Qua quát trình thực tập tìm hiểu phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, quản trị tài chính và khả năng thanh toán của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn. Từ đó có một số ý kiến nhằm giúp Công ty hạn chế những tồn tại để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạn chế những căng thẳng tài chính. Mặc dù trong quá trình thực tập có cố gắng nhưng do thời gian và trình độ hạn chế nên em chưa đi sâu phân tích hết các lĩnh vực trong Công ty như ký kết hợp đồng, tham gia dự thầu. Vì vậy chuyên đề mà em nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Qua đây em xin chân thành cám ơn cô giáo Nguyễn Thị Tứ đã trực tiếp, nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Cám ơn Cô giáo, tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty xây dựng và phát triển nông thôn đã giúp đỡ, tạo điều kiện em hoàn thành đợt thực tập này.
55 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến nhằm cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trạng đầu tư của Công ty ta nghiên cứu và phân tích hoạt động đầu tư trong 3 năm gần nhất trở lại đây thông qua biểu.
1. Tình hình đầu tư.
Biểu 8a: Tình hình đầu tư ở Công ty xây dựng và phát triển nông thôn
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Tốc độ phát triển bình quân
D
±D
D
±D
Tỷ suất đầu tư %
4,81
7,43
2,62
8,43
1
132,39
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định (lần)
2,386
1,552
-0,834
1,754
0,202
86,4
Qua biểu ta thấy:
- Tỷ suất đầu tư.
Xét ở góc độ phát triển bình quân của chỉ tiêu trong 3 năm là 132,39% cho thấy hiện đầu tư vào tài sản cố định đã được tăng lên. Xem xét một các cụ thể cho thấy.
Tỷ suất đầu tư =
Tài sản cố định
Tổng tài sản
Năm 1999 tỷ suất đầu tư là 7,43% tăng 2,62% so với năm 1998 phản ánh Công ty đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố định do Công ty đã đầu tư xây dựng văn phòng làm việc tại Vinh, đồng thời số vốn lưu động trong năm cũng tăng lên 0,67% do các khoản phải thu tăng lên. Kết quả cho thấy Công ty có tài sản lưu động lớn hơn rất nhiều so với tài sản cố định mà lại chủ yếu ở các khoản phải thu chứng tỏ tình hình sản xuất của Công ty chưa ổn định. Phản ánh việc đầu tư tài sản của Công ty chưa hợp lý, số máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất quá ít. Mặc dù trong những năm gần đây Công ty đã chú trọng tăng tài sản cố định đầu tư phát triển lâu dài.
Năm 2000 tỷ suất đầu tư tăng 1% so với năm 1999 nguyên nhân do tổng tài sản của Công ty đã giảm xong tốc đoọ giảm tài sản cố định vẫn nhỏ hơn. Vì vậy tỷ suất tăng thể hiện tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản tăng lên. Tuy nhiên tài sản lưu vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản của Công ty.
- Tỷ suất tài trợ.
Tỷ suất tài trợ tài sản cố định =
Vốn chủ sở hữu
Giá trị tài sản cố định
Năm 1999 tỷ suất tài trợ tài sản cố định là 1,552 lần giảm 0,834 lần so với năm 1998, nguyên nhân tài sản cố định trong năm đã tăng lên mặc dù tỷ suất giảm song vốn chủ sở hữu vẫn đảm bảo để đầu tư các loại hình tài sản cố định tình hình tài chính vẫn vững vàng ổn định.
Năm 2000 tỷ suất tự trài trợ tài sản cố định là 1,754 lần tăng 0,202 lần so với năm 1999 do tốc độ giảm tài sản cố định mạnh hơn tốc độ giảm vốn chủ sở hữu. Công ty có đủ vốn chủ sở hữu để đầu tư cho các loại hình tài sản cố định mà không phải đi vay ngân hàng để đầu tư.
Từ kết quả phân tích trong 3 năm cho thấy tình hình đầu tư của Công ty là chưa phù hợp tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ trong số máy móc thiết bị, đặc biệt năm 2000 tài sản cố định cũ hết thời hạn sử dụng tăng lên đáng kể. Tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tài sản đặc biệt là các khoản phải thu ngày càng tăng lên đến năm 2000 các khoản phải thu của khách hàng tăng.
*************
2. Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh.
Biểu 8b: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty.
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Tốc độ phát triển bình quân
D
±D
D
±D
Tỷ suất nợ (%)
89,73
89,23
-0,5
85,22
-4,01
97,45
Tỷ suất tự tài trợ (%)
10,27
10,77
0,5
14,78
4,01
119,96
Để đánh giá khả năng kinh doanh lâu dài của Công ty ta nghiên cứu và phân tích. Qua biểu ta thấy:
- Tỷ suất nợ phản ánh quan hệ nợ phải trả và tổng nguồn vốn cho thấy được tỷ lệ vốn vay trong tổng nguoòn vốn của doanh nghiệp. Qua biểu ta thấy tỷ suất nợ bình quân trong 3 năm là 97,45% cho thấy những cố gắng của Công ty trong việc giảm bớt các khoản nợ trong tổng nguồn vốn. Cụ thể năm 1999 tỷ suấ nợ là 89,23% giảm 0,5% so với năm 1998 là do nợ phải trả mà nguồn vốn chủ sở sở hữu đều tăng song tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn (tăng 8,61%) so với năm 1998, so với tốc độ phải trả (tăng 2,94%). Năm 2000 tỷ suất nợ giảm 4,01% so với năm 1999 do Công ty đã cố gắng hoàn trả các khoản nợ đối với người bán, các đơn vị nội bộ làm giảm các khoản nợ phải trả. Kết quả phản ánh Công ty đã chú trọng giảm nợ phải trả tăng mức độ tự chủ tài chính song số vốn vay vẫn chiếm phần lớn vốn trong sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện sự ràng buộc sức ép của các khoản nợ vay.
- Tỷ suất tài trợ.
Xét tốc độ phát triển bình quân của các chỉ tiêu trong 3 năm là 119,96% phản ánh số vốn chủ sở hữu chiến trong tổng nguồn vốn tăng dần qua các năm. Xem xét một cách cụ thể thấy năm 1999 tỷ suất tài trợ là 10,77% tăng 0,5% so với năm 1998. Năm 2000 tỷ suất tăng 4,01% so với năm 1999. Kết quả thể hiện Công ty đã cố gắng tăng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn để tăng tính tự chủ song khả năng độc lập tài chính của Công ty là rất kém.
3. Tình hình chủ chuyển vốn lưu động.
Để thấy rõ tình hình tài chính, vấn đề sử dụng vốn mà tài sản thông qua biểu sau cho thấy.
Biểu 10: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Tốc độ phát triển bình quân
D
±D
D
±D
1. Số vòng quay vốn lưu động
0,01
1,02
0,01
1,06
0,04
102,4
2. Thời gian 1 vòng quay luân chuyển
356,44
352,94
-3,5
339,62
-3,43
97,6
3. Hệ số đảm nhiệm
0,99
0,98
-0,01
0,94
-0,01
97,4
- Số vòng quay của vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng lên. Qua biểu ta thấy số vòng quay của vốn lưu động có xu hướng tăng dần, tốc độ phát triển bình quân của chỉ tiêu là 102,4%, xem xét một cách cụ thể ta thấy: năm 1999 số vòng quay vốn lưu động là 1,02 lần tăng 0,01 so với năm 1998, điều này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân sẽ đem lại 1,02 đồng doanh thu thuần. Kết quả cho thấy việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn năm 1998. Số vòng quay vốn lưu động nhanh hơn và để làm ra 1 đồng doanh thu thuần cần sử dụng số vốn lưu động ít hơn năm 1998 là 0,01 đồng. Năm 2000 số vòng quay vốn lưu động là 1,06 lần tăng 0,04 lần so với năm 1999 điều này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của Công ty là có hiệu quả hơn năm 1999. Để làm ra một đồng doanh thu thuần cần sử dụng số vốn lưu động ít hơn năm 1999 là 0,04 đồng, kết quả phản ánh số vòng quay của vốn lưu động tăng dần qua các năm, điều này phản ánh việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty có hiệu quả.
- Thời gian một vòng luân chuyển.
Qua biểu ta thấy một vòng luân chuyển đã giảm dần. Xem xét cụ thể ta thấy năm 1999 thời gian một vòng luân chuyển là 352,94 ngày tức phải mất 11,7 tháng vốn lưu động mới quay được một vòng hay một đồng vốn lưu động làm ra một đồng doanh thu phải mất 11,7 tháng, song đã giảm 3,5 ngày so với năm 1998. Năm 2000 thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động nhanh hơn qua các năng song đặc điểm của sản xuất của ngành có chu kỳ sản xuất dài, thời hạn thu hồi vốn chậm do đó tốc độ luân chuyển vốn chậm.
- Hệ số đảm nhận vốn lưu động.
Qua biểu ta thấy hệ số đảm nhận năm 1999 là 0,98 lần giảm 0,01 lần só với năm 1998. Năm 2000 hệ số là 0,94 lần giảm 0,04 lần so với năm 1999. Kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các năm tăng dần, số vốn lưu động tiết kiệm được tăng lên.
Qua kết quả phân tích trong 3 năm cho thấy những cố gắng của Công ty trong việc tăng vòng quay vốn lưu động, giảm thời gian một vòng luân chuyển, hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tăng song không cao. Vốn lưu động của Công ty luân chuyển còn chậm, số vốn bị ứ đọng, chiếm dụng lớn.
4. Kết quả và hiệu quả của vốn.
Biểu 9: Hiệu quả sinh lời của các hoạt động kinh doanh.
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
D
±D
D
±D
1. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%)
0,98
0,82
-0,16
0,71
-0,11
2. Tỷ suất lợi nhuận/vốn (%)
0,92
0,78
0,14
0,69
0,09
3. Hệ số quay vòng tài sản (lần)
0,94
0,97
0,03
0,98
-0,01
4. Sức sinh lời tài sản cố định (lần)
9,52
12,64
3,12
12,89
0,25
5. Sức sinh lời tài sản lưu động (lần)
0,36
0,57
0,21
1,17
0,6
6. Sức sản xuất tài sản cố định (lần)
1,01
1,02
0,01
1,06
0,06
7. Sức sản xuất tài sản lưu động (lần)
0,039
0,046
0,007
0,096
0,05
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Qua biểu ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm dần qua các năm cụ thể: năm 1999 là 0,82% giảm 0,16% so với năm 1998 tức trong 100 đồng doanh thu mới sinh được 0,85 đồng lợi tức. Đến năm 2000 tỷ suất là 0,71% giảm 0,11% so với năm 1998 tức là trong 100 đồng doanh thu thuần mới sinh được 0,71 đồng lợi tức. Kết quả cho thấy lợi tức thu được từ hoạt động kinh doanh của Công ty rất thấp, phản ánh hiệu quả kinh doanh ngày càng giảm sút.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
Từ số liệu trên biểu ta thấy tỷ suất này có xu hướng giảm dần, năm 1998 tỷ suất này là 0,92% cho thấy 100 đồng vốn sử dụng bình quân đem lại là 0,92 đồng lãi. Năm 1999 tỷ suất này là 0,78% giảm 0,14% so với năm 1998. Năm 2000 tỷ suất này giảm 0,09% so với năm 1999. Kết quả cho thấy doanh thu đem lại từ vốn đầu tư sản xuất của Công ty là thấp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ngày càng giảm.
- Hệ số quay vòng tài sản.
Qua biểu ta thấy hệ số quay vòng tài sản qua các năm tăng dần, cụ thể năm 1999 tăng 0,33 lần so với năm 1998. Năm 2000 tăng 0,01 lần so với năm 1999. Phản ánh hiệu quả đầu tư tài sản tăng lên. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản các loại ta tiến hành xem xét các chỉ tiêu:
- Sức sản xuất của tài sản cố định:
Trong các năm sức sản xuất của tài sản cố định tăng lên, năm 1998 là 9,52 lần phản ánh 1 đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại 9,52 đồng doanh thu thuần. Năm 1999 sức sản xuất của tài sản cố định tăng lên là 3,12 lần cho thấy 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại doanh thu tăng so với năm trước. Kết quả cho thấy đầu tư vào tài sản cố định đem lại doanh thu cao.
- Sức sản xuất của tài sản lưu động.
Qua biểu ta thấy sức sản xuất của tài sản lưu động năm 1998 là 1,01 lần phản ánh 1 đồng tài sản lưu động bình quân đem lại 1,01 đồng doanh thu thuần. Năm 1999 và năm 2000 sức sản xuất của tài sản lưu động có tăng song chưa cao. Phản ánh doanh thu từ đầu tư tài sản lưu động không cao.
- Hiệu quả sinh lời của tài sản cố định.
Qua biểu ta thấy hiệu quả sinh lời của tài sản cố định tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 1998 là 0,36 lần, tức 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại 0,36 đồng lợi tức gộp. Năm 1999 hiệu quả sinh lời của tài sản cố định là 0,57 lần tăng 0,21 lần so với năm 1998. Năm 2000 tăng 0,06 lần so với năm 1999. Điều này chứng tỏ hiệu quả thu được từ đầu tư tài sản cố định đêm lại là không cao. Mặc dù doanh thu thuần đem lãi từ tài sản cố định là cao song hiệu quả thu được lại thấp.
- Hiệu quả sinh lời của tài sản lưu động cho biết một đồng vốn lưu động thu được mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này mới đánh giá trình độ thực sự quản lý sử dụng vốn vì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của kinh doanh chứ không phải là doanh thu. Các doanh nghiệp đề ra mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận, chứ không phải là doanh thu vì vậy phân tích tài chính đánh giá sức sinh lời của vốn lưu động là quan trọng. Năm 1999 sức sinh lời tăng 0,007 lần so với năm 1998. Năm 2000 tăng 0,05 lần so với năm 1999 cho thấy lợi nhuận thu được từ đầu tư 1 đồng tài sản lưu động tăng, phản ánh việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả song vẫn còn thấp.
Kết quả phân tích 3 năm gần đây nhất của Công ty cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty là có lãi song không cao. Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản thấp đặc biệt là tài sản lưu động, mặc dù doanh thu thuần là lớn điều này chứng tỏ chi phí bỏ ra quá lớn và tăng nhiều trong các năm. Công ty cần phải đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu, đặc biệt là các khoản phải thu ở khách hàng. Từ đó rút bớt tài sản lưu động, đầu tư tài sản cố định phát triển lâu dài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, nâng cao tỷ lệ lãi cho Công ty.
5. Thực trạng khả năng thanh toán của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn.
a. Phân tích tình hình công nợ.
Để thấy được (mức độ) tình hình nợ nần của Công ty đối với khách hàng và đối với ngân sách nhà nước và các khoản nợ Công ty cần thu thông qua biểu trang bên cho ta thấy:
Tổng các khoản phải thu năm 1999 tăng 19,12% tương đương tăng 4.987.535.179 đồng, đến năm 2000 lại giảm xuống 26,74% tương ứng giảm 8.281.120.852 đồng. Nguyên nhân các khoản phải thu năm 1999 tăng lên là do các khoản phải thu của khách hàng tăng lên 29,89%, và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu do số công trình hợp đồng mà bên giao thầu chưa thanh toán đồng thời các khoản trả trước người bán cũng tăng lên tới 186,66% với mức tăng 30.000.000 đồng, đến năm 2000 tổng các khoản phải thu lại giảm xuống 45,33% tương ứng giảm 11.784.363.589 đồng, đồng thời các khoản trả trước cho người bán cũng giảm xuống 54,32% các khoản tạm ứng giảm 30,76%. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các khoản phải thu đến tình hình tài chính ta xem xét kết cấu của các khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động ta thấy tỷ trọng tăng từ:
25977023479
= 81,66% (năm 1998) là
22683437806
= 99,7% (năm 2000)
31812730310
22749512474
Kết quả cho thấy các khoản phải thu ngày càng tăng trong tài sản lưu động mặc dù vốn lưu động năm 2000 giảm xuống mạnh điều này thể hiện vốn ứ đọng ngày càng lớn gây khoá khăn về mặt tài chính cho Công ty.
Xét tổng quan các khoản phải trả năm 1999 tăng 2,94% tương ứng là 880.576.811 đồng đến năm 2000 lại giảm 30,89% tương ứng giảm 9.535.809.033 đồng. Nguyên nhân năm 1999 tăng là do vay ngắn hạn tăng lên 59,26% tăng 2.865.000.000
Biểu 6***
Đặc biệt thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 115% tương ứng là 515.626.168 đồng. Công ty đã thanh toán 922.400.000 đồng vay dài hạn và hoàn trả các khoản nợ khác. Đến năm 2000 các khoản phải trả giảm 30,89% là do vay ngắn hạn giảm 17,52% Công ty đã thanh toán cho đơn vị nội bộ giảm 44,89% tương ứng giảm 8.346.300.392 đồng và đã giảm số tiền chịu đối với người bán giảm 39.025.000 đồng. Tuy nhiên thuế và các khoản phải nộp nhà nước lại tăng 71,11% tương ứng tăng 685.888.091 đồng. Xét về mặt kết cấu các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng từ 89,23% (năm 1998) giảm xuống còn 85,21% tổng nguồn vốn (năm 2000) số liệu biểu 4.
Kết quả cho thấy Công ty đã chú trọng giảm vốn vay, thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các đội xây dựng. Tuy nhiên số vốn Công ty đi vay để hoạt động sản xuất là rất lớn. Để xem xét tình hình thanh toán của Công ty có khả quan hay không ta đánh giá tỷ lệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả.
Năm 1998
Tổng phải thu
=
25977023479
= 1,23
Tổng phải trả
24232389167
Năm 1999
Tổng phải thu
=
30964588658
= 1,3
Tổng phải trả
23170365978
Năm 2000
Tổng phải thu
=
22683437806
= 1,5
Tổng phải trả
14213556945
Kết quả cho thấy trong 3 năm Công ty đã bị chiếm dụng vốn. Cụ thể năm 1998 số tiền bị chiếm dụng nhiều hơn là số tiền đi chiếm dụng với số tiền là 25.977.023.479 - 24.232.389.167 = 1.744.634.312 đồng. Với tỷ lệ bị chiếm dụng là 1,23 - 1 = 0,23 tức 23%.
Đến năm 1999 số vốn bị chiếm dụng lại tăng lên so với năm 1998 với số tiền là 30.964.558.658 - 23.170.365.978 = 7.794.192.680 đồng.
Do năm 1999 tổng các khoản phải thu và phải trả đều tăng song các khoản phải thu tăng nhanh hơn các khoản phải trả đặc biệt là phải thu của khách hàng vượt 29,89%.
Năm 2000 Công ty đã chiếm dụng 1,5 - 1 = 0,5 tức 50% tương ứng là số tiền 22.683.437.806 - 14.213.556.945 = 8.469.880.861 đồng. Nguyên nhân do năm 2000 tổng các khoản phải thu và phải trả đều giảm xuống song tổng các khoản phải trả giảm mạnh hơn (giảm 30,89%) các khoản phải thu (giảm 26,74%), đặc biệt các khoản nợ nội bộ và nợ người bán giảm đáng kể, điều này cho thấy Công ty đang cố gắng thanh toán các khoản nợ nần. Tuy nhiên việc thanh toán thuế đối với nhà nước không giảm mà lại tăng lên đáng kể tăng 15% vào năm 1999 và tăng 71,11% vào năm 2000. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động mặc dù quy mô bị thu hẹp, cụ thể tăng từ 76,68% năm 1998 lên 90,55% năm 2000 (số liệu trên biểu 4). Kết quả cho thấy số vốn bị chiếm dụng ngày một tăng, Công ty cần có biện pháp thu hồi nợ, tăng vòng quay vốn lưu động.
b. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn.
Để thấy rõ được tình hình tài chính cũng như khả năng hoàn trả, thanh toán các khoản vay và tình hình thanh toán của khách hàng đối với Công ty, em tiến hành phân tích tài chính và khả năng thanh toán của Công ty qua biểu dưới đây.
Biểu 7: Phân tích khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
D
±D
D
±D
1. Hệ số thanh toán ngắn hạn
Lần
1,094
1,043
-0,051
1,066
0,023
2. Hệ số thanh toán tức thời
Lần
1,088
1,035
-0,05
1,064
0,026
3. hệ số quay vòng các khoản phải thu
Vòng
1,173
1,143
-0,03
1,084
0,059
4. Kỳ thu của doanh thu bán chịu
Ngày
294,62
245,09
-49,53
259,71
14,62
- Hệ số thanh toán ngắn hạn: Năm 1999 tỷ suất này là 1,043 lần, giảm 0,051 lần so với năm 1998 do trong năm các khoản nợ ngắn hạn tăng, đặc biệt là các khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 115% tăng lên 515.626.168 đồng. Các khoản vay cũng tăng lên làm tỷ suất giảm xuống. Năm 2000 tăng 0,023 lần do Công ty đã thanh toán nợ đối với khách hàng, đơn vị nội bộ, tình hình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty là rất khả quan.
- Hệ số thanh toán tức thời qua biểu cho thấy: Năm 1999 chỉ tiêu này là 1.038 lần giảm 0,05 lần so với năm 1998 do trong năm các khoản nợ ngắn hạn tăng lên xong tiền gửi ngân hàng lại giảm đáng kể do rút về để phục vụ cho mua sắm tài sản cố định. Năm 2000 chỉ tiêu này tăng 0,026 lần so với năm 1999 nguyên nhân do công ty đã cố gắng thực hiện việc thanh toán tốt đối với khách hàn, giảm các khoản nợ nội bộ 44,89% đồng thời Công ty cũng giảm vay và cố hoàn trả nợ ngắn hạn nên làm cho hệ số tăng.
Kết quả cho thấy trong 3 năm Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tuy hệ số biến động xong việc thanh toán tương đối khả quan.
- Hệ số quay vòng các khoản phải thu:
Kết quả cho thấy kết quả phải thu trong 1 năm quay vòng rất là chậm cụ thể năm 1999 chỉ tiêu này là 1,143 vòng giảm 0,03 vòng so với năm 1998. Điều này phản ánh tình hình thanh toán của khách hàng với Công ty gặp khó khăn, các khoản phải thu quay vòng chậm. Đến năm 2000 hệ số này là 1,084 vòng giảm 0,059 vòng chậm. Đến năm 2000 hệ số này là 1,084 vòng giảm 0,059 vòng so với năm 1999 phản ánh số các khoản phải thu quay vòng rất chậm, vấn đề giải quyết nhu cầu về vốn chưa được đảm bảo, tài chính của Công ty gặp khó khăn.
- Kỳ thu của doanh thu bán chịu: phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu hồi các khoản phải thu trong kỳ. Qua biểu ta thấy năm 1999 chỉ tiêu này là 49,53 ngày so với năm 1998. Kết quả cho thấy Công ty đã đẩy mạnh tốc độ các khoản phải thu, giảm kỳ hạn bán chịu để giải quyết nu cầu để giải quyết nhu cầu về vốn cho sản xuất.
Tốc độ thu hồi tăng là do doanh thu tăng song do quy mô nên các khoản phải thu cũng tăng lên đặc biệt là các khoản phải thu của khác hàng, điều này chứng tỏ Công ty chưa có biện pháp để thu hồi nợ năm 2000 chỉ tiêu này tăng 14,62 ngày so với năm 1999. Kết quả cho thấy kỳ hạn bán chịu năm tăng lên do doanh thu năm 2000 giảm, điều này thể hiện tình hình thanh toán của khách hàng với Công ty gặp khó khăn.
Kết quả phân tích trong 3 năm cho thấy tình hình tài chính của Công ty gặp khó khăn, tuy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ xong tiềm năng để thanh toán các khoản nợ còn khá lớn. Nguyên nhân do tài sản lưu động của Công ty chiểm tỷ trọng cao nhưng không hiệu quả. Do các khoản phải thu lớn, quy mô phải thu của khách hàng tăng, Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, hàng năm thiếu vốn để sản xuất và phải di vay để hoạt động.
Do số liệu hàng tồn kho trong Công ty không đầy đủ, năm 2000 lại không có hàng tồn kho vì vậy em không thể đi sâu để phân tích hệ số quay vòng hàng tồn kho để đánh giá tốc độ luên chuyển thu hồi vốn.
V. MỘT SỐ TỒN TẠI CHỦ YẾU TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.
1. Trang thiết bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn yếu kém.
Thực tế trong những năm gàn đây công ty đã tạo được một chỗ đứng trên thị trường, có uy tín đối với khách hàng, phạm vi hoạt động ngày càng rộng do có nhiều hợp đồng song vấn đề đặt ra là nhu cầu về vốn. Số vốn hoạt động sản xuất chủ yếu nằm ở các khoản phải thu đối với khách hàng. Vì vậy, công ty gặp phải những khó khăn trong việc ký kết hợp đồng có giá trị lớn. Máy móc thiết bị cho sản xuất ít mà lại trong giai đoạn hết thời gian sử dụng do đó ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.
2. Nguồn tài chính của công ty còn hạn chế.
- Nguồn vốn: Vấn đề khó khăn tồn tại lớn nhất của công ty đó là giải quyết nhu cầu về vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trên 10% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy số vốn đi vay, đi chiếm dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty, phản ánh tính độc lập tự chủ về tài chính của Công ty là rất kém. Do nguồn vốn không đủ phục vụ cho sản xuất vì vậy Công ty phải đi vay, đi chiếm dụng vốn làm cho các khoản nợ chiếm tỷ trọng cao tới 85,21% nguồn vốn năm 2000.
Vốn tự bổ sung từ kết quả kinh doanh không đáng kể (<1%) phản ánh hiệu quả thu được từ kinh phí kinh doanh thấp.
- Tài sản của Công ty phần lớn là các khoản phải thu đặc biệt là các khoản phải thu từ khách hàng chiếm 60,04% tổng tài sản lên 80,89% tổng tài sản. Kết quả cho thấy số vốn bị chiếm dụng rất nhiều, đây cũng là do một trong những đặc thù của ngành xây dựng (chu kỳ sản xuất kéo dài, sản phẩm là những công trình vật kiến trúc có quy mô lớn, thời gian xây dựng và lắp đặt dài, chỉ khi hoàn thành bàn giao mới thanh toán). Tài sản cố định đang được chú trọng đầu tư song vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ từ 4,81 lên 9,14% tổng tài sản. Tài sản cố định ít không thuận lợi cho việc thi công hoàn thiện công trình.
3. Khả năng thanh toán còn gặp nhiều khó khăn.
Vấn đề nổi lên đó là việc thanh toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của Công ty trong những năm qua không giảm mà còn có xu hướng tăng lên đặc biệt năm 1999 tăng 115% so với năm 1998 tăng 515.626.168 đồng, năm 2000 tăng 62, 89% so với năm 1999. Mặt khác tình hình thanh toán của khách hàng với Công ty gặp khó khăn, các khoản phải thu quay vòng chậm, hệ số quay vòng các khoản phải thu giảm từ 1,173 vòng giảm xuống 1,084 vòng. Vấn đề giải quyết nhu cầu về vốn chưa được đảm bảo.
Số vốn phải thu ăng chiếm từ 76,86% lên 90,55% tổng tài sản. Như vậy mặc dù thiếu vốn cho sản xuất song Công ty để số vốn ứ đọng trong lưu thông là lớn. Những nguyên nhân này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Xuất phát từ những phân tích và đánh giá ở trên em đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán. Mỗi giải pháp tập trung vào một khía cạnh cụ thể và đều có thể phát huy được vai trò tích cực của mình, tuy nhiên nên áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống để cộng hưởng kết quả của chúng.
I. NHỮNG GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY.
Giải pháp thứ nhất:
Xử lý thu hồi vốn tồn đọng.
Để có thể cải thiện tình hình tài chính của Công ty thì biện pháp đầu tiên là phải xử lý và thu hồi nợ.
1. Tổ chức một bộ phận chuyên trách xử lý nợ:
Bộ phận này có thể do giám đốc phụ trách trực tiếp làm trưởng ban, kế toán trưởng làm phó ban trực với 3 đến 5 nhân viên, bộ phận này phải:
1.1. Có đủ năng lực cần thiết cho việc xử lý nợ như: năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, về các vấn đề xã hội và có tinh thần trách nhiệm cao, kiên trì theo đuổi mục tiêu đã định.
1.2. Nghiên cứu , xem xét và phân tích lại các nguyên nhân nợ, đề ra biện pháp giải quyết.
1.3. Tổ chức và thực hiệ việc thu hồi nợ.
2. Nghiên cứu và tổ chức việc thu hồi nợ.
2.1. Phần nợ bao gồ hai phần: Chủ quan và khách quan.
2.1.1. Nợ do chủ quan là:
- Phần nợ do bên công ty (B) cho bên chủ đầu tư (A) nợ do:
+ Thể hiện khả năng tài chính để tạo uy tín cho B, với dạng nợ này cần xem xét đến thời gian trả nợ theo hợp đồng. Nếu đã đến hạn thì cần đôn đốc bên A thanh toán, nếu chưa đến hạn thì cần xem xét khả năng bên A và tạo lập quan hệ tốt, chân thành để có thể bên A thanh toán sớm hơn so với hợp đồng.
+ Tạo điều kiện cho bên A hoàn thành nhiệm vụ kinh tế chính trị nào đó để bên A ưu tiên cho thi công công trình sau ví dụ như thi công công trình dở dang mà bên A khó khăn về vốn... hì phải bàn bạc tháo gỡ cùng bên A như hướng dẫn bên A các thủ tục xin cấp vốn...
+ Bên đội thi công chưa bám sát chủ đầu tư, nên để cho bên chủ đầu tư chuyển vốn sang làm việc khác, các thủ tục thanh toán chậm. Trường hợp này cần bán sát chủ đầu tư, các thủ tục thanh toán cần hoàn chỉnh nộp bên A và kho bạc từ trước để đến khi có vốn sẽ thanh toán ngay.
+ Thiếu kinh nghiệm triong thi công, nghiệm thu và thanh toán, ví dụ như phần phát sinh chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt vẫn tiến hành thi công nên khó thanh toán thì cần phải thúc đẩy và kết hợp bên A hoàn thiện thủ tục và các vấn đề cần thiết để nhanh chóng thu hồi vốn.
- Phần thiếu nợ do nội bộ công ty như các đội thi công công nợ công ty khoản tạm ứng chưa hoàn.
+ Nếu do các đội cố tình dây dưa không nộp đủ các khoản cho Công ty cần có biện pháp kiên quyết bắt buộc các đội đó phải thực hiện.
+ Nếu do đội có khó khăn thực sự thì cần bàn bạc tháo gỡ ví dụ có thể giao cho đội một số công trình có lợi nhuận cao, dễ thanh toán...
+ Rà xét lạ các khoản chi phí cho các đội, xác định cho các đội các khoản chi phí hợp lý đối với từng công trình, giải quyết dứt điểm phần nợ trong nội bộ công ty.
2.1.2. Nợ do khách quan:
- Bên A nợ bên B do ngân sách Nhà nước cấp bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sácg địa phương thì cần phải phối hợp bên A lập đủ cơ sở pháp lý cho việc thanh toán. Trường hợp cần thiết có thể tác động và đề nghị bên A điều chỉnh các nguồn vốn khác sang cho bên B
+ Nếu là vốn tự có của bên A thì cần đề nghị bên A điều chỉnh các nguồn vốn khác sang cho bên B hoặc đề nghị ngân hàng, tổ chức tài chính cho bên A vay để thanh toán.
- Bên A nợ bên B do chủ quan của bên A thì phải:
+ Cần ráo riết đòi nợ, tìm cách toạ cho bên A thấy việc hơn thiệt trong việc nợ nần.
+ Nếu là vốn ngân sách thì cần đề nghị các cơ quan cấp trên cấp vốn cho bên A thanh toán và không cho bên A điều chuyển vốn sang làm công việc khác.
+ Nếu là vốn tự có thì kiên nghị ngân hàng nơi bên A có tài khoản phong toả tài khoản để buộc bên A phải trả nợ.
+ Trong trường hợp cần thiết, nếu bên A vẫn cố tình dây dưa cần phải kiến nghị các cơ quan giúp đỡ.
3. Xử lý nợ.
3.1. Các loại nợ công ty cần thu hồi.
3.1.1. Nợ thông thường:
Các loại nợ thông thường theo chu kỳ sản xuất khả năng thu hồi dễ dàng cần theo dõi chặt chẽ và thu hồi đúng thời hạn trong hợp đồng.
3.1.2. Nợ khó đòi:
Với các loại nợ khó đòi cần tập hợp mọi biện pháp có thể thu hồi theo phương châm bên A trả được càng nhiều càng tốt và không cầu toàn phải thu đủ mới nhân. Trường hợp cần thiết và được cấp trên phê duyệt, có thể bán lại nợ cho các cơ quan tài chính khác hoặc các Công ty khác ví dụ bán lại các công trình dở dang mà bên A không có khả năng thanh toán cho các đơn vị khác vào thi công tiếp.
3.2. Các loại nợ Công ty cần phải trả.
- Để tạo uy tín với bạn hàng, Công ty cần phải các khoản nợ đúng hạn. Tuy nhiên Công ty cần thương lượng với các chủ nợ để đáo hạn, dãn nợ. Thậm chí trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu nhà nước cho khoanh nợ, tạo điều kiện cho công ty có thể vay được các khoản lớn và dài hạn cho việc đầu tư thiết bị, xây dựng các công trình có quy mô lớn.
- Nên tận dụng các khoản vốn nhãn rỗi của cán bộ công nhân viên bằng hình thức vay hay cổ phần để Công ty tăng nguồn vốn, chủ động cho sản xuất.
Biện pháp thứ hai:
Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm:
1. Đẩy mạnh lĩnh vực xây lắp.
1.1. Tăng cường công tác tiếp thị, nắm bắt thông tin kịp thời:
- Cần tổ chức quản cáo giới thiệu công ty với các chủ đầu tư, đồng thời đề ra được chiến lược lấy uy tín trên thương trường là yếu tố quyết định cho việc phát triển sản xuất.
- Do trong từng thời điểm khác nhau, điều kiện xã hội biến đổi rất lớn, cần nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, xác định chính xác từng bước đi của công ty phù hợp với thị trường.
1.2. Tổ chức bộ phận đầu thầu giỏi và bộ máy thi công mạnh để đảm bảo cho đấu thầu thắng lợi và thi công có lãi.
1.3. Tập trung đẩy mạnh sản xuất trong thị trường truyền thống là chính, đồng thờ mở rộng sang các thị trường khác.
- Do công ty là một đơn vị trong ngành nông nghệp đã nhiều năm thi công có uy tín. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn lại có đặc thù riêng như các công trình chuyên ngành, các công trình thuỷ lợi vùng, giao thông nông thôn, trồng rừng, định cạnh định cư... Đồng thời công ty có nhiều mối quan hệ ngoài giao với các chủ đầu tư có điều kiện thấu hiểu được nhau trên nhiều mặt. Vì vậy công ty có nhiều lợi thế trong cạnh tranh trong xã hội tính chuyên môn hoá ngày càng cao.
- Nông thôn và miền núi hiện đang được sự quan tâm đặc bệt của Nhà nước ngân sách và các nguồn tài trợ nước ngoài đổ vào thị trường này rất lớn. Chính vì vậy Công ty xác định đây là thị trường xây lắp chủ yếu của Công ty.
- Song song với việc tập trung vào thị trường nông nghiệp và nông thôn, công ty cần mở rộng sang các thị trường khác như giáo dục, thuỷ sản, giao thông, điện lực ở các tỉnh và thành phố... vì đây là những công trường cũng đầy tiềm năng mà công ty cũng đã thi công nhiều năm có uy tín.
- Hiện nay Tông Công ty đã mở rộng được sang thị trường Lào. Đây là thị trường nông nghiệp nông thôn. Nếu tổ chức tốt và có kinh nghiệm thì thị trường này cho tỷ lệ lãi suất cao. Vì vậy công ty nên phát triển thêm thị trường này.
2. Tăng cường sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng:
Việc sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng không những tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm phù hợp với từng đối tượng cán bộ công nhân viên mà còn góp cho việc chủ đôngj sản xuất, hạ giá thành các công trình xây lắp. Các mặt hàng đó có thể là:
- Sản xuất đá dăm, gạch xây.
- Sản xuất bê tông đúc sẵn.
- Sản xuất gia công cửa gỗ , kết cấu thép...
- Buôn bán xi măng, cát, đá , sỏi, sắt thep...
2.1. Mở rộng sang lĩnh vực vận tải.
Tận dụng các xe cộ, thiết bị phục vụ xây lắp như xe vận tải... để vận tải hàng hoá nâng cao thu nhập cho công ty.
2.2. Lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Hiện nay Tổng công ty đang tổ chức xuất khẩu lao động sang một số nước như Nhật Bản, Hàn quốc, Nga... nên công ty cần xin một số chỉ tiêu xuất khẩu. Việc xuất khẩu lao động trong ngành xây dựng có nhiều cái lợi. Một là tận dụng vốn đặt cọc nhàn rỗi để bổ sung vào kinh doanh; hai là có nhiều nguồn công nhân lành nghề sau khi về nước; ba đầu là tạo kích thích năng suất lao động cho đội ngũ công nhân của công ty đang có mong muốn được ra nươchính sách ngoài; bốn là tăng nguồn thu nhập cho công ty; năm là làm quen với thị trường xây dựng nước ngoài để nhận công trình ở nước ngoài hoặc công trình có vốn nước ngoài ở Việt Nam.
3. Nâng cao năng lực sản xuất:
3.1. Tăng cường đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề:
- Tăng cường cán bộ và công nhân lành nghề bằng cách tuyển dụng thêm người có khả năng, năng lực, đào tạo và đào tạo lại những người hiện có để có tay nghề phù hợp với nhiệm vụ.
- Tổ chức lại bộ máy phòng ban, các đội sản xuất sao cho có hiệu quả và gọn nhẹ, đáp ứng mọi yêu cầu của sản xuất.
- Mua sắm các thiết bị thi công cần thiết để nâng cao năng lực, tỷ lệ lãi suất và chủ động trong sản xuất, nâng cao uy tín công ty trên thương trường.
Giải pháp thứ ba:
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1. Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật.
- Tuân thủ chỉ đạo thi công đúng quy trình quy phạm kỹ thậut, thường xuyên kiểm tra, giám sát nghiệm thu chặt chẽ về chất lượng, kỹ thuật công trình. Đây là nhiệm vụ hàng đầu trong thi công xây dựng, từ đó nâng cao và mở rộng uy tín của Công ty đối với khách hàng.
- Chỉ đạo thi công hoàn thành công trình đúng tiến độ đạt chất lượng kỹ thuật công trình, lập đầy đủ các thủ tục pháp lý về nghiệm thu, quyết toán, bàn giao sử dụng công trình, tạo điều kiện thu hồi và quay vòng vốn.
- Tôe chức phổ biến ứng dụng khoa học kỹ thuật và thi công, tổ chức các chuyên đề kỹ thuật để nâng cao rình độ cán bỗ kỹ thuật.
2. Hoàn thiện công tác quản lý hạch toán kinh doanh và tăng cường công tác kiểm tra, kiẻm soát các hoạt động tài chính.
- Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán và việc áp dụng các luật thuế mới của Nhà nước, hoàn hiện các chế độ khoán chi phí các hạng mục công trình cho các loại hình công việc. Cải tiến cơ chế điều hành của Công ty theo hướng tập trung linh hoạt và hiệu quả.
- Huy động và điều phối các nguồn vốn đáp ứng của yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, ưu tiên phát huy nội lực hiện có.
- Theo tiến độ thi công và khối lượng hoàn thành các phòng quản lý có trách nhiệm đôn đốc và giúp các ddội làm thủ tục ứng hay thanh toán công trình hoàn thành bàn giao để thu hồi vốn, thu hồi công nợ, tạo nguồn vốn hoạt động kinh doanh, quay vòng vốn nhanh, hạn chế thấp nhất đối với vốn vay, trả lại ngân hàng đúng thời hạn.
- Giúp các đội hạch toán theo quy chế của Công ty thực hiện đầy đủ các khoản trích nộp nghĩa vụ với Nhà nước, giải quyết đúng các chế độ chính sách đối với người lao động.
3. Tăng nhanh vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn:
Biểu 08: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Tốc độ phát triển bình quân (%)
D
±D
D
±D
1. Số vòng quay VLĐ
1,01
1,02
1,01
1,06
0,04
102,4
2. Thời gian 1 vòng luân chuyển
356,44
352,94
-3,5
339,62
-3,43
97,6
3. Hệ số đảm nhiệm
0,99
0,98
0,01
0,94
-0,01
97,4
- Số vòng quay vốn lưu đông cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng lên. Qua biểu ta thấy số vòng quay vốn lưu động có xu hương tăng dần, tốc độ phát triển bình quân của chỉ tiêu là 102,4%. Năm 1999 số vòng quay vốn lưu dộng là 1.02 lần tăng 0,01 lần so với năm 1998. Điều này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân sẽ đem lại 1,02 đồng doanh thu thuần. Kết quả cho thấy việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn năm 1998. Số vòng quay vốn lưu động ít hơn năm 1998 là 0,01 đồng. Năm 2000 số vòng quay vốn lưu động ít hơn năm 1998 là 0,01 đồng. Năm 2000 số vòng quay vốn lưu động là 1,06 lần tăng 0,04 lần so với năm 1999 điề này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của Công ty là có hiệu quả hơn năm 1999. Để làm ra 1 đồng doanh thu thuần cần sử dụng số vốn lưu động ít hơn năm 1999 là 0,04 đồng. Kết quả phản ánh số vòng quay lưu động tăng dần qua các năm, phản ánh việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty có hiệu quả hơn.
- Thời gian một vòng luân chuyển:
Năm 1999 thời gian một vòng luân chuyển là 352,94 ngày tức phải mất 11,7 tháng vốn lưu động mới quay được một vòng (hay 1 đồng vốn lưu động làm ra 1 đồng doanh thu phải mất 11,7 tháng), giảm 3,5 ngày so với năm 1998. Năm 2000 thời gian một vòng luân chuyểm giảm 3,43 ngày so với năm 1999. Kết quả chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hơn qua các năm song do đặc điểm sản xuất kinh doanh của nganhf có chu kỳ sản xuất dài. Thời hạn thu hồi vốn chậm do đó tốc độ luân cuyển vốn chậm.
- Hệ số đảm nhận vốn lưu động:
Hệ số đảm nhiểm năm 1999 là 0,98 lần giảm 0,01 lần so với năm 1998, năm 2000 hệ số là 0,94 lần giảm 0,04 lần so với năm 1999. Kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các năm tăng dần, số vốn lưu động tiết kiệm được tăng lên.
Như vậy trong 3 năm qua cho thấy những cố gắng của Công ty trong việc tăng vòng quay vốn lưu động, giảm thời gian một vòng luân chuyển, hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tăng song không cao, vốn lưu động của Công ty luân chuyển còn chậm, số vốn bị ứ đọng, bị chiếm dụng lớn.
4. Tăng khả năng độc lập về tài chính: giảm dần các khoản đi vay , đi chiếm dụng.
Qua kết quả phân tích ở biểu 6 cho thấy Công ty đã cố gắng tăng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn đẻe tăng tính tự chủ song khả năng độc lập về tài chính còn kém (cụ thể năm 1999 tỷ suất tài trợ là 10,77%, tăng 0,5% so với nam 1998; năm 2000 tăng 4,01% so với năm 1999).
Về cơ cấu nguồn vốn cho thấy đi vay đã giảm xuống 95,22% vào năm 2000. Vốn chủ sở hữu đủ để đầu tư trang trải cho các loại tài sản cố định, tuy nhiên Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn. Tổng nguồn vốn Công ty có chủ yếu là do đi vay, đi chiếm dụng, trong khi đó Công ty lại bị khách hàng chiếm dụng lớn (trên 90% tổng tài sản năm 200)
5. Nâng cao trình độ quản lý và sử dụng vốn:
Về mặt này ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là không tốt. Theo số liệu biểu 07 ta thấy sức sản xuất của tài sản cố định tăng từ 9,52 lần năm 1998 lên 12,64 lần năm 1999 nhưng sức sản xuất của tài sản lưu động lại tăng không đáng kể. Việc này phản ánh doanh thu từ đầu tư tài sản lưu động không cao.
Mặt khác, chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của tài sản lưu động cho biết năm 1999 tăng 0,007 lần so với năm 1998, năm 2000 tăng 0,05 lần so với năm 1999. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty tuy có lãi somh không cao, hiệu quả sử dụng vốn tài sản thấp, chứng tỏ chiphí bỏ ra quá lớn và tăng nhiều trong các năm.
Giải pháp: Công ty cần phải đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu, đặc biệt là phải thu của khách hàng. Từ đó rút bớt tài sản lưu động, đầu tư tài sản cố định, phát triển lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, nâng cao tỷ lệ lãi cho Công ty.
6. Đẩy mạnh tốc độ thu hồi các khảon thu, giảm kỳ hạn bán chịu:
Tình hình thanh toán của khách hàng với Công ty gặp nhiều khó khăn, các khoản phải thu quay vòng chậm hệ số quay vòng các khoản phải thu giảm từ 1,173 vòng giảm xuống 1,084 vòng. Vấn đề giải quyết nhu cầu về vốn chưa được đảm bảo.
Để đạt được những yêu cầu trên thì công ty cần tăng cường hoàn thiện một số nội dung công việc chủ yếu như sau:
- Trong tình hình thực tế hiện nay, đất nước đang phát triển trong nền kinh tế thị trường, các khu vực đang đo thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp ngày càng tăng. Công ty cần mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp các địa phương, tìm hiểu thị trường ký kết các công trình xây lắp có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuây phức tạp phục vụ công nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Với số tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ, cần phải tăng đầu tư máy móc thiết bị hiện, tạo thuận lợi cho hoàn thành công trình đúng tiến độ.
- Do có các công trình thuộc miền núi, vùng sâu giao thông khó khăn, việc vận chuyển cung cấp vật liệu phục vụ sản xuất đảm bảo tiến độ không thuận lợi. Vì vậy Công ty cần tìm thị trường sao cho chất lượng cao nhất, tỉ lệ tiêu hoa nguyên liệu thấp nhất, nhập nguyên liệu gần nơi xây dựng thuận lợi cho giao thông. Đồng thời cần xây dựng một số trụ sở tại các trung tâm vùng sâu để việc cung cấp vật liệu và chỉ đạo sản xuất được thuận lợi hơn.
- Là một đơn vj kinh doanh xây lắp nên giá trị vật liệu chiếm tỉ trong lớn trong toàn bộ giá trị công trinhf. Hơn nữa đặc điểm, đặc thù của vật liệu có những loại dễ mất mát, hao hụt làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình và giá thành toàn bộ công trình. Vì vậy công ty cần làm tốt công tác quản lý vật liệu bằng niều cách khác nhau như: hoàn thiện hệ thống kho tàng, những vật liệu có thể bảo quản như sắt, thép, xi măng... được thu kho ghi chép đầy đủ, xếp gọn gàng. Đối với vật liệu bảo quản ngoài trời cần làm bạt trông coi cẩn thận.
- Để đảm bảo đúng tiến độ thi công, tránh mất mát vật liệu, giảm các chi phí bảo quản, Công ty nên xuất thẳng vật liệu đến công trình thi công.
- Do số vốn Công ty bị chiếm dụng lớn, các khoản phải thu chiếm trên 90% tổng tài sản vì vậy Công ty cần đẩy mạnh tốc độ thu hồi các khoản phải thu. Giảm kì hạn bán chịu đó là số các công trình đến hạn thanh toán cần phải hàn thành, giải quyết nhu cầu cho sản xuất. Để làm được điều này cần phải theo dõi chặt chẽ các khoản nợ nhất là các khoản nợ cũ mà khách hàng, các đơn vị khác chiếm dụng.
- Với các khoản nợ mới cần nắm chắc những căn cứ trong hợp đồng xây lắp đã kí kết về thời điểm thanh toán, có các văn bản hợp pháp rõ ràng. Cần tìm hiểu nắm bắt những thông tin cần thiết về tài chính của bạn hàng mới có căn cứ hợp pháp, sử dụng phương pháp đặt cọc tạo độ tin cậy cao, khi công trình hoàn thành bàn giao cần phải thanh toán ngay.
- Các khoản vay nợ đến hết trước lãi suất vay và thời hạn trả nợ ngay trong ký kết hợp đồng tín dụng, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay thời hạn trả nợ vay ngắn hơn thời gian thu hồi vốn. Các dự án mới đầu tư thông thường những năm đầu chưa thể phát huy được hiệu quả và nếu tiến hàng khấu hao nhanh để có nguồn trả nợ vay sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn hơn giảm lợi nhuận hoặc tăng thua lỗ, đồng thời nhiều khi có nguồn vốn những không đủ vốn bằng tiền trả nợ, chính vì vậy Công ty không có các nguồn vốn khác mà chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu không đủ lớn để dự trữ dẫn đến tình trạng nợ có thể bị ngân hàng phát mại tài sản... làm chi phí vốn tăng, tình hình tài chính không lành mạnh, kinh doanh khó khăn. Do vậy đối với các khoản vay nợ Công ty cần thương lượng đàm phán để có thời gian trả nợ vay phù hợp với thời gian thu hồi vốn: nếu thời gian trả nợ ngắn hơn có thể huy động kịp thời để trả nợ khi đến hạn.
- Đối với các khoản vay bằng ngoại tệ: công ty có những phương án phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ngay từ khi lập dự án đầu tư, đàm phán ký kết hợp đồng.
- Để thu hồi nội bộ công ty cần xem xét mức độ hoạt động hiệu quả sản xuất của từng đội xây lắp để có kế hoạch rõ ràng cho từng đội. Có thể tiếp tục đầu tư, cung cấp nguyên vật liệu hay hạn chế đầu tư tìm biện pháp khắc phục khó khăn cho đội.
- Cần huy động vốn nhàn rỗi từ công nhân viên các đội để đầu tư sản xuất, tạo điều kiện tham gia dự thầu các công trình xây lắp có giá trị lớn dưới hình tứhc huy đồng tham gia góp cổ phần.
- Giảm tối đa giá vốn công trình, các chi phí không cần thiết để hạ giá thành công trình. Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp. Vì vậy công ty cần mở sổ theo dõi chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp riêng cho từng công trình. Đối với mỗi công trình hay hạng mục công trình theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào giá thành công trình hay hạng mục công trình đó, kế toán công ty căn cứ vào bảng kê chứng từ phát sinh bên có tài khoản 152 và sổ chi phí sản xuất kinh doanh chi tiết tài khoản 154 cho từng công trình. Từ đó xác định được tỉ lệ từng loại vật liệu cấu thành trong sản phẩm, có biện pháp tiết kiệm từ loại vật liệu hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn, giảm lượng vốn ứ đọng thông qua việc tìm kiếm thị trường, mở rộng phạm vi hoạt động tăng số lượng công trình xây lắp.
- Giảm vật tư, công cụ dụng cụ, nhiên liệu tồn kho: Vật tư, công cụ, nhiên liệu phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty có sẵn trên thị trường, trong khi đó điều kiện vốn kinh doanh hạn hẹp, công cụ tồn kho. Tuỳ thuộc vào tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất, khả năng sử dụng công suất máy móc thiết bị và yêu cầu kinh doanh để xác định lượng vật tư dự trữ phù hợp, đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí vốn trong kinh doanh.
- Xúc tiến nghiệm thu, thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành một cáhc triệt để nhằm giảm tối thiểu khối lượng xây dựng cơ bản dở dang, tăng cường công tác thu hồi công nợ.
- Hạn chế các khoản vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại, nhằm giảm tỷ lệ nợ quá cao như hiện nay, tăng tỷ lệ vốn huy động từ các kênh huy động khác, ăng cường huy động từ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao sự gắn bó, trách nhiệm đối với cơ quan và tạo điều kiện thu nhập cho người lao động.
- Tăng cường khia thác nguồn vốn chủ sở hữu. Đây là nguồn vốn phản ánh tiền lực tài chính thực có của Công ty và Công ty có quyền sử dụng chủ động trên cơ sở quyền tự chủ tài chính luật pháp cho phép. Để khai thác tốt nguồn vốn chủ sở hữu Công ty cần xúc tiến một số nội dung sau đây:
+ Tổ chức kiểm tra xem xét tài sản tồn đọng và tài sản cố định, qua đó phân loại đánh giá mức độ sử dụng để có thể điều chuyển giữa các đội sản xuất cho phù hợp với nhu câù sản xuất. Đồng thời những tài sản cố định quá cũ, lạc hâuk với kỹ thật, khấu hao hết, không cần sử dụng và kể cả những tài sản mới nếu xét thấy không có hiệu quả Công ty có thể mạnh dạn thanh lý, bán, chô thuê nhằm thu hồi vốn ùn tắc đảm bảo những dự án mới có hiệu quả thiết thực hơn.
- Đề nghị Nhà nước cấp vốn lưu động từ đó đầu tư tài sản cố định đặc biệt là máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất.
- Công ty cần đào tạo công nhân có trình độ cao, có tay nghề để nhanh chóng hoàn thành công trình, tạo uy tín trên thị trường từ đó thu hút đầu tư từ các chủ đầu tư.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.
1. Kiến nghị đối với Nhà nước.
- Đối với các văn bản pháp luật.
+ Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ nhằm tạo ra cho các doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh bình đẳng hấp dẫn và yên tâm đối với các đầu tư.
+ Đối với hoạt động thuê tài chính: Để giúp cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua hoạt động thuê tài chính. Nhà nước cần ban hành quy chế chính thức về hoạt động thuê tài cính thay cho quy chế tạm thời (Nghị định số 64/CP ngày 9/10/1995) và các văn bản hướng dẫn cụ thể.
+ Sửa đổi Nghị định 1062 Ccủa Bộ Tài chính để các doanh nghiệp có thể trích khấu hao cơ bản của tài sản cố định phù hợp với thơì gian trả nợ đối với các khoản vay đầu tư trung hạn và dài hạn.
- Đối với quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp:
Nghị định 27/CP mới ban hành sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ dã giúp cho các doanh nghiệp tháo gỡ một số khó khăn trong quá trình vận dụng Nghị định 59. Đặc biệt Nhà nước nâng cao hơn nữa quyền tự chủ về tài chính cho các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm về đảm bảo và phát triển vốn của Nhà nước trách nhiệm đối với các dự án đầu tư.
- Đối với công tác đấu thầu trong xây dựng cơ bản:
Nhà nước cần có quy định cụ thể về năng lực của các đơn vị tham gia đấu thầu kiên quyết loại trừ các đơn vị không đủ năng lực thi công hoặc không có chức năng tham gia đấu thầu. Ưu tiên các đơn vị có thể bao thầu toàn bộ, hạn chế chia thầu gói nhiều "một công trình có quá nhiều cấp b phụ, làm tăng chi phí công trình và nhiều vấn đề tiêu cực". Đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các công trình do phía nước ngoài làm tổng B giao lại cho các đơn vị phía Việt Nam thi công cần phải có quy định và phối hợp chặt chẽ giưã các đơn vị trong nước cạnh tranh làm B phụ. Các công trình có vốn đầu tư từ ngân sách, Nhà nước cần thanh toán kịp thời khối lượng ti công công trình hoàn thành, nếu thanh toán chậm thì phải trả lãi suất cho các doanh nghiệp vì hiện nay các đơn vị xây dựng cơ bản gặp nhiều khó khăn nhất là về thanh toán lại chính là công trình có vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, nhiều công trình bị thua lỗ vì thu hồi vốn chậm.
- Đối với các dự án đầu tư:
Nhà nước cần thiết xem xét lại việc cáp giấy phép đầu tư vào nhiều lĩnh vực như xi măng, gạch đường... Để các doanh nghiệp khi đầu tư có thể tiêu thụ sản phẩm đáp ứng với nhu cầu thị trường. Cấm nhập những mặt hàng mà trong nước tự sản xuất được và có thể đáp ứng nhu cầu trong nước, và hôc trợ miễn giảm thuế... nhằm khuyến khích các dự án đầu tư có thời gian thu hồi vốn dài, hiệu quả chưa có thể ngay được những năm đầu mới đầu tư mà phải chờ đợi trong tương lai.
2. Kiến nghị đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Mặc dù hiện nay các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng khác đã ưu tiên hơn về thủ tục cho vay. Tuy nhiên, hạn mức cho vay không nhiều, thời hạn cho các dự án đầu tư trung và dài hạn còn ngắn, các khoản vay bằng ngoại tệ còn chịu nhiều rủi ro từ biến động tỷ giá. Vì vậy để các doanh nghiệp có thể vay vốn một cách thuận lợi trong giai đoạn hiện nay các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cần giúp các doanh nghiệp trong quá trình cho vay vốn trên một số khía cạnh sau:
- Kéo dài thời gian cho vay vốn( đối với các dự án trung hạn và dài hạn) tạo điều kiện để các dự án đầu tư của các doanh nghiệp có thể phản áh hiệu quả đúng khả năng và thời gian hoạt động.
- Nghiên cứu các cơ chế chính sách cho vay vốn, kiến nghị đối với Nhà nước về tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư bằng ngoại tệ.
3. Kiến nghị với công ty.
- Sớm ban hành quy chế tài chính của công ty dựa trên chế tài chính mẫu của Nhà nước và các văn bản pháp lý liên quan, trong đó các quy chế như quản lý, sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn, quy chế về bảo lãnh vốn vay, quy chế về phê duyệt dự án, quy chế về trích nộp ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở đó các đội sản xuất phải tuân theo các nguyên tắc nhất định của công ty.
- Đối với các công trình tham gia đấu thầu, công ty cần có sự kiểm tra chặt chẽ, các thông tin về chủ đầu tư đặc biệt thông tin về tình hình tài chính của nhà đầu tư để biết được khả năng thanh toán vốn cho công trình trước khi quyết định tham gia đấu thầu nhằm hạn chế tình trạng ruit ro trong thanh toán đối với công trình đã đấu thầu sau khi thi công xong không thu hồi hoặc thu hồi vốn chậm.
- Tăng cường quỹ đầu tư xây dựng cơ bản thông qua thu khấu hao cơ bản từ nguồn vốn cố định (thuộc vốn chủ sở hữu) của các đơn vị thành viên nhằm tập trung moọt lượng vốn nhất định làm cơ sở cho việc giải quyết một phần khó khăn về tài chính cho các đơn vị cũng như đầu tư của công ty.
- Tăng cường công tác tuyển chọn và đào tạo các nguồn nhân lực tinh giảm bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, phù hợp với sự đổi mới của máy móc, thiết bị công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến. Vì suy cho cùng yếu tố con người quyết định tới mọi "thành bại" của doanh nghiệp, đặc biệt trong quyết định khai thác, quản lý và sử dụng an toán các nguồn vốn huy động cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN.
Qua quát trình thực tập tìm hiểu phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, quản trị tài chính và khả năng thanh toán của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn. Từ đó có một số ý kiến nhằm giúp Công ty hạn chế những tồn tại để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạn chế những căng thẳng tài chính. Mặc dù trong quá trình thực tập có cố gắng nhưng do thời gian và trình độ hạn chế nên em chưa đi sâu phân tích hết các lĩnh vực trong Công ty như ký kết hợp đồng, tham gia dự thầu... Vì vậy chuyên đề mà em nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Qua đây em xin chân thành cám ơn cô giáo Nguyễn Thị Tứ đã trực tiếp, nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Cám ơn Cô giáo, tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty xây dựng và phát triển nông thôn đã giúp đỡ, tạo điều kiện em hoàn thành đợt thực tập này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0061.doc