Nội dung đề tài nghiên cứu rất rộng và liên quan đến nhiều vấn đề thực tiễn đề ra. Qua ba phần nội dung đề tài đã trình bày, phân tích, đánh giá các vấn đề thuộc phạm vi xoá đói, giảm nghèo ở huyện Quản bạ - tỉnh Hà giang. Trong quá trình luận giải vấn đề xoá đói giảm nghèo ở huyện nhà, xuất phát từ điều kiện địa lí, kinh tế tự nhiên, các tiềm năng chưa được khai thác, môi trường sinh thái khắc nghiệt dẫn tới nền kinh tế xã hội huyện chưa có khả năng và thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Từ sự phân tích thực trạng và kết quả đạt được và những yếu kém cần khắc phục trong quá trình thực hiện chính sách XĐGN của cơ quan lãnh đạo huyện dẫn tới các khuyến nghị và đề xuất các giải pháp có khả năng đưa vào thực tiễn ở địa phương.
60 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề xóa đói giảm nghèo ở huyện Quản Bạ - Hà giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ lệ đói nghèo thấp nhất huyện (15/451 hộ chiếm 3.33 %). Có lẽ do Đông Hà là xã có nhiều điều kiện thuận lợi hơn về điều kiện tự nhiên như là xã ở vùng thấp có sông Miện chảy qua tạo nguồn thuỷ lợi lớn cho tưới tiêu, độ dốc thấp, đất đai màu mỡ, khí hậu ấm nóng hơn… nên có điều kiện tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp.
Thứ tư, Thị trấn Tam sơn - trái tim huyết mạch của huyện nhà - là nơi có cơ sở hạ tầng tốt nhất, trình độ dân trí cao nhất… nền kinh tế thị trường phát triển nhất thì cũng là nơi sự phân hoá giàu nghèo bộc lộ rõ nét nhất. Thị trấn Tam sơn là địa bàn có tổng số hộ giàu cao nhất huyện (201/982 hộ chiếm 20.47 %), song cũng là nơi có số hộ nghèo cao (88/982 hộ chiếm 8.96%) xếp thứ tư toàn huyện từ trên xuống.
Biểu 5: Thu nhập bình quân một lao động theo loại hộ 2001 - 2003 Huyện Quản Bạ
Loại hộ
Thu nhập trung bình (1000đ/hộ)
So sánh
Năm 2000
Năm 2003
%
1.Hộ nông nghiệp
209
340
+131
1.31
2.Hộ tiểu thủ công nghiệp
615
609
+75
1.12
3.Hộ vận tải
705
740
+104.9
1.05
4.Hộ thương nghiệp
589
700
+118
1.18
5.Hộ cán bộ CNVC
779
980
+125
1.25
6.Hộ khác
5.91
600
+9
1.01
CộNG
581.6
675
+94
1.16
Qua bảng số liệu trên ta thấy một số biểu hiện bất bình đẳng trong phân phối thu nhập theo ngành nghề.
Nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc vào sự tác động của thiên nhiên như mưa, nắng, rét, sương muối... song thu nhập lại thấp - thấp hơn mặt bằng chung của cả huyện; chỉ bằng 0.36 lần thu nhập bình quân chung cho một lao động. Bên cạnh đó thì hộ công nhân viên chức trong khu vực hành chính sự nghiệp lại có thu nhập lớn nhất (năm 2003: 980.000 VNĐ/1 lao động/1 tháng) gấp 1.45 lần thu nhập bình quân chung và hơn 2.88 lần so với thu nhập bình quân một lao động của hộ nông nghiệp. Điều này cho thấy sự chênh lệch trong thu nhập giữa các ngành nghề là rất lớn, sự bất hợp lí này sẽ không khuyến khích các hộ nông dân hăng hái sản xuất, dẫn đến một xu thế lao động ở nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp ngày càng đông.
Tóm lại, dân cư đói nghèo huyện Quản Bạ hầu hết đều có những đặc điểm sau:
- Hầu hết các hộ gia đình nghèo đói đều sống ở nông thôn nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp, canh tác lạc hậu trên đất nương dốc và ruộng bậc thang; không có nghề phụ khác.
- Đa số các hộ gia đình nghèo có tỉ lệ sinh cao. Nhiều gia đình có từ 8 – 10 con. Nhiều người sinh con khi chưa tới 15 tuổi.
- Chủ hộ là người trẻ, mù chữ, các thành viên trong gia đình trình độ văn hoá thấp, khó tiếp cận với tiến bộ khoa học kĩ thuật; đồ dùng sinh hoạt thiếu thốn, nhà cửa tạm bợ.
- Họ còn mang nặng tính bảo thủ, cam chịu, lối sống lạc hậu, tự phụ an thân ở một số gia đình. Họ thường sống phân tán ở vùng xa xôi hẻo lánh, rẻo cao, giáp biên... cách xa trung tâm huyện lị, đường xá, cách xa các cơ sở cung cấp dịch vụ công như y tế, giáo dục...
III. Nguyên nhân đói nghèo:
Nguyên nhân dẫn tới đói nghèo được quy kết gồm nhiều vấn đề, được gom vào nhiều nhóm, lĩnh vực hay theo nhiều khía cạnh khác nhau. Cơ bản là do cơ sở hạ tầng yếu kém, giáo dục, y tế, thông tin, văn hoá, phong tục tập quán lạc hậu. Tất cả những nguyên nhân này đều đúng. Song trong đó có những nguyên nhân khác nhau về mức độ chính phụ, nhẹ hơn hay trầm trọng hơn mà thôi.
Qua tình hình kinh tế xã hội cũng như thực trạng đói nghèo của huyện Quản Bạ, tôi xin đi sâu vào những nhóm nguyên nhân sau:
1. Sự phân cách trầm trọng kéo dài:
Bao trùm lên tất cả là sự phân cách hay chính là sự phân chia về địa hình và cách biệt về xã hội và một số lĩnh vực khác.
Thứ nhất, là do tác động của điều kiện tự nhiên, Quản bạ là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi Đồng văn địa hình phức tạp, đất dốc, giao thông đi lại khó khăn. Hiện nay tuy 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng còn hơn 42% thôn bản chưa có đường ô tô. Những con đường chỉ có ngựa thồ và người đi bộ từ các bản làng xa và cao xuống đường xương cá gắn với đường trục. Các thôn bản, các hộ gia đình cách xa nhau là đặc điểm của dân cư miền núi sống bằng nương rẫy. Do luân chuyển vạt nương và năng suất thấp nên các gia đình cần có một diện tích lớn rộng để canh tác sao cho đủ lương thực để sống. Hầu như họ rất ít đi chợ. Mỗi lần đi chợ, họ mua dự trữ những mặt hàng thiết yếu như dầu thắp, muối ăn và một số thứ khác. Cả huyện hiện chỉ có 5 chợ liên xã. Kinh tế tự cấp tự túc, nhu cầu rất thấp và ở quá xa đường xá đã làm cho các hộ gia đình này hầu như hoặc ít tiếp cận với các dịch vụ công cộng như: y tế, giáo dục, văn hoá, thông tin, tín dụng... Chính việc đi lại cách trở, xa các chợ, thị trấn đã làm cho họ càng thêm thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, về các chính sách XĐGN. Rõ ràng sự phân cách về địa hình, sự sinh sống của đa số các hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các vùng quá cao, sâu, xa, hẻo lánh là nguyên nhân chủ yếu khiến họ đói nghèo.
Thứ hai, chính sách phát triển giáo dục - đào tạo, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, công tác truyền thông văn hoá - thông tin đến các xã vùng sâu vùng xa, vùng biên giới còn yếu và chậm.
Sự thiếu thốn về lĩnh vực giáo dục đã làm cho trình độ dân trí thấp. Tỉ lệ biết chữ, số người có trình độ văn hoá ở các cấp học được cấp chứng chỉ trình độ chuyên cao ở bậc Đại học và Sau đại học, số năm giáo dục đào tạo cho một người là rất ít. Mặc dù Phòng giáo dục và đào tạo huyện đã có nhiều chương trình dựa trên kế hoạch của huyện cũng như của Bộ giáo dục và đào tạo nhằm giải quyết vấn đề này, song để thu hẹp được khoảng cách thì còn cần rất nhiều thời gian.Trong khi đó, hiện tượng tái mù chữ vẫn còn xảy ra ở các bản làng xa xôi, nơi họ trao đổi với nhau bằng tiếng dân tộc và ít có cơ hội tiếp xúc hàng ngày với tiếng phổ thông.
Sự thiếu thốn về dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân cũng tương tự. Đôi khi do trình độ dân trí thấp kém một số chỉ tin vào “ con ma”, “thầy mo” mà chưa thực sự tin vào cách chữa trị bệnh của y, bác sĩ. Thể trạng của họ thường yếu mệt, suy dinh dưỡng do không ăn đủ chất và suy dinh dưỡng ngay từ khi mới sinh. Điều này phần lớn là do thiếu đói lương thực, phong tục tập quán về ăn uống thiếu vệ sinh, không được tiếp xúc với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ...
Đặc biệt thiệt thòi hơn cả là phụ nữ và trẻ em gái. Do sự phân biệt đối xử trong quan niệm, do những nghĩa vụ nặng nề đối với gia đình, họ hàng, anh em, trách nhiệm phải sinh “con đàn cháu đống” để họ hàng thêm thanh thế, có người nối dõi... đã buộc các trẻ em gái đi học muộn hơn, lập gia đình sớm hơn, không được đi học hoặc bỏ giữa chừng.
Quy mô hộ gia đình là “mẫu số” quan trọng có ảnh hưởng tới mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của đói nghèo, tỉ lệ sinh trong các hộ nghèo còn cao. Nhiều gia đình sinh khoảng 8 – 10 con. Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỉ lệ người ăn theo cao và điều này đồng nghĩa với việc rất thiếu nguồn lực lao động nên dẫn đến thiếu thu nhập. Nên đối với các hộ nông dân miền núi đói nghèo trở thành vấn đề tất yếu. Đồng thời họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khoẻ sinh sản, chưa có ý thức đầy đủ về công tác kế hoạch hoá gia đình.
Gần đây chương trình phủ sóng phát thanh và truyền hình đã được đài Phát Thanh và Truyền Hình Quản Bạ xúc tiến khá tích cực với hi vọng lấp dần sự cách biệt về thông tin văn hoá giáo dục cho bà con đồng bào các dân tộc. Song truyền hình mới chỉ đáp ứng được cho thị trấn Tam Sơn và một số xã lân cận vùng thấp. Bởi tính năng phát sóng của truyền hình ở vùng núi rất hạn chế (một trạm kiểu parabol đặt ở đài thị trấn, cư dân ngay sát đó cách khoảng 1 – 2 km cũng không xem được do núi chắn) và các gia đình không hẳn đã đủ điều kiện mua tivi. Còn việc phát triển chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc còn nhiều bất cập vì thời lượng phát sóng nhiều khi chưa thích hợp, chương trình chưa thật sự thiết thực với đời sống nhân dân.
Do vậy mọi chủ trương chính sách pháp luật thông tin kinh tế, y tế... kinh nghiệm sản xuất ít được phổ biến và áp dụng.Và tất nhiên khi người dân mù chữ, thiếu hiểu biết thì mọi chương trình giúp xoá đói giảm nghèo đều dễ chịu thất bại hoặc hiệu quả thấp. Thực tế đã chứng minh điều đó. Chẳng hạn trong chương trình phát triển chăn nuôi bò cho các hộ nghèo bằng cách cho mỗi hộ từ 1 đến 2 con bò, dê giống nuôi để lấy sức kéo, nhân giống nhằm nâng cao đời sống cho người lao động. Nhưng thật tiếc khi chỉ vì trình độ quá thấp, do tập tục lạc hậu, khi cúng bái ma chay họ sẵn sàng thịt ngay con vật đó để làm lễ. Chính sách XĐGN như vậy tất nhiên đi vào bế tắc.
Thế nên khi đưa ra một kế hoạch nào đó nhằm tác động vào sự phân cách thì kèm theo đó phải là các chính sách chế tài nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực, đi đôi với việc tạo điều kiện tốt hơn cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên XĐGN.
2. Những rủi ro tai họa phát sinh đột xuất:
Đối với các hộ đói nghèo thì điều quan tâm nhất trong đời sống là vấn đề cái ăn.Vì vậy, có được sự an toàn lương thực là vấn đề ưu tiên số một. Những năm qua tình trạng thiếu lương thực vẫn luôn đè nặng lên cuộc sống của những hộ nghèo. Đa phần hộ sinh sống trên những vùng đất dốc, núi đá nên diện tích canh tác và năng suất kém.
Hơn nữa các tiểu vùng của huyện có thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thất thường như: mưa đá, lũ quét, gió lốc thường xuyên xảy ra vào mùa mưa; hạn hán, sương muối, nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông… Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người mà còn tác động trực tiếp làm cho năng suất cây trồng vật nuôi thấp, ít hiệu quả. Nhất là ở những xã liên tiếp xảy ra những thiên tai thì cuộc sống của con người thường vất vả, nghèo đói hơn.
Năng suất lúa: Năm 2000: 37.4 tạ/ha.
Năm 2005: 46.22 tạ/ha.
Năng suất ngô: Năm 2000: 16.67 tạ/ha.
Năm 2005:17.74 tạ/ha.
Dịch bệnh thường xuyên xảy ra, mưa tuyết làm cho đàn gia súc bị chết và phát triển chậm.Năm 2000, đàn trâu bò của huyện bị chết rét 531 con, làm cho tổng số trâu bò giảm. Mà đây chính là sức kéo để lao động - nguồn lực - tài sản quan trọng nhất của người nông dân miền núi.
Do lối canh tác lạc hậu, cây con truyền thống cho năng suất thấp, phụ thuộc vào khí hậu thời tiết nên thường xuyên đói lương thực và bị đe doạ dứt bữa vào những thời kì giáp hạt.Đã nghèo thì càng dễ bị sự thiếu thốn và rủi ro chi phối cuộc sống.
3. Do nguồn lực hạn chế:
Cơ hội là một trong những kênh quan trọng nhất để giảm nghèo. Cơ hội được xem là sự kết hợp giữa hai yếu tố: sở hữu tài sản và lợi tức thu được từ tài sản đó. Nhiều khi tài sản của người nghèo chính là sức lao động. Nhưng nếu không có công việc làm trả lương tốt thì một mình tài sản này không đủ đảm bảo thu nhập cho hộ. Những nguồn lực khác như: tay nghề, đất đai, sức lực… cũng bị hạn chế.
Thiếu nguồn lực nên người nghèo rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo, không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực, điều này đã cản trở họ thoát khỏi đói nghèo.
Mặc dù chính sách giao đất, giao rừng đã được thực hiện, song các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng này đang có xu hướng gia tăng.Số hộ thiếu đất sản xuất năm 1997 là 705 hộ chiếm 12.5%, năm 2000 là 785 hộ chiếm 19.3%.
Các hộ nghèo thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng, một mặt họ không có tài sản thế chấp họ phải dựa vào tín chấp để có các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp. Số hộ thiếu hoặc không có vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh năm 1997 là 2015 hộ chiếm 35.6%, năm 2000 là 1807 hộ chiếm 26.1%.
Mặt khác, đa số hộ không có kế hoạch sản xuất cụ thể hoặc sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích. Theo điều tra, số hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn năm 1997 là 1470 hộ, năm 2000 là 1807 hộ.
4. Do tác động của chiến tranh biên giới và các chính sách kinh tế xã hội:
Mặc dù chiến tranh biên giới phía Bắc đã lùi xa hơn hai mươi lăm năm song ảnh hưởng, sức tàn phá của nó đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội huyện Quản Bạ còn rất lớn. Cơ sở hạ tầng bị tàn phá, nhiều sức người, sức của phải huy động trong chiến tranh .Đây cũng là một trong những, nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội làm cho đời sống nhân dân thêm thấp kém, nhất là ở 5 xã giáp biên giới Việt_Trung: Nghĩa thuận, Tùng vài, Cao mã, Tả ván, Bát đại sơn.
Hậu quả để lại trong một thời gian dài của chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của huyện Quản bạ nói riêng chưa mang tính bền vững. Như năm 1985, trồng cây Anh túc-loại cây mà nhờ vào việc buôn bán nhựa của nó đã phần nào giúp người dân ổn định cuộc sống sinh hoạt, mua sắm được những mặt hàng thiết yếu và trang trải những chi phí không nhỏ trong các tập tục cưới xin, ma chay, hội hè... Nhưng từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình Quốc gia 06/CP ngày 29.01.1993 về “Tăng cường chỉ đạo về phòng chống và kiểm soát ma tuý” chủ chương phá bỏ cây thuốc phiện đã làm cho cuộc sống của một số dân tộc, chủ yếu là dân tộc H’mông lại rơi sâu hơn vào khó khăn nghèo đói mặc dù đã có những chính sách trồng thay thế bằng các cây nông nghiệp, cây ăn quả.
Những năm gần đây, tuy đã nhân được nhiều sự giúp đỡ từ phía Đảng và Nhà nước nhưng thực tế sự quan tâm đó chưa thực sự đúng mức như trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc giữ gìn trật tự trị an và giáo dục để xoá bỏ các tệ nạn xã hội, làm cho nhân dân yên tâm sản xuất,thúc đẩy nhanh hơn quá trình XĐGN ở địa phương.
IV.Các giải pháp xoá đói giảm nghèo đã được huyện Quản bạ áp dụng và kết quả đạt được:
Tại ĐH huyện Đảng bộ khoá XIV nhiệm kì 2001 – 2005 đã xác định nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng bộ là phải XĐGN, bởi vì vấn đề XĐGN mang tầm chiến lược cả về kinh tế xã hội. Đây là trách nhiệm khó nhăn nặng nề nặng, đòi hỏi sự quyết tâm cao mới có thể giải quyết được.Từ năm 2001đến nay với tinh thần trách nhiệm cao của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể các cấp, sự phối hợp của các ngành cùng nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện chương trình XĐGN đạt được kết quả sau:
1. Công tác chỉ đạo triển khai:
Để thực hiện mục tiêu XĐGN của các xã, Ban chỉ đạo của huyện đã được thành lập, bao gồm: đồng chí chủ tịch UBND huyện phụ trách khối nội chính sản xuất làm trưởng ban; đồng chí trưởng phòng Lao động Thương binh-Xã hội làm phó ban thường trực và các trưởng phòng ban liên quan làm uỷ viên như: phòng tài chính, uỷ ban Mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, phòng kế hoạch, phòng nông-lâm nghiệp huyện... có quy chế hoạt động cụ thể từ huyện đến xã.
Ban XĐGN ở 13 xã, thị trấn được thành lập từ tháng 02.1996 được củng cố, đi vào hoạt động tổ chức giao ban hàng tháng từ huyện đến xã.
Huyện đã thành lập được quỹ XĐGN phù hợp với nhu cầu cần thiết.
2. Quá trình thực hiện:
2.1. Thực hiện các chính sách:
2.1.1. Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho người nghèo:
Huyện Quản bạ thực hiện chính sách ưu tiên của nhà nước đối với tất cả các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thuộc vùng 135 đều được miễn giảm thuế sự dụng đất nông nghiệp. Tổng số hộ nghèo được miễn giảm trong 5 năm là: 7000 hộ = 462 triệu đồng.
2.1.2. Chính sách giáo dục, dạy nghề:
Để đào tạo nguồn nhân lực, trong những năm qua huyện đã đầu tư về trường lớp, đào tạo giáo viên cấp I tại huyện và mở rộng hình thức bán trú, nội trú, lớp bổ túc cho cán bộ xã, hộ đói nghèo.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên, sự lãnh đạo chặt chẽ hơn của các cấp Uỷ Đảng chính quyền huyện... Công tác giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến rõ rệt, đạt 100% số thôn bản đã có trường lớp. Nếu năm 1999 huyện đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học thì đến năm 2005 huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc tiểu học.
Trường PT dân tộc nội trú đã thu hút được 250 em học sinh dân tộc ít người, thuộc hộ đói nghèo xã vùng sâu, vùng xa và xã biên giới, xoá dần tình trạng thất học vì nghèo.
Học sinh đồng bào dân tộc, học sinh nghèo được cấp phát sách giáo khoa và thiết bị học tập là:52019 em, kinh phí là 800.3 triệu đồng; học sinh được miễn giảm các khoản đóng góp là:52019 em; số học sinh nghèo được trợ cấp xã hội và học bổng là 2491 em, số kinh phí là 3770.17 triệu đồng.
2.1.3. Chính sách Y tế – KHHGĐ:
Đã duy trì được đội ngũ cán bộ y tế thôn bản ở tất cả các xã vùng sâu, vùng xa, nơi tỉ lệ đói nghèo cao... tổ chức các đợt chiến dịch phòng chống sốt rét, ho gà... có hiệu quả. Tiễn hành khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân 5 xã biên giới và xã đặc biệt khó khăn và các hộ đói nghèo, các đối tượng chính sách. Cụ thể: Tổng số lượt người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí: 196194 lượt người, kinh phí khám chữa bệnh miễn phí 1540 triệu đồng.
100% số xã, thị trấn thành lập Ban dân số KHHGĐ có trang thiết bị kĩ thuật để thực hiện công tác KHHGĐ. Số cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai là: 24571 cặp. Tổ chức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng vè sức khỏe được 169 buổi. Nhờ đó mà tỉ lệ tăng tự nhiên giảm từ 19,70% năm 2000 xuống 1,7% năm 2003 và 1,64 % năm 2005.
Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, công tác giáo dục chăm sóc trẻ em. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm dần qua các năm: 45% năm 2000, 37% năm 2003.
2.1.4. Chính sách an sinh xã hội:
Công tác cứu đói, cứu tế được quan tâm thường xuyên liên tục qua các năm, đây là giải pháp kinh tế song cần thiết để ổn định đời sống đồng bào sau thiên tai hoả hoạn và thiếu đói giáp hạn. Thông qua số liệu của phòng TBXH từ 2000 – 2005 hỗ trợ bằng tiền và hiện vật như gạo, chăn màn, quần áo, vải vóc, nồi niêu, xoong chảo, bát đĩa... Trong đó có ưu tiên cho các hộ đói nghèo bị thiệt hại và các hộ gia đình chính sách có khó khăn thông qua Hội chữ thập đỏ.Trong đó: Trợ cấp thường xuyên cho 470 đối tượng xã hội =173,234 triệu đồng; Cứu trợ hộ đói giáp hạt, giáp tết cho 1.828 hộ = 8.386 khẩu = 83.860 kg gạo = 224,123 triệu đồng; Trợ cấp tiền cho hộ nghèo ăn tết cho 200 hộ = 20,0 triệu đồng; Trợ cấp đột xuất (hoả hoạn) cho 46 hộ = 41,598 triệu.
Chương trình của Uỷ ban Chăm sóc sức khoẻ trẻ em huyện cùng hỗ trợbằng nhiều hình thức khác nhau như hỗ trợ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật.
2.1.5. Chính sách hỗ trợ về nhà ở:
Trong 5 năm qua các chính sách hỗ trợ về nhà ở đã được quan tâm thực hiện góp phần giúp cho các hộ đói nghèo ổn định cuộc sống, thoát khỏi ảnh màn trời chiếu đất. Huyện hỗ trợ cho 2570 hộ tương ứng với 10 996 triệu đồng. Trong đó: hỗ trợ cho 2542 hộ với 172681 tấm lợp; hỗ trợ kinh phí xoá nhà tạm cho 950 hộ nghèo với 1425 triệu đồng; hỗ trợ hạ sơn cho 98 hộ; hỗ trợ xi măng láng nền cho 100 hộ.
2.1.6. Chính sách hỗ trợ văn hoá thông tin cho người nghèo:
Hiện nay trên toàn huyện có 01 trung tâm tiếp sóng truyền hình cổng trời, 4 trạm truyền thanh - truyền hình xã, 2 trạm phát sóng FM, 27 trạm VTRO, đảm bảo công tác truyền thanh tới phần lớn các hộ gia đình trong huyện, tỷ lệ phủ sóng truyền đạt 85%. Toàn huyện có 12 điểm bưu điện Văn hoá xã, phục vụ nhu cầu giao dịch thư báo, điện thoại cho nhân dân. Hiện có 13/13 xã, thị trấn được hỗ trợ báo chí và đều có tủ sách pháp luật, khoa học kĩ thuật hướng dẫn sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi rất hữu ích cho thực hiện XĐGN.
2.1.7. Chính sách hỗ trợ cho người nghèo và vùng đặc biệt khó khăn:
Các chính sách XĐGN đã dần tập trung hơn vào những hộ gia đình nghèo và có những chính sách hỗ trợ cụ thể không chỉ về một số đồ dùng sinh hoạt thiết yếu mà còn cả các tư liệu sản xuất giúp người nghèo được lao động và tự lực vươn lên để thoát khỏi đói nghèo.
Cụ thể: Trong 5 năm huyện đã hỗ trợ về đời sống cho 1828 hộ tương ứng với 8386 khẩu với tổng số tiền là 224.123 triệu đồng.Hỗ trợ về tư liệu sản xuất cho 46 hộ với tổng kinh phí là 2.1 triệu đồng.
2.1.8. Chính sách hỗ trợ người nghèo về dịch vụ thương mại và tiêu thụ sản phẩm:
Chính sách đã trợ cước cho 1357.75 tấn muối I ốt; 288.675 tấn Dầu hoả; 414650 quyển giấy vở học sinh.
2.2. Thực hiện các dự án:
2.2.1. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, để nhân dân tự quản lí, xây dựng và bảo quản công trình, nhờ đó các chương trình đầu tư xây dựng được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ như: Xây bể nước ăn, làm đường bê tông, giao thông nông thôn đều đạt kết quả tốt... Qua đó góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nhân dân. Đã hoàn thành 132.45 km đường giao thông nông thôn loại B, 21km đường bê tông nông thôn. Kéo điện cho 2019 hộ gia đình với kinh phí thực hiện là 2230.5 triệu đồng.Sử dụng 1425 triệu đồng để xoá 950 nhà tạm. Xây dựng 70 điểm trường và nhà lưu trú giáo viên, 2107 bể nước, 10 trạm xá xã, cây cầu treo thôn Pố Lồ Phìn, thôn Nà sài xã Đông hà.
2.2.2. Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề:
Quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng như phòng NN-PTNT huyện, cửa hàng vật tư... chỉ đạo các xã, thị trấn cho nhân dân đăng kí giống, phân bón ... ngay từ đầu năm để có kế hoạch phân bổ kịp thời, kịp thời tăng cường công tác khuyến nông lâm. Tổ chức tốt việc cung cấp giống ngô, lúa, phân bón, thuốc trừ sâu được trợ giá, trợ cước đến nhân dân.
Cụ thể: hỗ trợ 373 triệu đồng để trồng 283.1 ha cây thảo quả; Cung ứng 26 tấn giống lúa, 1.519 tấn giống ngô các loại: Cung ứng 2054.4 tấn phân bón các loại (gồm: 1.450 tấn Đạm U rê; 391 tấn Lân; 3760 kg Thuốc trừ sâu; 44 tấn Kali; 158.3 tấn NPK; 10 tấn Vi sinh).
Đồng thời huyện còn hỗ trợ người nghèo cách làm ăn bằng cách mở được 224 lớp tập huấn hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm cho 3220 lượt người nghèo nhằm nâng cao trình độ cho người lao động về trồng lúa lai, ngô lai, trồng thuốc lá...
2.2.3. Dự án tín dụng cho người nghèo:
Từ nguồn hỗ trợ lãi xuất của tỉnh cho vay phát triển kinh tế, huyện đã tuyên truyền khuyến khích các hộ nghèo mạnh dạn vay vốn phát triển sản xuất...Chỉ đạo các ngành chức năng như Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng chính sách, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tập huấn, hướng dẫn các hộ vay vốn về kĩ thuật trong chăn nuôi và trồng trọt.v.v.
Tổng nguồn vốn tín dụng XĐGN 17871 triệu đồng, số tiền vay là 16131 triệu đồng.
2.2.4. Dự án định an định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới:
Trong thời gian 5 năm, huyện đã hỗ trợ được cho 2663 hộ để định canh định cư (699 hộ), xây dựng kinh tế mới ( 27 hộ), hạ sơn (98 hộ), làm nhà ở(100 hộ), đất sản xuất( khai hoang ruộng bậc thang, nương xếp đá, chuyển nương thành ruộng cho 1.937 hộ).
2.2.5. Đào tạo cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo:
Đào tạo cán bộ làm công tác XĐGN được hết sức chú trọng, đây là khâu then chốt trong việc tổ chức thực hiện các chương trình, các dự án XĐGN trên địa bàn, huyện đã mở được 9 lớp tập huấn cho 846 lượt cán bộ cơ sở, kinh phí thực hiện 153.5 triệu đồng.
3. Kết quả cụ thể:
Bảng số liệu tổng hợp kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 (báo cáo ngày 30 tháng 11 năm 2005 của UBND huyện Quản Bạ )
4. Hạn chế của việc tổ chức chương trình XĐGN:
Công tác chỉ đạo triển khai nhiều lúc còn thiếu đồng bộ, sự quan tâm đối với công tác XĐGN của một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa có những giải pháp thiết thực và hiệu quả, thiếu chủ động, ở một số cơ quan của huyện là thành viên trong ban chỉ đạo XĐGN chưa thực sự giành thời gian thoả đáng cho việc tham gia chỉ đạo, đóng góp ý kiến, trực tiếp kiểm tra đôn đốc cơ sở.
Hoạt động của Ban chỉ đạo XĐGN các xã còn nhiều hạn chế, thụ động thiếu kinh nghiệm vận động nhân dân, thực hiện các mục tiêu còn chưa sát thực. Một số xã nhận thức về công cuộc XĐGN còn đơn giản chưa có giải pháp thích hợp cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với địa phương mình.Việc khảo sát điều tra thực trạng đói nghèo ở xã chưa thường xuyên nên việc đánh giá tỉ lệ đói nghèo không chính xác, không nắm chắc số hộ đói nghèo tăng giảm trong năm, chế độ báo cáo của các xã rất chậm,thậm chí không báo cáo lên Ban chỉ đạo.
Cán bộ khuyến nông còn cơ sở, trình độ chuyên môn còn hạn chế, công tác tập huấn hàng năm cho các hộ làm ăn chưa được thường xuyên, việc tổ chức các mô hình trình diễn còn ít.
Bộ máy tổ chức cán bộ trực tiếp phụ trách theo dõi công tác XĐGN ở cơ sở trình độ còn thấp, thụ động, chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác này. Một bộ phận dân cư còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước, làm hạn chế công tác XĐGN trên địa bàn huyện.
Phần III. Các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện
có hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo ở
huyện quản bạ trong thời gian tới 2006-2010.
I. Quan điểm của tỉnh và phương châm thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo của huyện Quản Bạ:
1. Quan điểm của tỉnh Hà Giang về XĐGN:
- Quán triệt sâu sắc 6 quan điểm của Đảng về công tác xoá đói giảm nghèo vận dụng trong điều kiện cụ thể trong địa phương, Hà Giang đề ra:
+ Khẳng định đói nghèo là chương trình lớn của Đảng và nhà nước ta, là nhiệm vụ ccáp bách và lâu dài của Đảng bộ tỉnh Hà Giang và nhân dân các dân tộc.
+ XĐGN có tính liên nghành, được lồng ghép với các chương trình kinh tế nói chung. Nhằm đảm bảo tăng cường đoàn kết dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Xã hội hoá công tác XĐGN, thực hiện phương châm nhà nước giúp dân, cộng đồng giúp dân, người nghèo vượt lên chính mình.
+ Quĩ XĐGN thông qua tài trợ của chính phủ, của tổ chức quốc tế, của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, của các nhà hảo tâm, khai thác nguồn nội lực là chính.
+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người nghèo, kết hợp chính sách kinh tế xã hội tao điều kiện cho người nghèo hoà nhập cùng với cộng đồng, phát triển đầu tư hạ tầng cơ sở có trọng điểm theo phương châm cuốn chiếu dứt điểm từng vùng đảm bảo có hiệu quả kinh tế xã hội cao.
2. Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện công tác XĐGN huyện Quản Bạ:
Để công tác XĐGN trên địa bàn huyện Quản Bạ được lãnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất, trong giai đoạn 2005-2010, cần chú trọng thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Quán triệt thực hiện tốt chương trình XĐGN giai đoạn 2006-2010, các chủ chương chính sách của tỉnh về XĐGN. Tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả chương trình XĐGN trên địa bàn huyện, đặc biệt chú trọng tập trung ở các xã có tỉ lệ cao, phấn đấu mỗi năm giảm 7% hộ nghèo; Theo dõi đôn đốc các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, phát huy nội lực điều kiện tự nhiên kinh tế của từng địa bàn ,tăng cường công tác thâm canh chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất. Thực hiện tốt chỉ tiêu, kế hoạch được giao hàng năm các chương trình, dự án về XĐGN; Tiếp tục duy trì tốt công tác phụ trách xã của các đồng chí lãnh đạo huyện, các ngành, phòng ban, đoàn thể, cơ quan đơn vị được phân công trực tiếp phụ trách giúp đỡ các xã xoá đói giảm nghèo.
- Chú trọng bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ khuyến nông cơ sở, hoàn chỉnh mạng lưới khuyến nông thôn bản. Tiếp tục duy trì và thực hiện chủ trương tri thức trẻ tình nguyện về các xã nghèo, tạo điều kiện thuận lợi để họ yên tâm công tác lâu dài tại địa phương.
- Tiếp tục phát động mạnh mẽ sâu rộng phong trào đóng góp xây dựng quỹ XĐGN của huyện, ủng hộ quỹ “vì người nghèo”
- Đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, triển khai thực hiện tốt 9 chính sách,7 dự án hỗ trợ người nghèo.
- Làm tốt công tác thẩm định hộ thoát nghèo, tái nghèo để có mục tiêu kế hoạch giảm hộ nghèo cụ thể, sát thực và bền vững.
- Chỉ đạo các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội phối kết hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân tích cực sản xuất vượt kế hoạch năm. Vận động nhân dân phát huy nội lực, đoàn kết giúp đỡ hộ nghèo phát triển kinh tế, sử dụng và phát huy đạt hiệu quả nguồn vốn nhà nước đầu tư, hỗ trợ nhanh chóng thoát nghèo.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm XĐGN trong các cấp, các ngành và chính bản thân người nghèo, các cách làm có hiệu quả với địa phương.
- Duy trì và thực hiện quy chế hoạt động của ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, thông tin hai chiều. Phối hợp chặt chẽ giữa Đảng các tổ chức xã hội trong lãnh chỉ đạo, vận động nhân dân tíc cực XĐGN, phát huy và thực hiện tốt phong trào thi đua sản xuất xây dựng làng, bản văn minh, gia đình hạnh phúc. Nâng cao chất lượng các kì giao ban, tổ chức tốt các cuộc thăm quan , học tập một số mô hình kinh tế trong và ngoài huyện.
3. Mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ tổng quát:
Từ thực tiễn những năm qua,trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 và yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Đảng bộ huyện Quản bạ đã xá định mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ tổng quát với chủ đề “Đoàn kết – Dân chủ - Đổi mới – Phát triển” như sau:
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao sứ chiến đấu của các tổ chức Đảng, đẩy mạnh phát huy nôi lực; Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, dịch vụ. Với cơ cấu kinh tế được xác định: “Nông, lâm nghiệp – Thương mại dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp”; Tiếp thu các tiến bộ khoa học và công nghệ; Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, xoá đói giảm nghèo bền vững; ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
3.2. Nhiệm vụ tổng quát:
ã Đẩy mạnh phát triển vùng động lực (Thị trấn Tam Sơn, Quyết Tiến, Đông Hà) và tiểu vùng động lực (Xã Tùng Vài, Nghĩa Thuận, Thanh Vân); trọng tâm là tạo bước đột phá trong phát triển Nông nghiệp chất lượng cao, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nông nghiệp nông thôn để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 17% đối với vùng động lực, 15% đối với vùng tiểu động lực.
ã Phát huy nội lực, kết hợp các nguồn lực từ bên ngoài, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế cửa khẩu, chú trọng đầu tư phát triển cho vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
ã Tiếp tục đẩy mạnh, tăng thu ngân sách, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao hiệu quả hệ thống dịch vụ thương mại, phát triển mạnh dịch vụ chế biến nông lâm sản, thực phẩm…
ã Mở rộng và từng bước phát triển kinh tế đối ngoại, tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, ổn định, thông thoáng, thu hút mạnh vốn đầu tư.
ã Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực.Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động. Nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học; mở rộng tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện việc quản lí, khai thác có hiệu quả tài nguyên và môi trường.
ã Phát triển sự ngiệp y tế , thể dục – thể thao và văn hoá thông tin, cải thiện một bước các chỉ số phát triển của con người; giảm mạnh tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Tích cực ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tăng nhanh mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện bình đẳng giới.
ã Đẩy mạnh, thực hiện cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tăng cường kỷ cương và trách nhiệm của cán bộ công chức với công việc, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.
ã Tiếp tục xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị xã hội và đẩy mạnh phát triển quan hệ đối ngoại, tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
II. Một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN ở huyện Quản bạ trong thời gian tới:
1. Giải pháp về công tác lãnh đạo chỉ đạo:
- Chương trình xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng toàn dân ta nói chung và huyện Quản bạ nói riêng. “Muốn dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” đòi hỏi phải có sự lãnh đạo chỉ đạo chặt chẽ từ tỉnh đến huyện, từ huyện đến xã và từ xã đến thôn bản, đến với hộ nghèo...
- Trước hết là cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp phải xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho các năm cụ thể từng xã, từng thôn bản, từng hộ đói nghèo. Mỗi năm xoá được bao nhiêu hộ đói, giảm bao nhiêu hộ nghèo từ thôn bản đến xã, thị trấn. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra giám sát và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác XĐGN. Kịp thời phát hiện những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, đề ra những biện pháp hữu hiệu để có kế hoạch chỉ đạo các xã, thôn bản thực hiện đạt kết quả tốt trong công tác XĐGN.
2. Giải pháp tổ chức bộ máy cán bộ:
- Hệ thống tổ chức bộ máy là cốt lõi, là yếu tố quyết định. Hệ thống tổ chức cán bộ phải có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức cách mạng và có kinh nghiệm công tác.
- Dưới sự điều hành của huyện Đảng bộ HĐND, UBND huyện và cấp uỷ Đảng và chính quyền xã, thị trấn phải nhận thức được trách nhiệm của mình tới từng thôn bản. Đồng thời đánh giá đúng thực trạng đói nghèo, nguyên nhân đói nghèo của từng hộ, từng thôn bản xã, thị trấn để có cơ sở lập kế hoạch xoá đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện của huyện. Lập hệ thống “tổ tương trợ”, “tổ liên gia” để vay vốn XĐGN có hiệu qủa kinh tế.
- Các ngành, đoàn thể phát huy vai trò trách nhiệm, nhằm phối hợp chặt chẽ các hoạt động chương trình XĐGN với các chương trình cho phù hợp và phản ảnh được nguyện vọng tâm tư của người nghèo với Đảng và Nhà nước. Đồng thời hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng các loại giống lúa, ngô mới có năng suất cao và các loại cây có giá trị kinh tế, chăn nuôi cá loại gia súc cho giá trị kinh tế cao như con bò, con dê, ong mật.
- Chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã, cán bộ quản lí dự án, cán bộ làm công tác tín dụng, cán bộ các ngành chuyên môn nghiệp vụ mới. Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp cán bộ nhất là cán bộ hoạt động trên lĩnh vực xoá đói giảm nghèo. Cán bộ xoá đói giảm nghèo phải có trình độ văn hoá, hiểu biết về lí luận chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, của tỉnh, huyện về công tác xoá đói giảm nghèo; có sức khoẻ, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, gắn bó với dân được nhân dân ủng hộ. Có cái tâm với người nghèo và có một số hiểu biết đặc thù về chuyên môn nghiệp vụ như: khả năng phát triển cộng đồng, khả năng tiếp cận với người nghèo, khả năng công tác tín dụng. Để làm được điều đó phải kết hợp với trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và Trung tâm lý luận chính trị của tỉnh. Gửi cán bộ dự các khoá tập huấn và đào tạo lại, học tập thực tế các mô hình xoá đói giảm nghèo trong nước và ngoài nước.
3. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Xác định phương hướng sản xuất chủ yếu của từng vùng dân cư, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Huyện chia thành hai tiểu vùng kinh tế, để tổ chức chỉ đạo khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, nhằm thực hiện tốt chương trình XĐGN.
Tiểu vùng 1: Gồm ba xã vùng thấp (Đông hà, Lùng tám, Cán tỷ) nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất cây lương thực, phát triển chăn nuôi (trâu, bò, dê) trồng rừng, bảo vệ, chăm sóc rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả, trồng các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây làm thuốc.
Tiểu vùng 2: Còn lại 9 xã và 1 thị trấn, nhiệm vụ chủ yếu là trồng cây lương thực (ngô, lúa, rau, đậu) cây công nghiệp (chè) cây dược liệu (thảo quả, xuyên nhung, huyền sâm, tam thất, ấu tẩu) các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: hồng không hạt, lê, mận, ... chăn nuôi phát triển đàn bò, đàn dê, ong, phát triển nghề rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng kinh tế.
cụ thể:
ã Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, chất lượng, hiệu quả. Tạo bước đột phá về phát triển kinh tế từ sản xuất nông lâm nghiệp, lấy tăng trưởng đàn gia súc: bò, dê, lợn và phát triển cây rau, hoa, cây đậu tương, cây thảo quả làm trọng tâm chỉ đạo. Xây dựng và phát triển chợ gia súc tại Thị trấn Tam sơn. Xây dựng các mô hình trang trại trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc (xã Thanh Vân, Đông Hà…).
ã Phấn đấu đến 2010 mở rộng diện tích trồng cây đậu tương đến năm 2010 đạt trên 1500 ha để đạt sản lượng trên 1500 tấn; cây lạc 500 ha ở hầu hết các xã, thị trấn. Đẩy mạnh trồng cây thảo quả đạt trên 1247 ha tập trung ở các xã như: Tả Ván, Tùng Vài,Cao Mã Pờ… để đảm bảo cho chế bíên và xuất khẩu, hạn chế bán thô. Trồng hồng không hạt 50 ha trở lên ở Thị trấn Tam Sơn và các xã Quản Bạ, Nghĩa Thuận. Trồng mới trên 50 ha chè ở các xã Tùng Vài, Tả Ván, Cao Mã Pờ, Quyết Tiến… đầu tư xây dựng trạm chế biến chè tại xã Tùng Vài. Phấn đấu đến 2007 huyện có sản phẩm chè được chế biến bán trên thị trường.
ã Phát triển vùng sản xuất thực phẩm, vùng sản xuất hoa, rau sạch chất lượng cao xã Quyết Tiến và Thị trấn Tam Sơn. Đặc biệt vùng quy hoạch 150 ha sản xuất nông nghiệp công nghệ chất lượng cao tại xã Quyết Tiến; phấn đấu đưa xã Quyết Tiến trở thành khu vực đầu mối trung tâm cung cấp thực phẩm, rau sạch, hoa chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài huyện.
ã Thực hiện giao khoán, khoanh nuôi bảo vệ rừng cho nhân dân và các tổ chức xã hội khác. Phát triển mạnh trồng rừng đạt trên 2300ha, trong đó có 2000 ha cây sa mộc; trồng các loai cây nguyên liệu; Phấn đấu đến năm 2010 đưa độ che phủ rừng đạt trên 60%.
ã Tiếp tục đẩy mạnh phát triển trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc, tập trung ở các xã: Lùng tám, Cán tỷ, Bát đại sơn, Quản bạ, Đông hà, Thái an, Thanh vân tạo bước đột phá mạnh mẽ trong chăn nuôi. Phấn đấu phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng trên 40% trong ngành nông nghiệp. Đến năm 2010, tổng đàn gia súc tăng gấp 2 lần so với năm 2005, (tổng đàn trâu: 8.900 con; tổng đàn bò: 14.700 con; tổng đàn dê: 7.100 con; tổng đàn lợn: 34.500 con); phát huy lợi thế từng vùng tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, tiếp tục phát triển các loại gia súc, gia cầm khác để sản phẩm hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú, nhất là duy trì phát triển các loại gia cầm đặc sản như vịt bầu, gà đen…
Quản bạ phải phấn đấu theo hướng: giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Tiếp tục đổi mới cơ cấu cây trồng mùa vụ, thâm canh trên vùng đất chủ động nước, chuyển diện tích trồng cây lúa và cây có năng suất thấp sang trồng những cây công nghiệp, dược liệu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Phát triển vườn đồi, vườn rừng, trang trại, khai thác, tận dụng những vùng đất đai chưa được sử dụng, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Từ chuyển dịch cơ cấu chung, mỗi hộ gia đình nhất là những hộ nghèo cần căn cứ vào quy hoạch chung để xác định gia đình mình làm nghề gì, sản xuất cây gì, nuôi con gì để có thu nhập cao, nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo.
4. Quy hoạch đất đai - tạo điều kiện cho hộ nghèo có đất sản xuất:
Phải quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết từng vùng, từng thôn bản để có cơ sở khoa học và tạo điều kiện phát huy các tiềm năng lợi thế của từng xã, từng thôn bản trên địa bàn huyện trước mắt cũng như lâu dài. Trên cơ sở đó bố trí lại khu dân cư, giao đất sản xuất nông lâm nghiệp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng lâu dài cho hộ nông dân. Để mở mang các trang trại sản xuất hàng hoá, gắn người lao động với đất đai...
Giúp đỡ về vốn, vật tư kỹ thuật hướng dẫn khoa học kỹ thuật kinh nghiệm làm ăn. Hiện nay ở nhiều thôn bản các hộ nông dân do thiếu vốn sản xuất, vay lãi xuất cao, hộ đói nghèo không có tiền mua phân bón, giống cây con, thuốc trừ sâu, sức kéo, lao động không đủ đảm bảo kịp thời vụ sản xuất dẫn đến năng xuất, sản lượng các loại cây trồng vật nuôi thấp, thiếu lương thực phải đi vay lãi như vậy lãi mẹ đẻ lãi con, dồn người nghèo vào vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Để giải quyết vốn cho người nghèo cần xem xét tất cả trên các mặt như số lượng vay vốn, thời gian vay, phương thức vay. Phương thức tổ chức mô hình sản xuất cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng thôn bản, từng hộ. Nguồn vốn cho vay hiệu quả nhất là từ 2 – 5 triệu đồng/hộ với thời gian 3 – 5 năm có như vậy mới đáp ứng nhu cầu ổn định để phát triển sản xuất có hiệu quả. Đào tạo nghề, giúp đỡ kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn cho hộ đói nghèo bằng nhiều hình thức khác nhau trên các thông tin đại chúng như báo, đài...
5. Xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội:
Xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội - vừa là điều kiện để chuyển đổi cơ cấu kinh tế như phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch. Tổ chức hợp tác xã theo luật hợp tác xã mới... vừa làm thay đổi căn bản về đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, cùng tạo điều kiện thực hiện chương trình XĐGN. Đây là việc làm phù hợp với xu hướng đô thị hoá trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
III. Kiến nghị:
Công tác XĐGN ở huyện Quản bạ là công việc hết sức khó khăn, phức tạp.Trong điều kiện huyện còn nghèo, tôi xin kiến nghị với Đảng Nhà nước, tỉnh một số vấn đề sau:
1. Vì hộ nghèo,vùng nghèo, vệt nghèo, xã và thôn bản nghèo thường nằm ở miền núi vùng sâu,vùng xa để giải quyết vấn đề này cần tạo ra “cú huých” ban đầu, phải tháo gỡ “điểm nút” cho cả cộng đồng, cho cả đơn vị địa phương. Nếu chỉ tác động trực tiếp vào người nghèo thì hiệu quả sẽ bị hạn chế. Trong điều kiện của một tỉnh nghèo, lực bất tòng tâm thì đề nghị nhà nước hỗ trợ kinh phí, nhất là về xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, kinh phí để nâng cao hiểu biết cho người nghèo.
2. Nhà nước đang triển khai nhiều chương trình, dự án quốc gia với tổng kinh phí rất lớn. Nhưng cách vận hành dự án chưa hợp lí, vận hành qua nhiều tầng, nhiều nấc hành chính,hiệu quả thấp, lợi ích mà cơ sở và người dân được hưởng rất thấp. Vì vậy, Nhà nước cần phải có quy chế vận hành các chương trình dự án để phục vụ cho xoá đói giảm nghèo.
3. Đề nghị Nhà nước có tổng kết về mô hình, bộ máy, cán bộ điều hành công tác xoá đói giảm nghèo và cần nghiên cứu để có một khoản chi phí quản lí cho việc quản lí điều hành chương trình xoá đói giảm nghèo.
Kết luận
Xóa đói giảm nghèo là vấn đề có tính toàn cầu, được cả thế giới quan tâm và đề ra những giải pháp thực hiện.Việt nam là một nước nông nghiệp lạc hậu có điểm xuất phát thấp, hơn 80% dân số hoạt động trong ngành sản xuất nông nghiệp. Tỉ lệ đói nghèo còn rất cao, tập trung nhiều nhất ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng cơ sở Cách mạng và kháng chiến cũ.
Chương trình xoá đói giảm nghèo là chủ chương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa - đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển về mức sống giữa các vùng miền, các dân tộc, các tầng lớp dân cư, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển một cách toàn diện, bình đẳng.
Từ cuộc vận động XĐGN năm 1992 đến nayđã trở thành phong trào mạnh mẽ trong cả nước với sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức quần chúng nêu cao tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”… đã thiết thực giúp các hộ đói nghèo bớt phần khó khăn và thiếu thốn. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu chương trình xoá đói giảm nghèo, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, đoàn thể bằng chủ chương đường lối, chính sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Cơ quan Nhà nước các cấp quản lí bằng cơ chế chính sách, trên cơ sở đường lối của Đảng. Nhân dân làm chủ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong lao động sản xuất tiết kiệm và vươn lên xoá đói giảm nghèo. Trong giai đoạn hiện nay mỗi địa phương, mỗi đơn vị mà trục tiếp là người nghèo cần phát huy nội lực, khả năng của chính mình thì chương trình XĐGN mới có kết quả bền vững. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và thực hiện các chính sách xã hội đảm bảo nguyên tắc xã hội công bằng, văn minh, phấn đấu cho mục tiêu dân giàu nước mạnh.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, đi vào nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường ngày càng phát triển thì hiện tượng đói nghèo càng nhiều biến động phức tạp. Đòi hỏi chúng ta phải nắm vững các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ chương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, để tiếp tục nghiên cứu tìm ra những giải pháp tốt nhằm thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN.
Nội dung đề tài nghiên cứu rất rộng và liên quan đến nhiều vấn đề thực tiễn đề ra. Qua ba phần nội dung đề tài đã trình bày, phân tích, đánh giá các vấn đề thuộc phạm vi xoá đói, giảm nghèo ở huyện Quản bạ - tỉnh Hà giang. Trong quá trình luận giải vấn đề xoá đói giảm nghèo ở huyện nhà, xuất phát từ điều kiện địa lí, kinh tế tự nhiên, các tiềm năng chưa được khai thác, môi trường sinh thái khắc nghiệt dẫn tới nền kinh tế xã hội huyện chưa có khả năng và thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Từ sự phân tích thực trạng và kết quả đạt được và những yếu kém cần khắc phục trong quá trình thực hiện chính sách XĐGN của cơ quan lãnh đạo huyện dẫn tới các khuyến nghị và đề xuất các giải pháp có khả năng đưa vào thực tiễn ở địa phương.
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả được sự giúp đỡ nhiệt tình của Huyện uỷ, UBND huyện, Phòng Lao động thương binh xã hội, Ban xoá đói giảm nghèo của huyện và sự hướng dẫn tận tình của tập thể các thầy cô giáo khoa Thống kê trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội.
Tuy nhiên do thời gian, tài liệu nghiên cứu và bản thân tôi còn có hạn chế về trình độ lí luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót cả về nội dung và hình thức.Tôi xin trân thành cảm ơn sự góp ý phê và bổ xung của các thầy cô giáo để đề tài thêm hoàn chỉnh.
Tài liệu tham khảo
1. Mác - ăngghen toàn tập -Tập 4, 23 - NXB Sự thật - 1987.
2.V.I.Lênin toàn tập - Tập I - NXB Tiến bộ - 1974.
3.Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 7 - NXB Sự thật - 1989.
4.Văn kiện đại hội Đảng khoá VII, VII, IX.5.Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Hà giang khoá XV.
6.Niên giám Thống kê tỉnh Hà giang.
7.Chương trình XĐGN 2001-2005 của Ban chỉ đạo XĐGN tỉnh Hà giang.
8.Chương trình XĐGN 2006-2010 của Ban chỉ đạo XĐGN huyện Quản bạ.
9.Chuẩn mực đói nghèo ở Việt nam.
10.Báo cáo tổng kết 5 năm thưc hiện chương trình XĐGN- VL huyện Quản bạ giai đoạn 2001-2005.
11.Báo cáo của Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Quản bạ năm 2003.
12.Giáo trình Xã hội học - Khoa xã hội học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
13.Giáo trình Kinh tế công cộng - Khoa kế hoạch và phát triển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội 2003.
14.Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp – Khoa Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Đại học Kinh tế Quốc dân – NXB Thống kê 2004.
15.Đổi mới ở vùng miền núi – NXB Nông nghiệp – 2002.
16.XĐGN ở vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp – Hà Quế Lâm – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội – 2002.
17.Nghèo – Báo cáo phát triển Việt Nam 2004.
18.Vấn đề XĐGN ở nông thôn nước ta hiện nay - NXB Nông nghiệp – 2002.
Mục lục
Lời mở đầu 1
Phần I. Phân hóa giàu nghèo và sự cần thiết của xóa đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế nước ta 4
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nghèo đói : 4
1. Tính tất yếu của quá trình phân hóa giàu nghèo: 4
2. Quan niệm về đói nghèo và thước đo đói nghèo: 9
2.1. Đói nghèo và các khía cạnh của đói nghèo: 9
2.2. Thước đo đói nghèo: 10
2.2.1. Xác định các chỉ số phúc lợi: 10
2.2.2.Lựa chọn và ước tính ngưỡng nghèo: 10
2.2.3. Các thước đo đói nghèo thông dụng: 12
II.Vài nét về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hà giang nói riêng: 13
1.Vài nét về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam: 13
2.Vài nét về XĐGN và mục tiêu XĐGN của tỉnh Hà giang: 14
Phần II. Tình hình xoá đói giảm nghèo ở huyện quản bạ giai đoạn 2001-2005. 16
I. tác động của đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội tới hiện tượng đói nghèo tại huyện quản bạ: 16
1.Đặc điểm tự nhiên: 16
1.1.Vị trí địa lí: 16
1.2.Địa hình : 16
1.3.Khí hậu: 17
1.4. Sông nước: 17
1.5. Thổ nhưỡng: 17
1.6.Khoáng sản: 17
1.7.Đất đai: 17
2. Đặc điểm dân số xã hội: 19
2.1.Đặc điểm dân số lao động: 19
2.2. Đặc điểm dân số dân tộc: 20
3. Đặc điểm kinh tế xã hội: 21
II.Khái quát tình trạng đói nghèo của huyện Quản Bạ giai đoạn 2001 – 2005: 22
1. Tính tất yếu của quá trình phân hoá giàu nghèo trên địa bàn huyện Quản Bạ: 22
2. Thực trạng đói nghèo ở huyện Quản Bạ giai đoạn 2001 – 2005: 23
III. Nguyên nhân đói nghèo: 29
1. Sự phân cách trầm trọng kéo dài: 29
2. Những rủi ro tai họa phát sinh đột xuất: 32
3. Do nguồn lực hạn chế: 33
4. Do tác động của chiến tranh biên giới và các chính sách kinh tế xã hội: 33
IV.Các giải pháp xoá đói giảm nghèo đã được huyện Quản bạ áp dụng và kết quả đạt được: 34
1. Công tác chỉ đạo triển khai: 35
2. Quá trình thực hiện: 35
2.1. Thực hiện các chính sách: 35
2.1.1. Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho người nghèo: 35
2.1.2. Chính sách giáo dục, dạy nghề: 35
2.1.3. Chính sách Y tế – KHHGĐ: 36
2.1.4. Chính sách an sinh xã hội: 36
2.1.5. Chính sách hỗ trợ về nhà ở: 37
2.1.6. Chính sách hỗ trợ văn hoá thông tin cho người nghèo: 37
2.1.7. Chính sách hỗ trợ cho người nghèo và vùng đặc biệt khó khăn: 38
2.1.8. Chính sách hỗ trợ người nghèo về dịch vụ thương mại và tiêu thụ sản phẩm: 38
2.2. Thực hiện các dự án: 38
2.2.1. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 38
2.2.2. Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề: 38
2.2.3. Dự án tín dụng cho người nghèo: 39
2.2.4. Dự án định an định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới: 39
2.2.5. Đào tạo cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo: 39
3. Kết quả cụ thể: 40
4. Hạn chế của việc tổ chức chương trình XĐGN: 40
Phần III. Các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện quản bạ trong thời gian tới 2006-2010. 41
I. Quan điểm của tỉnh và phương châm thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo của huyện Quản Bạ: 41
1. Quan điểm của tỉnh Hà Giang về XĐGN: 41
2. Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện công tác XĐGN huyện Quản Bạ: 42
3. Mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ tổng quát: 43
3.1. Mục tiêu tổng quát: 43
3.2. Nhiệm vụ tổng quát: 44
II.Một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN ở huyện Quản bạ trong thời gian tới: 45
1. Giải pháp về công tác lãnh đạo chỉ đạo: 45
2. Giải pháp tổ chức bộ máy cán bộ: 46
3. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 47
4. Quy hoạch đất đai - tạo điều kiện cho hộ nghèo có đất sản xuất: 49
5. Xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội: 50
III. Kiến nghị: 50
Kết luận 51
Tài liệu tham khảo 53
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32760.doc