Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Pjico trong những năm tới

Bảo hiểm từ lâu đã được coi là tấm lá chắn về kinh tế trước mọi thảm hoạ trong cuộc sống, bảo hiểm là sự đảm bảo về kinh tế, khắc phục những hậu quả do những rủi ro trong cuộc sống gây ra. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ra đời nhằm khắc phục những hậu quả mà chủ hàng phải gánh chịu khi gặp phải những rủi ro trong hành trình vận chuyển hàng hoá của mình trên biển. Để nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thì PJICO cần đặc biệt chú ý tới nguồn nhân lực, giúp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, đại lý và cộng tác viên chủ động, sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, công ty còn phải đưa ra những chiến lược hợp lý cho công tác khai thác nghiệp vụ này nhằm định hướng hoạt động cho đội ngũ đại lý, nhân viên khai thác. Với những kết quả đạt được trong giai đoạn 2001 – 2005, chúng ta tin rằng trong những năm tới PJICO sẽ phát huy được nội lực, tiềm năng của mình để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa; góp phần vào việc hoàn thiện và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.

doc69 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Pjico trong những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu thị trường và tiếp cận được với khách hàng. Trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thì công ty bảo hiểm phải nắm bắt, cập nhật các thông tin về kim ngạch các mặt hàng và số lượng nhập khẩu hàng năm từ các nguồn vốn xuất nhập khẩu của các đơn vị xuất nhập khẩu (nguồn vốn từ Trung ương, địa phương, viện trợ, tự có, đi vay,...) để từ đó có kế hoạch khai thác cụ thể. Chẳng hạn đầu năm có thể thông qua các đơn vị xuất nhập khẩu của từng đơn vị, sau đó tách riêng kim ngạch của khu vực theo giá CIF,CF và FOB để có kế hoạch khai thác phù hợp. Cần chú ý tới các mặt hàng có tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu, qua đó phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đó tới phí thu. Sau khi đã điều tra, nghiên cứu và thu thập được các thông tin về thị trường và các đối tượng khách hàng thì công ty (cán bộ, đại lý) phải có những biện pháp tiếp cận với khách hàng để quảng cáo, giới thiệu về công ty và sản phẩm. Tuỳ từng đôí tượng, tuỳ từng trường hợp mà có những cách tiếp cận khác nhau chẳng hạn như: Đối với những khách hàng chưa từng mua bảo hiểm tại công ty trước hết phải vận động họ nhập hàng theo giá FOB hoặc CF và làm cho họ thấy được những lợi ích khi tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm trong nước.Sau đó quảng bá hình ảnh công ty mình, chất lượng sản phẩm, các dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty để làm sao cho khách hàng tin tưởng khi tham gia bảo hiểm tại công ty mình.Tuyệt đối không được nói xấu công ty khi chào bán sản phẩm tới khách hàng mà chỉ được phép nêu những mặt tích cực hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đối với những khách hàng đã tham gia bảo hiểm tại công ty thì dịch vụ chăm sóc khách hàng là rất quan trọng bởi vì khi họ đã hài lòng và tin tưởng vào công ty thì họ sẽ trở thành khách hàng truyền thống của công ty trong thời gian tới.Vì vậy, để có thể giữ được những khách hàng này chỉ có bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ . Phải thường xuyên quan hệ tốt với những khách hàng bởi đây cũng là một kênh để có thể khai thác được những khách hàng mới. Việc biết được những thông tin về phía đối thủ cạnh tranh như phí bảo hiểm , chất lượng dịch vụ ... cũng rất quan trọng.Nếu công ty không những cung cấp chất lượng dịch vụ tốt mà còn có thể đưa ra mức phí cạnh tranh thì chắc chắn sẽ giành được khách hàng 2.3.1.2. Đánh giá rủi ro và chào phí Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng thì công ty phải đánh giá rủi ro của đối tượng này nhằm mục đích xác định được những thiệt hại mà công ty có thể sẽ phải chấp nhận khi đưa ra phương thức bảo hiểm cho nhóm đối tượng này.Từ việc đánh giá đó sẽ giúp cho công ty có thể đưa ra được mức phí bảo hiểm phù hợp với yêu cầu của khách hàng .Một mặt được khách hàng chấp nhận mặt khác vẫn đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty .Trên thực tế mức chào phí ban đầu là rất khó xác định vì nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố trong đó việc đánh giá rủi ro là yếu tố quan trọng, nó giúp công ty đưa ra được quyết định chính xác hơn.Vì tính phức tạp đó nên mức chào phí cần được xem xét một cách kĩ lưỡng tránh sự phản hồi không tốt từ phía khách hàng ;công ty cần phải lấy ý kiến từ các chuyên gia trong vấn đề này cũng như phải thực hiện một cách bài bản ngay từ khâu đánh giá rủi ro . 2.3.1.3. Cấp đơn Khi đã thuyết phục được khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty thì cán bộ khai thác yêu cầu khách hàng làm giấy yêu cầu bảo hiểm để xem xét cấp đơn bảo hiểm.Quá trình cấp đơn bảo hiểm bao gồm bốn bước: Bước 1: Kiểm tra chứng từ Sau khi nhận dược giấy yêu cầu bảo hiểm (đã kê khai rõ tất cả các đề mục đã in sẵn trên đơn) cán bộ bảo hiểm phải kiểm tra xem chứng từ đó có hợp lệ không ? Trường hợp thiếu những đề mục như: Số B/L mã kí hiệu, trọng lượng, số kiện...thì vẫn có thể chấp nhận đơn nhưng phải yêu cầu khách hàng bổ sung ngay sau khi nhận được thông báo.Nếu thiếu một trong các thông tin cơ bản như STBT (trị giá FOB hoặc C&F), tên tàu vận chuyển, ngày khởi hành, cảng đi và điều kiện bảo hiểm thì giấy yêu cầu bảo hiểm đóđược xem như không hợp lệ cần phải trả lại cho khách hàng đồng thời phải hướng dẫn họ khai đủ mới được cấp đơn. Phải xem xét kỹ tính chất và phương thức xếp hàng của từng mặt hàng có phù hợp với điều kiện bảo hiểm mà khách hàng lựa chọn hay không để yêu cầu và giải thích để khách hàng điều chỉnh lại cho thích hợp với mặt hàng đó . Lưu ý: + Giấy yêu cầu bảo hiểm thì phải có đầy đủ tên,dấu, chữ kí của khách hàng , giấy chứng nhận bảo hiểm phải đánh đủ 8 bản. + Cần xem xét kĩ tàu vận chuyển (nếu là tàu chuyến) phải yêu cầu khách hàng kê khai rõ quốc tịch tàu, tuổi tàu.Nếu là tàu già phải thu thêm phí căn cứ theo biểu tính phí bảo hiểm . + Trường hợp giá trị hàng hoá bảo hiểm cao trên mức quy định phân cấp của công ty trước khi cấp đơn cần trao đổi ý kiến với phòng tái bảo hiểm để có kế hoạch phân tán rủi ro. Bước 2: Vào sổ cấp đơn, lấy số đơn và xếp theo chuyến tàu Sau khi kiểm tra đơn xong thì vào sổ cấp đơn theo từng danh mục ghi trong sổ. Số đơn bảo hiểm lấy theo số thứ tự trong sổ cấp đơn Xếp chuyến tàu theo thứ tự trong đăng ký số chuyến tàu Bước 3: Tính phí bảo hiểm,sửa đổi và huỷ đơn bảo hiểm Trước khi tính phí bảo hiểm ta phải xác định được GTBH, GTBH được tính theo công thức sau: CIF Trong đó: C là giá trị của hàng (tức giá FOB) F là cước phí vận chuyển Trưòng hợp khách hàng nhập theo giá FOB nếu họ không xác định được phí vận tải thì bảo hiểm ước tính như sau: + Đối với luồng châu Á cước phí vận tải F=5%giá FOB + Đối với luồng châu Âu cước phí vận tải F=10%giá FOB R là tổng tỷ lệ phí áp dụng cho từng mặt hàng tuỳ theo từng điều kiện bảo hiểm . R = R1+R2. Trong đó, R1 bao gồm tỷ lệ chính và tỷ lệ theo luồng; R2 là tỷ lệ phụ. Tỷ lệ phụ được cộng thêm vào khi khách hàng mua thêm các điều kiện bảo hiểm phụ như: bảo hiểm chiến tranh, đình công, thiếu nguyên kiện , hụt trọng lượng... Lưu ý: Mỗi mặt hàng có tỷ lệ phí bảo hiểm khác nhau tuỳ theo từng điều kiện bảo hiểm. Do đó khi tính phụ phí phải xem xét kỹ lưỡng tính chất của từng mặt hàng, điều kiện bảo hiểm mà khách hàng lựa chọn có phù hợp với quy định của bảo hiểm đối với mỗi loại mặt hàng đó hay không, trên cơ sở đó để xác định tỷ lệ phí bảo hiểm cho phù hợp, chính xác. Sau khi đã xác định được GTBH hay STBH và tỷ lệ phí thì ta mới xác định được phí bảo hiểm I = STBH x R I = GTBH x R C + F 1 - R = CIF Với : Đối với trường hợp tàu già thì: R = R1 + R2 + R3 R3 là tỷ lệ phí tàu già Trong trường hợp khách hàng xin điều chỉnh GTBH như điều chỉnh giá FOB, CF, cước phí vận tải và điều kiện bảo hiểm thì phải tính lại giá CIF và phí bảo hiểm bằng hình thức cấp cho khách hàng một giấy sửa đổi bổ sung và thu lệ phí sửa đổi đơn. Phần chênh lệch tăng: Đề nghị khách hàng thanh toán thêm phí Phần chênh lệch giảm: bảo hiểm sẽ hoàn phí cho khách hàng Trừ trường hợp điều chỉnh số B/L, trọng lượng, số kiện hàng thì không thu lệ phí và không cần Giấy sửa đổi bổ sung và có thể điều chỉnh ngay trên đơn có đóng dấu của bảo hiểm Riêng điều chỉnh tên tàu vẫn đánh giá Giấy sửa đổi bổ sung Lưu ý trước khi làm sửa đổi bổ sung phải yêu cầu khách hàng gửi lại toàn bộ đơn bảo hiểm đã cấp để điều chỉnh. Sau khi làm xong, Giấy sửa đổi phải ghi rõ trên đơn bảo hiểm và số Giấy sửa đổi để bộ phận bồi thường tiện theo dõi khi xem xét bồi thường. Sau đó phải gửi trả lại đơn bảo hiểm cho khách hàng kèm theo Giấy sửa đổi bổ sung. Nếu khách hàng yêu cầu huỷ đơn phải xem xét rõ lý do,sau dó cấp cho khách hàng Giấy sửa đổi : Huỷ đơn, hoàn trả lại cho khách hàng toàn bộ số phí để huỷ đi. Đơn được huỷ phải huỷ ngay để tránh nhầm lẫn. Giấy sửa đổi bổ sung: đánh làm 6 bản (1 bản kèm theo công văn yêu cầu sửa đổi bổ sung của khách hàng, 1 bản gửi cho tái bảo hiểm, 1 bản gưỉ trả cho khách hàng). Trường hợp: + Yêu cầu khách hàng thanh toán thêm phí: đưa tài vụ 3 bản + Hoàn phí và huỷ đơn: Đưa tài vụ 2 bản + Điều chỉnh tên tàu: đưa tài vụ 1 bản Sau khi đánh máy, kiểm tra lại đơn và đóng dấu, “thu phí bảo hiểm bằng ngoại tệ” hoặc “ thu phí bảo hiểm bằng tiền Việt Nam” lên đơn theo yêu cầu thanh toán phí của khách hàng Bước 4: Giao chứng từ cho các bộ phận liên quan Sau khi thực hiện 3 bước trên trình kí và đóng dấu xong, chứng từ được phân ra như sau: Bản gốc viết tay (bản đầu tiên) nghiệp vụ giữ, 3 bản gửi tài vụ, 1 bản gửi tái bảo hiểm , nếu chi nhánh cấp đơn bảo hiểm thì gửi 1 bản cho công ty còn lại trả cho khách hàng . 2.3.1.4. Thu phí, theo dõi và chăm sóc khách hàng sau khi cấp đơn bảo hiểm Sau khi đã hoàn thành các bước trên, khách hàng đã chấp nhận ký kết hợp đồng với công ty và đại lý cũng đã cấp đơn bảo hiểm thì công việc tiếp theo là thu phí bảo hiểm. Tuy nhiên khi công ty bảo hiểm chấp nhận cấp đơn bảo hiểm cho khách hàng thì công ty sẽ thu phí bảo hiểm trực tiếp của khách hàng mà không cần thông qua đại lý. Trường hợp đại lý bảo hiểm là người thu phí, họ sẽ chuyển phí cho công ty bảo hiểm theo một trong ba phương thức sau: Phương thức trên cơ sở từng dịch vụ: theo phương thức này, đại lý phải gửi phí bảo hiểm (sau khi đã trừ đi hoa hồng) tới cho công ty bảo hiểm .Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất. Phương thức thông báo: Theo phương thức này, công ty bảo hiểm gửi cho đại lý một bản thông báo,thể hiện các khoản phí bảo hiểm đến hạn thanh toán, khi đó đại lý có trách nhiệm phải thanh toán cho công ty các khoản phí này. Việc thu phí bảo hiểm từ khách hàng hoàn toàn do đại lý chịu trách nhiệm mà không liên quan đến công ty bảo hiểm. Phương thức dựa trên cơ sở tài khoản vãng lai: Theo phương thức này đại lý báo cáo định kỳ các khoản phí đến hạn thanh toán cho công ty bảo hiểm. Sau khi khấu trừ các khoản hoa hồng phí, đại lý sẽ gửi phí cho công ty bảo hiểm. Sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan đến HĐBH và việc thu phí, công việc của người đại lý chưa phải đã hết. Một công việc cuối cùng và cũng rất quan trọng, đó là phải theo dõi và chăm sóc khách hàng. Đại lý phải thường xuyên giữ quan hệ với khách hàng, tư vấn cho khách hàng muốn thay đổi hay bổ sung vào HĐBH nhằm đảm bảo quyền lợi và thoả mãn nhu cầu của họ. Đồng thời phản hồi ý kiến của khách hàng cho công ty bảo hiểm. Việc theo dõi và chăm sóc khách hàng tốt không những thuyết phục khách hàng tái tục HĐBH với công ty một cách dễ dàng hơn mà còn có thể mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng từ những khách hàng này. 2.3.2. Kết quả và hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO giai đoạn 2001- 2005. Giai doạn 2001 – 2005 đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của công ty bảo hiểm PJICO với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm trên 40%. So với thời gian đầu mới thành lập thì đến nay nguồn vốn kinh doanh của công ty đã tăng lên 16 lần so với vốn góp của các cổ đông. Quy mô cũng như uy tín của PJICO trên thị trường ngày càng được nâng cao. Đóng góp không nhỏ vào sự thành công của PJICO như ngày nay là nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Điều này thể hiện qua bảng sau: Bảng3 :Doanh thu phí của toàn công ty và doanh thu phí của nghiệp vụ giai đoạn 2001– 2005. STT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1 DT phí toàn công ty tỷ đồng 143,324 181,258 352,782 638,245 735,453 2 DT phí nghiệp vụ tỷ đồng 19,248 25,984 50,764 86,358 108,56 3 Tỷ trọng = (2)/(1) % 13,43 14,33 14,39 13,53 14,76 Nguồn: Phòng tổ chức tổng hợp Qua bảng trên đây cho thấy doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển liên tục tăng qua các năm và luôn đóng góp từ 13% - 14% tổng doanh thu phí toàn công ty. Con số không nhỏ này chứng tỏ rằng nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty.Trong giai đoạn 2001 – 2005 ,với tốc độ tăng của doanh thu phí của nghiệp vụ là trên 35%/năm và doanh thu phí của năm 2005 gần gấp 5 lần so với năm 2001 cho thấy rằng nghiệp vụ bảo hiểm này đang ngày càng phát triển mạnh và uy tín của PJICO trong nghiệp vụ này trên thị trường cũng được nâng cao rõ rệt. Doanh thu phí Kết quả khai thác của nghiệp vụ được thể hiện chủ yếu qua doanh thu phí khai thác được. Doanh thu phí của nghiệp vụ năm 2001 - 2005 được thể hiện qua bảng sau: Bảng4 : Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PJICO (2001 - 2005) Chỉ tiêu đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu phí nghiệp vụ tỷ đồng 19,248 25,984 50,764 86,358 108,56 Tốc độ tăng doanh thu phí hàng năm % _ 34,99 95,37 70,12 25,7 Số dơn bảo hiểm đơn 5000 5800 7600 9800 11700 Phí bình quân/đơn tr.đồng 3,850 4,480 7,250 8,812 9,279 Nguồn: Phòng tổ chức tổng hợp Với kết quả đạt được như trên thì ta có thể thấy mức độ hoàn thành kế hoạch được thể hiện qua bảng sau: Bảng5 : Mức hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2001 – 2005. Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Kế hoạch doanh thu phí nghiệp vụ Tỷ đ 16 20 30 58 88 Thực hiện kế hoạch Tỷ đ 19,248 25,984 50,764 86,358 108,56 Mức hoàn thành kế hoạch % 120 129 169 149 123 Nguồn:Phòng tổ chức tổng hợp Bảng này cho thấy từ 2001 – 2005, năm nào PJICO cũng thực hiện vượt kế hoạch đề ra, năm thấp nhất cũng vượt 20% (2001) và năm cao nhất vượt kế hoạch tới 69% (2003). Như vậy có thể nói PJICO thực hiện rất tốt nghiệp vụ bảo hiểm này. Biểu đồ mức hoàn thành kế hoạch doanh thu phí giai đoạn 2001 – 2005 Tuy nhiên chúng ta sẽ tập trung phân tích những số liệu trong bảng 2 và bảng 3 để đánh giá một cách chi tiết hơn nữa những kết quả trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển mà PJICO đã đạt được trong giai đoạn 2001 – 2005. Năm 2001. Đây là năm mà nền kinh tế thế giới và khu vực đang trong giai đoạn gặp khó khăn, đặc biệt là ngành bảo hiểm. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001đã làm ảnh hưởng rất xấu đến thị trường bảo hiểm trong nước và thế giới. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh như vậy, bằng kinh nghiệm và sự nỗ lực của các cán bộ nhân viên trong công ty đã giúp cho PJICO vẫn có thể đứng vững trên thị trường. Trong khi các công ty khác đều có dấu hiệu sụt giảm thì PJICO vẫn có mức tăng trưởng khá ổn định. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển vẫn đạt mức doanh thu phí khá cao (19,248 tỷ), vượt kế hoạch 20% và nó chiếm 13,43% trong tổng doanh thu phí của toàn công ty. Tổng số đơn bảo hiểm trong năm khoảng 5000 và phí bình quân cho một HĐBH là 3,85triệu Năm 2002 Năm 2001 là năm gặp nhiều khó khăn thì khi sang đến năm 2002 thì đây là giai đoạn đánh dấu sự phục hồi khá nhanh của cả ngành bảo hiểm nói chung và công ty bảo hiểm PJICO nói riêng. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PJICO trong năm nay dã có mức tăng trưởng khá cao so với năm 2001: về doanh thu phí đạt 25,984 tỷ, tăng so với năm 2001 là 6, 732 tỷ (tương ứng là 34,99 %), với mức doanh thu phí 25,984 tỷ đạt được trong năm 2002, PJICO đã vượt so với kế hoạch đặt ra 29% (5,984 tỷ). Tổng số hợp đồng ký kết trong năm khoảng 5800, tăng 16% so với số hợp đồng ký kết trong năm 2001. Để có những nhận xét cụ thể hơn cần phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng doanh thu phí của nghiệp vụ trong hai năm 2001-2002 qua bảng số liệu sau: Bảng 6: Nhân tố ảnh đến doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển qua 2 năm 2001-2002 tại PJICO Mặt hàng 2001 2002 số đơn DT/đơn (tr.đồng) Tổng DT (tr. đồng) số đơn DT/đơn (tr.đồng) Tổng DT (tr. đồng) T0 X0 T0 X0 T1 X1 T1 X1 1.Máy móc thiết bị 1000 4,248 4248 1200 4,547 5456 2.Dầu 1000 4,550 4550 1100 5,909 6500 3.Nguyên vật liệu 1400 2,393 3350 1500 3,333 5000 4.Hàng khác 1600 4,438 7100 2000 4,500 9000 Tổng 5000 19248 5800 25956 Nguồn: Phòng tổ chức tổng hợp Để nghiên cứu sự biến động của doanh thu phí do ảnh hưởng của các nhân tố như số đơn, doanh thu phí bình quân trên 1 đơn bảo hiểm, ta sử dụng phương pháp phân tích chỉ số tổng hợp Công thức: ITDT = ó ó 1,348 = 1,150 * 1,172 = ó (25956-19248) = (25956-22568)+(22568-19248) ó 6708 = 3388 + 3320 Như vậy, thấy tổng doanh thu của PJICO năm 2002 tăng lên so với năm 2001 là 6.708 triệu, tương ứng với 34,8% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do bản thân doanh thu phí của các hợp đồng đó tăng lên qua 2 năm làm cho tổng doanh thu phí tăng 3.388 triệu đồng, tương ứng là 15%. + Do sự tăng lên của số đơn bảo hiểm ký kết qua 2 năm làm cho tổng doanh thu phí tăng 3.320 triệu, tương ứng là 17,2% Nguyên nhân làm cho mức tăng trưởng khá cao là do những yếu tố chính sau: + Các ngành kinh tế đều tăng trưởng khá cao làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước tăng, đạt 7,04% và kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 19,3 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2001. + Trong thời gian qua công ty đã rất chú ý tới công tác giám định, bồi thường nên khách hàng rất hài lòng và tin tưởng công ty. Do đó PJICO đã thu hút được rất nhiều khách hàng và đặc biệt phải kể đến là các đối tượng khách hàng tham gia ký kết với những hợp đồng có giá trị lớn hàng nghìn đôla như: Hợp đồng bảo hiểm Dầu của công ty PTSC , hợp đồng bảo hiểm Gạo của công ty Vinafood, hợp đồng bảo hiểm thép cán của công ty thép Miền nam... Năm 2003 Với sự tin tưởng của khách hàng và sự cố gắng, nỗ lực của tất cả tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, có thể nói năm 2003 là năm đột phá nhất đối với PJICO kể từ khi thành lập. Nếu như trong năm 2002 PJICO đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 1998 – 2002 thi năm 2003 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến giờ. Tổng phí bảo hiểm toàn công ty tăng từ 181,258 tỷ (2002) đến 352,782 tỷ, tăng 93,79%; tổng doanh thu kinh doanh đạt trên 400 tỷ đồng. Cũng trong năm 2003, trong khi thị phần của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của PJICO đa số đều giảm thi thị phần của PJICO vẫn tăng được 2,35%; khả năng tài chính thể hiện qua việc trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ và bổ sung vốn cổ đông tăng150%; tổng số vốn và tài sản tăng gần gấp 2 lần so với năm 2002 và đến nay PJICO đã có số vốn tích luỹ tăng 15 lần so với vốn góp ban đầu. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển cũng đạt mức tăng cao nhất từ trước đén giờ. Doanh thu phí tăng vọt so với năm 2002( Tăng 95,39% đạt 50,764 Tỷ đồng) vượt mức kế hoạch 69%. Số lượng hợp đồng cũng tăng với tỷ lệ khá cao là 31% đạt 7600 hợp đồng. Phí bình quân một hợp đồng là 7,25 triệu đồng cao hơn so với năm 2002 là 2,77 triệu đồng Bảng 7. Những hợp đồng lớn tham gia tại công ty Bảo hiểm PJICO năm 2003 Tên hợp đồng bảo hiểm Tổng giá trị hợp đồng (USD) Tỷ lệ T/G bảo hiểm Ngày tham gia tên khách hàng Vật liệu siêu trọng 628.320 100 12/4/2003 Comin Asia PTE Ltd phân Ure 2.979.964,10 100 09/4/2003 Apromaco Dầu 16.929.642,52 100 28/3/2003 Petrolimex Thép cán 2.284.992,24 100 30/4/2003 Sea_Prrodex Thép ống 2.332.048,49 100 29/4/2003 TCT thép Việt Nam Gạo 5.883.764 100 20/5/2003 Vinafood 1 Phân Ure 2.047.419,68 100 30/5/2003 TCT vật liệu NN Việt Nam Dầu 17.427.602,32 100 8/5/2003 Petrolimex Nguồn: Phòng tổ chức tổng hợp Nguyên nhân của sự tăng trưởng đột biến trên là: + Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 26,7% so với năm 2002, đạt 25 tỷ trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm chiếm 23% - 25% + Gía Dầu tăng cao + Do sự cố gắng nỗ lực của toàn thể công ty nên đã khai thác rất hiệu quả thị trường . + Công ty luôn cố gắng làm tốt công tác giám định và bồi thường nên uy tín của công ty đã được khẳng định và được khách hàng đánh giá cao, đã có rất nhiều hợp đồng của các công ty có vốn của nước ngoài tham gia bảo hiểm tại công ty .(trước kia khả năng ký kết được những hợp đồng với các công ty này là rất khó). + Cơ cấu các mặt hàng tham gia bảo hiểm tại PJICO thay đổi tăng chủ yếu ở các mặt hàng như máy móc, thiết bị, xăng dầu… + Địa bàn hoạt động được mở rộng, hiện nay công ty có 46 chi nhánh, 2 văn phòng đại diện và 2 trung tâm + Công ty trang bảo hiểmị những công nghệ hiện đại giúp cho khả năng khai thác cũng như quản lý được nâng lên rõ rệt làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Năm 2004: cùng với đà phát triển vựơt bậc năm 2003 năm 2004 được đánh giá là năm thành công nhất của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển từ trước đến giờ, doanh thu đạt rất cao đạt 86,358 tỷ đồng tăng 70.12% so với năm 2003, vượt mức kế hoạch 49% số dơn bảo hiểm đạt 9800 đơn, tăng 28,9% so với năm 2003, phí bảo hiểm bình quân một hợp đồng là 8,812 triệu đồng. Sự tăng lên của doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển năm 2004 cũng chịu sự ảnh hưởng của doanh thu phí và số đơn bảo hiểm ký kết của từng mặt hàng. Được thể hiện qua bảng sau: Bảng 8: Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển qua 2 năm 2003-2004 tại PJICO. Mặt hàng 2003 2004 Số đơn DT/1đơn (tr.đồng) Tổng DT (tr.đồng) Số đơn DT/1đơn (tr.đồng) Tổng DT (tr.đồng) T0 X0 T0 X0 T1 X1 T1X1 1. Máy móc thiết bị 1600 5,938 9500 1800 7,778 14000 2. Dầu 1300 8,224 10717 1600 9,463 15140 3. Nguyên vật liệu 2200 7,045 15500 3000 6,441 19100 4. Hàng khác 2500 6,000 15000 3400 7,157 21900 Tổng 7600 50717 9800 70140 Nguồn: Phòng tổ chức tổng hợp Ta có công thức: ITDT == ó ó 1,383=1,073 * 1.289 ó (70140-50717) = (70140-65382) + (65382-50717) ó 19423 = 4758 + 14665 Nhận xét: Qua Phân tích trên cho thấy tổng doanh thu của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 là 38,3% tương ứng là 19243 triệu đồng, là ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do bản thân doanh thu của các loại mặt hàng tăng lên làm cho tổng doanh thu tăng lên 4758 triệu đồng tương ứng là 7,3% + Do sự tăng lên của số đơn bảo hiểm ký kết qua 2 năm làm cho tổng doanh thu năm 2004 tăng so với năm 2003 là 14665 triệu, tương ứng là 28,9% Năm 2005: Năm 2005 cũng có một mức tăng trưởng doanh thu khá cao: tăng 25,7%, tương ứng là 108,56 tỷ đồng. Số đơn bảo hiểm đạt 11700, tăng 19,4% so với năm 2004, phí bảo hiểm bình quân một đơn bảo hiểm là 9,219 triệu đồng. Trong thời gian sắp tới với sự tin tưởng của khách hàng, nghiệp vụ bảo hiểm này sẽ phát triển hơn nữa. Chi phí Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ, không chỉ xem xét riêng doanh thu phí mà còn phải tính đến cả chi phí bồi thường. Nếu doanh thu phí cao mà chi phí cũng cao thì hiệu quả sẽ thấp. Chi phí của nghiệp vụ trong giai đoạn 2001 – 2005 của PJICO được thể hiện qua bảng sau: Bảng 9: Tình hình chi phí bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty bảo hiểm PJICO trong giai đoạn 2001 - 2005 Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Chi bồi thường Tỷ đồng 5,418 8,733 16,87 19,32 23,58 Tốc độ tăng (giảm) chi bồi thường % 61,18 93,17 14,53 22,05 Giai đoạn 2001 – 2005 là giai đoạn công ty đặc biệt chú trọng tới công tác đề phòng và hạn chế tổn thất nên tỷ lệ tổn thất đã giảm đi một cách rõ rệt so với giai đoạn trước. Năm 2002 và năm 2003 co tỷ lệ chi bồi thường cao hơn so với năm 2001 là bởi vì hai năm nay có sự tăng trưởng đột biến về doanh thu và số lượng hợp đồng nên số chi bồi thường đương nhiên phải tăng lên nhưng sang đến năm 2004 và 2005 thì công ty đã có sự điều chỉnh về biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất nên tốc độ chi bồi thường đã giảm đi so với hai năm trước đó. Năm 2001 Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất trong năm nay được công ty thực hiện rất tốt nên không có những vụ tổn thất lớn xảy ra, STBT chỉ có 5,418 tỷ đồng. Đây là một con số đáng để công ty phát huy cho những năm tới. Năm 2002 Năm 2002 có tỷ lệ bồi thường tăng vọt so với năm 2001, tăng so với năm 2001 61,18% (tương ứng là 3,315 tỷ đồng). Nguyên nhân của sự tăng vọt này là: Do năm 2001 có STBT quá thấp và có những hợp đồng của năm 2001 sang đến năm 2002 mới xảy ra tổn thất. Mặt hàng gạo là mặt hàng chủ lực xuất khẩu đi IRAQ thì lại thường xuyên bị tổn thất nên chi phí bồi thường gia tăng. Tuy nhiên với mức bồi thường như vậy (8,733 tỷ đồng) thì vẫn có thể chấp nhận được và nằm trong khống chế của công ty. Mặt khác, sự tăng lên của STBT đó cũng một phần do số lượng hợp đồng ký kết trong năm 2002 đã tăng lên khá nhiều so với năm 2001 ( tăng 800 hợp đồng ) và doanh thu phí cũng tăng lên đáng kể (tăng 6,722 tỷ đồng, tương ứng là 34,99%). Năm 2003 Đây là năm mà nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đạt mức doanh thu phí rất cao( 50,764 tỷ đồng), tăng gần gấp đôi so với năm 2002 và với số hợp đồng ký kết cũng tăng 1800 hợp đồng so với năm 2002. cũng vì vậy mà STBT của năm nay cũng tăng rất nhiều so với năm 2002(tăng 93,17%) Năm 2004 do đã có sự điều chỉnh lại về các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất nên tốc độ tăng chi bồi thường đã giảm đáng kể, năm 2004 STBT là 19,32 tỷ , tăng 14,53% so với năm 2003 trong khi tốc độ tăng của doanh thu phí là 70,12%. Năm 2005 chi phí bồi thường là 23,58 tỷ đồng, tăng so với năm 2004 là 4,26 tỷ (tương ứng là 22,05%) . Nhìn chung mức chi bồi thường như vậy đối với công ty là tương đối ổn định và có thể chấp nhận được Đánh giá về hiệu quả kinh doanh Để đánh giá hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, ta xem bảng sau. Bảng 10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả khai thác nghiệp vụ của PJICO trong giai đoạn 2001 -2005. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu (D) tỷ đồng 19,248 25,984 50,764 86,358 108,56 chi phí (C) tỷ đồng 5,418 8,733 16,78 19,32 23,58 Lợi nhuận (P) tỷ đồng 13,83 17,251 33,984 67,038 84,98 Số hợp đồng hợp đồng 5000 5800 7600 9800 11700 Tốc độ tăng trưởng số hợp đồng (%) _ 16 31.03 28.95 19.39 H1 - 0,72 0,66 0,67 0,78 0,78 H2 - 2,55 1,97 2,02 3,47 3,6 H3 - 3,55 2,97 3,02 4,47 4,6 Một lần nữa lợi nhuận mà nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hoá Xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển mang lại liên tục tăng qua các năm, chỉ trong vòng 5 năm(2001_2005) lợi nhuận đã tăng hơn 6 lần. Năm 2005 lợi nhuận đạt 84,98 tỷ, đây thực sự là một con số khá ấn tượng nếu ta so sánh lợi nhuận của năm 2001 mới chỉ là 13.83 tỷ đồng, điều này chứng tỏ khâu khai thác cũng như khâu đề phòng và hạn chế tổn thất được công ty thực hiện rất tốt. Đánh giá hiệu quả khai thác nghiệp vụ qua các năm: Năm 2001: mặc dù nền kinh tế thế gới và khu vực có dấu hiệu sụt giảm nhưng doanh thu của doanh nghiệp vẫn tăng, đạt 19,248 tỷ đồng. Nhưng khâu đề phòng và hạn chế tổn thất được doanh nghiệp thực hiện rất tốt nên chi phí bồi thường chỉ là 5,418 tỷ đồng làm cho hiệu quả kinh doanh tăng cao, Lợi nhuận đạt 13,83 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên một đồng doanh thu tăng (1 đồng doanh thu thì đạt đựơc 0,72 đồng lợi nhuận) và một đồng chi phí bỏ ra thu đựơc 3,55 đồng doanh thu và 2,55 đồng lợi nhuận. Số lượng hợp đồng ký kết được trong năm cũng tăng đáng kể đạt 5000 hợp đồng Năm 2002: Chi phí bồi thường của nghiệp vụ tăng so với năm 2001 nhưng bù lại doanh thu lại đạt khá cao nên lại nhuận vẫn tăng so với năm trước, đạt được 17,251 tỷ đồng. So với năm 2001 tỷ suất lợi nhuận có đối chút giảm, trong một đồng doanh thu chỉ đạt được 0.66 đồng lợi nhuận và 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 2,97 đồng doanh thu và 1,97 đồng lợi nhuận. Số hợp đồng ký kết cũng tăng (800 hợp đồng tương ưng với 16%) so với năm 2001. Năm 2003: Doanh thu của nghiệp vụ tăng đột biến và đây là mức tăng cao nhất từ trước đến giờ. Tuy nhiên tốc độ tăng của STBT trong năm nay cũng tăng rất mạnh (gần bằng với tốc độ tăng của doanh thu). Mặc dù vậy, nghiệp vụ này hiệu quả kinh doanh vẫn rất cao, trong 1 đồng doanh thu có 0,67 đồng lợi nhuận; 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu lại được 3,02 đồng doanh thu và 2,02 đồng lợi nhuận. Số lượng hợp đồng vẫn tăng lên khá nhiều so với năm 2002,tăng được 1800 hợp đồng (31,03%) Năm 2004: Đây là năm hiệu quả kinh doanh đạt mức rất cao, lợi nhuận đạt 67,038 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận tiếp tục tăng so với năm 2003: trong 1 đồng doanh thu có 0,78 đồng lợi nhuận, và khi chi phí bỏ ra là 1 đồng thì sẽ thu về dược4,47 đồng doanh thu và 3,47 đồng lợi nhuận. Năm 2005: trong năm 2005, tinh hình cũng gần giống với năm 2004, doanh thu phí tăng và chi bồi thường cũng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu vẫn cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của chi phí nên hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ này vân ổn định ở mức cao. Lợi nhuận đạt 84,98 tỷ , tăng 26,76 % so với năm 2004; tỷ suất lợi nhuận cũng tăng nhiều hơn năm 2004. cụ thể: trong một đồng doanh thu có 0,78 đồng lợi nhuận, và khi bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu lại được 4,6 đồng doanh thu và 3,6 đồng lợi nhuận. CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở PJICO TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1. Dự báo tình hình Xuất nhập khẩu và thị trường bảo hiểm hàng hoá Xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt nam trong những năm tới. 3.1.1.Dự báo tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong những năm tới. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Qúa trình này được tiến hành trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Việt Nam đã là thành viên của WTO, nền kinh tế của Việt Nam đang là một nền kinh tế mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, kết hợp chặt chẽ với việc nhập khẩu để thay thế các sản phẩm, tư liệu sản xuất kém hiệu quả trong nước. Trong phát triển kinh tế-xã hội, Việt Nam lấy việc phát triển nguồn nhân lực lam yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong quá trình công nghiệp hoá, Việt Nam lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Dự báo trong thời gian tới hoạt động đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam sẽ rất lớn, điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian tới là rất đáng kể, theo kinh nghiêm của một số nước đặc biệt là Trung Quốc thời gian đầu khi mới gia nhập WTO hàng hóa của nước ngoài sẽ có cơ hội tràn vào thị trường nội địa, gây sức ép cạnh tranh và thách thức các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đây là điều tất yếu khi đối với một nước khi ra nhập WTO đều phải tiến hành lộ trình cắt giảm thuế quan và vì vậy hàng rào thuế quan sẽ dần mất đi tạo thuận lợi cho hàng nhập khẩu xâm nhập vào nội địa, nhưng bên cạnh đó nó cũng đem lại thuận lợi tương tự cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nếu tận dụng được thời cơ này và là tốt công tác đẩy mạnh xuất khẩu thì khả năng cho xuất khẩu Việt Nam là rất lơn. Như vậy có thể dự báo trong thời gian tới tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng đáng kể và Việt Nam vẫn ở tình trạng nhập siêu trong những năm tới. 3.1.2.Thị trường bảo hiểm hàng hoá Xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt nam trong những năm tới. Theo như dự báo về tình hình xuất nhập khẩu cho những năm tới ở nước ta có thể cho thấy một tương lai phát triển khá triển vọng đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, nền kinh tế có sự mở cửa, giao lưu giửa các quốc gia thì nhu cầu về vận chuyển hàng hóa là rất lớn. Tuy là có nhiều phương tiện có thể vận chuyển hàng hóa giữa các nước nhưng vận tải biển vẫn luôn chiếm ưu thế hơn so với các loại phương tiện khác bởi những ưu điểm vượt trội của nó. Sự phát triển của ngành vận tải biển cũng sẽ kéo theo sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 3.2. Một số kiến nghị Sau thời gian thực tập tại công ty bảo hiểm PJICO, bằng kiến thức đã được học trên lớp và từ thực tế ở công ty tôi cũng xin được đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khâu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển tại Công ty bảo hiểm PJICO. 3.2.1. Đối với công ty bảo hiểm PJICO Trong bảo hiểm khâu khai thác là một khâu quan vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của nghiệp vụ bảo hiểm đó. Vì vậy để làm tốt khâu khai thác thì cần phải kết hợp tốt với các khâu khác 3.2.1.1. Công tác Marketing Do bảo hiểm là nhành kinh doanh sản phẩm vô hình hơn nữa lại kinh doanh về rỏi ro nên hoạt động Marketinh là rất quan trọng trong bảo hiểm. Nhiều nước trên thế giới bảo hiểm là một nhu cầu không thể thiếu và đã có từ rất lâu đời, nhưng ở Việt Nam nó còn rất mới mẻ. Thêm vào đó, sự ảnh hưởng sâu sắc của BHYT trong thời gian trước đã làm cho người dân Việt Nam hiểu sai về bảo hiểm. Vì vậy hoật động tuyên truyền về bảo hiểm, hình ảnh công ty, khả năng tài chính, những sản phẩm đang triển khai, dịch vụ chăm sóc khách hàng ...là một chiến lược mang tính lâu dài để tăng uy tín của công ty làm cho khách hàng biết, tin tưởng và tham gia bảo hiểm tại công ty. Mặc dù trong thời gian qua công tác Marketing đã được PJICO chú ý, nhứng so với các doanh nghiệp nước ngoài thì tỷ lệ % chi phí quảng cáo trong tổng chi phí là còn thấp. Nếu muốn quảng cáo đạt hiệu quả cao thì công ty nên đí sâu quảng cáo từng nghiệp vụ, từng sản phẩm để khách hàng thấy được quyền lợi khi sử dụng sản phẩm đó. Công ty cũng nên quảng cáo trên nhiều phương tiện đại chúng như sách báo, vô tuyến truyền hình, internet, tờ rơi...Hoặc có thể thông qua các hoạt động tư vấn hội nghị khách hàng hay qua công tác phục vụ và giải quyết khiếu nại, bồi thường nhanh chóng, chính xác và hợp lý. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, do lợi thế nghiệp vụ bảo hiểm này là bắt buộc phải tham gia với các doanh nghiệp bảo hiểm có trụ sở trong nước, nên cấn quảng cáo cho khách hàng biết là công ty có đầy đủ các sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng làm cho họ hiểu được những lợi thế khi mua bảo hiểm hàng hoá ở trong nước như: không phải chi một lượng ngoại tệ lớn, không phải mất tiền thuê phiên dịch hay luật sư nước ngoài để giải quyết tranh chấp khiếu nại... Tuy nhiên Marketing không đơn thuần chỉ là quảng cáo mà Marketing còn phải tìm hiểu nghiên cứu thị trường. Để là tốt công tác này công ty cần phải xem xét đặc điểm thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhu cầu của khách hàng và phân loại nhu cầu đó cho hợp lý để có chiến lược khai thác chủ động. 3.2.1.2. Công tác khai thác thông tin Việc nắm bắt các thông tin một cách kịp thời sẽ làm cho công ty có thể đi trước và chiếm lĩnh được thị phần của đối thủ trên thị trường, vì vậy việc nắm bắt các thông tin về thị trường, nhu cầu của khách hàng và cả về đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết. Để nắm bắt thông tin một cách toàn diện thì công ty phải có bộ phận khai thác thông tin làm chuyên nghiệp, phải tiếp nhận thông tin từ tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, internet... 3.2.1.3.Công tác đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro là việc không thể thiếu trong khâu khai thác bảo hiểm. Nếu không làm tốt khâu này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Sau đây sẽ là một số biện pháp giúp cho công ty thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro: Đối với những mặt hàng trọng điểm thì khấu kiểm tra, đánh giá chất lượng đối với những tàu tham gia bảo hiểm được công ty làm rất tốt. Song công ty nên hợp tác với những công ty đăng kiểm về tàu để việc đánh giá chất lượng được tốt hơn. Yêu cầu người được bảo hiểm kê khai truing thức và đày đủ các thông số cần thiết về hàng hoá đựơc bảo hiểm vào giấy yêu cầu bảo hiểm, sau đó gửi cho ngưòi bảo hiểm để phân tích, dánh giá rủi ro trước khi quyết định ký kết hợp đồng. Tạo mối quan hệ tốt với các đội tàu trong nước để họ có thể tư vấn cho khách hàng về những dịch vụ bảo hiểm tại công ty. 3.2.1.4. Mở rộng mạng lưới Đại lý, Cộng tác viên khai thác Trong ngành bảo hiểm ngoài việc sủ dụng các cán bộ công nhân viên của công ty, thì việc xây dựng một hệ thống đại lý là rất quan trọng dặc biệt là những đại lý chuyên nghiệp. Bởi vì hệ thống đại lý này sẽ giúp công ty đa dạng kênh phân phối sản phẩm, phủ kín thị trường, khai thác tối đa các khách hàng tiềm năng. Ngoài ra việc dào tạo đội ngũ đại lý chuyên nghiệp còn giúp cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp úng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy việc nâng cao Hiệu quả hoạt động của các đại lý trong thời than tới là rất cần thiết đối với công ty. Sau đây sẽ là một số giải pháp cân thiết để làm cho các đại lý làm việc có hiệu quả: Xác định mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, đối tượng khách hàng sẽ hướng tới để có kế hoạch xây dựng hệ thống đại lý cho phù hợp. Trong khâu đào tạo phải trang bị cho đại lý từ những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho đến khâu chăm sóc khách hàng sau khi ký kết hợp đồng. Công ty phải đào tạo đại lý trở thành người chủ động tìm kiếm khách hàng, chứ không phải là người thụ động cấp đơn bảo hiểm. Công ty cũng nên lựa chọn đội ngũ đại lý là những người cởi mở, hoạt bát, tâm huyết với nghề để sau này phát triển thành những cán bộ tốt cho công ty. Một điều cần lưu ý trong khâu đào tạo đó là phải trang biịcho đại lý những kiến thức cần thiết về luật kinh doanh bảo hiểm điều này rất quan trọng, bởi nó sẽ làm cho đội ngũ đại lý, cộng tác viên trong công ty trở nên chuyên nghiệp hơn. Cần phải cho đại lý những quyền nhất định để khi có sự cố xấy ra, đại lý có thể giúp khách hàng giải quyết ngay một số vấn đề, để từ đó tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty, áp dụng các biện pháp để khuyến khích đại lý khai thác tốt hơn như: tổ chức các buổi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiêm, tổ chức các lớp đào tạo nâng cao...nếu các đại lý hoạt động có hiệu quả và có những điều kiện cho phép về tuổi, kinh nghiệm, sức khoẻ...thì có thể xem xét để nhận làm cán bộ, nhân viên trong công ty. Trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ có một tồn tại đó là: khách hàng thường đòi chia hoa hồng nên việc khai thác của đại lý gặp nhiều khó khăn, vì vậy công ty nên có những chính sách hỗ trợ khác cho đại lý ngoài tiền hoa hồng như: chi phí liên lạc, đi lại...có như vậy thì hệ thống đại lý mới có động lực để phát huy hết khả năng của mình. Công ty cũng phải coi hệ thống đại lý chuyên nghiệp như một bộ phận quan trọng trong tổ chức bộ máy của công ty, cần quan tâm đến quyền lợi của các đại lý này tương tụ như các cán bộ, nhân viên trong công ty. Tuy nhiên để đa dạng hoá kênh phân phối hơn nữa và khai thác hiệu quả công ty nên sử dụng cả môi giới bảo hiểm. 3.2.1.5. Một số kiến nghị khác Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của công ty, làm tôt công tác này sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty được nâng cao. Công ty nên áp dụng những giải pháp sau: Tư vấn cho khách hàng những thông tin cần thiết về cách đống gói, bảo quản hàng hoá, xếp dỡ, lưu kho hàng hoá để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xẩy ra. Có thể cung cấp thêm cho khách hàng những thông tiin về đội tàu đủ tiêu chuẩn an toàn. Đồng thời, công ty phải bố trí một lực lượng chuyên giám sát quá trình bốc dỡ hàng hoá để khi có vấn đề gì thì có những biện pháp giúp đỡ cũng như giải quyết kịp thời. Công ty cũng phải phối hợp tốt với hải quan để làm tốt điều này. Thường xuyên theo dõi, thống kê tình hình để có những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về những vấn đề như: loại hành trình nào thường hay gặp phải rủi ro và đó là những rủi ro gì...? Từ đó có những biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất phù hợp. Cử những cán bộ có khả năng chuyên môn xuống tận nơi để kiểm tra việc đóng gói, bảo quản và xếp hàng lên tàu để tráng những rủi ro đáng tiếc không đáng có xảy ra trong toàn bộ quá trình bốc dỡ Biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất hiệu quả nhất chính là của người được bảo hiểm, chủ phương tiện cho nên công ty cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của họ Đói với những khách hàng lớn hoặc đã có mối quan hệ lâu dài, bền vững đối với công ty thì công ty nên trang bị cho họ những dụng cụ cần thiết để có biện pháp tự đề phòng và hạn chế tổn thất như: bình cứu hoả, phao cứu sinh hay các công cụ chống ẩm, tràn nước vào tàu... Phối hợp tốt với các tổ chức cứu nạn trên biển để kịp thời ứng cứu khi tàu và hàng bị tổn thất để ngăn chặn và tránh những tổn thất có thể xảy ra thêm Về lâu dài, công ty nên cùng với các công ty bảo hiểm khác và chính quyền địa phương để xây dựng hệ thống báo hiệu những lơi nguy hiểm, hệ thống cảnh báo thiên tai... và mạng lưới thông tin liên lac thông suốt để theo dõi hành trình của tàu Công tác giám định bồi thường Để làm tốt công tác giám định bồi thường công ty cần bổ sung một số các giải pháp như sau: Mở rộng mạng lưới chi nhánh ở tất cả các tỉnh và thành phố trong cả nước để có thể tạo điều kiện thực hiện công tác giám định bồi thường một cách nhanh chóng Chuyên môn hoá khau giám định và khâu bồi thường Lựa chọn những cán bộ giỏi về chuyên môn, tích cực hoạt động, có ý thức phục vụ khách hàng cao để đảm nhận khâu này. Và có thể đưa họ ra nước ngoài học tập thêm về chuyên môn và kinh nghiệm của các công ty bảo hiểm nước ngoài Công tác đào tạo và quản lý cán bộ Nhân tố con người bao giờ cũng được các công ty bảo hiểm chú trọng, nó là nhân tố quyết định dến sự tồn tại và phát triển của công ty. Một công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, am hiểm sâu sắc về nghiệp vụ, biết cách thâm nhập sâu vào những thị trường mới... thìu công ty Bảo hiểm đó nhất định sẽ phất triển rất mạnh, khả năng cạnh tranh rất cao. Để làm được điều này công ty cần quan tâm đến các yếu tố sau: Người lãnh đạo công ty phải tạo ra đựoc môi trường làm việc sôi nổi, thoải mái, đoàn kết và chuyên nghiệp để giúp tất cả mọi vị trí trong công ty phát huy tối đa khả năng của mình cũng như hoàn thành tốt các mục tiêu chung của công ty. Bên cạnh đó công ty cũng phải quan tam đến các chế độ phúc lợi thoả đáng nhằm làm cho họ gắn bó với công ty coi công ty như ngôi nhà của mình, có như vậy thì họ mới cống hiến hết mình cho công ty. Thực hiện các biện pháp khuyến khích làm việc như (tổ chức khen thưởng nghiệp vụ ) đối với những cán bộ hoạt động hiệu quả nhiệt tình và sáng tạo Thường xuyên mở các lớp đào tạo nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và các chính sách, quy định của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên trong công ty Tổ chức các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa những cán bộ lâu năm với lực lượng kế cận trẻ tuổi Trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển do thường xuyên phải tiếp xúc với đối tác nước ngoài nên ngoại ngữ là rất quan trọng đặc bịêt là ngoại ngữ cho chuyên nghành bảo hiểm vì vậy công ty cần chú ý tới việc lựa chọn và đào tạo ngoại nhữ cho các cán bộ một cách hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế. Để tăng khả năng cạnh tranh và làm việc hiệu quả, công ty cần phải chuyên môn hoá từng bộ phận, từng vị trí phù hợp với khả năng của từng cán bộ để từ đó phát huy hết năng lực của từng người. Tuy nhiên công ty vẫn phải tạo ra sự hợp tác, liên kết giữa các bộ phận, vị trí này để họ giúp đỡ và thúc đẩy nhau làm tốt công tác của công ty Về công tác quản lý: Phải phân cấp quản lý rõ ràng để khi xảy ra sai phạm có thể phát hiện một cách rõ ràng. Hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức để các phòng có thể kiểm tra, giám sát lẫn nhau; nhân viên cũng có thể kiểm tra giám sát việc thi hành các quyết định của công ty đỗi với những lãnh đạo của mình. Ngoài ra công ty cũng nên làm tốt một số công tác sau: Công tác phí: trong thời gian tới công ty cần đào tạo một số đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi để có thể tính được phí bảo hiểm sao cho vừa đảm bảo được tính cạnh tranh, vừa cân đối đựơc thu chi và có lãi. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành bảo hiểm là không có bản quyền về sản phẩm cũng như mức phí, cho nên công ty có thể tham khảo thêm mức phí của sản phẩm từ phía đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm : Đa dạng hoá sản phẩm để khai thác được tối đa tiềm năng của thị trường. Liên tục đưa ra các sản phảm mới, hoàn thiện các sản phẩm cũ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Công tác thống kê: Công tác thống kê có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các ngành đặc biệt là trong ngành bảo hiểm. Thống kê giúp tổng hợp và phân tích các số liệu về khách hàng, số đơn bảo hiểm, số lượng các vụ tổn thất ...Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp việc tính phí chính xác nhất. Đồng thời nó cũng sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp ban lãnh đạo đưa ra những quyết định chính xác nhất trong chiến lươc kinh doanh của công ty. Chú trọng đến công tác tái bảo hiểm nhằm phân tán bớt rủi ro tạo sự ổn định cho kết quả kinh doanh của công ty. Công tác kế toán: Tình hình thu- chi tài chính các chứng từ sổ sách... đều được phản ánh qua công tác này. Công ty cần phải kiểm tra giám sát thực hiện tốt công tác này tại các chi nhánh, phòn ban trực thuộc để tránh lãng phí thất thoát tài sản của công ty. 3.2.2. Đối với cơ quan nhà nước, các bộ ban ngành liên quan. Năm 2000, Luật bảo hiểm ra đời làm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam trở nên chuyên nghiệp hơn và đây cũng là một tất yếu khách quan để thị trường bảo hiểm phát triển. tuy nhiên luật bảo hiểm mới ra đời nên không khỏi có những thiếu sót và hạn chế, đòi hởi những cơ quan chức năng cần có những thay đổi bổ sung cần thiết để phù hợp với thực tế. Những điều khoản phải đựơc chi tiết, cụ thể, rõ ràng, tránh trường hợp gâp hiểu nhầm áp dụng một cách linh hoạt các tập quán thương mại quốc tế, sao cho phù hợp với thức tế ở Việt Nam. Bộ tài chính nên quy định mức phí sàn đối với nghiệp vụ bảo hiểm xuất nhập khẩu sau đó để các công ty bảo hiểm tự tính toán mức phí đối vưói sản phẩm của mình. Điều này sẽ làm tăng tính sáng tạo, năng động cuả doanh nghiệp đồng thời tăng tính cạnh tranh đối với những doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Quy định rõ ràng việc tham gia bắt buộc đối với hàng hoá nhập khẩu tại các doanh nghiệp bảo hiểm có trụ sở tại Việt Nam. Bộ tài chính cũng cần có chế độ xử phạt như: phạt hành chính, tăng thuế ...đối với những doanh nghiệp, tổ chức, các cá nhân không mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm có trụ sở tại Việt Nam kể cả trường hợp nhập khẩu theo CIF. Quy định rõ ràng phạm vi hoạt động, quyền hạn và nghĩa vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, tổ chức môi giới tại Việt Nam. Quy định chặt chẽ hơn về việc tuyển dụng và sử dụng đại lý, cộng tác viên khai thác. Cần có những quy định về việc xử lý nhũng cán bộ, đại lý, cộng tác viên tham gia hợp tác với khách hàng để trục lợi bảo hiểm. Cần chú trọng công tác đào tạo những chuyên gia hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực bảo hiểm, đặc biệt trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, bởi vì nghiệp vụ này liên quan đến các đối tác nước ngoài, các điều khoản cũng như thông lệ quốc tế để khi xẩy ra tranh chấp, khiếu nại bảo hiểm có thể đứng ra giải quyết mà không cần phải thuê chuyên gia nước ngoài. Đây là tất yếu khách quan để phát triển và hoàn thiện hơn nữa ngành bảo hiểm nới chung và nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Bộ tài chính phải kiểm tra giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để tránh cạnh tranh không lành mạnh có tác động xấu đến thị trường trong nước. PHẦN III : KẾT LUẬN Bảo hiểm từ lâu đã được coi là tấm lá chắn về kinh tế trước mọi thảm hoạ trong cuộc sống, bảo hiểm là sự đảm bảo về kinh tế, khắc phục những hậu quả do những rủi ro trong cuộc sống gây ra. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ra đời nhằm khắc phục những hậu quả mà chủ hàng phải gánh chịu khi gặp phải những rủi ro trong hành trình vận chuyển hàng hoá của mình trên biển. Để nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thì PJICO cần đặc biệt chú ý tới nguồn nhân lực, giúp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, đại lý và cộng tác viên chủ động, sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, công ty còn phải đưa ra những chiến lược hợp lý cho công tác khai thác nghiệp vụ này nhằm định hướng hoạt động cho đội ngũ đại lý, nhân viên khai thác. Với những kết quả đạt được trong giai đoạn 2001 – 2005, chúng ta tin rằng trong những năm tới PJICO sẽ phát huy được nội lực, tiềm năng của mình để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa; góp phần vào việc hoàn thiện và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Bảo Hiểm Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Bảo Hiểm Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hướng Phát triển thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam tới năm 2010 Bản tin số 1, 2, 3, 4 của các năm từ 2001 đến 2005 của Hiệp Hội bảo hiểm Việt Nam Quy tắc bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của công ty bảo hiểm PJICO Trang web: www.pjico.com.vn Một số tài liệu khác Danh mục các chữ viết tắt: STBH: số tiền bảo hiểm GTBH: giá trị bảo hiểm HĐBH: hợp đồng bảo hiểm TTTB: tổn thất toàn bộ TTBP: tổn thất bộ phận TTC : tổn thất chung TTR : tổn thất riêng Danh mục bảng, biểu, đồ thị: - Đồ thị biểu diễn lợi ích của kinh doanh xuất nhập khẩu 4 Các bảng: Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và tốc độ tăng theo năm 24 Bảng 2: Chi phí quảng cáo của công ty bảo hiểm PJICO. 2001-2005 31 Bảng 3: Doanh thu phí của toàn công ty và doanh thu phí của nghiệp vụ giai đoạn 2001 – 2005 39 Bảng 4: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PJICO (2001 - 2005). 40 Bảng 5: Mức hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2001 – 2005. 40 Bảng 6: Nhân tố ảnh đến doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển qua 2 năm 2001-2002 tại PJICO 42 Bảng 7:Những hợp đồng lớn tham gia tại công ty Bảo hiểm PJICO năm 2003 45 Bảng 8: Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển qua 2 năm 2003-2004 tại PJICO 47 Bảng 9:Tình hình chi phí bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty bảo hiểm PJICO trong giai đoạn 2001 - 2005 48 Bảng 10:Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả khai thác nghiệp vụ của PJICO trong giai đoạn 2001 -2005. 50 Biểu đồ mức hoàn thành kế hoạch doanh thu phí giai đoạn 2001 - 2005 41 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31833.doc
Tài liệu liên quan