Chuyên đề Một số giải pháp về AT-VSLĐ

Công ty cơ khí Hà Nội chuyên sản xuất các loại máy móc công cụ nên trong quá trình sản xuất luôn phát sinh các yếu tố nguy hiểm có hại đe dọa đến sức khoẻ người lao động. Nhận thức được tầm quan trong phải làm công tác bảo hộ lao động, mọi cán bộ công nhân viên của công ty đều được cảnh báo “ở đâu có sản xuất ở đó có xuất hiện các yếu tố độc hại và nguy hiểm” do vậy công tác bảo hộ lao động đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần không nhỏ vào việc ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đây cũng là mục tiêu của công tác bảo hộ lao động. Tuy vậy công ty vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: người lao động chưa thực hiện triệt để các nội dung về bảo hộ lao động, công nhân vẫn còn làm theo thói quen. Như vậy để nâng cao hiệu quả thức hiện công tác bảo hộ lao động thì phải nâng cao hơn nữa hoạt động của bộ máy tổ chức. quản lý công tác bảo hộ lao động tại công ty cơ khí Hà Nội. Để thức hiện công tác bảo hộ lao động ngoài việc phối hợp với ban lãnh đạo công ty để xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động và chương trình huấn luyện AT-VSLĐ. Hội đồng bảo hộ lao động còn phải thường xuyên kiểm tra an toàn ở tất cả các lĩnh vực thuộc công ty, kiểm tra đôc đốc việc cấp phát và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Đồng thời kết hợp với việc huấn luyện, tuyên truyền về AT-VSLĐ cho người lao động hiểu để tránh các yếu tố nguy hiểm có hại. Qua đợt thực tập tại công ty cơ khí Hà Nội, em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo Nguyễn Đức Trọng cùng với các thầy cô trong khoa Bảo hộ lao động, sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng Tổ chức và ban Bảo hộ lao động của công ty. Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ hiểu biết cũng như chuyên môn kinh nghiệm còn nhiều hạn chế. Do vậy bản báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn nữa.

doc58 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp về AT-VSLĐ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n về BHLĐ 32.500 1 Huấn luyện AT-VSLĐ, PCCN Toàn Công ty 1200 24.000 TTBHLĐ Đơn vị Quý I 2 Huấn luyện cho công nhân làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ Toàn Công ty 200 4.000 TTBHLĐ TTBHLĐ Quý I 3 Mua tài liệu, tranh cổ động Toàn Công ty 1.000 TTBHLĐ Mua ngoài Quý I 4 Thưởng trong công tác AT-VSLĐ Toàn Công ty 3.500 TTBHLĐ Đơn vị Tháng 3 Tổng cộng 2.989.600 (Hai tỷ chín trăm tám mươi chín triệu sáu trăm nghìn đồng) 2. thực trạng về đklđ và tìng hình tnlđ-bnn trong sx 2.1. Đklđ, cơ sở vật chất, nhà xưởng của công ty Cũng như các ngành cơ khí khác, điều kiện lao động tại công ty cơ khí Hà Nội nặng nhọc, từ khâu tạo phôi ban đầu đến trong quá trình gia công và ra thành phẩm đều đòi hởi phải có sự thao tác của công nhân. Mặt khác các thiết bị máy móc của công ty do Liên xô trang bị từ năm 1958 đều đã qua sửa chữa nhiều, thiếu cơ cấu an toàn, nhà xưởng bị xuống cấp nhiều như mặt bằng nhà xưởng, các hệ thống thông gió… Môi trường lao động tại công ty có nhiều tiếng ồn, đặc biệt là ở phân xưởng rèn, dập. Các loại bức xạ nhiệt ở các phân xưởng nấu gang, nhiệt luyện. lò hồ quang… Nhưng bên cạnh đó không gian làm việc tại các phân xưởng khá rộng và trong quá trình thiết kế, xây dựng công ty đã chú trọng đến lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên. Hơn nữa tại mỗi vị trí làm việc của công nhân, công ty đều bố trí một máy quạt . 2.2 Tình hình TNLĐ - BNN và các giải pháp khắc phục. Mục tiêu của công tác an toàn vệ sinh lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng tốt hơn, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm bảo đảm an toàn, sức khoẻ và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất do những nguyên nhân chủ quan, khách quan của người lao động và của người sử dụng lao động nên tai nạn lao động vẫn xẩy ra, gây tổn thương không nhỏ về người và tài sản. Khi tai nạn lao động xẩy ra thì việc khai báo, điều tra, xác định rõ nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục là một nội dung quan trọng trong công tác an toàn lao động. Tại điều 108 Bộ luật lao động đã sửa đổi bổ sung năm 2002 đã quy định: “Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi che dấu, báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”. Thực hiện quán triệt nội dung trên và theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN, ngày 26/3/1998 về khai báo và điều tra tai nạn lao động, khi có tai nạn lao động xẩy ra ban Bảo hộ lao động của công ty thành lập đoàn điều tra bao gồm: cán bộ chuyên về bảo hộ lao động, đại diện của công đoàn công ty, đại diện phòng y tế. Để hạn chế và giảm thiểu tai nạn lao động, việc đầu tiên là phải tổ chức rút kinh nghiệm nhằm tìm ra đúng nguyên nhân, trên cơ sở đó xác định các biện pháp tương ứng để ngăn ngừa tai nạn lao động tái diễn hoặc tương tự. Làm tốt công tác huấn luyện, tuyên truyền cho người lao động thấy rõ được hậu quả do tai nạn lao động gây ra, chấp hành đúng các quy trình, quy phạm trong vận hành và sửa chữa các thiết bị máy móc. Đôn đốc và nhắc nhở người lao động nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và kỷ luật lao động do công ty đề ra và những điều trong Bộ luật lao động (đã được ghi trong nội dung huấn luyện cho người lao động). Bên cạnh đó về phía công ty phải thực hiện đầy đủ 7 nghĩa vụ của mình đã được ghi trong mục III, chương IV của Nghị định 06/CP, phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động như: mũ, gang tay, ủng, mặt nạ phòng độc, kính che mặt…, đầu tư để lắp đặt các cơ cấu an toàn phòng ngừa tai nạn lao động. Trong các lần khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, công ty tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và đã phát hiện được một số loại bệnh như: bệnh bụi phổi silic, người mắc bệnh này chủ yếu là người lao động làm tại phân xưởng đúc nơi có nồng độ nhiễm bụi silic cao, vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhiều lần; bệnh điếc nghề nghiệp… Với những công nhân mắc bệnh nghề nghiệp ở mức độ nhẹ, công ty đã bố trí, sắp xếp hoặc chuyển sang công tác khác để tránh cho người bệnh tiếp xúc với yếu tố gây bệnh và để hạn chế sự phát triển của bệnh. Trong những trường hợp nặng hơn công ty đã có những chế độ điều trị, điều dưỡng, lập danh sách để theo dõi và là căn cứ để được hưởng các chế độ đối với người mắc Bệnh nghề nghiệp. Bảng các chỉ tiêu về Bảo hộ lao động TT Các chỉ tiêu về Bảo hộ lao động số liệu 1 Lao động: Tổng số lao động + Số lao động nữ + Số lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Số lao động nữ 976 243 302 43 2 Tai nạn lao động: Tổng số vụ tai nạn lao động Số vụ có người chết Tổng số người bị tai nạn lao động Số người chết vì tai nạn lao động Trong đó : Lao động nữ Số người bị suy giảm 31% sức lao động trở lên Chi phí bình quân/ 1 vụ tai nạn lao động chết người Thiệt hại do tai nạn lao động Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động Số người phải nghỉ mất sức về hưu trước tuổi vì TNLĐ 07 0 07 0 0 0 0 0 334 0 3 Bệnh nghề nghiệp: - Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp Trong đó nữ: - Số ngày công nghỉ vì bệnh nghề nghiệp - Số người phải nghỉ mất sức về hưu trước tuổi vì BNN 58 12 1204 0 4 Huấn luyện: - Số người lao động được huấn luyện về bảo hộ lao động Trong đó: Số được huấn luyện lại 1072 871 5 Các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ : - Tổng số thiết bị Trong đó: - Số thiết bị đã được đăng ký - Số thiết bị đã được kiểm nghiệm và cấp phép 87 87 87 6 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: - Số giờ làm thêm bình quân/ngày - Số giờ làm thêm bình quân/ tuần - Số giờ làm thêm gình quân/năm 0,044 0,243 12,63 7 Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật: Tổng số lượt người Tỷ lệ % không thể tổ chức cho ăn uống tại chỗ phải phát hiện vật cho người lao động 62916 0% 8 Tổng chi phí cho công tác Bảo hộ lao động: Thiết bị AT-VSLĐ Quy trình, biện pháp cải thiện điều kiện lao động Trạng bị phương tiện bảo vệ cá nhân Bồi dưỡng bằng hiện vật Tuyên truyền, huấn luyện Phòng cháy chữa cháy Chi phí cấp cứu, điều trị TNLĐ, BNN - Chi phí bồi thường cho người bị TNLĐ, BNN 62.740.000 304.383.905 220.000.000 134.868.000 6.347.000 4.015.000 54.437.799 6.700.000 9 Tình hình môi trường lao động nặng nhọc, độc hại (tính theo % số người bị tiếp xúc/ tổng số lao động): Nóng quá ồn Điện từ trường Bụi 14,9 12,4 0,8 4,625 10 Kết quả phân loại sức khoẻ của người lao động: Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V 161 301 284 70 1 11 Đánh giá của doanh nghiệp về Điều kiện lao động : Tốt Trung bình Xấu Rất xấu Trung bình thực trạng của công tác bhlđ tại công ty ckhn 3.1. kỹ thuật an toàn – Phòng chống cháy nổ 3.1.1. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng Với đặc điểm các nguyên liệu trong quá trình sản xuất của công ty chủ yếu là kim loại có khối lượng lớn nên thiết bị nâng được sử dụng rộng rãi và phát huy hiệu qủa rất lớn trong việc thay thế sức lực người lao động. Thiết bị nâng có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, thiết bị nâng được xếp và loại đặc chủng trong công ty. Các loại máy nâng có trọng tải trên một tấn trước khi đưa vào sử dụng công ty đều thực hiện đăng kiểm với Bộ công nghiệp, được Thanh tra Nhà nước về AT-VSLĐ cấp giấy phép sử dụng. Đến mỗi kỳ ra hạn sử dụng công ty đều làm thủ tục xin Thanh tra Nhà nước về ATLĐ kiểm tra về tình trạng an toàn của thiết bị để tiếp tục sử dụng. Ngoài việc kiểm tra an toàn, thiết bị nâng cũng được ban Bảo hộ lao động định kỳ tổ chức theo dõi đúng với quy phạm kiểm tra an toàn TCVN 4244 – 1986 và TCVS 5863 – 1995. Công ty đã thực hiện một số biện pháp an toàn khi vận hành thiết bị nâng: Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc, các bộ phận cơ cấu, sửa chữa kịp thời khi có sự cố: cáp, bánh răng, động cơ… Thường xuyên kiểm tra độ ộn định của thiết bị. Các thiết bị đều được nối không phòng ngừa sự cố tai nạn điện khi vận hành. Khi sử dụng phải có đầy đử các thiết bị, cơ cấu an toàn cần thiết như: thiết bị khống chế quá tải, thiết bị chống xô vào tường, đèn, còi tín hiệu… Thường xuyên kiểm tra độ mòn của móc treo tải, cáp. Người lái cầu trục có tải trọng lớn hơn 1 tấn đều phải có bằng qua đào tạo đúng nghề. Khi vận hành phải có hoa tiêu hướng dẫn. Bảng phân loại thiết bị nâng theo trọng tải Số thứ tự Tải trọng (tấn) Số lượng (cái) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 1.5 2 3 3.2 5 10 15 30 50 8 12 14 8 2 17 1 2 1 1 Tổng 58 Các sự cố về thiết bị nâng cũng ít xẩy ra trong công ty, tuy nhiên cũng phải nhắc đến một số tồn tại như : xưởng gia công áp lực có chế tạo một số móc cẩu và xích nhưng qua kiểm tra chất lượng chưa được tốt. Nhiều thiết bị nâng đã quá nhiều năm sử dụng có loại sử dụng từ năm 1956 nên mọt số cơ cấu an toàn bị hỏng hoặc thiếu, nhiều ca bin, cần trục đã bị vỡ cửa kính do vậy công nhân vận hành máy rất dễ bị ngã, các biển báo thiết bị nâng vẫn còn thiếu nhiều. 3.1.2. Kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực Do trong quá trình sản xuất cần phải cát, gọt những tấm kim loại có khổ lớn để hàn và láp ghép nên thiết bị áp lực được sử dụng nhiều trong công nghệ hàn, cắt gọt kim loại. Đây là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, thiết bị áp lực được xếp vào loại đặng chủng trong công ty. Ban bảo hộ lao động của công ty luôn thực hiện việc đăng ký kiểm nghiệm và cấp giấy phép sử dụng cho toàn bộ các thiết bị này. Thợ thao tác máy nén khí, bình nén khí, hàn hơi được ban bảo hộ lao động huấn luyện và cấp thẻ an toàn cùng với việc kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nghiêm túc quy định an toàn theo các quy phạm về thiết kế thiết bị áp lực của Nhà nước (TCVN 6155-1996; 5181-1990). Với các thiết bị áp lực công ty mua trực tiếp từ bên ngoài các chai Oxy, bình , bình khí nén nên việc kiểm nghiệm an toàn các thiết bị này thuộc về nhà chế tạo, tuy nhiên khi sử dụng các vấn đề về an toàn thiết bị áp lực cho chai Oxy, bình khí nén cũng được ban Bảo hộ lao động phổ biến cho người lao động được biết. Công ty đã bố chí một phòng riêng để chứa đựng và bảo quản ngoài phân xưởng cắt, gọt và hàn kim loại để đảm bảo an toàn. Hàng ngày cán bộ chuyên trách bảo hộ lao động đến kiểm tra, giám sát các cơ cấu an toàn như van an toàn, áp kế, các mối hàn để kịp thời phát hiện sửa chữa và thay thế. 3.1.3. Kỹ thuật an toàn điện Với số lượng máy móc và thiết bị sử dụng năng lượng điện lớn như hiện nay theo ước tính bình quân mỗi tháng công ty sử dụng khoảng trên 400.000 KWh, từ đường điện cao thế 6kv. Công ty sử dụng hai trạm hạ áp phân phối trung tâm và 7 trạm phân phối khu vực cung cấp cho các phân xưởng, phòng ban trong công ty theo các cấp điện áp 380v, 220v. Điện áp sử dụng cho các đèn chiếu sáng cục bộ trên các máy là điện áp an toàn (40v,36v,26v…) do nhận thức được vấn đề do tai nạn điện gây ra là rất nguy hiểm nên công ty rất chú trọng làm tốt công tác an toàn điện. Mọi thiết bị mang điện trong toàn công ty đều được kiểm tra định kỳ(3-6-12 tháng) về độ tin cậy của các phần mang điện như cách điện, cơ cấu an toàn điện, đặc biệt là các khâu nối đất cho máy. Việc kiểm tra an toàn điện đều do phòng cơ điện tổ chức theo đúng quy trình kiểm tra, ngoài ra thợ điện thường trực tại các phân xưởng, xưởng sản xuất đều được trang bị các thiết bị bảo hộ. Cùng với việc cấp cho mỗi máy một quy trình thao tác sử dụng máy an toàn, trong đó có nội dung an toàn điện, các trang bị phương tiện an toàn điện như găng tay, ủng, ghi cách điện, bút thử điện… tất cả đều được kiểm tra định kỳ về khả năng làm việc. Mọi người lao động trước khi làm việc đều được huấn luyện nội dung an toàn điện. Trong đó phòng y tế phổ biến cách sơ cứu người bị tai nạn điện (cả với điện cao thế và điện hạ thế) đặc biệt là công nhân hàn điện, công nhân vận hành lò hồ quang phải qua kiểm tra, sát hạch và cấp thẻ an toàn. Hệ thống chống sét cho nhà xưởng được thiết kế lắp đặt ngay từ khi xây dựng nhà máy, trên cơ sở lợi dụng các kết cấu kim loại của mái, vỉ kèo, cột nhà xưởng làm cột thu dẫn sét. Hệ thống nối đất chống sét được dùng chung cho nối đất bao vệ an toàn điện cho máy, thiết bị điện theo tiêu chuẩn quy định 3.1.4. An toàn cơ khí Công ty có khoảng 600 thiết bị gia công và các thiết bị có liên quan, công nghệ sản xuất tương đối phức tạp, máy móc thiết bị nhà xưởng xuống cấp nhiều, mặt bằng sản xuất khá lớn. Do vậy có khá nhiều các yếu tố gây chấn thương, hầu hết các đơn vị sản xuất đều có các bộ phận truyền động của máy, các dụng cụ gá lắp phôi liệu, trục nối trục… Đặc biệt tại các xưởng gia công cơ khí với các máy như máy búa, máy đột dập, máy cắt tôn có hành trình nhanh, phôi và các chi tiết gia công chủ yếu là các kim loại có khối lượng lớn… mang tính nguy hiểm cao. Tại các máy cắt gọt kim loại, xuất hiện các vùng nguy hiểm do sự văng bắn của phoi trong quá trình cắt gọt ( máy phay, tiện, khoan, mài ….) có nhiệt độ cao và cạnh sắc. Tại các phân xuởng mộc mẫu và xưởng đúc công nhân thường dẫm phải đinh trần tạo khuôn đúc. Nền nhà xưởng không bằng phẳng vật liệu bừa bộn hoặc trơn do dầu tràn ra. Ban bảo hộ lao động kết hợp với phòng kỹ thuật, phòng cơ điện luôn có các nghiên cứu để nâng cấp máy, thiết bị sản xuất tăng cường năng suất và AT-VSLĐ, tuy nhiên một số máy bị thiếu, bị hỏng các cơ cấu an toàn vẫn chưa được thay thế, sửa chữa, bổ sung. Việc chấp hành nội quy an toàn cơ khí một vài nơi vẫn chưa tốt như công nhân khi thao tác các máy cắt gọt, tiện, khoan… đôi khi vẫn sử dụng găng tay bình thường. Tuy vậy, nhìn chung vấn đề đảm bảo an toàn cơ khí tại công ty được thực hiện tương đối tốt, nên ít xảy ra chấn thương do mất an toàn cơ khí. An toàn chống ngã cao: Chủ yếu là việc sửa chữa xây lắp nhà xưởng, đường dây điện (điện cao thế, hạ thế) của cán bộ công nhân ban xây dựng cơ bản và phòng cơ điện. Công nhân khi làm việc được trang bị dây an toàn, mũ bảo hiểm, tất cả được giám sát kiểm tra của cán bộ an toàn công ty. An toàn trong tổ chức sản xuất, mặt bằng nhà xưởng: Hầu hết các nhà xưởng đều có diện tích lớn, đường giao thông rộng rãi, các kho chứa và bãi để nguyên vật liệu rộng thuận tiện cho việc bốc xếp hàng hoá. Các máy móc thiết bị bố trí cách nối đi không nhỏ hơn 2,5m và cách nhau không nhỏ hơn 1m. Tuy nhiên có một số khu vực vẫn chưa đảm bảo an toàn như: đường đi phái dưới đường đi của cầu trục, bởi mỗi khi cầu trục vận hành, do tầm nhìn của người điều khiển bị hạn chế nên rất dễ dẫn đến va chạm với các thiết bị máy móc ở bên dưới, do đó mà dễ xẩy ra tai nạn lao động. 3.1.7. Công tác Phòng chống cháy nổ Song song với kế hoạch sản xuất kinh doanh thì công tác phòng chống cháy nổ để bảo vệ tài sản và con người cũng rất quan trọng, nhận định được tầm quan trọng của công tác phòng chống cháy nổ công ty đã thành lập ban Phòng chống cháy nổ. Trên cơ sở đặc thù của công ty cơ khí Hà Nội, là một đơn vị sản xuất cơ khí, đội Phòng chống cháy nổ đã lập ra kế hoạch, phương án phòng chống cháy nổ hàng năm. Từ phương án chung, tại các đơn vị đều lập ra phương án phòng chống cháy nổ riêng cụ thể cho đơn vị mình. Từ việc xác định các trọng điểm có nguy cơ xẩy ra cháy nổ cao như kho xăng dầu, xưởng mộc mẫu, phân xưởng hàn, cắt gọt kim loại… để có sự phân công lực lượng hợp lý. Tất cả các tiêu lệnh, quy định chung về phòng chống cháy nổ và các bình bọt, thùng cát được đặt tại những nơi dễ nhìn thấy, dễ lấy, gần nơi có nguy cơ phát sinh cháy. Song song với các đợt huấn luyện, tuyên truyền về công tác bảo hộ lao động, công tác phòng chống cháy nổ cũng được phổ biến rộng rãi cho mỗi cán bộ công nhân viên toàn công ty. Riêng màng lưới phòng chống cháy nổ được chú trong huấn luyện cụ thể hơn. Trong thành phần kiểm tra bảo hộ lao động tại công ty hàng quý luôn có cán bộ chuyên trách phòng chống cháy nổ. Đội phòng chống cháy nổ luôn hoạt động phối hợp với ban Bảo hộ lao động của công ty nhằm đảm bảo công tác an toàn chung của công ty. Cùng với những mặt đã đạt được, công tác phòng chống cháy nổ của công ty vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục kịp thời như: việc cung cấp nước cần đảm bảo cho các hạng nước vách tường và các ụ nước chữa cháy trong công ty có thể lấy được khi cần thiết, các trang thiết bị phòng chống cháy nổ còn thiếu chưa tương xứng với mặt bằng sản xuất lớn của công ty, tại các vị trí nguy hiểm cháy cao, các biển báo cấm lửa, báo nguy hiểm còn ít và hầu như đã mờ hết, ý thức phòng chống cháy nổ của một số cán bộ công nhân chưa cao. Nhiều năm qua trong công ty hầu như không có sự cố về thiết bị áp lực. Song hiện nay vẫn tồn tại các nguy cơ gây mất an toàn cho thiết bị áp lực như: máy nén khì làm việc trong thời gian dài, chai Oxy còn đặt trong vùng nguy hiểm cho thiết bị áp lực. 3.2. kỹ thuật vệ sinh và cải thiện Điều kiện lao động 3.2.1. Yếu tố vi khí hậu Đo nhiệt độ, độ ẩm bằn máy: HI 8564 - hãng HANA - ý. Đo tốc độ gió bằng máy đo tốc độ gió hiện số Testo - Đức. Đo ánh sáng bằng máy: HIOKI 3421- Nhật, Lutron - Đức. Bảng các thông số đo TT Điểm đo Nhiệt độ Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) ánh sáng (lux) Kết qủa đo TCCP 3733-2002/QĐ-BYT I 1 2 II 1 2 3 4 III 1 - - - - - 2 - - IV 1 2 3 V VI VII VIII Ngoài trời 10h00 (10/11/03) Xưởng gia công áp lực Vị trí búa máy Cạnh lò nung phôi Xưởng cơ khí chế tạo Giữa xưởng Cạnh máy tiện Cạnh máy phay Cạnh mát khoan Xí nghiệp đúc Phân xưởng đúc gang Sàn lò nấu Khu vực làm khuôn đúc Giữa khu vực đổ khuôn Cạnh máy phá khuôn Giữa khu vực làm sạch vật đúc Phân xưởng đúc thép Giữa xưởng Khu vực làm khuôn Xưởng cơ khí lớn Cạnh máy tiện đứng 1M – 557 Cạnh máy tiện SU 100 Cạnh máy doa Xưởng lắp ráp Giữa xưởng (khu vực sơn) Xưởng bánh răng Cạnh máy tiện bánh răng (giữa xưởng) Xưởng kết cấu thép Giữa xưởng Xưởng mộc mẫu Giữa xưởng 25,5 28,8 32,0 29,0 28,5 29,5 29,0 28,0 28,0 28,0 28,0 28,5 27,6 27,5 26,5 27,0 27,0 27,2 27,8 27,0 27,0 67,0 66,0 57,0 66,0 66,0 65,0 64,0 66,0 66,0 65,0 65,0 64,0 66,0 65,0 65,0 65,0 65,0 64,0 66,0 66,0 65,0 1,2 2,5 3,5 1,5 1,5 1,5 0,8 0,5 1,2 0,5 1,0 0,4 0,5 0,8 1,0 1,8 1,5 0,5 0,8 0,6 1,2 40 60 50 280 150 160 80 100 50 90 40 110 80 130 300 150 150 200 150 130 100 50 50 100 100 100 75 100 100 75 75 75 100 100 100 100 75 100 75 75 TCCP 3733 - 2002/QĐ - BYT 16-32 <80 0,5-1,5 Nhận xét: Tại thời điểm đo thấy: Nhiệt độ: Tất cả các mẫu đo đều có nhiệt độ nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Độ ẩm: Tất cả các mẫu đo đều có độ ẩm nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Tốc độ gió: Tất cả các vị trí sản xuất đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh về thông gió công nghiệp. ánh sáng: Có 3/20 điểm đo chưa đạt tiêu chuẩn cho phép về chiếu sáng công nghiệp. 3.2.2. Tiếng ồn trong sản xuất Đo tiếng ồn bằng máy: NL – 01A, NL – 04, RION – Nhật Bản. Bảng thông số giá trị đo TT Địa điểm đo Mức áp âm chung (dBA) Mức áp âm ở các giải tần (Hz) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 I 1 2 II 1 2 3 4 III A 1 2 B 1 2 IV 1 2 3 V 1 2 3 VI VII 1 2 3 Xưởng gia công áp lực vị trí búa máy vị trí lò rèn (cách búa máy 5m Xưởng cơ khí chế tạo Vị trí máy mài hai đá Vị tria máy phay Vị trí mát tiện 1A – 25 Vị trí máy khoan đứng Xí nghệp đúc Phân xưởng đúc gang Khu vực phá khuôn Khu vực làm sạch vật đúc Phân xưởng đúc thép Khu vực làm sạch vật đúc (thủ công) Cạnh buồng làm sạch vật đúc Xưởng cơ khí lớn vị trí máy khoan đứng Máy mài tay Khu vực máy tiện Xưởng bánh răng Đầu xưởng Giữa xưởng Cuối xưởng Xưởng kết cấu thép Giữa xưởng Xưởng mộc mẫu Vị trí máy bào Vị trí máy cưa thọc Vị trí máy cưa đĩa 101 85 95 87 88 83 92 87 85 91 84 85 82 87 85 80 80 93 90 101 60 54 47 46 51 46 60 59 51 48 48 50 48 52 50 47 46 61 57 56 73 67 65 63 65 59 72 65 61 61 57 62 56 57 55 53 52 73 73 71 77 70 72 72 74 68 81 73 68 72 68 70 67 70 67 66 63 77 76 81 82 78 77 78 79 72 88 79 70 76 77 78 73 77 76 74 69 81 79 83 89 80 79 79 85 78 87 81 71 79 78 79 76 80 79 77 75 90 86 94 90 80 80 81 78 76 87 80 73 87 80 82 79 81 77 72 74 86 84 98 86 74 77 79 72 70 84 76 71 90 73 75 71 72 70 68 70 85 82 95 73 68 71 67 65 61 78 72 69 84 66 67 63 60 57 54 55 82 77 94 TCCP 3733-2002/QĐ-BYT 85 99 92 86 83 80 78 76 74 Nhận xét: Tại thời điểm đo đạc có 11/20 mẫu đo có cường độ tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 16 dBA ở mức áp âm chung và vượt từ 1 - 19 dBA ở dải tần số 4000 Hz (dễ gây điếc nghề nghiệp). 3.2.3. Bụi trong môi trường lao động Lấy mẫu bụi toàn phần bằng giấy lọc PVC đường kính 37mm theo phương pháp 0500 của viện NIOSH - Mỹ. Cân mẫu bụi bằng cân điện tử Kern - Đức, độ chính xác 0,01mg. Đo bụi hô hấp bằng máy Personal/ DataRam - Mỹ. Bảng giá trị đo TT Điểm đo Tỉ lệ SiO2 (%) Bụi trọng lượng (mg/m3) Bụi hô hấp (mg/m3) I 1 - - - - 2 - II - Xưởng đúc Phân xưởng đúc gang Vị trí công nhân xả xỉ nồi rót Khu vực làm khuôn Khu vực phá khuôn mẫu Khu vực phun bi làm sạch vật đúc Phân xưởng đúc thép Vị trí công nhân xúc cát làm khuôn Xưởng mộc mẫu Vị trí công nhân cưa gỗ 28,0 3,65 5,25 8,3 6,8 2,85 5,65 5,2 4,85 TCVS 3733/ 2002/ QĐ - BYT Hàm lượng SiO2 trong bụi >20 - 50% Bụi gỗ (không chứa SiO2) - - 4,0 6,0 2,0 3,0 Nhận xét: Tại thời điểm lấy mẫu, nồng độ bụi trọng lượng và bụi hô hấp tại các vị trí làm khuôn, phun bi (phân xưởng đúc gang) vượt quá tiêu chuẩn 3733/ 2002/ QĐ - BYT cho phép. 3.2.4. Đo hơi khí độc: Đo bằng máy GX 86 – Nhật Bản. Bảng giá trị đo hơi khí độc TT Điểm lấy mẫu Hơi khí độc mg/m3 Khoa học kỹ thuật CO2 SO2 CO Xăng I II III Xưởng gia công áp lực Cửa lò nung phôi Xưởng đúc gang Cửa lò nấu gang Giữa xưởng Xưởng lắp ráp Bộ phận sơn 900 883 883 5,0 KPHĐ 80 TCVS cho phép 3733/ 2002/ QĐ - BYT 900 5 20 300 Ghi chú: KPHĐ - không phát hiện được. Nhận xét: Tại thời điểm lấy mẫu nồng độ các hơi khí độc đều nằm trong tiêu chuẩn vệ sinh 3733/ 2002/ QĐ - BYT. 3.2.5. Bức xạ nhiệt Bảng thông số giá trị đo TT Vị trí đo Bức xạ nhiệt 1 xưởng cán thép Lò nung phôi 1,47 2 Xưởng đúc Lò sấy khuôn Lò nấu gang Cửa lò cho nguyên liệu 1,00 2,2 3 Xưởng gia công áp lực, nhiệt luyện Lò nung phôi xưởng rèn Lò cao tần 1,87 0,8 TCVN 5508 - 1991 1,0 Nhận xét: Trừ lò sấy khuôn (xưởng đúc) do trong quá trình để nguội khuôn và lò cao tần được che kín nên có bức xạ nhịêt nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Còn tại các vị trí khác bức xạ nhiệt đều cao hơn giới hạn cho phép, nhất là tại lò nấu gang, lò nung phôi. Tuy nhiên thời gian tiếp xúc với bức xạ nhiệt ngắn (khi cho than, chọc lò, rót gang, cho nguyên liệu, lấy nguyên liệu). Để hạn chế tác động của bức xạ nhịêt, công ty đã có nhiều biện pháp cải thiện điều kiện làm việc như: đặt quạt thông gió, cung cấp nước uống, che chắn nguồn bức xạ nhiệt và cũng cần phải giảm thời gian tiếp xúc với nguồn nhiệt cho người lao động . 3.2.6. Nước sinh hoạt và nước thải Phân tích nước bằng máy: Photometer 7000 - Hãng Palaintest + Nước sinh hoạt: Mẫu tại phòng y tế công ty TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính TCVN 505 BYT - 1992, đối với đô thị Mẫu 1 CN mg/l 0,1 0,1 2 Độ cứng mg/l 500 85 3 Mn mg/l 0,1 KPHĐ 4 NO mg/l 0 0,05 5 E. Coly mg/l 0 0 6 Colyfrom mg/l 3 3 Ghi chú: KPHĐ - không phát hịên được Nhận xét: tại thời điểm lấy mẫu hầu hết các chỉ tiêu phân tích trong mẫu nước sinh hoạt nằm trong tiêu chuẩn Việt Nam cho phép. Rieng chỉ tiêu NO không đạt tiêu chuẩn cho phép. + Nước thải: Mẫu tại cống thải chung TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính TCVN 5945 - 1995 Mẫu 1 COD mg/l 100 26,8 2 CN mg/l 0,1 0,1 3 Phenol mg/l 0,05 0,05 4 Nitơ tổng mg/l 60 7,5 5 Cặn lơ lửng mg/l 100 85 6 Dầu mỡ khoáng mg/l 1,0 0,35 Nhận xét: Tại thời điểm lấy mẫu các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân Việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được thực hịên theo hướng dẫn của Thông tư 10/Bộ LĐTBXH, 28/5/1998. Thông tư quy định việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chỉ được thực hiện sau khi đã áp dụng các biện pháp về kỹ thuật AT-VSLĐ nhưng vẫn chưa loại trừ được hết các yếu tố nguy hiểm có hại. trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu qủa các tác hại của các yếu tố nguy hiểm độc hại trong môi trường lao động nhưng phải dễ dàng trong việc sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác. Phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước. Thông tư cũng nêu rõ điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đó là: Người lao động trong quá trình làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong các yếu tố sau đây là được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Tiếp xúc với các yếu tố vật lý xấu. Tiếp xúc với các hoá chất độc: Pb, Hg, axít… Tiếp xúc với các yếu tố sinh học có hại: vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Làm việc với máy, thiết bị , công cụ lao động hoặc làm việc ở vị trí tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động: trên cao, trong hầm lò… Đối tượng được trang bị đây là những người lao động làm việc trong các điều kiện có các yếu tố độc hại như ở trên; cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật thường xuyên phải đi kiểm tra hiện trường có các yếu tố nguy hiểm độc hại nêu trên; giáo viên hướng dẫn, sinh viên thực tập, học sinh học nghề, người thử việc trong những điều kiện nêu trên. Thực hiện quán triệt nội dung trên. Công ty đã trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục do Bộ LĐTBXH ban hành và theo nội dung bản kế hoạch Bảo hộ lao động do Hội đồng bảo hộ lao động công ty xây dựng cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong năm 2003 công ty đã trích 1 phần kinh phí với số tiền là 220.000.000 VNĐ để mua các phương tiện bảo vệ cá nhân cấp phát cho người lao động, sau khi đã tham khảo ý kiến của Công đoàn, Hội đồng Bảo hộ lao động công ty đã quyết định thời hạn sử dụng cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân. Hội đồng bảo hộ lao động và công đoàn công ty tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng. Đối với các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động và người lao động cùng kiểm tra để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trước khi cấp phát. 3.4. chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa Bệnh nghề nghiệp Theo định kỳ hàng năm phòng y tế của công ty tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động theo tiêu chuẩn sức khoẻ và chế độ quy định, với mục đích là đánh giá đúng thực trạng sức khoẻ của người lao động, trên cơ sở để phân loại đúng, chính xác sức khoẻ người lao động (theo quy định được chia làm 5 loại). Đồng thời để phát hiện kịp thời bệnh thông thường và bệnh nghề nghiệp để điều trị kịp thời. Từ đó có cơ sở để bố trí công việc hợp lý cho người lao động và là cơ sở để người lao động được hưởng các chế độ, chíng sách đối với người mắc bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra công ty còn có chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho công nhân lao động ngay tại chỗ làm việc hoặc trong giờ nghỉ giải lao. Bố trí thời gian lao động và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh trạng thái căng thẳng mệt mỏi, đơn điệu trong công việc. Với mục tiêu tạo ra môi trường trong sạch cho người lao động và qua đó tăng năng suất lao động cho công ty, thì việc thực hiện tốt phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp” cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với công ty. Phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp” bao gồm các nội dung sau: Hàng năm công ty tổ chức trồng cây xanh đầu năm, các đơn vị cử người trồng và chăm sóc cây, khi cây đủ đản bảo sống được thì các đơn vị bàn giao lại cho công ty. Đầu tư, cải tạo, nâng cấp các công trình và đầu tư thay thế một số trang thiết bị cũ và hư hỏng nhiều. Tổ chức làm công tác vệ sinh công nghiệp và phòng ngừa các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình sản xuất. Cải tạo, sửa chữa các hệ thống thu lại dầu thừa trên các máy công cụ. 3.5. Tổ chức tuyên truyền, huấn luyện về công tác BHLĐ Việc tổ chức tuyên truyền, huấn luyện các quy định, biện pháp AT-VSLĐ có tác dụng rất lớn đối với việc bảo đảm AT-VSLĐ trong doanh nghiệp, trong sản xuất. Bởi vì nó trang bị cho người lao động những kiến thức cần thiết về AT-VSLĐ để họ có thể tự bảo vệ mình tránh khỏi tai nạn lao động, tránh khỏi tác động xấu trong sản xuất, đồng thời có thể bảo vệ người khác tránh khỏi rủi ro nói chung. Nhưng trên thực tế hiện nay cho thấy công tác huấn luyện về AT-VSLĐ là chưa tốt vì 70% tai nạn lao động đều có nguyên nhân là do người sử dụng lao động hoặc người lao động vi phạm các quy định về AT-VSLĐ và 61,1% tai nạn lao động chết người thì cũng có nguyên nhân tương tự như trên. Nhận thức được vấn đề này Hội đồng bảo hộ lao động kết hợp với công đoàn công ty xây dựng đề cương chi tiết về công tác tuyên truyền, huấn luyện về AT-VSLĐ và yêu cầu tất cả mọi người tham gia vào trong qúa trình đều phải được huấn luyện về AT-VSLĐ, cuối mỗi đợt tập huấn có tổ chức thi sát hạch và cấp thẻ an toàn với những người đạt yêu cầu. Công tác tuyên truyền, huấn luyện được chia làm 2 loại: Với công nhân mới: công tác huấn luyện được thực hiện một cách toàn diện, kỹ hơn và được huấn luyện theo 3 bước. 1/ Huấn luyện chung tại doanh nghiệp: chung về đối tượng, nội dung, các phương pháp cấp cứu người bị tai nạn điện, công tác phòng chống cháy nổ… Sau thời gian từ 1 đến 2 ngày có kiểm tra sát hạch, nếu đạt yêu cầu thì sang bước khác. 2/ Huấn luyện tại phân xưởng: chịu trách nhiệm là quản đốc phân xưởng và kỹ thuật phân xưởng. Nội dung huấn luyện theo nghề, thời gian huấn luyện từ 1 đến 2 ngày, sau khi huấn luyện cũng phải kiểm tra sát hạch, nếu đạt yêu cầu thì sang bước sau. 3/ Huấn luyện tại nơi làm việc: vừa làm vừa trực tiếp áp dụng những kiến thức, vừa huấn luyện vừa sản xuất. Người huấn luyện là an toàn vu sinh viên hoặc công nhân bậc cao. Thời gian theo dõi từ 3 đến 4 tuần xem người công nhân có thực hiện đúng theo nội dung đã huấn luyện không. Với công nhân cũ được huấn luyện theo định kỳ, nội dung huấn luyện chủ yếu là nhắc lại kiến thức đã được huấn luyện và bố sung những vấn đề AT-VSLĐ mới, chế độ chính sách mới. chương IV nhận xét, đánh giá, kiến nghị về công tác BHLĐ và các giải pháp cải thiện ĐklĐ, chăm sóc sức khoẻ người lao động Nhận xét, đánh giá về công tác BHLĐ tại công ty Công tác tổ chức, quản lý về bảo hộ lao động của công ty cơ khí Hà Nội được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN, 31/10/1998 gồm có Hội đồng bảo hộ lao động, bộ phận bảo hộ lao động, phòng y tế, mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Số lao động trong công ty có gần 1000 cán bộ công nhân do vậy bộ phận bảo hộ lao động được bố trí một đồng chí kỹ sư chuyên trách về Bảo hộ lao động được đào taọ chuyên môn, có hiểu biết về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động và có lòng nhiệt tình với công tác bảo hộ lao động, một đồng chí là kỹ sư điện có kinh nghiệm trong một số lĩnh vực khác về bảo hộ lao động. Hàng năm bộ phận bảo hộ lao động kết hợp với ban lãnh đạo công ty, công đoàn và một số phòng ban khác xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động, đưa ra các giải pháp cải thiện điều kiện lao động nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và an toàn cho người lao động. Ban lãnh đạo công ty cũng rất quan tâm đến công tác bảo hộ lao động do đó mà kế hoạch bảo hộ lao động được triển khai tương đối đầy đủ và nghiêm túc. Trong kế hoạch bảo hộ lao động của công ty luôn ghi rõ cụ thể nội dung công tác, tổng kinh phí thực hiện, phân công rõ việc xây dựng và thực hiện, thời gian thực hiện và hoạn thành. Theo định kỳ một năm một lần, bộ phận bảo hộ lao động phối hợp với phòng y tế, phòng tổ chức lao động khám sức khoẻ cho người lao động và cán bộ công nhân viên trong nhà máy với mục đích đảm bảo sức khoẻ và phát hiện kịp thời bệnh nghề nghiệp đối vấn đề người lao động. Từ đó có chế độ bồi dưỡng đối với người lao động. về mặt tích cực 1.1. Trong cơ cấu tổ chức Kế hoạch Bảo hộ lao động trong công ty được thực hiện từ trên xuống, một mô hình rất phù hợp trong thực hiện nhiều lĩnh vực, từ Hội đồng bảo hộ lao động tổ chức cao nhất trong nhà máy về Bảo hộ lao động cho đến quản đốc, tổ trưởng sản xuất đến màng lưới an toàn vệ sinh viên và người lao động. Giám đốc nhà máy kết hợp chặt chẽ với Hội đồng bảo hộ lao động cùng xây dựng kế hoạch Bảo hộ lao động cho công ty và đây là điều kiện tốt để đảm bảo vấn đề AT-VSLĐ được thực hiện tốt. Tất cả các cán bộ trong nhà máy đều nghiêm chỉnh chấp hành công tác bảo hộ lao động. Về cơ cấu tổ chức: Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật làm chủ tịch Hội đồng bảo hộ lao động, phó phòng cơ điện làm uỷ viên thường trực, chuyên viên phòng chống cháy nổ làm thư ký và trưởng phòng kỹ thuật, kỹ sư Bảo hộ lao động làm uỷ viên. 1.2. Trong kỹ thuật AT-VSLĐ Tình trạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng của công ty trong quá trình sử dụng và sản xuất đã xuống cấp, các cơ cấu an toàn hoạt động kém hiệu quả. Nhận thức được điều đó công ty đã cố gắng tìm biện pháp khắc phục, cải thiện điều kiện lao động nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động. Công ty có đầy đủ các nội quy, quy trình, quy phạm cho từng phân xưởng, từng loại máy và thiết bị cụ thể. Hàng ngày có cán bộ chuyên trách bảo hộ lao động đi kiểm tra các cơ cấu an toàn cho công nhân trong quá trình làm việc nhằm đảm bảo an toàn. Vì vậy số vụ tai nạn lao động do điều kiện làm việc không tốt gây nên của công ty là rất ít. + Vấn đề vệ sinh lao động: trong kế hoạch Bảo hộ lao động hàng năm của công ty luôn có kế hoạch sửa chữa và nâng cấp nhà xưởng, trang thiết bị nhằm tạo ra mặt bằng nhà xưởng thoáng mát, sạch sẽ đảm bảo AT-VSLĐ trong sản xuất. Các trang thiết bị, máy móc của công ty thường xuyên được vệ sinh theo định kỳ. Môi trường xung quanh nhà xưởng đều được trồng cây xanh tạo không khí thoáng mát và năm 1997 công ty được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng khen về phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo AT-VSLĐ trong sản xuất. Bên cạnh những việc đã làm được công ty còn có một số việc chưa khắc phục được do còn nhiều khó khăn, chưa đủ kinh phí đầu tư, thay thế hoặc sửa chữa một số các thiết bị như hệ thống thông gió, hút bụi trong các phân xưởng đã hỏng, không hoạt động nên một số phân xưởng đã xuống cấp, làm cho môi trường trong các phân xưởng này có nồng độ bụi cao, ẩm ướt, hơi dầu (xưởng đúc, xưởng bánh răng). + Vấn đề trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động được công ty thực hiện đầy đủ, phù hợp với từng đối tượng và công việc cụ thể trong sản xuất. Tổ chức các khoá huấn luyện cho người lao động sử dụng thành thạo phương tiện bảo vệ cá nhân vừa là đảm bảo an toàn lao động và tạo cảm giác an tâm trong khi làm việc. + Vấn đề phòng chống cháy nổ: được công ty thực hiện tốt và việc trang bị phương tiện phòng chống cháy nổ khá đầy đủ (bình chữa cháy, xẻng, gầu múc nước, thanh tre…). Công ty đã bố trí các bể nước, cát, họng nước cứu hoả một cách hợp lý và có hiệu quả, được bố trí ở những nơi dễ nhìn thấy. Đội phòng chống cháy nổ của công ty hàng năm đều được huấn luyện về nghiệp vụ và được duy trì tốt. + Công tác thực hiện chế độ chính sách bảo hộ lao động: Với đặc điểm công nghệ và dây truyền sản xuất nên công ty có nhiều khâu sản xuất có yếu tố nguy hiểm độc hại như bụi, ồn rung ở phân xưởng đúc, bức xạ nhiệt… gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động. Để nâng cao sức khoẻ người lao động công ty đã thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật. Năm 2003 công ty đã chi 134.868.000 cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ người lao động. Ngoài ra công ty còn thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, có chế độ thăm khám sức khoẻ định kỳ. Riêng đối với lao động nữ do đặc thù sản xuất nên lao động nữ trong công ty không nhiều nhưng công ty cũng rất quan tâm và tạo mọi điều kiện về thời gian cũng như có các chế độ chính sách đối với lao động nữ. + Công tác tuyên truyền, huấn luyện về bảo hộ lao động: được tổ chức hàng năm cho toàn thể cán bộ và công nhân viên chức trong nhà máy và có cấp thẻ an toàn cho những người huấn luyện đạt yêu cầu. Trong các phân xưởng, tại vị trí mỗi máy đều có các bảng về công tác AT-VSLĐ. Nhìn chung công tác huấn luyện, tuyên truyền tronh công ty là tương đối tốt chính điều này đã góp phần đáng kể vào việc ngăn ngừa, hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp . 2. Những tồn tại ở Công ty cơ khí Hà Nội Do đặc tính công nghệ sử dụng nhiều loại máy công cụ, mà hầu hết các loại máy này đều được trang bị từ những thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước. Do đó mà có nhiều vị trí sản xuất có tiếng ồn tương đối cao so vơi tiêu chuẩn cho phép, nhất là ở các phân xưởng rèn, dập, gia công áp lực… mức ồn ở các khu trên có lúc đạt từ 90-100 dBA vượt quá giới hạn cho phép từ 5-15dBA . Trong công ty còn có số người lao động làm việc nặng nhọc trong môi trường độc hại: Số người lao động làm việc tronng môi trường nóng chiếm 14,9% trong tổng số lao động. Số người lao động trong điều kiện có tiếng ồn chiếm 12,4% Số người lao động trong điều kiện có nồng độ bụi chiếm 4,625% Số người lao động trong điều kiện ảnh hưởng của điện từ trường là 0,8% II. Những đề xuất và kiến nghị Về mặt tổ chức Người sử dụng lao động, Hội đồng bảo hộ lao động, Công đoàn và các phòng ban có liên quan khác cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc lập kế hoạch Bảo hộ lao động. Kiện toàn bộ máy làm công tác bảo hộ lao động và phân định rõ trách nhiệm cho từng người, nếu có sai phạm cần có biện pháp khắc phục và kỷ luật cũng như như làm tốt công tác bảo hộ lao động thì phải kịp thời khen thưởng, động viên để mọi người làm tốt hơn nữa. Cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện cho cán bộ công nhân viên chức về bảo hộ lao động nhằm nâng cao nhận thức cho người lao động, giúp họ hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác AT-VSLĐ trong sản xuất. Khen thưởng và kỷ luật kịp thời đối với những người làm tốt và vi phạm công tác AT-VSLĐ. Quản đốc, tổ trưởng các phân xưởng quan tâm hơn nữa đến điều kiện lao động, môi trường làm việc, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nội quy về AT-VSLĐ, kịp thời nhắc nhở khiển trách đối với những người vi phạm, nắm vững tình trạng hoạt động của các loại máy móc thiết bị trong phân xưởng. Nâng cao hơn nữa các vai trò của các bộ phận chuyên trách về bảo hộ lao động, vai trò của Công đoàn trong công tác AT-VSLĐ, kết hợp với các đơn vị khác để thực hiện tốt việc phát hiện các hiện tượng phát sinh trong môi trường lao động có hại cho người lao động. Về mặt kỹ thuật an toàn. Ban phòng chống cháy nổ, phòng y tế kết hợp với Hội đồng bảo hộ lao động hàng, hàng quý tổ chức các lớp huấn luyện về phòng chống cháy nổ, trang bị thêm các thiết bị ở những nơi nhạy cảm, có nguy cơ cao về cháy nổ. Phòng Y tế tổ chức hướng dẫn cho công nhân lao động làm tốt công tác sơ cấp cứu đối với những người bị tai nạn lao động, tai nạn điện và các dạng chấn thương khác. Cần huấn luyện cho công nhân thực hiện một cách thành thục các thao tác, công việc cần làm ngay, để khi sự cố xẩy ra thì làm chủ được tình hình và không bị động trong công việc. Hội đồng bảo hộ lao động công ty thường xuyên kiểm tra, thay thế, bảo dưỡng các loại máy móc, các dụng cụ đo lường, các cơ cấu an toàn mà hầu hết các loại thiết bị này đều ở trong tình trạng mất ổn định về đặc tính kỹ thụât. Một số máy bào máy cưa cần hoàn thiện đảm bảo các cơ cấu che chắn an toàn lao động ở vùng nguy hiểm. Cần bổ xung các biển báo, tín hiệu cảnh báo ở nơi dễ nhìn thất, dễ gây ra tai nạn lao động. Tăng cường công tác kiểm tra máy móc tại nơi làm việc, các thiết bị, cơ cấu an toàn, trước khi vào sản xuất. Đối với những nơi có hơi khí độc nhiều cần phải tiến hành đo đạc, kiểm tra sau đó mới bắt đầu vào làm việc. Với các thiết bị nâng cần phải tiến hành thử tình trạng hoạt động của các bộ phận, cơ cấu an toàn như: dây cáp, móc, động cơ… Với những thiết bị áp lực như: bình khí nén, chai Oxy, bình sinh khí C2H2 và cả kho xăng dầu cũng cần phải bố trí ở những nơi ít có nguy cơ xẩy ra cháy nổ, cách xa nơi tập chung đông công nhân. Với các thiết bị điện cần tổ chức kiểm tra hệ thống nối đất an toàn, hệ thống đường dây điện và các thiết bị máy móc xem có rò rỉ điện ra ngoài hay không. Thường xuyên kiểm tra hệ thống thu, dẫn và nối đất của hệ thống chống sét, nhất là trong mùa mưa bão. Hệ thống chống sét phải được thiết kế, thi công theo tiêu chuẩn TCXD 46 - 1994: Chống sét cho các công trình xây dựng. 3. Về mặt kỹ thuật vệ sinh Để cải thiện điêu kiện vi khí hậu tại những nơi có kết quả vượt quá hoặc gần với tiêu chuẩn cho phép, trong thời gian tới công ty phải tiến hành thông gió cục bộ, mở thêm của sổ để lấy ánh sáng tự nhiên tăng cường chiếu sáng nhân tạo. Đồng thời trang bị thêm một số phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động như: cấp thêm nút tai, bao tai chống ồn, mạng che mặt tránh văng bắn của phoi. Tiếp tục sửa chữa, cải tạo, nâng cấp một số nhà xưởng, nhà vệ sinh công cộng trong toàn công ty và hệ thống thoát nước xử lý nước thải. Tiến hành thau rửa, làm sạch lại toàn bộ hệ thống dẫn nước sạch sinh hoạt. Tăng cường công tác theo dõi sức khoẻ người lao động. Khám và phát hiện sớm công nhân mắc bệnh nghề nghiệp để kịp thời tách người lao động ra khỏi môi trường độc hại. III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác Bảo hộ lao động và khẳ năng dự phòng Bệnh nghề nghiệp 1. Mô hình cơ chế 3 bên trong công tác BHLĐ Cần tổ chức công tác Bảo hộ lao động theo mô hình cơ chế 3 bên giữa Chính Phủ (cơ quan quản lý Nhà nước về Bảo hộ lao động), Người sử dụng lao động và Người lao động (đại diện của người lao động là Công đoàn). Các bên đều có nghĩa vụ và quyền hạn của mình trong công tác Bảo hộ lao động. Khi các bên phối hợp chặt chẽ với nhau tạo điều kiện cho nhau và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc lẫn nhau trong công tác Bảo hộ lao động thì công tác Bảo hộ lao động mới đạt kết quả tốt. Người lao động Công đoàn Công tác Bảo hộ lao động Người sử dụng lao động Chính Phủ Cơ quan quản lý Nhà nước vềBHLĐ Mô hình cơ chế 3 bên trong công tác BHLĐ Ghi chú: - Quyền và nghĩa vụ của các bên - Có sự phối hợp + kiểm tra + đôn đốc Khẳ năng dự phòng Bệnh nghề nghiệp Công tác phát hiện, điều trị sớm bệnh nghề nghiệp và khẳ năng dự phòng: Hiện nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố độc hại trong sản xuất, cho nên khó có thể đặt vấn đề thanh toán bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, với các biện pháp tích cực và khoa học, có thể dự phòng hoặc hạn chế các bệnh nghề nghiệp . Sau đây là những biện pháp dự phòng có thể và cần áp dụng: + Biện pháp kỹ thuật: Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định như: Làm giảm các yếu tố độc hại: Thông gió, hút bụi, làm theo chu trình kín (trong quá trình trộn nguyên liệu để làm khuôn), lắp đặt hoặc thay đổi công nghệ phát sinh ít yếu tố độc hại: ít ồn, ít rung… + Biện pháp y tế: Xác định các yếu tố độc hại trong môi trường lao động, định lượng nồng độ các chất đó so với giới hạn cho phép, thường xuyên kiểm tra môi trường lao động. Khám tuyển để loại những người dễ mẫn cảm với một số yếu tố độc hại. Khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, giải quyết điều trị, điều dưỡng, giám định khẳ năng lao động và tách người bệnh ra khỏi môi trường lao động. + Biện pháp cá nhân: Trang bị các phương tiên phòng hộ cho công nhân. Đặt ra nội quy vệ sinh cho công nhân thực hiện. Nội dung nội quy cần phải đầy đủ các quy tắc an toàn. Kết luận chung Công ty cơ khí Hà Nội chuyên sản xuất các loại máy móc công cụ nên trong quá trình sản xuất luôn phát sinh các yếu tố nguy hiểm có hại đe dọa đến sức khoẻ người lao động. Nhận thức được tầm quan trong phải làm công tác bảo hộ lao động, mọi cán bộ công nhân viên của công ty đều được cảnh báo “ở đâu có sản xuất ở đó có xuất hiện các yếu tố độc hại và nguy hiểm” do vậy công tác bảo hộ lao động đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần không nhỏ vào việc ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đây cũng là mục tiêu của công tác bảo hộ lao động. Tuy vậy công ty vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: người lao động chưa thực hiện triệt để các nội dung về bảo hộ lao động, công nhân vẫn còn làm theo thói quen. Như vậy để nâng cao hiệu quả thức hiện công tác bảo hộ lao động thì phải nâng cao hơn nữa hoạt động của bộ máy tổ chức. quản lý công tác bảo hộ lao động tại công ty cơ khí Hà Nội. Để thức hiện công tác bảo hộ lao động ngoài việc phối hợp với ban lãnh đạo công ty để xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động và chương trình huấn luyện AT-VSLĐ. Hội đồng bảo hộ lao động còn phải thường xuyên kiểm tra an toàn ở tất cả các lĩnh vực thuộc công ty, kiểm tra đôc đốc việc cấp phát và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Đồng thời kết hợp với việc huấn luyện, tuyên truyền về AT-VSLĐ cho người lao động hiểu để tránh các yếu tố nguy hiểm có hại. Qua đợt thực tập tại công ty cơ khí Hà Nội, em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo Nguyễn Đức Trọng cùng với các thầy cô trong khoa Bảo hộ lao động, sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng Tổ chức và ban Bảo hộ lao động của công ty. Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ hiểu biết cũng như chuyên môn kinh nghiệm còn nhiều hạn chế. Do vậy bản báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn nữa. Mục lục lời nói đầu …………………………………………………………………………………...1 Chương I: tổng quan về bảo hộ lao động ……………………………………...3 I. Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động ……………………………….3 1. Bảo hộ lao động …………………………………………………………3 2. Điều kiện lao động ………………………………………………………3 3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại …………………………………………3 4.Tai nạn lao động …………………………………………………………4 5. Bệnh nghề nghiệp ……………………………………………………….4 II. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động……………………………4 1. Mục đích ………………………………………………………………..4 2. Tính chất của công tác bảo hộ lao động ………………………………..5 III. Những nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động ……………………6 1. Nội dung về khoa học kỹ thuật …………………………………………6 2. Nội dung về xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về bảo lao động ………………………………………………………………...7 3. Nội dung giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ……..7 Chương II: Một số Nghị định, Thông tư và Luật có liên quan đến công tác BHLĐ ………………………………………………………9 I. Nghị định 06/CP về AT-VSLĐ và những Nghị định khác có liên quan …….9 II. Một số Thông tư quan trọng hướng dẫn công tác BHLĐ ………………….10 III. Những nội dung có liên quan đến AT-VSLĐ trong các Luật khác..………10 1. Luật bảo vệ Môi trường………………………………………………...10 2. Luật bảo vệ sức khoẻ Nhân dân………………………………………...10 3. Luật Phòng cháy chữa cháy ……………………………………………11 4. Luật Công đoàn…………………………………………………………11 5. Luật Hình sự...………………………………………………………….12 Chương III. Công ty cơ khí Hà Nội, quá trình đổi mới và phát triển ……………………………………………….……13 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty…………………………….13 II. Đặc điểm về kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật……………………………14 1. Vị trí của công ty trong nền kinh tế Quốc dân ………………………..14 2. Cơ cấu tổ chức cán bộ và đảm bảo đời sống cho công nhân viên ……..14 3. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ….16 4. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất và dây truyền công nghệ ………………..16 III. Chiến lược phát triển KHCN và sản xuất của công ty (1998-2020)……..18 Chương IV. Thực trạng Công tác bảo hộ lao động tại công ty……19 I. Căn cứ thành lập Hội đồng Bảo hộ lao động ……………………………...19 II. Nghĩa vụ của Người sử dụng lao động về BHLĐ………………………...19 III. Hoạt động của công tác BHLĐ trong Công ty cơ khí Hà Nội …………..20 1. Tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động ……………………….20 2. Hoạt động BHLĐ của Công đoàn công ty, màng lưới ATVS viên…….23 IV. Thực trạng và giải pháp về công tác BHLĐ của Công ty cơ khí Hà Nội ..24 1. Nội dung kế hoạch bảo hộ lao động…………………………………...24 2. Thực trạng về ĐKLĐ và tình hình TNLĐ - BNN……………………...30 ĐKLĐ, cơ sở vật chất, nhà xưởng của công ty ………………….30 Tình hình TNLĐ - BNN và các giải pháp khắc phục……………30 3. Thực trạng của công tác BHLĐ tại Công ty cơ khí Hà Nội …………...33 Kỹ thuật an toàn – Phòng chống cháy nổ………………………..33 Kỹ thuật an toàn Thiết bị nâng ………………………...33 Kỹ thuật an toàn Thiết bị áp lực………………………..35 Kỹ thuật an toàn Điện …………………………………35 An toàn Cơ khí ………………………………………...36 An toàn chống ngã cao ………………………………...36 An toàn trong tổ chức sản xuất, mặt bằng nhà xưởng….37 Phòng chống cháy nổ…………………………………..37 Kỹ thuật vệ sinh và cải thiện ĐKLĐ…………………………….38 Yếu tố vi khí hậu ………………………………………38 Tiếng ồn trong sản xuất ………………………………..40 Bụi trong sản xuất……………………………………...41 Hơi khí độc …………………………………………….42 Bức xạ nhiệt ……………………………………………42 Nước sinh hoạt và nước thải …………………………...43 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân…………………………….44 Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa BNN………….47 Tổ chức tuyên truyền, huấn luyện về công tác BHLĐ…………..47 Chương V: Nhận xét - đánh gía - kiến nghị về công tác BHLĐ tại Công ty cơ khí Hà Nội ………………………………………………..49 Nhận xét, đánh giá về công tác BHLĐ tại công ty………………………..49 1. Về mặt tích cực ………………………………………………………..49 1.1. Trong cơ cấu tổ chức ……………………………………………..49 Trong kỹ thuật an toàn …………………………………………...50 2. Những tồn tại ở Công ty cơ khí Hà Nội ……………………………….51 Những đề xuất và kiến nghị………………………………………………52 1. Về mặt tổ chức…………………………………………………………52 2. Về mặt kỹ thuật an toàn ……………………………………………….52 3. Về mặt kỹ thuật vệ sinh ……………………………………………….53 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác BHLĐ và khẳ năng dự phòng BNN…………………………………………………………...53 1. Mô hình cơ chế 3 bên trong công tác BHLĐ…………………………..53 2. Khẳ năng dự phòng BNN………………………………………………55 kết luận chung …………………………………………………….56 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn nhận xét của Công ty cơ khí Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0058.doc
Tài liệu liên quan