Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường và một thời gian ngắn được tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Tấn Cường về hợp đồng mua bán hàng hoá đã cho chúng ta thấy rằng việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại nước ta nói chung cũng như tại Công ty TNHH Tấn Cường nói riêng còn nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết một cách triệt để. Với trình độ hiểu biết của mình còn hạn chế và còn chưa được trải nghiệm thực tế nhiều nên bài viết của em chắc chắn còn có nhiều thiếu sót do đó em mong thầy sẽ xem xét và chỉnh sửa để chuyên đề của em thực sự hoàn thiện và có ý nghĩa trong thực tiễn.
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của giao kết và thực hiên hợp đồng mua bán hàng hoá tại công ty TNHH Tấn Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n - CN TPHCM
Mã số thuế: 0300588569
Do Bà: NGUYỄN THỊ THANH HÒA Chức vụ: phó tổng giám đốc làm đại diện.
Bên B: CÔNG TY TNHH TẤN CƯỜNG
Địa chỉ: Kim Giang - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 84.4.8374705. Fax: 84.4.8374935
Tài khoản: 07925.00.000A tại Ngân hàng TMCP các DN ngoài quốc doanh Việt Nam (VP Bank) - Số 4, Dã Tượng, Hà Nội.
Mã số thuế: 0100991259
Do Ông: NGUYỄN VŨ BẰNG Chức vụ: Giám đốc làm đại diện
Hai bên cùng ký kết và thực hiện hợp đồng nguyên tắc số :16/HĐKT/VNM - TAC/2007 với các điều khoản và điều kiện dưới đây.
Điều 1: SẢN PHẨM - QUY CÁCH - GIÁ CẢ - CHẤT LƯỢNG
1.1. Bên A đồng ý mua của bên B mặt hàng thùng giấy các loại với yêu cầu sau:
STT
TÊN HÀNG HÓA
SỐ YCKT CỦA VINAMILK
ĐVT
ĐƠN GIÁ (ĐỒNG) (CHƯA VAT 10%)
Hà Nội
NGHỆ AN
1
Thùng kem cây
SV - NCDD - B12 - 01 - 2
Cái
2.746
2.910
2
Thùng kem Vinamilk
SV - NCDD - B12 - 02 - 9
Cái
3.340
3.870
3
Thùng kem VNM 1lít - hộp xốp
SV - NCDD - B12 - 02 - 7
Cái
4.614
5.180
4
Thùng kem Vinamilk 450ml
SV - NCDD - B12 - 02 – 10
Cái
2.507
2.750
5
Thùng kem VNM 450ml - hộp xốp
SV - NCDD - B12 - 02 - 8
Cái
3.400
3.770
6
Thùng kem ly + tấm lót
SV - NCDD - B12 - 02 - 6
Cái
1.930
2.040
7
Thùng sữa chua Benco
SV - NCDD - B12 - 04 - 3
Cái
3.111
3.630
8
Thùng sữa đặcnắp khui + tấm lót
SV - NCDD - B12 - 06 - 3
Cái
3.941
4.210
9
Thùng sữa đặc thường
SV - NCDD - B12 - 06 - 4
Cái
3.472
3.810
10
Thùng hộp slim các loại (48 hộp)
SV - NCDD - B12 - 11 - 3
Cái
2.494
2.790
11
Thùng Fino 200ml + tấm niềng
SV - NCDD - B12 - 13 - 2
Cái
3.600
4.140
12
Thùng TCA 65ml - 5 lớp
SV - NCDD - B12 - 16 - 1
Cái
3.350
3.620
13
Thùng TCA 150ml - 5 lớp
SV - NCDD - B12 - 25
Cái
4.050
4.270
14
Thùng Tetrapack 110ml
SV - NCDD - B12 - 53
Cái
2.440
2.650
15
Tấm lót thùng sữa chua
Cái
350
380
1.2. Giá trên đây là giá bán nguyên thùng, toàn bộ giấy bên B cung cấp. Giá trúng thầu trên được thực hiện cho năm 2007 và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện.
1.3. Số màu in: từ 02 đến 06 màu
1.4. Hàng do bên B bán cho bên A có quy cách và chất lượng theo Yêu cầu kỹ thuật của Vinamilk (đính kèm theo hợp đồng). Quy cách và YCKT này có thể thay đổi theo yêu cầu của bên A và sẽ được thông báo trước cho bên B bằng văn bản.
Điều 2: PHẨM CHẤT ĐÓNG GÓI VÀ PHƯƠNG THỨC NGHIỆM THU
2.1. Mẫu mã in bề ngoài thùng và chất lượng thùng theo như mẫu đã được bên A đồng ý xác nhận cho bên B.
2.2. Phương thức đóng gói:
Thùng carton 05 lớp:10/kiện, cột dây.
Thùng carton 03 lớp: 20 thùng/kiện, cột dây
2.3. Bên A sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ về chất lượng và số lượng tại thời điểm nhận hàng. Nếu trong quá trình sản xuất hàng không đạt chất lượng như yêu cầu, bên A có quyền giao trả lại hàng cho bên B và bên B phải bù số lượng hàng do bên A trả lại bằng mặt hàng cùng chủng loại, chất lượng tốt theo đúng quy định yêu cầu kỹ thuật của Vinamilk đính kèm.
Bên B cam kết thực hiện đúng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của bên A đã ban hành, bên A (nếu cần) sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ các kết cấu và chất lượng bao bì thùng giấy tại Trung tâm 3 để xác định chất lượng. Bên B sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thỏa đáng các thiệt hại xảy ra cho bên A nếu nguyên nhân gây ra từ bên B.
2.4. Bên B chịu trách nhiệm đối với lô hàng trong vòng 01 tháng kể từ ngày bên A nhận hàng.
2.5. Nếu trong vòng 01 tháng, bên A nhận quá 05 khiếu nại về số lượng và chất lượng thùng giấy từ các Nhà máy gửi về thì bên A có quyền chấm dứt hợp đồng cho mặt hàng đó.
Điều 3: GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN
3.1. Địa điểm giao hàng: Nhà máy sữa (Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội) thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk).
3.2. Cung cấp chứng chỉ chất lượng cho từng lô hàng khi giao hàng.
3.3. Thời gian giao hàng: bên A báo trước cho bên B từ 3 -> 5 ngày theo nhu cầu sản xuất của nhà máy.
3.4. Trong trường hợp bên B không giao kịp tiến độ theo yêu cầu của bên A thì bên B phải thông báo cho bên A biết trước khi nhận được yêu cầu giao hàng, nếu không thì bên B sẽ phải chịu phạt 5% theo trị giá hóa đơn hàng giao trễ. Trong trường hợp bên B giao hàng trễ làm ảnh hưởng đến sản xuất của bên A, buộc bên A phải đặt hàng tạm thời ở nhà cung cấp khác thì mọi chi phí phát sinh sẽ do bên B chịu.
3.5. Vận chuyển: bên B tự vận chuyển hàng giao tại kho bên A.
3.6. Bốc xếp: mỗi bên chịu 1 đầu
3.7. Bên B được phép giao hàng dư không quá 3% so với đơn đặt hàng của Nhà máy
3.8. Trong trường hợp đột xuất bên A cần hàng gấp thì yêu cầu trong vòng 48 giờ kể từ khi đặt hàng bên B phải giao hàng cho bên A đầy đủ và đúng hẹn.
Điều 4: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
4.1. Bên B nộp tiền bảo lãnh: 100.000.000đồng
4.2. Thanh toán chậm 100% bằng ủy nhiệm chi sau 20 ngày kể từ ngày nhận hàng. Hóa đơn phải có KCS nhà máy ký xác nhận đúng chất lượng mới được bên A thanh toán.
Điều 5: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN MỖI BÊN
Bên A:
- Kịp thời thông báo kế hoạch và số lượng đặt hàng cho bên B (được thực hiện từ nhà máy hoặc Văn phòng Công ty).
- Thanh toán đúng kỳ hạn theo hợp đồng.
Bên B:
- Cung cấp hàng đúng chất lượng như mẫu đã được bên A ký duyệt
- Cung cấp hàng đúng thời gian theo đơn đặt hàng, nếu vì bất kỳ lý do nào đó không sản xuất và cung cấp hàng được thì phải thông báo cho bên A trước 5 ngày và phải có xác nhận của bên A.
Điều 6: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
6.1. Hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng các cam kết đã ký trong hợp đồng: Nếu có bất kỳ sự thay đổi hoặc điều chỉnh nào phải được hai bên bàn bạc thống nhất thể hiện bằng các phụ kiện kèm theo mới có giá trị thi hành. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
6.2. Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong hợp đồng này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của văn bản pháp luật về HĐKT.
6.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký đến hêt ngày 31/12/2007 và được hai bên thanh lý ngay sau khi nhận hết hàng kể từ ngày hợp đồng hết hiệu lực.
Hợp đồng được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẠI DIỆN BÊN B
NGUYỄN THANH HÒA
NGUYỄN VŨ BẰNG
Mẫu 2: Hợp đồng mua Giấy.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------oOo-------
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
(Về việc mua bán giấy Craff năm 2007)
- Căn cứ Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật Thương mại 2005.
- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay ngày 28 tháng 12 năm 2006, Chúng tôi gồm:
Bên A: CÔNG TY TNHH TẤN CƯỜNG
Địa chỉ: Cụm CN thị trấn Quốc Oai - Hà Tây
Điện thoại: 034 416388 Fax: 034 942879
Tài khoản: 0011452496300
Tại ngân hàng: Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội
Mã số thuế: 0100991259 Tỷ suất thuế: 10%
Do ông: Nguyễn Vũ Băng Chức vụ: Giám đốc làm đại diện
Bên B: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÔNG LAM
Địa chỉ: Xã Hưng Phú - Huyện Hưng Nguyên Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 038 760128 Fax: 038 760158
Tài khoản: 421101 - 000016 Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Hưng Nguyên - Nghệ An
Mã số thuế: 2900579619
Do ông: Hoàng Phùng Chức vụ: Giám đốc làm đại diện
Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng mua bán với các điều khoản sau đây:
Điêu 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên B đồng ý bán cho bên A sản phẩm giấy Kraft cuộn với số lượng và giá trị như sau:
TT
Tên sản phẩm
Quy cách
Số lượng (kg/tháng)
Đơn giá (có VAT) (đ/kg)
Thành tiền (đồng)
1
Giấy Kraft vàng M1
K: 1,76m - 1,6m
ĐL: 160 - 200g/m2 ± 4%
10.000
5.700
57.000.000
2
Giấy Kraft vàng M1
K: 1,59m - 1,1m
ĐL: 160 - 200g/m2 ± 4%
20.000
5.750
115.000.000
3
Giấy Kraft vàng M3
K: 1,76m - 1,6m
ĐL: 160 - 200g/m2 ± 4%
10.000
5.500
55.000.000
4
Giấy Kraft vàng M3
K: 1,59m - 1,1m
ĐL: 160 - 200g/m2 ± 4%
20.000
5.550
111.000.000
5
Giấy Kraft mộc
K: 1,76m - 1,6m
ĐL: 160 - 200g/m2 ± 4%
20.000
4.850
97.000.000
6
Giấy Kraft mộc
K: 1,59m - 1,1m
ĐL: 160 - 200g/m2 ± 4%
20.000
4.900
98.000.000
Tổng cộng
100.000
533.000.000
(Năm trăm ba ba triệu đồng)
Điều 2: PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN
* Số lượng và thời gian giao nhận:
- Hàng tháng bên A lên kế hoạch đặt hàng về số lượng và thời gian giao hàng cho bên B.
- Bên B giao hàng cho bên A sau năm ngày kể từ ngày bên B nhận được đơn đặt hàng bằng fax của bên A báo.
*Về bốc xếp và vận chuyển
- Địa điểm giao hàng: tại kho bên A
- Chi phí bốc xếp: mỗi bên chịu 1 đầu
- Chi phí vận chuyển: bên B chịu trách nhiệm
* Phương thức kiểm nhận
- Theo mẫu chào hàng mà 2 bên đã thống nhẫt
- Khi nhận hàng, bên A có trách nhiệm kiểm nhận quy cách, số lượng hàng hóa tại địa điểm giao hàng, nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng quy cách thì tiến hành lập biên bản tại chỗ yêu cầu đại diện bên B hoặc người chịu trách nhiệm vận chuyển xác nhận.
Điều 3: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN.
* Cơ sở thanh toán
Bên A thanh toán tiền hàng cho bên B theo số lượng giao nhận thực tế và theo hóa đơn tài chính của bên B (hóa đơn VAT)
* Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản
* Phương thức thanh toán: trả chậm sau 30 ngày kể từ ngày bên B nhập hàng vào kho bên A.
Điều 4: TRÁCH NHIỆM TRONG HỢP ĐỒNG
- Bên A thanh toán tiền hàng cho bên B theo giá cùng thời điểm giao nhận hàng (giá mà hai bên đã thống nhất). Khi giá cả thay đổi, bên B phải có văn bản báo trước cho bên A phải được sự thống nhất giá cả giữa hai bên, thì bên B mới giao hàng theo giá mới.
- Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các điều khoản ghi trong hợp đồng.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Nếu có gì vướng mắc phải thông báo cho nhau để cùng bàn bạc và giải quyết.
- Bên nào vi phạm các điều khoản hợp đồng, làm thiệt hại cho phía bên kia sẽ phải chịu bồi thường theo xét xử của toà án kinh tế tỉnh Nghệ An.
Điều 5: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2007
- Sau hợp đồng hết hiệu lực 10 ngày, hai bên sẽ tổ chức thanh lý hợp đồng.
- Hợp đồng được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản, có giá trị ngang nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẠI DIỆN BÊN B
NGUYỄN VŨ BĂNG
HOÀNG PHÙNG
Hai hợp đồng được nêu trên của Công ty đã quy định rõ ràng các điều khoản cơ bản của một hợp đồng mua bán hàng hoá. Tuy nhiên một số các nội dung về giải quyết tranh chấp, chuyển quyền sở hữu, rủi ro còn chưa được quy định một cách chặt chẽ. Công ty cần chú ý hơn nữa các vấn đề này để các hợp đồng giao kết sau này được hoàn thiện hơn.
III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH TẤN CƯỜNG.
Với nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo Công ty nhằm đưa các sản phẩm của mình ngày càng chiếm được thị phần lớn trên thị trường, Công ty đã và đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Để làm được điều đó thì việc thực hiện tốt các hợp đồng mua bán hàng hoá được Công ty rất quan tâm, Công ty luôn cố gắng thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng, tạo dựng long tin va ưu tín đối với khách hàng cũng như đối với Nhà nước.
1. Thực hiện điều khoản về số lượng.
Vì đây là một nội dung cơ bản của Hợp đồng nên các cán bộ kinh doanh của Công ty luôn chú trọng và đề cao vai trò của nó. Các số lượng bao bì, carton luôn được sản xuất theo đúng với thoả thuận trong Hợp đồng. Trên thực tế, do gặp phải một số nguyên nhân khách quan nên một vài Hợp đồng của Công ty vẫn chưa đáp ứng đủ với số lượng đề ra, tuy nhiên ban lanh đạo Công ty luôn chỉ đạo sát sao để khắc phục những thiếu sót đó. Công ty có thể chỉ đạo cho công nhân làm thêm giờ, thực hiên việc giao hàng bổ sung…nhờ đó mà Công ty luôn đáp ứng đầy đủ điều khoản về số lượng trong Hợp đồng.
2. Thực hiện điều khoản về chất lượng.
Công ty TNHH Tấn Cường là Công ty co dây chuyền sản xuât bằng máy móc rất đồng bộ, chính vì vậy mà sản phẩm của Công ty co chất lượng tốt. Trong Hợp đồng mua bán bao bì carton của Công ty luôn có điều khoản quy định rõ về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, hàng 3 lớp hay 5 lớp, hàng nhẵn bong hay sần…Công ty luôn sản xuất các sản phẩm đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật đó.
Bên cạnh đó, Công ty có bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS). Hàng hoá luôn được kiểm tra rất kĩ trước khi được đưa ra khỏi xưởng, với phương châm là: “ Hàng không tốt không ra khỏi xưởng”. Chính vì lẽ đó mà các khách hang của Công ty đều không có tình trạng khiếu nại về chất lượng của sản phẩm. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho Công ty và Công ty nên phát huy ưu thế này.
Mặt khác, để bảo đảm mục đích của Hợp đồng được thực hiện một cách tốt nhất, nếu các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Khi đó, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp này phải kiểm tra hàng hoá trong một thời hạn ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Công ty không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá. Nhưng Công ty phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hang hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
3. Thực hiện điều khoản về giao nhận hàng hoá.
Đối với Hợp đồng mua bán bao bì carton, Công ty thực hiện giao hàng theo từng thoả thuận của mỗi Hợp đồng. Do đặc điểm của Công ty là có một đội xe vận tải cỡ lớn nên đa phần thoả thuận giao hàng là tại địa điểm của người mua, tuy nhien đối với một số Hợp đồng mà khách hàng ở quá xa như ở Miền Trung hay Miền Nam thì Công ty thực hiện việc giao hàng cho người vận chuyển.
Trong trường hợp giao hàng cho người vận chuyển thì nghĩa vụ giao hàng của Công ty cũng được coi là hoàn thành sau khi đã giao cho người vận chuyển theo các điều kiện giao hàng do hai bên thoả thuận. Công ty cũng được giải phóng khỏi mọi nghĩa vụ liên quan đến hàng hoá nếu đã giao hàng cho người vận chuyển theo các thoả thuận trong Hợp đồng. Điều này cũng có nghĩa rằng quyền sở hữu hàng hoá cũng như rủi ro đã được chuyển cho người mua từ thời điểm hàng hoá được giao cho người vận chuyển. Tuy nhiên, khi thực hiện việc giao hàng cho người vận chuyển Công ty luôn có sự thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
Công ty đã thực hiên việc giao hàng đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong Hợp đồng. Công ty chỉ có thể giao hàng trước thời hạn, giao hàng từng phần khi có sự thoả thuận trong hợp đồng hoặc khi người mua chấp thuận. Nếu trường hợp trong Hợp đồng chỉ có thoả thuận về thời hạn giao hàng mà không có thoả thuận về thời điểm giao hàng cụ thể, thì Công ty có quyền giao hàng bất cứ vào thời điểm nào trong thời hạn đó và có sự thông báo trước cho người mua. Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn giao hàng thì Công ty phải giao hàng cho người mua trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Các bên trong hợp đồng cũng có thể thoả thuận với nhau về việc Công ty sẽ uỷ quyền cho người thứ ba thực hiện việc giao hàng. Trong trường hợp này, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm đối với bên mua về việc giao hàng của bên được uỷ quyền. Mặc dù người thứ ba tham gia vào việc giao hàng nhưng về mặt pháp lý, sở hữu hàng hoá chỉ chuyển từ bên bán sang bên mua, chứ không phải chuyển từ bên bán sang người thứ ba. Chính vì vậy, việc xác định thời điểm Công ty được giải phóng khỏi rủi ro đối với hàng hoá có vị trí rất quan trọng.
Công ty cũng được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ giao hàng nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng. Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra sau khi kí kết hợp đồng, do những sự kiện có tính chất bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (Khoản 1 - Điều 161 Bộ Luật Dân sự). Tính khách quan của sự kiện bất khả kháng thể hiện ở chỗ nó phát sinh tồn tại và chấm dứt một cách độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia hợp đồng. Vì vậy, cần phải lưu ý trường hợp các bên khi giao kết hợp đồng đã dự liệu một số tình huống và biện pháp giải quyết trong quá trình thực hiện hợp đồng thì dù đó là hiện tượng khách quan cũng không được coi là sự kiện bất khả kháng.
Công ty cũng có thể giao thừa hàng cho bên mua so với số lượng thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này người mua có quyền từ chối nhận đối với số hàng thừa đó, tuy nhiên ở Công ty việc giao hàng thừa là rất ít, nếu có thì đa phần là được sự chấp nhận của người mua và có thêm một số thoả thuận khác.
4. Thực hiện điều khoản về thanh toán.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, thanh toán hợp đồng là một khâu rất quan trọng, nó được coi là nghĩa vụ quan trọng của người mua. Công ty và người mua đã thoả thuận những biện pháp ràng buộc chặt chẽ nhằm đảm bảo thực hiện việc thanh toán được đầy đủ và đúng hạn theo thoả thuận trong hợp đồng. Khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng theo thoả thuận về phương thức, thời hạn và địa điểm thanh toán. Ở Công ty hình thức thanh toán chử yếu được thoả thuận trong hợp đồng với khách hàng là hình thức thanh toán chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng ngay cả trong trong trường hợp mất mát hư hỏng hàng hoá xảy ra sau thời điểm quyền sở hữu hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua mà không được viện cớ hàng mà họ đã nhận từ bên bán hàng sau đó có sự mất mát, hư hỏng, trừ trường hợp mắt mát, hư hỏng do lỗi người bán gây ra. Trong thanh toán hàng hoá, việc xác định giá của hàng hoá rất quan trọng. Thực tế không phải lúc nào các bên trong hợp đồng cũng có điều kiện để xác định các thoả thuận về giá cả hàng hoá. Đối với công ty các cán bộ kinh doanh luôn phải cố gắng tìm hiểu thị trường tình hình cung cầu để đưa ra mức giá hợp lý đối với cả công ty lẫn khách hàng
Ở nước ta tình hình các công ty chiếm dụng vốn lẫn nhau là rất phổ biến, công ty TNHH Tấn Cường cũng không là ngoại lệ khi các khách hang của họ thường chậm thanh toán trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên trong hợp đồng của công ty cũng đã quy định rõ việc bồi tường thiệt hại do chặm thanh toán bằng cách thức thanh toán lãi suất nợ quá hạn theo quy định của pháp luật.
5. Chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hoá
Hợp đồng mua bán hàng hoá tại công ty được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
5.1 Hợp đồng đã hoàn thành.
Khi các bên tham gia hợp đồng mua bán hang hoá đã thực hiện toàn bộ nội dung của hợp đồng, bên bán đã giao hàng và nhận tiền, bên mua đã giao tiền và nhận hàng, từ đó các bên đã đạt được những mục đích nhất định, thì hợp đồng coi như đã hoàn thành.
5.2 Theo thoả thuận của các bên
Trong khi hợp đồng mua bán hàng hoá đang có hiệu lực, bất kì một bên nào cũng có quyền đề nghị bên kia chấm dứt hợp đồng. Các bên cũng có thể thoả thuận và ghi ngay vào hợp đồng các trường hợp chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hoá. Lý do đưa ra có thể là một bên không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc việc tiếp tục thực hiên hợp đồng sẽ không còn có lợi hoặc gây ra tổn thất vê vật chất cho các bên. Trong những trường hợp như vậy, hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là chấm dứt kể từ thời điểm các bên đạt dược thoả thuận chấm dứt hợp đồng hoặc khi xuất hiện các điều kiện mà các bên đã thoả thuận và ghi trong hợp đồng.
5.3 Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
Một bên trong hợp đồng mua bán hang hoá có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng mà việc vi phạm đó là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Trong trường hợp có thoả thuận giao hàng từng phần, nếu một bên không thực hiên nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng đó thì bên kia có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đố với một lần giao hàng là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện trong thời gian hợp lý.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng là việc một bên không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng khi có những điều kiện nhất định theo thoả thuận hoặc theo quy định của phát luật. Đơn phương chấm dứt hợp đồng là đình chỉ thực hiện hợp đồng. Về thực chất hai cách gọi này tuy khác nhau nhưng có nội dung giống nhau. Một bên trong hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện ngiã vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng; Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng, trừ trường hợp miễn trách nhiệm.
Khi Công ty hoặc khách hàng đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đều có sự thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng
Ở Công ty đã xảy ra một số trường hợp như vậy, tuy nhiên Công ty luôn thực hiện đúng với quy định đã nói ở trên.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA GIAO KẾT VÀ THỰC HIÊN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY THNN TẤN CƯỜNG
I.MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN
1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 1997
Luật Thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 10 tháng 5 năm 1997, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1998. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất từ trước đến nay quy định thống nhất về hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam. Qua hơn 7 năm thực hiện, Luật Thương mại năm 1997 đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế – xã hội của Việt Nam, từng bước đưa hoạt động thương mại vào nền nếp, khuyến khích và phát triển hoạt động thương mại hợp pháp, ngăn chặn và xử lý các hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thương mại.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, Luật Thương mại năm 1997 đã bộc lộ những hạn chế nhất định, đòi hỏi phải sửa đổi vì nhiều lý do, trong đó có thể kể đến các lý do cơ bản sau đây:
Một là: Hoạt động thương mại tại Việt Nam trong những năm qua đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều hoạt động trên thị trường có bản chất thương mại nhưng lại chưa được coi là hoạt động thương mại (ví dụ như các hoạt động cung ứng dịch vụ) do Luật Thương mại năm 1997 có phạm vi điều chỉnh hẹp, chỉ xác định hoạt động thương mại bao gồm 14 hành vi thương mại. Nhiều hoạt động thương mại mới xuất hiện hoặc các doanh nghiệp đang có nhu cầu thực hiện nhưng hiện chưa có quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể, trong khi những chế định chung của Luật Thương mại năm 1997 không áp dụng được (ví dụ hoạt động nhượng quyền thương mại). Một số hoạt động thương mại dù đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định nhưng nội dung còn sơ sài, hiệu lực pháp lý thấp (như đấu giá hàng hóa)....
Hai là: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nhiều hiệp định song phương và điều ước quốc tế đa phương đã và đang được ký kết hoặc gia nhập, trong đó đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ (BTA). Hiện nay, Việt Nam cũng đang thực thi các cam kết trong ASEAN và đẩy mạnh việc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với mục tiêu sớm trở thành thành viên của tổ chức này. Do đó, việc thu hẹp sự không tương thích giữa pháp luật thương mại của Việt Nam và pháp luật thương mại quốc tế là một ưu tiên hàng đầu. Một số nội dung của Luật Thương mại năm 1997 chưa phù hợp, không thể hiện kịp thời các quy định của BTA và WTO, thiếu cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các cam kết trong BTA nói riêng và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung (ví dụ còn một số quy định mang tính phân biệt đối xử chưa hợp lý, thiếu quy định liên quan đến một số vấn đề quan trọng như quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa, quá cảnh hàng hóa).
Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động mua bán hàng hoá, trong đó có mua bán hàng hóa quốc tế, theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 cũng chưa tương thích với điều ước và tập quán thương mại quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới như Công ước Viên năm1980 về mua bán hàng hoá quốc tế, tập quán theo Incoterms về nghĩa vụ của bên bán hàng, bên mua hàng, về thời điểm chuyển rủi ro...
Ba là: Từ khi có Luật Thương mại năm 1997 tới nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành hoặc đã và đang được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của hoạt động thương mại. Do đó, nhiều chế định của Luật Thương mại năm 1997 đã trở nên không phù hợp (ví dụ sự chồng chéo với Luật Doanh nghiệp về địa vị pháp lý của thương nhân, không tương thích với Pháp lệnh Trọng tài Thương mại về khái niệm hoạt động thương mại …).
Ngoài ra, việc soạn thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)- đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005- với mục tiêu xây dựng những quy định chung về hợp đồng cũng đặt ra yêu cầu cần sửa đổi Luật Thương mại năm 1997 cho phù hợp theo hướng bỏ ra khỏi Luật Thương mại năm 1997 những quy định chung về hợp đồng liên quan đến chào hàng, chấp nhận chào hàng, nội dung chủ yếu của hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng… Do đó, Luật Thương mại năm 2005 chỉ cần quy định những nội dung mang tính chuyên ngành về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, trong đó chủ yếu là hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ.
Bốn là: Luật Thương mại năm 1997 có những nội dung không còn đáp ứng được quá trình vận động của thực tiễn thương mại, ví dụ như các quy định liên quan đến chính sách thương mại. Phải khẳng định rằng việc có những điều về chính sách thương mại trong Luật Thương mại năm 1997 là một bước đột phá trong việc chuyển hướng các chính sách thương mại của Việt Nam khi nền kinh tế của chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên, việc quy định những chính sách thương mại trong Luật cũng thể hiện sự bất cập là làm cho chính sách trở nên cứng nhắc, khó có thể điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ trong khi Luật lại không thể chế hoá cụ thể các chính sách đó.
Vì những lý do trên, Luật Thương mại năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính khả thi của đạo luật, tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại phát triển.
2. Các sửa đổi của Luật Thương mại 2005 về mua bán hàng hoá.
Về các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa, những quy định về vấn đề này trong Luật Thương mại năm 2005 có nhiều điểm mới so với Luật Thương mại năm 1997. Theo đó, Luật đưa ra những quy định áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hóa trong nước và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Luật cũng đưa ra quy định về việc áp dụng các biện pháp tự vệ khẩn cấp của Nhà nước phù hợp với các chuẩn mực của WTO. Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ các phương thức hoạt động xuất nhập khẩu, ghi nhãn hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.
Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, Luật Thương mại năm 2005 quy định quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trên cơ sở kế thừa những quy định về mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại năm 1997, tham khảo Công ước Viên năm 1980 và tập quán, thông lệ quốc tế về mua bán hàng hóa để xây dựng được quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa phù hợp nhất với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Đối với những vấn đề chung về hợp đồng trước đây có trong Luật Thương mại năm 1997 nhưng nay đã được Bộ Luật Dân sự năm 2005 điều chỉnh như nội dung chủ yếu của hợp đồng, chào hàng và chấp nhận chào hàng, sửa đổi, bổ sung chào hàng...thì Luật Thương mại năm 2005 không quy định để bảo đảm tính hệ thống và sự phù hợp với Bộ Luật Dân sự năm 2005.
Về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra những quy định khung cho hoạt động này. Những quy định cụ thể sẽ được Chính phủ ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005 bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Như vậy có thể nói khái niệm hàng hoá trong Luật Thương mại năm 2005 đã có tính khái quát cao trong hệ thống pháp luật hiện hành.
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. Vì hàng hoá vừa có thể là tài sản được dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, vừa có thể là hàng tiêu dùng, cho nên chủ thể của các quan hệ mua bán hàng hoá thường là thương nhân hoặc giữa một bên là thương nhân và các bên khác là người tiêu dùng.
Những quy định chung về mua bán hàng hoá trong Luật Thương mại năm 2005 có sự bổ sung lớn so với Luật Thương mại năm 1997, thể hiện qua các điểm cơ bản như sau:
Về hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện: Luật đã quy định cơ sở để quản lý việc lưu thông hàng hoá trên thị trường. Về cơ bản, hàng hoá lưu thông trên thị trường thuộc về một trong 4 hình thức sau đây: tự do kinh doanh, cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Căn cứ vào điều kiện kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Luật giao Chính phủ quy định những điều kiện để quản lý hàng hoá lưu thông trên thị trường.
Về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: Luật quy định thương nhân được mua bán tất cả các loại hàng hóa trừ hàng hóa cấm kinh doanh; đối với hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì khi kinh doanh, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.
Về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế: Luật khẳng định quyền hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mọi thương nhân đối với mọi hàng hóa, trừ những mặt hàng pháp luật cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ sẽ có quy định cụ thể về những hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu. Đối với những mặt hàng cần thực hiện việc quản lý xuất nhập khẩu theo giấy phép thì thủ tục cấp phép phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch theo Hiệp định cấp giấy phép xuất nhập khẩu của WTO.
Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp trong lưu thông hàng hoá trong nước: Đây là điểm mới so với Luật Thương mại năm 1997. Luật đã quy định rõ ràng các biện pháp khẩn cấp bao gồm: thu hồi hàng hoá, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép. Luật cũng đồng thời quy định rõ ràng cơ sở để áp dụng các biện pháp khẩn cấp này, đó là khi hàng hoá là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh hoặc khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp trong mua bán hàng hoá quốc tế: Đây cũng là điểm mới so với Luật Thương mại năm 1997. Như chúng ta đã biết thời gian qua, hoạt động ngoại thương của chúng ta đã bị ảnh hưởng đáng kể do các biện pháp phi thuế của nước ngoài. Trong điều kiện chúng ta đang đàm phán gia nhập WTO, việc Luật Thương mại năm 2005 quy định cơ sở pháp lý để Thủ tướng Chính phủ áp dụng biện pháp khẩn cấp trong thương mại quốc tế là rất cần thiết để hạn chế các tác hại tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung một số chế định để làm rõ các phương thức của hoạt động xuất nhập khẩu và bổ sung quy định mang tính nguyên tắc đối với nhãn hàng hoá và xuất xứ hàng hoá làm cơ sở pháp lý cho Chính phủ quy định chi tiết thi hành nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý cho việc thực hiện trên thực tế.
Một số nội dung cơ bản mới được sửa đổi, bổ sung trong mục này là:
Nghĩa vụ của bên bán: Luật Thương mại bổ sung thêm một số quy định về giao hàng trong trường hợp không có thoả thuận hoặc thoả thuận không rõ về địa điểm giao hàng (Điều 35), thời hạn giao hàng (Điều 37); nghĩa vụ của bên bán trong trường hợp hàng hóa là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 48); nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán là bên bán không được bán hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp xảy ra (Điều 46 khoản 1). Trường hợp bên bán thực hiện theo yêu cầu của bên mua về kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết thì bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán tuân thủ những yêu cầu của bên mua (Điều 46 khoản 2). Tuy nhiên, bên bán có nghĩa vụ thông báo ngay cho bên mua về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên bán biết hoặc không thể không biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên mua đã biết hoặc không thể không biết. Nếu bên bán không thông báo thì bên bán sẽ mất quyền viện dẫn này (Điều 47 khoản 1) và bên mua cũng mất quyền viện dẫn này nếu bên mua cũng không thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên mua biết hoặc không thể không biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên bán biết hoặc không thể không biết về khiếu nại của bên thứ ba đó (Điều 47 khoản 2).
Chuyển rủi ro và chuyển quyền sở hữu: Luật Thương mại bổ sung các quy định về chuyển rủi ro trong các trường hợp cụ thể sau:
+ Có địa điểm giao hàng xác định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá. (Điều 57)
+ Không có địa điểm giao hàng xác định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên. (Điều 58)
+ Nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp (i) khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá hoặc (ii) khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua. (Điều 59)
+ Nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. (Điều 60)
+ Nếu không thuộc một trong các trường hợp được nêu trên thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng với điều kiện hàng hoá được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải và được thông báo cho bên mua. (Điều 61)
Nghĩa vụ của bên mua: Luật Thương mại sửa đổi, bổ sung các quy định về địa điểm thanh toán (Điều 54), thời hạn thanh toán trong trường hợp các bên không có thỏa thuận (Điều 55); và nghĩa vụ nhận hàng (Điều 56) và thực hiện những công việc hợp lý của bên mua để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho bên bán. Đây là sự thay đổi rất quan trọng dựa trên một nguyên tắc chung của “tính hợp lý” – nguyên tắc cơ bản nhất để xác định nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch thương mại. Thực tế thương mại cho thấy, không phải lúc nào, các nội dung mang tính bắt buộc phải có trong hợp đồng được quy định của Luật Thương mại năm 1997 như thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, giá cả, thời hạn, địa điểm thanh toán đều được các bên thoả thuận cụ thể. Trong trường hợp các bên trong hợp đồng không có thoả thuận hoặc thoả thuận không rõ về thời hạn giao hàng thì pháp luật buộc phải quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện hợp đồng.
Vấn đề mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá được quy định tại Mục 3 (từ Điều 63 đến Điều 73). Đây là một chế định hoàn toàn mới của Luật Thương mại năm 2005 so với Luật Thương mại năm 1997.
Luật Thương mại đưa ra những quy định mang tính cơ bản nhất đối với hoạt động này để làm cơ sở cho sự phát triển của hoạt động này trong tương lai. Các quy định của mục này đã nêu bật các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, các khuôn khổ pháp lý được ghi nhận trong Luật Thương mại không phải là sự “ép buộc” hình thành nên các thị trường kỳ hạn mà là sự “hỗ trợ bằng hành lang pháp lý” cho sự phát triển và hình thành các thị trường này.
Thứ hai, việc tạo dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không chỉ được xử lý bởi các quy định của Luật Thương mại mà sẽ phải được xử lý đồng bộ với các văn bản qui phạm pháp luật khác.
Thứ ba, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luật Thương mại không quy định một cách chi tiết, cụ thể mọi vấn đề liên quan đến các giao dịch này mà nhiều vấn đề sẽ được Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Thứ tư, Luật Thương mại khuyến khích việc hình thành và phát triển của thị trường kỳ hạn, tuy nhiên, vẫn đảm bảo quản lý một cách chặt chẽ các hoạt động này.
Thứ năm, Luật Thương mại thừa nhận và khẳng định quyền của thương nhân trong việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
II. ĐÁNH GIÁ VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
Trong khoảng thời gian gần bốn tháng được thực tập tại Công ty, tuy không phải là nhiều song với sự hướng dẫn của thầy giáo cùng với sự giúp đỡ của các cô chú ở Công ty, tạo điều kiện cho em được tìm hiểu khá đầy đủ về Công ty nói chung và về mua bán hàng hoá của Công ty nói riêng. Việc giao kết và thực hiên hợp đồng mua bán hàng hoá của Công ty đã đạt được một số kết quả khả quan, tuy nhiên Công ty vẫn gặp một số tồn tại khó khăn cần khắc phục.
1. Những kết quả đạt được.
Trong những năm gần đây, nắm bắt được thời cơ to lớn khi mà đất nước ta đã thực sự chủ trương mở của nền kinh tế, tăng cường đẩy mạnh nền kinh tế thị trường, Công ty đã tận dụng tốt ưu thế của một doanh nghiệp trẻ để đi đến tìm kiếm được những đối tác làm ăn có ưu tín trên thị trường.
Để tiếp tục phát huy như thế này thì quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá luôn được cán bộ công ty quan tâm chỉ đạo sát xao. Công ty đã thành lập một nhóm chuyên nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề pháp lý của hợp đồng nhằm giữ được thế chủ động và nhạy bén với sự thay đổi các quy định của pháp luật.
Công ty luôn thực hiện đúng các quy định của pháp luật từ khâu đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá. Các nội dung trong hợp đồng đều được thoả thuận một cách chặt chẽ và phù hợp với pháp luật
Chính vì vậy mà trong suốt quá trình hoạt động, Công ty không có một sự tranh chấp nào xảy ra đố với các khách hàng của Công ty tạo lòng tin đối cới khách hàng cũng như đối với cơ quan nhà nước.
Một ưu thế nữa của công ty đó là các cán bộ của Công ty đều còn rất trẻ có sự nhiệt huyết với công việc do đó em tin rằng Công ty sẽ ngày càng tạo được thị phần lớn trên thị trường, tăng trưởng ngày một cao.
2. Những tồn tại, khó khăn của Công ty TNHH Tấn Cường.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một yếu tố không thể tránh khỏi đối với tất cả các doanh nghiệp. Công ty THNN Tấn Cường cũng không phải là một ngoại lệ. Chính vì lẽ đó sự nhanh nhậy, tranh thủ để chớp lấy thời cơ thuận lợi là việc cần thiết, vì thế trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với các đối tác mới luôn gặp những khó khăn như là: không quy định chặt chẽ các nghĩa vụ như thanh toán, bảo đảm chất lượng, những quy định về chủ thể của hợp đồng. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những hợp đồng đó sẽ bị coi là vô hiệu và Công ty phải chịu thiệt thòi, tuy nhiên rất may đối vớí công ty là những hợp đồng đó không bị cơ quan nhà nước và khách hàng phát hiện ra thiếu sót.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng của Công ty thì vấn đề nợ quá hạn cũng cần phải xem xét lại. Công ty có quy mô vốn không nhiều, nếu để tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn sẽ là một thiệt thòi vô cùng to lớn.
Chúng ta đều thấy rằng các hợp đồng mua bán hàng hoá của công ty đều không có quy định rõ ràng về việc chuyển giao quyền sở hữu, chuyển giao rủi ro. Hai vấn đề này có ý nghĩa rất lớn trong thực hiên hợp đồng, nó ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng vì lẽ đó các hợp đồng mua bán hàng hoá sau này của Công ty cần đưa vào và quy định rõ ràng hai thoả thuận trên
Qua quá trình thực tập tại công ty, em thấy rằng Công ty đã và đang triển khai thực hiện kế hoạch xây dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công việc này bởi nó sẽ tạo ra ưu thế rất lớn về uy tín của công ty cũng như các sản phẩm của Công ty sản xuất ra. Nhờ đó công ty chắc chắn sẽ kí kết được nhiều hợp đồng mua bán hàng hoá hơn nũa, Với những đối tác có tiềm năng hơn.
III.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1. Kiến nghị về phía cơ quan nhà nước
Pháp luật về mua bán hàng hoá nói chung và về hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng theo luật Thương mại 2005 đã thực sự là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau cũng như các doanh nhgiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên hiệu lực của luật Thương mại 2005 tính đến thời điểm này mới chỉ là hơn một năm. Ưu điểm của nó so với luật Thương mại 1997 như đã nói ở các phần trước là quá rõ, tuy nhiên những nhược điểm của nó đến thời điểm này cần được khắc phục, ví dụ vấn đề xác định vi phạm đến mức nào được coi là vi phạm cơ bản. Mong rằng các cơ quan có thẩm quyền trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn luật này sẽ sáng suốt và nhạy bén để các quy định của luật Thương mại 2005 thực sự đi vào cuộc sống và là hành lang pháp lý hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
2.Kiến nghị đối với Công ty.
2.1.Đối với cán bộ công nhân viên của Công ty
Trong sự phức tạp và đầy những thử thách của nền kinh tế thị trường như ở nước ta hiện nay thì việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng cho các cán bộ kinh doanh là thật sự cần thiết. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có khi giao kết và thực hiên hợp đồng. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên của mình được tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá.
2.2 Đối với vấn đề căn cứ giao kết hợp đồng.
Khi Luật Thương mại năm 2005 bắt đầu có hiệu từ ngày 01-01-2006, thì trong giai đoạn hiên nay, nếu Công ty thực hiện giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với khách hàng thì cần phải căn cứ vào Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thương mại 2005. Tránh trường hợp Công ty vẫn quen theo việc căn cứ vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, nếu làm vậy thì hợp đồng giao kết sẽ không có hiệu lực.
2.3. Vấn đề chủ thể giao kết hợp đồng.
Trước khi thực hiện việc giao kết hợp đồng Công ty cần tìm hiểu tính chất chủ thể của khách hàng. Nếu thấy khách hàng không đủ tư cách chủ thể để giao kết hợp đồng thì Công ty phải dừng ngay việc giao kết để tiếp tục xác minh. Khi bên khách hàng có đủ giấy tờ xác minh tư cách chủ thể mới tiến hành giao kết
2.4 Đối với hình thức và nội dung của hợp đồng
Theo luật Thương mại 2005 hình thức của hợp đồng khá đa dạng có thể bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên ở Công ty, hình thức kí kết chủ yếu là bằng văn bản, Công ty có thời gian để chuẩn bị các thủ tục. Hợp đồng mua bán hàng hoá ở Công ty có giá trị tương đối lớn do đó hình thức giao kết hợp đồng bằng văn bản là rất đúng, Công ty không nên thực hiện giao kết hợp đồng bằng lời nói
Các nội dung trong hợp đồng của Công ty cần quy định chi tiết và chặt chẽ về vấn đề thanh toán, chuyển rủi ro, chuyển quyền sở hữu và vấn đề giải quyết tranh chấp. Hiện tại Công ty không có vụ tranh chấp nào xảy ra về vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá, tuy nhiên việc quy định chi tiết và chặt chẽ các vấn đề trên là hoàn toàn không thừa. Nó sẽ giúp Công ty yên tâm hơn trong thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và có thể tự bảo vệ mình trước pháp luật.
KẾT LUẬN
Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường và một thời gian ngắn được tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Tấn Cường về hợp đồng mua bán hàng hoá đã cho chúng ta thấy rằng việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại nước ta nói chung cũng như tại Công ty TNHH Tấn Cường nói riêng còn nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết một cách triệt để. Với trình độ hiểu biết của mình còn hạn chế và còn chưa được trải nghiệm thực tế nhiều nên bài viết của em chắc chắn còn có nhiều thiếu sót do đó em mong thầy sẽ xem xét và chỉnh sửa để chuyên đề của em thực sự hoàn thiện và có ý nghĩa trong thực tiễn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty TNHH Tấn Cường, cô Nguyễn Thuý Hinh- PGĐ Công ty, cô Dương Thu Thuỷ- Trưởng phòng Kinh doanh Công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của PGS-TS Trần Văn Nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Sinh viên: Nguyễn Đức Đạt
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Bộ Luật dân sự nước CHXHCN VIỆT NAM 2005
2. Luật Thương mại VN 10/5/1997
3. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 25/9/1989
4. Nghị định số 17 - HĐBT 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế .
5. Quyết định sô 18 -HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh .
6. Luật Thương mại 2005
7. Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịnh vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện .
8. Quy định số 158/2006/NĐ-CP ngày 18/12 /2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hành hoá qua sở giao dịch hàng hoá
9. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003
10. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP 15/01/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương mại
B. CÁC TÀI LIỆU KHÁC.
1. Thạc sĩ Luật học Đặng Văn Được: Hướng dẫn pháp luật hợp đồng thương mại -NXB: lao động xã hội - HN 2006
2. Thạc sĩ Nguyễn Khánh Ly : 236 câu hỏi và giải đáp về pháp luật về Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành - NXB: Lao động Xã hội - HN 2006
3. Thạc sĩ Luật học : Bùi Thị Khuyên , luật gia Phạm Văn Phấn - Phạm Thị Thuỳ Dương : Hợp đồng Kinh tế trong kinh doanh - NXB:Lao Động Xã Hội; HN- 2004
4. Công ty luật hợp danh Việt Nam, Luật sư Phan Thông Anh: Những sửa đổi cơ bản của Luật Thương mại 2005; Nhà xuất bản: Thống kê- HN- 2005
5. Tiến sĩ Nguyễn Hợp Toàn : Giáo trình pháp luật kinh tế Nhà xuất bản: Thống kê; HN - 2005
6. Đề cương giới thiệu luật thương mại 2005
7. Tạp chí Luật học các số : 3,5,7,9,10,11,12/2006; 1,2,3/2007
8. Một số tài liệu tại Công ty TNHH Tấn Cường.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005. 2
I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ 2
1. Quá trình phát triển của các quy định pháp luật về mua bán
hàng hoá. 2
1.1. Giai đoạn trước những năm 1990. 2
1.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến 1997. 3
1.3. Giai đoạn từ năm 1997 đến 2005. 5
1.4. Giai đoạn từ 2005 đến nay. 5
2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng mua bán hoá. 6
2.1. Khái niệm, đặc điểm 6
2.2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hoá. 7
3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá. 9
II. CHẾ ĐỘ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 12
1. Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá. 12
1.1. Chủ thể là thương nhân. 12
1.2. Chủ thể không phải là thương nhân. 15
2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá. 15
3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá. 18
4. Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá. 20
4.1. Đề nghị giao kết hợp đồng. 20
4.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. 21
III. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 22
1. Giao nhận hàng hoá. 22
2. Chất lượng hàng hoá. 25
3. Thanh toán. 26
4. Chế tài áp dụng đối với vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá. 27
4.1. Các loại chế tài trong thương mại 27
4.2. Áp dụng các chế tài 28
CHƯƠNG II:THỰC TIẾN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH TẤN CƯỜNG 32
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TẤN CƯỜNG 32
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty 32
2.Các thông tin cơ bản về Công ty 34
3.Tư cách pháp lý của công ty. 38
4.Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 39
II. THỰC TIỄN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 41
1. Tổng quan về các khách hàng giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty trong những năm gần đây. 41
1.1. Các khách hàng mua bán bao bì Carton 41
1.2. Các khách hàng cung cấp giấy 42
2. Căn cứ giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty 43
3. Chủ thể của Hợp đồng mua bán hàng hóa 43
4. Nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa 44
5. Hình thức, trình tự ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa 46
III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH TẤN CƯỜNG. 60
1. Thực hiện điều khoản về số lượng. 60
2. Thực hiện điều khoản về chất lượng. 60
3. Thực hiện điều khoản về giao nhận hàng hoá. 61
4. Thực hiện điều khoản về thanh toán. 63
5. Chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hoá 64
5.1 Hợp đồng đã hoàn thành. 64
5.2 Theo thoả thuận của các bên 65
5.3 Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện 65
CHƯƠNG III:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA GIAO KẾT VÀ THỰC HIÊN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY THNN TẤN CƯỜNG 67
I.MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN. 67
1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 1997. 67
2. Các sửa đổi của Luật Thương mại 2005 về mua bán hàng hoá. 70
II. ĐÁNH GIÁ VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY. 76
1.Những kết quả đạt được. 77
2. Những tồn tại, khó khăn của Công ty. 77
III. MỘT SỐ Ý KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA. 79
1.Kiến nghị về phía cơ quan nhà nước 79
2.Kiến nghị đối với Công ty 79
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31997.doc