Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thép sang thị trường châu Âu của công ty kinh doanh Thành Nam

Cũng như bao doanh nghiệp khác, để có thể tồn tại và đứng vững trong cơn lốc thị trường của thời kỳ hội nhập. Công ty TNHH THÀNH NAM cũng đã gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt, đồng thời nhận thức được vai trò của sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo mà công ty được như ngày hôm nay. Trong một buổi nói chuyện với sinh viên thực tập, tổng giám đốc công ty TNHH THÀNH NAM ông Nguyễn Hùng Cường đã nói “chúng tôi sẽ kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào và với bất kỳ hình thức nào đem lại lợi nhuận cao “

doc79 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thép sang thị trường châu Âu của công ty kinh doanh Thành Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông qua hiểu biết về Incoterm doanh nghiệp lựa chọn điều kiện xuất khẩu và điều kiện bảo hiểm cho hàng hóa phù hợp đem lại hiệu quả cao. 4.2 Vai trò của cơ sở pháp lý, phong tục tập quán, môi trường văn hóa.. Trong nghiệp vụ mua bán ngoại thương hoạt động cơ bản là nghiên cứu, tìm hiểu luật pháp , phong tục tập quán, văn hóa của đối tác làm ăn bao gồm: những cơ chế quản lý xuất nhập khẩu , quyền kinh doanh của thương nhân trong và ngoài nước, các hàng rào thuế và phi thuế xuất nhập khẩu, thói quen làm việc của đối tác, văn hóa…. Những điều đó nhằm giúp cho doanh nghiệp chủ động trong giao dịch đàm phán với đối tác, nâng cao hiệu quả xuất khẩu thép của công ty TNHH THÀNH NAM. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THÉP Khái quát chung về công ty Công ty TNHH XNK Thành Nam là công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các mặt hàng sắt, thép không gỉ(inox), các thiết bị an ninh….công ty TNHH XNK Thành Nam do ông Nguyễn Hùng Cường ( giám đốc công ty) đứng ra thành lập theo hình thức góp vốn vào tháng 15\7\2000 theo quyết định thành lập số 06013343 Tên giao dịch: THANH NAM IMPORT AND EXPORT COMPANY LIMITED Tên viêt tắt: THANH NAM IMP & EXP CO, LTD Đỉa chỉ Trụ sở: Phòng 806, CT5ĐN2, Khu đô thị mới Mỹ Đình II , Xã Mỹ Đình , Huyện Từ Liêm , Hà Nội Số diện thoại: 7870893/ 7870894 Số Fax: 7870892 Email: thanhnamcom@vnn.vn . Trẻ về tuổi đời và đầy nhiệt huyết. công ty TNHH XNK Thành Nam được thành lập sau một quá trình cân nhắc cẩn thận của một đội ngũ nhân sự có kinh nghiêm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.Khi mới thành lập vào 15/07/2000 công ty đặt trụ sở tại : 25 Bà Triệu- Hòan Kiếm – Hà Nội. Đến cuối tháng 10/2002 công ty chuyển về trụ sở mới ở phòng 806, CT5 ĐN2, Khu đô thị mới Mỹ Đình 2, Từ Liêm – Hà Nội, đó cũng chính là trụ sở hiện nay của công ty. Mới đầu công ty chỉ kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu mặt hàng thép không gỉ (inox) các loại: dạng cuộn cán nguội. dạng tấm, thép ống, thép dẹt,… sau đó trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty bổ sung kinh doanh thêm một số mặt hàng như các thiết bị an ninh; chuông cửa hình, tiếng. sản xuất gia công các loại sản phẩm kim khí, làm đại lý mua bán ký gửi, khai thác cho thuê kho bãi, dịch vụ vận tải hàng bốc xếp …Công ty bắt đầu đi vào hoạt đông với số vôn điều lệ là 5 tỷ. Trải qua gần 9 năm hình thành và phát triển công ty đã từng bước ổn đinh đi vào hoạt động có hiệu quả. Nếu như vào trước năm 2002 hoạt động của công ty còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả hoạt động còn kém do công ty mới thành lập , thiếu về cơ sở vật chất kĩ thuật, công ty đang đi tìm thị trường và bạn hàng thì sang 2006, đặc biệt là 2007 công ty đã có được thị trường XNK, tiêu thụ khá ổn định: Trung Quốc, Nhật, Châu Âu , Đài Loan , Hồng Công nội địa hay bạn hàng ổn định như : công ty cổ phần TM XNK Đại Gia, công ty Á Châu TBD. Với đội ngũ nhân sự ban đầu khi thành lập gồm 3 thành viên tốt nghiệp các trường chuyên ngành khối kinh tế như đại học Ngoại Thương, Kinh Tế Quốc Dân. Thì đến nay công ty đã có hơn 20 nhân sự có trình độ chuyên môn, thành thạo tiếng anh và năng động giúp cho công ty ngày càng phát triển hơn. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 2.1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty * Phòng giám đốc - Quyết định chiến lược kinh doanh của từng thời kỳ của công ty - Ký kết các hợp đồng kinh tế với đối tác - Ra quyết định mang tính tổng quát của toàn công ty nhằm đảm bảo kịp thời trong nền kinh tế thị trường ( ví dụ như : điều chỉnh giá cả hàng hóa, giá nguyên vật liệu đầu vào cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh doanh ) - Tổ chức giám sát, quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty. * Phòng phó giám đốc - Công ty có hai phó giám đốc trợ giúp công việc cho giám đốc và có quyền quyết định như giam đốc khi được ủy quyền. - Hỗ trợ cho giám đốc khi đưa ra các quyết định, tham gia tổ chức các cuộc họp đồng thời tổ chức quản lý nhân sự về tuyển dụng, số lượng, tổ chức các cuộc phỏng vấn…. * Phòng kế hoạch Xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty trong từng ngày, ca sản xuất, tháng sản xuất Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch dặt ra trong sản xuất kinh doanh từ đó có chế độ khen thưởng thích đáng đối với cá nhân, tập thể. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ cho từng loại sản phẩm của công ty để phân xuống cho các phòng. Đó là cơ sơ để các phòng ban thực hiện tốt kế hoạch , nhiệm vụ được giao. * Phòng thị trường Tổ chức nghiên cứu thị trường, khách hàng, nhu cầu của khách hàng để tư đó thõa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Giao dịch, xem xét và xử lý sơ bộ các đơn chào hàng của đối tác,sau đó gửi về phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Theo dõi và quản lý các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm nội địa Quản lý các kho thành phẩm và kiểm tra kỹ lưỡng các sản phẩm xuất ra thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài. * Phòng tổ chức hành chính Tổ chức quản lý sắp xếp, bố trí nhân lực phù hợp với khả năng và cơ cấu quản lý tổ chức trong toàn công ty Thực hiện kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương và tuyển dụng Thực hiện chính sách đối với lao động, xây dựng định mức lao động, xác định đơn giá tiền lương với sản phẩm hoặc theo cấp bậc công việc tùy tình hình của nhà máy * Phòng kế toán_hành chính Có nhiệm vụ theo dõi cá nghiệp vụ có liên quan đến công tác hạch toán, kế toán, kiểm tra, kiểm soát và thực hiện các chế độ quản lý, lập báo cáo kết quả kinh doanh theo định kỳ Chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của công ty. Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh theo quy định của nhà nước. Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh chung cho công ty và phân bổ kế hoạch cho từng bộ phận, báo cáo lên lãnh đạo tình hình hoạt động của công ty từng tháng, từng quý, từng năm. Đồng thời đưa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn của công ty trên cơ sở phân tích số liệu thực tế * Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Thực hiên các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu: thưc hiện ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, mở tờ khai Hải Quan (thông quan hải quan cho hàng hóa), tổ chức thuê phương tiện vận chuyển (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không..). Sắp xếp kế hoạch giao nhận hàng hóa sao cho phù hợp với kế hoạch sản xuất và với hợp đồng đã ký kết với đối tác Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo điều khoản ghi trong hợp đồng ( L/C , Back to Back L/C… Thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa nếu trong hợp đồng và điều kiện giao nhận hàng hóa có ghi …. Tổ chức giải quyết nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.. Sau đây là cơ cấu tổ chức của công ty: Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán Phòng Tổ chức hành chính P. Thị trường trong nước P. Thị trường nước ngoài P. Quản lý kho Vĩnh Phúc Phòng Quản lý kho Hải Phòng Văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc Văn phòng đại diện tại Thái Nguyên 2.2. Chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn của công ty. 2.2.1 Chức năng: + Nhập khẩu inox, thiết bị an ninh từ thị trường nước ngoài như: Trung Quốc, Nhật, Hồng Công, Đài Loan… về phục vụ nhu cầu trong nước + Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước Mua các sản phẩm inox… trong ước đển xuất khẩu ra nước ngoài. + Nhận ủy thác xuất khẩu, thực hiện chuyển khẩu hải quan thuộc phạm vi của công ty + Sản xuất gia công sản phẩm phục vụ cho việc xuất khẩu + Thực hiên các nghiệp vụ xuất nhập khẩu trực tiếp,xuất nhập khẩu đối lưu, tạm nhập tái xuất phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của công ty + Liên doanh liên kết,hợp tac sản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước + Xuất khẩu lao động nhầm tao điều kiên cho người lao động có việc làm, tăng doanh thu ngoại tệ về cho đât nước 2.2.2 Nhiệm vụ chủ yếu cua công ty TNHH xuất nhập khẩu thép THÀNH NAM + Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm có chất lương cao, giá cả hợp lý và dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thép + Thực hiện phân phối lợi nhuận theo lao động, thường xuyên chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty. + Đẩy mạnh và phát triển quan hệ thương mại,hợp tác đầu tư thông qua hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động có liên quan đến kinh tế đối ngoại + Xây dựng va tổ chức các kế hoạch kinh doanh cũng như thực hiện các kế hoạch đó theo quy chế hiện hành của nhà nước và pháp luật + Tuân thủ các chính sách xuất nhập khẩu, pháp luật, tài chính, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế ma công ty đã ký kết + Trực tiếp xuất khẩu hàng hóa đúng măt hàng ma doanh nghiệp đã đăng ký + Quản lý sử dụng co hiệu quả các nguồn lực, tránh lãng phí, thực hiện đầy đu các nghĩa vụ xã hội, nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định + Nghiên cưu và thực hiện co hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hóa, nâng cao sức canh tranh, mở rộng thị trường, góp phần tăng thu ngoại tệ về cho đất nước 2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thép THÀNH NAM là doanh nghiệp tư nhân có đầy đủ tư cách pháp nhân, có nghiã là: - Được nhà nươc thừa nhận quyền thành lập - Chịu sư quản lý của nhà nước bao gồm các chính sách va các chê tài có liên quan đến doanh nghiệp. - Thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước - Có tài sản riêng - Tự chịu trách nhiệm độc lập về hoạt động kinh doanh bằng tài sản của mình - Tham gia vào các quan hệ mua bán quốc tế - Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng xuất nhập khẩu có thể giải quyết bằng nhiều cách tùy vào hai bên thỏa thuận và tùy thuộc vào hợp đông đã ký kết. do vậy công ty có quyền: - Chủ động lựa chọn mặt hàng kinh doanh - Chủ động trong viêc lựa chọn thị trường kinh doanh và phương thức kinh doanh phù hợp - Chủ đông lựa chọn đối tác, giao dịch và ký kết các hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hóa, liên doanh liên kết, hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế khác trong và ngoài nước. Công ty được phép vay vốn ở trong và nước, được phép kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa theo danh mục hàng hóa đã đăng ký kinh doanh với Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Công ty co quyền quản lý sử dụng nguồn vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của công ty. Có quyền chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý doanh nghiệp. 3. Tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty giai đoạn (2004- 2007 ) 3.1 Các chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động xuất khẩu( các bảng thể hiện các năm từ 2004-2007 ) 3.1.1 Tình hình vốn Trong các doanh nghiệp thương mại,vốn kinh doanh có vai trò quan trong quyết định sự ra đời,hoạt động,phát triển, và giải thể doanh nghiêph. Vôn kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại là thê hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản doanh nghiệp dùng trong kinh doanh bao gồm: Tài sản bằng hiện vật như: nhà cửa, kho tang, cửa hàng, quầy hàng, hàng hóa… Tiền Việt Nam, ngoại tệ,vàng, bạc, đá quý… Thương hiệu,bằng bản quyền sở hữu công nghiệp… Tất cả tài sản này đều được quy ra tiền Việt Nam Chính vì vậy vốn là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất để co thể sản xuất,kinh doanh đối với doanh nghiệp, đặc biệt la doanh nghiệp hoạt động thương mại. Khả năng tài chính la cơ sở để các doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cũng như ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào trong kinh doanh, mở rộng và đầu tư tái sản xuất kinh doanh. Trước đây, trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chức năng quan lý của Nhà Nước về kinh tế và chức năng quản lý kinh doanh không phân biệt được một cách thật rõ ràng. Các cơ quan quản lý Nhà Nước can thiệp sâu vào các quyết định sản xuất kinh doanh, các hoạt đông của nền kinh tế bị gò bó. Các đơn vị kinh tế không có quyền quyết định các vấn đề về sản xuất kinh doanh, cung < cầu. Vì vậy nền kinh tế chư phát triển theo đúng nghĩa của nó.Từ khi thực hiện các chính sách đổi mới thì nguồn vốn của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quyết định và quản lý. Các doanh nghiệp có thể tăng các nguồn vốn của công ty bằng nhiều cách: thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các nhà đầu tư trong nước. Ngoài ra việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, huy động nguồn vốn trong nội bộ công ty….để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sản xuất. Thành lập vào tháng 7 năm 2000 với số vốn ban đầu là 6.737.000.000 VND, đến nay tổng vốn đã tăng lên đáng kể. Cụ thể xem bảng sau: Bảng 3.1a: Khả năng tài chính của công ty trong thời gian từ năm 2004-2007(đơn vị: triệu VND) STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 1 Vốn cố định 4795,750 7.642,740 14.213,7 14.746,7 2 Vôn ngân sách 2477,750 5.762,340 6.717,615 7.779,28 3 Vốn tự bổ sung 2318,000 4.997,600 7.496,007 6.967,44 4 Vốn lưu động 21318,520 34.162,26 56.508,998 44.050,04 Theo số liệu kế toán Qua bảng trên ta thấy, chiếm đa số trong tổng số vốn của công ty là vốn lưu động,khoảng từ 70%-80% trong tổng số vốn. Nguồn vốn của công ty tăng khá nhanh đăc biệt là nguồn vốn lưu động, bình quân hàng năm tăng 24,3%. Tuy nhiên vốn vay vẫn chiếm đa số (khoảng >50%), năm 2006 tổng vốn vay lên tới 48 tỷ. Trong đó vốn cố định và vốn lưu động đều tăng nhanh,bình quân vốn lưu động tăng 32,16%/năm, trong đó vốn Công ty tự bổ sung hằng năm tăng trung bình khoảng 34,46% so với số vốn năm trước. Gía trị này một phần do công ty mua sắm thêm trang thiết bị. Năm 2006 Công ty đã đầu tư xây dựng xưởng sản xuất và gia công thép ở tỉnh VĨNH PHÚC. Tư nguồn vốn ban đầu là 6,737,000,000 VND Trong đó vốn cố định là 120,0307.000 VND,vốn lưu động là 4,972,000,000 VND. Đến nay công ty đã có tổng vốn xấp xỉ 50.000.000.000 VND trong đó vốn lưu động chiếm khoảng gần 35,000,000,000 VND. Như vậy theo kết quả báo cáo trên ta có thể khẳng định khả năng tích lũy tài chính của công ty cũng như sự hoạt động kinh doanh là có hiệu quả Bảng 3.1 b : Kêt quả hoạt động kinh doanh của công ty 2004-2007 (đơn vị: VND) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Doanh thu thuần 15.722.735.000 34.188.548.123 54.861.200.346 70.455.510.000 Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN 10.005.535.000 25.700.812.031 28.000.510.036 34.970.551.000 Lợi nhuận sau thuế 1.547.985.200 10.500.970.782 15.588.687.226 20.700.434.000 Theo số liệu của phòng kế toán Theo bảng trên ta thấy doanh thu của công ty từ năm 2004 đến năm 2007 tương đối ổn định và có chiều hướng tăng. Bình quân doanh thu mỗi năm đều tăng , lợi nhuận sau thuế bình quân mỗi năm tăng là 280 triệu VND, riêng năm 2004 do bị thất thu trong hoạt động tài chính, công ty bị lỗ so với kế hoạch dật ra là 1.365.177.150 triệu VND do vậy lợi nhuận của công ty có giảm( chỉ còn 1.547.985.200 triệu VND). Tuy nhiên nhìn chung toàn thời kỳ 2004-2007 doanh thu và lợi nhuận của công ty là ổn định, thu nhập cho cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 là 1.500.000 VND, tăng so với 800.000 VND năm 2004. Trong thời kỳ đầu đầy khó khăn và biến động như vậy mà công ty vẫn đảm bảo có lãi, đã đem lại cuộc sống ấm no cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty, làm tăng khả năng cạnh tranh, tái đầu tư mở rông kinh doanh. Bảng 3.1 c : Lao động của công ty giai đoạn 2004-2007 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Số lao động 20 25 28 34 Trình độ văn hóa 2 thạc sĩ 18 cử nhân kinh tế 3 thạc sĩ 15 cử nhân kinh tế 4 cao đẳng và 3 trung cấp 3 thạc sĩ 20 cử nhân kinh tế 3 cao đẳng và 2 trung cấp 5 thạc sĩ 25 cử nhân kinh tế 2 cao đẳng và 2 trung cấp Theo số liệu phòng nhân sự Công ty TNHH THÀNH NAM từ chỗ ban đầu với một số ít nhân viên, cụ thể vào năm 2004 công ty chỉ có 20 nhân viên, đến nay nhân viên trong công ty đã là 34 nhân viên chính thức. Qua bảng ta cũng thấy được là trình độ, nghiệp vụ của cán bộ nhân viên càng ngày được nâng cao. Bước sang năm 2008 công ty mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ tuyển thêm nhiều công nhân viên kỹ thuật, công nhân viên lao động thủ công để đáp ứng yêu cầu của công việc. Con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp. Chính con người với năng lực thực sự của họ mới có những lựa chọn đúng các cơ hội kinh doanh trên thương trường. Hiện nay đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty là 24 người đã qua đào tạo cơ bản. Đội ngũ cán bộ và nhân viên của công ty có những đặc điểm cơ bản sau: Có khả năng phân tích, sáng tạo với 100% cán bộ công ty qua đào tạo cơ bản luôn luôn hoàn thành xuất sác nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó công ty luôn có chính sách khuyến khích hỗ trợ nhằm tăng năng suất lao động của nhân viên bằng các khoản lương, thưởng, trợ cấp khi ốm đau, thai sản, thưởng theo doanh thu, thưởng vào những ngày lễ tết. Đội ngủ cán bộ, nhân viên luôn trung thành và hướng về công ty, mặt khác công ty tạo điều kiện cho họ phát triển cả về tài lực và trí lực. Ngoài ra công ty còn tổ chức các cuộc thi nhằm tạo sự thi đua trong công ty Cán bộ nhân viên có sức khỏe, có khả năng nắm bắt và hòa nhập tốt Bên cạnh những thuận lợi trên thì cũng tồng tại những khó khăn như : số lượng nhân viên chưa nhiều, quy mô công ty còn nhỏ...Cần phải tăng cường hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mạnh hơn nữa nhằm đưa công ty phát triển ngày một vững mạnh. 3.1.2. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty 3.1.2.1. Mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Nhìn vào bảng ta thấy công ty có 9 dòng sản phẩm chủ yếu, trong các sản phẩm đó còn có các loại sản phẩm khác nhau như: sản phẩm thép không ghỉ dạng cuộn bao gồm 4 loại khác nhau là ( 0.5mm(0.41mm)*1219mm*C, 0.6mm(0.56-0.59mm)*1219mm*C, 0.7mm(0.66-0.69mm)*1219mm*C, 0.8mm(0.76-0.79mm)*1219mm*C )…. Thép 410BA, thép không ghỉ dạng cuộn 201 BA … Sản phẩm chủ yếu của công ty là thép không ghỉ dang cuộn, tấm, thép cán nguội, inox Sản phẩm Gía mua Gía bán 1.thép không ghỉ dạng cán nguội 2570 2770 Nguội : TE202 BA 2.thép SOS 201 2B 1890 2400 3.thép không ghỉ dạng cuộn TE 201-1BA (Đài Loan ) 0.5mm(0.41mm)*1219mm*C 2030 2080 0.6mm(0.56-0.59mm)*1219mm*C 1940 0.7mm(0.66-0.69mm)*1219mm*C 1890 0.8mm(0.76-0.79mm)*1219mm*C 1870 4.thép 410BA 1510 1650 0.4mm*880mmvp*17000 1320 1580 0.5mm*680mmvp*C 0.5mm*700mmvp*C 0.5mm*690mmvp*C 5.thép TE 201-1 2B(Đài Loan) 0.30mm*1219mmvp*C 1670 1754 200mm*1219mmvp*C 6.thép không ghỉ cán nguội dạng tấm TE 201-1BA (Đài Loan ) 850 850 TP430(100%) (0.4-3.0)mm*(200-1219)mm*(200-2438)mm 7. thép không ghỉ dạn cuộn 201 BA (100%)( Đài Loan) 0.41mm*1219mmvp*C 2380 2530 0.5mm*1219mmvp*C 0.6mm*1219mmvp*C 8.thép 430BA (To) 1915 2030 9. thép không ghỉ, cuộn, cán nguội,inox 0.4mm*550mmvp*C 2155 2265 0.5mm*550mmvp*C 2120 2265 Thép không ghỉ dạng cuộn, dạng tấm, cán nguội, inox doanh thu hàng năm chiếm khoảng 60% đến 70% tổng doanh thu Qua bảng trên ta cũng thấy được việc kinh doanh đem lại hiệu quả cao cho công ty Năm 2008 công ty hoàn thành việc xây dựng nhà máy chế xuất, vì vậy việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ không còn là vấn đề khó đối với công ty. Vấn đề đặt ra là công ty phải lựa chọn hình thức đa dạng hóa ( đa dạng hóa theo chiều rộng, đa dạng hóa theo chiều sâu, liên kết dọc, ngang..) sao cho phù hợp với thị hiếu, nhu cầu thị trường và phù hợp với khả năng về nguồn lực của doanh nghiệp Vấn đề đặt ra nữa khi hoàn thành khu chế xuất là nguồn cung cấp. Phải tìm kiếm tạo nguồn hàng ổn định đảm bảo đồng bộ, kịp thời, đúng về chất lượng, đủ về số lượng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.2.2. Thị trường kinh doanh của công ty . Trước năm 2002 thị trường xuất nhập khẩu của công ty còn thu hẹp do công ty mới thành lập còn non trẻ. Tuy nhiên từ năm 2002 đến nay thị trường đã mở rộng và quan hệ hợp tác thương mại hơn 200 doanh nghiệp lớn bé trong và ngoài nưóc. Trong đó phải kể đến một số thị trường chính như Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Hồng Công, Singapore.Lào Được thể hiện qua các bảng sau: Bảng 3.2 a: Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của công ty trong giai đoạn 2004-2007. STT Thị Trường Đơn vị % theo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2004 2005 2006 2007 1 Nhật 24.5 10 11 10 2 Singapore 22 23 23 23 3 Lào 8 4 4 3 4 Hông Công 5,5 6 3 3 5 Đài Loan 12,5 6 4 4 6 Trung Quốc 4 6 10 10 7 Châu Âu 39 40 42 43 Theo tài liệu của phòng kinh doanh Qua bảng trên ta thấy. Thị trường xuất nhập khẩu truyền thống của công ty là Lào nhưng kim nghạch xuất nhập khẩu thép của công ty thấp, ngược lại các thị trường mới như Châu Âu, Hồng Công, Đài Loan, Pháp, Nhật lại là một thị trường tiềm năng với kim ngạch xuất khẩu tăng theo hằng năm. Điều này khẳng định sự đổi mới của công ty là hoàn toàn hợp lý. Trong đó viêc thị trường được mở rộng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Kim ngạch xuất khẩu với Lào tuy thấp nhưng đây không phải là điều đáng nói bởi vì thị trường Lào có nhiều yếu điểm sau. Trước hết, thị trường Lào là 1 thị trường nhỏ dân số gần 50 triệu người. cũng như Việt Nam, Lào là 1 nước đang phát triển, thu nhập bình quân đàu người thấp, do vậy việc đâù tư cho cơ sở hạ tầng kém, nên sức mua về sản phẩm là thấp. Thứ nữa hoạt động xuất khẩu sang Lào thường theo phương thức nhận nợ, sản phẩm sau khi bán nhận nợ thường không bán chạy được, nên kim ngạch thấp. Thứ ba là quá trình hội nhập và toàn cầu hóa tất yếu dẫn đến sự ồ ạt tràn vào của hàng hóa các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Đó là những mặt hàng thép co giá cả rẻ hơn và chất lượng tốt hơn hẳn hàng Việt Nam. Những mặt hàng truyền thống không còn được ưa chộng như trước, cũng như khách hàng truyên thống của công ty đã tìm đến khách hàng và đối tác mới. Từ tình trạng đó công ty quyết định chuyển hướng chiến lược kinh doanh từ trực tiếp xuất nhập khẩu la chủ yếu sang lĩnh vực liên doanh liên kết, hợp tác sản xuất nhập khẩu, kinh doanh tái xuất, gia công xuất khẩu và nhiều hình thức khác đem lại lợi nhuận cao. Đối với thị trường Trung Quốc, Nhật, Châu âu, Singapore là những thị trường có tiềm năng lớn, sức mua cao, đây là những nước đã và đang phát triển rất mạnh vì vậy chắc chắn các thi trường này sẽ đem lại hiệu quả cao cho nghành xuất nhập khẩu thép, chính vì vậy cần có biện pháp phù hợp thúc đẩy hoạt động xuất nhập thép trên thị trường này nhằm đem lai hiệu quả cao, thu lợi nhuận lớn. Trong thời gian qua đây là những thị trường mà công ty có số lượng giao dịch, trao đổi thương mại nhiều hơn cả, trong đó chủ yếu là các hợp đồng gia công hàng xuất khẩu như: thép cuộn, thép tấm, inox, thép cán nguội … Thị trường Đài Loan, Hồng Công, là những thị trường mà công ty có số lượng hợp đồng xuất nhập khẩu nhiều nhất, các mặt hàng mà công ty nhập khẩu thị trường này là : các máy móc thiết bị, hàng điện tử, hàng điện lạnh… Trong chiến lược phát triển thị trường công ty luôn xác định thị trường Châu Âu là thị trường trọng điểm, có mối quan hệ hợp tác lâu dài, cần đầu tư nguồn lực để khai thác triệt để. Thị trường Trung Quốc, Nhật, Singapore là những thị trường có sức mua cao, trình độ cao nhưng không quá khó tính nên đây là những thị trường công ty tập trung khai thác, xâm nhập, chớp lấy thời cơ và tìm kiếm cơ hội và tìm mọi cách mở rộng, nâng cao khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sang thị trường này và đây cũng là cơ sở để công ty nâng cao giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu của mình. Việc thay đổi chiến lược kinh doanh , trong đó chiến lược thị trường luôn được công ty quan tâm hàng đầu đã đem lại cho công ty những kết quả hết sức khả quan. Kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn tăng hằng năm, Cụ thể ta có bảng như sau: Bảng 3.3 b : Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2004-2007)(đơn vị: Triệu USD) Theo số liệu của phòng kinh doanh Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng kim ngạch 15,904 21,229 25,092 26,100 Xuất 6,570 6,464 11,188 10,170 Nhập 9,394 14,835 13.405 15,930 Bảng 3.3 c: Đánh giá kế hoạch đạt được( mức đạt được % so với kế hoạch) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng kim ngạch 105,4 106,5 108 104,4 Xuất khẩu 98,6 83,6 107 81,4 Nhập khẩu 131 124,3 149 127,2 Qua số liệu ở bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu các năm khá ổn định, tỷ lệ tăng giảm khoảng 10%/năm. Mặc dù năm 2004 có giảm đáng kể song trong năm tiếp theo lại đạt tăng. Nguyên nhân giảm do năm 2004 hoạt động nhập khẩu giảm do chưa hiểu biết thi trường mới. Sự ảnh hưởng của nó đã dẫn tới kim ngạch xuất khẩu năm 2004 không đạt theo kế hoạch đề ra. Năm 2006 kim ngạch đã tăng và thậm chí vượt mức kế hoạch(107%). Đến năm 2007 kim ngạch cũng tăng, và mục tiêu phát triển củ công ty là sẽ đạt mức xuât nhập khẩu cao hơn trong năm 2008. Tình trạng nhập siêu giảm trong những năm gần đây. 4.Rút ra kết luận 4.1 Ưu điểm + Về công tác tổ chức và quản lý: Trong công tác tổ chức và quản lý công ty và ban lãnh đạo công ty đã thực hiện tốt các chủ trương và chiến lược đã đề ra, cụ thể là: Đổi mới về hệ thống tổ chức, xây dựng mô hình quản lý theo từng phòng ban, cơ sở đại diện trực thuộc.cơ chế này taọ tính tự giác cao, đặt trách nhiệm lên mọi thành viên, tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác chung, tạo được phong trào thi đua trong toàn công ty. Tăng cường khả năng lãnh đạo của ban giám đốc, bảo đảm nguyên tắc một thủ trưởng, tinh giảm bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả. Từng bước trẻ hóa đội ngủ cán bộ nhân viên có trình độ tạo điều kiện cho công ty phát triển trong thời kỳ hội nhập. Công ty luôn tổ chức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có các chính sách thượng phạt thích đáng, kích thích tinh thần làm viêc, nâng cao trách nhiệm trong công việc và thái độ đối với cơ sở vật chất của công ty. + Về hiệu quả hoạt động. Mặc dù thời gian gần đây tình hình thị trường luôn có những biến động cả về tài chính, kinh tế , chính trị , … do vậy hầu hết các công ty xuất nhập khẩu đều bị ảnh hưởng không nhỏ đên hoạt động kinh doanh, và công ty xuất nhập khẩu THÀNH NAM không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Đặt trong tình hình đó công ty cũng đã có những thành công nhất định. Đảm bảo thực hiện đúng chỉ tiêu nộp ngân sách cho nhà nước và các nghĩa vụ khác: Bảng 4.1: Nộp ngân sách cho nhà nước 2004-2007(đơn vị:VND) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Nộp ngân sách 500,113,000 713,546,000 819,100,000 1,120,000,000 Theo số liệu phòng kế toán Nộp ngân sách cho nhà nươc bao gồm cả thuế xuất nhập khẩu , thuế VAT và thuế TNDN. Qua bảng ta thấy công ty đã đóng góp vào việc tăng ngân sách cho nhà nước, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội. Qua bảng tình hình xuất nhập khẩu cũng thấy đươc kim ngạch XNK tăng ổn định qua các năm. Bên cạnh các thành tích về sản lượng công ty còn mở rông thêm nhiều thị trường mới. Từ chỗ chỉ có thị trường Lào vào năm 2000 thì đến nay Công ty đã mở rông mối quan hệ buôn bán, giao thương với hơn 40 nước trên thế giới, hàng trăm công ty lớn nhỏ trên toàn thế giới . Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty luôn phù hợp với chính sách xuất nhập khẩu được nhà nước khuyên khích. Tăng cường nhập khẩu nhiều mặt hàng thép có nguồng gốc tốt về cho thị trường trong nước, nhằm làm tăng năng suất lao động, tăng khả năng phát triển kinh tế xã hội, làm giàu cho đất nước. Có được những thành tựu như vậy là xuất phát tư nguyên nhân khách quan và chủ quan sau: Sự thành công hay thất bại của , một doanh nghiệp là do rất nhiều nguyên nhân tác động lên như: vốn, sản phẩm, giá , thương hiệu,..Nhưng đối với Công ty XNK THÀNH NAM thì có các nguyên nhân chủ yếu sau: + Nguyên nhân chủ quan từ công ty: Với phương châm kinh doanh có hiệu quả,bảo toàn vốn và hoạt động theo đúng chính sách, và luật pháp của nhà nước, với số vốn có hạn nhưng công ty luôn coi trọng chữ tín, tạo niềm tin cho khách hàng, cho bạn hàng. Vận dụng linh hoạt các hình thức, phương thức kinh doanh một cách sang tạo, hiệu quả. Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan nhà nước và giới truyền thông , truyền hình. Tranh thủ các nguồn lực bên trong và bên ngoài công ty đồng thời tranh thủ ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu để nhập khẩu, nhờ đó giảm được chênh lệch về tỷ giá, tăng nhanh tốc độ quay vòng của vốn. Đảm bảo hoạt đông kinh doanh có hiệu quả . Một doanh ngiệp hoạt đông trong nền kinh tế thị trường chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan, môi trường bên ngoài và môi trường bên ngoài doanh nghiệp. + Nguyên nhân khách quan: là do môi trường bên ngoài tác đông lên doanh nghiệp, doanh nghiệp dựa vào việc phân tích môi trường kinh doanh một cách chính xác, để tăng thời cơ và giảm thiệu nguy cơ đe dọa. Các doanh nghiệp không thể kiểm soát được. có các nguyên nhân sau: Nguyên nhân từ kinh tế bao gồm : tỷ giá hối đoái, lãi suât ngân hàng, tốc độ phát triển kinh tế, lạm phát, giá đầu vào… Nguyên nhân từ chính trị _ pháp luật bao gồm: sự ổn đinh về chinh trị, hành lang pháp lý, các chính sách quản lý kinh tế của nhà nước… Nguyên nhân từ cơ sở hạ tầng bao gồm : hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống đường sá, giao thông vận tải …. Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên còn có các nguyên khác tác động đến : từ môi trường kinh tế quốc tế , chính trị , pháp luật quốc tế… đặc biệt là đối với nghành kinh doanh xuất nhập khẩu cân phải nắm chắc thị trường định xâm nhập, hiểu biết thong lệ quốc tế. Các nguyên nhân trên có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của toàn doanh nghiệp vì vậy cần nghiên cứu kỹ các yếu tố tác động đến doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định. Những tồn tại và nguyên nhân. Bên cạnh những thành công của Công ty không thể không có những hạn chế: Trước hết, đó là việc Công ty vẫn chưa tạo được cho mình một hình ảnh hay đung hơn la một danh tiếng trên thương trường. Mặc dù kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng không vì thế mà không cần một sản phẩm hoặc cao hơn là một nhãn hiệu của chính mình trên thị trường, thì điều này công ty vẫn chưa làm được. Tình hình kinh doanh bấp bênh, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường và khách hàng. Công ty vẫn thiếu thị trường, mặc dù đã có sự mở rộng nhưng không đáng kể so với thời kỳ hội nhập đang diễn ra. Công tác mở rộng thị trường thường bị các đối thủ cạnh tranh chèn ép, hoặc lụi bại do không cạnh tranh nổi. Tình hình xuất khẩu có tăng trưởng nhưng mưc tăng trưởng hàng năm khá chênh lệch, lên xuống bấp bênh. Gía trị xuất khẩu không cao do chủ yếu là xuất khẩu hàng thô hoặc sơ chế. Công tác dự báo nhu cầu thị trường còn kém, công tác maketting và maketting mix còn chưa vận dụng được. + Một hạn chế nữa là công tác thu thập, xử lý, dự đoán giá cả và xu hướng nhu cầu thị trường sai lệch, Đặc biệt là thị trường ngoài nước. Tóm lại Công ty TNHH XNK THÀNH NAM vẫn còn những yếu điểm chủ yếu sau: Thiếu vốn :cả vốn cố định và vốn luu động Yếu trong công tác phân tích, xử lý dự báo, dự đoán thông tin Thiếu công tác Marketing, công tác nghiên cứu, khai thác thị trường Tình trạng nhập siêu vẫn chưa giảm đáng kể Trình độ quản lý của ban lãnh đạo công ty cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên chưa cao. Vì vậy cần có các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách phát triền tối đa thế mạnh của công ty, đồng thời khác phục hạn chế, giảm thiệu khó khăn. 4.3 Gỉai pháp khắc phục tồn tại trên Nhằm mục tiêu tạo dựng thương hiệu và uy tín của công ty trên thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Phát triển công ty ngày một lớn mạnh hơn. Bởi vậy công ty cần có giải pháp khắc phục những tồn tại trên là: Nâng cao vai trò và hiệu quả công tác quản lý của ban lãnh đạo công ty Tích cực bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn về xuất nhập khẩu cũng như là các nghiệp vụ khác cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là ngoại ngữ Thiết lập được nguồn hàng đảm bảo đúng về chất lượng, đầy đủ về số lượng , kịp thời, đồng bộ.Tạo được uy tín của doanh nghiệp với đối tác và khách hàng Tổ chức thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, ký kết hợp đồng….. CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG EU. Mục tiêu phương hướng phát triển của công ty 1.1 Mục tiêu Từ tháng 1/2007 nước ta chính thức là thành viên thứ 150 của WTO.Chúng ta được đối xử bình đẳng như các nước thành viên. Điều này mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế, đó là thị trường được mở rộng khắp, nhiều bạn hang, nhiều hách hàng. Mặt khác thị trường nước ngoài vào Việt Nam tạo cơ hội chúng ta thu hút vốn đầu tư, tăng thu nhập ngoại tệ. tăng khả năng xuât nhập khẩu cho công ty. Bên cạnh các cơ hội mà cácn doanh nghiệp đạt được thì cùng tồn tại song hành luôn là những khó khăn mà doanh nghiêp đang và sẽ gặp phải. Đó là các hàng rào phi thuế quan: các hàng rào giá, các hàng rào kỹ thuật… tạo ra những khó khăn trong việc cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt la các doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực XNK, các daonh nghiệp còn non trẻ. Vì vậy việc lên kế hoạch, xác định phương hướng kinh doanh một cách đúng đắn là vấn đề hết sức quan trọng, quyết đinh trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của công ty. 1.2. Phương hướng Nhận thức được khó khăn và thuận lợi của môi trường kinh doanh, công thêm các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp, công ty đã đề ra phương hướng phát triển của công ty những năm tới như sau: phát triển những sản phẩm hiện có, nâng cao kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng truyền thống. phát triển sán phẩm mới trên cơ sở phát triển thị trường nhập khẩu, gia công chế biến… Tận dụng tính chất hợp tác trong liên doanh liên kết để đạt được kết quả kinh doanh thuận lợi Gĩu vững thị trường cũ và phát triển thị trường mới, trên cơ sở áp dụng các chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho doanh nghiệp. Mở rông thị trường ra các nước Đông Nam Á, thị trường Châu Phi và Bắc Mỹ. Đầu tư vào các chiến lược Maketing, coi đó là một chiến lược quan trọng trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp Đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ thự hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu đặc biêt là khâu đàm phán giao dịch. Ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý, nâng cao trình độ sử dụng máy móc thiết bị vào sản xuất kinh doanh Có chiến lươc thu hút người lao động có tay nghề cao, thu hút và có chính sách ưu đãi đối với những cán bộ chủ chôt của công ty. Các giải pháp thúc đẩy 2.1Tăng cường công tác tạo nguồn hàng. Nguồn hàng là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã có khả năng mua được trong kỳ kế hoạch ( thường là một năm) Để có nguồn hàng tốt và ổn định, doanh nghiệp phải tổ chức công tác tạo nguồn và mua hàng là toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng để doanh nghiệp mua được trong kì kế hoạch đảm bảo cung ứng kịp thời, đồng bộ, đúng chất lượng, quy cách, chủng loại, màu sắc Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì vai trò của tạo nguồn hàng là khâu hoạt động kinh doanh đầu tiên, khâu mở đầu cho hoạt động lưu thông hàng hóa. Mua hàng là một hoạt động cơ bản, nếu không mua được hàng hoặc mua hàng không đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh thì các khâu còn lại khó có thể thực hiện được. Điều này chỉ rõ vị trí quan trọng của công tác tạo nguồn và mua hàng, có ảnh hưởng trực tiếp đến các nghiệp vụ kinh doanh khác và đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác tạo nguồn và mua hàng làm tốt có tác dụng tích cực nhiều mặt đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy doanh nghiệp cần có các giải pháp cụ thể, có tính khả thi, hiệu quả của công tác tạo nguồn hàng đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Tổ chức nghiên cứu chính nhu cầu về mặt hàng của khách hàng Nghiên cứu thị trường nguồn hàng: + Cần phải nắm được khả năng của các nguồn cung ứng loại hàng về số lượng , chất lượng, thời gian, địa điểm, khu vực + Công tác lực chọn bạn hàng là khâu quyết định đối với sự chắc chắn và ổn định của nguồn hàng, thiết lập mối quan hệ truyền thống, trực tiếp, lâu dài với các bạn hàng tin cậy Đa dạng hóa nguồn cung cấp hàng hóa. Tránh trường hợp phụ thuộc vào nhà cung cấp, như thế doanh nghiệp sẽ bị động trong sản xuất kinh doanh Có nhiều cách để tạo nguồ hàng là: Mua hàng theo đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán hàng hóa và mua không theo hợp đồng Mua hàng qua đại lý Bằng cách liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng Gia công đặt hàng và bán nguyên liệu thu mua thành phẩm Tự sản xuất, khai thác hàng hóa Hiện nay công ty đã và đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở Vĩnh Phúc để nhận gia công xuất khẩu và tự sản xuất. 2.2 Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác Căn cứ vào những ưu nhược điểm mà Công ty gặp phải, cũng như mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh những năm tiếp theo. Công ty có thể áp dụng các phương thức như mở rộng phạm vi kinh doanh, mở rộng quy mô hàng hóa, đa dạng hóa cơ cấu hàng hóa, chủng loại, tăng số lượng khách hàng, tăng chất lượng kinh doanh. Để phát triển thị trường kinh doanh của mình . Muốn đạt được điều đó thì việc mở rộng này cần được tiến hành một cách thận trọng, phải tìm hiểu rõ vấn đề sau: khách hàng của công ty là ai?đâu là khách hàng truyền thống? khách hàng tiềm năng? Khách hàng mục tiêu …của doanh nghiệp ? Nhu cầu của họ là gì? Về quy cách , chủng loại, chất lượng… Cần nắm chắc các điều kiện thương mại quốc tế trong quá trình tham gia vào thị trương nước ngoài. -Cần nắm rõ không chỉ khái quát về từng thị trường mà còn cần thông hiểu địa vị pháp lý, sức mạnh tài chính, quan điểm triết lý kinh doanh và các sản phẩm hàng đầu của doanh nghiệp. Từ đó với nguồn lực của công ty có thể đưa ra chiến lược phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. 2.3 Đa dạng hóa sản phẩm. Sản phẩm của daonh nghiệp mang giá trị lớn, tồn tại lâu dài trong tương lai, nên ảnh hưởng của nó rất lớn đến cuộc sống của khách hàng. Chính vì vậy việc đa dạmg hóa là rất cần thiết cho sự phát triển của toàn công ty, nhưng phải đảm bảo chất lượng. Trước tiên để đa dạng hóa sản phẩm thành công cần hiểu rõ và mô tả đúng sản phẩm của doanh nghiệp đưa ra bán trên thị trường. Đây cũng là nghiệp vụ quan trọng của hệ thống marketing hỗn hợp ở doanh nghiệp. Xác định đúng sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp . Để mô tả sản phẩm của mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách tiếp cận khác nhau : - Tiếp cận và mô tả sản phẩm theo truyền thống. - Tiếp cận và mô tả sản phẩm theo quan điểm marketing Việc lựa chọn cách tiếp cận nào là tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Nhưng đồng thời, nó sẽ có ảnh hưởng lớn đến cách thức hiệu quả tiêu thụ kinh doanh . Vì vây, cần cân nhắc Yêu cầu của kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới về sản phẩm – có sản phẩm mới . Phát triển sản phẩm của doanh nghiệp theo quan niệm của khách hàng rất khó có ích cho các doanh nghiệp Phát triển sản phẩm có thể thao nhiều hướng khác nhau: việc đưa vào và hoàn thiện cấu trúc tổng thể sản phẩm bằng các các yếu tố tạo ra khả năng thõa mãn đồng bộn nhu cầu khách hàng bên cạnh công năng cơ bản của sản phẩm như : các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng …. - Giúp khách hàng có được sản phẩm hiện vật đúng để thỏa mãn nhu cầu cơ bản của họ thông qua hoạt động tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn… - Giúp khách hàng đặt, mua hàng từ nhà sản xuất - Giúp khách hàng vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi có ích của họ - Phát triển sản phẩm hiện vật : doanh nghiệp tung ra thị truờng nhiều sản phẩm mới, nếu làm cách này daonh nhgiệp cần tăng cường tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn sản phẩm mới được sản xuất để đưa vào danh mục hàng hóa kinh doanh của doanh nghiệp - Giúp khách hàng phân lọai, đóng gói, bảo quản, đồng bộ hóa … sản phẩm theo yêu cầu riêng của họ - Cung cấp dịch vụ tài chính ( nếu cần cho klhách hàng) - Cung cấp điều kiện thuận lợi, an toàn …. Cho việc mua và sử dụng sản phẩm của khách hàng - Chia sẻ rủi ro trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng .. - Phát triển theo hướng dịch vụ Các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu về hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ thu mua, tạo nguồn, vận chuyển, dự trữ, đồng bộ hóa, phương thức bán hàng, đặc biệt là phương thức thanh toán… nhằm thỏa mãn tốt nhu cầu khách hàng 2.4 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu. Trong thời đại ngày nay, không có một nền kinh tế nào có thể phát triển nhanh nếu không mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, xuất nhập khẩu là bộ phận hợp thành không thể tách rời trong kế hoạch kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Bởi vậy vai trò lãnh đạo trong việc quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu là vô cùng quan trọng, định hướng cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Không ngừng nâng cao và tự nâng cao kỹ năng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngủ nhân viên. Khác với hoạt động kinh doanh trong nước, buôn bán quốc tế cần hệ thống thông tin toàn diện, đầy đủ và chính xác hơn. Những thông tin về cung cầu, giá cả, sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế là rất cần thiết. Những thông tin này cần được cụ thể và được cập nhật. Để đặt quan hệ cần phải có thông tin về đối tác, chính sách thương mại của các nước trong xuất nhập khẩu. Các quy định về hải quan cần tường tận, chính xác để doanh nghiệp cần tường tận, chính xác để daonh nghiệp có thể tiếp cận thị trường nước ngoài. Phương thức thu nợ , thanh toán trong kinh doanh thương mại quốc tế phức tạp hơn và đa dạng hơn so với kinh doanh trong nước cũng vì vậy khả năng rủi ro lớn hơn . Theo ước tính nếu rủi ro trong buôn bán quốc tế là 100% thì khâu thanh toán chiếm hơn 70% . Đặc điểm này đòi hỏi các nhà kinh doanh tùy điều kiện và khả năng của mình lựa chọn được đồng tiền thanh toán, các hình thức thanh toán bảo vệ quyền lợi của mình và thực hiện được hợp đồng Am hiểu về luật pháp của đối tác, tránh nhầm lẫn khi soạn thảo hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Bởi vậy , trong thời đại khu vực hóa toàn cầu hóa trở thành xu thế phổ biến, tốc độ hội nhập của Việt Nam phụ thuộc vào trình độ đổi mới nền kinh tế, vào đào tạo và đào tạo lại đội ngủ cán bộ, chuyên gia kinh doanh thương mại đủ về số lượng, tốt về chất lượng, am hiểu luật pháp và thông lệ quốc tế, tinh thông nghiệp vụ xuất nhập khẩu, dày dặn về kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường là cơ sở để đưa thương mại Viêt Nam sớm “ sánh vai với các cường quốc năm châu” trong khu vực và trên thế giới. Các kiến nghị. 3.1 Đối với Chính phủ và Nhà nước. Sự phát triển của bất kỳ một nền kịnh tế nào cũng không thể thiếu được vai trò của Nhà nước, tronh nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế, thì vai trò đó được tăng lên gáp bội lần. Nghành thép của Việt Nam được phát triển như ngày hôm nay đã phản ánh trực tiếp kết quả của việc đổi mới một số chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Tuy nhiên căn cứ vào nămg lực sản xuất và xuất khẩu của nghành , mục tiêu định hướng xuất khẩu mặt hàng thép Việt Nam đến năm 2010, căn cứ vào triển vọng của thị trường đòi hỏi Nhà Nước cần có đổi mới và có bước tiến tích cực hơn nhằm giúp cho nghành công nghiệp thép của Việt Nam phát triển bền vững. Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển Thứ nhất : Các mục tiêu đầu tư mang tính chất cấp thiết trước mắt là phát triển công nghệ sản xuất thép, và đồng bộ hóa rình độ công nghệ của nghành thép Thứ hai : Đối với nghành thép xuất khẩu cần có các chính sách hỗ trợ , thiết lập hành lang pháp lý bảo vệ nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hoạt động xuất khẩu Thứ ba: Cần có sự phân công hợp lý giữa đầu tư nhà nước và đầu tư nước ngoài. Việc đa dạng hóa hình thức sở hữu các doanh nghiệp Nhà Nước trong nghành thép cần được coi là tất yếu. Thứ tư: Chính Phủ Việt Nam cần có các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghệ sản xuất thép như: khuyến khích ưu đãi về thuế đất, về thuế, thuế tiêu thụ sản phẩm, đồng thời giản đơn hóa các thủ tục. Thứ năm: Đổi mới các chính sách tín dụng cho đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Trước mắt tập trung vào những nội dung sau : Mở rộng tín dụng đầu tư dài hạn, phân phối nguồn tài trợ ODA với những điều kiện ưu đãi, áp dụng hình thức thuê mua tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất – kinh doanh thép Hoàn thiện chính sách nguyên phụ liệu Thép là nghành có tính chất đặc thù rất cao, về nguyên nhiên liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh rất quý và khan hiếm. Vấn đề sử dụng sao cho hợp lý tiết kỉệm là vấn đề đựoc quan tâm hàng đầu của nghành công nghiệp nặng nước ta. Để khắc phục tình trạng này, cần có quy hoạch và các chính sách khuyến khích đầu tư công nghệ hiện đaị nhằm tiểt kiệm nguyên nhiên liệu cho sản xuất lâu dài. + khuyến khích sử dụng nguyên liệu tỏng hợp, nguyên liệu sẵn có nhưng dồi dào và dễ khai thác + Bên cạnh đó cần tích cực sử dụng nguyên, nhiên liệu nội địa Hoàn thiện chính sách quản lý Những bất cập trong công tác quản lý xuất nhập khẩu, các chính sách tài chính, thuế ưu đãi, đầu tư …, những thủ tục hành chính rườm rà đang gây mhiều trở ngại cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Khắc phục những bất cập này nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, tạo thế mạnh trong thu hút đầu tư vào Việt Nam thông qua hệ thống chính sách hợp lý và thông thoáng. Trước mắt, Chính Phủ cần đẩy nhanh thực hiện các cam kết gia nhập WTO tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển . Hoàn thiện chính sách thuế quan Nhà nước cần đổi mới chính sách thuế quan theo hướng: Ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến xuất khẩu hàng hóa , đặc biệt là đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp , tận dụng nguyên liệu trong nước, xuất khẩu sang thị trường mới . Giảm mức độ bảo hộ nhằm tăng cường tính sáng tạo, thúc đẩy, nâng cao sức canh tranh của doanh nghiệp . Áp dụng thuế suất thấp đối với các nguyên liệu nhập khẩu, áp dụng thuế suất ưu đãi cho các nguyên liệu khác . Việc hoàn thuế tạm nhập tái xuất cần phải tiến hành nhanh hơn, tránh tính trạng nhà sản xuất bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài Nhà nước cũng nên miễn thuế nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu trong nước chưa sản xuất được, và tăng thời gian khấu hao cơ bản của các loại máy móc, thiết bị . Tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hoàn thiện chính sách thị trường Trong điều kiện xu thế hội nhập đang phat triển mạnh mẽ , nhiều tổ chức thương mại đã hình thành, và hoạt động khá rộng rãi .Trong đó phải kể đến tổ chức thương mại thế giới WTO thì vấn đề thị trường trở thành sống còn đối với các doanh nghiệp. Hiện nay các nha xuất khẩu thép chưa có điều kiện để thâm nhập sâu vào các thị trường lớn như EU, Mỹ, Canada, Trung Mỹ….Vì vậy việc tổ chức các cơ quan xúc tiến thương mại lớn tại EU, Mỹ, Nhật Bản để quản lý định hướng cho hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng . Đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, đặt trọng tâm không Quota như Nhật Bản, Nga, một số nước ASEAN và các mặt hàng không áp dụng Quota tại thị trường EU, Mỹ. Bộ xúc tiến thương mại chịu trách nhiệm đảm bảo cung cấp cho các nhà xuất khẩu những thông tin về thị trường và điều kiện pháp lý khi xâm nhập các thị trường này. Các doanh nghiệp được tư vấn miễn phí tại các đại sứ quán , lãnh sự quán và đại diện cho nghành thép ở nước ngoài. Ngoài ra, Nhà Nước nên tài trợ cho các chuyến công tác, tạo điều kiện cho các nghành tham gia hội chợ quốc tế trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm. Đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về mở rộng thị truờng thép nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và kinh nghiệm của nhà xuất khẩu Việt Nam khi tiếp cận thị trường này. 3.2 Kiến nghị đối với công ty Qua hơn tám năm hoạt động và phát triển, thời gian tuy chưa dài nhưng doanh nghiệp cũng không còn non trẻ. Doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hơn hai chục công ty. Về mặt pháp lý : công ty đã hoàn thành trách nhiệm cũng như nghĩa vụ đối với nhà nước về việc hoàn thành thuế, góp phần bảo vệ môi sinh môi truờng, bảo vệ an ninh xã hội. Ngoài ra công ty đã góp phần vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số vấn đề sau : Ban lãnh đạo công ty cần tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất và tinh thần cho cán công nhân viên, nhằm thực hiện tốt công việc hơn nữa Hiện nay khu chể xuất ở Vĩnh Phúc của công ty đã đi vào hoạt động, đây là nghành công nghiệp nặng, dễ gây hại đến sức khỏe của công nhân viên, vì vậy cần có các trang thiết bị kỹ thuật bảo hộ đảm bảo an toàn cho công nhân viên. Thực hiện tốt hơn nứa nghĩa vụ đối với nhà nước Tranh thủ thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài , tạo điều kiện phát triển Mặt khác cần có các chính sách ưu đãi , khuyến khích , thưởng phạt trong công việc rõ ràng. Nhằm tăng khả năng sáng tạo, có trách nhiệm với công việc , với cơ sở vât chất, và với công ty KẾT LUẬN Cũng như bao doanh nghiệp khác, để có thể tồn tại và đứng vững trong cơn lốc thị trường của thời kỳ hội nhập. Công ty TNHH THÀNH NAM cũng đã gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt, đồng thời nhận thức được vai trò của sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo mà công ty được như ngày hôm nay. Trong một buổi nói chuyện với sinh viên thực tập, tổng giám đốc công ty TNHH THÀNH NAM ông Nguyễn Hùng Cường đã nói “chúng tôi sẽ kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào và với bất kỳ hình thức nào đem lại lợi nhuận cao “ Tuy nhiên để phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. Công ty cần đặt ra mục tiêu chến lược sản phẩm lâu dài phù hợp với khả năng phát triển của công ty Là một sinh viên thực tập, được thực tế trong thời gian qua em được tiếp xúc với cán bộ công nhân viên của công ty, với công việc thực tế. Em tin rằng với khả năng và ý thức trách nhiệm của ban lãnh đạo, của cán bộ công nhân viên với công ty sẽ đem lại sự thành công của công ty trong thời gian tới. mét sè gi¶i ph¸p thóc ®Èy xuÊt khÈu thÐp sang thÞ tr­êng ch©u ©u cña c«ng ty tnhh thµnh nam Mục Lục DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Đặng Đình Đào, PGS.TS: Hoàng Đức Thân: Giáo trình Kinh tế thương mại (Nhà xuất bản Lao động xã hội) 2. PGS.TS: Nguyễn Xuân Quang: Giáo trình Marketing Thương mại (Nhà xuất bản Lao động xã hội) 3. PGS.TS: Hoàng Minh Tường, PGS.TS: Nguyễn Thừa Lộc Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp Thương mại (Nhà xuất bản Lao động xã hội) 4. PGS.TS: Võ Thanh Thu Giáo trình Kỹ thuật Nhiệm vụ Ngoại Thương (Nhà xuất bản Lao động xã hội) 5. GS. NGUT: Đình Xuân Trình Giáo trình Thanh toán Quốc tế (Nhà xuất bản Lao động xã hội) 6. Vũ Hữu Tửu Giáo trình Kỹ thuật Nhiệm vụ Ngoại Thương (Nhà xuất bản Giáo Dục) 7. Trang Web: Google.com NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27894.doc
Tài liệu liên quan