Sau khi tuyên án :
Sau khi kết thúc phiên tòa, Luật sư có thể tư
vấn cho thân chủ về quyền – giới hạn của việc
kháng cáo.
Đối với những trường hợp luật sư có quyền
kháng cáo (bị cáo hoặc người bị hại là người chưa
thành niên, nhược điểm về thể chất, tâm thần) thì
cần luật sư tự đánh giá kết quả án đã tuyên để thực
hiện quyền kháng cáo này. Việc kháng cáo của luật
sư trong trường hợp này không lệ thuộc vào ý chí
của thân chủ.Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích cho người tham gia tố
tụng.
- Tự giới hạn quyền và nghĩa vụ của mình theo
quyền và nghĩa vụ của thân chủ.
-Trong phần xét hỏi, cần thận trọng trong ngôn từ,
cách diễn giải để tránh những phản ứng không cần
thiết.
- đối với trách nhiệm dân sự, cần tư vấn cho thân
chủ hiểu và sử dụng hết những quyền lợi mà họ
được pháp luật bảo hộ (quyền bồi thường, tổn thất
tinh thần )
- Trong phần tranh luận tránh gây xung đột về tình
cảm, yếu tố tôn giáo, dân tộc, chính trị
57 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kinh nghiệm bổ sung kỹ năng luật sư tham gia án hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYEÂN ÑEÀ
MOÄT SOÁ KINH NGHIEÄM
BOÅ SUNG
KYÕ NAÊNG LUAÄT SÖ
THAM GIA AÙN HÌNH SÖÏ
-- BÁO CÁO VIÊN TỰ GiỚI THIỆU
-- MỤC ĐÍCH – PHẠM VI GiỚI HẠN CỦA
CHUYÊN ĐỀ
-* Chuyên đề này được chia sẻ từ góc nhìn của
một thẩm phán qua một số vụ án cụ thể về vai
trò, kỹ năng của luật sư.
-- YÊU CẦU : cần có sự tương tác giữa báo
cáo viên và người tham gia chuyên đề.
Nghị quyết 8/2002 của Bộ chính trị ...
Phán quyết của tòa án phải dựa trên cơ
sở tranh tụng...
Chuû tòch Nöôùc Traàn Ñöùc Löông (Tröôûng
ban chæ ñaïo CCTP) ñaõ nhaán maïnh “Caàn
choïn toøa aùn laø khaâu ñoät phaù trong caûi
caùch tö phaùp,
toøa aùn laø nôi theå hieän saâu saéc nhaát
baûn chaát cuûa Nhaø nöôùc, cuûa neàn coâng
lyù nöôùc ta,
-LUẬT LUẬT SƯ :
Điều 3. Chức năng xã hội của luật sư
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp
phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân
chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp
của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển
kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh.
Luật sư tham gia tố tụng hình sự :
1/ Luật sư bào chữa cho bị can :
1.1. bào chữa theo yêu cầu của bị can.
1.2. bào chữa theo yêu cầu của gia đình
hoặc người thân của bị can.
1.3. bào chữa theo yêu cầu của cơ quan
tiến hành tố tụng.
2/ Luật sư bảo vệ quyền – lợi ích hợp pháp :
2.1. người bị hại
2.1a. Đại diện hợp pháp của người bị hại.
2.2. nguyên đơn dân sự
2.3. bị đơn dân sự
2.4. người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án.
Luật sư bào chữa :
*Thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa.
-Bị can tại ngoại : trực tiếp ký hợp đồng
dịch vụ pháp lý. (Lưu ý nếu bị can là
người chưa thành niên thì phải có sự đồng
ý của đại diện hợp pháp)
-- bị can đang bị tạm giam : yêu cầu cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc tòa án
cấp giấy giới thiệu để vào Trại tạm giam,
nhà tạm giữ gặp bị can để xác nhận yêu
cầu bào chữa – (thường vướng mắc)
*Thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa.
-Đối với bị can thuộc diện được Trợ giúp
pháp lý (nghèo, diện chính sách); Cơ
quan tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện
để bị can được trợ giúp pháp lý – khi có
yêu cầu thì phải cấp giấy chứng nhận bào
chữa.
-- đối với bị can, bị cáo thuộc trường hợp
tại khoản 2 Điều 57 Bộ Luật tố tụng hình
sự :
Khoản 2 Điều 57 BLTTHS :
Trong những trường hợp sau đây, nếu
bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp
pháp của họ không mời người bào
chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn
luật sư phân công Văn phòng luật sư
cử người bào chữa cho họ
a) Bị can, bị cáo về tội theo khung
hình phạt có mức cao nhất là tử hình
được quy định tại Bộ luật hình sự;
** cần lưu ý trường hợp bị khởi tố ở
khung hình phạt thấp nhưng tòa án
vẫn có thẩm quyền xét xử ở khung
hình phạt cao nhất là tử hình, Luật sư
phải yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ
sung nếu ở giai đoạn điều tra không
có luật sư tham gia.
b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên,
người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể
chất.
* Cần lưu ý:
-bị can là NCTN thì được tính vào thời
điểm gây án.
-Bị cáo là NCTN thì được tính vào thời
điểm tòa án có QĐĐVARXX
- Tâm thần, thể chất là hai khái niệm khác
nhau.
-Thực tế qui định này thường bị vi phạm
của cả hai phía :
-1. Luật sư không tham gia bào chữa
xuyên suốt quá trình tố tụng từ CQĐT cho
đến khi kết thúc phiên tòa (kể cả phiên tòa
phúc thẩm)
+ thực trạng hiện nay là ở giai đoạn nào
thì Cơ quan THTT đó độc lập trong hoạt
động yêu cầu người bào chữa.
+ Có trường hợp, luật sư tham gia tố tụng
(theo yêu cầu) còn mang tính hình thức.
-Thực tế qui định này thường bị vi phạm
của cả hai phía :
2. Tòa án ít quan tâm đến tình tiết “nếu bị
can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp
của họ không mời người bào chữa”
- Nếu đã có luật sư bào chữa (do bị can, bị
cáo hoặc người đại diện hợp pháp mời) thì
luật sư (được yêu cầu bởi CQTHTT) có
quyền từ chối.
3. Phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công
Văn phòng LS cử người bào chữa cho họ
*** Trong nhiều trường hợp, để đối phó
với qui định tố tụng theo khoản 2 Điều 57
BLTTHS thì CQĐT – Tòa án thường mời
đột xuất Luật sư tham gia mà không
thông qua Đoàn luật sư. Cách làm này
không chỉ vi phạm tố tụng nghiêm trọng
mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng bào
chữa , uy tín của luật sư độc lập trong
hoạt động nghề nghiệp.
Bên cạnh nhiều thành tựu của hoạt động Luật sư
bào chữa theo yêu cầu của Cơ quan tiến hành tố
tụng thì vẫn còn một số tồn tại :
- 1/ Thụ động trong việc gặp bị can, bị cáo để nắm bắt
thêm thông tin phục vụ cho hoạt động bào chữa;
- + Bản thân bị can, bị cáo là người biết rõ nhất các
tình tiết của vụ án.
- + Về tâm lý tội phạm, bị can, bị cáo sẵn sàng thay
đổi thái độ khai báo (kể cả giai đoạn xét xử)
- + Trong thời gian bị tạm giam, luật sư là người duy
nhất bị can, bị cáo tin tưởng, chờ đợi.
- + Trong nhiều trường hợp, luật sư là cầu nối thông
tin giữa bị can, bị cáo với người thân gia đình.
- 2/ Nghiên cứu hồ sơ không sâu, thậm chí không
tiếp cận hồ sơ mà chỉ đọc kết luận điều tra, bản
cáo trạng; hệ quả là :
- + không phát hiện những vi phạm tố tụng
- + không nắm được những tình tiết diễn biến vụ án, sự
mâu thuẫn giữa các bị can, bị cáo trong vụ án có đồng
phạm, những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, nhân thân
của bị can, bị cáo và trách nhiệm dân sự
- + không có đề cương bào chữa rõ ràng,
- + lời bào chữa trước Tòa thiếu sức thuyết phục, rất
lúng túng trước những lập luận buộc tội của kiểm sát
viên – phần lớn chỉ đề cập đến các tình tiết giảm nhẹ đã
biết qua cáo trạng hoặc diễn biến tại phiên tòa.
- + Qua thái độ làm việc, người tham dự phiên tòa thấy
có sự khác biệt giữa luật sư do đương sự yêu cầu với
luật sư do Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.
Kỹ năng hoạt động bào chữa
Điều 58 BLTTHS :
Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
1. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi
tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy
định tại Điều 81 (bắt khẩn cấp) và Điều 82 (bắt
quả tang) của Bộ luật này thì người bào chữa
tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ.
Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối
với tội xâm phạm ANQG, thì Viện trưởng VKS
quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng
từ khi kết thúc điều tra.
Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
2. Người bào chữa có quyền:
a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị
can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ,
bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các
biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các
quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm
hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định,
người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa
từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những
người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà
nước, bí mật công tác;
Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
g) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án
liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy
định của pháp luật;
h) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
i) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng;
k) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người
chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc
thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này.
Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
3. Người bào chữa có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ
những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội,
những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ
vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao
cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các
tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố
tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ
luật này;
b) Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
3. Người bào chữa có nghĩa vụ:
c) Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;
d) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép
hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự
thật;
đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện
việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp
trong hồ sở vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
4. Người bào chữa làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử
phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người bào chữa có quyền:
a) Có mặt khi lấy lời khai và nếu Điều tra viên
đồng ý thì được hỏi và có mặt trong những
hoạt động điều tra khác; xem các biên bản và
các quyết định tố tụng liên quan ..
b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời
gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi
hỏi cung bị can;
*** Đây là qui định rất tiến bộ của pháp luật tố
tụng – bảo đảm quyền bào chữa (hiến định) của
người bị khởi tố, bảo đảm việc chống bức cung,
mớm cung, nhục hình
Tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như mong
đợi, luật sư có thể góp phần khắc phục những vi
phạm bằng kỹ năng :
-Có văn bản yêu cầu (1) và tham gia đầy đủ
những hoạt động điều tra khi có thông báo.
-Tuyệt đối không ký tên xác nhận những biên
bản hoạt động điều tra nếu mình không tham
gia đầy đủ (hợp thức hóa) hoặc nội dung bản
cung không đúng với lời khai. (2)
-- Khi có câu hỏi nhưng điều tra viên không
đồng ý thì cũng cần ghi vào biên bản về việc
không đồng ý này.
(1)
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 58 BLTTHS :
b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời
gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi
hỏi cung bị can;
Luật sư cần phải triệt để áp dụng, yêu cầu này
phải làm văn bản giới thiệu hoạt động bào
chữa; bị can được bào chữa và nêu rõ yêu cầu
“Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời
gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi
hỏi cung bị can”
(2)
Thường xảy ra đối với những trường hợp phải có luật
sư tham gia tố tụng theo khoản 2 Điều 57 BLTTHS –
đã có nhiều bị cáo ra tòa không thừa nhận luật sư bào
chữa vì trong các biên bản ghi cung, biên bản đối chất
không có mặt luật sư nhưng vẫn có chữ ký xác nhận
của luật sư.
-Cũng từ trách nhiệm của luật sư tham gia không đầy
đủ trên, dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng là bị can,
bị cáo không thừa nhận nội dung những bản cung có
luật sư tham gia (thực tế Luật sư cũng không biết nội
dung bản cung ghi những gì)
(2)
-- Một hình thức mớm cung khác mà luật sư vô tình
(hoặc buộc phải chấp nhận) ký tên xác nhận đó là bản
tổng cung thường ghi bị can có ý kiến gì về những bản
cung ghi lời khai trước đây không?
-Nếu luật sư xác nhận vào bản tổng cung này thì vô
hình trung, đã hợp thức hóa toàn bộ các hoạt động
điều tra trước đây khi không có luật sư tham gia.
-Kỹ năng : Trong trường hợp này, luật sư phải yêu
cầu điều tra viên ghi lại toàn bộ diễn biến, tình tiết của
vụ án theo lời khai của bị can, bị cáo vào thời điểm có
luật sư tham gia.
2. Người bào chữa có quyền:
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám
định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
Điều 42 BLTTHS Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người
tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi,
nếu:
1. Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự;
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp
pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo;
2. Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng,
người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi
làm nhiệm vụ. (1)
(1) „có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ‟ có thể
biểu hiện qua những hình thức sau đây :
-Có quan hệ xã hội không bình thường đối với người
tham gia tố tụng, ví dụ ăn nhậu, quà cáp
-- Cố ý không khắc phục những vi phạm tố tụng trong
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
-Biểu hiện thái độ thiên vị giữa những người tham gia tố
tụng, ví dụ ưu tiên bồi thường cho người bị hại này mà
không quan tâm đến quyền lợi hợp pháp của người bị
hại khác.
-- Trong lãnh vực giám định tư pháp, đặc biệt các vụ án
về kinh tế, cần phân biệt rõ ràng giữa nguyên đơn dân
sự và tổ chức giám định.
(1)
Trong những phiên tòa có người phiên dịch, luật sư cần
xác định “người phiên dịch” không có mối liên hệ nào
đối với những người tham gia tố tụng.
-Thực tiễn đã có vụ án trộm cắp tài sản (tài sản của công
ty nước ngoài) - do có khó khăn về việc mời người phiên
dịch nên tòa án đã trưng cầu người phiên dịch của
nguyên đơn dân sự làm người phiên dịch tại tòa.
Trường hợp này, luật sư phải yêu cầu thay đổi người
phiên dịch.
-- Về kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự mà bị can
là người nước ngoài, Luật sư phải chú ý đến những tài
liệu, bản cung, bản Kết luận điều tra, bản cáo trạng,
bản án phải được dịch ra tiếng của bị can, bị cáo.
2. Người bào chữa có quyền:
d) Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa
từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những
người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà
nước, bí mật công tác;
*** Khi thu thập được tài liệu, chứng cứ có lợi cho bị can, bị
cáo thì Luật sư cần cung cấp ngay cho CQTHTT để giải quyết
quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo – vì nghĩa vụ của luật sư
là “Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu,
đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm
giao cho CQĐT-VKS-TA.
Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ
quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại
Điều 95 của Bộ luật này;” (1)
(1)
-Thực tế đã có trường hợp luật sư thu thập được tài liệu, chứng
cứ rất quan trọng của vụ án, (ví dụ giấy khai sinh chứng minh
bị cáo không đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự) có thể thay
đổi bản chất của vụ án nhưng không giao nộp cho CQĐT mà
chờ đến khi mở phiên tòa mới xuất trình trong phần bào chữa,
với chứng cứ rất quan trọng này, tòa án không thể tuyên bị cáo
không phạm tội như lời bào chữa của luật sư mà bắt buộc phải
hoãn xử và trả hồ sơ điều tra bổ sung về chứng cứ mới kia.
-- một số trường hợp, với tài liệu, chứng cứ mới mà luật sư thu
thập được, vì thẩm quyền giới hạn nên không có cơ sở để xác
định giá trị chứng minh của tài liệu chứng cứ - nếu Luật sư giao
nộp ngay vào thời điểm còn đang điều tra thì chính CQĐT sẽ
góp phần với Luật sư làm sáng tỏ tình tiết mới này.
Luật sư bảo vệ quyền – lợi ích hợp pháp
3. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sở vụ án liên
quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra
theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; xem biên bản phiên tòa;
d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng.
Người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám
định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này.
Đối với đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về
tâm thần hoặc thể chất thì người bảo vệ quyền lợi của họ có quyền có
mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của người mà mình
bảo vệ; kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan
đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
Luật sư bảo vệ quyền – lợi ích hợp pháp
3. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền:
.
4. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để
góp phần làm rõ sự thật của vụ án;
b) Giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của họ.
* Đối với bị can, bị cáo hoặc người bị hại là người chưa
thành niên thì cần tham khảo Thông tư liên tịch Số:
01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA -BTP
Luật sư bảo vệ quyền – lợi ích hợp pháp
-Bộ LTTHS không qui định việc cấp giấy chứng
nhận (chỉ nêu chấp nhận) nhưng Điều 27 Luật
luật sư lại có qui định CQTHTT cấp giấy chứng
nhận tham gia tố tụng.
-Do vậy, các luật sư có thể yêu cầu cơ quan
THTT cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng.
(đặc biệt đối với những vụ án được khởi tố theo
yêu cầu của người bị hại) – tài liệu này rất quan
trọng để chứng minh hoạt động tố tụng của luật
sư.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ KỸ NĂNG
CỦA LUẬT SƯ THAM GIA TRANH TỤNG VỤ AÙN HÌNH SỰ
Môøi caùc ñaïi bieåu
nghæ giaûi lao
KỸ NĂNG
LUẬT SƯ THAM GIA PHIÊN TÒA HÌNH SỰ
A. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ :
- Kiểm tra tài liệu hồ sơ, các hoạt động tố
tụng về điều tra – truy tố và chuẩn bị xét xử
của tòa án. đặc biệt những vụ án mà theo
khoản 3 Điều 155 BLTTHS về thủ tục bắt
buộc phải có trưng cầu giám định. (1)
- kiểm tra việc trả lời khiếu nại của bị can, bị
cáo. (2)
- nghiên cứu hồ sơ vụ án.
(1)
Khoản 3 Điều 155 BLTTHS : Trưng cầu giám định
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ
tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có
sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;
c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại
trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và
khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;
d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa
đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc
có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả
1. Luật giám định tư pháp 2012
2. Thông tư liên tịch số 01/2011 xác định tuổi của bị
can, bị cáo hoặc tuổi của người bị hại để có căn cứ
truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Nội dung :
4. 1. đối với bị cáo : lấy ngày cuối cùng của tháng,
năm (đã biết) ví dụ biết sinh trong tháng 10 năm
1995 thì xác định là ngày 31/10/1995; nếu không
biết ngày và tháng thì xác định là ngày 31/12/1995.
5. 2. đối với người bị hại : lấy ngày đầu tiên của tháng,
năm (đã biết), ví dụ biết sinh trong tháng 10 năm
1998 thì xác định là ngày 01/10/1998, nếu không
biết ngày và tháng thì xác định là ngày 01/01/1998.
Ví dụ : từ ngày10 đến ngày 20/12/2013, Nguyễn Văn A
sinh năm 1995 có tình cảm yêu thương và rủ em Lê
Thị B vào nhà nghỉ quan hệ tình dục nhiều lần.
Viện kiểm sát truy tố bị can Nguyễn Văn A về tội
giao cấu với trẻ em – theo khoản 2 Điều 115 Bộ luật
hình sự
Điều 115. Tội giao cấu với trẻ em
1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một
năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
Bạn hãy xác định trách nhiệm hình sự của Nguyễn
Văn A qua hai tình huống sau :
1/ xác định Nguyễn Văn A sinh vào tháng 12/1995
(không biết ngày) còn Lê Thị B sinh ngày
22/12/1998.
2/ Xác định Nguyễn Văn A sinh ngày 05/12/1995 còn
Lê Thị B sinh năm 1998 (không biết ngày tháng)
kết luận :
1/ xác định Nguyễn Văn A sinh vào tháng 12/1995
(không biết ngày) nên theo nguyên tắc tính tuổi có
lợi cho bị cáo nên phải tính là 31/12/1995, như vậy
tính đến ngày phạm tội là 20/12/2013 thì A chưa
đủ 18 tuổi (còn thiếu 11 ngày nữa) - > A không
phạm tội.
2/ Xác định Nguyễn Văn A sinh ngày 05/12/1995 đến
ngày phạm tội thì bị cáo đã thành niên - còn người
bị hại Lê Thị B sinh năm 1998 (không biết ngày
tháng) thì phải tính sinh vào ngày 01/01/1998, như
vậy tính đến ngày 20/12/2013 thì B đã qua tuổi 16.
B đã hơn 16 tuổi thì A không phạm tội
(2)
Điều 329. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên,
Phó Thủ trưởng và Thủ trưởng cơ quan điều tra
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Phó Thủ trưởng cơ
quan điều tra do Thủ trưởng cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời
hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết
quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát
cùng cấp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện
kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Viện kiểm sát cùng cấp có thẩm
quyền giải quyết cuối cùng.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng cơ quan điều tra và
các quyết định tố tụng của cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê
chuẩn do Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ
ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết qu giải quyết thì người
khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong
thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có
thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
(2)
Điều 330. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với
Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng và Viện trưởng Viện kiểm sát
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng
Viện kiểm sát, Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát giải
quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có
quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong
thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện
kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Viện kiểm
sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện
kiểm sát do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết trong
thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Viện
kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
(2)
Điều 331. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với
Thẩm phán, Phó Chánh án và Chánh án Toà án
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Phó
Chánh án trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án giải
quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có
quyền khiếu nại đến Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn
mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án cấp
trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Toà án cấp trên trực tiếp
có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Toà án
trước khi mở phiên tòa do Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết
trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Toà án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án :
-Cần nghiên cứu hồ sơ một cách toàn diện.
-Ghi chép, photo những tài liệu quan trọng – có
liên quan.
-Đối với những vụ án có đồng phạm, cần nghiên
cứu rộng hơn đối với các bị cáo khác có liên
quan.
-Khai thác tối đa những vi phạm tố tụng trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử
- nắm chắc những mâu thuẫn về chứng cứ buộc
tội – đặc biệt là lời khai nhận của các bị cáo,
người làm chứng
Nghiên cứu hồ sơ vụ án :
-Có kế hoạch, nội dung làm việc với bị can, bị
cáo (kể cả các thủ tục để làm việc với người
đang bị tạm giam)
- Nhanh chóng thu thập những tình tiết giảm
nhẹ về nhân thân bị can, bị cáo – xác nhận hạnh
kiểm, đạo đức tại nhà trường, chính quyền địa
phương
- Trong một số trường hợp, luật sư bào chữa có
thể tiếp xúc với người bị hại (hoặc đại diện hợp
pháp) để thu thập thêm những tình tiết giảm
nhẹ cho bị can, bị cáo.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án :
Từ việc nghiên cứu hồ sơ một cách toàn diện,
luật sư có thể đề nghị tòa án áp dụng biện pháp
ngăn chặn nhẹ hơn hoặc có biện pháp thích hợp
đối với bị can, bị cáo có vấn đề xấu về sức khỏe.
Luật sư có thể phân tích, đánh giá chứng cứ,
các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để yêu cầu tòa
án trả hồ sơ điều tra bổ sung.(tham khảo TTLT
số 01/2010 về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung)
+ Chuẩn bị đề cương bài bào chữa.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án :
Nghiên cứu hồ sơ vụ án và chuẩn bị đề
cương bào chữa tiến đến giai đoạn trình bày lời
bào chữa trước tòa là một quá trình đầu tư trí
tuệ rất quan trọng của luật sư, để đảm bảo tốt
cho khâu này, một trong những kỹ năng quan
trọng đó là việc tiếp thu, vận dụng các văn bản
qui phạm pháp luật, nắm bắt các khái niệm,
phạm trù, qui định của các Nghị quyết,
TTLT, hướng dẫn của các Cơ quan tiến hành tố
tụng.
Và các Văn bản khác có tính pháp qui.
B. THAM GIA TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA.
1. Phần thủ tục :
Luật sư có quyền nêu ý kiến trong phần thủ tục,
việc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham
gia tố tụng, yêu cầu triệu tập thêm người làm
chứng
Luật sư phải lắng nghe những ý kiến của tòa án
nêu lý do bác yêu cầu của mình. Có thể từ những lý
do này phát sinh mối quan hệ tố tụng khác.
* Hiện nay, rất ít luật sư có ý kiến về phần thủ tục
này, phần nhiều các luật sư trả lời là không có ý
kiến gì, không thể hiện chính kiến của mình là
đồng ý hay không đồng ý.
B. THAM GIA TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA.
1. Phần xét hỏi :
- Luật sư phải theo dõi nắm bắt được tất cả những
câu hỏi, câu trả lời diễn ra tại phiên tòa.
- không nên lặp lại câu hỏi của Hội đồng xét xử,
kiểm sát viên, trừ trường hợp lặp lại câu hỏi đó để
mở ra những vấn đề mới mà mình quan tâm.
- không mớm lời khai bằng cách hỏi “có hay
không” hoặc yêu cầu trả lời “đúng hay sai”
- không khai thác những tình tiết man rợ, bạo lực,
kích động bức xúc, thuần phong mỹ tục quá mức
yêu cầu.
B. THAM GIA TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA.
1. Phần xét hỏi :
- nếu phía nạn nhân, người bị hại có lỗi thì hãy cẩn
trọng, nêu ý kiến của kiểm sát viên để xác định, có
nhiều trường hợp khi luật sư phân tích lỗi về phía
người bị hại (mặc dù cần thiết) nhưng vẫn gây ra
những phản ứng về phía người bị hại không lường
trước được.
- Quá trình hỏi, luật sư không phân tích, đánh giá
chứng cứ, tình tiết (vì thuộc về phần tranh luận)
- Phải chuẩn bị tình huống người được hỏi không
trả lời luật sư – thông thường thì bỏ qua. Không
căng thẳng ép phải trả lời.
PHẦN BÀO CHỮA
-Ghi chép đầy đủ lời luận tội của kiểm sát viên,
đặc biệt là các tình tiết, chứng cứ buộc tội.
-Chú ý đến những tình tiết (duy nhất) là lời khai
hoặc suy diễn của Cơ quan tiến hành tố tụng để
buộc tội.
-- Ghi chú những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
mà kiểm sát viên nêu để có thể tranh luận, bổ
sung.
PHẦN BÀO CHỮA
-Theo qui định của tố tụng hình sự thì tranh tụng
không chỉ giữa luật sư với kiểm sát viên mà còn mở
rộng đến những người tham gia tố tụng khác.
Do vậy, Luật sư cũng phải ghi chép, theo dõi
phần trình bày bào chữa, bảo vệ quyền lợi của luật
sư đồng nghiệp và những người tham gia tố tụng
khác.
Tránh việc qui kết tội cho người khác
Khi những quan điểm này ảnh hưởng đến
quyền lợi hợp pháp của thân chủ mình thì phải có
ý kiến tranh luận, đối đáp lại.
-Nếu có sự xung đột pháp lý về Văn bản pháp qui
trong quá trình bào chữa thì luật sư phải chuẩn bị
trước số hiệu văn bản, thẩm quyền để tranh luận.
-- Trong phần đối đáp, khi thấy kiểm sát viên
không đề cập hoặc đề cập nhưng chưa đầy đủ đến
những vấn đề bào chữa thì Luật sư có quyền đề
nghị chủ tọa phiên tòa yêu cầu kiểm sát viên đối
đáp tất cả mọi vấn đề.
- Trừ rất ít trường hợp chứng cứ gỡ tội đã rõ ràng,
luật sư không nên đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị
cáo không phạm tội mà hãy chỉ ra những chứng cứ
chưa được chứng minh để đề nghị trả hồ sơ điều
tra bổ sung.
Sau khi tuyên án :
Sau khi kết thúc phiên tòa, Luật sư có thể tư
vấn cho thân chủ về quyền – giới hạn của việc
kháng cáo.
Đối với những trường hợp luật sư có quyền
kháng cáo (bị cáo hoặc người bị hại là người chưa
thành niên, nhược điểm về thể chất, tâm thần) thì
cần luật sư tự đánh giá kết quả án đã tuyên để thực
hiện quyền kháng cáo này. Việc kháng cáo của luật
sư trong trường hợp này không lệ thuộc vào ý chí
của thân chủ.
Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích cho người tham gia tố
tụng.
- Tự giới hạn quyền và nghĩa vụ của mình theo
quyền và nghĩa vụ của thân chủ.
-Trong phần xét hỏi, cần thận trọng trong ngôn từ,
cách diễn giải để tránh những phản ứng không cần
thiết.
- đối với trách nhiệm dân sự, cần tư vấn cho thân
chủ hiểu và sử dụng hết những quyền lợi mà họ
được pháp luật bảo hộ (quyền bồi thường, tổn thất
tinh thần)
- Trong phần tranh luận tránh gây xung đột về tình
cảm, yếu tố tôn giáo, dân tộc, chính trị
Lời kết :
Trên đây, chỉ là những ghi nhận của người làm
công tác xét xử - trải nghiệm qua nhiều vụ án hình
sự từ đơn giản đến đặc biệt phức tạp có luật sư
tham gia tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh,
Thời gian chuẩn bị chuyên đề không nhiều và cũng
một phần kiến thức cá nhân không thể bao quát
được hết những vấn đề cốt yếu của Luật sư, đặc
biệt là kỹ năng hành nghề tranh tụng, do vậy
chuyên đề hôm nay chắc chắn còn nhiều thiếu sót,
thậm chí cũng có ý kiến không đồng tình.
Mong quí vị đại biểu chia sẻ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_mot_so_kinh_nghiem_bo_sung_ky_nang_luat_su_tham_gi.pdf