Vốn sản xuất kinh doanh là tiền đề, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển, cho nên bảo toàn vốn là yêu cầu cần thiết phải thực hiện trong mọi quá trình hoạt động kinh doanh. Một công ty có thể tồn tại và phát triển khi bảng cân đối kế toán đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, nguy cơ phá sản của mỗi doanh nghiệp được thể hiện trước hết ở dấu hiệu vốn sản xuất bị hao hụt, khả năng thanh toán khó khăn. Yêu cầu bảo toàn vốn được thể hiện trong công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp là phải lựa chọn các phương án tối ưu trong tạo lập nguồn tài chính; tổ chức các biện pháp hữu hiệu nhằm tăng nhanh vòng quay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sao cho trong mọi thời điểm, kể cả khi giá cả thị trường có biến động thì doanh nghiệp vẫn giữ vững và mở rộng được quy mô sản xuất. Song bên cạnh đó còn có những mặt tồn đọng đòi hỏi phải được khắc phục và từng bước đi lên dần khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
55 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty thương mại tổng hợp Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiền mặt
111
68.330.245
38.657.313
2. Tiền gửi Ngân hàng
112
29.119.392
7.892.466
II. Các khoản phải thu
130
223.631.251
178.962.343
1. Phải thu của khách hàng
131
178.443.765
131.951.220
2. Phải thu khác
138
45.187.486
47.011.123
III. Hàng tồn kho
140
84.677.243
702.845.750
1. Hàng hoá tồn kho
146
84.677.243
702.845.750
IV. Tài sản lưu động khác
150
77.003.912
474.826.910
1. Chi phí trả trước
152
77.003.912
474.826.910
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn
200
735.506.982
1.339.973.204
I. Tài sản cố định
210
735.506.982
1.339.973.204
1. Tài sản cố định hữu hình
211
735.506.982
1.339.973.204
Tổng cộng tài sản
250
1.218.269.025
2.743.157.986
(250 = 100+200)
1
2
3
4
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
300
819.681.600
1.064.281.869
I. Nợ ngắn hạn
310
800.469.480
1.046.437.278
1. Phải trả cho người bán
313
542.831.413
774.020.198
2. Thuế và các khoản phải nộp
315
160.241.320
153.687.300
Nhà nước
3. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
317
59.936.747
67.505.420
4. Phải trả, phải nộp khác
318
37.460.000
51.224.360
II. Nợ khác
330
19.212.120
17.844.591
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
398.587.425
1.678.876.117
I. Nguồn vốn, quỹ
410
397.400.258
1.676.097.510
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
377.842.625
1.637.823.442
2. Quỹ đầu tư phát triển
414
2.006.741
2.276.527
3. Lợi nhuận chưa phân phối
416
17.550.892
35.997.541
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
1.187.167
2.778.607
1. Quỹ khen thưởng & phúc lợi
422
1.187.167
2.778.607
Tổng cộng nguồn vốn
430
1.218.269.025
2.743.157.986
( 430 = 300 + 400 )
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán năm 2001.
Đơn vị tính: đồng
Tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối năm
1
2
3
4
A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
100
1.403.184.782
1.411.788.087
I.Tiền
110
46.549.779
37.009.623
1. Tiền mặt
111
38.657.313
29.881.492
2. Tiền gửi Ngân hàng
112
7.892.466
7.128.131
II. Các khoản phải thu
130
178.962.343
197.211.364
1. Phải thu của khách hàng
131
131.951.220
152.337.200
2. Phải thu khác
138
47.011.123
44.874.164
III. Hàng tồn kho
140
702.845.750
702.791.200
1. Hàng hoá tồn kho
146
702.845.750
702.791.200
IV. Tài sản lưu động khác
150
474.826.910
474.775.900
1. Chi phí trả trước
152
474.826.910
474.775.900
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn
200
1.339.973.204
2.565.394.378
I. Tài sản cố định
210
1.339.973.204
2.565.394.378
1. Tài sản cố định hữu hình
211
1.339.973.204
2.565.394.378
Tổng cộng tài sản
250
2.743.157.986
3.977.182.465
(250 = 100+200)
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
300
1.064.281.869
1.065.433.552
I. Nợ ngắn hạn
310
1.046.437.278
1.047.702.361
1. Phải trả cho người bán
313
774.020.198
775.912.030
2. Thuế và các khoản phải nộp
315
153.687.300
137.986.211
Nhà nước
3. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
317
67.505.420
77.900.825
4. Phải trả, phải nộp khác
318
51.224.360
55.903.295
II. Nợ khác
330
17.844.591
17.731.191
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
1.678.876.117
2.911.748.913
I. Nguồn vốn, quỹ
410
1.676.097.510
2.908.742.700
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
1.637.823.442
2.825.942.719
2. Quỹ đầu tư phát triển
414
2.276.527
3.579.421
3. Lợi nhuận chưa phân phối
416
35.997.541
79.220.560
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
2.778.607
3.006.213
1. Quỹ khen thưởng & phúc lợi
422
2.778.607
3.006.213
Tổng cộng nguồn vốn
430
2.743.157.986
3.977.182.465
( 430 = 300 + 400 )
2.2.1.2 Phân tích biến động vốn
Từ số liệu của bảng cân đối kế toán, ta tính toán và lên biểu tổng hợp nhằm đánh giá biến động về vốn như sau:
Bảng3: Bảng nghiên cứu đánh giá biến động vốn
Tài sản
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Tiền
%
1
2
3
4= 3 - 2
5=3/2x100
-100
A.TSLĐ & đầu tư
ngắn hạn
942.973.412,5
1.407.486.434,5
+464.513.022
+49
I. Tiền
71.999.708
41.779.701
-30.220.007
-42
1. Tiền mặt
53.493.779
34.269.402,5
-19.224.376,5
-36
2. TGNH
18.505.929
7.510.298,5
-10.995.630,5
-59
II.Các khoản phải thu
201.296.797
188.086.853,5
-13.209.943,5
-7
1.Phải thu của
khách hàng
155.197.492,5
142.144.210
-13.053.282,5
-8
2.Phải thu khác
46.099.304,5
45.942.643,5
-156.661
0
III.Hàng tồn kho
393.761.496,5
702.818.475
+309.056.978,5
+78
1.Hàng hoá
tồn kho
393.761.496,5
702.818.475
+309.056.978,5
+78
IV. TSLĐ
275.915.411
474.801.405
+198.885.994
+72
1. Chi phí trả trước
275.915.411
474.801.405
+198.885.994
+72
B. TSCĐ và
đầu tư dài hạn
1.037.740.093
1.952.683.791
+914.943.698
+88
I. TSCĐ
1.037.740.093
1.952.683.791
+914.943.698
+88
1. TSCĐ hữu hình
1.037.740.093
1.952.683.791
+914.943.698
+88
Tổng tài sản
1.980.713.505,5
3.360.170.225,5
1.379.456.720
+70
Cách tính:
BQ số đầu năm + BQ số cuối năm
Năm 2000 =
2
BQ số đầu năm + BQ số cuối năm
Năm 2001 =
2
Chênh lệch:
Số tiền = BQ năm 2000 - BQ năm 2001
BQ từng loại tài sản năm 2001
% = x100 - 100
BQ từng loại tài sản năm 2000
Qua số liệu ở bảng 3 cho thấy: tổng số tiền trong tổng số tài sản của công ty tăng lên 1.379.456.720 đồng, tương ứng với số tăng tương đối là 70%. Điều này cho thấy quy mô về tài sản của công ty đang được tăng lên. Tuy nhiên đó mới chỉ là con số tổng quát, mà chỉ dựa vào sự tăng lên của con số tổng quát thì chưa thể đánh giá sâu sắc tình hình tài chính của công ty được. Vậy nên ta cần phải đi sâu vào phân tích từng loại tài sản cụ thể.
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2001 so với năm 2000 được tăng lên 464.513.022 đồng, với tỷ lệ tăng là 49%. Nhìn chung tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng chủ yếu là do hàng hoá tồn kho và tài sản lưu động tăng, nhưng trong đó cũng có một số loại tài sản lưu động giảm như:
+ Tiền là tài sản lưu động cần thiết nhất cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả nhưng năm 2001 lại giảm so với năm 2000 một lượng là 30.220.007 đồng tương ứng với mức giảm là 42%. Nguyên nhân gây ra giảm ở đây là do tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng, nhưng chủ yếu nhất vẫn là tiền gửi Ngân hàng.
+ Chẳng những tiền bị giảm mà các khoản phải thu của năm 2001 so với năm 2000 cũng giảm đáng kể. Các khoản phải thu giảm chủ yếu là do phải thu của khách hàng giảm là 13.053.282,5 đồng tương ứng với tỷ trọng giảm là 8% trong tổng số giảm của các khoản phải thu là 13.209.943,5 đồng với mức giảm là 7%. Điều này cho thấy công ty đã có nhiều biện pháp cố gắng khắc phục thu hồi vốn nhanh, tránh được tình trạng cho khách hàng nợ quá nhiều gây ứ đọng vốn. Đặc biệt công ty đã làm giảm lượng vốn bị khách hàng chiếm ụng, từ đó nâng cao việc sử dụng vốn của mình.
+ Công ty chủ yếu kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho cuộc sống nhân dân mà hàng tồn kho năm 2001 so với nnăm 2000 lại tăng 309.056.978,5 đồng với mức tăng 78% - một con số không nhỏ. Điều đó chứng tỏ lượng hàng hoá tồn kho tương đối lớn, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn trong khâu dự trữ. Nguyên nhân chủ yếu là do ngày càng có nhiều sản phẩm mới được tung ra trên thị trường. Và để có thể cạnh tranh, công ty phải nhập loại hàng mới đang được người tiêu dùng ưa chuộng nên hàng tồn kho chủ yếu là những mặt hàng lỗi mốt.
+ Hàng tồn kho tăng và tài sản lưu động của công ty cũng tăng đáng kể: năm 2001 so với năm 2000 tăng một lượng tiền là 198.885.994 đồng tương ứng với mức tăng 72%. Lượng tiền tăng thêm của tài sản lưu động cho thấy công ty đã thu hồi được các khoản tạm ứng và chi phí trả trước.
- Không chỉ có tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng mà tài sản cố định hữu hình của công ty năm 2001 so với năm 2000 cũng tăng lên một lượng là 914.943.698 đồng với mức tăng là 88%. Từ đó cho thấy công ty đã chú trọng vào công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, cũng như nâng cao cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua phân tích tình hình tài sản của Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Đông Anh cho thấy các loại tài sản có mức biến động tương đối.Trong đó sự tăng lên rõ ràng của tài sản lưu động và tài sản cố định tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Việc phân tích tình hình tài sản rất cần thiết, nhằm mục đích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng tài sản, cũng như sự tác động của nó vào hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời qua phân tích tìm ra những điểm bất hợp lý trong việc sử dụng tài sản để đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời, phục vụ tốt cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.1.3.Phân tích sự thay đổi cơ cấu vốn.
Từ kết quả của "Bảng nghiên cứu đánh giá biến động vốn" chúng ta tính toán và lên biểu xem xét đánh giá biến động về cơ cấu vốn.
Bảng 4: Sự thay đổi cơ cấu vốn.
Tài sản
Năm 2000
Năm 2001
Tiền
Tỷ trọng
( % )
Tiền
Tỷ trọng
( % )
A.TSLĐ & đầu tư ngắn hạn
942.973.412,5
47,61
1.407.486.434,5
41,89
I. Tiền
71.999.708
3,64
41.779.701
1,24
1.Tiền mặt
53.493.779
2,70
34.269.402,5
1,02
2. TGNH
18.505.929
0,93
7.510.298,5
0,22
II. Các khoản
201.296.797
10,16
188.086.853,5
5,59
phải thu
1.Phải thu của
khách hàng
155.197.492,5
7,84
142.144.210
4,23
2.Phải thu khác
46.099.304,5
2,33
45.942.643,5,
1,37
III.Hàng tồn kho
393.761.496,5
19,88
702.818.475
20,92
1. Hàng hoá tồn kho
393.761.496,5
19,88
702.818.475
20,92
IV. TSLĐ
275.915.411
13,93
474.801.405
14,13
1.Chi phí trả trước
275.915.411
13,93
474.801.105
14,13
B.TSCĐ & đầu tư dài hạn
1.037.740.093
52,39
1.952.683.791
58,11
I.TSCĐ
1.037.740.093
52,39
1.952.683.791
58,11
1.TSCĐ hữu hình
1.037.740.093
52,39
1.952.683.791
58,11
Tổng tài sản
1.980.713.505,5
100
3.360.170.225,5
100
Cách tính:
BQ số đầu năm + BQ số cuối năm
Số tiền =
2
Số tiền của từng loại tài sản
Tỷ trọng (%) = x 100%
Tổng tài sản
Qua số liệu ở bảng 4 cho ta thấy sự thay đổi cơ cấu vốn của Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Đông Anh. Tổng số tiền của tài sản năm 2001 so với năm 2000 tăng 1.379.456.720 đồng và qua bảng này ta sẽ đi sâu vào phân tích tỷ trọng (%) của tài sản.
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của năm 2000 tỷ trọng tăng 47,61%, nhưng năm 2001 lại giảm xuống còn 41,89%. Muốn tìm ra nguyên nhân giảm ta cần phải đi sâu vào phân tích từng loại tài sản trong công ty.
+ Trước tiên ta thấy, tiền năm 2000 có tỷ trọng là 3,64% nhưng năm 2001 tỷ trọng lại giảm xuống còn 1.24%. Nguyên nhân dẫn đến tiền giảm là do lượng tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng bị giảm làm cho công ty không đủ tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng để thanh toán ngay. Tiền giảm đồng nghĩa với việc công ty đã đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ, tăng thêm tiền vào kinh doanh để kiếm thêm lợi nhuận. Như vậy công ty biết sử dụng lượng tiền của mình sao cho có hiệu quả cao nhất, tránh được tình trạng lượng tiền mặt tại quỹ bị ứ đọng.
+ Không chỉ có tỷ trọng tiền của công ty giảm mà tỷ trọng các khoản phải thu cũng giảm. Năm 2000 tỷ trọng các khoản phải thu là 10,16%, đến năm 2001 giảm xuống còn 5,59%. Thực tế cho thấy công ty đã cố gắng thu hồi các khoản nợ. Điều đó chứng tỏ công ty đã giảm bớt số vốn bị đối tượng khác chiếm dụng. Khả năng thu hồi các khoản nợ của công ty rất tốt. Nguyên nhân công ty thu hồi được các khoản nợ phải thu là thường xuyên đôn đốc các khách hàng thanh toán các khoản nợ và cho khách hàng được hưởng các ưu đãi khi trả nợ đúng hạn và đủ. Từ đó giảm được tối đa số vốn của công ty bị đối tượng khác chiếm dụng.
+ Ngược lại với tỷ trọng của tiền và các khoản phải thu, tỷ trọng của lượng hàng hoá tồn kho lại tăng. Cụ thể năm 2000 tỷ trọng của hàng tồn kho là 19,88% cho đến năm 2001 tăng lên là 20.92%. Tuy nhiên mức tăng này không lớn và cũng không có gì đáng ngại. Điều đó có thể chấp nhận và lý giải được. Nguyên nhân chính dẫn đến lượng hàng tồn kho tăng là do công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ phục vụ cho cuộc sống nhân dân. Trong nền kinh tế thị trường các mặt hàng được sản xuất ra hàng loạt với đầy đủ mẫu mã và chủng loại.
Để có thể cạnh tranh cũng như tìm được chỗ đứng cho riêng mình, công ty phải nhập loại hàng đang được người tiêu dùng ưa chuộng, phù hợp với thời đại mới. Vì vậy một chút hàng tồn kho là điều đương nhiên có và tồn tại ở không ít các công ty kinh doanh hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế thị trường.
+ Như hàng hoá tồn kho, tỷ trọng của tài sản lưu động cũng tăng. Năm 2000 tỷ trọng tài sản lưu động là 13,93%, đến năm 2001 tăng lên 14,13%. Sự tăng lên của tỷ trọng tài sản lưu động cho thấy công ty đã thu hồi được các khoản tạm ứng và chi phí trả trước.
Qua phân tích tình hình tài sản lưu động ta thấy công ty đã đạt được hiệu quả kinh doanh cũng như biết sử dụng các nguồn vốn bằng tiền.
- Năm 2001 tỷ trọng của tài sản lưu động bị giảm so với năm 2000 nhưng bên cạnh đó tỷ trọng của tài sản cố định trong năm 2001 là 58,11%, tỷ trọng của năm 2000 chỉ có 52,39%. Điều này cho thấy công ty đã quan tâm hơn đến việc sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng; chú trọng vào công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị mới phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bằng sự phân tích trên cho thấy: tài sản của công ty trong năm 2001 tỷ trọng tăng lên đáng kể so với năm 2000 cũng như hoạt động kinh doanh của công ty đã được mở rộng. Qua đó thể hiện xu hướng phát triển đi lên của công ty và đủ sức cạnh tranh được với cơ chế thị trường hiện nay.
2.2.1.4.Phân tích biến động của nguồn vốn.
Từ số liệu của bảng cân đối kế toán, ta tính toán và lên biểu tổng hợp nhằm đánh giá biến động về nguồn vốn như sau:
Bảng 5: Nghiên cứu sự biến động của nguồn vốn
Nguồn vốn
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Tiền
%
1
2
3
4 = 3 - 2
5 = 3/2
x100-100
A. Nợ phải trả
941.981.734,5
1.064.857.710,5
+122.875.976
+13,04
I.Nợ ngắn hạn
923.453.379
1.047.069.819,5
+123.616.440,5
+13,39
1.Phải trả cho
người bán
658.425.805,5
774.966.114
+116.540.308,5
+17,7
2.Thuế và các
khoản phải nộpNN
156.964.310
145.836.755,5
-11.127.554,5
-7,09
3.Phải trả cho các
đơn vị nội bộ
63.721.083,5
72.703.122,5
+8.982.039
+14,09
4.Phải trả, phải
nộp khác
44.342.180
53.563.827,5
+9.221.647,5
+20,8
II.Nợ khác
18.528.355,5
17.787.891
-740.464,5
-4,0
B.Nguồn vốn
chủ sở hữu
1.038.731.771
2.295.312.515
+1.256.580.744
+120,97
I.Nguồn vốn, quỹ
1.036.748.884
2.292.420.105
+1.255.671.221
+121,12
1.Nguồn vốn KD
1.007.833.033,5
2.231.883.080,5
+1.224.050.047
+121,45
2.Quỹ đầu tư PT
2.141.634
2.927.974
+786.340
+36,73
3.Lợi nhuận chưa
phân phối
26.774.216,5
57.609.050,5
+30.834.834
+115,17
II.Nguồn kinh phí, quỹ khác
1.982.887
2.892.410
+909.523
+45,87
1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi
1.982.887
2.892.410
+909.523
+45,87
Tổng nguồn vốn
1.980.713.505,5
3.360.170.225,5
+1.379.456.720
+69,64
Cách tính:
BQ số đầu năm + BQ số cuối năm
Năm 2000 =
2
BQ số đầu năm + BQ số cuối năm
Năm 2001 =
2
Năm 2001
Tỷ trọng (%) = x100 - 100
Năm 2000
Qua số liệu bảng 5 cho thấy tổng số nguồn vốn năm 2001 so với năm 2000 tăng lên một lượng tiền là 1.379.456.720 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 69,64%. Tuy nhiên đây cũng chỉ là con số tổng quát, ta cần đi sâu vào phân tích từng loại nguồn vốn cụ thể.
* Nợ phải trả của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng lên một lượng tiền là 122.875.976 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 13,04%.Nguyên nhân tăng chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng. Năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 một lượng tiền là 123.616.440,5 đồng tương ứng với mức tăng là 13,39%. Trong đó chủ yếu là khoản phải trả cho người bán năm 2001 so với năm 2000 tăng lên là 116.540.308,5 đồng với mức tăng là 17,7%. Phải trả cho người bán tăng đồng nghĩa với việc nguồn vốn mà công ty đang chiếm dụng của đơn vị bán cũng tăng. Bên cạnh đó, thuế và các khoản phải nộp Nhà nướcnăm 2001 so với năm 2000 giảm đi một lượng là11.127.554,5 đồng với mức giảm là 7,09%. Điều này cho thấy công ty ngày càng thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Mặc dù đã cố gắng trong việc chi tiêu nhưng khoản phải trả cho các đợ vị nội bộvà các khoản phải trả, phải nộp khác năm 2001 so với năm 2000 cũng tăng. Lượng tăng lên này góp phần không nhỏ trong sự tăng lên của nợ ngắn hạn. Cụ thể: phải trả cho các đợn vị nội bộ năm 2001 so với năm 2000 tăng lên một lượng là 8.982.039 đồng với mức tăng 14,09%. Còn các khoản phải trả, phải nộp khác năm 2001 so với năm 2000 cũng tăng một lượng là9.221.647,5 đồng tương ứng với mức tăng 20,8%. Điều đó cho thấy công ty phải cố gắng hơn nữa trong việc chi tiêu cũng như trang trải các khoản nợ nần. Ngược lại với mức tăng của các khoản phải trả, khoản nợ khác đã giảm.Năm 2001 so với năm 2000 khoản nợ khác giảm một lượng là 740.464,5 đồng tương ứng với mức giảm là 4,0%, cho thấy công ty đã giảm được một phần các khoản nợ. Vậy công ty cần phải cố gắng và cố gắng hơn nữa trong việc thanh toán các khoản nợ. Việc làm này đồng nghĩa với việc tạo dựng được lòng tin và chỗ đứng của mình với các đơn vị bạn nói riêng cũng như tạo được uy tín trên thị trường nói chung.
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn liên kết làm ăn với công ty cũng đều rất quan tâm đến khả năng thanh toán của công ty. Khả năng thanh toán của công ty hết sức quan trọng. Nếu tình hình tài chính của công ty gặp khó khăn, doanh nghiệp nợ nần dây dưa kéo dài thì doanh nghiệp sẽ mất dần đi tính tự chủ trong kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phá sản. Trong khi đó, nếu công ty có đủ khả năng thanh toán thì sẽ luôn tạo được uy tín trên thị trường. Vậy nên công ty cần phải đi sâu phân tích đến từng chỉ tiêu thanh toán, để từ đó tìm ra các biện pháp điều chỉnh sao cho hợp lý, tạo được uy tín trên thị trường.
* Không chỉ có các khoản nợ phải trả tăng mà sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu cũng góp phần rất lớn trong lượng tăng của tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn cơ bản nhất và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Năm 2001 so với năm 2000 nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên một lượng là 1.256.580.744 đồng tương ứng với mức tăng 120,79%. Trong đó nguyên nhân chính là do nguồn vốn quỹ năm 2001 tăng so với năm 2000 là 1.255.671.221đồng với mức tăng 121,125. Nguồn vốn quỹ tăng chủ yếu là do nguồn vốn kinh doanh tăng. Nguồn vốn kinh doanh năm 2001 tăng lên so với năm 2000 một lượng là 1.224.050.047 đồng tương ứng với mức tăng là 121,45%. Điều này cho thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty ngày càng tăng lên, tình hình tài chính của công ty có chiều hướng nâng cao và ngày càng được mở rộng. Như vậy công ty có đủ vốn, đủ sức để chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó quỹ đầu tư phát triển năm 2001 so với năm 2000 cũng tăng lên một lượng là 786.340 đồng với mức tăng 36,73%. Mặt khác lợi nhuận chưa phân phối của công ty năm 2001 so với năm 2000 cũng tăng lên một lượng đáng kể là 30.834.834 đồng tương ứng với mức tăng 115,17%. Song song với sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn kinh phí, quỹ khác cũng tăng, mà cụ thể là sự tăng lên của quỹ khen thưởng phúc lợi. Năm 2001 quỹ khen thưởng phúc lợi tăng lên so với năm 2000 là 909.523 đồng với mức tăng 45,87%. Việc tăng thêm của các quỹ chứng tỏ công ty quan tâm hơn đến cán bộ công nhân viên.
Thông qua phân tích nguồn vốn chủ sở hữu cho thấy doanh nghiệp có tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn của mình hay không. Qua đó nắm được nguyên nhân tăng giảm của nguồn vốn, từ đó tìm ra phương hướng tạo nguồn vốn cũng như sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu như thế nào cho hợp lý hơn và đem lại hiệu quả cao cho công ty.
2.2.1.5. Đánh giá biến động của cơ cấu nguồn vốn.
Từ kết quả của bảng nghiên cứu sự biến động của nguồn vốn, ta tính toán và lên biểu xem xét, đánh giá biến động của cơ cấu nguồn vốn.
Bảng 6: Sự biến động vủa cơ cấu nguồn vốn.
Nguồn vốn
Năm 2000
Năm 2001
Tiền
Tỷ trọng
( % )
Tiền
Tỷ trọng
( % )
A. Nợ phải trả
941.981.734,5
47,56
1.064.857.710,5
31,69
I. Nợ ngắn hạn
923.453.379
46,62
1.047.069.819,5
31,16
1. Phải trả cho
người bán
658.425.805,5
33,24
774.966.114
23,06
2. Thuế và các khoản
phải nộp NN
156.964.310
7,92
145.836.755,5
4,34
3. Phải trả cho các
đơn vị nội bộ
63.721.083,5
3,22
72.703.122,5
2,16
4. Phải trả,
phải nộp khác
44.342.180
2,24
53.563.827,5
1,59
II. Nợ khác
18.528.355,5
0,94
17.787.891
0,53
B. Nguồn vốn
chủ sở hữu
1.038.731.771
52,44
2.295.312.515
68,31
I. Nguồn vốn, quỹ
1.036.748.884
52,34
2.292.420.105
68,22
1. Nguồn vốn KD
1.007.833.033,5
50,88
2.231.883.080,5
66,42
2. Quỹ ĐTPT
2.141.634
0,11
2.927.974
0,09
3. Lợi nhuận chưa
phân phối
26.774.216,5
1,35
57.609.050,5
1,71
II. Nguồn kinh phí,
quỹ khác
1.982.887
0,10
2.892.410
0,09
1. Quỹ khen thưởng,
phúc lợi
1.982.887
0,10
2.892.410
0,09
Tổng nguồn vốn
1.980.713.505,5
100
3.360.170.225,5
100
Cách tính:
BQ số đầu năm + BQ số cuối năm
Số tiền =
2
Số tiền của từng loại nguồn vốn
Tỷ trọng (%) = x 100%
Tổng nguồn vốn
Qua số liệu bảng 6 cho thấy số tiền năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là 1.379.456.720 đồng. Nhưng trong bảng này ta sẽ đi sâu vào phân tích tỷ trọng của nguồn vốn năm 2000 và năm 2001.
Năm 2000 tỷ trọng của khoản nợ phải trả là 47,56%, năm 2001 tỷ trọng giảm xuống còn 31,69%. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nợ phải trả giảm xuống là do nợ ngắn hạn giảm. Năm 2000 nợ ngắn hạn là 46,62%, đến năm 2001 giảm xuống còn 31,16%. Nếu ta đi sâu vào phân tích từng khoản nợ phải trả thì ta thấy, năm 2001 so với năm 2000 tỷ trọng của các khoản đều giảm đi. Cụ thể phải trả cho người bán năm 2000 tỷ trọng là 33,24%, đến năm 2001 giảm còn 23,06%. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước năm 2000 tỷ trọng là 7,92%,đến năm 2001 tỷ trọng giảm còn 4,34%. Điều này cho thấy công ty đã giảm bớt được số vốn chiếm dụng của người bán cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước. Song song với khoản giảm của thuế, của phải trả người bán thì phải trả cho các đơn vị nội bộ và các khoản phải trả phải nộp khác cũng giảm đáng kể. Ta thấy phải trả cho các đơn vị nội bộ năm 2000 có tỷ trọng là 3,22%, đến năm 2001 giảm xuống còn 2,16%. Cũng vậy, các khoản phải trả phải nộp khác năm 2000 tỷ trọng đạt 2,24%, sang năm 2001 giảm xuống còn 1,59%. Không chỉ có khoản nợ ngắn hạn giảm mà khoản nợ khác năm 2000 đạt 0,94%, đến năm 2001 tỷ trọng giảm xuống còn 0,53%. Qua đây ta thấy công ty đang dần dần giảm bớt được các khoản nợ phải trả. Đây là một điều kiện tốt mà doanh nghiệp nào cũng cần khắc phục và phát huy để các khoản nợ phải trả ngày càng giảm đi. Từ đó tạo được niềm tin trên thị trường - mà niềm tin lại là bàn đạp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh phát triển.
Bên cạnh sự giảm đi của các khoản nợ phải trả thì nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng lên đáng kể. Năm 2000 tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu là 52,44% đến năm 2001 tăng lên là 68,31% - một con số không nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn quỹ tăng. Năm 2000 tỷ trọng của nguồn vốn quỹ là 52,34%, đến năm 2001 tăng lên là 68,22%.Tỷ trọng của nguồn vốn quỹ tăng phần lớn là do nguồn vốn kinh doanh của công ty ngày càng tăng. Năm 2000 tỷ trọng của nguồn vốn kinh doanh là 50,88%, và đến năm 2001 tỷ trọng tăng lên 66,42%. Đây cũng là một biểu hiện rất tốt vì công ty đang ngày càng mạnh dạn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình để theo kịp với cơ chế thị trường hiện nay. Ngoài ra sự tăng lên của lợi nhuận chưa phân phối càng chứng tỏ rằng công ty đã và đang mở rộng hoạt động kinh doanh. Cụ thể năm 2000 tỷ trọng của lợi nhuận chưa phân phối đạt 1,35%, đến năm 2001 tăng lên là 1,71%. Ngược lại với sự tăng lên của nguồn vốn kinh doanh trong năm 2001 thì các quỹ trong năm đó lại giảm hơn so với năm 2000. Điều này được thể hiện ở quỹ đầu tư phát triển. Năm 2000 quỹ đầu tư phát triển có tỷ trọng là 0,11%, sang năm 2001 lại giảm xuống còn 0,09%. Quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2000 tỷ trọng đạt 0,10%, đến năm 2001 lại giảm còn 0,09%. Tuy nhiên lượng giảm này không đáng kể và cũng không có ảnh hưởng gì lớn đến quả trình hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng dù sao thì công ty vẫn nên xem xét để bổ sung thêm cho các quỹ.
Qua sự phân tích trên cho thấy tỷ trọng của nguồn vốn đang có chiều hướng tốt. Công ty đã điều chỉnh và đầu tư một cách rất hợp lý. Nếu công ty biết khai thác nguồn vốn của mình thì không những tổng nguồn vốn sẽ tăng lên mà công ty còn nâng cao được hiệu quả kinh doanh.
2.2.2.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
2.2.2.1. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh:
Trong những năm gần đây, công ty Thương nghiệp Tổng hợp Đông Anh đã đạt được những kết quả đáng kích lệ, nhất là trong 2 năm 2000 và 2001. Điều này được thể hiện rất rõ trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh của năm 2000 và 2001.
Bảng 7: Hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2000 và 2001.
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2000
Năm 2001
I. Tổng doanh thu
01
2.990.475.545
6.929.536.203
II. Các khoản giảm trừ
03
1. Doanh thu thuần
( 10 = 01 - 03 )
10
2.990.475.545
6.929.536.203
2. Giá vốn hàng bán
11
2.782.226.872
6.298.709.600
3. Lợi nhuận gộp
( 20 = 10 - 11 )
20
208.248.673
630.826.603
4. Chi phí bán hàng và
chi phí QLDN
21
171.592.468
583.889.559
5. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
( 30 = 20 - 21 )
30
36.656.205
46.937.044
6. Các khoản thu nhập
bất thường
41
1.502.357
1.779.650
7. Chi phí bất thường
42
1.002.357
439.370
8. Lợi nhuận bất thường
( 50 = 41 - 42 )
50
500.000
1.340.280
9. Tổng lợi nhuận
trước thuế
( 60 = 30 + 40 + 50 )
60
37.156.205
48.277.324
10. Thuế thu nhập DN
phải nộp
70
11.889.985,60
15.448.743,68
11. Lợi nhuận sau thuế
( 80 = 60 - 70 )
80
25.266.219,40
32.828.580,32
Việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn là vấn đề quan trọng nhất, nó quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cao hay thấp. Khả năng tồn tại và phát triển của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế, đường lối chính sách của nhà quản lý. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng chính là nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn. Quản lý tốt sẽ đảm bảo nhu cầu vốn được đáp ứng thường xuyên cho hoạt động kinh doanh, đồng thời với việc sử dụng vốn có hiệu quả tức là điều kiện đảm bảo khả năng sinh lời cao.
Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất trong quá trình sử dụng các loại tài sản. Đây là sự tối thiểu hoá số vốn cần sử dụng và tối đa hoá kết quả hay khối lượng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài, phương pháp phù hợp với kinh doanh nói chung. Vì vậy ta cần phải thống kê đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
2.2.2.2. Thống kê đáng giá hiệu quả sử dụng vốn.
Trong tất cả các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều chú trọng đến việc sử dụng tài sản ở công ty mình. Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Đông Anh cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Công ty luôn chú trọng đến hiệu quả sử dụng tài sản nhằm nâng cao khả năng tính lời trên tài sản sử dụng.
Để nghiên cứu nguồn vốn sử dụng ta tính các chỉ tiêu sau:
Bảng 8: Bảng thống kê đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Chỉ tiêu đánh giá
đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
1.Hiệu suất sử dụng TSCĐ
%
3,5
2,4
2.Hiệu suất sử dụng VCĐ
%
6
7,9
3.Mức sinh lợi vốn
%
1,85
1,4
4.Mức sinh lợi VCĐ
%
3,53
2,40
5.Mức sinh lợi VLĐ
%
3,89
3,33
6.Số vòng quay VLĐ
Vòng
3,17
4,92
7.Số ngày một vòng quay
Ngày
113
73
8.Tỷ suất lợi nhuận trên
chi phí
%
1,24
0,68
9.Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn kinh doanh
%
1,8
1,4
Trên đây là bảng thống kê đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Để hiểu sâu sắc hơn chúng ta hãy đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu trong bảng:
1) Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất Doanh thu thuần
Sử dụng =
TSCĐ NG TSCĐ bq cần tính khấu hao
36.656.205
Năm 2000 = = 0,035 đồng (3,5%)
1.037.740.093
46.937.044
Năm 2001 = = 0,024 đồng (2,4%)
1.952.683.791
Qua phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2000 và năm 2001 cho thấy nguyên giá bình quân năm 2000 là 1.037.740.093 đồng và năm 2001 là 1.952.683.791 đồng. Tài sản cố định tăng 914.943.698 đồng cho thấy công ty đã chú trọng trong việc đầu tư vào tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ta thấy mức sinh lời của tài sản cố định năm 2000 là 0,035 đồng tương ứng với 3,5%, đến năm 2001 đã giảm xuống còn 0,024 đồng tương ứng với 2,4%. Như vậy mức chênh lệch năm 2001 so với năm 2000 đã giảm đi một lượng là 0,011 đồng tương ứng với 1,1%. Điều đó chứng tỏ mặc dù công ty rất chú trọng đến đầu tư tài sản cố định nhưng lại thực sự không đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Qua đấy ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp chưa được tốt.
2) Hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Hiệu suất Doanh thu thuần
Sử dụng =
VCĐ VCĐ bq trong kỳ
36.656.205
Năm 2000 = = 0,06 đồng ( 6%)
594.391.300,5
46.937.044
Năm 2001 = = 0,079 đồng (7,9%)
593.747.650,5
Chỉ tiêu trên cho thấy năm 2000 hiệu quả sử dụng vốn cố định là 0,06 đồng tương ứng với 6%, so với năm 2001 đã tăng lên là 0,079 đồng tương ứng với 7,9%. Mức chênh lệch là 0,019 đồng tương ứng với 1,9%. Như vậy hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2001 cao hơn năm 2000. Đây là một dấu hiệu rất tốt trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó công ty cần phải chú trọng đẩy mạnh mức tăng của các chỉ tiêu khác. Có như vậy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mới thực sự được nâng cao.
3) Mức sinh lợi vốn
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Mức sinh lợi vốn = x100%
Tổng vốn
36.656.205
Năm 2000 = = 0,0185 đồng (1,85%)
1.980.713.505,5
46.937.044
Năm 2001 = = 0,014 đồng (1,4%)
3.360.170.225,5
Qua chỉ tiêu trên cho thấy: mức sinh lợi vốn năm 2000 cho biết một đồng vốn kinh doanh khi tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh tạo ra 0,0185 đồng doanh thu, với mức tăng là 1,85% và cũng một đồng vốn năm 2001 khi tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh chỉ tạo ra 0,014 đồng với mức tăng là 1,4%. Như vậy mức chênh lệch năm 2001 so với năm 2000 đã giảm đi một lượng là 0,0045 đồng (0,014 - 0,085 ) tương ứng với mức giảm là 0,45%. Sự giảm đi này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn năm 2001 thấp hơn so với năm 2000. Đây là một kết quả không tốt, công ty cần phải tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
4) Mức sinh lợi vốn cố định.
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Mức sinh lợi VCĐ = x 100%
VCĐ bq
36.656.205
Năm 2000 = = 0,0353 đồng (3,53%)
1.037.740.093
46.937.044
Năm 2001 = = 0,024 đồng ( 2,4% )
1.952.683.791
Qua chỉ tiêu này cho thấy năm 2001 mức sinh lợi của vốn cố định tạo ra lợi nhuận thấp hơn năm 2000. Nguyên nhân là một đồng cốn cố định năm 2001 tạo ra 0,024 đồng doanh thu, với 2,40% lợi nhuận. Trong khi đó năm 2000 một đồng vốn cố định tạo ra 0,0353 đồng doanh thu, tương ứng với 3,35% lợi nhuận. Do đó mức chênh lệch đã giảm đi một lượng là 0,0113 đồng, tương ứng với 1,13%. Sự giảm đi này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2001 thấp hơn năm 2000. Đây cũng là một dấu hiệu không tốt trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
5) Mức sinh lợi vốn lưu động.
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Mức sinh lợiVLĐ =
VLĐ bq
36.656.205
Năm 2000 = = 0,0389 đồng ( 3,89%)
942.973.412,5
46.937.044
Năm 2001 = = 0,0333 đồng ( 3,33%)
1.407.486.434,5
Qua chỉ tiêu này cho thấy năm 2001 mức sinh lợi của vốn lưu động tạo ra lợi nhuận cũng thấp hơn năm 2000. Cụ thể, năm 2001 một đồng vốn lưu động chỉ tạo ra 0,0333 đồng, tương ứng là 3,33%. Còn năm 2000 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,0389 đồng, tương ứng là 3,89% lợi nhuận.Vậy mức chênh lệch đã giảm đi một lượng là 0,0056 đồng, tương ứng với mức giảm 0,56% lợi nhuận. Sự giảm đi này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2001 nhỏ hơn so với năm 2000.
6) Số vòng quay vốn lưu động.
Tổng doanh thu
Số vòng quay VLĐ =
VLĐ bq
2.990.475.545
Năm 2000 = = 3,17 vòng
942.973.412,5
6.929.536.203
Năm 2001 = = 4,92 vòng
1.407.486.434,5
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt chuyển đổi thành nhiều hình thái khác nhau như: tiền, hàng, tiền. Số vòng quay của vốn lưu động thực hiện được trong kỳ phân tích, hay là thời gian cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng quay. Do vậy chỉ tiêu của số vòng quay vốn lưu động cho biết muốn tăng doanh thu thuần thì phải tăng vòng quay của vốn lưu động. Cụ thể là năm 2000 vốn lưu động đã quay được 3,17 vòng, đến năm 2001 số vòng quay tăng lên là 4,92 vòng. Nhưng số vòng quay này cũng ảnh hưởng tới thời gian của một vòng luân chuyển.
7) Số ngày một vòng quay.
360
Số ngày một vòng quay =
Số vòng quay
Năm 2000 = 360/3,17 = 113 ngày
Năm 2001 = 360/4,92 = 73 ngày
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng quay. Trong năm 2000 để thực hiện được một vòng quay công ty phải mất một khoảng thời gian là 113 ngày, sang năm 2001 thì chỉ mất 73 ngày cho một vòng quay. Điều này chứng tỏ công ty đang dần dần rút ngắn được số ngày của một vòng quay. Nếu rút ngắn được số ngày của một vòng quay thì doanh thu mà công ty thu được sẽ ngày càng cao hơn.
8) Tỷ suất lợi mhuận trên chi phí.
Tỷ suất Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Lợi nhuận = x 100
Trên chi phí GVHB + CPBH + CPQLDN
36.656.205
Năm 2000 = = 0,0124 đồng
2.782.226.872 + 171.592.468
46.937.044
Năm 2001 = = 0,0068 đồng
6.298.709.600 + 583.889.559
Chỉ tiêu này cho thấy năm 2000 cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra được 0,0124 đồng lợi nhuận, tương ứng với 1,24%. Nhưng đến năm 2001 thì một đồng chi phí bỏ ra chỉ tạo ra được 0,0068 đồng lợi nhuận, tương ứng với 0,68%. Cũng như trên, mức chênh lệch của năm 2001 so với năm 2000 lại giảm đi một lượng là 0,0056 đồng, tương ứng với 0,56%. Kết quả này chứng tỏ chi phí mà công ty bỏ ra trong năm 2001 không phù hợp bằng năm 2000 để toạ ra lợi nhuận cao hơn.
9) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh.
Tỷ suất Lợi nhuận hoạt động KD
Lợi nhuận =
Trên VKD VKD
36.656.205
Năm 2000 = = 0,018 đồng (1,8%)
1.980.713.505,5
46.937.044
Năm 2001 = = 0,014 đồng (1,4%)
3.360.170.225,5
Qua chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn kinh doanh năm 2000 tạo ra được 0,018 đồng lợi nhuận, tương ứng với 1,8%. Sang đến năm 2001 thì một đồng vốn kinh doanh chỉ tạo ra được 0,014 đồng lợi nhuận, tương ứng với 1,4%. Vậy mức chênh lệch năm 2001 so với năm 2000 giảm đi một lượng là 0,004 đồng, tương ứng với 0,4%. Lượng giảm đi này phần nào gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy cần cố gắng khắc phục cũng như tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao được hiệu quả sử dụng của các chỉ tiêu. Làm được điều đó chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao, tạo điều kiện để công ty ngày một lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng.
Tóm lại, nếu chúng ta chỉ thông qua số lợi nhuận mà đơn vị thu được trong năm là cao hay thấp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty là tốt hay xấu thì có thể đó là kết luận chưa chính xác, bởi vì số lợi nhuận này đứng độc lập sẽ không tương xứng với số lượng chi phí bỏ ra. Do vậy, chúng ta cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong năm, với tổng số vốn mà đơn vị đã huy động được vào hoạt động kinh doanh, hay nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ cho ta biết kết luận chính xác hơn.
Chương ba
Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh Tổ chức và nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Tnth đông anh
3.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thương nghiệp tổng hợp đông anh
3.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh:
Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Động Anh là một đơn vị điển hình của sở Thương mại Hà Nội, thuộc sự quản lý của Nhà nước. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã gặp không ít khó khăn. Những năm qua công ty phải đương đầu với thực trạng vừa hoạt động kinh doanh, vừa đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, vừa phải nâng cao trình độ công nhân viên, lại phải nghiên cứu để tìm hướng đi cho mình. Song dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự làm việc nỗ lực, tận tình của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã đưa công ty Thương nghiệp Tổng hợp Đông Anh ngày nay trở thành một công ty lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng.
Từ các hợp tác xã mua bán nhỏ lẻ, đến nay công ty đã tập hợp thành lập được 6 cửa hàng Bách Hoá lớn nằm rải rác, với nhiệm vụ chủ yếu kinh doanh mặt hàng, dịch vụ phục vụ cho đời sống của nhân dân trong và ngoài huyện. Hàng năm, công ty luôn vượt mức các chỉ tiêu đề ra, nộp đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước cũng như đảm bảo mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty, làm cho đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn:
Năm 2001 là năm thứ 3 đầu tư và đổi mới tổ chức của công ty, nên công ty đã gặp không ít các thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm tận tình của ban lãnh đạo, sự đoàn kết gắn bó của cán bộ công nhân viên, và đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở để công ty vươn lên đạt kết quả cao.
- Đạt được kết quả tốt trong năm 2000 đã tạo tiền đề để công ty vững tin và phát huy sức mạnh trong những năm tiếp theo.
- Cơ cấu tổ chức dần dần được đổi mới và bước đầu đã có những bài học kinh nghiệm.
* Khó khăn:
- Trong quản lý vốn và sử dụng vốn: Nói chung tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty tương đối tốt nhưng vẫn còn một số vấn đề: nguồn vốn chủ sở hữu không trang trải hết cho nhu cầu về tài sản. Công ty vẫn phải đi vay nợ ngắn hạn và chiếm dụng ở bên ngoài rất nhiều cho thấy nguồn vốn của công ty sử dụng không mấy hiệu quả. Bên cạnh đó nguồn vốn Ngân sách cấp còn ít gây khó khăn trong công tác kinh doanh ban đầu.
- Trong quản lý và sử dụng tài sản: Tài sản lưu động của công ty vẫn bị chiếm dụng. Trong vài năm gần đây, công ty Thương nghiệp Tổng hợp Đông Anh đã chú trọng đến việc mua sắm trang thiết bị, dụng cụ mới đầu tư cho tài sản cố định, nhưng việc đầu tư đó vẫn không đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Qua đó ta thấy việc sử dụng tài sản lưu động và tài sản cố định của công ty chưa được tốt.
- Đối với một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay, việc vay tín dụng và chiếm tín dụng, điều đó không thể tránh khỏi. Nhưng để vay và chiếm dụng mà vẫn thanh toán đúng đủ mới là điều quan trọng. Chính vì vậy công ty phải chú trọng đến vấn đề này và giảm tối đa vốn vay.
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hàng hoá tràn lan với đầy đủ chủng loại, phong phú mẫu mã, hàng nhập lậu, hàng trốn thuế, hàng nhái, hàng giả, hàng kếm chất lượng... mà Nhà nước không kiểm soát hết. Là một công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhân dân thì điều đó đã gây cho công ty không ít khó khăn.
3.2. Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn của công ty.
3.2.1. Mục tiêu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty:
- Nguồn vốn được phân bố hợp lý, có thể đảm bảo kinh doanh thường xuyên, tiết kiệm tốt đa chi phí để nâng cao khả năng sinh lời của vốn, để đạt được lợi nhuận là cao nhất và chi phí là thấp nhất.
- Đảm bảo nguồn vốn của công ty không bị thất thoát, thiếu hụt trong quá trình kinh doanh. Đảm bảo cho quá trình kinh doanh một cách liên tục, thuận lợi.
3.2.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Như chúng ta đã biết, mỗi một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có một số vốn nhất định. Nhưng các doanh nghiệp đó phải có những biện pháp để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình. Để đạt được điều này cũng không phải là dễ đối với tất cả các doanh nghiệp. Vậy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, ta cần chú ý đến một số biện pháp sau:
* Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động:
Nhu cầu về sử dụng tài sản lưu động rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, đòi hỏi công ty phải huy động thêm các nguồn vốn bên ngoài bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, kêu gọi vốn đầu tư.... Mức độ thiếu hụt tài sản lưu động nhiều sẽ gây đến tình trạng công nợ lớn. Để tránh tình trạng này khi xác định mức tài sản lưu động, công ty căn cứ vào tình hình thực tế để xác định mức tài sản phù hợp với thực trạng tài chính của doanh nghiệp, không gây ra tình trạng thiếu tài sản lưu động. Đồng thời phải xây dựng kế hoạch, định mức tài sản lưu động cho từng quý, từng năm để có kế hoạch kinh doanh cho phù hợp.
Để nguồn vốn của công ty không bị khách hàng chiếm dụng, công ty có thể khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn và giảm các chi phí cho khách hàng. Điều này rất có lợi cho công ty cả về trước mắt lẫn lâu dài.
* Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định công ty phải chú ý xây dựng các kế hoạch cụ thể để phù hợp với tình hình chung hiện nay như:
- Chú trọng và tổ chức tốt hơn công tác hoạch định tài sản cố định trong kỳ kinh doanh. Như vậy có nghĩa là phải thu hẹp phạm vi kinh doanh, mà phải mở rộng thị trường và phạm vi hoạt động để có thể sử dụng tài sản cố định có hiệu quả.
- Tiến hành phân tích tài sản cố định sau mỗi kỳ kinh doanh, trên cơ sở đó có các biện pháp điều chỉnh kịp thời hợp lý hơn đối với từng loại tài sản cố định để tìm ra nguyên nhân từng loại.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra thường xuyên chấp hành kỷ luật của những người thiếu trách nhiệm đối với tài sản cố định của công ty.
- Sau mỗi kỳ kinh doanh phải trích khấu hao để có thể đầu tư vào tài sản cố định khác.
* Tình hình thanh toán:
Tình hình thanh toán của công ty mặc dù rất tốt nhưng công ty còn phải vay nợ nhiều. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường có nhiều chuyển biến sau cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho đồng tiền ở nhiều nước mất giá, dẫn đến suy sụp nền kinh tế. Trong khi đó ở nước ta cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đó và công ty cũng là một phần nhỏ trong sự ảnh hưởng, cũng đã gặp một số khó khăn trong vấn đề thanh toán, vay nợ nhưng công ty vẫn phải đảm bảo một số các yêu cầu sau:
- Đối với nhà cung cấp phải giữ chữ tín và lòng tin.
- Thanh toán đúng hạn các khoản nợ, tránh tình trạng dây dưa kéo dài. Phải kiên trì, khắc phục mọi khó khăn để có thể đổi mới đưa công ty phát triển đi lên cùng đất nước.
3.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty tnth đông anh
3.3.1. Tiết kiệm chi phí:
Trong hoạt động kinh doanh vấn đề đầu tiên phải giải quyết là tiết kiệm tối đa các chi phí để tăng lợi nhuận. Trước tiên giám đốc cùng các phòng chức năng kiểm tra, tìm ra những điểm bất hợp lý trong kinh doanh. Lựa chọn những hình thức kinh doanh sao cho hợp lý, đạt hiệu quả cao. Lãnh đạo cùng các phòng chức năng giám sát chặt chẽ mội hoạt động thu, chi. Qua đó nắm được tình hình biến động đến tổng chi phí của công ty để có biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả hơn.
3.3.2. Tăng cường các hoạt động kinh doanh khác.
Đây là biện pháp tận dụng năng lực kinh doanh của công ty và phương tiện lao động nhằm tăng thêm lợi nhuận, nâng cao hoạt động sử dụng vốn, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho toàn bộ công nhân toàn công ty.
* Tăng doanh thu:
Sản xuất kinh doanh có hiệu quả đồng nghĩa với việc doanh thu của doanh nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm. Doanh thu tăng lên còn phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khác nhau, nhưng đối với công ty Thương nghiệp Tổng hợp Đông Anh thì doanh thu từ các dịch vụ thông qua các hoạt động: quảng cáo, tiếp thị, mở các đại lý nhằm đưa ra những kế hoạch, công tác tối ưu hợp lý trong từng thời điểm khác nhau để doanh thu và lượng khách luôn được đảm bảo.
* Quản lý kinh tế, tài chính:
Qua các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính, doanh nghiệp sẽ thường xuyên nắm bắt được số vốn hiện có cả về mặt giá trị và mặt hiện vật với các nguồn tài chính được tài trợ thường xuyên hay không thường xuyên. Cũng như quá trình tuần hoàn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua đó các nhà quản lý đề ra những giải pháp xử lý đúng đắn, kịp thời đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục. Nếu sự hoạt động diễn ra nhanh hay chậm, đầu tư quá thừa hoặc quá thiếu đều dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Quản lý kinh tế, tài chính là đáp ứng và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh.
3.4. một số đề xuất.
3.4.1. Về công ty:
Trong thời gian thực tập tại công ty, qua phân tích, tìm hiểu quá trình hoạt động kinh doanh với nhận xét của bản thân, em có một số kiến nghị mong muốn đóng góp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại và đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh tại công ty:
- Công ty cần đẩy mạnh quá trình bán hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, cần tập trung cho chi phí về quảng cáo, tiếp thị,... góp phần thúc đẩy quá trình bàn hàng. Từ đó sẽ tăng thêm lợi nhuận cũng như tăng doanh thu cho công ty.
- Chi phí là một trong những yếu tố xác định lên lợi nhuận của công ty. Tiết kiệm chi phí là nguồn chi phí quan trọng để nâng cao lợi nhuận và tăng khả năng hiệu quả sử dụng vốn cho công ty. Chính vì vậy, việc sử dụng hợp lý các khoản chi phí, đồng thời tránh lãng phí là mục tiêu rất đáng chú ý mà bất kỳ các doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh cũng cần phải quan tâm.
- Trong xu thế hiện nay của đất nước, nhu cầu về tin học ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Việc sử dụng máy tính trong các doanh nghiệp hiện nay là phù hợp với tình hình và sự phát triển chung của toàn thế giới. Sử dụng máy vi tính trong công ty sẽ giảm bớt được nhiều chi phí và có thể xử lý nhanh, gọn nhẹ các công việc kế toán.
- Công ty cũng nên chú trọng đến phương thức bán hàng, dịch vụ. Tiếp tục nâng cao những thành quả đã đạt được năm 2001 là tăng nhanh thời gian thu hồi vốn bị chiếm dụng trong kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng khoản thu trong những thời gian khác nhau để đảm bảo cho đồng vốn không bị chiếm dụng.
3.4.2. Một số đề xuất với Nhà nước:
- Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần hiện nay, hàng hoá tràn lan, trong đó có nhiều mặt hàng không đạt tiêu chuẩn. Điều này đã mạng lại không ít các khó khăn cho công ty nói riêng và cho người tiêu dùng nói chung. Vậy nên Nhà nước cần phải kiểm tra, rà soát lại các loại hàng đang được bầy bán trên thị trường, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
- Nhà nước có thể tiến hành rà soát lại chế độ cấp vốn đối với các doanh nghiệp và điều hành đỡ đầu về vốn cho những công ty đang gặp khó khăn trong tình trạng hiện nay như giảm lãi suất trong một vài năm.
- Nhà nước trực tiếp khen thưởng nếu các doanh nghiệp thực hiện đúng đầy đủ với Ngân sách nhà nước, như khen thưởng bằng vật chất đối với những công ty thực hiện tốt các quy định của Nhà nước. Việc khuyến khích bằng vật chất cũng làm cho tinh thần phấn đấu đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Trên đây chỉ là một vài ý kiến đề xuất của bản thân em, cho dù những ý kiến còn sơ sài, chưa được sâu sắc nhưng em hy vọng cũng được đóng góp một phần nào vào công cuộc đổi mới kinh doanh, nâng cao được hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của công ty Thương nghiệp tổng hợp Đông Anh.
Kết luận.
Vốn sản xuất kinh doanh là tiền đề, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển, cho nên bảo toàn vốn là yêu cầu cần thiết phải thực hiện trong mọi quá trình hoạt động kinh doanh. Một công ty có thể tồn tại và phát triển khi bảng cân đối kế toán đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, nguy cơ phá sản của mỗi doanh nghiệp được thể hiện trước hết ở dấu hiệu vốn sản xuất bị hao hụt, khả năng thanh toán khó khăn. Yêu cầu bảo toàn vốn được thể hiện trong công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp là phải lựa chọn các phương án tối ưu trong tạo lập nguồn tài chính; tổ chức các biện pháp hữu hiệu nhằm tăng nhanh vòng quay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sao cho trong mọi thời điểm, kể cả khi giá cả thị trường có biến động thì doanh nghiệp vẫn giữ vững và mở rộng được quy mô sản xuất. Song bên cạnh đó còn có những mặt tồn đọng đòi hỏi phải được khắc phục và từng bước đi lên dần khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
Trong bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình, em đã chon chuyên đề "Vốn kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp". Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nhiều trong thực tế, thời gian thực tập không nhiều, nên việc thực hiện đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vậy em rất mong được sự góp ý chân thành của thầy hướng dẫn và ý kiến của bạn đọc để bản báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Phạm Quốc Trường, phòng kế toán cùng toàn bộ các công nhân viên trong công ty. Một lần nữa em xin cảm ơn thầy giáo và phòng kế toán đã giúp em hoàn thành đề tài này.
mục lục
Lời nói đầu 1
Chương một: Những vấn đề chung về vốn kinh doanh
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1.1. Khái niệm, vai trò của vốn 3
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 11
chương hai: Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty thương nghiệp tổng hợp đông anh
2.1. Một số nét cơ bản của Công ty thương nghiệp tổng hợp Đông Anh 14
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 14
2.1.2. Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty 15
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 16
2.1.4. Tình hình hoạt động của kế toán trong Công ty 18
2.1.5. Quá trình luân chuyển chứng từ 19
2.2. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty thương nghiệp tổng hợp đông anh 21
2.2.1. Phân tích sự tăng giảm của tổng tài sản và tổng nguồn vốn 21
2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 35
Chương ba: Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNTH Đông anh
3.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thương nghiệp tổng hợp Đông Anh 44
3.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh 44
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn 44
3.2. Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của Công ty 45
3.2.1. Mục tiêu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 45
3.2.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn 46
3.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh 47
3.4. Một số đề xuất 48
Kết luận 50
Danh mục bảng và sơ đồ
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán năm 2000 21
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán năm 2001 23
Bảng 3: Bảng nghiên cứu đánh giá biến động vốn 24
Bảng 4: Sự thay đổi cơ cấu vốn 27
Bảng 5: Nghiên cứu sự biến động của nguồn vốn 30
Bảng 6: Sự biến động của cơ cấu nguồn vốn 33
Bảng 7: Hiệu quả kinh doanh của công ty 36
Bảng 8: Bảng thống kê đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 37
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty 16
Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của công ty 17
Sơ đồ 3: Quy trình hạch toán kế toán 18
Nhận xét và đánh của giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của đơn vị thực tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34498.doc