Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và an toàn của các khoản tín dụng có bảo đảm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương Thanh Xuân

Sự phát triển tiến bộ về kinh tế xã hội của một quốc gia được phản ánh thông qua mức sống và thu thập bình quân đầu người. Các chỉ tiêu này phụ thuộc vào hiệu quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế mà những họat động đó lại gắn liền với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Luật doanh nghiệp Việt Nam và Luật đầu tư nước có hiệu lực đã tạo cơ sở để hàng loạt doanh nghiệp ngoài quốc doanh đi vào hoạt động. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế xã hội nói chung và đối với ngân hàng nói riêng. Các doanh nghiệp này tiếp cận với ngâ hàng với mục đích vay vốn và hưởng tiện ích mà ngân hàng cung cấp.Việc vay vốn của Ngân hàng có nghĩa là ngân hàng mở rộng tín dụng. Ngân hàng để tự bảo vệ mình thường yêu cầu doanh nghiệp phải có biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ mà theo nghị định 178 các biện pháp đó là bảo đảm tiền vay. Ngân hàng công thương Thanh Xuân là chi nhánh của NHCTVN chỉ mới đi vào hoạt động tử 1997 nhưng đã thực hiện cấp tín dụngvà các dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Phương châm của Ngân hàng là Phát triển -An toàn - Hiệu quả. Để thực hiện đồng thời 3 phương châm trên Ngân hàng yêu cầu các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải thực hiện bảo đảm tiền vay. Chất lượng khoản vay và mức độ an toàn của nó phụ thuộc rất lớn vào bảo đảm tiền vay. Chuyên đề tốt nghiệp với tiêu đề" Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và an toàn các khoản tín dụng có bảo đảm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHCT Thanh Xuân."rất mong muốn đóng góp ý kiến về vấn đề đang được nhiều ngành quan tâm.

doc43 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và an toàn của các khoản tín dụng có bảo đảm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a ngân hàng có diện tích có hạn mà các khoản vay lại nhiều. Do đó, ngân hàng thường quản lý tại kho của khách hàng hoặc thuê kho của bên thứ ba. Trong trường hợp này, mặc dù ngân hàng là người duy nhất giữ chìa khoá kho hàng hoá và bảng niêm phong kho mang tên ngày hàng nhưng ngân hàng vẫn không chắc chắn được về chất lượng tài sản cũng như an toàn tài sản. Hơn nữa, phí thuê kho lại cao, do đó, mặc dù là phương thức tương đối an toàn, nhưng chỉ nên áp dụng với hàng hoá mới mua hoặc nhập khẩu được thị trường chấp nhận. Đối với tài sản tài chính và quyền tài sản thì các ngân hàng nên lưu ý đây là giấy tờ có giá và cẩn trọng với giấy tờ chứng chỉ có giá khống. 1.4.1.2. Rủi ro tài sản thế chấp. Đối với tài sản thế chấp là tài sản bất động sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị. Mặc dù những tài sản đều do ngân hàng nắm giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu những vẫn không an toàn. Giá trị tài sản bị hao mòn hữu hình và vô hình, thị trường tiêu thụ loại tài sản này không rộng rãi như thị trường hàng hoá nguyên vật liệu trong cầm cố. Đối với tài sản cầm cố là giá trị quyền sử dụng đất thì rủi ro nằm ở cả phía thị trường và Nhà nước. Khi thị trường tiền tệ không đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư thì họ sẽ chuyển sang lĩnh vực đất đai, điều này làm cho giá cả đất biến động nên việc định giá tài sản của ngân hàng có khả năng không chính xác hoặc giá cao hơn giá thị trường, ảnh hưởng đến an toàn của khoản tín dụng, hoặc thấp hơn giá trị thị trường ảnh hưởng đến mức cho vay của ngân hàng, do đó chiến lược khách hàng bị ảnh hưởng. Hoặc khi có quy hoạch của Chính phủ thì tài sản thế chấp lúc mang đi thế chấp thì là tài sản hợp pháp nhưng do có quy hoạch thì tài sản đó lại trở thành tài sản bất hợp pháp. Điều này gây thiệt hại lớn cho ngân hàng vì người đi vay sẽ có động cơ không trả nợ và tài sản lại không thể xử lý để thu hồi nợ. 1.4.1.3. Rủi ro của hình thức bảo đảm bằng bảo lãnh. Đối với trường hợp bảo lãnh đối vật thì mức độ rủi ro tương tự như các hình thức bảo đảm bằng tài sản. Đối với trường hợp bảo lãnh đối nhân thì rủi ro xảy ra khi người bảo lãnh chết, pháp nhân bảo lãnh chấp dứt hoạt động hoặc bên bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ cam kết. Theo quy định của luật dân sự, trong thế chấp hoặc cầm cố nếu bên thế chấp cầm cố chấm dứt (cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt hoạt động) thì việc thế chấp cầm cố vẫn có hiệu lực đối với bên chủ nợ. Trái lại trong bảo lãnh nếu bên bảo lãnh chấm dứt thì chấm dứt việc bảo lãnh. Đây là một vấn đề mà ngân hàng cần phải quan tâm. 1.4.2. Các hình thức bảo đảm được ngân hàng ưa chuộng. 1.4.2.1. Cầm cố giấy tờ có giá do các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam phát hành và chứng khoán Chính phủ. Các ngân hàng yêu thích hình thức bảo đảm này vì nó dễ dàng thẩm định, dễ dàng thu hồi nợ khi khách hàng không trả được. Việc ra quyết định cho vay vì thế mà cũng dễ dàng hơn. Các giấy tờ có giá này có sự đảm bảo chắc chắn là sẽ được thanh toán và nó chỉ lỏng hơn tiền mặt một chút. Ngân hàng vì thế rất ưa thích loại hình cho vay này. 1.4.2.2. Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. Hầu hết các khoản vay có bảo đảm tại các ngân hàng được bảo đảm bằng hình thức thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. Các ngân hàng thường áp dụng hình thức này một phần vì tài sản lớn của người dân với tài sản là rất cao. Do đó khi ngân hàng cấp tín dụng thì rất an tâm vào sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng. Chương 2 Quy chế đảm bảo tiền vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 2.1. vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 2.1.1. Sự hình thành ngân hàng công thương Thanh Xuân. Quận Thanh Xuân được thành lập từ đầu năm 1997 là địa bàn có thế mạnh về sản xuất công nghiệp, có tiềm năng để mở rộng thị trường tiền tệ tín dụng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn, cung ứng vốn tiền tệ dịch vụ. Thanh toán góp phần tạo môi trường giúp các doanh nghiệp, thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Ngày 08/03/1997 Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam ra quyết định thành lập số 17/HĐQT-QĐ về việc thành lập Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22/04/1997. Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân ra đời đánh giá sự phát triển không ngừng của cuộc đổi mới kinh tế đất nước nói chung, sự phát triển hoạt động kinh doanh, dịch vụ tiền tệ, thanh toán của hệ thống ngân hàng công thương nói riêng. Từ phòng một giao dịch chủ yếu huy động tiết kiệm và cho vay thành phần kinh tế trong và ngoài quốc doanh được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam với chức năng hoạt động đầy đủ của chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân. Ngay từ khi thành lập, chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân đã đối mặt với những thử thách lớn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ tín dụng do "sinh sau đẻ muộn" các đơn vị tổ chức kinh tế đều đã quan hệ lâu đời và mật thiết với các tổ chức tín dụng lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mặt khác tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn do năng lực tài chính yếu, kỹ thuật công nghệ thiếu đồng bộ và lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, công nợ lớn ở nhiều đơn vị nên có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh dịch vụ của Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân. Do cho nhánh mới thành lập nên cơ sở vật chất vẫn cón chật hẹp, lượng khách hàng đến giao dịch vẫn chưa nhiều, dư nợ cho vay còn thấp. Để khắc phục tình trạng trên Đảng uỷ, Ban giám đốc Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân đã xây dựng phương hướng kinh doanh và các biện pháp để triển khai nhiệm vụ kinh doanh của các năm sau đó, lấy mục tiêu "hiệu quả kinh doanh gắn với an toàn vốn" là tư tưởng chỉ đạo để động viên cán bộ công nhân viên hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đề ra và của cấp trên giao cho Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân. 2.1.2. Môi trường kinh doanh của ngân hàng công thương Thanh Xuân. Về thuận lợi: Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân hoạt động trên địa bàn quân Thanh Xuân có thế mạnh sản xuất công nghiệp, có tiềm năng mở rộng thị trường. Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo ngân hàng công thương Việt Nam đến tháng 3/1999 Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân hoàn toàn tách ra khỏi ngân hàng công thương Đống Đa trở thành chi nhánh trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân đã mở rộng hoạt động kinh doanh bằng nhiều hình thức như mở rộng thêm các quỹ tiết kiệm để huy động tăng nguồn vốn cho chi nhánh, mở rộng mạng lưới Marketing. Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất, đổi mới phong cách làm việc văn minh lịch sự, tận tình với khách, đã gây được niềm tin cho khách hàng. Khó khăn: Tuy là quận có tiềm năng về công nghiệp nhưng là một Chi nhánh vừa mới thành lập nên gặp rất nhiều khó khăn, khách hàng ít và không có khách hàng truyền thống, đội ngũ cán bộ công nhân viên phần lớn là sinh viên vừa mới ra trường chưa có kinh nghiệm,phần còn lại là một số cán bộ từ ngân hàng khác chuyển về nên trình độ của cán bộ vẫn cón bất cập với nhau. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn như trên, nhưng trong những năm qua Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân đã khắc phục cơ bản những khó khăn tồn tại đó. Đảng uỷ cùng với Ban lãnh đạo luôn đi sâu, đi sát nắm bắt tình hình của các đơn vị có mở tài khoản tại ngân hàng, qua đó nắm được tình hình vay vốn của đơn vị. Mặc dù lãi cho vay và nhận tiền gửi trong những năm gần đây liên tục giảm, chênh lệch đầu vào và đầu ra ngày càng thu hẹp, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng diễn ra quyết liệt. Nhưng với những biện pháp kinh doanh tích cực Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân đã quyết tâm thực hiện mục tiêu "ổn định, an toán, hiệu quả và phát triển". 2.1.3. Mô hình tổ chức của ngân hàng công thương Thanh Xuân. Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân gồm 139 cán bộ công nhân viên hiện làm tại các phòng ban dưới sự lãnh đạo của 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc. - Phòng Kinh doanh có chức năng huy đồng vốn của các đơn vị và tổ chức kinh tế tư nhân, cá thể quốc doanh và ngoài quốc doanh sử dụng vốn cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế. - Phòng Quản lý tiền gửi dân sự hoạt động chủ yếu huy động tiền gửi trong dân sư. - Phòng Kế toán tài chính tổ chức thanh toán cho khách hàng giám sát tình hình vay, nợ thu hồi lãi hạch toán thu chi trong nội bộ ngân hàng, tiến hành dịch vụ ngân hàng khác. - Phòng Kho quỹ bảo quản tiền mặt và các tài khoản khác của ngân hàng và khách hàng. - Phòng Kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra thực thi các chế độ thể lệ tại ngân hàng. - Tổ Điện toán trực thuộc phòng Kế toán: xử lý thông tin, truy cập thông tin và số liệu, quản lý máy vi tính. Các phòng ban được tổ chức theo hướng chuyên môn hoá nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng Mô hình tổ chức tại ngân hàng công thương Thanh Xuân Ban giám đốc Phòng Kinh doanh Phòng Quản lý tiền gửi Phòng Kế toán tài chính Phòng Kho quỹ Phòng Kiểm soát Tổ Điện toán Được sự giúp đỡ của ngân hàng công thương Việt Nam, của các cấp chính quyền địa phương nên hoạt động của Chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ 2.2. vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế đến nay, vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế ngày càng quan trọng. Khu vực này tạo ra một phần không nhỏ GDP thu hút và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. 2.2.1. Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh với nền kinh tế nói chung. Kể từ khi đổi mới đến nay bộ mặt kinh tế xã hội của nước ta cũng từng bước được cải thiện. Chất lượng cuộc sống được nâng cao dần theo mức thu nhập cho nền kinh tế. Khu vực kinh tế này tạo việc làm cho nhiều lao động, thu được ngoại tệ về cho đất nước từ việc xuất khẩu hàng hoá, bán dịch vụ cho người nước ngoài. Khu vực kinh tế này cũng rất nhạy cảm với thị trường. Các nhà quản lý có thể nhìn sự phản ứng của khu vực kinh tế này với biến động tiềm ẩn trên thị trường để đưa ra chính sách biện pháp đối phó. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong đó có các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, công ty cổ phần với cách quản lý điều hành mới có tác phong công nghiệp, chuyên môn hoá sâu sắc nên đã có ảnh hưởng tốt với các công ty của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đã học hỏi được kinh nghiệm quản lý nghệ thuật Marketing và cách thức phân công điều hành công việc từ phía các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Những điều học hỏi đó đã được áp dụng có sáng tạo phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam và đã có hiệu quả rõ rệt. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có vai trò to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. Khu vực công nghiệp và dịch vụ là hướng mà nền kinh tế Việt Nam vươn tới để Việt Nam trở thành nước công nghiệp năm 2020. Vai trò của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế thì to lớn nhưng ảnh hưởng mặt trái của nó với nền kinh tế là không nhỏ. Do đó nó cần phải được quan tâm để có sự phân biệt giữa doanh nghiệp làm ăn tốt với doanh nghiệp thua lỗ có dấu hiêụ lừa đảo. 2.2.2. Vai trò doanh nghiệp ngoài quốc doanh với ngành ngân hàng. Sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh kéo theo sự gia tăng về nhu cầu vốn cho các phương án sản xuất kinh doanh khiến cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải tìm nguồn vốn tài trợ và họ trở thành khách hàng của ngân hàng, sử dụng dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Có thể thấy tỷ trọng dư nợ của khu vực này mấy năm gần đây chiếm tỷ trọng không nhỏ. Do đó, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng khẳng định vai trò của mình với nền kinh tế và cả với ngành ngân hàng. 2.3. các hình thức bảo đảm tiền vay được áp dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. 2.3.1. Hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. Loại hình cho vay này tuy Ngân hàng Công thương Thanh Xuân có áp dụng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại không đáp ứng được điều kiện ngặt nghèo đã được quy định. Do đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường không được vay vốn không bảo đảm. Những doanh nghiệp ngoài quốc doanh nếu hội đủ điều kiện trong Thông tư 06/200/TT-NHNN1 và doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán hàng năm kết quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra doanh nghiệp phải mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng công thương, tài sản của doanh nghiệp đã sử dụng hết để thế chấp cầm cố cho ngân hàng thì chi nhánh được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Thanh Xuân cũng xem xét cấp tín dụng không bảo đảm cho khách hàng nếu doanh nghiệp chứng minh phương án sản xuất kinh doanh của mình là khả thi và hội đủ điều kiện tại Thông tư 06. Vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh đó tối thiểu 30%. Lúc đó ngân hàng sẽ thực hiện biện pháp cầm quản cả kho hàng đối với toàn bộ lô hàng nếu khách hàng đồng ý thì ngân hàng sẽ tiến hành cho vay và giải ngân. Trường hợp đó nếu khách hàng đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng và ngân hàng xem xét quyết định cho vay không có đảm bảo bằng tài sản nhưng không vượt mức uỷ quyền phán quyết của Tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam. Ngân hàng xem xét cho vay không quá 10 tỷ với doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài và không quá 5 tỷ với doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài nếu doanh nghiệp đó lỗ theo kế hoạch do mới đi vào hoạt động tại Việt Nam chưa quá 3 năm, nhng nếu xét có khả năng thực hiện kế hoạch lỗ thì Ngân hàng công thương tranh luận xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản mà phù hợp với quy định khác tại mục 2 chương IV Nghị định 178. Trên thực tế, hiếm có doanh nghiệp ngoài quốc doanh đáp ứng được các điều kiện ngặt nghèo để được tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng mà không có tài sản bảo đảm. Còn với doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài thì lại có nguồn vốn dồi dào và được các ngân hàng nước họ phục vụ nên khi gặp những khó khăn trong lĩnh vực vay vốn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam thì họ sẽ không thực hiện việc vay vốn tại ngân hàng thương mại Việt Nam mà sẽ vay vốn tại các ngân hàng nước ngoài. 2.3.2. Hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Thanh Xuân. 2.3.2.1. Cho vay thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có giao dịch tín dụng với Ngân hàng công thương Thanh Xuân chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần tư nhân và có một doanh nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp này mới giao dịch với Ngân hàng công thương Thanh Xuân nên chủ yếu là sử dụng hình thức cho vay thế chấp giá trị quyền sử dụng và quyền sở hữu nhà ở, hoặc biện pháp bảo lãnh bằng tài sản là giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất lớn có uy tín hoặc có dây chuyền sản xuất hoặc có hàng hoá dễ tiêu thụ thì ngan hàng cũng sẽ xem xét cho vay theo hình thức cầm cốđã nghiên cứu ở chương 1. Sở dĩ quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở được thế chấp cho các khoản vay từ Ngân hàng công thương Thanh Xuân vì các công ty ngoài quốc doanh vay để tiến hành sản xuất kinh doanh, vay món tương đối lớn mà họ lại mới bắt đầu quan hệ với ngân hàng. Hơn thế nữa, tài sản có thể đảm bảo cho khoản vay lớn như vậy chỉ có thể là giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. 2.3.2.2. Cho vay bảo lãnh tài sản của bên thứ ba. Ngân hàng công thương Thanh Xuân cho vay khi khách hàng có bảo lãnh của bên thứ ba bằng tài sản. Tài sản ở đây chũng chính là giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Thực hiện hình thức bảo đảm kứp như vậy, khách hàng nếu không có tài sản vẫn được vay vốn và cơ hội kinh doanh không bị bỏ lỡ. 2.4. Thực trạng tình hình dư nợ của khối kinh tế ngoài quốc doanh. 2.4.1. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay đang gặp phải khó khăn về vốn. Vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nhu cầu vốn lớn những lại không được Ngân hàng công thương Thanh Xuân quyết định cho vay. Điều này có nhiều lý do. Thứ nhất, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh họ mới quan hệ với các ngân hàng nên uy tín của họ chưa cao. Mà trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng uy tín là tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất. Trong hệ thống cho điểm khách hàng (CAMPARI hoặc 5C) thì tiêu thức uy tín được xếp lên hàng đầu. Có thể nói quan hệ với ngân hàng thì uy tín xếp hạng đầu, khách hàng (doanh nghiệp) có uy tín, quan hệ lâu dài với ngân hàng, quan hệ vay trả đúng kỳ hạn và đúng kế hoạch sẽ được xếp là khách hàng có uy tín lớn và yếu tố đảm bảo không phải là yếu tố quyết định đến việc cho vay. Thứ hai, là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và phương án kinh doanh của họ chưa tạo được niềm tin cho ngân hàng. Các phương án mà doanh nghiệp đưa ra mang tính chất tự phát, nghĩa là thị trường có phong trào kinh doanh mặt hàng gì thì họ mới lập phương án. Như vậy, thời điểm dự án được đi vào hoạt động thì thị trường đã bão hoà. Do đó ngân hàng khó có thể xem xét cấp vốn cho dự án như thế này được. Ngân hàng cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế nên phải đảm bảo phải thu hồi đủ vốn và lãi để tiếp tục quay vòng vốn tín dụng mới. Các phương án khác thì sẽ được ngân hàng xem xét cùng với sự hiểu biết về tính cách uy tín của khách hàng. Thứ ba, là mức vốn tự có ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp tham gia vào dự án nhưng doanh nghiệp lại không đáp ứng đủ. Có những doanh nghiệp đề nghị vay vượt quá số phần trăm quy định của tổng nhu cầu dự án. Số phần trăm vốn tự có tham gia vào dự án không đủ yêu cầu tối thiểu 30% nên ngân hàng khó lòng chấp thuận cho vay. Ngân hàng muốn vốn của ngân hàng cùng vận động với vốn của khách hàng, như thế thì khoản cho vay sẽ được an toàn. Thứ tư, là vấn đề về bảo đảm tiền vay. Sở dĩ đây được xem là yếu tố khó khăn để các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Họ vừa chưa có đủ uy tín vừa muốn vay món vay lớn phục vụ sản xuất kinh doanh mà không có bảo đảm thì không thể tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Đối với món vay tương đối lớn, khách hàng phải có tài sản có giá trị lớn hơn giá trị món vay, như vậy mới được ngân hàng xem xét co vay. Mà tài sản lớn có thể đem ra thế chấp là giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở thì nhu cầu vay mới được đáp ứng. 2.4.2. Thực trạng tình hình dư nợ có bảo đảm của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng công thương Thanh Xuân trong tổng tể thực trạng kinh doanh của Ngân hàng công thương Thanh Xuân. Bảng 1: Tình hình chung về 1 số chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng công thương Thanh Xuân qua 5 năm hoạt động. Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 STĐ % STĐ % STĐ % STĐ % STĐ % Huy động vốn 148.698,15 100 290.12,4 100 377.475,65 100 560.225,65 100 708.606,75 100 Cho vay và đầu tư 47.993,55 100 247.063,55 100 317.231,05 100 370.731,75 100 638.051,65 100 1) Đtư vào CKCP 0 0 0 0 0 0 4741,3 1,28 0,0024 2) Uỷ thác CV 0 0 0 0 0 0 0 0 74.735,4 11,71 3) Cho vay nền KT 47.933,55 100 247.063,55 100 317.231,05 100 365.995,55 98,72 563.300,95 88,288 Thu nhập - - 40.509 38.754 60.216 Lợi nhuận - - 7.952 8.229 7.520 Trước hết, các khoản vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương Thanh Xuân đều được bảo đảm bằng tài sản thông qua ìn thức thế chấp hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên tứ ba. Trải qua 5 năm hoạt động, ngân hàng công thương Thanh Xuân đã thực iện cho vay nền kinh tế, đáp ứng một phần nhu cầu vốn kinh tế Bảng 2: Tình hình cho vay nền kinh tế theo thành phần kinh tế của ngân hàng công thương Thanh Xuân Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 STĐ % với Sdư nợ STĐ % với Sdư nợ STĐ % với Sdư nợ STĐ % với Sdư nợ STĐ % với Sdư nợ Cho vay QD 21.363,9 44,3726 217.005,15 87,853 307.713,5 96,999 365.995,55 95,65 563.300,95 96,376 Cho vay NQD 26.882,65 55,6273 30.008,4 12,165 9.517,45 3 15.920,5 4,35 20.417 3,6425 Năm 1997 là năm mà ngân hàng công thương Thanh Xuân bắt đầu đi vào hoạt động, ngân hàng đã cấp tín dụng cho nền kinh tế 48.146,55 triệu đồng trong đó vốn tín dụng cấp cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 44,3726 % tổng khối lượng ngân hàng cho vay nền kinh tế. Đây là lượng lớn vốn tín dụng cả về số lượng tuyệt đối và số tương đối. Như vậy, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động ngân hàng công thương Thanh Xuân thực sự đã đáp ứng phần nào rất lớn nhu cầu vốn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong và ngoài địa bàn quận Thanh Xuân. Năm hoạt động đầu tiên của ngân hàng công thương Thanh Xuân không chỉ thành công trong lĩnh vực sử dụng tài sản mà thành công cả trong nghiệp vụ nguồn vốn. Tỷ lệ dư nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên tổng nguồn huy động là 14,37%. Đây là chỉ tiêu tương đối cao nhưng dù vậy vẫn đản bảo an toán vì năm đầu tiên hoạt động mà tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 0,41%. Đây là mức an toàn thậm chí rất an toàn so với chỉ tiêu nợ quá hạn của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 0,44% trên tổng dư nợ quán hạn. Nợ quá hạn năm đầu tiên khá thấp chứng tỏ công tác cho vay thu nợ, cho vay có đảm bảo điều kiện chặt chẽ được thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay của ngành ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam nói riêng. Đến năm thứ hai trong quá trình hoạt động, ngân hàng công thương Thanh Xuân tăng mức dư nợ cho nền kinh tế đạt 513,15% mức dư nợ cùng kỳ năm 1997 và tăng 413,15%. Đây là con số đánh dấu sự trưởng thành đi lên của ngân hàng công thương Thanh Xuân. Tuy nhiên dư nợ cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (được bảo đảm hết) đạt 30.008,4 (triệu) chiếm tỷ lệ 12,146% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Xét về số tương đối ta nhận thấy tỷ trọng có giảm nhưng số tuyệt đối tăng và tăng 8.644,5 (triệu) tăng 40,46% so với mức dư nợ của khu vực này năm 1997. Như vậy, xét về số tuyệt đối thì mức dư nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng và điều đó chứng tỏ các biện pháp bảo đảm tiền vay được thực hiện an toàn theo các công văn hướng dẫn của Tổng giám đốc ngân hàng công thương Việt Nam. Cũng nhờ đó mà các doanh nghiệp thuộc khối này có số nợ quá hạn trên tổng dư nợ là tương đối thấp chỉ có 490,33 (triệu) chiếm 14,29% tổng nợ quá hạn. Trong năm hoạt động thứ hai tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng được xem là đạt mức an toán (<5%). Hai năm đầu tiên hoạt động của ngân hàng công thương Thanh Xuân bước đầu đã có hiệu quả. Đối với một ngân hàng, hai năm tuổi đời vẫn được xem là non trẻ nên ngân hàng vẫn trực thuộc ngân hàng công thương Đống Đa nên chưa có hạch toán thu nhập lãi lỗ. Ba năm sau (1999, 2000, 2001) ngân hàng tách riêng, hạch toán độc lập, trực thuộc ngân hàng công thương Trung ương. Đến năm hoạt động thứ 3 (1999), mức dư nợ cho nền kinh tế năm 1999 tăng 118.932 (triệu) về số tương đối tăng 32,49%. Trong đó mức dư nợ cho khối ngoài quốc doanh lại giảm cả số tuyệt đối lẫn số tương đối đã chỉ cons 15.920,5 (triệu) và đạt 4,3499% tổng dư nợ. Ngân hàng công thương Thanh Xuân đã bắt đầu có thu nhập và lợi nhuận. Thu nhập của ngân hàng đạt 40.509 (triệu) và lợi nhuận đạt 7.952 (triệu). Các năm tiếp theo, mà chỉ tiêu của ngân hàng đều tăng theo chiều hướng tốt, dư nợ tăng, nợ quá hạn giảm thu nhập và lợi nhuận tăng 2.4.2.2. Xư hướng phát triển của các khoản nợ vay của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bảo đảm bằng tài sản. Dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương Thanh Xuân đều được bảo đảm bằng tài sản. Nhìn chung mức độ dư nợ của các đơn vị ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên ta xem xét biểu đồ sau: Biểu đồ: Xu hướng biến động dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Biến động mức dư nợ qua 5 năm hoạt động. Ba năm đầu đi vào hoạt động ngân hàng công thương Thanh Xuân đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn của khối ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hai năm (1997, 1998) ngân hàng công thương Thanh Xuân chưa được hạch toán độc lập mà vẫn còn phụ thuộc ngân hàng công thương Đống Đa nên một lượng tương đối khách hàng của ngân hàng công thương Đống Đa được chuyển về ngân hàng công thương Thanh Xuân làm cho mức dư nợ năm 1997 của khối ngoài quốc doanh lến đến 21.363,9 (triệu) chiếm 44,3726% tổng mức dư nợ toàn nền kinh tế. Đến năm 1998, ngân hàng công thương Thanh Xuân sau một năm hoạt động đã thu hút thêm khách hàng nên dư nợ đã tăng lên đáng kể và đạt 30.008,4 (triệu) nhưng tỷ trọng trong dư nợ nền kinh tế lại chỉ chiếm 12,146%. Nhờ thực hiện đúng và đầy đủ quy trình tín dụng và quy chế bảo đảm tiền vay nên ngân hàng công thương Thanh Xuân cho vay và đều thu được nợ. Đến năm thứ 3 (1999) mức dư nợ có nguyên nhân khách quan tác động đó là khủng hoảng kinh tế tác động nên các doanh nghiệp thu nhỏ quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn ngân hàng ít được vận động với chu kỳ kinh doanh của khách hàng. Trong năm thứ 4 và thứ 5 hoạt động của ngân hàng công thương Thanh Xuân, mức dư nợ của khối ngoài quốc doanh lại tăng và có xu hướng tăng trong các năm tới. 2.5. Việc chấp hành quy chế đảm bảo tại ngân hàng công thương Thanh Xuân. 2.5.1. Những mặt tích cực Các cán bộ phòng kinh doanh ngân hàng công thương Thanh Xuân luôn chấp hành quy trình tín dụng, quy chế đảm bảo tiền vay. Khi xem xét một món vay có bảo đảm, nếu món vay đó lớn hơn 100 triệu đống, ngân hàng công thương Thanh Xuân luôn luôn lập tổ thẩm định giá tài sản theo đúng tinh thần Công văn 1219/CV-NHCT5. Do đó tài sản được định giá ở mức không quá cao mà cũng không quá thấp, vừa đảm bảo cho yêu cầu vốn của khách hàng vừa đảm bảo an toàncho ngân hàng.. Sau khi ngân hàng thẩm định giá trị tài sản việc xác định mức cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo luôn luôn thực hiện đúng và tuân thủ mức cho vay phải nhỏ hơn hoặc bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo (đối với cả tài sản thế chấp) hoặc 80% với vàng kim khí quý đá quý hoặc 100% với giấy tờ có giá.(Nhưng vẫn phải đảm bảo có khả năng thu hồi hết nợ khi đến hạn nghĩa là thời điểm đáo hạn của chứng khoán phải ít nhất là phải trùng với thời điểm thanh lý hợp đồng tín dụng) Ngân hàng công thương Thanh Xuân chấp hành các quy định về bảo đảm tiền vay, quy trình tín dụng theo đúng chế độ, theo đúng các nghị định thông tư quyết định của các ngành có liên quan. Mặc dù tại ngân hàng công thương Thanh Xuân từ khi hạch toán độc lập chưa phát sinh món nợ quá hạn nào phải thực hiện phát mại tài sản, nhưng việc xử lý tài sản để thu hồi nợ đã xảy ra khi tiếp nhận các món nợ cũ, dù vậy, các cán bộ luôn luôn học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng trong và ngoài hệ thống trong việc xử lý tài sản đảm bảo, xoá nợ đóng băng của ngân hàng. 2.5.2. Những mặt hạn chế. Ngoài những mặt tích cực đã nêu trên, việc thực hiện đảm bảo tiền vay tại ngân hàng công thương Thanh Xuân vẫn cón một số tồn tại: Thứ nhất:Hình thức đảm bảo thực tế áp dụng tại ngân hàng công thương Thanh Xuântuy khá phong phú nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu về thời hạn của khách hàng.Chẳng hạn như khách hàng có chứng khoán ngắn hạn (ví dụ thời hạn là 6 tháng) nhưng nhu cầu vốn và thời hạn trả nợ lại lớn hơn 6 tháng, như vậy ngân hàng cho vay không đáp ứng được yêu cầu về thời hạn của khách hàng.Điều này gây khó khăn cho khách hàng và cho cả hoạt động của ngân hàng. Thứ hai: Việc định giá trị tài sản thế chấp dù đã tính đến biến động thị trường trong thời hạn nợ nhưng vẫn tiềm ẩn biến động mà ngân hàng không tính đến trong suốt thời hạn nợ. Thị trường đất đai bất động sản lại thay đổi từng ngày làm cho việc định giá tài sản trở nên khó khăn. Các tài sản đó thường được tham chiếu theo 3 mức giá đó là giá thị trường, giá quy định của Nhà nước, giá trị còn lại của tài sản mà trong đó giá thị trường lại biến động mạnh (rất khó lường nhất). Thứ ba: là việc theo dõi giám sát tài sản thế chấp thường không đựoc coi trọng, sau khi giải ngân ngân hàng theo dõi giám sát tín dụng nhưng ít theo dõi tài sản đảm bảo.Tài sản đảm bảo nhất là nhà ở có thể bị chủ tài sản sửa chữa xây dựng làm cho tài sản không được giữ nguyên hiện trạng như khi đem thế chấp. Nếu có phát sinh nợ khó đòi, ngân hàng làm thủ tục phát mại thì sẽ gặp khó khăn. Tóm lại chúng ta không thể phủ nhận vai trò của bảo đảm tiền vay trong việc cấp tín dụng. Các nhà ngân hàng không thể xét cho vay khi khách hàng chưa có uy tín mà lại không có tài sản baỏ đảm. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần nhiều là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu vốn vay không lớn bằng các doanh nghiệp quốc doanh và cũng vì thế họ có thể đem tài sản ra thế chấp cho món vay. Chương 3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và an toàn của các khoản tín dụng có bảo đảm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương Thanh Xuân. 3.1. Đối với những khoản vay chưa giải ngân. 3.1.1. Vấn đề thẩm định phương án sản xuất kinh doanh. Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trình lên ngân hàng xem xét thường là phương án hoàn hảo do đó khi tiếp nhận ngân hàng phải xem xét tìm hiểu thông tin nhiều chiều. Nếu nhận thấy đó là doanh nghiệp có uy tín trên thị trường, có kết quả kinh doanh tốt thì ngân hàng nên xét cho vay đủ nhu cầu vay. Mặc dù tài sản thế chấp chỉ cho phép nhu cầu vốn vay nhưng ngân hàng nên xem xét để doanh nghiệp được vay theo nhu cầu vốn.(Cho vay tín chấp một phần) Sở dĩ ngân hàng nên cho vay tín chấp một phần vì như vậy doanh nghiệp sẽ có đủ vốn thực hiện phương án và có lãi để trả nợ. Nếu ngân hàng không xét cho họ vay vốn thì họ sẽ phải đi huy động vốn từ nhiều nguồn phi ngân hàng ví dụ vay nặng lãi với lãi suất cao gấp nhiều lần lãi suất ngân hàng. Lúc đó, chính bản thân ngân hàng sẽ là người bị thiệt vì đã bỏ lỡ khoản dư nợ và khách hàng vì quan hệ cá nhân sẽ trả nợ cho khoản vay phi ngân hàng trước nhất do vậy ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng có phát sinh nợ quá hạn. Trong quá trình xem xét yêu cầu vay vốn, nếu ngân hàng thấy phương án sản xuất kinh doanh vẫn đảm bảo có lãi nhưng về phía tài sản bảo đảm, ngân hàng thấy có khả năng xuất hiện cạnh tranh liên quan đến chủ nợ khác của người đi vay thì ngân hàng kiên quyết yêu cầu khách hàng xác nhận quyền ưu tiên khi xử lý đảm bảo và chỉ cho vay theo đúng quy định nhằm trách rủi ro. Việc giám sát sau khi phát tiền vay phải đặc biệt chú trọng nhất là giám sát sự biến sự biến động của tài sanr đảm bảo. 3.1.2. Vấn đề thẩm định tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ phải là tài sản sở hữu hợp pháp của người vay (người bảo lãnh) vào thơì điểm ký hợp đồng tín dụng. Tổ thẩm định phải xem xét tính hợp pháp chủ sở hữu tài sản tính hợp pháp của tài sản. Khi xem xét tài sản, mặc dù đó là tài sản hợp pháp nhưng ngân hàng vẫn nên xem xét những vấn đề sau: Đối với tài sản bảo đảm có giá trị lâu dài (không bị mất giá theo thời gian) hoặc ít mất giá trị sử dụng (như đất đai, nhà cửa, các giầy tờ có giá), khi cho vay ngân hàng nên áp dụng biện pháp cho vay "để đương". Hai bên thương lượng định giá tài sản và ký hợp đống mua bán tài sản trong đó ghi rõ: Nếu khi tín dụng đến hạn mà bên đi vay không trả được nợ hoặc lãi thì hợp ằng mua bán tài sản mặc nhiên có hiệu lực pháp lý, bên cho vay mặc nhiên trở thành chủ tài sản; nếu tín dụng đến hạn mà bên vay trả đủ nợ gốc và lãi thì mặc nhiên hợp đồng mua bán tài sản sẽ không có giá trị pháp lý. Đối với tài sản khó tiêu thụ trên thị trường, tài sản dễ hao mòn (hữu hình và vô hình) thì không nhận làm tài sản thế chấp cầm cố. 3.1.3. Vấn đề dự báo tính ổn định của tài sản đảm bảo. Trong thực tế phát sinh muôn trạng của sự phức tạp về tài sản có trường hợp khi đem thế chấp để vay nợ là hợp pháp nhưng do có sự thay đổi quy hoạch vùng dân cư đường xá gia thông... thì bỗng dưng tài sản đó trở thành không hợp pháp vì vi phạm lộ giới vùng di dân... Do đó giá trị của tài sản đảm bảo giảm đi gấp nhiều lần so với giá trị khi ký hợp đồng. Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến tính ổn định của tài sản. Nếu tài sản là đất đai, ngân hàng nên dự đoán trước về tình hình biến động quy hoạch. Như vậy mức cho vay trên tài sản thế chấp sẽ cần được điều chỉnh và ngân hàng sẽ bớt rủi ro. Đối với những tài sản là động sản như vật dụng gia đình, thiết bị văn phòng.v.v... ngân hàng phải rất lưu ý vì đây là tài sản chịu tốc độ hao mòn vô hình nhanh chóng chính vì thế ngân hàng không nên nhận thế chấp cầm cố. Ngân hàng nếu nhận những tài sản trên thế chấp cầm cố thì vừa không có kho chứa vừa chịu hao mòn vô hình mất giá. Khi phương án sản xuất kinh doanh vẫn đang trong thời gian thẩm định ngân hàng xem xét đến yếu tố ổn định của bảo đảm tiền vay. Những yếu tố đó là: + Tính ổn định về giá trị của tài sản bảo đảm hoặc khả năng tài chính ổn định của người bảo lãnh. + Tính thanh khoản của bảo đảm, nhanh chóng chuyển tài sản bảo đảm thành tiền hoặc khả năng sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. + Phương pháp quản lý và thụ đắc tài sản: Đối với những tài sản đặt dưới sự quản lý của ngân hàng hoặc ngân hàng được pháp luật bảo vệ thì dễ dàng lấy tài sản để bán. Lúc này tính chất an toàn của bảo đảm sẽ cao (những tài sản có đăng ký sở hữu hoặc đăng ký lưu hành, chứng khoán). Trái lại những tài sản nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng thì tính an toàn thấp (những động sản không có đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký lưu hành). Đối với khoản cho vay chưa giải ngân, ngân hàng chỉ có thể dự đoán tình hình biến động của bảo đảm để đưa ra mức cho vay hợp lý song song với việc xem xét phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Đối với khoản cho vay đã giải ngân. 3.2.1. Kiểm tra tình hình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh. Sau khi phát tiền vay, ngân hàng chuyển sang giai đoạn giám sát tín dụng. Trong đó cần phải xem xét hiệu quả vốn vay. Nếu thấy khoản vay có vấn đề thì ngân hàng phải thực hiện trách nhiệm tư vấn. Những vấn đề thì rất đa dạng, chẳng hạn như xu hướng đảo lộn trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, sự thay đổi nhà quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, sự thay đổi giá trị của các hợp đồng bảo đảm, bảo hiểm tài sản liên quan, sự suy giảm trong các giao dịch của doanh nghiệp với nguồn cung cấp đầu vào đầu ra của họ, những bất đồng khác trong doanh nghiệp giữa người lao động với người điều hành... Mỗi sự biến động các yếu tố trên đều tác động không tốt đến khoản vay, tạo nên rủi ro tín dụng. Nếu trong quá trình giám sát, ngân hàng nhận thấy khách hàng có dấu hiệu sử dụng vốn sai mục đích (thường gặp ở hộ kinh doanh cá thể), ngân hàng phải nhắc nhở khách hàng để khách hàng có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng. 3.2.2. Kiểm tra tình hình hiện trạng của tài sản bảo đảm. Việc đến cơ sở kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh còn mang ý nghĩa kiểm tra cả tài sản (máy móc) hoặc nhà đất. Ngân hàng nên thường xuyên theo dõi tình hình hiện trạng của tài sản là nhà đất. Hạn chế tối đa sự suy giảm của tài sản như bên có tài sản thế chấp tự động tháo gỡ đồ đạc trong nhà, cắt đất bán làm nhà trái phép nhằm giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng. Đối với tài sản thế chấp là máy móc, ngân hàng cần xem xét cường độ hoạt động của tài sản, lịch bảo dưỡng của tài sản, như vậy tài sản vừa hoạt động tốt sinh lợi cho khách hàng vừa giữ được giá trị để bảo đảm nguồn thu nợ thứ hai. 3.2.3. Theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng. Nếu trong thời hạn nợ, đến kỳ hạn trả nợ khách hàng đem trả nợ đều đặn thì khoản vay đã được xem là an toàn. Với những khoản cho vay an toàn, ngân hàng cần phải xem xét đến yếu tố bảo đảm, vì như đã nói ở chương 1, trong kinh doanh có nhiều lý do để cho những lưu chuyển tiền tệ không thực hiện được và doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị nợ nần có thể dẫn đến phá sản. Nếu kế hoạch trả nợ không được thực hiện đầy đủ thì khoản vay có vấn đề và ngân hàng một mặt tư vấn cho khách hàng, một mặt theo dõi tình hình biến động của tài sản. Ngân hàng cần theo dõi để tránh tình trạng tài sản bị xuống cấp, mất mát như vậy sẽ khó khăn trong việc phát mại tài sản để thu hồi nợ. 3.3. Đối với những khoản cho vay không thu được nợ. Đây là tình huống ngân hàng không mong muốn nhưng khi gặp tình huống này, ngân hàng phải xử lý bảo đảm để thu nợ. Việc xử lý tài sản bảo đảm hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì đã xảy ra tại Ngân hàng công thương Thanh Xuân. nhưng khômg nhiều. Xu hướng của thị trường, việc phát triển mạnh các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, việc chuyển đổi với thể chế chính sách chưa đồng bộ dẫn đến những mặt trái của kinh tế thị trường. Ngân hàng công thương Thanh Xuân trong 5 năm đầu hoạt động chưa phát sinh nợ quá hạn nhưng đã có hiện tượng phải xử lý 3 trường hợp phải bán tài sản để thu hồi khoản nợ vay khoảng 5 tỷ khi tiếp quản các khoản nợ từ ngân hàng công thương Đống Đa và số nợ đã thu về cơ bản là thu được hết.Dù sao đi chăng nữa ngân hàng đã rút kinh nghiệm các trường hợp này để xem xét những khoản vay mới Đối với tài sản cầm cố không có đăng ký quyền sở hữu mà được lưu tại kho của khách hàng hoặc kho của bên thứ ba thì ngân hàng có thể trực tiếp bán hàng hoá đó để thu tiền trả nợ. Hoặc với tài sản tài chính, hoặc quyền về tài sản ngân hàng xử lý trực tiếp tài sản là giấy từ có giá và đòi tên người có liên quan trong giấy xác nhận quyền về tài sản (khoản phải thu). Đối với tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký lưu hành và tài sản thế chấp có đăng ký quyền sỏ hữu, ngân hàng có thể xử lý bảo đảm theo một số phương thức sau: Trường hợp ngân hàng nhận thấy tài sản đó cần thiết cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng đề xuất lên cấp trên phương thức gán nợ. Bên ngân hàng và bên thế chấp thoả thuận phương thức gán nợ, nghĩa là ngân hàng nhận tài sản thay thế cho nghĩa vụ trả nợ. Hai bên sẽ thoả thuận giá cả cụ thể trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản, mặt bằng giá tài sản cùng loại tại địa phương vào thời điểm thoả thuận. Nếu sau khi định giá lại mà giá trị tài sản lớn hơn số nợ ngân hàng (gốc, lãi và lãi quá hạn) thì ngân hàng sẽ phải trả phần còn lại cho khách hàng. Nếu giá trị tài sản nhỏ hơn số tiền nợ ngân hàng, ngân hàngyêu cầu bên thế chấp thanh toán phần còn thiếu. Trường hợp không nhận gán nợ, ngân hàng nên yêu cầu bên thế chấp đứng chủ bán tài sản. Đây là phương án tối ưu nhất tránh chi phí phát sinh về xử lý tài sản. Điều này tạo tâm lý yên tâm cho người mua tài sản, vì đây là tài sản lớn có giá trị và giá trị sử dụng cao nếu để người muc biết đó là tài sản bị phát mại thì họ sẽ do dự không mua với giá cao theo đúng giá trị nữa, như vậy khả năng thu hồi đủ nợ gốc và lãi là khó khăn. Hơn nữa nếu thực hiện theo cách này sẽ tiết kiệm hầu hết chi phí bán tài sản. Hai trường hợp trên mà không thực hiện được thì tài sản đó sẽ được đem ra bán đấu giá. Đây là phương pháp phổ biến và tiện lợi do dễ tìm được người mua, nhưng chi phí thường rất lớn. Nhiều trường hợp tại Việt Nam sau khi thanh lý, số tiền thu về chưa đủ 50% số tiền nợ ngân hàng, ngân hàng lại chịu thiệt thòi. 3.3.2. Yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết. Nếu các hướng trên vẫn không thực hiện được thì ngân hàng đề nghị toà án có thẩm quyền giải quyết. Nếu không thể đòi được nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu toà án tuyên bố phá sản để đòi nợ. Tuy nhiên ngân hàng nên xem xét áp dụng biện pháp tuyên bố phá sản có thể giúp cho ngân hàng thu được nợ nhưng lại có hậu quả xấu về kinh tế xã hội. Ngân hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này. 3.4. Vận dụng các bảo đảm trong mối quan hệ với rủi ro, thời hạn và quy mô tín dụng. 3.4.1. Quan hệ rủi ro và đảm bảo. Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ áp dụng một vài loại tài sản bảo đảm, trong đó chủ yếu là nhà ở và quyền sử dụng đất, vì vậy đôi lúc diễn đạt về bảo đảm tín dụng người ta thường dùng từ thế chấp tài sản. Trong nền kinh tế thị trường, tính chất hoạt động của các doanh nghiệp hết sức đa dạng, do đó để đạt được mục tiêu phát triển là mở rộng tín dụng đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng đồng thời nhiều loại tài sản bảo đảm, hình thức bảo đảm và để hạn chế rủi ro thì ngân hàng phải vận dụng nó thích ứng với điều kiện của mỗi một khách hàng. Trong kinh doanh cũng như ở chiến trường, ở đâu là điểm nóng thì ở đó phải có những tuyến phòng thủ chắc chắn, dàn trải đều cho tất cả các mặt trận không phải là chiến lược tối ưu. Tương tự đối với khách hàng và loại cho vay có rủi ro cao thì áp dụng loại bảo đảm có rủi ro thấp và ngược lại. Ví dụ, khách hàng được xếp loại rủi ro cao thì áp dụng các loại bảo đảm chắc chắn như thế chấp bất động sản, cầm cố các loại hàng hoá có mức thanh khoản cao, bảo lãnh của ngân hàng. Trái lại, đối với những khách hàng được xếp hạng rủi ro thấp thì có thể áp dụng hình thức bảo đảm bằng các khoản phải thu, bảo đảm một phần số tiền cho vay. 3.4.2. Quan hệ giữa thời hạn cho vay và bảm đảm. Thời hạn cho vay có quan hệ với rủi ro tín dụng và giá trị của tài sản bảo đảm. Thời hạn cho vay càng dài thì việc dự báo về rủi ro càng kém chính xác hay nói cách khác mức độ rủi ro càng cao, trong trường hợp này đòi hỏi phải sử dụng các bảo đảm có mức độ rủi ro thấp; mặt khác, giá trị tài sản bảo đảm cũng thay đổi theo thời gian, nếu thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ càng dài thì sự thay đổi giá trị càng lớn. Để giữ mức thăng bằng giữa số tiền cho vay và giá trị tài sản bảo đảm đòi hỏi phải lựa chọn loại tài sản bảo đảm thích hợp. Xét về mặt kỹ thuật, giá trị bảo đảm tín dụng phải tương ứng với dư nợ còn lại ở mọi thời điểm, vì vậy chính sách bảo đảm tín dụng phải thể hiện các nội dung sau: - Thời hạn cho vay càng dài thì tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm càng thấp. - Tiến hành định giá lại tài sản theo định kỳ đối với các bảo đảm trong cho vay trung và dài hạn, và cách thức xử lý khi giá trị tài sản bảo đảm định giá nhỏ hơn dư nợ. 3.4.3. Quan hệ giữa quy mô tín dụng và bảo đảm. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng cần tập trung các khảon cho vay lớn. Xét trên giác độ phòng vệ rủi ro thì tính chất chắc chắn của bảo đảm tín dụng phải tỷ lệ thuận với quy mô của khoản cho vay. Trong thực tế đối với các khoản cho vay trung và dài hạn theo dự án có quy mô lớn và phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải: - áp dụng một hệ thống các bảo đảm gồm nhiều hình thức và loại tài sản khác nhau. - Xây dựng các điều kiện bảo đảm theo hợp đồng chặt chẽ. - Phải phân công, uỷ nhiệm quản lý tài sản bảo đảm giữa các chủ thể cho vay trong cho vay hợp vốn. Việc vận dụng các bảo đảm trong cho vay là một vấn đề vừa mang tính khoa học, tính nghệ thuật, đồng thời chịu tác động bằng hàng loạt các yếu tố khác nhau, đòi hỏi nhà quản trị tín dụng phải có hiểu hiết sâu về kinh tế, pháp luật, đồng thời phải có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. 3.5. Việc học tập cập nhật văn bản quy chế mới về tín dụng và bảo đảm tiền vay. Ngân hàng công thương Thanh Xuân đã thực hiện rất tốt công tác này. Ngân hàng đều cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng của phòng kinh doanh học tập, nghe báo cáo về chính sách mới, nghị định, thông tư, quyết định cùng các văn bản khác kèm theo có liên quan. Ngân hàng công thương Thanh Xuân nên duy trì và phát huy công tác này. Bên cạnh việc học tập và nghiên cứu các chính sách mới theo cách rất lý thuyết, ngân hàng nên đề ra những tình huống giả định dựa trên những điều khoản của chính sách, như vậy sẽ hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Có thể nói đó là cách tìm ra rủi ro ngay khi chưa có phương án để cán bộ tín dụng có biện pháp phòng ngừa. Đối với văn bản mới ban hành có yếu tố mới hoàn toàn, ngân hàng nên tập trung xem xét những khả năng rủi ro có thể để cùng thống nhất cách thức cho vay và thu nợ. Việc nghiên cứu văn bản chế độ đã và mới ban hành còn mang ý nghĩa để ngân hàng có thể điều chỉnh các khoản vay đã giải ngân và có kế hoạch đối với khoản tín dụng giao dịch. Mức cho vay, tài sản bảo đảm là hai yếu tố mà ngân hàng luôn luôn phải xem xét để hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Kết luận Chất lượng và an toàn là hai tiêu chí hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Khi xem xét cấp tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngân hàng công thương Thanh Xuân luôn cần chú ý coi trọng các biện pháp bảo đảm tiền vay.Như thế các khoản tín dụng đó vừa có chất lượng(vì được thẩm định kỹ càng về phương án sản xuất kinh doanh)vừa có an toàn (vì được đảm bảo bằng tài sản). Các giải pháp nêu trong chuyên đề có thể là chưa hoàn chỉnh để có khoản tín dụng có chất lượng và an toàn nhưng cũng rất mong sẽ góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng và khách hàng do đó có thể góp phần vào sự ổn định Kinh tế Xã hội của đất nước. Tài liệu tham khảo 1, Đoàn Văn Cung, Một số ý kién về xử lý tài sản thế chấp và giải toả các khoản nợ đóng băng của ngân hàng, Thị trường tài chính và tiền tệ số 4, 2000 2, Các thông tư, nghị định, quyết định ,công văn có liên quan. 3, TS. Hồ Diệu, Tín dụng ngân hàng ,NXB Thống Kê, 2001. 4, Phạm Hồng Duyên, Những khó khăn vướng mắc của các TCTD trong việc thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay, Thị trường tài chính và tiền tệ số 13 ,2000. 5, TS. Tô Ngọc Hưng, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, 1999. 6, Hiền Hoà, Những vướng mắc bước đầu qua triển khai nghị địmh 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các TCTD, Thị trường tài chính và tiền tệ số 14, 2000. 7, Ngô Hướng, Một số ý kiến về xử lý tài sản thế chấp và giải toả các khoản nợ đóng băng của ngân hàng, Tạp chí ngân hàng số 1, 1999. 8, Phạm Xuân Hoè, Giải quyết những vướng mắc trong thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng không chỉ là một nghị định của Chính Phủ, Tạp chí ngân hàng số 1, 1999. 9, Reed, Edward W.và Edward K.Gill, Commercial Banking, 4th ed.US: Prentice Hall, 1989. 10, Thu Phương, Một số giải pháp bổ sung về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp, Thị trường tài chính và tiền tệ số 24 ,2000. 11, Thu Phương, Một số vướng mắc trong việc cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố giấy tờ có giá và cầm đồ,Thị trường tài chính tiền tệ số 17, 2000 12, Hồ Đăng Trung, Bảo đảm tiền vay vấn đề quan trọng triển khai luạt Ngân hàng, Thị trường tài chính và tiền tệ số 7 ,2000. 13, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ tín dụng, Tài liệu tham khảo của NHCTVN. 14, Nguyễn Văn Vượng, Không bán được tài sản thế chấp, do đâu?, Thị trường tài chính tiền tệ số1+2 ,2000. Lời mở đầu. Sự phát triển tiến bộ về kinh tế xã hội của một quốc gia được phản ánh thông qua mức sống và thu thập bình quân đầu người. Các chỉ tiêu này phụ thuộc vào hiệu quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế mà những họat động đó lại gắn liền với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Luật doanh nghiệp Việt Nam và Luật đầu tư nước có hiệu lực đã tạo cơ sở để hàng loạt doanh nghiệp ngoài quốc doanh đi vào hoạt động. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế xã hội nói chung và đối với ngân hàng nói riêng. Các doanh nghiệp này tiếp cận với ngâ hàng với mục đích vay vốn và hưởng tiện ích mà ngân hàng cung cấp.Việc vay vốn của Ngân hàng có nghĩa là ngân hàng mở rộng tín dụng. Ngân hàng để tự bảo vệ mình thường yêu cầu doanh nghiệp phải có biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ mà theo nghị định 178 các biện pháp đó là bảo đảm tiền vay. Ngân hàng công thương Thanh Xuân là chi nhánh của NHCTVN chỉ mới đi vào hoạt động tử 1997 nhưng đã thực hiện cấp tín dụngvà các dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Phương châm của Ngân hàng là Phát triển -An toàn - Hiệu quả. Để thực hiện đồng thời 3 phương châm trên Ngân hàng yêu cầu các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải thực hiện bảo đảm tiền vay. Chất lượng khoản vay và mức độ an toàn của nó phụ thuộc rất lớn vào bảo đảm tiền vay. Chuyên đề tốt nghiệp với tiêu đề" Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và an toàn các khoản tín dụng có bảo đảm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHCT Thanh Xuân."rất mong muốn đóng góp ý kiến về vấn đề đang được nhiều ngành quan tâm. Trước hết, em xin xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Học Viện Ngân Hàng đã trang bị kiến thức trong suốt 4 năm học. Để hoàn thành chuyên đề này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, thì sự giúp đõ tận tình của cán bộ tín dụng Trần Minh Huy và các cô chú anh chị cán bộ trong ngân hàng đã giúp em kết thúc chuyên đề này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn và thành viên trong gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất để em viết xong chuyên đề này. Tuy nhiên , do thời gian thực tập không lâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, trình độ kiến thức còn hạn chế nên nội dung của chuyên đề còn nhièu thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô các bạn và những nguời quan tâm. Lời cam đoan. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi . Các số liệu kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả Đỗ Thị Thuý Hải. Bảng ký hiệu chữ viết tắt BTC : Bộ tài chính. BTP : Bộ tư pháp. CV : Công văn. HĐQT : Hội đồng quản trị. NHCTVN : Ngân hàng công thương Việt nam. NHNN : Ngân hàng Nhà nước. NHTM : Ngân hàng thương mại NĐ : Nghị định. QĐ : Quyết định. TCTD : Tổ chức tín dụng. TTLT : Thông tư liên tịch. TCĐC : Tổng cục địa chính. TT : Thông tư. CAMPARI C : Character : Tư cách của người vay. A : Ability : Năng lực của người vay. M : Margin : Lãi cho vay. P : Purpose : Mục đích vay. A : Amount : Số tiền. R : Repayment : Sự hoàn trả. I : Insurance : Bảo đảm. 5C C : Character : Tư cách uy tín người vay. C : Capacity : Khả năng vay mượn của ngưòi vay. C : Cash : Khả năng tạo ra tiền để trả nợ. C : Collateral : Bảo đảm tiền vay. C : Conditions : Điều kiện môi trường. Danh mục bảng biểu đồ thị 1, Mô hình tổ chức NHCT Thanh Xuân. (trang 16). 2, Bảng 1 Tình hình chung về một số chỉ tiêu kinh doanh của NHCT Thanh Xuân.(trang 21). 3, Bảng 3 Tình hình cho vay nền kinh tế theo thành phần kinh tế của NHCT Thanh Xuân.(trang 22). 4, Biểu đồ . Xu hướng biến động dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.(trang 24) Nhận xét của đơn vị thực tập Họ và tên người nhận xét: Chức vụ: Nhận xét chuyên đề thực tập của sinh viên: Lớp 1012 Khoá 1 Học Viện Ngân Hàng như sau: Người nhận xét (Ký tên, đóng dấu) Mục lục Trang Lời mở đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29102.doc
Tài liệu liên quan