- Tạo kênh thông tin nội bộ giữa các đơn vị chức năng và giữa các cấp về khía cạnh môi trường và quản lý môi trường. Nếu Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì cũng giao trách nhiệm cho phòng kế hoạch như đã giao cho họ trách nhiệm quản lý chất lượng thì hiệu quả công việc quản lý sẽ cao hơn. Vì với những kinh nghiệm đã có trong quản lý chất lượng phòng kế hoạch sẽ biết phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn. Hơn nữa khi giao trách nhiệm quản lý môi trường cho họ thì Xí nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được chi phí và bộ máy quản lý lại không cồng kềnh. Kết hợp với việc đã có mạng nội bộ phòng kế hoạch sẽ tạo ra một trang Web về môi trường trong mạng nội bộ của Xí nghiệp để cho các phòng ban đơn vị chức năng trong Xí nghiệp khi cần thiết có thể khai thác để thu thập được thông tin.
- Nâng cao trình độ của các cán bộ xử lý thông tin, đầu tưư tài chính để mua sắm, nâng cấp trang thiết bị truy cập và xử lý thông tin trong xí nghiệp. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì vậy mà việc thu thập thông tin của doanh nghiệp về lĩnh vực môi trường được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau.một trong những phương pháp thu thập thông tin nhanh nhất, chính xác nhất được các doanh nghiệp sử dụng đó là việc thu thập trên mạng thông tin toàn cầu. Hiện tại mạng thông tin của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì chưa tham gia vào mạng toàn cầu, nên phần nào đó sẽ gây ảnh hưởng đến việc cập nhật thông tin từ bên ngoài nhất là thông tin về môi trường. Nếu Xí nghiệp đầu tưư kinh phí cho các bộ phận có liên quan đến việc thu thập thông tin về môi trường để trang bị cho các đơn vị, bộ phận này trang thiết bị truy cập và xử lý thông tin và tham gia vào mạng toàn cầu. Đồng thời Xí nghiệp có kế hoạch đào tạo cho các cán bộ khai thác và xử lý thông tin đó tuỳ theo trình độ và yêu cầu công việc đòi hỏi mà có thể đào tạo trực tiếp tại Xí nghiệp cũng có thể gửi đi đào tạo tại các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn về công nghệ thông tin thì tin rằng việc thu thập và xử lý thông tin ở Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì sẽ rất dễ dàng và cập nhật giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 được thuận tiện.
77 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 ở Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tài liệu đó cho trạm y tế.
- Trởng ban y tế có trách nhiệm phân tích, tổng hợp về môi trờng. Sau đó theo từng trờng hợp cụ thể phân công người khai thác thông tin đó, các kênh thông tin đợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nh từ các nhà xuất bản, các hiệu sách, đài báo....
- Các tài liệu về các yêu cầu pháp luật về môi trờng, sau khi đã đợc cán bộ có thẩm quyền xem xét và đợc đại diện lãnh đạo về môi trờng phê duyệt, phòng kế hoạch có trách nhiệm phân công cán bộ sao chụp và phân phối tài liệu đến các đơn vị, bộ phận trong Xí nghiệp nhằm đảm bảo sự cập nhật thông tin ở các bộ phận đợc thông suốt.
*Xác định các khía cạnh tác động đến môi trường
Việc xác định các khía cạnh tác động đến môi trường của các tổ chức là việc làm hết sức cần thiết đặc biệt là những tổ chức, doanh nghiệp mà trong hoạt động có khả năng gây ra các tác động đến môi trường. Mục đích của việc này là phát hiện ra các hoạt động nào có khả năng gây ra các tác động đến môi trường để từ đó có các biện pháp khắc phục, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các ô nhiễm có thể xảy ra. Trong hoạt động quản lý của mình, Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã rất quan tâm đến việc xác định các việc kiểm soát các hoạt động ô nhiễm. Bằng việc phối hợp với sở khoa học công nghệ môi trường thành phố Hà Nội đánh giá xem những bộ phận nào có khả năng gây ra những tác động đến môi trường, trên cơ sở đó phân tích đa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Ngoài ra ở mỗi đơn vị bộ phận trong Xí nghiệp, trởng đơn vị của các bộ phận đó đều phải có trách nhiệm:
- Mô tả sơ đồ công nghệ hoặc mô tả các hoạt động của bộ phận mà mình phụ trách.
- Tại mỗi bước của công nghệ hoặc các hành động đều phải tiến hành phân tích các yếu tố sau:
+ Có gây ồn không
+ Có gây bụi không
+ Có phát sinh các chất thải rắn
+ Có phát sinh các chất thải lỏng
+ Có sử dụng hoá chất không
+ Sử dụng loại nguyên liệu gì
- Đề xuất các giải pháp khắc phục
* Công tác vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động nói chung là công việc hết sức quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp có tham gia vào các hoạt động quản lý, nhằm giữ gìn cho môi trường làm việc của ngời lao động đợc đảm bảo. Tránh những tác động xấu từ phía môi trường cho ngời lao động, đảm bảo sức khoẻ hạn chế ốm đau, ngăn ngừa các tai nạn và bệnh nghề nghiệp....Ngay từ đầu thành lập Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã rất ý thức đợc lợi ích của vấn đề vệ sinh lao động nên lãnh đạo Xí nghiệp rất quan tâm đến công tác vệ sinh lao động bằng cách thành lập ra ban an toàn gồm 7 người trong đó có một trởng ban. Nhiệm vụ của ban an toàn là xây dựng các quy trình, quy phạm kỹ thuật.Thực tế trong quá trình hoạt động an toàn lao động của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã xây dựng được:
+ Nội dung công tác vệ sinh lao động trong doanh nghiệp trong vấn đề vệ sinh lao động của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đợc chia thành:
- Vệ sinh ngoại cảnh
- Vệ sinh tại nơi quản lý
- Vệ sinh khu vực tập thể và nhà vệ sinh
Tại mỗi nơi như vậy đều nhấn mạnh quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ mà mỗi CBCNV trong Xí nghiệp, đều phải chấp hành.
+ Xây dựng quy trình, quy phạm kỹ thuật để lấy đó làm tiêu chuẩn thước đo thực hiện, ngời lao động tránh được hiện tượng ngời lao động phải tự mò mẫm nghiên cứu, hạn chế được các chất độc thải ra.
+ Xây dựng các phương án khắc phục khi có các trường hợp khẩn cấp xảy ra. Trường hợp khẩn cấp là các trường hợp do hoả hoạn xảy ra tại các khu vực quản lý trong xí nghiệp. Đây là việc làm rất quan trọng đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh,sản xuất . Vậy chỉ cần sự cố xảy ra như bị chập điện là có khả năng gây cháy. Chính vì vậy làm tốt công tác vệ sinh lao động mà trong những năm qua Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã đạt đợc một số thành tích như:
- Được tặng cờ của UBND huyện về phong trào xanh-sạch-đẹp năm 1998- 2001.
- Cờ thi đua của bộ công an về công tác PCCC.
2. Đánh giá chung về tình hình môi trường và quản lý môi trường Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì
Qua xem xét thực trạng về môi trường và công tác quản lý môi trường ở Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì ta thấy vấn đề quản lý môi trường ở Xí nghiệp là rất khả quan. Đây thực sự là nỗ lực của cả ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV trong việc quản lý và bảo vệ môi trờng. Thực vậy, Xí nghiệp đã rất quan tâm đến việc đầu tư kinh phí lắp đặt hệ thống xử lý nước sạch nhằm cải thiện môi trường lao động như:
- Tại các xí nghiệp yếu tố ánh sáng là rất quan trọng để cho người lao động quản lý, Xí nghiệp đã đầu tư lắp đặt hệ thống chiếu sáng một cách hợp pháp.chính vì vậy mà ngay cả khi không có hệ thống chiếu sáng tự nhiên, theo kết quả đo đạc của trung tâm y tế- môi trờng lao động công nghiệp của sở khoa học công nghệ môi trờng đo đạc đợc thì ánh sáng luôn đảm bảo từ 220-20 LUX đủ điều kiện để công nhân thao tác những công đoạn chính xác.ngoài ra hệ thống gió thổi mát trong phân xưởng cũng đợc quan tâm đầu tư bằng việc mở rộng nhiều cửa sổ để tận dụng thông gió tự nhiên và quạt trần, quạt đứng công suất lớn đã tạo cho phân xưởng có sự luân chuyển không khí tốt đạt 0,5-0,7 m/s vào mùa đông và từ 1,2-2m/s vào mùa hè.Điều đó đã góp phần tích cực làm hạ nhiệt độ trong các xưởng đạt được mức tiêu chuẩn cho phép.
Còn lại các xí nghiệp thêu điện tử do được trang thiết bị máy điều hoà nhiệt độ nên môi trường lao động ở đây hoàn toàn tốt vì vậy mà năng suất lao động ở đây không ngừng được tăng lên.
- Về tiếng ồn trong và ngoài Xí nghiệp: Ta biết rằng tiếng ồn ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khoẻ của người lao động khi cường độ lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Cường độ tiếng ồn gây ra trạng thái mệt mỏi, giảm khả năng tập trung dẫn đến giảm năng suất lao động, dễ dẫn đến tai nạn lao động. Đặc biệt nếu công nhân phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn có cờng độ lớn ( trên 90 dBA ở mức áp dụng và trên 81 dBA ở mức giản tân 4000 Hz) sẽ dẫn đến mất nghe, giảm thính lực và dẫn đến điếc nghề nghiệp.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 4949-1993 về âm học quy định: Cờng độ ồn ở khu vực quản lý phải nhỏ hơn 90 dBA ở mức áp âm chung và <81 dBA ở dải tần số 4000Hz, ở khu vực dân c từ 6-18h cờng độ ồn <60 dBA. Do được trang bị những thiết bị mới hiện đại nên độ ồn của Xí nghiệp là không cao. Theo kết quả đo cường độ ồn ở bảng trên ta thấy ở trong khu vực quản lý đặc biệt tại xí nghiệp giặt tẩy mài là nơi có thể gây ra tiếng ồn cao nhất cũng đều nhỏ hơn 90 dBA và nằm trong giới hạn cho phép. Mặc dù vậy công nhân ở tại xí nghiệp này cũng đều được trang bị khẩu trang chống bụi và trong phân xởng đều đợc trang bị quạt mô tơ thổi mát làm giảm nhiệt độ không khí và làm loãng nồng độ khí độc phát sinh trong quá trình làm việc. Khu vực dân cự theo kết quả đo ở tất cả các vị trí bên ngoài Xí nghiệp cường độ tiếng ồn đều nằm trong TCVN 5949-1995.kể cả khi có phương tiện giao thông đi qua vào các thời điểm khác nhau.
- Kiểm soát tác động bụi đến môi trường.
Quản lý đa dạng nên nguồn gây bụi chủ yếu là bụi giao thông. Nhưng do làm tốt công tác quản lý môi trường và khống chế bụi nên theo kết quả đo nồng độ bụi của trung tâm y tế- môi trường lao động công nghiệp ta thấy nồng độ bụi hạt tại các khu vực quản lý đều nằm trong giới hạn cho phép. Nồng độ bụi trọng lượng dao động trong khoảng từ 3,6-4,3 mg/m3 không khí và có tỷ lệ SiO2 tự do trong bụi từ 2,8-3,2%.So với tiêu chuẩn vệ sinh tối đa cho phép TCVS 505 BYT/QĐ 1992 thì nồng độ bụi trong khu vực quản lý của Xí nghiệp đều nằm trong giới hạn cho phép.
Bên cạnh những thành tựu mà Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã đạt được ở trên, trong quá trình hoạt động quản lý của mình Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì vẫn còn một số tồn tại và tình hình môi trường và quản lý môi trường như sau:
- Mặc dù hệ thống xử lý nước thải cho khu vực cung cấp của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã đợc xây dựng trên nguyên lý: nước thải qua bể lắng, lọc và pha loãng trước khi đa vào cống chung của Xí nghiệp để ra ngoài. Nó bao gồm 4 hệ thống bể lắng, lọc có bổ sung nước mát với mục đích hạ nhiệt độ của nước thải xuống và pha loãng nồng độ của các hoá chất có trong nước lọc.
Cấu trúc của bể đợc mô tả như sau: Nước bổ sung làm mát
Nước khoan Nước sau xử lý
: cát
: sỏi
Nhưng theo kết quả đo nồng độ các chỉ tiêu phân tích nớc thải quản lý của trung tâm y tế- môi trờng lao động ta thấy:
Nồng độ COD, cặn lơ lửng, Clo d của mẫu đặt tiêu chuẩn quy định. Trong thời gian tới Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì có kế hoạch nâng cao khối lợng quản lý lên cho mở rộng thiết nghĩ nếu hệ thống xử lý nớc thải không được cải tạo tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm đáng kể cho môi trường.
Để cung cấp hơi cho khu vực tẩy mài, Xí nghiệp đã sử dụng lò hơi đốt dầu FO với công suất tiêu thụ bình quân tối đa là 100 lít dầu FO/h. Đặc trưng kỹ thuật của dầu FO sử dụng tại Việt Nam theo Petrolimex thì hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu là 3%. Theo cơ quan quản lý môi trường Mỹ thì với loại dầu có hàm lượng lưu huỳnh 3% sẽ có các hệ số ô nhiễm như sau:
Bảng 20: Hệ số ô nhiễm do đốt dầu FO
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
SO2
55,2
NO2
10,434
CO
0,543
Bụi
2,99
Hiện tại theo tính toán lượng khí thải do đốt dầu FO hàng ngày tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì vào khoảng 3000-4000 m3 (đây là lợng khí thải không lớn lắm) nhng trong tương lai do mở rộng thị trường nên khối lượng sản phẩm sẽ tăng lên mà Xí nghiệp lại chưa lắp đặt hệ thống khử bụi và hơi khí độc thì e rằng môi trường không khí cũng không được đảm bảo.
Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã tổ chức được một số lớp đào tạo ISO 14001 nhưng sự cập nhật còn thấp. Mặt khác nhu cầu về đào tạo ISO 14001 cũng chưa thực sự được quan tâm thường xuyên để giúp cán bộ công nhân viên có sự hiểu biết thêm về hệ thống quản lý môi trường cũng như cập nhật được nhiều kiến thức mới. Vì vậy đã có rất nhiều ý kiến khác nhau trong cán bộ công nhân trong Xí nghiệp về hệ thống quản lý môi trường.
3. Sự cần thiết để Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì áp dụng hệ thống quản lý môi trờng theo tiêu chuẩn ISO 14001
Bên cạnh những lợi ích mà Xí nghiệp sẽ đạt được khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 và sự cần thiết để một Xí nghiệp nói chung phải quản lý môi trường tốt. Đối với Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường là điều rất nên làm đó là vì những lý do sau:
- Ngày nay đối với một Công ty để tạo ra được một thương hiệu nổi tiếng không chỉ đơn thuần là chất lượng sản phẩm, tiềm lực tài chính, sức cạnh tranh của sản phẩm đối với các sản phẩm cùng loại...thì việc tạo ra một sản phẩm sạch cũng là một trong những lý do để tạo nên tiếng vang cho doanh nghiệp. Hơn nữa Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đang khẳng định là một trong những Xí nghiệp thi đua lá cờ đầu Việt Nam. Vì vậy bên cạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lợng ISO 9000 thì việc áp dụng hệ thống quản lý môi trờng ISO 14001 sẽ nâng cao xí nghiệp
- Từ khi thành lập đến nay để nâng cao chất lợng quản lý thì việc áp dụng hệ thống quản lý môi trờng theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì là điều rất nên làm.
- Xuất phát từ vị trí địa lý là Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì nằm trong thị trấn Văn Điển Thanh Trì, đây là khu vực tập trung nhiều Công ty, Xí nghiệp lớn và ở lẫn với khu dân cư đông đúc. Vì vậy chỉ cần một trong những Xí nghiệp này gây ô nhiễm là có thể gây tác động môi trường cho người dân sống ở khu vực này ý thức của mỗi Xí nghiệp trong khu vực về bảo vệ môi trờng là rất cao, tuy nhiên trước Xí nghiệp nào xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Nên Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì mà xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001, thì không những là mong muốn và khuyến khích của Bộ tài nguyên môi trường và chính phủ nói chung, nhân dân thị trấn Văn Điển nói riêng mà tạo ra một động lực để khuyến khích người dân trong khu vực tích cực tham gia việc quản lý và bảo vệ môi trờng.
- Trong những năm gần đây tình hình môi trường trên trái đất có nhiều sự cố xảy ra. Vì vậy việc quản lý và bảo vệ môi trường không chỉ diễn ra ở trong một quốc gia, một khu vực mà nó trở thành đề tài chung cho cả thế giới. Để bảo đảm cho môi trường luôn được tốt nhất thì bản thân mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tham gia vào các hoạt động quản lý kinh doanh phải tự có ý thức trong việc quản lý và bảo vệ môi trường. Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì là cơ quan hoạt động trong lĩnh quản lý môi trường , trong quá trình hoạt động quản lý của mình việc gây lên những tác động xấu đến môi trường là điều không thể tránh khỏi.
4. Những thuận lợi và khó khăn của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì khi áp dụng ISO 14001:
4.1. Thuận lợi:
- Sự quan tâm của lãnh đạo
Lãnh đạo Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì rất quan tâm đến việc quản lý và bảo vệ môi trường. Giám đốc Xí nghiệp là người trực tiếp viết chính sách môi trường để thông báo cho dân cư và các bên quan tâm khác. Việc cam kết bảo vệ môi trờng bằng cách duy trì và đảm bảo liên tục cải tiến hệ thống quản lý môi trường của Xí nghiệp. Để thực hiện và duy trì cam kết, Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì sẽ:
+ Luôn tuân thủ tất cả luật pháp Việt Nam liên quan đến môi trờng
+ Tăng cường nhận thức của mọi thành viên trong Xí nghiệp để giảm các tác động đến môi trường.
+ Tăng cường công tác quản lý nguồn lực làm cho môi trường sạch thoáng giảm thiểu được các yếu tố độc hại, nguy hiểm.
+ Định kỳ xem xét hệ thống quản lý môi trường.
+ Thông báo về chính sách môi trờng cho tất cả các thành viên trong Xí nghiệp để đảm bảo rằng chính sách này luôn sẵn sàng công bố tới tất cả các bên hữu quan.
- Máy móc thiết bị trong Xí nghiệp:
Trong quá trình hoạt động quản lý, Xí nghiệp đã rất chú trọng trong việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm thay thế các thiết bị lạc hậu với mục đích giúp cho người lao động đỡ vất vả, môi trường làm việc đỡ bị ảnh hưởng, không tác động xấu đến môi trờng xung quanh mà năng suất lao động lại không ngừng được nâng cao. Xí nghiệp cũng đã lựa chọn được công nghệ quản lý mới,
- Tiềm lực tài chính của Xí nghiệp:
Khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường đòi hỏi xí nghiệp phải bỏ ra một khoản kinh phí đáng kể bao gồm:
+ Các chi phí gia tăng trong việc đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
+ chi phí cho việc chứng nhận / đăng ký ISO 14001
Đây được coi là những trở ngại rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì. Vì vậy mà Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì sẽ không gặp phải trở ngại lớn khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
- Đặc thù loại hình quản lý:
Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì hoạt động trong lĩnh vực may mặc, vì đây là lĩnh vực ít gây ô nhiễm cho môi trường. Do vậy mà việc tuân thủ các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 14001 là dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác.
- Hiện Xí nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lợng theo ISO 9002 cho xí nghiệp và tiến tới áp dụng trên toàn Xí nghiệp vì vậy mà sự am hiểu của người lao động về các thủ tục, yêu cầu sẽ tốt hơn. Do đó kinh phí thuê tư vấn sẽ giảm đi và giảm được kinh phí thực hiện.
Xí nghiệp trong quá trình hoạt động quản lý đã rất nghiêm chỉnh trong việc tuân thủ pháp luật của Việt Nam về môi trường. Ngoài ra Xí nghiệp còn rất có ý thức trong việc quản lý môi trường và tạo ra môi trường làm việc sạch sẽ trong toàn Xí nghiệp.
4.2. Khó khăn
- Phần lớn cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp đều hiểu đợc tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và quản lý môi trường. Song trong Xí nghiệp vẫn còn nhiều người vẫn chưa nhận thức được vấn đề này, đôi khi họ còn nghi ngờ và tỏ thái độ bàng quan trước việc Xí nghiệp có kế hoạch xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 trong Xí nghiệp
- Hơn nữa việc đào tạo nhận thức cho CBCNV trong Xí nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Việc đào tạo đôi khi còn chạy theo yêu cầu công việc mà không theo một kế hoạch cụ thể nào, vì vậy mà trình độ và nhận thức của người công nhân nói chung là chưa đồng đều.
- Giữa các bộ phận đơn vị trong Xí nghiệp việc trao đổi thông tin đôi khi không được thông suốt, cập nhật. Mặt khác cơ sở hạ tầng cũng như các cán bộ làm công tác thu thập và xử lý thông tin nhất là thông tin về môi trường và quản lý môi trường trong Xí nghiệp vẫn chưa thật sự đáp ứng được với yêu cầu của công việc.
- Công tác kiểm soát tài liệu có liên quan đến môi trường và quản lý môi trường trong Xí nghiệp thực sự vẫn chưa được làm tốt, vẫn chưa chỉ ra được phòng chuyên trách trong lĩnh vực này.
Phần III
Một số giải pháp để xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
I. Phương hướng công tác quản lý chất lượng của Xí nghiệp trong thời gian tới
Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì xác định sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật xu thế hiện đại chất lượng môi trường sạch hơn bao giờ hết phải được ưu tiên hàng đầu. Xí nghiệp đã và đang thực hiện một số biện pháp công tác quản lý chất lượng như:
- Thường xuyên cải tiến tổ chức quản lý theo hướng tinh gọn, có thể thích ứng với sự biến động của thị trường, có những kế hoạch cụ thể về đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 14001: 1997. Đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2001 ở xí nghiệp áp dụng thí điểm xử lý chất thải tại chỗ ở thôn Vĩnh Quỳnh và tiến tới sẽ áp dụng trong toàn huyện .
- Được sự giúp đỡ và khuyến khích của UBND huyện và đặc biệt là Công ty môi trường đô thị Hà Nội thực hiện các bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường ISO 14001 và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Hơn nữa khi mà cạnh tranh không chỉ còn bó buộc ở lĩnh vực chất lượng giá cả mà còn lan sang cả lĩnh vực khác như điều kiện nguồn gốc xuất sứ của sản phẩm.Vì vậy từng bưước trong thời gian tới Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì sẽ tiến tới xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 nhằm mục đích vừa đạt được hiệu quả quản lý tối ưu cho quản lý vừa vượt qua các rào cản của thị trường.
- Tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, lần lượt thay thế các máy móc thiết bị lạc hậu bằng các máy móc thiết bị hiện đại tự động hoá cao nhằm giải phóng sức lao động, tạo môi trường làm việc trong sạch nâng cao chất lượng vệ sinh.
- Từng bước hoàn thiện mạng vi tính trong toàn Xí nghiệp đáp ứng cho việc quản lý quản lý, kiểm soát được chất lượng ngay từ khâu đầu.
II. Một số biện pháp để xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 ở Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì.
Tác dụng của ISO 14001 như phân tích ở trên là rất rõ và nó đóng một vai trò hết sức to lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới vì một tương lai phát triển bền vững. Nhưng để xây dựng được hệ thống quản lý môi trường ở Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì thì bên cạnh việc làm tốt vấn đề môi trường và quản lý môi trường như đã phân tích ở trên, trong thời gian tới Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì còn phải làm tốt vấn đề sau.
1. Làm tốt hệ thống xử lý nước sạch ở khu vực quản lý của Xí nghiệp.
1.1. Cơ sở phương pháp luận.
Vấn đề xử lý nước thải ở mỗi cơ sở tổ chức luôn là vấn đề được quan tâm đầu tiên vì chất lượng nước thải nhất là nước thải của các cơ sở, tổ chức tham gia vào các hoạt động quản lý ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường.Trong Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì nước thải của khu vực quản lý trước khi đưa ra môi trường cũng đã được xử lý lắng trong bể theo sơ đồ ở phần II. Vì vậy xét về nguồn gốc phát sinh theo khía cạnh môi trường thì nước sạch của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì còn chứa nhiều chất tẩy rửa bề mặt và một số chất độc hại khác hình thành trong quá trình sinh hoạt.. Nếu nước thải của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì khi xả vào nguồn nước sẽ có nguy cơ gây nhiễm bẩn và lan truyền các chất tẩy rửa độc hại vào trong môi trường. Hơn nữa Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì lại nằm trong khu vực dân cư đô thị đông người có hệ thống thoát nước chưa phù hợp. Mặt khác sắp tới Xí nghiệp sẽ lan rộng ra các khu vực...Nên Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì sẽ phải đầu tư hơn nữa để nâng cao năng lực quản lý của Xí nghiệp. Vì vậy nước thải của Xí nghiệp sẽ có khả năng gây ô nhiễm cao trong môi trường.Việc thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nưước sạch của Xí nghiệp là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của hệ thống ISO 14001. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi để hàng hoá của Xí nghiệp .
1.2 Phương án công nghệ lựa chọn.
+ Cơ sở chọn phương án:
- Thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước sạch quản lý của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì phải phù hợp với mức nước thải của Xí nghiệp với công suất lớn nhất vào khoảng 2000 m3 /ngày đêm.Yêu cầu nước thải sau xử lý phải đạt được tiêu chuẩn loại B ( TCVN 5945-1995).
Việc lựa chọn công nghệ và thiết bị phải đảm bảo các yêu cầu về mặt kinh tế kỹ thuật và môi trường. Ngoài việc giảm vốn đầu tư xây dựng (Dựa trên hệ thống xử lý sẵn có của Xí nghiệp), phương án đưa ra phải hạn chế tối đa chi phí vận hành, không gây ảnh hưởng lớn đến giá thành .
+ Thực hiện phương án:
Từ những căn cứ nêu trên về việc lựa chọn phương án, trên cơ sở hiện trạng hệ thống xử lý nước thải cũ của trên cơ sở hiện trạng hệ thống xử lý nước sạch cũ của Xí nghiệp. Phương án tối ưu để xây dựng hệ thống xử lý nước sạch cho Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì phù hợp với tiêu chuẩn của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 qua các nội dung sau:
Lưới chắn rác
Làm thoáng
tầng 1
Tuyển nổi-đông keo tụ
Bể lắng Lamen
Thiết bị hấp thụ
Thiết bị xử lý bùn
Nưước thải
Nguồn tiếp nhưận
nguồn
tiếp
Đây là phương án xử lý nước thải bằng phương pháp lắng cơ học trước khi được xử lý bằng phương pháp hoá lý và hấp thụ theo phương pháp này, nước thải chảy qua lưới chắn rác, tiếp tục vào làm thoáng kết hợp lắng cấp 1. Sau đó nưước được đưa sang bể tuyến nổi kết hợp đông keo tụ bằng cách cho thêm chất trợ keo tụ. Nưước sau đó được dẫn đến bể lắng Lamen. Sau đó dẫn sang thiết bị hấp thụ bằng GAC trưước khi xả ra môi trường bùn của quá trình xử lý được thu gom và xử lý trong thiết bị xử lý bùn. Bùn trong bể xử lý bùn được định kỳ tháo đi và đem chôn lấp. Nước trong đạt tiêu chuẩn sau xử lý được thải ra nguồn tiếp nhận.
Tóm lại xử lý theo phương án này có thể tận dụng được ngay hệ thống bể có sẵn, do đó khối lượng xây dựng sẽ giảm và tiết kiệm chi phí của hệ thống xử lý chất thải. Mặt khác phương pháp này cũng khá đơn giản, có thể tự động hoá trong quá trình vận hành do vậy sẽ đảm bảo hiệu suất xử lý theo yêu cầu.
1.3. Chi phí dự kiến
Theo dự tính của hãng SEEN thì với hệ thống xử lý như vậy của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì thì nhu cầu kinh phí đầu tư cho công trình được thể hiện qua bảng sau:
Bảng dự toán kinh phí sơ bộ (chưa kể thuế giá trị gia tăng)
TT
Tên công trình
Số lượng
Giá tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Lưới chắn rác
Bể làm thông kết hợp lắng 1
Bể tuyển nổi+đông keo tụ
Thùng trộn hoá chất
Bơm nưước thải
Bơm bùn
Bể xử lý bùn
Bể lắp lamen
Thiết bị hấp phụ
Bộ điều khiển
Các đường ống van khoá
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
Bộ
2.000.000
12.000.000
3.000.000
5.000.000
12.000.000
10.000.000
10.000.000
18.000.000
20.000.000
7.000.000
10.000.000
Tổng cộng
124.000.000
1.4. Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội và môi trường của phương án:
Theo nhận định của các chuyên gia kỹ thuật của hãng SEEN nếu Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì xây dựng được hệ thống xử lý nước thải theo mô hình trên thì chất lượng nước thải sau khi xử lý của Xí nghiệp sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-1995 về tiêu chuẩn cho phép của nước thải công nghiệp. Mà thực tế đã chứng minh ở hệ thống xử lý nước thải của Xí nghiệp Coats Phong Phú đã được Sở khoa học công nghệ môi trường thành phố Hà Nội kiểm nghiệm phân tích và cấp giấy chứng nhận là chất lượng nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.
Như vậy khi phương án xử lý nưước thải của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì thực hiện được, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật thì Xí nghiệp sẽ đạt được các lợi ích sau:
- Về mặt xã hội: Do hạn chế được đến mức thấp nhất các chất tẩy rửa bề mặt và không còn các hoá chất kích thích trong quá trình sinh hoạt. Nên nước thải của Xí nghiệp sẽ không gây nên ô nhiễm môi trường trong và ngoài Xí nghiệp, từ đó tạo ra được uy tín của xã hội đối với Xí nghiệp và đây cũng là tiêu chuẩn giúp Xí nghiệp dễ dàng hơn trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho Xí nghiệp.
- Về mặt chi phí: Xí nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ mà hằng năm Xí nghiệp phải bỏ ra là 50 triệu đồng trong đó gồm:
* 40 triệu đồng cho công việc nạo vét và xử lý nước thải kể cả nưước thải sinh hoạt và công nghiệp.
* 10 triệu đồng cho các cuộc kiểm tra trong năm của các đoàn thanh tra của Sở khoa học công nghệ và môi trường thành phố Hà Nội.
2. Cải tạo lại hệ thống xử lý khí thải ở xí nghiệp cho phù hợp với các tiêu chuẩn trong ISO 14001
2.1. Cơ sở phương pháp luận
Hiện tại chất lượng không khí của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì theo kết quả đánh giá của trung tâm y tế-Môi trường lao động công nghiệp đánh giá là tương đối tốt, chất lượng không khí của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì bao gồm ánh sáng, tiếng ồn, bụi đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Mặc dù Xí nghiệp rất có ý thức trong việc xử lý hơi khí độc thải ra từ lò hơi đốt dầu FO như vậy xây dựng ống khói cao, ống khói có nón phát tán, cải tiến hệ thống đốt bằng việc thay đổi, điều chỉnh hệ thống kim phun dầu, nhưng theo cơ quan quản lý môi trường Mỹ với dầu FO có hàm lượng lưu huỳnh 3% khi cháy sẽ thải ra SO2, NO2, CO2 và bụi trong đó tỷ lệ SO2 là rất cao chiếm 55,2 g/kg. Mà theo tác giả HaZaves N.V SO2 là chất khí không màu và rất độc. Nó gây tác dụng kích thích đường hô hấp bằng cách SO2 hoà tàn vào các phân tử nước ở niêm mạc đường hô hấp tạo thành H2SO3 và H2SO4.SO3, khi ngầm vào máu các axit này gây tác dụng chung chỉ có thể : chúng gây tới loạn quá trình trao đổi chất, gây ức chế quá trình oxy ở não, gan, làm gây giảm hàm lượng vitamin B và C, kích thích cơ quan tạo máu, gây đột biến ở xương, làm tăng Hemoglobin gây nhiễm toàn máu. Vì vậy với việc chưa lắp đặt hệ thống khử bụi và hơi khí độc ở lò đốt của xí nghiệp giặt mài thấy rằng không đảm bảo được các tiêu chuẩn trong ISO 14001.
2.2. Phương pháp tiến hành:
Ngày nay 2 tiếng “hiệu quả” được mọi cá nhân, tổ chức quan tâm đến vì nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và tổ chức đó. Vì vậy khi chọn một phương án cho việc cải tạo lại hệ thống xử lý khi thải ở Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì ta cũng cần phải quan tâm đến việc hiệu quả của phương án đó như:
- Thiết kế xây dựng hệ thống xử lý khí thải xí nghiệp của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì phải phù hợp với công suất thiết kế của lò đốt dầu FO vào khoảng 100 lit dầu FO/giờ, yêu cầu khí thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5939- 1995).
- Việc lựa chọn phương án công nghệ bị phải đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật và môi trường. Ngoài việc giảm vốn đầu xây dựng lắp đặt (dựa trên hệ thống xử lý coi sẵn của Xí nghiệp), phương án đưa ra phải không gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, phù hợp với các tiêu chuẩn trong ISO 14001.
Trên cơ sở đó hệ thống xử lý khí thải của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì có sơ đồ sau:
4
3
2
1
5
7
3
1
6
Trên đây là sơ đồ hệ thống thổi và hút
Quạt gió
Hệ thống xử lý hơi độc
Hệ thống lọc bụi
Miệng lấy gió
Miệng thổi
Đường ống dẫn
Miệng hút
Theo phương án này khí thải của lò đốt được quạt hút (1) hút từ miệng hút (7) qua đường ống dẫn (6) đưa vào thiết bị lọc bụi (3) tại đây bụi sẽ được giữ lại. Lúc này khí thải chỉ còn hơi độc sẽ đi qua thiết bị xử lý hơi độc (2) rồi qua quạt gió (1) đẩy vào đường ống dẫn (6) qua miệng thổi (5) ra ngoài.
2.3. Dự kiến chi phí
Để thực hiện được dự án trên theo viện Khoa học công nghệ và Môi trường (inest) của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội dự kiến nhu cầu kinh phí đầu tư cho dự án là
Bảng dự toán kinh phí sơ bộ (chưa kể thuế GTGT)
TT
Tên công trìnhư
Số lượng
Giá tiền (tr.đ)
1
2
3
4
Filter Lọc bụi
Hệ thống xử lý nhưiệt ẩm khử độc
Quạt gió
Hệ thống đường ống
1
1
2
bộ
42
68
24
18
Cộng
152
2.4. Hiệu quả dự kiến
Tác hại của khí thải do lò hơi đốt dầu FO theo các nhà khoa học là rất lớn. Nhưng theo các chuyên gia kỹ thuật của viện khoa học và công nghệ môi trường của trường ĐH Bách khoa Hà Nội với việc lắp đặt hệ thống xử lý khí thải như trên thì chất lượng khí thải của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì sẽ đảm bảo đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5939-1995) cho phép đối với khí thải công nghiệp.
Như vậy, với việc lắp đặt hệ thống xử lý khí thải thì chất lượng môi trường không khí của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì sẽ được đảm bảo và phù hợp với các yêu cầu của ISO 14001 về khí thải công nghiệp..
3. Tăng cường công tác đào tạo nâng cao nhận thức
3.1. Cơ sở lý luận thực tiễn:
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá đã chi phối nhiều hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và của các quốc gia nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường và thương mại. Đây là vấn đề còn mới và phức tạp, nên nhận thức chung của các doanh nghiệp Việt Nam về ISO 14000 và vai trò tích cực của nó trong vấn đề bảo vệ môi trường và hội nhập vào nên kinh tế thế giới còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, luật pháp về bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ. Chính vì vậy, việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường này cần được triển khai một cách rộng rãi. Bởi vì, chỉ trên cơ sở nhận thức đầy đủ của toàn thể CBCNV trong xí nghiệp đối với những thách thức cơ hội tiềm ẩn của việc áp dụng một hệ thống quản lý nói chung và hệ thống quản lý môi trường nói riêng đối với việc phát triển trong tương lai, khi đó việc đưa vào áp dụng tiêu chuẩn này mới có ý nghĩa và mang tính thiết thực.
ở Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì, bên cạnh đội ngũ cán bộ lãnh đạo, các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất lượng của phòng kế hoạch là lực lượng hàng đầu quyết định đến sự thành công của Xí nghiệp trong việc triển khai xây dựng hệ thống quản lý môi trường. Mặc dù lực lượng cán bộ này đều đã qua trình độ đại học, cũng như có kinh nghiệm trong hoạt động quản lý chất lượng. Nhưng cách tiếp cận đối với hệ thống quản lý môi trường cũng như các đòi hỏi của nó là có khác so với hệ thống quản lý chất lượng. Hơn nữa, Xí nghiệp còn có một lực lượng đông đảo đội ngũ lao động, lực lượng này hầu như rất ít có cơ hội tiếp cận các thông tin về môi trường và hệ thống quản lý môi trường. Trọng khi đó việc thành hay bại khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường ở Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì lại phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ này, thông qua các kiến thức hiểu biết của họ về hệ thống quản lý môi trường, ý thức tuân thủ các quy trình trong hệ thống cũng như ý thức của họ trong việc tuân thủ các quy trình công nghệ...
Vì vậy, Xí nghiệp nên tổ chức chương trình đào tạo thích hợp với từng loại đối tượng nhằm nâng cao nhận thức chung của CBCNV trong Xí nghiệp. Qua đó nhanh chóng giúp Xí nghiệp xây dựng được hệ thống quản lý môi trường.
3.2. Phương pháp tiến hành:
Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì cần phân ra thành các loại hình đào tạo khác nhau. Mỗi loại hình đào tạo sẽ thích ứng với một loại đối tượng và mục tiêu đào tạo thích hợp. Theo quan điểm của em thì Xí nghiệp nên có các hình thức đào tạo sau:
a. Đào tạo chuyên gia.
* Đối tượng đào tạo:
- Lãnh đạo cấp cao của Xí nghiệp
- Trưởng phòng kế hoạch.
* Mục đích đào tạo: Nhằm đào tạo ra các chuyên gia, những hạt nhân của Xí nghiệp trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường.
* Nội dung đào tạo:
- Đào tạo các chuyên gia đánh giá nội bộ.
- Đào tạo xây dựng các văn bản và tài liệu có liên quan đến hệ thống quản lý môi trường
- Đào tạo chương trình xây dựng hệ thống thông tin liên lạc về hệ thống quản lý môi trường cho mọi thành viên trong Xí nghiệp
- Đào tạo nâng cao nhận thức cho CBCNV trong Xí nghiệp về công tác bảo vệ môi trường và hệ thống quản lý môi trường
* Điều kiện thực hiện
Thời gian thực hiện cho loại hình đào tạo này theo trung tâm tư vấn QUACERT cho biết là 2 tuần. Vì vậy Xí nghiệp cần phải liên hệ với các trung tâm tư vấn về kế hoạch, thời gian, địa điểm để các trung tâm này nên kế hoạch đào tạo cho Xí nghiệp một cách hợp lý và khoa học. Từ đó Xí nghiệp có kế hoạch bố trí, sắp xếp thời gian nghỉ cho các cán bộ được đào tạo.
b. Đào tạo nhận thức.
* Đối tượng đào tạo: Là các CBCNV trong Xí nghiệp
* Mục đích đào tạo: Nhằm nâng cao nhận thức cho toàn thể CBCNV trong Xí nghiệp về hệ thống quản lý môi trường.
* Nội dung đào tạo.
- Lợi ích mà Xí nghiệp sẽ đạt được khi xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý môi trường.
- Trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cá nhân, bộ phận trong Xí nghiệp về việc bảo vệ và quản lý môi trường.
- Nội quy, quy chế làm việc, chế độ đãi ngộ của Xí nghiệp đối với người lao động.
- Quy chế an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp môi trường.
* Điều kiện thực hiện.
Để thực hiện được loại hình đào tạo này, các chuyên gia đã được đào tạo ở trên có thể phối hợp với các cán bộ tư vấn của các trung tâm tư vấn đào tạo tổ chức triển khai các lớp đào tạo tại Xí nghiệp. Nhưng do số lượng CBCNV trong Xí nghiệp là rất lớn, vì vậy Xí nghiệp cần chia ra thành từng lớp với số lượng học viên mỗi lớp từ 18- 30 người. Trong đó Xí nghiệp cần phải phân loại trình độ của CBCNV trong Xí nghiệp trong phù hợp với mỗi lớp thì kết quả đào tạo mới đạt kết quả cao. Cũng theo trung tâm QUACERT thời gian đào tạo cho mỗi lớp này là 2 ngày. Vì vậy, Xí nghiệp cần bố trí hợp lý thời gian và địa điểm đào tạo để kết quả đào tạo đạt kết quả cao và không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động quản lý kinh doanh của Xí nghiệp.
3.3. Dự kiến chi phí.
Các chi phí đào tạo không chỉ bao gồm các chi phí về tiền tệ mà bao gồm cả các chi phí cơ hội. Nhưng việc định lượng các chi phí cơ hội là rất khó, vì vậy ta chỉ coi các chi phí đào tạo là các chi phí thực tế đã phát sinh như sau:
* Chi phí về học tập:
- Chi phí đào tạo chuyên gia : 4 triệu/người * 4 người = 16 triệu
- Chi phí thuê chuyên gia đào tạo : 1 triệu/ngày * 25 ngày = 25 triệu
* Chi phí khác:
- Tiền lương và chi phí khác cho chuyên gia đi học:
1,7 triệu /người * 4 người = 6,4 triệu
-Chi phí khác cho đào tạo nhận thức CBCNV:
30.000 đồng/người * 35 người =1.050.000 đồng
Tổng chi phí thực hiện = 47,45(triệu đồng)
3.4. Hiệu quả của biện pháp:
Với biện pháp trên, CBCNV của Xí nghiệp sẽ được nâng cao nhận thức về hệ thống quản lý môi trường và họ có cách nhìn toàn diện, tích cực hơn về hệ thống này. Mặt khác, trình độ của CBCNV trong Xí nghiệp ngày càng được chuyên sâu làm cho quá trình áp dụng hệ thống quản lý môi trường ở Xí nghiệp diễn ra được nhanh chóng. Giúp cho Xí nghiệp đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, uy tín của Xí nghiệp ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế cũng như trong nưước.
4. Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và hệ thống thông tin
4.1. Cơ sở nhận thức
Hệ thống thông tin và khả năng tiếp cận thông tin đối với xí nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quản lý, giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội trong thị trường cạnh tranh ngày một khắc nghiệt và nó góp phần tích cực vào quá trình thúc đẩy tiến trình áp dụng ISO 14000 vào các doanh nghiệp.
Trong tiêu chuẩn ISO 14001 thừa nhận các doanh nghiệp có nhu cầu thông tin nội bộ và đối ngoại về môi trường và hệ thống quản lý môi trường.. Trong đó thông tin nội bộ công khai là rất quan trọng đối với một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. Thông tin này sẽ tạo ra động lực giúp đỡ các việc hoàn thiện cũng như tuân thủ tất cả các quy định môi trường phải áp dụng là yêu cầu tối thiểu của tiêu chuẩn ISO 14001. Bên cạnh đó để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác về các quy định pháp luật về môi trường của họ thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần phải biết đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường của họ. Trong khi đó, hệ thống thông tin ở nước ta hiện nay mặc dù so với trước đã được phổ biến khá rộng rãi. Các phương tiện thông tin khá phong phú, hiện đại, phương pháp thu thập thông và cung cấp thông tin có nhiều tiến bộ. Song nhìn chung tính chất nhanh nhạy, kịp thời, chính xác đầy đủ hoàn thiện của hệ thống thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện thị trường và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Hiện nay tại Việt Nam có một khó khăn đối với các doanh nghiệp là do nguồn vốn có hạn, không đủ kinh phí để mua sắm thiết bị phục vụ công tác thông tin nói riêng và chi phí cho các hoạt động tiếp cận, thu thập xử lý thông tin nói chung, trình độ tri thức và năng lực thu thập xử lý thông tin còn hạn chế. Hơn nữa phí truy cập ở nước ta khá cao. Vì vậy đây sẽ là vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
4.2. Biện pháp tiến hành
Cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá, Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì rất cần thông tin một cách cập nhật, đầy đủ và chính xác. Vì vậy trong thời gian tới để khắc phục được những khó khăn trong việc truy cập và xử lý thông tin đặc biệt là những thông tin liên quan đến vấn đề môi trường và quản lý môi trường. Giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả của công tác truy cấp và xử lý thông tin, Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì cần phải tiến hành một số vấn đề sau:
- Thành lập bộ phận chuyên trách thu thập và xử lý các thông tin về môi trường và hệ thống quản lý môi trường. Với việc đã phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị trong việc xác định các yêu cầu pháp luật về môi trường, kết hợp với việc xác định các khía cạnh tác động tới môi trường ở các đơn vị bộ phận. Mặt khác, Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 14001 mà trung tâm là phòng kế hoạch. Vì vậy chỉ cần các công việc trên giao trách nhiệm quản lý chung cho phòng kế hoạch thì nghiễm nhiên Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã có được bộ phận chuyên trách thu thập và xử lý các thông tin về môi trường và quản lý môi trường. Sau đó phòng kế hoạch sẽ tiến hành cung cấp thông tin đến người lao động và các bên liên quan thông qua các phương tiện thông tin khác nhau như qua báo đài, vô tuyến cũng như qua phương tiện thông tin trong Xí nghiệp.
- Tạo kênh thông tin nội bộ giữa các đơn vị chức năng và giữa các cấp về khía cạnh môi trường và quản lý môi trường. Nếu Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì cũng giao trách nhiệm cho phòng kế hoạch như đã giao cho họ trách nhiệm quản lý chất lượng thì hiệu quả công việc quản lý sẽ cao hơn. Vì với những kinh nghiệm đã có trong quản lý chất lượng phòng kế hoạch sẽ biết phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn. Hơn nữa khi giao trách nhiệm quản lý môi trường cho họ thì Xí nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được chi phí và bộ máy quản lý lại không cồng kềnh. Kết hợp với việc đã có mạng nội bộ phòng kế hoạch sẽ tạo ra một trang Web về môi trường trong mạng nội bộ của Xí nghiệp để cho các phòng ban đơn vị chức năng trong Xí nghiệp khi cần thiết có thể khai thác để thu thập được thông tin.
- Nâng cao trình độ của các cán bộ xử lý thông tin, đầu tưư tài chính để mua sắm, nâng cấp trang thiết bị truy cập và xử lý thông tin trong xí nghiệp. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì vậy mà việc thu thập thông tin của doanh nghiệp về lĩnh vực môi trường được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau.một trong những phương pháp thu thập thông tin nhanh nhất, chính xác nhất được các doanh nghiệp sử dụng đó là việc thu thập trên mạng thông tin toàn cầu. Hiện tại mạng thông tin của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì chưa tham gia vào mạng toàn cầu, nên phần nào đó sẽ gây ảnh hưởng đến việc cập nhật thông tin từ bên ngoài nhất là thông tin về môi trường. Nếu Xí nghiệp đầu tưư kinh phí cho các bộ phận có liên quan đến việc thu thập thông tin về môi trường để trang bị cho các đơn vị, bộ phận này trang thiết bị truy cập và xử lý thông tin và tham gia vào mạng toàn cầu. Đồng thời Xí nghiệp có kế hoạch đào tạo cho các cán bộ khai thác và xử lý thông tin đó tuỳ theo trình độ và yêu cầu công việc đòi hỏi mà có thể đào tạo trực tiếp tại Xí nghiệp cũng có thể gửi đi đào tạo tại các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn về công nghệ thông tin thì tin rằng việc thu thập và xử lý thông tin ở Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì sẽ rất dễ dàng và cập nhật giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 được thuận tiện.
- Tạo mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tiêu chuẩn trong nước, các trung tâm thông tin đầu mối quốc gia và các doanh nghiệp khác để có thể tiếp cận với các thông tin được nhanh chóng.
5. Làm tốt công tác quản lý tài liệu
5.1. Cở sở của vấn đề
Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường là các tài liệu được thiết lập theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm:
- Sổ tay môi trường
- Các quy trình của hệ thống quản lý môi trường
- Các hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị
- Kế hoạch môi trường
- Các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật
- Các biểu mẫu
- Và các tài liệu khác cần thiết cho việc vận hành hệ thống quản lý môi trường như các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn văn bản pháp quy về môi trường và các lĩnh vực liên quan.
Đối với các đơn vị, tổ chức đã và đang xây dựng hệ thống quản lý môi trường thì việc kiểm soát tài liệu là công việc hết sức quan trọng bởi vì mục đích của việc kiểm soát tài liệu là nhằm cung cấp một phương pháp thống nhất để kiểm soát có hệ thống việc biên soạn/ sửa đổi, xem xét, kiểm tra, phê duyệt, ban hành, phân phối, thu hồi, lưu giữ và huỷ bỏ các tài liệu, dữ liệu thuộc hệ thống quản lý môi trường của tổ chức. Đảm bảo rằng các tài liệu thích hợp đều sẵn có tại những vị trí cần thiết, sẵn sàng cung cấp cho các bộ phận cá nhân khi có nhu cầu sử dụng. Hơn nữa việc kiểm soát tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý môi trường sẽ giúp tổ chức, đơn vị phân định được rõ trách nhiệm, quyền hạn của bộ phận, cá nhân có liên quan đối với việc kiểm soát tài liệu của hệ thống quản lý môi trường, đảm bảo phù hợp với các yêu cầu tương ứng của tiêu chuẩn ISO 14001 và góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp.
5.2. Phương pháp tiến hành
Để việc kiểm soát tài liệu của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì được tốt, thì tài liệu cần phải được chia ra thành tài liệu nội bộ và tài liệu bên ngoài. Các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý môi trường đó phải thông qua sự quản lý của phòng chuyên trách như phòng kế hoạch cụ thể như sau:
* Đối với tài liệu nội bộ
Tài liệu nội bộ là tài liệu của hệ thống quản lý môi trường do Xí nghiệp ban hành bao gồm sổ tay môi trường, các quy trình, các hướng dẫn, các biểu mẫu, các chương trình quản lý môi trường....Để kiểm soát tài liệu nội bộ của Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì được tốt Xí nghiệp cần tiến hành theo các bưước sau.
Bưước 1: Xác định yêu cầu
Nhu cầu ban hành mới, sửa đổi, xin cấp hay khai thác từ cá nhân, đơn vị, phải được lập thành phiếu yêu cầu theo biểu mẫu chung, thống nhất trong đó chỉ rõ nội dung là đề nghị ban hành mới hay sửa đổi hay xin cấp lại hay khai thác và gửi cho phòng kế hoạch căn cứ vào đó thực hiện các bước tiếp theo.
Bưước 2: Xem xét yêu cầu
Tuỳ theo các yêu cầu khác nhau về loại tài liệu đó mà Xí nghiệp nên có những cách xử lý khác nhau cụ thể:
- Với yêu cầu cấp tài liệu: phòng kế hoạch thực hiện việc in ấn/ sao chụp và phân phối tài liệu đến các đơn vị, bộ phận đã yêu cầu.
- Đối với tài liệu yêu cầu ban hành mới: phòng kế hoạch sẽ chuyển cho đại diện lãnh đạo về môi trường xem xét, nếu phù hợp thì chỉ định đơn vị có chức năng thích hợp biên soạn tài liệu và gửi phiếu yêu cầu tới đơn vị đó. Nếu xét thấy không phù hợp thì thông báo lại cho đơn vị đã yêu cầu.
- Nếu là yêu cầu sửa đổi: phòng kế hoạch gửi phiếu yêu cầu tới đơn vị đã soạn thảo phiên bản trưước của tài liệu hoặc có chức năng tương đương trong trường hợp đã có sự thay đổi cơ cấu tổ chức (nếu đơn vị yêu cầu sửa đổi không phải là đơn vị đã soạn thảo tài liệu) để xem xét nội dung yêu cầu sửa đổi. Nếu xét thấy không phù hợp thì thông báo lại cho đơn vị đã yêu cầu.
Bưước 3: Soạn thảo tài liệu
Người được chỉ định tiến hành soạn thảo tài liệu theo nội dung yêu cầu của tài liệu. Trong quá trình soạn thảo người được chỉ định soạn thảo đó cần phải tuân thủ các hướng dẫn, trình bày của tài liệu. Đồng thời trưởng đơn vị có trách nhiệm xem xét lại tài liệu đó trước khi gửi cho đại diện lãnh đạo về môi trường xin phê duyệt.
Bưước 4: Phê duyệt tài liệu
Sau khi tài liệu đã được soạn thảo và gửi cho đại diện lãnh đạo về môi trường, đại diện lãnh đạo về môi trường xem xét để phê duyệt nội dung của tài liệu. Nếu là tài liệu sửa đổi thì trong quá trình phê duyệt cần tham khảo tài liệu đã được ban hành, nếu nội dung tài liệu đạt yêu cầu thì chuyển sang bưước tiếp theo ngược lại nếu không đạt thì chuyển lại cho đơn vị soạn thảo để điều chỉnh lại nội dung.
Bưước 5: Ban hành và phân phối tài liệu
Phòng kế hoạch áp mã tài liệu theo hướng dẫn đánh mã số tài liệu, cập nhật tài liệu vào danh mục tài liệu, phân phối đến các đơn vị sử dụng và yêu cầu các đơn vị loại bỏ các tài liệu đã lỗi thời.Trưởng đơn vị lưu giữ tài liệu phải có trách nhiệm quản lý tất cả tài liệu tại đơn vị mình.
* Đối với tài liệu bên ngoài
Trưởng các đơn vị xem xét nhu cầu sử dụng các tài liệu bên ngoài tại đơn vị mình và lập danh mục các tài liệu đó theo một biểu mẫu thống nhất sau đó gửi cho đại diện lãnh đạo về môi trường để xin phê duyệt. Sau khi tài liệu được đại diện lãnh đạo về môi trường phê duyệt thì các đơn vị có trách nhiệm quản lý tài liệu được sử dụng ở đơn vị mình. Trong quá trình sử dụng khi có nhu cầu cập nhật trưởng các đơn vị có trách nhiệm xem xét cập nhật danh mục tài liệu và trình cho đại diện lãnh đạo về môi trường phê duyệt bổ sung.
Đối với các văn bản pháp quy và các yêu cầu mà Xí nghiệp phải tuân thủ sau khi đã được cán bộ có thẩm quyền xem xét và đại diện lãnh đạo về môi trường phê duyệt, phòng kế hoạch có trách nhiệm phân công cán bộ sao chụp và phân phối tài liệu đến đơn vị sử dụng. Với các văn bản pháp quy mới ban hành mà nội dung không thay thế hoàn toàn mà chi bổ sung cho một hoặc một số các văn bản đã ban hành thì khi phân phối tài liệu mới phải đính kèm theo bản sao biểu mẫu cũ trong đó phân tích những điểm thay đổi liên quan đến văn bản đó. Khi phân phối văn bản tài liệu mới thì phải thu hồi ngay các văn bản, tài liệu cũ đã hết hiệu lực.
Kết luận
Trong những năm vừa qua, sau khi có chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và đã đạt được tiến bộ về nhiều mặt với mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 là hoàn thành cơ bản trong cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bưước sang thế kỷ 21, Việt Nam đang cố gắng phát huy vai trò là thành viên Liên hợp Quốc, ASEAN, APEC và đang phấn đấu thực hiện tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới để sớm trở thành thành viên của WTO. Quá trình hội nhập đưa đến cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh đi kèm với những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đã đến lúc chúng ta cần phải đưa ngay ra những biện pháp để ngăn chặn những hành động gây ô nhiễm môi trường, chúng ta không thể coi trái đất là nhà máy xử lý khổng lồ với những khả năng vô hạn trong việc tiếp nhận và xử lý một cách có hiệu quả các chất ô nhiễm do con người tạo ra và những chất gây bởi các hiện tượng tự nhiên. Hơn nữa, khi kinh tế phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng gia tăng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Chính vì vậy, với đề tài nghiên cứu này, em mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao nhận thức cho Xí nghiệp cũng như đưa ra một số các biện pháp nhằm mục đích giúp Xí nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 của Xí nghiệp quản lý . Nhưng những ý kiến này vẫn còn mang nhiều những đánh giá chủ quan,vì vậy em rất mong được sự góp ý, phê bình của các thầy cô giáo, các cán bộ phòng kế hoạch Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo khoa KTMT-ĐT, các cán bộ phòng kế hoạch Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã giúp em thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
HOàng VĂN Hà
Tài liệu tham khảo
ISO 14000-Những điều các nhà quản lý cần biết (Tom Tibor- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật)
ISO 14000 và việc thực hiện đối với các nhà xuất khẩu vào thị trường phát triển (Cục Môi trường tổ chức dịch vụ và xuất bản)
ISO 14000 và sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Khoá đào tạo Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 ( Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
Xanh hoá công nghiệp: vai trò mới của các cộng đồng, thị trường và Chính phủ.
Tuyển tập các báo cáo tại Hội thảo Thương mại và Môi trường
Kỷ yếu diễn đàn các nhà quản lý về trách nhiệm ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
Quản lý môi trường và bộ tiêu chuẩn ISO 14000- Đề tài “áp dụng một số chương trình thử nghiệm về tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 cho các doanh nghiệp” (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
Tạp chí bảo vệ môi trường
Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tạp chí công nghiệp
Tạp chí Khoa học công nghệ môi trường
Tạp chí thời báo kinh tế Sài Gòn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29739.doc