đãi của khu vực mậu dịch tự do này.
Bên cạnh việc đổi mới nhận thức, doanh nghiệp Việt Nam cần phải đoàn kết chặt chẽ đẻ giành lại sự công bằng trên thương trường tránh tình trạng bị gánh chịu những rủi ro thua thiệt do bị ép cấp, ép giá. Chúng ta không thể làm ăn đơn lẻ mãi mà phải có tập thể, có như vậy mới có thể đứng vững trên thị trường Trung Quốc và cạnh tranh được với các đối thủ chính là Thái Lan trên thị trường này.
Để có thể liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là nhóm hàng nông sản thực phẩm, chúng ta nên thành lập một ủy ban tăng cường cạnh tranh quốc gia và phát huy sức mạnh các Hiệp hội. Nhiệm vụ chính của ủy ban là liên kết các doanh nghiệp lại thống nhất trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
KẾT LUẬN
Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, một bạn hàng nhập khẩu lớn. Cùng với sự phát triển quan hệ thương mại Việt – Trung, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc cũng phát triển nhanh và tương đối ổn định. Tuy nhiên, những thành quả mà Việt Nam đạt được chư tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình, Đây cũng chính là lý do em nghiên cứu đề tài này.
Đề tài đã có một số đóng góp nhất định trong vào việc cung cấp thông tin về tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam trong quan hệ thương mại giữa hai nước, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc, chỉ ra những tồn tại và hạn chế; đề ra một số giải pháp để các cơ quan quản lý, doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
Trong quá trình viết bài, em không tránh khỏi các sai sót. Em rất mong thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Văn Bão và các cán bộ của Viện nghiên cứu Thương Mại chỉ bảo và góp ý để bài chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 1/2007
Thị Trường
Tháng 1/07
Tháng 1/06
Chênh lệch
Lượng: Tấn
Trị giá: USD
Lượng: Tấn
Trị giá: USD
(%) lượng
(%) trị giá
Tổng cộng
65.390
107.121.230
57.737
88.262.550
13,25
21,37
Trung Quốc
41.045
69.661.503
37.880
59.200.068
8,36
17,67
EU
6.591
10.126.411
6.703
9.799.837
-1,67
3,33
Đức
3.138
4.967.442
2.253
3.590.128
39,28
38,36
Bỉ
992
1.209.062
1.463
1.614.438
-32,19
-25,11
Tây Ban Nha
856
1.390.367
792
1.149.209
8,08
20,98
Italia
737
1.070.550
678
1.028.387
8,70
4,10
Pháp
344
608.160
651
1.049.420
-47,16
-42,05
Phần Lan
262
454.520
161
262.738
62,73
72,99
Slôvakia
262
426.310
141
226.336
85,82
88,35
Anh
141
201.872
-100,00
-100,00
Ba Lan
141
225.398
-100,00
-100,00
Hà Lan
161
247.620
-100,00
-100,00
Thụy Điển
121
204.291
-100,00
-100,00
Hàn Quốc
4.087
5.626.021
3.980
5.008.319
2,69
12,33
Đài Loan
3.202
5.504.443
2.094
3.413.659
52,91
61,25
Mỹ
2.470
3.135.547
1.355
1.885.973
82,29
66,26
Nga
1.351
2.353.201
843
1.460.941
60,26
61,07
Nhật Bản
1.319
2.471.253
932
1.591.375
41,52
55,29
ấn độ
1.164
1.911.899
301
356.116
286,71
436,88
Malaixia
887
1.503.125
319
513.922
178,06
192,48
Thổ Nhĩ Kỳ
668
1.134.646
571
889.037
16,99
27,63
Brazil
366
480.586
120
179.641
205,00
167,53
Singapore
240
415.428
141
198.495
70,21
109,29
Achentina
177
334.548
101
167.979
75,25
99,16
Canađa
564
940.755
-100
-100
Hồng Kông
140
237.364
-100
-100
Inđônêxia
720
735.452
-100
-100
Thái Lan
531
819.669
-100
-100
Ucraina
616
1.112.005
-100
-100
Thị trường xuất khẩu hạt điều trong tháng 01/2007
(Lượng: tấn; Trị giá: 1.000 USD)
Thị trường
T01/08
So T12/07 (%)
So T01/07 (%)
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Mỹ
3.636
17.645
-17,49
-75,20
24,95
48,65
Trung Quốc
3.047
14.486
-27,61
-26,85
84,22
131,14
Hà Lan
2.379
11.473
37,04
41,80
146,02
159,39
Australia
916
4.337
1,66
2,75
36,31
44,53
Anh
697
3.546
37,48
45,63
56,63
75,10
Nga
575
2.510
57,53
55,32
180,49
215,58
Canada
343
1.668
-9,74
-14,20
45,96
92,08
Tây Ban Nha
319
1.756
564,58
557,68
*
*
UAE
224
1.332
397,78
372,34
*
*
Đức
206
1.034
29,56
32,23
44,06
52,91
Thái Lan
156
828
239,13
279,82
119,72
215,15
Nhật Bản
153
730
21,43
22,90
218,75
224,88
Bỉ
127
569
*
*
*
*
Pháp
95
532
18,75
51,57
131,71
234,56
Italia
83
290
-39,86
-27,68
-49,70
-41,84
Hy Lạp
64
353
300,00
275,53
*
*
Hồng Kông
60
271
-61,54
-62,62
*
*
Đài Loan
53
323
-45,92
-41,38
-48,54
-25,70
New Zealand
49
237
44,12
56,95
44,12
36,24
Thổ Nhĩ Kì
48
271
200,00
476,60
*
*
Thuỵ Sĩ
48
216
*
*
*
*
Những đơn vị đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong tháng 01/2007
(ĐVT: 1.000 USD)
Đơn vị
Thị trường
xuất khẩu chính
T01/08
So T12/07
(%)
Cty Vật tư Tổng hợp Phú Yên
Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc
7.419
125,03
Cty TNHH Olam Việt Nam
Hà Lan, Australia, Nga
5.084
22,85
Cty XK Nông Sản Ninh Thuận
Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc
3.911
36,47
Cty Chế biến XNK NS Thực phẩm Đồng Nai
Nga, Trung Quốc, Mỹ
2.865
-20,62
Cty Cổ phần Chế biến hàng XK Long An
Mỹ, Trung Quốc, Nga
2.696
-1,57
Cty TNHH Thực phẩm Dân Ôn
Mỹ, Canada, Nhật Bản
2.664
-20,70
Cty TNHH SX và XK Nông sản Đa Kao
Hà Lan, Đức, Mỹ
1.941
-31,74
Cty TNHH Thảo Nguyên
Trung Quốc, Mỹ, TBN
1.667
-9,11
DNTN Xuân Lộc Phát
Mỹ, Hà Lan,Tây Ban Nha
1.577
12,08
Cty Cổ phần Long Sơn
Australia, Anh,Trung Quốc
1.569
101,36
Cty TNHH Chế biến NS Thực phẩm XK Tân An
Trung Quốc, Hà Lan, Anh
1.408
-33,31
Cty TNHH Hoàng Sơn I
Mỹ, Anh, Trung Quốc
1.340
-13,63
Cty CP XNK Hạt điều và Hàng NS TP TP.HCM
Bungari, Australia, Bỉ
1.130
-1,40
Cty TNHH Nam Long
Thái Lan, Hà Lan, Mỹ
1.093
-43,42
Cty TNHH Phúc Sinh
Tây Ban Nha, Canada, UAE
993
618,44
Cty TNHH Minh huy
Mỹ, Hà Lan, Australia
981
22,49
Cty TNHH Rals Quốc tế Việt Nam
Hà Lan, Mỹ, Bỉ
971
105,90
Cty Cổ phần XNK Intimex
Hà Lan, Đức, UAE
956
-36,06
Cty Cổ phần SX Thương mại Huỳnh Minh
Mỹ, Canada, Trung Quốc
947
24,42
Cty TNHH Nhật Huy
Hà Lan, Mỹ, Băng Đảo
935
13,17
Cty TNHH Trân Thiên Phúc
Mỹ, Hà Lan, Anh
861
101,83
Cty TNHH Thiên Ân Thịnh Phát
Mỹ, Hà Lan, Nga
824
37,13
Cty TNHH DPH
Mỹ, Trung Quốc, Australia
748
-33,35
Cty TNHH Hòa Thắng
Trung Quốc, Hà Lan, Mỹ
747
-23,05
Cty TNHH Song Hỷ
Trung Quốc, Mỹ, Australia
745
4,22
Cty Cổ phần Sơn Long
Trung Quốc, Mỹ, Australia
729
27,00
Cty TNHH Thắng lợi
Trung Quốc, Mỹ, Na Uy
724
33,09
Cty TNHH Bimico
Trung Quốc, Anh, Hà Lan
717
-21,58
Cty TNHH Tân Hoà
Mỹ, Hà Lan, Ixraen
714
164,35
Chi nhánh Tổng Cty Rau quả Nông sản
Australia, Mỹ, Tây Ban Nha
676
20,06
Cty TNHH Tấn Thành
Hà Lan, Trung Quốc, Mỹ
640
114,26
Cty TNHH Tuấn Minh
Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan
634
-19,50
Cty Cổ phần Thiên Tân
Trung Quốc, Hà Lan, Mỹ
628
122,88
Cty TNHH Liên Minh
Ixraen, Hà Lan, Mỹ
573
3,61
Cty TNHH Thiện Ân
Mỹ,Trung Quốc,Tây Ban Nha
567
-38,28
Cty TNHH Đại Hưng Phát
Trung Quốc
566
4,46
Cty Cổ phần XNK Tổng hợp I Việt Nam
Mỹ, Thái Lan, Hà Lan
559
70,12
Cty TNHH TM và Chế biến hàng XK Tứ Hải
Trung Quốc
528
17,87
Nguồn: http:/thongtinthuongmaivietnam.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và tạp chí:
1. Bộ thương mại: Dự thảo Định hướng và các giải pháp xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc thời kỳ 2005-2010.
2. Bộ thương mại: Dự thảo Định hướng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới . Tháng 7/2007.
3. PGS.TS.Nguyễn Duy Bột: Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu, NXB Thống Kê, Hà Nội_2001.
4. Đại học Kinh tế quốc dân: Giáo trình KInh tế thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội_2005.
5. Tổng cục thống kê: Mặt hàng xuất khẩu theo từng nước, khu vực sơ bộ năm 2007.
6. Tổng cục thống kê: Mặt hàng xuất khẩu theo từng nứơc, khu vực sơ bộ tháng 1 năm 2008.
7.Hồng Hà: Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: nhìn lại 10 năm và triển vọng, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 6-2001.
8. Trung Quốc gia nhập WTO, thời cơ và thách thức, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội – 2004.
Và một số trang web:
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Trang
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước ASEAN với Trung Quốc
năm 2005 20
Bảng 1.2: Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của ASEAN vào Trung Quốc 22
Bảng 2.1: Thống kê quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc
giai đoạn 2001-2006 27
Bảng 2.2. Cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc
giai đoạn 1991 – 2007 29
Bảng 2.3: Thống kê mức độ nhập siêu từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2007 30
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của các sản phẩm lớn từ Trung Quốc và tỷ trọng của các sản phẩm này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm thuộc giai đoạn 2001 – 2006 31
Bảng 2.5: Thống kê các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giai đoạn 2002 – 2006 33
Bảng 2.6: Tương quan so sánh giữa xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu
tiểu ngạch 36
Bảng 2.7. Xuất khẩu dầu thô Việt Nam sang Trung Quốc qua các năm 38
Bảng 2.8: Số liệu thống kê cao su xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2008 40
Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc
qua các năm 42
Bảng 2.10: Thị trường xuất khẩu than 11 tháng đầu năm 2006 47
Bảng 2.11: Kim ngạch xuất khẩu than đá của Việt Nam sang Trung Quốc 48
Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam sang Trung Quốc 51
Bảng 2.13: Kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Vịêt Nam sang Trung Quốc 55
Bảng 3.1: Dự báo xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trương Trung Quốc năm 2010 84
Sơ đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam qua các tháng năm 2007 39
Sơ đồ 2.2: giá cao su xuất khẩu trung bình qua các tháng năm 2007 41
Sơ đồ 2.3: Lượng và giá điều XK trung bình từ tháng 1/2006 đến 12/2007 50
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VN: Việt Nam.
TQ: Trung Quốc.
XK: xuất khẩu.
NK: nhập khẩu.
KNXK: kim ngạch xuất khẩu.
KNNK: kim ngạch nhập khẩu.
Tr. USD: triệu USD.
GNI: tổng sản lượng quốc gia.
GDP: tổng sản phẩm quốc nội.
WTO: tổ chức thương mại thế giới.
Thuế suất MFN: thuế nhập khẩu ưu đãi.
Doanh nghiệp FDI: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
ÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11536.doc