Chi phí trả trước là khoản thực tế đã chi ra, được tính dần theo kế hoạch vào đối tượng chịu chi phí kỳ sau.
Ở nhà máy Giầy Phúc Yên chi phí trả trước phát sinh phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng không được tính dần vào đối tượng chịu chi phí mà được kết chuyển trực tiếp vào tổng CPSX trong kỳ.
Để đảm bảo theo đúng nguyên tắc, chế độ kế toán quy định, nhà máy nên tiến hành phân bổ chi phí trả trước, phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng vào TK627 CPSXC. Sau đó mới kết chuyển để tập hợp CPSX trong kỳ.
- Khi phân bổ chi phí trả trước vào CPSX chung trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK267
Có TK142
- Kết chuyển CPSXC vào TK631
Nợ TK631
Có TK627
Ví dụ: 6 tháng đầu năm 2002, chi phí trả trước được tính vào CPSXC trong kỳ là: 184.512.224, kế toán ghi:
Nợ TK627: 184.512.224
Có TK142: 184.512.224
56 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy giầy Phúc Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên đã tìm được cho mình một hướng đi đúng đắn để đứng vững và phát triển.
Tất cả những gì mà nhà máy có được ngày hôm nay là kết quả của một quá trình phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn nhà máy. Với đà này, mong rằng nhà máy sẽ có thêm nhiều bạn hàng và phát triển hơn nữa.
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy Giầy Phúc Yên:
2.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nhà máy Giầy Phúc Yên là một nhà máy có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, sản phẩm chínhlà giầy thể thao với quy trình công nghệ phải trải qua nhiều giai đoạn. Vì vậy nhà máy đã tổ chức thành 5 phân xưởng sản xuất, đó là các phân xưởng sau:
- Phân xưởng chặt
- Phân xưởng in
- Phân xưởng may
- Phân xưởng đế
- Phân xưởng thành hình
Mỗi phân xưởng có một nhiệm vụ riêng, và giữa chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể nhiệm vụ chủ yếu của từng phân xưởng như sau:
- Phân xưởng chặt: Chuyên pha chế cắt da, giả da, mếch mút thành các chi tiết của mũ giầy.
- Phân xưởng in: Chuyên in nhãn, mác trang trí lên mũ giầy
- Phân xưởng may: Có nhiệm vụ bồi da với mếch và mút, sau đó chuyển may hoàn chỉnh mũ giầy.
- Phân xưởng đế: Chuyên lồng mũ giầy vào phom giầy, quét keo và chân mũ giầy rồi đưa vào lưu hoá gò hình thành đôi giầy.
- Phân xưởng thành hình: Chuyên dập ô rrê, luồn dây giầy để hoàn thành giầy hoàn chỉnh, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, phân loại và đóng gói.
Mô hình tổ chức sản xuất ở nhà máy Giầy Phúc Yên được trình bày ở sơ đồ sau:
Nhà máy Giầy Phúc Yên
Phân xưởng thành hình
Phân xưởng đế
Phân xưởng may
Phân xưởng in
Phân xưởng chặt
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
2.1.2.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý của nhà máy:
Để điều hành và quản lý phù hợp với đặc điểm của nhà máy, nhà máy tổ chức bộ máy quản lý nhà máy như sau:
* Ban lãnh đạo, điều hành nhà máy.
- Giám đốc
- Phó giám đốc
* Các phòng chức năng
- Phòng tài vụ
- Phòng kế hoạch - sản xuất - xuất, nhập khẩu
- Phòng kỹ thuật
- Phòng KCS
- Phòng tổ chức hành chính - lao động - tiền lương
- Phòng bảo vệ
- Phòng y tế
Mỗi bộ phận chức năng có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty trong việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch được giao. Bên cạnh, sự hỗ trợ của phó giám đốc, giám đốc cũng chỉ đạo trực tiếp một số phòng như: phòng tài vụ, phòng kế hoạch - sản xuất - xuất nhập khẩu, phòng tổ chức hành chính - lao động - tiền lương, phòng bảo vệ và phòng y tế.
- Phó giám đốc: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc điều hành hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhà máy. Phó giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng như phòng kế hoạch sản xuất - xuất nhập khẩu, phòng tổ chức hành chính lao động tiền lương, phòng kỹ thuật KCS.
- Phòng tài vụ: Giúp giám đốc quản lý về mặt tài chính mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Giám sát bằng đồng tiền mọi hoạt động kinh tế: kiểm tra, giám sát tài sản của nhà máy, tổ chức quản lý, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả.
- Phòng kế hoạch sản xuất - xuất, nhập khẩu: Hỗ trợ giám đốc nhà máy tổ chức tốt các biện pháp sản xuất nhằm đạt kết quả cao nhất. Làm tốt công tác về vật tư, thiết bị và sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của phía đối tác.
- Phòng kỹ thuật: hỗ trợ giám đốc nhà máy theo dõi về mặt kỹ thuật chất lượng sản xuất để có hướng xem xét, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của đơn đặt hàng, có nhiệm vụ thiết kế mẫu, tính toán các thông số kỹ thuật cung cấp cho phòng kế hoạch, kiểm tra giám sát nâng cao tay nghề công nhân, đào tạo công nhân mới.
- Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất.
- Phòng tổ chức hành chính - lao động - tiền lương: Giám sát quá trình lao động của nhà máy, tính toán tiền lương cho công nhân viên, phòng tổ chức hành chính quản lý một số phòng ban trực thuộc như phòng bảo vệ, phòng y tế, các phân xưởng, bộ phận sản xuất trực tiếp.
Mỗi phân xưởng đều có quản đốc phân xưởng giúp Ban giám đốc hiểu hơn tình hình sản xuất thực tế và nguyện vọng của anh chị em công nhân để kịp thời có các biện pháp quản lý đúng đắn.
Mỗi phòng ban đều có nhiệm vụ riêng nhưng các phòng ban đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng thực hiện tốt nhiệm vụ, giúp giám đốc quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bộ máy quản lý và sản xuất có thể được khái quát bằng sơ đồ sau:
Giám đốc
P.Giám đốc
P.Giám đốc
Phòng KCS
Phòng kỹ thuật
Phòng TCHC LĐ tiền lương
Phòng kế hoạch SX-XNK
Phòng tài vụ
Kho
PX may
PX in
PX chặt
Phòng bảo vệ
PX đế
Phòng y tế
PX Th.hình
2.1.2.3. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất Giầy:
Để hoàn thành một đôi giầy thể thao hoàn chỉnh phải trải qua một số quy trình sản xuất liên tục và xen kẽ. Quy trình sản xuất giầy ở nhà máy Giầy Phúc Yên có thể được khái quát qua biểu đồ sau:
Công đoạn chặt cắt da, giả da, mếch mút thành các chi tiết của mũ giầy
Công đoạn in nhãn mác trang trí lên mũ giầy
Công đoạn may bồi da vào mút may chỉnh mũ giầy
Da, giả da, mếch mút
KCS
Công đoạn thành hình dập ô rê, luồn dây kiểm nghiệm chất lượng, phân loại, đóng gói
Công đoạn gò lồng mũ giầy vào phom. Quét keo đế và chân mũ giầy lưu hoá trong lô
Đế, keo dán hoá chất
KCS
2.1.3. Tổ chức công tác kế toán ở nhà máy giầy Phúc Yên
2.1.3.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán
Nhà máy Giầy Phúc Yên là một nhà máy có quy mô vừa và nhỏ, địa bàn sản xuất tập trung một địa điểm, vì vậy để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất cũng như hệ thống quản lý nhà máy Giầy Phúc Yên đã tổ chức bộ máy kế toán có cơ cấu gọn nhẹ theo hình thức kế toán tập trung, đứng đầu là trưởng phòng tài vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.
2.1.3.2. Bộ máy kế toán của nhà máy:
ở nhà máy Giày gần Phúc Yên , kế toán giữ vai trò hết sức quan trọng, với chức năng quản lý tài chính, theo dõi sự vận động của các loại tài sản, xác định những nhu cầu về vốn, cung cấp những thông tin cần thiết và chính xác cho giám đốc và các phòng liên quan để ra quyết định kịp thời điều chỉnh mọi hoạt động sản xuất. Đồng thời giúp các cơ quan chức năng của nhà nước theo dõi, kiểm tra thực hiện chế độ chính sách, thể lệ về kinh tế tài chính trong nhà máy. Cụ thể phòng kế toán của nhà máy có nhiệm vụ là:
+ Tổ chức hướng dẫn lập mọi chứng từ ban đầu và ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác đầy đủ, có hệ thống mọi mặt hoạt động kinh tế của nhà máy và xác định luân chuyển các chứng từ đó.
+ Tính toán, ghi chép chính xác về nguồn vốn và tình hình sử dụng tài sản cố định, vật tư, các loại vốn... phản ánh kịp thời chi phí sản xuất.
+ Tổng hợp thống kê nên bảng cân đối số phát sinh và lập các báo cáo kế toán.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, bộ máy kế toán ở nhà máy Giầy Phúc Yên được tổ chức như sau:
- Trưởng phòng tài vụ tổng hợp kiêm kế toán tổng hợp
- Kế toán chi tiết kiêm kế toán tài sản cố định
- Kế toán thanh toán
Ngoài ra còn có nhân viên chuyên tính tiền lương, các khoản trích theo lương, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng và nhập kho thành phẩm.
Bộ máy kế toán của nhà máy được tổ chức theo sơ đồ sau:
Trưởng phòng tài vụ - kế toán tổng hợp
Kế toán chi tiết, kế toán TSCĐ
Kế toán thanh toán
2.1.3.3. Hình thức kế toán ở nhà máy Giầy Phúc Yên
+ Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý kinh tế tài chính hiện nay nhà máy áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ với hệ thống sổ kế toán, báo cáo kế toán thống nhất.
+ Hệ thống sổ kế toán ở nhà máy gồm có:
- Sổ nhật ký chứng từ 1 (ghi có TK111 và bảng kê số 1 ghi Nợ TK111)
- Sổ nhật ký chứng từ số 2: Ghi có TK112 và bảng kê số 2 ghi Nợ TK112
- Nhật ký chứng từ số 5: Ghi Có TK331
- Nhật ký chứng từ số 7: Ghi Có TK 142, 152, 153, 214, 241, 333, 334, 338, 621, 627,631.
- Nhật ký chứng từ số 8: Ghi có TK 632, 642, 711, 811, 911
- Nhật ký chứng từ số 10: Ghi có các TK còn lại
- Bảng kê số 3, tính giá trị thực tế nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ xuất dùng
Ngoài ra còn có các bảng như: bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ.
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Trình tự kế toán ghi sổ theo hình thức: NKCT
Chừng từ gốc và các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng kê
Sổ cái
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
2.1.3.4. Chế độ kế toán áp dụng tại nhà máy:
- Niên độ kế toán bắt đầu từ 01 tháng 01 của năm và kết thúc 31/12 của năm, áp dụng theo năm và trùng với năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam.
+ Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác về đồng Việt Nam theo tỷ giá ngân hàng tại thời điểm phát sinh.
Nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo trị giá thực tế, phương pháp khấu hao TSCĐ áp dụng theo quy định 166/1999/QĐ-BTC.
- Nhà máy tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Nhà máy áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì.
2.2. Tình hình thực tế về tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy Giầy phúc yên:
2.2.1. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
CPSX là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng và luôn được các nhà quản lý quan tâm vì nó gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tổ chức tốt công tác tập hợp CPSX luôn là mục tiêu của các nhà quản lý nói chung và nhà máy Giầy Phúc Yên nói riêng đặt ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
2.2.1.1. Đặc điểm CPSX và phân loại CPSX ở nhà máy Giầy Phúc Yên
Cũng như bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào, để tiến hành hoạt động SXKD, nhà máy Giầy Phúc Yên phải chi ra các khoản chi phí về nguyên vật liệu, chi phí tiền công, chi phí về tư liệu sản xuất và các chi phí khác gọi là CPSX. Tuy nhiên, do đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất hàng gia công nên chi phí nhân công chiếm tỷ lệ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của nhà máy. Và do chu kỳ sản xuất ở nhà máy tương đối ngắn, vốn lưu động quay vòng nhanh, do vậy CPSX để sản xuất sản phẩm tương đối ổn định.
Xét theo mục đích công dụng của chi phí, trong quá trình hoạt động sản xuất, chi phí của nhà máy hiện nay bao gồm:
Về mặt quản lý, phân loại theo các khoản mục chi phí giúp các nhà quản trị doanh nghiệp quản lý chi phí theo định mức, phân tích tình hình kế hoạch giá thành và xác định được phương hướng và các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
2.2.1.2. Công tác quản lý chi phí sản xuất ở nhà máy Giầy Phúc Yên
CPSX là nội dung của giá thành sản phẩm, vì vậy cần chú trọng công tác quản lý CPSX, để có thể hạ thấp giá thành, một trong những yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, thì vấn đề đầu tiên là phải quản lý thật tốt CPSX. Quán triệt nguyên tắc này, nhà máy Giầy Phúc Yên đã xây dựng kế hoạch sản xuất, xây dựng định mức cho từng loại giầy, lập kế hoạch CPSX và kế hoạch giá thành, khuyến khích phát huy sáng kiến, tiết kiệm chi phí trong công nhân... nhằm dần dần từng bước hạ CPSX xuống mức thấp nhất, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất. Nhà máy cũng có những biện pháp gắn quyền lợi, trách nhiệm của từng công nhân, từng phân xưởng với công việc được giao, góp phần đáng kể trong công việc tiết kiệm CPSX, nâng cao hiệu qủa SXKD.
2.2.1.3. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX ở nhà máy Giầy Phúc Yên
Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX là khâu quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành ở nhà máy. Việc xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX là khâu đầu tiên, không thể thiếu trong kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Để tập hợp CPSX và tính giá thành được chính xác thì yếu tố cơ bản là kế toán phải xác định được đối tượng tập hợp CPSX phù hợp. Bởi xác định được đối tượng tập hợp CPSX là xác định phạm vi phát sinh của chi phí, cơ sở cho việc tập hợp CPSX.
ở nhà máy Giầy Phúc Yên do đặc điểm sản xuất hàng gia công chu kỳ sản xuất ngắn và đặc điểm CPSX tương đối ổn định nên nhà máy xác định đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong kỳ.
2.2.1.4. Phương pháp kế toán CPSX ở nhà máy Giầy Phúc Yên:
Do đặc điểm CPSX, nhà máy Giầy Phúc Yên chỉ tập hợp CPSX theo khoản mục CPNCTT và CPSXC. Phần CPNVLTT, kế toán chỉ quản lý về số lượng hiện vật. Kế toán ở nhà máy sử dụng các tài khoản để tập hợp CPSX như sau:
- TK622 "Chi phí nhân công trực tiếp" dùng để tập hợp chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lượng BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
- TK627: "Chi phí sản xuất chung" dùng để tập hợp CPSX có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí phục vụ cho sản xuất phân xưởng như: Chi phí nhân công phân xưởng, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
- TK631: "Giá thành sản xuất" dùng để tập hợp toàn bộ CPSX trong kỳ liên quan đến chế tạo sản phẩm.
Việc hạch toán CPSX ở nhà máy được hạch toán theo từng khoản mục chi phí như sau:
2.2.1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
CPNVLTT là những chi phí và nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
ở nhà máy Giầy Phúc Yên chi phí về nguyên vật liệu chính sử dụng vào sản xuất là những chi phí chi ra để mua các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như:
- Da, giả da, chỉ may... phục vụ cho công đoàn may mũ giầy
- Hoá chất phục vụ cho công đoạn gò giầy
- Đế giầy sẵn
Tuy nhiên do đặc điểm của nhà máy Giầy Phúc Yên là nhà máy hợp tác sản xuất hàng gia công với Công ty Đồng Trị - Đài Loan, mọi chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất đều do Công ty Đồng Trị chịu trách nhiệm, nhà máy chỉ quản lý việc sử dụng khoản chi phí này về mặt số lượng.
Việc xuất dùng nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất sản phẩm ở nhà máy được quản lý chặt chẽ và tuân theo nguyên tắc tất cả nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất cụ thể.
Nguyên tắc xuất dùng: căn cứ vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu thực tế, các bộ phận sản xuất cần sử dụng nguyên vật liệu phải làm phiếu xin lĩnh vật tư gửi lên bộ phận cung tiêu thuộc phòng kế hoạch sản xuất - xuất nhập khẩu. Tuỳ thuộc nhu cầu hợp lý hay không và tuỳ thuộc vào số lượng vật tư bộ phận cung tiêu sẽ làm thủ tục xuất kho nguyên vật liệu. Khi nhận được phiếu xuất kho, thủ kho xuất nguyên vật liệu cho bộ phận sản xuất. Khi xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phải ghi rõ trên phiếu xuất kho số lượng, chủng loại nguyên vật liệu xuất dùng và địa điểm phát sinh chi phí, hằng ngày các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu được thủ kho lưu lại và theo định kỳ sẽ chuyển lên phòng kế toán, kế toán phân loại phiếu xuất kho, xuất kho riêng và ghi vào sổ chi tiết của từng loại nguyên vật liệu.
Trong tháng: 04/2002 thủ kho xuất nguyên vật liệu theo mẫu phiếu xuất kho như sau:
Biểu số 1
Nhà máy Giầy Phúc Yên Số 92 mẫu C12-H
phiếu xuất kho (QĐ999-TC/QĐ
Ngày 18 tháng 9 năm 2002 ngày 2/11/1996 của BTC
Họ và tên người nhận: Chị Hoa
Địa chỉ: Bộ phận Gò
Xuất tại kho: Da đế
Số TT
Tên nhãn hiệu quy cách
Mã số
ĐV tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực xuất
1
Đế cao su 39
đôi
13.00
1300
2
Đế cao su 40
đôi
650
650
.....
phụ trách cung tiêu kế toán trưởng người nhận thủ kho
2.2.1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
CPNCTT là khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính , lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ.
Tại nhà máy Giầy Phúc Yên, CPNCTT được theo dõi bởi các tài khoản sau:
- TK622: Chi phí nhân công trực tiếp
- TK334: Phải trả công nhân viên
- TK338: Phải trả, phải nộp khác
Hiện nay ở nhà máy đang áp dụng hai hình thức trả lương là:
- Hình thức trả lương theo thời gian
- Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Để tính được CPNCTT, nhà máy áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm theo quyết định số 47/GĐ của nhà máy.
Tiền lương sản phẩm là hình thức tính lương cho người lao động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn thành, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn gía tính lương cho một đơn vị sản phẩm công việc đó. Nhà máy quy định, chỉ có những sản phẩm hoàn thành, đảm bảo chất lượng quy định thì mới được trả lương. ĐƠn giá lương sản phẩm được xây dựng qua định mức lượng, chế độ lương. Qua khảo sát thực tế, nhà máy đã xây dựng đơn giá của từng sản phẩm cho bộ phận sản xuất trực tiếp như sau:
Biểu số 2
nhà máy Giầy Phúc Yên
bảng đơn giá tiền lương sản phẩm
ĐVT: Đồng
TT
Tên bộ phận
Cao
Trung
Thấp
Ghi chú
1
Chặt
134.5
125.12
111.82
2
In
145.66
138.6
123.83
3
Đế
150.87
143.68
128.41
4
May
1285.41
1224.2
1094.12
5
Thành hình
586.41
558.48
499.14
Trong đó: đơn giá tiền lương sản phẩm của các bộ phận sản xuất được phân theo 3 cấp bậc như sau:
- Sản phẩm loại cao: những sản phẩm khó làm
- Sản phẩm loại trung: những sản phẩm trung bình
- Sản phẩm loại thấp: những sản phẩm dễ làm
Một sản phẩm được hoàn thành nhờ có sự đóng góp của một dây chuyền sản xuất, trong đó có bộ phận lao động trực tiếp (công nhận trong các tổ, đội sản xuất) và cả bộ phận lao động gián tiếp (khối hành chính) bởi vậy khi trả lương cho người lao động phải đảm bảo sao cho công bằng, hợp lý đúng với chế độ tiền lương nhà nước quy định là một vấn đề vô cùng phức tạp.
Để đảm bảo yêu cầu trên một cách tốt nhất, việc hạch toán tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp, nhà máy Giầy Phúc Yên được tiến hành như sau:
Tại phòng lao động - tiền lương nhà máy, căn cứ vào bảng chấm công, bảng báo cáo sản phẩm của các tổ, phân xưởng sản xuất. Nhân viên kinh tế cân đối thời gian lao động rồi tính tổng quỹ lương cho từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Sau đó tiến hành tính lương cho từng người lao động. Sau khi tính toán hợp lý, nhân viên kinh tế lập bảng thanh toán tiền lương theo từng tổ, từng phân xưởng và tổng hợp các bảng thanh toán này lập thành bảng tổng hợp thanh toán lương.
Tại nhà máy tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp được tính theo trình tự sau:
+ Bước 1: Xác định quỹ lương của từng phân xưởng.
Quỹ lương của các PX
=
Tổng sản lượng SP loại cao
x
Đơn giá SP loại cao
+
Tổng sản lượng SP loại trung
x
Đơn giá SP loại trung
+
Tổng sản lượng SP loại thấp
x
Đơn giá SP loại thấp
+ Bước 2: Tính ngày công quy đổi
Hàng tháng tổ, phân xưởng xác định bậc thợ theo năng suất, chất lượng sản phẩm cho từng lao động trong tổ, trong phân xưởng, bao gồm:
- Công nhân tay nghề loại 1
- Công nhân tay nghề loại 2
- Công nhân tay nghề loại 3
- Công nhân tay nghề loại 4
Đồng thời tương ứng với mỗi bậc thợ được quy định hệ số ngày công quy đổi như sau:
- Loại 1 = hệ số 1
- Loại 2 = hệ số 0,9
- Loại 3 = hệ số 0,8
- Loại 4 = hệ số 0,7
Sau đó tính tổng ngày công quy đổi chomỗi tổ, phân xưởng theo công thức:
Ngày công quy đổi
=
Ngày công công nhân loại 1
x 1 +
Ngày công công nhân loại 2
x 0,9 +
Ngày công công nhân loại 3
x 0,8 +
Ngày công công nhân loại 3
x 0,7
+ Bước 3: Xác định đơn giá ngày công sản phẩm đối với từng loại cấp bậc của công nhân.
Đơn giá ngày công sản phẩm của công nhân loại 1 (tổ, PX)
=
Tổng quỹ lương của tổ, phân xưởng
Ngày công quy đổi của tổ, phân xưởng
Đơn giá ngày công sản phẩm của công nhân loại 2
=
Đơn giá ngày công sản phẩm của công nhân loại 1
x 0,9
Đơn giá ngày công sản phẩm của công nhân loại 3
=
Đơn giá ngày công sản phẩm của công nhân loại 1
x 0,8
Đơn giá ngày công sản phẩm của công nhân loại 4
=
Đơn giá ngày công sản phẩm của công nhân loại 1
x 0,7
+ Bước 4: Tính lương của từng công nhân
Lương sản phẩm 1 công nhân
=
Số ngày công quy đổi của công nhân
x
Đơn giá ngày công sản phẩm của công nhân
Ví dụ: Tính lượng của 1 công nhân phân xưởng chặt tháng 4/2002
- Bước 1: Xác định tổng số lượng của phân xưởng chặt tháng 4/2002
Căn cứ vào bảng báo cáo sản lượng của phân xưởng chặt, ta có tổng sản lượng ở phân xưởng chặt 133.723
Trong đó: Sản phẩm Đơn giá
Loại cao: 59.760 134,5
Loại trung: 72.763 125,12
Loại thấp: 1200 111,82
Tổng quỹ lương PX chặt
=
59.760 x 134,5 + 72.763 x 125,12 + 1200 x 111,82
= 17.276.000
- Bước 2: Xác định ngày công quy đổi:
Căn cứ vào só ngày công thực tế và hệ số quy đổi tính được số ngày công quy đổi của phân xưởng chặt là: 2032 công
Bước 3: Xác định đơn giá ngày công sản phẩm của mỗi cấp bậc công nhân
Công nhân loại 1
=
17.276.000
=
8.500đ
2.032
Công nhân loại 2 = 8.500đ x 0,9 = 7.650đ
Công nhân loại 3 = 8.500đ x 0,8 = 6.800đ
Công nhân loại 4 = 8.500đ x 0,7 = 5.950đ
- Bước 4: Tính lương sản phẩm của từng công nhân
Lương sản phẩm 1 công nhân
=
Số ngày công quy đổi của công nhân
x
Đơn giá ngày công SP của công nhân (theo câp sbậc)
Tính lương sản phẩm của công nhân: Nguyễn Thị Thuỷ . Mã số: 49
Hưởng đơn giá lương công nghiệp loại 1: 8.500đ. Ngày công quy đổi: 41
Lương sản phẩm của công nhân Nguyễn Thị Thuỷ: 41 x 8.500đ = 348.500đ
Biểu số 3
nhà máy Giầy Phúc Yên
bảng tính lương sản phẩm
Tháng 9/2002
Phân xưởng: Chặt
Số TT
Họ và tên
Mã số
Bậc thợ
Phép
Lương sản phẩm
Công
Tiền
Hệ số
Đ.giá
T.tiền
1
Nguyễn Thị Thuỷ
49
1
41
8.500
348.500
2
Nguyễn Thị Ngọc
900
1
33,5
8.500
284.750
3
Đinh Thị Vân
901
1
33
8.500
280.500
Nguyễn Thị Mai
1000
2
40
7.650
306.000
Nguyễn Thị Chắt
1004
2
33
7.650
252.450
Cộng
2.032
17.276.000
Ngoài ra công nhân sản xuất còn được hưởng khoản phụ cấp thêm giờ lương sản phẩm, phụ cấp thêm giờ... sẽ được phản ánh vào bảng thanh toán lương của từng phân xưởng.
Từ các bảng thanh toán lương, kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán lương. Sau đó căn cứ bảng thanh toán lương đã được lập và duyệt, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ số 1 "Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội". (Biểu số 4)
Bảng phân bổ số 1 này ghi Nợ cho các đối tượng sử dụng, đối ứng với số phát sinh có của TK334, TK338.
Theo số liệu ở bảng phân bổ số 1, kế toán ghi định khoản như sau:
Nợ TK622: 2.313.695.366
Có TK334: 2.313.695.366
Bên cạnh tiền lương, còn có các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ cũng là những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho lợi ích của công nhân khi ốm đau, thai sản...
- BHXH: Trích 15% theo lương chính của công nhân sản xuất.
- BHYT: Trích 2% theo lương chính của công nhân sản xuất.
- KPCĐ: Trích 2% theo lương chính của công nhân sản xuất.
Các khoản trích theo lương được phản ánh vào TK338 và được mở chi tiết
- TK3382: KPCĐ
- TK3383: BHXH
- TK3384: BHYT
Như vậy, căn cứ vào tiền lương chính của công nhân sản xuất kế toán tính ra số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của từng bộ phận để phản ánh vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Theo số liệu đã tính ở bảng phân bổ số 1, kế toán định khoản.
Nợ TK622: 281.082.945
Có TK338: 281.082.945
Có TK3382: 29.587.678
Có TK3383: 221.907.589
Có TK3384: 29.587.678
Vậy chi phí nhân công trực tiếp của nhà máy tập hợp được 6 tháng đầu năm 2002:
Nợ TK622: 2.594.778.311
Có TK 334: 2.313.695.366
Có TK338: 281.082.945
Toàn bộ chi phí nhân công trong kỳ được phản ánh trên sổ kế toán mở theo kiểu chữ T như sau:
TK 622... 6 tháng đầu năm 2002
334: 2.313.695.366
3382: 29.587.678
3383: 221.907.589
3384: 29.587.678
631: 2.594.778.311
2.594.778.311 2.594.778.311
2.2.1.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung:
CPSXC là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí ngoài 2 khoản CPNVLTT và CPNCTT, phát sinh ở các phân xưởng như chi phí: vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ.
CPSXC ở nhà máy được hạch toán bao gồm các khoản mục:
- Chi phí vật liệu sản xuất
- Chi phí công cụ, dụng cụ
- Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
CPSXC khi phát sinh sẽ được hạch toán theo từng yếu tố cụ thể. Quá trình tập hợp CPSXC được tập hợp như sau:
* Chi phí vật liệu sản xuất:
Căn cứ vào chứng từ phiếu xuất kho, vật liệu phục vụ sản xuất kế toán ghi và lập bảng chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ theo số liệu trên bảng, kế toán định khoản.
Nợ TK627: 25.926.881
Có TK152: 25.926.881
Trong chi phí vật liệu bao gồm các khoản sau:
- Chi phí vật liệu phụ sản xuất: vật liệu phụ là những vật liệu, khi tham gia vào quá trình sản xuất, có tác dụng làm cho sản phẩm hoàn chỉnh hơn, đẹp hơn. ở nhà máy Giầy Phúc Yên vật liệu phụ xuất dùng vào sản xuất bao gồm: dây giầy, ô rê, chun.. việc xuất dùng loại vật liệu phụ dùng vào sản xuất có thể theo định mức hay số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng hay trong kỳ. Đây là khoản chi phí vật liệu phụ phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm, tuy nhiên ở nhà máy toàn bộ khoản chi phí này đều được tập hợp vào phần CPSXC.
- Chi phí nhiên liệu: là khoản chi phí chi ra để mua nhiên liệu, phục vụ cho quá trình SXC như xăng (A92, A76) dầu, than.
Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối trong chi phí vật liệu.
- Chi phí phụ tùng thay thế: là khoản chi ra để mua sắm phụ tùng thay thế như ổ máy, suốt máy, dây cu roa hay các chi tiết của các máy gò giầy, băng truyền giầy...
- Chi phí về vật liệu xây dựng: là các khoản chi phí chi ra phục vụ cho công tác kiến thiết cơ bản, sửa chữa nhà xưởng nhà làm việc với chi phí nhỏ, đó là các khoản chi để mua gạch, cát, vôi, xi măng...
Tất cả các khoản chi phí vật liệu trên được phản ánh trên TK627 CPSXC.
* Chi phí công cụ dụng cụ (loại phân bổ 100%) dùng trong quản lý phân xưởng. Bao gồm các khoản chi phí về CCDC dùng cho các phân xưởng như giá đỡ, dụng cụ cầm tay, đồ dùng khác.
Khoản chi phí này được phản ánh trên bảng chi tiết vật tư và CCDC theo định khoản:
Nợ TK627: 35.273.800
Có TK153: 35.273.800
Bảng chi tiết vật tư và CCDC được nhà máy sử dụng như sau:
Chi tiết vật tư và CCDC 6 tháng đầu năm 2002
1. TK152: 37.159.397
TK642: 8.743.108
TK641: 2.489.408
TK627: 25.926.881
2. TK153: 44.865.991
TK642: 9.592.191
TK627: 35.273.800
* Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: là khoản tiền lương khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận quản lý ở phân xưởng như: Quản đốc, tổ trưởng
Khoản tiền lương này được áp dụng trả theo hình thức lương thời gian nhưng có gắn với mức độ hoàn thành sản xuất kinh doanh của phân xưởng.
Căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc, nhân viên kinh tế tính lương cho bộ phận quản lý phân xưởng (cán bộ chức danh dưới hiện trường) theo công thức:
Lương phải trả CB chức danh hiện trường
=
Số ngày công lao động thực tế
x
Đơn giá ngày công
+
Lương trách nhiệm
Trong đó:
Đơn giá ngày công của CB chức danh hiện trường
=
Đơn giá ngày công bình quân trong tổ
x
Hệ số lương ngày công
+ Hệ số lương ngày công được quy định như sau:
- Quản đốc:
Hệ số lương
=
Lương bình quân các tổ trưởng trong xưởng
x 1,2
- Phó quản đốc và trưởng dây chuyền:
Hệ số lương = Lương bình quân 2 trưởng dây chuyền x 1,1
- Tổ trưởng: Hệ số lương = Lương bình quân ngày công trong tổ x 1,1
- Tổ phó: Hệ số lương = Lương bình quân ngày công trong tổ x 1,05
+ Lương trách nhiệm được quy định cụ thể như sau:
- Tổ phó: Lương trách nhiệm = 6% lương BQ công nhân trong tổ
- Tổ trưởng: Lương trách nhiệm = 10% lương BQ công nhân trong tổ
- Phó quản đốc:
Lương trách nhiệm = BQ lương trách nhiệm của các tổ phó trong xưởng x 2
- Quản đốc: Lương trách nhiệm = BQ lương trách nhiệm các tổ trưởng x 1,5
Ví dụ: Tính lương tổ trưởng tổ đóng thùng: T4/2002
- Đơn giá BQ ngày công trong tổ: 7.440đ
- Đơn giá BQ ngày công của tổ trưởng: 7.440 x 1,1 = 8.184đ
- Số ngày công lao động thực tế: 33,5
- Lương trách nhiệm tính được : 140.000
Vậy số lương tổ trưởng tổ đóng thùng được hưởng là:
33,5 x 8.184 + 140.000 = 414.164đ
Trong kỳ nếu sản xuất càng nhiều sản phẩm, đơn giá ngày công của công nhân trong tổ cao thì khoản tiền lương trả cho cán bộ chức danh hiện trường càng cao hơn.
Khoản tiền lương của bộ phận quản lý phân xưởng cũng được tính toán và phản ánh vào bảng phân bổ số 1 "Bảng phân bổ tiền lương và BHXH"
Theo số liệu trên bảng phân bổ số 1, kế toán ghi:
Nợ TK627: 436.230.877
Có TK334: 436.230.877
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận quản lý phân xưởng cũng được dựa trên tiền lương chính của nhân viên quản lý phân xưởng và phản ánh trên bảng phân bổ số 1.
Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ số 1, kế toán ghi:
Nợ TK627: 51.105.989
Có TK338: 51.105.989
(Có TK3382: 5.379.578
Có TK3383: 40.346.833
Có TK3384: 5.379.578)
* Chi phí khấu hao TSCĐ:
Khoản mục này được tập hợp vào CPSXC bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ đang được sử dụng trực tiếp tại các phân xưởng như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và một số tài khoản khác.
Phạm vi tính khấu hao TSCĐ ở nhà máy hiện nay là tất cả TSCĐ hiện có.
Thời gian tínhkhấu hao TSCĐ được căn cứ theo quy định của nhà nước trong quá trình sử dụng , TSCĐ bị hao mòn dần và hiện tượng khách quan làm giảm giá trị sử dụng của TSCĐ. Phần giá trị hao mòn TSCĐ được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao TSCĐ, như vậy khấu hao TSCĐ là việc tính toán phản ánh sự hao mòn của TSCĐ, đồng thời nhằm thu lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ để tiếp tục quá trình tái sản xuất.
Hiện nay công tác trích khấu hao ở nhà máy Giầy Phúc Yên được thực hiện theo quyết định 166/1999/QĐ-BTC của Bộ Tài chính và thông tư 1062 của Bộ Tài chính.
Để tính khấu hao TSCĐ trong kỳ, trước hết kế toán căn cứ vào các quy định trong chế độ của nhà nước ban hành, xác định thời gian khấu hao đối với từng loại, từng nhóm tài sản. Đồng thời căn cứ vào tình hình TSCĐ hiện có, kế hoạch đầu tư mua sắm TSCĐ, kế hoạch huy động, sử dụng TSCĐ trong năm để đặt khấu hao TSCĐ cho từng nhóm TSCĐ, đồng loại nguồn vốn (vốn ngân sách, tự bổ sung, nguồn khác) và cho đối tượng sử dụng TSCĐ như TSCĐ phục vụ cho quản lý chung toàn nhà máy, TSCĐ dùng cho từng phân xưởng. Việc xác định mức khấu hao cụ thể đối với TSCĐ được xác định theo phương thức tính khấu hao theo thời gian:
Số khấu hao TSCĐ trích trong năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng
Số khấu hao TSCĐ trích trong kỳ
=
1
Số khấu hao TSCĐ trích trong năm
2
Căn cứ vào kết quả tính toán trên, hàng kỳ kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Biểu số 5). Số khấu hao TSCĐ phục vụ cho việc quản lý chung toàn nhà máy được tập hợp vào TK642, tài sản phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng thì tập hợp vào TK627. Căn cứ vào số liệu kế toán phân bổ khấu hao TSCĐ tính vào CPSXC đối với TSCĐ phục vụ cho sản xuất ở tổ, phân xưởng sản xuất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng) phản ánh trên bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK627: 383.085.865
Có TK214: 383.085.865
BIểu số 5
Nhà máy giầy phúc yên
----------------------
bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ
6 tháng đầu năm 2002
ĐVT: Đồng
Số TT
Chỉ tiêu
TG sử dụng
Nơi sử dụng
Toàn nhà máy
TK642
TK627
NGTSCĐ
Số KH
1
Số KH được trích kỳ trước
2
Số KH tăng kỳ này
3
Số KH giảm kỳ này
4
Số KH trích kỳ này
519.272.932
136.187.067
383.085.865
- Nhà xưởng
6.984.937.857
215.361.128
215.361.128
- Nhà làm việc
1.620.782.764
84.223.617
84.223.617
- Máy móc thiết bị
548.109.360
167.724.737
167.724.737
- Phương tiện vận tải
322.826.000
26.902.150
26.902.150
- Thiết bị DOQL
225.283.360
25.061.300
25.061.300
* Chi phí dịch vụ mua ngoài: là khoản tiền mà nhà máy chi ra để mua các khoản dịch vụ bên ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như: chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ sản xuất thuê ngoài, điện nước, điện thoại... khoản tiền vay nhà máy có thể trả người bán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc có thể nợ đến kỳ sau trả.
+ Hàng tháng căn cứ phiếu chi tiền mặt với mục đích phục vụ sản xuất chung như: chi tiền mặt thanh toán cho Công ty nước, bưu điện... kế toán tập hợp chi phí này vào TK627, số liệu này được phản ánh trên NKCT số 1 theo định khoản:
Nợ TK627: 187.478.800
Có TK111: 187.478.800
+ Khi có giấy báo nợ của ngân hàng gửi đến yêu cầu thanh toán các khoản chi phí mục đích phục vụ sản xuất chung, căn cứ vào giấy báo nợ, kế toán hạch toán vào TK627, số liệu này được phản ánh trên NKCT số 2 theo định khoản:
Nợ TK 627: 535.218.800
Có TK112: 535.218.800
+Căn cứ vào giấy báo điện của chi nhánh điện, kế toán phản ánh khoản phải trả và tập hợp vào TK627
Nợ TK627: 23.557.800
Có TK331: 23.557.800
Trên đây là toàn bộ các yếu tố CPSXC mà nhà máy tập hợp được trong kỳ (6 tháng đầu năm 2002) toàn bộ số CPSXC trong kỳ của nhà máy được tập hpợ trực tiếp cho số sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Toàn bộ CPSXC trong kỳ được phản ánh trên sổ kế toán mở theo kiểu chữ T như sau:
TK 627 (6 tháng đầu năm 2002)
152: 25.926.881
153: 35.273.800
334: 436.230.876
338: 51.105.989
111: 187.478.800
112: 535.218.800
331: 23.557.800
214.383.085.865
631: 1.677.878.811
1.677.878.811 1.677.878.811
2.2.1.4.4. Chi phí trả trước:
Ngoài hai khoản CPNCTT và CPSXC nêu trên trong CPSX ở nhà máy còn có khoản chi phí sản xuất ở nhà máy còn có khoản chi phí trả trước được phản ánh trên TK142 "Chi phí trả trước".
TK142 được dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán nên chưa thể tính hết một lần vào CPSXKD mà phải phân bổ dần cho các kỳ hạch toán tiếp theo, các khoản chi phí trả trước được hạch toán vào TK142 ở nhà máy bao gồm.
- Chi phí sửa chữa lớn máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất như chi phí sửa chữa máy bơm nước phục vụ sản xuất, xuất dùng CCDC có giá trị lớn.
- Chi phí sửa chữa lớn nhà xưởng" chi phí gia công lắp trần, chống dột, chống thấm...
Khi có các khoản chi phí trả trước phát sinh, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, kế toán ghi sổ tập hợp toàn bộ chi phí trả trước phát sinh và định kỳ tiến hành phân bổ, tính vào CPSXKD trong kỳ.
Việc phân bổ chi phí trả trước được tính vào CPSX được tính theo công thức:
Chi phí trả trước phân bổ trong kỳ
=
CP trả trước cần phân bổ
Số kỳ cần phân bổ
Sau khi xác định được số chi phí trả trước tính vào CPSX trong kỳ, được sự cho phép của Tổng Công ty, kế toán nhà máy kết chuyển trực tiếp khoản chi phí này vào tổng CPSX trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK631: 184.512.224
Có TK142: 184.512.224
Số chi phí trả trước phát sinh trong kỳ được theo dõi trên sổ kế toán mở theo kiểu chữ T như sau:
TK 142 (6 tháng đầu năm 2002)
D: 489.459.347
631: 184.512.224
489.459.347 184.512.224
D: 304.947.123
2.2.1.4.5. Tập hợp CPSX toàn nhà máy:
Sau khi tiến hành tập hợp CPSX theo các khoản mục chi phí, cuối kỳ kế toán tiến hành tập hợp CPSX toàn nhà máy.
Việc tập hợp CPSX được phản ánh trên sổ kế toán mở theo kiểu chữ T
Trên cơ sở số liệu đã phản ánh trên các tài khoản (TK622, TK627, TK142) kết chuyển vào TK631.
Kế toán ghi: Nợ TK631: 4.457.169.346
Có TK622: 2.594.778.311
Có TK627: 1.677.878.811
Có TK142: 184.152.224
Toàn bộ CPSX tập hợp được trong kỳ được phản ánh mở theo kiểu chữ T, như sau:
TK 631 (6 tháng đầu năm 2002)
622: 2.594.778.311
627: 1.677.878.811
142: 184.512.224
632: 4.457.169.346
4.457.169.346 4.457.169.346
Cuối kỳ căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ, các NKCT liên quan khác và các sổ kế toán, kế toán ghi vào NKCT số 7 (Biểu số 7) để tập hợp CPSXKD toàn nhà máy.Vì nhà máy Giầy Phúc Yên tập hợp chi phí định kì 6 tháng một lần nên kế toán không mở sổ cái cho các tài khoản.
2.2.1.4.6. Đánh giá sản phẩm làm dở:
Đánh giá sản phẩm làm dở là việc tính toán xác định phần CPSX mà khối lượng sản phẩm làm dở phải gánh chịu. Xuất phát từ đặc điểm là một nhà máy sản xuất hàng gia công, kế toán CPSX chỉ tập hợp CPSX theo khoản mục CPNCTT và CPSXC, nên ở nhà máy Giầy Phúc Yên tập hợp trực tiếp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm hoàn thành nhập kho và không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang.
2.2.2. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm:
2.2.2.1. Công tác quản lý tính giá thành:
Khi nhận được một đơn đặt hàng mới, nhà máy sẽ tiến hành sản xuất mẫu, nếu được chấp nhận mới tiến hành sản xuất hàng loạt. Bởi vậy khi bắt đầu sản xuất một sản phẩm theo đơn đặt hàng nào đó, phòng kế hoạch sản xuất - xuất nhập khẩu sẽ tiến hành lập kế hoạch cho từng loại sản phẩm trong kỳ.
Cuối kỳ trên cơ sở toàn bộ chi phí đã tập hợp được, kế toán tính giá thành của toàn bộ sản phẩm hoàn thành trong kỳ và giá thành đơn vị.
Sau khi tính toán, giá thành ở nhà máy sẽ được chuyển đến các bộ phận có liên quan để có thể nắm bắt được tình hình quản lý, sử dụng chi phí trong kỳ, từ đó đề ra những biện pháp có thể hạ giá thành hơn nữa để mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.2.2.2: Đối tượng tính giá thành ở nhà máy Giầy Phúc Yên:
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Công tác tính giá thành sản phẩm là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, vì vậy để tính toán được chính xác, đầy đủ, hợp lý trước khi tính giá thành sản phẩm phải xác định được đúng đối tượng tính giá thành.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đối tượng tính giá thành được xác định ở nhà máy là toàn bộ sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ.
2.2.2.3. Phương pháp tính giá thành:
Sau khi đã xác định được đối tượng, kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là toàn bộ sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, kế toán xác định tính giá thành theo phương pháp giản đơn (hay phương pháp trực tiếp), nhưng có lập thẻ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí, kỳ tính giá thành và kỳ tập hợp chi phí ở nhà máy cũng trùng nhau, vì vậy sau khi tập hợp CPSX phát sinh trong kỳ và nhận được các chứng từ như phiếu nhập kho, bảng tổng hợp sản lượng nhập kho, kế toán sẽ tiến hành tính giá thành cho toàn bộ sản phẩm nhập kho trong kỳ. Để tính giá thành sản phẩm kế toán mở 1 thẻ tính giá thành sản phẩm(Biểu số 8), căn cứ vào bảng phân bổ, bảng tổng hợp CPSX. Trong thẻ tính giá thành sản phẩm cột phản ánh chi phí sản xuất chung bao gồm cả chi phí phản ánh ở TK142.
Mẫu thẻ tính giá thành như sau:
Biểu số 8
Nhà máy giầy phúc yên
----------------------
thẻ tính giá thành sản phẩm
6 tháng đầu năm 2002
Số lượng sản phẩm: 680.500 đôi
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
Cộng
CPPS trong kỳ
2.594.778.311
1.677.878.811 + 184.512.224
4.457.169.346
Tổng giá thành
2.594.778.311
1.862.391.035
4.457.169.346
Giá thành đơn vị
3813,05
2736,79
6549,84
Ngày..30..tháng..6..năm 2002
người lập biểu người phụ trách
Chương 3:
một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy Giầy Phúc Yên
3.1. nhận xét chung về thực trạng công tác quản lý và kế toán CPSX và tính giá thành tại nhà máy Giầy Phúc Yên:
Trong điều kiện hiện nay, xu thế phát triển và hội nhập của các nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên cùng với những thuận lợi đó, là cả những thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp tự khẳng định mình trên thương trường. Do sự chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế của nước ta còn nhiều yếu tố hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, công nghệ sản xuất thấp kém, vốn sản xuất kinh doanh hạn chế, trình độ, kinh nghiệm quản lý yếu.
Trước tình hình đó, nhà máy Giầy Phúc Yên đã có những cố gắng đáng kể trong sản xuất, bước đầu đứng vững và phát triển. Nhà máy đã năng động chuyển đổi cho mình tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của mình, chú trọng công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Do đó, nhà máy đã có những bạn hàng tin cậy, lâu dài và thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng: nhà máy đã đảm bảo giải quyết việc làm cho toàn bộ số công nhân của mình, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, đồng thời có những đóng góp nhất định cho ngân sách nhà nước.
Để có được những thành tích như vậy, đó chính là kết quả của sự nhạy bén, linh hoạt trong quản lý và sự đóng góp không thể thiếu của công tác kế toán. Nhà máy đã nhận thức đúng vai trò quan trọng của công tác kế toán trong sản xuất kinh doanh nên có những biện pháp phát huy triệt để.
Bộ máy kế toán của nhà máy được tổ chức hợp lý, hoạt động có nề nếp, cán bộ kế toán là những người có năng lực, say mê trong công việc, có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm chắc chính sách, chế độ, có kinh nghiệm và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, công tác quản lý nói chung kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy Giầy Phúc Yên đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đáp ứng mục tiêu quan trọng là tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm.
+ Bộ máy kế toán ở nhà máy được tổ chức tập trung gọn, nhẹ, phát huy được tính hiệu quả trong công việc. Việc phân công công tác đáp ứng được yêu cầu công việc, đồng thời phát huy được năng lực chuyên môn của từng người đảm bảo được tính độc lập và chuyên môn hoá. Đội ngũ nhân viên kế toán đều được trang bị tốt về trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong công tác nên đã nhanh chóng nắm bắt, thích ứng đúng với chế độ kế toán mà Bộ Tài chính đã ban hành. Phòng Tài vụ luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao như quản lý sự vận động của nguồn vốn, tài sản một cách chặt chẽ, cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời để Ban giám đốc và các phòng chức năng đánh giá được hiệu quả của hoạt động SXKD, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp, kịp thời đối với hoạt động sản xuất của nhà máy.
Đặc biệt trong những năm gần đây, nhà máy đã từng bước hiện đại hoá, trang bị hệ thống máy vi tính cho phòng kế toán nhằm thực hiện tốt hơn nữa vai trò của kế toán trong tình hình mới.
+ Nhà máy đã áp dụng hình thức kế toán NKCT với hệ thống sổ tương đối đầy đủ và phù hợp. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý, việc tổ chức hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo thống kê nội bộ đầy đủ, kịp thời để lãnh đạo nhà máy nắm bắt tình hình nhanh chóng.
+ Mục tiêu của nhà máy là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, do đó nhà máy đã tổ chức công tác nguyên vật liệu về hiện vật, thực hiện một số biện pháp nhằm khuyếnkhích tiết kiệm CPSX như:
Mỗi khi đưa một mặt hàng mới vào sản xuất, nhà máy đều xây dựng định mức chi phí, lập dự toán CPSX. Tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm được đánh giá đúng đắn, quan trọng cũng như vai trò của nó đối với hoạt động sản xuất nên được tổ chức và vận dụng một cách có hiệu quả.
+ Nhà máy tổ chức hạch toán chi phí theo đúng chế độ quy định theo các khoản là rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của nhà máy, đáp ứng yêu cầu quản lý tạo điều kiện cho công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. Từ đó thấy rõ sự ảnh hưởng của các khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm và có biện pháp tiết kiệm đối với từng khoản mục chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm trong kỳ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm vẫn còn hạn chế. Để đảm bảo tính đúng, tính đủ CPSX và tính giá thành sản phẩm, thực hiện đầy đủ chức năng quản lý và cung cấp thông tin cho giám đốc có quyết định chính xác, nhà máy cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy Giầy Phúc Yên:
3.2.1. Về việc tính trước tiền lương công nhân sản xuất nghỉ phép, chi phí phải trả:
Đây là khoản chi phí được thừa nhận là chi phí cho hoạt động sản xuất trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh, vì đây là tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép đã dự toán.
Do đặc điểm và hoạt động sản xuất và tính chất tổ chức sản xuất mang tính thời vụ cao (theo đơn đặt hàng) do vaỵa mà nhà máy nên trích trước tiền lương công nhân sản xuất nghỉ phép để tránh được sự biến động bất ngờ khi hạch toán CPSX.
Để tiến hành được, nhà máy cần có kế hoạch tính trước và mở TK335 để phản ánh từng khoản trích trước.
Đồng thời nhà máy phải xác định tỷ lệ trích trước hàng tháng. Tỷ lệ này được xác định căn cứ vào số công nhân sản xuất, mức lương trung bình của mỗi công nhân, thời gian nghỉ phép của mỗi công nhân bình quân năm và mức lương trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép để tính cho phù hợp.
Kế toán sử dụng TK335 "Chi phí phải trả" để phản ánh các khoản trích trước tiền lương và được tiến hành hạch toán như sau:
- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK622
Có TK335
- Khi chi phí tiền lương công nhân sản xuất nghỉ phép thực tế phát sinh "chi phí phải trả", kế toán ghi:
Nợ TK335
Có Tk334
Đồng thời các phân bổ, bảng kê mở thêm cột để phản ánh TK335 cho phù hợp.
Ví dụ: Căn cứ vào số lượng công nhân sản xuất, mức lượng bình quân của công nhân, thời gian nghỉ phép bình quân của công nhân, mức trả cho công nhân thời gian nghỉ phép, tính được tỷ lệ trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép là 3% tiền lương chính của công nhân sản xuất. Theo bảng thanh toán lương, lương công nhân sản xuất ở nhà máy (6 tháng đầu năm 2002) là: 1.479.950.758
Tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trích trước là 3% x 1.479.950.758 = 44.398.523
Số liệu này được phản ánh vào bảng phân bổ số 1, cuối kỳ khi tiến hành lập bảng phân bổ, bảng phân bổ số 1 sẽ được mở thêm 1 cột phản ánh TK335 như sau:
Trích: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
TK334 - PTCNV
TK338 - PT,PN khác
TK 335
Tổng cộng
Lương
Các khoản khác
Cộng Có TK334
KPCĐ 3382
BHXH 3383
BHYT 3384
Cộng Có TK338
TK622
1.479.950.758
833.744.608
2.313.695.366
29.587.678
221.907.589
29.587.678
281.082.945
44.395.523
2.639.176.834
Theo bảng phân bổ số 1, kế toán định khoản
Nợ TK622: 44.398.523
Có TK335: 44.398.523
Toàn bộ số liệu trên thuộc bảng phân bổ số 1, kế toán ghi vào NKCT số 7. Do vậy khi trích trước tiền lương của công nhân sản xuất thì NKCT số 7 cũng phản ánh thêm TK335.
Việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất có tác động tới việc tập hợp CPNCTT nên nó cũng tác động tới việc tính giá thành sản phẩm.
Saukhi tiến hành trích trước tiền lương công nhân sản xuất, ta tập hợp CPSX mới là: 2.639.176.834
Khi đó thẻ giá thành sản phẩm mới ở nhà máy sẽ là:
thẻ tính giá thành sản phẩm
6 tháng đầu năm 2002
Số lượng sản phẩm: 680.500 đôi
Chỉ tiêu
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
Cộng
CPPS trong kỳ
2.639.176.834
1.677.878.811
184.512.224
4.501.567.869
Tổng giá thành
2.639.176.834
1.862.391.035
4.501.567.860
Giá thành đơn vị
3878,29
2736,79
6615,08
Qua so sánh thẻ tính giá thành sau khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất với thẻ tính giá thành thực tế của nhà máy, ta thấy: khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất có ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm có tăng nhưng thực chất chỉ tăng một số lượng nhỏ 65,21đ. Như vậy nhà máy nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất. Điều đó giúp nhà máy tránh được những biến động lớn trong sản xuất do tính chất tổ chức sản xuất mang tính thời vụ cao.
3.2.2. Về việc phân bổ chi phí trả trước vào CPSXC, giúp cho công tác quản lý, xác định rõ đối tượng chịu chi phí.
Chi phí trả trước là khoản thực tế đã chi ra, được tính dần theo kế hoạch vào đối tượng chịu chi phí kỳ sau.
ở nhà máy Giầy Phúc Yên chi phí trả trước phát sinh phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng không được tính dần vào đối tượng chịu chi phí mà được kết chuyển trực tiếp vào tổng CPSX trong kỳ.
Để đảm bảo theo đúng nguyên tắc, chế độ kế toán quy định, nhà máy nên tiến hành phân bổ chi phí trả trước, phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng vào TK627 CPSXC. Sau đó mới kết chuyển để tập hợp CPSX trong kỳ.
- Khi phân bổ chi phí trả trước vào CPSX chung trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK267
Có TK142
- Kết chuyển CPSXC vào TK631
Nợ TK631
Có TK627
Ví dụ: 6 tháng đầu năm 2002, chi phí trả trước được tính vào CPSXC trong kỳ là: 184.512.224, kế toán ghi:
Nợ TK627: 184.512.224
Có TK142: 184.512.224
- Khi đó CPSXC trong kỳ mới phát sinh là: 1.862.391.035. Kết chuyển vào CPSXC trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK631: 1.862.391.035
Có TK627: 1.862.391.035
- CPSXPS trong kỳ và giá thành sản phẩm không thay đổi. Tuy nhiên sổ kế toán mở theo kiểu chữ T của TK631 sẽ không còn phần chi phí tập hợp từ TK142. Sổ chữ T của TK631 như sau:
TK631
622: 2.594.778.311
627: 1.862.391.035
632: 4.457.169.346
4.457.169.346 4.457.169.346
Như vậy việc phân bổ chi phí trả trước tính vào CPSXC trong kỳ trước khi kết chuyển vào tài khoản giá thành sản xuất không ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, mặt khác lại đảm bảo cho việc hạch toán chi phí ở nhà máy theo đúng các bước quy định của chế độ kế hoạch do Bộ Tài chính ban hành.
3.2.3. Về thời gian tính khấu hao TSCĐ
Hiện nay, ở nhà máy tiến hành lập báo cáo tài chính được tiến hành 6 tháng 1 lần và việc tính khấu hao TSCĐ cũng chỉ được tính vào cuối mỗi kỳ, điều đó sẽ làm cho công tác quản lý TSCĐ nói chung và việc tính khấu hao TSCĐ theo 6 tháng là không được chính xác.
Cụ thể với cách tính khấu hao TSCĐ như hiện nay ở nhà máy thì những TSCĐ tăng hay giảm trong kỳ từ đầu kỳ này, sang kỳ sau mới được tính khấu hao hoặc thôi không tính.
Như vậy công tác tính khấu hao TSCĐ ở nhà máy chưa đảm bảo triệt để chính xác, kịp thời trong việc phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong sản xuất. Để khắc phục tình trạng này, nhà máy nên tính khấu hao TSCĐ theo tháng cho phù hợp hơn với chế độ tài chính về khấu hao TSCĐ.
3.2.4. Về việc lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Bảng phân bổ NVL, CCDC giúp kế toán thuận tiện hơn trong việc quản lý chi phí xác định đúng và dễ dàng hơn khoản chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí. ở nhà máy Giầy Phúc Yên không sử dụng bảng phân bổ NVL, CCDC mà chỉ lập bảng chi tiết vật tư, CCDC vì vậy nhà máy nên sử dụng bảng phân bổ NVL, CCDC.
Ví dụ: Bảng phân bổ NVL - CCDC được lập 6 tháng đầu năm như sau:
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC
6 tháng đầu năm 2002
Ghi có TK
Ghi Nợ các TK
TK152 NLVL
TK153 CCDC
Cộng
1. TK627
25.926.881
35.237.800
61.200.681
2. TK641
2.489.408
2.489.409
3. TK642
8.743.108
9.592.191
18.335.299
37.159.397
44.865.991
82.025.388
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28634.doc