Chuyên đề Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm cho Công ty thức ăn chăn nuôi Trung Ương ViLiCo

Hiện nay khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cơ hội mới và thách thức mới. Doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh để tồn tại không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với bên ngoài. Hoạt động sản xuất kinh doanh là một quá trình phức tạp nhiều khâu có mắt xích liên kết với nhau. Kết quả của khâu này có ảnh hưởng trực tiếp tới các khâu khác. Trong kinh doanh việc sản xuất ra sản phẩm đã khó nhưng việc tiêu thị sản phẩm còn khó khăn hơn nhiều. Khâu tiêu thụ sản phẩm tìm hiểu nghiên cứu trước khi sản xuất ra sản phẩm. Công ty thức ăn chăn nuôi Trung Ương ViLiCo là doanh nghiệp Nhà nước đang trong quá trình cổ phần hoá. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã đạt được những thành tựu to lớn. Bên cạnh đó còn có rất nhiều khó khăn cần giải quyết trong đó có khâu tiêu thụ sản phẩm.

doc75 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm cho Công ty thức ăn chăn nuôi Trung Ương ViLiCo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước. Nhưng chủ yếu Công ty thức ăn chăn nuôi khu vực phía Bắc như Công ty thức ăn chăn nuôi Con Cò (Procono), Công ty thức ăn chăn nuôi Hoa kỳ AF, Công ty thức ăn chăn nuôi Vifoco (Viet Nam foot company), CP Group, CJ, NOVO, ANCO, đặc biệt là tập đoàn sản xuất thức ăn lợc nhất Hoa Kỳ Cargill... Đây là các đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty, các công ty thức ăn chăn nuôi trên có nguồn vốn lớn công nghệ hiện đại, chiếm thị phần lớn có ảnh hưởng lớn tới thịt trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi không những chỉ ở khu vực Miền Bắc mà trên phạm vi cả nước. Đây là khó khăn rất lớn với công ty vì tiềm lực vốn của công ty hạn chế, vốn chủ yếu là vay ngân hàng. Hàng năm Công ty lại phải giành lượng lãi lớn để trả nợ Ngân hàng. Trong khi các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có tiềm lực vốn lớn khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại và cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại không kém Công ty. 1.3 Môi trường kinh tế Sản phẩm Công ty chủ yếu là sản phẩm thức ăn chăn nuôi mà sản phẩm này lại phụ thuộc rất lớn vào ngành chăn nuôi trong nước. Vì hai ngành này có quan hệ hữu cơ tác động trực tiếp tới nhau. Nhưng thực tế hiện nay ngành chăn nuôi trong nước đang gặp khó khăn. Do giá thành của sản phẩm chăn nuôi thấp.Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO sản phẩm chăn nuôi nước ngoài tràn ngập Việt Nam như Thịt bò Úc, Mỹ, Thịt lợn, gà Thái Lan, Trung quốc…cạnh tranh với sản phẩm chăn nuôi trong nước khiến cho chăn nuôi quy mô nhỏ vốn khá phổ biến ở nước ta bị phá sản. Chăn nuôi không có lãi. Trong bản thân ngành chăn nuôi cũng đang diễn ra quá trình chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi từ cơ cấu nhỏ lẻ manh mún sang cơ cấu chăn nuôi quy mô lớn, quy mô trang trại. Những đặc điểm, biến động của ngành chăn nuôi trong nước ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp tới ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nói chung và Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương nói riêng. *Nhân tố bên trong Công ty 1.1 Sản phẩm Loại sản phẩm sản xuất: Sản phẩm Thức ăn chăn nuôi gồm có Thức ăn lợn: Nhóm thức ăn đậm đặc, nhóm thức ăn hỗn hợp cho lợn nội và lợn lai, nhóm thức ăn hỗn hợp cho lợn siêu nạc xuất khẩu. Thức ăn gà: Nhóm thức ăn gà giống dòng siêu thịt, nhóm thức ăn cho gà thịt thương phẩm, nhóm thức ăn gà đẻ giống dòng siêu trứng, nhóm thức ăn gà lông màu, nhóm thức ăn đậm đặc cho gà. Thức ăn thuỷ cầm; nhóm thức ăn hỗn hợp và đậm đặc cho ngan, vịt… Thức ăn chim cút, chim cảnh Nhưng sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại thức ăn cho gà, lợn các loại. Ngoài ra Công ty sản xuất thức ăn cho thuỷ cầm, chim cút, chim cảnh số lượng hạn chế. Do đây là sản phẩm thức ăn chăn nuôi do 2- Sản phẩm chăn nuôi Trứng giống và con các loại: +Giống ROSS 308 BM +Giống SASO BM +Giống ISA -Gà giống, thịt gà các loại, trứng thương phẩm… 3-Sản phẩm dịch vụ nguyên liệu và vận tải: Dịch vụ thu mua vận chuyển bốc dỡ các loại nguyên liệu: Khô đỗ tương, ngô hạt, bột cá, các loại khoáng vi lượng và các dịch vụ vận tải khác. Sản phẩm của Công ty là sản phẩm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm từ chăn nuôi nên có những đặc trưng riêng có do vậy ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong quá trình tiêu thụ chú ý tới thời hạn nếu sản phẩm quá hạn sử dụng phải được đưa lại để tái chế lại sản phẩm. Còn với sản phẩm từ chăn nuôi ngoài đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng còn phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. 1.2 Chất lượng sản phẩm Về khâu chất lượng sản phẩm chủ yếu xét tới sản phẩm của Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Ngọc Hồi và Sản phẩm chăn nuôi của Xí nghiệp giống gia cầm Tam Đảo-Vĩnh Phúc. Về sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Ngọc Hồi: Điểm nổi bật của Nhà máy là hệ thống trang thiết bị máy móc tương đối hiện đại nhập từ Hà Lan, công suất cao lên tới 20tấn/ngày. Hệ thống nhà xưởng, nhà kho bảo đảm, điều này là lợi thế với Công ty, cho phép Công ty sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, giảm được chi phí giá thành sản phẩm sản xuất. Tuy nhiên chất lượng của sản phẩm sản xuất ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Chất lượng của nguyên liệu đầu vào, kỹ thuật pha chộn các loại nguyên vật liệu đầu vào theo tỷ lệ dinh dưỡng nhất định phù hợp với từng loại vật nuôi cụ thể, khâu đóng gói bảo quản …Nhưng nhìn chung về chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty được khách hàng đánh giá chất lượng bảo đảm. Về sản phẩm chăn nuôi của Công ty tại Xĩ nghiệp giống gia cầm Tam Đảo-Vĩnh Phúc: do có lợi thế và trang thiết bi, hệ thống chuồng trại chăn nuôi thiết kế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là đội ngũ các bộ kỹ thuật ở đây luôn thường trực theo dõi sát sao tình hình chăn nuôi do vậy mà gia cầm ở đây có tốc độ tăng trưởng nhanh chất lượng, và hoàn toàn có thể cạnh tranh được với hộ chăn nuôi ngoài quy mô nhỏ. Sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ chính là trên thị trường tự do, phần còn lại bàn cho các đơn vị trực thuộc. 1.3 Giá cả sản phẩm Về giá cả của sản phẩm: Giá đòi hỏi không những chỉ bù đắp những chi phí trong sản xuất, mà còn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất cần phải nắm chắc các chi phí hoạch toán giá thành. Doanh nghiệp cũng cần phải biết được sản phẩm của mình được bán với giá nào. Việc tiêu thụ sản phẩm nhiều hay ít thì giá là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp tới lượng tiêu thụ sản phẩm. Nên chọn mức giá nào và giá nào được thị trường chấp nhận, điều này tuỳ thuộc vào thực tế - thị trường. Nếu có nhiều người cùng chào hàng một loại sản phẩm thì sẽ khó khăn hơn trong việc bán trên giá so với trường hợp chỉ có một người chào hàng. Giá cả sản phẩm Công ty trên thị trường nhìn chung cao hơn so với sản phẩm của các doanh nghiệp chăn nuôi khác từ 10-12% điều này ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 1.4 Kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm Hình thức tiêu thụ của Công ty chủ yếu là hình thức phân phối tiêu thụ đại lý, chế độ hoa hồng với các đại lý của Công ty. Đại lý là người được Công ty uỷ quyền bán hàng theo giá cả do Công ty quy định và hưởng hoa hồng theo số lượng bán, theo doanh thu, không càn bỏ vốn và hoạch toán kinh doanh lỗ lãi như đơn vị kinh doanh độc lập. Nhiệm vụ gắn kết người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng. Hiện nay, Công ty thiết lập hệ thống ở 20 Tỉnh, thành phố, nhưng chủ yếu vẫn là ở các tỉnh Miền Bắc. Tỉnh có số đại lý nhiều nhất là Hà Tây với 15 đại lý ở các huyện, thị xã, thị trấn. Sau tới đại lý ở các tỉnh Nam Định, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương…Các đại lý nhân tiêu thụ hàng cho Công ty và cam kết thực hiện yêu cầu của Công ty. Công ty cũng thường xuyên kiểm tra hệ thống kênh phân phối này. Như việc thu hồi sản phẩm quá hạn thực hiện tái chế sản phẩm đúng kỹ thuật. Đảm bảo chữ tín trong kinh doanh. Hiện Công ty đang có kế hoạch mở rộng kênh tiêu thụ phân phối ra các tỉnh thành Miền Bắc. Do vậy lựa chọn kênh phân phối và hình thức phân phối phù hợp cũng là chiến lược lâu dài đang được đặt ra đối với Công ty. Trước mắt Công ty cần củng cố tốt quan hệ với các đại lý hiện nay của Công ty như: xem xét chế độ với các đại lý của Công ty. Sau đó cần có kế hoạch lụa chọn ra kênh phân phối hợp lý nhất phù hợp với các đặc điểm và điều kiện của Công ty. 1.5 Trình độ kỹ năng quản lý Nhân tố con nguời là nhân tố hàng đầu dẫn tới việc thành bại của Doanh nghiệp. Hiện nay, trong Công ty trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ còn hạn chế dẫn tới hoạt động của Công ty còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ, sự thông tin kịp thời nhanh chóng để giải quyết nhanh gọn các vấn đề đặt ra. Cơ cấu tổ chức còn thiếu hợp lý chồng chéo chức năng chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của Công ty. 2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty -Khối lượng nguyên liệu dùng cho sản xuất năm 2006 của Công ty. Bảng 2: Khối lượng nguyên liệu cho sản xuất 2006 Tên nguyên Trungbình năm(tấn) Ngô 1 2,502,039 Ngô 2 9,602,858 Cám gạo 1,719,515 Cám gạo chiết ly 332,734 Cám mỳ 485,888 Sắn 1,289,801 Khô tương 47 %P 6,950,695 Khô lạc 369,636 Bột xương 219,110 Bột cá 60 153,738 Bột cá 67 149,358 Dầu thực vật 202,101 Rỉ mật 158,082 Bột thịt 62,561 Tấm gạo 109,756 Tái chế 57,524 Đậu tương rang 54,750 Nguồn: Phòng kế hoạch Với khối lượng nguyên liệu như trên khối lượng sản phẩm thức ăn sản xuất 2006 của Công ty là: Bảng 3 Khối kượng sản xuất vả tiêu thụ năm 2006 Đơn vị: kg Chủng loại Sản xuất Tiêu thụ Tổng sản phẩm thức ăn đậm đặc 540,680 330.650 Tổng sản phẩm thức ăn hỗn hợp 11,899,615 11.009.398 Total: 12,440,295 11.340.048 Nhìn vào thực trạng sản xuất và tiêu thụ ta thấy lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất ra tiêu thụ chiếm khoảng 91,2 % tổng sản lượng. Trong đó sản phẩm thức ăn đậm đặc tiêu thụ 61.1% khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Sản phẩm thức ăn hỗn hợp chiếm 91.6% khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm. Như vậy. thực tế Công ty không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Khâu tiêu thụ sản phẩm còn là khó khăn lớn với Công ty. Đặc thù sản phẩm thức ăn chăn nuôi là thời gian sử dụng ngắn. Nếu sản phẩm sản xuất không tiêu thụ kịp thời gây tốn kém khâu bảo quản, chi phí lưu kho. Ngoài ra sản phẩm để lâu chất lượng giảm và tốn kém khâu kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Nếu sản phẩm để lâu phải tái chế lại sau mới đem ra thị trường tiêu thụ sau. Như vậy, nếu sản phẩm không tiêu thụ kịp thời thì Công ty lại chi phí lớn hơn cho sản phẩm. Vì thế đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Do do ảnh hưởng toàn bộ các hoạt động của Công ty. Sản phẩm của Công ty sản xuất ra không được tiêu thụ kịp thời gây khó khăn không chỉ bảo quản, tái chế sản phẩm mà ánh hưởng tới vòng quay của vốn trong kinh doanh tác động tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty. -Về cơ cấu và chủng loại thức ăn chăn nuôi tiêu thụ của Công ty năm 2006: Bảng 4: Sản lượng thức ăn tiêu thụ theo cơ cấu chủng loại năm 2006 STT Chủng loại Đơn vị(tấn) Số luợng Tỷ trọng % I Thức ăn đậm đặc tấn 2.600 8.6% 1 Lợn tấn 1.820 70 2 Gia cầm tấn 755 29 3 Loại khác tấn 25 1 II Thưc ăn hỗn hợp tấn 27.400 91.4% 1 Lợn tấn 8.190 30 2 Gia cầm tấn 8.680 32 3 Thuỷ cầm tấn 6.320 23 4 Loại khác tấn 4.210 15 Nguồn: Phòng Thương mại Theo cơ cấu sản phẩm tiêu thụ sản phẩm của Công ty thấy: Sản phẩm chính của Công ty là sản phẩm thức ăn hỗn hợp chiếm 91.4% còn thức ăn đậm đặc chỉ chiếm 8.6% trong tổng số sản phẩm thức ăn tiêu thụ. Trong sản phẩm thức ăn thì thức ăn cho lợn và gia cầm chiếm chủ yếu, trong sản phẩm thức ăn đậm đặc thì thức ăn cho lợn là chủ yếu chiếm tới 70% khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Trong thức ăn hỗn hợp thì chủng loại đa dạng hơn và tỷ trọng chia đều cho vật nuôi. Có thể nói là sản phẩm chính của Công ty sản xuất ra vẫn là sản phẩm thức ăn hỗn hợp. Sản phẩm thức ăn hỗn hợp được thị trường chấp nhận cao hơn vì giá thành của sản phẩm thức ăn hỗn hợp không quá cao, phù hợp với túi tiền của hộ, trang traij chăn nuôi. Sản lượng sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ Chăn nuôi được tiến hành tại Xí nghiệp giống gia cầm Tam Đảo.-Vĩnh phúc. Sản phẩm chăn nuôi Công ty năm qua có số lượng tiêu thụ: Bảng 5: Sản lượng sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ năm 2006 TT Chỉ tiêu ĐV Tổng số Trong đó Lông màu trắng Gà giống lông màu 1 Số mái đẻ bình quân Con 14.000 8.000 6000 2 Tổng trứng đẻ Quả 2.240.000 1.280.000 960.000 3 Trứng giống tổng số Quả 2.128.000 1.216.000 912.000 4 Gà con giống Con 1.596.000 912.000 684.000 Nguồn: Phòng Thương mại Tiêu thụ về dịch vụ nguyên liệu -Về tiêu thụ sản phẩm kinh doanh nguyên liệu. Ngoài sản phẩm thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi Công ty còn kinh doanh thêm các nguyên liệu dùng cho chề biến thức ăn chăn nuôi nhằm khai thác lợi thế của Công ty trong quan hệ bạn hàng, quan hệ làm ăn với Công ty. Hoạt động này hiểu đơn giản như việc kinh doanh mua đi bán lại các nguyên liệu sản xuất thức ăn khai thác lợi thế về quan hệ bạn hàng, quan hệ làm ăn trong kinh doanh của Công ty. Trong năm qua nguyên liệu Công ty đã tiêu thụ với số lượng như sau: Bảng 6: Giá trị tiêu thụ sản phẩm dịch vụ năm 2006 TT Tên nguyên liệu Đơn vị Số lượng 1 Ngô hạt Triệu đồng 1.800 2 Sắn Triệu đồng 1.100 3 Cám mỳ Triệu đồng 500 4 Bột cá Triệu đồng 500 5 Khô đỗ tương Triệu đồng 3.000 6 Methyonine Triệu đồng 50 7 Lysine Triệu đồng 50 8 Thuốc thú y các loại Triệu đồng 500 Nguồn: Phòng Thương mại Khối lượng nguyên liệu hàng năm Công ty sử dụng để phục vụ sản phẩm, kinh doanh và dự trữ như sau: Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì hoạt động dự trữ nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh là một khâu rất quan trọng trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Hoạt động dự trữ nguyên vật liệu giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục phục vụ cho sản xuất và cho cả khâu tiêu thụ sản phẩm. Dự trữ sản phẩm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Với các doanh nghiệp sản xuất thì hoạt động dự trữ là hoạt động có vai trò quan trọng không kém gì hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Dự trữ phục vụ sản xuất ở Công ty gồm 3 bộ phận: Dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm và dự trữ chuẩn bị. Bảng 7: Khối lượng nguyên liệu sử dụng sản xuất và dự trữ năm 2006 STT Tên nguyên liệu ĐV Phục vụ sản xuất Kinh doanh và dự trữ 1 Ngô Tấn 14.000 9.000 2 Sắn ,, 2.000 2.000 3 Khô đỗ tương ,, 8.500 7.000 4 Cám mỳ ,, 3.000 2.500 5 Bột cá ,, 800 1.000 6 Nguyên liệu khác ,, 1.050 900 7 Vi luợng ,, 650 200 Doanh thu và vòng quay của vốn từ hoạt động tiêu thụ năm qua Bảng 8:Doanh thu và vòng quay vốn của hoạt động tiêu thụ năm2006 Đơnvị:Triệu đồng. TT Chỉ tiêu Tổng Trong đó TAGS C.nuôi Ngliệu 1 Tổng doanh thu 172.35 132.3 6.5 33.55 2 Vòng quay vốn 2.82 2.75 2.6 3.2 3 Nhu cầu vốn 61.1 48.1 2.5 10.5 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Nhu cầu về vốn: 61.1 tỷ đồng Trong đó:Vốn tự có và coi như tự có :2.1 tỷ Vốn huy động của khách hàng : 5 tỷ Vốn vay Ngân hàng :54 tỷ Thanh toán nợ và các khoản vay. Do Công ty có nợ vốn vay của Ngân hàng tương đối lớn, nợ gốc và vốn cố định phải trả hàng năm tương đối cao. Bảng 9: Thanh toán nợ và các khoản vay năm 2006 Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung Tổng số phải trả Ngân hàng Quỹ ĐTư NH. NN NH khác 1 Trả vay dài hạn 3.921 3.128 793 0 2 Trả vay trung hạn 514 0 234 280 Tổng cộng 4.435 3.128 1.027 280 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Nguồn trả nợ: Tổng 5.784 triệu đồng Từ vốn khấu hao TSCĐ trong năm: 3.240 Triệu đồng (TS dùng cho kinh doanh thức ăn và kinh doanh nguyên liệu) - Tính vào chi phí trong kỳ: 1.349 Triệu đồng (Lãi vốn cố định) - Nguồn khác : 1.195 Triệu đồng -Tổng số tiền lương 2.977 triệu đồng Nhìn vào bảng thanh toán ta thấy nợ của Công ty chủ yếu là các khoản nợ dài hạn chiếm tới > 70% trong tổng nợ phải trả. Và nợ của Công ty chủ yếu vay từ quỹ đầu tư phát triển. Bảng 10: Cơ cấu giá trị tiền lương của Công ty năm 2006 TT Chỉ tiêu SL (Tấn) ĐG (đ) Số tiền (1000 đ) A Lương chế biến TAGS 30.000 2.160.000 1- Lao động trực tiếp 30.000 15.000 450.000 2- Bốc xếp 30.000 10.000 300.000 2-Lao động gián tiếp 30.000 25.000 750.000 3- Nhân viên thương mại 30.000 15.000 450.000 4- Lao động khác 30.000 7.000 210.000 B 235.000 C Lương chăn nuôi 582.000 Tổng cộng 2.977.000 Nguồn: Phòng hành chính Tính ra thu nhập bình quân 1 tháng: 2.977.000/188người/12tháng=1.319.681 đồng/ người/ tháng. BHXH,YT,CĐ: tính theo thang bản lương của Nhà nước quy định. Tổng số 475 000.000 đồng Do hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty yếu dẫn tới hiệu quả kinh doanh thấp dẫn tới tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trung bình năm thấp. III ĐÁNH GIÁ VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 1. Mặt tích cực, hiệu quả -Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào do chi phí cao mà nguồn vốn của Công ty hạn chế. Bởi thực tế của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lợi thế về vốn quyết định rất lớn trong kinh doanh. Như trong việc thu mua nguyên liệu đầu vào khi giá nguyên liệu đầu vào rẻ, nếu Doanh nghiệp nào có tiềm lực về vốn, đầu tư mua được khối lượng nguyên vật liệu lớn cho dự trữ sản xuất thì sẽ giành được những lợi thế và hạ được giá thành sản phẩm sản xuất, tiết kiệm chi phí lớn. Đối với Công ty tuy nguyên vật liệu đầu vào không ổn định nhưng nhờ mối quan hệ làm ăn, quan hệ bạn hàng mà khâu đầu vào cho sản xuất vẫn được duy trì đều đặn. Đó là một lợi thế của Công ty. -Tuy có những khó khăn chung của ngành thức ăn chăn nuôi nói chung và của Công ty nói riêng nhưng Doanh thu về tiêu thụ sản phẩm của Công ty hàng năm không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong công tác tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận còn thấp. -Mặt tích cực nữa là Công ty có chiến lược và kế hoạch xây dựng thương hiệu cho sản phẩm sản xuất ra. Xây dựng thương hiệu ngày nay trở thành một yếu tố quan trọng nhất để thành công trong kinh doanh. Dù đó là kinh doanh lớn hay nhỏ, kinh doanh bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào đi nữa. Thành công trong xây dựng thương hiệu sản phẩm cũng chính là thành công trong kinh doanh. Mục tiêu chủ yếu trong xây dựng thương hiệu là làm cho sản phẩm doanh nghiệp trở nên độc đáo khác biệt so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Công ty nhân thấy vai trò của việc xây dựng thương hiệu do đó ngày từ đầu Công ty đã xãc định xây dựng thương hiệu. Đây là nhận thức và hành động tích cực đúng hướng phù hợp xu thế cạnh tranh hội nhận hiện nay khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO: Sản phẩm công ty với thương hiệu đã đăng ký bảo hộ:Trâu Vàng mã hiệu chữ T, Kim Ngưu mã hiệu chữ K, Ngọc Hồi mã hiệu chữ N, Fizi mã hiệu chữ F, Vilico mã hiệu chữ V.Trong năm tới công ty tiếp tục củng cố phát triển mạnh thêm thương hiệu đã đăng ký bảo hộ thương hiệu. Tuy theo khả năng phát triển của thị truờng trong năm tới Công ty nghiên cứu và phát triển thêm thương hiệu mới. Trong năm tới Công ty duy trì chủng loại thức ăn trên, không thay đổi chủng loại thức ăn, mà đi sâu vào loại thức ăn cho từng loại gia sức, gia cầm cho phù hợp giai đoạn sinh trưởng và phát triển của gia sức, gia cầm…Củng cố Thuơng hiệu Công ty xây dựng và giải pháp phát triển nó. -Công ty đang thực hiện đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh.Trong kinh doanh đa dạng hoá sản phẩm là hướng đi mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì cho phép mở rộng thị trường, tận dụng tốt nguồn lực của doanh nghiệp, lại cho phép hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Trong khâu tiêu thụ sản phẩm Công ty đang thực hiện đa dạng hoá sản phẩm tiêu thụ. Đây là bước đột phá của Công ty trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng hơn nữa chủng loại thức ăn chăn nuôi khác. Về chủng loại Thức ăn: hiện Công ty đang có các chủng loại:Thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp dạng viên, thức ăn hỗn hợp dạng bột. Thức ăn đậm đặc chủ yếu dành cho lợn, gia cầm. Thức ăn hỗn hợp dạng bột và viên được dùng cho lợn, gia cầm, thuỷ cầm và một số gia súc khác. Công ty đang quan tâm hướng đi mới là sản xuất thức ăn cho thuỷ cầm và các loại chim cảnh, chứ không như hiện nay sản xuất thức ăn cho gia súc gia cầm vẫn là chủ yếu. -Trong những năm qua chất lượng sản phẩm của Công ty trên thị trường được chấp nhận và được cải thiện đáng kể. Kỹ thuật pha trộn đúng tỷ lệ dinh dưỡng quy định, tuy nhiên giá thành sản phẩm còn cao. Đây là nhờ hệ thống trang thiết bị hiện đại nhập từ Hà Lan và công thức thức ăn được thiết lập bởi phầm mềm hiện đại nhất được cập nhật liên tục của hãng Brilliant Alternatives Inc Mỹ đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu dinh dưỡng cao và cân đối cho các loại gia súc, gia cầm. -Ngoài ra, Công ty còn có lợi thế có đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật, quản lý, kinh doanh được đào tạo tốt, năng động, sáng tạo, nhiệt tình cùng sự cộng tác của đội ngũ các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư giỏi về dinh dưỡng gia súc, gia cầm của Bộ Nông nghiệp. 2. Mặt tiêu cực, hạn chế và nguyên nhân Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp phải tự mình tìm đầu ra cho sản phẩm mà doanh nghiệp mình sản xuất ra. Việc sản xuất ra sản phẩm đã khó tiêu thụ sản phẩm còn khó hơn nhiều. Do vậy, trong kinh doanh người ta vẫn coi tiêu thụ là hoạt động tiên phong và các vai trò quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đơn giản là có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mớí có doanh thu, lợi nhuận và tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình. Trong quá trình thực tập tại Công ty thức ăn chăn nuôi ViLiCo em nhận thấy rằng trong tất cả các khâu trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh thì khâu tiêu thụ sản phẩm là khâu yếu nhất so với các khâu còn lại trong Công ty. Đây thực sự là bài toán khó mà Công ty chưa tìm ra lời giải. Thực tế sản xuất Công ty có khó khăn như giá thành nguyên vật liệu đầu vào cao. Như giá nguyên liệu: ngô, đỗ tương đều tăng so với trước đây. Và khó khăn mà ngành chăn nuôi gặp phải như dịch bệnh, cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi khác…Nhưng những khó khăn đó là khó khăn chung của ngành. Tại sao các Công ty hay doanh nghiệp khác trong ngành làm ăn hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra vẫn được thị trường chấp nhận, vậy tại trong khi đó Công ty làm ăn chưa được hiệu quả, hàng hoá sản xuất ra còn phải hạn chế, nhiều khi phải cho công nhân viên nghỉ vì hàng hoá sản xuất ra chưa tiêu thụ được. Quả là nghịch lý khi đầu tư trang thiết bị đồng bộ hiện đại nhưng lại không cho nó hoạt động hết công suất. Điều này gây lãng phí trong sử dụng nguồn lực hiện có tại Công ty. Kết quả mà Công ty đã đạt được bên cạnh những mặt tích cực, hiệu quả còn có những hạn chế mà Công ty cần tháo gỡ khắc phục như: -Khâu tiêu thụ sản phẩm ở Công ty thực sự còn rất yếu. Các sản phẩm sản xuất ra không được tiêu thụ kịp thời làm cho chu kỳ luân chuyển vốn kéo dài, dẫn tới hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả thấp, trong khi đó vốn phải trả lãi Ngân hàng hàng năm lớn dẫn tới tiền lương trả cho lao động trung bình của Công ty chỉ khoảng 1.3-1.4 triệu đồng/người/ tháng. -Khâu tiêu thụ yếu kém Công ty dẫn tới năng lực sản xuất của Công ty thường không khai thác tối đa công suất máy, trong khi đó chi phí khấu hao vẫn phải mất, dẫn tới mục tiêu hạ giá thành sản phẩm không đạt được như mục tiêu đề ra. Và nhiều mục tiêu kế hoạch khác không đạt được như mục tiêu, kế hoạch về doanh thu, về tiền lương cho công nhân viên… -Sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ kịp thời nên thị thường tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Dẫn tới không giữ chân được ngay cả khách hàng truyền thống., khách hàng trung thành, khách hàng thường xuyên của Công ty nói gì tới việc thu hút khách hàng mới khách hàng tiềm năng. Nếu tình hình này không được khắc phục kịp thời sẽ khiến Công ty rơi vào tình trạng khó khăn nguy cơ phá sản, không còn chỗ đứng trên thị trường. -Còn hạn chế nũa là Công ty chưa thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch như: Chỉ tiêu về doanh thu, chỉ tiêu về thị trường, chỉ tiêu về hạ giá thành sản phẩm. Chỉ tiêu về hạ giá thành sản phẩm nhưng thực tế giá thành sản phẩm vẫn tăng lên 8-10% so với cùng kỳ năm ngoái. -Chưa đáp ứng, khai thác triết để nhu cầu rộng lớn của thị trường xứng đáng với tiềm lực của Công ty như: tiềm lực về vật chất thiết bị công nghệ máy móc, tiềm lực con người hay là nguồn nhân lực có trình độ cao, tâm huyết gắn bó lâu đời với Công ty từ khi Công ty còn là Công ty khai hoang cơ giới của Bộ Nông nghiệp. -Hoạt động tiêu thụ của Công ty chủ yếu vẫn là cung cấp sản phẩm cho các đại lý chứng tỏ Công ty chưa chủ động trong việc tìm kiến thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động kém hiệu quả của phòng Thương mại trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. -Còn thực tế nữa là chế độ với đại lý của Công ty không thực sự khuyến khích các đại lý. Vì đại lý mua sản phẩm Công ty chỉ hưởng chiết khấu nhỏ, ngoài ra không có chế độ khác. Làm cho họ chưa thực sự gắn bó với Công ty. Công ty ngoài việc mở rộng thêm hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm thì cũng cần quan tâm hơn nữa tới các chế độ ưu đãi với các đại lý như chế độ hoa hồng chiết khấu thanh toán, mức thưởng nếu tiêu thụ đạt mức chỉ tiêu đặt ra. Coi việc chăm sóc đại lý là một trong những chính sách chiến lược để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng lượng khách hàng, tăng thị phần, và đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm. -Mặc dù Công ty đã có chiến lược xây dựng nhãn hiệu cho sản sản phẩm sản xuất của Công ty. Nhưng chiến lược cụ thể xây dựng thương hiệu cho cả Công ty. Chiến lược xây dựng nhãn hiệu cho từng loại sản phẩm không phát huy hết tiềm lực của Công ty. Công ty nên xây dựng thương hiệu chung cho toàn bộ Công ty và củng cố và phát triển thương hiệu chung đó. Như vậy, sẽ thu hiệu quả cao hơn, gặt hái nhiều thành công hơn trong cạnh tranh và hội nhập. Hiện nya trong cơ chế thị trường có trăm người bán vì vậy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu và không ngừng củng cố thương hiệu của mình. -Còn một thực trạng đáng lưu tâm nữa là: Tuy doanh thu và lợi nhuận tiêu thụ của Công ty có tăng hơn năm trước, nhưng tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm ở các năm gần đây. - Do khâu tiêu thụ không hoàn thành kế hoạch dẫn tới doanh thu giảm kéo theo lợi nhuận giảm theo và chế độ với người lao động trong Công ty không được đảm bảo. Điều này phần nào ảnh hưởng tới thái độ làm việc, lao động tính gắn bó với Công ty. ChươngIII GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRUNG ƯƠNG VILICO I MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NĂM 2006 1. Mục tiêu Với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại nhập từ Hà Lan công suất 20 tấn/h. Với đội ngũ nhân viên có trình độ cao Công ty hoàn toàn có thể tin tưởng vào thế mạnh đó của mình. Mục tiêu Công ty thức ăn chăn nuôi Trung Ương VILICO đề ra năm 2006 là: Đạt mức tăng 8-10%/năm Ngoài ra, Công ty còn đặt ra một số chỉ tiêu về phong trào: giữ vững phong trào và danh hiệu thi đua. Quan tâm hơn nữa tới đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ nhân viên trong Công ty nhằm xây dựng Công ty trở thành một mái nhà chung của toàn thể cán bộ, nhân viên, lao động trong Công ty. Tao sức mạnh tổng hợp, sức mạnh nội lực trong Công ty. 2. Phương hướng -Tiếp tục giữ vũng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giữ cho được khách hàng truyền thống, tập trung thị trường thức ăn chăn nuôi Miền Bắc. Đồng thời thực hiện mở rộng thị trường thông qua việc thành lập thêm các chi nhánh hay đại lý của Công ty ra các tỉnh, thành trong cả nước. Phấn đấu năm tới đua sản phẩm vào tỉnh miền Nam vì đây là thị trường tiềm năng rất lớn, nơi tập trung các hoạt động chăn nuôi quy mô tập trung trang trại lớn, nơi cần lượng thức ăn chăn nuôi tương đối lớn. -Huy động nguồn lực, tiếp tục mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm thức ăn chăn nuôi không chỉ cho gia súc, gia cầm mà cho các loại vật nuôi khác. Thị trường thức ăn chăn nuôi cho thuỷ cầm hiện nay đang là một thị trường mở ra cơ hội mới để khai thác. -Xây dựng mối qua hệ tốt với các bạn hàng, để ký kết hợp đồng kinh tế thu lợi cho doanh nghiệp. Chú trọng vào hợp đồng thu mua nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất. nhằm hạ giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi. -Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện đúng kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt tuân thủ quy định không dùng hooc mn tăng trưởng theo như đã cam kết với Hiệp Hội Thức ăn chăn nuôi. -Bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý để đáp ứng với yêu cầu của sản xuất, quản lý và nền kinh tế thị trường. Công ty chăn nuôi Trung ương VILICO là một doanh nghiệp nhà nước. Dựa trên những mục tiêu phương hướng đề ra. Công ty có kế hoạch cụ thể tiêu thụ sản phẩm cho năm 2007 như sau: Bảng 11: Kế hoạch tiêu thụ thức ăn chăn nuôi năm 2007 Tên sp Tổng (ngàn tấn) Đvị trực thuộc Thị trường tự do Gia súc Gia cầm Gia súc Gia cầm Thuỷ cầm Loại khác 1. Đậm đặc 2.860 0 275 1.980 550 0 55 2. Hỗn hợp 27.400 660 2.150 8.300 8.750 7.150 1.210 Tổng 30.260 600 2425 10.280 9300 7.100 1.150 Nguồn: Phòng Kế hoạch -Sản lượng thức ăn chăn nuôi dự kiến tiêu thụ 30.260 ngàn tấn, thị trường tiêu thụ thức ăn của Công ty khoảng 90% bán ra thị trường tự do và 10% bán qua các Công ty, Xí nghiệp trực thuộc, đại lý của Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam: Bảng12: Kế hoạch số lượng về kinh doanh nguyên liệu Công ty 2006 TT Tên nguyên liệu ĐV Số lượng 1 Ngô hạt Tấn 1.650 2 Sắn Tấn 1.100 3 Cám mỳ Tấn 550 4 Bột cá Tấn 550 5 Khô đỗ tương Tấn 3.300 6 Methyonine Tấn 55 7 Lysne Tấn 55 8 Thuốc thú y các loại Triệu 550 Bảng13: Kế hoạch số lượng về tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi năm 2006 TT Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số Trong đó Lông màu trắng Gà giống lông màu 1 Số mái đẻ bình quân con 15.400 8800 6600 2 Tổng số trứng đẻ quả 2464000 1.280.000 960.000 3 Trứng giống tống số quả 2.128.000 1.216.000 912.000 4 Gà con con 1.596.000 912.000 684.000 II GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TYTHỨC ĂN CHĂN NUÔI VILICO Qua thời gian thực tập tại Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương ViLiCo với sự tìm tòi của bản thân và sự hướng dẫn của các cô, chú ở các phòng ban liên quan. Em thấy tuy có nhiều cố gắng nhưng công tá tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn là một vấn đề nan dải đặt ra. Để đạt được kết quả trong tiêu thụ sản phẩm như mong muốn hoàn thành mục tiêu đề ra Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau: 1.Giải pháp dài hạn 1.1 Xây dựng thương hiệu cho Công ty Thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ thiết kế…hoặc tập hợp các yếu tổ trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một người hay nhóm người bán với hàng hoá dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”.Theo Hiệp Hội Hoa Kỳ Mục đích của xây dựng thương hiệu là làm cho một sản phẩm hay dịch vụ của một Công ty trở nên khác biệt một cách độc đáo so với những sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh khác. Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình doanh nghiệp thực hiện để truyền hình ảnh của mình tới tâm trí khách hàng. Nó vai trò quan trọng vì thành công trong xây dựng thương hiệu cungc chính là thành công trong kinh doanh. Trong xu thế cạnh tranh hội nhập thì doanh nghiệp kinh doanh bất kể trong lĩnh vực nào công nghiệp, nông nghiệp, hay dịch vụ cũng cần quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, hay doanh nghiệp mình. Đối với các Công ty, thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Về cơ bản, thương hiệu đáp ứng mục đích nhận diện để đơn giản hoá việc xủ lý sản phẩm hoặc truy tìm sản phẩm cho công ty. Về mặt hoạt động thương hiệu giúp tổ chức kiểm kê, tính toán và thực hiện ghi chép khác. Thương hiệu cho phép công ty bảo vệ hợp pháp những đặc điểm, đặc trưng riêng có của sản phẩm. Thương hiệu có thể được bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ, đem lại tư cách hợp pháp cho người sở hữu thương hiệu. Hiện nay ở Công ty thức ăn chăn nuôi Trung Ương ViLiCo đã dựng một số thương hiệu sản phẩm sản xuất như: Sản phẩm công ty với thương hiệu đã đăng ký bảo hộ:Trâu Vàng mã hiệu chữ T, Kim Ngưu mã hiệu chữ K, Ngọc Hồi mã hiệu chữ N, Fizi mã hiệu chữ F, Vilico mã hiệu chữ V. Nhưng thương hiệu này chưa được phổ biến. Theo em Công ty nên xây dựng thương hiệu chung cho tất cả sản phẩm của Công ty. Như vậy sẽ có hiệu quả hơn và dễ dàng thuật tiện cho công tác đăng ký, kiểm tra, thuận lợi trong phát triển chiến lược thương hiệu. Như tình trạng hiện nay đăng ký nhiều thương hiệu nhưng nguồn lực Công ty hạn chế thì mức độ nổi tiếng của sản phẩm Công ty trên thị trường hầu như không có. Ngoài ra, bên cạnh việc đa dạng hoá sản phẩm Công ty nên tập trung nguồn lực vào sản phẩm chính thực hiện cho thật tốt sản phẩm chính này gây dựng lòng tin với khách hàng sau đó thực hiện mở rộng sản phẩm sau. 1.2 Chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Để phát triển doanh nghiệp lâu dài bền vững thì bên ngoài việc thực hiện khâu hoạt động kinh doanh thật tốt thì doanh nghiệp hay công ty không thể không xây dựng cho mình một chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng tương lai phát triển của doanh nghiệp có chuẩn bị cũng như cách thức thực hiện nhằm đưa tới hiệu quả nhất định. Chiến lược kinh doanh có thể là chiến lược ngắn hạn, dài hạn, trung hạn tuỳ vào công việc hay mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Xây dựng chiến lược kinh doanh tốt là cơ sở, định hướng tốt cho doanh nghiệp. Hiện nay ở Công ty việc hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty do phòng Kế hoạch thực hiện. Thực tế cho thấy Công ty chưa có chiến lược cụ thể dài hạn cho phát triển của mình. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định cho quá trình sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư cho các bộ phận khác của các kế hoạch sản phẩm sản xuất, kế hoạch tiền lương, kế hoạch lao động… 1.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ Thị trường là đối tượng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của bất kỳ một cơ sở sản xuất kinh doanh nào. Vì vậy mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bên cạnh thực hiện tốt các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Thì phải tìm các biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Thị trường của Công ty hiện nay nay chủ yếu là khu vực Miền Bắc. Hiện nay Công ty đã đặt đại lý trực thuộc tại hơn 20 tỉnh Thành Miền Bắc. Nhưng thực tế hiện nay do chăn nuôi trong nước gặp khó khăn. Cộng thêm đặc điểm của chăn nuôi khu vực tỉnh miền Bắc là chăn nuôi quy mô nhỏ. Hình thức chăn nuôi hộ gia đình là chủ yếu. Hình thức trang trại có nhưng quy mô nhỏ, phân tán. Do vậy theo em trước hết Công ty vẫn tiếp tục củng cố thị trường này. Vì đây là thị trường Công ty có lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí lưu thông, thu hồi vốn nhanh chóng…Nhưng Công ty hướng tới thị trường mới thị như khu vực miền Đông Nam Bộ. Đây là khu vực chăn nuôi quy mô lớn tập trung, sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng cho Công ty nếu xâm nhập thành công. 2. Giải pháp ngắn hạn 2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Thị trường là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại thìbnả thân doanh nghiệp hiểu cơ chế thị trường, vận động của thị trường. Các quy luật của thị trường như quy luật cạnh tranh, Quy luật cung cầu, giá cả… Nghiên cứu thị trường là hoạt động tiên phong và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quá trình tiêu thụ sản phẩm của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nghiên cứu thị trường phải là nhiệm vụ tiên phong đầu tiên mà Công ty cần phải làm. Quan niệm tiêu thụ sản phẩm đi trước một bước thước cả khâu sản xuất sản phẩm, để thực hiện sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất bán cài mình có. Tuy hiện nay ở Công ty có phòng thương mại thực hiện công việc nghiên cứu thị trường. Song hoạt động của phòng thương mại thực sự chưa đem lại hiệu quả cao. Nhân viên Thương mại chưa thực sự có chuyên môn nghiệp vụ, và tận tâm tận lực với nghề. Hoạt động của nhân viên thương mại là rất vất vả, phải đi nhiều hoạt động tích cực năng động, sáng tạo rất tiếc đội ngũ nhân viên thương mại ở Công ty năng lực hạn chế. Với nghiên cứu thị trường trước hết Công ty thành lập đội ngũ nhân viên thương mại tốt, hoạt động thực sự có hiệu quả. Mục đích của nghiên cứu thị trường là tìm đối tác, tìm bạn hàng cho nên mọi cố gắng của đội ngũ nhân viên đều phải nhằm vào mục đích này. Để tìm bạn hàng tìm đối tác Công ty thực hiện nghiên cứu thị trường mà cụ thể là nghiên cứu: Nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu cung cầu sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên thị trường, nghiên cứu môi trường cạnh tranh. Phải tiến hành nghiên cứu thị trường một cách nghiên túc thu thập số liệu tin cậy và coi đây là căn cứ quan trọng nhất cho việc ra quyết định chiến lược, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho Công ty. 2.2 Chiến lược sản phẩm Về chủng loại Thức ăn: hiện Công ty đang có các chủng loại:Thức ăn đậm đặc, Thức ăn hỗn hợp dạng viên, thức ăn hỗn hợp dạng bột.Thức ăn đậm đặc chủ yếu dành cho lợn, gia cầm.Thức ăn hỗn hợp dạng bột và viên được dùng cho lợn, gia cầm, thuỷ cầm và một số gia súc khác. Công ty đang quan tâm hướng đi mới là sản xuất thức ăn cho thuỷ cầm và các loại chim cảnh, chứ không như hiện nay sản xuất thức ăn cho gia súc gia cầm vẫn là chủ yếu. Hiện nay sản phẩm của Công ty Sản phẩm công ty với thương hiệu đã đăng ký bảo hộ:Trâu Vàng mã hiệu chữ T, Kim Ngưu mã hiệu chữ K, Ngọc Hồi mã hiệu chữ N, Fizi mã hiệu chữ F, Vilico mã hiệu chữ V. Về sản phẩm chăn nuôi -Trứng giống và con các loại: +Giống ROSS 308 BM +Giống SASO BM +Giống ISA -Gà giống, thịt gà các loại, trứng thương phẩm… Về dịch vụ nguyên liệu thức ăn gia súc +Khô đỗ tương +Ngô hạt + Bột cá + Các loại khoáng vi lượng… Trong Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng lớn và trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thì thức ăn cho gia súc và gia cầm chủ yểu. Nhưng với nguồn lực hiện có Công ty hoàn toàn có thể đa dạng hoá về chủng loại của sản phẩm. Riêng đối với sản phẩm thức ăn có thể mở rộng sản phẩm sang sản phẩm thức ăn cho thuỷ cầm vì hiện nay chăn nuôi vịt, ngan ngỗng cũng khá phổ biến. Và phát triển sản phẩm thức ăn cho các loại chim cảnh, cá cảnh. Đây là thị trường mới đầy tiềm năng. Lọi thế Công ty gần nôị thành đây có thể là hướng đi mới mà Công ty có thể xem xét. 2.3 Chiến lược giá Đối với doanh nghiệp, dù hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nào trong điều kiện kinh tế thị trường thì giá cả sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Bởi giá là yếu tố trực tiếp tạo nên doanh thu và lợi nhuận thực tế cho doanh nghiệp. Việc xác lập một chính sách giá hợp lý là điều kiện quan trọng để dẫn tới thành công của Công ty không chỉ trong tiêu thụ sản phẩm mà giành lợi thế lớn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Giá ảnh hưởng trực tiếp tới cung cầu sản phẩm hàng hoá dịch vụ trên thị trường. Do vậy mà giá có ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Vẫn biết xu thế cạnh tranh hiện nay là chuyển sang xu thế cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ nhưng giá là yếu tố quan trọng để khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp hay không? Sản phẩm của Công ty là sản phẩm thức ăn chăn nuôi khách hàng của Công ty là hộ chăn nuôi, họ làm sao giảm thiểu tối đa chi phí để thu lợi nhuận. Do vậy và chiến lược giá còn phát huy tác dụng lớn Việc trước tiên Công ty cần làm dó là đưa ra các biện pháp nhằm hạ thấp chi phí như các chi phí cố định, vận chuyển, thu mua, bốc xếp, giá mua nguyên liệu đầu vào nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm thức ăn. Ngoài việc thực hiện các biện pháp hạ giá thành sản phẩm Công ty nên thực hiện các biện pháp sau để hoàn thiện chính sách giá. -Kiểm tra xem xét lại những nhân tố về tổ chức vì đây cũng là nhân tố bên trong quan trọng ảnh hưởng tới giá sản phẩm sản xuất. -Thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tình hình khấu hao tìa sản cố định, mức tiêu hao nguyên vật liệu để có phương pháp tính giá thành hợp lý. -Xây dựng kế hoạch định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tổ chức kiểm tra sát sao tình hình thực hiện để có hướng xử lý kịp thời. -Triệt để thực hiện chính sách tiết kiệm trong toàn Công ty. -Thực hiện giảm giá, triết khấu giá cho các đại lý và khách hàng mua với số lượng lớn. Thực hiện các biến pháp chăm sóc khách hàng như: tổ chức các buổi nói chuyện hội thảo về dinh dưỡng vật nuôi và khuyến khích hộ, trang trại sử dụng sản phẩm hiệu quả, đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả cao nhất. -Xây dựng chính sách giá hợp lý với các sản phẩm như: Giữ giá và từng bước nâng cao chất lượng hoặc giữ nguyên sản lượng thực hiện chính sách cạnh tranh giá. -Coi trọng khâu định giá ban đầu của sản phẩm vì nó có vai trò quan trọng đối với cả người quản lý và người tiêu dùng. Nếu giá được định quá cao thì sản phẩm không tiêu thụ được và ngược lại giá thấp khiến thu nhập từ mỗi đơn vị sản phẩm sẽ thấp. 2.4 Mở rộng kênh phân phối sản phẩm Kênh phân phối hàng hoá là tập hợp các doanh thể gắn kết với nhau trong tổ chức kinh doanh dịch vụ đưa hàng hoá từ người sản xuất tới khách hàng. Kênh phân phối nằm giữa khách hàng và người sản xuất gồm có các nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhà phân phối…Vai trò chính của kênh phân phối là làm cho sản xuất và tiêu dùng gặp nhau, cung cầu phù hợp một cách trạt tự và hiệu quả. Chức năng cơ bản của kênh phân phối là làm cho dòng chảy hàng hoá sản phẩm và dịch vụ từ người sản xuất tới tiêu dùng cuối cùng thông suốt. Hiện tại Công ty đang thực hiện kênh phân phối trực tiếp qua các đại lý sau tới tay người tiêu dùng. Kênh này đơn giảm tiết kiệm chi phí lưu thông vận chuyển. Nhưng với việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ Công ty cần phải thực hiện kết hợp các kênh phân phối khác nhau để thực hiện tiêu thụ sản phẩm hịệu quả cao nhất. Trong lựa chọn kênh phân phối cần: -Căn cứ vào thị trường -Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm của Công ty -Nắm rõ khả năng tiêu thụ, đặc điểm thái độ của các trung gian -Cần tìm hiểu kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh 4.5 Hoạt động hỗ trợ xúc tiến Hoạt động hỗ trợ xúc tiến là một trong những hoạt động quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm.Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp hiện nay xu hướng chuyển sang cạnh tranh về chất lượng và các dịch vụ chăm sóc khách hàng, làm cho khách hàng thoả mãn tối đa nhu cầu của mình. Chính vì vậy mà hoạt động hỗ trợ xúc tiến ngày càng đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. hoạt động hỗ trợ thực hiện thông qua các hình thức hỗ trợ, thực chất của các hình thức này là sự khách nhau trong cách tiếp cận khách hàng và thuyết phục khách hàng. Và Công ty không nằm ngoài con số các doanh nghiệp đó. Hiện nay, Công ty chỉ duy nhất hình thức bán hàng trực tiếp cho các đại lý là chính ngoài ra có in kèm một số thông tin để quảng cáo. Hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty tương đối mờ nhạt, chưa được chú trọng quan tâm nên việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Theo em Công ty nên chú trọng hơn nũa vào hoạt động xúc tiến bán hàng. Như thực hiện quảng cáo rộng rãi sản phẩm qua báo, đài và các phương tiện truyền tin khác. Xác định mục tiêu quảng cáo, nội dung quảng cáo, ngân sách quảng cao…phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài việc quảng cáo Công ty nên thực hiện các hoạt động tuyên truyền sản phẩm tới công chúng, khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Thông qua tổ chức các buổi tư vấn kỹ thuật chăn nuôi và sử dụng sản phẩm Công ty thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi. Công ty cần chú trọng tới công tác bán hàng trực tiếp như chính sách khuyến khích các đại lý của Công ty thông qua chế độ hoa hồng cho các đại lý, thiết chặt hơn nữa quan hệ đại lý với Công ty. Ngoài ra, Công ty nên xem xét mở của hàng bán hàng và giới thiệu sản phẩm trực tiếp ngay khu vực sản phẩm của Công ty. Vì hiện nay Công ty chưa có của hàng giới thiệu sản phẩm trực tiếp nào. 4.5 Phân tích đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tìm ra mặt làm được và chưa làm được để đề ra các giải pháp khắc phục và phát huy điểm mạnh tích cực trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá, phân tích hoạt động tiêu thụ tìm ra nguyên nhân dẫn tới hoạt động tiêu thụ chưa hoàn thành kế hoạch rồi tìm ra giải pháp khắc phục tháo gỡ khó khăn tồn đọng chưa được giải quyết. Hiện nay, tại Công ty do chưa làm tốt công tác phân tích đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm một cách đúng đắn do vậy mà chưa cải thiện được tình hình khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Do vậy, theo em Công ty nên chú trọng hơn nữa tới việc phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm một cách nghiêm túc và tìm cách khắc phục tình trạng hiện nay trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nên tập trung vào đánh giá phân tích: tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng, doanh thu từ hoạt động tiêu thụ, tổng mức lưu chuyển hàng hoá, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ. 3. Điều kiện thực hiện các giải pháp trên. Trên là một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với Công ty thức ăn chăn nuôi Trung Ương ViLiCo. Nhưng những giải pháp này chỉ mang tính định hướng và gợi ý cho sự phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm có rất nhiều yếu tố tác động có cả yếu tố bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp. Do vậy, để đẩy nhanh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cần phải có một số điều kiện sạu: 3.1 Về phía Công ty Khi thực hiện các giả pháp trên Công ty sẽ gặp một số khó khăn. Vấn đề cơ bản với Công ty là phải giải quyết hài hoà các mối quan hệ, tạo ra sự thống nhất nội bộ, bảo đảm điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty tôi có một số kiến nghị sau: -Thứ nhất, Công ty nên hoàn thiện hơn nữa bộ máy tổ chức quản lý. Trong cơ cấu của bộ máy quản lý của Công ty còn chồng chéo chưa gọn nhẹ linh hoạt. Công ty nên xây dựng cho mình một bộ máy quản lý hoàn thiện và khoa học nhằm thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Công ty nên xem xét lại nhân sự phòng thương mại để phòng hoạt động hiệu quả hơn. -Thứ hai, ban lãnh đạo trong Công ty cần phải tạo ra bước ngoặt mới có tính chiến lược đột phá để đưa Công ty bứt phá, đạt hiệu quả cao hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Điều này đòi hỏi phải có đội ngũ lãnh đạo sáng suốt, năng động nhạy bén với biến động của cơ chế thị trường. -Thư ba, Công ty cần xem xét lại chế độ đối với người lao động như chế độ về tiền lương, thưởng, trợ cấp và các chế độ khác để đảm bảo tốt hơn nữa đời sống về vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Làm cho người lao động thực sự yên tâm làm việc, công tác và gắn bó lâu dài với Công ty. -Thứ tư, Công ty nên thực hiện tốt các nội dung của tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh hơn nữa các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty. -Thứ năm, đẩy mạnh nghiên cứu, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm của Công ty. Coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.2 Về phía các cơ quan cấp trên Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi là ngành có quan hệ trực tiếp gắn bó mật thiết tới ngành chăn nuôi một trong hai ngành cơ bản của nền nông nghiệp Việt Nam. Do vậy để ngành chăn nuôi phát triển thì Nhà nước cần có một số giải pháp phát triển ngành sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi tạo điều kiện thúc đẩy phát triển của ngành chăn nuôi trong nước phát triển theo. -Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ với nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì thực tế hiện nay trong ngành thức ăn chăn nuôi là chí phí cho nguyên vật liệu đầu vào khá cao dẫn tới giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi cao điều này tác động tới ngành chăn nuôi làm giá thành sản phẩm chăn nuôi cao khó có khả năng cạnh tranh được với sản phẩm chăn nuôi ngoại nhập. Do vậy Nhà nước nên có chính sách thuế hợp lý đối với các nguyên liệu đầu vào của ngành sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi. -Nhà nước cũng cần có kế hoạch chiến lược quy hoạch vùng trồng loại cây làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như đỗ tương, ngô, các loại đậu khác. Vì thực tế hiện nay giá các loại nguyên liệu này ngày càng có xu hướng tăng lên, nếu như chúng ta không chủ động được nguyên liệu sẽ dẫn tới ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi chỉ là ngành gia công lợi nhuận thấp và phụ thuộc bên ngoài, rủi ro kinh doanh cao. -Nhà nước cũng cần có biện pháp khuyến khích hỗ trợ để ngành chăn nuôi trong nước phát triển theo hướng tập trung quy mô lớn, chăn nuôi theo hình thức trang trại, thành lập hợp tác xã chăn nuôi. Có như vậy thì sản phẩm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi mới có thị trường vì chăn nuôi có phát triển thì thức ăn chăn nuôi công nghiệp mới được sử dụng phổ biến. -Riêng đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT đơn vị chủ quản trực thuộc cần tạo mọi điều kiện để Công ty có những thông tin cần thiết, về thị trường, về ngành chăn nuôi để Công ty có thêm căn cứ trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. KẾT LUẬN Hiện nay khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cơ hội mới và thách thức mới. Doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh để tồn tại không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với bên ngoài. Hoạt động sản xuất kinh doanh là một quá trình phức tạp nhiều khâu có mắt xích liên kết với nhau. Kết quả của khâu này có ảnh hưởng trực tiếp tới các khâu khác. Trong kinh doanh việc sản xuất ra sản phẩm đã khó nhưng việc tiêu thị sản phẩm còn khó khăn hơn nhiều. Khâu tiêu thụ sản phẩm tìm hiểu nghiên cứu trước khi sản xuất ra sản phẩm. Công ty thức ăn chăn nuôi Trung Ương ViLiCo là doanh nghiệp Nhà nước đang trong quá trình cổ phần hoá. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã đạt được những thành tựu to lớn. Bên cạnh đó còn có rất nhiều khó khăn cần giải quyết trong đó có khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình thực tập ở Công ty với sự sự tìm hiểu của bản thân cùng sự giúp đỡ của các cô chú của các phòng ban trong Công ty em đã đi sâu tìm hiểu về vấn đề tiêu thụ sản phẩm của Công ty và đưa ra một số giải pháp đối với vấn đề tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Hy vọng tài liệu nghiên cứu này sẽ phần nào giải quyết những khó khăn mà hiện nay Công ty đang gặp phải trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Rất có thể bài viết này còn nhiều hạn chế thiếu xót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thấy cô trong khoa kinh tế Nông nghiệp &PTNT cùng các cô chú ở các phòng ban trong Công ty để đề tài thực tập này hoàn thiện và có tính khả thi. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế và quản lý thương mại dịch vụ-NXB thống kê 2004 Giáo trình Marketing nông nghiệp- Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp-Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT Giáo trình quản trị tiêu thụ sản phẩm – Khoa kinh tế thương mại Marketing căn bản-NXB thống kê Báo cáo tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2006 Danh sách đại lý hoạt động kênh phân phối của Công ty Kế hoạch sản xuất-tiêu thụ sản phẩm của Công ty Webside: Bộ Nông nghiệp, Viện chăn nuôi, thương hiệu Việt… Các bài viết trên Tạp chí Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam. Và một số tài liệu tham khảo khác. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32090.doc
Tài liệu liên quan