Chuyên đề Một số ý kiến về kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, ở Việt Nam hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng được mở rộng và đang từng bước khẳng định hiệu quả của nó trong cơ chế kinh doanh mới ở từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế tạo ra nguồn thu ngoại tệ và nguồn vật tư hàng hoá ổn định phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá hiện nay là lĩnh vực kinh doanh của nhiều tổ chức kinh tế, nó không còn là hoạt động độc quyền của nhà nước nữa, do đó cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và đi kèm với nó là một số tiêu cực nảy sinh gây bất lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đúng theo chính sách của nhà nước từ đó làm cho hoạt động xuất nhập khẩu kém hiệu quả - đó chỉ là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu kém hiệu quả, những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng kinh doanh xuất nhập khẩu kém hiệu quả đó là công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu còn chưa được thực hiện tốt; chính sách về xuất nhập khẩu còn có nhiều chỗ chưa hợp lý.

doc85 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số ý kiến về kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6. thuỷ sản tăng gấp 1,2 lần (xuất khẩu được 800 triệu USD); giầy dép xuất được 1000 triệu USD tăng 1,9 lần năm 1996, than đá xuất được 3,7 triệu tấn. Hàng dệt may năm 1997 đã xuất được 1200 triệu USD. Đặc biệt mặc dù thời tiết không thuận nhưng năm 1997 sản lượng lương thực vẫn đạt 30,6 triệu tấn và xuất khẩu được 3,6 triệu tấn gạo. Mặt hàng điện tử đã tham gia khá vững chắc trên thị trường nước ngoài đạt kim ngạch gấp 4 lần so với năm 1996. Nhập khẩu đạt tổng kim ngạch 11,2 tỷ USD tăng 1,8% so với năm 1996, với một cơ cấu hàng nhập khẩu hợp lý phục vụ kịp thời và hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu thì máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu chiếm hơn 90% còn gần 10% là hàng tiêu dùng thiết yếu. Điều đáng nói ở đây là chênh lệch Nhập - Xuất giảm đáng kể, năm 1997 chỉ bằng 59% năm 1996 (2,295 tỷ USD/3,89 tỷ USD). Trong năm 1997, hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần ổn định cung cầu, thị trường giá cả nhất là về các mặt hàng thiết yếu, không có những cơn sốt như mọi năm. Tuy nhiên do sức mua yếu nên mức tiêu thụ nhiều mặt hàng bị hạn chế. Việc tiêu thụ nông sản của nông dân chưa có phương án giải quyết tốt, giá xuống thấp. Kim ngạch xuất khẩu tăng chậm do giá nhiều mặt hàng trên thế giới xuống thấp, mặc dù hầu hết khối lượng các mặt hàng xuất khẩu đều tăng. - Năm 1997 công tác thị trường nước ngoài có tiến bộ hơn trước. Quan hệ buôn bán của ta với cácnướckhu vực châu á Thái Bình Dương vẫn giữ vị trí hàng đầu với kim ngạch 2 chiều khoảng 15 tỷ USD chiếm 77% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong đó một số thị trường có kim ngạch trao đổi lớn là Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... Với thị trường EU kim ngạch xuất khẩu tăng 20% hiện đã ký tắt hiệp định cho thời kỳ 1998-2000 vớ mức hạn ngạch tăng 25% so với hiệp định cũ. Đối với thị trường Mỹ tuy 2 nước chưa ký được Hiệp định thương mại, Việt Nam chưa có được ưu đãi tối huệ quốc MNF nhưng từ năm 1995 đến cuối năm 1997 kim ngạch 2 chiều năm sau tăng gấp đôi năm trước. Cùng với việc tăng kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở hiện có, Bộ Thương mại đã phối hợp với các ngành liên quan và sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ đã xây dựng phương án đàm phán với Mỹ. Với các nước SNG và Đông âu mức độ buôn bán vẫn còn khiêm tốn nhưng đã có nhiều hoạt động tích cực để khôi phục và mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại sau một thời gian bị gián đoạn và sa sút. Với Canada, Mỹ La Tinh đã ký được các Hiệp định thương mại và các thoả thuận tạo điều kiện cho sự trao đổi buôn bán với khu vực này ổn định lâu dài. Khu vực châu Phi - Tây nam á vẫn còn nhiều khó khăn chưa tháo gỡ được, song Việt Nam và từng nước đã có hoạt động tích cực nhằm biến tiềm năng và mong muốn thành hiện thực và hiệu quả. Kim ngạch buôn bán của 7 nước trong khu vực này có quan hệ với ta trong năm 1997 tăng hơn 30% so với năm 1996. Việt Nam đã thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ASEAN như tiếp tục triển khai cam kết theo Hiệp định CEPT xây dựng lộ trình phi quan thuế, đàm phán xây dựng các hiệp định về khu vực đầu tư, về vận tải quá cảnh, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) và diễn đàn Hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC). Đặc biệt trong năm 1997 là Quốc hội đã thông qua Luật Thương mại và nhiều văn bản dưới Luật được khẩn trương chuẩn bị để Luật được đưa vào áp dụng từ 1/1/1998. Đồng thời Bộ Thương mại đã ban hành hoặc cùng với các bộ ngành hữu quan ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật khác - điều này tạo điều kiện định rõ hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Xuất nhập khẩu năm 1997 nhìn một cách tổng thể có nhiều mảng sinh động khoẻ khoắn nhưng vẫn chưa hết những day dứt về một số điều tồn tại. Song công bằng mà nói, chúng ta vẫn đã trụ vững đi những bước đi rắn rỏi hơn, chắc chắn hơn báo hiệu những năm tiếp theo thắng lợi hơn nhằm góp sức cho tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Phần III: Đánh giá về thực trạng xuất nhập khẩu trong những năm qua. I. Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 1991 - 1995. 1. Những mặt đã làm được: - Một số hàng hoá xuất khẩu chế biến chất lượng cao có xu hướng tăng lên thay thế dần hàng xuất khẩu thô như: Hàng thuỷ sản chế biến năm 1991 là 20%, năm 1994 là 50%; hạt điều nhân năm 1991 là 16,3%, năm 1994 là 47,2%; gạo năm 1991 là 40%, năm 1994 là 70%. - Thị trường xuất khẩu trong 5 năm 1991 - 1995 ngày càng được mở rộng trong đó khu vực Châu á - Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng 80% tổng kim ngạch buôn bán xuất nhập khẩu của Việt Nam , Châu Âu 15%, Châu Phi - Tây Nam á 3%, Châu Mỹ 2%. Trong khu vực Châu á - Thái bình Dương thì 5 nước bạn hàng lớn thời kỳ 1991 - 1994 là: Nhật Bản: 20% Singapo: 17% Hồng Kông:10% Hàn Quốc: 9% Đài Loan: 7% - Cơ chế chính sách xuất nhập khẩu ngày càng linh hoạt hơn đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. Điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu dễ dàng hơn trước nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, tuyệt đại đa số các mặt hàng xuất khẩu đã được miễn thuế xuất khẩu. - Tốc độ tăng giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trong 5 năm 1991 - 1995 có xu hướng giảm và ổn định đã có tác dụng thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu phát triển từng bước nâng cao đời sống nhân dân. 2. Những vấn đề còn tồn tại. - Trong 5 năm 1991 - 1995 tình hình chính trị và kinh tế thế giới có nhiều biến động, trong quá trình chuyển đổi bạn hàng và thị trường do sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu làm cho công tác dự báo giá cả và thị trường thế giới vốn đã khó khăn lại ngày càng phức tạp, khó lường trước, điều này gây cản trở lớn đối với công tác hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. - Một số nông sản thực phẩm nhất là ở các cơ sở thuộc các vùng nông thôn miền núi và hàng tiểu thủ công nghiệp bị ứ đọng chủ yếu là chưa chuyển hướng sản xuất theo yêu cầu và thị hiếu tiêu dùng, giá thành lại cao và chất lượng thấp, cách tổ chức sản xuất còn đơn giản nên còn chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Tình trạng buôn lậu qua biên giới chưa được ngăn chặn tốt làm ảnh hưởng lớn tới kinh doanh xuất nhập khẩu - nguyên nhân hết sức cơ bản bắt nguồn từ chính sách ở tầm vĩ mô có nhiều khe hở như chính sách thu thuế biên mậu, cho phép buôn bán tiểu ngạch trong lúc ở các nước khác nói chung quốc gia nào cũng chỉ có một chính sách chung về ngoại thương là buôn bán theo tập quán thế giới và theo hiệp định thương mại, không có hai loại buôn bán chính ngạch và tiểu ngạch như ở Việt Nam và ở một quốc gia chỉ áp dụng chung một loại thuế để thu đối với các hoạt động xuất nhập khẩu trừ một số quốc gia có chủ định riêng, không quốc gia nào có chính sách hai thuế: Thuế xuất nhập khẩu riêng và thuế xuất nhập tiểu ngạch riêng. II. Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu trong 2 năm 1996 - 1997. - Nhìn chung trong việc điều hành xuất nhập khẩu trong 2 năm 1996 - 1997 đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho xuất khẩu (đơn giản thủ tục và giảm đáng kể lượng mặt hàng cấp giấy phép) đi đôi với quản lý nhập khẩu thông qua công cụ tài chính, tiền tệ (hạn chế việc mở rộng phạm vi bảo lãnh cho mở L/C trả chậm). Đối với mặt hàng trong nước sản xuất có đủ lực lượng và chất lượng tương đương hàng ngoại nhập hoặc mặt hàng tiêu dùng bao cấp (như ô tô 4 chỗ ngồi, xe gắn máy ...) thì hạn chế số lượng nhập khẩu. Hệ thống quản lý đã có các tác động đồng bộ làm cho chênh lệch xuất nhập khẩu giảm đáng kể. Bên cạnh đánh giá chung nêu trên, tình hình và kết quả xuất nhập khẩu giai đoạn 1996 - 1997 có một số điểm nổi bật sau: + Về số lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng khá, có những mặt hàng chủ lực tăng cao so với dự định như gạo, dầu thô, cà phê, hàng may mặc, giầy dép. + Về chất lượng sản phẩm xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu đã có bước chuyển dịch tích cực: chất lượng hàng hoá khá hơn đã có sức cạnh tranh nhất định trên thị trường thế giới nhất là các mặt hàng gia công như may mặc, giầy dép. Mặt hàng gạo có tỷ trọng gạo cao cấp tuy giảm nhưng nguyên nhân là do yêu cầu của thị trường quốc tế tập trung vào gạo cấp thấp trong khi ta đã có giống lúa tốt hơn và khả năng xay sát chế biến khá hơn. Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu trên sản phẩm thô và sơ chế xuất khẩu được tăng dần (40: 60). + Về giá thế giới đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta có biến động giảm mạnh như gạo, cao su, cà phê, dầu thô đã làm giảm đáng kể kim ngạch xuất khẩu. + Kết quả xuất khẩu về số lượng của nhiều mặt hàng tăng mạnh nhưng vẫn chưa khai thác hết khả năng và tiềm năng xuất khẩu của ta do nguồn hàng xuất khẩu khá phong phú, nhưng thị trường xuất khẩu thì thiếu bạn hàng ổn định kể cả gạo, cà phê, cao su, hàng may mặc... Riêng mặt hàng cao su thì còn lúng túng và bị động đối với thị trường Trung Quốc, Singapo, SNG... do giá cả và quy cách sản phẩm chưa được phù hợp ta vẫn còn tình trạng bán cái mà ta có chứ chưa phải là cái thị trường cần; gạo tuy được mùa song kim ngạch xuất khẩu lại giảm (năm 1997 bằng 85% năm 1996). Về may mặc có lực lượng dồi dào cho xuất khẩu nhưng bị giới hạn của hạn ngạch vào EU và tốc độ tăng trưởng đối với thị trường không hạn ngạch không mấy thuận lợi. Nhật Bản là thị trường nhập hàng may mặc không hạn ngạch lớn nhất của ta (số lượng còn lớn hơn tổng số xuất vào thị trường có hạn ngạch EU) nhưng năm 1997, do chịu ảnh hưởng khó khăn về việc chính phủ Nhật tăng thuế thu nhập trong năm 1996 nên mức nhập cầm chừng; đối với thị trường Hoa Kỳ, sau khi bình thường hoá quan hệ 2 nước mở ra khả năng tăng đáng kể về kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ. Vừa qua tồn đọng sản phẩm dệt may có lúc lên tới vài ba trăm tỷ đồng. Một sự kiện vô cùng quan trọng là Việt Nam ra nhập khối ASEAN, việc này đã giúp cho Việt Nam dần dần hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Để đánh giá rõ hơn về tình hình XNK của Việt Nam ta sẽ xem xét tình hình XNK của các nước ASEAN. Ta xem xét hai biểu sau: Biểu 8: Sự tăng trưởng XK 91 - 95 của các nước ASEAN và Việt Nam (Đvị:%) Nước 1991 1992 1993 1994 1995 Singapo 7 1,4 15,6 18,4 18,7 Indonesia 10,5 14 8,3 8,5 12 Thailan 24,9 12,7 14,3 17 23 Malaixia 18,6 10,9 17,1 10,4 20 Philippin 7,3 11,1 15,8 15 27,9 Việt Nam -13,2 26,6 15,7 20,6 48,2 (Nguồn: RIM Pacific Business and Industries Vol 4 - 1995 số 30) Biểu 9 Những số liệu cơ bản về kinh tế, xã hội của các nước ASEAN.1996-1997 Nước Tỉ lệ tăng trưởng GDP (%) GDP tính theo đầu người (USD) GNP tính theo đầu người (USD) Dân số (triệu) Xuất khẩu (tỉ USD) Nhập khẩu (tỉ USD) Campuchia 6 1266 215 10,3 0,6 - Brunay 2 18900 20400 0,3 2,3 - Malaixia 8,1 9470 4466 21,3 77,84 78,45 Mianma 6 753 890 48,3 3,8 - Lao 6,9 1670 370 4,9 0,3 - Indonexia 7,8 3705 1086 199,2 49,76 42,43 Philippin 5,9 2935 3265 69,7 20,54 32,5 Xingapo 5,8 23565 30500 3,1 125,08 131,82 Thailan 8,5 7535 2970 61,4 54,68 71,85 Vietnam 9,5 1310 270 76,7 7,1 11,1 (Nguồn:Asiaweek, May 1997, p78 and p69) Qua hai bảng trên ta thấy tốc độ tăng XNK của Việt Nam so với các nước ASEAN là khá cao , cụ thể năm 1991 XK của Việt Nam giảm 13,2% so với năm 1990 nhưng các năm sau đều có sự tăng trởng cao hơn năm trước, xu hướng XK ngày càng tăng cao hơn( đến năm 1995 đã tăng lên đến 48,2%). Trong những năm 1996-1997 XK và NK của nước ta đều đứng thứ 6 trong tổ chức ASEAN sau Xingapo, Malaixia, Thailan, Indonexia , Philippin và chỉ hơn Campuchia, Brunay, Mianma và Lao. So sánh với các nước có nền kinh tế khá phát triển khá trong ASEAN như Xingapo, Malaixia, Thailan , Indonexia, Philippin thì về cả XK lẫn NK Việt Nam đều thua xút , tuy nhiên XK của Việt Nam có tốc độ tăng nhanh hơn( thể hiện ở biểu...), thêm nữa năm 1996 XK tăng 31,2% so với năm 1995, năm 1997 tăng 18,6% so với năm 1996, mặt khác chênh lệch giữa XK và NK của Việt Nam tương đối nhỏ(4 tỉ USD nhập siêu) chỉ kém riêng Indonexia(7,33 tỉ USD xuất siêu). Như vậy, tuy rằng XNK của Việt Nam vẫn còn giữ một vị trí thấp so với khu vực, nhưng ta vẫn có quyền hy vọng vào một nền kinh tế phát triển có tỉ trọng XK ngày càng cao của Việt Nam trong tương lai. * Tóm lại trong những năm 1991 - 1997 nền kinh tế nước ta chuyển mình bước vào một giai đoạn mới đó là giai đoạn tạo dưng các tiền đề và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước. Chính vì thế lẽ dĩ nhiên là trong công tác quản lý cũng như thực hiện các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng đều có va vấp. Song với quyết tâm và nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta giai đoạn 1991 - 1997 thực sự là một thời kỳ chuyển mình mãnh liệt của Việt Nam, nền kinh tế đang từng bước đi vào ổn định và phát triển mạnh, đời sống nhân dân được nâng cao củng cố cho một chế độ chính trị vững chắc. Tuy có những tồn tại cần khắc phục nhưng có thể nói những năm 1991 -1997 là tiền đề vững chắc cho công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu - một mảng hoạt động vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế - nói riêng. Phần IV: Một số kiến nghị thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở thực trạng và định hướng của Đảng và Nhà nước và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay, tôi xin phép được kiến nghị một vài ý kiến về các phương diện sau: + Kiến nghị để tạo các nguồn hàng xuất khẩu tốt hơn + Kiến nghị về công tác quản lý vĩ mô xuất nhập khẩu. + Kiến nghị về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở tầm vi mô. Mong rằng các ý kiến của tôi có thể đóng góp và góp phần làm cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nước ta có hiệu quả hơn. I. Kiến nghị về phương diện tạo nguồn hàng xuất khẩu (trên cơ sở các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu). Ta biết rằng để đạt được tổng kim ngạch xuất khẩu lớn thì cần phải có nguồn hàng xuất khẩu dồi dào, mỗi một quốc gia khác nhau đều có những điều kiện khác nhau về nguồn hàng xuất khẩu, có nghĩa là cơ cấu xuất khẩu khác nhau, nói cách khác mỗi một nước sẽ có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác nhau. Để đảm bảo tổng kim ngạch xuất khẩu cao thì phải chú trọng đến các nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong cơ cấu xuất khẩu của ta các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: gạo, cao su, cà phê, thuỷ sản, rau quả, hạt điều, thịt chế biến, dâu tằm tơ, hàng da và giầy, hàng dệt, may mặc, than, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản xuất khẩu. Vậy tôi xin đóng góp ý kiến xây dựng nguồn hàng của từng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Cụ thể như sau: 1. Gạo: - Gạo năm 1993 Việt Nam sản xuất 25 triệu tấn lương thực, xuất khẩu được 1,72 triệu tấn gạo. Năm 1994 Việt Nam gặp nhiều thiên tai bão lụt nhưng vẫn đạt được sản lượng lương thực 26 triệu tấn, xuất khẩu trên 2 triệu tấn gạo. Năm 1995 nhiều nước trên thế giới đang xảy ra biến động về cung cầu, giá cả nên gạo đang là mặt hàng hết sức nhậy cảm. Hiện nay gạo Việt Nam xuất khẩu với giá thấp hơn của Thái Lan khoảng 20% đến 30% do có nhiều nguyên nhân, đó là; Gạo Việt Nam chưa hoàn toàn phù hợp với thị hiếu của từng thị trường tiêu thụ về chất lượng, chủng loại, màu sắc.., gạo Việt Nam do tổ chức sản xuất, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến còn thô sơ, chưa công nghiệp hoá, mỗi khi xuất khẩu một lượng lớn thường phải thu gom chất lượng gạo không đồng đều, cho nên mặc dù đã trải qua hơn 5 năm Việt Nam luôn là nước có lượng gạo xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa có đủ sức và tư thế chủ động trên thị trường thế giới. Trong thời gian tới Việt Nam muốn xuất khẩu được 2,5 triệu tấn gạo hàng năm mà lại có chất lượng và giá cả theo kịp với giá của thế giới thì cần phải: + Cải tạo giống lúa (hoặc nhập khẩu giống lúa nếu cần) cho gạo hạt dài trắng, trong, không bạc bụng; Tổ chức ra vùng chuyên canh sản xuất để rồng lúa xuất khẩu, tạo đủ điều kiện thâm canh tăng năng suất. + Cải tạo, khoanh vùng chuyên canh trồng các loại gạo đặc sản như Tám thơm, Dự hương, Nàng hương kể cả một số loại lúa hợp với nhu cầu từng nước (như giống lúa Japonica mới bán được vào thị trường Nhật Bản) để xuất khẩu gạo với giá cao và phù hợp với yêu cầu thị trường. + Xây dựng mới và cải tạo về công nghệ và cách quản lý các nhà máy xay sát, tổ chức lại việc sấy và bảo quản bằng silo để giảm tổn thất do ẩm mốc, chuột bọ đồng thời tăng tỷ lệ gạo nguyên hạt, hạn chế tỷ lệ gạo gãy. + Tìm hiểu và tiếp cận thị trường, bán gạo trực tiếp cho các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo. 2. Cao su: - Theo dự báo của ngành nông nghiệp năm 1996 có 150000 ha cao su khai thác mủ cho sản lượng mủ khô 140 - 150 ngàn tấn. Từ năm 1996 - 2000 mỗi năm diện tích khai thác tăng bình quân 15000 ha cao su và giảm đi 2000 ha cao su quá tuổi phải chặt đi để trồng mới, có nghĩa là đến năm 2000 có khoảng 200000 ha cao su đưa vào khai thác cho sản lượng 200000 tấn mủ, như vậy có thể đạt 180000 tấn mủ khô. Vậy hướng ta phải đi là: + Tìm mọi cách để chế biến ra sản phẩm cao su để xuất khẩu như nhiều doanh nghiệp đã làm được trong mấy năm vừa qua. + Hết sức tránh xuất khẩu cao su nguyên liệu và đặc biệt hết sức tránh chạy theo lợi nhuạn trước mắt để bán ồ ạt vào một thị trường mới, đến khi gặp bất trắc do thị trường mới gây ra thì đã mất thị trường và bạn hàng quen thuộc cũ. 3. Cà phê: Việt Nam có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho cây cà phệ phát triển đặc biệt là vùng Tây Nguyên, vùng đất đỏ bazan. Hiện nay Việt Nam đã có 160000 ha cây cà phê được trồng chủ yếu ở Đắc Lắc (55000 - 60000 ha). Giá Lai (11000 - 12000 ha), Lâm Đồng (18000 ha), Đồng Nai (26000 ha), Nghệ Tĩnh (2000 ha), Sơn La (3000 ha). Việt Nam tiêu thụ cà phê trong nước không nhiều (khoảng 6000 tấn/năm) ngoài ra chủ yếu để xuất khẩu. Cà phê Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sáng các nước Singapo (50%), Hồng Kông (8%), CHLB Đức (10%) và trên 20 nước khác. Mục tiêu mà nước ta đặt ra là đến năm 2000 phấn đấu có 200 - 220 ngàn ha cây cà phê, việc mở rộng diện tích (70 - 80 ngàn ha) chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc (khu 4, Sơn La...) và có sản lượng 350 ngàn tấn, giành 300 ngàn tấn cho xuất khẩu. Để thực hiện được mục tiêu đó chúng ta cần phải: + Xây dựng một số cơ sở phân loại đánh bóng và chế biến cà phê kỹ thuật hiện đại. + Cố gắng phục hồi thị trường xuất khẩu cà phê sang CHLB Nga, các nước SNG, đặc biệt cần lưu ý mở rộng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu và Mỹ. + Về quy hoạch vùng và diện tích trồng cà phê nên tiến hành công tác dự báo nhu cầu thị trường tính toán để có quy hoạch vùng và diện tích trông phù hợp cho cả tình huống khi cà phê lên giá kể cả tình huống cà phê xuống giá để tránh thiệt hại cho nông dân như đã gặp phải từ năm 1993 trở về trước. 4. Hàng thuỷ sản: - Thị trường thuỷ sản thế giới nói chung có dung lượng tiêu thụ lớn. Hàng thuỷ sản được Việt Nam xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Singapo, Hồng Kông, úc, ĐàI Loan, Pháp, Anh, Trung Quốc... Hiện nay và trong tương lai hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam không gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ do nhu cầu thế giới cần rất lớn về hàng thuỷ sản. Trữ lượng thuỷ sản của Việt Nam có khả năng khai thác hàng năm trên 2 triệu tấn, nhưng hiện nay mới chỉ khai thác được hơn 1 triệu tấn do thiếu phương tiện đánh bắt hiện đạI, chi phí sản xuất cao. Điều kiện trang bị các đội tàu lớn đánh bắt xa bờ không có, chỉ khai thác ven bờ nên ngư trường khai thác rất chật hẹp nếu không tính đến hướng phát triển nuôi trồng và có quy hoạch đánh bắt nghiêm ngặt, cứ để tình trạng đánh bắt bừa bãi như hiện nay và các nước dùng phương tiện vào càn vét thì sản lượng thuỷ sản sẽ sụt giảm nhanh chóng dễ dẫn tới mất tài nguyên ngư trường. Để đạt được mục tiêu mà Nhà nước đặt ra là năm 2000 xuất khẩu 1,2 tỷ USD hàng hải sản cần phải làm tốt các việc sau: + Đầu tư trang bị các trang thiết bị tàu thuyền đánh bắt hiện đại để đảm bảo có thể đánh bắt xa bờ và dài ngày. + Quy hoạch lại ngư trường một cách rõ rệt về khu vực đánh bắt và khu vực nuôi trồng thuỷ hải sản để đảm bảo tái sinh kịp thời nguồn tài nguyên thuỷ hải sản. + Đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở chế biến để có thể xuất khẩu hàng thuỷ hải sản dưới dạng chế biến sâu mà không dừng lại ở dạng cấp đông lạnh. 5. Rau, hoa, quả: * Hoa tươi: Vụ đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm) ở phía Bắc Việt Nam rất thuận tiện cho việc trồng hoa cây cảnh cho các loại hoa rất đẹp được châu Âu ưa chuộng. Thời gian này hàng năm các nước châu Âu lại là mùa băng giá không trồng được hoa gì phải nhập hoa tươi từ nhiều nước khác nhau. Hoa tươi Việt Nam có thể xuất khẩu lớn (kể cả hoa phong lan ở Đà lạt) đạt hàng trăm triệu USD nhưng xuất khẩu hoa tươi là việc rất khó khăn từ khâu trồng trọt, chăm sóc, cắt hoa, bao bì đóng gói vận chuyển và giao hàng đúng thời gian chủng loại số lượng theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Vì vậy nên khuyến khích các hội làm vườn, hội trồng hoa cây cảnh đi sâu vào nghề nghiệp và làm marketing ở tầm vi mô từ đó đề xuất với Nhà nước về những cơ chế chính sách khuyến khích thoả đáng cho ngành này vì đây là ngành rất khó làm đòi hỏi công phu tỷ mỷ và không thể nhanh chóng có số lượng lớn ngay, không dễ có ngay thị trường, nên định hướng chính sách là miễn giảm tất cả các khoản đóng góp từ trong nội địa đến khâu xuất khẩu, tạo thuận lợi nhanh chóng trong các khâu thủ tục, cho dù trước mắt việc xuất khẩu hoa tươi kim ngạch rất nhỏ nhưng là góp gió để thành bão. * Rau tươi: Việt Nam có khả năng trông rất nhiều loại rau như xà lách, rau thơm, hành tây, cà chua, dưa chuột, bắp cải, súp lơ, tỏi ớt... mà nhu cầu thế giới rất cần. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu với số lượng rất hạn chế chính là vấn đề bảo quản chế biến. Vì vậy phải đầu tư gấp các dây chuyền chế biến hiện đại như sấy khô, đồ hộp... để xuất khẩu được khối lượng lớn. Muốn vậy phải có chính sách riêng để thu hút đầu tư hoặc lập liên doanh chế biến. * Quả: Việt Nam có rất nhiều loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và là đặc sản của vùng nhiệt đới như nhãn lồng, vải thiều, mơ, mận, bưởi, cam, dứa, xoài, sầu riêng... Muốn xuất khẩu được phải tìm các bạn hàng đối tác từ các nước có công nghệ và kinh nghiệm chế biến như: Đài Loan, Trung Quốc, Israel, Nhật, ý... có chính sách rộng rãi về lợi nhuận để thu hút họ vào và cùng với các địa phương lập nên phương án từ khâu trồng, giống, thu hoạch đến xây dựng nhà máy chế biến nhà máy đồ hộp hiện đại và chuẩn bị thị trường xuất khẩu. 6. Hạt điều: - Việt Nam hiện nay đã trong khoảng 130000 ha cây điều, tập trung nhiều ở các tỉnh Miền Đông Nam Bộ và rải rác từ Quảng Nam - Đà Nẵng đếm các tỉnh Tây Nguyên. Về thị trường tiêu thụ hạt điều ít gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ trên thế giới ngày càng tăng và xu thế mở rộng sang nhiều nước ở Bắc Mỹ, Tây Âu, các nước công nghiệp phát triển, các nước công nghiệp mới (NIC) có nhu cầu lớn về hạt điều tinh chế. Vì vậy mục tiêu đến năm 2000 cần phải đầu tư thiết bị công nghệ chế biến để chuyển hầu hết sang xuất khẩu hạt điều dưới dạng chế biến. 7. Thịt chế biến: Dự kiến mục tiêu xuất khẩu thịt chế biến đạt 60 - 80 ngàn tấn, đến năm 2000 có giá trị xuất khẩu 80 triệu USD đến 100 triệu USD. Để đạt mục tiêu này Việt Nam cần làm các công việc sau: + Cải tạo giống lợn cho tỷ lệ nạc đạt 50% - 60% và trọng lượng đạt trên 70 kg/con. + Cải tạo giống bò nuôi theo công nghệ tiên tiến cho chất lượng thịt mềm. + Xây dựng các nhà máy chế biến có công nghệ cao hiện đại và các hệ thống kiểm dịch động thực vật đạt tiêu chuẩn quốc tế. + Xây dựngnhà máy chế biến và thuộc da có công nghệ cao để làm các sản phẩm bằng da xuất khẩu. 8. Dâu tơ tằm: - Hiện nay Việt Nam chỉ mới sản xuất khoảng 1000 tấn, chất lượng tơ còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới mà nhu cầu thế giới rất lớn về mặt hàng từ tơ tằm, thị trường tiêu thụ tơ tằm và sản phẩm tơ tằm rất lớn như: ý, Nhật, Đại hàn, Trung Quốc, Pháp, CHLB Đức, Anh đều muốn nhập tơ tằm cao cấp và các loại vải lụa dệt kim cao cấp từ tơ tằm; Các nước Trung Đông có nhu cầu lớn nhập áo choàng đen bằng tơ tằm dùng cho phụ nữ đạo Hồi nhưng họ đòi hỏi chất lượng tơ dệt và may mặc rất cao; Các nước Mỹ, EC, Châu Âu... muốn nhập các sản phẩm bằng tơ tằm: hàng dệt kim (áo ấm, quần áo lót), hàng lụa tơ tằm (sơ mi nữ, áo đầm dài áo thể thao cho phụ nữ, quần Tây, váy đầm, cà vạt, comlet, vet phụ nữ...), tất cả những mặt hàng này đều đòi hỏi chất lượng rất cao vì đây là loại hàng chỉ để bán cho những người giàu có. Việt Nam muốn tham gia thị trường thế giới với khối lượng lớn về mặt hàng này thì cần phải: + Phải cải tạo giống tằm cho chất lượng tơ tốt theo thị hiếu của thị trường thế giới. Nhanh chóng áp dụng việc đổi giống tằm tơ ví dụ giống của ý, Hàn Quốc, Nhật Bản. + Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất cho nuôi tằm. Hiện đại hoá các nhà máy ươm tơ dệt lụa bằng các thiết bị công nghệ cao để có sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường. Các yêu cầu về chất lượng hàng tơ tằm trên thế giới đều đòi hỏi rất cao và khắt khe, nếu khâu nuôi tằm và sản xuất không đổi mới hoặc nếu ngại tốn kém trong khâu đầu tư đổi mới công nghệ, cứ làm theo tập quán quen thuộc hoặc nhập thiết bị không tiên tiến thì sẽ không có người mua và sẽ vấp trở lại tình trạng cũ: hô hào làm ra nhưng không tiêu thụ được. 9. Hàng da và giày: - Các loại sản phẩm da và giày làm bằng da rất được thị trường thế giới ưa chuộng nhu cầu của thế giới về mặt hàng này càng ngày càng tăng ước tính đến năm 2000 nhu cầu của thế giới về giày da lên tới 4 tỷ đôi và các sản phẩm bằng da lên tới 1 tỷ USD. - Việt Nam đang có đàn lợn, bò trâu, dê... độ vài chục triệu, cho nên có khả năng không nhỏ về nguồn nguyên liệu để mở rộng công nghiệp thuộc da và sản xuất các sản phẩm bằng da và giày da, có thể đạt tới sản lượng 60 triệu đôi giày và hàng chục triệu USD sản phẩm bằng da. Khó khăn lớn nhất của Việt Nam là thiếu thiết bị hiện đại để sản xuất da và giày da nên chất lượng giày da chưa đảm bảo được yêu cầu của thị trường thế giới. Trong khi đó không ít người đã lao vào xuất khẩu da muối (nguyên liệu thô) hoặc cho nước ngoài đầu tư đến khâu thuộc da rồi xuất khẩu - đây là một sự lãng phí lớn và thêm nữa lại không tạo được công ăn việc làm cho người lao động. - Mặt hàng giày da có thị trường xuất khẩu lớn nhưng cũng như các hàng hoá xuất khẩu khác, đòi hỏi chất lượng giày da phải đạt tiêu chuẩn của thị trường quốc tế. Biện pháp tốt nhất hiện nay là: + Thực hiện liên doanh với ý, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc để mua thiết bị và bán sản phẩm cho họ hoặc buộc các nhà đầu tư phải tiến hành thêm một bước từ thuộc da sang sản xuất sản phẩm da và bao tiêu. + Trước mắt cần có báo động cho các liên doanh đầu tư nước ngoài về không cho phép kéo dài việc chỉ làm đến khâu thuộc da rồi xuất khẩu. 10. Hàng dệt và may mặc: - Nhu cầu mặc của con người rất lớn, dân ở các nước có thu nhập càng cao thì nhu cầu mặc càng được đặc biệt coi trọng. Từ năm 1986 ngành dệt may mặc Việt Nam phát triển mạnh (ngành dệt phát triển với tốc độ yếu hơn). Do có những lợi thế so sánh tốt nên ngành dệt may Việt Nam ngày càng phát triển mạnh. Tuy nhiên để góp sức cho sản phẩm có tổng sản lượng lớn và sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế thì chúng ta cần phải chú ý đến các yếu tố sau: + Về Nhà nước: phải có trách nhiệm hỗ trợ bằng chính sách ưu đãI về tài chính (hỗ trợ vốn) cho các doanh nghiệp dệt và may hàng xuất khẩu để đầu tư trang thiết bị lại, có chính sách và cơ chế thuận lợi hơn về thoái thuế cho các doanh nghiệp trong khâu tạm nhập nguyên phụ liệu. + Phần các nhà kinh doanh: Các doanh nghiệp, nhất là tư nhân, một mặt cần mở rộng việc tiếp cận thị trường tìm khách hàng và xuất khẩu hàng dệt và may mặc sang các nước khác ngoài các nước đã và đang là thị trường của mình. Cần tìm mọi cách buôn bán với các công ty của Mỹ, để tạo điều kiện thuận lợi mới về hàng may mặc ở thị trường cực lớn này, đồng thời cần khắc phục mọi khó khăn đang tồn tại để phục hồi thị trường SNG và Đông Âu - Đây cũng là một thị trường rất lớn và lại đòi hỏi chất lượng không quá gay gắt. 11. Than: - Việt Nam có trữ lượng than ở Quảng Ninh, có dự báo trữ lượng than nâu ở sâu trong lòng đất đồng bằng Bắc Bộ. Đến nay, ta đã xuất khẩu than sang hơn 16 nước trên thế giới 80% lượng than được bán sang các nước châu á trong đó chủ yếu là Nhật Bản và Hồng Kông, kim ngạch không lớn lắm trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Hiện nay, ngoài những khó khăn không nhỏ về chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, bốc đất đá, khai thác sàng tuyển, chi phí vận tải cũng lớn nếu bán ở thị trường xa. Vì vậy nên cân nhắc các mặt lợi và bất lợi trong đầu tư để tăng sản lượng xuất khẩu than đến đâu là hợp lý và cũng cần tính cả về qui hoạch lâu dài đối với tài nguyên than nói riêng và các loại tài nguyên khoáng sản khác trong quan niệm khai thác tài nguyên là không tái tạo được. 12. Về hàng công nghiệp nặng và khoáng sản xuất khẩu: - Đây là một trong những vấn đề lớn liên quan đến các quan điểm phát triển kinh tế và công nghiệp dịch vụ, liên quan đến chính sách công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp nặng và khoáng sản cần chú ý hai vấn đề sau: + Về hàng công nghiệp nặng cần chú tâm đến vấn đề công nghệ để tránh nguy cơ tụt hậu quá xa so với thế giới. + Về khoáng sản cần có kế hoạch khai thác và xuất khẩu một cách hợp lý tiết kiệm vì khoáng sản khi đã bị khai thác là không tái sinh được. II. Kiến nghị về công tác quản lý vĩ mô hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay: 1. Đổi mới hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu: Hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu là một khâu quan trọng trong kinh tế đối ngoại. Do đó đổi mới hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý ngoại thương là cần thiết và cấp bách. Cần thống nhất quan điểm để thiết kế phù hợp với hệ thống kinh tế mở và phù hợp với chủ trương đưa nền ngoại thương Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực - Một xu thế khách quan đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. ở nước ta, trong giai đoạn quá độ, trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước có thể xúc tiến mạnh mẽ xuất khẩu, xoá bỏ các cản trở nhất là về tổ chức cơ chế, thể chế và các thủ tục đang tác động đến xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Cụ thể là: a. Nên xem xét lại chế độ cơ quan chủ quản: - Chế độ cơ quan chủ quản mang tính chất hành chính bao cấp cũ không đáp ứng được đòi hỏi của phát triển xuất nhập khẩu trong giai đoạn mới. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ là các thực thể kinh tế trong xã hội, họ chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật, chỉ cần đăng ký hoạt động đúng pháp luật và làm đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước. b. Miễn giảm thuế xuất khẩu: - Tiếp tục điều chỉnh một cách cơ bản chính sách thuế nói chung theo hướng miễn giảm đối với sản phẩm xuất khẩu, chỉ đánh thuế những sản phẩm không khuyến khích xuất khẩu hoặc đánh phụ thu khi có lợi nhuận siêu ngạch. c. Mở rộng chế độ trợ cấp xuất khẩu: - Để tăng khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường quốc tế trong một số trường hợp phải trợ cấp xuất khẩu. Hiện nay hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hầu hết sức cạnh tranh còn kém vì thế nên mở rộng chế độ trợ cấp xuất khẩu, đặc biệt là đối với nông sản xuất khẩu dưới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. d. Hạn chế sử dụng đến mức tối đa các công cụ hành chính trong điều tiết xuất nhập khẩu: - Biện pháp điều tiết và kích thích xuất nhập khẩu chủ yếu phải áp dụng biện pháp kinh tế. Biện pháp hành chính chỉ nên sử dụng trong trường hợp bất khả kháng hoặc cấp bách nếu có cũng nên qui định chỉ trong thời gian ngắn. Cụ thể là: + Nên xoá bỏ dần chế độ hạn chế người trực tiếp làm xuất khẩu từ đó sẽ giúp cho tổng kim ngạch xuất khẩu có thể tăng lên nhanh chóng. + Nên nới lỏng chế độ hạn ngạch (chỉ nên hạn ngạch đối với những loại hàng có cam kết số lượng với nước ngoài và một số mặt hàng quan trọng mà nhà nước qui định). +ấn định dứt khoát những loại hàng cấm nhập hoặc xuất khẩu. Khi đã cấm phải cấm tuyệt đối, huỷ bỏ chế độ "trường hợp đặc biệt". + Xem xét lại chế độ chuyên ngành, nên ấn định hẳn những loại hàng chỉ do công ty nhà nước làm như thuốc nổ, thuốc độc, vũ khí... còn lại các chủ thể kinh tế đều có quyền kinh doanh. + Cần xem lại chế độ giao chỉ tiêu xuất khẩu cho các doanh nghiệp và cần sửa đổi ngay cơ chế xuất khẩu để trả nợ, hướng cơ bản là xác định đúng tỷ giá thanh toán hợp lý, không để tỷ giá đó quá hẹp (vì sẽ không có người làm) đồng thời không để quá rộng rãi ưu ái (vì có qúa nhiều người chạy chọt khắp các cửa xin và tranh giành chỉ tiêu trả nợ). + Tiếp tục huỷ bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu theo từng chuyến hàng vì thủ tục này rất rườm rà phức tạp gây ra nhiều tiêu cực. Muốn vậy phải kiện toàn được hệ thống điện toán phủ kín toàn mạng hải quan trong nước để cung cấp đầy đủ thông tin về hàng thực xuất, thực nhập cho Bộ Thương mại để từ đó phân tích đánh giá để đề xuất tham mưu cho nhà nước điều khiển hoạt động xuất nhập khẩu. * Các ý kiến trên là nhằm chuyển hẳn từ quản lý hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế và bằng pháp luật. Các cơ quan nhà nước không còn tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh, các chủ thể kinh doanh không còn bị hạn chế ràng buộc như trước mà hoạt động kinh doanh theo pháp luật. 2. Đối với chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu: - Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu cần có chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng sau: + Giảm xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong cơ cấu hàng xuất khẩu nhằm ngày càng có giá trị gia tăng trong giá trị hàng xuất khẩu và coi đó là giải pháp để có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu một cách đột biến. + Tìm cách tăng kim ngạch các sản phẩm xuất khẩu truyền thống mà thị trường thế giới còn cần, đi đôi với tăng tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu mới theo yêu cầu tiêu dùng hiện đại. + Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bằng chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng... muốn vậy phải tìm tòi học hỏi để ngày càng thành thạo trong marketing. 3. Đối với chính sách quản lý nhập khẩu hàng hoá: Chính sách quản lý nhập khẩu hàng hoá phải đáp ứng được yêu cầu sau: + Bảo đảm nhập khẩu đúng định hướng là ưu tiên nhập vật tư hàng hoá thiết yếu cho xây dựng sản xuất và đời sống mà nền kinh tế quốc dân chưa có điều kiện đáp ứng, góp phần ổn định thị trường ổn định nền kinh tế và đời sống xã hội. + Các Bộ phải có trách nhiệm nghiên cứu đề xuất với chính phủ những chính sách bảo hộ một cách hết sức hợp lý nền sản xuất trong nước, hỗ trợ các ngành và cơ sở sản xuất phát triển để đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài nhất thiết không bảo hộ cho những mặt hàng và những cơ sở không chịu nỗ lực đổi mới để vươn lên mà cứ giữ công nghệ cũng như cung cách quản lý cũ kỹ lạc hậu và đơn vị bao cấp bù lỗ. + Cần đặc biệt quan tâm áp dụng cách nhập khẩu có chọn lọc nhằm vào nhập thiết bị và công nghệ hiện đại để phục vụ "Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu". Hiện nay 2/3 thiết bị kỹ thuật của ta nhập từ các nước có trình độ công nghệ trung gian làm ra sản phẩm không đủ chất lượng để cạnh tranh, do đó cần phải hướng vào việc chuyển nhanh sang nhập khẩu thiết bị kỹ thuật hiện đại từ các nước có công nghệ nguồn và phát triển như: Nhật, Mỹ, Tây Âu. Chính sách nhập khẩu của ta phải là ưu tiên nhập thiết bị và công nghệ tiên tiến "phù hợp", kế đó là nhập nguyên nhiên liệu công nghiệp cần thiết cho sản xuất chế biến hàng xuất khẩu mà trong nước chưa cung cấp được. Doanh nghiệp nhập khẩu phải thực sự là chỗ dựa cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước để thực hiện chủ trương: Đổi mới, hiện đại hoá thiết bị và công nghệ phục vụ công cuộc Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian tới vẫn cần hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng nhất là hàng xa xỉ. + Phải kiên quyết ngăn chặn nhập hàng chất lượng thấp, hàng tiêu dùng giá rẻ tràn ngập thị trường thông qua buôn bán biên mậu và buôn lậu trốn thuê, lậu thuế. Nếu xử lý không tốt công việc ngăn chặn này thì nhân công trong nước sẽ thừa ứ, thiếu việc làm dẫn đến hậu quả chính trị xã hội phức tạp và bóp chết nền sản xuất trong nước về hàng chế biến, sẽ không có điều kiện để vươn ra thị trường thế giới. 4. Đối với chính sách gắn lưu thông hàng hoá nội địa và hoạt động xuất nhập khẩu với người sản xuất: Trong cơ chế cũ, sản xuất gắn với thương nghiệp theo sự phân công của kế hoạch làm cho sản xuất và thương nghiệp nhất là ngoại thương bị tách rời, không thực sự xuất phát từ yêu cầu của thị trường. Phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế, gắn lưu thông hàng hoá nội địa và hoạt động xuất nhập khẩu đối với người sản xuất. Thương nghiệp ngày càng trở thành cầu nối hữu cơ hữu ích giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa sản xuất và xuất khẩu, giữa nhập khẩu với sản xuất từ đó tác động thúc đẩy quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất, đổi mới công nghệ cũng như tạo điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu cho người sản xuất giúp cho người sản xuất đáp ứng đúng yêu cầu xã hội, bằng giá cả và chất lượng tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Trong trường hợp này công tác marketing và tổ chức thông tin thị trường là rất quan trọng. Nhà nước cũng như người kinh doanh và người sản xuất phải đặc biệt quan tâm tới công tác này. + Phần nhà nước: có trách nhiệm cung cấp thông tin và lo marketing ở tầm vĩ mô, bao gồm thu thập thông tin một số nước trên thế giới để phân tích, dự báo và đưa ra định hướng kịp thời hàng ngày; tổ chức ký kết các hiệp định các cam kết quốc tế và khu vực để tạo cơ sở pháp lý và bảo hộ hoạt động và lợi ích của các doanh nghiệp. Chỉ ra chính sách mặt hàng, chính sách thị trường, thương nhân và bạn hàng ở các khu vực và các nước; tổ chức giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp xúc, giao dịch, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại... + Phần các doanh nghiệp: có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin, các định hướng và chỉ dẫn của Nhà nước để đi sâu vào làm marketing ở tầm vi mô tìm mặt hàng, bạn hàng cụ thể, ký kết hợp đồng mua bán cụ thể, gắn với sản xuất trong nước để tạo ra nguồn hàng giao dịch đúng theo hợp đồng, giữ tín nhiệm trong làm ăn kinh doanh. 5. Đối với chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường: - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất và hàng hoá xuất khẩu phải gắn liền với chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường phù hợp với yêu cầu khách quan của nhu cầu thị trường. Hiện nay 80% giá trị hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam tập trung vào thị trường châu á - Thái Bình Dương, chủ yếu là Nhật, Singapo... nếu không nghiên cứu để định ra một cách hợp lý cân bằng quan hệ thương mại thì dễ dẫn tới ngày càng bị cuốn sâu vào buôn bán trong khu vực là chủ yếu. - Như vậy Việt Nam cần phải cân bằng quan hệ thương mại nói riêng và kinh tế đối ngoại nói chung với các khu vực thị trường thế giới theo đúng chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại. Việt Nam cần phải có chính sách thích hợp để mở rộng thị trường, ngoài thị trường châu á ta cần phải xâm nhập và chiếm lĩnh các khu vực thị trường rộng lớn khác như châu Âu, châu Mỹ... nhằm giúp sức đưa kinh tế thương mại Việt Nam tham gia tích cực vào thị trường thế giới. 6. Chính sách trong việc tham gia vào cộng đồng thương mại thế giới: - Bất kỳ một quốc gia nào cũng phải có sự tham gia vào các cộng đồng thương mại thế giới để có thể tận dụng sự giúp đỡ của khối cộng đồng mà mình tham gia nhằm tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại của mình. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Vừa qua ta đã tham gia ASEAN, điều này đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh tế của Việt Nam, cụ thể là mối liên hệ buôn bán hai chiều giữa các nước thành viên ASEAN và Việt Nam tiến triển tốt - đây chính là một thị trường cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Do đó ta cần có các hoạt động thích hợp để phấn đấu tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới khác như:WTO, APEC, GSTP, các hoạt động đó có thể là tăng cường phát triển kinh tế trong nước và đồng thời vận động các nước các tổ chức quốc tế ủng hộ cho quá trình hội nhập của Việt Nam. 7. Phát huy khả năng của các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu: - Trong một nền kinh tế đối ngoại nhiều thành phần có các chủ thể kinh doanh cần thiết phải có doanh nghiệp nhà nước (quốc doanh) làm chủ đạo, đồng thời mở rộng ra các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (trong đó tư doanh). Tất cả các doanh nghiệp này khi thành lập và hoạt động phải tuân thủ các điều kiện cần thiết do pháp luật qui định đối với từng hoạt động kinh doanh. Về nguyên tắc các điều kiện về pháp lý phải được áp dụng bình đẳng với mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế. Lâu nay quan hệ giữa các thành phần kinh tế quốc doanh - tư doanh chưa được giải quyết thoả đáng cả trong hoạt động kinh tế nội bộ và trong ngoại thương. Vấn đề này càng trở nên cấp bách trong tình hình hiện nay: Nội thương và ngoại thương không còn phân ranh giới và gắn chặt với nhau trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế với thế giới. Vì vậy ta phải tiến hành ngay các vấn đề sau: + Đối với doanh nghiệp quốc doanh nên chọn lọc để Nhà nước lập nên một số công ty lớn trực thuộc chính phủ (không thuộc Bộ nào cả). Những công ty đó sẽ xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực, đảm bảo cho chính phủ nắm được quyền quản lý kinh tế xã hội (ví dụ như nhiên liệu, vũ khí, viễn thông...).. Khi đã nắm một số mặt hàng chủ lực đó các công ty nhà nước phải nắm chắc bằng thực lực, vốn, và khả năng tổ chức kinh doanh, không cửa quyền và nhất là phải tránh để xảy ra tình trạng khá phổ biến là các công ty quốc doanh thiếu vốn lại sử dụng vốn tư nhân dẫn đến quốc doanh chỉ là bình phong để thành phần khác lợi dụng thậm chí thông đồng cấu kết với các thành phần khác lợi dụng làm giàu bất chính và thao túng trở lại. Phải củng cố lại các doanh nghiệp quốc doanh trên những ngành hàng và ngành kinh tế chủ yếu nhất, củng cố về chất lượng và thực lực để thực sự là công cụ của nhà nước, giúp nhà nước nắm chắc và điều khiển được nền kinh tế theo định hướng XHCN. + Cần thừa nhận và khuyến khích tối đa xuất nhập khẩu kể cả các thành phần kinh tế khác. Cần làm rõ và thống nhất hai quan điểm là : Tất cả các thành phần kinh tế các tổ chức và cá nhân được quyền kinh doanh bất cứ hàng hoá gì mà nhà nước không cấm; Tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ thực thi chức trách quản lý của mình đối với những gì mà luật pháp qui định. + Cần loại bỏ tư tưởng quá coi trọng kinh tế quốc doanh dẫn đến xem thương các thành phần kinh tế khác. Có những chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. * Tóm lại cần tận lực khai thác lợi thế của các thành phần kinh tế, trong đó nhà nước chỉ chọn lựa nắm thật chắc một số doanh nghiệp quốc doanh để phát triển và mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu; trong hoạt động kinh doanh không phân biệt quốc doanh hay tư doanh miễn là đảm bảo hoạt động sinh lợi cho mình, có lợi cho xã hội và hoạt động kinh doanh đúng theo qui định của pháp luật. III. Các kiến nghị về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên giác độ vi mô: (Xét cho từng mặt cụ thể: xuất khẩu hoặc nhập khẩu). 1. Đối với xuất khẩu: - Ta đã biết mục tiêu xuất khẩu đến năm 2000 của Việt Nam là đạt 13,2 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu đó, kinh doanh xuất khẩu cần chú ý đến các vấn đề sau: a.Như đã nói ở phần II, ta cần hạn chế bằng cả biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính việc xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế. Cụ thể cần phấn đấu để trong thời gian ngắn giảm xuất khẩu quặng thô, dầu thô và các tài nguyên khác mà chưa qua chế biến. Cần chuyển từ xuất khẩu gạo, cà phê hạt, hạt điều thô, thịt, rau, quả... sang xuất khẩu thực phẩm chế biến (thức ăn, thực phẩm, cà phê nhân đánh bóng và hoà tan, hạt điều chế biến... nhất là chế biến tinh, bao bì hiện đại tiện cho bảo quản và sử dụng). Vì vậy, cần nhanh chóng nhập khẩu thiết bị kỹ thuật chế biến nông sản thực phẩm phù hợp với yêu cầu của từng thị trường tiêu thụ Phải chuyển nhanh từ xuất dầu mỏ và khí đốt dạng thô (làm nguyên liệu) sang xuất khẩu sản phẩm lọc dầu (xăng, dầu, NAFTA) sau đó chuyển sang xuất khẩu dầu mỏ kỹ thuật cao và các sản phẩm hoá dầu chế biến sâu trên cơ sở nguyên liệu dầu khí (phân bón, hoá chất công nghiệp, chất dẻo, thuốc nhuộm, hóa chất thử nghiệm...) để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hiện đại trong nước đồng thời xuất khẩu sản phẩm hoá chất ra nước ngoài. Muốn vậy phải áp dụng các giải pháp rất năng động sáng tạo mà nhiều nước đã có nhiều cách làm để khẩn trương xây dựng và hoàn chỉnh dần các nhà máy lọc dầu hoá dầu với công nghệ cao để trong thời gian tới có sản phẩm xuất khẩu. Phải tăng nhanh các sản phẩm tiêu dùng chế biến tinh xảo như quần áo may sẵn, giày dép có chất lượng kỹ thuật cao, hợp thời trang kiểu dáng được đổi mới liên tục, các sản phẩm gia dụng khác (chất dẻo, sản phẩm điện kỹ thuật gia đình, đồ da, đồ đạc làm bằng gỗ và các chất liệu khác), phát triển công nghệ sản xuất: lụa tơ tằm, quần áo tơ tằm, giầy dép và đồ dùng bằng sợi dứa dại, sợi chuối... b. Phát triển dịch vụ gia công cơ khí điện tử phần cứng, nhằm khai thác cao nhất lợi thế so sánh tiềm năng to lớn về nguồn nhân lực và giá nhân công trong giai đoạn còn tương đối rẻ này. Nhanh chóng mở ra và phát triển xuất khẩu dịch vụ và kỹ thuật phần mềm, lúc đầu làm dịch vụ xử lý dữ liệu trên máy tính điện tử sau đó tiến tới lập chương trình cho máy tính điện tử, với nhận thức mới về lợi thế so sánh về nguồn tài nguyên đích thực là nguồn nhân lực Việt Nam, nhằm có chương trình kế hoạch chính sách và biện pháp thiết thực làm cho hướng phát triển này sớm trở thành hiện thực mở ra nguồn xuất khẩu mới cho đất nước. 2. Đối với nhập khẩu: - Để thực hiện được mục tiêu về nhập khẩu mà nhà nước đã đề ra trong kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 thì trong hoạt động nhập khẩu cần phải chú ý đến các vấn đề sau: a. Đổi mới hiện đại hoá thiết bị và công nghệ phục vụ công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Cần nhập những công nghệ hiện đại để phục vụ "Công nghiệp hóa hướng về XK"tạo ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng quốc tế, có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Công nghệ cần được lựa chọn để nhập là hướng vào công nghệ của các nước có công nghệ nguồn, cố giảm đến mức tối đa việc nhập công nghệ trung gian và nhập thiết bị công nghệ đã qua sử dụng. b. Có những chính sách hết sức khuyến khích tạo ra nhiều sản phẩm là nguyên liệu làm từ các nguồn tài nguyên tại chỗ trong nước để đảm bảo vật tư hàng hoá thiết yếu cho xây dựng sản xuất và đời sống mà hiện nay nền kinh tế quốc dân chưa có điều kiện đáp ứng và đang còn phải nhập. c.Như đã nói ở phần II, ta cần định rõ chính sách bảo hộ một cách hợp lý nền sản xuất trong nước nhằm vừa thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển vừa tránh được tình trạng ỷ lại không cố gắng vươn lên của các doanh nghiệp trong nước, cụ thể chỉ nên bảo hộ các nghành còn non trẻ ( nhất là các ngành về công nghiệp), tạo điều kiện phát triển cho các ngành đó để từ đó xây dựng được nền tảng vững chắc về sau cho nền kinh tế. d. Trong nhập khẩu phải hết sức tính toán việc nhập trả chậm hoặc vay tín dụng thương mại. Cần nắm chắc nguyên tắc vay thì phải trả nhất thiết phải làm ra lời đủ trang trải cho mọi cho phí, đủ khả năng sinh lợi để trả được lãi vay (cả vốn gốc và lãi phát sinh) không để nợ phát sinh lãi ra chồng chất mất khả năng thanh toán, vừa gây đình trệ bế tắc cho bản thân vừa tăng thêm gánh nặng nợ nần cho đất nước. e. Vẫn cần hạn chế nhập hàng tiêu dùng nhất là hàng xa xỉ. Kết luận Hiện nay, ở Việt Nam hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng được mở rộng và đang từng bước khẳng định hiệu quả của nó trong cơ chế kinh doanh mới ở từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế tạo ra nguồn thu ngoại tệ và nguồn vật tư hàng hoá ổn định phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá hiện nay là lĩnh vực kinh doanh của nhiều tổ chức kinh tế, nó không còn là hoạt động độc quyền của nhà nước nữa, do đó cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và đi kèm với nó là một số tiêu cực nảy sinh gây bất lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đúng theo chính sách của nhà nước từ đó làm cho hoạt động xuất nhập khẩu kém hiệu quả - đó chỉ là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu kém hiệu quả, những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng kinh doanh xuất nhập khẩu kém hiệu quả đó là công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu còn chưa được thực hiện tốt; chính sách về xuất nhập khẩu còn có nhiều chỗ chưa hợp lý. Để góp phần làm cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đạt hiệu quả cao hơn, qua quá trình thực tập ở Trung tâm thông tin - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Hà Nội với sự giúp đỡ nhiệt tình của Trung tâm Thông tin và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn - Thầy Trần Chu Toàn - em đã thu thập tài liệu và tìm tòi nghiên cứu, từ đó thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này với mong muốn có thể đóng góp một vài ý kiến nhỏ bé để góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nước ta nói riêng và hoạt động của nền kinh tế Việt Nam nói chung ngày càng có hiệu quả hơn. Bài viết này vì kiến thức và thời gian còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót, vậy em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 1998 Sinh viên thực hiện Trần Thanh Tùng Lớp QLKT 36 Đại học Kinh tế quốc dân Danh sách tài liệu tham khảo 1. Tạp chí kinh tế và phát triển. Số 21 năm 1997, số 18 năm 1997 2. Tạp chí Thông tin kinh tế kế hoạch, số 11 năm 1997 3. Tạp chí con số và sự kiện số 12 năm 1997 4. Tạp chí nghiên cứu Đông nam á số 3 năm 1997 5. Tin kinh tế xã hội số 37 năm 1997 6. Tạp chí thương mại số 9,16,18 năm 1997 7 Tạp chí kinh tế và dự báo số 8 năm 1997 8. Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 3 năm 1997 9. Tạp chí Việt Nam và Đông Nam á ngày nay số 9 năm 1997 10. Tạp chí Ngoại thương số 17 năm 1997 11. Thương mại quốc tế (NXB Thống kê - PTS Nguyễn Duy Bột PGS Đinh Xuân Trình 12. Tổ chức và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế (NXB Thống kê - PTS Trần Chí Thành) 13. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thương mại năm 1997 và dự kiến năm 1998 (TL 353 - Bộ Thương mại) 14. Kế hoạch phát triển thương mại 5 năm 1996 - 2000 ( TL 248 - Bộ Thương mại ) 15.Tạp chí NCLL - 1/1996 16.Tạp chí KTTG - 3/1993 17.Tạp chí PTKT - 68/1996 18.Tạp chí NCĐNA -4/1997

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33556.doc
Tài liệu liên quan